Read more
Thiền: Thú vị,
Sức sống, Phấn khởi và Sinh động - Osho
Bài nói về Thiền
Câu hỏi thứ nhất
Osho ơi,
Tại sao Ấn Độ đang trôi giạt tới tình trạng
không pháp luật? Người Ấn Độ có là người không pháp luật nhất không?
Ayub Syed,
Tâm trí Ấn Độ được lập trình để
là tâm trí của kẻ nô lệ; nó không sẵn sàng vận hành trong tự do. Đó là gốc rễ của
vấn đề. Hai mươi hai thế kỉ bị nô lệ đã làm việc ước định nào đó cho tâm trí Ấn
Độ: nó hiểu chỉ một ngôn ngữ, ngôn ngữ của rừng rậm. Bất kì ai mạnh đều là đúng
- 'Mạnh là đúng'. Nếu không có người nào ra lệnh cho nó, nếu không có người nào
chỉ huy nó, thế thì tâm trí Ấn Độ không biết cách vận hành, làm gì, không làm
gì. Nó không có hướng dẫn bên trong.
Và nó đã không là kẻ nô lệ chỉ
hai mươi hai thế kỉ thôi; thậm chí trước đó nó đã sống trong một loại cảnh nô lệ
tâm linh – về chính trị thì tự do nhưng về tâm linh không tự do.
Những người brahmins đã từng
cai trị linh hồn của đất nước trong ít nhất năm nghìn năm, hay hơn. Họ đã chi
phối, ra lệnh, hướng dẫn, ép buộc kỉ luật nào đó theo mọi cách thức có thể,
nhưng kỉ luật đó tới từ bên ngoài, và khoảnh khắc đại lí bên ngoài đã tạo ra kỉ
luật nào bị loại bỏ đi, người Ấn Độ cảm thấy lúng túng. Người đó không có tính
toàn vẹn, không có tâm thức, mà chỉ có một tính cách, đơn thuần một tính cách
nghèo nàn.
Khác biệt này cần phải được hiểu.
Tính cách bị các đại lí bên ngoài áp đặt: xã hội, nhà nước, nhà thờ. Tâm thức
có tính cá nhân; tâm thức tới qua thiền. Không ai có thể áp đặt tâm thức lên bạn,
bạn phải khám phá ra nó.
Và tâm trí Ấn Độ tin vào tính tập
thể. Nó không có tính cá nhân – nó không kính trọng tính cá nhân chút nào. Người
ta phải điều chỉnh theo xã hội, người ta phải cúi mình trước các quyền lợi được
đầu tư, trước nguyên trạng. Con người có tính cách là người, tương ứng theo việc
lập trình Ấn Độ, người không phải là người nổi dậy, người sống tương ứng theo
truyền thống, kinh sách, cái gọi là các thánh nhân, người không là gì ngoài tác
nhân của quá khứ.
Người có tính cách ở Ấn Độ
không thực là người có tính cách, người đó chỉ là kẻ nô lệ. Vì người đó vâng lời
nên được kính trọng – bạn càng vâng lời bạn sẽ càng được kính trọng ở Ấn Độ.
Nhưng người vâng lời thực sự là kẻ nô lệ: người đó không có can trường, người
đó không có tâm thức; người đó không thể nói không, do đó có của người đó cũng
bất lực.
Người Ấn Độ hiểu chỉ một ngôn
ngữ: ngôn ngữ của ép buộc. Nếu bạn ép buộc cái gì đó lên họ, họ là người rất
tôn trọng luật pháp.
Trong hai trăm năm người Anh
cai trị Ấn Độ và thấy người Ấn Độ rất tôn trọng pháp luật. Việc không tôn trọng
pháp luật không bao giờ là vấn đề trước khi kết thúc chế độ của người Anh,
nhưng ba mươi ba năm này của tự do đã thấy Ấn Độ rã rời ra, trở thành hỗn độn –
cái gì đó có vẻ kì lạ nếu bạn không hiểu căn nguyên. Căn nguyên là ở chỗ tự do
là tuyệt đối kì lạ cho việc lập trình kiểu Ấn Độ. Ấn Độ cần một loại chính phủ
khác toàn bộ. Dân chủ là một ý tưởng nhập khẩu.
Người Ấn Độ rất ngần ngại về
công nghệ nhập khẩu, phương pháp mới nhập khẩu, máy móc mới. Họ rất khăng khăng
vào bánh xe quay, theo cách tự túc Ấn Độ. Họ sợ khoa học, công nghệ. Toàn thể
triết lí của người theo Gandhi là phản công nghệ, phản khoa học, nhưng họ đã nhập
khẩu khái niệm về dân chủ.
Ấn Độ không bao giờ có tính dân
chủ, do đó dân chủ không có gốc rễ trong tâm thức Ấn Độ, không chút nào. Dân chủ
là nhược điểm; cái gì đó khác toàn bộ được cần trong hoàn cảnh Ấn Độ. Dân chủ
không thể thành công được – ít nhất là cho bây giờ - chừng nào một hoàn cảnh
chưa được tạo ra cho nó.
Những người tranh đấu vì tự do
của Ấn Độ tất cả đều được giáo dục ở Anh. Mahatma Gandhi, Subhash Chandra Bose,
Jawaharlal Nehru, tất cả những người này đều được giáo dục ở nước Anh. Họ thấy
nền dân chủ vận hành ở đó một cách hay ho và họ trở nên bị ấn tượng mênh mông bởi
điều đó. Nhưng dân chủ Anh có truyền thống lâu dài.
Khi Ấn Độ trở nên tự do nó lập
tức nhập khẩu ý tưởng về dân chủ. Ý tưởng không thể được nhập khẩu giống điều
đó. Bạn phải tạo ra mảnh đất, bạn phải tạo ra bầu khí hậu đúng. Cho nên dân chủ
Ấn Độ chỉ giống như hoa giấy: bạn có thể liên tục treo nó trên cây, nhưng nó sẽ
không cho hương thơm. Nó có thể lừa những người không ở gần cây, nhưng nó không
thể lừa được cây, nó không thể lừa được bạn, nó không thể lừa được bướm và ong,
nó không thể lừa được chim đang hót trên cây – chúng biết đó là hoa giấy. Không
ong này sẽ tới hoa này. Và làm sao bạn có thể lừa được cây? Cây sẽ không nuôi
dưỡng nó – nó không được nối với hoa, và không có cách nào làm nó thành một phần
của cây.
Trước khi nền dân chủ có thể bắt
đầu vận hành ở Ấn Độ, Ấn Độ cần cái gì đó như dấu gạch nối giữa dân chủ và độc
tài, cái gì đó ở giữa – cái gì đó có chất liệu của cả hai, cái tốt nhất của cả
hai.
Trung Quốc đã thành công trong
một thời kì ngắn. Trung Quốc trở nên tự do sau Ấn Độ, bốn năm sau đó, nhưng
Trung Quốc ở trạng thái tốt hơn nhiều so với Ấn Độ. Nó có dân số lớn hơn, với
những vấn đề lớn hơn, nhưng nó đã có khả năng giải quyết chúng vì nó không sống
dưới dân chủ. Nó là độc tài. Nga có thể xoay xở được chỉ bởi vì chế độ độc tài.
