Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Triệu Châu (Joshu) – Tiếng Gầm Của Sư Tử – Osho
Bài Nói Về Thiền
Chương 4. Tiếp Tục Đào
Nghe hoặc Tải MP3 'Triệu Châu (Joshu) - Tiếng Gầm Của Sư Tử' ê
Osho ơi,
Một lần, Triệu Châu nói với các sư của mình: Ta đã thực hành
zazen ở tỉnh miền nam trong ba mươi năm. Nếu các ông muốn nhận ra chứng ngộ,
thì các ông nên nhận ra tinh tuý của Phật giáo, thực hành zazen. Trong quá
trình ba, năm, hai mươi, ba mươi năm, nếu ông không hiểu thấu đạo, ông có thể
chặt đầu ta và đem nó làm gáo nước tiểu. Tương truyền Triệu Châu cũng đã nói:
Hàng nghìn người tiếp hàng nghìn người chỉ là người tìm kiếm theo Phật, mà chẳng
người nào là con người đích thực của đạo cả. Trước sự tồn tại của thế giới này,
bản chất cái ta vẫn nguyên vẹn. Bởi vì các ông đã thấy sư già này, các ông
không còn là ai đó khác nữa, mà là thầy của chính mình. Phỏng có ích gì mà đi
tìm người khác ở bên ngoài?
Có lần một sư hỏi Triệu Châu: "Truyền thống gia đình của thầy
là gì?" Triệu Châu đáp: "Ta có cái không bên trong, và ta tìm kiếm
cái không bên ngoài."
Maneesha, từ
'zazen-ngồi thiền' phải được hiểu trước khi tôi có thể bắt đầu thảo luận về lời
kinh bạn đã đem tới. Thiền Zen tôi đã giải thích cho các bạn rồi. Nó bắt nguồn
từ từ dhyan trong tiếng Phạn. Phật chưa bao giờ dùng tiếng Phạn cả, đó là một
phần của cuộc cách mạng của ông ấy. Tiếng Phạn là ngôn ngữ của những người có học,
nó chưa bao giờ là ngôn ngữ của quần chúng. Phật đã bứt ra khỏi truyền thống và
bắt đầu nói theo ngôn ngữ của đại chúng. Đó đã là cuộc nổi dậy chống lại giới học
giả, người có học, các bác học, các giáo sĩ, những con người của kinh sách, những
người có trái tim trong sách vở. Và bởi vì những cuốn sách này mà họ không thể
nào nhìn thấy thực tại.
Phật đã bắt đầu nói
theo ngôn ngữ của tỉnh của mình, tiếng Pali. Trong tiếng Pali, dhyan thay đổi dạng
của nó đi chút ít. Nó trở thành jhan. Khi Bồ đề đạt ma tới Trung Quốc, jhan lại
bị đổi đi, trong tiếng Trung Quốc; nó trở thành ch'an. Và khi trường phái của
Rinzai đem cùng thông điệp này sang Nhật Bản từ Trung Quốc, thì từ ch'an lại tới
rất gần với nguyên bản tiếng Pali, jhan. Ở Nhật Bản nó đã trở thành zen.
Trong tiếng Anh không
có từ tương đương. Có nhiều từ như tập trung, suy tư... nhưng chúng tất cả đều
là về tâm trí. Dhyan nghĩa là đi vượt ra ngoài tâm trí. Nó không phải là tập
trung, nó không phải là suy tư; nó chỉ là gạt tâm trí sang bên và nhìn vào thực
tại và kinh nghiệm riêng của bạn một cách trực tiếp, không bị tâm trí can thiệp
vào nó.
Bạn đã bao giờ thử thực
nghiệm nhỏ này chưa? Quan sát bông hồng, bạn có thể quan sát bông hồng mà không
có việc nói của tâm trí, "Đẹp thế nhỉ"? Bạn có thể chỉ quan sát hoa hồng
mà không có việc tâm trí nói điều gì không? Trong khoảnh khắc đó bạn ở trong trạng
thái của dhyan, hay zen - thiền.
Tôi nhớ tới một câu
chuyện. Hai mươi nhăm thế kỉ trước đã có trùng hợp lớn là ở Hi Lạp có Socrates
và ở Ấn Độ có Phật Gautam và Mahavira, và ở Trung Quốc có Lão Tử và Trang Tử -
tất cả đều diễn đạt chân lí về sự tồn tại, chỉ hướng tới nó. Điều rất lạ là bỗng
nhiên, trên khắp thế giới, có ít nhất sáu người hoàn toàn thức tỉnh. Công việc
của họ có thể khác bởi ngôn ngữ của họ khác nhau, nhưng chỉ báo của họ là vào
cùng một trăng. Điều đó là tuyệt đối chắc chắn.
Dhyan nghĩa là nhìn,
dù ra ngoài hay vào trong, nhưng không nghĩ - chỉ nhìn thẳng tới. Mắt bạn trở
thành chỉ là tấm gương. Tấm gương chưa bao giờ nói điều gì với bất kì ai. Nó
không kết án cái xấu mà nó cũng không ca ngợi cái đẹp; nó đơn giản không phán
xét.
Dhyan đích xác là trạng
thái không phán xét của tâm thức tựa tấm gương, chỉ thấy và không nói điều gì.
Thế thì việc thấy trở thành toàn bộ. Và trong việc thấy đó là chân lí, là cái
thiện, là cái đẹp.
Bởi vì hiện tượng
này, ở phương Đông không có từ tương đương với 'philosophy - triết lí'. Ở
phương Đông từ đã trở thành tương đương là darshan - kiến, nhưng darshan nói tới
một chiều hướng hoàn toàn khác với triết lí. Triết lí nghĩa là yêu mến sự khôn
ngoan. Nó là tình yêu tri thức. Còn darshan mang chính ý nghĩa đối lập lại:
không yêu khôn ngoan hay tri thức, mà yêu việc thấy. Darshan nghĩa là việc thấy.
Dhyan là phương pháp, con đường; còn darshan kiến, việc thấy ra chân lí bằng
con mắt riêng của bạn, là mục đích của toàn thể nỗ lực phương Đông.
Zazen là gì? Zen là,
chỉ một hay hai lần một ngày... vào sáng sớm khi mặt trời lên và chim chóc líu
lo, bạn ngồi im lặng bên cạnh đại dương hay dòng sông hay hồ. Đó không phải là
cái gì đó bạn phải làm liên tục. Điều đó giống như bất kì hoạt động nào khác. Bạn
tắm - điều đó không có nghĩa là trong hai mươi bốn giờ bạn phải liên tục tắm.
Zazen đích xác nghĩa là: tắm liên tục. Zen là nỗ lực đều đặn để thấy chân lí.
Zazen là nhận biết duy trì suốt hai mươi bốn giờ, cả ngày đêm, tỉnh táo, trong
trạng thái bên ngoài tâm trí. Hoạt động của bạn phải biểu lộ ra nó, lời của bạn
phải biểu lộ ra nó. Ngay cả việc bước đi của bạn cũng biểu lộ ra nó - sự duyên dáng,
cái đẹp, chân lí, có căn cứ, có thẩm quyền.
