Read more
Thiền: Thú vị,
Sức sống, Phấn khởi và Sinh động - Osho
Bài nói về Thiền
Câu hỏi thứ nhất
Osho ơi,
Thầy đang trút tình yêu mênh mông lên các đệ
tử của thầy và những người khác. Nhưng tại sao những người chứng ngộ khác như
thầy, đầy yêu và từ bi, lại không thế? Chẳng phải là yêu và từ bi bừng lên với
chứng ngộ đó sao?
Tại sao các thầy khác dường như là khô khan
thế và đơn thuần trí tuệ trong so sánh với thầy?
Nikhilananda,
Điều đầu tiên cần nhớ là ở chỗ
trong một trăm thầy chỉ có một Thầy; chín mươi chín người kia chỉ là thầy giáo.
Thầy giáo cần có học thức, Thầy có thể có học thức, có thể không có học thức;
điều đó là không cần thiết. Thầy giáo biết nhiều khi có liên quan tới truyền thống,
khi có liên quan tới tục lệ. Ông ấy sống cuộc sống vay mượn, và cuộc sống vay
mượn không thể là vô trọng lượng, cuộc sống vay mượn nhất định là nặng nề, đờ đẫn,
khô khan, chết. Thầy là người nổi dậy. Thầy sống từ bản thể riêng của mình: thầy
tự phát, không theo truyền thống. Thầy không thể có tính truyền thống được -
mang tính truyền thống là không thể được với thầy. Jesus được sinh ra là người
Do Thái nhưng không là người Do Thái. Phật được sinh ra là người Hindu nhưng
không là người Hindu. Cùng điều đó là đúng cho mọi Thầy đã chứng ngộ. Nhưng thầy
giáo chỉ là tranh biếm hoạ của Thầy; ông ấy giả vờ là Thầy, đó là trò bản ngã của
ông ấy. Thầy là vô ngã, do đó không có gì ngoài yêu. Khoảnh khắc bản ngã biến mất
toàn thể năng lượng của bạn là yêu, từ bi, hương thơm thuần khiết. Nó là lễ hội
vô cùng, lễ hội ánh sáng, bài ca, điệu vũ, niềm vui không vì lí do nào khác, chỉ
vì là riêng nó.
Thầy nhất định giống như người
làm vườn: nhiều hoa, nhiều chim hót, công múa, gió luồn qua rặng thông cổ, và
tiếng nước róc rách chảy.
Thầy là âm nhạc, là thơ ca; thầy
giáo là toán học, tính toán. Thầy giáo sống trong lời, Thầy sống cuộc sống vô lời.
Thầy giáo là cái đầu, Thầy là cái tâm. Nhưng chúng ta đã hoàn toàn đánh mất
ngôn ngữ mà nhờ nó hiểu được Thầy bởi lẽ đơn giản rằng Thầy rất hiếm khi xảy
ra. Hiện tượng này là hiếm hoi tới mức chúng ta liên tục quên mất cách nhận ra
Thầy, cách hiểu Thầy, cách hiểu thấu Thầy. Chúng ta đã đánh mất mọi cái nhìn
sâu vào trong hiện tượng vô cùng đó.
Thầy giáo được nhiều người biết
tới, được hiểu rõ; thầy giáo là một phần và một gói của sự tồn tại ngu xuẩn của
chúng ta. Ông ấy mù cũng như bạn mù, nhưng ông ấy nói cùng ngôn ngữ, do đó ông ấy
là hiểu được, hiểu thấu được. Thầy không mù. Thầy nói một ngôn ngữ khác toàn bộ
cho nên thầy dường như là người ngoài; thầy giáo có vẻ như là người bên trong.
Với thầy giáo bạn có thể rơi vào mối quan hệ rất dễ dàng, không có khó khăn gì
- ông ấy thuộc vào cùng chiều hướng. Nhưng Thầy là người xa lạ, người lạ - thầy
thuộc vào chiều hướng khác, thuộc vào thế giới khác, thuộc vào bến bờ xa hơn,
thuộc vào cõi bên kia. Thầy tồn tại trong bạn, ngay giữa bạn, nhưng thầy thuộc
về cõi bên kia. Thông điệp của thầy tới từ nguồn xa xôi, xa lắm. Thầy đơn giản
là đại diện ở đây của cái không biết và cái không thể biết. Thầy không nói theo
cách của kinh sách nói, thầy tạo ra liên lạc riêng của thầy.
Do đó bạn sẽ cảm thấy ngày càng
đối kháng hơn hướng tới Thầy. Bạn sẽ có mọi thông cảm với thầy giáo và không
thông cảm với Thầy - thực ra, ác cảm rất sâu. Bạn sẽ muốn giết thầy, bạn sẽ muốn
phá huỷ thầy, bởi lẽ đơn giản rằng thầy tạo ra rối loạn trong cuộc sống của bạn.
Thầy làm tan tành ảo tưởng của bạn, thầy gây choáng cho những ý tưởng có sẵn của
bạn, cho định kiến của bạn. Thầy là nguy hiểm cho chính nền tảng của bạn - thầy
lấy đi chính mảnh đất bạn đang đứng trên. Thầy phá huỷ an ủi của bạn, việc hợp
lí hoá của bạn.
