Chương 3. Biết Vô Thời Gian

Chương 3. Biết Vô Thời Gian

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Triệu Châu (Joshu) – Tiếng Gầm Của Sư Tử – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 3. Biết Vô Thời Gian







Nghe hoặc Tải MP3 'Triệu Châu (Joshu) - Tiếng Gầm Của Sư Tử' ê




Osho ơi,

Triệu Châu ở với Nam Tuyền ba mươi năm. Sau chứng ngộ của mình ông ấy đã sống hơn ba mươi năm ở chùa Quán Âm. Một lần, ông ấy nói:

"Khói từ ống khói quanh ta, ta thấy vô dụng lắm. Từ năm ngoái đến giờ ta chưa ăn cái bánh bao hay bánh gạo nào. Bây giờ cứ nghĩ tới chúng là ta lại chảy dãi.

"Không để tâm tới Phật giáo, ta thường hay thở dài. Không người nào trong cả trăm nhà là tốt cả. Mọi khách thăm chỉ hỏi xin ta chén trà. Nếu không được cho đủ, người đó giận dữ bỏ ta đi."

Một lần khác Triệu Châu được hỏi:

"Khác biệt một sợi tóc - và điều gì xảy ra?"

Thầy trả lời, "Trời và đất xa xăm."

Sư hỏi, "Thế không khác biệt một sợi tóc?"

"Trời và đất xa xăm," Triệu Châu đáp.

Maneesha, trước khi thảo luận lời kinh của Triệu Châu tôi phải giới thiệu cho bạn điều gì đó rất hiện đại, nhưng có liên quan tới các thần cổ đại. Trước khi tôi gọi Avirbhava và Anando biểu diễn cho các bạn, tôi sẽ nói đôi điều về sét.

Bất kì điều gì bí ẩn mà con người không thể hiểu được đều trở thành thần. Sét là rất bí ẩn: từ đâu nó tới, và nó đi đâu? Bất thần nó xuất hiện và bất thần nó biến đi. Và nó nguy hiểm nữa; nó giết chết người, nó giết chết cây cối, nó giết chết con vật - cho nên nó phải ở trong tay của thần nào đó; một quyền lực mà thần ném vào kẻ thù.

Ở Ấn Độ, thần Indra đã được tôn thờ hàng thế kỉ. Ông ấy là thần của sét và mây và mưa. Thậm chí người cũng phải bị hiến tế thoả mãn ông ấy để cho ông ấy không phá huỷ mùa màng, để cho ông ấy không giết súc vật, để cho ông ấy không giáng sấm sét lên thôn làng họ. Chính là từ nỗi sợ mà tất cả các thần mới được sinh ra, từ nỗi sợ và từ dốt nát. Cho nên trước hết, đôi điều về sét....

"Trong các nền văn minh cổ đại, hàng nghìn năm trước Christ, một số người tin rằng sấm và sét là biểu lộ của quyền năng và phẫn nộ của các thần. Trong thần thoại Hi Lạp, sét là vũ khí của Zeus, cha của mọi thần.

"Ở miền Nam châu Phi, điều được hiểu rộng rãi là ở điểm sét là chim. Trong thần thoại của người da đỏ Mĩ, cả mặt trời và mặt trăng đều được tạo nên từ tiếng sét do con rùa thu thập lại khi nó trèo lên trời.

"Ở Ấn Độ, Indra là thần bão tố, người sử dụng sét.

"Ở Australia, thần thoại thổ dân cho rằng Người Sét đã sống ở đáy vũng nước trong mùa khô và trong mùa mưa ông ấy cưỡi lên đỉnh đám mây sấm sét. Tiếng nói của ông ấy là tiếng sấm và ông ấy đánh xuống cây cối và con người bằng búa đá.

Liên kết với điều này là một khái niệm rất cổ, khái niệm về hào quang. Điều đó bây giờ là một sự kiện khoa học rằng con người cũng có năng lượng riêng của mình, vốn là điện. Trong một tai nạn ở Thuỵ Sĩ vài năm trước đây, một phụ nữ trở nên mang điện đến nỗi ngay cả chồng cô ta cũng không dám chạm vào cô ta. Ngay cả con cô ta cũng trốn khỏi nhà, vì bất kì ai cô ấy động vào cũng bị cú giật điện kinh hoàng. Cô ấy được đưa tới bệnh viện: chỉ bằng việc cầm bóng điện trong tay là bóng điện bắt đầu sáng lên. Không cần dây dợ hay điện gì cả.

Thân thể cô ấy quá đầy điện. Năng lượng này của thân thể toả ra quãng ba cm quanh thân thể, quanh thân thể mọi người mạnh khoẻ. Bạn càng toả ra nhiều, thì hào quang quanh thân thể bạn càng trở nên lớn. Bạn càng ốm yếu, thì hào quang càng co lại. Khi con người chết hào quang biến mất.

Và bây giờ, với thuật chụp ảnh của Kirlian, có thể chụp ảnh bạn có hào quang. Bạn đã thấy những bức tượng, bức ảnh chụp, bức vẽ về Krishna, Jesus, Phật; bạn bao giờ cũng thấy hào quang quanh đầu họ. Người ta cứ tưởng đây chỉ là huyền thoại - không phải vậy. Có một trường năng lượng quanh họ. Để chỉ ra trường năng lượng này, tất cả các bức ảnh của mọi thần trên thế giới đều có hào quang đó. Điều đó rất biểu tượng. Nó không bị hạn chế trên đầu, nhưng chắc chắn người cổ đại đã đi tới nhận ra rằng có một loại phát xạ nào đó.

