Chương 1. Không hề giả vờ, ngay cả về cái sọ

Chương 1. Không hề giả vờ, ngay cả về cái sọ

Price:

Read more

Tùng tùng cắc tùng - Osho
Bài nói về Thiền


Chương 1. Không hề giả vờ, ngay cả về cái sọ

Thầy Fugai được coi là người rất trí huệ và hào phóng, vậy mà ông ấy là người khắt khe nhất cả với bản thân mình và đệ tử của ông ấy.
Ông ấy lên núi để toạ thiền. Ông ấy sống trong hang, và khi ông ấy đói ông ấy đi tới làng để xin bã cá.
Một hôm một sư có tên là Bundo, bị hấp dẫn bởi sự khổ hạnh của Fugai, đến hang và hỏi xin ở lại qua đêm.
Thầy dường như hài lòng cho ông này lên, và sáng hôm sau chuẩn bị cháo gạo cho ông này. Không có bát, ông ấy đi ra ngoài và trở về với chiếc sọ ông ấy tìm thấy gần ngôi mộ. Ông ấy rót đầy cháo vào sọ và đem nó tới cho Bundo.
Ông khách từ chối chạm vào nó, và nhìn Fugai dường như ông ấy đã phát điên.
Vào lúc này Fugai trở nên bực tức và đánh đuổi ông ta ra khỏi hang. 'Đồ ngu!' ông ấy quát ông này. 'Với ý niệm trần tục của ông về điều ô trọc và thanh tịnh, làm sao ông có thể coi bản thân ông là phật tử được?'
Vài tháng sau thầy Tetsgyu tới thăm ông ấy và bảo ông ấy rằng thầy nghĩ điều đáng tiếc lớn là ông ấy đã từ bỏ thế gian. Fugai cười to và nói: 'Ồ, dễ bỏ thế gian và trở thành cây cảnh, điều khó là trở thành phật tử thực thụ.'
Chân lí là một, nhưng nó có thể được tiếp cận tới theo nhiều cách. Chân lí là một, nhưng nó có thể được diễn đạt theo nhiều cách.
Hai cách là rất bản chất; mọi cách đều có thể được chia vào hai phân loại. Hiểu tính cực cơ bản đó là tốt.
Hoặc bạn tiếp cận tới chân lí qua tâm trí hoặc bạn tiếp cận tới chân lí qua con tim. Cho nên có hai kiểu tôn giáo trên thế giới - cả hai đều thực, cả hai đều có nghĩa, nhưng cả hai đối lập lẫn nhau - tôn giáo của tâm trí và tôn giáo của con tim.
Tôn giáo của tâm trí tin rằng nếu bạn trở nên vô ý nghĩ, nếu tâm trí bị bỏ đi, bạn đạt tới chân lí. Tâm trí là rào chắn; vô trí sẽ là cổng. Phật giáo, Jaina giáo, Đạo giáo - đây là những tôn giáo của tâm trí. Chúng là tôn giáo của phân tích sâu, tôn giáo của nhận biết sâu, tôn giáo của chứng ngộ.
Thế rồi có những tôn giáo của con tim: Do Thái giáo, Ki tô giáo, Hồi giáo, Hindu giáo. Họ tin rằng con đường đi qua con tim, rằng con tim phải được tan biến trong người được yêu, trong điều Thiêng liêng.
Những tôn giáo thứ nhất là tôn giáo của thiền. Từ 'meditation' không đích xác đúng nhưng không có từ khác để dịch dhyana trong tiếng Anh, vì ngôn ngữ này không bao giờ biết tôn giáo của thiền cho nên từ này không tồn tại. Mọi ngôn ngữ phương Tây, thực ra, đã chỉ biết tới tôn giáo của con tim cho nên họ có từ hoản hảo cho con đường đó - cầu nguyện. Nhưng với dhyana họ không có từ nào cho nên từ meditation là từ duy nhất có thể được dùng. Thực ra, dhyana đích xác ngụ ý cái đối lập; dhyana ngụ ý chính điều ngược lại. Từ 'meditation' bắt nguồn từ gốc Hi Lạp 'medonai' điều ngụ ý nghĩ về. Từ 'meditation' ngụ ý nghĩ về, còn dhyana, điều chúng ta đang dịch là meditation, ngụ ý làm sao không nghĩ; làm sao hiện hữu trong trạng thái vô ý nghĩ; làm sao đi tới điểm mà bạn hiện hữu nhưng không có việc nghĩ; trạng thái của vô trí, nhận biết thanh tịnh. Nhưng meditation là từ duy nhất cho nên chúng ta sẽ dùng nó.
Thiền là cực điểm của việc tìm kiếm Phật giáo. Thiền là việc nở hoa tối thượng của con đường thiền. Từ 'zen' bắt nguồn từ dhyana. Dhyanan trở thành 'chen' trong tiếng Trung Quốc, thế rồi 'chen' trở thành 'zen' ở Nhật Bản. Nhớ điều này: Thiền khởi nguồn ở Ấn Độ với Phật Gautam. Khi Phật Gautam đạt tới chứng ngộ tối thượng của ông ấy, trạng thái vô trí, thế giới đi tới biết con đường của phân tích, con đường của tư duy đúng, con đường của việc nhớ đúng, và con đường của cách làm tan biến mọi suy nghĩ bằng việc trở nên ngày càng nhận biết hơn về các ý nghĩ. Chỉ bằng việc quan sát ý nghĩ, dần dần, dần dần chúng mờ nhạt đi - bạn đơn giản trở thành người quan sát, bạn không bị đồng nhất với việc nghĩ của bạn, bạn đứng sang bên và bạn liên tục quan sát, dường như bạn đang đứng bên vệ đường và quan sát giao thông. Tâm trí giống như việc giao thông, rất tuần hoàn, liên tục đi theo vòng tròn, rất lặp lại, gần như cái máy. Bạn liên tục làm cùng điều lặp đi lặp lại mãi. Toàn thể cuộc sống của bạn không là gì ngoài việc lặp lại được kéo dài, rất tuần hoàn. Tâm trí là vòng tròn tượng trưng, vòng tròn, và nó chuyển động. Nếu bạn quan sát, dần dần bạn trở nên nhận biết về vòng tròn này, về cái vòng luẩn quẩn của tâm trí. Lặp đi lặp lại nó mang tới cùng xúc động: cùng giận, cùng ghét, cùng tham, cùng bản ngã... Và bạn đi tiếp mãi. Bạn chỉ là nạn nhân.
Một khi bạn trở nên nhận biết về tâm trí và bạn bắt đầu quan sát nó, chiếc cầu bị gẫy, bạn không còn bị đồng nhất với tâm trí nữa. Một khi bạn không bị đồng nhất với tâm trí, tâm trí biến mất vì nó cần sự hợp tác của bạn để có đó.
Mười ngày sắp tới chúng ta sẽ nói về Thiền. Nhưng để hiểu nó đúng, bạn phải hiểu cái đối lập nữa - cái đối lập trở thành sự tương phản, bối cảnh.
Con đường của cầu nguyện không phân tích; nó không cố nhận biết hay tỉnh táo. Ngược lại, con đường của cầu nguyện làm tan biến bản thân người ta một cách hoàn toàn trong lời cầu nguyện. Bạn phải không chứng kiến, bạn phải không là người quan sát; bạn phải bị say như người say và mất hút, hoàn toàn mất hút.
Trên con đường của cầu nguyện, yêu là mục đích. Bạn phải yêu thương; bạn phải tràn đầy yêu tới mức bản ngã của bạn tan biến trong yêu của bạn, tan chảy trong yêu của bạn. Trên con đường của cầu nguyện, Thượng đế là giả thuyết cần thiết. Tôi gọi nó là giả thuyết vì nó là một nhu cầu trên con đường của cầu nguyện nhưng nó không phải là nhu cầu trên con đường thiền.
Trên con đường thiền không Thượng đế nào được cần, do đó có ảnh hưởng và hấp dẫn về Thiền ở phương Tây. Thượng đế đã trở thành gần như không thể nào hiểu thấu được. Chính từ 'Thượng đế' có vẻ bẩn thỉu. Khoảnh khắc bạn nói 'Thượng đế' bạn lảng tránh mọi người. Do đó có hấp dẫn về Thiền ở phương Tây. Ki tô giáo đang chết vì giả thuyết đó đã được dùng quá nhiều, đã bị khai thác quá nhiều. Cái kia, chính cái đối lập, được cần tới.
Trên con đường của cầu nguyện bạn phải bị say; trên con đường của thiền bạn phải tỉnh táo. Trong cả hai con đường bản ngã biến mất. Nếu bạn tỉnh táo đầy đủ không có bản ngã vì trong nhận biết hoàn toàn bạn trở thành trong suốt tới mức bạn không tạo ra bất kì cái bóng nào. Nếu bạn say hoàn toàn, trong yêu sâu sắc với Thượng đế, lần nữa bạn biến mất - vì trong yêu bạn không thể hiện hữu. Điều tối thượng là như nhau: bản ngã biến mất. Và khi bản ngã không có đó bạn đi tới biết chân lí là gì.
