Read more
Thiền: Thú vị,
Sức sống, Phấn khởi và Sinh động - Osho
Bài nói về Thiền
Câu hỏi thứ nhất
Osho ơi,
Làm sao Ấn Độ có thể được tự do khi đàn bà
của nó không được tự do?
R. K. Karanjia,
Ấn Độ bị khổ từ một quá khứ rất
xấu và mục ruỗng, và vấn đề là ở chỗ người Ấn Độ liên tục ca ngợi quá khứ của họ
là vàng. Toàn thế giới, ngoại trừ Ấn Độ, đều tin vào tiến hoá; Ấn Độ tin vào
không tiến hoá.
Bây giờ chính một sự kiện khoa
học đã được tuyệt đối chấp nhận là con người đang tiến hoá, đang trở nên ngày
càng trưởng thành hơn, nhưng Ấn Độ vẫn sống dưới ảo tưởng rằng điều cao nhất đã
xảy ra rồi; giờ chúng ta đang sa ngã, suy thoái. Con người hiện đại, theo ý thức
hệ Ấn Độ, là xấu nhất. Bạn càng đi vào trong quá khứ, bạn sẽ càng thấy phẩm chất
của nhân loại càng cao hơn, đây là việc để mọi thứ tuyệt đối lộn ngược lại, điều
này không phải như vậy, và chừng nào toàn thể ý tưởng này còn chưa bị đập tan
tành, chưa bị phá huỷ đi, Ấn Độ không thể thực sự tự do.
Chính ý tưởng này đang kìm nén;
người ta mất mọi say mê thích thú với việc sống. Nếu đó chỉ là việc chúng ta
đang đi xuống dốc mọi khoảnh khắc, thì làm sao có thể có hi vọng và làm sao có
thể có niềm vui được? Thế thì cuộc sống chỉ có thể là chán chường, việc kéo lê;
nó không thể là điệu vũ và mở hội được.
Do đó Ấn Độ sống dưới gánh nặng
rất lớn; gánh nặng đó tạo ra nô lệ tâm linh, và từ gánh nặng đó nhiều điều nữa
nảy sinh - điều nọ dẫn tới điều kia. Quá khứ của Ấn Độ đầy những tôn giáo rởm
và việc con người bị cầm tù bởi tôn giáo rởm. Nó cho bạn các mặt nạ, nó tạo ra
đạo đức giả, nó không giúp bạn khám phá mặt nguyên thuỷ của bạn.
Người ta có thể được tự do về mặt
chính trị một cách dễ dàng, nhưng chừng nào người ta chưa được tự do về tâm
linh, người ta sẽ không có khả năng dùng tự do chính trị đó chút nào cho các mục
đích đúng. Điều đó sẽ chỉ tạo ra hỗn độn, vô chính phủ; nó sẽ có tính phá huỷ,
không có tính sáng tạo. Cho nên tự do chính trị đã không chứng tỏ là phúc lành
cho Ấn Độ bởi lẽ đơn giản rằng linh hồn bên trong của nó vẫn sống trong các bức
tường, bị xiềng xích. Nhưng vấn đề là tâm trí Ấn Độ kính trọng những xiềng xích
đó, tôn thờ những xiềng xích đó. Nó không nghĩ về nhà tù là nhà tù mà là đền thờ.
Khoảnh khắc bạn bắt đầu nghĩ và tin rằng xiềng xích của bạn là niềm vinh dự và
rất có giá trị, bạn bắt đầu bảo vệ chúng. Thay vì vứt chúng đi bạn bám lấy
chúng.
Ấn Độ bám vào quá khứ của nó,
và việc bám đó không cho phép nó toả ra niềm huy hoàng của linh hồn của nó.
Đàn bà Ấn Độ đang sống trong nô
lệ hoàn toàn; cảnh nô lệ của họ là gấp đôi. Đàn ông là nô lệ, nhưng đàn bà là
nô lệ của những nô lệ này. Và tại sao đàn bà sống trong cảnh nô lệ thế? Nếu bạn
đi tới gốc rễ lần nữa bạn sẽ thấy rằng tôn giáo rởm là nguyên nhân của nó.
Từ Manu mãi tới ngày nay đàn bà
đã từng bị kết án bởi lẽ đơn giản là tất cả những cái gọi là thánh nhân và
mahatmas này đều đã sống với tính dục bị kìm nén, và khi bạn sống với tính dục
bị kìm nén, đàn bà trở thành quan trọng vô cùng. Thế thì toàn thể tâm trí bạn đầy
những tưởng tượng về đàn bà, và một cách tự nhiên người ta bắt đầu cảm thấy rằng
đàn bà là nguyên nhân của tất cả những tưởng tượng này. Bạn không thể gạt bỏ được
họ ra khỏi tâm trí bạn vì những tưởng tượng đó là rất quyến rũ, say mê, nhưng
lí do không phải ở đàn bà chút nào.
Kìn nén ham muốn của bạn về thức
ăn và tâm trí bạn sẽ đầy thức ăn. Kìm nén bất kì ham muốn nào và ham muốn bị
kìm nén sẽ báo thù; điều đó nhất định xảy ra như vậy. Nó sẽ tự khẳng định nó
theo cả nghìn lẻ một cách. Nếu bạn ngăn cản nó từ cửa trước, nó sẽ bắt đầu tới
qua cửa sau.
