Chương 7. Là ánh sáng lên bản thân ông

Chương 7. Là ánh sáng lên bản thân ông

Price:

Read more

Tùng tùng cắc tùng - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 7. Là ánh sáng lên bản thân ông

Chương 7. Là ánh sáng lên bản thân ông
Lâu trước đây, ở Nhật Bản, một người mù tới thăm một người bạn vào một đêm, được người bạn cho chiếc đèn bằng giấy và tre để mang về nhà cùng người đó.
'Tôi không cần đèn đâu,' ông ấy nói, 'tối hay sáng tất cả đều như nhau với tôi.'
'Tôi biết ông không cần đèn để tìm đường đi,’ bạn ông ấy đáp, 'nhưng ông phải mang nó vì nếu ông không có đèn ai đó khác có thể va vào ông.'
Người mù lên đường với chiếc đèn và ông ấy chưa đi được bao xa thì ai đó chạy đâm sầm vào ông ấy.
'Cẩn thận lối ông đi chứ!' người mù kêu lên với người lạ. 'Ông không thấy chiếc đèn này sao?'
'Nến trong đèn của ông đã cháy hết rồi, ông bạn ơi,' người lạ đáp.
Tri thức là không đủ, dựa vào nó là nguy hiểm. Tri thức được vay mượn, nó không phải là việc biết. Việc biết lớn lên trong bạn, việc biết là sự trưởng thành, tiến hoá, tri thức được cấy vào bên trong bạn từ tôi ở bên ngoài, tri thức được vay mượn, nó là đồ giả. Nó có vẻ như việc biết, nó không phải vậy. Nó lừa dối, nó cho bạn cảm giác rằng bạn biết mà bạn không biết.
Trên con đường của Thiền điều đầu tiên cần nhận biết là tri thức: truyền thống, kinh sách, cái đã từng được trao cho bạn từ người khác. Những đôi mắt đó không phải là của bạn, ánh sáng đó không phải là của bạn, và vẫn còn dốt nát là tốt hơn trở nên thông thái - vì ít nhất dốt nát là của bạn. Ít nhất nó là đích thực, ít nhất nó là thực, ít nhất nó thuộc về bạn.
Từ sự thực về dốt nát, việc biết có thể tăng trưởng, nhưng từ cái giả của tri thức, bạn sẽ bị lạc. Không cái gì có thể lớn lên từ nó. Tri thức là việc tích luỹ các sự kiện chết và thông tin. Nó không có cuộc sống trong nó. Nó giống như đá được chất lên, cái nọ trên cái kia. Nó có thể vươn tới chính chiều cao lớn, nhưng nó không có tăng trưởng vì nó không có nhựa sống trong nó.
Cây là khác toàn bộ. Nó đi lên ngày càng cao hơn nhưng nó có sự trưởng thành hữu cơ, nhựa sống, chạy qua nó. Nó tăng trưởng theo cách riêng của nó. Nó được bắt rễ trong sự sống. Nó là quá trình sống. Bạn có thể để cây nhựa và nó sẽ có vẻ giống như bất kì cây nào khác: nó thậm chí có thể xanh hơn, nó thậm chí có thể lừa dối hơn, đẹp hơn - nhưng nó sẽ chết. Nó sẽ không có rễ nào ở bất kì đâu, nó sẽ không được bắt đất trong sự tồn tại, nó sẽ không thoải mái và ở nhà, nó sẽ không là người bên trong. Nó sẽ là người nước ngoài, nó sẽ là người lạ...
Đây là điều đầu tiên cần hiểu - chỉ thế thì bạn có thể hiểu thái độ triệt để của Thiền. Rất dễ vay mượn tri thức. Đó là điều các trường học, cao đẳng, đại học đang làm. Họ liên tục truyền thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác. Họ là phương tiện truyền qua. Và những người thu thập tri thức từ họ bắt đầu cảm thấy rằng họ biết. Nhưng làm sao bạn có thể biết được nếu bạn đã không biết nó?
Tôi có thể nói về yêu cho bạn, bạn có thể lắng nghe tôi, bạn thậm chí có thể đồng ý với tôi, nhưng việc đồng ý của bạn không phải là vấn đề. Tôi có thể đủ logic và láu lỉnh để thuyết phục bạn đồng ý với tôi nhưng điều đó sẽ không cho bạn bất kì hương vị nào của yêu. Để biết yêu, bạn sẽ phải rơi vào yêu. Để biết yêu, bạn sẽ phải du hành con đường của yêu. Để biết yêu, bạn sẽ phải nhận cuộc hành trình nguy hiểm.
Tri thức là nhiều chắc chắn hơn; việc biết là nhiều bất định hơn. Đó là lí do tại sao mọi người chọn tri thức. Tri thức được đảm bảo hơn, nó có thẩm quyền, nhiều thế kỉ đứng đằng sau nó. Đó là lí do tại sao mọi tôn giáo cố chứng minh rằng nó là tôn giáo cổ nhất trên thế giới. Tại sao? Vì tôn giáo càng cổ, nó càng có thẩm quyền lớn hơn. Người Hindus nói rằng Vedas là kinh sách cổ nhất trên thế giới; - Kinh Thánh và Korans và Guru Nankers chỉ tới rất muộn. Vedas là rất, rất cổ. Tại sao nhấn mạnh nhiều thế? Vì kinh sách càng cổ, nó càng đứng lâu hơn qua phép thử thời gian, nó càng thu thập được thẩm quyền lớn hơn quanh nó. Hàng triệu người thấy là nhân chứng cho nó.
Thiền nói chân lí chẳng liên quan gì tới thẩm quyền, chân lí chẳng liên quan gì tới truyền thống, chân lí chẳng liên quan gì gì tới quá khứ - chân lí là việc nhận ra cá nhân, triệt để. Bạn phải đi tới nó.
Tri thức là chắc chắn; việc tìm việc biết cá nhân là rất, rất nguy hiểm. Không ai có thể đảm bảo nó. Nếu bạn hỏi tôi liệu tôi có thể đảm bảo cho bạn cái gì không, tôi nói tôi không thể đảm bảo được cho bạn bất kì cái gì. Tôi chỉ có thể đảm bảo nguy hiểm hơn, chừng ấy là chắc chắn. Tôi chỉ có thể đảm bảo với bạn cuộc phiêu lưu lâu dài với mọi khả năng của việc đi lạc lối và không bao giờ đạt tới mục đích. Nhưng một điều là chắc chắn: chính việc tìm kiếm sẽ giúp bạn trưởng thành. Tôi chỉ có thể đảm bảo việc trưởng thành. Nguy hiểm sẽ có đó, hi sinh sẽ có đó; bạn sẽ đi mọi ngày vào cái không biết, vào chỗ không được thăm dò, và sẽ không có bản đồ để đi theo, không hướng dẫn để đi theo. Vâng, có hàng triệu nguy hiểm và bạn có thể đi lạc lối và bạn có thể bị lạc, nhưng đó là cách duy nhất người ta trưởng thành. Bất an ninh là cách duy nhất để trưởng thành, đối diện với nguy hiểm là cách duy nhất để trưởng thành, chấp nhận thách thức của cái không biết là cách duy nhất để trưởng thành. Cho nên tôi có thể bảo đảm chỉ việc trưởng thành.
Tri thức đảm bảo mọi thứ. Sẽ không có nguy hiểm nếu bạn theo Veda, nếu bạn theo Kinh Thánh - thế thì bạn không cần lo nghĩ. Bây giờ chính Christ phải lo nghĩ về điều đó, và ông ấy biết. Bạn đơn giản phải bắt chước ông ấy. Và người thấy của Vedas biết và Mohammed biết, cho nên không có nhu cầu cho bạn làm nỗ lực cá nhân riêng của bạn. Nó đã được biết rồi, bạn đơn giản tin. Mọi điều được yêu cầu từ bạn bởi tôn giáo bình thường là niềm tin.
Thiền nói niềm tin là đồ giả, được vay mượn.
Bạn phải trưởng thành và bạn phải nhận rủi ro. Tôi có thể đảm bảo với bạn về rủi ro. Trong bầu trời mở của chân lí người ta tìm kiếm, bằng thử và sai; nhiều lần đi lạc lối, và quay đi quay lại đường đúng. Đó là cách duy nhất.