Khi một người càng trở nên chứng ngộ, vùng trường năng lượng của người đó cũng trở nên ngày một lớn hơn. Bất kì ai đi vào trong miền đó đều bỗng nhiên thấy rằng dường như người đó đã đi vào khí hậu khác, bầu không khí khác, im lặng khác, an bình khác. Điều này đã từng là tiêu chuẩn để tìm ra thầy. Không có dấu hiệu thấy được về cách tìm ra thầy. Cách duy nhất là, nếu bạn tới gần một người và bên trong bạn cái gì đó bắt đầu thay đổi, nở hoa, bừng nở... bỗng nhiên bạn cảm thấy dường như mùa xuân đã tới. Người này đã không làm gì cả. Hào quang là vô hình. Nhưng hào quang có thể làm phép màu trong đệ tử, người tới gần với thầy.

Nhân tiện, tôi muốn nói với các bạn là đây là điều Thiền vẫn gọi là việc truyền trao ngọn đèn. Chẳng cái gì được thầy trao cả, nhưng cái gì đó được đệ tử nhận. Nơi đã có bóng tối trong nhà, bây giờ có ánh sáng.

Avirbhava đã đem tới một chiếc máy tạo ra hào quang. Bạn không thể thấy được hào quang này, nhưng bạn có thể đem chiếc bóng đèn tới gần cái máy này và bỗng nhiên bóng đèn loé sáng lên, chẳng có mối nối nào cả. Không chỉ không có mối nối với máy, mà thậm chí bạn có đặt một chướng ngại, như quyển sách, giữa cái máy này và bóng đèn, thì cũng chẳng tạo ra khác biệt gì. Bạn không thể ngăn cản được hào quang ngay cả với tường đá. Nó đi qua không cần cửa nào.

Trước khi họ đem đồ bổ sung mới cho Bảo tàng các Thần, cũng hay là chúng ta biết đôi điều về hào quang.

"Bao quanh thân thể vật lí là một trường điện từ bảo vệ, bao gồm các phát xạ được tạo nên từ tất cả các thể của con người. Hào quang xuất hiện như một nguồn năng lượng và khi phát xạ đầy đủ, có hình dáng đều đặn và xác định.

"Hào quang là thứ hấp thu, thấm đẫm rung động từ mọi thứ xung quanh - mặt trời, mặt trăng, con vật, cây cối, đá và mọi người. Chúng phát triển khi tâm thức phát triển.

"Từ 'hào quang - aura' bắt nguồn từ từ Hi Lạp 'avra', có nghĩa là làn gió thoảng."

Nó chắc chắn giống như làn gió thoảng. Bạn không thể trông thấy được nó nhưng bạn có thể cảm thấy nó.

"Trường hào quang của thể tinh tú và thể tinh thần trải rộng nhiều xa hơn từ thể vật lí hơn là thể ê te, thể này không quá hai xăng ti mét hay đại loại như vậy. Luồng nhấp nhô và mầu sắc lung linh có nhịp điệu của thể tinh thần và thể tinh tú cho ấn tượng rằng chúng bị chuyển động bởi làn gió thoảng.

"Ở mọi người, khi hoạt động của con người mãnh liệt, như trong thiền, năng lượng của nó đổ ra các trường của thể tinh thần, tinh tú và ê te, làm tăng kích cỡ của chúng lên và sáng chói mầu sắc. Hào quang thường được mô tả như trường của các ngọn lửa bao quanh thể vật lí."

Bây giờ Avirbhava và Anando, đem cái máy của các bạn lại.

(Không nghi ngờ gì nữa, cái hộp bí ẩn làm sáng bóng đèn do Anando và Avirbhava cầm. Toàn thể hội chúng reo mừng việc bổ sung mới, và nó lăn bánh đi.)

Maneesha đã đem tới những câu kinh này.

Triệu Châu ở với Nam Tuyền ba mươi năm. Sau chứng ngộ của mình ông ấy đã sống hơn ba mươi năm ở ngôi chùa Quán Âm. Một lần, ông ấy nói:

"Khói từ ống khói quanh ta, ta thấy vô dụng lắm. Từ năm ngoái đến giờ ta chưa ăn cái bánh bao hay bánh gạo nào. Bây giờ cứ nghĩ tới chúng là ta lại chảy dãi.

"Không để tâm tới Phật giáo, ta thường hay thở dài. Không người nào trong cả trăm ngôi nhà là tốt cả. Mọi khách thăm chỉ hỏi xin ta chén trà. Nếu không được cho đủ, người đó giận dữ bỏ ta đi."

Điều ông ấy đang nói toàn là biểu tượng. Trước hết bạn phải hiểu rằng Nam Tuyền ở với đệ tử của mình Triệu Châu trong ba mươi năm, chờ cho tới lúc Triệu Châu nở ra hoàn toàn và toàn bộ và trở thành đoá hoa tâm linh huy hoàng. Điều bạn phải lưu ý tới là thầy không vội mà đệ tử cũng không vội. Ngày nay, bảo ai đó rằng, "Bạn sẽ phải ở đây ba mươi năm, thế thì bạn có thể hi vọng - có lẽ, điều đó không thể được đảm bảo - rằng bạn có thể trở nên chứng ngộ..."

Thế giới đã thay đổi theo nhiều cách. Cách quan trọng nhất là ở chỗ mọi người đều vội vàng, chẳng biết vì cái gì. Mọi người đều chạy, chẳng biết đi đâu và tại sao. Mọi người đều thu thập tiền bạc, quyền lực, danh vọng, mà chẳng bao giờ nghĩ - bạn định làm gì với tất cả những thứ này? Chẳng mấy chốc, cái chết sẽ gõ cửa nhà bạn và mọi thứ sẽ bị lấy đi.

Cái có thể bị cái chết lấy đi thì đâu có đáng để tích luỹ. Tích luỹ cái gì đó mà cái chết không thể phá huỷ được. Đã có những thời người ta chỉ quan tâm tới cái bất tử. Cái mà chết thì đã chết rồi; vấn đề chỉ là thời gian thôi, dù đó là hôm nay hay ngày mai. Thân thể chể, tâm trí chết, chúng chẳng còn đáng quan tâm nữa. Mối quan tâm phải đi sâu hơn - liệu có cái gì đó trong bạn, ẩn sâu trong trái tim trống rỗng của bạn, mà không chết không? Phát hiện ra nó trong khi còn có thời gian đi.

