Chương 5. Bầu Trời Mở Của Chứng Kiến

Chương 5. Bầu Trời Mở Của Chứng Kiến

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Triệu Châu (Joshu) – Tiếng Gầm Của Sư Tử – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 5. Bầu Trời Mở Của Chứng Kiến







Nghe hoặc Tải MP3 'Triệu Châu (Joshu) - Tiếng Gầm Của Sư Tử' ê




Osho ơi,

Một sư nêu câu hỏi với Triệu Châu: "Tôi nghe nói rằng thầy đã nói là khi vũ trụ bị phá huỷ thì bản tính phật sẽ không bị phá huỷ. 'Bản tính' này là gì vậy?"

Triệu Châu đáp ứng bằng việc nói, "Bốn Yếu tố và Năm Cấu phần."

Sư lại hỏi, "Đây chính là những thứ sẽ bị phá huỷ; 'bản tính' này là gì?"

Triệu Châu nói, "Nó là Bốn Yếu tố và Năm Cấu phần."

Một lần, một sư nói lời vĩnh biệt với Triệu Châu, thì Triệu Châu hỏi, "Ông định đi đâu?"

Sư đáp, "Khắp mọi nơi, để học Phật giáo."

Giơ chiếc vỉ đập muỗi của mình lên, Triệu Châu chỉ dẫn cho sư, "Không ở lại ở chỗ có Phật! Đi nhanh qua chỗ không có Phật! Không phạm sai lầm và đem Phật giáo tới cho bất kì ai trong ba nghìn dặm!"

Sư nói, "Trong trường hợp đó, tôi không đi!" với điều này Triệu Châu đáp ứng, "Vĩnh biệt! Vĩnh biệt!"

Maneesha, những đối thoại quan trọng vô cùng này vẫn còn tối nghĩa ngay cả trong giới Thiền bởi vì chỉ thầy, chỉ phật mới có thể đưa ra cách diễn giải đúng. Bất kì ai khác mà bình luận về chúng đều nhất định sẽ đi xa khỏi diễn giải đúng.

Những lời kinh này không được viết ra bởi trí tuệ; chúng không tuân theo sự hợp lí, chúng không logic theo bất kì cách nào. Chúng là sự đáp ứng. Và để tìm ra đáp ứng bạn cần phải có cùng kinh nghiệm. Đó là lí do tại sao chúng vẫn còn trong sự tồn tại, nhưng lại không được bình chú. Giai thoại nhỏ này sẽ giải thích điều đó cho bạn.

Một sư nêu câu hỏi với Triệu Châu: "Tôi nghe nói rằng thầy đã nói là khi vũ trụ bị phá huỷ thì bản tính phật sẽ không bị phá huỷ. 'Bản tính' này là gì vậy?"

Câu hỏi này tuyệt đối hợp lí và đúng. Nhưng câu trả lời lại cần sáng suốt vô cùng để hiểu.

Triệu Châu đáp ứng bằng việc nói, "Bốn Yếu tố và Năm Cấu phần."

Theo huyền thoại Phật giáo, sự tồn tại bao gồm Bốn Yếu tố và Năm Cấu phần. Bây giờ đây là câu trả lời ngớ ngẩn bởi vì đây chính là những những thứ tạo nên thế giới. Và người hỏi đang hỏi, "Khi thế giới này bị phá huỷ, thầy nói bản tính Phật vẫn còn lại. Bản tính đó là gì?" Triệu Châu đơn giản nói, Bốn Yếu tố và Năm Cấu phần.

Sư lại hỏi, "Đây chính là những thứ sẽ bị phá huỷ; 'bản tính' này là gì, cái sẽ không bị phá huỷ?"

Triệu Châu nói, "Nó là Bốn Yếu tố và năm Cấu phần."

Lại cũng vẫn câu trả lời ấy. Bây giờ điều đó trở thành rất ngớ ngẩn khi có liên quan tới lí do, nhưng điều Triệu Châu đang nói lại bị ẩn kín đằng sau những lời này. Ông ấy đang nói, "Nhân chứng, người biết Năm Cấu phần và Bốn Yếu tố này." Ông ấy không dùng từ 'nhân chứng', bởi vì không từ nào có khả năng giải thích về nhân chứng cả. Cho nên thay vì dùng từ này, ông ấy nhắc lại: "Thế giới này có thể bị phá huỷ nhưng nhân chứng sẽ còn lại. Mãi cho tới nay ông đã thậm chí không chứng kiến Bốn Yếu tố và Năm Cấu phần. Nếu ông đi vào trong ông sẽ chứng kiến Bốn Yếu tố và Năm Cấu phần này, và người đang chứng kiến là bản tính phật - về điều đó thì chẳng thể nói gì được."

Giới hạn của ngôn ngữ tới với Bốn Yếu tố và Năm Cấu phần. Bên ngoài điều đó là bầu trở mở của việc chứng kiến, chỉ là nhận biết thuần khiết. Bạn có thể có nó, nhưng bạn không thể nói điều gì về nó. Đó là lí do tại sao Triệu Châu không nói điều đó. Ông ấy nhắc nhở đi nhắc nhở lại người này, "Ngôn ngữ chấm dứt với Bốn Yếu tố và Năm Cấu phần. Ta có thể làm gì được? Đây là cột mốc cuối cùng; bên ngoài điều này, cái còn lại là bản tính phật."

Đây là cách thức của Thiền, không nói mọi thứ tới sự đầy đủ của chúng. Điều này phải được hiểu; đó là một phương pháp luận rất quan trọng. Không nói mọi thứ nghĩa là cho người nghe một cơ hội để hoàn chỉnh nó. Mọi câu trả lời đều không đầy đủ. Thầy chỉ cho bạn một lời hướng dẫn: đi theo hướng dẫn của Bốn Yếu tố và Năm Cấu phần. Tới lúc bạn đạt tới giới hạn, bạn sẽ biết cái gì sẽ còn lại.

Theo cách này, nếu ai đó cố hiểu Thiền theo trí tuệ, người đó sẽ thất bại. Đấy không phải là câu trả lời cho câu hỏi mà là cái gì đó còn nhiều hơn câu trả lời. Nó chỉ ra chính thực tại. Triệu Châu đang nói rằng bạn, như một nhân chứng, sẽ còn lại. Bản tính phật không phải là cái gì đó xa xôi - chính tâm thức của bạn là bản tính phật. Và tâm thức của bạn có thể chứng kiến những điều này, những cái tạo nên thế giới này. Thế giới này sẽ kết thúc nhưng tấm gương sẽ còn lại, khi soi gương không có cái gì.

Nhưng ông ấy không nói gì về việc chứng kiến, về tấm gương. Ông ấy bỏ điều đó lại cho tính thiền của người này. Người này phải tự mình tìm ra câu trả lời. Đây không phải là trường phổ thông hay cao đẳng hay đại học.