Chân lí không rẻ; niềm tin rất rẻ. Chân lí rất đắt - bạn sẽ phải trả bằng cuộc sống của bạn. Chân lí yêu cầu hi sinh toàn bộ, không cái gì kém hơn sẽ có tác dụng.
Thiền nói rằng nếu bạn đang tin vào kinh sách, truyền thống, các thứ khác... Liệu chúng là sai hay đúng là không liên quan, đó không phải là vấn đề. Nhớ, Thiền không nói rằng Kinh Thánh là sai, Thiền không nói rằng Veda là sai - Thiền nói chúng là không liên quan. Nó chẳng liên quan gì tới đúng và sai. Chúng có thể đúng, chúng có thể sai, nhưng đó không phải là vấn đề được xem xét tới chút nào. Qua chúng trưởng thành là không thể được. Những người đã viết ra chúng đều là những người đã trưởng thành, chín chắn. Họ đã khẳng định cái gì đó mà họ đã biết - nhưng với họ đó là việc biết, với bạn nó sẽ là tri thức.
Việc biết ngụ ý rằng bạn đã thấy nó bằng mắt riêng của bạn; tri thức ngụ ý bạn đã nghe nó từ người khác. Nó rất nghèo nàn, và người vẫn còn với tri thức vẫn còn nghèo. Bác học, cái gọi là người có học, là người nghèo nhất trên thế giới. Người đó chỉ có tiền giả và người đó liên tục đếm nó.
Chúng ta là những người hổng hoác, chúng ta là những người được nhồi nhét nghiêng về đầu óc được chất đầy bằng rơm. Hỡi ôi! Những tiếng nói khô khan của chúng ta, khi chúng ta thì thào cùng nhau là yên tĩnh và vô nghĩa như gió thổi cỏ khô hay chân chuột trên cốc thuỷ tinh vỡ trong hầm khô của chúng ta.
Những dòng hay này từ T. S. Eliotđã mô tả đích xác tình huống của con người, của tâm trí, người vẫn còn với tri thức. Được chất đầy bằng rơm và tiếng nói của chúng ta... như chân chuột trên cốc thuỷ tinh vỡ.
Nhìn vào đầu bạn - nó gần như là rác rưởi. Một tuyển tập, những tích luỹ, nhưng không biết chút nào. Và chừng nào bạn chưa tự do khỏi rác rưởi này mắt bạn sẽ không có sự sáng tỏ, bạn sẽ vẫn còn mù. Tôi có thể cho bạn chiếc đèn của tôi trong tay bạn, nó sẽ không giúp ích. Sớm hay muộn ngọn lửa sẽ mất đi. Thực ra, ngọn lửa mất ngay lập tức, khoảnh khắc tôi trao đèn của tôi cho bạn. Trong chính việc trao này ngọn lửa mất đi vì ngọn lửa không thể được trao. Bạn sẽ phải trở thành ngọn lửa theo cách riêng của bạn.
Bạn có thể học cách nhen nhóm ngọn lửa của bạn nhưng bạn không thể vay mượn nó, nó không phải là thứ có thể được trao. Nhiều nhất tôi có thể cho bạn cơn khát để tìm kiếm nó, tôi có thể cho bạn gần như sự điên khùng đi tìm nó. Tôi có thể lái bạn tới đủ rồ dại để đi theo nó, nhưng tôi không thể trao nó cho bạn. Không ai đã bao giờ trao nó cho bất kì ai khác, nó là không thể trao được.
Wittgenstein nói: 'Triết lí để mọi thứ như nó vậy.' Bạn có thể trở thành một triết gia lớn, bạn có thể biết nhiều, nhưng triết lí để mọi thứ như nó vậy. Không cái gì thay đổi qua nó, nó không có cách mạng trong nó.
Niềm tin có tính công cộng, tri thức cũng có tính công cộng; việc biết có tính cá nhân, tin cậy có tính cá nhân. Bạn phải có quan hệ với Thượng đế hay với chân lí một cách trực tiếp, tức khắc. Bạn phải đi tới chân lí. Và điều đó sẽ là gian nan vì từng bước sẽ yêu cầu thay đổi vô cùng trong bạn. Bạn không thể đi tới chân lí như bạn vậy, bạn sẽ phải bỏ nhiều thứ - và điều đầu tiên, Thiền nói, là bỏ tri thức vay mượn.
Nếu bạn hỏi người Ki tô giáo cái gì được bỏ trước hết, họ sẽ nói tội lỗi. Nhưng họ đã quên tội lỗi nguyên thuỷ là gì. Tội nguyên thuỷ là ở chỗ Adam và Eve đã ăn từ Cây Tri thức. Câu chuyện đó tới gần Thiền hơn. Họ đã ăn quả của Cây Tri thức - điều đó trở thành sa ngã. Điều đó là tội lỗi thực, tội lỗi nguyên thuỷ. Tội lỗi không liên quan gì tới hành động của bạn - đạo đức, vô đạo đức - tội lỗi có cái gì đó liên quan tới tri thức. Chuyện ngụ ngôn này là rõ ràng thế nhưng dầu vậy các nhà thượng đế học Ki tô giáo đã diễn giải sai nó hàng thế kỉ.
Cho nên tội lỗi nguyên thuỷ là trở nên thông thái, ăn từ Cây Tri thức.
Thế thì cái gì sẽ là buông xuôi? Thế thì cái gì sẽ là đức hạnh? Đức hạnh sẽ là buông xuôi tri thức, nôn ra tri thức, lau sạch đầu bạn hoàn toàn, ném mọi tri thức ra. Quả táo mà Adam đã nuốt đang mắc trong cổ mọi người.
Và, tất nhiên, với Adam, tri thức chỉ là bắt đầu. Chúng ta đã tích luỹ nhiều hơn Adam vì trong hàng thế kỉ chúng ta đã từng ăn từ cùng một cây này. Chúng ta đã hoàn toàn đánh mất không gian này, sự thuần khiết bên trong, hồn nhiên bên trong, cái tới khi người ta ném ra, từ bỏ tri thức của người ta. Từ bỏ tri thức của bạn đi.
Trong Kinh Thánh có chuyện ngụ ngôn hay khác - chuyện ngụ ngôn về ba người trí huệ.
Jesus được sinh ra trong chuồng ngựa trong tình huống nghèo nhất của mọi tình huống nghèo. Thế rồi ba người trí huệ từ phương Đông đi tìm và tìm ông ấy vì theo phân tích chiêm tinh học của họ, họ đã đi tới cảm thấy rằng cái gì đó của cõi bên kia đã đi vào trong thời gian. Họ là những người rất trí huệ - có học, có học tới mức vua của nhiều nước hỏi ý kiến họ và chạm chân họ. Nhưng dầu vậy họ đi tìm cậu bé này để chạm chân cậu. Kiến thức của họ không là gì khi so với sự hồn nhiên của cậu bé này, vừa mới được sinh ra.
Đứa bé này chưa ăn quả tri thức và đứa bé này là tới mức nó sẽ không ăn quả tri thức. Nó sẽ khăng khăng vẫn còn thuần khiết tri thức, nó sẽ không làm ô nhiễm hiện hữu của nó, không làm ô uế hiện hữu của nó. Cái gì đó từ cõi bên kia, cái gì đó của điều Thiêng liêng đã đi vào trong thế giới của thời gian.
Ba người trí huệ đó du hành. Điều đó là gian truân, cuộc hành trình là dài, và ba người trí huệ rất, rất già, rất từng trải, đã biết nhiều nghệ thuật. Họ biết mọi điều có thể được biết nhưng họ không biết cách hiện hữu trong trạng thái của việc biết. Và họ đang đi tìm cậu bé này, cậu bé nhỏ này, để nhìn vào đôi mắt thanh tịnh của cậu, để nhìn vào đôi mắt trong trắng của cậu, để tìm ra cách người ta có thể đơn giản ở đó mà không có tri thức nào.
Họ rất già và không ai biết Jesus được sinh ra ở đâu - nhưng câu chuyện này hay. Chuyện kể: nhìn lên trời để tìm đường trên đất. Điều này là kì lạ. Để tìm đường trên đất, bạn phải nhìn vào đất, nhưng họ nhìn lên trời. Và ngôi sao hướng dẫn họ.