Tôi không phải là người ủng hộ
độc tài, tôi ủng hộ dân chủ, nhưng dân chủ là có thể chỉ nếu chúng ta có thể
chuẩn bị mảnh đất cho nó. Hệ thống nghị viện đã từng bị áp đặt lên Ấn Độ là xa
lạ với tâm trí Ấn Độ tới mức nó không thể vận hành được. Bạn có thể thấy điều
đó trong nghị viện Ấn Độ - hành vi của các nghị sĩ trẻ con thế. Họ liên tục cãi
vã, đánh nhau. Không công việc nào xảy ra trong nghị viện Ấn Độ, chỉ những biện
minh không cần thiết về những điều vô ích, vô nghĩa. Đối lập chỉ với mục đích đối
lập. Cực kì phí thời gian và sức lực.
Tốt hơn cả nếu Ấn Độ dịch chuyển
sang dạng tổng thống chế điều sẽ là cái gì đó ở giữa dân chủ và độc tài. Dân chủ
được cần để cho không việc độc tài nào trở thành việc cầm tù tuyệt đối cho đất
nước. Cho nên sau mỗi năm hay mười năm bạn có thể thay đổi chính phủ. Nhưng chừng
nào có liên quan tới vận hành của chính phủ, trong thời kì mà chính phủ đang nắm
quyền, nó tuyệt đối cần kiểm soát đất nước.
Ấn Độ có thể được đặt vào một
tình huống tốt hơn chỉ nếu chính phủ bắt đầu làm việc trong tình trạng chiến
tranh – kém hơn thế sẽ không có tác dụng. Nếu đất nước chỉ hiểu một ngôn ngữ thế
thì bạn phải nói ngôn ngữ đó.
Tên riêng của tôi cho cái gạch
nối giữ dân chủ và độc tài là 'độc tài nhân từ' – không tuyệt đối độc tài, để
cho có thể có khả năng thay đổi chính phủ. Sau ít nhất mười năm chính phủ có thể
thay đổi, nhưng trong mười năm đó chính phủ phải là chuyên chế, với quyền lực
tuyệt đối, và mọi việc phi luật pháp sẽ biến mất ngay lập tức.
Trong ba mươi ba năm này Ấn Độ
đã vận hành theo cách có kỉ luật chỉ khi Ấn Độ tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Trong vài tháng đó Ấn Độ đã vận hành mà không có phi luật pháp nào. Những người
buôn lậu biến mất, những kẻ hối lộ biến mất, thổ phỉ biến mất. Tội phạm đột
nhiên giảm xuống tối thiểu và toàn thể đất nước vận hành không bãi công, không
tuần hành phản đối, không hỗn độn ở bất kì đâu.
Người Ấn Độ hiểu ngôn ngữ đó
ngay lập tức. Và họ không có lỗi: trong nhiều thế kỉ họ đã từng được nuôi dưỡng
bằng chất độc. Họ đã không được chuẩn bị để hành động như con người tự do và họ
không thể ngay lập tức bắt đầu hành động theo cách đó.
Nếu một người đã hoạt động cùng
với nạng trong hàng nghìn năm và bạn rút chiếc nạng ra, người đó sẽ ngã. Có thể
người đó không bị què, có thể về căn bản người đó mạnh khỏe, nhưng bây giờ người
đó đã trở thành phụ thuộc vào chiếc nạng. Bạn không thể rút chiếc nạng ra một
cách bất thần thế.
Một giáo sĩ nói với vợ mình
nhân ngày sinh của cô ấy, 'Anh muốn em sống một trăm năm và ba tháng.'
Người vợ hơi phân vân về ba
tháng đó. Cô ấy nói, 'Sao lại ba tháng đó? Em chưa bao giờ nghe thấy điều như
thế! Một trăm năm là đủ! Tại sao lại ba tháng đó?'
Giáo sĩ mỉm cười và nói, 'Anh
không thích em chết một cách bất thần!'
Vâng, ba tháng đó là được cần.
Không cái gì có thể bị lấy đi một cách bất thần.
Tự do tới với Ấn Độ rất bất thần,
không có chuẩn bị nào. Cái gọi là ‘Cha dân tộc’, Mahatma Gandhi, đã không chuẩn
bị cho đất nước chút nào. Cái gọi là những người lãnh đạo đó đã chỉ hiệu quả
trong việc tạo ra chút ít hỗn độn đây đó, và khi tự do tới họ tuyệt đối lúng
túng chả biết làm gì vì tất cả mọi sự hiệu quả của họ đều trong việc tạo ra hỗn
độn.
Cho nên cho dù tự do đã tới –
ba mươi ba năm đã trôi qua – nhưng những người lãnh đạo đó vẫn chỉ biết một điều:
cách tạo ra hỗn độn. Họ liên tục làm cùng một điều. Và những người lãnh đạo đó
hoàn toàn biết rõ rằng cách duy nhất để ở trong quyền lực là liên tục tạo ra hỗn
độn. Toàn thể mối quan tâm của những người đang trong quyền lực là vẫn còn
trong quyền lực, và họ chỉ có thể vẫn còn trong quyền lực nếu đất nước vẫn còn
trong hỗn độn. Cho nên mọi người liên tục tranh đấu và họ liên tục xoay xở bằng
cách nào đó, chứng minh cho thế giới rằng họ rất được cần tới, bằng không đất
nước sẽ tan rã. Và mối quan tâm của những người không trong quyền lực cũng là
trong việc tạo ra hỗn độn vì đó là cách duy nhất để quay lại trong quyền lực
hay để bước vào quyền lực.
Cho nên các chính khách đã học
được một thủ đoạn: họ đã giành lấy tự do – tự do nghĩa là họ họ đã giành lấy
quyền lực cho bản thân họ - và họ biết họ đã giành lấy quyền lực thông qua việc
tạo ra hỗn độn; đó là cách duy nhất để ở trong quyền lực. Cho nên Ấn Độ không
nên bị bỏ lại một mình – cứ để mọi người tranh đấu theo mọi cách có thể. Khi mọi
người tranh đấu, sức lực của họ bị phí hoài vào trong đánh lẫn nhau và bạn có
thể dễ dàng cai trị họ, vì thế thì mọi người trở nên yếu hơn mọi ngày. Còn những
người không trong quyền lực đều biết rằng nếu họ có thể tạo ra nhiều hỗn độn
hơn mức bạn có thể kiểm soát, thế thì tất nhiên sớm hay muộn họ sẽ ở trong quyền
lực. Cho nên đó là trò chơi chính trị. Không ai thực sự quan tâm về phúc lợi của
đất nước.
Điều thứ hai cần nhớ là ở chỗ Ấn
Độ đã sống theo một cách rất kìm nén. Nguyên nhân nằm ở đạo đức rởm. Nếu mọi
người đã sống với kìm nén thế thì bất kì khi nào có tự do nào đó, năng lượng bị
kìm nén đó bắt đầu tự nó duỗi ra. Bất kì năng lượng bị kìm nén nào sớm hay muộn
đều sẽ báo thù. Bất kì khi nào có dịp, có cơ hội cho năng lượng này bùng nổ, nó
sẽ bùng nổ. Một khi sức nén trên nắp bị bỏ đi thế thì cái nắp sẽ bị hất tung ra
bởi mọi hơi nước bị kìm nén bên trong.