Thiền là cơ hội cho bất kì ai nâng lên trong tâm thức và nhận biết. Chức năng của thầy không phải là cung cấp câu trả lời. Nếu thầy cung cấp câu trả lời, thầy là kẻ thù của bạn. Thầy chỉ có thể cho bạn đường hướng để theo; kinh nghiệm của bạn sẽ là câu trả lời. Cách đối thoại này chưa bao giờ tồn tại ở bất kì đâu khác trên thế giới.

Một lần, một sư nói lời vĩnh biệt với Triệu Châu, thì Triệu Châu hỏi, "Ông định đi đâu?"

Sư đáp, "Khắp mọi nơi, để học Phật giáo."

Giơ chiếc vỉ đập muỗi của mình lên, Triệu Châu chỉ dẫn cho sư, "Không ở lại ở chỗ có Phật!"

Một gợi ý kì lạ... bởi vì sư này dường như ngu xuẩn không thấy Triệu Châu, phật sống, trước ông ấy. Hiển nhiên, Triệu Châu không muốn nói, "Ở lại đây! Ta là phật mà ông đang tìm kiếm." Ngược lại, ông ấy nói:

"Không ở lại ở chỗ có Phật! Đi nhanh qua chỗ không có Phật!"

Bởi vì chỗ không có phật thì phỏng có ích gì? Đi qua cho nhanh. Và không ở lại nơi có phật.

Bây giờ, ông ấy chẳng để lại chỗ nào mà đi, vì đây là hai chỗ duy nhất: hoặc phật sẽ có đó hoặc phật sẽ không có đó.

"Không phạm sai lầm và đem Phật giáo tới cho bất kì ai trong vòng ba nghìn dặm!"

Ông ấy đang nói, "Xa tới mức ông có thể đi được - ba nghìn dặm - Không phạm sai lầm và đem Phật giáo tới cho bất kì ai, vì ông không có nó." Cho nên ba gợi ý của ông ấy là, thứ nhất: không trở thành nhà truyền giáo, bởi vì đấy không phải là kinh nghiệm của bạn. Cái mà không phải là của bạn, đừng lắp lại nó cho người khác như con vẹt. Chỉ kinh nghiệm của bạn về tâm thức tối thượng, vĩnh hằng mới làm cho bạn chỉ được cho người khác hướng tới cùng một con đường. Bạn không thể dạy Phật giáo được, bởi vì Phật giáo không phải là triết lí, nó là kinh nghiệm sống. Cho nên nếu bạn đã sống nó, giúp cho người khác tham gia vào việc sống nó. Chia sẻ cuộc sống của bạn, yêu của bạn, từ bi của bạn, thiền của bạn, nhưng không dạy các nguyên lí. Phật giáo không quan tâm tới các nguyên lí.

Và thứ hai, không ở lại nơi không có phật, vì bạn sẽ được gì ở một chỗ không có phật? Bạn có thể thu được sáng suốt nào đó chỉ bằng việc ở bên một người đã thức tỉnh. Bạn có thể bắt đầu đi về trung tâm của bạn nếu bạn thấy ai đó đã đạt tới trung tâm, và bạn thấy niềm vinh quang và cái đẹp và sự oai nghiêm của người đó. Bằng không thì chẳng có bằng chứng nào rằng bất kì ai đã bao giờ đạt tới điều tối thượng.

Ngày xưa một nhà logic vĩ đại của Bengal, Keshav Chandra, tới gặp Ramakrishna. Keshav Chandra là một học giả rất vĩ đại, và ông ấy cũng đã sáng lập ra một tôn giáo. Vì ông ấy là người sáng lập của một tôn giáo, nên ông ấy có hàng nghìn tín đồ. Nhưng ông ấy bao giờ cũng lấy làm kinh ngạc: "Sao mọi người liên tục tới kẻ ngu xuẩn, vô giáo dục Ramakrishna?"

Keshav Chandra sống ở Calcutta, và chỉ cách Calcutta vài dặm là Dakshineshwar nơi Ramakrishna sống. Hàng nghìn người sẽ đi tới đó. Keshav Chandra không thể tin được vào điều đó: "Người kia có cái gì thế nhỉ?" Cuối cùng ông ấy quyết định phải tới và cho người này biết thế nào là phải.

Các tín đồ của Ramakrishna rất bối rối, lo nghĩ, vì Ramakrishna không biết lí luận gì cả, chẳng biết logic. Ông ấy chỉ giống như đứa trẻ, hồn nhiên thế, còn Keshav Chandra lại nổi tiếng cả nước là nhà logic, triết gia. Ramakrishna sẽ làm gì trong thảo luận với ông ấy?

Họ đã lo nghĩ rằng đấy sẽ là khoảnh khắc rất căng thẳng. Nhưng Ramakrishna nói, "Sao các ông lo nghĩ thế? Cũng tốt là ông ấy sắp tới." Ramakrishna chờ đợi. Keshav Chandra tới với nhiều tín đồ. Ông ấy quyết tâm chấm dứt con người này mãi mãi để cho không tín đồ nào còn tụ tập ở đó tại Dakshineshwar.

Ramakrishna nhảy múa đón chào khi Keshav Chandra tới. Keshav Chandra trở nên dao động chút ít: "Đây không phải là người để mà thảo luận rồi; ông ta dường như gàn dở."

Ramakrishna ôm ghì lấy Keshav Chandra và nói, "Tôi đã chờ đợi ông lâu quá rồi! Bây giờ bắt đầu đối thoại để kết thúc tôi đi."

Đã có im lặng hoàn toàn. Ngay cả Keshav Chandra cũng chẳng thể nói được điều gì: bắt đầu từ đâu đây? Ramakrishna nói, "Ông bắt đầu từ bất kì đâu cũng được. Bất kì cái gì ông muốn nói, nói nó đi. Tôi sẽ yêu nó!"

Keshav Chandra là người vô thần, ông ấy không tin vào Thượng đế. Cho nên hiển nhiên là ông ấy phải bắt đầu bằng việc nói, "Không có Thượng đế. Quan điểm của ông là gì?"

Ramakrishna nói, "Đấy không phải là vấn đề quan điểm. Nếu con người tri thức của ông nói không có Thượng đế, thì làm sao tôi có thể phủ nhận được điều đó? Nhưng với tôi ông là một chứng minh, một bằng chứng, rằng sự tồn tại không thể có nếu thiếu tâm thức. Một sự nhạy bén logic đẹp đẽ thế! Nó tới từ đâu vậy? Chính ngọn nguồn đó là Thượng đế, ông là chứng minh. Nhưng nếu ông nói không có Thượng đế, thì tôi sẽ đồng ý với ông hoàn toàn."