Cho nên zazen là sự
kéo dài của Thiền suốt cả ngày. Chỉ bởi vì zazen mà các tu viện mới đi vào tồn
tại. Bởi vì nếu bạn sống cuộc sống đời thường của người chủ gia đình thì bạn
không thể đảm đương được suy tư, ở trong trạng thái Thiền hai mươi bốn tiếng một
ngày. Bạn phải làm nhiều thứ khác. Và có mọi khả năng là trong khi bạn làm các
thứ khác bạn có thể quên mất dòng chảy ngầm. Cho nên tu viện mới đi vào sự tồn
tại. Xã hội đã quyết định rằng những người muốn đi sâu hơn vào con người mình đều
đang làm thực nghiệm vĩ đại thế cho cả nhân loại, bởi vì cho dù một người trở
thành phật, thì cùng với người đó toàn thể nhân loại đi lên một chút ít trong
tâm thức.
Điều đó có thể không
rõ ràng. Điều đó cũng tựa như là khi dòng sông Hằng... một dòng sông lớn, lớn tới
mức vào lúc nó đạt tới đại dương thì tên của nó, từ là Hằng (Ganga), trở thành
Hằng đại dương (Gangasagar), "đại dương của sông Hằng." Nó trở thành
như đại dương - bao la thế. Khi nó đi vào trong đại dương, đại dương chắc chắn
dâng lên một chút. Đại dương bao la tới mức ngay cả hàng trăm và hàng nghìn
dòng sông cũng chưa bao giờ tạo ra được trận lụt trong đại dương, nhưng chắc chắn
ngay cả một giọt nước cũng dâng lên mức độ này. Ít nhất bạn cũng có thể hiểu được
điều đó: một giọt nước đánh mất mình trong đại dương, và đại dương là cái gì đó
hơn nó trước đây - thêm một giọt nước nữa.
Những con người của
những ngày ấy chắc chắn mang tính chủ quan hơn, mang sự sáng tỏ hơn rằng tiến
hoá thực của con người không ở trong việc phát triển máy móc, công nghệ; tiến
hoá thực phải xảy ra trong tâm thức con người. Tâm thức con người phải trở
thành đỉnh cao, đỉnh Everest, đỉnh núi vươn cao lên trên các đám mây. Cho dù chỉ
một người thành công thôi, đấy không chỉ là sự thành công của người đó, nó cũng
là thành công của tất cả mọi người - quá khứ, hiện tại, tương lai - bởi vì điều
đó cho một chỉ báo dứt khoát rằng chúng ta còn không cố gắng; bằng không thì
chúng ta cũng đã có thể là chư phật. Những người đã cố gắng, đã trở thành. Điều
đó là bản chất cố hữu của chúng ta.
Xã hội hỗ trợ cho các
sư, hỗ trợ cho tu viện. Có hàng nghìn tu viện với hàng nghìn sư chẳng làm gì cả.
Xã hội cho phép họ - "Chúng tôi tham gia vào việc sản xuất. Chúng tôi sẽ
cung cấp cho các ông thức ăn và quần áo. Các ông cứ dành toàn bộ vào nỗ lực của
mình để đạt tới đỉnh cao nhất của tâm thức đi. Sự thành công của các ông sẽ
không chỉ là sự thành công của các ông. Nếu hàng nghìn người trở thành chư phật,
cả nhân loại, chẳng cần nỗ lực gì, cũng sẽ thấy việc dâng lên nào đó trong tâm
thức."
Đây đã là sáng suốt lớn.
Và xã hội đã gánh lấy gánh nặng của hàng nghìn sư, của hàng nghìn tu viện; tất
cả mọi nhu cầu của họ đều được xã hội đáp ứng. Ngày nay, xã hội đó đã biến mất
bởi vì ngày nay ngay cả khái niệm rằng bạn là phật ẩn kín cũng đã biến mất. Một
ý tưởng kì lạ đã nắm bắt nhân loại, rằng mọi người đều là hòn đảo. Và điều đó
là cực kì vô nghĩa. Ngay cả các hòn đảo cũng không phải là đứng tách riêng. Chỉ
đi sâu xuống dưới một chút và chúng được nối với lục địa.
Mọi người đều được nối
với nhau, vấn đề chỉ là đi sâu thêm một chút. Gốc rễ của chúng ta xoắn xuýt với
nhau, cội nguồn cuộc sống chúng ta là một.
Điều cực kì sáng suốt của những ngày đó là họ đã quyết định - đặc
biệt chẳng hạn như ở Tây Tạng: mọi gia đình đều phải đóng góp một đứa trẻ cho
tu viện, và trong tu viện đó nó phải làm mỗi việc zazen. Nó không có việc gì
khác để làm sao lãng mình. Nhưng bây giờ khả năng đó không tồn tại. Do đó, tôi
đã xoay xở nhiều phương cách khác nhau theo đó bạn có thể vẫn ở trong thế giới
- không cần tới tu viện, bởi vì chẳng có ai hỗ trợ bạn cả. Bạn có thể vẫn trong
thế giới vậy mà vẫn điều khiển được dòng chảy ngầm của ngọn lửa đang dần dần trở
thành giống như việc thở của bạn. Bạn không phải nhớ tới nó.
Maneesha đã hỏi:
Osho ơi,
Một lần, Triệu Châu nói với các sư của mình: Ta đã thực hành
zazen ở tỉnh miền nam trong ba mươi năm.
Ông ấy đang nói tới ba mươi năm kia ở cùng thầy mình, Nam Tuyền.
Ông ấy đang nói, "Ta đã thực hành zazen chân thực trong ba mươi năm liên tục,
thậm chí chẳng bận tâm tới chứng ngộ còn bao xa." Điều đó có sắp xảy ra
hay không? Điều đó là chân lí hay chỉ là ảo ảnh? Đó là cái gì đó thực hay chỉ
là hư cấu do những tay mơ tạo ra? Không hoài nghi gì, làm sao người ta có thể
duy trì suốt ba mươi năm cùng việc thường lệ đó suốt cả ngày - bước, ngồi, ngủ?
Toàn bộ trái tim được
cống hiến cho một điều: làm sao trở nên ý thức hơn, làm sao trở thành nhân chứng,
làm sao vẫn còn là nhân chứng dù bất kì điều gì xảy ra. Điều đó là có thể chỉ nếu
bạn đã đi vào tiếp xúc với thầy, không có ngoại lệ. Thầy là một ví dụ rằng giấc
mơ đó có thể được hoàn thành. Rằng đó không phải là giấc mơ, đó là thực tại - vấn
đề chỉ là chúng ta đã không cố gắng theo đúng cách.
Triệu Châu có thể
liên tục trong suốt ba mươi năm chỉ bởi vì ông ấy đã gặp Nam Tuyền. Chính sự hiện
diện của Nam Tuyền đã làm tràn đầy ông ấy với sự bùng nổ lớn lao của niềm vui.
"Điều đó là có thể thật! Nếu điều đó là có thể cho Nam Tuyền, thì điều đó
cũng là có thể cho mình."
Nam Tuyền đã hỏi ông ấy,
"Ông có thầy hay không?" và ông ấy đã không đáp lại đích xác cho câu
hỏi được hỏi. Ông ấy nói, "Tôi ở cùng thầy." Ông ấy nói, "Thầy của
tôi ở ngay trước tôi," ám chỉ Nam Tuyền, người đang nằm thiền. Và ông ấy
nói tới Nam Tuyền là "Như Lai."
