Chương 3. Dục, Yêu và Từ bi: Hạt mầm, Hoa và Hương thơm

Chương 3. Dục, Yêu và Từ bi: Hạt mầm, Hoa và Hương thơm

Price:

Read more

Thiền: Thú vị, Sức sống, Phấn khởi và Sinh động - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 3. Dục, Yêu và Từ bi: Hạt mầm, Hoa và Hương thơm

Câu hỏi 1
Osho ơi,
Tôi đã từng suy ngẫm về khác biệt giữa ‘cảm thấy thương hại’ ai đó và ‘có từ bi'. Dường như với tôi thì cảm thấy thương hại ai đó có yếu tố hạ mình trong đó, dường như bạn là cao siêu hơn người khác, và điều đó không nhất thiết có liên quan gì tới yêu, trong khi từ bi phải là phần trọn vẹn của việc yêu. Xin thầy bình luận.
Prem Joyce,
Điều đầu tiên và quan trọng nhất cần nhớ là ở chỗ suy ngẫm sẽ không giúp ích chút nào. 'Suy ngẫm' không là gì ngoài lời đẹp cho ‘suy nghĩ'. Người mù có thể liên tục nghĩ về ánh sáng, người đó có thể đi tới những kết luận nào đó nữa, nhưng những kết luận đó không thể đúng được. Dù chúng dường như là đúng thế nào, chúng nhất định là giả, không thực.
Trăng trên trời là một thứ và trăng được phản xạ trong hồ im lặng là thứ khác toàn bộ. Trăng này tồn tại, trăng kia chỉ là việc phản xạ. Nếu bạn nhảy vào trong hồ im lặng bạn sẽ không có khả năng nào bắt giữ được trăng; ngược lại, bạn thậm chí có thể khuấy động sự phản xạ vì hồ sẽ bị khuấy động.
Bạn càng nghĩ, bạn càng tạo ra sóng và gợn sóng trong tâm trí. Điều thực cho người mù làm là không nghĩ về ánh sáng mà chữa lành mắt người đó, với người điếc, không suy ngẫm về âm nhạc mà trải qua quá trình giả kim thuật nào đó điều có thể làm cho người đó nghe được.
Đó là khác biệt giữa suy ngẫm và thiền: thiền mở mắt bạn ra, suy ngẫm là suy nghĩ với mắt nhắm. Thiền là thấy và nghĩ là vẫn còn mù. Nhưng suy nghĩ có thể cho bạn kết luận lớn, rất logic nữa; thực ra chỉ suy nghĩ mới có thể cho bạn các kết luận logic. Thiền sẽ cho bạn kinh nghiệm rất ngược đời - phi logic hay siêu logic, nhưng không bao giờ logic.
Sự tồn tại bao gồm các mâu thuẫn - nó là đủ bao la để chứa mọi mâu thuẫn - nó bao gồm các đối lập cực. Chúng dường như đối lập theo tâm trí logic, nhưng chúng sâu bên dưới là phần bù nhau trong thực tại. Chúng tồn tại cùng nhau trong một loại tính đồng thời.
Chữ 'meditation' trong tiếng Anh có cùng hương vị như ‘suy ngẫm’. Trong tiếng Anh không có từ nào mà có thể được nói là tương đương với dhyana hay thiền, cho nên chúng ta phải dùng từ 'meditation'; từ đó là gần nhất. Nhưng vài điều kiện phải được đặt lên nó.
Khoảnh khắc bạn dùng từ 'meditation', câu hỏi lập tức nảy sinh 'về cái gì?' vì 'meditation' trong tiếng Anh nghĩa là suy tư về cái gì đó. Và các từ dhyana, hay thiền, đơn giản nghĩa là làm trống rỗng bản thân bạn khỏi mọi suy nghĩ; vấn đề không phải là thiền về cái gì đó. Thiền là trạng thái của im lặng tuyệt đối, của an bình sâu lắng, của không suy nghĩa chút nào mà chỉ là nhận biết. Chỉ trong nhận biết đó bạn sẽ có khả năng thấy chân lí.
Bạn nói, Prem Joyce: Tôi đã từng suy ngẫm về khác biệt giữa ‘cảm thấy thương hại’ ai đó và ‘có từ bi.'
Và bạn lập tức có thể thấy khó khăn: 'cảm thấy thương hại’ ai đó và 'có từ bi' đích xác là như nhau. Người biết từ bi là gì không thể nói được 'Tôi có từ bi'; người đó đơn giản là từ bi. Có từ bi là không thể được - hoặc bạn là từ bi hoặc bạn không từ bi; vấn đề không phải là có. Nếu bạn có từ bi, nó là cùng một điều, nói theo lời khác, như cảm thấy thương hại ai đó.
Nhưng ngôn ngữ có thể cho bạn phạm vi lớn để chơi trò chơi, trò chơi tâm trí. 'Cảm thấy thương hại' và 'có từ bi' là đồng nghĩa. Tất nhiên, cảm thấy thương hại và có từ bi là đồng nghĩa, nhưng cảm thấy thương hại và là từ bi là không đồng nghĩa. Là từ bi là hiện tượng khác toàn bộ hơn là có từ bi. Có từ bi, lần nữa bạn sẽ có ý tưởng rằng 'Mình là cao siêu hơn nhiều so với người khác. Trông đấy tôi có từ bi làm sao!' Và từ bi không phải là cái gì đó bạn có thể sở hữu, nó không là cái gì đó mà bạn có thể có, bạn chỉ có thể là nó. Biết sự khác biệt giữa có và là đi!
Nhưng bạn đã từng dò dẫm, và cái gì đó có ý nghĩa đã nảy sinh ra từ việc dò dẫm của bạn.
Bạn nói: Dường như với tôi thì cảm thấy thương hại ai đó có yếu tố hạ mình trong đó, dường như bạn là cao siêu hơn người khác...
Vâng, ngay cả người mù cũng có thể dò dẫm tìm cửa và đôi khi có thể tìm thấy nó, nhưng dầu vậy người đó vẫn sẽ không có khả năng thấy nó. Việc đó chỉ là ngẫu nhiên, đó là lí do tại sao bạn không chắc chắn. Việc thấy có sự chắc chắn tuyệt đối về điều đó. Thấy là biết, và biết là không xấp xỉ.