Keshav Chandra đã tranh luận với nhiều người, ông ấy là luật sư ở toà thượng thẩm, và ông ấy thấy mình hoàn toàn mất tiếng nói trước một người mới chỉ học hai năm đầu phổ thông và không có tri thức về bất kì cái gì. Nhưng cách Ramakrishna nói, "Nếu ông đã nói vậy, thì tôi tin cậy ông. Ông là một người có lí luận vĩ đại nên ông phải biết liệu Thượng đế có hay không. Tôi là người vô giáo dục; mọi điều tôi biết là hát bài hát và nhảy múa và chơi nhạc. Tôi có thể làm tất cả những điều này mà không có Thượng đế, nhưng Thượng đế là cái cớ tốt. Bằng không điều đó có vẻ dở hơi. Nếu tôi đi vào nhà và bắt đầu nhảy múa và ca hát, điều đó có vẻ dở hơi, nhưng trong ngôi đền điều đó lại có vẻ rất sung kính. Thượng đế là cái cớ tốt. Ông đã bao giờ nhảy múa trong đền chùa chưa? Chúng tôi có ở đây một ngôi đền rất đẹp..."

Keshav Chandra chưa bao giờ nghĩ rằng nhảy múa lại đi vào biện luận. Và điều đó có vẻ hấp dẫn, bởi vì người này chân thành thế. Ramakrishna nói, "Nếu ông, con người của trí thông minh lớn, mà nói với tôi, người vô giáo dục, thì tôi sẽ tin điều đó; tôi sẽ vứt bỏ mọi thượng đế. Nói điều đó cho tôi đi, rằng ông đã thám hiểm toàn thể vũ trụ và không tìm thấy Thượng đế."

Keshav Chandra không thể nói được điều đó. Chẳng ai đã thám hiểm được toàn thể vũ trụ. Nhưng không thám hiểm toàn thể vũ trụ, thì làm sao bạn có thể cả quyết rằng không có Thượng đế? Keshav Chandra nói, "Tôi không thể nói được rằng tôi đã thám hiểm toàn thể vũ trụ. Một cách tự nhiên, phát biểu của tôi rằng không có Thượng đế là không hợp lệ. Nhưng về ông thì sao?"

Ramakrishna nói, "Về tôi ư? Tôi đã nhảy múa với ngài, tôi đã yêu ngài. Tôi đã doạ ngài; có những lúc chúng tôi đã không nói nên lời. Đôi khi tôi còn khoá cửa đền lại và bỏ đói ngài vài ngày. Nhưng thế rồi tôi bắt đầu cảm thấy từ bi với anh chàng đáng thương này. Tôi mở cửa ra, tôi đem thức ăn tới cho ngài, và ngài tốt tới mức ngài đã chẳng nói một lời với tôi."

Và ông ấy kể cho Keshav Chandra, "Một hôm chuyện xảy ra là có chiếc gươm đeo bên cạnh Thượng đế Mẹ trong ngôi đền ở Dakshineshwar. Tôi bảo với Thượng đế Mẹ, 'Nếu ngài không xuất hiện lên cho con hôm nay thì con sẽ chặt đầu con đấy.' Tôi lấy chiếc gươm từ trong tay Thượng đế Mẹ và tôi đã nhảy múa từ sáng tới tối. Tôi bảo bà ấy, 'Khi mặt trời lặn, nếu ngài không hiện ra cho con, thì nhớ lấy: ngài sẽ chịu trách nhiệm về việc giết người của con.'"

Và mặt trời lặn dần - ông ấy nhảy múa cả ngày - một đám đông lớn im lặng quan sát người kìa lạ này. Ông ấy đã nhảy múa suốt từ sáng tới tối hát các bài ca ngợi, và khi mặt trời lặn, bỗng nhiên chiếc gươm ông ấy định dùng rời khỏi tay ông ấy. Ông ấy ngã xuống mê man trong sáu ngày.

Sau sáu ngày ông ấy mở mắt dậy và ông ấy nói, "Tôi đã không yêu cầu ngài phải tới trong vô thức sâu của tôi. Tôi muốn thấy ngài một cách rõ ràng, trong ý thức. Tôi muốn chứng kiến từ đám đông. Nhưng ngài lại chơi mẹo!" Và nước mắt tuôn ra từ mắt ông ấy và ông ấy nói, "Nhưng bây giờ thế giới trông nhạt nhoà quá. Đem tôi trở lại cùng chỗ tôi đã tới đi. Ngài đã lấy đi chiếc gươm và bây giờ ngài đã tạo ra nhiều rắc rối hơn cho tôi, bởi vì bây giờ tôi có thể so sánh cái đẹp vô cùng của thế giới bên trong và cái nghèo nàn vô cùng của thế giới bên ngoài. Đem tôi vào trong đi."

Ông ấy nói với Keshav Chandra, "Ông đã bao giờ làm điều gì để đi vào trong chưa?"

Keshav Chandra nói, "Tôi xin chạm chân ông. Và xin thứ lỗi cho tôi là tôi đã tới để tranh luận với ông. Ông không phải là con người để tranh luận; ông là chứng minh. Nếu có thể có chứng minh về Thượng đế thì ông là chứng minh. Không thể tranh luận được với ông."

Các tín đồ của Keshav Chandra không thể hiểu nổi điều gì đã xảy ra, bởi vì ông ấy đã là người sáng lập ra tôn giáo của họ, tôn giáo vô thần. Và ông ấy lại đang đi chạm chân người ông ấy hay gọi là kẻ ngốc.

Ramakrishna hay gửi thông điệp cho Keshav Chandra: "Đôi khi, thỉnh thoảng ông quay lại để kết thúc tôi nhé."

Keshav Chandra nói, "Ông đã kết thúc tôi rồi!" Ông ấy từ bỏ việc là người đứng đầu và người sáng lập tôn giáo của mình. Ông ấy nói, "Tôi đã không thể tranh luận được với một người vô giáo dục. Ông ấy có kinh nghiệm nào đó, và tôi có thể thấy rằng tôi tuyệt đối trống rỗng còn ông ấy thì tràn đầy thế, tràn đầy niềm vui. Tôi đã thảo luận với nhiều học giả… nhưng cách ông ấy đón tiếp tôi, nhảy múa, và ôm ghì tôi. Và bất kì khi nào tôi tranh luận điều gì đó ông ấy sẽ lại đứng lên và nói, 'Giỏi, rất giỏi!' Ông ấy chưa bao giờ dùng một lời nào chống lại tôi. Ngược lại ông ấy nói, 'Nếu ông nói vậy, tôi có thể tham gia vào tôn giáo của ông, bởi vì với tôi ông cũng là một phần của Thượng đế.'"