Như Lai là từ đáng
yêu nhất được dùng cho Phật Gautam. Chỉ với kính trọng, đệ tử không dùng cái
tên Phật Gautam, họ dùng từ "Như Lai." Và như lai (tathagata) là rất
có nghĩa. Nó bắt nguồn từ tathata. Tathata nghĩa là tính đây này, chỉ ở đây và
bây giờ - một người bao giờ cũng vẫn còn ở đây và bây giờ, chưa bao giờ vẩn vơ
vào quá khứ hay tương lai, là một như lai tathagata. Người đó không đi cũng
không quay lại, người đó đơn giản vẫn còn ở đây. Thời gian trôi qua, mây trôi
qua, nhưng chẳng cái gì chạm vào người đó.
Con người người đó ở
đây từ vĩnh hằng tới vĩnh hằng. Đó là từ yêu mến nhất mà các tín đồ của Phật đã
dùng để nói tới ông ấy.
Triệu Châu nói với
Nam Tuyền, "Như Lai, tôi ở cùng với thầy tôi." Và trong khoảnh khắc
đó điều gì đó xảy ra - chỉ trong im lặng. Không điều gì được nói ra, không điều
gì được nghe thấy, nhưng cái gì đó đã diễn ra, cái gì đó đã được truyền trao.
Trong Thiền họ gọi điều đó là "việc truyền trao ngọn đèn." Và Nam Tuyền
chưa bao giờ yêu cầu Triệu Châu được khai tâm; mà Triệu Châu cũng chưa bao giờ
yêu cầu được khai tâm cả. Việc khai tâm đã xảy ra mà không có buổi lễ nào và
không ai đã từng biết tới điều đó. Khoảnh khắc ông ấy gọi Nam Tuyền là
"Như Lai"... khoảnh khắc đó là rất quí giá. "Tôi ở cùng với thầy
tôi."
Nam Tuyền đã chấp nhận
ông ấy, chẳng nói lời nào cả. Ông ấy đơn giản gọi sư trưởng tu viện và bảo ông
này, "Chăm nom anh chàng mới này. Anh ta sắp trở nên chín muồi ngay đây
thôi. Nếu anh ta có thể nhận ra ta là như lai, thì anh ta đã đi được nửa đường
rồi. Sẽ chẳng mất mấy thời gian để anh ta nhận ra bản thân mình cũng là như
lai. Anh ta có cái nhìn đúng, chiều hướng đúng... chỉ là vấn đề chút ít thời
gian thôi."
Nhưng "chút ít
thời gian" đó lấy đi ba mươi năm. Những ngày đó của kiên nhẫn đã qua rồi.
Bây giờ bạn cần mọi thứ nhanh chóng, càng nhanh càng tốt. Bởi vì ý tưởng kì lạ
này về nhanh chóng mà mọi trưởng thành rất chậm và rất im lặng đã biến mất. Tâm
thức là một trong những thứ bạn không thể trưởng thành nhanh chóng được. Ba
mươi năm ngồi trong zazen, Triệu Châu đã trở nên chứng ngộ. Điều Nam Tuyền đã
nói là, "Anh ta sẽ cần chỉ chút thời gian." Trong con mắt của Nam Tuyền,
ba mươi năm chỉ là chút ít thời gian nếu so với vĩnh hằng của sự tồn tại ở cả
hai phía. Ba mươi năm này là gì? Chẳng là gì cả, thậm chí chẳng là một chút thời
gian.
Triệu Châu đang nói với
các đệ tử của mình:
Nếu các ông muốn nhận
ra chứng ngộ, thì các ông nên nhận ra tinh tuý của Phật giáo, thực hành zazen.
Điều tinh túy của Phật
giáo không phải ở trong kinh sách, không phải ở trong lời của Phật. Nó là cái
gì đó cần được hiểu, bởi vì nó có những hệ luỵ ảnh hưởng sâu rộng. Bất kì điều
gì Phật đã nói cũng dường như gần với chân lí nhất có thể được, nhưng cho dù gần
với chân lí bao nhiêu, thì nó vẫn không đúng. Ngay cả tính gần gũi cũng chỉ là
một loại khoảng cách. Cho nên bạn không thể tìm ra được điều tinh túy của kinh
nghiệm của Phật qua kinh sách. Đó là quan niệm thông thường của mọi người, rằng
nếu bạn đọc Phật giáo, nếu bạn trở thành học giả hiểu biết về Phật giáo, thì bạn
sẽ biết điều tinh tuý của nó.
Một nhà sư Phật giáo
lớn, Bhadant Anand Kausalyayan, ngẫu nhiên gặp tôi tại cuộc hội nghị Phật giáo ở
Bodhgaya. Ông ấy lôi tôi ra khỏi đám đông và hỏi tôi, "Bất kì điều gì ông
nói cũng đều có thẩm quyền thế, nhưng... Tôi xin lỗi vì đã ngắt lời ông, tôi
yêu mến bất kì điều gì ông nói ra, nhưng tôi chưa bao giờ thấy trong bất kì
kinh sách nào những câu chuyện mà ông đã kể. Và tôi là hội trưởng Hội Phật giáo
Ấn Độ."
Tôi đã nghe tên tuổi
của ông ấy, tôi đã đọc sách của ông ấy. Tôi nói, "Thật là một cơ hội lớn để
tôi được gặp ông. Tôi đã yêu thích sách của ông, nhưng tôi có thể nói với ông rằng
ông không biết điều tinh tuý của Phật giáo. Bằng không thì ông đã hiểu được các
câu chuyện của tôi rồi. Chẳng thành vấn đề liệu nó có thực xảy ra hay
không."
Ông ta nói, "Ông
muốn nói gì?"
Tôi nói, "Bất kì
cái gì tôi đã nói, nếu nó còn chưa xảy ra thì nó sẽ phải xảy ra. Đó là điều tôi
ngụ ý. Ngay cả Phật Gautam cũng không thể phủ nhận được điều đó. Nó có thể đã
không xảy ra - điều đó tôi có thể chấp nhận được, điều đó không mang tính sự kiện.
Tôi chẳng quan tâm mấy tới các sự kiện. Với tôi, chân lí là cái gì đó còn hơn cả
các sự vụ sự kiện. Nó là bất kì cái gì mang điều tinh tuý."
Ông ta nói, "Ông
là người kì lạ đấy. Tôi chưa bao giờ nghe nói tới ý tưởng như vậy cả."
Ông ta sống ở Nagpur.
Tôi thỉnh thoảng cũng hay đi qua Nagpur; ông ta bao giờ cũng tới và ông ta sẽ
nói, "Câu chuyện này tôi đã đọc trong sách của ông. Tôi yêu thích nó,
nhưng vấn đề là ở chỗ nó chưa bao giờ xảy ra trong cuộc đời của phật cả."
Tôi nói, "Với điều
đó thì tôi không chịu trách nhiệm. Nếu nó quả không xảy ra, thì tôi có thể làm
được gì? Nó phải xảy ra chứ! Ông là học giả uyên thâm; ông có thể thêm nó vào
đâu đó trong kinh sách Phật giáo."
Ông ta nói, "Ông
nói gì thế? Không thể thêm được cái gì vào kinh sách cả."
Tôi nói, "Bất kì
kinh sách nào mà không thể thêm được cái gì vào thì đều là chết cả."
Khi tôi vào Mĩ, quan
chức thẩm vấn hỏi tôi vài câu hỏi... liệu tôi có phải là kẻ vô chính phủ, cộng
sản không. Tôi nói với anh ta, "Nghe đây, tôi là người đang sống."
Anh ta nói, "Ông ngụ ý gì?"
