Chương 8. Để tên tôi là hành khách

Chương 8. Để tên tôi là hành khách

Price:

Read more

Thiền - Sét Kim cương - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 8. Để tên tôi là hành khách


Osho kính yêu,
Khi còn là sư, Minh Tông ghé thăm thầy Huệ Minh, tại Saijo, và hỏi, "Lối vào cho học trò là gì?"
Huệ Minh nói, "Lại đây!"
Khoảnh khắc Minh Tông lại gần ông ấy, Huệ Minh tóm lấy sư này và đẩy ông ấy ra, vừa nói, "Không có lối vào cho ông ở đây!"
Khi Minh Tông đứng dậy, cảm thấy hoài nghi bất thần nảy sinh; và cả ngày lẫn đêm anh ta không thể vứt bỏ nó được.
Huệ Minh bí mật biết rằng Minh Tông là pháp khí, và rồi sau đó đuổi anh ta ra khỏi đền với cái cớ là anh ta đã vi phạm qui tắc.
Minh Tông không cảm thấy oán giận, nhưng không để bất kì ai khác biết, thuê một phòng gần tu viện và ẩn ở đó. Trong sáu năm anh ta không bao giờ được tha thứ, và chỉ ngồi đối diện với tường suốt ngày đêm. Công việc thiền của anh ta tinh tiến dần, cho tới khi anh ta đạt tới điểm quên ngủ hay ăn.
Một hôm khi anh ta đứng bên cạnh chỗ quây bò, anh ta đột nhiên có sáng suốt; anh ta lập tức đi tới khu của chủ toà đầy tự nhiên.
Huệ Minh quát anh ta, "Ai cho phép anh vào bên trong đền?"
Minh Tông nói, "Ở đây, lối vào rộng mở."
Huệ Minh cười và nói, "Kẻ cắp đã phá vỡ cửa của ta!" và thầy cúi mình.
Từ đó trở đi, Minh Tông làm việc như người hầu cá nhân của Huệ Minh, đi sâu hơn vào trong điều huyền bí mọi ngày.
Về sau trong cuộc đời mình, Minh Tông bắt đầu dạy, từ lâu trước khi tên tuổi của ông ấy lan xa và rộng, và dẫu sao cũng phải nói đã có cả nghìn người vây quanh chỗ dạy của ông ấy.
Một hôm, khi ông ấy hơi bị ốm ông ấy đánh trống để gọi cộng đồng. Khi mọi người đã tụ hội, thầy nói, "Giáo huấn của ta đang đi tới kết thúc, ta đang làm chúc thư để lại cho các ông." Thế rồi ông ấy giơ phất tử lên; hét lên một tiếng và chết đứng.
Maneesha, những giai thoại này thuộc về một chiều hướng khác mà thế giới này đã hoàn toàn quên lãng. Nó là một ngôn ngữ khác toàn bộ, một hiểu biết khác, một loại mở khác của những điều huyền bí của sự tồn tại. Trong những giai thoại đơn giản này bạn sẽ thấy thế giới mà chúng ta đã đánh mất, và thế giới mà chúng ta muốn tạo lại. Đây là người đã đạt tới những đỉnh tối thượng của tâm thức vào thời xa xưa trong quá khứ, và đây là người lại được cần tới để cho toàn thể cái ngu xuẩn của thế giới này - các chính khách của nó, các tu sĩ của nó - tất cả có thể bị tan biến đi và thế giới lại có thể nhảy múa với niềm vui và hân hoan trong yêu.
Tôi may mắn có một hội chúng đúng; bằng không những giai thoại này sẽ không có bất kì nghĩa nào - vì bạn cũng đang tìm cùng cánh cửa, tất cả các bạn đều là người trong việc tìm kiếm này, bị tan biến vào trong im lặng sâu sắc. Chỉ im lặng này mới có thể hiểu, vì từ im lặng này những giai thoại này đã nảy sinh - im lặng này là cội nguồn của chúng. Mây là nhân chứng; tre là nhân chứng; bạn trong im lặng của bạn là nhân chứng. Đây là những câu chuyện của bạn. Cho nên tôi nghĩ rằng các bạn không đọc hư cấu nào đó. Nó đơn giản là hướng dẫn để chỉ cho bạn con đường đi vào trong bản thể riêng của bạn.
Con người là hoàn toàn vô dụng, cuộc sống của người đó không có nghĩa, yêu của người đó là vô tích sự, nếu bản thân người đó không nhận biết về ai đang cư ngụ bên trong. Tất nhiên, thân thể không là bạn, tâm trí cũng không; có cái gì khác đang chứng kiến cả tâm trí và thân thể. Khơi gợi nhân chứng đó là toàn thể nghệ thuật của bất kì thầy nào, và những giai thoại này là về các thầy vĩ đại.