Bất kì tâm thức nào cũng đều là một luận cứ rằng sự tồn tại là có ý thức. Đó là toàn bộ ý nghĩa của Thượng đế. Không phải là Thượng đế là một người ở đâu đó. Thượng đế trải rộng ở khắp mọi nơi, trong cây cối, trong núi non, trong dòng sông, trong chim chóc, trong con người, trong tảng đá. Mọi nơi, đều có khả năng của tâm thức.

Toàn thể tâm thức này trong tính toàn bộ của nó bạn có thể gọi bằng bất kì cái tên nào. Bạn có thể gọi nó là chân lí, bạn có thể gọi nó là niết bàn, bạn có thể gọi nó là Thượng đế, chẳng thành vấn đề gì. Một điều là chắc chắn, rằng sự tồn tại không phải là vô ý thức; sự tồn tại không phải là không thông minh.

Những đối thoại này của Thiền tin cậy vào người đó, rằng "nếu chúng ta chỉ cho người đó đường hướng, trí thông minh của người đó sẽ không ở lại với điều chúng ta đã nói mà sẽ đi theo chỉ dẫn đó." Với sư định đem Phật giáo tới cho mọi người, Triệu Châu nói, "Xin đừng làm điều như vậy.

Ông không thể chia sẻ cái gì đó mà ông không có cho người khác. Trước hết có nó đã. Và không bao giờ ở chỗ không có phật bởi vì điều đó sẽ là phí hoài thời gian vô cùng. Và không ở chỗ có phật vì điều đó sẽ làm biến đổi ông. Ông sẽ không còn là điều ông đang là."

Lắng nghe điều này, người này đã hiểu ra nhanh chóng. Ông ta phải là người rất thông minh, hiểu biết. Ông ấy phải đã nhìn lại vào Triệu Châu và thấy phật, đang hiện diện ngay trước ông ấy.

Sư nói, "Trong trường hợp đó tôi không đi nữa! Tôi sẽ ở lại đây." Với điều này Triệu Châu đáp ứng, "Vĩnh biệt! Vĩnh biệt!

Đi tới bất kì chỗ nào ông muốn đi. Sao ông thay đổi ý định thế? Ta có yêu cầu ông ở lại đây đâu."

Ông ấy muốn một đáp ứng rõ ràng từ người này rằng người đó đã nhận ra phật tính của Triệu Châu.

Cho nên đây là những đối thoại rất kì lạ. Chúng không giống như những đối thoại kiểu Socrates. Nhiều điều quan trọng bị gạt ra ngoài đối thoại và nhiều điều tuyệt đối không bản chất lại được nói tới. Cái tinh tuý bị bỏ vào góc để được hiểu.

Người ta phải rất ý thức với Thiền sư; bằng không người ta có thể sống với Thiền sư và bỏ lỡ. Thầy không thể cho bạn cái gì một cách trực tiếp. Không có cách trực tiếp để diễn đạt chân lí. Thầy chỉ có thể cho tình huống. Bây giờ, đây là tình huống: "Không ở nơi có phật và không ở nơi không có phật." Bây giờ Triệu Châu đang đặt sư này vào thế tiến thoái lưỡng nan - thế thì ở đâu? Ông ấy không để lại cho sư này chỗ nào để ở cả.

Hiển nhiên sư này nhìn lại vào Triệu Châu với tâm trí ý thức, tỉnh táo hơn. Và sư nói, "Tôi sai khi đi xa. Đây là chỗ tôi phải ở lại." Thế là sư nói ngay lập tức, "Trong trường hợp đó tôi sẽ không đi." Đùa cợt, Triệu Châu đáp ứng, "Vĩnh biệt! Vĩnh biệt!"

Nhưng sư này còn ở lại với Triệu Châu. Làm sao bạn có thể rời bỏ một thầy như vậy được? Điều đó là không thể được, thứ nhất, tìm ra một thầy như Triệu Châu. Và thứ hai, không thể nào bỏ được ông ấy. Ông ấy sẽ bầy ra một cái bẫy cho bạn, và một khi bạn đã rơi vào bẫy trong tay thầy, thì phật tính của bạn không còn xa nữa. Chính sự gặp gỡ với thầy là việc bắt đầu của trưởng thành của bạn thành phật.

Một nhà thơ Thiền, Isho, đã viết:

Trước cửa sổ,

cây tre mảnh khảnh, mầu ngọc bích cất tiếng

khi mưa lạnh rơi xuống,

bằng âm thanh xào xạc.

Mầu xanh tơ của chúng

xâm nhập vào bàn tôi,

chúng biết

không chỗ ẩn kín nào thuần khiết hơn chỗ này.

Trên khắp thế giới mọi người đã làm thơ, hầu hết dành cho đàn ông và đàn bà và yêu của họ. Vài bài dược dành cho cái đẹp của tự nhiên. Nhưng Thiền không cùng phạm trù như thơ ca khác. Nó đơn giản là tâm trí mang tính thiền, chỉ quan sát điều đang xảy ra xung quanh. Và ông ấy thấy cái đẹp ở khắp xung quanh. Vẻ huy hoàng của sự tồn tại nhiều đến mức ông ấy cảm thấy cần ghi lại trong cuốn sổ của mình. Trước cửa sổ... bạn phải quán tưởng. Quán tưởng cửa sổ:

Trước cửa sổ,

cây trẻ mảnh khảnh, mầu ngọc bích cất tiếng

khi mưa lạnh rơi xuống,

bằng âm thanh xào xạc.

Mầu xanh tơ của chúng

xâm nhập vào bàn tôi,

chúng biết

không chỗ ẩn kín nào thuần khiết hơn chỗ này.

Isho nghèo khó sống trong túp lều gần bụi tre, và lá rơi bay vào trong lều ông ấy, dưới bàn ông ấy. Ông ấy nói, chúng biết không chỗ ẩn kín nào thuần khiết hơn chỗ này.



Thiền muốn bạn biết rằng ngay cả lá rụng xuống từ cây cũng có tâm thức của riêng chúng. Không cái gì là vô ý thức cả. Có những cách khác nhau để có ý thức, nhưng chúng ta đang sống trong đại dương tâm thức. Hàng triệu người là các vẻ bề ngoài… để cho chúng ta không thể hiểu được đích xác cây tre đang làm gì.



Bây giờ trong ao của Mukta, hai con thiên nga mầu tuyết trắng đã tới, bay từ England tới. Những vị khách vĩ đại! Và mọi đêm khi tôi tới rồi đi, tôi không thể cưỡng lại được việc nhìn vào chúng. Chúng trông có tính thiền thế, cả ngày làm zazen... bởi vì chúng không có xe đạp thuê nào, chúng không phải đi xem phim. Chúng im lặng tới mức nếu bạn ngồi cạnh ao của Mukta, bạn sẽ trở nên im lặng khi thấy im lặng của chúng. Chúng chỉ không làm gì cả - đơn giản tồn tại, không biện luận triết lí.