Tôi nói, "Tôi có
thể không là kẻ vô chính phủ hôm nay, nhưng ngày mai tôi có thể là kẻ vô chính
phủ. Cho nên toàn bộ cái việc thẩm vấn ngu xuẩn này... với một người đang sống!
Ông sẽ chỉ cho phép người chết, người sẽ không bao giờ thay đổi nữa. Người sống
ông không nên cho phép vào Mĩ. Bởi vì tôi liên tục trưởng thành, lá mới sẽ tới,
hoa mới sẽ tới. Ai mà biết được? Vô chính phủ, cộng sản..."
Anh ta nói, "Ông
là người lạ đời! Tôi đang hỏi một sự việc đơn giản, tôi không phải là triết gia."
Tôi nói, "Tôi
cũng không là triết gia, nhưng tôi phải lưu ý rằng việc thẩm vấn của ông chỉ áp
dụng được cho người chết thôi - không áp dụng được cho người sống. Nếu ông hỏi
tôi khoảnh khắc này tôi là gì, tôi có thể nói được cho ông. Khoảnh khắc tiếp, chẳng
ai biết tôi sẽ là cái gì. Ngay cả tôi cũng chẳng biết. Thế thì đừng gọi tôi là
kẻ mâu thuẫn. Tôi là người cộng sản, tôi là người vô chính phủ, và còn hơn chút
ít nữa. Ông có biết phân loại nào không?"
Phật Gautam, hai mươi
nhăm thế kỉ trước... tôi có thể thêm nhiều điều hơn vào giáo huấn của ông ấy.
Hai mươi nhăm thế kỉ này đã không trôi qua trong vô ích. Tâm thức đã lấy hình
thức mới, đã biết tới những bầu trời mới, đã bay xa hơn trước kia rồi. Bởi vì
ngu xuẩn này mà ông không thể nào thêm được cái gì cả, mọi kinh sách đều trở
thành chết.
Tôi đã hỏi Anand
Kausalyayan, "Nếu bản thân Phật Gautam mà sống suốt hai mươi nhăm thế kỉ
thì ông có cho rằng ông ấy sẽ cứ nói cùng những điều này không?"
Ông ấy nói, "Ông
đúng là gàn, nhưng có lí. Điều đó đúng. Nếu như ông ấy đã sống hai mươi nhăm thế
kỉ qua, thì ông ấy sẽ thêm nhiều điều rồi."
Tôi nói, "Thế
thì chính trách nhiệm của tôi là bổ sung thêm vài điều đây đó. Tôi hoàn toàn tự
do để làm bởi vì tôi đã nếm trải cùng tâm thức đó. Ông còn chưa nếm trải tâm thức
đó - đó là lí do tại sao ông lo nghĩ. Ông chỉ biết mỗi kinh sách chết, đã chết
từ hai mươi nhăm thế kỉ trước rồi. Tôi là kinh sách sống."
Nhận ra điều tinh tuý của Phật giáo là nhận ra điều Phật đã nhận ra, là đi sâu vào bản thân mình như Phật đã đi vào. Đó là điều chúng ta đang làm ở đây. Và chúng ta không phải là Phật tử, chúng ta không thuộc vào bất kì truyền thống chết nào hay bất kì chính thống chết nào. Không có nhu cầu. Tất cả chúng ta đều đang mang phật bên trong mình - sao cứ phải đi tìm ở đâu đó khác? Đó là chủ định của zazen, tìm qua tất cả mọi rác rưởi mà bạn đã tích luỹ hàng thế kỉ. Các bạn đã ở đây trên trái đất này bốn triệu năm trong những hình dạng khác nhau, trong những thân thể khác nhau, trong những loài khác nhau. Các bạn đã thu thập biết bao nhiêu thứ xung quanh phật bé nhỏ của mình đến nỗi các bạn sẽ phải đào sâu nhất có thể được. Và đừng vẩn vơ trong khi đào.
Một nhà huyền môn
Sufi vĩ đại, Jalaluddin Rumi, một hôm đưa các đệ tử của mình ra cánh đồng nơi một
nông dân đã hàng tháng nay cố đào chiếc giếng. Các đệ tử đều cảm thấy chút ít
ngần ngại - phỏng có ích gì mà đi ra đó? Bất kì điều gì thầy muốn nói, thầy đều
có thể nói được ở đây. Nhưng Jalaluddin cứ khăng khăng: "Các ông đi cùng
ta. Không tới các ông sẽ không hiểu đâu."
Điều người nông dân
đã làm là, anh ta sẽ bắt đầu đào ở chỗ này, đào xuống quãng hai mét, hai mét rưỡi,
chẳng thấy nước và sẽ bắt đầu đào ở chỗ khác. Anh ta đã đào tám cái hố và bây
giờ anh ta đang đào cái thứ chín. Anh ta đã phá huỷ cả cánh đồng.
Rumi bảo các đệ tử của
mình, "Đừng có làm giống như kẻ ngốc này. Nếu anh ta dồn tất cả năng lượng
này vào việc đào một hố thôi thì anh ta đã thấy nước rồi, dù nó ở sâu đến đâu.
Anh ta đã phí hoài năng lượng của mình một cách không cần thiết."
Và đó là điều mọi người
đang làm. Bạn bắt đầu, bạn đi một chút ít, và thế rồi bạn bắt đầu lại một lúc
nào đó về sau, hay vài năm về sau. Bạn đi thêm một chút từ một hướng khác.
Những chút ít này này
là nguy hiểm. Nỗ lực của bạn nên được tập trung lại, và một khi bạn bắt đầu, và
bạn có thầy mà bạn tin cậy vào thầy và bạn có thể thấy việc nhận ra phật từ thầy,
thì không có đường quay lại. Thế thì cứ đào tới đi, cho dù phải mất tới ba mươi
năm.
Đó là điều Triệu Châu
đang nói:
Trong quá trình ba,
năm, hai mươi, ba mươi năm, nếu ông không hiểu thấu đạo, ông có thể chặt đầu ta
và đem nó làm gáo nước tiểu.
Tôi hứa với bạn, lấy
đầu tôi làm bằng, rằng nếu bạn tiếp tục... người ta chẳng bao giờ biết được cả.
Ba năm, năm năm, hai mươi năm, ba mươi năm - người ta chẳng bao giờ biết bạn đã
tích trữ bao nhiêu rác rưởi. Đôi khi điều đó có thể xảy ra trong một khoảnh khắc.
Đôi khi điều đó phải mất nhiều năm. Tất cả đều phụ thuộc vào chiều dầy của các
tầng bụi bặm, kí ức quá khứ, hứng khởi tương lai, và bạn dũng cảm thế nào để cắt
bỏ đi toàn thể mọi thứ trong một nhát.
Không ngưng nghỉ nào,
cứ đào tiếp đi. Nước chắc chắn có ở mọi nơi; tâm thức phật cũng vậy ở trong mọi
sinh linh. Chỉ con người mới may mắn là mình có thể hiểu được điều đó. Các con
vật khác cũng đang trên đường....