Bạn nói: Dường như với tôi...
Một cách tự nhiên, nếu bạn đang suy ngẫm, nhiều nhất nó chỉ có thể dường như với bạn rằng 'Đây là cửa... có lẽ đây là cửa.' Cái 'có lẽ' bao giờ cũng sẽ bao quanh bạn, và với cái có lẽ người ta trong một loại bó buộc: sẽ có những cái nếu và nhưng, bạn sẽ không bao giờ ở trên nền tảng chắc chắn. Và không ở trên nền tảng chắc chắn bạn không thể được định tâm: sẽ vẫn còn vẩn vơ nào đó - có thể nó là vậy, có thể nó không là vậy.
Bạn nói: Dường như với tôi thì cảm thấy thương hại ai đó có yếu tố hạ mình trong đó...
Nó có đấy! Không có vấn đề về không chắc chắn về nó. Thực ra, mọi người thích thú việc thương hại người khác. Họ bao giờ cũng tìm những tình huống mà họ có thể cảm thấy thương hại người khác - nó đáp ứng bản ngã thế, nó là sự nuôi dưỡng cho bản ngã thế. Nếu nhà của ai đó bị cháy bạn đi tới với nước mắt lưng tròng và bạn bầy tỏ sự thông cảm, bạn bầy tỏ nhiều quan tâm thế, dường như bạn đau đớn vô cùng. Nhưng sâu bên dưới, nếu bạn quan sát, bạn sẽ thấy niềm vui nào đó, hân hoan nào đó.
Nhưng mọi người không bao giờ nhìn vào bên trong bản thân họ. Nó nhất định có đó, bởi hai lí do: nó không phải là nhà bạn, nhà đang cháy, 'Ơn Trời!' - đó là điều thứ nhất. Thứ hai, bạn phải tận hưởng nước mắt của bạn, vì khi ai đó xây nhà mới, nhà đẹp, bạn cảm thấy ghen tị; ghen tị lớn nảy sinh trong bạn. Bạn không thể tận hưởng được, bạn không thể tham gia vào niềm vui của người đó. Bạn muốn né tránh - bạn thậm chí không nhìn vào nhà của người đó.
Tôi thường tới Calcutta nơi tôi sẽ ở lại trong một ngôi nhà rất đẹp. Và người chủ ngôi nhà này cực kì quan tâm về ngôi nhà. Ông ấy rất giầu, một trong những người giầu nhất ở Calcutta, và ông ấy không có con. Cho nên chỉ vợ và chồng có đó mà chẳng có gì khác để làm ngoài việc bảo trì ngôi nhà, vườn và bãi cỏ với chăm sóc cẩn thận, và bất kì khi nào tôi tới ông ấy lại đem tôi đi thăm một vòng để chỉ cho tôi họ đã làm những điều mới nào.
Lần cuối cùng tôi tới, ông ấy không nói về ngôi nhà, vườn, bể bơi. Tôi đâm ra phân vân - điều đó là bất thường với ông ấy. Hai mươi bốn giờ trôi qua và ngôi nhà không được nhắc tới chút nào: lớp sơn mới mà ông ấy đã có được và các đồ đạc ‘cổ’ mới - đồ đạc đồ cổ mới! - và điều đó đã tốn phí của ông ấy biết bao nhiêu. Và ông ấy có vẻ hơi chút buồn nữa.
Tôi hỏi, 'Có chuyện gì vậy? Ông có vẻ buồn!'
Ông ấy nói, 'Vâng, tôi đang buồn đây.' Ông ấy đưa tôi ra ngồi trên bãi cỏ và chỉ cho tôi ngôi nhà của người hàng xóm - một ngôi nhà mới đã được dựng lên và ông ấy nói, 'Chừng nào tôi chưa thể làm hơn người này tôi sẽ vẫn còn buồn!'
Người hàng xóm mời tôi ăn trưa. Ông này cũng muốn mời người chủ ngôi nhà, ông chủ nhà tôi, đi cùng tôi, nhưng ông ấy lập tức từ chối. Tôi phải đi một mình.
Khi tôi quay lại ông ấy nói, 'Đừng chú ý gì tới việc từ chối của tôi. Tôi không thể vào ngôi nhà đó được. Chừng nào tôi chưa làm ngôi nhà lớn hơn nhà của ông ta tôi không thể đi tới đó được! Điều đó làm tổn thương! Tôi cảm thấy bị mất mặt.'
Nếu bạn không thể tham gia được vào niềm vui của người khác, làm sao bạn có thể cảm thấy thương hại khi họ đang trong rắc rối? Nếu bạn cảm thấy ghen tị khi họ vui vẻ, thế thì bạn sẽ cảm thấy vui vẻ khi họ bị rắc rối. Nhưng bạn sẽ không biểu lộ điều đó, bạn sẽ biểu lộ thông cảm. 'Thông cảm' không phải là từ hay.
Có vài từ rất xấu nhưng là những từ bây giờ rất được kính trọng; những từ như 'bổn phận', 'phục vụ', 'thông cảm' - đây là những từ xấu. Người đang hoàn thành bổn phận của mình không phải là con người của yêu. Người đang làm việc phục vụ chẳng biết gì về yêu, vì việc phục vụ không được làm, nó xảy ra. Và người thông cảm thì chắc chắn đang tận hưởng loại cao siêu nào đó: 'Mình không trong trạng thái đáng thương đó, người khác đang trong trạng thái đáng thương. Mình có quyền hơn - mình có thể cảm thấy thương hại cho anh ta.'
Tôi đã sống ở Jabalpur trong hai mươi năm. Người giầu nhất ở Jabalpur thỉnh thoảng tới tôi. Một hôm ông ấy nói 'Một điều bao giờ cũng gây rắc rối cho tôi: tôi đã từng giúp đỡ cho mọi người họ hàng của tôi, thậm chí cả họ hàng xa lắc xa lơ, tôi đã làm cho họ tất cả đều giầu theo đủ mọi cách có thể, nhưng không ai cảm thấy thân thiện với tôi. Thực ra, tôi cảm thấy đối kháng nào đó từ mọi người họ hàng của tôi. Tại sao nó lại như vậy? Tôi đã làm nhiều thế cho họ, và không có nhu cầu cho tôi làm bất kì cái gì cho họ. Tôi đã làm điều đó từ tình yêu, nhưng họ cảm thấy đối kháng.'
