Chương 7. Hư không là mặt nguyên bản của bạn

Chương 7. Hư không là mặt nguyên bản của bạn

Price:

Read more

Quay vào trong - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 7. Hư không là mặt nguyên bản của bạn


Thưa thầy kính yêu,
Bàn Khuê nói:
Điều ta nói với mọi người không có gì đặc biệt; nó là vô trí không sinh, chứng ngộ, bẩm sinh trong mọi người. Nó là gì?
Khi tất cả các ông đang nghe bài pháp ở đây, chó sủa bên ngoài đền, các ông biết đó là chó, và khi quạ kêu, các ông biết đó là quạ. Và các ông cũng có thể phân biệt mầu đen và trắng, và thấy khác biệt giữ đàn ông và đàn bà.
Cho dù các ông không nghĩ về nghe thấy chó và quạ, hay nhìn thấy đen, trắng, đàn ông hay đàn bà trong bài nói; dầu vậy, ngay ở đây các ông có thể thấy và nghe tất cả chúng, trước khi phân biệt chúng về khái niệm. Thế thì cho dù một nghìn hay mười nghìn người bảo ai đó rằng tiếng sủa của chó là tiếng quạ kêu, người đó sẽ khó mà bị họ lừa được.
Chẳng phải vô trí chứng ngộ này, với những phẩm chất không thể quan niệm được của nhận biết rõ ràng, là cái gì đó được biết ơn sao?
Vì mọi người không biết rằng mọi người có phẩm chất và quyền năng kì diệu như vậy, họ bị lẫn lộn bởi thứ này thứ khác. Lẫn lộn đó chung cuộc nảy sinh từ việc tự cho mình là quan trọng.
Tự cho mình là quan trọng nghĩa là, chẳng hạn, ông phát bực và nổi giận khi ông nghe thấy hàng xóm của ông chỉ trích ông, và chỉ không thích và đối xử tệ với người đó. Cũng vậy, khi ông nghe hàng xóm ca ngợi ông, ông nghĩ tốt về người đó, và hành động tử tế; điều này cũng là vì việc tự cho mình là quan trọng.
Xét cội nguồn gốc rễ của việc tự cho mình là quan trọng này, khi mọi người được sinh ra họ không có ý nghĩ xấu về hận thù hay thích bất kì người nào. Chỉ là lúc, khi họ lớn lên, họ học và trau dồi đa dạng điều xấu và ý nghĩ xấu bằng việc nhìn và nghe chúng, chồng chất chúng thành các thói quen tâm trí. Bao giờ cũng đưa những thói quen tâm trí này ra dùng, đa dạng các loại lẫn lộn và sai sót bắt đầu nảy sinh.
Maneesha, trước khi tôi thảo luận về con người rất quan trọng của Thiền, Bàn Khuê, và những phát biểu xuất sắc của ông ấy, tôi phải giới thiệu các thần mới của Avirbhava cho bảo tàng. Trước khi tôi làm điều đó, tôi sẽ nói cái gì đó cho bạn về sâu bọ, mà được nhiều người tôn thờ như thần.
Bảo tàng này sẽ là hiện tượng vui cười. Nó sẽ là tấm gương để cho bạn biết nhân loại đã từng làm gì – các tu sĩ, cái gọi là người khôn ngoan, tất cả đều lái nhân loại vào các chiều hướng ngu xuẩn khác. Nhưng khi rác rưởi tôn giáo được để vào bất kì cái gì, những người đáng thương, đám đông đáng thương lại tin vào điều đó. Và điều này không chỉ có trong thế giới cổ đại; con người đã tôn thờ gần như bất kì cái gì, và vẫn còn đang tôn thờ gần như bất kì cái gì, chẳng xem xét chút nào rằng điều đó rất không xứng đáng, rằng bạn đang phá huỷ nhân tính riêng của bạn.
Những người nghiên cứu của tôi đã thấy rằng những sinh linh nào đó của đa dạng loài sâu bọ đã được coi là cách diễn đạt của Thượng đế từ thời sớm nhất.
"Theo truyền thuyết của người da đỏ Teton ở Mĩ, nhện đã là sinh vật đầu tiên trong cuộc sống đạt tới trưởng thành. Đặc biệt nhện xám đã được báo trước là thánh bảo hộ cho du hành. Người da đỏ sẽ dẫm mạnh lên con nhệ trước khi lên đường và cầu nguyện cho linh hồn của nó về cuộc hành trình an toàn."
Một ý tưởng hay! Được thoát khỏi thân thể, giờ linh hồn có thể hướng dẫn.
Tôi đã nói với bạn trước đây rằng có một loài nhện: khi nhện đực và nhện cái làm tình, nhện đực trở nên say sưa thế, cực thích thế, chân dài của nó run rẩy... và nhện cái bắt đầu ăn nó. Đến lúc cực thích của nó kết thúc, nó cũng bị kết thúc.