Nếu bạn muốn tìm đường trên đất bạn phải nhìn lên trời. Nếu bạn muốn chân bạn đi đúng bạn sẽ phải nhìn lên đỉnh cao nhất của cuộc sống. Bạn sẽ phải nhìn lên các vì sao. Nếu mắt bạn hướng tới chiều cao này chân bạn sẽ đi theo đường đúng. Đó là cách duy nhất. Nếu bạn bò trên đất và nhìn vào đất, bạn sẽ bỏ lỡ mọi con đường.
Ngôi sao hướng dẫn họ. Họ tới thị trấn, họ tới chuồng ngựa và ngôi sao dừng ở đó. Khi họ tới nhà mọi thứ dừng lại vì nhà đơn giản ngụ ý rằng bây giờ không đâu mà đi. Bạn đã đi tới điểm từ đó người ta không có chỗ nào mà đi. Điều tối thượng đã tới.
Ba người trí huệ này cúi mình dưới chân của cậu bé này. Đây là tri thức cúi mình trước việc biết, kinh nghiệm cúi mình trước hồn nhiên, Adam cúi mình trước Jesus, kính trọng cúi mình trước cách mạng.
Và họ tặng nhiều quà cho Jesus: vàng họ tặng, hương họ tăng, nhựa thơm họ tặng. Đấy là việc cúng dường tượng trưng. Ở phương Đông, vàng được tặng cho các vua và người nghèo nhất này trong những người nghèo là vua của các vua. Cho nên họ tặng vàng. Hương được tặng cho các tu sĩ và cậu bé này không phải là tu sĩ vậy mà cậu sẽ là tu sĩ cao nhất có thể có. Họ tặng hương. Và ở phương Đông, nhựa thơm được tặng cho ai đó đang trên giường chết. Tại sao họ tặng nhựa thơm cho cậu bé này vừa mới được sinh ra? Họ biết, họ cảm thấy, rằng cậu bé này sẽ chết trên cây thập tự - được định mệnh. Vì chừng nào ai đó chưa chết một cách toàn bộ, không có phục sinh.
Họ tặng bất kì cái gì họ có và họ quay về. Câu chuyện này nói rằng họ quay về nhà họ... nhà họ ở Iran. Cho nên họ quay về nhà và họ đem thông điệp rằng họ đã nhìn và đã thấy trong mắt của Jesus cái gì đó của cái không biết.
Họ đem thông điệp này nhưng Iran không bao giờ trở thành nước Ki tô giáo, không bao giờ. Điều đó nữa là rất biểu tượng. Ba người trí huệ này đã là những người đầu tiên bắt gặp Jesus nhưng dầu vậy họ đã không thể mang được thông điệp về nhà. Kinh nghiệm này là sâu sắc và sâu lắng tới mức nó không thể được diễn đạt. Họ có thể đã trở thành câm, họ có thể đã vẫn còn im lặng trong cả phần còn lại của cuộc đời họ, họ có thể đã không nói cho bất kì ai, họ có thể đã không nói bất kì cái gì cho bất kì ai. Không ai biết cái gì đã xảy ra cho ba người trí huệ đó. Vì họ đã tới chính cội nguồn, họ có thể đã trở nên im lặng.
Đây là chuyện ngụ ngôn Thiền. Điều đầu tiên cần bị bỏ đi là tri thức. Một khi bạn bỏ tri thức bạn đạt tới sáng tỏ. Nhìn trẻ nhỏ mà xem - để điều đó là lí tưởng của bạn và trở lại thành đứa trẻ lần nữa. Chỉ trẻ con có mắt để thấy. Mắt chúng ta quá đầy các ý tưởng.
Chúng ta liên tục thu thập tri thức, ý kiến, nhưng sâu bên dưới chúng ta vẫn còn là người cũ, không cái gì thay đổi. Chúng ta liên tục sơn vẽ nhân cách của mình trên bề mặt.
Tôi đã nghe.
Cohen và Goldberg là các đối tác trong kinh doanh trang phục. Và kinh doanh này thật khủng khiếp.
Cohen chán nản công bố với đối tác của anh ta rằng anh ta sẽ đổi tên để có vận may.
'Từ giờ trở đi,' anh ta nói, 'Tôi là O'Brian.'
Đêm đó Goldberg quyết định anh ta đổi tên anh ta nữa.
Cả hai người chỉ thị cho thao tác viên chuyển mạch điện thoại trả lời các cú điện thoại, 'O'Brian và O'Brian.'
Mọi thứ diễn ra tốt đẹp cho tới khi người gọi yêu cầu nói chuyện với ông O'Brian. 'Ông muốn nói với O'Brian nào?' thao tác viên hỏi. 'Cohen hay Goldberg?'
Mọi thứ mà chúng ta liên tục làm trên bề mặt sẽ chỉ giống như đổi tên. Bên trong bạn sẽ vẫn còn là người cũ. Mặt nạ của bạn không bao giờ có thể trở thành sâu hơn làn da - tri thức của bạn, căn cước của bạn trên thế giới không là gì ngoài mặt nạ, bộ trang phục.
Thiền nói bạn đang phí hoài cuộc sống của bạn. Đi sâu, đi ra ngoài tri thức của bạn, đi ra ngoài cái tên của bạn và hình tướng của bạn, đi ra ngoài căn cước đó mà xã hội đã trao nó cho bạn. Các Thiền sư cho các đệ tử của họ những công án để nhìn vào mặt nguyên thuỷ của họ - mặt mà bạn đã có trước khi bạn được sinh ra. Bây giờ bạn có mặt giả; nó đã được xã hội trao cho bạn, nó chỉ là hình thức. Và nếu bạn nghĩ nó là bạn, bạn đang trong hình tướng rất tệ.
Ai đó là người Ki tô giáo, ai đó là người Hindu, ai đó là người Mô ha mét giáo, ai đó là Phật tử - tất cả những điều này chỉ là những thứ bề ngoài, ngẫu nhiên của việc sinh. Bạn không là người Ki tô giáo, vì Christ chưa chạm tới con tim bạn. Bạn là người Ki tô giáo vì bạn được sinh ra trong gia đình Ki tô giáo. Bạn là Phật tử vì đó chỉ là ngẫu nhiên của việc sinh, sự trùng khớp ngẫu nhiên. Điều đã xảy ra là bố bạn và mẹ bạn đã là Phật tử - do đó bạn là Phật tử. Nhưng Phật chưa xảy ra cho bạn.
Nhớ, điều này là rất rẻ. Bỏ Ki tô giáo, bỏ Hồi giáo, bỏ Phật giáo, bỏ cái đã được trao cho bạn bởi xã hội, bởi việc sinh, bởi hiệp hội, bởi văn hoá, bởi đất nước. Bỏ mọi thứ để cho bạn có thể tìm ra bạn thực sự là ai.
Những điều này sẽ bị lấy đi bởi chết; chết sẽ thiêu cháy mặt nạ của bạn. Và thế thì bạn sẽ tới mặt đối mặt với bản thân bạn và bạn thậm chí sẽ không có khả năng nhận ra nó, vì bạn không bao giờ biết rằng đây là mặt của bạn. Chúng ta sống cuộc sống rất bề ngoài.
Tôi đã nghe.
Một người ăn xin bám chặt lấy găng tay của một người qua đường có vẻ nhân từ.
'Năm xu, thưa ông, để có một cốc cà phê,' anh ta rền rĩ.
Người kia quay lại và nhìn kĩ anh ta.
'Tại sao,' người kia hỏi, 'tôi phải cho anh tiền? Cái gì đưa anh vào cảnh ngộ buồn này?'
'Một tại hoạ kinh khủng, thưa ông,' người ăn xin đáp. 'Hai năm trước tôi đã là người kinh doanh phát đạt như ông, tôi đã việc cần cù. Trên bàn của tôi có khẩu hiệu 'Nghĩ xây dựng, Hành động quyết định'. Tiền rót vào và thế rồi, và thế rồi'... thân hình người ăn xin run lên dữ dội... 'bà quét dọn đã đốt mất khẩu hiệu của tôi!'