Và người Ấn Độ đã sống lâu nhất
dưới kìm nén đạo đức, cho nên mọi người đang sôi lên bên trong. Họ nói về đạo đức,
nhưng họ liên tục cưỡng hiếp đàn bà. Họ kính trọng thánh nhân, nhưng họ liên tục
sát hại, giết chóc. Họ liên tục nói về Thượng đế, moksha, niết bàn, chân lí,
Yoga, sùng kính, lời cầu nguyện – những lời hay ho! – nhưng nếu bạn nhìn vào cuộc
sống của họ, mọi điều họ làm đều có tính phá huỷ.
Ấn Độ không phải là đất nước có
tính sáng tạo. Không xã hội kìm nén nào có thể có tính sáng tạo – xã hội kìm
nén sợ tính sáng tạo vì tính sáng tạo có nghĩa là việc diễn đạt – tính sáng tạo
chống lại kìm nén, nó chính là đối lập cực.
Cho nên người Ấn Độ có mặt kép:
một mặt đeo ở chỗ công khai và mặt kia đeo ở chỗ riêng tư.
Vài năm trước hai giáo sĩ gặp
nhau để ăn trưa. Sau khi tiến hành việc trao đổi triết lí kịch liệt, hai người
quay sang các chủ điểm nhẹ hơn.
'Vậy,' một người nói, 'ông nghĩ
gì? Một trong các chàng trai của chúng tôi cưới Elizabeth Taylor đó!'
'Ồ,' người kia gắt gỏng, 'nó sẽ
không kéo dài được một năm đâu!'
Giáo sĩ thứ nhất thở dài và
nói, 'Tôi phải có một năm như thế!'
Tâm trí Ấn Độ đầu những dâm dục,
đầy những giận dữ, đầy những hận thù – và nó nói về tình yêu, về từ bi, nói về
bất bạo hành. Nhưng đừng bị lừa bởi việc nói của họ - việc nói của họ đơn giản
chỉ ra rằng chính cái đối lập đang ở bên trong họ. Và bây giờ họ tự do; không
có sức ép lên họ để liên tục kìm nén. Cho nên ở mọi nơi trên đất nước này, mọi
ngày... tôi nghĩ chẳng cái gì giống điều này đang xảy ra ở bất kì chỗ nào khác
trên thế giới. Con người đang bị thiêu sống! Đàn bà bị cưỡng hiếp ở mọi nơi –
cưỡng hiếp số đông! Nhiều đàn bà chết chỉ bởi vì nhiều người cưỡng hiếp họ tới
mức họ chết. Và các mahatmas của đất nước liên tục nói về vô dục, nhưng cùng
các mahatmas đó bị bắt đang làm đủ mọi loại hành động tội phạm.
Các thánh nhân liên tục nói về
không gắn bó, không sở hữu, và bạn sẽ không tìm ra bất kì người nào tham hơn những
người này. Họ tham về những vui thú ở thế giới khác và ở đây nữa họ cũng tham,
nhưng theo cách vòng vo. Họ sẽ không dành tiền cho bản thân họ, họ sẽ dành tiền
cho đền thờ - và họ là những người chủ thực của đền.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng
ngay cả những bức tượng đá trong các ngôi đền cũng sở hữu đất. Tâm trí thủ đoạn
làm sao! Tu sĩ này sở hữu đất. Chẳng hạn, ngôi đền ở Bodh Gaya nơi Phật Gautam
đã trở nên chứng ngộ, ngay cả ngôi đền đó cũng bị những người Hindu chi phối.
Nó không thuộc vào người Hindu. Phật đã trở nên chứng ngộ, ngôi đền đã được làm
trong tưởng niệm của ông ấy; ông ấy là người nổi dậy, ông ấy không phải là người
Hindu; nhưng tu sĩ của ngôi đền này là người brahmin, ông ấy không phải là Phật
tử. Người brahmin rất tinh ranh! Thần của ngôi đền sở hữu hàng nghìn a đất và
tu sĩ này ra toà nhân danh thần của ngôi đền. Bây giờ, bạn không thể lấy đất nó
và phân chia nó vào tay của những người nghèo không có đất, vì làm sao bạn có
thể lấy được đất từ thần? Và tu sĩ này không thể trao nó cho bạn được – ông ấy
chỉ làm việc ở đó nhân danh thần này. Ông ấy không phải là người chủ, người chủ
chỉ là bức tượng đá!
Nó không thể kí vào bản thoả
thuận, bạn không thể tống giam bức tượng được, bạn không thể làm được bất kì
cái gì. Trong ba mươi ba năm tranh chấp đã liên tục diễn ra trong toà án, nhưng
toà không thể làm gì được. Không tồn tại luật nào nói cách lấy đất từ bức tượng
đá. Và cùng điều đó là đúng về hàng nghìn ngôi đền trên đất nước này.
Và tu sĩ này sẽ liên tục nói về
không tham. Ông ấy sẽ dạy mọi người: 'Đừng tham lam, cúng dường cho ngôi đền
đi. Tham là không tốt! Nếu các vị cúng dường cho đền các vị sẽ thu được cả
nghìn lần hơn ở thế giới kia.' Và bất kì cái gì họ cúng dường cho ngôi đền đều
thực sự được cúng dường cho tu sĩ này. Ông ấy là người chủ thực, nhưng ông ấy
đang chi phối qua bức tượng đá.
Mọi thứ liên tục xảy ra ở Ấn Độ
bởi lẽ đơn giản rằng đất nước này thiếu tính cách – tính cách theo nghĩa của
tôi, tính cách nảy sinh như sản phẩm phụ của tâm thức. Ấn Độ tuyệt đối phi tính
cách, nhưng điều họ nghĩ là tính cách, họ liên tục ba hoa trên khắp thế giới: rằng
họ là rất tôn giáo, rất đạo đức. Và điều đó là cực kì vô nghĩa!
Tôi đã thấy đạo đức của họ, tôi
đã thấy tính cách của họ - nó là hư huyễn, nó chỉ được tô vẽ. Và khi bạn có bộ
mặt được tô vẽ, mặt bạn có thể bị phơi ra. Chỉ với bất kì cơ hội nào...
Tôi đã là giáo sư ở đại học. Một
trong các giáo sư muốn tới gặp tôi cùng vợ ông ấy, nhưng ông ấy xuất hiện mỗi một
mình. Tôi hỏi, 'Có chuyện gì xảy ra cho vợ ông vậy? Cô ấy định tới – và cô ấy
hăm hở tới thế!'
Ông ấy nói, 'Có trục trặc nào
đó. Khi chúng tôi đi trời bắt đầu mưa, thế là cô ấy phải quay lại.'
Tôi nói, 'Nhưng nếu ông có thể
tới được, sao cô ấy lại không tới? Trời không mưa to lắm, chỉ chút ít thôi. Nó
không mưa to ông dường như không bị ướt toàn bộ.'
Ông giáo sư nói, 'Ông biết vợ
tôi đấy. Bà ấy tô vẽ mặt nhiều tới mức chỉ vài giọt nước là đủ phơi ra bộ mặt thực
của bà ấy, cho nên bà ấy phải quay lại. Trang điểm của bà ấy bị mất rồi!'