Ai đó đã báo cho tôi rằng có nhện khác mà thông minh hơn một chút. Đầu tiên nó mang tới một con ruồi như món quà cho bạn gái, để cho khi nó làm tình, nhện cái ăn con ruồi này – chỉ để cứu mạng riêng của nó. Nhện cái phải ăn cái gì đó. Chắc chắn đó là một bước thông minh.
Bạn cũng mang kem và hoa hồng và kẹo và sô cô la tới; lí do là như nhau. Nếu bạn không cho người đàn bà cái gì đó để ăn, cô ấy sẽ ăn bạn! Cứ để cô ấy nhai cái gì đó và cô ấy sẽ không nhai bạn.
"Những con nhện này cũng đã được coi là hoá thân của linh hồn việc sinh sản trong xã hội nguyên thuỷ nào đó, kể cả những xã hội của Polynesia và của Philippines.
Bướm đã được tôn thờ như thần gia đình ở Samoa, và đã được coi là hoá thân của thần thổ dân Nam Phi, Kay-gon.
Gián đã được coi là linh thiêng từ thời cổ đại. Ở Ai Cập, con bọ hung, hay con gián phân, đã được tôn thờ như con cháu trực tiếp của thần Ra. Ra là thần vĩ đại nhất của tôn giáo Ai Cập" và con cháu của ông ấy là gián cứt bò!
"Thậm chí ngày nay, ở Nam Phi, người Hottentots hiến tế cừu và bò sống cho gián vinh quang."
Nhưng cũng nhớ rằng ở Ấn Độ, vào thời của Rigveda, ngựa đã được hiến tế, bò đã được hiến tế, thậm chí người cũng bị hiến tế để làm hài lòng các thần. Và thần là ai? Ai đó là khỉ, ai đó là voi... và người bị hiến tế, bị giết và bị ăn bởi các tu sĩ như một prasad, như món quả cho thần. Và điều này được thực hiện để ca ngợi các thần để cho họ không trở nên giận.
Trước khi tôi đề nghị Avirbhava mang các thứ thêm mới cho bảo tàng, một chuyện cười nhỏ:
Hai con gián, Clod và Crunch, đang tận hưởng bữa tối trên đống rác ở Poona.
"Mày có biết," Clod nói, "rằng họ vừa mới xây một toà nhà căn hộ mới ở đường Bãi hoả thiêu?"
"Thực à?" Crunch nói, vừa nhấm nháp vỏ chuối cũ.
"Vâng," Clod nói, "và bếp thì sạch thế không có đến một đốm bụi ở đâu cả. Trong tủ lạnh mọi thứ đều sạch sẽ. Thực ra, không có một mảnh bẩn nào trong cả nhà."
"Xin ông, xin ông!" Crunch nói, vừa nhổ vỏ chuối ra, "không nói khi tôi ăn nhé!"
Được rồi, Avirbhava, đem các thứ của bạn ra đi.
(Ba con bướm khổng lồ bắt đầu múa quanh bục, kêu o o hoang dã. Một con bướm đêm lớn bay lên mái thính phòng, trong khi một con nhện và sâu bướm diễu hành qua.
Thầy cười khúc khích trong ghế, và mọi người phát rồ với tiếng cười, tận hưởng vở diễn vô cùng.)
Bàn Khuê nói:
Điều ta nói với mọi người không có gì đặc biệt.
Điều đó làm cho nó thành đặc biệt, vì người thường, người đang nói điều bình thường, nghĩ rằng họ rất đặc biệt. Chỉ người đã đạt tới phật tính mới có thể nêu ra phát biểu như vậy: Điều ta nói với mọi người không có gì đặc biệt; nó chỉ đơn giản và bình thường. Ham muốn là đặc biệt là ham muốn của người dốt nát; ham muốn là đơn giản là ham muốn của người có ý thức. Chính chỉ tâm trí vô ý thức mới tạo ra bản ngã của việc là đặc biệt. Khi tâm trí vô ý thức mất đi rồi, mọi thứ đơn giản hiện hữu. Không có gì phi thường trong nó.
Ông ấy đang nói, Nó là vô trí không sinh, chứng ngộ, bẩm sinh trong mọi người.
Bất kì điều gì tôi đang nói đều để kích thích vị phật ngủ trong mọi người. Đó là bản tính cố hữu của mọi người – làm sao nó có thể là đặc biệt được? Chính vấn đề khác là hàng triệu người đã quyết định không bao giờ nhìn vào trong; đó là lí do tại sao chúng ta có rất ít chư phật trên thế giới. Nhưng ngay cả thế, nó cũng không trở thành điều đặc biệt.
Những người đang nhắm mắt, để lưng họ hướng vào bản thân họ, có thể quay vào trong chỉ trong một khoảnh khắc. Trong một khoảnh khắc toàn thế giới có thể trở thành phật trường.
