Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Triệu Châu (Joshu) – Tiếng Gầm Của Sư Tử – Osho
Bài Nói Về Thiền
Chương 2. Tiêu Tan Và Vô Gia Cư
Nghe hoặc Tải MP3 'Triệu Châu (Joshu) - Tiếng Gầm Của Sư Tử' ê
Osho ơi,
Lần đầu tiên vào đạo tràng của Nam Tuyền, Triệu Châu được cho phục
vụ trong bếp làm người đốt lò. Một hôm anh ta đóng tất cả các cửa ra vào và chất
đống củi trên lò sưởi cho tới khi cả nhà bếp đầy những khói. Rồi anh ta kêu to,
"Cháy! Cháy! Cứu tôi với!" Khi cả đạo tràng đã tập trung lại trước cửa,
anh ta nói, "Tôi sẽ không mở cửa chừng nào các anh còn chưa thể nói lời
đúng." Không có câu trả lời nào từ đám đông cả. Nhưng Nam Tuyền im lặng luồn
chìa khoá qua lỗ cửa sổ. Đây chính là lời đúng Triệu Châu có trong trí, và anh
ta mở cửa ra ngay lập tức.
Maneesha, Triệu Châu
là trường hợp rất hiếm hoi. Triệu Châu đã trở thành tu sĩ khi ông ấy còn là đứa
trẻ và đã kinh nghiệm satori đầu tiên của mình khi ông ấy mười bẩy tuổi. Ông ấy
đã nói về kinh nghiệm này: "Bỗng nhiên tôi bị tiêu tan và vô gia cư."
Phát biểu này, sau
khi có thoáng nhìn đầu tiên về chứng ngộ, là cực kì có ý nghĩa. Ông ấy nói,
"Bỗng nhiên tôi bị tiêu tan. Bất kì cái gì tôi đã từng là trước đây, tất cả
đều tiêu tan. Tôi không là cái đó. Tôi đã trau dồi một nhân cách, một tâm trí,
một trái tim - chẳng cái nào trong những cái đó là tôi cả. Satori bỏ tôi lại đột
nhiên bị tiêu tan và vô gia cư. Ngôi nhà tôi đã làm cho bản thân mình theo các
qui tắc của xã hội, trong đám đông, một chỗ ấm cúng… chứng ngộ, chỉ thoáng nhìn
đầu tiên về nó, đã lấy đi tất cả. Tôi đứng trơ trọi một mình, vô gia cư, tan
nát, tiêu tan."
Nhưng đây chỉ là một
phần của kinh nghiệm này. Phần kia, ông ấy không nói. Phần kia không thể được
nói ra. Chỉ những người đi vào kinh nghiệm này mới biết tới phần kia.
Phần thứ nhất có thể
được nói ra: rằng cái cũ đã mất rồi. Tất cả chúng ta đều biết về cái cũ, nhưng
cái mới chúng ta không biết. Cho nên khi cái mới tới, nó đem tới vấn đề: bạn có
thể nói cái đã bị tiêu tan, cái đã bị tan tành, cái đã bị lấy đi, nhưng bạn
không thể nói cái bạn đã được. Về điểm đó có im lặng hoàn toàn.
Đó là lí do tại sao
ông ấy nói mỗi một phần của nó, phần thứ nhất. Phần thứ hai phải được kinh nghiệm.
Phần thứ hai là tìm ra ngôi nhà thực của bạn. Phần thứ hai là tìm ra khuôn mặt
nguyên thuỷ của bạn. Phần thứ hai là tìm ra cái vĩnh hằng của bạn. Nhưng đây
đơn thuần là lời thôi nếu không được kinh nghiệm. Được kinh nghiệm, chúng là thực
tại đúng duy nhất.
Mọi thứ đều phụ thuộc
vào kinh nghiệm. Thiền mang tính kinh nghiệm. Nó không nói về những điều lớn
lao, nó không phải là triết lí. Nó là hiện tượng rất đơn giản và hiển nhiên -
chỉ nhìn vào trong. Còn cái gì đơn giản hơn thế nữa? Khi bạn nhìn vào trong, một
thế giới hoàn toàn mới mở cánh cửa của nó ra và ngôn ngữ cũ của bạn trở thành
chẳng liên quan. Tất cả mọi điều bạn có thể nói là cái cũ đã chấm dứt.
Cái mới là sự gián đoạn
với cái cũ. Ngôn ngữ và cử chỉ, chẳng cái gì có thể chế ngự được cái mới dưới dạng
cái cũ cho phép.
Cái mới đem tới ngôn
ngữ riêng của nó.
Cái mới đem tới nhà
riêng của nó.
Cái mới đem tới thực
tại tối thượng của bạn.
Tôi đã nói rằng Triệu
Châu là trường hợp rất hiếm hoi.... Maneesha đã đem tới một giai thoại:
Lần đầu tiên vào đạo
tràng của Nam Tuyền, Triệu Châu được cho phục vụ trong bếp làm người đốt lò. Một
hôm anh ta đóng tất cả các cửa ra vào và chất đống củi trên lò sưởi cho tới khi
cả nhà bếp đầy những khói. Rồi anh ta kêu to, "Cháy! Cháy! Cứu tôi với!"
Một cách tượng trưng,
đây là tình huống của mọi người. Bạn sống trong đám cháy và bạn chết trong đám
cháy. Trái tim bạn bao giờ cũng bốc lửa, bùng cháy với đủ mọi loại ghen tị và
giận dữ và tham lam - ngọn lửa tâm lí cứ tạo ra những lo âu mới, vết thương mới,
và nó chẳng bao giờ chữa lành theo cách riêng của nó. Nỗ lực của Triệu Châu, nỗ
lực đầu tiên của ông ấy trong cộng đồng của Nam Tuyền, là tạo ra đám cháy và
khoá tất cả mọi cánh cửa nhà bếp lại. Và khi chỉ có khói, và có nguy hiểm mình
bị thiêu cháy, anh ta hét lên, "Cháy! Cháy! Cứu tôi với!"
Người tìm kiếm, dù
người đó nói điều đó hay không, đều thực sự cảm thấy điều đó: "Cháy! Cháy!
Cứu tôi với!"