Các nhà khoa học cho
rằng lí thuyết tiến hoá là quan niệm của Charles Darwin. Trong lĩnh vực khoa học
điều đó là đúng, nhưng họ không nhận biết về quan niệm của phương Đông về tiến
hoá. Một quan niệm rất khác - có liên quan hơn nhiều và hợp lệ hơn nhiều. Không
phải khỉ đơn giản trở thành người. Điều đó rất khó. Bạn có thể ép buộc nó, xoa
bóp nó, căng nó ra, giải phẫu đuôi nó, buộc bím tóc nó cho đúng, nhưng khỉ vẫn
cứ là khỉ. Tôi không cho rằng bỗng nhiên một ngày nào đó khỉ có được ý tưởng,
nhảy từ trên cây xuống, đứng trên hai chân, và bắt đầu trở thành người. Nếu thế
thì mọi con khỉ đã trở thành người rồi. Chúng không thành người, chúng vẫn ở đó
trên cây.
Phương Đông không ngụ
ý qua tiến hoá là khỉ trở thành người, nhưng tâm thức của khỉ có thể được sinh
ra trong con người. Không phải là thân thể tiến hoá; chính tâm thức bên trong
liên tục lấy những hình thức cao hơn, liên tục đạt tới những đỉnh cao hơn. Con
người mãi cho tới nay vẫn là đỉnh cao nhất của tất cả những gì con vật đã đã từng
cố gắng hiện hữu, một cách vô ý thức. Đây là tình huống may mắn cho con người,
rằng con người có thể làm việc nào đó một cách có ý thức mà con vật khác không
thể nào làm được.
Không thể nào dạy thiền
cho trâu được, mặc dầu trâu trông có vẻ mang tính thiền hơn người. Nhưng chẳng
cái gì có thể được dạy cả, và thậm chí nếu có vài con chim, hay vài con vật có
thể dạy được làm vài trò, thì điều đó cũng không trở thành tiến hoá của chúng.
Chúng đơn giản trở thành diễn viên. Vài con vật có khả năng bắt chước, nhưng chỉ
bắt chước thôi. Chúng không thể thêm cái gì vào mà cũng chẳng thể xoá cái gì đi
được.
Tôi bảo Anand
Kausalyayan, "Ông già rồi, nhưng dầu vậy vẫn chưa muộn lắm đâu. Điều tinh
tuý của Phật giáo không ở trong các kinh sách Phật giáo, điều tinh tuý của Phật
giáo là ở việc trở thành phật." Và người ta trở thành phật nếu người ta đạt
tới trung tâm riêng của mình.
Triệu Châu là hoàn
toàn chắc chắn; bằng không thì ông ấy đã không đưa ra phát biểu như vậy: Trong
quá trình ba, năm, hai mươi, ba mươi năm,... bởi vì trong ba mươi năm ông ấy đã
trở nên chứng ngộ. Ông ấy nghĩ, "Nếu một người như mình có thể trở thành
phật, thì bất kì ai cũng có thể trở thành phật được. Có những người thông minh
hơn mình, những người dũng cảm hơn mình. Ai đó có thể trở thành phật trong ba
năm, ai đó trong năm năm."
Vấn đề thời gian là
không liên quan. Điều thực là bắt đầu từ bây giờ, đừng trì hoãn tới mai. Sâu
hơn ở đâu đó, có cội nguồn cuộc sống - điều đó là chắc chắn. Bạn đang sống, bạn
đang thở, bạn đang nghe, tim bạn đang đập. Bạn đang sống hoàn hảo, cho nên phải
có cội nguồn từ đó cuộc sống tới với bạn. Điều này có thể nói ra được với đảm bảo
tuyệt đối, rằng bạn được nối với vũ trụ và rằng mối nối đó là phật tính của bạn.
Tương truyền Triệu
Châu cũng đã nói:
Hàng nghìn người tiếp
hàng nghìn người chỉ là người tìm kiếm theo Phật, mà chẳng người nào là con người
đích thực của đạo cả.
Là người tìm kiếm
theo cách hờ hững, cứ cho rằng phật tính là chắc chắn... "Nếu mình không
làm nó hôm nay, vẫn còn ngày mai." Người tìm kiếm không có sự khẩn thiết
nào - có hàng nghìn người trên khắp thế giới. Thậm chí có nhiều trường hợp hơn
cả thời của Triệu Châu - có hàng triệu người có ý tưởng nào đó rằng một ngày
nào đó họ sẽ quay vào bên trong, nhưng ngày đó vẫn chưa tới. Có biết bao nhiêu
thứ khác cần được làm. Bao giờ cũng có, bao giờ cũng đã có hàng nghìn người
quan tâm, nhưng không quan tâm đủ tới mức liều cả cuộc sống của mình. Và chừng
nào bạn còn chưa dám liều cả cuộc sống của mình, chừng nào điều đó còn chưa trở
thành khẩn thiết tới mức nó phải được làm với bất kì hậu quả nào - với bất kì mất
mát nào, bạn phải biết bản thân bạn - chừng nào điều này chưa trở thành khát
khao toàn bộ như vậy, bạn sẽ không trở thành phật được. Hay người của Đạo là
cách diễn đạt Trung Quốc cho cùng kinh nghiệm như việc trở thành phật.
Trước sự tồn tại của
thế giới này thì bản chất cái ta vẫn nguyên vẹn. Bởi vì các ông đã thấy sư già
này - Triệu Châu trỏ vào mình. Bởi vì các ông đã thấy sư già này, các ông không
còn là ai đó khác nữa, mà là thầy của chính mình.
Nếu bạn đã thấy tôi
rõ ràng, bạn đã thấy bạn rõ ràng, bởi vì tôi không là gì ngoài tấm gương. Chỉ
người mù mới có thể đi qua mà không thấy bản thân người đó trong tôi, hình ành
riêng của người đó.
Chức năng nền tảng,
cơ bản của thầy là để làm tấm gương cho đệ tử để cho đệ tử có thể có ý tưởng
nào đó về con người của Đạo nghĩa là gì, việc là phật nghĩa là gì.
Triệu Châu, với tiếng
gầm của sư tử, đang nói, "Khi các ông đã thấy sư già này, các ông không
còn là ai đó khác nữa, mà là thầy của bản thân ông." Thầy chỉ phản xạ tính
chất thầy của bạn thôi. Thầy phản xạ tiềm năng của bạn, thầy phản xạ điều bạn
nguyên thuỷ là gì và bạn đã quên mất.
Phỏng có ích gì mà đi
tìm người khác ở bên ngoài?
Triệu Châu đang nói,
"Nếu các ông không thể thấy được phật trong ta, thế thì đừng phí hoài thời
gian của các ông. Các ông sẽ không thể thấy được điều đó ở đâu cả." Tính
chắc chắn này tới cùng việc tự kinh nghiệm.
Tôi đã gọi cuốn sách
này là Triệu Châu: Tiếng gầm của sư tử. Thông thường, chư phật rất khiêm tốn.
Triệu Châu cũng rất khiêm tốn nhưng ông ấy không thể đừng mà nói với thẩm quyền
tuyệt đối rằng "Một khi ông đã thấy ta, ông đã nhìn vào trong tấm gương. Nếu
ông không thể tìm thấy thầy ở đây, thế thì ông sẽ làm phí hoài thời gian của
mình mà vẩn vơ trên thế giới này, và ông sẽ cho rằng mình là người tìm kiếm.
Không có nhu cầu tìm kiếm đâu; thấy rằng ông đang may mắn đã bắt gặp được phật
rồi."
Thẩm quyền này nảy
sinh từ kinh nghiệm tuyệt đối.
Có lần một sư hỏi Triệu
Châu: "Truyền thống gia đình của thầy là gì?"
