Read more
Quay vào trong - Osho
Bài nói về Thiền
Thưa
thầy kính yêu,
Daikaku
nói:
Giáo
huấn này là trường học của tâm chứng ngộ. Tâm chứng ngộ bản thân nó không có vọng
tưởng hay chứng ngộ. Đây thực tại là nghệ thuật tinh tế của những người nhận ra
cái như vậy. Cho dù ông không trở nên chứng ngộ, khi ông ngồi một lần trong thiền,
ông là phật cho việc ngồi đó; khi ông ngồi một ngày trong thiền, ông là phật
trong một ngày; khi ông ngồi trong thiền cả đời ông, ông là phật cả đời ông.
Cùng điều đó là đúng về tương lai; người có thể có đức tin trong điều này là ai
đó có tiềm năng lớn.
Thực
hành mọi thứ mà không có bất kì hiểu biết nào về thành đạt được gọi là trí huệ
siêu việt sâu sắc cực kì. Trí huệ này có thể cắt đứt cội nguồn của sinh tử, như
lưỡi kiếm sắc.
Thực
hành đức hạnh trong hi vọng được thưởng là ảo vọng của lũ người thường; các bồ
tát không tìm kiếm phần thưởng kết quả vì họ vun trồng rễ của đức hạnh, vì họ
vun trồng điều thiện với mục đích yêu và từ bi không thiên vị, và do vậy nó trở
thành sự nuôi dưỡng cho chứng ngộ. Như với những người tìm kiếm phần thưởng khi
họ vun trồng đức hạnh và đạt tới phần thưởng ít hơn về tính người hay tính thượng
đế, đây chắc chắn là công việc của sinh và tử.
Chứng
ngộ là cách tịch diệt. Nếu ông nhận an bình và yên tĩnh là phúc lạc, mọi thứ đều
là ưu phiền; nhưng khi ông chứng ngộ, mọi thứ đều chứng ngộ. Mọi người của thế
gian không hiểu điều cơ bản này về vọng tưởng và chứng ngộ. Họ kìm nén ý nghĩ về
sinh tử, và nghĩ rằng đây là vô sinh của một ý nghĩ, và cũng xem xét sự thiếu
chú ý – nhưng đây vẫn là những ý nghĩ về sinh và tử, không thiếu chú ý, không
yên lặng. Khi ông cố dừng ý nghĩ bằng ý nghĩ, sinh và tử tiếp tục.
Maneesha, toàn thể vấn đề với Thiền là làm sao không phân biệt.
Tâm trí là phân biệt, phân chia, nhị nguyên. Nỗ lực của Thiền là mang bạn tới
không gian mà bạn đơn giản là người quan sát, không có bất kì phán xét nào. Tại
khoảnh khắc này bạn đơn giản là người quan sát, mọi cái là giả đều biến mất
theo cách riêng của nó và mọi cái là thực đều tỏa sáng trong việc chiếu sáng
tuyệt đối của nó.
Đây là nhà bạn. Trong không gian này không có tâm trí; do đó
không muốn, không ghen, không giận, không ghét. Bạn đã trở thành chỉ là chiếc
gương. Bạn phản xạ niềm vinh quanh và huy hoàng vô cùng của toàn thể sự tồn tại.
Lần đầu tiên bạn đã đi ra ngoài các ước định con người. Bạn đã trở thành vũ trụ.
Hiển nhiên, trong khoảnh khắc này, trong không gian này,
không có bóng tối. Và nhớ rõ ràng: tối và sáng là hai mặt của cùng một đồng tiền.
Khi tối biến mất, sáng cũng biến mất. Cái còn lại là mới vô cùng, bạn thậm chí
đã không mơ về nó.
Trong sáng tỏ này, trong im lặng này, toàn thể sự tồn tại dường
như đích xác là điều nó vậy, không phải là điều nó “được cho là vậy." Chứng
ngộ của bạn đột nhiên trở thành chứng ngộ của toàn thể vũ trụ.
Đây là một trong những điểm quan trọng nhất mà Daikaku đang
làm ra. Và có điểm quan trọng thứ hai ông ấy đang làm ra, điều rất hiếm hoi. Có
lẽ không ai khác đã bao giờ làm ra phát biểu này trước đây, nhưng nó tuyệt đối
đúng. Trong khi bạn đang trong thiền, trong im lặng – cho dù một khoảnh khắc –
bạn là vị phật. Bạn có thể đi ra, và bạn có thể lại quên.
Bạn có thể ngồi trong thiền trong một giờ, hay nếu thiền trở
thành dòng chảy ngầm của tâm thức của bạn, bạn có thể vẫn còn là phật trong hai
mươi bốn giờ. Nói cách khác, bất kì khi nào bạn nhận biết và im lặng và bất kì
khi nào bạn cảm thấy toàn thể sự tồn tại được chứng ngộ, bạn là phật. Bạn có thể
quên nó – chính tự do của bạn là quên hay nhớ.
Một thiên tài rất hiếm hoi, Daikaku, làm ra phát biểu này:
"Thầy thường sẽ không đi vào hang sư tử." Đó là một phát biểu rất kì
lạ, chưa từng có trước đây. Nhưng tôi có thể nói với bạn, nó là đúng: mọi ngày
bạn đều trở thành phật. Tôi thấy bạn quay lại từ nhà bạn, phục sinh. Bạn là con
người khác toàn bộ - im lặng thế, an bình thế, thơm ngát thế, đẹp thế để nhìn.
Nhưng tôi biết bạn sẽ quên. Quên đã là thói quen của bạn
trong hàng triệu năm. Cho nên một khoảnh khắc này của phật tính sẽ trở thành kí
ức đẹp, và thế rồi quên tới như trận lụt của thói quen cũ và toàn thể trăng biến
mất đằng sau mây đen. Nhưng trăng vẫn có đó; chúng ta sẽ lại khám phá ra nó.
Không có hại gì trong việc khám phá phật tính của bạn lặp đi lặp lại.
Người ta có thể hi vọng, người ta có thể tin cậy rằng một
ngày nào đó những thói quen cũ này sẽ trở nên yếu dần đi và toàn thể phật tính
của bạn sẽ trở thành chuyện đơn giản, hệt như việc thở.
Nhưng không ai ngoại trừ Daikaku đã làm thành vấn đề - rằng
cho dù một khoảnh khắc thôi, nếu bạn im lặng và đẩy sang bên mọi ý nghĩ và thói
quen của bạn, xóa đi không gian của tâm trí cái đã chiếm lĩnh nó trong nhiều thế
kỉ... cho dù nó có thể chỉ còn lại trong một khoảnh khắc, bạn là phật. Có lẽ bạn
sẽ phải nhớ đi nhớ lại cho tới khi các thói quen cũ bắt đầu chết đi. Chúng sẽ
chết bởi vì chúng không có bất kì rễ nào. Chừng nào bạn không hỗ trợ và nuôi dưỡng
chúng, chúng không thể tồn tại được.
Chính một câu chuyện kì lạ là người ta hỗ trợ cho khổ của
mình, nuôi dưỡng nó, chăm nom rằng nó không bỏ người ta, vì nó là người bạn đồng
hành duy nhất của người ta. Mọi người khuếch đại khổ của họ, nếu họ không thể
khuếch đại được bất kì cái gì khác.
Trong đại học nơi tôi là giáo sư, một người đàn bà cũng là
giáo sư. Chồng bà ấy là một luật sư rất lỗi lạc của Toàn Thượng thẩm. Vì tôi
thường đi qua nơi họ sống, đi về từ đại học hay đi tới đại học, người đàn bà
này bao giờ cũng đợi ở đó xin đi nhờ. Người chồng thấy điều đó một hay hai lần
và ông ấy bảo tôi, "Tôi lo cho anh."
Tôi nói, "Có chuyện gì vậy?"
Ông ấy nói, "Anh cho bà vợ tôi đi nhờ xe mọi ngày. Đừng
tin bà ấy – bà ấy là người mắc chứng nghi bệnh.
Chỉ cái ho nhỏ và lập tức bà ấy nói, 'Tôi bị lao phổi.' Đừng
nghe điều bà ấy nói! Chính thói quen của bà ấy là tận hưởng khổ của bà ấy. Bà ấy
sơn vẽ nó sâu nhất có thể được, bà ấy gần như nghệ sĩ sáng tạo – khổ và khổ."
Tôi nói, "Ông không phải bảo tôi. Tôi thích bà ấy và
tôi không lo nghĩ về bệnh lao của bà ấy. Bà ấy không phải là ngoại lệ, bà ấy là
qui tắc."
Mọi người đều cố khuếch đại đau khổ của mình, khổ của mình. Chính một hoàn cảnh rất đáng buồn là thay vì nhảy ra khỏi cái vòng luẩn quẩn này, bạn liên tục dệt quanh bản thân bạn ngày càng nhiều thứ bằng cùng chất liệu. Nhưng có hiệu quả rất sâu trong nó: nó đem thông cảm tới cho bạn. Không phải là không có lí do chút nào để mọi người khuếch đại khổ của họ lên. Nó đơn giản chỉ ra rằng họ đã không nhận được yêu.
