Read more
Thiền - Sét Kim cương - Osho
Chương 12. Người lang thang trong bầu trời tự do
Osho kính yêu,
Một lần, Bách Nham
nói với Dược Sơn, người đang đọc kinh, "Ông phải dừng người ngu lại."
Khi cuộn văn bản lại,
Dược Sơn hỏi, "Giờ là mấy giờ rồi?" Bách Nham đáp, "Chính ngọ."
Dược Sơn tiếp đó
nói, "Vẫn còn hình mẫu này."
Bách Nham đáp ứng:
"Ta thậm chí không có hư không," với điều đó Dược Sơn nói, "Ông
quá giỏi."
Bách Nham bình,
"Ta chỉ là vậy. Ông thì sao?"
Dược Sơn nói,
"Tôi đi khập khiễng, vụng về cả trăm đường, lóng ngóng cả nghìn lần; dầu vậy
tôi vẫn đi theo đường này."
Một dịp khác, Dược
Sơn hỏi một sư, "Ông từ đâu tới?"
"Từ hồ miền
nam," sư đáp.
"Hồ có làm ngập
bờ không?" Dược Sơn hỏi.
"Còn
chưa," sư trả lời.
Thế rồi Dược Sơn
nói, "Mưa nhiều thế và hồ vẫn chưa đầy nhỉ?"
Nhưng sư im lặng.
Những
giai thoại nhỏ này là kho báu quí giá nhất. Không ngôn ngữ nào khác, không tôn
giáo nào khác đã đạt tới hiểu biết tinh tế như thế - điều mà một câu chuyện nhỏ,
hoàn toàn trần trụi, không được tô điểm, có thể trở thành cái trỏ tới chân lí tối
thượng.
Giai
thoại Thiền không phải là cái gì đó để đọc. Khi có liên quan tới đọc, chúng là
vô giá trị. Chúng là cái gì đó để được sống; đó là cách duy nhất để hiểu chúng.
Trí tuệ là tuyệt đối không được cần tới. Điều được cần là hồn nhiên; điều được
cần không phải là tri thức, mà là khiêm tốn, khiêm tốn rằng biết, "Tôi
không biết gì."
Với
hiểu biết này rằng bạn không biết gì, những đối thoại nhỏ này giữa các Thiền sư
trở thành có nghĩa mênh mông, nhưng bạn phải lắng nghe không bằng tai, mà bằng
tâm; không bằng tâm trí mà bằng bản thể im lặng của bạn. Cái gì đó rất quan trọng
đang được truyền đạt. Chăm chú vào.
Một
lần, Bách Nham nói với Dược Sơn, người đang đọc kinh, "Ông phải dừng người
ngu lại."
Không
có cái gì dũng cảm hơn Thiền. Đã từng có các Thiền sư đốt kinh sách linh
thiêng, đã từng có các Thiền sư đốt ngay cả tượng gỗ của Phật Gautam vì đêm quá
lạnh.
Bách
Nham đang nói với Dược Sơn, "Ông phải dừng người ngu lại."
Mọi
cái gọi là người trí thức thông thái, bác học, giáo sĩ, tất cả đều là người
ngu; vì để mọi người bị dính líu vào trong kinh sách là đem họ đi xa khỏi bản
thân họ.
Bạn
sẽ không tìm thấy bản thân bạn trong kinh sách. Bạn phải đi vào trong, bỏ mọi
kinh sách, triết lí và tôn giáo bên ngoài, dù chúng dường như đúng thế nào, dù
logic của chúng hợp lí và có lí thế nào. Logic không thể làm dịu cơn khát của bạn,
và cội nguồn của nó không là cùng như cội nguồn của yêu.
Logic
nảy sinh từ tâm trí bạn, yêu nảy sinh từ trái tim bạn. Nhưng yêu nảy sinh từ
trái tim là giống như không khí của Poona - bị ô nhiễm, hoàn toàn bị ô nhiễm.
Poona là thành phố bị ô nhiễm thứ tư trên thế giới. Yêu của tâm trí chỉ là lời,
yêu của trái tim có chút cuộc sống, nhưng nó rất bị què quặt. May mắn là bạn
không kết thúc ở trái tim, con đường đi sâu hơn một chút.
Có
loại yêu khác; chỉ để tạo ra phân biệt chúng ta sẽ gọi nó là từ bi. Nó là yêu
không có ham muốn sở hữu, yêu không có ham muốn quyền lực, yêu muốn đơn giản
chia sẻ phúc lạc của nó, duyên dáng của nó, niềm vui của nó, và không đòi hỏi
cái gì đền đáp lại.
Bạn
có thể hiểu những giai thoại này chỉ từ yêu của bạn. Cho nên trong khi tôi đang
đọc, lắng nghe tới chính trung tâm bản thể bạn... và tôi đã từng dạy bạn không
là cái gì khác ngoài việc đi vào trong trung tâm. Từ giờ trở đi tôi muốn bạn,
ngay cả khi tôi đang đọc, không chỉ là người nghe, mà là thiền nhân. Trong im lặng
tuyệt đối những hoa này của vĩnh hằng nở ra.