Khi còn là sư, Minh Tông ghé thăm thầy Huệ Minh, tại Saijo, nơi là tu viện của thầy, và hỏi, "Lối vào cho học trò là gì?"
Đó là câu hỏi sai để hỏi thầy. Thầy không phí thời gian cho bất kì học trò nào. Cuộc sống của thầy là cuộc sống cuối cùng; thầy sẽ không quay lại lần nữa. Thời gian của thầy quí giá hơn thời gian của bất kì người nào khác. Những người mù sẽ được sinh ra nữa, những người vô ý thức sẽ đi vào bụng mẹ khác - sự tồn tại rất nhân từ, nó cho bạn vô hạn cơ hội để trở thành phật - nhưng với những người trở nên được thức tỉnh, không có nhu cầu về kiếp sống khác, không có nhu cầu đi vào trong thân thể khác. Họ có thể bồng bềnh như mây trắng.
Nhớ Ba Tiêu:
Mây trên sen...
Và im lặng...
Điệu vũ này của mưa quanh bạn, và tim bạn hân hoan... im lặng, mát mẻ.
Bạn không là học trò; học trò chỉ quan tâm tới tích luỹ thông tin. Nhớ hai từ này: thông tin và biến đổi. Học trò tìm kiếm nhiều thông tin hơn, thu thập nhiều tri thức hơn. Thế giới cho kính trọn lớn với người có học thức.
Đệ tử đã lấy một hướng tuyệt đối ngược lại; người đó không muốn biết, người đó muốn hiện hữu. Người đó không muốn thu thập tri thức; người đó muốn có mắt có thể thấy và tai có thể nghe - người đó muốn sự nhạy cảm tuyệt đối. Nói cách khác, người đó muốn toàn thể bản thể người đó trở thành ngọn lửa của nhận biết. Trong ngọn lửa đó mọi thứ là rác rưởi sẽ bị thiêu cháy và bạn sẽ đi ra là vàng hai mươi tư ca ra. Đó là chính bản tính của bạn trong sự thuần khiết hoàn toàn của nó.
Minh Tông đã hỏi câu hỏi sai từ chính lúc ban đầu: "Lối vào cho học trò là gì?" Không có lối vào cho bất kì học trò nào. Không có khả năng nào cho việc gặp gỡ giữa thầy và học trò. Thầy sẽ nói từ chiều cao của Himalayas và học trò sẽ lang thang đâu đó quanh đường M.G. Road. Khác biệt này thậm chí còn lớn hơn, vì ngôn ngữ của chiều cao là khác toàn bộ.
Huệ Minh nói... Trông đó, đây là cách ngôn ngữ là khác. Đây không phải là câu trả lời cho câu hỏi khi có liên quan tới giáo dục hiện đại, logic, hay trí tuệ, nhưng Thiền không lo nghĩ chút nào về logic, về Aristotles.
Huệ Minh nói, "Lại đây! - đừng hỏi câu hỏi ngu xuẩn - Lại đây! Đây là cửa. Đừng hỏi bất kì lối vào nào; cửa bao giờ cũng mở - thực ra, không có cửa."
Tôi đã kể cho bạn về người đàn bà huyền bí Sufi, Rabiya al-Adabiya. Bà ấy là người đàn bà hiếm hoi, theo nghĩa là rất ít đàn bà đã đạt tới chiều cao đó. Bà ấy thuộc vào loại chư phật. Một cách tự nhiên, bà ấy bị coi là hơi chút gàn dở, hơi chút điên khùng, hơi chút mất trí.
Bà ấy thường đi qua trên đường và bà ấy thấy, mọi ngày, một người Sufi mà về sau đã trở thành một thầy lớn - Hassan - đang cầu nguyện bên ngoài nhà thờ hồi giáo gần bậc cửa. Một hôm, Rabiya đứng lại một chốc để nhìn người này đang làm gì ở đó. Và bà ấy nghe thấy Hassan đang nói, "Thượng đế ơi, con phải đợi bao lâu nữa - khi nào ngài sẽ mở cửa?"
Rabiya đánh vào đầu Hassan và nói, "Ông ngốc! Cửa bao giờ cũng mở; thực ra, không có cửa - cứ vào đi! Đừng phí thời gian ở đây ngồi trên đường... và mọi người bắt đầu nghĩ rằng ông là thánh nhân lớn. Cứ vào đi!"
Người đàn bà và thẩm quyền của bà ấy là tới mức Hassan nhắm mắt lại và dừng lời cầu nguyện của mình; ông ấy đi vào. Rabiya vỗ lưng ông ấy, và nói, "Đây là cách đúng; cứ đi vào đi. Ta không thể đứng ở đây, ta có việc khác cần làm."
Đến tối, Hassan tới Rabiya để chạm chân bà ấy, nói, "Nếu bà mà không bảo tôi rằng không có cổng, không có cửa, tôi chắc đã vẫn còn cầu nguyện hàng thế kỉ, ‘Mở cửa ra!'"