Ấn Độ đã sống với đạo đức kìm
nén; đạo đức của nó không đích thực, không thực, không chân thực. Nó không được
định tâm vào trong tâm thức tự nhận ra, nó chỉ được trau dồi, tô vẽ ở bên
ngoài. Nó là bộ mặt được tô vẽ! Và bạn biết điều đó - mọi người sống với mặt nạ
đều biết điều đó - rằng mặt thực là đối lập toàn bộ của nó. Mặt thực bị kìm nén
và mặt không thực được ca ngợi, trang điểm, tôn thờ. Điều này tạo ra chia chẻ
sâu sắc, điều này tạo ra tinh thần phân liệt.
Văn hoá Ấn Độ mang tính tinh thần
phân liệt, nó là không lành mạnh, nhưng được hợp lí hoá hay, được che đậy đẹp.
Và vấn đề lớn nhất, điều cấm kị lớn nhất ở Ấn Độ đã là dục. Cũng như ở phương
Tây ngày nay điều cấm kị là chết, ở Ấn Độ nó đã là dục. Hai điều này phải được
hiểu vì đây là hai điều cấm kị nền tảng. Hoặc xã hội tạo ra cấm kị quanh dục hoặc
nó đi vào cực đoan kia và tạo ra cấm kị quanh chết. Cả hai có quan hệ sâu sắc -
hai cực đoan của cùng một hiện tượng.
Dục là sinh, dục là bắt đầu, và chết là kết thúc. Vài người đang cố che giấu sự kiện về sinh và vài người khác đang cố che giấu sự kiện về chết. Nền văn hoá làm dục thành điều cấm kị sẽ chấp nhận chết, và ngược lại: nền văn hoá tạo ra cấm kị về chết sẽ chấp nhận dục. Nhân loại cần tự do với mọi điều cấm kị, tự do khỏi mọi ý thức hệ cực đoan, vì là người cực đoan là không lành mạnh. Người lành mạnh được cân bằng: người đó đích xác ở giữa, người đó đi theo phương tiện vàng. Và ở giữa là siêu việt trên nhị nguyên, là siêu việt trên tính cực đoan.
Con người cần một loại hiểu biết mới chấp nhận cả sinh và chết như một phần của cuộc sống, không sợ hãi. Khoảnh khắc bạn chấp nhận cả hai, khoảnh khắc bạn có thể mở hội cả hai, bạn đi ra ngoài cả hai.
Nếu bạn tạo ra điều cấm kị quanh năng lượng có tên là dục thế thì đàn bà bị kết án. Kết án đàn bà, làm đàn bà thành nô lệ, đơn giản là việc kết án dục. Được thu về gốc rễ khoa học của nó bạn có thể dễ dàng thấy nó: chừng nào dục chưa được kính trọng đàn bà sẽ vẫn còn là phương tiện hoặc để bị khai thác, thao túng, sở hữu như đồ vật, hay bị chối bỏ - lại như đồ vật. Hoặc bạn sở hữu đàn bà - thế thì cô ấy là tài sản của bạn - hoặc bạn chối bỏ đàn bà, nhưng lần nữa nó lại là cùng một điều: cô ấy là tài sản của bạn. Và đàn bà bị coi là vật sở hữu thì không thể có tự do.
Ấn Độ coi đàn bà như tài sản. Phàm nhân dùng cô ấy và phàm nhân khác, cái gọi là các mahatmas, chối bỏ cô ấy, nhưng cả hai đều đồng ý ở một điểm: rằng cô ấy là tài sản của bạn. Cô ấy không có linh hồn, cho nên vấn đề cho cô ấy tự do nằm ở đâu?
Một trong những hoá thân được kính trọng nhất của Thượng đế ở Ấn Độ là Rama. Vợ ông ấy, Sita, bị Ravana cướp đi. Sau nhiều năm tranh đấu và vật lộn Rama đã đánh bạn Ravana, đem vợ mình về, nhưng đầu tiên cô ấy phải trải qua việc thử hoàn toàn vô nhân. Việc thử này có tên là agni pariksha, 'thử lửa'; cô ấy phải đi qua lửa. Nếu cô ấy tuyệt đối không có bất kì tội lỗi nào trong khi cô ấy ở xa khỏi Rama, ngay cả trong mơ, thế thì cô ấy sẽ đi ra khỏi lửa mà không bị hại gì, nếu cô ấy đã phạm tội, cho dù trong tâm trí, thế thì cô ấy sẽ bị lửa thiêu.
Bây giờ, điều này là cực kì ngu xuẩn. Lửa không tin vào đạo đức của bạn! Lửa không có kính trọng với bất kì văn hoá nào, bất kì tôn giáo nào, bất kì giá trị nào. Lửa có luật riêng của nó; nó không thể đình chỉ những luật đó.
Nhưng một điều nữa phải được lưu ý: duy nhất Sita phải đi qua lửa, không phải Rama. Và có khả năng lớn hơn... Ông ấy cũng ở xa vợ mình - ông ấy đã làm gì? Nhưng ông ấy ở ngoài vấn đề. Ông ấy là đàn ông, và đây là xã hội do đàn ông chi phối. Và ông ấy thực sự là con lợn huênh hoang gia trưởng!