Xã hội thông thường bị chia thành hai loại: loại 'đầu-thủ trưởng' và loại 'tay-thủ hạ'. Đó thực tế là cách chúng ta phân chia mọi người: người vô sản, người lao động được gọi là người làm thủ công, và các ông chủ được gọi là thủ trưởng. Điều đó không phải là trùng hợp ngẫu nhiên, nó là có ý nghĩa. Cái đầu cai quản cái tay, cái đầu chi phối cái tay. Nhưng không có loại thứ ba - cái 'tâm' - và Thầy thuộc vào loại thứ ba đó, cái gần như không tồn tại.
Chỉ thỉnh thoảng, vài lần và xa và ít ở giữa, bạn mới bắt gặp một Jesus, một Phật, một Zarathustra, một Lão Tử, một Trang Tử, nhưng thế thì bạn không có cách nào để hiểu những người này.
Và nếu một người muốn có danh tiếng, quyền lực, kính trọng, thế thì người đó phải đi theo bạn. Những người lãnh đạo của bạn không thực sự là người lãnh đạo đâu, họ là những người đi theo sau người đi theo. Thầy giáo của bạn không phải thực sự là thầy giáo đâu, họ thường xuyên điều chỉnh bản thân họ theo định kiến của bạn, vì không có điều đó bạn sẽ không kính trọng họ; sẽ không có khả năng nào thu được quyền lực và danh vọng. Mọi người đều nói ngôn ngữ của tính mù, và thầy giáo xác nhận cho bạn, thầy giáo làm cho bạn hài lòng.
Thầy lột trần mọi vết thương của bạn. Ở cùng thầy là bị đau! Chừng nào ai đó còn chưa sẵn sàng chết đi trên cây chữ thập, bị đầu độc bởi bạn, bị băm vằm, sát hại bởi bạn, người đó không thể dám là Thầy được. Thầy liên tục sống trong nguy hiểm.
Thầy giáo được mọi người kính trọng rất sâu sắc; thầy giáo là sự hỗ trợ của bạn, mặc dầu bất kì cái gì thầy giáo hỗ trợ đều không là gì ngoài dối trá. Nhưng một điều là chắc chắn: rằng bạn có thể hiểu ông ấy. Ông ấy hiểu bạn, bạn hiểu ông ấy.
Thor, thần sấm, cưỡi trên con ngựa ưa thích của mình. 'Ta là Thor đây!' ông ấy la lên.
'Vâng, ngài quên mất cái yên, xuẩn thế!' con ngựa đáp.
Nếu bạn nói với ngựa thế thì, tất nhiên, điều đó sẽ xảy ra!
Hai người say đang loạng choạng đi về nhà trong đêm. Một người nhìn lên và nói, 'Cái kia là mặt trời hay mặt trăng nhỉ?'
Bạn anh ta đáp, 'Tớ không thể nói được cho cậu, tớ không sống quanh đây.'
Một bà già đi vào chỗ bác sĩ nhãn khoa và nói, 'Tôi cần một cặp kính mới.'
Bác sĩ nhãn khoa đáp, 'Tôi biết điều đó ngay khi bà bước qua cửa sổ.'
Đây là thế giới bạn đang sống trong đó!
Thầy giáo điều chỉnh theo bạn. Với Thầy điều đó sẽ chính là cái đối lập: bạn phải điều chỉnh theo Thầy. Và tất nhiên các bạn có hàng triệu còn vị Phật bao giờ cũng một mình. Đa số thuộc về bạn; bạn có mọi quyền lực. Tất nhiên quyền lực của bạn là rất thô - bạn có thể đóng đinh Jesus nhưng bạn không thể giết được tâm linh của ông ấy, bạn có thể đầu độc Socrates nhưng bạn không thể đầu độc được thông điệp của ông ấy...
Trong những khoảnh khắc cuối cùng khi Socrates sắp chết - ông ấy đã bị đầu độc - một đệ tử, Crito, hỏi ông ấy, 'Thưa thầy, xin cho chúng tôi những chỉ dẫn về điều chúng tôi phải làm với thân thể thầy. Thầy muốn nó được chôn hay được thiêu? Loại nghi lễ nào...? Thầy đã là con người hiếm hoi thế. Thầy không thuộc vào thể chế, thầy không thuộc vào bất kì truyền thống nào, cho nên chúng tôi không biết chúng tôi phải làm gì với thân thể thầy khi thầy đã qua đời.'
Socrates mở mắt ra. Với năng lượng cuối cùng đang rời khỏi mình, ông ấy vẫn cười và nói, 'Những người chống ta nghĩ rằng họ đang giết ta - và các ông các đệ tử của ta lại lo nghĩ về liệu thiêu ta hay chôn ta dưới đất hay ném ta vào đại dương. Kẻ thù đang giết ta và bạn bè đang cố tìm cách để vứt bỏ ta. Nhưng ta bảo ông, Crito, rằng khi tất cả bạn bè và tất cả kẻ thù đã quên rồi ta sẽ vẫn ở đây và thông điệp của ta sẽ vẫn ở đây và chân lí của ta sẽ vẫn ở đây.
'Và nhớ lấy,' ông ấy nói, 'tên ông sẽ được ghi nhớ chỉ bởi vì ta đã dùng nó, bằng không chẳng ai sẽ nhớ tới tên ông.'