Huệ Minh đã không đáp lại câu hỏi một cách liên quan, nhưng về mặt tồn tại ông ấy đã đáp lại. Điều đó chỉ dành cho những người có thể gạt tâm trí sang bên. Ông ấy nói, "Lại đây!"
Khoảnh khắc Minh Tông lại gần ông ấy...
Minh Tông đã không hiểu nghĩa của ‘lại đây'. Anh ta tưởng thầy muốn anh ta tới gần hơn. Thầy đang dùng từ ‘đây’ cho ‘khoảnh khắc này' - "Chỉ hiện hữu ở đây!" Nhưng anh ta nghĩ, "Có lẽ thầy đang bảo mình tới gần hơn."
Khoảnh khắc Minh Tông lại gần ông ấy, Huệ Minh tóm lấy sư này và đẩy ông ấy ra, vừa nói, "Không có lối vào cho ông ở đây!”
Điều đó có vẻ khắc nghiệt, nhưng nó là từ yêu thuần khiết mà thầy đã đẩy anh ta ra, vì thầy đã không gọi anh ta về mặt vật lí lại gần thầy; thầy đã gọi anh ta về mặt tâm lí hiện diện ở đây; và anh ta đã hiểu lầm hoàn toàn. Với học trò như thế không có lối vào.
Khi Minh Tông đứng dậy, cảm thấy hoài nghi bất thần nảy sinh; và cả ngày lẫn đêm anh ta không thể vứt bỏ nó được.
Huệ Minh bí mật biết rằng Minh Tông là pháp khí…
Thầy, trong chính việc đương đầu đầu tiên, biết liệu bạn có thể là phương tiện không, liệu bạn có thể là sứ giả không, liệu bản thân bạn có thể trở thành thông điệp không - có tiềm năng hay không? Thầy đã đẩy anh ta ra chỉ bởi vì thầy biết rằng anh ta có tiềm năng. Nhưng nếu anh ta có tiềm năng, anh ta sẽ phải chứng minh điều đó; anh ta sẽ phải trải qua thử lửa.
Huệ Minh biết rằng người truy hỏi này là pháp khí, rằng anh ta có thể trở thành ngọn lửa - bạn sẽ nghĩ vì lí do này thầy đáng phải chấp nhận anh ta, thầy đáng phải đón chào anh ta. Nhưng bởi vì điều này, thầy đã đuổi anh ta ra khỏi đền với cái cớ là anh ta đã vi phạm qui tắc. Những qui tắc mà mọi thầy quyết định, thầy là trọng tài; chúng chỉ là phép thử liệu một người có xứng đáng với việc thầy trút tình yêu và tin cậy của thầy lên anh ta không.
Minh Tông không cảm thấy oán giận - đó là một dấu hiệu tuyệt đối rằng anh ta là người đúng; bằng không bất kì ai cũng chắc đã cảm thấy oán giận. Nếu bạn bị đẩy ra và tống ra ngoài đền và được bảo rằng bạn không thể được vào đó, chính ý thức của người bình thường là cảm thấy phẫn uất. Nhưng Minh Tông không cảm thấy hối hận, không oán giận. Ngược lại, trong chính việc đẩy của thầy anh ta đã hiểu rằng đây là chỗ mà anh ta phải ở lại. Bất kì cái gì có thể xảy ra, bất kì hậu quả nào, anh ta sẽ không rời bỏ chỗ này. Nếu không ở trong đền, anh ta sẽ sống ở đâu đó bên ngoài và chờ đợi khoảnh khắc đúng. Có lẽ anh ta còn chưa chín.
Đây là khác biệt giữa học trò và đệ tử. Học trò chắc đã cảm thấy oán trách, giận dữ; anh ta chắc đã bỏ đi trong giận dữ, không bao giờ quay lại. Đệ tử không đổ trách nhiệm cho thầy mà hiểu rằng có lẽ mình chưa trưởng thành; anh ta đã tới trước thời của anh ta.
Minh Tông không cảm thấy oán giận, nhưng không để bất kì ai khác biết, thuê một phòng gần tu viện và ẩn ở đó. Trong sáu năm anh ta không bao giờ được tha thứ, và chỉ ngồi đối diện với tường suốt ngày đêm. Công việc thiền của anh ta tinh tiến dần, cho tới khi anh ta đạt tới điểm quên ngủ hay ăn.
Một hôm khi anh ta đứng bên cạnh chỗ quây bò, anh ta đột nhiên có sáng suốt; anh ta lập tức đi tới khu của chủ toà đầy tự nhiên.
Vừa nhảy múa, anh ta vào đền.
Huệ Minh quát anh ta, "Ai cho phép anh vào bên trong đền?"
Minh Tông nói, "Ở đây, lối vào rộng mở."