Sita đi qua lửa, và câu chuyện tiếp diễn, cô ấy sống sót. Và trở về nhà, khi họ về tới kinh đô chỉ một người duy nhất phản đối, nhưng không với bản thân Rama. Vợ của người đó đã không về nhà một đêm và khi cô ấy về vào buổi sáng ông ta đơn giản nói, 'Ta sẽ không chấp nhận cô. Ta không phải là Rama! Cút đi! Ta được kết thúc với cô!'
Điều này được báo lại cho Rama và ông ấy đơn giản tống Sita đang mang thai vào trong rừng. Cô ấy thậm chí không được cho một cơ hội để nói cái gì đó - cô ấy thậm chí không được hỏi! Cô ấy thậm chí không được nói cho điều gì xảy ra cho cô ấy. Ai hỏi tài sản riêng của người ta? Nếu bạn muốn vứt bỏ đồ đạc của bạn, bạn vứt bỏ nó. Nếu bạn muốn đốt nó, bạn đốt nó. Nếu bạn muốn bán nó, bạn bán nó.
Và dầu vậy Rama vẫn được người Hindu tôn thờ, ông ấy được coi là một trong những hoá thân vĩ đại nhất. Mọi người dừng như hoàn toàn mù quáng! Ngay cả đàn bà cũng liên tục tôn thờ Rama! Ít nhất họ đáng phải đốt hình nộm của ông ấy, họ phải bắt đầu ném tượng của ông ấy ra khỏi đền thờ, vì không đàn ông nào đã làm nhiều điều hại thế với đàn bà như người này đã làm.
Một người Hindu khác, Yudishthira - ông ấy được gọi là Dharmaraj, 'vua của tôn giáo'... Ông ấy là kẻ đánh bạc, và không chỉ ông ấy đánh bạc cả vương quốc của ông ấy, ông ấy đã đánh bạc cả vợ của ông ấy nữa. Ông ấy đặt cược vợ mình và mất cô ấy trong đánh bạc. Đàn bà chỉ là vật sở hữu! Bạn có thể đánh bạc nhà của bạn, vương quốc của bạn, bạn có thể đánh bạc vợ của bạn! Và dầu vậy ông ấy được gọi là vua của tôn giáo, một trong những người được kính trọng nhất - một thánh nhân lớn. Không ai nêu ra câu hỏi về ông ấy đã làm gì với Draupadi, vợ ông ấy. Điều đó có tính người không? Ngay cả một người rất man rợ cũng nghĩ hai lần trước khi làm điều đó. Ngay cả kẻ tội phạm cũng chắc không dám làm điều đó. Và dầu vậy ông ấy vẫn còn là một trong những người được kính trọng nhất trong lịch sử Ấn Độ.
Ông ấy không chỉ đánh cược cô ấy và mất cô ấy trong đánh bạc, mà Draupadi đã bị phân chia cho năm anh em. Ông ấy có bốn em trai và tất cả họ đều muốn được Draupadi - cô ấy đẹp thế. Tất cả họ đều quan tâm tới việc có cô ấy, cho nên giải pháp duy nhất là ở chỗ họ đã phân chia cô ấy; cô ấy sẽ là vợ của cả năm người. Cho nên thời gian trong tuần được chia ra - bao nhiêu giờ cô ấy sẽ là vợ cho một anh và bao nhiêu giờ cô ấy sẽ là vợ cho người anh em khác. Tài sản có thể được phân chia! Và cô ấy thậm chí không được hỏi. Điều này là xấu! Điều này là chưa được là người! Đây là súc vật! Và đây là quá khứ của Ấn Độ.
Các thánh nhân Ấn Độ đã từng nói cho toàn thế giới rằng đàn bà là cánh cửa tới địa ngục. Và tất nhiên, nếu đàn bà là cánh cửa tới địa ngục, cô ấy không thể có tự do được, cô ấy không thể được phép có bất kì tiếng nói nào trong cuộc sống. Hoặc sở hữu cô ấy, chi phối cô ấy, thu cô ấy lại thành món hàng, hoặc từ bỏ cô ấy; điều đó là như nhau. Sở hữu hay phế bỏ, đàn bà vẫn còn là món hàng.
Toàn thể cấu trúc này phải bị đập tan; chỉ thế thì đàn bà, đàn bà Ấn Độ, mới được tự do.
Các mahatmas Ấn Độ liên tục kết án đàn bà không là gì ngoài máu, xương, mủ, dơ bẩn. Và điều đó là rất kì lạ - họ không bao giờ nghĩ rằng họ đã được sinh ra từ đàn bà, họ đã sống trong bụng mẹ của đàn bà, và họ cũng đã được làm ra theo cùng cách: xương, máu, mủ. Họ không được được làm ra bằng vàng hay bạc hay kim cương!
Mọi kinh sách Ấn Độ đều kết án đàn bà là xấu xa, là mục ruỗng... còn đàn ông thì sao? Họ không nói về đàn ông chút nào. Logic kì lạ! Tâm trí kép, chuẩn kép.