Toàn bộ nỗ lực của thời đại vàng nào đó mà chúng ta đã đi qua và hoàn toàn quên lãng... tất cả những người thông minh đều chỉ quan tâm tới một điều: tìm ra cái vĩnh hằng trong con người. Cho nên ba mươi năm không phải là vấn đề; không ai đếm thời gian cả. Người ta không xem lịch. Không ai nói với thầy, "Bây giờ tôi đã ở đây hai năm rồi mà chẳng cái gì xảy ra cả."

Điều này làm tôi nhớ tới Junnaid. Ông ấy hay nói với đệ tử của mình, bài học đầu tiên cho mọi đệ tử mới, là: "Nhớ tới giai thoại này về cuộc đời ta... Ta đã ở với thầy của ta trong mười hai năm. Trong ba năm thầy chẳng hề nhìn ta. Ta ngồi cạnh thầy, mọi người tới rồi đi - và thầy có hàng trăm đệ tử, với những vấn đề của họ - nhưng thầy đã không nhìn ta. Vấn đề được giới thiệu và vấn đề về hỏi bất kì cái gì đều đơn giản là không thể được. Thầy đối xử cứ như là ta không có đấy, thầy hoàn toàn bỏ quên ta.

"Sau ba năm, lần đầu tiên thầy nhìn ta. Và chỉ cái nhìn đó... dường như cơn mưa đầu tiên đã tới và ta uống thoả thích trong năng lượng mới, dường như ta đã chết mãi cho tới lúc đó. Bỗng nhiên, cái nhìn của thầy làm cho ta sống."

Những cánh cửa mới, những chiều hướng mới mở ra. Và lại trong ba năm, không có cử chỉ nào khác. Nhưng Junnaid hoàn toàn hạnh phúc và thoả mãn và hài lòng. Nếu chẳng có gì hơn nữa xảy ra, thì thế này cũng đã là quá nhiều. Sau ba năm nữa trôi qua, thầy chạm vào đầu Junnaid. Và Junnaid hay nói, "Ta cảm thấy thanh thản thế, im lặng sâu sắc trùm lên ta. Ta trở thành lỗ hổng hoàn toàn, chỉ tràn ngập với ân huệ của thầy."

Và điều này tiếp tục xảy ra. Lại ba năm nữa, nhưng ông ấy hoàn toàn thoả mãn. Sau ba năm thầy ôm ghì ông ấy. Và khoảnh khắc thầy ôm ghì ông ấy - mà thậm chí chẳng một lời thốt ra trong cả chín năm này - ông ấy đã tan biến vào trong thầy, ông ấy trở thành một với thầy. Bây giờ chẳng có gì nhiều hơn điều ông ấy có thể hình dung.

Ba năm nữa trôi qua, và thầy hôn vào con mắt thứ ba của ông ấy. Bỗng nhiên, một tia sét vô cùng, xóa sạch mọi cái xấu xí, mọi rác rưởi; làm cho ông ấy hoàn toàn thuần khiết, vàng hai mươi bốn carat. Và sau mười hai năm này, thầy nói với ông ấy lần đầu tiên, nói rằng, "Bây giờ ông có thể đi."

Kì lạ. Thầy đã không nói một lời với ông ấy mà bây giờ thầy lại nói, "Bây giờ ông có thể đi. Điều ta đã làm cho ông, cố gắng lan toả nó ra."

Đây là sự truyền trao: thầy sẵn sàng trút ra mọi điều huy hoàng, nhưng vấn đề là liệu đệ tử có sẵn sàng đón nhận nó không. Phật thường nói, "Có thể có cơn mưa lớn sắp trút xuống - ông có thể để lộn ngược cái bình của mình. Mưa có thể làm được gì nào? - bình của ông vẫn còn trống rỗng. Bình của ông phải để vào vị trí nhận mưa chứ."

Ba mươi năm này, Triệu Châu đã ở cùng Nam Tuyền. Cần phải hiểu rằng đó là một loại tính toán hoàn toàn khác về thời gian. Mọi người không quan tâm tới thời gian nhưng quan tâm tới vô thời gian.

Tôi chưa từng gặp một sự việc nào trong toàn bộ lịch sử tâm thức và tiến hoá của nó khi mà một người bị mệt mỏi bởi "biết bao nhiêu năm đã trôi qua mà chẳng cái gì xảy ra."

Không ai đã bao giờ phàn nàn về điều đó. Nó biểu lộ cách sống rất ung dung. Nó biểu lộ hiểu biết rằng dù chúng ta có biết hay không, chúng ta vẫn là một phần của vĩnh hằng. Nếu nó không xảy ra hôm nay, nó sẽ xảy ra ngày mai; nếu nó không xảy ra ngày mai, có lẽ kiếp sau. Nhưng khả năng mênh mông có đó, cho nên không vội gì. Trong vội vã bạn có thể bỏ lỡ nhiều điều đáng tận hưởng, đáng nếm trải. Đi từ từ thôi.

Thời gian đi chậm rãi tới mức gần như chẳng ai quan tâm tới thời gian cả. Toàn bộ nỗ lực là để biết vô thời gian.

Ngày nay, thời gian đã trở thành rất quan trọng. Mọi người đếm từng phút, mọi người đến từng giờ, bởi vì họ đã quên mất vĩnh hằng của mình hoàn toàn. Và đặc biệt là Hồi giáo, Do Thái giáo, Ki tô giáo - ba tôn giáo này đã từng có ích trong việc làm cho mọi người quá vội vã, quá căng thẳng, bởi vì trong bẩy mươi năm biết bao nhiêu khao khát và biết bao nhiêu giấc mơ phải được hoàn thành. Không có thời gian cho bất kì cái gì khác.