Tôi bảo người chồng, "Ông nghĩ rằng vợ ông sai. Tôi muốn nói với ông rằng ông đã không yêu đủ bà ấy. Tìm chỗ trú ẩn trong khổ chỉ tới khi không ai yêu ông; ông bao giờ cũng có thể ngã vào khổ của ông như người bạn cũ. Khi ông khổ mọi người thông cảm với ông, khi ông không khổ chẳng ai chăm nom về ông."
Toàn thể tâm lí là lộn ngược lại. Mọi người nên chú ý tới người khác khi họ có vẻ rạng ngời, vui vẻ, phúc lạc. Điều đó sẽ cho sự nuôi dưỡng, vì chú ý là nuôi dưỡng. Đừng bao giờ chú ý tới khổ, vì bạn đang nuôi dưỡng khổ. Bạn đang buộc người này vẫn còn khổ vì thông cảm là dịu ngọt thế - nhưng nó là chất độc ngọt. Nó không phải, và không thể là, cái thay thế cho niềm vui của yêu.
Nhưng mọi người xử trí ở mức tối thiểu. Nếu yêu không tới trên đường của họ và họ không biết cách nhận nó, lập tức phương án khác dường như là khổ. Thế thì mọi người chú ý tới bạn. Cho nên tôi bảo ông chồng, "Cứ thử yêu thêm một chút đi."
Ông ấy nói, "Trời, tôi ghét về nhà, và anh bảo tôi yêu người đàn bà đó sao? Khi tôi vào nhà bà ta bắt đầu tuôn ra một tràng những bệnh tưởng tượng được và không tưởng tượng được. Và bà ấy liên tục đọc bách khoa toàn thư y học, tìm ra loại khổ nào sẽ là tốt. Bà ấy biết những cái tên lớn. Lúc ban đầy bà ấy thường làm tôi đê mê, rằng 'Trời, tôi chưa bao giờ nghe thấy bệnh này!' Và bà ấy sẽ cho toàn thể mô tả điều gì xảy ra. Chỉ về sau tôi mới thấy cuốn bách khoa toàn thư và mô tả đích xác, và bà ấy đã đánh dấu nó. Ban đầu tôi thường coi nó là nghiêm chỉnh và đưa bà ấy tới bác sĩ. Và mọi bác sĩ đều nói, 'Đau này vừa mới được phát hiện ra. Bệnh này chỉ mới có trên các tạp chí; chỉ các chuyên gia mới biết nó. Vợ tôi là thiên tài thực sự! Ngay cả những người hành nghề bình thường, các điều dưỡng, bác sĩ sẽ không hiểu bà ấy đang nói về loại bệnh gì!'"
Ông ấy nói, "Tôi vẫn còn ở toà án chừng nào tôi có thể ở, thế rồi vào thư viện toà án. Và thế rồi tôi ra quán rượu, vì tôi có thể chịu đựng được người đàn bà đó chỉ khi tôi say. Tôi muốn cảnh báo cho anh vì anh đang cho bà ấy đi nhờ xe mọi ngày – anh có thể kết thúc trong tình huống của tôi!"
Tôi nói, "Đừng lo. Tôi không bao giờ thông cảm đâu, tôi đơn giản thích thú. Bà ấy nói như ông nói và tôi khuyến khích bà ấy nói nhiều hơn, vì tôi thích các chi tiết như thế. Và bà ấy nhìn tôi với con mắt rất kì lạ: '... Một anh chàng lạ đời. Tôi khổ vì ung thư, tôi nói với anh vậy!'"
Tôi bảo bà ấy, "Chịu khổ đi! Cứ kể cho tôi các chi tiết – tôi thích điều đó. Bà biết nhiều về ung thư thế. Hiển nhiên, bà phải khổ rồi, ngay cả các chuyên gia ung thư cũng có thể không có khả năng đánh bại bà, nhưng xin bà cho tôi mọi chi tiết. Tôi thích điều đó lắm!"
Trong ba ngày tôi dừng xe cho bà ấy. Bà ấy ngồi im lặng hoàn toàn, ngẩng mặt ra cửa sổ. Và tôi liên tục nói hướng vào bà ấy: "Kể cho tôi cái gì đó đi. Bà vĩ đại thế, bà đang mang gánh nặng thế của cả thế giới. Bà gần như là cuốn bách khoa toàn thư về y học."
Bà ấy thôi hỏi xin đi nhờ xe. Tôi phải đi vào trong nhà họ và hỏi chồng bà ấy, "Bà ấy đâu rồi? – vì tôi thích thú với bà ấy lắm." Bà ấy là người đàn bà tử tế thế, thông thái thế! Và tôi tuyệt đối dốt nát về những bệnh lớn này. Nó chỉ là việc dạy lớn trên đường – cho một giờ về, một giờ đi; cứ hai giờ mọi ngày tôi sẽ trở thành chuyên gia!
Tôi đã tiếp xúc với hàng nghìn người – tất cả họ đều đã là nạn nhân của tâm lí sai. Bố mẹ họ đã chú ý tới họ khi họ ốm. Không ai bận tâm về con khi nó không ốm. Đây là hiện tượng rất nguy hiểm: bạn đang buộc đứa con bị ốm vì bạn đang cho sự chú ý, và sự chú ý là thức ăn tinh vi.
Tôi có một người làm vườn, một người làm vườn đích thực, người thực sự yêu hoa, người yêu thực vật. Và tôi thấy ông ấy ngồi bên cạnh hoa hồng và các hoa khác. Đôi khi tôi nghe ông ấy nói chuyện với hoa. Ban đầu tôi tưởng ông ấy có vẻ hơi lập dị, nhưng mọi năm ông ấy đều đoạt giải nhất trong thành phố về trồng hoa lớn nhất. Ông ấy ở cùng tôi trong gần mười hai năm.
Tôi hỏi ông ấy, "Bí mật của ông là gì?"
Ông ấy nói, "Chẳng có gì cả, tôi chỉ hơi chút lập dị. Khi không có ai ở quanh, tôi nói chuyện với hoa: 'Đừng để tôi xuống hạng lần này. Thời gian triển lãm sắp tới rồi – lớn lên to nhất có thể được đi.' Và tôi đã từng thắng trong mười hai năm liên tục. Không hoa nào đã bao giờ để tôi xuống hạng."
Chỉ sự chăm chú, chỉ sự chăm chú yêu thương với hoa, làm cho ông ấy hạnh phúc mênh mông. Có ai đó sẽ hạnh phúc: hoa sẽ làm mọi thứ cho ông ấy để làm cho ông ấy hạnh phúc. Có ai đó quan sát và chờ đợi cho sự trưởng thành của nó; ông ấy không một mình, ông ấy không phải là không được cần tới.
Toàn thế giới này có vẻ khổ thế bởi lẽ đơn giản rằng chúng ta đã chọn trao chú ý cho điều sai, những thứ nên được chăm sóc nhưng không có thông cảm nào.
Bạn có thể yêu ai đó, nhưng xin đừng yêu đau đầu của cô ấy. Chỉ phải chắc rằng cô ấy đi và kiếm thuốc aspirin Hi Lạp nào đó. Nhiều hơn điều đó là phá huỷ người này. Nhưng khi cô ấy cười, thích thú với cô ấy đi, thậm chí đừng hỏi câu hỏi, tại sao cô cười? Khi cô ấy nhảy múa, nhảy múa cùng cô ấy; đừng hỏi, "Lí do gì?"
Chú ý tới điều đúng và bạn sẽ thấy biến đổi xảy ra trong người này. Bạn có thể giúp không chỉ bản thân bạn trong việc khám phá vị phật của bạn, bạn cũng có thể giúp mọi người khác, người có tiếp xúc với bạn. Nếu bạn cho chú ý đúng, nuôi dưỡng đúng cho kho báu ẩn kín của người đó, bạn có thể giúp phật tính được lan toả như lửa hoang.
Và chúng ta cần điều đó! Chúng ta bao giờ cũng cần điều đó, nhưng chúng ta cần điều đó bây giờ hơn bao giờ. Chúng ta cần nhân loại im lặng, an bình, yêu thương, thoải mái và thảnh thơi. Quá đủ những người như Thành Cát Tư Hãn và Thiết Mộc Nhi và Nadir Shahs và Adolf Hitlers và Stalins và Mussolinis. Nếu các nhà giáo dục của thế giới có chút ít nhận biết, họ nên đơn giản bỏ những người này ra khỏi sách lịch sử; không cần chú ý tới họ. Nó là cùng điều. Bạn cho sự chú ý quá nhiều tới những kẻ man rợ khủng khiếp này... bạn khơi gợi cùng sự man rợ quanh bạn, và ai đó khác bắt đầu trở thành Nadir Shah hay Thiết Mộc Nhi.
Cứ bỏ mọi điều vô nghĩa đó, rác rưởi đó đi. Sao không nói về chư phật? Sao không nói về các hoạ sĩ đẹp? Sao không nói về các vũ công lớn, các nhạc sĩ, đủ loại nghệ sĩ? Để tâm trí mọi người được chất đầy với tính sáng tạo, và sẽ rất dễ dàng tìm ra phật đối với người sáng tạo. Người phá huỷ đã đi quá xa; đem người đó trở lại phật tính của người đó là rất khó.