Khi tất cả các ông đang nghe bài pháp ở đây, chó sủa bên ngoài đền, các ông biết đó là chó, và khi quạ kêu, các ông biết đó là quạ. Và các ông cũng có thể phân biệt mầu đen và trắng, và thấy khác biệt giữa đàn ông và đàn bà.
Cho dù các ông không nghĩ về nghe thấy chó và quạ, hay nhìn thấy đen, trắng, đàn ông hay đàn bà trong bài nói; dầu vậy, ngay ở đây các ông có thể thấy và nghe tất cả chúng, trước khi phân biệt chúng về khái niệm. Thế thì cho dù một nghìn hay mười nghìn người bảo ai đó rằng tiếng sủa của chó là tiếng quạ kêu, người đó sẽ khó mà bị họ lừa được.
Điều ông ấy đang nói là ở chỗ người đã biết tới phật tính của mình, cho dù mười nghìn người cố gắng thuyết phục người đó rằng nó không phải là vậy, người đó không thể bị thuyết phục. Chính điều chắc chắn không hoài nghi cho người đó là tự tính của người đó là vĩnh hằng và tối thượng.
Nhưng vấn đề là ở chỗ nó phải không là niềm tin, nó phải là kinh nghiệm. Nếu nó chỉ là niềm tin, thế thì bất kì người nào cũng có thể phê bình nó: một luận cứ hay hơn, một trí thông minh hơn, có thể phá huỷ nó hoàn toàn. Nhưng nếu nó là kinh nghiệm của bạn thế thì toàn thế giới có thể ở một phe, và dầu vậy bạn sẽ nói rằng "Tôi đang trải nghiệm nó, do đó không thành vấn đề bao nhiêu người chống lại tôi. Không luận cứ nào có thể phá huỷ sự tin cậy của tôi vào kinh nghiệm riêng của tôi."
Triết học quan tâm nhiều hơn tới biện luận, và đi theo triết học, tôn giáo đã tạo ra thượng đế học; đó là luận cứ về Thượng đế. Điều đó đích xác là nghĩa của thượng đế học: logic về Thượng đế. Nhưng không ai đã bao giờ có khả năng chứng minh sự tồn tại của Thượng đế một cách logic. Các chuyên luận lớn và những người rất thông minh đã được tham gia vào trong nó.
Thiền không bao giờ làm ra bất kì thượng đế học nào hay bất kì triết học nào. Nó là cách tiếp cận mang tính tồn tại, không trí tuệ; bạn phải trải nghiệm nó, không niềm tin nào được cần. Một khi bạn biết nó, không biện luận nào có thể phá huỷ được nó. Việc biết là rất đơn giản, đi từ tâm trí sang vô trí là bên trong tầm với của bạn. Trở thành nhân chứng của các ý nghĩ của bạn là điều đơn giản nhất trên thế giới, cho dù không biết bạn đang chứng kiến chúng. Khi bạn nói, "Tôi đang cảm thấy giận," bạn ngụ ý gì? Nếu bạn không chứng kiến giận, thế thì làm sao bạn có thể nói, "Tôi đang cảm thấy giận," hay "Tôi đang cảm thấy đau đầu?" Ai đang cảm thấy đau đầu? Phải có nhân chứng bên ngoài cái đầu chứ. Phải có nhân chứng bên ngoài tất cả những cảm giác của bạn – yêu, giận, ghét – bên ngoài mọi ý nghĩ của bạn, bên ngoài mọi niềm tin của bạn. Việc chứng kiến này đơn giản là phép màu của Thiền.
Thiền đã chỉ tới chính sự kiện trung tâm làm biến đổi con người và mang con người vào một thế giới hoàn toàn mới của vĩnh hằng nơi chết không tồn tại, nơi khổ không bao giờ được nghe thấy, nơi đau khổ là không được biết tới. Ngược lại chỉ có phúc lành; chỉ có phúc lạc, chỉ có điều lành, và lòng biết ơn vô cùng là lời cầu nguyện tới toàn thể sự tồn tại trong việc cảm ơn.
Chẳng phải vô trí chứng ngộ này, với những phẩm chất không thể quan niệm được của nhận biết rõ ràng, là cái gì đó được biết ơn sao?
Vì mọi người không biết rằng mọi người có phẩm chất và quyền năng kì diệu như vậy, họ bị lẫn lộn bởi thứ này thứ khác. Lẫn lộn đó chung cuộc nảy sinh từ việc tự cho mình là quan trọng.
Mọi kết luận của bạn đều nảy sinh từ ham muốn của bạn được là quan trọng. Bạn cố biểu lộ cái mà bạn không là vậy. Bạn nói mọi thứ mà bạn không biết. Bạn khuyên mọi người mặc dầu bản thân bạn không đi theo lời khuyên này.
Kahlil Gibran có một câu chuyện: Trong một thành phố lớn có nhiều chó, và một con chó là triết gia. Hiếm khi một bệnh như thế xảy ra cho chó, nhưng thỉnh thoảng, điều bất thường, có những ngoại lệ. Nó liên tục thuyết giảng từ sáng tới tối cho mọi con chó, "Vì việc sủa của các ông toàn thể tính chó của chúng ta mất đi chân giá trị của nó; bằng không chúng ta là con vật cao nhất trên thế giới. Dừng sủa không cần thiết đi."