Không ai đã bao giờ có khả năng nói nó là gì; không ai sẽ bao giờ có khả năng nói nó là gì. Kinh nghiệm này là tối thượng, bao la tới mức nó là không thể xác định được. Nó là vô giới hạn thế nó không thể bị đặt vào trong lời - lời là rất hẹp và kinh nghiệm này là bao la vô cùng. Nhưng từ cả hai con đường, mọi người đạt tới cùng đích.
Chân lí là một. Vedas nói, 'Chân lí là một nhưng nó đã được thấy theo những cách khác nhau bởi những người thấy.'
Cho nên nhớ điều đó. Mọi tôn giáo về căn bản, về bản chất, đều dẫn tới cùng đích. Ngay cả khi chúng dường như rất đối lập, ngay cả khi chúng dường như đối lập đối xứng, chúng vẫn dẫn tới cùng đích.
Cho nên tuỳ bạn muốn chọn con đường nào. Nếu bạn có tình cảm với Thượng đế - không phải là niềm tin, một mình niềm tin sẽ không có tác dụng, niềm tin chỉ là thứ chết - nếu bạn có tình cảm với Thượng đế, nếu, bằng việc nghe thấy từ 'Thượng đế', bạn bắt đầu thấy tim đập rộn ràng tinh tế, bạn cảm thấy run rẩy, bạn cảm thấy được hứng khởi, con tim bạn bắt đầu đập nhanh hơn, nếu chính từ 'Thượng đế' cho bạn sự kính nể lớn, thế thì bạn có thể đi trên con đường của cầu nguyện. Thế thì Thiền không dành cho bạn, thế thì Thiền đơn giản được quên đi, vì thế thì Thiền sẽ là việc làm rối loạn.
Nhưng nếu từ 'Thượng đế' không có nghĩa với bạn, nếu nó đã thực sự chết với bạn, nếu Thượng đế thực sự chết, nó không khơi gợi tình cảm nào trong bạn, không xúc động nào trong bạn, nó không làm rung động bạn, nó không gây xoáy lốc cho bản thân của bạn trong cái không biết, thế thì Thiền dành cho bạn. Ngày càng nhiều người sẽ phải đi trên con đường Thiền vì Ki tô giáo, Hindu giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo - tất cả, theo một cách nào đó, đã từng khai thác quá nhiều. Họ đã làm mất sự hấp dẫn của họ.
Phật giáo vẫn còn không bị hư hỏng, vẫn còn mầu mỡ, và đặc biệt với tâm trí hiện đại có sức hấp dẫn rất sâu - vì tâm trí hiện đại được tạo ra từ thái độ khoa học và Thiền là tuyệt đối khoa học, siêu khoa học. Nó đi tới chính gốc rễ của tâm trí bạn và nó không đòi bạn tin vào bất kì cái gì. Nó không có giả thuyết nào dù là bất kì cái gì. Nó không đòi rằng bạn phải tin vào cái gì đó, nó không có mê tín.
Từ 'mê tín-superstition' là rất hay. Nó bắt nguồn từ từ Latin 'superstes' điều ngụ ý: cái sống sót, tàn dư của quá khứ, những thứ đã trở thành vô tích sự nhưng vẫn còn dai dẳng từ thói quen. Bạn đi tới nhà thờ nhưng bạn không có bất kì tình cảm nào để đi tới đó, và mọi đêm trước khi lên giường bạn cũng có thể cầu nguyện nữa - nhưng nó chỉ là cử chỉ bất lực vì không có con tim trong nó. Bạn đơn giản lặp lại trên môi; bạn nói đãi bôi cho nó. Đó có thể chỉ là thói quen cũ, ước định cũ: bạn đã được dạy từ chính thời thơ ấu làm cầu nguyện, cho nên bạn tiếp tục. Tâm trí liên tục lặp lại cái quen thuộc.
Cho nên điều này phải bị lừa bởi bạn. Không ai khác có thể quyết định được nó cho bạn. Bạn phải tìm trong con tim riêng của bạn. Nếu bạn vẫn có hồn nhiên đó điều được cần cho con đường cầu nguyện, nếu bạn vẫn như đứa trẻ, nếu bạn vẫn có thể tin cậy, có thể tin, nếu bạn vẫn có thể có đức tin, thế thì không có nhu cầu bận tâm về Thiền vì đó sẽ là con đường gian nan không cần thiết. Bạn có thể đơn giản tan chảy và hội nhập vào trong Thượng đế.
Tôi đã đọc một giai thoại - tôi thích nó.
Một tối một linh mục tới thăm Ireland đang bước đi dọc con đường quê, thì ông ấy bắt gặp một quí ông già lão. Khi họ bước đi cùng nhau tận hưởng buổi tối, một cơn bão đột nhiên nổi lên và họ tìm chỗ trú ẩn. Họ nói chuyện một chốc và thế rồi khi im lặng giáng xuống họ, ông già lấy ra một cuốn sách cầu nguyện và bắt đầu cầu nguyện.
Linh mục Mĩ, quan sát ông ta, sững sờ rất lâu bởi một loại hào quang nào đó bao quanh ông ta khi ông ta cầu nguyện. Không chủ tâm ông linh mục nói to, 'Ông phải ở rất gần Thượng đế.'
Ông già dừng lại, mỉm cười và nói, 'Vâng, ngài rất mến tôi.'
'Vâng, ngài rất mến tôi.' Đó là cầu nguyện tất cả là gì. Nó không chỉ là bạn yêu Thượng đế - một mình điều đó sẽ không giúp gì. Nếu bạn cũng có thể cảm thấy tình yêu của Thượng đế chảy tới bạn, chỉ thế mới được; nếu bạn có thể cảm thấy sự hiện diện của ngài khắp xung quanh bạn, chỉ thế thì việc cầu nguyện trở thành có thể.
Cầu nguyện là có thể như cái bóng của sự hiện diện được cảm thấy của ngài. Bạn không thể cầu nguyện trong phòng trống rỗng nếu ngài không hiện diện. Bạn sẽ cầu nguyện với ai? Bạn sẽ thốt ra con tim bạn cho ai? Cho ai? Cầu nguyện là vô tích sự nếu sự hiện diện không được cảm thấy. Nếu sự hiện diện được cảm thấy, thế thì bạn ở trong việc cầu nguyện - dù bạn nói cái gì đó hay không. Bạn có thể không nói ra một lời, bạn có thể đơn giản đầy kính nể tới mức bạn vẫn còn im lặng, nhưng bạn sẽ cảm thấy sự hiện diện. Vâng, cảm thấy sự hiện diện của Thượng đế là điều cầu nguyện tất cả là gì.
Nhưng nếu Thượng đế chết, nếu bạn không cảm thấy cái gì, không bài ca nào nảy sinh trong tim bạn vì Thượng đế, nếu sự hiện diện đã biến mất khỏi thế gian - bạn nhìn cây và bạn chỉ thấy cây và không Thượng đế nào ẩn ở đó, bạn nhìn trời và bạn chỉ thấy trời và không thấy sự hiện diện vô hạn của ngài - thế thì Thiền sẽ là con đường của bạn.
Thiền sẽ là tôn giáo của thế kỉ sắp tới vì khoa học đã giết chết, hay đã làm hư hỏng rất tệ, năng lực để tin cậy. Nhưng không có gì để lo nghĩ cả - bạn có thể đi từ chiều khác. Nhưng thế thì không có vấn đề về yêu, về sự hiện diện, về Thượng đế, về cầu nguyện - không cái gì thuộc loại đó.
Khi thế giới phương Tây lần đầu tiên trở nên nhận biết về Phật giáo, Jaina giáo, Đạo, họ không thể tin được vào điều đó. Đây là kiểu tôn giáo gì vậy? Không có Thượng đế trong chúng. Họ không thể tin được rằng tôn giáo có thể tồn tại mà không có khái niệm Thượng đế; Thượng đế bao giờ cũng là trung tâm của tôn giáo. Cho nên họ nghĩ rằng đây phải là bộ luật đạo đức. Chúng không phải vậy. Chúng là một loại tôn giáo khác toàn bộ. Và Ấn Độ, vào những ngày của Phật và Mahavir, hai mươi nhăm thế kỉ trước, đã đạt tới cùng thái độ khoa học như thế giới phương Tây đã đạt tới bây giờ. Hai mươi nhăm thế kỉ trước, Ấn Độ đã nhận ra - ít nhất, những người rất, rất thông minh, chói lọi, tỉnh táo - họ đã nhận ra rằng Thượng đế cũ đã chết. Họ đã nhận ra rằng Thượng đế của cầu nguyện đã chết.