Anh ta đã mất sáu năm để hiểu từ ‘ở đây'. Việc truy hỏi thế, thành tâm thế, đã đơn giản biến mất. Con người ngày nay là rất nghèo khi so sánh với những người như Minh Tông. Trong sáu năm thiền liên tục, anh ta đã nở thành hoa. Bản thân anh ta đã trở thành người có thẩm quyền.
Một cách nhảy múa, một cách tự nhiên, anh ta đi vào đền. Thầy Huệ Minh quát anh ta, "Ai cho phép anh vào bên trong đền?"
Minh Tông nói, "Ở đây" - và đây là cùng điều mà sáu năm trước Huệ Minh đã nói với anh ta: "Lại đây!" - "Ở đây, lối vào rộng mở."
Huệ Minh cười và nói, "Kẻ cắp đã phá vỡ cửa của ta!" Một phát biểu rất đáng yêu. Người ta nói rằng chừng nào đệ tử chưa dũng cảm được như kẻ cắp, anh ta không thể vào được tim của thầy - điều đó gần như đánh cắp.
Huệ Minh cười và nói, "Kẻ cắp đã phá vỡ cửa của ta!" - đây là cái đẹp của những ngày xưa đó - và thầy cúi mình xuống trước phép màu này; rằng Minh Tông đã hiểu nghĩa của ‘hiện hữu ở đây’ và cũng đã hiểu rằng không có lối vào, không có cửa.
Từ đó trở đi, Minh Tông làm việc như người hầu cá nhân của Huệ Minh, đi sâu hơn vào trong điều huyền bí mọi ngày.
Về sau trong cuộc đời mình, Minh Tông bắt đầu dạy, từ lâu trước khi tên tuổi của ông ấy lan xa và rộng, và dẫu sao cũng phải nói đã có cả nghìn người vây quanh chỗ dạy của ông ấy.
Một hôm, khi ông ấy hơi bị ốm ông ấy đánh trống để gọi cộng đồng. Khi mọi người đã tụ hội, thầy nói, "Giáo huấn của ta đang đi tới kết thúc, ta đang làm chúc thư để lại cho các ông." Thế rồi ông ấy giơ phất tử lên; hét lên một tiếng và chết đứng.
Người hiểu sống tự động hiểu chết. Người sống cuộc sống tới tính toàn bộ của nó biết rằng khoảnh khắc chết gõ cửa, người đó sẽ được chuẩn bị cho cuộc hành trình mới.
Cầm phất tử trong tay, đang đứng, ông ấy chết. Có lẽ ông ấy là người duy nhất đã chết theo cách đó, mang ý nghĩa rằng ông ấy đang đi trên cuộc hành trình khác.
Ba Tiêu đã viết:
Để tên ta
chỉ là hành khách;
mưa đầu tiên.
Cơn mưa đầu tiên đã tới. Quên tên ta vì mọi tên của chúng ta không là gì ngoài việc viết trên cát. Cơn mưa đầu tiên đã tới và những cái tên sẽ biến mất.
Ba Tiêu nói, "Để tên ta chỉ là hành khách." Nhiều hơn điều đó là bị đồng nhất với phương tiện mà trên đó bạn đang du hành. Bạn có thể ở trong ô tô, bạn có thể ở trong xe bò kéo, bạn có thể ở trong xe bus, tầu hoả hay máy bay. Chẳng thành vấn đề phương tiện nào - bạn là hành khách. Cả nghìn lần bạn đã đổi phương tiện ở nhiều chỗ điểm nối. Trong nhiều hình dạng bạn đã xuất hiện trên thế giới - khi thì như cây và khi thì như bụi hồng và khi thì như đại bàng.
Sáng tỏ phương Đông nảy sinh từ chứng ngộ không tin vào tiến hoá theo nghĩa được hiểu bởi Charles Darwin. Nó cho sự bình đẳng cho mọi sinh linh đang sống trong sự tồn tại. Bạn không cao siêu hơn bụi hồng. Nhưng có những kẻ ngốc, như ông Shankaracharya ở Puri, người nghĩ rằng brahmins là cao siêu. Đó không chỉ là vấn đề của nhân loại, ai là cao siêu và ai là thấp kém.
Mới hôm nọ tôi nhận được một bức thư từ một kẻ ngốc khác. Tôi hấp dẫn những kẻ ngốc. Họ không bao giờ tới đây nhưng ít nhất họ liên tục viết thư; họ không dám tới đây. Ông ta đã viết cho tôi... ông ta là một swami của truyền thống Hindu cổ. Ông ta thuộc vào cùng ngôi đền như ông Shankaracharya ở Puri, và thường là thư kí của ông ấy; ông ta được giáo dục rất tốt, là người học sau đại học và có bằng tiến sĩ văn chương, nhưng điều đó chẳng tạo ra khác biệt gì.