Tôi nói, 'Tôi biết họ hàng nhà ông - họ cũng tới thăm tôi - và tôi biết rằng họ đối kháng với ông. Lí do là rất đơn giản: ông chưa bao giờ cho phép họ làm bất kì cái gì cho ông. Ông bao giờ cũng làm mọi thứ cho họ và ông không bao giờ cho phép họ làm cho dù điều nhỏ bé cho ông - ông thậm chí đã không đề nghị họ mang hoa hồng tới cho ông - cho nên tất cả họ đều cảm thấy bị bẽ mặt. Và đó không phải là yêu mà ông đang nói tới đâu, đó chỉ là bản ngã: "Mình đã làm nhiều thế!" Ông muốn chứng tỏ cho họ rằng "Tôi đã làm nhiều thế và tôi không cần bất kì ai làm bất kì cái gì cho tôi"; đó là lí do tại sao có đối kháng. Tất nhiên, ông đã làm điều đó với ý định tốt, nhưng ý định không có giá trị. Ham muốn vô ý thức để đáp ứng bản ngã, để làm vừa lòng bản ngã đang làm tổn thương họ.'
Tôi nói với ông ấy, 'Thỉnh thoảng cho họ cơ hội đi. Tôi biết rằng ông không cần cái gì, nhưng họ có vườn đẹp và ông có thể bảo họ, "Thỉnh thoảng mang hoa hồng tới cho tôi." Thỉnh thoảng khi ông ốm ông có thể đề nghị họ tới và chỉ ngồi bên cạnh ông, và tất cả họ sẽ cảm thấy hạnh phúc. Chỉ những điều nhỏ bé! Thỉnh thoảng ông có thể bảo họ, "Mời tôi tới bữa tối, tới ăn tối nhé," và họ sẽ ngập tràn vui vẻ lâng lâng; họ sẽ không cảm thấy đối kháng.'
Ông ấy nói, 'Điều đó tôi không thể làm được - điều đó là không thể được. Điều đó đi ngược lại bản tính của tôi.'
Thế là tôi bảo ông ấy, 'Thế thì điều đó là tuyệt đối rõ ràng bây giờ - ngay cả ông cũng có thể thấy điều đó - tại sao mọi hành vi thiện của ông đã mang lại đối kháng!'
Những người làm việc thiện này là những người gây hại. Họ làm điều thiện, nhưng ham muốn của họ chính là cái đối lập của nó.
Prem Joyce, ý tưởng về cảm thấy cao siêu hơn người khác hiện diện trong cả hai trường hợp, dù bạn cảm thấy thương hại hay bạn có từ bi.
Và bạn nói: ... và điều đó không nhất thiết có liên quan gì tới yêu...
Chắc chắn điều đó không nhất thiết có liên quan gì tới yêu - không chỉ điều đó, nó là phản-yêu vì nó là trò bản ngã và bản ngã không bao giờ có thể trong hoà điệu với yêu. Bản ngã là chất độc với yêu, nó tất nhiên là phản-yêu. Từ bi của bạn không bắt nguồn từ yêu nếu ham muốn nào đó về việc là cao siêu hơn đang được hoàn thành bởi nó.
Người yêu không bao giờ cảm thấy cao siêu - người yêu không thể cảm thấy cao siêu, người yêu thậm chí không thể nghĩ được rằng mình đã ban ơn cho bất kì ai. Ngược lại, khi ai đó nhận tình yêu của bạn, bạn cảm thấy được ban ơn rằng tình yêu của bạn đã không bị bác bỏ - nó có thể bị bác bỏ chứ - rằng tình yêu của bạn đã được kính trọng, đón chào. Bạn cảm thấy được ban ơn, bạn cảm thấy cám ơn, bạn cảm thấy biết ơn.
Và bạn nói: ... trong khi từ bi phải là phần trọn vẹn của việc yêu.
Không, từ bi là cao hơn yêu. Yêu là phần không thể thiếu của từ bi, nhưng từ bi không phải là phần không thể thiếu của yêu. Đó là khác biệt giữa nghĩ và thiền.
Ba điều này đáng được chú ý tới: yêu thấp nhất là dục - nó có tính thể chất - và tinh luyện cao nhất của yêu là từ bi. Dục là dưới yêu, từ bi là trên yêu - yêu đích xác ở giữa.
Rất ít người biết yêu là gì. Không may, chín mươi chín phần trăm mọi người nghĩ hoạt động dục là yêu, - nó không phải vậy. Hoạt động dục rất có tính con vật; nó chắc chắn có tiềm năng của việc trưởng thành trong yêu, nhưng nó không là yêu thực tại, chỉ là tiềm năng.
Hạt mầm không phải là hoa. Nó có thể trở thành hoa, nhưng không có chắc chắn, không có bảo đảm rằng nó sẽ trở thành hoa - nó có thể chết như hạt mầm. Nếu bạn để nó lên tảng đá nó sẽ không mọc thành bụi cây, thành cây nở hoa, nó sẽ chết. Nếu bạn ném nó vào trong lửa nó sẽ chết.
Dục có tiềm năng của yêu, nhưng chỉ tiềm năng thôi, nhớ lấy; nó là hạt mầm. Không có nhu cầu phủ nhận nó vì nếu bạn ném hạt mầm đi, nếu bạn phủ nhận hạt mầm, thế thì yêu biến mất.
Đó là lí do tại sao trong cái gọi là người tôn giáo bạn sẽ không tìm thấy yêu và hơi ấm của nó, bạn sẽ thấy họ lạnh lẽo, chết, không có yêu. Vâng, họ sẽ có từ bi, họ sẽ cảm thấy thương hại bạn, vì bạn bị nhốt trong địa ngục và họ đi lên cõi trời. Một cách tự nhiên họ cảm thấy thương hại bạn: 'Những linh hồn đáng thương!' Bạn sẽ chịu ngọn lửa địa ngục và họ sẽ tận hưởng vui thú của cõi trời.
Không có yêu chút nào, nhưng họ có từ bi. Và có từ bi là đồ rởm, nó không phải là từ bi thực. Họ đã phủ nhận dục, và trong phủ nhận dục họ đã phủ nhận yêu.