Khi cả đạo tràng đã tập
trung lại trước cửa, anh ta nói,... Đây là cách anh ta chỉ ra sự sáng suốt vô
cùng của mình trong Thiền. Vào thời thơ ấu anh ta đã trở thành tu sĩ, vào tuổi
mười bẩy anh ta đã trở thành gần chứng ngộ, và gặp Nam Tuyền anh ta đã trở nên
chứng ngộ hoàn toàn.
Khi cả đạo tràng đã tập
trung lại trước cửa, anh ta nói, "Tôi sẽ không mở cửa chừng nào các anh
còn chưa thể nói lời đúng."
Bây giờ, làm sao bạn
có thể nói lời đúng? Lời đúng có thể là gì? Và cuộc sống của anh ta đang bị lâm
nguy! Chẳng mấy chốc ngọn lửa sẽ bùng lên lớn hơn, ngôi chùa gỗ sẽ bốc cháy, và
người này lại đang hỏi về lời đúng!
Điều đó cũng cần được
hiểu. Có hàng nghìn trường hợp được ghi lại khi các thầy hỏi, "Nói lời
đúng đi! Nếu ông nói điều đó ta sẽ đánh ông. Nếu ông không nói điều đó đằng nào
ta cũng đánh ông." Điều được hỏi là đáp ứng, tự phát. Thầy đã không hỏi
câu hỏi kiểm tra. Thầy đã tạo ra tình huống trong đó bạn không thể nói ra lời từ
kí ức quá khứ của mình. Nếu bạn nói điều đó, thầy sẽ đánh; nếu bạn không nói
gì, đằng nào bạn cũng bị đánh. Đừng nghĩ rằng không nói gì nghĩa là im lặng.
Bây giờ điều đó phụ
thuộc vào các đệ tử khác nhau, cách họ phản ứng lại. Đôi khi tình huống này trở
thành rất chủ chốt. Trong một đạo tràng có hai cánh, cánh tả và cánh hữu, và một
nghìn sannyasins sống ở đó.
Thầy có một con mèo.
Bởi vì nó là con mèo của thầy, nên kính trọng và yêu mến vô cùng đã được bầy tỏ
với con mèo và cả hai cánh đều muốn chiếm nó cho cánh mình. Đã có tranh giành
liên tục giữa các sư về con mèo này.
Cuối cùng một hôm thầy
tập hợp toàn thể hội chúng lại. Chỉ một sư vắng; anh ta đã đi vì việc nào đó,
xuống đồng bằng. Cho nên chín trăm chín mươi chín sư đã có mặt. Và thầy chĩa kiếm
vào con mèo và thầy nói, "Nói lời đúng ngay! Nếu các ông không nói lời đó,
ta sẽ chặt con mèo này ra làm đôi và chia nó cho các ông, cho nên sự tranh
giành này, sự tranh giành liên tục này, sẽ kết thúc! Nói lời đúng nhanh lên, bằng
không thì con mèo này sẽ đi đời."
Chín trăm chín mươi
chín người đó chỉ nhìn nhau: "Lời đúng có thể là gì đây?" Thầy chặt
con mèo và đưa nó, nửa nọ nửa kia cho cả hai cánh. Buồn bã, mang con mèo chết,
máu vẫn chảy ròng ròng… Và thế rồi nhà sư đã xuống làng về tới. Anh ta tới và
tát cho thầy một cái nên thân! Thầy nói, "Khá lắm! Nếu như ông đã ở đây,
con mèo đáng thương này đã được cứu sống rồi."
Đây là lời đúng.
"Thầy đang nói cái điều vô nghĩa gì thế này - chặt con mèo ra! Sinh vật sống
không thể được chia ra theo cách đó." Thầy nói, "Đây là điều đúng,
nhưng chín trăm chín mươi chín sư kia đã không dũng cảm tới ta và đánh ta. Ta
đã cho cơ hội... họ đáng lẽ đã có thể cứu được con mèo ấy, nhưng chính ý tưởng
đó đã không nảy sinh trong tâm trí họ."
Ý tưởng này chỉ có thể
nảy sinh trong tâm trí người đang tới rất gần chứng ngộ. Nó là đáp ứng tự phát.
Bằng không, đánh thầy là việc rất hãn hữu. Thầy đánh, điều đó thì được; nhưng đệ
tử đánh thầy... Có vài trường hợp, và họ bao giờ cũng đúng. Đệ tử này đã biểu lộ
sáng suốt lớn lao, rằng thầy đang yêu cầu điều ngớ ngẩn.
Khi cả đạo tràng đã tập
trung lại trước cửa, anh ta nói, "Tôi sẽ không mở cửa chừng nào các anh
còn chưa thể nói lời đúng." Không có câu trả lời nào từ đám đông cả. Nhưng
Nam Tuyền im lặng luồn chìa khoá qua lỗ cửa sổ.
Trong thực tế, Triệu
Châu không thể mở được cửa nếu không có khoá. Đó là lời đúng. Anh ta đã bị khoá
ở bên trong, anh ta cần khoá. Không ai nghĩ tới điều đó, rằng cửa bị khoá.
Nam Tuyền im lặng luồn
chìa khoá qua lỗ cửa sổ. Đây chính là lời đúng mà Triệu Châu mang trong trí, và
anh ta mở cửa ra ngay lập tức.
"Lời đúng"
đơn giản nghĩa là việc đáp ứng tự phát, với sự sáng tỏ và thông minh, với tình
huống. Có hai loại khả năng. Một là phản ứng. Trong phản ứng bạn bắt đầu nghĩ -
lời đúng có thể là gì? Bạn đã bỏ lỡ vấn đề. Bây giờ bạn có thể cứ nghĩ và tra cứu
bách khoa toàn thư, bạn sẽ không tìm ra lời đúng. Thứ hai là đáp ứng, không phải
là phản ứng. Đáp ứng nghĩa là bạn không đi vào bộ nhớ kí ức của mình. Bạn nhìn
trực tiếp vào tình huống: cánh cửa bị đóng đấy, ngọn lửa đang mỗi lúc một to
hơn. Bất kì con người nào của sáng tỏ đều sẽ nghĩ tới cách giúp anh ta mở cửa
ra. Điều đó sẽ là lời đúng, đáp ứng đúng.