Với từ "gia
đình" không có nghĩa là gia đình thông thường; với từ "gia đình"
có nghĩa là thầy của bạn, thầy của thầy của bạn. Một khi bạn đã trở thành phật,
bạn được tái sinh. Bây giờ không có vấn đề về gia đình bình thường, bố mẹ bình
thường của bạn nữa. Thầy bạn đã trở thành người gần gũi nhất của bạn. Thầy của
bạn đã trở thành việc tái sinh cho bạn. Cho nên, "Truyền thống gia đình của
thầy là gì?" ai đó đã hỏi Triệu Châu.
Triệu Châu đáp... và
bạn phải học cách các thiền sư này đáp lại, họ không trả lời. Họ không lặp lại.
Đáp ứng của họ... có lẽ người hỏi chưa bao giờ mơ rằng ai đó sẽ đáp ứng câu hỏi
của mình theo cách này.
Triệu Châu đáp ứng:
"Ta có cái không bên trong, và ta tìm kiếm cái không bên ngoài."
"Đây là truyền
thống của gia đình ta. Bên trong, trái tim trống rỗng không đòi hỏi cái gì. Bên
ngoài, không ham muốn, không tham vọng. Đây là truyền thống của gia đình
ta."
Đây là truyền thống của
mọi chư phật. Điều này phải trở thành truyền thống của bạn nữa.
Ryushu, một nhà thơ
thiền, đã viết:
Ba, hai, một; một,
hai, ba -
Làm sao bạn bao giờ
dò được
bí ẩn của Thiền?
Chim xuân tấp nập
trên mái nhà tôi
sau cơn mưa
thử tiếng hót mới,
ríu rít và líu lo.
Ryushu ngụ ý gì bởi
ba, hai một? Con người bắt đầu từ khái niệm ba... cũng như ba ngôi Hindu, ba
khuôn mặt của Thượng đế, hay giống như tam thể Ki tô giáo. Từ 'tam thể' và 'ba
ngôi' cả hai đều bắt nguồn từ cùng một gốc, ba. Từ 'ba' cùng nghĩa với tam. Hoặc
người ta có thể bắt nguồn từ ba - người biết, cái được biết và việc biết, người
tìm kiếm, cái được tìm và việc tìm - hoặc người ta có thể bắt đầu theo cách ngược
lại: một, hai, ba. Người ta có thể bắt đầu từ bản thân mình; thế rồi người đó
tìm thấy cái khác, người đó chứng kiến nó. Cái khác có thể là bất kì cái gì
trong kinh nghiệm bên trong của bạn. Và thế rồi cái thứ ba: cái thứ ba là chính
việc chứng kiến. Người chứng kiến, cái kia, cái được chứng kiến, và tiến trình
chứng kiến là cái thứ ba.
Ryushu đang nói: Dù bạn
làm bất kì cái gì, theo cách này hay cách khác, bạn sẽ không đạt tới điều tối
thượng. Đây tất cả đều là trò chơi, điều các triết gia định chơi. Tốt hơn cả là
đừng bị dính líu vào các trò chơi tâm linh, chỉ im lặng và quan sát điều đang xảy
ra quanh bạn.
Chim xuân tấp nập
trên mái nhà tôi sau cơn mưa - quan sát những điều nhỏ bé này, mưa và sương tạnh
rồi, và hương thơm dậy lên từ đất. Và chim đang bay tấp nập trên mái nhà -
chúng đang thử tiếng hót mới, ríu rít và líu lo. Ryushu đang nói không có nhu cầu
phải rất nghiêm chỉnh về việc tìm kiếm. Bạn có thể trở thành nhân chứng cho những
điều bình thường - việc chứng kiến là như nhau, dù bạn chứng kiến chim đang ríu
rít hay bạn chứng kiến tâm trí mình huyên thuyên. Dù bạn chứng kiến mặt trời
lên bên ngoài hay bạn chứng kiến con người bên trong nhất của bạn, việc chứng
kiến là một.
Ryushu đang nói, thay
vì dính líu vào những triết lí nhiều tranh cãi, thì bắt đầu từ những điều nhỏ
bé. Học từ những điều nhỏ bé một nghệ thuật - nghệ thuật chứng kiến. Và thế rồi
dùng cùng nghệ thuật đó hướng vào trong. Học điều đó trong thế giới bên ngoài
là dễ dàng hơn.
Chính bởi vì điều này
mà Thiền đã trở thành tôn giáo rất nghệ thuật. Không tôn giáo nào khác lại nghệ
thuật được đến thế: các tu viện của họ là những khu vườn đẹp, với những ao đẹp,
chim chóc, cây to, rừng rậm, núi non... tất cả những điều này đều là vì zazen.
Bạn ngồi dưới cây cổ thụ và chẳng phải làm gì cả: chỉ quan sát.
Bạn biết tới bài cú
haikus nổi tiếng:
Ngồi im,
không làm gì,
xuân tới
và cỏ tự nó mọc lên.
Ao xưa,
ếch nhảy vào
Âm thanh
- của ếch, và thế rồi
im lặng lớn. Và bạn chỉ ngồi bên cạnh cây cổ.
Thiền đã làm việc tìm
kiếm tâm linh thành rất thẩm mĩ. Trước hết bạn học điều đó từ bên ngoài, quan
sát hoa và mặt trời lên và mặt trời lặn. Nỗ lực không liên quan tới đối tượng,
nỗ lực là để học nghệ thuật quan sát mà không có diễn giải, không có phán xét.
Chứng kiến không phán xét, tựa tấm gương... nếu bạn đã học được nó từ bên
ngoài, sẽ dễ dàng cho bạn đi vào bên trong với cùng nghệ thuật này.
Maneesha đã hỏi:
Osho ơi,
Dường như là Thầy đã khép mọi đường thoát cho chúng tôi. Tôi có
đúng không khi cảm thấy rằng chứng ngộ ngày càng bớt là tuỳ chọn, nhưng, thay
vì thế, là lối ra duy nhất?
Nó là lối ra duy nhất
đấy, Maneesha này. Nó không phải là tuỳ chọn đâu. Bạn không thể tránh được nó.
Bạn có thể làm chậm nó, bạn có thể trì hoãn nó hàng thế kỉ, nhưng chung cuộc bạn
sẽ kết thúc là phật - cho nên sao lại chờ đợi không cần thiết thế? Đó là cách
tôi đã trở thành phật. Khi tôi thấy rằng người ta phải trở thành phật, kiếp này
hay kiếp khác… khi điều này phải xảy ra, thế thì sao lại phí hoài thời gian một
cách không cần thiết? Tôi đơn giản vứt bỏ cái ý tưởng về việc tìm kiếm Phật và
trở thành phật.
Gia đình mà trong đó
tôi hay sống vào thời đó bỗng nhiên thấy ngạc nhiên. Họ nói "Anh cư xử lạ
lùng quá!"
Tôi nói, "Tôi phải
vậy. Đêm qua tôi đã trở thành phật."
Họ nói, "Đây
không phải là chuyện đùa đâu... anh có nghiêm chỉnh không đấy?"
Tôi nói, "Tôi phải
là phật!"
Họ nhún vai, họ nói,
"Nhưng làm sao anh đã trở thành phật?"
Tôi nói, "Điều
đó không phải là vấn đề. Một khi tôi đã hiểu rằng điều đó là định mệnh của mọi
sinh linh, đêm qua tôi đã nghĩ: Sao lại đợi không cần thiết làm gì?"