Thấy những con thiên nga này tôi nhớ lại rằng ở Ấn Độ, con người của tự nhận biết cũng được gọi là paramahansa. Hansa nghĩa là thiên nga còn paramahansa nghĩa là thiên nga lớn. Mọi ngày thấy chúng, tôi có thể hiểu được: chúng trông giống phật thế, chỉ tận hưởng sự hiện hữu - không làm việc, không công việc, không bãi công, không đóng cửa nhà máy gây áp lực, không quan tâm tới cả thế giới xung quanh chúng; chúng chẳng có gì cả.

Nhưng với việc chúng tới, cái ao trở thành ngôi đền. Chúng thiền cả ngày và đêm. Điều gì đang xảy ra bên trong chúng thì chúng ta khó mà biết được, nhưng cái gì đó phải đang xảy ra bên trong chúng. Chúng là những người đẹp thế. Điều đó phải trong một chiều hướng khác, cho nên chúng ta chẳng bao giờ bắt chéo lẫn nhau, nhưng theo cùng chiều hướng thì phải có người khác, chim khác.

Cũng có cả vịt nữa - bây giờ, vịt thì nhỏ; chúng trở nên sợ sệt khi thiên nga tới. Cho nên vịt ở trong rắc rối rất lớn trong vài ngày vì công mổ lên đầu chúng, cho nên chúng không thể ra khỏi ao được. Còn trong ao, hai con thiên nga bự ở đó - quá không quen thuộc, người ta chẳng biết chúng sẽ làm gì. Cho nên vịt trốn tít trong bụi cây. Nhưng dần dần trao đổi nào đó chắc chắn đang xảy ra, bởi vì vịt lại gần hơn... và hôm qua Avesh đã thông báo cho tôi rằng chúng đã xuống nước cùng thiên nga. Trong im lặng, cái gì đó đã lớn lên, một tình bạn. Chẳng điều gì đã được nói ra, chẳng điều gì đã được nghe thấy, nhưng cái gì đó phải đã xảy ra giữa chúng.

Hoặc là thiên nga phải đã bảo chúng, "Lại đây đi, đừng lo nghĩ," hoặc vịt phải đã hỏi, "Chúng tôi vào được chứ?" Cái gì đó nhất định đã xảy ra, bởi vì đột nhiên thì điều đó không thể được. Nhưng điều đó ở ngoài miền hiểu biết của chúng ta.

Đó là chính nỗ lực của thơ Thiền - đem tới cho tâm thức của bạn rằng toàn thể sự tồn tại là có ý thức. Mầu sắc khác nhau và sắc thái khác nhau và cách thức khác nhau, nhưng người đã đạt tới đỉnh cao nhất có thể thấy rằng trong thế giới này chẳng cái gì là không có lực sống, không có tiềm năng để một ngày nào đó có thể trở thành phật.

Bản thân Phật đã kể về một trong các kiếp sống của ông ấy. Ông ấy đã là một con voi. Một đêm khu rừng bỗng nhiên bắt lửa. Lửa cháy dữ dội thế, và các con vật đều chạy tháo thân tìm lối thoát. Con voi này cũng chạy, bởi vì lửa lớn thế. Chỉ để nghỉ, nó đứng lại dưới một cái cây còn chưa bị cháy. Khi nó vừa định đứng xuống đó, thì một con thỏ nhỏ chạy tới ngay dưới một chân nó vừa giơ lên. Bây giờ thật khó cho con voi để thả chân xuống; anh chàng đáng thương kia sẽ chết. Thế là nó cố gắng vất vả để vẫn còn đứng trên ba chân, nhưng sức nặng của con voi...

Phật nói rằng bởi vì lòng từ bi đó mà con voi vẫn còn đứng vậy, nó không thể thả chân xuống được. Lửa bao quanh cả chỗ đó. Nó đã liều cả mạng mình để có thể cứu con thỏ, và thế rồi lửa thiêu đốt cả hai con. Phật nói, "Ta đã là con voi đó và ta đã thu được phật tính của mình bởi từ bi."

Bây giờ trên toàn thế giới, trong chim chóc, trong con vật, điều gì đó đang xảy ra. Đấy không phải là thế giới chết. Mọi người đều đang cố gắng đi lên những đỉnh cao hơn. Ý tưởng này về tiến hoá là hoàn toàn khác với tiến hoá của Darwin. Tiến hoá của Darwin có vẻ rất ngu xuẩn, bởi vì chúng ta không thấy con vật nào thay đổi thành bất kì con vật nào khác. Trong hàng triệu năm không có ghi chép nào rằng ai đó đã thấy một con khỉ bỗng nhiên đi tới cửa hàng may mà nói rằng, "Tôi đã đổi ý kiến, tôi muốn là người. Bây giờ chuẩn bị trang phục, làm theo đặt hàng." Mà cũng chẳng có con vật nào đổi sang loài khác. Ý tưởng đó của Darwin là tuyệt đối ngớ ngẩn.

Nhưng phương Đông có khái niệm khác. Cùng tiến hoá đang xảy ra - trong mọi con vật cái gì đó đang tiến hoá. Tại điểm nào đó khi con vật chết, nó sẽ được sinh ra trên mức độ cao hơn. Mãi cho tới nay, con người là mức độ cao nhất mà hàng triệu con vật đã đạt tới. Trong loài người, chư phật là đỉnh cao nhất.

Những bài thơ nhỏ này chỉ để nhắc nhở bạn rằng ngay cả lá rụng trong mưa sa và trong bão tố cũng đều xô vào chiếc lều của Isho đáng thương và bàn viết của ông ấy, và ẩn mình dưới bàn. Và ông ấy nói, chúng biết không chỗ ẩn kín nào thuần khiết hơn chỗ này. Bằng không chúng đã không tới đó rồi.

Việc hiểu biết này rằng toàn thể sự tồn tại là sống động, có ý thức, làm cho toàn thể hành vi của bạn khác đi. Thế thì bạn không nghĩ tới việc đi săn con vật, bởi vì chúng là anh em của bạn. Có lạc hậu chút ít, có vô giáo dục chút ít, có nguyên thuỷ chút ít, nhưng giết chúng, bạn đang giết chư phật tương lai. Do đó, kinh nghiệm của tất cả chư phật đều kết thúc trong quan hệ từ bi và rất đáng yêu với sự tồn tại. Thậm chí cả cây cối cũng không đáng phải chặt đi. Nó đang sống; nó có thể có một loại tâm thức khác. Đừng làm nó bị thương, đừng làm đau nó, bởi vì mọi vết thương và vết đau mà bạn gây ra sẽ có tác động lên bạn, lên tiến hoá riêng của bạn.