Ông ta viết cho tôi, "Ý kiến của ông rằng đàn ông và đàn bà là bình đẳng là không tương ứng với kinh sách." Ai bận tâm tới kinh sách của ông? Ngay cả trong mơ tôi cũng không nhắc tới kinh sách của ông. Mọi điều tôi muốn là ở chỗ chúng tất cả đều phải được thiêu đi.
Ông ta nói, theo kinh sách, rằng đàn bà là đất, và đất có bốn mươi phẩm chất; và rằng đàn ông có một trăm tám mươi phẩm chất. Và tất nhiên, vì nó được viết trong kinh sách, trong mắt ông ta không có vấn đề về bất kì thảo luận nào. Nhưng với tôi điều đó có nghĩa là nếu điều này là vậy, thế thì tốt hơn cả là ông Shankaracharya ở Puri tự tử đi để đem mưa tới Hyderabad - vì ông ấy có một trăm tám mươi phẩm chất. Đàn bà đáng thương chỉ có bốn mươi phẩm chất - cô ấy chỉ là đất. Vậy sao giết đàn bà, chỉ là đống đất nhỏ, và cho nó lên dàn hoả thiêu sao?
Đó là điều người harijans ở Hyderabad đã làm; họ đã thiêu hình nộm của ông Shankaracharya ở Puri. Nhưng mưa đã không tới. Thiêu hình nộm hay ảnh sẽ chẳng giúp gì - bắt con dê già thực đi.
Và tôi nói rằng ngay cả thế mây cũng chẳng nghe. Ở đây, chúng tới nghe mà không được mời. Chúng biết rằng ở đây có những người sẽ yêu điệu vũ của chúng, bài ca của chúng. Cần lưu ý rằng trong quá khứ mọi mùa đều tuyệt đối cố định. Vào ngày đặc biệt mưa sẽ tới, và vào ngày đặc biệt mùa hè sẽ bắt đầu, và vào ngày đặc biệt mùa đông sẽ bắt đầu. Ở Ấn Độ chỉ có ba mùa; đó là phân chia bình đẳng - bốn tháng cho từng mùa. Và nó đã là vậy trong hàng nghìn năm không thay đổi gì.
Chắc chắn, những người đã sống trên mảnh đất này đã có sự đồng bộ nào đó với tự nhiên. Họ thường nhảy múa và ca hát khi cơn mưa đầu tiên tới. Cũng như công múa trong bộ lông mầu sắc, con người thường múa khi cơn mưa đầu tiên tới, để đón chào chúng - chúng là chất nuôi dưỡng của họ. Không có chúng, không có cuộc sống. Mọi người quen đón chào mọi mùa; mọi lễ hội ở Ấn Độ đều được dành cho các mùa - nó là toán học khác toàn bộ.
Ba Tiêu đang nói đúng, "Để tôi được nhớ như hành khách. Tôi đã ở trong nhà trọ của ông qua đêm. Cám ơn ông - nhưng đừng nhớ tên tôi." Những người này, người không có ham muốn được nhớ, thuộc vào tâm thức khác.
Buson, nhà thơ Thiền khác, viết:
Sét loé sáng!
Tiếng của sương
Nhỏ giọt xuống tre.
Cuộc sống không bị giới hạn cho bạn.
Nó không phải là độc quyền của bạn.
Sét loé sáng!
Tiếng của sương... Bạn có thể nghe thấy ngay bây giờ tiếng của sương rơi xuống tre. Tất cả điều này là một cuộc sống: thấy nó là có con mắt đích thực, cảm nó là có tâm thực.
Nỗ lực của tôi ở đây là để mang sự đồng bộ này giữa bạn và sét và giọt sương và tre. Toàn thể sự tồn tại này đập rộn ràng với một trái tim; không có vấn đề thấp kém hay cao siêu. Charles Darwin chắc đã không hiểu nó. Không cái gì đang tiến hoá; chỉ có những hành khách đi từ nhà trọ này sang nhà trọ khác, chỉ tận hưởng cuộc hành hương vĩnh hằng.
Maneesha đã hỏi,
Hầu hạ có nghĩa gì? Chúng tôi có đang hầu hạ thầy không? Hay thực ra không phải là thầy hầu hạ đệ tử - như Jesus đã biểu tượng hoá bằng việc rửa chân cho đệ tử của mình trước khi ông ấy chết, và khi thầy tắm cho chúng tôi trong sự hiện diện của thầy trước khi chúng tôi chết và phục sinh mỗi đêm?
Maneesha, sẽ khó mà hiểu được từ ‘hầu hạ'. Đệ tử hầu hạ theo nghĩa là người đó ném đi mọi phòng thủ của mình, theo nghĩa cuộc sống của thầy trở thành cuộc sống của riêng người đó - người đó chăm nom thầy, người nó nấu thức ăn cho thầy. Nhưng phương Tây không có hiểu biết về hầu hạ thầy. Phương Tây chỉ biết một điều, và đó là trả tiền cho thầy giáo. Tiền là thứ duy nhất mà học sinh trao cho thầy giáo.