Bác sĩ riêng của tôi là
Devaraj; bà và bác của anh ấy đang ở đây. Bà tám mươi nhăm tuổi, với son môi
trang điểm hoàn hảo và mọi thứ. Bây giờ, hơi chút mưa sẽ phơi ra thực tại, nhưng
bà ấy phải chăm nom rất kĩ về điều đó vì ngay cả Arup cũng không thể đánh giá
được tuổi của bà ấy. Khi tôi bảo cô ấy, 'Bà ấy tám mươi nhăm đấy,' cô ấy nói,
'Tám mươi nhăm à! Bà ấy chẳng có vẻ gì tám mươi nhăm cả!'
Mọi người liên tục lừa dối theo nhiều cách. Không cái gì sai nếu bạn có bộ mặt được tô vẽ, nhưng nếu bạn có linh hồn được tô vẽ thì nhiều thứ bị mất. Có thể ở phương tây mọi người quan tâm nhiều hơn tới việc tô điểm thân thể, nhưng ở Ấn Độ họ quan tâm nhiều hơn vào việc tô điểm linh hồn, điều còn xấu hơn nhiều. Tô vẽ mặt chẳng là gì mấy – mặt, sau rốt, không phải là bạn – nhưng linh hồn, bản thể bên trong, nếu bạn tô vẽ nó, chỉ cào chút xíu và thực tại sẽ lộ ra. Bất kì cơ hội nào... bạn sẽ không để mất cơ hội.
Cảnh giác với người đã từng ép buộc bản thân họ là vô dục, người đó có thể là kẻ cưỡng hiếp bất kì khoảnh khắc nào. Chỉ người của tôi mới không thể là kẻ hãm hiếp – không có nhu cầu! Không có lí do chút nào.
Một trong những người trung gian của tôi là Champa. Bạn của cô ấy từ Mĩ đã tới; anh ấy là nhà nhiếp ảnh và là nhà xuất bản nổi tiếng về các sách ảnh. Anh ấy nói với Anutosh, 'Trong đời mình tôi chưa bao giờ thấy nhiều đàn bà đẹp thế tụ tập lại một chỗ như tôi thấy ở đây!' Và khi anh ấy nói điều đó anh ấy ngụ ý điều đó vì anh ấy là nhà nhiếp ảnh – anh ấy có giác quan đó để biết cái đẹp là gì. Anh ấy phải đã thấy nhiều khuôn mặt ăn ảnh.
Nhưng anh ấy nói, 'Một điều làm tôi phân vân: đàn bà đẹp thế, mạnh mẽ thế, sống động thế, nhưng đàn ông có vẻ hơi mờ nhạt, lạc lõng – dường như họ đang trốn khỏi đàn bà!
Tôi sẽ gợi ý cho bạn của Champa: cứ ở đây hai, ba tháng đi và bạn sẽ trở thành mờ nhạt! Với nhiều đàn bà đẹp thế xung quanh, bạn có thể vẫn còn sống động được bao lâu? Họ nhất định làm cho bạn sợ. Ở đây chỉ cái đối lập xảy ra: trong thế giới, thế giới bên ngoài, chính đàn ông lấy thế chủ động, ở đây đó là đàn bà! Trong thế giới bên ngoài họ nói, 'Khi đàn bà nói không, đừng quá bận tâm về cái không của cô ấy – cô ấy ngụ ý có.' Nhưng ở đây không có cơ hội nào cho đàn bà nói không. Đàn ông nói không – và anh ta thực sự ngụ ý không! Anh ta trốn đi.
Bạn có cho rằng các sannyasin của tôi có thể là người hãm hiếp được không? Không thể được! Họ đã bị hãm hiếp! Và bao giờ cũng nhớ, đàn bàn có tiềm năng dục nhiều hơn đàn ông; cô ấy có năng lực với nhiều cực thích. Đàn ông rất nghèo theo nghĩa đó. Trong hai mươi bốn giờ anh ta có thể có một cực thích, và điều đó nữa cũng phụ thuộc vào tuổi anh ta, nhưng đàn bà có thể có nhiều cực thích. Một cách tự nhiên, đàn ông có thể trở thành mờ nhạt, sợ hãi, run rẩy, bao giờ cũng trốn đi.
Khoảnh khắc họ thấy một đàn bà đẹp đi tới họ, họ bắt đầu thiền! Đây là phương cách của tôi để cho họ thiền!
Người Ấn Độ không thể thiền được vì khi họ thiền, trong tưởng tượng của họ đàn bà bắt đầu tới, nhưng các sannyasin của tôi lập tức bắt đầu thiền ngay cả khi đàn bà thực có đó! Đây là tình huống khác toàn bộ.
Tâm trí Ấn Độ mang tính kìm nén, và tâm trí kìm nén là nguy hiểm. Thứ nhất, nó sẽ không có tính sáng tạo vì nó không thể có tính diễn đạt; nó sẽ sợ việc diễn đạt. Thứ hai, tâm trí đang sôi lên với quá nhiều năng lượng bị kìm nén mà sẽ bùng nổ. Bất kì khoảng khắc yếu đuối nào, bất kì cơ hội có sẵn nào, và nó không thể bỏ lỡ điều đó. Và bạn có thể giả vờ được bao lâu? Bạn không thể giả vờ hai mươi bốn giờ một ngày được; thỉnh thoảng bạn phải nghỉ ngơi và thảnh thơi nữa. Khoảnh khắc bạn nghỉ và thảnh thơi bạn phải gạt tính cách của bạn sang bên, bằng không nó sẽ giữ bạn căng thẳng mọi lúc. Người Ấn Độ rất căng thẳng, nhưng họ đã nghĩ rằng đây là điều tôn giáo tất cả là gì.
Willy thích chơi golf, nhưng sân golf duy nhất ở bất kì chỗ nào gần nhà anh ta đều thuộc về câu lạc bộ miền mà không chấp nhận người Do Thái. 'Không có vấn đề gì,' Willy nghĩ, 'mình sẽ gọi bản thân mình là William, và họ sẽ không bao giờ đoán được mình là người Do Thái! '
Chắc chắn anh ta được chấp nhận.
Thế là ngay ngày hôm sau Willy đi tới sân, tìm thấy một số đối tác và bắt đầu chơi. Tuy nhiên, ở lỗ thứ tư, sau một cú đánh rất cẩn thận, Willy đáng thương đánh trượt hoàn toàn quả bóng. Theo bản năng, anh ta buông ra một tiếng la, 'Oy gevalt!' anh ta thét lên.
Đột nhiên nhận ra điều mình vừa nói, Willy ngoác miệng cười và nói thêm với tay vung lên, 'Dù điều đó có nghĩa gì!'
Một chuyển cổ được kể về một nữ bá tước nào đó nửa người Pháp và nửa người Anh. Khi cô ấy đi sinh đứa con đầu, chồng cô ấy đích thân ở bên cạnh với tâm trạng lo lắng.
Bác sĩ cố gắng trấn an anh ta. 'Cô ấy còn nhiều thời gian để đi,' ông ta nói. 'Ta cứ chơi bài đã.'
Thế là ông ấy một tay chia bài, nhưng thế rồi đột nhiên một tiếng kêu vọng tới từ giường nằm, 'Trời ơi! Trời ơi!'