Gido viết:
Hướng tới bình minh,
cùng những ngôi sao
sáng quay trở lại,
đêm tiếp đêm trên rặng
núi.
Tuyết đông xuất hiện
mọi năm.
Thật ngu xuẩn mà tưởng
tượng từ những điều này
rằng Gautama đang ở bất
kì chỗ đặc biệt nào -
giống như khắc vào mạn
thuyền
để đánh dấu chỗ nó
trên sông!
Trước hết tôi phải kể
cho bạn một câu chuyện nhỏ. Mulla Nasruddin đã đi câu cá nhiều lần... Vợ anh ta
cứ liên tục đòi đi cùng, "Hôm nào đó anh đưa em đi cùng anh nhé." Anh
ta nói, "Anh sẽ không có thời gian cho em đâu. Anh sẽ tập trung vào câu
cá, và em chẳng biết cách khép mồm miệng gì cả."
Nhưng cô ấy hứa rằng
cô ấy sẽ không nói gì, cho nên anh ta đem vợ theo. Khá kì lạ là anh ta tìm ra một
chỗ trên sông có nhiều cá thế... anh ta chưa bao giờ may mắn đến vậy! Hiển
nhiên đấy là may mắn do vợ đem lại. Anh ta cám ơn cô ấy. Anh ta nói, "Kì lạ
thật! Anh đã tìm mãi rồi - vài con cá chỗ này chỗ nọ. Thế mà chỗ này lại đầy
các loại cá và dễ bắt thế! Anh phải đánh dấu chỗ này để anh khỏi quên mất; nếu
không thì làm sao tìm lại được chỗ này lần nữa?"
Thế là anh lấy cục phấn
- anh ta là giáo viên - và đánh dấu chéo vào mạn thuyền để ghi nhớ, rằng
"đây là chỗ có nhiều cá lắm." Nhưng việc đánh dấu vào mạn thuyền như
vậy thì phỏng có ích lợi gì.
Gido nói: Hướng tới
bình minh, - bao giờ bạn cũng nhớ, những bài thơ này cần được quán tưởng.
Hướng tới bình minh,
và mặt trời buổi sáng đang lên, cùng những ngôi sao sáng quay trở lại, đêm tiếp
đêm trên rặng núi.
Tuyết đông xuất hiện
mọi năm.
Thật ngu xuẩn mà tưởng
tượng từ những điều này
rằng Gautama đang ở bất
kì
chỗ đặc biệt nào -
Ông ấy đang nói rằng
việc thấy tất cả những thay đổi này, điều đó cũng gần như ngu xuẩn mà nghĩ rằng
Phật đang ở bất kì chỗ đặc biệt nào -
giống như khắc vào mạn
thuyền
để đánh dấu chỗ nó
trên sông!
Mọi đánh dấu của bạn
đều trên thuyền. Và chúng chẳng ích gì cho bạn theo bất kì cách nào để tìm ra
chỗ đó trên sông, bởi vì trên dòng sông bạn không thể đánh dấu được. Khoảnh khắc
bạn đánh dấu nó, nó biến mất.
Bạn sẽ cười
Nasruddin, nhưng tất cả mọi giai thoại của anh ta đều rất chỉ báo. Tượng Phật
Gautam của bạn là gì? Chỉ là đánh dấu bên mạn thuyền. Phật đã biến mất vào
trong vũ trụ rồi; ngài chẳng để lại dấu chân nào. Như con chim bay trên bầu trời
xanh không để lại dấu chân nào - bạn đi đâu để tìm ông ấy?
Cho nên bạn làm đền
chùa, bạn dựng tượng, nhưng bạn có nghĩ đây là việc đánh dấu chỗ không? Bạn
không thể bắt giữ được Phật. Bạn không thể đánh dấu chữ thập lên vĩnh hằng, lên
vũ trụ. Bất kì điều gì bạn làm - kinh sách của bạn, tượng của bạn, đền chùa của
bạn, đều chẳng liên quan cũng như đánh dấu lên thuyền để tìm lại cùng chỗ trên
sông vậy.
Maneesha đã hỏi:
Osho ơi,
Bất kì điều gì Nam Tuyền ngụ ý khi ông ấy yêu cầu "đối xử đặc
biệt" với Triệu Châu, hình như điều đó không có ý Triệu Châu đi vào nhà
Lão Tử và nói chuyện phiếm riêng tư, hàng ngày với thầy. Ngược lại, công việc đầu
tiên của Triệu Châu là trong nhà hàng Zorba Phật, làm việc trên cái lò nóng.
Bài học nào ở đây cho chúng tôi?
Maneesha, ngay chỗ đầu
tiên câu hỏi của bạn đã không tới từ tâm trí lẫn vô trí, mà từ chứng đau nửa đầu.
Tôi sẽ cho bạn cú đánh ra trò, nhưng tôi không đánh mọi người. Đại diện của
tôi, Stonehead Niskriya, đang đánh mọi người ở Đức. Tôi đã nghe nói rằng anh ấy
đánh mọi người, những người lạ, ngồi lên ngực họ và hỏi, "Thấy nó
chưa?" Và hiển nhiên, để gạt bỏ anh chàng này họ phải nói, "Có!"
Nhưng nó là gì? Niskriya nói, "Tôi không biết bản thân mình; tôi chỉ lan
truyền thông điệp này." May mắn là anh ta không ở đây; bằng không thì anh
ta đã cho bạn cú đánh ra trò.
"Đối xử đặc biệt"
không có nghĩa là một việc đặc biệt. "Đối xử đặc biệt" nghĩa là: chăm
nom tới con người này; việc nở hoa của anh ta đã rất gần rồi. Đừng bỏ quên anh
ta theo bất kì cách nào, bởi vì có cả nghìn sư... Bất kì việc gì bạn trao cho
anh ta, đấy không phải là vấn đề. Nhưng cứ chăm nom: đó là thời gian quí báu
cho anh ta, anh ta đang chín muồi. Và bất kì khoảnh khắc nào, bỗng nhiên anh ta
sẽ bùng nổ vào chứng ngộ. Anh ta đã có satori....