Bà Kohansky đi tới nhà hàng thịt trong nhiều năm và nói, 'Bernie, hôm nay tôi cần một con gà đẹp, có thể là quãng hai cân.'
Bernie đưa ra ba con gà đang trong quầy, nhưng bà Kohansky khinh thường tất cả chúng. 'Tôi hỏi về con gà đẹp cơ!' bà ấy khụt khịt.
Thế là Bernie đi ra sau cửa hàng, và từ phòng lạnh ông ta lôi ra một con gà đầy đặn. Ông ta đem nó ra với vẻ tự hào.
Quí bà này thận trọng. Bà ta cầm con gà và từ từ bắt đầu kiểm tra từng phần bằng ngón tay - nâng đôi cánh lên, cảm nhận ngực và dò dẫm vào bên trong khoang bụng.
Chung cuộc kiên nhẫn của ông hàng thịt cũng yếu đi. 'Nói cho tôi đi, bà Kohansky,' ông ta hỏi, 'bà nghĩ bà có thể qua được phép kiểm tra như thế không?'
Nhưng có những tiêu chí khác nhau cho đàn ông và đàn bà. Ba tiêu chí khác nhau này phải bị phá huỷ tuyệt đối, chỉ thế thì đàn bà mới có thể tự do; bằng không cô ấy không thể tự do. Và không có đàn bà tự do, đất nước này vẫn còn về cơ bản là phi tự do. Đàn bà chiếm năm mươi phần trăm dân số, nhưng đàn bà là quan trọng hơn chỉ năm mươi phần trăm vì mọi đứa trẻ sẽ được đàn bà nuôi nấng. Nếu cô ấy là nô lệ cô ấy sẽ tạo ra tâm tính nô lệ, một cách vô ý thức, trong tâm trí con cô ấy. Con gái và con trai - mọi người đều được đàn bà nuôi nấng; họ sẽ bị ước định là nô lệ. Đàn bà chỉ có thể cho họ cái cô ấy có. Cho nên không phải chỉ năm mươi phần trăm sẽ vẫn còn trong sự nô lệ, nó sẽ lên tới gần chín mươi chín phần trăm. Sẽ hiếm có một cá nhân ở Ấn Độ mà thực sự tự do!
Điều đầu tiên là tôn giáo xấu, rởm, đạo đức rởm. Trong hàng nghìn năm, thậm chí cả ngày nay, hiện tượng về sati vẫn đang xảy ra. Sati nghĩa là người đàn bà tự ném mình vào trong dàn thiêu hoả táng cùng với người chồng chết.
Có mọi khả năng rằng ý tưởng này bắt nguồn từ Ai Cập sang tới Ấn Độ. Thực ra, các nhà địa chất nói rằng ở quá khứ xa xưa châu Phi và Ấn Độ đã là một lục địa. Ấn Độ khớp đích xác vào lục địa châu Phi - nếu bạn cắt bản đồ của cả hai và đưa chúng lại gần, bạn sẽ ngạc nhiên. Và Nam Ấn Độ vẫn còn mang dòng máu người da đen. Bắc Ấn Độ là người Aryan, Nam Ấn Độ là người châu Phi, nó có tính da đen. Có thể là trong quá khứ xa xăm cả hai lục địa đã là một, rằng Ấn Độ được nối liền với Ai Cập. Và giờ chính một sự kiện khoa học được xác lập chắc chắn là việc trôi giạt lục địa, chúng di chuyển. Chúng vẫn đang trôi giạt; chúng liên tục đổi vị trí của chúng một cách rất chậm chạp.
Ở Ấn Độ mọi ngôn ngữ Bắc Ấn đều được sinh ra từ tiếng Phạn, nhưng các ngôn ngữ Nam Ấn thì không. Chúng không có nguồn gốc tiếng Phạn; nguồn gốc của chúng bị mất hoàn toàn.
Ở Ai Cập đây là ý tưởng: rằng khi vua chết mọi vợ của ông ấy phải bị chôn theo cùng ông ấy, vì mãi đến Ngày phán xử cuối cùng ông ấy sẽ phải sống trong mồ và ông ấy không thể sống mà thiếu người phục vụ và vợ và đủ mọi thứ xa hoa. Cho nên cùng với ông ấy mọi thứ xa hoa đều được chôn theo, kho báu được chôn theo, nô lệ bị chôn và đàn bà bị chôn - họ không hơn gì nô lệ.
Cùng ý tưởng này đã ngự trị trong ít nhất năm nghìn năm ở Ấn Độ: đàn bà phải tự ném mình vào trong lửa. Và tất nhiên đó là nhiệm vụ khó khăn. Cứ để tay bạn vào lửa mà xem và bạn sẽ biết. Chỉ ngọn lửa của chiếc nến chạm vào ngón tay bạn sẽ chỉ cho bạn việc nhảy khi đang sống vào trong dàn hoả thiêu đám tang có nghĩa là gì! Cho nên điều đó không được thực hiện một cách sẵn lòng - đàn bà thực sự bị ném vào trong dàn hoả thiêu đám tang.