Các con chó bao giờ cũng rất cám ơn lời khuyên của nó, nhưng nói, "Phải làm sao? Một thôi thúc kì lạ nảy sinh – cứ thấy một bưu tá, hay một sannyasin, hay cảnh sát, bất kì ai trong đồng phục." Chó rất chống lại đồng phục. Chúng dường như là những nhà tư tưởng rất tự do. Chúng không thích mọi người trong đám đông, chúng muốn mọi người là cá nhân, bản thân họ.
Mọi con chó đều kính trọng con chó triết gia này. Nó được coi là con chó khôn ngoan nhất đã từng được sinh ra cho giống nòi của chúng. Nó không bao giờ sủa. Nhưng một đêm, một đêm tối, các con chó khác quyết định, "Nó đã từng thuyết giảng trong nhiều năm mà chẳng ai nghe; điều đó làm cho chúng ta xấu hổ thế. Ít nhất cho nó an bình, một đêm chúng ta phải cố dừng sủa – chỉ một đêm thôi. Điều đó sẽ là khó, nhưng chúng ta sẽ ẩn trong góc phố tối, trong lùm cây tối và giữ kiểm soát. Đó chỉ là vấn đề vài giờ và đến sáng chúng ta sẽ được tự do sủa."
Con chó triết gia đi quanh và nó không thể gặp được con chó nào cả. Nó không thể nào tin được: "Tụi chó kia tất cả đã biến đi đâu rồi?" Và có im lặng thế và không có ai để nó dạy cả, và đột nhiên một thôi thúc lớn để sủa nổi lên trong nó. Giờ nó biết tại sao nó đã không sủa – vì từ sáng tới đêm, mọi năng lượng của nó đã bị đưa vào việc dạy; không có thời gian không có năng lượng để sủa. Và ở trước mọi con chó khác làm sao nó có thể sủa được – chống lại triết lí riêng của nó sao?
Nhưng giờ không có con chó nào khác, cho nên vấn đề thuyết giảng không có đó. Cũng chẳng có nhân chứng nào cho việc nó sủa ngược lại với khôn ngoan riêng của nó. Thế là nó sủa và sủa nhiều nhất có thể được, vì đó là cảm giác bị kìm nén cả đời. Không ai đã bao giờ nghe thấy việc sủa như vậy; nó gần phát rồ. Mọi chó trong thành phố mà đã từng trốn đây đó dần dần, dần dần tụ tập lại bên cạnh nó. Và khi chúng thấy rằng bản thân triết gia của chúng đã sủa thì có sự bùng nổ: cả nghìn con chó cùng sủa. Và lần đầu tiên triết gia này cảm thấy sự khiêm tốn của mình – rằng nó cũng là chó, và nó đã quấy rối kẻ khác một cách không cần thiết và quấy rối cả bản thân nó.
Tôn giáo đã làm cùng điều đó cho con người: họ đã quấy rối bản thân họ và những người đi theo họ theo đủ mọi loại tự hành hạ, đủ mọi loại phi tự nhiên. Họ đã cho con người lòng tham là các thánh nhân lớn. Họ đã cho con người lòng tham rằng họ sẽ là người yêu của Thượng đế nếu họ tuân theo các nguyên lí nào đó. Chẳng ai theo cả! Mọi người đều có cửa sau trong cuộc sống của họ.
Tại cửa trước bạn sẽ gặp một người, và tại cửa sau bạn sẽ gặp ai đó khác – tại cửa sau người đó sẽ tự nhiên hơn. Tại cửa trước hay trong phòng khách người này là quí ông, hay quí bà, che giấu mọi thứ tự nhiên. Nhưng Thiền muốn bạn là tự nhiên và không chia chẻ; cửa trước và cửa sau phải không là hai cửa.
Bạn phải có chỉ một mặt thôi, mặt nguyên bản của bạn. Và bạn phải biết ơn rằng tự nhiên đã cho bạn cơ hội vô cùng để có tính sáng tạo, để đáng yêu, để im lặng, để có khả năng biết cội nguồn tối thượng của cuộc sống. Không gì nhiều hơn có thể được hỏi. Và mọi thứ là dễ dàng thế nếu bạn đơn giản bỏ ý tưởng bản ngã của bạn về việc là đặc biệt.
Tự cho mình là quan trọng nghĩa là, chẳng hạn, ông phát bực và nổi giận khi ông nghe thấy hàng xóm của ông chỉ trích ông, và chỉ không thích và đối xử tệ với người đó. Cũng vậy, khi ông nghe hàng xóm ca ngợi ông, ông nghĩ tốt về người đó, và hành động tử tế; điều này cũng là vì việc tự cho mình là quan trọng.