Satori là từ tiếng Nhật
cho samadhi. Tôi đã giải thích cho bạn rằng samadhi và chứng ngộ thường được
coi là đồng nghĩa. Điều đó không đúng. Satori là tương đương với samadhi. Đó là
cách Patanjali định nghĩa nó trong lời kinh của mình, người có thẩm quyền duy
nhất về Yoga - ông ấy nói rằng samadhi là giấc ngủ sâu, với trung tâm bên trong
nhất thức tỉnh. Tất cả xung quanh đều có giấc ngủ sâu, bóng tối, vô ý thức,
nhưng chỉ ở trung tâm có một ngọn nến nhỏ cháy sáng. Cho nên Patanjali đã nói
nó không khác với giấc ngủ; khác biệt duy nhất là không có ánh sáng nào trong
nó, nó là ngôi nhà không có ánh sáng nào. Còn samadhi là ngôi nhà có cây nến.
Nhưng chứng ngộ là
prajna. Để hiểu nó một cách chính xác hơn bạn phải nghĩ tới chiếc thang. Chúng
ta đích xác ở giữa chiếc thang. Dưới chúng ta là tiềm thức, vô thức, vô thức tập
thể và vô thức vũ trụ. Nếu bạn chìm đắm sâu vào chiều sâu của mình, từ vô thức
vũ trụ, bạn có thể thoát vào vũ trụ. Con đường của samadhi là đi vào trong những
chiều sâu đó.
Và cũng như có những
bước đi sâu hơn vào trong bạn, có những bước đi lên trên bạn. Cũng như có tiềm
thức, có siêu ý thức, siêu ý thức tập thể, siêu ý thức vũ trụ. Và khi bạn lấy
bước nhẩy từ điểm đó, nó là chứng ngộ. Cả hai kinh nghiệm đều là một; cả hai đều
đi vào vô trí. Nhưng một đằng đi vào qua con đường bóng tối và một đằng đi vào
qua con đường ánh sáng.
Con đường bóng tối là
nguy hiểm bởi vì không chắc chắn bạn ở đâu. Rất ít người đã đạt tới chứng ngộ
qua con đường bóng tối. Ramakrishna dường như là người duy nhất. Nhiều người đã
thử, nhưng hiển nhiên là chỉ ngẫu nhiên bạn mới có thể đạt tới chiều sâu tối
thượng.
Khi bạn đi hướng tới
các đỉnh cao, bạn đi trong ánh sáng tràn đầy, và khi bạn đi lên trên, bạn có
ngày một nhiều ánh sáng hơn. Tại đỉnh cao nhất mọi thứ là ánh sáng thuần khiết.
Con đường này rất đẹp - không ngẫu nhiên mà rất chủ định, rất ý thức.
Nhưng phân biệt này
đã không được thực hiện, cho nên hiểu lầm vẫn cứ tiếp tục là Ramakrishna và Phật
là một. Họ là một ở điểm cuối cùng, nhưng con đường họ theo là rất mâu thuẫn.
Và Ramakrishna là ngẫu nhiên - chỉ may mà ông ấy mới đi theo hướng đúng trong
bóng tối. Có nhiều cơ hội bị lạc hơn là đạt tới đúng điểm.
Phật Gautam lấy tiến
trình an toàn hơn, khoa học hơn: đi ra ngoài tâm trí có ý thức của bạn, làm cho
nó ý thức hơn - siêu ý thức. Và bạn bao giờ cũng sẽ đi vào chỗ ngày một cao hơn
và sáng hơn. Không có nguy hiểm bị lạc; chứng ngộ của bạn là tuyệt đối chắc chắn
nếu bạn tiếp tục. Điều đó không ngẫu nhiên, đó là kết luận khoa học.
Satori là việc dịch của
samadhi. Đó là lí do tại sao ngay cả Triệu Châu cũng có satori. Tới với Nam Tuyền,
anh ta nói, "Bây giờ tôi đã được thoả mãn," bởi vì với Nam Tuyền lần
đầu tiên anh ta thấy con đường ánh sáng nơi người ta không ngẫu nhiên trở nên
chứng ngộ. Mọi bước đều rất có tính toán, rất có ý thức, rất tỉnh táo.
Cho nên khi sư trưởng
được Nam Tuyền bảo phải cho Triệu Châu sự đối xử đặc biệt, điều đó không có
nghĩa là cho anh ta sự thoải mái đặc biệt. Điều đó không có nghĩa là không cho
anh ta việc gì, điều đó không có nghĩa là phải coi anh ta như cao siêu hơn người
khác. Cho anh ta bất kì việc gì - đó là chức năng của sư trưởng trong đạo tràng
- nhưng để mắt tới, không quên anh ta. Có hàng nghìn người ông phải chăm nom. Để
mắt tới đi, bởi vì người này sắp chứng ngộ đến nơi rồi. Anh ta sắp trở thành phật
rất sớm.
Cho nên đấy không phải
là vấn đề Maneesha, rằng sự đối xử đặc biệt nghĩa là "đi vào nhà Lão Tử và
nói chuyện phiếm riêng tư, hàng ngày với thầy." Nếu bạn nhận biết về điều
bạn hỏi... bạn có thấy ghen tị của mình không? Bạn có thấy người đàn bà của
mình không? Làm sao bạn biết rằng những người được phép tới tôi là để nói chuyện
phiếm? Họ có công việc của họ; họ cần hướng dẫn, họ được gọi tới bởi vì công việc
của họ. Không phải là họ có quyền tới tôi để nói chuyện phiếm. Tôi sẽ nói chuyện
phiếm về cái gì?
Họ có việc của họ
cũng như bạn có việc của bạn. Những người khác ghen tị với bạn. Bạn cũng trong
nhà Lão Tử và bạn có công việc đặc biệt thu thập lời tôi, biên tập lời tôi. Khi
tất cả chúng ta đều đã qua đời, các tuyển tập của Maneesha sẽ được nhớ tới hàng
thế kỉ. Nhưng rất khó gạt bỏ những ghen tị của chúng ta...