Maneesha đã hỏi:

Osho ơi,

Nỗi khiếp sợ và sự nhẹ nhõm của việc có người thầy đã hứa đánh "chỉ vì niềm vui của việc đó"! Đây có phải là điều Thiền là gì không? - khi tính hợp lí, phải và trái đều bay ra ngoài cửa sổ, tâm trí bị giữ lại, và tất cả mọi điều người ta có thể đưa ra là cái ta của người ta?

Maneesha, điều đó đích xác Thiền là gì đấy. Có hàng trăm trường hợp ghi lại, khi thầy đã gọi một đệ tử nào đó thậm chí vào giữa đêm và bảo người đó, "Để ta đánh ông."

Và đệ tử này nói, "Nhưng để làm gì?"

Thầy nói, "Vì sáng mai ông sẽ trở nên chứng ngộ và thế thì ta sẽ không có khả năng đánh ông nữa. Và việc đánh vui thế!"

Thầy tận hưởng việc đánh và đệ tử tận hưởng việc bị đánh. Đó là cử chỉ rất đáng yêu, cái đánh không gây đau.

Ai đó đã đem đến cho tôi cây Thiền trượng. Nó được làm bằng tre, và tre được đẽo theo cách mà dù bạn đánh mạnh đến đâu, nó chỉ gây ra tiếng động, không đau nhiều. Tôi đã dùng nó với Anando, cho nên khi Thiền sư Stonehead Niskriya quay lại ông ấy có thể có chiếc Thiền trượng đích thực này từ Hàn Quốc. Tuy nhiên bạn đánh, nó tạo ra tiếng động hay. Cứ dường như đầu ai đó bị vỡ!

Nhưng Thiền là tôn giáo rất vui đùa. Nó đã làm cho ngay cả việc đánh cũng thành trò vui. Không tôn giáo nào khác trên thế giới cho phép vui đùa và tiếng cười và cuộc sống và yêu. Thiền cho phép tự do toàn bộ trong tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống.

Thiền đã biến đổi những điều gần như không thể được thành những cử chỉ rất đáng yêu. Chẳng hạn các đô vật Thiền - bạn sẽ thấy họ giao tranh, nhưng không giận dữ gì, không thù địch gì hay bất kì ham muốn thắng người kia. Đó là toàn bộ việc huấn luyện, vui đùa: ai thắng chẳng thành vấn đề. Ai chơi một cách hoàn toàn có ý thức mới là vấn đề. Cho nên nếu bạn không biết, bạn có thể không hiểu điều đang xảy ra.

Khi hai đô vật Thiền vào xới, trước hết họ cúi chào lẫn nhau, bởi vì mọi người đều là phật. Trước khi cuộc giao tranh bắt đầu, phật phải được nhận ra. Và bạn không thể giận phật, bạn không thể làm đau phật. Cả hai đều mang tính thiền - trong khi họ đang vật nhau bạn sẽ không có khả năng thấy, nhưng bạn có thể thấy sự duyên dáng, bạn có thể thấy im lặng. Bạn không thể thấy bạo hành trong mắt họ.

Và thầy, người sẽ đánh giá, không tuyên bố một người là thắng theo cùng cách như nó đã được tuyên bố trên khắp thế giới. Bạn sẽ ngạc nhiên: đôi khi người thắng không được thầy chấp nhận là người thắng bởi vì người đó đã đánh mất tính thiền của mình. Còn người thua được cúp bởi vì người đó vẫn còn ý thức mọi lúc: ngay cả trong thất bại, người đó đã thắng.

Bây giờ, giao tranh được biến đổi thành thiền. Cung thuật đã được biến đổi thành thiền, kiếm thuật đã được biến đổi thành thiền. Thiền đã làm phép màu, bởi vì không ai đã bao giờ nghĩ rằng kiếm thuật có thể là nghệ thuật mang tính thiền.

Và khi có hai thiền nhân tương đương về tâm thức, thì không ai thắng cả. Cuộc giao tranh có thể tiếp diễn hàng giờ và hàng ngày, nhưng không ai thắng bởi vì cả hai đều có tính thiền tương đương - cùng chiều sâu, cùng độ cao, cùng yêu, cùng từ bi. Không ai theo bất kì cách nào kém hơn người kia, và chỉ người kém hơn mới bị thua.

Cho nên phần lớn thời gian các cung thủ, kiếm thủ, đô vật, đều được công bố là ngang nhau. Không ai thắng, không ai thua. So với điều này thì đấm bốc phương Tây có vẻ man rợ. Toàn bộ nỗ lực đều bạo hành, đẫm máu. Không có sự kính trọng đối thủ, không có từ bi nào. Mọi nỗ lực đều là tham vọng để thắng bằng bất kì phương tiện nào có thể được, dù phải hay trái.

Thiền đã tạo ra một cách tiếp cận hoàn toàn khác tới mọi thứ. Nếu thế giới hiểu Thiền, nó sẽ là một thế giới khác. Điều đó chắc chắn là tiến trình giả kim thuật nhất.

Cho nên khi tôi nói với bạn, Maneesha này, rằng tôi sẽ đánh bạn chỉ bởi niềm vui của việc đánh, nhớ rằng niềm vui này không chỉ là niềm vui của tôi. Nó phải là niềm vui của bạn nữa; chỉ thế thì nó mới lấy bước nhảy lượng tử lớn. Thế thì thầy và đệ tử đơn giản chơi đùa với nhau. Không ai cao hơn và không ai thấp hơn.

Và thầy gọi vào giữa đêm chỉ ra sáng suốt của thầy, rằng sáng mai đệ tử sẽ trở nên chứng ngộ. Anh ta đang ở bên bờ rồi. Sau đó, đánh anh ta là không phải nữa. Và đấy là trò vui thế! Cho nên thầy phái người phục vụ tới - "Đưa anh ta lại nhanh lên!"

Anh ta đang thiền. Anh ta nói, "Mục đích gì vậy, lại vào giữa đêm hôm thế này?"

Người phục vụ nói, "Tôi không biết, tôi chỉ thấy thầy cầm gậy. Cho nên tôi nghĩ thầy muốn đánh anh. Ngoài điều đó ra, chẳng có mục đích gì vào giữa đêm hôm cả."

Đệ tử này chạy ngay tới. Nếu thầy muốn đánh, đấy là đặc ân đặc biệt - bằng không, ai quan tâm? Giữa đêm, ông già này đang đợi để đánh bạn - còn gì tốt hơn, còn gì từ bi hơn!

Khi đệ tử tới, thầy nói, "A ha! Thế là ông đã tới. Ông không biết nhưng ta biết... lại gần đây. Đây là cú đánh cuối cùng, bởi vì sớm mai khi mặt trời lên ông sẽ chứng ngộ. Sau đó, cho dù ông có yêu cầu ta đánh ông, ta sẽ không có khả năng đánh phật. Đó là lí do tại sao ta phải gọi ông khẩn cấp."