Và chắc chắn tên của Crito chỉ được nhớ tới sau hai mươi nhăm thế kỉ - sáng nay tôi đang nhớ tới Crito! - chỉ bởi vì Socrates đã nhắc tới tên ông ấy, bằng không sẽ chẳng có gì khác về Crito để nhớ.
Bạn phải điều chỉnh theo Thầy, Thầy không thể điều chỉnh theo bạn được, do đó chỉ những người rất dũng cảm mới có thể bước đi cùng người đã chứng ngộ.
Bạn hỏi tôi, Nikhilananda: Nhưng tại sao những người chứng ngộ khác như thầy, đầy yêu và từ bi, lại không thế?
Bạn có cho rằng có nhiều nhiều người chứng ngộ trên thế gian không? Đó là hiện tượng rất hiếm hoi. Vâng, có các thầy giáo, nhiều, thuộc nhiều nhánh, với nhiều thương hiệu, thuộc vào các truyền thống khác nhau, tôn giáo khác nhau... Có ba trăm tôn giáo trên trái đất và ít nhất có ba nghìn giáo phái và hệ thống thờ cúng thuộc vào ba trăm tôn giáo này, và mọi hệ thống thờ cúng và giáo phái lại có hàng trăm thầy giáo, nhưng rất hiếm khi tìm ra một người chứng ngộ.
Và bởi vì đám đông những thầy giáo này mà cho dù tình cờ bạn tìm ra một người chứng ngộ, có mọi khả năng là bạn sẽ không nhận ra ông ấy. Ông ấy sẽ là quá mãnh liệt! Ông ấy sẽ là cú choáng cho bạn tới mức bạn sẽ muốn trốn khỏi ông ấy. Bạn sẽ cảm thấy dường như bạn sắp chết! Ông ấy sẽ phá huỷ mọi khái niệm, mọi ý tưởng, mọi triết lí mà bạn đã mang lâu dài, cứ tưởng rằng nó là quí giá thế. Với Thầy chứng ngộ bất kì cái gì bạn đã từng mang như kim cương sẽ chứng tỏ chỉ là đá thường và không gì khác: 'Vứt chúng đi!' Và toàn thể đầu tư của bạn đã từng đổ vào những cái gọi là kim cương đó. Khả năng lớn nhất là ở chỗ bạn sẽ trốn khỏi người như vậy và bám lấy những hòn đá của bạn.
Cần can đảm để ở cùng Thầy: can đảm để từ bỏ bản ngã của bạn, can đảm để từ bỏ quá khứ của bạn, can đảm để từ bỏ mọi đầu tư của bạn, can đảm để sống một cách hiểm nguy - chống lại xã hội, chống lại văn hoá, chống lại toàn thể quá khứ.
Đệ tử thực là người nổi dậy, cũng như Thầy thực là điều tối thượng trong việc nổi dậy.
Điều chắc chắn đúng, Nikhilananda, là từ bi và yêu là sản phẩm phụ tự nhiên, tự phát của chứng ngộ; nếu chúng không có đó thế thì người này là không chứng ngộ. Nhưng lần nữa tôi phải nhắc bạn, vì bạn có thể hiểu lầm từ 'từ bi' và từ 'yêu', vì nghĩa sẽ được bạn trao cho...
Bạn ngụ ý gì bởi 'từ bi'?
Nó là phẩm chất bao quanh Thầy. Nó chẳng liên quan gì tới việc phục vụ người nghèo, mở bệnh viện và trại trẻ mồ côi, nuôi nấng người đói và cho người ăn xin chỗ trú ngụ - nó chẳng liên quan gì tới điều đó. Từ bi là biến đổi của đam mê. Năng lượng dục của bạn được biến đổi đầu tiên thành yêu, và thế rồi thành từ bi. Dục giống như hạt mầm, yêu như hoa, và từ bi như hương thơm.
Nhưng với ‘từ bi’ bạn sẽ hiểu là phục vụ người nghèo. Những người phục vụ người nghèo này là một trong những lí do tại sao nghèo nàn không biến mất khỏi thế gian. Chừng nào bạn chưa dừng toàn thể cái ngu xuẩn này của việc phục vụ người nghèo và bắt đầu phá huỷ sự nghèo, nó sẽ không biến mất đâu. Thực ra, người phục vụ người nghèo sẽ muốn nghèo còn mãi, bằng không cái gì sẽ xảy ra cho những người phục vụ này?
Một thầy giáo Hindu, rất nổi tiếng ở Ấn Độ, được những người Hindus tôn thờ, là Karpatri. Ông ấy đã viết một cuốn sách; trong cuốn sách đó ông ấy nói về chủ nghĩa xã hội và tôn giáo Hindu. Ông ấy đưa ra nhiều lí do tại sao ông ấy chống lại ý tưởng về chủ nghĩa xã hội và một trong những lí do quan trọng nhất mà ông ấy đưa là xem xét có giá trị. Ông ấy nói rằng tôn giáo Hindu dạy rằng phục vụ người nghèo, cúng tặng cho người nghèo là con đường lên cõi trời, và chủ nghĩa xã hội cố phá huỷ nghèo nàn hoàn toàn. Nó cố gắng phân phối tiền, và khi tiền được phân phối bình đẳng thế thì sẽ không có người nghèo và không có người giầu. Ai sẽ cúng tặng cho ai? Và ai sẽ phục vụ người nghèo? - vì sẽ không có người nghèo nào còn lại. Điều đó có nghĩa là chủ nghĩa xã hội sẽ phá huỷ chính gốc rễ của Hindu giáo. Chừng nào bạn không cúng tặng cho người nghèo bạn không thể lên được cõi trời. Chủ nghĩa xã hội dường như là điều nguy hiểm nhất có thể xảy ra cho những người đang tìm cõi trời và Thượng đế - chính chiếc thang này đang bị phá huỷ!