Chỉ đốt khẩu hiệu! 'bà quét dọn đã đốt mất khẩu hiệu của tôi!' - điều đó đã làm cho anh ta thành kẻ ăn xin.
Bạn có bất kì cái gì nhiều hơn chỉ khẩu hiệu không? Bạn gọi tên bạn là gì? Bạn gọi căn cước của bạn là gì? Nó có thể bị đốt; chết sẽ lấy nó đi. Chết không là gì ngoài bà quét dọn. Chết sẽ dọn sạch nó và bạn sẽ khóc như mưa. Thế thì bạn sẽ nói, 'Chết đã giết tôi.'
Chết không bao giờ giết bất kì người nào; chết không có sức mạnh để giết; chết là thứ bất lực nhất trên thế giới. Bạn làm cho nó thành có lực bởi việc níu bám lấy cái bề ngoài. Sức mạnh của chết không phải là cố hữu của chết, sức mạnh của chết được bạn trao cho. Chết được làm mạnh bởi bạn vì bạn liên tục níu bám lấy cái bề ngoài. Chết chỉ có thể lấy đi cái bề ngoài, nó không thể đi vào chiều sâu của bản thân của bạn.
Nhưng nếu bạn nghĩ tới quần áo như là bạn, thân thể như là bạn, tâm trí như là bạn, thế thì bạn đã trao sức mạnh vào tay của chết. Chết sẽ phá huỷ cái này và thế thì bạn sẽ khóc như mưa rằng 'Tôi đã bị giết' và với toàn thể cuộc sống của bạn, bạn sẽ sợ chết.
Thiền nói rằng nếu bạn bỏ tri thức - và bên trong tri thức mọi thứ được bao hàm, tên bạn, căn cước của bạn, mọi thứ, vì điều này đã được người khác trao cho bạn - nếu bạn bỏ mọi cái đã được người khác trao cho bạn, bạn sẽ có phẩm chất khác toàn bộ cho bản thân bạn - hồn nhiên. Đây sẽ là việc đóng đinh của mặt nạ, nhân cách, và sẽ có phục sinh của hồn nhiên của bạn; bạn sẽ lại trở thành đứa trẻ lần nữa, được tái sinh.
Người Hindus gọi trạng thái này là dwij, được sinh ra hai lần. Đây là việc sinh thứ hai. Một người thực sự trở thành người Brahmin khi người đó đã trải qua cây thập tự - nhân cách bị thiêu cháy và bị phá huỷ bởi chết. Hay bản thân người đó đã từ bỏ nó một cách tự nguyện, thế thì hồn nhiên nảy sinh và người đó được tái sinh. Thế thì người đó là người Brahmin vì chỉ thế thì người đó đi tới biết chân lí là gì.
Nhưng chúng ta đã quyết định đi theo lối tắt, con đường của niềm tin. Chúng ta hi vọng ngược lại hi vọng rằng mắt của ai đó khác sẽ làm công việc cho chúng ta.
Chuyện xảy ra.
Vào thời của Phật đã có một người mù ở một làng nào đó. Ông ấy là một nhà logic lớn, nhà tư tưởng lớn, và không ai có khả năng thuyết phục ông ấy rằng ánh sáng tồn tại vì ông ấy sẽ tranh cãi chống lại điều đó.
Ông ấy sẽ nói, 'Nếu ánh sáng tồn tại, tôi muốn chạm vào nó, vì bất kì cái gì tồn tại đều có thể được chạm. Nếu ánh sáng tồn tại, tôi muốn nếm nó hay ít nhất tôi muốn ngửi nó. Hay, ông có thể ném nó lên sàn - ít nhất tôi có thể nghe thấy âm thanh của nó.'
Ông ấy nói, 'Có bốn giác quan, cho nên bất kì giác quan nào sẵn có cho tôi đều có thể trở thành bằng chứng cho nó.'
Nhưng không có cách nào chạm vào ánh sáng, không có cách nào ngửi nó - nó không có mùi. Và không có cách nào ném nó lên sàn để tạo ra âm thanh. Không có cách nào để nếm nó. Chứng minh là khó, rất khó.
Và thế rồi người mù đó sẽ cười và ông ấy sẽ nói, 'Ông đang cố lừa tôi! Ông đơn giản muốn chứng minh rằng ánh sáng là có, để cho ông có thể chứng minh rằng tôi là mù. Nhưng tôi không mù. Mọi người mù - và không tồn tại cái gì như ánh sáng. Ông không cố lừa tôi được.'
Một hôm người mù này được mời tới nhà một người bạn. Việc chuẩn bị sữa đang được thực hiện và ông ấy thích điều đó lắm và ông ấy hỏi cái gì đang được làm. Họ nói, 'Sữa đấy.'
Ông ấy nói, 'Nói cho tôi cái gì đó thêm về sữa đi. Nó trông thế nào?'
Họ nói, 'Nó trông mầu trắng.'
Ông ấy nói, 'Trắng sao? Ông sẽ phải chứng minh vì tôi không tin rằng mầu tồn tại. Nó chỉ là tưởng tượng của con người. Trắng là gì?'
Họ nói, 'Trắng - cũng giống như bò trắng.'
Ông ấy nói, 'Bây giờ ông đang tạo ra nhiều vấn đề hơn. Bò là gì? Nó trông giống cái gì?'
Không tìm được cách nào, người này phát minh ra một phương pháp. Người đó đến gần ông già này, người đó để tay mình trước ông ấy, làm cử chỉ như đây là đầu con bò. Và ông ấy nói, 'Chạm tay tôi. Đầu bò cho cảm giác như thế này và hai ngón tay là hai sừng. Cảm đi.'
Ông ấy cố gắng cảm và ông ấy cười và nói, 'Giờ tôi biết rồi. Sữa đó có vẻ giống như bàn tay khum.'
Tuyệt đối logic - vì câu hỏi cơ bản của ông ấy là về sữa.
Thấy khó quá họ đem ông ấy tới Phật - Phật đang ở khu lân cận - và họ nói với Phật, 'Chúng tôi đã cố gắng vất vả nhưng chúng tôi không thể thuyết phục được người này rằng ánh sáng tồn tại hay rằng mầu tồn tại. Ông ấy mù nhưng ông ấy rất biện luận.'
Phật nói, 'Ông ấy không sai, các ông sai. Thay vì đưa ông ấy tới ta, đưa ông ấy tới lương y người có thể chữa mắt của ông ấy. Ông ấy không cần bất kì thuyết phục khác nào, không thuyết phục nào là có thể. Không thể chứng minh cho người mù rằng ánh sáng tồn tại và nếu người mù đồng ý người đó có thể đồng ý chỉ để lịch sự. Làm sao người mù có thể đồng ý được rằng ánh sáng tồn tại? Nếu người đó không thể cảm thấy sự tồn tại của nó, thế thì không có cách nào để cảm nó. Ông đưa ông ấy tới lang y đi.'
Và Phật nói, 'Ta biết một lang y lớn' - lang y riêng của Phật, Jeevika là tên ông ấy - 'Ông đi tới Jeevika đi. Ông ấy có thể có khả năng tìm ra cách nào đó.'
Và chuyện xảy ra là người đó không thực sư mù, ông ấy có bệnh nào đó trong mắt từ khi sinh. Sau sáu tháng chữa trị ông ấy bắt đầu thấy. Ông ấy nhảy múa suốt đường tới chỗ Phật, ông ấy phủ phục dưới chân Phật và ông ấy nói, 'Tôi xin lỗi, ánh sáng hiện hữu, nhưng đã không có cách nào cho tôi nhận ra nó trước khi mắt tôi được mở ra.'
Cùng điều đó là đúng về Thượng đế, cùng điều đó là đúng về chân lí. Không biện luận nào có thể chứng minh rằng Thượng đế tồn tại, không chứng minh nào tồn tại mà có thể giúp đỡ chừng nào mắt bạn chưa được mở ra.
Cho nên Thiền không bận tâm về việc triết lí, về các khái niệm. Nó nói nỗ lực duy nhất đáng làm, điều duy nhất đáng đưa toàn thể năng lượng của bạn vào là làm sao đạt tới mắt.
Lopos Pachio, một nhà thơ lớn, có vài dòng hay:
Bỏ khỏi mắt tôi màn sương này của nhiều thế kỉ. Tôi muốn thấy các thứ như đứa trẻ.