Đệ tử này chạm chân thầy, và thầy cho anh ta một cái đánh thực thụ, và cả hai cùng cười. Và đến sáng đệ tử này trở nên chứng ngộ. Không chỉ có một mà hàng trăm trường hợp đã được ghi lại. Đó là vui đùa vô cùng. Điều đó không làm hại bạn, điều đó chỉ để công bố cho đệ tử rằng, "Sáng mai ông sẽ trở nên chứng ngộ. Và hiển nhiên, chúng ta đã tận hưởng nhiều năm: ông đã tới và ta đã đánh ông. Đấy là cú đánh cuối cùng - nó là cú đánh đáng ghi nhớ. Nhớ lấy: cú đánh này công bố rằng ánh sáng sắp tới nơi và đêm sắp chấm dứt."

Phương pháp kì lạ, và con người kì lạ, và có lẽ là sự phát triển đẹp nhất của dòng chảy tôn giáo nhỏ. Nó không bao giờ có thể trở thành tôn giáo đám đông được. Nó không thể là Cơ đốc giáo được; sáu trăm triệu người sẽ không có khả năng hiểu được nó. Nó là tôn giáo chỉ cho số ít người được chọn lựa, bởi vì nó cần trái tim lớn và trí thông minh lớn mà rất ít người có.

Tôi đang giới thiệu cho bạn về Thiền với chủ định đơn giản: tất cả các tôn giáo khác đã phá huỷ đi tiếng cười của bạn, đã phá huỷ nụ cười của bạn, đã phá huỷ sáng tạo của bạn - đã thậm chí phá huỷ cả cảm giác khôi hài. Và cuộc sống mà không có cảm giác khôi hài thì không phải là cuộc sống mấy đâu.

Bây giờ tới Sardar Gurudayal Singh. Anh ấy là người tôn giáo nhất ở quanh đây. Tôi cho rằng nếu anh ấy chết thì Thánh Peter sẽ không cho phép anh ấy vào thiên đường. Chỉ bởi vì tiếng cười của anh ấy, Thánh Peter lập tức sẽ đóng cửa lại:"Anh không thuộc vào đây, đi sang bên kia đi. Tất cả bạn bè anh đều ở đó cả."

Tôi bao giờ cũng nghĩ rằng chẳng có gì tồi tệ hơn việc lên tới thiên đường. Bạn sẽ tìm thấy những người chết thế ở đó, mục ruỗng, những bộ xương, làm đủ mọi thứ ngu xuẩn. Bạn không thể sống với thánh nhân cho dù là hai mươi bốn tiếng, mà ở đó lại sống vĩnh viễn được bao quanh bởi thánh nhân...

Tôi đã kể cho các bạn về một người khuân vác ở ga Munich, một anh chàng tốt bụng, chỉ nằm dài trong cống rãnh bởi vì anh ta đã uống quá nhiều bia. Sai lầm nào đó đã xảy ra - trong mọi hệ thống quan liêu thì sai lầm bao giờ cũng là có thể - cho nên quỉ đã tới đem anh ta đi, đưa anh ta lên thiên đường. Tại đó, người ta đưa ra phán quyết về nơi anh ta phải tới: Anh ta nên cho ở trên thiên đường hay phải chuyển xuống địa ngục? Thánh Peter nhìn vào hồ sơ của anh ta và thấy rằng người này phải ở thiên đường.

Người này liên tục nói, "Cho tôi đi đi! Tôi có công việc tại ga, tôi là người khuân vác mà." Nhưng chẳng ai chịu nghe anh ta cả. Anh ta nói, "Đây không phải là lúc để tôi lên thiên đường - tôi thậm chí còn chưa uống hết cốc bia của mình!" Nhưng họ vẫn bắt buộc anh ta, say mềm... họ cho anh ta một chiếc đàn harp. Anh ta nói, "Tôi phải làm gì đây?"

Họ nói, "Tại đây chẳng phải làm gì cả. Mọi người đều có mây. Ngồi lên mây, nổi bồng bềnh, có cây đàn harp đó, và hát hallelujah."

Anh ta nói, "Điều đó thực lạ. Tôi không phải là loại người đó, tôi chưa bao giờ đi nhà thờ trong cả đời. Cái loại không may nào đã rơi xuống tôi thế này?" Nhưng anh ta bị buộc phải ngồi lên đám mây, và được bảo, "Hát hallelujah đi!"

Anh chàng đáng thương này phải hát - nửa say, nửa ngủ - và có hàng nghìn đám mây bồng bềnh như những con thuyền nhỏ, và mọi vị thánh đều làm cùng một việc, "hallelujah." Cho nên anh chàng khuân vác đáng thương cũng nói, "hallelujah, hallelujah" và ở giữa anh ta sẽ nói, "Mày là đồ chó đẻ!"

Thượng đế nghe thấy điều đó. Ông ấy nghĩ, "Dường như người không phải đã vào rồi. Cái loại hallelujah gì thế này? Hai lần anh ta nói 'hallelujah' và thế rồi anh ta nói, 'Mày là đồ chó đẻ!'" Thượng đế thẩm tra lại Peter, "Xem lại hồ sơ cho rõ hơn xem sao, dường như là ông đã đem sai người lên đây rồi." Và người ta tìm ra là quả vậy, anh ta là người không đúng kiểu, cho nên phải trả anh ta lại.

Anh ta rất sung sướng. Anh ta cám ơn Thánh Peter, "Tôi sẽ không bao giờ quên lòng tốt này. Để tôi đi tới quán rượu! Và tôi hoàn toàn sung sướng. Đừng phái sứ giả nào tới nữa. Tôi là người sung sướng nhất ở ga Munich này. Tôi không thích hát hallelujah rồi đàn harp rồi ngồi trên đám mây đâu. Điều đó có vẻ ngu xuẩn thế."

Anh ta được đem trở lại, bị bỏ trong cống rãnh tại nơi họ đã bắt anh ta đi. Nhìn quanh, thấy ra tình huống quen thuộc, anh ta nói, "Lạy trời, cái loại ác mộng gì vừa đấy vậy?"

Sardar Gurudayal Singh không thể vào được thiên đường đâu, họ sẽ không cho phép anh ta vào. Họ không cho phép bất kì người thông minh nào ở đó cả. Tiếng cười là tội lỗi, và dẫu sao đi chăng nữa thì bạn cũng không thể đùa với các thánh nhân được.

Paddy đang uống vài cốc bia trong tiệm rượu, và anh ta nhìn vào khuôn mặt mình một cách lo âu.

"Có chuyện gì vậy?" bạn anh ta, Seamus hỏi.

Paddy uống hết cốc bia và nói, "Tớ rất sợ tới gần đường cái, dù ngày hay đêm."