Tôi nhớ tới Alexander Đại đế, người là một trong những hạng người khủng khiếp nhất trong mọi người man rợ đó. Trong khi đi ra khỏi Hi Lạp, trên biên giới, ông ta đã gặp một trong những người đẹp nhất. Không sách sử nào bận tâm về người đẹp đó, và nhiều trang thế đã bị phí hoài về Alexander.
Ông ta đã gặp Diogenes.
Diogenes sống trần trụi; khí hậu tốt, sức khoẻ của ông ấy tốt. Mọi thứ ông ấy sở hữu là chiếc đèn. Ông ấy thường dùng nó được thắp sáng ngay cả trong lúc ban ngày. Alexander đã nghe nhiều câu chuyện về Diogenes. Nhưng tình cờ, khi ông ta đang dẫn quân đi, ai đó bảo ông ta rằng Diogenes ở ngay cạnh, sống bên bờ sông. Thế là Alexander dừng quân đội lại và ông ta nói, "Ta sẽ phải gặp người này. Ta đã từng nghĩ tới gặp ông ta nhưng ông ta ở xa thế; ta không thể bỏ lỡ cơ hội này."
Thế là ông ta đi tới gặp Diogenes. Diogenes đang tắm nắng bên bờ sông, trên cát trong ánh mặt trời buổi sáng – gió mát, chim hót khắp xung quanh, chiếc đèn ở bên cạnh ông ấy. Alexander đã thấy nhiều đàn bà đẹp, nhiều đàn ông đẹp, nhưng không cái gì có thể được so sánh với cái đẹp này, sự toả sáng của người fakir trần trụi này. Ông ta không thể tin được vào mắt mình rằng một người có thể là vàng ròng tới mức người đó không cần ẩn nấp đằng sau quần áo.
Điều là quan trọng, trong khi nói tới Daikaku, là câu hỏi mà Diogenes đã hỏi Alexander: "Ông đang đi đâu? – vì tôi nghe quân đội đang đi bên cạnh tôi, suốt ngày đêm, hàng nghìn lính. Ông đang đi đâu vậy?"
Alexander nói, "Ta muốn chinh phục thế giới."
Diogenes nói, "Điều đó là tốt. Ông sẽ làm gì sau điều đó?"
Không ai đã bao giờ hỏi điều đó. Trong một khoảnh khắc đã có im lặng.
Alexander nói, "Sau điều đó ta sẽ thảnh thơi."
Diogenes nói, "Ông phải ngu rồi, vì ta đã thảnh thơi mà chẳng chinh phục toàn thế giới. Nếu ông muốn thảnh thơi sau đó, sao nhận rắc rối làm gì? Sao không thảnh thơi bây giờ đi? Bờ sông này đủ lớn – cả hai ta có thể cùng chia sẻ nó. Chỉ vứt quần áo của ông đi và nằm xuống. Và chúng ta thậm chí có thể dùng chung chiếc đèn này."
Alexander nói, "Về logic ông là đúng." Ông ta hiểu logic vì ông ta là học trò của Aristotle, cha đẻ của logic phương Tây.
Ông ta nói, "Ta có thể hiểu được logic này. Có vẻ ngu xuẩn là sau khi nhận nhiều rắc rối thế để đánh giết và tàn sát, và thế rồi sau đó mới thảnh thơi. Sao không thảnh thơi bây giờ? Ông đúng. Nhưng ta đã đi quá xa rồi. Vấn đề chỉ là vài tháng nữa và việc chinh phục thế giới của ta sẽ kết thúc. Bằng không, cho dù thảnh thơi bên cạnh ông, ta sẽ tiếp tục nhớ rằng đó chỉ là vấn đề về vài tháng nữa. Ta sẽ không có khả năng thảnh thơi. Ta chỉ có thể thảnh thơi sau khi ta chinh phục toàn thế giới."
Diogenes nói, "Điều đó tùy ông. Ta thậm chí đã sẵn sàng chia sẻ bờ sông này. Ta thậm chí sẵn sàng chia sẻ chiếc đèn của ta, tài sản duy nhất của ta."
Alexander liên tục nhìn chiếc đèn. Trong ngày sao? – phỏng có ích gì mà để cho đèn cháy sáng?
Ông ta hỏi, "Ta xin lỗi, ta không có quyền hỏi, nhưng tại sao ông mang chiếc đèn này ngay cả giữa ánh sáng ban ngày? Ánh mặt trời có đó, mà ông liên tục mang chiếc đèn này, trần trụi."
Diogenes nói, "Ta đang đi tìm con người đích thực. Ai biết lúc nào người đó sẽ gặp ta? Ta muốn thấy mặt người đó, mặt nguyên bản. Chiếc đèn này chỉ là biểu tượng."
Tương truyền rằng khi Diogenes sắp chết, ai đó từ đám đông hỏi, "Điều gì xảy ra cho việc tìm kiếm lớn của ông về con người nguyên bản?"
Ông ấy nói, "Ta không thể tìm được người đó. Nhưng chừng này ta phải nói về thiện cảm với nhân loại: rằng chiếc đèn của ta đã không bị đánh cắp, nó vẫn còn với ta. Nhiều hơn điều đó ta không thể nói được."
Lịch sử nên dạy nhiều hơn về những người này. Và đã có hàng nghìn người trên khắp thế giới; họ sẽ khơi gợi niềm khao khát trong tâm trí của mọi người.
Mới hôm nay Shunyo đã bảo tôi rằng Anando đang soạn một cuốn sách về mọi thánh nhân tôi đã nói tới. Cô ấy đã thấy ba trăm cái tên. Cô ấy phân vân; cô ấy nói, "Tôi chưa bao giờ có thể hình dung ra được rằng đã từng có ba trăm chư phật."
Tôi nói với cô ấy, "Đây chỉ là ví dụ tiêu biểu thôi. Nhân loại bị giữ hoàn toàn vô nhận biết về các kiệt tác vĩ đại nhất của họ, về những người nguyên bản thực của họ, người là chính muối mặn của đất."
Hiệu quả tự nhiên là ở chỗ mọi người liên tục trở nên khổ hơn. Mọi thế hệ đều khổ hơn thế hệ trước.
Tôi đã từng nghe nói từ California rằng ngay cả trẻ con sáu tuổi, trong số hàng nghìn, đã được thấy dùng ma túy. Đứa trẻ sáu tuổi mà dùng ma túy sao? Đứa trẻ tám tuổi giết người sao? Đứa trẻ chín tuổi cố hiếp bé gái sao...? Nhưng khi bạn nhấn mạnh vào giết người, ma túy, hãm hiếp nhiều thế trên truyền hình, bạn đang dạy những điều này. Mọi chính phủ này và mọi công ti này đang nhấn mạnh và loại người sai trên truyền hình và radio của họ, không biết chút nào rằng họ đang tạo ra sự thôi thúc trong hàng triệu người xem để bắt chước chúng. Những tội ác này thậm chí không nên nhắc tới.
Chú ý vào điều đúng, vào cái đẹp, và bạn sẽ nuôi dưỡng nó.
Cho nên công việc của bạn không chỉ là vị phật, công việc của bạn cũng là giúp người khác, những người đang ngủ, bằng việc vã chút nước lạnh vào mắt họ! Lúc ban đầu họ sẽ cáu kỉnh. Mọi người đều cáu với tôi. Quấy rối giấc ngủ của ai đó là không chấp nhận được; và giấc ngủ đã kéo dài nhiều thế kỉ... quấy rối nó, bạn chắc chắn là kẻ gây khó chịu. Nhưng tôi muốn bạn là kẻ gây khó chịu. Khi kinh nghiệm của bạn sâu sắc hơn, đừng lo nghĩ, lan tỏa nó đi, ngay cả với những người bị chọc giận; không thành vấn đề gì. Có lẽ chỉ việc bị chọc giận mới có thể đem họ ra khỏi ác mộng của họ.
Daikaku nói:
Giáo huấn này là trường học của tâm chứng ngộ. Tâm chứng ngộ bản thân nó về căn bản không có vọng tưởng hay chứng ngộ.
Mọi phát biểu đều phải được lắng nghe rất cẩn thận. Ông ấy đang nói Tâm chứng ngộ không có tâm trí, không có chứng ngộ; nó là tâm thức thanh tịnh. Đừng bám vào chứng ngộ nữa: việc bám đó chỉ ra rằng bạn đã phá hủy chứng ngộ, thu nó thành một loại thứ gì đó – sự kính trọng, danh tiếng. Nó không là những thứ này.
Chứng ngộ là niềm vui im lặng thế... nó thậm chí không tạo ra gợn sóng trong hồ, nó chỉ phản xạ trăng. Nó im lặng thế, cũng giống như bóng tre lướt qua bậc đền. Không âm thanh, không bước chân.
Tâm chứng ngộ bản thân nó không có vọng tưởng hay chứng ngộ.