Cho nên ông ấy nói rằng tiền phải không được phân phối một cách bình đẳng vì việc đạt tới cõi trời, nhận ra Thượng đế là quan trọng hơn nhiều. Ông ấy cũng nói rằng một người là nghèo là bởi vì anh ta đã phạm phải tội lỗi trong kiếp sống quá khứ của mình và một người là giầu vì anh ta đã từng đức hạnh trong kiếp sống quá khứ của mình. Bạn là ai mà quấy rối luật nghiệp này? Người nghèo phải nghèo, người giầu phải giầu. Họ đơn giản có được bất kì cái gì họ xứng đáng; phải không có can thiệp vào. Điều này bắt nguồn từ một thánh nhân Hindu lớn, và thậm chí sau cuốn sách này ông ấy vẫn được tôn thờ như một thánh nhân lớn.
Tên ông ấy là Karpatri. Karpatri đơn giản có nghĩa là người ăn từ tay mình, người dùng tay mình làm bình bát ăn xin. Đó là nghĩa của từ karpatri: tay được dùng như bình bát ăn xin. Đó là thành tựu lớn duy nhất của ông ấy: rằng ông ấy dùng tay mình làm bình bát ăn xin, không phải là ông ấy không ăn đâu. Bạn phải để kẹo vào tay ông ấy, thế thì ông ấy sẽ ăn, thế thì bạn phải để đủ mọi thứ vào... Đó là điều không cần thiết thế - đích thân ông ấy có thể lấy chúng từ đĩa chứ! Một người được cần tới để lấy chúng từ đĩa và để chúng vào tay ông ấy, thế thì ông ấy ăn chúng. Đây là tính tâm linh lớn của ông ấy! Ông ấy được tôn thờ vì điều đó: rằng ông ấy không dùng bất kì đĩa nào, bất kì thìa nào; không cái gì được dùng, chỉ mỗi tay ông ấy. Nhưng điều này đã được tôn thờ trong hàng nghìn năm.
Mahavira đã rất được kính trọng bởi cùng lí do, vì ông ấy đã dùng tay để ăn; ông ấy đã là một karpatri. Trong kinh sách Jaina có nói rằng Phật còn chưa đạt tới chiều cao đó. Phật và Mahavira cả hai đã là những người đương đại. Tại sao ông ấy đã không đạt tới chiều cao đó? Vài lí do được nêu: một trong các lí do là ở chỗ ông ấy dùng bình bát xin ăn trong khi Mahavira dùng tay. Từ bỏ của ông ấy là toàn bộ; Phật sở hữu một bình bát xin ăn. Đó là tài sản sở hữu của ông ấy, và chừng nào bạn chưa từ bỏ mọi thứ..
Mahavira sống trần trụi còn Phật dùng ít nhất ba miếng vải. Ba miếng vải, một bình bát xin ăn, một gậy chống... vậy là ông ấy sở hữu năm thứ. Mahavira không sở hữu cái gì - thành tựu của ông này là hoàn hảo; Phật có chút thấp hơn ông này. Mahavira là bhagwan, nhưng Phật chỉ là một mahatma, một thánh nhân, Mahavira là hoá thân của đích thân Thượng đế.
Những ý tưởng ngu xuẩn này đã giữ nhân loại nghèo nàn.
Từ bi là hương thơm; nó chẳng liên quan gì tới việc phục vụ người nghèo hay cấp thức ăn cho người ăn xin, vì khi bạn cấp thức ăn cho người ăn xin, bạn đang nuôi dưỡng việc đi xin, khi bạn nuôi người nghèo bạn đang nuôi nghèo nàn, và nghèo nàn sẽ vẫn còn. Nghèo nàn phải bị phá huỷ. Con người thực của từ bi không phải là con người của phục vụ, người đó là người phá huỷ chính nguyên nhân hay cố gắng phá huỷ chính gốc rễ của mọi điều là xấu trong xã hội.
Đó đích xác là điều tôi đang làm ở đây và đó là lí do tại sao nhiều người thế chống lại tôi. Người Hindus chống tôi, người Mô ha mét giáo chống tôi, người Ki tô giáo chống tôi.
Mới vài ngày trước đây một sannyasin, Meeten, đã bị sát hại. Nhưng anh ấy đã chết một các đẹp đẽ, anh ấy đã chết như một sannyasin. Khi anh ấy bị sát hại lời cuối cùng của anh ấy là, 'Tôi có thể hiểu anh - tại sao anh giết tôi. Tôi biết rằng không ai đã yêu anh trong đời anh.' Anh ấy nói những lời này với kẻ sát hại! ' Tôi biết rằng không ai đã yêu anh trong đời anh và anh giận xã hội. Anh không giết tôi, anh đang báo thù lại xã hội. Nhưng nhớ lấy, đây là lời cuối cùng của tôi,' anh ấy nói, 'rằng tôi đang chết đi với tình yêu bao la với anh. Tôi yêu anh!'