"Sao thế?" Seamus hỏi, nhấm nháp ngụm bia.

"Thế này," Paddy đáp, "vợ tớ vừa trốn đi với tay lái xe tải, và cứ mỗi lần tớ nghe thấy tiếng còi xe là tớ lại sợ nó đang đem cô ấy lại!"

Một hôm trong lớp học tiếng Anh tại trường trung học Horowitz ở LA, Tom Robbins, tác giả nổi tiếng, tới giảng bài cho lớp về viết văn sáng tạo.

Sau khi thảo luận về cách viết chuyện ngắn, anh ta nói, "Được đấy, để có một chuyện ngắn thành công, có bốn chất liệu bản chất: tôn giáo, dục, chính khách và bí ẩn. Và nó phải cô đọng và tập trung vào vấn đề."

"Không có vấn đề gì!" Bobby Babblebrain hét lên, đứa con du côn trẻ tuổi của Boris, từ hàng ghế dưới cùng của lớp học. Và nó viết nguệch ngoạc cái gì đó lên một mảnh giấy. Nó đưa mảnh giấy đó cho Tom. Trên đó viết là:

Chuyện ngắn.

"Jesus Christ!" Nancy Reagan la lên. "Tôi lại chửa nữa rồi. Tôi tự hỏi cái đứa chết tiệt nào đã làm lần này vậy?"

Một đôi da đen, Luther và Ruby, và đứa con Samson bẩy tuổi của họ, đang trải qua thời kì sống khó khăn ở New York.

Luther đã nghe nói rằng nếu bạn bơi qua sông Mississippi, và làm điều đó mà vẫn sống, thì bạn sẽ biến thành người da trắng. Thế là họ đóng gói và lái xe tới Mississippi.

Họ đứng trên bờ của con sông hùng vĩ, và họ hầu như không thấy được bờ bên kia. Nước chảy rất xiết, và dòng chảy mạnh không thể tin được. Samson, đứa con, thấy sự ngần ngại của bố mẹ nó, kêu lên một cách bạo dạn, "Con đi đầu đây!" và nó nhảy xuống sông.

Bé Samson bị cuốn đi, nhưng vùng vẫy vật lộn theo cách của mình nó cũng sang được bờ bên kia. Khi nó bước ra khỏi nước, nó nhìn xuống và thấy rằng mình đã biến thành người da trắng ngần.

Thấy sự thành công của con trai mình, Ruby nhảy tiếp xuống sông và gần chết đuối. Nhưng với nỗ lực không thể tưởng tượng nổi, cô ấy cũng sang được bờ bên kia - thành người đàn bà da trắng. Samson và Ruby vẫy Luther bơi qua, thế là Luther nhẩy xuống dòng sông cuồn cuộn. Anh ta ra được nửa dòng, và thế rồi Ruby và Samson nghe thấy tiếng kêu cứu. Thế rồi im lặng.

Ruby toan nhảy xuống xuống để cố cứu Luther, thì Samson kéo tay cô ấy và nói, "Đừng lo, mẹ - đấy chỉ là người da đen thôi!"

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng, nhắm mắt lại. Cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng. Bây giờ nhìn vào trong, thu lấy toàn bộ tâm thức của bạn. Cố đạt tới trung tâm của con người bạn. Bạn sống trên chu vi. Nó không phải là xa xôi đâu - chỉ cần sự khẩn thiết lớn lao, dường như đây là khoảnh khắc cuối cùng của cuộc sống. Bạn phải đạt tới trung tâm của con người bạn; bằng không bạn sẽ chẳng bao giờ biết được hương vị của vĩnh hằng. Ở tại chính trung tâm bạn là phật, người thức tỉnh. Hàng nghìn bông hoa bắt đầu mưa rào lên bạn. Toàn thể sự tồn tại vui mừng trong sự im lặng của bạn. Lần đầu tiên bạn không là hòn đảo mà là một phần của toàn thể lục địa, của toàn thể vũ trụ. Khoảnh khắc này, khi các biên giới của bạn biến mất, là khoảnh khắc có giá trị nhất.

Thính phòng Phật bỗng nhiên trở thành cái hồ tâm thức không gợn sóng nào. Mười nghìn chư phật đơn giản trở thành một. Cái một này là vĩnh hằng, bất tử, cội nguồn của mọi thứ. Mọi thứ đều thay đổi. Chỉ phật chứng kiến của bạn là còn không đổi. Đó là chính trung tâm của cơn lốc. Để làm cho điều đó rõ ràng,

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi đi. Nhưng vẫn còn tỉnh táo, là nhân chứng về thân thể bạn, tâm trí bạn, và tất cả những cái đang xảy ra trong khoảnh khắc này đều ở bên trong bạn.

Im lặng, an bình, phúc lạc...

Khi bạn đi sâu hơn, sự huy hoàng ngày một trở nên phong phú hơn. Khi bạn đi càng sâu hơn, cuộc sống trở thành một bí ẩn, một phép màu mang ý nghĩa mênh mông. Và lòng biết ơn sâu sắc nảy sinh, chỉ bởi tất cả những gì sự tồn tại đã làm cho bạn. Đó không phải là lời cầu nguyện, đó là cám ơn.

Buổi tối nay đẹp theo cách riêng của nó. Nhưng việc chứng kiến của bạn, tâm thức của bạn, đã bổ sung thêm hàng nghìn ngôi sao cho cái đẹp của nó.

Bạn thu lấy thật nhiều kinh nghiệm nhất có thể được, bởi vì bạn phải đem nó ra chu vi, ra cuộc sống thực tại của bạn.

Nó phải trở thành kinh nghiệm hai mươi tư tiếng đồng hồ, cả ngày đêm.

Dần dần, chu vi và trung tâm lại gần hơn.

Một ngày nào đó chu vi biến mất vào trong trung tâm: bạn đã đạt tới phật tính hoàn hảo.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại, nhưng bây giờ tới với chút ít tỉnh táo hơn, thêm chút ít của phật, thêm chút ít đáng yêu, thêm chút ít duyên dáng. Ngồi lại vài phút chỉ để hồi tưởng lại con đường bạn đã đi vào, và con đường bạn đã đi ra. Đó là cùng con đường, con đường vàng.

Bạn phải sống kinh nghiệm của mình trong cuộc sống của mình, trong hoạt động của mình, trong cử chỉ của mình, trong mối quan hệ với mọi người. Nhớ bạn là phật, và bạn phải cư xử như phật, và bạn sẽ thấy lực biến đổi lớn lao đang đi vào trong cuộc sống của bạn.

Toàn thể sự tồn tại này trở thành mang tính hỗ trợ - hỗ trợ cho sự biến hình của bạn.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Thầy kính yêu.

Xem Tiếp Chương 6Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post