Dục phải được dùng trong hoàn cảnh đúng. Nó phải không bị kìm nén, nó phải không bị phủ nhận, và bạn cũng không bị giới hạn vào nó nữa. Không kìm nén, không mê đắm. Con đường này là rất tinh tế.
Jesus nói: Con đường là thẳng nhưng rất hẹp. Nó là lưỡi dao cạo.
Dục hoặc trở thành mê đắm, như nó đã trở thành vậy ở phương Tây, hoặc nó trở nên bị kìm nén, như nó đã trở thành vậy ở phương Đông. Một bên có giếng và bên kia có mương, và bạn có thể ngã vào chúng. Bạn phải bước đi giữa hai điều này. Chắc chắn nó là việc đi trên lưỡi dao cạo, đi trên dây; bạn phải vẫn còn rất được cân bằng.
Và vận hành của tâm trí là tới mức nó di chuyển từ cực này sang cực kia. Nó đích xác giống như con lắc của đồng hồ cổ: nó đi từ phải sang trái, cực trái, và từ cực trái lại đi sang cực phải.
Và nhớ luật này: khi bạn thấy con lắc chuyển sang trái, nó đang lấy đà để đi sang phải; khi nó thực tại đi sang phải, nó đang lấy đà để đi sang trái. Cho nên đừng bị lừa bởi điều bạn thấy; cái gì đó bên trong đang lớn lên mà chính là cái đối lập của cái bạn đang thấy.
Người bị kìm nén bao giờ cũng sẵn sàng đi vào trong mê đắm. Mọi xã hội bị kìm nén đều đang sôi lên, sẵn sàng đi vào trong mê đắm, và họ tìm ra cách thức và phương tiện để đi vào trong mê đắm.
Chẳng hạn, đất nước này đã kìm nén dục trong hàng nghìn năm, và kết quả tự nhiên đã là cửa sau vào mê đắm. Trong các ngôi đền Ấn Độ mãi dâm đã tồn tại. Thậm chí ngày nay trong thế kỉ hai mươi này, ở miền Nam các đền vẫn có mãi dâm. Họ không bị gọi là mãi dâm - người Ấn Độ rất khôn lanh khi đặt những cái tên đẹp cho những điều xấu xa - họ được gọi là Devadasis, 'người phục vụ Thượng đế'. Và những thượng đế này là ai? Thứ nhất là ông tu sĩ khai tâm cho họ vào trong mê đắm dục và thế rồi đến những khách hàng giầu có thường tới ngôi đền. Đây là những thượng đế mà họ phục vụ! Nhưng họ được cho là phục vụ cho những bức tượng thượng đế đá bên trong ngôi đền. Đó chỉ là mẽ ngoài. Ở Ấn Độ bây giờ mãi dâm có thể tồn tại chỉ trong cách ăn mặc tôn giáo - dục đã là điều cấm kị tới mức bạn phải tìm cách nào đó để làm nó thành có tính tôn giáo.
Những ngôi đền như Khajuraho, Konarak, Puri đã không tồn tại ở bất kì chỗ nào ở phương Tây. Không có nhu cầu mọi người đã mê đắm - họ mê đắm bởi cửa trước - cho nên không có nhu cầu đi bằng cửa sau.
Không phải là trùng hợp ngẫu nhiên mà chuyên luận đầu tiên về dục được viết ra ở Ấn Độ. Điều Sigmund Freud, Wilhelm Reich, Các thầy và Johnson, và những nhà nghiên cứu dục khác đã làm không là gì khi được so sánh với kinh của Vatsayana, Kama Sutra - kinh dục - và chúng đã ba nghìn tuổi rồi.
Sau việc sinh thành của mọi tôn giáo lớn ở Ấn Độ, Mật tông đã đi vào bằng cửa sau. Không có gì ngoài tính dục trong một dạng được hợp lí hoá - chín mươi chín phần trăm của nó là tính dục. Có Mật tông Phật giáo. Phật chắc không thể quan niệm được về điều đó, rằng các đệ tử của ông ấy sẽ làm dục thành nghi lễ tôn giáo. Nhưng mọi người có thể làm gì được? Nếu bạn kìm nén họ quá nhiều thế thì họ phải tìm ra cách thức, bằng không họ sẽ liên tục bùng cháy với ham muốn.
Mật tông Hindu... rất xấu. Nếu bạn chỉ nhìn vào những bức tranh Mật tông bạn sẽ ngạc nhiên. Đây là những người nói rằng tôi đang phá huỷ văn hoá của họ! Và họ có loại văn hoá nào? - Khajuraho và chuyên luận Mật tông và Kama Sutra của Vatsayana và Koka Shastra của bác học Koka. Họ có văn hoá gì?
Mọi điều vô nghĩa này đã xảy ra bởi vì dục bị kìm nén. Ở phương Tây dục đã trở thành mê đắm. Cả hai đều sai. Nhưng đó là cách tâm trí là vậy: nó bao giờ cũng đi từ chảo rán sang lửa! Nó không thể đứng ở giữa được, vì đứng ở giữa là cái chết của tâm trí.
Đó là điều tôi gọi là thiền: nếu bạn có thể đứng đích xác ở giữa, đồng hồ dừng lại. Nếu con lắc đứng ở giữa, nếu bạn giữ con lắc ở giữa, đồng hồ dừng lại. Và nếu bạn giữ bản thân bạn đích xác ở giữa, nếu bạn tránh cực đoan và giữ lấy trục, đột nhiên bạn sẽ thấy rằng tâm trí đã dừng lại. Tâm trí vận hành gần giống như chiếc đồng hồ.
Dục là tiềm năng, tiềm năng lớn. Nếu bạn trở nên nhận biết và tỉnh táo, có tính thiền, thế thì dục có thể được biến đổi thành yêu. Và nếu tính thiền của bạn trở thành toàn bộ, tuyệt đối, yêu có thể được biến đổi thành từ bi.
Dục là hạt mầm, yêu là hoa, từ bi là hương thơm.