Và những thu xếp đã được thực hiện theo cách mà không ai sẽ có thể có khả năng thấy được. Nhiều bơ được tinh luyện được ném vào trước đó; nó tạo ra nhiều khói thế. Và các brahmins, các tu sĩ, tất cả đứng đó khắp xung quanh với những bó đuốc cháy, và thế rồi người đàn bà bị đem tới. Và những tiếng động lớn được tạo ra bằng trống và lời tụng mật chú và việc hô hoán tới mức tiếng khóc của người đàn bà này sẽ không được nghe thấy.
Đôi khi cô ấy cố trốn khỏi dàn hoả thiêu đám tang và những ngọn đuốc cháy kia có đó để đẩy cô ấy trở lại dàn hoả thiêu. Điều đó là sát hại thuần tuý, sát hại xấu xa, rất man rợ!
Và thế rồi người đàn bà này được tôn thờ. Điều này vẫn liên tục xảy ra ngay cả bây giờ mặc dầu nó là phi pháp. Nhưng việc tôn thờ là không phi pháp. Đây là điều kì lạ! Dù người đàn bà nhảy vào trong dàn thiêu hoả táng hay bị ép phải nhảy vào, điều đó là phi pháp – nó vẫn xảy ra! – nhưng một khi người đàn bà bị thiêu rồi, đã trở thành một sati, thế thì một ngôi đền được dựng lên và thế rồi cô ấy được tôn thờ. Nếu việc tự thiêu là bất hợp pháp thì mọi người tôn thờ nên bị bỏ tù ngay lập tức, bị ném vào trong lao, bị trừng phạt, vì họ đang khuyến khích cái gì đó phi pháp! Nhưng không bước nào được tiến hành chống lại họ.
Tại sao không đàn ông nào đã bao giờ tự thiêu cùng vợ mình? Kinh sách Ấn Độ nói rằng yêu là vĩ đại thế, chính vì sự vĩ đại của yêu mà đàn bà đã ném bản thân mình vào cùng người chồng chết. Tôi có thể đồng ý điều đó có thể bởi vì tình yêu lớn, nhưng thế thì tại sao không có cho đàn ông...? Trong hàng nghìn năm không một người đàn ông nào đã ném bản thân mình vào dàn hoả thiêu của vợ mình. Điều đó có nghĩa là không đàn ông nào đã bao giờ yêu, rằng chỉ đàn bà yêu sao? Điều này là điều kì lạ! Và các mahatmas và các thánh nhân tuyệt đối im lặng về điều đó. Có chuẩn kép về mọi thứ.
Đàn bà ở Ấn Độ đã không được phép đọc Veda, Upanishad, bởi lẽ đơn giản rằng cô ấy là 'không thuần khiết'. Tại sao đàn bà là không thuần khiết? Và nếu cô ấy là không thuần khiết, thế thì làm sao đàn ông có thể là thuần khiết? Anh ta được sinh ra từ đàn bà! Nhưng đàn bà không được phép trở thành tu sĩ vì nếu cô ấy trở thành tu sĩ thế thì các chuẩn kép này không thể được tiếp tục thêm nữa. Cô ấy phải không được giáo dục, cô ấy phải không được phép đọc kinh sách – đó là lĩnh vực của đàn ông, đặc quyền của anh ta, quyền riêng của anh ta.
Đàn bà phải bị giữ trong dốt nát bởi vì nếu cô ấy dốt nát, cô ấy sẽ vẫn còn vâng lời. Nếu cô ấy trở thành người thông thái như các tu sĩ thế thì sẽ khó chi phối được cô ấy, sẽ khó tranh cãi với cô ấy, sẽ khó buộc cô ấy vào trong cảnh nô lệ.
Và điều này không chỉ đúng về cái gọi là các mahatma rởm, những kẻ rởm đời, ngay cả những người vĩ đại như Mahavira, Phật và những người khác cũng không thể đi ngược lại truyền thống; họ đã thoả hiệp. Đây là vài điểm tôi không thể đồng ý ngay cả với Phật và Mahavira.
Mahavira đã nói rằng không đàn bà nào có thể đạt tới giải thoát chừng nào đầu tiên cô ấy chưa được sinh ra là đàn ông. Mọi điều cô ấy có thể đạt tới được qua thiền, khổ hạnh, yoga, là việc sinh ra mới trong thân thể đàn ông, và thế thì cô ấy có thể đạt tới chân lí tối thượng. Nhưng không đàn bà nào có thể đi trực tiếp từ thân thể đàn bà tới giải thoát tối thượng.
Và những người này đã từng nói rằng đàn ông không phải là thân thể. Bạn có thể thấy mâu thuẫn, sự không nhất quán, điều vô nghĩa hoàn toàn của toàn thể sự việc này, điều nực cười! Đàn ông không phải là thân thể, đàn ông là tâm thức. Còn đàn bà thì sao? 'Đàn bà là thân thể, cô ấy không là tâm thức'! Hay bạn nghĩ tâm thức cũng là nam và nữ? Một điều đơn giản thế!
Nếu bạn im lặng quan sát bản thân bạn, việc quan sát đó, việc chứng kiến đó không thể có tính nam hay nữ được. Việc chứng kiến đơn giản là chứng kiến; nó chẳng liên quan gì tới dục, nó chẳng liên quan gì tới giới tính. Và tự do, tự do tối thượng, chân lí, giải thoát, niết bàn, Thượng đế, được đạt tới qua việc chứng kiến.