Nói điều này đơn giản là nói rằng con tim của con người đã chết; nó không còn hoạt động nữa. Cho nên một con đường mới phải được tìm ra trên đó con tim không phải là sự cần thiết cơ bản. Phật và Mahavir đã phát triển một loại tôn giáo mới - tôn giáo thiền, không có Thượng đế nào, không có cầu nguyện nào, không có niềm tin nào. Không cái gì được yêu cầu về phần bạn ngoại trừ việc tìm kiếm, ngoại trừ tâm trí tìm tòi, ngoại trừ việc truy tìm sâu sắc - có vậy thôi.
Thế giới sẽ ngày càng nhiều 'thiền nhân' hơn. Thiền là việc nở hoa tối thượng của tâm Phật.
Trước khi chúng ta đi vào trong thế giới của Thiền, vài điều cần được hiểu về tâm trí. Một điều: tâm trí vận hành vì hợp tác của bạn. Bạn có thể dừng nó nếu bạn rút lại sự hợp tác của bạn. Không có việc rút lại sự hợp tác của bạn, bạn không thể dừng được nó. Cho nên toàn thể phương pháp của Thiền là làm sao rút lại sự hợp tác này. Nhiều người cố dừng tâm trí mà không rút lại sự hợp tác - thế thì bạn sẽ phát rồ, thế thì bạn sẽ làm cái gì đó ngớ ngẩn, không thể được. Một mặt bạn liên tục rót năng lượng vào trong tâm trí và mặt khác bạn liên tục cố dừng nó.
Dường như là bạn lái xe và bạn liên tục nhấn ga và đồng thời bạn liên tục nhấn phanh nữa. Bạn sẽ phá huỷ toàn thể cái máy này; bạn đang làm hai điều mâu thuẫn cùng nhau.
Thiền không thiên về dừng tâm trí một cách trực tiếp, nó thiên về rút sự hợp tác của bạn khỏi tâm trí theo cách tinh tế. Khi nhiều năng lượng được rút ra khỏi tâm trí, nó bắt đầu suy sụp theo cách riêng của nó và một khoảnh khắc tới khi tâm trí đơn giản biến mất - vì chính bạn đang hỗ trợ nó; chính bạn đang duy trì nó; chính bạn người vô tình liên tục rót năng lượng vào trong nó. Qua ham muốn của bạn, qua phân biệt của bạn, qua chọn lựa của bạn, qua cái thích và không thích của bạn, bạn liên tục rót năng lượng vào trong nó.
Cho nên Thiền nói, nếu bạn thực sự muốn tâm trí dừng lại... Không có cách khác cho Thiền để đi tới biết chân lí trừ phi tâm trí dừng lại. Vì nếu tâm trí liên tục vận hành, nó là cái máy chiếu. Thế thì thực tại vận hành như màn ảnh và bạn liên tục phóng chiếu tâm trí bạn lên nó, bạn liên tục thấy cái bạn muốn thấy, bạn liên tục nghe thấy cái bạn muốn nghe. Bạn không bao giờ thấy thực tại như nó vậy, bạn không bao giờ thấy cái đang đó, bạn làm biến chất thực tại. Tâm trí là kẻ làm biến chất lớn.
Cho nên tâm trí, cái máy phóng chiếu, phải bị dừng lại. Thế thì đột nhiên thực tại xuất hiện như nó vậy, bởi vì không cái gì được phóng chiếu lên nó. Bạn đang ngồi trong rạp chiếu phim, bạn chỉ thấy màn ảnh trắng, và thế rồi máy chiếu bắt đầu chạy. Thế thì màn ảnh biến mất và bạn thấy bộ phim, câu chuyện lớn lộ dần ra. Bạn quên hoàn toàn màn ảnh, tính trắng, sự thanh tịnh của nó, sự trinh nguyên của nó - mọi thứ bị quên đi. Bạn bị mất hút trong thế giới mơ. Thế rồi máy chiếu dừng lại và đột nhiên bạn nhận ra đã chẳng có gì cả. Màn ảnh đã là trống rỗng. Đó chỉ là trò chơi của các cái bóng - bạn đã bị lừa, bạn đã bị gạt.
Ở Ấn Độ chúng ta gọi thế giới là maya, ảo vọng. Nó ngụ ý: không phải là không có chân lí trong nó, nhưng chân lí bị ẩn kín. Chân lí bị ẩn kín như màn ảnh trắng trong rạp chiếu phim và bạn đã phóng chiếu các ham muốn và mơ của bạn lên trên nó và đã quên hoàn toàn thực tại là gì.
Thiền nói dừng máy chiếu lại, tắt nó đi, và bạn sẽ có khả năng biết cái đang đấy. Và biết cái đang đấy, là tự do; biết cái đang đấy là được giải thoát; biết cái đang đấy, là được chứng ngộ.
Cho nên tâm trí là rào chắn. Và tâm trí là việc lặp lại liên tục. Vì bạn không bao giờ quan sát nó, bạn không nhận biết về nó. Không cái gì mới đã bao giờ xảy ra trong tâm trí; nó bao giờ cũng cũ rích mục nát. Không cái gì mới đã bao giờ có thể xảy ra trong tâm trí vì nó là cái máy. Cái máy chỉ có thể liên tục chơi cùng một thứ lặp đi lặp lại - nó giống như chiếc đĩa hát.
Nhìn nó và dần dần bạn sẽ có khả năng thấy tính máy móc của nó. Gurdjieff thường nói rằng nếu một người nhận ra rằng mình là cái máy thế thì có khả năng. Nếu một người nhận ra rằng anh ta chỉ là máy, thế thì có khả năng đi ra ngoài cái máy đó. Thế thì con người có thể trở nên có ý thức.
Tôi đã đọc một giai thoại rất hay. Không có chuyện trong nó, chỉ một trích đoạn từ sổ cái chi tiền tiêu vặt.
1/11 Quảng cáo chọn thư kí .50
2/11 Hoa cho bàn thư kí .80
8/11 Lương tuần cho thư kí L30.00
9/11 Nước hoa cho thư kí L6.00
11/11 Kẹo cho vợ .10
13/11 Ăn trưa cho thư kí và bản thân L9.45
15/11 Lương tuần cho thư kí L35.00
17/11 Chơi bạc cho vợ và bản thân L1.00
18/11 Đi nhà hát cho thư kí và bản thân L6.00
19/11 Kẹo cho vợ .10
20/11 Lương của Doreen L40.00
21/11 Đi nhà hát-ăn tối cho D và bản thân L20.00
2/12 Khám bệnh phố Harley L150.00
3/12 Áo choàng lông cho vợ L700.00
4/12 Quảng cáo chọn thư kí nam .50
Ghi chép lại đi. Làm ra cuốn nhật kí nhỏ về tâm trí bạn và bạn sẽ thấy sự chuyển động vòng tròn và vòng tròn. Làm cuốn nhật kí là tốt, nhưng làm nó cho bản thân bạn thôi, không để ai đó khác đọc nó. Thế rồi nhìn vào nó, quan sát nó, và bạn sẽ thấy - cùng hình mẫu nổi lên, trồi lên bề mặt lặp đi lặp lại. Đây là việc phí hoài cuộc sống vô cùng vì chẳng cái gì mới xảy ra trong nó.
Chân lí bao giờ cũng mới và tâm trí bao giờ cũng cũ. Đó là lí do tại sao tâm trí và chân lí không bao giờ gặp gỡ. Tâm trí bao giờ cũng là của quá khứ, chân lí bao giờ cũng là của hiện tại. Đó là lí do tại sao tâm trí và chân lí không bao giờ gặp gỡ. Tâm trí là cái bạn đã biết; chân lí là cái đang đó để mà được biết. Tâm trí là cái đã biết và chân lí là cái không thể biết hay không biết. Tâm trí chỉ là việc ghi lại mọi thứ đã xảy ra. Tâm trí không phải là cuộc phiêu lưu; chân lí là cuộc phiêu lưu.
Có một câu ngạn ngữ cổ nói, 'Không có gì mới dưới mặt trời.' Nếu bạn nghĩ về tâm trí ngạn ngữ này là đúng. Nhưng nếu bạn nghĩ về chân lí, ngạn ngữ này là tuyệt đối sai. Thế rồi có một ngạn ngữ khác - mà là đúng - nói, 'Không có gì cũ dưới mặt trời.' Mọi thứ là tuyệt đối tươi và mới - như lá tươi nhú ra trên cây. Chân lí bao giờ cũng trẻ, tâm trí bao giờ cũng già. Đó là lí do tại sao Jesus nói với đệ tử của ông ấy, 'Chừng nào ông chưa trở thành giống như trẻ nhỏ, ông sẽ không có khả năng vào trong vương quốc Thượng đế của ta.'