Từ bi có yêu như một trong những chất liệu của nó, nhưng không có điều ngược lại - yêu không là từ bi. Bạn có thể thấy điều đó ở mọi nơi: những người yêu liên tục đấu tranh. Họ là những kẻ thù thân thiết, liên tục chẹn họng nhau. Vâng, thỉnh thoảng, chỉ để nghỉ ngơi, họ yêu nữa, nhưng những giải lao yêu đó thì ít và cách xa nhau; ngoài ra chỉ có vật lộn, tranh đấu thường xuyên. Đàn bà chì chiết - đó là cách tranh đấu của cô ấy - và đàn ông bao giờ cũng sẵn sàng đánh mạnh vào đầu đàn bà. Thực ra, mọi người nghĩ rằng khi bạn không tranh đấu, yêu của bạn đã chết.
Các nhà tâm lí cũng đồng ý với những kẻ ngu này. Họ nói rằng nếu bạn không tranh đấu điều đó có nghĩa là bạn không quan tâm, nếu bạn không tranh đấu điều đó đơn giản có nghĩa là nó không thành vấn đề; nếu nó thành vấn đề thế thì bạn phải tranh đấu. Những người yêu đang tranh đấu - không có từ bi, có tàn nhẫn. Và bạn có thể thấy tàn nhẫn đó trong việc làm tình của họ nữa.
Trong hàng nghìn năm mọi người đã làm tình trong bóng tối bởi lí do đơn giản là nó có vẻ lố bịch, hùng hổ. Những người yêu không có quan hệ theo cách từ bi, đó là cuộc tranh đấu để chộp lấy nhiều nhất có thể được: để cho ít nhất có thể được và để lấy nhiều nhất có thể được. Nó là việc mặc cả, nó là kinh doanh. Mọi người đang ép buộc lẫn nhau để cho yêu theo mọi cách có thể, trực tiếp và gián tiếp. Nó là tàn nhẫn, nó là bạo hành, nó là hùng hổ.
Thỉnh thoảng chuyện xảy ra là những người yêu đã giết lẫn nhau. Điều đó dường như là dạng cực đoan của yêu, chính cực đỉnh! Họ cắn, họ cào bằng móng tay. Vatsayana nói đây là các phương pháp của yêu - cào người được yêu bằng móng tay của bạn và cắn người được yêu để cho máu chảy ra! Đây là ‘phương pháp yêu', 'kĩ thuật yêu'! Vatsayana phải đã là một loại người tàn bạo nào đó, nhưng người Ấn Độ gọi ông ấy là rishi, người thấy - là maharishi, người thấy vĩ đại. Ông ấy phải đã giống như Maharishi Mahesh Yogi - người thấy vĩ đại! Và mọi điều vô nghĩa này ông ấy viết ra, cho kĩ thuật... Nó được gọi là 'cắm-yêu', 'cào-yêu'. Và ông ấy nói nó làm cho việc làm tình rất sâu, sâu sắc.
Bạn phải đã nghe nói về de Sade mà từ tên của người này đã làm phát sinh ra từ 'sadism-tàn bạo'. De Sade dường như đã là người yêu lớn nhất trên thế giới! Ông ấy thường mang một chiếc va li theo mình, cũng như va li của bác sĩ, với mọi dụng cụ. Tất nhiên ông ấy là hiện đại hơn nhiều so với Vatsayana. Tại sao cào bằng móng tay nếu bạn có thể có công cụ đẹp để cào? Tại sao cắn bằng răng nếu bạn có thể có thiết bị? Và là người phương Tây, theo hướng công nghệ, ông ấy có đủ mọi loại công cụ trong túi.
Ông ấy có nhân cách hay - đàn bà trở nên bị hấp dẫn tới ông ấy - ông ấy rất giầu, ông ấy là hầu tước. Nhưng một khi người đàn bà vào phòng yêu của ông ấy - nó được gọi là 'phòng yêu' thực ra nó nên được gọi là 'phòng tra tấn' - ông ấy sẽ lập tức khoá trái cửa lại. Người đàn bà sẽ phân vân vì trên mọi bức tường đều có những công cụ khác, lớn hơn - roi và đủ mọi thứ. Và thế rồi ông ấy sẽ cởi quần áo người đàn bà và bắt đầu đánh cô ấy.
Người đàn bà đã trong yêu cùng ông ấy - tất nhiên họ không bao giờ dám quay lại nữa, một lần là đủ - thậm chí đã thú nhận trước toà án... Gần như mọi đàn bà, vì ông ấy đã làm tình với nhiều đàn bà, hàng trăm - ông ấy đủ giầu để trả tiền - đã thú nhận trước toà rằng cách ông ấy làm tình với họ bao giờ cũng nguy hiểm và họ rất sợ, nhưng họ không bao giờ có cực thích thú vị như thế cả trước hay sau.
Và de Sade viết trong hồi kí của ông ấy rằng khi bạn đánh người đàn bà cô ấy trở nên thực sự được khuấy động, khi bạn quất roi vào cô ấy, cô ấy trở nên sống động, nồng ấm. Chắc chắn, hiển nhiên!
Những người yêu không có từ bi với nhau. Bạn không thể là một de Sade, nhưng mọi người yêu đều đang trên con đường tới điều đó. De Sade có thể là mục đích, nhưng rất ít người đạt tới chiều cao đó.
Prem Joyce, yêu không có chất liệu của từ bi trong nó. Điều ngược lại là đúng - từ bi chắc chắn có yêu trong nó - nhưng vì từ bi mà yêu đó có phẩm chất khác toàn bộ, có hương vị khác.
Từ 'từ bi' phải được hiểu: khi đam mê được biến đổi nó được gọi là từ bi, khi đam mê trải qua biến đổi tuyệt đối nó là từ bi. Yêu là giai đoạn trên đường nhưng không là mục đích.
Phật đã định nghĩa từ bi là 'yêu cộng với thiền'. Khi yêu của bạn không chỉ là ham muốn về người khác, khi yêu của bạn không chỉ là nhu cầu, khi yêu của bạn là việc chia sẻ, khi yêu của bạn không phải là yêu của kẻ ăn xin mà là yêu của hoàng đế, khi yêu của bạn không phải là hỏi xin cái gì đó để đáp lại mà sẵn sàng chỉ để cho - cho vì niềm vui vô cùng của việc cho - thế thì cộng thiền vào nó và hương thơm thuần khiết được toả ra, sự huy hoàng bị cầm tù được thả ra. Đó là từ bi; từ bi là hiện tượng cao nhất.