Đây là những lời cuối cùng của anh ấy khi anh ấy nhắm mắt và chết: 'Tôi yêu anh!' Đây là từ bi! Đây là yêu!
Và ngày hôm sau các lều của sáu sannyasin đã bị đốt cháy. Các sannyasin đã tới đạo tràng và thế rồi ai đó đốt lều của họ. Bây giờ, không ai bị bắt quả tang và cảnh sát nghi ngờ rằng vì có đối kháng lớn trong những người Ki tô giáo Cơ đốc giáo ở Poona chống lại tôi vì tôi đã nói chống lại giáo hoàng và chống lại mẹ Teresa... nghi ngờ là ở chỗ bàn tay Cơ đốc giáo nào đó ở đằng sau nó. Họ không thể làm hại tôi được, nhưng họ có thể làm hại các sannyasin của tôi; đó là cách gián tiếp làm hại tôi. Và những người này nói về phục vụ công chúng, phục vụ người nghèo đấy - toàn những kẻ sát hại này!
Nếu bạn nhìn vào lịch sử của tôn giáo bạn sẽ ngạc nhiên: mọi tôn giáo đều đã chứng tỏ có tính sát hại. Toàn thể lịch sử con người đầy máu vì những cái gọi là tôn giáo này và cái gọi là những thánh nhân này và cái gọi là người chứng ngộ này. Chính bởi vì những người này mà nhân loại vẫn còn chưa trở nên trưởng thành, vẫn còn chưa trở nên đủ lành mạnh. Họ đã giữ nhân loại bị giam cầm trong cảnh nô lệ tâm linh sâu sắc và họ đã dùng con người theo mọi cách có thể được.
Họ đã nói với con người, 'Nếu con chết khi chiến đầu cho Nhà thờ, thế thì thiên đường của con là tuyệt đối chắc chắn.' Họ đã bảo con người, 'Nếu con giết nhân danh tôn giáo, thế thì đó không phải là tội lỗi.' Cho nên hàng triệu người đã bị sát hại trong nhiều thời đại và những kẻ sát hại cứ tưởng rằng họ đã làm hành vi đức hạnh. Và cùng những người liên tục phục vụ mọi người và cùng những người đó liên tục sát hại mọi người và cùng những người đó liên tục giữ nhân loại ở tuổi tâm lí thấp nhất.
Tuổi tâm lí trung bình của con người chỉ mười hai. Ai đã giữ nhân loại trong trạng thái khổ sở đó? Ai chịu trách nhiệm? Cái gọi là thánh nhân, giáo hoàng, shankaracharyas, imams, ayatollahs, họ là căn nguyên.
Thầy cố gắng chặt tận gốc; thầy không quan tâm tới việc tỉa lá vì chúng sẽ lại mọc ra. Nhưng hiểu Thầy trở nên ngày càng khó hơn vì đây là lí tưởng bạn đã yêu mến trong nhiều thế kỉ.
Bạn hỏi tôi, Nikhilananda: Nhưng tại sao những người chứng ngộ khác dường như khô khan thế và là trí thức đơn thuần trong so sánh với thầy?
Nếu họ là Thầy, họ không thể khô khan được; nếu họ khô khan họ không thể là Thầy. Nếu họ đơn thuần là trí thức họ không phải là Thầy. Họ có thể là học giả lớn, bác học, họ có thể là nhà thượng đế học, triết gia, nhưng không là Thầy. Họ có thể đã tích luỹ thông tin lớn, họ có thể có khả năng bình luận về kinh sách cổ đại nhất trên thế giới, nhưng điều đó không làm cho họ chứng ngộ. Họ có thể nói hay, giảng hay, nhưng nếu họ khô khan... Và người trí thức nhất định là khô khan. Thông minh không bao giờ khô khan, cái trí bao giờ cũng khô khan.
Cho nên nhớ phân biệt giữa cái trí và thông minh: cái trí thuộc về đầu, thông minh thuộc về tâm. Trí là hiện tượng được tích luỹ, thông minh là khám phá của bản tính bên trong nhất của bạn. Trí có thể được người khác trao cho - đó là điều các trường học, cao đẳng và đại học tất cả là gì: truyền đạt tri thức cho bạn, cho bạn thông tin, cho bạn hệ thống ghi nhớ, lập trình bạn theo cách nào đó để cho bạn có thể phục vụ xã hội và quốc gia và các quyền lợi được đầu tư.
Thông minh là hiện tượng khác toàn bộ. Bất kì trường học, cao đẳng hay đại học nào đều không thể trao cho bạn thông minh được: thông minh được khám phá qua thiền. Thông minh bạn đem theo cùng bạn - mọi đứa trẻ đều mang thông minh cùng nó. Nó càng trở nên có tính trí thức, thông minh của nó càng trở nên bị nặng gánh hơn với lời, ngôn ngữ, ý thức hệ, và khoảng cách giữa bản thân nó và cội nguồn riêng của nó, tài nguyên thực riêng của nó, càng lớn hơn.