Và tất cả những giấc mơ đó đều vẫn còn không được hoàn thành; tất cả những khao khát đó vẫn còn xa xăm như nguyên thuỷ. Con người cứ chạy và chạy mà chẳng đạt tới đâu cả, nhưng con người cứ muốn nhiều hơn nữa.

Bạn phải đã đọc câu chuyện nổi tiếng của Leo Tolstoy, "Con người đòi bao nhiêu đất?" Leo Tolstoy là một trong những người vĩ đại mà nhân loại đã tạo ra. Và mới chỉ vài ngày trước đây tôi mới đi tới biết ra... Ông ấy chưa bao giờ được trao giải thưởng Nobel. Không ai xứng đáng được giải thưởng Nobel như Leo Tolstoy. Sáng tạo của ông ấy là mênh mông, ông ấy chưa từng bị ai vượt qua. Ông ấy đã được đề cử, nhưng việc đề cử lại bị uỷ ban từ chối.

Uỷ ban giải thưởng Nobel công bố hồ sơ của mình cho công luận chỉ sau năm mươi năm, cho nên mãi năm nay họ mới công bố hồ sơ của họ cho công luận xem, hay để các nhà nghiên cứu nhìn vào. Và tôi bị sốc! Trong hồ sơ đó có nói là, "Leo Tolstoy không thể được trao giải thưởng Nobel vì ông ấy không phải là người Ki tô giáo chính thống." Đó là lí do. Ông ấy là người Ki tô giáo, nhưng ông ấy không phải là người Ki tô giáo chính thống. Ông ấy có những ý tưởng độc đáo của riêng mình không mang tính truyền thống.

Những xem xét này... Những cuốn sách lớn của ông ấy Anna Karenina, Chiến tranh và Hoà bình - chúng không được xét tới chút nào. Xem xét là liệu ông ấy có phải là người Ki tô giáo chính thống hay không. Thế thì họ nên làm rõ ràng rằng giải thưởng Nobel chỉ dành cho những người Ki tô giáo chính thống. Sao đạo đức giả thế?

Nhưng ba tôn giáo này đã tạo ra những khó khăn vô cùng cho nhân loại. Họ tất cả đều nêu ý tưởng rằng bạn chỉ có một kiếp sống. Chẳng biết gì về các kiếp sống quá khứ, họ đã cho con người một cách sống vội vã, ngay lập tức. Bạn phải hoàn thành nhiều thứ tới mức mọi thứ vẫn còn không đầy đủ. Bạn không thể hoàn thành được bất kì cái gì bởi vì bạn đang vội thế - việc khác đang đợi, đang sắp hàng đấy!

Mọi người chết với bàn tay trống rỗng.

Tất cả các tôn giáo phương Đông - Đạo giáo, Phật giáo, Jaina giáo, Hindu giáo - đã cho một chiều hướng hoàn toàn khác, toàn thể vĩnh hằng. Bạn không bị giới hạn trong bẩy mươi năm; sinh và tử đơn giản là các chương hồi trong vĩnh hằng của bạn. Nhiều lần bạn đã được sinh ra và bạn đã chết đi; dầu vậy, nguyên lí vĩnh hằng của cuộc sống vẫn tiếp tục.

Điều đó đã cho phương Đông yên tĩnh nào đó. Không phải vội vàng, bạn có thể ngồi bên thầy trong mười hai năm. Thầy có thể lấy thời gian riêng của thầy - ba năm để nhìn vào bạn, ba năm để đặt tay lên bạn. Ba năm để ôm ghì bạn. Ba năm để chạm vào con mắt thứ ba của bạn và buông ra tia sét làm biến đổi toàn thể con người bạn. Và không cho bạn thông điệp lời nào cả... Junnaid đơn giản được thầy bảo, "Bây giờ ông có thể đi. Công việc của ta đã hoàn tất. Và bất kì cái gì ta đã làm cho ông, ông làm cho người khác."

Điều này bạn phải ghi nhớ. Chính việc nhớ này rằng chúng ta đã từng ở đây mãi mãi và chúng ta sẽ ở đây mãi mãi cho thảnh thơi sâu sắc. Không có vội vàng; chúng ta có thể làm mọi sự một cách tỉ mỉ, thật chi tiết... chúng ta có thể làm mọi sự cho tới hoàn hảo.

Triệu Châu ở với Nam Tuyền ba mươi năm. Sau chứng ngộ của mình ông ấy đã sống hơn ba mươi năm ở ngôi chùa Quán Âm. Một lần, ông ấy nói:

- điều ông ấy nói là rất biểu tượng -

"Khói từ ống khói quanh ta, ta thấy vô dụng lắm..."

Ông ấy đang nói, "Có người đấy, ta thấy khói từ các ống khói của họ trên đỉnh núi của ta. Nhưng thật là vô ích, bởi vì chẳng cái gì đã trở nên chín muồi. Chẳng cái gì đã được nấu chín hoàn toàn. Những người này đều biết hoàn toàn rõ là ta đang đợi ở đây trên đỉnh núi này và ta có cái gì đó quí giá để cho họ."

Từ năm ngoái đến giờ ta chưa ăn cái bánh bao hay bánh gạo nào.

Ông ấy không nói tới bánh bao hay bánh gạo. Điều ông ấy ngụ ý là "Kể từ năm ngoái ta chưa bắt gặp một người chín muồi nào" Đó là điều thầy của ông ấy Nam Tuyền đã nói, rằng, "Anh ta là quả rất chín. cho anh ta cách đối xử tốt. Anh ta có thể rụng khỏi cây vào bất kì khoảnh khắc nào."

Bây giờ cứ nghĩ tới chúng là ta lại chảy dãi.