Dục có tính con vật, yêu có tính người, từ bi có tính thiêng liêng. Dục là vật lí, yêu là tâm lí, từ bi là tâm linh.
Và để tôi nhắc lại lần nữa cho bạn rằng không phải là ‘có từ bi’, vấn đề là từ bi. Bạn có thể có dục, bạn có thể ‘có’ yêu - mặc dầu bạn ‘có’ nó ít hơn dục - nhưng bạn không thể có từ bi được. Bạn trở thành từ bi, chính bản thể bạn là từ bi. Bước đi, bạn là từ bi, ngồi, bạn là từ bi, ngủ, bạn là từ bi. Dù bất kì ai có đó hay không đều không thành vấn đề: từ bi của bạn giống hệt như ngọn lửa - nó liên tục cháy trong tính một mình tuyệt đối, rạng ngời. Nếu ai đó đi qua bên cạnh người đó có thể có nó, không dây buộc nào, không điều kiện nào. Từ bi là kinh nghiệm của chư Phật, của người thức tỉnh.
Bạn không thể suy ngẫm về những vấn đề này. Dừng suy ngẫm lại, đừng phí năng lượng của bạn vào suy ngẫm. Đưa toàn thể năng lượng vào trong thiền. Trở thành im lặng, nhận biết, có tính quan sát, và trong tính quan sát đó phép màu xảy ra. Và mọi người đều được quyền có phép màu trở thành từ bi này. Nó là quyền tập ấm của chúng ta!

Câu hỏi thứ hai
Osho ơi,
Hôm nọ thầy đã nói về ôm và hôn như cách diễn đạt của tự do. Sau bài nói một sannyasin Ấn Độ đang lắc lư và ôm một sannyasin nữ phương Tây và điều đó trông có vẻ xấu thế. Nó không cho cảm giác như yêu chút nào. Dường như là anh ấy đang cố dùng từ ‘tự do’ như kết quả của bài nói của thầy.
Yoga Vidya,
Tâm trí Ấn Độ ở trong tình trạng rất suy đồi. Ở đây, các sannyasin Ấn Độ của tôi bao gồm ba loại. Loại thứ nhất, tốt nhất, đã tới đây vì việc trưởng thành tâm linh, họ đã tới để truy tìm về chân lí, về thiền, về tự do, về Thượng đế. Loại thứ hai rất bị kìm nén. Họ đã không tới để truy hỏi về tự do, chân lí, giải thoát, thiền; họ đang sôi lên với kìm nén - điều là trạng thái bình thường của xã hội Ấn Độ bên ngoài. Họ đã tới đây chỉ để dùng tự do mà tôi đang trao cho người của tôi. Tất nhiên yêu của họ sẽ có vẻ xấu vì nó không phải là yêu, nó đơn giản là dục suy đồi - nó là dục đứng lộn đầu. Và loại thứ ba bao gồm chỉ người tò mò, người đã không tới vì bất kì lí do nào, chỉ để xem điều đang xảy ra. Họ tới và đi; họ không là vấn đề.
Nhưng vấn đề là ở chỗ họ tới và chỉ nhìn loại người Ấn Độ thứ hai - ôm và hôn theo cách xấu - và họ lan truyền tin đồn khắp nước về điều đang xảy ra ở đây. Họ không thấy những người Ấn Độ tốt nhất, người thực sự trong hoà điệu cùng tôi.
Chín mươi phần trăm các sannyasin của tôi - sannyasin Ấn Độ, tôi ngụ ý - thuộc vào loại thứ nhất, những người tốt nhất. Chín phần trăm thuộc vào loại thứ hai: người xấu, kẻ ngu. Họ đã không tới đây vì tôi. Một số người đã tới vì có nhiều đàn bà đẹp thế xung quanh, một số người đã tới để gian lận, để vay tiền, để ăn cắp. Chúng ta đang cố gắng tống họ ra, nhưng dầu vậy vài người bằng cách nào đó vẫn xoay xở vào được. Họ thậm chí còn thiền để chứng tỏ rằng họ là thiền nhân, nhưng động cơ thực của họ là khác toàn bộ.
Cho nên, Vidya, bất kì khi nào bạn thấy rằng bất kì sannyasin Ấn Độ nào đang lạm dụng tự do sẵn có ở đây, tống người đó ra ngay lập tức và cấm người đó!
Khi hai người phương Tây ôm nhau có cái đẹp trong điều đó, vì họ không tới từ một xã hội bị kìm nén. Họ đã không tới chỉ để ôm! Họ có thể đã ôm nhiều rồi ở phương tây; không có nhu cầu đi cả nghìn dặm đường tới chỗ bẩn thỉu này, Poona, bị ốm với bệnh viêm gan và bệnh amip và bệnh sốt xuất huyết và chịu đủ loại rắc rối - bị người Ấn Độ cưỡng hiếp, bị mọi người giết, bị sát hại, bị đánh. Họ đã không tới đây chỉ để ôm và hôn - điều đó sẵn có hay ở phương Tây - họ đã tới đây để tìm và kiếm cái gì đó mà không có sẵn ở đó. Cho nên khi họ ôm nhau không có dục tham gia vào trong dó; nó chỉ là chia sẻ.
Nhưng những kẻ ngu Ấn Độ đang ở đây - chín phần trăm đó - chỉ ở đây để ôm và hôn. Những anh chàng đáng thương! Họ thậm chí phải thiền, họ phải làm vipassana, họ phải trải qua mọi loại hành hạ... vì đây là việc hành hạ với họ! Nhưng họ chịu đựng mọi sự hành hạ này.
Và đây là kinh nghiệm của tôi: rằng người phương Tây là hồn nhiên hơn nhiều - một cách tự nhiên, vì họ tới từ một xã hội giầu có hơn, sung túc, xã hội tự do không có điều cấm kị nào. Họ là hồn nhiên, như trẻ con, và họ dễ dàng trở nên bị dính líu với những người tinh ranh này, những người Ấn Độ tinh ranh này.
Tôi muốn các sannyasin phương Tây của tôi cũng có chút ít tính quan sát và nhận biết. Tránh những người xấu xa này ra! Những người này không phải là người đúng để giao cảm cùng. Và với mọi người gác và với văn phòng tôi muốn nói rằng bất kì khi nào các bạn thấy điều xấu nào đó xảy ra ở đây, lập tức tống người đó ra.