Con người của đơn giản sẽ không cảm thất biết ơn lời ca ngợi của bất kì ai cũng sẽ không cảm thấy giận với cơn giận của bất kì ai. Đó là vấn đề của họ - sao bạn nhận chúng một cách không cần thiết? Ai đó giận, người đó bùng cháy trong cơn giận riêng của người đó, trong ngọn lửa riêng của người đó – sao bạn lập tức nhảy vào? Ai đó đang ca ngợi bạn và bạn lập tức chấp nhận điều đó vẫn biết hoàn toàn rõ rằng chẳng ai ca ngợi bạn chừng nào người đó không có chủ định nào đó. Khoảnh khắc ai đó nói với bạn, "Bạn đẹp thế, thông minh thế," cảnh giác đi! Người đó muốn khai thác bạn theo cách này cách nọ đấy. Bằng không ai có thời gian ca ngợi bạn – và tại sao?
Cho nên bất kì khi nào ai đó nói với bạn, "Bạn đẹp thế," lập tức nói, "Im đi! Đó là vấn đề của tôi, không phải vấn đề của anh."
Không chấp nhận ca ngợi không chấp nhận giận dữ, và chỉ vẫn còn được hoà điệu với giản dị của bạn.
Xét cội nguồn gốc rễ của việc tự cho mình là quan trọng này, khi mọi người được sinh ra họ không có ý nghĩ xấu về hận thù hay thích bất kì người nào. Chỉ là lúc, khi họ lớn lên, họ học và trau dồi đa dạng điều xấu và ý nghĩ xấu bằng việc nhìn và nghe chúng, chồng chất chúng thành các thói quen tâm trí. Bao giờ cũng đưa những thói quen tâm trí này ra dùng, đa dạng các loại lẫn lộn và sai sót bắt đầu nảy sinh.
Mọi đứa trẻ được sinh ra đều là phật. Thế rồi dần dần, dần dần nó bắt đầu bắt chước người khác; khi thời gian trôi qua nó quên mất tính đơn giản của mình, phật tính của mình. Nó bị lạc trong đám đông, khu rừng rậm bao la trong đó nó sẽ gặp đủ mọi loại người nhưng không gặp phật. Nó sẽ bắt chước mọi loại người và sẽ không nghĩ dù một khoảnh khắc, "Cuộc sống có phải chỉ là bắt chước không?" và bắt chước có thể cho bạn niềm vui nào, ngoài việc chỉ là bản sao giấy than?
Chừng nào bạn chưa là nguyên bản, đơn giản là bản thân bạn, bạn không bao giờ có thể có đủ niềm vui để nhảy múa và ca hát, đủ niềm vui để biết ơn sự tồn tại.
Nhưng mọi đứa trẻ đều bị lái vào việc ước định. Bạn phải hỏi việc ước định của bạn về bạn đang làm gì và tại sao bạn làm nó. Tại sao bạn hút thuốc? – chỉ bởi vì người khác hút thuốc. Tại sao, ở nước nóng, bạn thắt cà vạt? – vì mọi quí ông...
Khi tôi là giáo sư ở đại học tôi liên tục sửng sốt. Thành phố tôi ở đích xác là trung tâm của Ấn Độ, rất nóng, và các giáo sư đều đeo cà vạt và đi giầy và mặc áo khoác, và vã mồ hôi. Và tôi nói, "Ai bảo các thầy làm mọi điều này? Nếu các thầy muốn vã mồ hôi, các thầy có thể đi tắm hơi. Nhưng tại sao? Có tắm hơi hai mươi tư tiếng đồng hồ là không tốt."
Nhưng những người đã từng cai trị Ấn Độ trong ba trăm năm đã tới từ các nước lạnh, và họ đã mang theo thói quen của họ. Và đảng cầm quyền trở thành điển hình: bất kì ai đang cai trị đều phải là đúng. Người Anh cho dù sống ở Ấn Độ cũng không bao giờ bỏ thói quen của họ.
Biết hoàn toàn rõ rằng đây là đất nước nóng, vẫn mang những thói quen mà họ đã định hình ở Anh là tuyệt đối ngu xuẩn. Họ không chỉ mang chúng, họ đã dạy những thói quen của họ trong mọi trường học, cao đẳng và đại học, cho mọi công chức, cho mọi người ở các vị trí quan trọng trong chính phủ - và không ai lưu ý rằng đây là đất nước nóng.
Một trong những người bạn tôi, một học giả Tây Tạng, muốn đi sang Tây Tạng. Tôi nói, "Ông sẽ không thể có khả năng sống sót được đâu."
Ông ấy hỏi, "Tại sao?"