Ông ấy đang nói, "Chỉ mỗi ý nghĩ rằng những người này đang có đó, đang mang bên trong một niềm vui sướng mênh mông... và ta đang ngồi đây sẵn sàng mở ra cánh cửa, nhưng họ lại tuyệt đối không nhận biết về kho báu riêng của mình."



Đừng để tâm tới Phật giáo... Một cách tự nhiên, khi bạn trở nên chứng ngộ, bạn không còn để tâm tới 'giáo' nào nữa. Đấy có thể là Phật giáo, đấy có thể là Jaina giáo, đấy có thể là Đạo giáo, chẳng thành vấn đề gì. Chứng ngộ đưa bạn vượt ra ngoài mọi 'giáo'. 'Giáo' đơn giản là các phát biểu triết lí. Chứng ngộ là chính kinh nghiệm.



Cho nên ông ấy nói, Không để tâm tới Phật giáo - bởi vì Phật giáo sẽ không cho phép điều ông ấy đang làm - ta thường hay thở dài vì mọi người, những người gần với chân lí thế nhưng vẫn còn xa xăm bởi vì ham muốn, ngay cả việc truy tìm cũng chưa nảy sinh trong họ.

Không người nào trong cả trăm ngôi nhà là tốt cả...

Chỉ ngay dưới núi của ông ấy có một trăm ngôi nhà. Không một cá nhân nào từ làng đó đã tới tìm hỏi, "Sư này đang làm gì ở đây, ngồi dưới gốc cây, trong ba mươi năm?" Họ chẳng quan tâm.

Điều đó không phải là cái gì đó mới. Ở Pune có thể có tới hơn hai triệu người, mà không một ai trong số họ đã từng nghĩ, "Điều gì đang diễn ra tại chỗ này trong Thính phòng Phật?" Họ có thể đi ngang qua đường, họ có thể thấy cái gì đó đang diễn ra, nhưng không tìm hỏi. Họ dính líu vào những việc thông thường tới mức họ giữ mình hoàn toàn mù quáng về điều tối thượng.

Mọi khách thăm chỉ hỏi xin ta chén trà.

Và thậm chí ai đó tiện thể tới, một người lạ, người đó hỏi xin ta chén trà. Ta có thể cho người đó cả thế giới, cả vũ trụ này. Nhưng tâm trí nghèo nàn thế. Người đó không nhìn vào ta, người đó đơn giản muốn một chén trà. Người đó chỉ đi qua bởi: "Có lẽ sư này trong chùa của ông ta phải có trà. Nhưng sư này có cái gì đó của điều thiêng liêng - điều đó thì người này chẳng quan tâm tới."

Nếu không được cho đủ, người đó giận dữ bỏ ta đi."

Bây giờ, Triệu Châu không có nghĩa vụ nào để cung cấp trà cho người lạ. Bản thân ông ấy là một sư nghèo. Ông ấy có thể cho cái gì đó mà bạn thậm chí không tưởng tượng ra nổi ngay cả trong mơ của mình, nhưng bạn hoàn toàn không nhận biết và mù. Mọi người thường trở nên giận dữ nếu sư nói rằng không có trà. "Ta có thể cho ông bản thân ta, ta có thể chia sẻ nhiều thứ khác, nhưng trà thì không có. Ta là sư nghèo." Họ trở nên giận giữ.

Trong khi bạn đang nghe những phát biểu và giai thoại này, bao giờ cũng nhớ một điều: đừng nghe chúng cứ như chúng là về ai đó khác.

Một dòng trong một bài thơ Anh là, "Chuông nguyện hồn ai." Trong một làng Ki tô giáo, khi ai đó chết, chuông nhà thờ lại ngân lên để thông báo cho nông dân quanh vùng rằng "Ai đó đã chết, từ cánh đồng trở về đi."

Bài thơ này nói: "Đừng bao giờ hỏi chuông nguyện hồn ai, nó nguyện cho cả ba." Đó là sáng suốt lớn lao. Bất kì ai chết đều chỉ ra cho bạn một sự kiện, rằng bạn cũng đang chết đấy.

Trước khi cái chết bắt lấy bạn, làm điều gì đó để tìm ra cái gì đó sao cho bạn có thể đánh bại cái chết.

Một lần khác Triệu Châu được hỏi:

"Khác biệt một sợi tóc - và điều gì xảy ra?"

Đó lại là một công án Thiền cổ: Khác biệt một sợi tóc - và điều gì xảy ra? Mọi người được cho công án này để suy tư về nó. Chẳng cái gì khác được nói ra cả. Sự việc là gì trong khác biệt có một chiều rộng sợi tóc mà tạo ra khác biệt lớn lao vậy? "Chiều rộng sợi tóc"... mọi người suy tư về nó. Khi họ đi sâu hơn... họ không thể tìm ra được bất kì câu trả lời trí tuệ nào cho nó, nhưng khi họ đi ngày một sâu hơn một ngày nào đó họ thấy câu trả lời.

Câu trả lời là, giữa bạn và trung tâm của bạn chỉ khác nhau một chiều rộng sợi tóc là khác biệt lớn rồi. Ngay cả một khác biệt như vậy cũng không được còn lại. Bạn phải tan biến vào trong trung tâm của mình, hoàn toàn và tuyệt đối. Chỉ thế thì bạn mới có thể được gọi là người đã hoàn thành, người thức tỉnh, phật.

Thầy trả lời, "Trời và đất xa xăm."

Thiền rất đặc biệt theo cách đối thoại của nó và mọi thứ.

Thầy trả lời, "Trời và đất xa xăm." Bây giờ điều này dường như tuyệt đối chẳng liên quan gì tới điều người này đang hỏi.

Sư hỏi, "Thế không khác biệt một sợi tóc?"

"Trời và đất xa xăm," Triệu Châu đáp.