Đó là điều toàn thể nỗ lực của Thiền là gì - loại bỏ màn sương của nhiều thế kỉ, loại bỏ màn sương của quá khứ. Đó là việc lớn lau sạch mắt, và một khi cảm nhận của bạn là rõ ràng và một khi bạn đã đạt tới sự sáng tỏ để nhìn, chân lí hiện hữu, và không cái gì khác hiện hữu. Chân lí không bị mất - bạn đã mất đôi mắt của bạn.
Mọi người tới tôi và họ nói, 'Thượng đế ở đâu?' Tôi nói, 'Bỏ hoàn toàn chủ đề đó đi. Điều đó không liên quan. Bạn có mắt không? Đó là câu hỏi liên quan để hỏi. Nếu bạn không có mắt, cho dù tôi xoay xở tạo ra Thượng đế trước bạn, bạn sẽ không có khả năng thấy.'
Bạn có thể thấy chỉ cái bạn có thể thấy. Bạn sẽ cần sự sáng tỏ lớn hơn để đi vào những điều huyền bí tinh tế của cuộc sống. Thượng đế là điều huyền bí tinh tế nhất. Để thấy điều đó, mắt rất tinh tường được cần.
Cho nên Thiền nói rằng không cần nói về Thượng đế; mọi việc nói về Thượng đế là vô dụng. Họ không nói về Thượng đế; mọi việc nói về cõi trời và địa ngục là vô dụng. Họ không nói về điều đó, họ không nói về chân lí, họ không nói về thực tại - họ không có siêu hình.
Phật rất ngần ngại nói về bất kì vấn đề siêu hình nào. Ông ấy hoặc giữ yên tĩnh, ông ấy sẽ không trả lời, hoặc ông ấy nói cái gì đó khác toàn bộ với điều người hỏi có trong tâm trí. Ông ấy gần như im lặng về mọi câu hỏi lớn nhân loại đã từng thảo luận, tranh cãi, suy nghĩ, suy tư, triết lí. Nếu Plato, Aristotle, Hegel, Kant, và những người như vậy tới ông ấy, họ chắc đã nghĩ ông ấy điên. Ông ấy sẽ không trả lời một câu hỏi nào của Hegel hay Kant hay Plato hay Aristotle. Nhiều nhất ông ấy sẽ cười vào những câu hỏi ngu xuẩn của họ. Ông ấy sẽ nhấn mạnh chỉ vào một điều, 'Appo deepo bhava - Là ánh sáng lên bản thân ông.' Nhen nhóm lên ánh sáng bên trong của bạn để cho bạn có thể thấy. Chúng ta có thể thấy chỉ cái chúng ta có thể thấy.
Một cô gái nhỏ có lần tới tôi và tôi hỏi cô ấy, 'Cháu muốn nói cái gì đó với bác sao?'
Cô bé nói, 'Cháu muốn hát một bài hát nhỏ.'
Cô bé là bé gái rất nhỏ và nó hát một bài hát và tôi thích bài này.
Bài hát là:
Mèo ơi, mèo ơi, mày ở đâu? Tao đã ở London để nhìn Nữ hoàng. Mèo ơi, mèo ơi, mày thấy gì ở đó? Tao thấy chuột dưới ghế.
Tất nhiên, mèo không thể thấy được Nữ hoàng, điều đó là không thể được. Mèo chỉ có thể thấy chuột. Nữ hoàng ở đó ngồi trên ghế, nhưng mèo không thể thấy được - nó thấy chuột dưới ghế.
Và điều đó là tuyệt đối logic. Mèo có mắt nhìn chuột và với mèo, nó không có mắt nhìn Nữ hoàng. Chúng ta chỉ thấy cái chúng ta có thể thấy.
Nếu bạn không thấy Thượng đế trong sự tồn tại thế thì bạn phải nhớ một điều: bạn chưa có mắt dành cho Thượng đế. Cho nên làm việc chăm chỉ để có mắt đi. Và đừng mượn mắt - mắt không như kính. Bạn có thể mượn kính của ai đó và đôi khi chúng thậm chí có thể khớp, nhưng mắt không như kính.
Và khi tôi hay Thiền nhân nói về mắt, chúng không giống như mắt thường của bạn. Nó là cái nhìn bên trong. Ngay cả những mắt thường này cũng có thể được chuyển giao - bạn có thể có mắt tôi, mắt vật lí, tôi có thể có mắt vật lí của bạn, chúng có thể được cấy; nhưng cái nhìn bên trong, mắt bên trong, con mắt thứ ba, thì không thể chuyển giao được.
Cho nên nhớ, dốt nát là tốt hơn tri thức vay mượn. Ít nhất nó là thực. Nhận ra sự kiện là 'Tôi không biết' đi; nhận ra nó sâu sắc tới mức toàn thể bản ngã của bạn biến mất. Vì bản ngã tồn tại qua tri thức; tri thức là thức ăn sống còn nhất cho bản ngã. Đó là lí do tại sao chúng ta liên tục giả vờ về những điều chúng ta không biết - chúng ta liên tục giả vờ rằng chúng ta biết.
Chuyện xảy ra trong nhà thờ. Linh mục già nhất của nhà thờ đã sẵn sàng cho buổi giảng lễ buổi sáng. Hôm đó là chủ nhật, sáng sớm, và ông ấy đã chuẩn bị các lời chú giải.
Một linh mục trẻ chạy tới và nói, 'Kìa! Cha đang làm gì vậy? Jesus đã tới và ông ấy đang tôn thờ ngoài ban thờ.'
Linh mục già nói, 'Jesus à?' Đó gần như là một cú sốc. Jesus không bao giờ tới và không ai đã bao giờ nghĩ rằng ông ấy tới.
Ngay cả các linh mục người liên tục nói rằng Jesus sẽ tới lần sau, rằng ông ấy sẽ lại tới, ngay cả họ cũng không tin. Ai tin? Linh mục là những người không tin nhất vì họ biết chính bí mật của thương mại. Họ nói các thứ cho người khác.
Ông ấy không thể tin được điều đó nhưng ông ấy bắt đầu run. Ông ấy trở nên sợ. Cả hai đi ra cửa và nhìn vào bên trong. Đúng, có một hình người đích xác như Jesus Christ và người đó đang tôn thờ ở bàn thờ.
Linh mục trẻ nói, 'Giờ chúng ta làm gì?'
Linh mục già nói, 'Ra vẻ bận rộn đi. Chúng ta còn có thể làm cái gì khác?' Ra vẻ bận rộn! Đó là cách chúng ta liên tục giả vờ. Chính phát biểu khó khăn nhất trên thế giới là nói ‘Tôi không biết'.
Nếu ai đó hỏi, 'Có Thượng đế không?' hoặc bạn nói, 'Có, có đấy' hoặc bạn nói, 'Không, không có Thượng đế trên thế giới.' Cả hau câu trả lời đều ngu. Nếu bạn đã được nuôi lớn trong một gia đình tôn giáo, bạn nói, 'Có, có đấy.' Nếu bạn đã được nuôi lớn ở nước Nga xô viết hay ở Trung Quốc, bạn nói, 'Không, không có Thượng đế.' Nhưng đây là các ước định của bạn nói, không phải bạn.
Đợi một phút, nghĩ hai lần đi - bạn có biết không? Có và không cả hai đều chỉ ra tri thức của bạn. Người nói không đang giả vờ tri thức tuyệt đối. Người đó đang nói rằng người đó đã tìm toàn thể sự tồn tại và đã không tìm thấy ngài. Người nói có - người đó nói, 'Có, tôi đã nhìn vào Koran, vào Kinh Thánh, vào Vedas, và tất cả chúng đều nói ngài hiện hữu, và tôi tin rằng ngài hiện hữu.' Nhưng chân lí là ở chỗ cả hai đều khẳng định cái gì đó mà không có kinh nghiệm cá nhân đằng sau nó.
Người thực và đúng sẽ nói, 'Tôi không biết.' Khoảnh khắc bạn nói 'Tôi không biết' bạn là sẵn có, các cửa của bạn không bị đóng. Thế thì bạn có thể tìm và kiếm, thế thì toàn thể cuộc hành trình dành cho bạn. Một khi bạn nói có hay không, các cánh cửa bị đón lại. Bạn trở thành thiển cận trong tri thức của bạn.