Đã có hàng nghìn người chứng ngộ, người đã nói rằng Tâm chứng ngộ không có vọng tưởng, nhưng họ đã quên thêm vào điều đó nó không có chứng ngộ nữa. Nó cũng giống như bệnh: bạn mắc bệnh, bạn mang thuốc theo bạn. Bệnh được chữa khỏi – bạn có nghĩ vẫn mang thuốc không? Bạn chỉ hiến tặng nó cho câu lạc bộ Lions!
Cho nên khi bạn trở nên chứng ngộ cứ hiến tặng nó cho câu lạc bộ Lions đi! Có lẽ ai đó có thể cần nó. Nhưng đừng mang nó theo bạn; bằng không bản thân chứng ngộ trở thành việc cầm tù. Bạn có thấy ý nghĩa mênh mông của phát biểu của ông ấy không? Đây thực tại là nghệ thuật tinh tế của những người nhận ra tính như vậy.
Cho dù ông không trở nên chứng ngộ, khi ông ngồi một lần trong thiền, ông là phật cho việc ngồi đó;
Cho nên khi tôi nói với bạn sau thiền của bạn rằng bây giờ chúng ta nên mở hội mười nghìn chư phật, tôi không đùa đâu. Tôi làm ra một điểm nào đó lặp đi lặp lại cho bạn mà bạn có thể quên sau vài phút, và xô đi ăn tiệc ở đâu đó trong khách sạn! Chư phật không được cho là làm điều đó! Nhưng thời đại đã thay đổi rồi – chư phật hiện đại bao giờ cũng làm điều đó. Sau khi có kinh nghiệm tốt họ mở hội nó theo nhiều cách. Và đi mở hội ở đâu, để có bữa tiệc Italy thực?
Không cái gì sai trong nó nếu bạn liên tục nhớ rằng bạn là phật. Không gì sai trong thế giới nếu việc nhớ của bạn vẫn còn đó trong nền tảng.
Ông ấy đang đưa ra một phát biểu thực sự vĩ đại, chưa bao giờ được đưa ra trước đây.
Khi ông ngồi một lần trong thiền, ông là phật cho việc ngồi đó… ít nhất; khi ông ngồi một ngày trong thiền, ông là phật trong một ngày; khi ông ngồi trong thiền cả đời ông, ông là phật cả đời ông. Cùng điều đó là đúng về tương lai; người có thể có đức tin trong điều này là ai đó có tiềm năng lớn.
Ngồi trong thiền nên được hiểu rõ ràng: bạn không thể ngồi hai mươi bốn giờ trong thiền được, nhưng bạn có thể hai mươi bốn giờ trong thiền. Đó là điều được gọi là 'ngồi trong thiền'. Đừng hiểu nó theo nghĩa đen. Nó không có nghĩa là bạn phải ngồi hai mươi bốn giờ trong thiền. Nó đơn giản có nghĩa là bất kì cái gì bạn làm, làm với việc nhớ, với cùng im lặng và cùng phúc lành, với cùng duyên dáng và cùng cực lạc.
Bất kì cái gì bạn làm, không thành vấn đề: lấy nước từ giếng, chẻ củi, bất kì cái gì. Nhưng làm nó với vị phật của bạn sống động bên trong bạn, ý thức bên trong bạn, và toàn thể cuộc sống của bạn trở thành ‘ngồi trong thiền'.
Thực hành mọi thứ mà không có bất kì việc hiểu nào về thành đạt được gọi là trí huệ siêu việt sâu sắc cực kì.
Nếu ai đó hỏi bạn chủ định của thiền là gì... nó không phải là hành động chủ định. Nó không phải là hàng hoá, nó không tạo ra bất kì cái gì đưa ra thị trường được.
Đó là lí do tại sao phần lớn mọi người trên thế giới vẫn còn bỏ qua kho báu ẩn kín của họ, vì kho báu ẩn kín đó có thể mở ra được chỉ khi bạn ngồi mà không có ham muốn nào về đạt tới. Đạt tới tạo ra căng thẳng, lo nghĩ... Đạt tới tạo ra nôn nóng – khi nào nó sẽ xảy ra? Liệu nó có sắp xảy ra hay không? Đạt tới tạo ra ghen tị: ai đó nói rằng nó đã xảy ra cho người đó, làm sao điều đó có thể là vậy được nếu nó đã không xảy ra cho mình?
Sardar Gurudayal Singh đang cười. và anh ấy chẳng làm gì cả, anh ấy chỉ vẫn còn là phật cả ngày. Bạn có thể thấy anh ấy ở bất kì vị trí nào, nhưng anh ấy sẽ là phật. Anh ấy đã ở cùng tôi trong ba mươi nhăm năm. Đánh đi đánh lại anh ấy, tôi đã đánh thức anh ấy nhiều tới mức bây giờ khó để cho anh ấy ngủ! Cho nên anh ấy liên tục đánh thức những người khác. Còn cái gì khác để làm khi bạn không thể ngủ được? Bạn không thể cho phép bất kì ai khác ngủ được, điều đó là quá nhiều.
Ham muốn đạt tới là rào chắn cho thiền. Ngay cả ham muốn đạt tới chứng ngộ cũng là rào chắn. Người ta phải bỏ mọi ham muốn về đạt tới. Bây giờ, không cái gì có thể được làm về nó; đây là cách tự nhiên vận hành.
Bạn không thể hỏi bất kì nhà khoa học nào, "Tại sao nước được làm chỉ từ hai nguyên tử hidro và một nguyên tử oxi, H2O? Tại sao?" Nhà khoa học phải nhún vai thôi, vì bạn không thể hỏi tự nhiên tại sao. Nó chính là cách tự nhiên vận động. Nó không ở trong tay chúng ta.
Thiền là sâu sắc hơn nhiều. Điều kiện cơ bản của nó là ở chỗ bạn phải không ham muốn bất kì việc đạt tới nào. Bây giờ bạn không thể hỏi tại sao. Bạn có thể hỏi tại sao nhưng bạn sẽ vẫn còn trong thế giới của thiền.
Đây là bản chất của thiền, rằng nó không thể vận hành nếu tâm trí bạn bị bận rộn với việc đạt tới nào đó. Việc đạt tới đó vận hành như tảng đá. Chỉ người không có gì để đạt tới, người đơn giản ngồi vì niềm vui của nó, đạt tới chứng ngộ dễ dàng tới mức nó dường như là không có nỗ lực nào được thực hiện. Thực ra mọi nỗ lực đều chỉ ra rằng có việc đạt tới nào đó mà bạn phải đẩy sang bên. Nếu không có ham muốn về đạt tới, lập tức bạn được chứng ngộ.
Trong vài ngày đầu bạn có thể muốn bước đi giữa những người khác khoe chứng ngộ của bạn cũng như con công khoe bộ lông sặc sỡ của nó. Nhưng được bao lâu? Và dẫu sao đi chăng nữa, không ai để ý gì đâu, vì để hiểu chứng ngộ bạn cần chứng ngộ.
Trong thế giới của người mù, nếu bạn có mắt bạn có thể đi mãi xung quang – chẳng ai sẽ nhận ra mắt bạn. Để nhận ra mắt của ai đó bạn cần có mắt.
Chứng ngộ là con mắt thứ ba, con mắt nhìn vào trong. Nó có thể được nhận ra chỉ bởi những người đã nhìn vào trong chút ít, người có thể đã là vị phật, trong vài phút, nhưng đã quên tất cả về nó trong các hoạt động đời thường của thế giới.
Thực hành mọi thứ mà không có bất kì việc hiểu nào về thành đạt được gọi là trí huệ siêu việt sâu sắc cực kì. Trí huệ này có thể cắt đứt cội nguồn của sinh tử, như lưỡi kiếm sắc.
Bạn sẽ không được sinh ra lần nữa và bạn sẽ không chết lần nữa. Thực ra bạn sẽ không còn nữa. Năng lượng nhỏ của bạn sẽ biến mất vào trong năng lượng đại dương của sự tồn tại. Đó là thảnh thơi thực. Đó là nghỉ ngơi toàn bộ. Bạn không còn đó để có lo âu.
Thực hành đức hạnh trong hi vọng được thưởng là ảo vọng của lũ người thường; các bồ tát không tìm kiếm phần thưởng kết quả vì họ vun trồng rễ của đức hạnh, vì họ vun trồng điều thiện với mục đích yêu và từ bi không thiên vị, và do vậy nó trở thành sự nuôi dưỡng cho chứng ngộ.
Chứng ngộ có nhiều cánh cửa. Nó không mở ra chỉ cho cái gọi là thánh nhân. Một nghệ sĩ ở sâu trong nghệ thuật của mình, vẽ một cách toàn bộ tới mức người đó biến mất và chỉ việc vẽ còn lại – dù người đó biết điều đó hay không, với khoảnh khắc đó người đó đã trở thành phật. Một ca sĩ với tính toàn bộ của mình biến mất trong bài hát của mình.