Sư hỏi, "Thế không khác biệt một sợi tóc?" Thế thì điều gì xảy ra? Và Triệu Châu nói, "Trời và đất xa xăm." Vẫn cùng câu trả lời ấy cho cả hai câu hỏi, và cả hai câu trả lời đều tuyệt đối chẳng liên quan tới câu hỏi này! Điều đó tạo ra tình huống, và đó là toàn bộ công việc của thầy. Ông ấy đang nói, "Ông đang hỏi một câu hỏi không phải để hỏi, câu hỏi chỉ sẵn có cho những người đi vào chính bản thân mình và tìm thấy nó. Bằng không, trời và đất xa xăm."

Người này đã nghĩ có lẽ anh ta có thể hỏi câu hỏi này theo cách khác. Nhưng câu trả lời vẫn như trước. Thầy, không nói rằng "Ông đang hỏi những điều không liên quan, những điều không thể được hỏi và trả lời, mà chỉ có thể được kinh nghiệm"... Nhưng đây là cách Thiền đã phát triển một ngôn ngữ rất bao la của riêng nó. Đáp lại anh ta bằng những câu trả lời không liên quan, Triệu Châu đang ném anh ta trở lại mình luôn; có lẽ anh ta có thể nắm được vấn đề. Thầy không nói trực tiếp với anh ta, "Kinh nghiệm đi!"

Chỉ có một điều trong cuộc sống nơi chiều rộng sợi tóc tạo nên sự khác biệt bao la: nếu bạn đạt tới gần trung tâm của mình thế... nhưng chỉ chiều rộng của sợi tóc và trời đất xa xăm. Khoảng cách này cũng nhiều như giữa đất và trời. Bạn đã tới rất gần cũng chẳng thành vấn đề; ngay tính gần cũng là khoảng cách.

Bạn không thể nói, "Tôi xấp xỉ chứng ngộ rồi." Ngay cả chứng ngộ xấp xỉ bạn cũng dốt nát. Hoặc bạn chứng ngộ hoặc bạn không chứng ngộ; ngay cả chiều rộng sợi tóc cũng không làm bạn thành chứng ngộ xấp xỉ. Nghĩ mà xem: hoặc bạn sống hoặc bạn chết, bạn không thể nói năm mươi-năm mươi được! Hoặc bạn thức hoặc bạn ngủ, bạn không thể nói năm mươi-năm mươi.

Triệu Châu đủ tốt để trả lời ngay cả một người như vậy. Bởi vì Thiền là vấn đề rất tinh tế, vấn đề rất mong manh: nó giải quyết với thực tại tối thượng. Bạn phải xử trí nó rất cẩn thận.

Tetsuan viết:

Quá nhiều điều xảy ra ở đây

nơi đáng không nên có gì cả;

Chiếc lều rơm không được xem là

nơi chốn đông đúc,

nhưng chim núi vẫn tới

để tránh mưa tối

trong khu rừng thẳm.

Mây trôi giạt tạo mẫu hình

của rêu trơn

trên thềm đá.

Thế giới trôi nổi này chỉ hoà hợp

vèo qua đầu lưỡi kiếm.

danh vọng và giầu có

đã quên tất cả về ta.

Tetsuan đang nói về chiếc lều nhỏ mà Triệu Châu sống trong đó. Ông ấy nói, "Quá nhiều điều xảy ra trên mỏm núi xa xăm này, trong chiếc lều tranh đó. Quá nhiều điều xảy ra ở đây nơi đáng không nên có gì cả, bởi vì nó xa xăm với thế giới thế. Nhưng dầu vậy biết bao nhiêu điều vẫn xảy ra. "Chiếc lều rơm không được xem là nơi chốn đông đúc." Nhưng nó lại là chỗ đông đúc bởi vì với một thiền sư thì mọi thứ vẫn xảy ra xung quanh - mây và hoa và cây - đều có trạng thái bình đẳng với con người.

Chiếc lều rơm không được xem là nơi chốn đông đúc, nhưng chim núi vẫn tới. Con người có thể không tới nhưng chim núi vẫn tới để tránh mưa tối trong khu rừng thẳm. Mây trôi giạt tạo mẫu hình của rêu trơn trên thềm đá. Thế giới trôi nổi này chỉ hoà hợp vèo qua đầu lưỡi kiếm. Danh vọng và giầu có đã quên tất cả về ta.

Tetsuan đã sống với Triệu Châu. Thế giới này có thể đã quên mất họ, danh tiếng và tên tuổi họ - nhưng vài người tìm kiếm vẫn tìm ra đường, dù một người như Triệu Châu có ẩn ở sâu đến đâu trong rừng rậm. Con người của linh hồn thức tỉnh là lực kéo vĩ đại. Bất kì khi nào ai đó bỗng nhiên có một thôi thúc tìm kiếm trên con đường chưa biết, thì họ đều bắt đầu đi hướng theo thầy, không biết đích xác mình đang đi đâu.

Đó là cách các bạn đã tụ hội lại đây. Chẳng có lí do gì để các bạn ở đây cả, nhưng cái gì đó cứ giữ bạn ở đây. Một khả năng mênh mông nào đó của việc tìm ra chân lí, của việc kinh nghiệm cái đẹp, của việc biết ý nghĩa cuộc sống.

Maneesha đã hỏi một câu hỏi:

Osho ơi,

Có phải người ta chỉ nhận được cái đánh nếu điều đó gây đau không?