Tự do dành cho cái đẹp - cho bất kì cái gì đẹp đều có tự do, nhưng không dành cho những điều xấu xảy ra. Họ không nên được phép, ít nhất không được phép trong tâm xã của tôi. Tâm xã của tôi phải sống với chuẩn cao nhất của cái đẹp, tình yêu, từ bi, thiền. Nhưng bởi vì chúng ta đang ở Ấn Độ và thỉnh thoảng ai đó nhất định đi vào, phải có chút tỉnh táo và cẩn thận. Lập tức không cho những người như vậy vào đạo tràng - tôi không muốn có bất kì liên quan gì với những người như thế. Và tự do chắc chắn có thể bị dùng sai nữa. Duy nhất tự do có thể bị dùng sai; nếu không có tự do, thế thì không có vấn đề về bất kì dùng sai nào.
Đó là lí do tại sao các xã hội đã không cho phép tự do, họ đã làm ra kỉ luật rất chặt chẽ cho mọi người, họ đã làm ra cấu trúc rất kiềm chế quanh mọi người bởi lí do đơn giản là tự do là nguy hiểm; nó có thể bị dùng sai. Tình trạng nô lệ không thể bị dùng sai - người nô lệ có thể làm được gì?
Người Ấn Độ sống trong tình trạng nô lệ tuyệt đối bên ngoài đạo tràng này, và tất nhiên khi họ đi vào, họ tới với đủ mọi loại bọ cạp và rắn và chó bên trong họ và họ bắt đầu cảm thấy đủ mọi loại ham muốn bị kìm nén, suy đồi, vì họ chưa bao giờ thấy tự do như thế.
Tự do có thể được dùng chỉ bởi những người rất nhận biết. Người bị kìm nén không thể dùng được nó; họ nhất định dùng sai nó.
Tôi đã nghe kể nhiều câu chuyện về người Ấn Độ này, dù người đó là bất kì ai. Nếu người đó có bất kì ý thức nào người đó phải ngay lập tức dừng làm các hành động như vậy, hay nếu người đó không thể dừng lại được thế thì đây không phải là chỗ dành cho người đó. Người đó nên ra đi, bằng không người đó sẽ bị tống ra. Tôi biết tên của người này, nhưng tôi sẽ không nói tên đó ở đây - người đó sẽ hiểu. Cho nên, bất kì ai có liên quan...
Câu hỏi cuối cùng
Osho ơi,
Điều gì nên được làm để cho mọi người có thể hiểu thầy? Tôi cảm thấy rất buồn khi thấy nhiều hiểu lầm thế về thầy và giáo huấn của thầy.
Ananto,
Theo một cách nào đó điều đó là tự nhiên. Nó không phải là bất thường, điều được trông đợi là mọi người sẽ hiểu lầm tôi. Họ bao giờ cũng hiểu lầm chân lí, chân lí trần trụi. Và họ rất chậm hiểu, cho nên họ bao giờ cũng hiểu chuyện cười rất muộn.
Họ bắt đầu hiểu Phật khi ông ấy chết, họ bắt đầu hiểu Socrates khi bản thân họ đã giết chết ông ấy, họ bắt đầu có kính trọng Jesus khi họ đã đóng đinh ông ấy - chính bản thân họ! Bây giờ họ ghi nhớ với sự kính trọng lớn lao những cái tên của Al-Hillaj Mansur và Sarmad, những người mà bản thân họ đã tiêu diệt.
Mọi người rất chậm hiểu.
Mới đây bức thư của Gauguin đã được bán trên năm nghìn đô la.
Trong bức thư hoạ sĩ này đã phàn nàn về cái nghèo của mình, rằng ông ấy đang đói đến chết.
Bây giờ bức thư này được bán với giá năm nghìn đô la, và trong bức thư này hoạ sĩ này đang phàn nàn rằng ông ấy đang chết đói - đói đến chết! Mọi người thật kì lạ! Họ mất thời gian lâu thế để hiểu.
Tranh của Vincent van Gogh bây giờ được tôn thờ khắp thế giới. Bây giờ họ nói rằng ông ấy là một trong những hoạ sĩ vĩ đại nhất đã từng có, nhưng trong khi ông ấy còn sống không một bức tranh nào được bán. Bây giờ từng bức tranh đều có giá quãng một triệu đô la, và chỉ hai trăm bức tranh là còn trong sự tồn tại. Nếu như ông ấy còn sống bây giờ ông ấy chắc đã là người giầu nhất, nhưng khi còn sống ông ấy đã nghèo tới mức ông ấy sẽ chỉ ăn ba ngày một tuần.
Ông ấy có đủ tiền từ người anh để ăn thức ăn rẻ nhất trong cả tuần, nhưng ông ấy phải tiết kiệm một số tiền cho vải vẽ và thuốc vẽ và mầu và chổi vẽ, cho nên ông ấy phảu nhịn đói trong bốn ngày để tiết kiệm chút tiền.
Ông ấy tự tử khi ông ấy mới ba mươi ba tuổi, chỉ bởi vì khó sống sót thế. Không ai chấp nhận tranh của ông ấy; không có chuyện người nào mua chúng. Mọi người thậm chí từ chối nhận tranh của ông ấy để treo trong nhà họ. Ông ấy sẽ tặng tranh cho không cho mọi người và họ vứt chúng vào tầng hầm hay chỗ nào đó khác.
Anh ông ấy, tưởng rằng ông ấy cảm thấy buồn thế vì ông ấy đã không bán được một bức tranh trong đời, đã phái một người mang một số tiền tới và mua một tranh.
Người này tới. Van Gogh không thể tin được vào tai mình rằng có một người trên toàn thế giới sẵn sàng mua tranh của ông ấy, thế là ông ấy cho xem các bức tranh với sự quan tâm lớn. Nhưng người này không quan tâm tới tranh chút nào. Người này nói, 'Tranh nào cũng được. Ông cầm lấy tiền này và đưa cho tôi bức tranh.'
Lập tức ông ấy hiểu ra vấn đề là gì. Ông ấy nói, 'Quên chuyện mua tranh đi! Dường như là anh tôi đã phái ông tới, cho nên cầm lại tiền này đi. Tôi thà chết còn hơn bán tranh!'