Mọi rác rưởi này đều phải bị tống ra! Đó là thiền gạt mọi thứ sang bên, cái đã từng được người khác trao cho bạn và khám phá ra cái chính là món quà từ Thượng đế, cái là món quà từ cái toàn thể, cái bạn đang mang đi cùng bạn. Khám phá, không phải trau dồi. Và thiền chính là phương pháp khám phá ra tự tính của bạn; thế thì thông minh nở hoa.
Và thông minh tràn đầy tươi mát, nó không bao giờ khô khan. Thông minh có khả năng khôi hài, cái trí không biết cách cười. Cái trí là nghiêm chỉnh, thông minh là chân thành nhưng không bao giờ nghiêm chỉnh. Cái trí bao giờ cũng có mặt dài, thông minh là nụ cười, là hồn nhiên.
Nikhilananda, nếu bạn tìm thấy một Thầy khô khan và đơn thuần trí thức, điều đó đơn giản chỉ ra ông ấy không phải là Thầy, ông ấy là người giả vờ.
Bạn có thể thấy điều đó trong Jesus: những chuyện ngụ ngôn hay của ông ấy, khả năng khôi hài của ông ấy, yêu của ông ấy, từ bi của ông ấy.
Mới hôm nọ tôi đã xem một phim hoạt hình:
Ba người trí huệ từ phương Đông đang đi tới Jerusalem trên lạc đà. Ngôi sao dẫn đường họ đi tới nơi Jesus được sinh ra. Trên đường một người trí huệ nói với những người kia, 'Nó cầm tinh con dê biển. Nó sẽ là kẻ say, ca sĩ, vũ công!'
Dê biển giống điều đó - ca sĩ, vũ công, người yêu cuộc sống - nhưng người Ki tô giáo nói Jesus không bao giờ cười. Điều tốt là ba người trí huệ này đã tới từ phương Đông và họ không phải là người Ki tô giáo! Họ nói chân lí: rằng ông ấy sẽ là ca sĩ, vũ công, người say. Và ông ấy là như vậy! Người tận hưởng ăn uống và tận hưởng bữa tiệc cuối cùng không thể là người không có khả năng khôi hài! Người Ki tô giáo nghĩ rằng ông ấy chỉ đi chuyển giao sách phúc âm - ông ấy phải đã từng tán gẫu nữa chứ, vì tiệc tùng không dành cho sách phúc âm! Và ông ấy thích rượu và ông ấy sống với đủ loại người - người thực, không phải người rởm. Ông ấy đã không sống với các giáo sĩ và tổng giám mục và giáo hoàng; ông ấy đã sống với kẻ đánh bạc và người say và gái mãi dâm và người thu thuế - người thực, đích thực! Ông ấy hoà quyện với những người bạn chắc nghĩ là sai trái. Giáo hoàng chắc thích hoà trộn với các vua và hoàng hậu và tổng thống và thủ tướng.
Jesus có tính tươi mát vô cùng của ông ấy; chuyện ngụ ngôn của ông ấy chỉ ra điều đó. Ông ấy không phải là người khô khan, ông ấy không triết lí hoá. Ngay cả khi những câu hỏi triết lí lớn lao được hỏi ông ấy cũng chỉ kể chuyện ngụ ngôn, chuyện ngụ ngôn hay, câu chuyện. Một người kể chuyện giỏi.
Nếu bạn muốn tìm ra Thầy thực là thế nào thế thì đọc Trang Tử đi - ngớ ngẩn thế, với khả năng khôi hài lớn tới mức từng dòng của Trang Tử sẽ cù cho bạn cười to thành tiếng. Và chuyện của ông ấy là tuyệt vời đơn thuần! Ông ấy đã đánh bại mọi Thầy - ngay cả Thầy riêng của ông ấy, Lão Tử, các chuyện cổ trước Trang Tử. Nếu Lão Tử mà quay lại và nhìn vào điều Trang Tử viết ông ấy chắc phải giận: 'Thế này thì quá thể! Thế này đi quá xa rồi!' Tất nhiên, bản thân Lão Tử đã là người rất đáng yêu, người đẹp, nhưng Trang Tử thậm chí đã làm ông ấy thành đối lập: 'Điều này đi quá xa!'
Chuyện của Trang Tử là chuyện ngớ ngẩn đầu tiên trên thế giới. Kafka và Sartre và Camus không là gì khi so với Trang Tử. Từng câu chuyện của ông ấy đơn giản kết thúc trong sự ngớ ngẩn, nhưng nó sẽ cho bạn tiếng cười vui. Ông ấy đang nói với bạn, 'Chớ nghiêm chỉnh! Coi cuộc sống là vui đùa, là trò vui đi! Tận hưởng nó, yêu nó, sống nó, nhưng không làm ra vấn đề từ nó. Nó không phải là vấn đề để được giải, nó là điều huyền bí được sống.'
Ba Thầy lớn này không bao giờ khô khan, không bao giờ là các nhà trí thức. Nhưng khi một Thầy chết đi và truyền thống phát triển quanh ông ấy thì toàn thể tâm linh của ông ấy bị ngột ngạt. Thế thì các học giả và người có học và các giáo sĩ và các bác học và các brahmins tụ tập lại và phá huỷ toàn thể sự việc.