Và từ đó trở đi, nếu
tôi có cố gắng lấy cho dù một ngày nghỉ (không là phật)... Điều đó là không được
phép nữa rồi. Một khi bạn đã trở thành phật, tôi báo trước cho bạn, thì không
có ngày nghỉ nữa đâu. Một khi là phật, mãi mãi là phật.
Cho nên Maneesha này
bạn phải đấy, nhưng không phải tôi là người khép mọi con đường đâu, đấy là bản
thân sự tồn tại. Nó cho bạn thật nhiều dây thừng tuỳ bạn thích. Nhưng tại sao vẫn
còn khổ không cần thiết thế? Sao vẫn còn phiền não không cần thiết thế? Nếu bạn
có thể trở thành phật và có mọi phúc lành của sự tồn tại sẵn đấy cho bạn, thế
thì sao không ngay khoảnh khắc này đi?
Đấy không phải là
tôi, đấy là đích thân sự tồn tại đang hỏi bạn, "Sao không khoảnh khắc này
đi?"
Bạn nhìn Zareen kìa:
cô ấy đã quay lại chỗ của mình, đã ném đi chứng đau nửa đầu của mình đêm qua,
và lại ngồi đằng sau Maneesha. Nhận biết về Maneesha đi! Bởi vì chứng đau nửa đầu
là thói quen cũ của cô ấy. Cô ấy có thể ném nó đi vào bất kì lúc nào. Và điều
đó rất dễ dàng khi việc nói lảm nhảm bắt đầu - mọi người đều đang ném đủ mọi thứ
nhảm nhí. Cho nên nhớ một điều: cứ ném chuyện nhảm nhí bằng mồm và tay bạn thì
cứ tự bảo vệ mình. Bằng không, chỉ chuyện nhảm nhí được trao đổi còn bạn sung
sướng đi về nhà cứ tưởng rằng điều đó là lớn lao.
Thay đổi chút ít là tốt.
Nhưng đấy là chuyện nhảm nhí của ai đó khác, cho nên nhớ điều đó: khi bạn đang
dính líu sâu trong việc ném ra mọi thứ vô nghĩa của mình, thì bảo vệ tâm trí bạn
bằng cả hai tay; bằng không bạn có thể được rác rưởi mới, trứng thối mới, nhưng
bạn sẽ vẫn còn như cũ. Cho nên tinh ranh hơn đi. Dọn đi bằng sức mạnh mọi thứ
đang được ném vào bạn.
Maneesha này, sự tồn
tại không cho phép bất kì tuỳ chọn nào ngoại trừ chứng ngộ. Nó liên tục buộc bạn
hướng tới chứng ngộ. Nó có thời gian vô hạn sẵn cho nó, cho nên nó không vội
vã. Nhưng bạn phải hiểu - phỏng có ích gì mà trì hoãn điều đó tới mai? Đó là điều
Phật thường nói: tathata, đây này, như thế, ở đây bây giờ - cố gắng thấy một điểm
đơn giản là bạn là phật. Và tấm gương đang ở trước bạn đấy! Nếu thầy không thể
là tấm gương của bạn, thế thì hoặc thầy không phải là thầy, hoặc bạn mù.
Mới vài ngày trước
đây Hasya đã đi tới New Delhi để dự cuộc họp báo. Cô ấy cho chiếu một đoạn
video nhỏ về đạo tràng và các hoạt động của nó. Cô ấy rất phân vân là các nhà
báo đã tới, khi tôi bắt đầu nói, bắt đầu nhìn... người thì nhìn kiểu này, người
thì nhìn kiểu nọ, người thì nhìn xuống. Cô ấy không thể hiểu được vấn đề là gì.
Thế rồi những người bạn Delhi bảo cô ấy, "Bạn không biết đấy thôi, tất cả
họ đều nghĩ rằng ngay cả việc nhìn vào mắt con người này cũng là nguy hiểm, hay
nghe tiếng nói của ông ấy. Bạn sẽ bị thôi miên."
Hàng nghìn người muốn
tới đây. Nhưng họ chỉ tới khi tôi chết rồi, bởi vì thế thì tôi không thể thôi
miên được họ. Thế thì họ sẽ đem hoa tới và cúng dường nữa. Ngay bây giờ điều đó
là nguy hiểm. Và bạn biết điều đó là nguy hiểm! Cho dù tôi có đeo kính che mắt
đi thì cũng chẳng thành vấn đề. Năng lượng thôi miên vẫn xuyên qua kính. Mới
đêm qua, Avirbhava và Anando đã biểu diễn cho các bạn: năng lượng này không biết
tới rào chắn. Tôi đã bắt đầu đeo đôi kính này chỉ để an ủi mọi người, để cho họ
có thể nhìn thẳng vào tôi mà không sợ hãi - và tôi sẽ làm bất kì điều gì tôi được
cho là định làm!
Chính bản thân sự tồn
tại đem bạn tới thầy. Chính thôi thúc của riêng bạn đẩy bạn tới thầy. Không có
lối ra. Cho dù bạn đi xa khỏi tôi, điều đó cũng chẳng tạo nên khác biệt gì; tôi
sẽ ám ảnh bạn ở bất kì đâu bạn tới.
Zareen đã đi về nhà
cô ấy, nhưng tôi đã ám cô ấy ở đây. Đến sáng cô ấy quay trở lại. Tôi hỏi
Anando, "Thử xem liệu Zareen có ở sau cổng hay không." Cô ấy nói,
"Tại sao vậy?"
Tôi nói, "Tôi đã
ám cô ấy cả đêm rồi! Tôi hi vọng là cô ấy vẫn còn đủ khoẻ và quay lại tại cổng
nơi cô ấy được cần tới."
Một khi bạn đã trở
thành một phần của lễ hội hoá trang của tôi thì không có lối ra đâu, chỉ có lối
vào thôi.
Bây giờ Sardar
Gurudayal Singh đang kìm nén ham muốn của anh ấy. Anh ấy muốn cười ngay cả khi
tôi đang nói. Nhưng anh ấy phải kìm điều đó lại bởi vì điều đó sẽ rất ngượng
ngùng, đặc biệt cho đệ tử già. Cho nên anh ấy đã kìm nén nó và đợi tới thời
gian của mình. Và thời gian của anh ấy tới rồi...
Giáo hoàng Polack chết
và lên thiên đường. Ông ấy gặp ở ngay Ngọc Môn Thánh Peter, Thánh hỏi ông ấy liệu
ông ấy có câu hỏi nào cần hỏi trước khi vào không.
"Dạ có ạ, tôi có
câu hỏi đấy," giáo hoàng đáp. "Tôi bao giờ cũng biết rằng tôi sẽ lên
thiên đường, nhưng tôi hay tự hỏi địa ngục giống cái gì vậy."
"Được
thôi," Thánh Peter nói. "Ông có thể viếng thăm địa ngục nếu ông muốn.
Nhưng ông phải trở lại sau nửa giờ, nếu không ông sẽ bị mắc kẹt ở đó."
Thế là giáo hoàng
Polack lấy thang máy đi xuống địa ngục và thấy mình trong tiền sảnh của một
khách sạn sang trọng. Ông ấy nhìn quanh và thấy đấy là một bãi biển nghỉ ngơi,
với đàn bà và đàn ông đẹp tuyệt trần nằm không đó mà tắm nắng. Có một quán ba với
đủ mọi thứ, đồ uống miễn phí, và vô vàn đồ ăn đa quốc gia. Một nhóm nhạc công
Brazil đang chơi điệu Samba hừng hực, và mọi thứ đều ở xa xa!