Nếu Thượng đế được đạt tới qua việc chứng kiến, thế thì tại sao đàn bà không thể đạt tới được? Chỉ bởi vì cô ấy ở trong thân thể nữ sao? Và cái gì sai với việc ở trong thân thể nữ? Và cái gì là đặc biệt về việc là đàn ông? Dường như chẳng có gì đặc biệt cả: có thể hơi khác một chút trong hooc môn, trong vài tuyến nội tiết nào đó. Nhưng nói rằng đàn bà không thể đạt tới được niết bàn, tới moksha, tới giải thoát tối thượng, có nghĩa là bạn đang làm cho việc giải thoát của bạn phụ thuộc vào hooc môn và các tuyến nội tiết. Vậy giải thoát của bạn chẳng liên quan gì tới tôn giáo mà chỉ liên quan tới hệ thống hoá chất, sinh hoá, sinh học, sinh lí học!
Mahavira nói không đàn bà nào có thể đạt tới giải thoát một cách trực tiếp. Ông ấy đơn giản thoả hiệp với cách nhìn truyền thống. Ông ấy không đủ dũng cảm, mặc dầu tên ông ấy là Mahavira. Mahavira nghĩa là 'người dũng cảm vĩ đại', nhưng ông ấy chỉ dũng cảm chín mươi chín phần trăm thôi, một phần trăm của hèn nhát có đó, tuyệt đối hiện diện – ông ấy đang thoả hiệp.
Ngay cả Phật trong nhiều năm đã từ chối khai tâm cho đàn bà vào tâm xã của ông ấy. Sợ xã hội lên án ông ấy! Sợ các sư bị kìm nén, vì nếu đàn bà mà có đó thế thì những kìm nén có thể bắt đầu trồi lên bề mặt.
Tôi có thể là người đầu tiên đã chấp nhận đàn bà một cách toàn bộ, bình đẳng. Ngay cả Phật và Mahavira đều rất ngần ngại.
Phật chung cuộc đã khai tâm cho đàn bà vào tính chất sannyas – vì mẹ kế riêng của ông ấy nài nỉ và ông ấy mang mợ nhiều với bà mẹ kế này... Mẹ đẻ của ông ấy đã chết ngay sau khi sinh ra ông ấy; ông ấy được nuôi nấng lớn lên bởi bà mẹ kế. Và bà ấy yêu ông ấy nhiều tới mức ông ấy không thể nói không với bà ấy được, ông ấy phải đồng ý. Nhưng một khi một người đàn bà được khai tâm thì cánh cửa được mở ra, thế thì những đàn bà khác nài nỉ rằng họ phải được khai tâm nữa và ông ấy phải đồng ý, ông ấy không thể chỉ làm từng phần được. Nhưng ông ấy phải đã nói điều đó trong nỗi buồn sâu sắc.
Ông ấy nói, 'Tôn giáo của ta sẽ tồn tại trên thế gian trong dạng thuần khiết nhất của nó trong năm nghìn năm, nhưng giờ nó sẽ chỉ tồn tại trong năm trăm năm thôi. Đàn bà sẽ phá huỷ nó.'
Đây là giọng điệu rất kết án từ Phật – tôi không thể chấp nhận được điều đó. Điều này chỉ ra nỗi sợ của ông ấy. Điều này chỉ ra rằng ông ấy theo cách nào đó này khác đồng ý với truyền thống mục ruỗng mà bao giờ cũng kết án đàn bà. Ông ấy đã nổi dậy chống lại nhiều thứ, nhưng ông ấy đã không thể nổi dậy chống lại một trong những điều nền tảng nhất mà phải bị phá huỷ.
Người Ấn Độ chống lại tôi nhiều thế bởi lẽ đơn giản rằng điều Mahavira đã không làm, điều Phật đã không làm, tôi đang cố làm. Một cách tự nhiên họ khó chịu, và họ đã tìm ra những luận cứ lớn – tôi sẽ gọi chúng là những cách hợp lí hoá, không thực sự là luận cứ...
Họ nói linh hồn được sinh ra như đàn bà vì tội lỗi quá khứ. Làm sao bạn quyết định được điều đó? Và ai là người phán xử? Con trai đang quyết định điều đó và tất nhiên họ quyết định theo sở thích riêng của họ. Họ được sinh ra là đàn ông vì họ đã làm những hành vi đức hạnh lớn lao trong quá khứ còn đàn bà được sinh ra là đàn bà vì cô ấy đã phạm tội trong các kiếp sống quá khứ. Đây là sự trừng phạt và cô ấy phải chịu điều đó.
Điều này an ủi đàn bà, cho cô ấy một cách hợp lí hoá. Một trò chơi chính trị rất thủ đoạn!
Đó là năm đầu tiên mà gia đình đã sống ở Đức, và ông bố muốn cậu con trai nhỏ của mình phải giỏi trong học tập. Ông Stein đòi xem phiếu học tập của Max.
Ngần ngại nhưng rồi Max chìa nó ra. Ông Stein giận dữ và mắng mỏ cậu con trai vì điểm kém.