Maneesha, thầy đánh không để gây đau mà để chữa lành. Và đệ tử nhận cái đánh với lòng biết ơn vô bờ bến, không với giận dữ. Chừng nào cái đánh mà còn chưa được nhận với lòng biết ơn thì nó không thể làm được công việc chữa lành của nó. Các bạn tất cả đều đầy những vết thương, và chúng tất cả đều bị phơi ra mặt trời, ra bầu trời rộng mở. Chừng nào bạn còn chưa tự cho phép mình được phơi trần hoàn toàn, thì bạn không thể gạt bỏ đi được các vết thương này. Cách thức thông thường trong thế giới này là che dấu những vết thương để cho không ai biết về chúng - cứ che dấu chúng ngày một sâu hơn trong vô thức, để cho thậm chí bạn cũng quên mất chúng. Nhưng để làm việc với tâm thức, việc lau chùi tâm thức hết sạch mọi vết thương là tuyệt đối cần thiết. Những vết thương đó phải được đem ra chỗ để mở.

Bạn đang hỏi, "Có phải người ta chỉ nhận được cái đánh nếu điều đó gây đau không?" Không, Maneesha. Nếu nó làm đau thì bạn đã lỡ rồi. Nếu nó không làm đau mà tạo ra lòng biết ơn, tình yêu, thì nó chữa lành.

Đêm qua tôi đã không cảm thấy đau.

Bạn là kẻ tội lỗi cũ, Maneesha. Bạn đã ở cùng với kẻ lạ mặt này đủ lâu rồi. Nhưng bạn không biết rằng bên cạnh bạn, Zareen đang ngồi; chứng đau nửa đầu của bạn lập tức nhẩy vào Zareen! Hôm nay cô ấy ngồi xa bạn.

Trong bẩy năm cô ấy đã không bị đau nửa đầu. Đêm qua cô ấy chịu chứng đau nửa đầu, tôi đã thấy nó nhẩy vào cô ấy! Nhưng tôi giữ im lặng, bởi vì cô ấy là mới và cô ấy phải hiểu nhiều điều. Đây cũng là kinh nghiệm lớn cho cô ấy, rằng chỗ này không phải là tụ hội bình thường của mọi người, đây không phải là câu lạc bộ Sư tử hay tổ chức phục vụ cộng đồng Rotary Club. Chúng ta đang tham gia vào thực nghiệm vĩ đại nhất về việc biến đổi tâm thức. Nếu bạn luôn nhớ tới nó, bạn có thể vượt qua tất cả mọi khối chướng ngại.

Tôi hi vọng rằng Zareen đã vượt qua chứng đau nửa đầu. Nhưng nó đã nhẩy vào cô ấy bởi vì cô ấy là mới và cô ấy không biết rằng tại một chỗ như vậy, thầy đánh chỉ khi thầy yêu. Thầy đánh chỉ khi thầy thấy bạn đủ xứng đáng.

Bạn đang nói:

Tôi đã thấy chân lí của điều thầy đã nói nhưng tôi đã không tự ghét mình hay chấm dứt việc yêu thầy. Tôi có bỏ lỡ không?

Không, Maneesha, may mắn là bạn đã không bỏ lỡ.

Tôi biết thầy sẽ đánh tôi lần nữa nếu tôi cần nó - và lần này tôi không có cớ đau nửa đầu.

Bạn xem nơi chứng đau nửa đầu của bạn đã biến mất! Bây giờ, khi mọi người đều đang thiền, Zareen phải ném nó đi thật xa nhất có thể được. Bất kì ai xứng đáng với nó sẽ nhận lấy nó! Và tôi hứa với bạn, Maneesha, dù bạn có cần nó hay không thì tôi vẫn cứ đánh. Chỉ vì niềm vui vô biên!

Bây giờ là lúc dành cho Zareen....

Bé Ernie vênh váo đi vào quán rượu và quát to với cô phục vụ quán có thân hình quyến rũ, "Cho tôi ba cốc rượu Scottlen trên đá!"

"Này, nhóc," cô phục vụ quán nói. "Cháu trông chẳng hơn đứa bé bẩy tuổi. Cháu muốn làm cô rắc rối hay cái gì?"

"Có thể về sau," Ernie nói. "Ngay bây giờ cháu chỉ muốn rượu Scottlen thôi!"

Alfonó, người Italia, đang lôi một chiếc hòm lớn, nặng đi giữa phố thì bỗng nhiên anh dừng lại trước một ngôi nhà. Anh ta gõ cửa và một người đàn bà tới mở cửa.

"Bà có phải là bà quả phụ Jones không?" Alfonó hỏi.

"Tên tôi không phải là Bà quả phụ Jones," người đàn bà đáp. "Tôi là bà Jones."

"Thôi được," Alfonó nói, một cách buồn bã, "Bà cứ đợi cho tới khi bà thấy cái tôi có trong hòm này!"

Cha Fungus già đang dần bị điếc trong những năm sắp tới, cho nên ông ấy bảo các giáo dân của mình viết ra tội lỗi của họ lên một tờ giấy thay vì nói về những tội đó cho ông ấy.

Mọi thứ đều trôi chảy với phương pháp này, cho tới một hôm Cha Fungus biết ai đó lẻn vào phòng xưng tội của mình, ợ to, và sì mũi. Mùi rượu uytski xông lên sặc sụa từ phía bên kia của phòng trong khi Cha Fungus nghe thấy ông bạn già của mình Paddy đang sờ soạng quanh túi mình. Cuối cùng, Paddy đẩy một mẩu giấy nhỏ qua bức màn vào tay ông linh mục.

Tờ giấy xưng tội viết là: Mười lon bia hộp. Một gói sáu lon Coca-Cola. Nửa tá trứng. Ba cuộn giấy vệ sinh, hai bao cao su và một hộp băng vệ sinh.

Cha già Fungus nhìn vào tờ ghi chép đến cả phút, nhún vai và im lặng đẩy nó lại cho Paddy.

Paddy nhìn chăm chăm vào tờ giấy rất ngạc nhiên. "Ôi Jesus!" ông ta kêu lên. "Tôi bỏ quên mất lời xưng tội của mình ở siêu thị rồi!"

Hoàng tử Charles và công nương Diana của England được mời làm khách danh dự tại cuộc triển lãm nông nghiệp toàn England.