Ông bá tước nhảy lên từ ghế. 'Chưa đâu, chưa đâu,' bác sĩ xoa dịu. 'Cứ chơi đi.'
Thế là họ chơi, nhưng lần nữa một tiếng rền rĩ vang tới, 'Ối giời ơi, ối giời ơi!'
Anh chồng lại nhóm chân lên, và dầu vậy bác sĩ vẫn không nhìn lên. 'Chưa đâu,' ông ấy khăng khăng, 'chưa đâu. Đến lượt ông chơi.'
Vài phút sau tiếng nói ở tầng trên kêu lên, 'Trời!'
Thế rồi bác sĩ đứng lên và tuyên bố, 'Bây giờ!'
Bạn có thể che giấu, nhưng chỉ tới mức độ nào đó thôi; bên ngoài điều đó thực tại nhất định trồi lên mặt.
Ấn Độ đã làm gần như một việc kì diệu với năm nghìn năm kìm nén. Bây giờ lần đầu tiên Ấn Độ đã trở nên tự do, dân chủ, do đó có vô chính phủ, hỗn loạn, phi luật pháp. Nhưng theo cách nào đó điều này là tốt: nó phơi bày thực tại, thực tại đích thực của tâm trí Ấn Độ, tính cách của nó, ‘đạo đức’ của nó, cái gọi là tôn giáo của nó, ‘tâm linh’ của nó. Mọi thứ rác rưởi đó bị nổ tung lần đầu tiên – theo nghĩa đó nó là tốt.
Bây giờ chúng ta phải làm ra một loại Ấn Độ mới toàn bộ. Quá khứ đã thất bại – công việc của năm nghìn năm đã mất đi phí hoài! Chút ít tự do đã phơi bày mọi thứ. Cho nên bây giờ không cần liên tục làm cùng một điều lần nữa; chúng ta có thể bắt đầu học ngôn ngữ mới.
Đó là điều công việc của tôi ở đây là gì: cho bạn ngôn ngữ mới – về việc diễn đạt, về tính sáng tạo, về biến đổi năng lượng của bạn từ thấp hơn lên cao hơn, từ kim loại cơ sở hơn thành vàng. Trường này là trường giả kim thuật, các sannyasin của tôi là những người giả kim, và giả kim thuật này phải được lan tỏa không chỉ ở đất nước này mà trên khắp thế giới. Nhưng đất nước này cần nó vô cùng nhiều hơn bất kì người nào khác.
Bạn hỏi tôi, Ayub Syed: Tại sao Ấn Độ đang trôi giạt tới phi luật pháp?
Đó là tính cách thực, thực tại của nó. Không phải là trôi giạt tới phi luật pháp đâu, nó đơn giản là phơi bày bản thân nó, nó bỏ cái đạo đức giả của nó. Tự do đã cho chúng ta một cơ hội lớn để thấy bản thân chúng ta như chúng ta vậy, trần trụi. Tự do đã trở thành chiếc gương – giờ chúng ta phải nghĩ lại. Giờ toàn thể quá khứ của chúng ta là vô dụng.
Đây là cú choáng, nhưng nhiều điều có thể được học từ thất bại này. Cách mạng có thể xảy ra! Tính cách không nên bị áp đặt thêm nữa, nhưng tâm thức nên được giúp đỡ để trưởng thành. Và nếu tâm thức được giúp đỡ để trưởng thành, sự phi luật pháp này sẽ sớm biến mất và kỉ luật bên trong sẽ nảy sinh. Để điều đó xảy ra Ấn Độ cần một xã hội nào đó, một bầu khí hậu nào đó.
Với thời kì chuyển tiếp, dân chủ nên bị gạt sang bên. Với thời kì chuyển tiếp một dạng chính phủ tổng thống chế với nhiều quyền lực chuyên chế hơn Tổng thống Mĩ có sẽ là việc giúp đỡ vô cùng. Nhưng quyền lực đó phải không được dùng để áp đặt cùng tính cách cũ – không cần cam kết với cùng sai lầm lần nữa – quyền lực đó phải được dùng để giải lập trình cho mọi người khỏi quá khứ và cho họ hương vị của tâm thức, hương vị của nhận biết. Họ phải được giúp đỡ để trở nên cá nhân hơn, nhưng dân chủ sẽ không có khả năng làm điều đó; nó sẽ đơn giản đưa Ấn Độ vào hỗn loạn ngày một nhiều hơn.
Nhớ hoàn toàn rõ rằng Ấn Độ chưa bao giờ là một quốc gia. Nó là một đất nước bao la và nó bao giờ cũng là nhiều quốc gia, không bao giờ là một quốc gia. Nếu nó trôi giạt vào phi luật pháp nó sẽ bắt đầu rời ra nó sẽ trở thành những mảnh nhỏ.
Vào thời của Phật Gautam đã có hai nghìn vương quốc ở Ấn Độ, hai nghìn nước. Bây giờ nếu phi luật pháp phát triển thêm chút nữa, nếu hỗn độn lan rộng thêm chút nữa, Ấn Độ sẽ bắt đầu rã ra. Punjab sẽ muốn có Sikhisthan của riêng nó là vương quốc của người Sikhs, Nam Ấn sẽ muốn tách ra khỏi Bắc Ấn, người Bengalis sẽ không muốn sống cùng người không Bengalis, người nói tiếng Hindi sẽ không muốn sống với người không nói tiếng Hindi, người Maharashtrians sẽ muốn có nước độc lập riêng của họ.
Thực ra, điều đó là kì lạ - chính cái tên này là kì lạ, nó ngụ ý 'quốc gia', Maharashtra nghĩa là 'quốc gia lớn'.
Bây giờ đây là 'nước duy nhất trên thế giới'! Nước này là quốc gia duy nhất, và trong quốc gia này có một tỉnh với cái tên 'quốc gia lớn'. Một quốc gia nhỏ và bên trong nó là một quốc gia lớn! Bạn thấy cái ngu xuẩn của nó không?
Gujarat sẽ muốn có quốc gia riêng của nó... Ấn Độ có thể tan rã và trở thành ít nhất ba mươi nước rất dễ dàng. Nó là lục địa con. Và người Ấn Độ rất hay sinh sự; họ bao giờ cũng đánh lẫn nhau. Điều đó đã có tính rất phá hủy trong quá khứ vì năng lượng của họ đã bị mất. Quân đội nhỏ tới và chinh phục Ấn Độ bởi lẽ đơn giản rằng Ấn Độ không bao giờ là quốc gia.
Lần đầu tiên nó lại là một quốc gia, cũng như lần đầu tiên nó là nền dân chủ và lần đầu tiên thực sự tự do. Đây là những cơ hội lớn – chúng có thể được dùng – nhưng dân chủ có thể chứng tỏ là tai hại. Dân chủ là hay, là đóa hồng, nhưng bạn phải chuẩn bị luống. Bạn không thể trồng hoa hồng ở sa mạc – và đó là điều chúng ta đã từng cố làm cho ba mươi ba năm này.