Dược
Sơn phân vân, vì kinh sách là kinh sách linh thiêng. Và Bách Nham, người mà bản
thân ông ấy đã được biết tới là một thầy lớn, đã nói dừng người ngu lại,
"Ném những kinh sách này đi. Mọi tri thức của ông, làm nghèo thực tại đi,
đều không là gì cả; vì ông không biết theo cách riêng của ông, ông đơn giản sống
theo thượng đế học, triết lí, tôn giáo vay mượn. Ông có thể nói như phật, ông
có thể trích dẫn đích xác lời của Phật, nhưng nếu bản thân ông không là phật,
ông là người ngu."
Điều
đó nhắc tôi về ngày cuối cùng của cuộc sống của Phật Gautam trên trái đất này.
Hôm đó là đêm trăng tròn. Nó là sự trùng hợp kì lạ; ông ấy được sinh ra vào đêm
trăng tròn, ông ấy trở nên chứng ngộ vào đêm trăng tròn và ông ấy chết vào đêm
trăng tròn. Cuộc sống đẹp đẽ, đối xứng, hài hoà làm sao, nơi kết thúc và bắt đầu
và giữa tất cả là cùng như nhau.
Ông
ấy chết, nhưng ông ấy có hàng nghìn đệ tử, và vấn đề là ở chỗ ông ấy đã chẳng để
lại cái gì dưới dạng viết. Các đệ tử bận tâm về những thế kỉ sắp tới, rằng mọi
người sẽ không bao giờ biết tới chiều cao lớn mà Phật Gautam đã đạt tới, chiều
sâu của tâm thức mà ông ấy đã chạm tới. Mọi lời ông ấy đã thốt ra trong bốn
mươi hai năm phải được ghi lại cho các thế kỉ sắp tới.
Nhưng
đó là vấn đề. Trong bốn mươi hai năm ông ấy đã từng nói, và người duy nhất đã
liên tục hiện diện là Ananda. Các đệ tử khác đôi khi ở cùng ông ấy; đôi khi họ
đi thuyết giảng, và đôi khi họ sẽ ở cùng Phật, đặc biệt trong mùa mưa, khi việc
đi lại là khó khăn. Nhưng không ai ở cùng Phật Gautam mọi lúc, ngoại trừ
Ananda. Và trí nhớ của Ananda là không thể nào tin nổi, nhưng rắc rối là ở chỗ
bản thân ông ấy đã không chứng ngộ.
Ba
trăm đệ tử, những người đã chứng ngộ, tụ tập lại với nhau trong một phòng họp,
nhưng mọi người nói, "Vài điều tôi đã nghe, nhưng tôi không thể nói về
toàn thể giáo huấn của thầy, tôi đã không cùng ở với thầy mọi lúc thầy giảng."
Ba trăm người đó đã chứng ngộ, và họ nói, "Chúng tôi có thể nói kinh nghiệm
của chúng tôi là gì, nhưng nếu ông muốn có lời của Phật Gautam, ông sẽ phải để
Ananda vào, người vẫn đang ngồi bên ngoài phòng, trên bậc cửa." Ông ấy đã
không được phép vào, vì ông ấy chưa chứng ngộ.
Và
bản thân Ananda không sẵn sàng nói một lời trừ phi ông ấy trở nên chứng ngộ, vì
ông ấy không muốn làm mất tính thiêng liêng hay diễn giải lầm. Ông ấy biết ông ấy
còn đầy những nhược điểm con người. "Vậy các ông sẽ chỉ phải đợi, tôi sẽ
làm hết sức mình. Tôi có thể đã trở nên chứng ngộ trước các ông, vì tôi tới ngay
từ những ngày đầu, nhưng không may tôi đã coi Phật Gautam đương nhiên có đó.
Không may khác là ở chỗ tôi là anh họ của ông ấy, cho nên tôi không bao giờ cảm
thấy từ sâu bên dưới... Tôi chạm chân ông ấy, nhưng tôi biết rằng tôi là anh họ
ông ấy. Tôi nghe ông ấy, nhưng tôi biết rằng trong cuộc sống bình thường ông ấy
chắc phải nghe theo tôi, vì tôi lớn hơn ông ấy.
"Bốn
mươi hai năm trôi qua và tôi thường xuyên ở cùng ông ấy, hết ngày nọ tới ngày
kia, và tôi bỏ lỡ ông ấy. Tôi nhớ mọi lời ông ấy đã thốt ra, vì tôi biết rằng
không ai thường xuyên ở quanh ông ấy, và một ngày nào đó điều đó sẽ được cần tới.