Sau khi họ chủ toạ buổi lễ khai mạc, đôi hoàng thân này, theo nghĩa vụ cùng bước đi thăm xung quanh hoà lẫn với các nông dân và xem các vật triển lãm. Chẳng mấy chốc Charles phát chán và hướng tới lều bia, còn Diana thì bước tới ngưỡng mộ con bò đực được giải thưởng - và chưa bao giờ có một con đực nào lại có thiết bị lộng lẫy đến thế!

Công nương choáng váng và ngạc nhiên về kích cỡ của bộ máy của con vật này, và gọi với sang người chăn trâu, anh nông dân Cowtit, để nói chuyện.

"Đó là con vật đẹp thật mà anh có ở đây," Diana nói.

"Dạ vâng, thưa công nương," Cowtit nói. "Nó là nhà vô địch, và cũng là người cha vô địch luôn."

"Thế cơ à?" công nương nói, thấy kích động. "Kể cho tôi về nó đi."

"Thế này, thưa quí bà," anh nông dân tiếp tục, "con bò đực này đã cho đi lấy giống ba trăm lần năm qua đấy!"

"Thế cơ à?" Diana kêu lên. "Điều đó thật rất đáng kinh ngạc đấy! Tôi phải bảo chồng tôi về điều này." Và công nương chạy đi kiếm Charles.

Cô ấy tìm thấy anh ta trong lều bia, say sưa với một bọn nông dân.

"Lại đây với em, Charles!" Diana cắn cảu. "Em định chỉ cho anh một con vật sẽ làm cho anh phải xấu hổ về bản thân mình!" Và cô ấy lôi anh ta tới chỗ con bò.

"Bây giờ, anh bạn tốt của tôi," Diana nói với anh nông dân Cowtit, vừa trỏ vào đôi tinh hoàn của con bò đực. "Nói cho chồng tôi điều anh vừa nói cho tôi về con bò đực này đi."

"Thế này," anh nông dân trả lời, "như tôi đã giải thích cho công nương ở đây, con bò đực tuyệt vời này đã giao cấu ba trăm lần năm qua."

"Và chuyện đó, này Charles," Diana ngắt lời, "là chuyện gần như mọi ngày đấy nhé!"

"Rất thú vị," Charles nói líu nhíu. "Nhưng anh cá rằng nó không phải giao cấu với cùng con bò cái già!"

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

(tiếng trống)

Im lặng.

Nhắm mắt lại.

Cảm thấy thân thể hoàn toàn bị đông cứng.

Bây giờ nhìn vào bên trong, tập hợp toàn thể tâm thức - với sự khẩn thiết sâu sắc, dường như khoảnh khắc này là khoảnh khắc cuối của cuộc sống của bạn.

Chỉ với sự khẩn thiết như vậy người ta mới có thể đạt tới trung tâm của cuộc sống.

Và trung tâm của cuộc sống là trung tâm của con người vĩnh hằng, bất tử, vũ trụ.

Đi vào ngày một sâu hơn, bởi vì bạn đang sắp gặp, tại đường biên giữa bạn và tâm thức vũ trụ, bản thân phật.

Việc là phật của bạn là sự chuẩn bị cần thiết để lấy bước nữa và nhẩy vào trong toàn thể vũ trụ...

Không để lại ngay cả dấu chân trên trời xanh.

Niềm phúc lạc lớn lao nhất là không hiện hữu.

Hàng nghìn bông hoa bắt đầu mưa rào lên bạn.

Chỉ là trái tim trống rỗng và bạn sẽ được rót đầy bằng vô vàn châu báu.

Để làm cho điều đó được rõ ràng, Nivedano...

(tiếng trống)

thảnh thơi.

Và vẫn còn mang tính quan sát, chứng kiến thân thể, tâm trí.

Bạn không là cả hai chúng.

Bạn chỉ là nhân chứng.

Nhân chứng này được gọi một cách hình tượng là phật, người đã thức tỉnh.

Tại trung tâm bình tĩnh làm sao - một làn gió mát, một hương thơm mới mà bạn chưa bao giờ kinh nghiệm.

Toàn thể tâm thức trở thành đầy những ngôi sao.

Buổi tối hôm nay đẹp trong chính nó.

Nhưng mười nghìn chư phật tan biến bản thân mình thành đại dương tâm thức đã làm cho nó thành hùng vĩ.

Tôi có thể thấy rằng tâm thức của các bạn đã trở thành cái hồ.

Thính phòng Phật chỉ là cái hồ của việc chứng kiến im lặng.

Trong cái hồ như vậy, hoa sen nở ra, chân lí được kinh nghiệm, yêu lần đầu tiên được hiểu ra.

Cái đẹp không còn là điều vật lí nữa mà là sự duyên dáng bên trong.

Các bạn thu lấy thật nhiều hoa nhất có thể được trước khi Nivedano gọi các bạn quay lại.

Đây là bản tính thực của bạn.

Đây là khuôn mặt nguyên thuỷ của bạn.

Bạn không phải đi tới bất kì đền chùa nào để tìm phật.

Nhân chứng của bạn là phật.

Nivedano...

(tiếng trống)

Bây giờ quay lại. Nhưng quay lại như chư phật, với sự an bình lớn lao, với sự duyên dáng mênh mông, với bài ca trong trái tim, với điệu vũ trong từng thớ thịt của con người bạn.

Và ngồi đó vài khoảng khắc, chỉ để hồi tưởng lại toàn thể kinh nghiệm này - nơi bạn đã ở, con đường vàng bạn đã du hành qua và lại.

Con đường này bạn sẽ phải du hành đi và lại nhiều nhiều lần.

Chỉ thế thì một ngày nào đó bạn mới chín muồi.

Chỉ thế thì thời điểm mới tới cho sự bùng nổ tối thượng.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Thầy kính yêu.

Xem Tiếp Chương 4Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post