Tâm trí rất tinh ranh và láu lỉnh, nhưng không thông minh. Thông minh là phẩm chất của nhận biết còn tinh ranh cùng láu lỉnh chỉ là cái thay thế cho thông minh. Cho nên tâm trí liên tục giở thủ đoạn láu lỉnh và với cái láu lỉnh đó, bản thân tâm trí bị bắt. Trong cái láu lỉnh và tinh ranh riêng của nó, nó bị mất. Nhớ điều này rằng bạn sẽ không trở nên thông minh bởi việc là láu lỉnh, bạn sẽ trở nên thông minh bởi việc nhận biết nhiều hơn. Láu lỉnh không nhất thiết là dấu hiệu của thông minh. Ngay cả người ngu cũng có thể là láu lỉnh. Láu lỉnh bắt nguồn từ kinh nghiệm: bạn làm các thứ nhiều lần, bạn học. Tâm trí trở thành giống chiếc máy tính - từng kinh nghiệm được nạp vào trong nó và nó liên tục học và tích luỹ tri thức và nó liên tục dùng tri thức đó.
Thông minh có phẩm chất khác toàn bộ: nó chẳng liên quan gì tới kinh nghiệm, nó có cái gì đó liên quan tới nhận biết. Tinh ranh bắt nguồn từ kinh nghiệm; thông minh bắt nguồn từ nhận biết. Đó là lí do tại sao mọi người trở nên rất tinh ranh... và người hippies là đúng khi họ nói không bao giờ tin vào người lớn hơn ba mươi tuổi. Vì vào lúc một người trở thành tinh ranh, người ta đã học được các thủ đoạn và cách thức của thế giới.
Nhưng đứa trẻ là thông minh vì đứa trẻ tỉnh táo hơn, tỉnh táo rạng ngời hơn. Nhìn đứa trẻ đang quan sát cái gì đó. Nếu đứa trẻ đang quan sát ốc sên, cứ quan sát đứa trẻ này - nó tỉnh táo làm sao, toàn bộ làm sao trong khoảnh khắc đó. Dường như nó đã trở thành chỉ đôi mắt; toàn thể con người nó được đổ ra qua đôi mắt. Đứa trẻ là thông minh, và người già trở thành tinh ranh và láu lỉnh. Đứa trẻ không có kinh nghiệm cho nên nó không thể dùng quá khứ. Nó phải đối diện với hiện tại.
Và toàn thể thái độ Thiền là ở chỗ bạn sẽ phải trở thành đứa trẻ lần nữa; bạn sẽ phải đạt tới thời thơ ấu lần thứ hai trong đó bạn bỏ mọi kinh nghiệm. Tâm trí không là gì ngoài cái tên cho toàn thể quá khứ được tích luỹ. Tâm trí không phải là thực thể thực sự; chỉ là quá khứ được chồng chất lên. Nếu bạn phân tán nó, nếu bụi của quá khứ được lau sạch khỏi chiếc gương bản thân bạn, bạn sẽ trở thành thông minh. Và chỉ thông minh mới có thể biết chân lí là gì.
Sau bài giảng một sinh viên nói với Hegel, 'Thưa giáo sư Hegel, tôi bị lẫn lộn bởi việc dạy của thầy vì thực tại có vẻ khác hoàn toàn.'
Hegel nói, 'Bạn thân mến, mọi thứ đều là tồi nhất đối với thực tại.'
Thiền không phải là triết lí vì triết lí ngụ ý học thuyết nào đó về thực tại. Thiền là chạm trán hoàn toàn với thực tại. Nó không có học thuyết, nó không có triết lí, nó không có kinh sách. Nó chỉ là việc chạm trán trực tiếp với thực tại. Mọi kinh sách thuộc về tâm trí, mọi triết lí thuộc về tâm trí và mọi học thuyết là sự láu lỉnh của tâm trí. Tâm trí liên tục an ủi bản thân nó qua việc tạo ra triết lí mà nó biết.
Rất khó vẫn còn trong dốt nát vì chính điều đó làm tan nát bản ngã. Cho nên tâm trí tạo ra triết lí và cho bạn ảo vọng về tri thức.
Thiền là cách biết. Nó không có tri thức. Nó chỉ là phương pháp luận để biết, để đối diện, để đương đầu - ngay lập tức, ở đây bây giờ, trực tiếp. Nó là việc truyền trực tiếp.
Clemenceau, chính khách Pháp được một nhà ngoại giao hỏi ông ấy nghĩ gì về các nhà ngoại giao.
Clemenceau nói, 'Các nhà ngoại giao là những người giải quyết các vấn đề mà đã được các nhà ngoại giao khác tạo ra.'
Đó là điều các triết gia cũng làm và đó là điều toàn thể chức năng của tâm trí là gì. Tâm trí tạo ra vấn đề và thế rồi tâm trí cố giải nó.
Thiền vứt bỏ hoàn toàn toàn thể trò chơi này. Nó không phải là trò chơi tâm trí. Thiền nói không có vấn đề để được giải và không có giải pháp được làm, vì không có vấn đề ngay chỗ đầu tiên. Thiền nói không bao giờ có vấn đề trong sự tồn tại. Chính tâm trí thủ đoạn đầu tiên tạo ra vấn đề - và tất nhiên, khi bạn có vấn đề, bạn phải giải nó. Cho nên điều đó tạo ra giải pháp. Vấn đề là giả, vậy làm sao bạn có thể tìm ra giải pháp thực cho vấn đề giả? Giải pháp cũng là giả. Thế thì giải pháp tạo ra mười vấn đề nữa - và cứ thế nó diễn ra mãi. Triết lí tiếp triết lí được tạo ra và tất cả chúng là trống rỗng, toàn rác rưởi, toàn phế liệu. Thiền tuyệt đối chống lại việc triết lí bởi vì Thiền chống lại tâm trí.
Bây giờ câu chuyện Thiền này.
Thầy Fugai được coi là người rất trí huệ và hào phóng, vậy mà ông ấy là người khắt khe nhất cả với bản thân mình và đệ tử của ông ấy.
Thiền nghiêm khắc. Nó là con đường rất gian truân. Nó không phải là trò chơi để chơi, nó là chơi với lửa. Bạn sẽ không bao giờ còn như cũ một khi bạn đi vào trong thế giới của Thiền. Bạn sẽ được biến đổi toàn bộ, nhiều tới mức bạn sẽ không có khả năng nhận ra bản thân bạn. Người đi vào trong thế giới của Thiền và người đi ra là các thực thể khác toàn bộ. Không có sự liên tục, bạn trở thành gián đoạn với quá khứ của bạn. Mọi sự liên tục của tâm trí; mọi đồng nhất của tâm trí; mọi cái tên, mọi hình dạng, đều là của tâm trí. Khi tâm trí bị bỏ đi bạn đột nhiên trở thành gián đoạn với quá khứ - mà không chỉ với quá khứ, bạn trở thành không được kết nối với thời gian.
Và đó là toàn thể bí mật của Thiền: trở nên không được kết nối với thời gian. Thế thì bạn trở nên được kết nối với vĩnh hằng. Và vĩnh hằng là ở đây-bây giờ; vĩnh hằng không biết tới quá khứ và không biết tới tương lai; vĩnh hằng là hiện tại thuần tuý. Thời gian không biết tới hiện tại - thời gian là quá khứ và tương lai. Bình thường chúng ta nghĩ rằng thời gian được chia thành ba phân loại: quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều đó là tuyệt đối sai. Thời gian được chia thành chỉ hai phân loại: quá khứ và tương lai. Hiện tại không phải là một phần của thời gian chút nào. Quan sát, nhìn mà xem. Hiện tại là khi nào? Khoảnh khắc bạn nhận ra rằng đây là hiện tại, nó đã là quá khứ rồi. Khoảnh khắc bạn nói, 'Vâng, đây là hiện tại,' nó đã qua rồi, nó là quá khứ. Hay nếu bạn nói, 'Đây sẽ là hiện tại,' nó vẫn là tương lai. Bạn không thể nhận ra được hiện tại, bạn không thể sờ mó được hiện tại, bạn không thể chỉ ra được hiện tại. Trong thế giới của thời gian không có hiện tại.