Một câu chuyên được kể rằng một đệ tử trẻ của quỉ chạy tới quỉ, vã mồ hôi, thở phì phò, và nói, 'Thưa thầy, thầy làm gì vậy? Lại đây ngay lập tức! Một người trên trái đất đã tìm thấy chân lí! Toàn thể kinh doanh của chúng ta đang lâm nguy, cái gì đó phải được làm ngay lập tức!'
Con quỉ già cười to. Nó nói, 'Đừng lo nghĩ! Cậu còn quá trẻ và cậu không hiểu cách thức ta làm việc. Đừng lo - người của ta đã ở đó rồi!'
Đệ tử trẻ nói, 'Nhưng con chẳng thấy ai trong số các đệ tử của thầy ở đó.'
Con quỉ nói, 'Ta không đi thẳng đâu. Cậu không thấy nhiều học giả và nhiều người học thức ở đó sao?'
Quỉ trẻ nói, 'Dạ có.'
Quỉ già nói, 'Những người đó là người của ta - họ là đại lí của ta. Họ sẽ làm ngạt chân lí, họ sẽ giết chết chân lí. Họ sẽ bao quanh người này như bức tường. Họ sẽ không cho phép chân lí đạt tới mọi người và họ sẽ không cho phép mọi người đạt tới chân lí. Và chẳng bao lâu anh chàng già kia sẽ chết và thế thì người của ta sẽ cai quản. Họ sẽ là tu sĩ, tu sĩ cấp cao, và họ sẽ chi phối hàng thế kỉ.'
Đền chùa của bạn, nhà thờ của bạn, giáo đường của bạn, tu viện hồi giáo của bạn đều bị chi phối bởi các đệ tử của quỉ! Cứ quan sát có ý thức và bạn sẽ thấy rằng mọi tu sĩ đều có sừng vô hình và có đuôi vô hình. Nhìn vào móng guốc của họ mà xem! Chúng là vô hình cho nên bạn sẽ cần nhận biết thêm chút nữa, chỉ thế bạn sẽ hấy chúng. Tôi đã thấy chúng cho nên tôi đang nói cho bạn!
Câu hỏi thứ hai
Osho ơi,
Khác biệt gì giữa chính khách và quí bà?
Amrit Chinmayo,
Điều không tốt cho bạn là hỏi tôi câu hỏi như vậy - thực ra, tôi đáng phải hỏi bạn câu hỏi này. Bạn là cả hai, quí bà và chính khách!
Amrit Chinmayo là cả hai: quí bà hoàn hảo và chính khách hoàn hảo nữa. Bà ấy đã trở thành thượng nghị sĩ Mĩ hai lần và bà ấy sắp nhận một chức vụ rất quan trọng trong chính quyền của Reagan - bà ấy là một trong những người rất gần gũi với Reagan - và bà ấy đang hỏi tôi! Tôi không là quí bà cũng chẳng là chính khách. Tôi thậm chí không là một quí ông!
Cùng câu hỏi này đã được hỏi với Bernard Shaw. Câu trả lời của ông ấy thật hay. Ông ấy nói:
Khi quí bà nói không, bà ấy ngụ ý có thể; khi bà ấy nói có thể, bà ấy ngụ ý có; khi bà ấy nói có, bà ấy không là quí bà.
Khi chính khách nói có, ông ấy ngụ ý có thể; khi ông ấy nói có thể, ông ấy ngụ ý không; và nếu ông ấy nói không, ông ấy không là chính khách!
Một quan toà hỏi tuổi một quí bà.
'Ba mươi,' bà ấy nói.
'Bà đã cho tuổi đó từ ba năm trước rồi,' quan toà nói, vừa tra cứu hồ sơ.
'Vâng, tôi không phải là người nói hôm nay một điều và ngày mai điều khác,' quí bà đáp.
Cho nên có cái gì đó chung giữa quí bà và chính khách.
Người vợ nói với ông chồng chính khách tại bữa tối tiệc đứng, 'Đó là lần thứ ba anh đã về nhà với nhiều thịt gà hơn. Điều đó không làm anh ngượng sao?'
'Không, cưng,' ông chồng chính khách đáp. 'Anh vẫn bảo họ rằng anh lấy nó về cho em mà!'
Một mục sư, trong buổi lễ xác nhận cho một thành viên già mới, một chính khách nổi tiếng, đã hỏi, 'Ông có hối hận về hành động của quỉ và mọi cách thức của nó không?'
Chính khách đáp, 'Tôi đang tại vị tôi không thể đảm đương được việc đối kháng với bất kì ai!'
Trong thời chế độ Nazi của Adolf Hitler ở Đức, người Do Thái bị hành hạ đã có nhiều cơ hội để mài sắc sự hóm hỉnh của họ. Câu chuyện được kể về một chính khách Do Thái bị triệu ra trước toà án. Ông ấy được bảo cho rằng có hai mảnh giấy trong cái hộp: một mảnh viết 'Vô tội', mảnh kia viết 'Có tội'. Các từ này sẽ xác định số phận của người Do Thái trong thị trấn. Toà án ra lệnh cho chính khách Do Thái này rút ra một trong những mảnh giấy đó một cách mò mẫm; tương lai của người Do Thái của thị trấn đó hoàn toàn trong tay của Thượng đế. Nếu ngài dẫn chính khách Do Thái này rút ra mảnh giấy có viết 'Vô tội', người Do Thái sẽ bình an vô sự; đó sẽ là ý chí của Thượng đế. Nếu ông ấy rút ra mảnh giấy viết ‘Có tội’, mọi người lãnh đạo của cộng đồng Do Thái sẽ bị hành quyết, vì đó sẽ là ý chí của Thượng đế.