Tri thức làm cho bạn mù. Nó đóng mắt bạn lại. Nó rót vào mắt bạn cát bụi. Tri thức là một loại mù - bạn sẽ phải thoát ra khỏi nó, bạn sẽ phải nhảy ra khỏi nó. Nếu bạn có thể biểu lộ ngần ấy dũng cảm chỉ thế bạn mới có thể bước đi con đường của chân lí, bạn mới có thể thiền, bạn mới có thể ngồi toạ thiền.
'Tôi không biết' là việc bắt đầu của toạ thiền. 'Tôi không biết' việc nhận ra này là bước đầu tiên hướng tới tri thức.
Bây giờ tới câu chuyện.
Lâu trước đây, ở Nhật Bản, một người mù tới thăm một người bạn vào một đêm, được người bạn cho chiếc đèn bằng giấy và tre để mang về nhà cùng người đó.
Bây giờ, điều ngớ ngẩn là cho người mù chiếc đèn vì người đó không thể nhìn được. Tối và sáng, cả hai đều như nhau với người đó. Điều đó là ngu xuẩn. Người đó sẽ làm gì với chiếc đèn? Nó sẽ chỉ là gánh nặng. Đèn là hay và giúp ích và có ánh sáng trên con đường của bạn - nếu bạn có mắt; bằng không đèn là gánh nặng.
Tri thức, nếu nó là của bạn, là ánh sáng trên con đường của bạn. Tri thức, nếu nó chỉ được học từ người khác, là gánh nặng. Thế thì đầu bạn trở nên nặng, thế thì bạn đang mang đá trong đầu bạn. Thế thì bạn không thể bay được vì để bay bạn cần vô trọng lượng. Tri thức trở thành trọng lượng treo vào bạn.
Tặng người mù chiếc đèn là ngu xuẩn. Nhưng người đã tặng nó phải đã rất logic. Người đó có logic nào đó đằng sau việc đó. Bất kì khi nào chúng ta làm cái gì đó ngu xuẩn chúng ta bao giờ cũng hợp lí hoá nó - vì rất khó cho bản ngã làm điều đơn giản, ngu xuẩn. Chúng ta hợp lí hoá nó, chúng ta tìm biện luận nào đó cho nó. Bất kì cái gì chúng ta làm, chúng ta bao giờ cũng tìm biện luận nào đó để cho nó sự hỗ trợ, để ít nhất cho nó một bộ mặt để cho nó không có vẻ ngu xuẩn.
'Tôi không cần đèn đâu,' ông ấy nói, 'tối hay sáng tất cả đều như nhau với tôi.'
Người mù này là đơn giản và anh ta biết đèn có thể làm gì cho anh ta. Anh ta không thể thấy được - ngày và đêm là như nhau với anh ta.
'Tôi biết ông không cần đèn để tìm đường đi,’ bạn ông ấy đáp, 'nhưng ông phải mang nó vì nếu ông không có đèn ai đó khác có thể va vào ông.'
Bây giờ người đó đã tìm ra một biện luận hay cho nó. Và ngay cả với người mù này nó cũng hấp dẫn. Nó có vẻ đúng. Bạn có thể không có khả năng thấy, nhưng với chiếc đèn trong tay ít nhất người khác sẽ có khả năng thấy bạn và họ sẽ không va vào bạn. Khó phủ nhận điều này, logic là rõ ràng.
Đó là cách chúng ta chấp nhận nhiều thứ: vì lí do nào đó, vì logic nào đó đằng sau chúng. Bạn không biết liệu Thượng đế có hiện hữu không, thế rồi ai đó nói, 'Anh không thể nghĩ về chiếc đồng hồ được làm ra mà không có người làm sao?' Tất nhiên bạn không thể nghĩ được. Điều có vẻ gần như không thể được là chỉ bởi trùng hợp ngẫu nhiên, bởi tình cờ, chiếc đồng hồ sẽ đi vào sự tồn tại. Không thể quan niệm được. Điều có vẻ logic là nếu chiếc đồng hồ nhỏ, chiếc máy nhỏ, không thể tự nó đi vào sự tồn tại được, thế thì làm sao toàn thể vũ trụ này, vô hạn thế và phức tạp thế vậy, có thể chạy trong trật tự và kỉ luật sâu thế? Làm sao toàn thể sự tồn tại này đi vào hiện hữu mà không có người làm ra? Điều đó hấp dẫn, nó có vẻ logic, khó mà phủ nhận nó. Cho nên người mù này đồng ý; cho nên bạn nói, 'Vâng, phải có Thượng đế.'
Nhìn đấy! Bạn đang chấp nhận cái gì đó mà bạn không thể thấy được, cái bạn chưa bao giờ cảm thấy. Nhưng luận cứ này dường như có trọng lượng và dường như khó phủ nhận nó. Bạn đã chấp nhận Thượng đế, bạn đã chấp nhận linh hồn, bạn đã chấp nhận cả nghìn lẻ một thứ chỉ bởi vì chúng được hỗ trợ bởi luận cứ có trọng lượng.
Nhưng chúng không giúp đỡ. Cuộc sống không phải là luận cứ. Bạn phải sống nó để biết nó. Và nguy hiểm là ở chỗ vì luận cứ, một khi bạn chấp nhận Thượng đế - 'Vâng, Thượng đế hiện hữu, vì người làm được cần, đấng sáng tạo được cần cho việc sáng tạo' - bạn có thể quên dần dần rằng bạn không biết đấng sáng tạo này. Việc chấp nhận này có thể trở thành điều nguy hiểm, điều định mệnh - thế thì bạn sẽ không tìm kiếm, bạn sẽ nghĩ bạn đã biết rồi. Tri thức của bạn có thể lừa bạn và bạn có thể bắt đầu cảm thấy rằng bạn đã biết. Hàng triệu người trên thế giới liên tục nghĩ rằng họ biết Thượng đế tồn tại.
Đó là điều đã xảy ra cho người mù đáng thương này.
Người mù lên đường với chiếc đèn và ông ấy chưa đi được bao xa thì ai đó chạy đâm sầm vào ông ấy. 'Cẩn thận lối ông đi chứ!' người mù kêu lên với người lạ. 'Ông không thấy chiếc đèn này sao?'
'Nến trong đèn của ông đã tắt rồi, ông bạn ơi,' người lạ đáp.
Bây giờ, mối nguy là ở chỗ người mù này, nếu người đó không có đèn trong tay, chắc đã thận trọng bước đi. Anh ta là người mù và anh ta bao giờ cũng bước đi. Anh ta biết anh ta bị mù cho nên anh ta lấy mọi thận trọng. Hôm nay anh ta phải đã bỏ lại mọi thận trọng đằng sau - anh ta có chiếc đèn trong tay. Anh ta tin vào chiếc đèn, cho nên không cần phải thận trọng. Anh ta phải đã bước đi nhàn nhã, tưởng rằng chiếc đèn có đó và không ai có thể va vào anh ta.
Trong cả đời mình anh ta đã từng bước đi trên cùng con đường và không ai đã va vào anh ta vì anh ta thận trọng. Hôm nay không có nhu cầu thận trọng - đó là nguy hiểm của tri thức vay mượn.
Nếu bạn dốt nát bạn thận trọng hơn, bạn bước đi với nhiều tỉnh táo, nhận biết hơn, bạn hành xử thận trọng hơn. Nếu bạn nghĩ bạn biết, thế thì bạn bắt đầu đi như robot: không có nhu cầu thận trọng, không có nhu cầu tỉnh táo, bạn có thể rơi vào giấc ngủ, bạn có thể trở nên vô ý thức.
Đó là điều đã xảy ra cho người mù này. Anh ta phải đã bước đi, cứ tưởng người khác cũng nghĩ. Không có nhu cầu nghĩ về con đường, về người khác, về bản thân anh ta. Anh ta tin cậy, anh ta tin vào chiếc đèn.
Đó là cách hàng triệu người đang bước đi trong cuộc sống - tin cậy vào Kinh Thánh, vào Vedas, vào Koran, tin cậy vào người khác. Chính niềm tin của họ là nguy hiểm. Tốt hơn cả là nhận biết và tỉnh táo và đi một cách thận trọng.