Khi bạn nhìn lên đồng hồ nó đã chuyển đi rồi, không một khoảnh khắc nào nó dừng lại. Khi bạn quan sát nó, thế nữa nó cũng đang chuyển đi. Đó là điều Heraclitus ngụ ý khi ông ấy nói, 'Ông không thể bước hai lần vào trong cùng dòng sông.' Sông đang chảy. Quá khứ có đó, tương lai có đó, và tương lai liên tục được chuyển thành quá khứ. Không một khoảnh khắc nào là hiện tại ở đó, không một khoảnh khắc nào đồng hồ dừng lại, không một khoảnh khắc nào sông dừng lại. Heraclitus là đúng. Bạn không thể bước hai lần vào cùng một dòng sông. Một trong các đệ tử của ông ấy đã nói với ông ấy, 'Thưa thầy, tôi đã thử, thầy đúng. Nhưng một điều nữa tôi muốn thêm vào - thầy không thể bước ngay cả một lần vào trong sông.' Điều đó đích xác là cách nó vậy. Khi thầy chạm vào sông, khi chân thầy chạm sông, sông đang chảy đi. Khi thầy nhấn chân vào một li trong sông, sông đang chảy đi. Khi thầy nhấn chân vào hai li trong sông, sông đang chảy đi. Đến lúc thầy chạm đáy, sông đã chảy nhiều tới mức thầy không thể nói thầy đã bước vào cho dù một lần trong cùng một dòng sông.
Trong thời gian không có hiện tại; hiện tại không phải là một phần của thời gian. Hiện tại là một phần của vĩnh hằng. Hiện tại có nghĩa là bây giờ và bây giờ không biết tới quá khứ và không biết tới tương lai.
Một khi bạn gián đoạn với tâm trí, bạn gián đoạn với thời gian. Và thời gian và không gian là cùng nhau.
Trong thế kỉ này Einstein đã khám phá ra rằng thời gian và không gian không phải là hai thứ tách rời; chúng là một thứ, hay hai mặt của cùng một thứ. Cho nên ông ấy gọi toàn thể thứ này là 'không thời gian' để nhấn mạnh sự kiện là thời gian không là gì ngoài chiều thứ tư của không gian. Nếu thời gian biến mất, không gian cũng biến mất.
Cho nên người đã đi ra ngoài tâm trí mình là đi ra ngoài thời gian và không gian. Người đó hiện hữu, nhưng bạn không thể nói người đó ở đâu; người đó hiện hữu, nhưng bạn không thể nói người đó ở lúc nào. Lúc nào và ở đâu tất cả đều tan biến. Người đó đơn giản hiện hữu, không có bất kì định nghĩa nào về ở đâu và lúc nào. Đây là điều Phật gọi là chứng ngộ. Đây là tự do, tuyệt đối tự do. Không cái gì giới hạn bạn.
Nhưng con đường này là rất nghiêm khắc. Nó phải là vậy vì nó là một loại tự tử tối thượng. Bạn tự tử. Bạn làm cho tâm trí tự tử. Bạn bỏ tâm trí, bạn bỏ thời gian, bạn bỏ không gian. Thế giới mà bạn đã biết cho tới giờ biến mất và cái gì đó mới toàn bộ, cái gì đó không thể định nghĩa được, nảy sinh trong tâm thức bạn.
Thầy Fugai được coi là người rất trí huệ và hào phóng, vậy mà ông ấy là người khắt khe nhất...
Thiền sư phải nghiêm khắc vì ông ấy đang cố giết bạn.
Mới vài ngày trước, một sannyasin tới và tôi hỏi cô ấy dự định ở lại đây bao lâu. Cô ấy nói ba tháng. Thế là tôi nói, 'Được, điều đó sẽ là đủ để giết bạn.' Cô ấy nói, 'Cái gì!?' Nhưng giờ cô ấy đã hiểu và vấn đề - sẵn sàng chết.
...cả với bản thân mình và đệ tử của ông ấy.
Ông ấy lên núi để toạ thiền.
Thiền đơn giản ngụ ý ngồi. Trong tiếng Nhật Bản họ có một từ đầy đủ, 'zazen-toạ thiền'. Nó ngụ ý ngồi im lặng, không làm gì.
Mọi việc làm là của tâm trí. Bất kì khi nào bạn làm, tâm trí bước vào hiện hữu. Bất kì khi nào bạn muốn làm cái gì đó, tâm trí lập tức bắt đầu lập kế hoạch. Ngay cả với ý tưởng về làm bạn bắt đầu rót năng lượng vào trong tâm trí.
Thiền là việc ngồi đơn giản. Không làm gì, thậm chí không suy ngẫm... vì suy ngẫm, từ cửa sau việc làm lại bước vào. Thiền đơn giản nói, ngồi và không làm gì. Không nghĩ dưới dạng làm, nghĩ dưới dạng hiện hữu. Chỉ hiện hữu. Cho nên trong nhiều năm người tìm kiếm Thiền đơn giản ngồi. Đó là việc làm gian nan nhất trên thế giới và tôi có thể cảm thấy bạn sẽ hiểu nó. Đó là điều gian nan nhất để làm - chỉ ngồi. Bạn sẽ muốn làm cái gì đó vì cái đó giữ cho bạn bận tâm, và bạn liên tục cảm thấy rằng bạn đang làm cái gì đó, rằng bạn là ai đó. Và ít nhất nó không bao giờ cho bạn bất kì cơ hội nào để đối diện với bản thân bạn. Việc làm của bạn là việc trốn chạy khỏi bản thân bạn, để cho bạn không bao giờ đi tới mặt đối mặt, để cho bạn không bao giờ đương đầu với bản thể riêng của bạn. Bạn liên tục né tránh.
Cho nên mọi người liên tục làm cả nghìn lẻ một thứ, nhiều thứ trong chúng là tuyệt đối không cần thiết. Không chỉ chúng là không cần thiết, nhiều thứ trong chúng đơn giản tạo ra rắc rối cho họ. Nghĩ về bản thân bạn mà xem. Bạn đã làm gì? Bạn đã tạo ra địa ngục quanh bạn nhưng bạn vẫn liên tục làm.
Mọi người tới tôi và họ hỏi, 'Chúng tôi nên thiền về cái gì? Chúng tôi nên tụng mật chú gì?' Và nếu tôi nói, 'Không cái gì, bạn đơn giản ngồi. Bạn chỉ đối diện với tường và ngồi im lặng và để thời gian trôi qua và không làm gì cả. Mọi thứ sẽ lắng đọng theo cách riêng của chúng. Bạn đơn giản ngồi. Vì nếu bạn bước vào và can thiệp bạn sẽ làm ngầu bùn mọi thứ lên thêm. Xin bạn cứ ngồi trên bờ. Để cho sông chảy.' Họ nói, 'Nhưng làm sao người ta có thể ngồi mà không làm gì cả? Ít nhất cho chúng tôi mật chú để chúng tôi có thể lẩm nhẩm nó bên trong. Nếu không có hoạt động nào bên ngoài, thế thì để chúng tôi có hoạt động nào đó bên trong.'
Đó là lí do tại sao ở Mĩ, Maharishi Mahesh Yogi có hấp dẫn nào đó. Thiền siêu việt không là gì ngoài việc chuyển hoạt động từ bên ngoài vào bên trong. Và tâm trí Mĩ gần như thần kinh. Cái gì đó phải được làm. Nếu bạn không làm cái gì đó bạn đang làm phí thời gian. Làm cái gì đó đi! Cái gì không phải là vấn đề, nhưng cứ làm cái gì đó. Nói và hoạt động và năng nổ - làm cái gì đó, liên tục làm cái gì đó, liên tục di chuyển, nhanh, nhanh.
Bây giờ, nếu bạn đơn giản nói, 'Không làm gì cả, ngồi im,' điều đó có vẻ gần như không thể được. Làm sao người ta có thể ngồi im lặng được? 'Cho chúng tôi hoạt động bên trong nào đó.' Thế là mật chú được cho. Thế là bạn lẩm nhẩm bên trong, 'Aum, aum, aum; Ram, Ram, Ram,' - bất kì cái gì cũng có tác dụng. Bất kì abracadabra nào. Bạn có thể làm ra mật chú riêng của bạn. Bạn ngu mà đi hỏi ai đó về mật chú, bạn có thể tạo ra mật chú riêng của bạn: 'Blah, blah, blah!' Điều đó sẽ cho bạn cùng im lặng và yên bình như bất kì thiền siêu việt nào. Cứ có hoạt động bên trong và bạn cảm thấy thoải mái.
Thiền không có mật chú. Thiền không phải là thiền siêu việt. Nó là điều gian nan nhất mà con người đã từng cố gắng... không làm gì cả, zazen, chỉ ngồi.
Không thể nào tin được rằng đôi khi một người tìm kiếm Thiền đã ngồi trong hai mươi năm không làm gì - thế rồi ánh sáng tới. Mọi thứ trở nên im lặng thế trong người đó, thậm chí không chút lập loè năng lượng, không bận bịu, không cái gì. Người đó gần như chết vì mọi hoạt động đã biến mất. Thế thì người ta đi tới mặt đối mặt với bản thân mình, thế thì bạn đi tới biết bạn là ai.
Tâm trí là hoạt động. Và nếu người ta phải bỏ tâm trí, người ta phải bỏ hoạt động.