Tôi tuyệt đối tin tưởng vào dân chủ, đó là lí do tại sao tôi nói chút ít chuẩn bị chuyên chế sẽ là tốt cho hoa dân chủ. Độc tài phải được dùng như phương tiện, mục đích vẫn còn là dân chủ. Do đó độc tài phải được dùng theo cách nó có thể bị bỏ đi vào bất kì lúc nào, và cách tốt nhất là tạo ra hệ thống tổng thống chế tương ứng với hoàn cảnh. Tạo ra luật nhưng không làm có hiệu lực – dạy mọi người cái đẹp của tính luật pháp, cái đẹp của việc hiểu lẫn nhau, cái đẹp của việc không xâm lấn vào không gian của nhau. Ở Ấn Độ mọi người đều sẵn sàng xâm lấn vào không gian của mọi người, không ai kính trọng nhu cầu lãnh thổ của bất kì ai khác.
Đây là vấn đề mà các sannyasin của tôi đang đối diện hàng ngày. Nếu các sannyasin di chuyển tay nắm tay, mọi người Ấn Độ đều chống lại điều đó. Họ không làm bất kì cái gì cho những người đó, họ không làm bất kì hại gì cho bất kì ai. Nếu hai người cầm tay nhau yêu thương hay ôm ghì nhau, điều đó không nên là việc của bất kì người nào – bạn không nên can thiệp vào việc đó.
Thực ra, nếu hai người đánh nhau, đám đông tụ tập lại để xem và thích thú việc đó, nhưng nếu hai người hôn nhau thế thì mọi người rất giận. Mọi người dường như được làm cho chống đối với yêu và sống, và tất cả họ đều ủng hộ phá hủy! Bất kì cái gì đẹp đều bị ghét, bất kì cái gì xấu đều được thích thú, mê đắm.
Trong các phim Ấn Độ hôn là không được phép, nhưng giết là được phép. Bạn có thể thấy vấn đề này! Tôi sẽ cho phép hôn, tôi sẽ không cho phép giết.
Mới hôm nọ Alfred đã hỏi một câu hỏi, vì tôi đã nói – điều đó được báo cáo lại cho tôi lặp đi lặp lại bởi nhiều người – rằng một người Ấn Độ đã ôm một đàn bà sannyasin phương Tây theo cách xấu xí, cách khiêu dâm tới mức nó chắc chắn là kiểu phô bày bộ phận sinh dục, vì anh ta chỉ đứng cạnh cổng bên trong đạo tràng để cho mọi người đi qua có thể nhìn thấy. Điều đó phát lợm mửa! Nhiều người báo cáo điều đó cho tôi, và tôi nói rằng nếu việc như vậy xảy ra thế thì tống kiểu người này ra ngoài ngay lập tức.
Và Alfred đã rất giận vì tôi đã nói mới ngày hôm trước rằng nếu hai sannyasin hôn nhau đó không phải là việc của bất kì ai. Họ không hôn bất kì người Ấn Độ nào, họ không hôn bất kì ai khác, họ hôn người yêu riêng của họ. Cho nên Alfred đã giận rằng tôi đã nói tống cổ người Ấn Độ đó ra nếu điều đó lại xảy ra. Anh ta nói, 'Người Ấn Độ đó đã làm cái gì đó với người đàn bà, anh ta không làm điều đó với thầy!'
Alfred, bạn không hiểu vì bạn không là sannyasin. Tôi nói với bạn, anh ta đã làm điều đó với tôi đấy, vì tôi được bao hàm trong các sannyasin của tôi và các sannyasin của tôi được bao hàm trong tôi. Là sannyasin có nghĩa là một phần của tôi; là sannyasin cũng có nghĩa là bạn để tôi trở thành một phần của bạn. Nếu cái gì đó xấu xí được làn cho bất kì sannyasin nào của tôi, nó được làm cho tôi. Nếu Meeten bị giết, cái gì đó của tôi bị giết. Nếu tâm trí xấu xí, bị kìm nén nào đó đang cố gắng làm điều khiêu dâm nào đó cho bất kì sannyasin nào, tôi được bao hàm trong điều đó.
Và đây không phải là chỗ công cộng, nó không phải là đường, đây là phật trường của tôi! Tôi sẽ không nói bất kì cái gì nếu điều đó xảy ra ở Poona đâu đó trên đường – điều đó không phải là việc của tôi ch út nào. Nhưng đây là nhà tôi và những người này là một phần của tôi, một phần của Phật trường này. Ở đây, không cái gì như điều đó có thể được phép.
Vâng, nếu hai người đang ôm nhau đẹp và yêu nhau thì không có vấn đề chút nào, không ai ngăn cản họ, nhưng người Ấn Độ không thể đẹp về ôm và hôn. Hàng thế kỉ kìm nén đột nhiên đem họ tới cực đối lập. Hoặc họ sẽ rất đạo đức, 'linh thiêng hơn ngươi', hoặc đột nhiên họ đi sang cực đoan kia, con lắc của họ đi sang cực đoan kia. Họ bắt đầu cư xử theo cách xấu xí.
Cái xấu không thể được dung thứ, cái đẹp nên được kính trọng. Cái đẹp là phẩm chất thiêng liêng vĩ đại nhất trong sự tồn tại, cái đẹp là mặt của Thượng đế, nhưng cái xấu là quỉ. Phi luật pháp là xấu và có luật pháp bị áp đặt từ bên ngoài cũng là xấu; chúng là hai cực đoan của cùng một hiện tượng.
Tôi muốn một loại đạo đức, luật pháp, kỉ luật khác toàn bộ, cái nảy sinh từ cội nguồn riêng bên trong nhất của bạn. Và khi nó có thể xảy ra tại sao chúng ta phải liên tục phụ thuộc vào những thứ hình thức, bên ngoài? Khi cái thực là có thể, tại sao vẫn còn với đồ nhựa và đồ giả?
Người Ấn Độ đã từng là đạo đức do sợ và tham – sợ địa ngục, tham vui thú cõi trời. Đâu không phải là đạo đức thực. Tôi không tin vào bất kì địa ngục và cõi trời nào! Phá hủy ý tưởng về địa ngục và cõi trời đi và thế thì là đạo đức. Thế thì đạo đức của bạn là mục đích lên bản thân nó, thế thì nó có cái đẹp; thế thì nó không bắt nguồn từ sợ, thế thì nó không vì bất kì động cơ nào, bạn đang làm cái gì đó tốt vì bạn tận hưởng việc làm nó.
Một bà già bị ấn tượng bởi buổi giảng lễ của Morarjibhai Desai và bà ấy nói với người bạn về ôn ấy. 'Ông có biết không,' bà ấy nói, 'Ông này có thể thuyết giảng về địa ngục dường như ông ấy đã được sinh ra và nuôi nấng dạy dỗ ở chỗ đó!'
Nhưng mọi người đã sống trong sợ hãi. Thượng đế không là gì ngoài phóng chiếu của họ về sợ hãi. Đó là lí do tại sao trong mọi ngôn ngữ của thế giới chúng ta đều có từ như ‘sợ Thượng đế'. Đây là từ xấu! Chúng ta dùng nó một cách đồng nghĩa với ‘tôn giáo’, và người tôn giáo không bao giờ sợ Thượng đế, người đó yêu Thượng đế. Nhưng chúng ta gọi người tôn giáo là ‘sợ Thượng đế'. Sợ chẳng liên quan gì tới tôn giáo chút nào; sợ là phản tôn giáo. Yêu là tôn giáo. Nhưng ý tưởng về Thượng đế mà chúng ta đã mang mọi lúc chỉ có đó để tạo ra sợ, đó không phải là cái nhìn thực.