Trong hoàn cảnh phương Đông tiền không có chỗ. Hầu hạ thầy đơn giản nghĩa là làm cho thầy thoải mái nhất có thể được; vẫn còn gần gũi thầy, tỉnh táo, không làm thầy bận tâm, chỉ là cái bóng không tạo ra bất kì tiếng động nào. Theo nghĩa này, thầy giáo không thể mong đợi được hầu hạ. Thầy giáo là người hầu, thầy giáo phải được trả tiền. Mọi thầy giáo trên thế giới - họ có thể là giáo sư lớn trong các đại học - chỉ là người hầu.
Thầy được hầu hạ bởi tình yêu của đệ tử, không bởi tiền của đệ tử; bằng sự chăm chú, tỉnh táo, chăm sóc của đệ tử, bằng việc quan sát liên tục rằng thầy không trong bất kì khó khăn nào. Và thầy chắc chắn hầu hạ đệ tử từ phía thầy - chia sẻ toàn thể trái tim thầy, mở những cánh cửa của mọi điều huyền bí. Điều thầy đã tìm ra thầy trao cho mà không đòi hỏi bất kì đền đáp nào. Đó là chuyện tình lẫn nhau. Thầy yêu tất cả - thầy là yêu. Đệ tử phải học yêu cột trụ yêu này, người đang toả tình yêu của mình đi mọi hướng.
Nhưng đừng đem Jesus vào trong thảo luận này, vì ông ấy không bao giờ là thầy. Ông ấy tuyên bố là con trai của Thượng đế. Mọi thầy ở phương Đông đơn giản cười - con trai của Thượng đế sao? Ngay chỗ đầu tiên, Thượng đế không tồn tại. Chỗ thứ hai, con trai này đã tới từ đâu?
Với các thầy phương Đông chính ý tưởng về Thượng đế là hư cấu, và các hư cấu thì không sinh sản; chúng tin vào kiểm soát sinh đẻ.
Jesus đơn giản là trường hợp tâm lí, chịu khổ từ điều các nhà tâm lí gọi là hoang tưởng tự đại - là quá lớn, quá vĩ đại, và độc quyền hoá cái toàn thể. Đứa con trai duy nhất - thậm chí không có chị em khác!
Thực ra, nếu bạn nhìn vào toàn thể câu chuyện mà người Ki tô giáo đã từng theo, Thượng đế té ra chỉ là ông bác là nhiều nhất, không phải bố; vì chính thánh thần linh thiêng đã làm cho Mary Đồng trinh mang thai. Và dầu vậy bạn liên tục gọi ông ta là ‘linh thiêng’ - ông ta là tội phạm. Nếu ông ta là linh thiêng, thế thì nhiều người chắc đã thích được là linh thiêng. Đó chắc là điều rất đơn giản: không cần cầu nguyện, không cần đi tới nhà thờ - chỉ tìm cô gái đáng thương và làm cho cô ấy mang thai và tên bạn sẽ được in trên mọi báo là ‘Ông này ông nọ Linh thiêng'. Đây là cái loại linh thiêng gì vậy?
Và ngu xuẩn chồng ngu xuẩn... Người Ki tô giáo nói rằng thánh thần linh thiêng là không tách rời khỏi Thượng đế. Vậy ông ta là gì - cơ quan sinh sản của Thượng đế chăng? Như tôi có thể hiểu câu chuyện này, thánh thần linh thiêng là cái máy dục của Thượng đế - và từ chuyện thông dâm này mà Jesus được sinh ra.
Mọi điều vô nghĩa này, Maneesha, bạn không nên đem vào. Ông ấy không phải là thầy, ông ấy cũng chẳng có đệ tử nào. Mười hai anh chàng kia mà đã đi quanh ông ấy, người mà người Ki tô giáo gọi là tông đồ... Mới hôm nọ một nghiên cứu của các nhà truyền giáo Ki tô giáo đã đưa ra trên thị trường, nó nêu ra câu hỏi liệu Jesus có là đồng dục không; bằng không, tại sao ông ấy được bao quanh chỉ bởi mười hai đàn ông? Nó nêu ra câu hỏi, chắc chắn. Dường như là một toán đồng dục nam.
Maneesha, tôi sẽ đem Jesus ra thử thách một lúc nào đó, thật chi tiết. Đừng mang anh chàng đáng thương này vào câu hỏi của bạn trong khi chúng ta đang thảo luận những điều rất có ý nghĩa.
Công trình nghiên cứu khác từ những người Ki tô giáo chỉ ra rằng Jesus chưa bao giờ tồn tại, rằng đó chỉ là huyền thoại. George Gurdjieff thường nói rằng đó là một vở kịch cổ - toàn thể câu chuyện này về Jesus - và vở kịch này dần dần, dần dần trở thành thực tại. Không có Jesus, theo George Gurdjieff.