Giáo hoàng Polack đi
vẩn vơ trong trạng thái mê li một chốc và rồi để ý rằng nửa giờ của mình đã gần
hết. Ông ấy nhảy bổ vào thang máy chỉ để trở về đúng giờ.
Giáo hoàng bước qua cổng
thiên đường thì vừa lúc Thánh Peter công bố rằng bữa trưa đã sẵn sàng. Thế là
giáo hoàng Polack ngồi vào bàn.
Sau một chốc Jesus tới
nhập bọn với họ, mang theo một đĩa bánh mì kẹp bơ lạc và một bình trà thảo mộc.
"Cái gì thế
này?" giáo hoàng Polack kêu lên, mất hết tinh thần. "Dưới dịa ngục
người ta ăn bánh pizza và kem, còn uống rượu Pháp nữa!"
"Thế này,"
Thánh Peter nói, "không bõ làm bữa tiệc thịnh soạn chỉ cho ba chúng
ta!"
Anh thanh niên Spud
Kowalski gặp may trúng số trong kì xổ số quốc gia Ba Lan. Khi anh ta về nhà tối
hôm đó, anh ta thấy bố mình, Kowalski, đang ngồi xem ti vi.
"Bối ơi!"
anh ta nói. "Bố đoán xem cái gì nào? Con trúng xổ số hôm nay đấy."
"Bố biết rồi,"
Kowalski nói, "Bố vừa mới thấy điều đó trên ti vi. Năm mươi nghìn đô
la!"
"Này bố,"
Spud nói, "bố và mẹ đã tốt với con thế bao nhiêu năm qua nên con đã quyết
định cho bố một phần. Đây bố, cầm lấy mười đô la."
"Úi trời! Cám ơn
con nhé," Kowalski nói, xem xét cẩn thận tờ mười đô la. "Và bây giờ,
để bố cho con lời khuyên chí tình."
"Tốt quá bố,"
Spud nói. "Con nghe đây."
"Con ơi,"
Kowalski tiếp tục, "chớ có phí hoài gia tài lớn của con nhé. Ổn định và cưới
vợ cho đúng - đừng như mẹ con và ta đây."
"Ấy bố!"
Spud kêu lên. "Bố muốn nói bố và mẹ chưa bao giờ cưới nhau à? Bố có hiểu
điều đó làm con thành cái gì không?"
"Chắc chắn là bố
biết chứ, con," Kowalski cắn cảu. "Và con là một đứa thực sự keo bẩn
nữa!"
Ba thuỷ thủ - một người
Đức, một người Mĩ và một người Polack - đang trong tiệm rượu uống bia.
"Tầu ngầm của
chúng tôi có thể ở dưới nước nửa năm," thuỷ thủ Đức khoác lác.
"Chưa là gì
nhé," người Mĩ nói, uống ực cốc bia và liếm môi. "Tầu ngầm hạt nhân của
chúng tôi có thể ở dưới nước cả năm trời!"
"Này," thủy
thủ Ba Lan nói, đổ tràn cốc bia của mình. "Điều đó thực sự chưa là gì cả.
Tầu ngầm chúng tôi chìm xuống và không bao giờ nổi lên nữa!"
Nivedano...
(tiếng trống)
(nói lắp bắp)
(tiếng trống)
Im lặng.
Nhắm mắt lại, cảm thấy
thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.
Bây giờ nhìn vào bên
trong, thu lấy mọi tâm thức của mình - gần như một mũi tên, lao vào trung tâm.
Tại trung tâm bạn là
phật.
Trên chu vi bạn có thể
là bất kì ai,
Tom, Dick, Harry;
trên chu vi các bạn tất cả đều khác nhau nhưng tại trung tâm bản chất tinh túy
của bạn là bản chất của phật, con người của Đạo.
Đi ngày một sâu hơn
đi - bởi vì bạn càng đi sâu hơn bạn sẽ càng kinh nghiệm nhiều hơn về thực tại
vĩnh hằng của bạn.
Hoa sẽ bắt đầu trút
lên bạn, toàn thể sự tồn tại sẽ tự hào về im lặng của bạn.
Chỉ là nhân chứng, từ
trung tâm, và bạn đã về tới nhà.
Để làm cho điều đó rõ
ràng, Nivedano...
(tiếng trống)
Thảnh thơi đi.
Nhớ lại rằng bạn chỉ
là nhân chứng.
Thân thể không phải
là bạn, tâm trí không phải là bạn.
Bạn chỉ là tấm gương.
Và khi bạn lắng đọng
vào trong việc chứng kiến tựa tấm gương đó, toàn thể sự tồn tại lấy dạng cực kì
đẹp đẽ.
Mọi thứ đều trở thành
thiêng liêng.
Tối nay đẹp theo cách
riêng của nó, nhưng tiếng gầm của sư tử của Triệu Châu đã làm cho nó thành tuyệt
diệu vô cùng.
Chính khoảnh khắc này
bạn là phật.
Khi bạn quay lại, đem
theo phật cùng bạn.
Bạn phải sống bằng phật
này trong cuộc sống đời thường của bạn.
Tôi chống lại việc từ
bỏ thế giới - tôi ủng hộ việc tái tạo thế giới.
Càng có nhiều chư phật,
thế giới sẽ càng có những bầu trời mới, chiều hướng mới, mở ra những cánh cửa mới...
những bí ẩn mới, phép màu mới.
Thu lấy thật nhiều
hương thơm và hoa mà bạn có thể thu được.
Nivedano...
(tiếng trống)
Quay lại, nhưng quay
lại như phật - an bình, duyên dáng.
Ngồi lại vài phút để
hồi tưởng lại kinh nghiệm của bạn về không gian bạn đã viếng thăm và niềm huy
hoàng bạn đã kinh nghiệm.
Mọi ngày bạn phải đi
một sâu hơn.
Cho nên bao giờ cũng
nhớ bạn đã đi xa thế nào: ngày mai bạn phải đi xa hơn một chút nữa.
Điều đó có thể mất
hai, hay năm, hay hai mươi, hay ba mươi năm - nhưng bạn đang trở thành phật.
Còn như có liên quan
tới tôi thì bạn là phật ngay bây giờ rồi, bạn chỉ phải thu lấy can đảm.
Trong ba mươi năm đó
bạn sẽ không đổi thành phật - bạn đã là phật rồi. Ba mươi năm đó chỉ để vứt đi
hoài nghi, hoài nghi rằng bạn - làm sao bạn có thể là phật được? Ngay cả tôi có
nói điều đó, ngay cả tất cả chư phật có cố gắng thuyết phục bạn, sâu bên dưới vẫn
cứ là hoài nghi:
"Trời, mình sao?
Lại là phật nữa sao?"
Nhưng một ngày nào đó
bạn sẽ trở nên được thuyết phục bằng kinh nghiệm riêng của bạn.
Không có chuyển đổi
nào thiếu kinh nghiệm riêng của bạn.
Và Maneesha này, tôi
không cho phép bạn có lối ra nào đâu.
Bạn đã ở ngoài từ nhiều
thế kỉ rồi.
Bây giờ bạn phải đi
vào trong.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Thầy kính
yêu.
Xem Tiếp Chương 5 – Quay Về Mục Lục
0 Đánh giá