Ông ấy lên núi để toạ thiền. Ông ấy sống trong hang, và khi ông ấy đói ông ấy đi tới làng để xin bã cá.
Chỉ với vài bã cá ông ấy lại phải đi xuống làng, bằng không ông ấy ngồi trong hang không làm gì cả.
Cái mà bạn đang tìm kiếm đã ở bên trong bạn rồi. Nhưng bạn bị bận bịu quá nhiều với những thứ khác cho nên bạn không thể rơi được vào trong nó. Khi mọi hoạt động bị mất, mọi níu bám biến mất. Bạn không thể bám được vào bất kì cái gì, bạn đơn giản liên tục rơi vào trong và vào trong mãi. Rắc rối của bạn nảy sinh vì bạn khao khát hoạt động. Bạn đã bao giờ nghe người nào bị rắc rối bởi cái 'bên trong' không? Cái 'bên trong' không bao giờ gây rắc rối cho bất kì ai. Cái 'bên trong' đó, nội tâm, chính cốt lõi đó của bản thân bạn, là sẵn có cho bạn ngay bây giờ, nhưng bạn không sẵn có cho nó. Bạn đứng quay lưng lại nó.
Hoạt động là sansar, hoạt động là thế giới; và khi Thiền nhân nói rời bỏ thế giới, họ không ngụ ý bỏ nhà, bỏ chợ, họ ngụ ý bỏ gắn bó với hoạt động. Cho dù bạn phải làm cái gì đó, làm nó một cách rất thụ động. Nếu bạn bước đi trên phố, bước đi, nhưng bước rất thụ động. Bên trong, toạ thiền liên tục; bên trong, bạn vẫn còn ngồi, chỉ bên ngoài bạn di chuyển. Nếu bạn đang ăn, thì ăn, nhưng bên trong bạn vẫn còn ngồi. Dần dần tư thế bên trong đó được đạt tới - khi người ta có thể làm mọi thứ và vậy mà vẫn không có hoạt động. Đạo nhân gọi nó là vô vi, hành động mà không có hành động. Một khi bạn biết cách ngồi bên trong, thế thì bạn có thể làm nhiều thứ, thế thì nó sẽ không là việc quấy nhiễu. Nhưng đầu tiên người ta phải đi tới rễ, tới nền tảng sâu, tới việc định tâm.
Một hôm một sư có tên là Bundo, bị hấp dẫn bởi sự khổ hạnh của Fugai, đến hang và hỏi xin ở lại qua đêm.
Thầy dường như hài lòng cho ông này lên, và sáng hôm sau chuẩn bị cháo gạo cho ông này. Không có bát, ông ấy đi ra ngoài và trở về với chiếc sọ ông ấy tìm thấy gần ngôi mộ. Ông ấy rót đầy cháo vào sọ và đem nó tới cho Bundo.
Ông khách từ chối chạm vào nó, và nhìn Fugai dường như ông ấy đã phát điên.
Bạn có thể phát điên theo hai cách. Một cách là cách sai, cách kia là cách đúng. Bạn có thể phát điên nếu bạn hoàn toàn mất hút trong tâm trí bạn. Thế thì bạn bị bật rễ khỏi bản thể bạn. Và bạn có thể không có vẻ điên với người khác nhưng bạn sẽ điên. Bạn có thể không có vẻ điên với người khác vì người khác cũng điên như bạn. Thế gian này là nhà thương điên lớn. Bình thường mọi người là điên; thực ra, không điên gần như là bất bình thường. Mọi người khác biệt về mức độ nhưng mọi người đều điên. Và khi các nhà phân tâm giúp bạn thành bình thường họ đơn giản mang bạn trở lại mức độ điên của xã hội, họ mang bạn tới mức được cho phép về mặt pháp lí. Bạn ra ngoài chút ít giới hạn của xã hội cho nên họ kéo bạn lại. Đó là điều họ gọi là điều chỉnh.
Nhưng con người có thể trở nên điên theo cách khác, theo cách đúng. Người ta có thể tuột ra khỏi tâm trí vào trong im lặng bên trong, vào trong vô ý nghĩ bên trong, trống rỗng bên trong. Thế thì người đó sẽ lập tức dường như là điên với chúng ta. Nếu bạn nhìn vào mắt của người đã đạt tới zazen bạn sẽ kinh hoàng. Mắt người đó sẽ giống như vực thẳm, không đáy; bạn sẽ né tránh mắt người đó. Người đó sẽ nhìn bạn và vậy mà người đó sẽ không nhìn bạn. Mắt người đó sẽ trống rỗng, và bạn sẽ cảm thấy rằng người đó đã phát điên. Theo một cách nào đó người đó đã đi ra ngoài tâm trí, và đi ra ngoài tâm trí là phát điên.
Cho nên tất cả những người vĩ đại như Jesus hay Phật hay Mansoor, tất cả họ đều dường như điên với người đương đại của họ. Khi Jesus bị đóng đinh ông ấy đã bị đóng đinh như một người thần kinh đang tạo ra rắc rối, người đã đi ra ngoài tâm trí mình. Ông ấy bị đóng đinh như một trong những tội phạm nguy hiểm nhất. Khi Socrates bị đầu độc, ông ấy bị đầu độc vì ông ấy là điên theo cách nào đó. Ông ấy đã đưa mọi người khác tới điên.
Xã hội bao giờ cũng sợ những người đạt tới zazen vì hấp dẫn của họ là lớn nhưng hành vi của họ là không thể nào hiểu được. Hành vi của họ phải là không thể hiểu được vì họ vận hành từ một trung tâm khác toàn bộ với trung tâm của bạn.
Với con người của toạ thiền không có khác biệt giữa xương sọ hay bình bát. Xương sọ được làm từ đất như bình bát được làm từ đất. Mọi sọ dần dần sẽ tan biến trong đất lần nữa và thế thì bạn có thể làm ra bình bát từ đất và bạn sẽ không bị bận tâm. Nhưng nếu chiếc sọ được mang tới cho bạn, bạn sẽ thậm chí không thể nào chạm vào nó được; uống, ăn từ nó sẽ gây nôn, mửa. Không thể được.
Nhưng với con người của toạ thiền cái bên trong đã xảy ra - mọi thứ là như nhau. Nó là cùng thực tại trong các hình dạng khác nhau. Từ cùng vàng bạn có thể làm ra loại trang sức này hay loại trang sức khác, điều đó không tạo ra khác biệt nào. Nó là cùng thực tại, cái trở thành sọ, nó là cùng thực tại, cái trở thành bình bát. Vậy khác biệt là gì?
Người đã từng ở sâu bên trong bản thân mình biết rằng toàn thể thực tại bao gồm một lực căn bản, nó là một năng lượng cho dù nó lấy những hình dạng khác nhau.
Và người không thể chạm được vào chiếc sọ, không thể tin được rằng ai đó có thể cúng tiến nó như bình bát để ăn từ đó. Người đó đã nghĩ gì? Tâm trí người đó đang vẩn vơ, quay tròn, 'Đây là sọ người.' Ý tưởng này, chính ý tưởng này, gây buồn nôn. Người đó nghĩ rằng người này Fugai đã phát điên.
Vào lúc này Fugai trở nên bực tức và đánh đuổi ông ta ra khỏi hang. 'Đồ ngu!' ông ấy quát ông này. 'Với ý niệm trần tục của ông về điều ô trọc và thanh tịnh, làm sao ông có thể coi bản thân ông là phật tử được?'
Mọi khái niệm đều là của tâm trí. Nói rằng cái này đẹp và cái này xấu là của tâm trí. Thực ra, không cái gì là đẹp và không cái gì là xấu. Nếu tâm trí biến mất, thế thì cái gì sẽ là đẹp và cái gì sẽ là xấu? Thích và không thích tất cả đều thuộc vào tâm trí.
Bạn nghĩ về thế giới mà xem. Con người đã biến mất, thế chiến thứ ba đã xảy ra và con người đã biến mất. Trái đất sẽ vẫn còn như vậy. Hoa sẽ nở hoa, nhưng chúng sẽ có đẹp không? Chúng sẽ đơn giản là bản thân chúng, không đẹp, không xấu. Mọi thứ sẽ là bản thân nó nhưng sẽ không có đánh giá về nó vì người đánh giá đã biến mất.
Tâm trí của người đạt tới toạ thiền đã biến mất. Người đó không còn là người, vì mọi quan niệm, giá trị, thái độ, định kiến của người đó đã biến mất. Bây giờ người đó nhìn mà không có định kiến nào, không có ủng hộ và chống đối. Người đó đơn giản nhìn. Mắt người đó trống rỗng vì người đó chẳng có gì để phóng chiếu. Thế thì mọi sự xuất hiện theo cách khác toàn bộ.