Cộng đồng đầu tiên đã bị phá huỷ bởi ghen tị của đàn bà. Họ đã đánh nhau liên tục. Cộng đồng thứ hai đã bị phá huỷ bởi ghen tị của đàn bà. Và đây là cộng đồng thứ ba – và là cộng đồng cuối cùng, bởi vì tôi đã mệt mỏi rồi. Thỉnh thoảng tôi nghĩ có lẽ Phật cũng phải mà không cho phép đàn bà vào cộng đồng của ngài trong hai mươi năm. Tôi không đồng ý với ông ấy: tôi là người đầu tiên đã cho phép đàn ông và đàn bà như nhau, cơ hội bình đẳng với chứng ngộ. Nhưng tôi đã chuốc vạ vào thân hai lần, và nó bao giờ cũng là ghen tị của đàn bà.
Dầu vậy, tôi là người
cũng rất bướng bỉnh. Sau hai cộng đồng, những nỗ lực vô cùng đã phí hoài, tôi
đã bắt đầu cộng đồng thứ ba, nhưng tôi đã không tạo ra khác biệt nào - đàn bà vẫn
cai quản nó. Tôi muốn đàn bà ở đây trong cộng đồng này không cư xử như đàn bà.
Nhưng những ghen tị nho nhỏ… Bây giờ ai đó phải đem thức ăn cho tôi - toàn thể
cộng đồng không thể làm được điều đó. Ai đó phải dọn buồng cho tôi, dọn nhà tắm
cho tôi - toàn thể cộng đồng không cần ở đó; bằng không thì kết quả sẽ là cái đối
lập lại!
Tôi gọi Anando mọi
sáng khi tôi ăn, mọi tối khi tôi ăn, chỉ để cho cô ấy những hướng dẫn sao cho
không cái gì đi sai. Mọi thứ đi sai dễ dàng lắm... và bởi vì Anando đã ở trong
ba cộng đồng, và đã tốt nghiệp về luật, nên cô ấy hiểu rất rõ tại sao hai cộng
đồng này, đã được tạo ra với những nỗ lực lớn lao thế, với biết bao nhiêu tiền
của đổ vào chúng, đã bị phá huỷ. Cô ấy có một quan niệm rất rõ ràng. Và bất kì
điều gì tôi nói, cô ấy đều xoay xở để làm nó. Tôi chưa hề nghe đến một lần cô ấy
nói rằng, "Tôi quên mất." Cô ấy lập tức ghi lại và báo cáo vào ngày
hôm sau tình hình ra sao. Bằng không, mọi sự đều rất dễ đi sai.
Tôi đã nói với Neelam
- cô ấy là thư kí của tôi. Tôi đã bảo cô ấy rằng tôi đã nghĩ tới việc để Anand
Swabhav làm đại sứ, đi khắp đất nước, bởi vì tôi không đi. Và anh ấy đã làm
công việc đó rất tốt, dẫn dắt các trại, nói chuyện, tiếp cận các thể chế khác
nhau ở các chỗ khác nhau. Cho nên phần lớn thời gian anh ấy đi ở ngoài. Anh ấy
đã từng chịu trách nhiệm về đạo tràng, và tôi đã bảo Neelam rằng cũng nên nói với
anh ấy và hỏi liệu anh ấy có muốn làm đại sứ không, bởi vì bây giờ chúng ta
đang bổ nhiệm các đại sứ ở mọi quốc gia - ai đó đại diện cho tôi đối với các
phương tiện truyền thông mới, hướng dẫn các trại, để ý tới mọi điều đang xảy ra
ở các nước đó, chống tôi hay ủng hộ tôi, và thông báo cho tôi.
Cô ấy phải đã hỏi anh
ấy, và anh ấy thật sung sướng. Đã có vấn đề để ai đó khác chịu trách nhiệm về đạo
tràng. Tôi đã có một ý kiến trong trí và tôi bảo Neelam, "Bạn hỏi một phụ
nữ đẹp, hoàn toàn có khả năng - Zareen." Cô ấy đã làm rất tốt công việc của
mình tại cổng với khách thăm, với những người tiếp tân, đưa mọi người đi thăm
quanh đạo tràng. Tôi nghĩ có lẽ cô ấy cũng hợp với trách nhiệm về đạo tràng.
Neelam đã nói với cô ấy, và Zareen đã tới Hasya, người đang là thư kí quốc tế.
Zareen bảo Hasya rằng cô ấy không phải là "kiểu con rối." Cô ấy sẽ
làm bất kì cái gì cô ấy muốn làm; không ai có thể sai khiến cô ấy. Điều đó là
hoàn toàn tốt, nhưng trong cộng đồng điều đó sẽ lập tức tạo ra xung đột. Tôi phải
bỏ ý tưởng này.
Không có Anando, tôi
sẽ không biết và mọi thứ sẽ đi sai. Anando thông báo cho tôi - cô ấy là thư kí
pháp luật của tôi. Cô ấy thông báo cho tôi rằng Zareen là người tốt, nhưng cô ấy
có tâm trí thiếu kỉ luật từ ngay thời thơ ấu. Bất kì điều gì cô ấy muốn làm, cô
ấy sẽ làm. Điều đó hoàn toàn tốt, nhưng không tốt cho cuộc sống cộng đồng. Và
cô ấy đang làm hoàn toàn tốt; công việc đó sẽ bị rối loạn nếu cô ấy trở thành
người phụ trách đạo tràng.
Zareen thậm chí lập tức
đổi lời, trong vô thức của cô ấy. Cô ấy bảo Hasya, "Tôi đã được yêu cầu
làm chủ tịch đạo tràng." Chịu trách nhiệm về đạo tràng là điều khác. Đấy
là công việc nặng nhọc. Chủ yếu điều đó liên quan với cảnh sát, toà án, kiện tụng.
Và biết rằng Neelam mềm mỏng, sẽ có rắc rối... Neelam đang làm công việc của cô
ấy hoàn toàn tốt, nhưng nếu Zareen bắt đầu nghĩ cô ấy là chủ tịch và Neelam chỉ
là thư kí, thế thì sẽ có rắc rối. Cho nên tôi đã phải thay đổi. Tôi phải để
Tathagata chịu trách nhiệm về đạo tràng. Và anh ấy đã làm việc đó mà chẳng có
chức tước gì. Anh ấy liên tục tranh đấu ở toà án, và giải quyết với cảnh sát và
quan chức chính phủ. Anh ấy chăm nom mặt đó và anh ấy đã ở đây với Swabhav
trong nhiều năm, trong tình bạn sâu sắc. Cho nên tôi nghĩ điều đó còn tốt hơn -
anh ấy nên được chỉ định là người chịu trách nhiệm về đạo tràng.