Chứng ngộ không phải là độc quyền của thánh nhân: đó là một trong những điểm cơ bản tôi muốn làm rõ ràng cho thế giới. Có cả nghìn lẻ một cánh cửa. Duy nhất một phẩm chất phải có đó – rằng bạn hân hoan trong việc làm nó, không vì đạt được cái gì. Khi ca sĩ hát, nếu người đó hát vì khen thưởng nào đó, người đó không thể toàn bộ được.
Tôi nhớ tới một trong những ca sĩ Ấn Độ vĩ đại nhất, Tansen. Thậm chí ngày nay, ở Gwalior, vẫn còn nấm mồ của ông ấy và các ca sĩ từ khắp nước đi tới đó nhân ngày sinh của ông ấy để bày tỏ sự kính trọng của họ với thiên tài vĩ đại đó. Ông ấy đã ở trong triều đình của một hoàng đế lớn, Akbar, và Akbar không thể quan niệm được rằng âm nhạc có thể đi lên cao hơn hay sâu hơn âm nhạc của Tansen. Nhưng điều đó trở thành câu hỏi liên tục trong tâm trí ông ấy: Liệu có thể vượt hơn Tansen không? Ai đó có thể làm cái gì đó nhiều hơn ông ấy làm không?
Chung cuộc ông ấy hỏi đích thân Tansen: "Câu hỏi này đã từng hành hạ ta. Ta biết rằng không có ai có thể đi sâu thế và tạo ra âm nhạc hay thế. Hàng nghìn nhạc sĩ đã tới triều đình; họ biết kĩ thuật, nhưng tính toàn bộ của họ không có trong nó."
Tansen nói, "Xin tha thứ cho tôi. Bệ hạ không biết thầy tôi – tôi thậm chí không là hạt bụi dưới chân thầy. Bệ hạ không biết tính toàn bộ trong âm nhạc là gì."
Akbar nói, "Thế thì mời thầy ông tới triều đình đi. Chúng ta sẽ cho ông ấy mọi sự kính trọng có thể có."
Tansen nói, "Điều đó là khó; đó là lí do tại sao tôi đã không bao giờ nhắc tới thầy." Ông ấy sống gần nơi bây giờ là chỗ của Taj Mahal. "Thầy là một người nghèo, rất im lặng, nhưng thầy không bao giờ hát theo yêu cầu. Đó là khó khăn. Bệ hạ không thể mời thầy và yêu cầu thầy hát hay chơi đàn sitar. Khi điều đó tự phát tới với thầy, thế thì đó là thế giới khác toàn bộ - bệ hạ sẽ không có khả năng thậm chí so sánh tôi với thầy."
Akbar nói, "Ông đang tạo ra rắc rối. Nếu ông ấy không thể được yêu cầu, thế thì làm sao ta sẽ nghe được ông ấy?"
Tansen nói, "Tôi biết hoàn toàn rõ rằng vào ba giờ, sáng sớm gần như mọi ngày, thầy chơi đàn sitar. Điều có thể được thu xếp chúng ta nên ẩn nấp đằng sau rừng nơi thầy sống trong một chiếc lều bên cạnh sông Hằng và chỉ nghe như kẻ trộm. Không có cách khác. Nếu thầy trở nên nhận biết rằng ai đó có đó, thầy có thể dừng lại. Cho nên phải rất yên tĩnh." Và có lẽ trong lịch sử con người không bao giờ có hoàng đế nào như Akbar đã đi nghe người ăn xin.
Tên ông ấy là Haridas. Vào nửa đêm họ ẩn đằng sau cây cối như kẻ trộm. Đích xác vào ba giờ, Haridas bắt đầu chơi đàn sitar, và Akbar khóc lần đầu tiên. Trở về nhà, nước mắt ông ấy vẫn tiếp tục chảy.
Tansen nói với ông ấy, "Giờ chúng ta đang về gần cung điện. Lau nước mắt của bệ hạ đi! Sao bệ hạ khóc?"
Akbar nói, "Ta khóc vì bây giờ toàn thể ý tưởng của ta rằng ông là ca sĩ vĩ đại nhất, nhạc sĩ vĩ đại nhất trên thế giới, bị tan tành. Thầy ông ở vượt ra xa hàng dặm đường. Nhưng lí do gì ông không thể xoay xở để được như thầy ông?"
Ông ấy nói, "Lí do là rõ ràng: tôi hát và chơi nhạc để được thưởng; thầy hát và chơi nhạc từ sự tự phát, không phần thưởng, thậm chí không ham muốn rằng ai đó phải nghe nó. Chỉ từ sự đầy đủ của thầy, từ sự dư thừa của thầy mà thầy trút ra âm nhạc. Tôi không thể làm được việc đó. Tôi là nhà thơ triều đỉnh, ca sĩ triều đình, nhạc sĩ triều đình: tôi làm hết sức, nhưng sâu bên dưới có ham muốn được thưởng. Và bệ hạ đã thưởng cho tôi, bệ hạ đã trút đầy nhà tôi bằng vàng. Bệ hạ đã nâng vị trí của tôi thành nhạc sĩ vĩ đại nhất thế giới, nhưng tôi biết nhạc sĩ vĩ đại nhất là người ăn xin mà chính là thầy tôi.
"Tôi phải ngồi bên cạnh thầy trong ba mươi năm, vì đã không có cách nào khác. Thầy sẽ không dạy bệ hạ bất kì cái gì – nếu bệ hạ có thể học, đó là công việc của bệ hạ. Thầy sẽ dạy chỉ khi nó tới với thầy. Bệ hạ có thể quan sát, bệ hạ có thể thấy niềm huy hoàng vô cùng đột nhiên xảy ra. Haridas biến mất, chỉ âm nhạc còn lại."
Trong những khoảnh khắc đó, khi Haridas biến mất, ông ấy đã là vị phật dù ông ấy biết điều đó hay không. Hoạt động này có thể ở trong bất kì hướng nào, bất kì chiều nào.
Tôi muốn mọi người biết rằng nếu bạn có thể làm cái gì đó mà không có bất kì ham muốn nào về thưởng hay đạt tới, bạn đang trong thiền. Bạn sẽ sớm nở bung trong chứng ngộ. Từ sự dư thừa của bạn, yêu và từ bi sẽ tới, và trong vài ngày bạn có thể bước đi khác với người khác. Nhưng bạn sẽ sớm nhận ra rằng người khác không thể nhận ra được điều đó – đó là một điều.
Và điều thứ hai: khoe chứng ngộ của bạn, khoe ánh sáng của bạn cho những người đang mù là xấu. Điều đó là không từ bi. Người chứng ngộ sẽ sớm quên về chứng ngộ của mình. Đó là Chuyện lớn – quên ngay cả chứng ngộ. Toàn thế giới mất rồi và chứng ngộ cũng mất. Không cái gì còn lại sau, bạn đã trở thành một phần của vũ trụ.
Đây là nghỉ ngơi. Đây là thảnh thơi.
Chứng ngộ là cách tịch diệt. Nếu ông nhận an bình và yên tĩnh là phúc lạc, mọi thứ đều là ưu phiền; nhưng khi ông chứng ngộ, mọi thứ đều chứng ngộ. Mọi người của thế gian không hiểu điều cơ bản này về vọng tưởng và chứng ngộ. Họ kìm nén ý nghĩ về sinh tử, và nghĩ rằng đây là vô sinh của một ý nghĩ, và cũng xem xét sự thiếu chú ý – nhưng đây vẫn là những ý nghĩ về sinh và tử, không thiếu chú ý, không yên lặng. Khi ông cố dừng ý nghĩ bằng ý nghĩ, sinh và tử tiếp tục.
Bạn không thể dừng được ý nghĩ bằng ý nghĩ. Bạn không thể kiểm soát được tâm trí bằng bản thân tâm trí. Bạn phải tách xa khỏi tâm trí, chỉ quan sát nó.
Có lẽ trong vài ngày nó có thể tạo ra chút ồn ào, rằng "Mày đã bỏ tao!" Cứ liên tục quan sát đi. Nó sẽ biến mất vì chất nuôi dưỡng của nó là sự đồng nhất của bạn với nó. Bây giờ bạn không còn bị đồng nhất nữa, nó không thể kéo dài lâu được. Nó sẽ co lại, nó sẽ chết đi, nó sẽ biến mất như khói trong bầu trời, và chỉ người quan sát còn lại.
Nhưng khi không có gì để quan sát, ngay cả mục đích của người quan sát cũng không có đó. Khi không có gì để quan sát, người quan sát đã tự tử mà không biết điều đó. Đó là lí do tại sao ông ấy nói, chứng ngộ là cách tịch diệt.
Bạn sẽ bị tịch diệt, tan biến hoàn toàn vào trong cái toàn thể. Chỉ thế thì bạn sẽ thấy... bạn sẽ không có đó, mà chỉ có an bình, mà chỉ có ánh sáng, chỉ có niềm vui, chỉ có điệu vũ... Hoa đã biến mất, để lại đằng sau chỉ hương thơm.
Tekkan đã viết:
Vô tâm, vô phật, vô sinh linh.
Xương của trống rỗng bị tan tác.
Tại sao sư tử vàng,
Phải tìm hang cáo?