Một người rơi từ máy bay bắt đầu cầu nguyện Thượng đế cứu anh ta. 'Ôi, Thượng đế, Thượng đế, Thượng đế! Cứu con với, cứu con với! Xin ngài cứu con!'
Chẳng cái gì xảy ra, thế là anh ta quyết định thử với Allah. 'Ôi, Allah, Allah! Cứu con, cứu con với!'
Đột nhiên một bàn tay lớn thò xuống từ trên trởi, nắm lấy anh ta và nhẹ nhàng đặt anh ta lên mặt đất.
'Ôi, cám ơn Thượng đế!' người này thốt ra trong sự nhẹ nhõm.
Đột nhiên sét nổ đùng trên trời và đánh thẳng xuống đất và nghiền nát người này mất tăm.
Nhưng đây là ý tưởng của bạn về Thượng đế, Allah: rằng nếu bạn kêu 'Allah! Allah!' ngài sẽ cứu bạn và nếu bạn cám ơn Chúa ngài sẽ tới và nghiền nát bạn, và ngược lại. Điều không là gì ngoài việc khai thác nỗi sợ. Thượng đế đơn giản có nghĩa là năng lượng yêu của sự tồn tại.
Người Ấn Độ phải được giáo dục về dân chủ. Người Ấn Độ phải được giáo dục để kính trọng cái nhìn, ý kiến, phong cách sống của nhau. Người Ấn Độ phải được giáo dục để kính trọng những khác biệt trong cuộc sống, ý nghĩ, thái độ, cách tiếp cận của mọi người. Nhưng người Ấn Độ rất hay can thiệp vào nhau và rất hay tranh cãi. Trong năm nghìn năm họ đã không làm bất kì cái gì ngoài tranh cãi, cho nên họ đã trở nên rất khéo trong tranh cãi. Họ có thể tranh cãi về bất kì cái gì, ủng hộ hay chống đối, và họ liên tục cãi cọ. Và việc cãi cọ này là thứ có tính phủ định; toàn thể năng lượng phải được đặt vào trong tính sáng tạo chứ.
Ethel nằm trong giường lạnh cóng. Gió lùa từ cửa sổ mở đem cái lạnh như băng xuyên qua chăn cô ấy, nhưng chồng cô ấy vẫn ngáy o o, vô nhận biết về sự không thoải mái của vợ mình.
Cuối cùng Ethel không thể chịu được điều đó lâu thêm nữa. Cô ấy chống người trên khuỷu tay và chọc ngón tay vào bụng chồng mình. 'Sam, Sam, bên ngoài lạnh quá!' cô ấy thúc. 'Sam, đóng cửa sổ lại, bên ngoài lạnh lắm!'
Bây giờ Sam thức dậy, cáu kỉnh thế nào đó. 'Vậy sao? Nếu anh đóng cửa sổ,' anh ta càu nhàu, 'trời sẽ ấm bên ngoài chứ?'
Tính hay cãi này, tranh đấu liên tục đã đi rất sâu trong máu, xương và tuỷ người Ấn Độ. Họ phải được dạy rằng những cãi lí này không ích gì, chúng đơn giản phá huỷ. Tính sáng tạo chưa bao giờ được dạy, chưa bao giờ được kính trọng. Chúng ta đã kính trọng các thánh nhân chỉ vì một lí do: vì họ đã là những người tự hành hạ mình lớn lao. Chúng ta không bao giờ kính trọng các nhà thơ, hoạ sĩ, nhà điêu khác – không bao giờ.
Không ai biết ai đã là kiến trúc sư của Taj Mahal, không ai biết ai đã là những người làm ra các ngôi đền đẹp ở Khajuraho, không ai biết ai là những người đã làm việc cả đời họ để tạo ra các hang động ở Ajanta và Ellora. Nhưng chúng ta biết mọi loại người ngu xuẩn, người nhịn ăn, người đứng trên đầu, người đã chẳng làm gì trong các kiếp sống của họ mà chỉ ngủ trên giường gai, người vẫn còn trần trụi trong giá lạnh! Chúng ta biết tất cả về những kẻ ngốc này và chúng ta kính trọng họ - chúng ta đã dựng lên những ngôi đền để tôn kính họ. Và không ai biết về những người sáng tạo; chúng ta thậm chí đã không bận tâm về họ.
Đây là cách tiếp cận sai tuyệt đối tới cuộc sống.
Tính sáng tạo phải được ca ngợi để cho năng lượng đó trở nên được lái ngày càng nhiều hơn sang tính sáng tạo. Tâm trí người Ấn Độ chẳng biết gì về tính sáng tạo, và năng lượng lại có đó.
Và nhớ một luật nền tảng về năng lượng nếu bạn không dùng nó trong tính sáng tạo nó trở thành mang tính phá huỷ, nó ươn ra, nó trở thành độc. Nó phải được dùng; bạn phải tạo ra cái gì đó. Nếu bạn không thể tạo ra được bài thơ hay bức tranh hay bức điêu khắc, thế thì bạn sẽ giết ai đó hay bạn sẽ thiêu ai đó hay bạn sẽ cưỡng hiếp ai đó.
Nếu Thượng đế là đấng sáng tạo, chỉ thế thì cách duy nhất để tôn thờ ngài là tính sáng tạo.
Ấn Độ khổ từ triết lí định mệnh: 'Mọi thứ đều được Thượng đế làm rồi. Nếu bạn nghèo, Thượng đế chịu trách nhiệm; nếu bạn là tội nhân, Thượng đế chịu trách nhiệm. Nó là định mệnh – bạn có thể làm được gì?' Triết lí định mệnh đã làm Ấn Độ thành cực kì lười biếng, không sáng tạo, tồi tệ.
Một trong những lời kinh của Murphy là: Nếu nó không làm việc, nó được chế tạo tại Ấn Độ.
Lời kinh khác của ông ấy là: Khi bạn hạnh phúc, là hạnh phúc; khi bạn buồn, trách Thượng đế.
Thái độ định mệnh này đã giữ mọi người và năng lượng của họ bị cầm tù. Chẳng có gì để bạn làm cả, bạn chỉ phải là người quan sát và mọi sự liên tục xảy ra – chúng ở bên ngoài bạn. Không, điều này là không đúng.
Con người không mang định mệnh được viết sẵn cùng mình; con người tới không mục đích, con người tới như phiến đá sạch. Bạn tạo ra bản thân bạn bằng hành động của bạn – bạn đang tạo ra bản thân bạn mọi khoảnh khắc.
Bạn đã nghe câu ngạn ngữ này: Nếu ban đầu bạn không thành công, cố gắng, cố gắng nữa. Nhưng điều đó không đúng về Ấn Độ. Ngay chỗ đầu tiên họ không bao giờ cố gắng, cho nên họ không bao giờ thất bại – không có vấn đề về thất bại vì họ không bao giờ cố gắng, và cho dù họ cố gắng thế nữa họ sẽ đồng ý với lời kinh của Murphy: Nếu ban đầu bạn không thành công, bạn lại thất bại. Không ‘cố gắng, cố gắng nữa', 'bạn lại thất bại' – không cái gì có thể được làm về nó.