Tôi phải viết điều đó ra, nhưng giờ tôi chỉ có nước mắt - các ông sẽ phải đợi."
Ba
trăm người chứng ngộ đã đợi trong hai mươi bốn giờ trong khi Ananda ngồi ở bậc
của phòng họp với nước mắt. Ông ấy quên ăn, ông ấy quên uống, ông ấy quên toàn
thế giới. Và sau bốn mươi hai năm liên tục nhấn mạnh vào việc ở bên trong, lần
đầu tiên ông ấy thử nó. Ông ấy đã nghe nó và nghe nó và nghe nó nhiều tới mức
nó đã trở thành gần như một việc cũ kĩ, ông ấy biết khi nào Phật Gautam sắp
nói, "Đi vào trong."
Nhưng
bây giờ Phật Gautam không có đó và ông ấy phải đi vào trong, bằng không toàn thể
giáo huấn sẽ bị mất. Ông ấy là bình chứa duy nhất. Và trong vòng hai mươi bốn
giờ ông ấy đã trở nên chứng ngộ. Đó đã là nỗ lực tập trung vô cùng. Ông ấy ngồi
trên bậc cửa với quyết tâm này: "Hoặc tôi trở nên chứng ngộ, hoặc các ông
sẽ phải thiêu xác tôi. Tôi sẽ không đi khỏi đây."
Với
tính toàn bộ và mãnh liệt như vậy người ta không thể né tránh việc được chứng
ngộ. Và khi ông ấy trở nên chứng ngộ, nước mắt đã thay đổi phẩm chất. Toàn thể
bản thể ông ấy trở nên toả sáng và ba trăm đệ tử chứng ngộ bắt đầu nhảy múa; họ
mở cửa và đón Ananda. Họ nói, "Không có ông thế giới sẽ không bao giờ biết
Phật Gautam là loại người nào."
Vì
điều này, mọi kinh sách đều là kí ức của Ananda. Mọi kinh sách Phật giáo đều bắt
đầu, "Tôi đã nghe..." Nó là sự bắt đầu khiêm tốn thế; Ananda không thể
nói bất kì cái gì nhiều hơn, vì vào lúc ông ấy nghe nó ông ấy không chứng ngộ.
Bây giờ ông ấy biết rằng điều ông ấy nghe là đúng, nhưng vào lúc đó nó chỉ là
được nghe, nó không được trải nghiệm.
Bạn
ở đây. Tôi không muốn bạn ở vị trí của Ananda. Tôi muốn bạn ở vị trí để nói,
"Vâng, nó là vậy" - không phải là bạn đã nghe, mà bạn đã trải nghiệm.
Kinh
sách là chết, và các học giả những người đã dành cả đời họ để đọc kinh sách và
các diễn giải không chỉ phí hoài kiếp sống riêng của họ, họ lừa cả triệu người.
Họ liên tục thuyết giảng, chẳng biết điều họ đang thuyết giảng. Họ giống như
người mù dạy về ánh sáng, người mù nói về hoa hồng và mầu sắc của chúng. Và bởi
vì mọi người khác đều mù, không ai ngăn cản họ.
Đó
là cơ hội hiếm hoi khi may mắn một người chứng ngộ, Bách Nham, đi qua khi Dược
Sơn đang đọc kinh sách. Chỉ đi ngang qua ông ấy nói, "Ông phải dừng người
ngu lại."
"Ông
phải dừng người ngu lại."
Khi
cuộn văn bản lại, Dược Sơn hỏi, "Giờ là mấy giờ rồi?" Bách Nham đáp…
Đây
là những điều tinh tế, tao nhã của thế giới của Thiền. Nó là câu hỏi kiểm tra.
Dược Sơn là một học giả lớn, và ông ấy không thể để Bách Nham đi mà không kiểm
tra xem liệu bản thân Bách Nham có chứng ngộ không hay liệu ông này chỉ làm bẽ
mặt mình bằng việc nói, "Ông phải dừng người ngu lại."
Ông
ấy hỏi, "Giờ là mấy giờ rồi?"
Một
câu hỏi đơn giản, bạn sẽ nghĩ vậy; nhưng nó không phải là câu hỏi đơn giản vì
những người biết thiền, biết rằng tâm trí biến mất và cùng với tâm trí, thời
gian biến mất. Thời gian là phóng chiếu của tâm trí. Không có tâm trí không có
thời gian. Có vĩnh hằng, có khoảnh khắc này, nhưng bạn không thể nói khoảnh khắc
này là gì.
Nếu
Bách Nham cũng chỉ là học giả, ông ấy chắc đã bị mắc vào câu hỏi này. Nhưng ông
ấy là thầy. Ông ấy đáp, "Chính ngọ." Khoảnh khắc này là chính trưa.
Dược
Sơn tiếp đó nói, "Vẫn còn hình mẫu này."