Tôi nói, "Ông là một brahmin chính thống và ngu xuẩn" – cả hai thứ đi cùng nhau - "tới mức chừng nào ông chưa tắm nước lạnh trước khi mặt trời mọc và thế rồi ông làm puja, việc tôn thờ của ông, thế thì ông không thể thậm chí uống một cốc trà được. Trước khi tắm, ông không thể làm được bất kì cái gì. Và ông có biết rằng trong kinh sách Tây Tạng có nói rằng mọi người phải tắm ít nhất một lần một năm không? Và điều đó nữa mọi người chẳng theo. Ai theo kinh sách? Nhưng khi điều này được viết trong kinh sách, điều đó có nghĩa rằng mọi thứ đều được xem xét, ít nhất một lần tắm một năm là không quá nhiều."
Ông ấy nói, "Ông tạo ra lẫn lộn không cần thiết. Tôi hoàn toàn sẵn sàng đi."
Tôi nói, "Tôi sẽ gặp ông trở lại sau ba ngày." Và vào ngày thứ ba tôi đón ông ấy ở sân bay. Ông ấy có vẽ rất xấu hổ, và tôi nói, "Điều gì đã xảy ra?"
Ông ấy nói, "Ông đúng. Trời quá lạnh, và không tắm tôi không thể làm puja được, và tôi thậm chí không thể ăn sáng được; không có vấn đề về ăn trưa và ăn tối. Điều đầu tiên là tắm trước mặt trời mọc."
Bạn bè ở Tây Tạng cố giúp ông ấy: "Đây là khí hậu khác, khác toàn bộ. Ông đang ở mảnh đất của băng vĩnh hằng, mọi thứ bị đông cứng từ vĩnh hằng. Ông có muốn tự giết bản thân mình không?"
Trong ba ngày ông ấy đã bị viêm cả hai màng phổi; ông ấy chạy xô về nhà. Ông ấy nói ông ấy sẽ không trở về còn sống nếu ông ấy ở lại lâu hơn. Uyên bác là một điều, nhưng cuộc sống của bạn...
Tôi nói, "Điều đó là tốt. Buổi sáng ông đã đi sai, buổi tối ông đã về nhà. Nhưng bây giờ học bài học khác: tại sao ông liên tục đeo cà vạt và mặc áo choàng và đội mũ – vì ông là giáo sư sao?"
Khi tôi tới đại học với khăn quấn đầu và khăn choàng, họ choáng tới mức thậm chí không ai có dũng cảm hỏi, "Có chuyện gì vậy?" Chung cuộc ông phó hiệu trưởng gọi tôi vào phòng của ông ấy. Ông ấy đóng cửa lại, vì ông ấy biết rằng tôi có thể nói cái gì đó mà có thể trở thành phiền hà. Và ông ấy nói, "Điều này là quá thể."
Tôi nói, "Quá thể gì vậy? Tôi được trả tiền cho việc dạy của tôi, không cho quần áo của tôi. Và thầy không thể quyết định được tôi phải mặc cái gì. Và nếu thầy cứ khăng khăng thì tôi sẽ không mặc gì cả."
Ông ấy nói, "Đợi đã! Cái gì đó là tốt, tốt hơn là không có gì. Thầy có thể làm như thầy muốn, nhưng ít nhất làm một điều, chỉ để làm tôi hài lòng – đừng dùng những guốc gỗ này, vì chúng quấy rầy cả đại học. Bất kì chỗ nào thầy đi, xa hàng dặm đường người ta vẫn cso thể biết rằng thầy đang tới."
Tôi nói, "Đó là vấn đề nguyên tắc; nó là vấn đề tôn giáo."
"Vấn đề tôn giáo sao? Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó. Bản thân tôi đã từng là giáo sư triết học và tôn giáo."
Tôi nói, "Thầy không biết mấy đâu. Ở Ấn Độ trong hàng nghìn năm, mọi sư - Hindu, Jaina, Phật giáo – đều đã dùng guốc gỗ với mục đích bất bạo hành. Vì giầy được làm bằng da, con vật nào đó phải bị giết. Không phải là tôi điên đâu; tôi đơn giản đang tuân theo truyền thống lâu dài của mọi người vĩ đại nhất ở nước này."
Ông ấy nói, "Điều đó là tốt. Nhưng làm cái gì đó để cho chúng đừng tạo ra tiếng ồn nhiều thế."
Chính bởi vì ông ấy mà tôi đã phải chuyển từ guốc gỗ sang guốc cao su và nhung. Nhưng tôi đã nhất quán là thực với ý tưởng rằng giầy da chỉ ra sự dửng dưng của bạn với cuộc sống. Chúng là phản cuộc sống. Và tôi đã dùng một thiết kế đặc biệt cho giầy của tôi để giữ cho chân mở hoàn toàn, để cho trong nóng bức không có nhu cầu cho tôi phải vã mồ hôi.
Mọi đứa trẻ, nếu bị bỏ lại và được giúp để lớn lên tương ứng theo sự nhạy cảm riêng của nó, sẽ mang cái gì đó đẹp đẽ tới thế giới, nhân cách duy nhất nào đó. Ngay bây giờ mọi người đều là bản sao của mọi người khác.
Chính ông phó hiệu trưởng này, khi lần đầu tiên tôi vào đại học, đã nhìn tôi và hỏi, "Tại sao em để râu?"