Murphy nói: Khi trong hoài nghi, lo nghĩ đi.
Tại sao bà mẹ Mexico cần con gái mình lấy người Ấn Độ?
Bà ấy không muốn cháu bà ấy quá lười không ăn cắp.
Mulla Nasruddin đã không đưa vợ đi chơi trong một thời gian dài, cho nên anh ta gọi cô ấy vào phòng khách và nói, 'Anh quyết định cái gì đó,' và anh ta đập cánh tay lên tay cầm tràng kì để nhấn mạnh. 'Chúng ta đi chơi thứ hai tới nếu chúng ta còn sống, theo ý của Thượng đế. Còn nếu không, chúng ta sẽ đi vào thứ ba.'
Ấn Độ khổ từ quá khứ riêng của nó: triết lí của nó, thánh nhân của nó, kinh sách của nó, tôn giáo của nó, đạo đức của nó. Chừng nào chúng ta chưa làm gián đoạn bản thân mình một cách toàn bộ với quá khứ thì không có hi vọng nào. Một cuộc cách mạng triệt để được cần, việc gián đoạn tuyệt đối, việc ngắt quãng sự liên tục – ít hơn điều đó sẽ không có tác dụng.
Ayub Syed, đây là cách tiếp cận của tôi: làm gián đoạn với quá khứ để cho chúng ta có thể bắt đầu mới mẻ, tươi tắn. Không cần liên tục sửa ngôi nhà cũ sắp đổ; tốt hơn cả là phá nó đi và làm ngôi nhà mới thay vào đó.
Nhưng người Ấn Độ đã trở nên quen với cái cũ, bị ám ảnh với cái cũ tới mức họ liên tục sửa nó, họ liên tục vá víu nó. Và mọi khoảnh khắc nó sắp sập ở phía bên này hay phía bên kia, nó cần những cọc chống mới, và dẫu sao đi chăng nữa nó không đáng để sống trong - ở bên trong nó là nguy hiểm. Cho nên mọi người đang sống ở bên ngoài, và toàn thể công việc là: làm sao duy trì nó để cho nó không sập. Không ai dám sống bên trong vì nó có thể sập bất kì khoảnh khắc này, nhưng mọi người đều làm mọi nỗ lực để giữ nó, để quản lí nó. Toàn thể năng lượng bị phí hoài trong việc giữ đồ thừa kế, và chẳng có gì mấy trong đồ thừa kế đó.
Nhưng người bị ám ảnh với quá khứ đều là những người đã quên mất cách sống trong hiện tại.
Ấn Độ cần giáo dục thực; với mục đích đó một hoàn cảnh giáo dục nào đó được cần tới. Nó cần công nghệ khoa học, không phải là thái độ định mệnh. Nó cần cách tiếp cận khoa học về mọi thứ, không chỉ cầu nguyện và tôn thờ và hỏi xin Thượng đế làm điều ưa chuộng này kia. Tất cả điều đó là đủ rồi!
Và sự phi luật pháp này có thể biến mất vì không ai được lợi bởi nó, mọi người đều là người mất, ngoại trừ các chính khách. Chính khách có thời buổi của họ vì càng có nhiều hỗn độn, bạn càng sẽ phải lệ thuộc vào họ. Làm cho mọi người ngày các phi luật pháp, ngày càng hỗn độn hơn, và thế thì họ sẽ phải tuỳ thuộc vào bạn.
Xã hội thực sự có kỉ luật không cần phụ thuộc mấy vào chính phủ hay chính khách, cho nên chúng ta phải học điều đó nữa: rằng các chính khách đang thu hoạch mùa màng tốt từ khổ của chúng ta. Chỉ thế thì họ mới được lợi, không ai khác cả, và tất cả họ đều trong âm mưu. Nếu đảng này thất bại – và mọi đảng nhất định thất bại vì các vấn đề là bao la và không đảng nào có can đảm ngắt bản thân nó ra khỏi quá khứ... Mọi đảng đều liên tục kính trọng quá khứ, tôn vinh quá khứ, vì đó là cách duy nhất để có được phiếu bầu.
Tôi chỉ nhận được những lời nguyền rủa từ khắp đất nước; họ muốn giết tôi. Mọi ngày tôi nhận được thư nói: 'Ông đáng phải bị giết! Ông đáng phải bị tống ra khỏi đất nước!' Bây giờ, không chính khách nào có thể mạo hiểm chừng nấy cho nên họ phải liên tục bày tỏ sự kính trọng với quá khứ vẫn biết hoàn toàn rõ rằng điều đó không thể giúp bạn được. Chúng ta phải tạo ra hiện tại mới và qua nó là tương lai mới, nhưng các chính khách không thể làm được điều đó.
Tôi đang tạo ra các sannyasin. Những sannyasin này có thể làm nhiều điều, không chỉ cho đất nước này mà cho toàn thế giới. Họ có thể mang giáo dục mới vào trong sự tồn tại, đem loại người mới, loại kỉ luật mới, tình yêu mới cho cuộc sống và tính sáng tạo, tâm thức mới, tính thiền. Khi một người hành động từ việc thiền đó, hành động của người đó bao giờ cũng ích lợi cho bản thân người đó và cho những người khác. Người đó là phúc lành cho bản thân người đó và cho toàn thể vũ trụ nữa.
Câu hỏi cuối cùng
Osho ơi,
Có chuyện cười nào mà ngay cả thầy cũng sẽ không dám kể không?
Pramod,
Tôi chưa bao giờ bắt gặp bất kì chuyện cười nào như vậy. Nếu bạn có thể tìm thấy một chuyện, gửi nó cho tôi đi! Với tôi mọi chuyện cười đều hay – chúng càng kì quặc chúng càng hay hơn – vì công việc của tôi ở đây bao gồm việc đập tan mọi quan niệm của bạn, mọi định kiến của bạn. Cho nên không có một chuyện cười nào tôi đã bắt gặp mà tôi lại không dám kể. Không có chuyện dám – tôi đơn giản tận hưởng!
Một bà già nhỏ bé tốt bụng mua một con vẹt để bầu bạn lúc xế chiều cuộc đời mình. Sinh linh nhỏ dịu dàng – tôi ngụ ý bà này – có các nhóm chơi bài brid rất điềm tĩnh và uống trà một hay hai lần một tuần, và con vẹt bao giờ cũng làm cho bà ấy hổ thẹn bằng việc the thé từ ‘cứt’ lặp đi lặp lại mãi.
Thực hành này tiếp tục cho tới khi bà già thử lập kỉ luật cho con vẹt bằng việc cho nó vào trong tủ lạnh, nhưng con vẹt liên tục the thé từ tục tĩu. Chung cuộc khi con vẹt đã làm việc thốt ra thường xuyên của nó, bà già cho nó vào trong máy ướp lạnh và đồng thời nhổ hai chiếc lông. Điều này diễn ra trong nhiều tuần.
Trong thời kì cuối trong tủ lạnh con vẹt để ý một con gà tây bị buộc chặt và sẵn sàng bị cho vào lò nằm trên giá bên dưới. Tất nhiên nó hoàn toàn bị nhổ trụi lông.
Con vẹt nhìn con gà tây và hỏi, 'Mày nói gì? "Đéo"?'
0 Đánh giá