Vô tâm trí, và bạn thấy phật – nhưng phật đó cũng phải biến mất. Không phật, và bạn thấy bản thể tối thượng của vũ trụ - ngay cả điều đó cũng phải biến mất. Khi mọi thứ đã biến mất và bạn hoàn toàn bị xoá sạch, bạn đã tìm ra chân lí vũ trụ.
Nó không phải là chân lí của bạn, nó không phải là chân lí của tôi, nó đơn giản là Chân lí.
Một bài thơ Thiền:
Tất cả đều hài hoà, vậy mà
mọi thứ là tách rời.
Một khi được xác nhận,
quyền làm chủ là của ông,
từ lâu tôi đã lảng vảng
ở giữa đường,
hôm nay chính băng loé lên ngọn lửa.
Con đường của chư phật được gọi là Trung Đạo; không cực đoan, chỉ giữ ở giữa.
Hôm nay chính băng loé lên ngọn lửa. "Tôi đã đi tới điểm mà băng và lửa là trong hài hoà, nơi mọi thứ đều trong hài hoà." Từ hay hơn cho hài hoà sẽ là sự đồng bộ - mọi thứ đều trong đồng bộ sâu sắc, mọi trái tim đã trở thành một nhịp tim đập.
Bài cú khác viết:
Bao giờ cũng tiến tới chỗ
nước có điểm cuối:
chờ đợi bất động đến khi
mây trắng sẽ nảy sinh.
Thiền giống như dòng sông chảy hướng tới đại dương: khi chúng gặp đại dương, chúng sẽ biến mất. Chúng chạy nhanh thế tới chỗ chúng tịch diệt.
Phật giáo đã không hấp dẫn mấy cho giới tăng lữ Ấn Độ, các brahmins, bởi lẽ đơn giản rằng trong nhiều thế kỉ họ đã từng cầu nguyện Thượng đế để được phần thưởng. Mọi kinh Veda đều đầy những đòi hỏi Thượng đế về điều này điều nọ. Toàn thể tâm trí của Ấn Độ đã không được chuẩn bị để chấp nhận Phật. Ước định đã là, bạn cầu nguyện, bạn làm nghi lễ lửa, bạn hiến tế, và Thượng đế sẽ cho bạn phần thưởng lớn. Bạn làm các hành động đức hạnh và trên thiên đường bạn sẽ được trả cả nghìn lần hơn.
Ý tưởng này đã từng được nuôi dưỡng ở Ấn Độ trong hàng nghìn năm, khi Phật nói rằng điều này không phải là tôn giáo thực, điều này là kinh doanh vô cùng, điều này không phải là việc tìm kiếm đích thực về sự tồn tại. Bạn vẫn đang khao khát phần thưởng. Vì điều này ông ấy đã chọn từ ‘niết bàn’ cho điểm tối thượng của ông ấy.
Niết bàn thực tại có nghĩa là thổi tắt ngọn nến. Khi bạn thổi tắt ngọn nến, bạn có thể nói liệu ngọn lửa đã đi đâu được không? Bạn có thể tìm được ngọn lửa này chỗ nào được không? Nó phải đã đi đâu đó, nhưng bạn biết không thể nào tìm ra nó. Nó đã biến mất trong vũ trụ.
Phật dùng từ ‘niết bàn’, điều được dịch thành chứng ngộ; nhưng từ ‘chứng ngộ’ không mang cùng hương vị của việc tịch diệt. Nó vẫn cho ý tưởng về đạt tới. Niết bàn có nghĩa là việc tìm kiếm sự tịch diệt, thổi tắt ngọn nến trong vũ trụ.
Một cách tự nhiên, hàng trăm lần trong bốn mươi hai năm thuyết giảng của ông ấy, các học giả Hindu lớn, các tu sĩ và triết gia đã tới Phật và hỏi ông ấy, "Phỏng có ích gì cố gắng vì cái gì đó mà trong đó ông sẽ biến mất?"
Câu hỏi 1
Maneesha đã hỏi một câu hỏi tương tự:
Thưa thầy kính yêu,
Không ai trong tâm trí có lí của họ lại sẽ muốn bị tịch diệt. Cho nên ai hay cái gì ở bên trong chúng ta cảm thấy việc lôi kéo hướng tới triệt tiêu?
Điều tuyệt đối đúng là hỏi Phật, "Giáo huấn của thầy thật kì lạ: thiền dường như là tự tử tối thượng. Tại sao người ta phải ham muốn tịch diệt?" Nhưng câu trả lời của Phật là rất rõ ràng, mặc dầu nó không được tâm trí Ấn Độ đón nhận.
Câu trả lời của ông ấy rất rõ ràng. Ông ấy nói, "Vì ông là vấn đề; do đó tịch diệt là giải pháp duy nhất."
Không phải là bạn có vấn đề; điều này phải được hiểu rất rõ ràng. Không phải là bạn có vấn đề, cho nên vấn đề có thể được giải quyết một cách tách biệt và bạn có thể được cứu. Nếu như đó là tình huống, thế thì Phật chắc đã sai. Nhưng đây không phải là tình huống. Bạn là vấn đề. Bạn không thể hiện hữu mà không có vấn đề.
Nghĩ xem một sáng bạn thức dậy và bạn không có vấn đề nào – bạn sẽ trong tiếc nuối thế. Bạn sẽ nói, "Trời, mình sẽ làm cái gì? Chẳng có vấn đề chút nào!"
Bạn bám lấy vấn đề bởi vì vấn đề cho bạn nhân cách. Chúng cho bạn sự đồng nhất nào đó.
Không có vấn đề, bạn không còn nữa. Bạn chỉ là tuyển tập các vấn đề. Đó là lí do tại sao Phật là đúng, rằng thiền là việc tịch diệt không chỉ các vấn đề mà cả bạn nữa, vì bạn không là gì ngoài tuyển tập, cái tên cho tuyển tập các vấn đề. Khi mọi vấn đề mất đi rồi, bạn mất đi... bạn không tách rời khỏi vấn đề của bạn. Đóng góp lớn lao nhất của Phật cho thế giới là việc nhận ra rằng bản thân con người là vấn đề. Bạn có thể liên tục đổi vấn đề - điều đó là có thể - nhưng bạn không thể tồn tại nếu không có vấn đề. Không có nhu cầu! Nếu bạn không có vấn đề nào, phỏng có ích gì mà tồn tại?
Các nhà tâm lí bây giờ nói rằng sau khi về hưu, mọi người mất đi gần mười năm cuộc đời. Nếu họ vẫn còn làm việc họ chắc đã sống thêm mười năm nữa, nhưng vì họ nhận về hưu... Họ đã từng khao khát trong nhiều năm để được về hưu để cho họ có thể đi du lịch thế giới hay viếng thăm các cung điện cổ, các lâu đài, Himalayas. Họ sẽ tận hưởng, cuộc sống sẽ là vui đùa. Mãi cho tới giờ cuộc sống đã chỉ là làm việc, làm việc, làm việc. Sau khi về hưu họ có thể tận hưởng cuộc sống thật vui.
Nhưng sau khi về hưu họ thấy rằng cuộc sống đã trở nên tuyệt đối vô dụng. Không ai cần họ. Con cái họ trưởng thành, chúng đã đi theo đường của chúng. Và cho dù họ đi du lịch quanh thế giới...
Tôi đã thấy các khách du lịch với đủ loại máy ảnh và túi đồ và máy móc che kín cả hai bên người họ, nhưng nhìn vào mặt họ mà xem! Họ biết rằng họ đang chạy một cách không cần thiết từ Taj Mahal tới Ajanta, từ Ajanta tới Ellora. Họ biết hoàn toàn rõ rằng tất cả những cái này là vô dụng; họ đơn giản đang giữ cho bản thân họ dính líu vào cái gì đó vô tích sự. Bây giờ chết dường như là lối thoát duy nhất. Một cách tự nhiên khoảng sống của họ co lại.
Điều Phật Gautam đang nói là câu trả lời rất tối thượng cho con người. Ông ấy nói rằng bạn là vấn đề. Vấn đề lấy hình dạng nào không quan trọng – chừng nào bạn còn chưa sẵn sàng cho tịch diệt bản thân bạn, vấn đề sẽ liên tục tới trong các hình tướng mới. Thời thanh niên có vấn đề của nó, thời thơ ấu có vấn đề của nó; đứa trẻ muốn lớn nhanh chóng.
Tôi đã nói chuyện với các trẻ nhỏ. Tất cả chúng đều muốn lớn lên nhanh vì chúng thấy người khác đang tận hưởng – hút thuốc lá, đi xem phim, có bạn gái. Chúng muốn lớn nhanh nhất có thể được.
Có lần tôi sống bên cạnh một trạm bưu điện, và tôi thường đi dạo sớm, vào ba giờ sáng. Một đêm tôi thấy một cậu nhỏ. Hôm đó là đêm trăng tròn, cho nên tôi có thể hình dung ra nó là ai; nó là con trai của ông trưởng phòng bưu điện. và khi thấy tôi, nó trốn ra sau cây.