Tôi nói, "Em không để râu, nó mọc chứ, nó đang mọc. Đừng hỏi câu hỏi vô nghĩa. Ngược lại, em có thể hỏi tại sao thầy cắt râu."
Ông ấy nói, "Việc được giải quyết. Tôi sẽ không hỏi bất kì cái gì và em sẽ không hỏi bất kì cái gì."
Tôi nói, "Không. Thầy có thể hỏi bất kì cái gì, nhưng thầy phải có dũng cảm nhận câu trả lời. Thầy phải nói rằng thầy đã hỏi câu hỏi sai. Em không nuôi nó, em không kéo râu em ra mọi ngày để nó mọc ra; em không tưới nước cho nó. Thầy cạo râu hai lần một ngày. Râu của em là tự nhiên còn thầy đang trở thành đàn bà một cách không cần thiết."
Ông ấy nói, "Cái gì?"
Tôi nói, "Chuyện dễ hiểu thế. Thầy nghĩ đàn bà có râu trông có đẹp không? Cùng điều đó là đúng về thầy – không có râu, thầy có vẻ giống đàn bà. Hơi chút kì quái, nhưng..."
Ông ấy nói, "Tôi hứa không bao giờ quấy rầy em, nhưng đừng loan những ý tưởng này trong đại học, rằng tôi có vẻ giống đàn bà, hơi chút kì quái."
Tôi trông như tôi muốn. Tôi sống một cách tự nhiên như tôi muốn. Điều đó đã cho tôi cảm gác an bình và toàn vẹn vô cùng. Không có hối tiếc. Không có phàn nàn chống lại cuộc sống, chỉ có lòng biết ơn sâu sắc.
Tôi muốn mọi người trong các bạn sống chỉ theo tâm thức riêng của bạn. Và khi thiền của bạn phát triển sâu hơn, tâm thức của bạn sẽ trở nên rộng hơn. Sống tương ứng với bạn, tương ứng với tâm thức của bạn đi, cho dù nó đi ngược lại toàn thế giới. Chỉ thế thì bạn mới có thể cảm thấy ý nghĩa của thực tại, ý nghĩa của sự thống nhất, ý nghĩa của tính cá nhân.
Ba Tiêu đã viết:
Tôi là người ăn sáng
bằng cái nhìn niềm vinh quanh buổi sáng
mở ra trong sương.
Ông ấy đang nói rằng ông ấy sống trong tự nhiên. Tôi là người ăn sáng bằng cái nhìn niềm vinh quang buổi sáng mở ra trong sương.
Theo một cách rất gián tiếp, theo cách thơ ca, ông ấy nói ông ấy là người tự nhiên.
Nhà thơ Thiền khác viết:
Trong những kho báu lớn nhất
Được tìm thấy trên trái đất,
là hư không
là điều vĩ đại nhất.
Chỉ là hư không, và bạn có kho báu lớn nhất trong sự tồn tại. Thiền dần dần, dần dần làm cho bạn thành hư không. Hư không là mặt nguyên bản của bạn, và phép màu là ở chỗ trong hư không bạn sẽ tìm thấy mọi thứ, toàn thế giới là của bạn.
Câu hỏi 1
Maneesha đã hỏi:
Thưa thầy kính yêu,
Liệu có thể thực sự có chuyện một ngày nào đó chứng ngộ được thấy như “hư không đặc biệt” không? Trẻ em sống đơn giản qua nhận biết, thay vì qua ước định, cho nên chúng vọt vào niết bàn gần như ngay khi chúng vọt vào cuộc sống?
Maneesha, hi vọng điều tốt nhất... và mong đợi điều tồi nhất.
Seamus chỉ cao mét rưỡi, nhưng bạn gái anh ta, Glenda, cao trên mét tám. Một đêm, khi hai người yêu xấu hổ đang bước đi bên kho thóc, Seamus xin hôn. Glenda ưng thuận, cho nên Seamus đứng trên động cơ xe kéo cổ và cho cô ấy cái hôn nhỏ.
Họ bước đi vài dặm theo đường làng, và Seamus lấy hết can đảm xin Glenda nụ hôn khác.
"Không!" Glenda đáp lại một cách ngạo mạn. "Em đã cho anh mọi nụ hôn mà anh có được đêm nay."
"Được, vậy thì," Seamus nói một cách phẫn nộ, "trong trường hợp đó anh sẽ không đi thêm một bước nào cũng cái máy chó đẻ này!"
Anh ta đã mang máy đi cùng mình! Bất kì khi nào may mắn nảy sinh...
Seamus O'Ryan cảm thấy đặc biệt lãng mạn, cho nên anh ta mua cho cô bạn gái của mình, Peggy, một bó hoa hồng. Peggy lấy ra một bông nhìn vào nó, mỉm cười toe toét ranh mãnh, và cầm tay Seamus. Cô ấy đưa anh ta chậm rãi đi lên tầng tới phòng ngủ, cởi từng chiếc áo quần mỗi lúc cho tới khi cô ấy hoàn toàn trần truồng. Thế rồi cô ấy nằm cám giỗ trên giường, vuốt ve bản thân mình nhè nhẹ, và dạng chân ra.