Bây giờ tôi sẽ không
biết, bởi vì tôi không đi đâu cả. Tôi không biết văn phòng của thư kí của tôi ở
đâu, văn phòng của chủ tịch của tôi ở đâu, văn phòng của người chịu trách nhiệm
đạo tràng ở đâu. Tôi chỉ biết mỗi ba chỗ: phòng ngủ của tôi, nhà tắm của tôi và
Phòng Phật. Nếu bất kì ai hỏi tôi bất kì câu hỏi nào về đạo tràng, tôi tuyệt đối
dốt nát. Ai đó cần thông báo cho tôi - và ai đó có sự sáng suốt thấu đáo. Cho
nên mỗi Anando tới, và cô ấy chỉ tới bởi vì tôi yêu cầu cô ấy tới. Chỉ trong
khi tôi ăn, cô ấy cho tôi thông tin về việc xuất bản, về sách, bao nhiêu sách
đã xuất bản, bao nhiêu sách sắp xuất bản... cách thức chúng ta nên quản lí triển
lãm trên thế giới, cách chúng ta nên tìm nhà xuất bản. Và chỉ trong năm hay mười
phút - cô ấy rất chính xác, không phải là kiểu người ba hoa.
Bây giờ câu hỏi của
Maneesha đầy những ghen tị. Không chỉ tôi đang nói điều đó; Nirvano đem lời
kinh và câu hỏi tới chỉ cho tôi thấy - cô ấy muốn thay đổi nó. Tôi nói, "Đừng
thay đổi nó, cứ để nó như nó vậy," bởi vì trong cuộc sống cộng đồng chúng
ta nên tự phơi bầy bản thân mình mà không sợ hãi. Yêu không biết tới sợ hãi. Nếu
cái gì đó nảy sinh trong tâm trí bạn, bạn nên nói nó ra.
Và nhớ một điều: mọi
người đều đang làm việc của mình. Không ai chi phối ai cả. Vâng, mọi người đều
được phép gợi ý, giúp đỡ, nhưng gợi ý và giúp đỡ không có nghĩa là bạn bị làm
thành con rối. Không ai là con rối ở đây cả. Đây là việc tụ hội của những cá
nhân tuyệt đối độc lập.
Nhưng chỉ bởi vì đó
là việc tụ hội của những cá nhân độc lập nên phải có nhiều trách nhiệm hơn, nhiều
nhận biết hơn, nhiều hồi ghi nhớ hơn. Bên ngoài trong thế giới bạn đã học ghen
tị, bạn đã học chi phối, bạn đã học ương ngạnh. Bạn đã học rằng "Mình sẽ
làm mọi thứ tương ứng theo tâm trí riêng của mình, dù nó là phải hay trái cũng
chẳng thành vấn đề." Điều đó hoàn toàn tốt ở bên ngoài trong thế giới này,
nơi có nhiều sự lộn xộn đến mức bạn không thể làm cho nó tồi hơn được. Nhưng ít
nhất trong cộng đồng nhỏ này đừng đem thế giới bên ngoài đó và những khuynh hướng
của thế giới bên ngoài đó vào.
Chúng ta đang thử một
thực nghiệm lớn, là các cá nhân độc lập có thể sống cùng nhau mà không làm ai
thành nô lệ. Ở đây mọi người đều bình đẳng. Người đó làm việc gì không thành vấn
đề. Người đó có thể làm biên tập, người đó có thể quét dọn, người đó có thể nấu
bếp, điều đó không thành vấn đề. Có thành vấn đề gì nếu bạn nấu nướng với nhận
biết, cứ dường như phật đang nấu nướng. Và bạn đang nấu cho các phật khác; việc
nấu nướng của bạn phải được làm với nhận biết lớn lao và yêu. Đấy không phải là
nghĩa vụ; đấy là đóng góp của bạn, chia sẻ của bạn, với cộng đồng. Điều đó cũng
giá trị như công việc của bất kì ai khác. Nếu bạn đang lau dọn buồng tắm, điều
đó cũng đáng kính như vị chủ tịch của cộng đồng hay thư kí của cộng đồng. Không
có vấn đề ghen tị chút nào, bởi vì không ai cao siêu hơn bất kì ai khác.
Đây là điều tôi gọi
là chủ nghĩa cộng sản đích thực. Chủ nghĩa cộng sản Xô viết đã thất bại - thất
bại bởi vì sự chuyên chế, thất bại bởi vì nó cố gắng chi phối mọi người, và những
người yêu tự do thì bị giết. Một triệu người đã bị một mình Stalin giết chết.
Ông ta không thể dung thứ bất kì sự khác biệt tư tưởng nào. Nhưng cùng điều đó
cũng là tình huống sau khi Stalin chết và Khrushchev lên nắm quyền. Ông ấy đã
trong cùng đoàn chủ tịch, uỷ ban cao nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô - và không
có đảng khác. Khrushchev đã ở cùng với Stalin hàng thập kỉ, và ông ấy là một
trong những người thân tín nhất với Stalin trong số hai mươi mốt thành viên
khác của đoàn chủ tịch. Ông ấy đã kế tục Stalin. Cái ngày sau ngày Stalin chết,
ông ấy đã nói về cái chết của Stalin cho Đảng Cộng sản và nói, "Stalin đã
giết gần một triệu người và ông ấy đã làm cả đất nước thành trại nô lệ."
Ai đó từ hàng ghế sau hỏi, "Đồng chí đã làm việc cùng Stalin cả ngần ấy
năm trời. Sao đồng chí không phản đối?"