Tôi bắt giữ nó và tôi hỏi, "Có chuyện gì vậy? Sao cháu trốn? Bước ra đi."
Nó nói, "Cháu sẽ ra, nhưng bác đừng nói với bố cháu."
Tôi nói, "Vấn đề là gì, mà cháu cố trốn?"
Nó giấu bộ râu mép nhân tạo, và điếu thuốc lá. Nó giả vờ là bố nó. Nó bước đi theo cùng cách như bố nó bước... Nó nói, "Bác đừng nói cho bố, bằng không bố sẽ cho cháu trận đòn đau."
Tôi nói, "Vội gì nào? Một ngày nào đó râu mép sẽ mọc ra, và thế rồi cháu có thể hút thuốc nữa. Việc này quá sớm."
Nó nói, "Cháu đã chờ đợi và chờ đợi và mọi người dường như tận hưởng còn cháu phải liên tục chơi với đồ chơi. Bất kì khi nào cháu mè nheo bố cháu lại mang tới đồ chơi khác. Cháu phải ở cùng với đồ chơi bao lâu? Cháu muốn thứ thực cơ!"
Tôi nói, "Cháu có thể có đồ chơi thực."
Nó nói, "Cháu có đấy! Cháu có thể chỉ cho bác trong nhà cháu, bác tới cùng cháu đi. Cháu có một cô gái đẹp biết mở mắt và nếu bác để cô ấy nằm xuống cô ấy nhắm mắt lại. Nhưng sau rốt nó chỉ là đồ chơi thôi! – nó không phải là bạn gái thực."
Tôi nói, "Điều đó đúng!"
Trẻ nhỏ có vấn đề của chúng. Khi chúng lớn lên, chúng có vấn đề của chúng. Cùng bạn gái, cùng bạn trai mà chúng muốn có trở thành ác mộng, chì chiết lẫn nhau, hành hạ lẫn nhau, làm mọi thứ khó chịu cho nhau và dầu vậy vẫn ôm nhau. Rất khó gạt bỏ kẻ hành hạ bạn, vì sâu bên dưới bạn cảm thấy một mình nếu không ai hành hạ bạn.
Kinh sách Hindu nói rằng bạn nhất định phải đánh người đàn bà của bạn một lần một tuần; bằng không cô ấy sẽ nghĩ bạn không yêu cô ấy. Tôi nghĩ có cái gì đó trong việc đó! Nếu bạn không đánh bạn gái của bạn, cô ấy sẽ đánh bạn. Điều đó là tùy ở bạn chọn lựa.
George Bernard Shaw hay nói rằng cho đàn bà sự bình đẳng là không thể được. Khi được hỏi tại sao ông ấy nói, "Kinh nghiệm cả đời của tôi đấy" – và không ai đã sống lâu như ông ấy đã sống, ông ấy đã sống một thế kỉ - "Kinh nghiệm của tôi là, hoặc bạn kìm người đàn bà ở dưới bằng vũ lực hoặc cô ấy sẽ kìm bạn ở dưới. Bình đẳng là không thể được. Hoặc bạn cao hơn hoặc cô ấy cao hơn. Một trong các bạn phải kém hơn với bất kì giá nào."
Bình đẳng là không thể được, theo George Bernard Shaw, và tôi có thể thấy ra vấn đề. Nó bao giờ cũng khó.
Cho nên khi bạn trẻ bạn có khổ của bạn và bạn muốn thoát ra khỏi tuổi khổ này nhanh chóng, nhưng vấn đề còn lại.
Khi tuổi già bắt đầu tới người ta trở nên sợ, vì tuổi già nghĩa là chết không còn xa xôi nữa. Và tuổi già nghĩa là thế hệ trẻ quanh bạn không còn quan tâm tới bạn. Bạn quá già, quá lạc mốt. Bạn không thể trà trộn vào thế hệ trẻ hơn, họ tránh bạn. Bạn bị kết thúc; chỉ hiểu ra vấn đề rằng bạn bị kết thúc. Mọi răng giả của bạn chẳng giúp gì.
Có những người xung quanh có mọi thứ là giả, và họ đang nghĩ lừa người trẻ hơn. Nhưng bạn có thể lừa được bao lâu? – trong đêm bạn phải tháo răng giả ra. Một ngày bạn có thể không bị quan sát, nhưng ngày thứ hai... trong khi ngủ tóc giả của bạn rơi ra khỏi sọ, và người đàn bà đang nằm bên cạnh bạn không thể tin được rằng bạn đã từng lừa cô ấy! Nhưng mọi thứ dường như là giả.
Có những tuổi mà các cái giả được cần tới; bằng không bạn bị lạc thời. Nhưng bạn đang làm gì ở đây? Chỉ đi tới nấm mồ của bạn! Thiền ở đó đi! Thế giới đã bỏ bạn một mình. Tuổi già... và chết dường như đang gõ lên cửa của bạn vào bất kì khoảnh khắc nào, và nỗi sợ cái không biết... Toàn thể cuộc sống của bạn là vấn đề.
Từ chính việc sinh đứa trẻ chống lại việc ra khỏi bụng mẹ vì nó đã sống trong chín tháng trong một cung điện thoải mái nhất, xa hoa nhất. Không làm việc, và mọi nhu cầu đều tự động được cung cấp – sao nó phải rời khỏi cung điện này? Và ai biết cái gì ở bên ngoài? Đó là lí do tại sao đàn bà có nhiều đau đớn thế khi sinh con: đứa con bám lấy, đứa con không muốn ra. Từ khoảnh khắc đó, mãi cho tới khi bạn được đặt lên dàn hỏa thiêu, bạn chỉ là khổ – cho bản thân bạn và cho người khác.
Maneesha, đó là nhu cầu, ham muốn, về triệt tiêu tối thượng, tan biến trong vũ trụ - để cho bạn không có bất kì nhu cầu cá nhân nào, bất kì vấn đề cá nhân nào; để cho bạn không có bất kì gánh nặng nào, thậm chí không về hiện hữu, vì hiện hữu cũng là gánh nặng.
Sáng suốt của Phật là lớn tới mức ông ấy đi trước thời đại của ông ấy. Cho dù hai mươi nhăm thế kỉ đã trôi qua, ông ấy vẫn chưa tìm thấy người đương đại của mình, vì điều ông ấy nói là đúng tối thượng tới mức nó làm tổn thương, tới mức người ta muốn không nhìn nó, nhắm mắt lại.
Chính vì lí do này mà Phật giáo đã không thể phát triển được ở Ấn Độ - vì tâm trí của Ấn Độ, trong nhiều thế kỉ, đã được nuôi dưỡng bằng ý tưởng rằng lời cầu nguyện, thiền, yoga, mọi thứ là để được thưởng.
Và Phật nói, "Nếu ông có bất kì ý tưởng nào về thưởng, ông sẽ bỏ lỡ. Chính ý tưởng về đạt tới cái gì đó sẽ ngăn cản ông khỏi hợp nhất vào trong sự tồn tại." Điều đó là mâu thuẫn với tâm trí mọi người tới mức chỉ vài người rất thông minh mới theo ông ấy. Và sau khi ông ấy chết, trong vòng ba trăm năm... chỉ ba trăm năm sau cái chết của ông ấy, ngay cả một gợn sóng cũng không còn lại. Ở Ấn Độ, Phật giáo đã hoàn toàn biến mất.
Ba trăm năm sau Alexander Đại đế tới Ấn Độ. Ông ta muốn gặp một số thánh nhân Phật tử, nhưng ông ta đã không thể gặp được. Ông ta đã không thể tìm ra người nào. Tại sao nó biến mất nhanh chóng thế, một sáng suốt vĩ đại thế? Lí do là, tâm trí Ấn Độ về căn bản là tham. Nó nói về từ bỏ, nhưng ngay cả từ bỏ cũng là để được thưởng. Nó nói về từ thiện, nhưng từ thiện cũng là để được thưởng. Mọi thứ đều là kinh doanh.
Phật giáo đã xoay xở để phát triển rễ của nó ở Trung Quốc, ở Hàn Quốc, ở Nhật Bản, ở Thái Lan, bởi lẽ đơn giản rằng họ đã không phải là cái gọi là những người tôn giáo. Trung Quốc đã chịu tác động lớn của Khổng tử, người đã không tin vào Thượng đế, người đã không tin vào bất kì cõi trời hay bất kì địa ngục nào. Phật giáo đã tìm ra mảnh đất đúng nơi mọi người không đòi hỏi đạt tới, ngay cả sau chết. Và Nhật Bản thậm chí còn là mảnh đất màu mỡ hơn; họ đã không có cái tham Ấn Độ.
Điều rất kì lạ là Ấn Độ tiếp tục tuyên bố với toàn thế giới rằng nó là mảnh đất tâm linh duy nhất. Nó toàn là phân bò thôi. Tôi đã sống nửa thế kỉ, và tôi đã quan sát tâm trí Ấn Độ từ mọi phía – họ tham hơn bất kì người nào trên thế giới, nhưng họ đã làm ngay cả tham của họ thành có tính tâm linh.