Và bởi vì ngay cả các nhà truyền giáo Ki tô giáo đang được tìm ra là bị bệnh từ AIDS, họ đang phơi bày Jesus, rằng ông ấy phải đã là đồng dục. Đó là một ý tưởng kì lạ, rằng lời nguyện vô dục không bao gồm đồng dục trong nó, rằng vô dục đơn giản nghĩa là bạn phải không trong mối quan hệ dị dục. Chính bây giờ các tổng giám mục của những nhà truyền giáo Ki tô giáo đang nói công khai rằng vô dục không cấm đồng dục. Và đồng dục dã trở thành lực lớn tới mức ngay cả các chính khách bây giờ cũng sợ nói bất kì cái gì chống lại nó.
Bản thân tôi đã từng bị đưa ra thảo luận liên tục trong hai năm ở nghị viện Hà Lan, nơi họ phải xét có cho phép tôi vào Hà Lan hay không. Tôi thậm chí đã không nói với những kẻ ngốc đó rằng tôi muốn tới Hà Lan. Và lí do cho sự khăng khăng của họ rằng tôi không thể được phép, là ở chỗ tôi đã nói chống lại đồng dục. Bạn có thể tin được rằng toàn thể nghị viện của Hà Lan dường như là đồng dục không? Hay có lẽ họ sợ đại đa số những cử tri đồng dục; bằng không, vấn đề là gì? Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng trên nền tảng đồng dục, tôi phải bị ngăn cản không cho vào.
Đồng dục bây giờ gần như là tôn giáo. Và những người đồng dục nghĩ rằng họ là tiến bộ hơn người dị dục vì họ đã đi ra ngoài bản tính tự nhiên, ra ngoài sinh học. Tiến bộ lớn lao! Mọi loại chuối, nhưng họ đang tụ tập thành lực lượng ngày càng nhiều.
Bây giờ bản thân họ đang nói rằng nếu bản thân Thượng đế mà không vô dục, tại sao các linh mục Ki tô giáo phải bị yêu cầu là vô dục? Điều đó có liên quan. Đúng là Thượng đế đã phá vỡ vô dục của ngài chỉ một lần, nhưng ít nhất một cơ hội nên trao cho mọi linh mục.
Đừng đem những thứ như thế vào, Maneesha. Tôi đã bị kết án trên khắp thế giới; tôi sẽ bị kết án thêm nữa nếu bạn mang những điều này vào, vì tôi sẽ nói đích xác chân lí.
Cô ấy có câu hỏi khác:
Osho kính yêu,
Cũng như hoá chất nào đó được tiết ra khi làm tình, có hoá chất khác nào đó được tiết ra trong thiền không? - vì đó là điều nó cho cảm giác thích.
Không, Maneesha - tuyệt đối không. Thiền đơn giản có nghĩa là đi ra ngoài hoá học và vật lí, đi ra ngoài thân thể và tâm trí. Nó chẳng liên quan gì tới hoá chất. Ý tưởng đó đã từng được duy trì bởi những người rất thông minh như Aldous Huxley, người tưởng rằng bằng LSD, một hoá chất, bạn có thể đạt tới chứng ngộ.
Và bây giờ trên thị trường thế giới, thị trường đen, có hoá chất sẵn có tên là ‘cực lạc'. Bạn uống nó và ít nhất trong sáu giờ, bạn sẽ trong cực lạc. Nhưng những người này đơn giản đang khai thác ham muốn lớn lao, khao khát lớn lao, ‘việc trọng đại'.
Cực lạc không phải là hoá chất - nó là hiểu biết sâu sắc, nhận biết; và nhận biết không được làm bằng hoá chất. Bằng không mọi thứ chắc sẽ rất dễ dàng; bạn chỉ đi tới bệnh viện, tiêm một phát và trở thành phật. Sao làm phiền tôi một cách không cần thiết?
Ở đây bạn có thể mất nhiều năm - mọi ngày bạn sẽ trở thành phật và mọi ngày bạn sẽ rơi xuống. Tôi phải đánh thức bạn dậy vì bản thân tôi phải đi ngủ. Tôi có thể để tất cả các bạn trong nghĩa địa nhưng điều đó là nguy hiểm. Ai đó có thể chết thực và bạn có thể không biết phải làm gì.
Vài người chết và hồn ma của họ bắt đầu đi quanh. Tôi phải hiện diện ở đây, và tôi giữ Sardar Gurudayal Singh tỉnh táo và sống động, để cho không ma nào - linh thiêng hay không linh thiêng - có thể vào đây. Gurudayal Singh đáng thương phải đợi tại cửa để ngăn cản ma. Anh ấy không cho phép bất kì ma nào từ bên ngoài đi vào; mà anh ấy cũng không cho phép bất kì ma nào từ bên trong đi ra - "chỉ quay lại trong thân thể riêng của bạn!" Và ma cố đi vào thân thể của ai đó khác. Cho nên tôi phải đợi cho tới khi Nivedano cho tôi tín hiệu rằng bây giờ mọi ma đều ở trong vị trí của nó.