Câu trả lời của
Khrushchev rất có ý nghĩa. Ông ấy nói, "Xin mời đồng chí đứng dậy, và đồng
chí sẽ biết ngay. Ai đã hỏi câu hỏi này? đứng dậy đi!" Chẳng ai đứng dậy cả,
bởi vì đứng dậy nghĩa là ... đi đời! Và ông ấy nói, "Đấy là lí do tôi đã
im lặng. Sao đồng chí không đứng dậy? Nếu mà tôi phản đối cái gì, cho dù chỉ một
câu hỏi trong tâm trí Stalin rằng 'Khrushchev không hoàn toàn cùng ta đâu,' thì
tôi đã đi đời rồi. Và cần gì phải trở nên bị kết thúc một cách không cần thiết
thế? Đồng chí có thể tự mình thấy điều đó. Đồng chí im lặng bây giờ, đồng chí
không đứng dậy. Bởi vì nếu đồng chí đứng dậy, thì đồng chí tiêu; chẳng ai sẽ
bao giờ nghe nói về đồng chí nữa."
Chủ nghĩa cộng sản đã
hoàn toàn bị phá huỷ bởi ý thức hệ chuyên chế.
Tôi về cơ bản là người
cộng sản, người vô chính phủ, và cái gì đó còn hơn thế - tất cả mọi loại ý tưởng
nguy hiểm và cái gì đó còn hơn thế!
Ở đây chúng ta đang cố
gắng làm một thực nghiệm về việc sống bình đẳng trên qui mô nhỏ bé. Công việc của
bạn không tạo ra khác biệt gì cho tính cá nhân của bạn. Không ai là con rối bởi
vì không ai ở đây là người điều khiển rối cả. Tôi không bước ra, tôi không có
chức vụ, tôi thậm chí không là thành viên của phong trào sannyas. Tôi chỉ là
khách, tuyệt đối nhờ vào lòng tốt của các bạn.
Tôi ghét ý tưởng rằng
bất kì ai cũng nên chi phối ai đó. Và không ai làm điều đó, mọi sự tuôn chảy một
cách đẹp đẽ. Nhưng câu hỏi của bạn phải là câu hỏi của nhiều người. Đó là lí do
tại sao tôi đã bảo Nirvano "Đừng thay đổi nó, cứ để nó vẫn còn như nó vậy."
Maneesha cũng đủ
thông minh để không hỏi một câu hỏi ngu xuẩn. Nhưng cô ấy lại bị đau nửa đầu.
Và hôm nay cô ấy đang đau nửa đầu, tôi có thể nói điều đó mà không hoài nghi gì;
bằng không thì cô ấy đã không hỏi câu hỏi như vậy. Với chứng đau nửa đầu, những
ý tưởng kì lạ nảy sinh và bạn chẳng thể làm gì được. Toàn bộ thế giới dường như
là địa ngục. Người ta cảm thấy giống như đang làm cái gì đó xấu xí. Đó là vấn đề
hoá học, hoóc môn. Người ta muốn xấu xa, người ta muốn cư xử theo cách lăng mạ,
bẽ mặt; nhưng người không làm điều đó, đấy là hoá chất.
Bây giờ Maneesha cần
mũi tiêm của Amrito, không phải là câu trả lời của tôi.
Bây giờ là lúc dành
cho Sardar Gurudayal, và anh ấy đang ngồi ngay hàng đầu. Anh ấy thích chỗ của
mình. Thỉnh thoảng anh ấy ra kia, nhưng rồi anh ngồi như hoàng đế, bởi vì thời
gian của anh ấy nhất định tới!
Boris Babblebrain, luật
sư công tố, đi đi lại lại trong phòng xử án trước cô nhân chứng tóc vàng đẹp
quyến rũ, Gorgeous Gloria.
"Có đúng
là," Babblebrain huênh hoang, "vào ngày mười tháng bẩy cô đã phạm tội
ngoại tình trong cơn bão tuyết, khi nằm vắt ngang chiếc mô tô do chú lùn một
chân lái, người này cũng vẫy lá cờ quốc gia Ba lan phải không?"
Gloria nhìn không chớp
mắt vào mắt Babblebrain, và nói một cách bình thản, "Nói lại ngày tháng gì
đấy?"
Giáo hoàng Polack bị
mắc bệnh hay quên. Một sáng ông ta đang ngồi trong nhà vệ sinh ở lâu đài của hồng
y Catsass, vừa đọc báo, thì chợt ông ấy nhìn đồng hồ và để ý tới thời gian. Ông
ấy sắp muộn một bài nói chuyện nổi tiếng của mình cho mọi người từ ban công.
Ông ấy nhẩy lên và chạy
tới căn hộ của mình, lẩm bẩm lời cầu nguyện cho mình như ông ấy vẫn thường làm
- "Cầu xin Thượng đế đừng để con bị muộn." Rồi lại nữa, "Cầu xin
Thượng đế đừng để con bị muộn," và lại nữa... thì bỗng nhiên ông ấy vướng
chân ngã dập mặt xuống!
Chồm dậy một cách vội
vã và vuốt lại cho phẳng chiếc áo choàng của mình, ông ấy rung rung nắm đấm dứ
lên trời và hét, "Jesus Christ - đừng có chen lấn!"
Ronald Reagan tới gặp
bác sĩ Bones để làm kiểm tra sức khoẻ toàn diện. Ông ta rất thất vọng và nói với
Bones, "Bác sĩ này, điều đó khủng khiếp quá, tôi dậy buổi sáng và nhìn vào
gương và tôi chỉ là một đống lộn xộn!"
"Thật sao?"
Bones nói, nhướn đôi lông mày, "nói cho tôi điều đó đi."
"Vâng, thưa bác
sĩ," Reagan tiếp tục, "Tôi nhìn vào gương và má tôi sệ xuống và tôi
có những chỗ sưng tấy khắp trên mặt, tóc tôi rụng ra, và tôi trông xấu quá. Đó
là gì vậy?"
"Tôi chẳng biết
nó là gì cả," Bones nói, "nhưng thị lực của ông thì hoàn hảo đấy!"
Bác Tony của bé
Albert sở hữu một cửa tiệm bán đồ chơi tình dục và mọi ngày sau buổi học, Bé
Albert được thả xuống để đến thăm bác.
Một buổi chiều,
Albert bước qua cửa và ông bác Tony nói, "Chào cháu. Cháu có thể trông cửa
hàng cho bác trong vài phút không để bác chạy ra bưu điện một chốc?"
"Nhất định rồi,
bác," Albert đáp, và để các thứ đồ học của mình lên quầy. Tony đi ra và
vài phút sau, ba ni cô bước vào.