Nhưng với người thường, người đó sẽ có vẻ gần như điên vì điên đơn giản ngụ ý người ở ngoài tâm trí mình. Thực ra, người đó ở ngoài tâm trí mình - nhưng người đó đã đi vào trong bản thân người đó.
Cho nên có hai kiểu điên: bạn có thể ở ngoài tâm trí và không trong bản thân bạn, thế thì bạn là không lành mạnh; bạn có thể ở ngoài tâm trí bạn và trong bản thân bạn, thế thì bạn đạt tới mạnh khoẻ thực. Bạn trở thành toàn thể, bạn trở thành linh thiêng.
'Đồ ngu!' ông ấy quát ông này. 'Với ý niệm trần tục của ông về điều ô trọc và thanh tịnh, làm sao ông có thể coi bản thân ông là phật tử được?'
Phân biệt là của tâm trí; vô phân biệt là của vô trí.
Fugai đã cố tạo ra một tình huống cho người đáng thương này. Người này đã bỏ lỡ. Fugai đã tạo ra một phương cách để cho người này có thể được đánh thức. Ông ấy đã lay mạnh ông này để kéo ông này ra khỏi các giấc mơ về thích và không thích, thanh tịnh và ô trọc, đẹp và xấu, thiện và ác. Toàn thể nỗ lực đã là đập tan tâm trí người này vì toàn thể Phật giáo chỉ bao gồm điều đó - làm sao đập tan tâm trí.
Người ta nói về một Thiền sư, người, trong thời trẻ của mình, đã là đệ tử của một thầy khác, rằng ông ấy đã làm việc vất vả trong việc thiền của mình trong nhiều tháng cùng thầy. Một hôm thầy tới, ngồi trước ông ấy với viên gạch và bắt đầu cọ viên gạch lên đá. Âm thanh có đó và nó làm sao lãng và quấy rối đệ tử trẻ.
Chung cuộc, cáu kỉnh, anh thanh niên hỏi, 'Thầy làm gì vậy?'
Thầy nói, 'Ta đang cố làm gương.'
Đệ tử nói, 'Thầy có điên không?' Chỉ bằng việc đánh bóng gạch gương không thể được tạo ra, thầy có thể đánh bóng nó cả đời thầy. Gương không được làm theo cách đó.'
Và thầy nói, 'Thế thì ta chẳng có gì để nói với ông. Ông đang cố đánh bóng tâm trí ông. Gương không được làm theo cách đó nữa. Ta vứt gạch này đi - xem đấy - ông làm cùng điều.'
Bỏ tâm trí đi. Vấn đề không phải là đánh bóng tâm trí, thay đổi tâm trí, làm cho nó ngày một rõ hơn. Vấn đề không phải là thay đổi tâm trí, vấn đề là bỏ nó hoàn toàn.
Phật giáo là nỗ lực bỏ tâm trí toàn bộ. Nhưng làm sao bỏ tâm trí? Nếu bạn liên tục suy nghĩ - thích và không thích, định kiến, cái này là tốt, cái này là xấu - thế thì bạn không thể bỏ được tâm trí vì chính tâm trí phân biệt, biện biệt, chính tâm trí phân chia, phân loại. Mọi phân loại đều là của tâm trí. Đó là lí do tại sao Phật tử không nói rằng Thượng đế là thiện và Quỉ là ác, vì với Phật tử Thượng đế và Quỉ cả hai đều là của tâm trí - thiện và ác. Đó là lí do tại sao Phật tử không chọn cõi trời và địa ngục vì họ nói cả hai đều là của tâm trí - địa ngục và cõi trời. Bỏ toàn thể tâm trí đi. Và bằng việc bỏ tâm trí, mọi phân biệt đều bị bỏ và bạn ở trong thực tại sâu sắc, không phân biệt.
Đó là điều chân lí là gì. Nó không phải là Thượng đế, nó không phải là Quỉ; nó không phải là sáng, nó không phải là tối - nó ở bên ngoài cả hai.
Vài tháng sau thầy Tetsgyu tới thăm ông ấy và bảo ông ấy rằng thầy nghĩ điều đáng tiếc lớn là ông ấy đã từ bỏ thế gian. Fugai cười to và nói: 'Ồ, dễ bỏ thế gian và trở thành cây cảnh, điều khó là trở thành phật tử thực thụ.'
Rất dễ bỏ thế giới, rất dễ từ bỏ. Bất kì kẻ hèn nào cũng có thể làm được điều đó. Dễ trốn khỏi thế giới, nhưng trốn chạy không phải là biến đổi. Rất dễ ngồi hướng ra ngoài như cây cảnh - bạn có thể trở thành tượng, tĩnh lặng không chuyển động chút nào - nhưng vấn đề thực là bỏ chuyển động của tâm trí, làm việc bên trong của tâm trí. Bạn có thể ngồi im lặng từ bên ngoài nhưng nếu rối loạn bên trong liên tục diễn ra thế thì bạn không là Phật tử.
Phật tử ngụ ý người đã trở thành Phật, người đã đạt tới chứng ngộ. Và điều đó xảy ra chỉ khi những chuyển động bên trong đã dừng lại, khi suy nghĩ đã dừng lại, khi tâm trí không còn là chủ. Khi tâm trí không còn thao túng bạn, khi tâm trí chỉ là cái máy - nếu bạn cần, bạn dùng nó, bằng không bạn gạt nó sang bên - bạn tự do khỏi tâm trí, bạn đã đạt tới quyền làm chủ riêng của bạn.
Dễ thay đổi từ bên ngoài, thay đổi thực phải xảy ra bên trong. Nhớ điều đó. Dùng bên ngoài để giúp bên trong thay đổi, nhưng đừng bao giờ tin rằng thay đổi bên ngoài là tất cả. Ngồi im lặng, vì tư thế ngồi sẽ giúp ích. Khi thân thể ngồi bất động đầy đủ điều đó giúp cho tâm trí thảnh thơi, vì thân thể và tâm trí không phải là hai thứ tách rời - chúng là một. Bạn không là thân thể và tâm trí, bạn là thân tâm. Bạn là tinh thần thân thể, cho nên mọi thứ xảy ra trong thân thể đều có rung động tinh tế trong tâm trí; và bất kì cái gì xảy ra trong tâm trí đều đạt tới thân thể.
Đó là cách nếu bạn uống rượu cồn, tâm trí trở nên say. Rượu cồn đi vào trong thân thể nhưng nó ảnh hưởng tới tâm trí. Nếu bạn uống LSD hay cần sa hay ma tuý khác nào đó, nó ảnh hưởng tới tâm trí. Bạn uống nó vào trong thân thể, bạn tiêm nó vào trong thân thể, và nó đạt tới tâm trí. Hay, nếu bạn huấn luyện tâm trí, lập kỉ luật cho tâm trí, điều đó đạt tới thân thể bạn nữa. Nếu tâm trí bạn hạnh phúc, nếu bạn đã huấn luyện nó...
Chẳng hạn, có các triết gia tích cực huấn luyện tâm trí, như triết lí của Emile Coue: liên tục tự thôi miên bản thân bạn, gợi ý cho bản thân bạn, 'Mình đang khá lên hơn mọi ngày mình đang trở nên ngày một từ bi hơn, tốt bụng, đáng yêu.' Nếu bạn liên tục lặp đi lặp lại điều này, ý tưởng tinh tế sẽ lắng đọng trong tâm trí, nó sẽ ảnh hưởng tới thân thể bạn. Đó là cách nhiều bệnh có thể được chữa bằng thôi miên - vì ngay chỗ đầu tiên chúng có thể chỉ là gợi ý của bạn và không phải là bệnh thực. Trong một trăm bệnh gần bẩy mươi nhăm bệnh chỉ là thứ tinh thần thuần tuý, nhưng chúng ảnh hưởng tới thân thể. Nếu tâm trí lấy chúng vào, nếu tâm trí bị ảnh hưởng, thế thì sớm hay muộn thân thể đi theo. Cả hai tâm trí và thân thể là một, cho nên bất kì cái gì ảnh hưởng tới cái này đều ảnh hưởng tới cả cái kia nữa. Chúng là song song, chạy cùng nhau. Sự cân bằng tinh tế được giữ giữa hai điều này.
Cho nên tôi không nói đừng dùng bên ngoài - bạn phải dùng nó, nhưng đừng nghĩ rằng đó là tất cả. Dùng bên ngoài để thay đổi bên trong. Thế thì bạn sẽ không chỉ trở thành cây cảnh, thế thì bạn sẽ không chỉ là tượng, bạn sẽ trở thành Phật thực.
Chuyện xảy ra là một người tìm kiếm Thiền tới một thầy và hỏi thầy,
'Tôi đã tới từ chỗ rất xa, tôi đã đi hàng nghìn dặm để tới chân thầy.'
Thầy hỏi, 'Để làm gì? Ông muốn gì?'
Người này nói, 'Tôi muốn trở thành Phật.'