Ông
ấy đang nói tới hình mẫu của quá khứ, hiện tại và tương lai; ông ấy đang nói với
Bách Nham rằng lời của ông này "Chính ngọ," ngụ ý rằng đã có sáng và
sẽ có tối - rằng vẫn có thời gian.
Đó
là lí do tại sao ông ấy nói, "Vẫn còn hình mẫu này, phân chia này - sáng,
trưa, tối, chiều, đêm và ngày. Tâm trí ông đầy phân chia. Khi không có tâm trí
không có phân chia."
Bách
Nham đáp lại rằng ông ấy không có cái gì,
"Ta
thậm chí không có hư không," với điều đó Dược Sơn nói, "Ông quá giỏi."
Trong
bất kì hoàn cảnh nào khác, dường như là Dược Sơn đang ca ngợi ông ấy bằng việc
nói, "Ông quá giỏi," nhưng đó không phải là ca ngợi trong Thiền, nó
là kết án rất tinh vi: "Ông vẫn là nhà trí thức lớn, đừng giả vờ là thầy."
Bách
Nham bình, "Ta chỉ là vậy. Ông thì sao?"
Ông
ấy đã không phủ nhận ông này. Ngược lại ông ấy đơn giản chấp nhận điều đó:
"Đây là thực tại của tôi, tôi chỉ là thế này, người dốt nát. Tôi không
tuyên bố là chứng ngộ, tôi không tuyên bố cái gì, thậm chí tôi không biết hư
không. Ông thì sao?"
Dược
Sơn nói, "Tôi đi khập khiễng, vụng về cả trăm đường, lóng ngóng cả nghìn lần;
dầu vậy tôi vẫn đi theo đường này."
Ông
ấy không sẵn sàng bỏ kinh sách của mình, nhưng ông ấy không là kẻ bản ngã, ông ấy
chấp nhận bản thân ông ấy.
"Tôi
đi khập khiễng, vụng về cả trăm đường, lóng ngóng cả nghìn lần; dầu vậy tôi vẫn
đi theo đường này."
Một
dịp khác, Dược Sơn hỏi một sư, "Ông từ đâu tới?"
"Từ
hồ miền nam," sư đáp.
"Hồ
có làm ngập bờ không?" Dược Sơn hỏi.
"Còn
chưa," sư trả lời.
Thế
rồi Dược Sơn nói, "Mưa nhiều thế và hồ vẫn chưa đầy nhỉ?"
Nhưng
sư im lặng.
Ông
ấy có thể nói gì được? Điều đó là đúng, có nhiều mưa thế, nhưng hồ không tràn
ngập.
Đây
là những phát biểu có tính biểu tượng. Thầy mưa xuống nhiều hơn là bạn đã bao
giờ có thể chứa, nhưng bạn thậm chí không đầy; nói gì về tràn ngập?
Là
đệ tử là cơ hội lớn để nhận mưa, cái đang mưa rào liên tục từ ân huệ và kinh
nghiệm của thầy. Chừng nào bạn chưa bắt đầu trở thành hồ tràn ngập, bạn đã
không làm xong bài tập về nhà. Bạn đã làm phí thời gian của bạn, bạn đã làm phí
cơ hội có giá trị.
Dược
Sơn là đúng khi ông ấy nói, "Mưa nhiều thế và hồ vẫn chưa đầy nhỉ?"
Sư
đáng thương này không có câu trả lời. Nhưng ngay cả trong im lặng của ông ấy có
sự biết ơn lớn lao.
Có
đối thoại của Socrates, Plato, Aristotle; và trong thời hiện đại Martin Buber
đã làm sống lại toàn thể triết lí của Socrates, với điểm trung tâm là đối thoại
này. Nhưng Martin Buber đã không nhận biết - và ông ấy đáng ra có thể đã nhận
biết, vì ông ấy đã sống vài năm trước - rằng đối thoại của ông ấy vẫn còn là
cùng đối thoại của Socrates, hai mươi nhăm thế kỉ sớm hơn.
Đây
là loại đối thoại khác; nó không có lí do rõ ràng, nhưng bên trong có nhiều
sáng suốt thế.
Một
nhà thơ đã viết:
Mây vô tâm
rời hang núi;
nước rót đầy lỗ và
chảy tràn.
Một bài thơ khác viết:
Mây, không lưu tâm,
đi ra từ hang núi;
chim, mệt vì bay,
muốn về nhà.
Đây là những phát biểu
về bạn.
Mây
không có tâm trí nào rời khỏi hang núi; chim mệt mỏi khao khát trở về nhà, chỉ
để nghỉ ngơi.
Mây
không có người hướng dẫn, chúng không có thời gian biểu, chúng không có bản đồ;
chúng là kẻ lang thang trong bầu trời tự do. Con người của Thiền giống như mây,
giống như chim, với ham muốn vô cùng đạt tới nhà tối thượng.