Người mù lên đường với chiếc đèn và ông ấy chưa đi được bao xa thì ai đó chạy đâm sầm vào ông ấy. 'Cẩn thận lối ông đi chứ!'.
Anh ta phải đã giận, bực mình. Ai đó đi ngược lại logic, ai đó hành xử một cách không hợp lí. Anh ta đã có chiếc đèn và người bạn đã nói, và nói rất thuyết phục, rằng không ai sẽ va vào anh ta bây giờ. Mọi người sẽ có khả năng thấy anh ta. Và người này tới đây. 'Anh có mù không?' anh ta phải nói với người đó. 'Anh không thể thấy được chiếc đèn này trong tay tôi sao? Anh đang làm gì? Anh có điên không? Anh không hiểu logic đơn giản à?'
Nhưng cuộc sống không tin vào logic; cuộc sống là rất phi logic, nó rất bất hợp lí, nó gần như ngớ ngẩn. Và ở đây ngớ ngẩn bước vào; cuộc sống bao giờ cũng có những điều ngạc nhiên cho bạn. Người mù này cứ tưởng rằng chiếc đèn có đó và do vậy không có vấn đề gì.
'Ông không thể thấy chiếc đèn này sao?'
'Nến trong đèn của ông đã tắt rồi, ông bạn ơi,'
Bây giờ đây là điều ngạc nhiên. Và làm sao người mù này có thể thấy được rằng chiếc nến đã cháy hết, rằng người đó đang mang chiếc đèn chết, không có ánh sáng? Người đó đang mang chỉ trọng lượng chết.
Mọi niềm tin của bạn đều giống như chiếc đèn không có ánh sáng trong nó. Koran là chết, nó không có ánh sáng nào mặc dầu nó có thể đã đầy cuộc sống và đầy ánh sáng trong tay của Mohammed. Gita là chết, chiếc nến bị cháy hết. Nó có thể đã đầy ánh sáng trong tay của Krishna vì ông ấy đã có mắt. Ông ấy có thể đã thay thế chiếc nến cháy hết vào bất kì khoảnh khắc nào.
Trong nhiều thế kỉ bạn đã mang kinh sách - những chiếc nến đã cháy hết. Và mọi người va vào mọi người khác. Bạn không thể thấy được điều đó sao? Toàn thể xung đột của nhân loại - người Hindus đánh nhau với người Ki tô giáo, người Ki tô giáo đánh nhau với người Mô ha mét giáo, người Mô ha mét giáo đánh nhau với Phật tử, mọi người truy đuổi lẫn nhau - bạn không thể thấy cái bi thảm này, xung đột này sao? Toàn thể nhân loại đang vật lộn, đang trong chiến tranh. Lúc thì nó là nóng, lúc thì nó là lạnh, nhưng mọi lúc nó là ấm. Lúc thì bạn đánh nhau, lúc thì bạn chuẩn bị cho đánh nhau, nhưng mọi lúc nó là đánh nhau.
Và không chỉ các tôn giáo đang đánh nhau - các quốc gia đang đánh nhau, mọi người... Mọi người đang đánh nhau: chồng với vợ, vợ với chồng, bạn với bạn, anh em với anh em, con cái với bố mẹ, bố mẹ với con cái. Mọi người, mọi nơi, đang va vào nhau.
Dường như chúng ta tất cả đều mù và mọi người tưởng rằng mình đang mang chiếc đèn trong tay... Và chiếc nến bị cháy hết.
Thực ra, khi có liên quan tới cây nến của chân lí, khoảnh khắc nó được truyền từ tay này sang tay khác, nó chết. Gita chết khi Krishna truyền nó sang Arjuna. Không phải là Arjuna sẽ mang ánh sáng này ít nhất trong vài bước, điều đó là không thể được. Khi tôi nói điều gì đó cho bạn, tôi có thể thấy nó đang chết liên tục giữa tôi và bạn. Khoảnh khắc nó đạt tới bạn nó đã chết rồi.
Không có cách nào để truyền nó. Thế thì tại sao tôi liên tục nói? Đôi khi mọi người tới và hỏi tôi, 'Tại sao thầy liên tục nói nếu không có cách nào truyền nó?' Không có cách nào để truyền nó, không bao giờ có cách để truyền nó. Nhưng dầu vậy tôi phải nói, chỉ để chỉ cho bạn cái không thể được này. Bạn không thể hiểu được điều tôi đang nói nhưng nếu tôi im lặng bạn sẽ không có khả năng nào hiểu. Nếu bạn không thể hiểu được lời tôi, bạn sẽ không có khả năng hiểu im lặng của tôi. Nếu bạn hiểu nhầm lời tôi, bạn sẽ hiểu nhầm im lặng của tôi. Nhưng dầu vậy tôi phải nói cho bạn vì đó là cách duy nhất có thể để trao đổi rằng có cái gì đó bên trong tôi mà không thể được trao đổi, rằng tôi đang mang cái gì đó, rằng tôi đang chứa cái gì đó mà không thể trao đổi được. Hiện hữu cùng tôi, lắng nghe tôi lặp đi lặp lại, lặp đi lặp lại, quan sát tôi, một ngày nào đó bạn có thể hiểu ra vấn đề. Tôi không thể làm cho bạn hiểu được nó nhưng nếu bạn kiên trì đủ lâu bạn có thể có khả năng hiểu nó.
Nhưng việc hiểu sẽ nảy sinh bên trong bạn, nó sẽ không là việc truyền từ tôi. Tôi có thể đẩy bạn và kéo bạn đây đó nhưng tôi sẽ phải đợi. Và nếu bạn cũng có thể đợi cùng tôi, một ngày nào đó ngọn lửa bên trong của bạn sẽ nảy sinh. Nó cần kiên nhẫn, nó cần tiếp xúc với Thầy, nhưng nó không thể được truyền. Thầy có thể hoạt động chỉ như tác nhân xúc tác. Sự hiện diện của tôi sẽ làm cho bạn ngày một khát khao hơn; sự hiện diện của tôi sẽ làm cho bạn ngày một điên hơn; một ham muốn lớn lao, mãnh liệt, không thể được sẽ nảy sinh bên trong bạn - bạn sẽ trở thành việc tìm kiếm say mê. Trong đam mê đó ngọn nến riêng của bạn sẽ bắt đầu bùng cháy. Bạn sẽ trở thành chất đốt riêng của bạn.
Cho nên mọi điều tôi có thể làm là không truyền chân lí mà chỉ hỗ trợ, giúp đỡ, để cho bạn không trở nên nóng vội, để cho bạn không mất sự quan tâm của bạn vào chân lí, để cho bạn liên tục trong ham muốn và bạn liên tục đưa ngày càng nhiều thứ vào đánh cược. Khoảnh khắc sẽ tới - cũng như nó tới khi bạn đun nước. Bạn liên tục đun nóng nó và tại một trăm độ nó nhảy và trở thành hơi, bay hơi. Mọi điều tôi đang làm là cố đun nóng bạn nhiều nhất tôi có thể làm được. Cú nhảy sẽ là của bạn, bay hơi sẽ là của bạn.
Nếu bạn cho phép và nếu bạn có khả năng kiên nhẫn chịu đựng cơn đau của chờ đợi và cơn đau mà việc đun nóng sẽ đem tới và cơn đau mà ham muốn mãnh liệt của bạn sẽ tạo ra - nếu bạn sẵn sàng chịu đựng một cách hạnh phúc, kiên nhẫn, thế thì một ngày nào đó chính ngọn lửa của bạn sẽ nảy sinh bên trong bạn. Nó sẽ tuyệt đối là của bạn.
Và tôi cũng nói vì lí do này: bất kì khi nào chân lí xảy ra, nó phải được chia sẻ. Không được chia sẻ, nó bắt đầu chết; được chia sẻ, nó sống. Không phải là tôi có thể trao cho bạn chân lí, nhưng chia sẻ nó với bạn, làm nỗ lực để chia sẻ với bạn, chân lí có thể vẫn còn sống động. Tôi đang nói với cùng lí do như chim hót hay hoa nở hay sao sáng. Tôi đào nó. Nếu bạn cũng bắt đầu đào nó cùng tôi, nếu bạn hợp tác với tôi, thế thì khi nó xảy ra cho bạn, bạn sẽ biết rằng nó đã không được truyền mà rằng cái gì đó đích thực của bạn đã nảy sinh. Nó có tính cá nhân. Chân lí được khải lộ mang tính cá nhân.