'Dạ, bố ơi,' Max nói, 'tụi con trai khác trong lớp con đều là người Nazis. Chúng biết con là người Do Thái và chúng làm phiền con nhiều tới mức con không thể học được. Đó là lí do tại sao con bị phiếu học tập kém thế.'
Ông Stein dịu giọng. 'Thôi được, con,' ông ấy nói. 'Bất kì cái gì cho tương lai của con cũng được. Bố sẽ chuyển con thành người Nazi, thế thì con sẽ không còn bị rắc rối gì nữa.'
Thế rồi Max không bị rắc rối gì trong lớp, nhưng đến cuối học kì sau nó về nhà với phiếu học tập khủng khiếp khác. Ông Stein cáu tiết.
'Giờ thì cớ của con là gì nào?' ông ấy la lên.
'Dạ,' Max nói, 'bố biết đấy, bố, chúng ta những người Nazis không học nhanh được như tụi con trai Do Thái kia!'
Người ta bao giờ cũng có thể tìm ra các cái cớ, cách hợp lí hoá, nhưng chúng tất cả đều là bịa đặt – bịa đặt của những người tinh ranh.
Một ông già Trung Quốc đang bước đi dọc đường thì bắt gặp một cậu bé Trung Quốc đang cắt móng tay. 'Bé con,' ông già nói, 'dừng cắt móng lại!'
Cậu bé nhìn lên ông ta và thế rồi lại tiến hành cắt móng.
'Bé con,' ông già lặp lại, 'Ông nói, cháu dừng cắt móng lại đi!'
Cậu bé lại nhìn lên ông ta và thế rồi tiếp tục cắt móng.
'Bé con,' ông già la lên, 'sao khi ông đã bảo cháu dừng cắt móng mà cháu cứ cắt?'
'Vì nhà hàng xóm của cháu đánh con họ,' cậu bé đáp.
'Nhưng điều đó liên quan gì tới việc cắt móng của cháu?' ông già hỏi.
'Việc cắt móng của cháu liên quan gì tới ông?'
Không lí do thực nào có đó, nhưng nếu bạn lặp lại một điều nào đó trong hàng nghìn năm, mọi người trở nên được ước định theo nó, họ bắt đầu nghĩ rằng nó thực sự là lí do. Việc hợp lí hoá có thể xuất hiện như một lí do nếu nó được lặp lại quá thường xuyên, và Ấn Độ rất có tính lặp lại: nó đã từng lặp lại cùng điều vô nghĩa trong hàng nghìn năm.
Cho nên mọi tâm trí Ấn Độ đều đầy những chuyện nhảm nhí... hay bạn có thể gọi nó là 'cứt bò linh thiêng'! Điều đó sẽ có vẻ nhiều tính Ấn Độ hơn và nhiều tính tôn giáo hơn nữa! Cứt bò linh thiêng là thiêng liêng và nếu bạn nghe toàn về nó bạn nhất định sẽ lên cõi trời vì cứt bò linh thiêng là thứ duy nhất trên thế giới không tuân theo luật hấp dẫn. Nó sẽ đem bạn lên và lên mãi cho tới khi bạn đạt tới cõi trời!
Đất nước gia trưởng nam này đã sống trong nhiều loại cảnh nô lệ, nô lệ bên trong nô lệ. Trong hai mươi hai thế kỉ Ấn Độ đã từng trong cảnh nô lệ, nô lệ về chính trị. Một nước có thể sống trong cảnh nô lệ trong hai mươi hai thế kỉ chỉ nếu ở đâu đó sâu bên dưới nó đã sẵn sàng chấp nhận cảnh nô lệ về mặt tâm linh. Chừng nào ở đâu đó sâu bên dưới không có ham muốn vẫn còn là nô lệ, không ai có thể giữ bất kì ai trong cảnh nô lệ suốt hai nghìn năm và hơn thế, điều đó là không thể được. Nhưng nếu về mặt tâm linh bạn là kẻ nô lệ thế thì về chính trị, kinh tế, xã hội, bạn cũng sẽ là kẻ nô lệ.
Đàn bà Ấn Độ phải được tự do khỏi xiềng xích. Tự do của cô ấy sẽ giúp cho Ấn Độ được tự do thực sự. Nếu đàn bà vẫn còn không tự do, tự do của Ấn Độ sẽ vẫn còn chỉ trên bề mặt – cái gì đó được vay mượn, cái gì đó được nhập khẩu, không trưởng thành bên trong linh hồn riêng của nó.
R. K. Karanjia, đúng là Ấn Độ không thể tự do khi đàn bà của nó không tự do, nhưng đàn bà có thể tự do chứ. Điều đó cần quả cảm để đưa ra thách thức. Điều đó cần dũng cảm để tạo ra cách mạng trong tâm trí của đàn bà và đàn ông.
Đó đích xác là điều tôi đang làm qua tính chất sannyas: nỗ lực để phá huỷ cảnh nô lệ tâm linh của linh hồn Ấn Độ. Toàn thế quá khứ là nặng nề, trọng lượng của Himalaya, nhưng nó có thể bị bỏ đi. Một khi bạn trở nên có ý thức về nó, không có vấn đề trong việc bỏ nó. Nó là bịa đặt riêng của chúng ta; chúng ta có thể ngay lập tức gạt bỏ nó. Nhưng thế thì bạn sẽ phải nhận biết rằng chừng nào bạn chưa làm chết đi quá khứ một cách toàn bộ, bạn không thể được tái sinh.