"Cái này," cô ấy kêu rù rù một cách gợi tình, "là dành cho hoa hồng."
"Đừng ngốc," Seamus đáp. "Chúng sẽ kéo dài hơn nhiều trong bình!"
Đó là lúc ăn tối cho Jesus, em họ của ông ấy, Irving, và mười hai tông đồ. Họ ăn tối ở nhà hàng xa hoa Pork and Pie, và mọi người đều có thời gian vui vẻ.
Rượu Vintage Arab chảy như nước. Mọi người tống vào bản thân họ khi người phục vụ đem hết món ngoại nọ tới món ngoại kia.
Bữa tiệc đạt tới cao trào khi dàn nhạc cử bài nóng, và ba nữ vũ công bước ra mang một con lợn nhồi trăm cân.
Đến điểm này Peter nâng cốc rượu lên và la to, "Nâng cốc chúc Ngài Jesus!"
"Có, có!" Thomas la lên, vừa nhảy tưng tưng, "nâng cốc chúc Ngài Jesus!"
Mọi người giơ cốc lên và cùng xướng lên, "Chúc Ngài Jesus!" – và tất cả họ đều uống.
Tò mò, em họ Irving quay sang Jesus và nói, "Anh hứng khởi thế nào với đức tin thế trong những người của anh?"
"Nó đơn giản đéo chịu được," Jesus nói, vừa kéo thẻ tín dụng của mình ra. "Nó hoặc là điều đó, hoặc mọi người Do Thái đều vì bản thân mình!"
Bây giờ, Nivedano...
(Tiếng trống)
(Nói lắp bắp)
Nivedano...
(Tiếng trống)
Im lặng, nhắm mắt lại.
Cảm thấy thân thể bạn bị đông cứng.
Thu mọi sinh lực của bạn vào bêntrong,
và chuyển lực bên trong này
vào sâu nhất có thể được, như mũi tên,
đạt tới chính cội nguồn
từ đó bạn đã xuất hiện
và từ nơi mọi thứ đã xuất hiện.
Đi ngày càng sâu howh, không sợ hãi gì.
Được chìm nghỉm... trong cội nguồn của bản thể bạn.
Nó sẽ phục sinh bạn, nó sẽ cho bạn việc tái sinh,
nó sẽ mang những phẩm chất mới tới nở hoa:
nhiều nhận biết hơn, nhiều im lặng hơn,
nhiều phúc lạc hơn, nhiều cực lạc hơn.
Bạn phải mang kinh nghiệm này xung quanh
trong hai mươi bốn giờ.
Đây là phật, con người nguyên bản.
Để kinh nghiệm này chìn vào trong
mọi tế bào của con người bạn, mọi thần kinh của thân thể bạn.
Một khi bạn biết vị phật của bạn,
nó bắt đầu toả sáng qua tâm trí bạn,
qua thân thể bạn,
khắp xung quanh bạn, như hào quang.
Ánh sáng im lặng và an bình, làn gió mát,
đi theo bạn trong mọi hoạt động
hệt như cái bóng của bạn.
Để làm cho nó sâu hơn và để cảm thấy nó rõ ràng hơn,
Nivedano...
(Tiếng trống)
Thảnh thơi. Buông bỏ. Thân thể có đó, tâm trí có đó, nhưng chúng không là bạn.
Bạn là người quan sát, bạn là nhân chứng.
Nhân chứng này là sự trưởng thành cao nhất của tâm thức.
Không có gì bên ngoài nó.
Vẫn còn là nhân chứng, thức hay ngủ,
là toàn thể quá trình thiền;
vì một khi bạn đầy nhận biết, chứng kiến,
bạn không thể làm bất kì cái gì sai.
Bạn không phải quyết định cái gì là đúng, cái gì là sai – bạn đơn giản làm điều đúng.
Điều bao giờ cũng xảy ra là điều đúng.
Nó là tính tự phát của bạn nở hoa như hoa hồng.
Nivedano...
 (Tiếng trống)
Quay lại, nhưng quay lại như chư phật.
Im lặng, an bình, duyên dáng, ngồi trong vài khoảnh khắc,
thưởng thức và biết ơn kinh nghiệm này.
Cho dù một khoảnh khắc bạn có thể chạm tới phật tính của bạn,
bạn đã làm phép màu.
Một khoảnh khắc đơn giản đó
sẽ sớm trở thành toàn thể cuộc sống của bạn.
Được chứ, Manesha?
Vâng, thưa Thầy kính yêu.
Chúng ta có thể mở hội việc tụ tập của chư phật không?

Vâng, thưa Thầy kính yêu!

0 Đánh giá

Ads Belove Post