Maneesha đã hỏi,
Osho kính yêu,
"Mưa nhiều thế
và hồ vẫn chưa đầy nhỉ."
Chúng tôi làm gì mà
chúng tôi liên tục làm rò rỉ, và do vậy làm mất mọi thứ chúng tôi được cho?
Maneesha,
đấy không phải là vấn đề về bất kì cái gì rò rỉ khỏi bạn, điều thực sự là tất cả
các bạn đều là những hồ lớn và bạn sẵn sàng và cảm nhận, nhưng sẽ mất chút ít thời
gian cho bạn được đầy. Nhiều mưa thế là không đủ cho bạn; tâm thức của bạn là hồ
bao la tới mức ngay cả nhiều mưa thế cũng biến mất trong nó.
Cho
nên đừng buồn. Hân hoan trong mưa, và bạn càng hân hoan, nó sẽ tới nhiều hơn. Bạn
càng hân hoan, mây càng cảm thấy đón chào. Nhảy múa trong mưa và thời gian sẽ tới
- không có nhu cầu cho bất kì vội vàng nào - khi bạn sẽ đầy, và không chỉ đầy
mà còn tràn ngập. Mọi điều bạn cần là chờ đợi, chờ đợi im lặng, thậm chí không
lo nghĩ về liệu hồ của bạn đã bao giờ được rót đầy chưa. Tôi nói với bạn, nó
bao giờ cũng được rót đầy nếu bạn chờ đợi đủ lâu.
Thời
gian của chờ đợi tuỳ thuộc vào sự mãnh liệt của bạn. Nếu sự mãnh liệt là quá
nhiều, nó có thể tràn ngập chính khoảnh khắc này; nếu sự mãnh liệt là không lớn
thế, chỉ hờ hững - chỉ hi vọng rằng ngày nào đó, có lẽ trong kiếp nào đó, bạn
cũng sẽ trở thành vị phật...
Các
tu sĩ đã từng lừa bạn, vì họ đã từng bảo bạn rằng phật tính là không dễ, bạn
không thể trở thành phật ngay bây giờ - để trưởng thành sẽ mất thời gian, để
trưởng thành sẽ mất nhiều kiếp.
Thực
ra toàn thể ý tưởng về tái sinh đã nảy sinh ra từ điều này. Ở phương Tây không
ai nghĩ về chứng ngộ, kiếp này là đủ; có nhà, xe, vườn, con cái, địa vị tốt - bạn
còn muốn gì hơn nữa? Một cuộc đời, cuộc sống tốt, được kính trọng, là đủ; nó
còn nhiều hơn đủ.
Thực
ra sau độ tuổi ba mươi nhăm, nếu bạn đủ thông minh, bạn sẽ bắt đầu thấy chán.
Mãi cho tới ba mươi nhăm, bạn còn ấu trĩ, bạn có thể có chuyện tình lãng mạn.
Và nếu bởi tình cờ bạn sinh ra từ California, thậm chí tới độ tuổi bẩy mươi mọi
người vẫn có chuyện tình lãng mạn, rơi vào yêu và rơi ra khỏi yêu.
Hiện
tượng kì lạ này chỉ xảy ra ở California. Rơi vào xảy ra ở mọi nơi, nhưng rơi ra
chỉ xảy ra ở California - có phẩm chất đặc biệt cho bầu khí hậu của nó. Nhưng bất
kì người nào rơi vào thì nhất định rơi ra, dù California hay không California. Ở
đây, mọi ngày tôi thấy... hôm nay tôi được báo cho rằng đây là bạn gái của ai
đó, và hôm khác các bạn gái đã thay đổi. Cùng bạn trai ở đây, cùng bạn gái ở
đây, nhưng sao không đổi nhau?
(Có tiếng cười bụng
lớn từ đằng sau phòng.)
Nhìn
đấy, Sardar Gurudayal Singh không bao giờ cười mà không có lí do rất lớn. Anh ấy
đang già đi, nhưng anh ấy vẫn còn lãng mạn. Tôi không đi ra khỏi phòng tôi,
nhưng tôi bao giờ cũng hỏi Sardar Gurudayal Singh đang làm gì. Và tôi bao giờ
cũng được thông báo rằng anh ấy đã đổi bạn gái.
Có
những kinh nghiệm mới, có lãnh thổ mới để thám hiểm là điều hoàn toàn đúng.
Nhưng nếu bạn thông minh, bạn sẽ sớm trở nên nhàm chán; nó là cùng địa lí -
chút ít bông xơ ở đây, chút ít bông xơ ở kia, và bạn ngu xuẩn thế mà kẹp lấy
bông xơ! Sớm hay muộn người ta trưởng thành. Và nếu bạn không thể trưởng thành
được ở đây, bạn sẽ không trưởng thành ở bất kì chỗ nào khác, vì cơ hội chừng
này không được phép trên thế giới. Tôi bị kết án vì cơ hội này.