Chính khách này biết, chỉ bởi vì ông ta là chính khách, rằng từ “Có tội’ đã được viết trên cả hai mảnh giấy. Ông ấy nghĩ nhanh. Ông ấy chọn một mảnh giấy và nhanh chóng nuốt nó.
'Ông làm gì vậy?' quan toà kêu lên. 'Làm sao chúng tôi sẽ biết nó được viết cái gì?'
'Rất đơn giản!' chính khách Do Thái trả lời. 'Cứ nhìn vào mảnh giấy còn lại trong hộp đi. Nếu nó viết “Vô tội” thế thì mảnh tôi đã nuốt phải đã viết “Có tội". Nhưng nếu mảnh giấy còn lại trong hộp viết “Có tội”, thế thì mảnh giấy tôi đã nuốt hiển nhiên đã chứa từ “Vô tội"!'
Đây là thế giới rất tinh ranh. Chính khách sẽ vẫn còn trên thế giới trừ phi thế giới trở thành hồn nhiên. Khi thế giới là hồn nhiên sẽ không có chính khách, không có quí ông, không có quí bà; tất cả họ sẽ biến mất. Sẽ đơn giản có những người hồn nhiên. Cần gì các quí bà và quí ông và chính khách và tu sĩ? Không có nhu cầu chút nào. Họ được cần tới bởi vì thế giới này tinh ranh. Nếu thế giới là hồn nhiên, nếu mọi người đều hân hoan trong cuộc sống bình thường của họ, thế thì chẳng cái gì được cần. Nếu cuộc sống bình thường này trở thành cuộc sống linh thiêng thế thì tất cả những người này đều tuyệt đối không cần thiết.
Amrit Chinmayo, tôi chỉ có thể nói chừng này thôi: tôi không biết gì mấy về quí bà - các sannyasin của tôi không phải là quí bà. Tôi không biết gì về chính khách; khoảnh khắc ai đó trở thành sannyasin của tôi điều đó là đủ bằng chứng rằng người đó không phải là chính khách. Và tôi giao cảm chỉ với các sannyasin của tôi, tôi chỉ biết các sannyasin của tôi và dẫu sao đi chăng nữa tôi không muốn biết bất kì người nào khác!
Câu hỏi cuối cùng
Osho ơi,
Tôi xin lỗi, nhưng tôi phải hỏi vài câu hỏi nhiều tính bí truyền hơn!
Almasto,
Đấy bạn lại tiếp nữa rồi! Bạn dường như không thể nào chữa được - bạn và những câu hỏi bí truyền của bạn! Bây giờ lần nữa chúng ta phải vặn các bóng đèn! Được rồi, Almasto...
Thứ nhất: Cần bao nhiêu người Mác xít để vặn một bóng đèn?
Almasto, chẳng cần người nào đâu. Họ quá bận rộn cố quốc hữu hoá công ti bóng đèn.
Thứ hai: Cần bao nhiêu người theo chủ nghĩa hành vi để vặn một bóng đèn?
Almasto, mười. Một người vặn bóng đèn và chín người quan sát phản ứng của anh ta.
Thứ ba: Cần bao nhiêu con lợn trịch thượng đàn ông để vặn một bóng đèn?
Almasto, một con. Anh ta tháo xích cho vợ mình khỏi vũng bếp để cho cô ấy có thể vặn nó vào.
Thứ tư: Cần bao nhiêu triết gia để vặn một bóng đèn?
Almasto, hai mươi. Một người vặn nó vào và mười chín người quyết định liệu ánh sáng có tồn tại hay không.
Thứ năm: Cần bao nhiêu nhà khoa học Ki tô giáo để vặn một bóng đèn?
Almasto, mười. Một người vặn bóng đèn và chín người tin rằng nó sẽ sáng lên.
Thứ sáu: Cần bao nhiêu thần Hindu để vặn một bóng đèn?
Almasto, một, nhưng thần đó mất một triệu năm để quyết định dùng cánh tay nào.
Thứ bẩy: Cần bao nhiêu người đồng dục nữ để vặn một bóng đèn?
Almasto, sáu. Một người vặn nó và năm người đồng ý việc đó là dễ làm sao nếu không có đàn ông.
Thứ tám: Cần bao nhiêu người đồng dục nam để vặn một bóng đèn?
Almasto, hai. Một người vặn bóng đèn và người kia canh chừng rằng anh ta không quá thân thiết với nó.
Thứ chín: Cần bao nhiêu giáo hoàng để vặn một bóng đèn?
Almasto, không người nào. Việc vặn là tội lỗi.
Thứ mười: Cần bao nhiêu mục sư Tin lành để vặn một bóng đèn?
Almasto, hai. Một người vặn nó và một người nói, 'Và Chúa nói, "Để cho có ánh sáng!" '
Và cuối cùng: Cần bao nhiêu Adams để vặn một bóng đèn?
Almasto, một, nhưng Thượng đế phải bảo anh ta đừng vặn nó vào.
0 Đánh giá