Tôi muốn kể cho bạn vài giai thoại.
Anh già là người gác tầu tại đường giao tầu hoả, tầu hoả tốc hành đâm vào chiếc ô tô và những người đi trên xe. Đương nhiên, ông ấy là nhân chứng chính và toàn thể sự việc xoay quanh sự hoạt động tích cực của ông ấy khi phát tín hiệu cảnh báo.
Một cuộc kiểm tra chéo mệt mỏi đã cho thấy ông ấy kiên định trong câu chuyện này: đêm thì tối và ông ấy đã vung vẩy đèn một cách điên cuồng, nhưng người lái xe ô tô không chú ý tới nó.
Về sau, người quản lí bộ phận gọi người cầm đèn báo tới văn phòng mình để khen ngợi ông ấy về sự kiên định mà ông ấy đã mắc kẹt vào câu chuyện này.
'Ông đã làm thật tuyệt vời,' ông ta nói. 'Tôi sợ ban đầu rằng ông có thể lưỡng lự trong việc làm chứng của ông.'
'Không, thưa ngài,' anh già nói, 'nhưng từng phút một tôi nơm nớp lo sợ rằng thằng cha luật sư chết tiệt cứ định hỏi tôi liệu đèn có sáng không.'
Tự hỏi bản thân bạn lặp đi lặp lại - đèn bạn đang mang có sáng không? Bằng không vung vẩy nó trong bóng tối là việc phí hoài năng lượng vô cùng. Kinh Thánh của bạn có sáng không? Gita của bạn có sáng không? Nếu không, thế thì bỏ chúng đi. Thế thì tốt hơn cả là không có những ảo vọng này.
Giai thoại khác.
Khi một cảnh sát mới đi qua một cửa hàng anh ta nghe thấy tiếng cãi nhau ầm ĩ. Anh ta dừng lại, lại lắng nghe, thế rồi bước vào bên trong để điều tra. 'Cái gì đang diễn ra vậy?' anh ta hỏi. 'Mọi sự ồn ào này là gì?'
'Nó không là gì cả,' người chủ cửa hàng nói. 'Không có cãi nhau. Tôi tất cả một mình thôi!'
'Đợi một phút đã, thưa ông,' viên cảnh sát nói, 'tôi rõ ràng nghe thấy tiếng cãi nhau diễn ra.'
'Ông không hiểu, ông sĩ quan,' người chủ hiệu nói. 'Tôi một mình trong cửa hàng. Kinh doanh là khủng khiếp. Cho nên để thời gian trôi qua, tôi nói với bản thân tôi, và khi tôi nói với bản thân tôi, nhất định có tranh cãi.'
'Làm sao ông có thể tranh cãi với bản thân ông được?' viên cảnh sát hỏi.
'Chuyện dễ,' người chủ cửa hàng nói, 'vì tôi ghét kẻ nói dối!'
Xem đấy, quan sát điều diễn ra bên trong tâm trí bạn. Có huyên thuyên bên trong liên tục, tranh cãi thường xuyên với bản thân bạn.
Chân lí là có thể chỉ khi việc nói bên trong này dừng lại, khi bạn được bỏ lại trong trống rỗng sâu sắc, không tranh cãi, không ủng hộ/phản đối, không thuận chống, không lời, không ý nghĩ. Khi việc nói bên trong này đơn giản được dừng lại, trong khoảnh khắc đó của việc nói bên trong dừng lại, một cửa sổ mở ra hướng tới bầu trời.
Giai thoại thứ ba.
Một người keo kiệt được một người bạn tới chơi, người đã làm hết sức thuyết phục ông ấy ăn mặc cho xứng với độ tuổi trong đời của ông ấy. 'Tôi lấy làm ngạc nhiên,' người bạn nói, 'rằng ông đã cho phép bản thân ông trở nên ăn mặc xoàng xĩnh thế.'
'Nhưng tôi đâu có ăn mặc xoàng xĩnh,' người keo kiệt nói.
'Vâng, ông có đấy,' bạn ông ta khăng khăng. 'Lấy trường hợp ông của ông. Cụ bao giờ cũng ăn mặc gọn gàng. Quần áo của cụ bao giờ cũng được may đo sít sao và với chất liệu tốt nhất.'
'Ông thấy đấy!' người kia kêu lên một cách đắc thắng. 'Những bộ quần áo này tôi đang mặc là của cụ đấy.'
Quan sát, ý nghĩ bạn đang mang có phải là của bạn không? Hay của người nào đó khác? Cũ hàng thế kỉ, chết từ lâu trước đây và được chôn rồi và bạn liên tục mang những ý nghĩ chết đó. Thu lấy dũng cảm đi, sự xoàng xĩnh này của tâm trí là bất kính lớn đối với bản thân bạn. Những bộ quần áo đó bị bẩn. Mọi người không sẵn sàng dùng quần áo của ai đó khác nhưng bạn rất dễ dàng dùng ý nghĩ của ai đó khác.
Tôi đã nghe.
Một triết gia đi tới thợ giầy. Ông ấy muốn giầy của mình được chữa lại nhưng ông ấy chỉ có một đôi. Cho nên ông ấy nói, 'Tôi sẽ đợi, ông chữa đi.'
Thợ giầy nói, 'Việc đó khó, đó là thời gian đóng cửa rồi. Mai ông tới và tôi sẽ làm chúng sẵn sàng.'
Triết gia nói, 'Tôi chỉ có mỗi một đôi giầy và khó mà đi bộ về không có giầy.'
Thợ giầy nói, 'Được, lấy đôi này mà đi' - ông ấy đưa cho ông kia một đôi giầy - 'và ngày mai ông trả lại nó và lấy đôi của ông.'
Triết gia rất bực. Ông ta nói, 'Cái gì! Dùng giầy đã sử dụng của ai đó khác sao? Ông nghĩ tôi là cái gì?'
Thợ giầy cười và ông ấy nói, 'Nếu ông có thể mang ý nghĩ đã dùng của người khác trong đầu ông, thế thì cái gì sai trong việc dùng giầy của ai đó khác? Chúng sẽ vừa chân ông. Đầu ông được vay mượn rồi. Vậy cái gì sai trong việc đó?'
Chúng ta dễ dàng vay mượn linh hồn của chúng ta, do đó chúng ta là kẻ ăn xin. Dừng việc vay mượn này lại. Nếu bạn không có linh hồn riêng của bạn tốt hơn cả là đừng có bất kì linh hồn nào chút nào. Và một khi bạn thu được dũng cảm đó bạn sẽ bắt đầu đạt tới linh hồn riêng của bạn. Nó không rất xa xôi gì, nó được ẩn ngay đằng sau những bộ quần áo, ý nghĩ, triết lí, học thuyết, giáo điều vay mượn này. Là bản thân bạn đi.
Bạn đã nghe nói câu ngạn ngữ Hi Lạp nổi tiếng của Socrates: 'Biết bản thân ông.' Nhưng đó không phải là điều chính. Điều chính hơn là: 'Là bản thân ông.' Chừng nào bạn chưa là bản thân bạn, bạn định biết ai? Cho nên tôi muốn nói với bạn rằng điều nền tảng và cơ bản hơn là câu ngạn ngữ: 'Là bản thân ông.' Thế thì có khả năng để: ‘Biết bản thân ông.' Nếu bạn không hiện hữu, thế thì bạn định biết ai và ai định biết?
Người tôn giáo không phải là người vay mượn, người tôn giáo không phải là người hổng hoác, người đó không phải là người bị nhồi nhét. Người tôn giáo là tuyệt đối trống rỗng người khác - và khoảnh khắc bạn trống rỗng người khác, bạn rót đầy không gian bên trong riêng của bạn - đó là điều hoàn thành là gì, đó là điều niết bàn là gì, đó là điều giải thoát là gì.

0 Đánh giá

Ads Belove Post