Một
khi bạn chán với thế giới, thời gian đã tới để thức dậy; thế giới là giấc ngủ của
bạn. Nó là mối quan tâm của bạn vào những điều trần gian điều giữ bạn không cho
cái hồ của bạn được rót đầy bằng phật tính.
Bây
giờ nhìn Avirbhava người đang ngồi ngay ở đây. Vài ngày trước cô ấy đã bỏ ý tưởng
về đi mua sắm - cô ấy là người mua sắm lớn. Cứ hai hay ba tuần một thôi thúc lớn
lại nảy sinh để đi mua sắm, sang Singapore, sang Bangkok, sang London; bất kì
chỗ nào, bạn chỉ nói chỗ đó và Avirbhava sẵn sàng đi ngay. Nhưng tôi hi vọng cô
ấy đang trưởng thành và sẽ bỏ mọi điều vô nghĩa này, vì đi mua sắm là gì? - thu
thập đồ đồng nát.
Tôi
biết rằng mọi người trong các bạn đều đang thu thập đồ đồng nát. Tôi liên tục bị
ép nhận đồ đồng nát của bạn, cho nên tôi biết bạn đang thu thập cái gì. Không
đi vào trong phòng của bạn, tôi biết cái bạn đang thu thập, vì bạn sẽ không cho
tôi bất kì cái gì mà không lớn theo ước lượng của bạn. Thế rồi tôi liên tục đem
đồ đồng nát đó cho người khác. Còn gì khác để làm? Vì người ta cần không gian
nào đó để ngủ, để ngồi chứ...
Bây
giờ nhìn đấy, thôi thúc của Avirbhava đang bắt đầu nghĩ tới Bangkok. Bangkok
này là chỗ rất nguy hiểm. Và bạn có thể có bất kì loại đồng nát nào với giá vứt
đi và Avirbhava vồ lấy mọi thứ. Bất kì cái gì cô ấy có thể vớ cô ấy vớ liền, và
tôi chung cuộc là nạn nhân.
Tôi
chưa bao giờ đi mua sắm trong đời tôi; tôi không có cơ hội, không có thời gian,
không có không gian. Nhưng nhiều người thế đang mua sắm cho tôi. Họ thậm chí
liên tục gửi qua bưu điện mọi thứ đồng nát mà họ nghĩ là có giá trị.
Nhưng
tôi hi vọng rằng ngay cả Avirbhava sẽ thoát ra khỏi điều này. Nếu thôi thúc nảy
sinh, cứ đi vào cửa hàng của bạn. Cửa hàng đó chỉ dành cho thôi thúc này. Nó
không phải là trung tâm mua sắm, nó chỉ giúp cho bạn gạt bỏ ham muốn mua sắm của
bạn. Cứ đợi một chút.
Và
Maneesha, tất cả các bạn sẽ trở nên chứng ngộ như bất kì ai đã từng vậy. Mọi
người không thể quan niệm được rằng trong một cuộc đời nhỏ bé họ có thể có khả
năng tìm ra thời gian cho thiền, vì một ý tưởng sai về thiền đã được thuyết giảng
- rằng bạn phải để thời gian nào đó mọi ngày, lặp lại mật chú nào đó; và thế rồi
bởi ân huệ của Thượng đế, nếu ngài tốt bụng, nhưng không phải bởi nỗ lực của bạn,
bạn có thể trở nên tự nhận ra. Và vì điều này, một kiếp sống nhỏ là không đủ.
Cho nên mọi người đi tới đền chùa, và bạn có thể thấy, họ đi ra nhanh chóng.
Ở
làng tôi, ngay phía trước nhà tôi là một cửa hàng kẹo ngon. Người chủ có hơi bị
điếc và tôi thì thích thú việc điếc của ông ấy, vì bạn phải hét to vào tai ông ấy,
và chỉ thế thì ông ấy mới nghe được. Vậy là tôi sẽ đi và hét vào tai ông ấy,
"Bác ơi, bác gái đang gọi bác bên trong."
Và
chỉ có những người này trong cả cái nhà và nhà thì dài và ông ấy biết rằng tin
cậy vào tôi là không đúng, vì nếu ông ấy đi vào, tôi sẽ lấy vài cái kẹo mà chẳng
có lí do gì. Nhưng ông ấy sợ bà ấy nữa; bà ấy là người đàn bà nguy hiểm - nếu
bà ấy gọi, bạn phải tới. Tôi sẽ nói, "Bác đi đi, bằng không bác sẽ bị rắc
rối đấy. Chỉ vì vài cái kẹo bác không thể tin cậy vào cháu được sao? Cháu sẽ
trông cửa hàng cho bác, bác vào đi!"
Và
khi ông ấy đi vào, tôi sẽ đóng cửa, ăn thoả thích bất kì cái gì tôi muốn và ông
ấy gõ cửa từ bên trong, "Mở cửa ra!"