Phật không thể tạo ra rễ của ông ấy ở đây bởi lẽ đơn giản rằng tâm trí Ấn Độ đã mang định kiến và được chuẩn bị để có vui thú lớn bên ngoài chết. Nó không thể để mất vui thú đó được. Và một cách tự nhiên, với tâm trí này, câu hỏi mà Maneesha đang hỏi nảy sinh.
"Không ai trong tâm trí có lí của họ " – điều đó là đúng... "Không ai trong tâm trí có lí của họ lại muốn bị tịch diệt."
Nhưng ai có đó, người ở trong tâm trí có lí của họ? Thực ra, khi bạn ở trong tâm trí có lí của bạn, bạn sẽ thích được tịch diệt. Chỉ người mất trí mới muốn tiếp tục. Vấn đề là gì? Nghĩ một chút mà xem: trước khi bạn được sinh ra, bạn có cho rằng đã có cái gì đó thiếu trong thế giới không? Và nghĩ lần nữa: khi bạn sẽ chết, bạn có cho rằng cái gì đó sẽ bị thiếu trong thế giới không? Hàng triệu người đã tới và đi – thế giới tiếp tục.
Phật đang nói: Sinh là đau đớn, tuổi thanh niên là đau đớn, tuổi già là đau đớn, chết là đau đớn – tại sao ông muốn tiếp tục? Để làm gì? Thiền của ông ấy là đi tìm việc làm tan biến bản thân người ta trở lại trong vũ trụ. Nó là nghỉ ngơi toàn bộ, nghỉ ngơi khỏi bản thân bạn; tự do toàn bộ, tự do ngay cả với bản thân bạn.
Đây là một trong những lí do tôi không là một phần của Ấn Độ. Những người đã tới tôi từ khắp thế giới đều không phải là người tham. Họ thực sự muốn hiểu rằng cuộc sống là vấn đề, rằng tâm trí là vấn đề. Thực ra, hiện hữu là hiện hữu vấn đề. Thế thì tại sao không dũng cảm và không hiện hữu?
Bạn sẽ thấy rất ít người Ấn Độ ở đây; tất cả họ đều chống lại tôi. Lần nữa họ tìm thấy vị phật khác dạy về triệt tiêu, tịch diệt, dạy cái chết tối thượng. Nhưng chỉ những người rất thông minh mới có thể hiểu được nó. Phật giáo dành cho những người phức tạp nhất, dành cho người thông minh nhất. Nó không dành cho người thường, cho người tầm thường. Họ sẽ liên tục khổ, nhưng họ sẽ không bao giờ hiểu rằng chính sự hiện hữu của họ là khổ. Vô hiện hữu là tự do khỏi khổ.
Vài tiếng cười trước khi bạn biến mất, chết, tịch diệt... và lần này đi thực sự. Ít nhất cho vài khoảnh khắc bạn sẽ là vị phật, và không có hại gì nếu bạn không quay lại. Chúng ta vẫn sẽ mở hội – đó là lời hứa.
Dilly và Dally, hai người bán hàng, đang đứng cùng nhau tại quầy, nói về trận đá bóng. Tại đầu kia của quầy một người say già đang khó khăn giữ cho bản thân mình và cốc rượu đứng thẳng đồng thời.
Đột nhiên Dilly để ý tới mùi khó ngửi.
"Này, Dally!" anh ta nói, "cậu ngửi thấy mùi phân không?"
Dally hít hít khí, gật đầu và bắt đầu nín mũi lại.
"Tớ nghĩ nó bắt nguồn từ ông già say ở kia," anh ta nói.
"Xin lỗi," Dally nói với ông già, "nhưng có mùi thối quanh đây. Ông có ỉa ra quần không đấy?"
Người say có đôi mắt lờ mờ ngẩng đầu lên và nhìn chăm chăm vào Dilly.
"Ấy," ông ấy nhỏ dãi, "nói cái gì vậy?"
"Được," Dilly bị choáng nói, "sao ông không vào nhà vệ sinh và rửa mình đi?"
Ông già say nhìn ra sau, nháy mắt, và thế rồi nói, "Vì tôi vẫn còn chưa ị xong!"
Ba thư kí, Betty, Boopsee và Barbara, đang làm việc trong cùng một văn phòng cho cùng một ông chủ, kẻ bạo chúa gia trưởng nam nổi tiếng, Dumford Porkeye.
"Ông ấy bần tiện thế," Betty nói với Boopsee và Barbara nhân dịp nghỉ giải lao, "cho nên hôm qua tôi đã để muối vào trong bát đường của ông ấy chỉ để quan sát mặt ông ấy khi ông ấy uống cà phê."
"Điều đó chưa là gì nhé," Boopsee nói. "Tôi thấy một gói bao cao su trong ngăn kéo bàn làm việc và lấy một cái kim và chọc thủng lỗ ở đầu cuối của tất cả các bao cao su!"
Vào lúc đó, Barbara ngất xỉu.
Donald Dixteen đang đi chuyến du lịch Tây Ban Nha. Anh ta nhìn vào các thuyền trong cảng của một làng đánh cá nhỏ, thì ông già Carlos tới anh ta và hỏi, "Ông thấy bao nhiêu thuyền ở đó đang trên mặt nước?"
"Quãng hai mươi nhăm chiếc," Donald đáp.
"Thực ra là hai mươi tám đấy!" Carlos nói. "Và tôi đã xây dựng mọi chiếc trong đó bằng chính tay tôi đấy! Nhưng hàng xóm của tôi có gọi tôi là Carlos người làm thuyền không? Họ chẳng gọi đâu! Ông thấy bao nhiêu nhà trên sườn đồi đằng kia?" Carlos tiếp tục.
"Ba mươi hai," Donald đáp.
"Đúng!" Carlos đồng ý, "tất cả do tôi dựng lên đấy. Nhưng hàng xóm của tôi có gọi tôi là Carlos người xây nhà không? Họ chẳng gọi thế!
"Vậy, họ gọi ông là gì?" Donald nhấn mạnh. "Carlos cái gì sao?"
"Họ gọi tôi là gì á?" Carlos kêu lên, vừa nhìn người đàn bà cạnh đó một cách yêu mến.
"Ông sẽ không tin được điều đó đâu," Carlos giải thích, "chỉ bởi vì con bé kia mà tôi đã đéo!"
Nivedano...
(Tiếng trống)
(Nói lắp bắp)
Nivedano...
(Tiếng trống)
Im lặng, nhắm mắt lại.
Cảm thấy thân thể bạn bị đông cứng.
Thu tâm thức bạn vào bên trong,
mỗi lúc càng sâu hơn...
Im lặng này, an bình này, phúc lạc này
khám phá vị phật bên trong bạn.
Trong vài khoảnh khắc bạn là vị phật
và điều đó là tuỳ ở bạn, nếu bạn có thể nhớ -
thế thì bạn có thể là vị phật hai mươi bốn giờ.
'Phật' đơn giản có nghĩa là nhận biết im lặng.
Và nhận biết im lặng không phải là cái gì đó chết,
nó là đầy niềm vui,
nó là đầy nước cam lồ,
nó là đầy điệu vũ.
Nó có âm nhạc của riêng nó.
Để làm cho nó rõ ràng hơn, Nivedano...
(Tiếng trống)
Thảnh thơi...
Thảnh thơi trong vũ trụ.
Bỏ bản thân bạn, với mọi vấn đề của bạn.
Chỉ không hiện hữu!
Điều này siêu việt trên ngay cả vị phật.
Điều này đang đi vào trong bản thân vũ trụ,
khi làm mất mọi nhân cách, tính cá nhân của bạn.
Giọt sương trượt từ lá sen
vào trong đại dương...
Đây là khoảnh khắc phúc lạc
và cực lạc nhất của đời bạn.
Liên tục nhớ tới nó.
Nó là bản tính riêng của bạn.
Nó không phải là cái gì đó bất thường,
nó không phải là cái gì đó phi thường,
nó chỉ là bản tính thanh tịnh, đơn giản rất bình thường,
không có bất kì đòi hỏi nào về bất kì cái gì.
Điều này mang tới nhiều ánh sáng và nhiều vui mừng
tới mức nó bắt đầu tràn ngập trong bạn.
Nivedano...
(Tiếng trống)
Quay lại, nhưng không quay lại
mà bỏ kinh nghiệm của bạn đằng sau -
mang nó đi cùng bạn.
Dần dần, phục sinh một cách duyên dáng.
Ngồi trong vài giây như chư phật,
thu lấy,
nhớ lại nơi bạn đã ở...
kinh nghiệm này...
để cho nó trở thành dòng chảy ngầm trong đời bạn
hai mươi bốn giờ một ngày.
Nó có thể thay đổi mọi cử chỉ, hoạt động của bạn -
không chỉ của bạn, nó có thể thay đổi mọi người quanh bạn.
Nó có tính lây nhiễm.
Chia sẻ nó đi, đừng là kẻ keo kiệt!
Được chứ, Manesha?
Vâng, thưa Thầy kính yêu.
Chúng ta có thể mở hội mười nghìn chư phật không?
Vâng, thưa Thầy kính yêu.
0 Đánh giá