Và cùng ngày đó ông ấy tự tử - thế là đủ. Ông ấy đã vẽ quãng một nghìn bức tranh; tám trăm bức tranh đã mất vì mọi người không bao giờ chăm nom tới chúng. Khi tranh của ông ấy bắt đầu trở nên nổi tiếng sau cái chết của ông ấy, mọi người bắt đầu tìm tranh của ông ấy. Chúng được thấy ở mọi chỗ - tầng hầm, nhà tắm của mọi người. Và chúng dễ dàng được mua; mọi người rất sẵn lòng bỏ chúng đi với chút ít tiền hay thậm chí không đồng tiền nào. Bây giờ từng bức tranh một có giá một triệu đô la.
Đó là cách mọi người bao giờ cũng vận hành, cho nên chẳng có gì là phi tự nhiên về điều đó. Mọi người có cách hiểu riêng của họ...
Hai đứa bé nói chuyện. 'Cậu sẽ xin Santa Claus cho cậu cái gì nhân dịp lễ Nô en?'
'Tớ muốn bộ quần áo phi hành gia. Còn cậu?'
'Tớ muốn có băng vệ sinh.'
'Băng vệ sinh à? Cái đó là cái gì?'
'Tớ không biết, nhưng trên tivi họ nói rằng có nó cậu có thể đi bất kì chỗ nào, bơi, chơi...'
Bây giờ, trẻ nhỏ là trẻ nhỏ - chúng có hiểu biết của chúng! Bây giờ ‘băng vệ sinh’ này là cái gì đó như phép thần: bạn có thể đi bất kì chỗ nào, bơi, chơi - làm bất kì cái gì bạn muốn.
Táo trên cây của một nông dân vừa mới chín. Người chủ đặt một tấm biển dưới gốc cây, viết, 'Đừng ăn trộm! Thượng đế đang theo dõi mày!'
Ngày hôm sau, người nông dân thấy cây táo của mình đã bị vặt trụi. Trên tấm biển kẻ trộm đã viết thêm vài lời: 'Nhưng ngài không là gián điệp!'
Hai thành viên của Hội đồng thị trấn bắt đầu quát tháo nhau.
'Ông là kẻ ngốc lớn nhất thế giới!' người thứ nhất quát lên.
'Còn ông là con lừa định kiến và tin mù quáng nhất trong thị trấn!' người kia la lên.
Ông thị trưởng, đang là chủ tịch, gõ mạnh búa và nói, 'Im đi, thưa các quí ông, xin yên lặng đi. Tôi e rằng trong kích động các ông đã quên mất rằng tôi đang trong phòng này nữa!'
Nhà tâm thần đang nói chuyện với bện nhân của mình. 'Này,' ông ấy nói, 'vấn đề của bà có nguồn gốc dục. Tôi phải hỏi bà đôi điều về hành vi dục của bà. Bà có nói chuyện với chồng bà trong khi làm tình không?'
'À... có,' người đàn bà trả lời. 'Tôi ngụ ý, chỉ nếu ngẫu nhiên có máy điện thoại bên cạnh!'
Một người tới luật sư của mình và nói, 'Tôi muốn kiện người kia, người đi ngang qua phố với tôi. Ông ta đã gọi tôi là đồ lợn nước!'
'Chúng ta có thể làm được điều đó,' luật sư nói. 'Khi nào ông ta gọi ông là điều đó?'
'Sáu năm trước,' người này đáp.
'Sáu năm trước sao!' luật sư kêu lên. 'Sao ông đã đợi lâu thế để nộp đơn kiện chống ông ta?'
'Thế này,' người này nói, 'hôm qua tôi đưa lũ trẻ tới vườn bách thú và đó là lần đầu tiên tôi đã thấy con lợn nước!'
Ananto, bạn hỏi tôi: Điều gì nên được làm để cho mọi người có thể hiểu thầy?
Thực ra, chẳng cái gì có thể được làm. Nếu bạn hiểu tôi, sống theo hiểu biết đó, có vậy thôi. Nếu ai đó sẵn sàng hiểu nó, tốt. Nếu không ai sẵn sàng hiểu nó, điều đó không là gì để mà bận tâm, đó là việc của họ. Đừng trở nên quá bận tâm về người khác vì mối bận tâm đó sẽ quấy rối sự trưởng thành của bạn. Trưởng thành tương ứng với ánh sáng bên trong của bạn đi, và nếu bạn đầy ánh sáng, có thể một số người sẽ bắt đầu hiểu.
Nếy sannyasin của tôi bắt đầu sống đích xác như điều tôi ngụ ý, thế thì điều đó là đủ. Vài người chắc chắn sẽ hiểu bạn, và chỉ vài người có khả năng hiểu điều đó; số đông lớn hơn không có khả năng hiểu bất kì cái gì đi ra bên ngoài họ. Nhưng đó là tự do của họ. Nếu họ không muốn hiểu, điều đó phải không bị áp đặt lên họ.
Một người say đang lắc lư quanh quánh rượu của một khách sạn dành riêng. Anh ta hỏi người đứng quầy đường đi tới nhà vệ sinh đàn ông và anh ta được bảo nó ở cửa thứ nhất bên phải phía dưới phòng khách. Thế là anh ta mò mẫm qua cửa thứ nhất sang bên trái và rơi vào bể bơi.
Anh ta đã bước đi trong nước hơn năm phút thì cửa mở ra.
'Lạy chúa!' anh ta la lên. 'Đừng có giật xối nước đấy!'
Và thực sự câu hỏi cuối cùng
Osho ơi,
Thầy có coi bản thân mình là nghiêm chỉnh không?
Rishiraj,
Không bao giờ! Nghiêm chỉnh và tôi không có gì chung cả; không có chiếc cầu giữa tôi và sự nghiêm chỉnh.
Bạn đã nghe chuyện cười mới nhất chưa, Rishiraj?
Osho đi tới nhà tâm thần. Nhà tâm thần nói, 'Đây là lần đầu tiên ông đã tới tôi, vậy xin nói cho tôi câu chuyện của ông từ chính lúc bắt đầu.'

Osho đáp, 'Lúc bắt đầu, tôi đã tạo ra trời và đất...'

0 Đánh giá

Ads Belove Post