Thầy nói, 'Cút ngay khỏi đây! Chúng ta đã có quá nhiều chư Phật ở đây.'
Thầy thường sống trong một ngôi đền có tên là 'Đền một nghìn lẻ một chư Phật'. Đã có một nghìn lẻ một tượng Phật.
Thế là thầy nói, 'Thoát ra khỏi nó! Ra ngay lập tức khỏi nó. Chúng ta mệt rồi. Chúng ta đã có một nghìn lẻ một chư Phật ở đây, chúng ta không cần thêm bất kì ai khác. Nhưng nếu ông muốn trở thành bản thân ông, ông có thể vào.'
Nhớ, Thiền không phải là bắt chước. Không Thiền sư nào đã bao giờ có thể nghĩ tới viết sách như sách của Thomas Campus 'Bắt chước Christ'. Không thể được. Chính tựa đề này sẽ bị cười cho.
Tôn giáo thực không phải là bắt chước bất kì người nào khác, nó là việc tìm ra cái ngã đích thực riêng của bạn, bạn là ai. Cho nên chỉ kỉ luật bên ngoài sẽ không giúp ích; kỉ luật bên ngoài có thể được dùng như phương tiện, nhưng nó không phải là mục đích.
Cho nên nhớ rằng điều cơ bản phải xảy ra bên trong bạn.
'Ồ, dễ bỏ thế gian và trở thành cây cảnh, điều khó là trở thành phật tử thực thụ.'
Điều khó bao giờ cũng là trở thành người Ki tô giáo thực, người Mô ha mét giáo thực, người Hindu thực, Phật tử thực, người Sikkh thực, vì điều khó là trở thành thực.
Con người là kẻ lừa dối. Con người liên tục lừa bản thân mình. Và trở thành ai đó là dễ dàng hơn nhiều so với là bản thân mình; đóng vai như ai đó là dễ dàng hơn nhiều so với là bản thân mình. Là bản thân mình là gian nan. Bạn sẽ phải trải qua nhiều lửa; bạn sẽ phải trải qua nhiều chết và tái sinh; bạn sẽ phải đi qua cuộc cách mạng lớn, chuyển hoá toàn bộ. Điều đó là khó. Rất dễ giả vờ, rất dễ là rởm. Toàn thể thế giới đầy những người tôn giáo rởm. Họ đi nhà thờ, họ đi tới tu viện hồi giáo, họ cầu nguyện, họ giả vờ thiền, nhưng người ta đơn giản bị ngạc nhiên. Họ đang lừa ai? Họ đang lừa bản thân họ và không ai khác.
Điều này phải được ghi nhớ vì bạn đang trên đường, bạn ở đây là người tìm kiếm. Cạm bẫy lớn nhất cho người tìm kiếm là trở thành nạn nhân của việc tự lừa dối; điều đó là rẻ và điều đó có vẻ như lối tắt. Đừng bao giờ giả vờ. Một khi giả vờ lắng đọng, bạn đã lấy bước đi sai và sẽ rất khó cho bạn đạt tới bất kì thực tại nào. Và bạn sẽ phải quay lại ngày này ngày khác vì chừng nào bạn chưa bỏ việc giả vờ đó bạn sẽ không bao giờ trưởng thành.
Chẳng hạn. Nếu bạn ở tuổi hai mươi nhăm và bạn giả vờ và bạn liên tục giả vờ cho tới tuổi năm mươi, và thế rồi bạn nhận ra rằng việc giả vờ nào đó đã xảy ra ở tuổi hai mươi nhăm, bạn sẽ phải quay lại và hoàn tác nó. Bạn sẽ phải sống lại những năm hai mươi nhăm đó lần nữa. Bạn sẽ tạo ra phức cảm không cần thiết và cuộc sống đã quá phức tạp rồi. Chừng nào bạn chưa đi và bỏ tầng giả vờ đó ở tuổi hai mươi nhăm, mọi nhà của bạn sẽ ở trên chân đế sai.
Đó là nghĩa của Liệu pháp Nguyên thuỷ: bạn phải quay lại, đi ngược lại. Bất kì chỗ nào cái gì đó đã đi sai, bạn phải đi ngược lại con đường, chuyển tới điểm đó, hoàn tác lại nút đó và chuyển lần nữa.
Cho nên đừng tạo ra bất kì phức cảm không cần thiết nào. Bạn ở đây với tôi - nhớ một điều: không giả vờ. Vì bạn sẽ không lừa được bất kì ai, bạn sẽ chỉ lừa được bản thân bạn.
Đừng trở thành cây cảnh. Chân lí phải được kiếm lấy. Nó không rẻ và không có lối tắt cho nó.
Tôi đã đọc một câu chuyện về giáo sĩ đạo Hassid nổi tiếng. Ông ấy thường kể lại câu chuyện này cho đệ tử của ông ấy.
Ngày xưa có một người rất ngu. Khi người đó dậy buổi sáng thật khó cho người đó tìm ra quần áo của mình mà ban đêm người đó cũng ngần ngại đi ngủ vì nghĩ về rắc rối người đó sẽ gặp khi thức dậy.
Một tối chung cuộc người đó làm nỗ lực lớn, lấy giấy và bút chì, và khi người đó cởi quần áo, ghi lại đích xác chỗ người đó để mọi thứ người đó đã mặc. Sáng hôm sau, rất hài lòng với bản thân mình, người đó lấy mảnh giấy và đọc: 'mũ' - nó kia. Người đó đội nó lên đầu.'Quần' - chúng nằm đó.
Người đó mặc chúng. Và cứ thế mọi sự diễn ra cho tới khi anh ta đã mặc đầy đủ.
'Tất cả rất cừ, nhưng giờ bản thân mình ở đâu rồi?' anh ta hỏi với sự kinh hoàng. 'Mình đang ở đâu trong thế giới?'
Anh ta nhìn và nhìn nhưng đó là việc tìm kiếm vô vọng. Anh ta không thể tìm ra bản thân mình.
'Và đó là cách nó cũng xảy ra với chúng ta,' giáo sĩ nói với đệ tử của ông ấy.
Nhớ, bạn có thể mặc như sannyasin, bạn có thể trong áo choàng nâu, nhưng điều đó không tạo ra mấy khác biệt chừng nào bạn chưa biết bạn ở đâu, chừng nào bạn chưa biết bạn là ai. Bạn có thể khoẻ mạnh - ăn mặc như sannyasin nhưng điều đó sẽ không giúp gì mấy. Cho nên đừng tin vào những thứ rẻ. Nó là giúp đỡ lớn lao theo cách nó là cử chỉ báo rằng bạn đã trở thành sannyasin, nó là cử chỉ báo rằng bạn sẵn sàng đi tới bản thân bạn, nó là cử chỉ lớn rằng bạn sẵn sàng đi vào trong cái không biết, trong cái không quen thuộc, nó sẽ làm ra khác biệt lớn - nhưng đừng coi nó là cái toàn thể. Nó chỉ là bắt đầu cuộc hành trình, không phải là kết thúc.
Một nhà thơ lớn, Robert Frost, thường nói, 'Hai con đường rẽ ra trong rừng và tôi, tôi lấy con đường ít người đã đi qua và điều đó đã làm ra mọi khác biệt.
Bạn đã chọn đi cùng tôi con đường thường không được mọi người đi, không được đa số mọi người đi, bởi đám đông, bởi quần chúng. Điều đó sẽ tạo ra khác biệt lớn, nhưng nó chỉ là bắt đầu. Đừng bao giờ quên dù một khoảnh khắc rằng đây chỉ là bắt đầu. Và kết thúc còn rất xa và nhiều nỗ lực, nhiều kỉ luật, nhiều biến đổi bên trong sẽ được cần tới. Và không ai khác có thể làm điều đó cho bạn. Bạn phải được sinh ra cho bản thân bạn, không ai khác có thể được sinh ra cho bạn. Bạn phải sống cho bản thân bạn, không ai khác có thể sống tại chỗ của bạn. Và bạn phải yêu và bạn phải chết, không ai khác có thể làm điều đó cho bạn. Sống có tính cá nhân cố hữu. Mọi điều có nghĩa, mọi điều có ý nghĩa, phải được làm bởi bạn. Cái có thể được làm bởi người phục vụ là không liên quan; cái có thể được làm bởi tu sĩ là không liên quan. Biến đổi này bạn phải mang tới cho bản thân bạn. Điều đó sẽ là gian nan, nhưng nhận nó như thách thức đi. Điều tốt là con đường này là gian nan bằng không chúng ta sẽ chứng minh linh hồn mình ở đâu? Chúng ta sẽ chứng minh linh hồn được kết tinh của chúng ta ở đâu?
Thách thức này là phúc lành. Nhưng đừng bao giờ cố giả vờ.

0 Đánh giá

Ads Belove Post