Các ni cô có chút ít
lẽn lẽn khi thấy một đứa trẻ cai quản cửa hiệu, nhưng họ đánh liều.
"Cái chim giả mầu
hồng, to kia bao nhiêu vậy?" ni cô thứ nhất thì thầm.
"Mười đô
la," Bé Albert đáp một cách tự tin. "Không có pin đâu nhé."
"Tôi sẽ lấy
nó," ni cô này nói, cô ấy né sang bên cạnh ni cô tiếp.
"Cái mầu tía
sáng to lớn kia bao nhiêu?" ni cô thứ hai thì thào.
"Hai mươi đô
la," Albert đáp. "Không có pin đâu nhé."
"Tôi sẽ lấy nó,
cu con," ni cô thứ hai cắn cảu. "Và cho nó vào giấy bọc nâu trơn
đi."
Thế rồi ni cô thứ ba
nhìn quanh một cách bối rối và nói, "Này cu con, cái sọc đỏ và đen to tướng
kia bao nhiêu vậy?"
"Cái đó không
bán đâu," Albert nói.
"Lấy nó cho ta
đi cháu!" ni cô cắn cảu. "Ta sẽ trả bất kì giá nào cho cái lớn
đó."
"Thôi được thưa
bà," Albert nói. "Năm mươi đô la!"
"Tôi sẽ lấy
nó," ni cô này nói, và cả ba rời khỏi tiệm.
Vài phút sau, bác
Tony từ trạm bưu điện quay lại.
"Công việc thế
nào?" ông ta hỏi. "Có kinh doanh gì không?"
"Có chứ, Bác
Tony," Bé Albert nói. "Ba ni cô tới và cháu đã bán cho ni cô thứ nhất
một chim giả mười đô la. Ni cô thứ hai mua một cái hai mươi đô la. Và bác sẽ
không tin điều này đâu," Albert tiếp tục. "Ni cô cuối đã trả năm mươi
đô la cho cái bình thuỷ của cháu!"
Nivedano...
(tiếng trống)
(nói lắp bắp)
Nivedano...
(tiếng trống)
Im lặng. Nhắm mắt lại.
Cảm thấy thân thể bạn
hoàn toàn đông cứng.
Bây giờ nhìn vào bên
trong, với toàn bộ tâm thức của bạn thành mũi tên hướng tới trung tâm... với sự
khẩn thiết, dường như đây là khoảnh khắc cuối của cuộc sống của bạn.
Khi bạn đi sâu hơn,
nó trở thành ngày một sáng hơn.
Khi bạn đi sâu hơn,
nó trở thành mỗi lúc một thơm ngát hơn.
Khoảnh khắc bạn đạt tới
trung tâm của mình bạn chỉ là nhân chứng.
Không chỉ là nhân chứng
về thân thể và tâm trí bạn, mà còn là nhân chứng cho phúc lạc lớn lao, im lặng,
an bình, niềm vui lớn lao đang nảy sinh trong bạn.
Tại trung tâm mọi người
đều là phật.
Đó là bình đẳng duy
nhất mà tôi biết tới.
Để làm cho điều đó
thành rõ ràng hơn, Nivedano...
(tiếng trống)
Chỉ là nhân chứng.
Thân thể đang nằm đó,
tâm trí đang đó, nhưng bạn không là thân thể lẫn tâm trí - chỉ là tấm gương thuần
khiết, phản xạ. Khoảnh khắc bạn trở thành tấm gương thuần khiết, hàng nghìn vì
sao bắt đầu phản xạ trong bạn.
Bạn ở chính cánh cổng
của vương quốc của Thượng đế.
Đêm nay đẹp trong
chính nó. Nhưng mười nghìn chư phật im lặng, hội nhập tâm thức của họ vào trong
một thực tại đại dương, đã làm cho nó thành biến cố lịch sử.
Bất kì điều gì bạn cảm
thấy trong không gian này, bạn phải thực hiện nó trong cuộc sống thường ngày
hai mươi tư giờ của bạn.
Phật không có ngày
nghỉ.
Một lần là phật, mãi
mãi là phật.
Nhìn cách hàng nghìn
bông hoa đã nở bung.
Bỗng nhiên mùa xuân
đã tới.
Cái cũ đã biến mất và
cái mới được sinh ra.
Mọi khoảnh khắc cái
cũ đều bị bỏ lại, và cái mới phải nảy sinh. Chết và sống khoảng khắc nọ sang
khoảnh khắc kia là chính phong cách của phật. Ông ấy không có hôm qua, không có
ngày mai, chỉ khoảnh khắc này.
Thế này, như thế này.
Trước khi Nivedano gọi
bạn quay về, thu lấy thật nhiều hoa và thật nhiều hương thơm nhất có thể được để
mang cùng bạn từ trung tâm ra chu vi. Toàn thể kỉ luật là để mang trung tâm và
chu vi vào đồng bộ sâu sắc, để cho bất kì cái gì ở trung tâm cũng nở hoa ở chu
vi - trong hoạt động của bạn, trong cử chỉ của bạn, trong lời bạn, trong im lặng
của bạn.
Chừng nào phật còn
chưa trở nên tích cực trên bề mặt, việc hiểu rõ vẫn còn chưa đầy đủ.
Nivedano...
(tiếng trống)
Bây giờ tất cả chư phật,
quay lại - với cùng cử chỉ, với cùng sự duyên dáng và im lặng.
Nhớ bạn là phật.
Ngồi vài khoảnh khắc,
hồi tưởng lại, nhớ lại con đường bạn đã đi theo, trung tâm bạn đã chạm tới,
hoa, cái vô hình, cái bạn đã mang theo cùng mình, và hương thơm đang bao quanh
bạn.
Mọi ngày điều đó phải
trở thành ngày một sâu sắc hơn.
Bỗng nhiên một ngày
nào đó có bùng nổ.
Bùng nổ đó là kinh
nghiệm tối thượng của cuộc sống; không gì đáng giá hơn điều đó.
Được chứ Maneesha?
Vâng, thưa Thầy kính
yêu.
Xem Tiếp Chương 3 – Quay Về Mục Lục
0 Đánh giá