Ngoại
trừ chuyện mua sắm đó, tôi không bao giờ làm bất kì cái gì khác... Nhưng ông ấy
thích tôi, vì tôi mở cửa và tôi nói với ông ấy, "Bác đừng lo, không khách hàng
nào tới đâu. Cháu đã ngồi đây chỉ để nhìn không con chó hay con vật nào đi vào
cửa hàng."
Và
ông ấy sẽ nói, "Cháu là cậu bé rất tốt."
Lần
cuối tôi tới làng đó - ông ấy đã trở nên rất già, ông ấy sắp chết bây giờ - tôi
đi vào và ông ấy nói với tôi, "Bác gái mất rồi."
Tôi
nói, "Đó là tổn thất lớn cho cháu!"
Ông
ấy nói, "Cháu định nói gì?"
Tôi
nói, "Giờ cháu không sống ở đây thêm nữa; bằng không nó chắc sẽ là tổn thất
lớn."
Ông
ấy bao giờ cũng đã hiểu, nhưng ông ấy thường tự hỏi tôi sẽ ăn bao nhiêu kẹo. Và
khi vợ ông ấy nói, "Ông lại vào à?" ông ấy nói, "Nhưng bà gọi
mà."
Bà
ấy nói, "Thế này thì quá lắm, tôi đã bảo ông rằng nếu tôi cần ông tôi sẽ tới.
Đừng nghe bất kì ai, lại cái thằng bé đó."
Tôi
nói, "Giờ bà già đó chết rồi, cháu thậm chí không thể nói với bác, ‘Bác
ơi, bác gái đang gọi bên trong.'"
Ông
ấy ứa nước mắt và ông ấy nói, "Bác chưa bao giờ nói cho cháu, nhưng bác biết
rằng cháu đã ăn cắp và bác không bao giờ tin rằng bác gái gọi bác, vì bà ấy biết
bác điếc; nhưng chỉ để cho cháu cơ hội bác vẫn đi vào trong."
Tôi
nói, "Bác biết à?"
Ông
ấy nói, "Cháu đã lừa bác mọi ngày, và mọi ngày cùng điều đó, ‘Bác gái đang
gọi.' Và chung cuộc sau một hay hai lần bác đã bị bác gái cự tuyệt, bác sẽ
không đi vào trong, bác chỉ đứng đằng sau cửa, thế rồi để cháu làm bất kì cái
gì cháu thích. Cháu có thể làm hại gì mấy? Và thế rồi bác sẽ gõ cửa. Cháu tưởng
bác không nhận biết về sự kiện này sao? Bác cũng biết rằng cháu thường lấy vài
cái kẹo trong túi cháu."
Tôi
thường có nhiều túi thời thơ ấu; chúng được cần, nhưng kể từ đó...
Tôi
nhớ ông già này, nhưng khác hơn cửa hàng của ông ấy thì tôi đã không vào cửa
hàng của bất kì ai, tôi chỉ trở nên được chứng ngộ một cách không may.
Mad
Melvin và bạn anh ta, Fruitcake, đang ngồi quanh căng tin nhà thương điên ăn bơ
đậu phộng và bánh mì xốt cà chua.
Đột
nhiên, Mad Melvin nghiêng người qua và thì thào, "Tới đi trốn đây!"
"Thực
à, thế nào?" Fruitcake hỏi.
"Tớ
sẽ chạy qua lỗ khoá!" Melvin nhiệt tình đáp lại.
Vài
phút sau, Melvin trở lại vừa cọ vào chỗ sưng u trên trán.
"Chuyện
gì xảy ra vậy?" Fruitcake hỏi.
"Người
gác đã sẵn sàng đón tớ," Melvin buồn bã nói. "Họ bỏ chìa khoá trong ổ!"
Trong
nhà bếp Nhà Trắng, bếp trưởng Eggbreath và người trợ lí, Beaver, đang rán hành
nào đó. Với nước mắt túa ra do hơi nước bốc lên trên mặt họ, Eggbreath nói,
"Các ông biết đấy, Thượng đế đã cho chúng ta rau này để làm chúng ta
khóc."
"Đúng
rồi, tôi đoán vậy," Beaver nói vừa chùi mắt.
Vừa
lúc đó, tổng thống Ronald đi qua bếp chỉ mặc mỗi đồ lót và đội mũ.
"Và
các ông biết đấy," bếp trưởng tiếp tục, trỏ vào tổng thống, "Thượng đế
cho chúng ta rau đó để làm chúng ta cười!"
Đó
là sáng sớm tại Viện tâm thần Funnydale Mental Institute, và Y tá Brassboobs đang
kiểm tra phòng khám để xem mọi người có ăn mặc đúng không. Nhưng khi cô ấy tới
George, cô ấy để ý rằng anh ta đi giầy phải vào chân trái, và giầy trái vào
chân phải.