Người ta phải chết đi quá khứ để được sinh ra mới mẻ, và Ấn Độ đã quên mất cách chết, do đó nó đã quên mất cách làm mới lại bản thân nó, làm trẻ lại bản thân nó. Thay vì cho chết đi quá khứ nó liên tục làm quá khứ thành vinh quang, nó liên tục ca ngợi quá khứ. Nó tận hưởng hoài niệm rằng 'Chúng ta có quá khứ vàng vĩ đại.' Và đó toàn là điều cực kì vô nghĩa! Quá khứ đó không bao giờ tồn tại; nó chỉ là tưởng tượng, không gì hơn – tưởng tượng thuần tuý. Chúng ta đã bịa ra quá khứ. Nhìn thấy cái xấu xa của hiện tại, chính là việc làm của chúng ta, chúng ta liên tục trốn vào quá khứ - để né tránh hiện tại. Chỉ có hai cách: hoặc trốn vào quá khứ hoặc trốn vào tương lai. Cả hai đều là phản nổi dậy.
Sống trong hiện tại là nổi dậy duy nhất tôi biết tới, cách mạng thực duy nhất. Gạt bỏ quá khứ, gạt bỏ tương lai và sống trong hiện tại, ở đây bây giờ một cách toàn bộ, với sự mãnh liệt và với đam mê. Và sự mãnh liệt đó đem tới tự do.
Câu hỏi thứ hai
Osho ơi,
Bài nói của thầy dường như mỗi ngày càng điên hơn. Đó là cảm giác của tôi. Cái ngày thầy sẽ không nói chút nào có đang tới gần hơn không?
Prem Michael,
Dự đoán tương lai là điều tuyệt đối không thể được cho tôi. Ai biết được? Mọi thứ là có thể! Bạn thấy không...? Bất kì khoảnh khắc nào! Nhưng một điều có thể được nói: trước khi tôi dừng nói hoàn toàn, tôi sẽ bắt đầu nói ngày càng nhiều hơn theo cách điên khùng. Đó là điều tôi gọi là nói từ tâm qua tâm!
Moishe và Izzy ngồi trong nhà hàng trong nhiều giờ mà không thốt ra một lời. Họ uống cốc chè chanh lớn. Khi từng người uống cạn cốc của mình, anh ta ra dấu cho người phục vụ tới để rót nước.
Sau một lúc lâu trong khi Moishe chung cuộc phá tan sự im lặng, 'Oy vey!' anh ta thở dài.
Năm phút sau Izzy đáp, 'Anh đang nói tôi à!'
Hai người bạn thân, Sam và Irv, tình cờ một hôm gặp nhau.
'Mừng quá gặp anh, Irv,' Sam nói. Vậy anh khoẻ không?'
Irv nhún vai và đáp, 'Ehhhhh...!'
Không nản lòng, Sam tiếp tục, 'Và vợ anh sao rồi?'
Irv lắc đầu, đảo mắt lên trời, và nói, 'Eh-eh!'
'Còn việc kinh doanh thế nào?' Sam kiên trì.
Irv vung tay lên xuống với chuyển động thất thường. 'Mm-mmmm,' anh ta nói.
'Thôi được, tạm biệt,' Sam nói, khi anh ta quay đi. 'Điều hay là gặp anh. Anh biết đấy, không có gì như việc nói chuyện tâm qua tâm tốt giữa những người bạn!'
Vậy trước khi tôi hoàn toàn dừng nói nó sẽ là việc nói tâm qua tâm: 'Eh-eh!', 'Mm-mm!', và thế rồi 'Tạm biệt!
Câu hỏi cuối cùng
Osho ơi,
Hôm nay là ngày sinh thứ chín mươi ba của bố tôi. Thầy có chuyện cười nào cho ông ấy không?
Fritjof,
Có chứ, tôi có chuyện cười cho mọi người trên thế giới!
Để kỉ niệm ngày đám cưới vàng, một đôi quyết định làm lại cùng những điều họ đã làm trong tuần trăng mật của họ. Họ đi tới cùng thị trấn, tới cùng khách sạn và tới cùng phòng. Bà ấy sức cùng loại nước hoa và mặc cùng bộ áo ngủ. Như ông ấy đã làm trong đêm trăng mật, ông ấy đi vào phòng tắm và bà vợ nghe thấy tiếng ông ấy cười – hệt như ông ấy đã cười trong đêm trăng mật của họ.
Thế là khi ông ấy quay lại, bà ấy hỏi, 'Cưng ơi, mọi sự thực hay, mọi thứ đều như vậy. Em có thể nhớ lại nó dường như tất cả mới xảy ra hôm qua! Đêm đó nữa anh đã vào phòng tắm và cười theo cùng cách. Vào lúc đó em đã không có đủ dung cảm để hỏi tại sao anh cười, nhưng giờ anh có thể nói cho em. Sao anh đã cười?'
'À, nó là thế này, em yêu. Đêm đó, năm mươi năm trước, khi anh đi đái anh đái ướt trần nhà. Đêm nay anh đái ướt chân!'
0 Đánh giá