"Lại
đây, George," cô ấy nói dịu dàng. "Anh đã đi giầy nhầm chân, anh thân
mến."
Nửa
giờ sau, cô ấy quay lại và thấy rằng George vẫn mắc cùng vấn đề.
"George,
anh thân mến," cô ấy nói, "tại sao anh không đi giầy chúng
chân?"
"Nhưng
tôi đã thử rồi!" George kêu lên. "Tôi đã nhìn khắp nơi, nhưng tôi
không tìm thấy chân kia của tôi!"
Linh
mục mới, cha Finger, bồn chồn với đám đông đầu tiên đến mức ông ấy gần như
không nói được. Trước lần xuất hiện thứ hai trong bục giảng kinh, ông ấy hỏi
cha Fungus có nhiều kinh nghiệm hơn làm sao ông ấy có thể thảnh thơi được.
"Dễ
ợt," Fungus nói. "Lần sau, cứ rót chút rượu vốt ca vào bình nước của
cha. Sau vài ngụm, mọi thứ sẽ diễn ra trôi chảy."
Chủ
nhật tiếp sau, cha Finger rót cả chai vốt ca vào bình nước, và tiến hành uống
và giảng như cơn bão. Ông ấy cảm thấy cao hứng.
Tuy
nhiên, trở về phòng, ông ấy thấy một lưu ý từ cha Fungus:
Một.
Lần sau nhấp ngụm, không tu cả bình.
Hai.
Có mười lời răn, không phải mười hai.
Ba.
Có mười hai tông đồ, không phải mười.
Bốn.
Chúng ta không nói tới thánh giá là “chữ T hoa."
Năm.
Ân huệ được khuyến cáo trước bữa ăn không phải là "Rub-a-dub-dub, nhờ thức
ăn - Yaa-hoo!"
Sáu.
Không nói tới bữa tối cuối cùng là "Ăn ngon cùng J.C. và các cậu."
Bẩy.
David xoay Goliath, anh ta không "đá cứt ra từ nó."
Tám.
Cha, con và thánh thần linh thiêng, không được nhắc tới là “Bố lớn, con trai và
ma quỉ."
Chín.
Ông bao giờ cũng phải nói "Đức Mẹ đồng trinh," không phải "Mary
với anh đào."
Mười.
Mặc dầu giáo hoàng là người Polack, chúng ta không nói tới ông ấy là Giáo hoàng
Polack, hay như chàng ngố Polack.
Mười
một. Cuối cùng, nhưng không kém quan trọng; tuần tới có cuộc thi kéo kẹo bơ tại
nhà thờ thánh Peter - không phải là cuộc thi cháy túi tại nhà thờ thánh Taffy!
Bây
giờ, đây là đúng lúc, Nivedano...
(Tiếng
trống)
(Nói
lắp bắp)
Nivedano...
(Tiếng
trống)
Im
lặng,
nhắm
mắt lại.
Cảm
thấy thân thể tuyệt đối đông cứng,
không
chuyển động,
chỉ
vẫn còn được định tâm bên trong.
Việc
định tâm này làm bạn thành phật,
việc
định tâm này là chính bụng mẹ
của
mọi chư phật.
Ngày
càng sâu hơn và sâu hơn,
hệt
như mũi tên,
sét
kim cương,
xuyên
thấu
tới
chính cốt lõi của bản thể bạn;
và
bạn sẽ biết không gian này,
bầu
trời,
cãi
vĩnh hằng vô hạn của bản thể bạn.
Là
phật
chính
là hoa sen đã trưởng thành đầy đủ,
hoa
sen của tâm thức.
Đây
là khoảnh khắc lớn.
Nivedano...
(Tiếng
trống)
Thảnh
thơi, buông bỏ.
Chỉ
là chết,
nhưng
giữ lấy trung tâm.
Trung
tâm này là vĩnh hằng của bạn,
nó
không biết chết,
nó
chỉ biết một điệu vũ phúc lạc
diễn
ra mãi.
Toàn
thể mọi thứ bao quanh bạn
đang
mở hội cho bạn.
Đây
là món quà quí giá nhất
Mà
sự tồn tại có thể cho bạn.
Nivedano...
(Tiếng
trống)
Quay
lại,
ngồi
vài khoảnh khắc,
hân
hoan trong kinh nghiệm của bạn,
thu
lấy kí ức này
để
cho nó có thể trở thành ngọn lửa,
cháy
hai mươi bốn giờ
trong
thời kì đen tối nhất của đời bạn.
Ngay
cả trong chết bạn sẽ thấy nó
ngọn
lửa nhảy múa.
Với
vị phật,
không
có chết,
chỉ
có sống
và
sống
và
điệu vũ vĩnh hằng.
Được
chứ, Maneesha?
Vâng,
Osho.
Chúng
ta có thể mở hội bẩy nghìn chư phật cùng nhau chứ?
Vâng,
Osho.
0 Đánh giá