Trước khi bạn đi vào trong chết của bạn... vì không đi vào trong chết, bạn không thể nhận ra tương phản với việc sống động; bạn không thể thấy ngọn lửa chừng nào bạn chưa được bao quanh bởi bóng tối. Ban ngày bạn không thể thấy được sao - bạn nghĩ chúng biến mất sao?
Chúng vẫn đó, nhưng bởi vì mặt trời chói sáng nên bạn không thể thấy được chúng. Tia sáng mặt trời ngăn cản bạn không nhìn được các ngôi sao.
Và tôi đã nghe... Nirvano đã nói rằng tôi đã bắt đầu đeo kính râm vì tương lai tươi sáng ở phía trước.
Trước khi tương lai tươi sáng đó tới, chúng ta hãy có vài tiếng cười.
Paddy thức dậy trong bệnh viện, sau một ngày bất tỉnh, với thân thể bị băng kín mít. Anh ta chỉ mơ hồ nhớ rằng anh ta ở trong quán rượu cùng Sean, và họ đã lâm vào tranh luận. Nhưng phần còn lại thì trống hoác.
Sau vài ngày, Paddy đã phục hồi đủ để loạng choạng trở lại quán rượu. Anh ta thấy Sean, ngồi ở chỗ thường lệ của mình tại quán rượu. "Cái chết tiệt gì đã xảy ra?" Paddy hỏi. "Tớ nhớ bắt đầu đánh nhau với cậu, nhưng việc tiếp đó tớ biết, tớ ở bệnh viện!"
"À," Sean nói. "Cái đó gọi là karate. Nó là tiếng Nhật Bản."
Paddy gật đầu có vẻ hiểu, và lảo đảo bước ra khỏi quán rượu.
Sau mười phút, Sean kết thúc uống rượu và đứng dậy ra về. Anh ta mở cửa và bước một bước ra khỏi quán rượu. Điều tiếp anh ta biết, anh ta ở trong bệnh viện, bị băng kín mít, với nhiều gẫy xương.
Vài tuần sau, anh ta tập tễnh trên nạng đi vào quán rượu. Chắc chắn, Paddy có đó, đang ngồi trong quán rượu. "Cái gì đã xảy ra nhỉ?" Sean rền rĩ. "Tới vừa bước ra khỏi quán rượu, và điều tiếp tớ biết, tớ ở trong bệnh viện!"
"Ồ," Paddy nói. "Đó cũng là Nhật Bản đấy. Toyota của tớ!"
Paddy quyết định chọn đánh bốc, và đi tập huấn trong nhiều tuần. Nhưng trong vòng đầu tiên của đấu tranh giải hạng nhất, anh ta bị đánh đo ván trên sàn bởi một đòn trí mạng.
Trọng tài bắt đầu đếm và Paddy lồm cồm bò dậy.
"Nằm xuống cho tới tám!" người quản lí của anh ta la lên.
"Được," Paddy lẩm bẩm, trong ngây người, "giờ là mấy giờ?"
Jayajit Samosa, người bán bao cao su ở Poona, lên xe bus kéo theo mười lăm đứa trẻ con đằng sau anh ta. Lũ trẻ chạy lung tung, nhảy nhót trên ghế ngồi, lấy đồ của mọi người, hỏi xin từng xu, và nói chung tạo ra hỗn loạn.
Chung cuộc, ông già Brahmachapatti nghiêng người qua và hỏi anh ta, "Ông Samosa, tất cả lũ quỉ này là của ông phải không?"
"Tất nhiên là không," Samosa nói, "Tôi bán bao cao su, và đây toàn là những lời phàn nàn!"
Polly Pringle, con gái của một gia đình Anh rất giầu, sắp sửa hai mươi mốt tuổi. Hôm trước ngày sinh của cô ấy, cô ấy đi qua bếp, thì cô ấy nghe đầu bếp nói, "Ôi, đéo nó!" Polly không biết điều này nghĩa là gì, thế là cô ấy quyết định hỏi bố.
"Bố ơi," Polly nói, "Con vừa đi ngang qua nhà bếp thì con nghe đầu bếp nói, ‘Đéo nó.' Điều đó nghĩa là gì?" Bố lặng người ngậm điếu xì gà, ậm à ậm ừ đến cả phút, và thế rồi nói, "Đó là cách diễn đạt tiếng Anh cổ, con yêu. Nó có nghĩa là ‘cắt lạng gà tây.'"
Ngày hôm sau, tại bữa tiệc mừng ngày sinh thứ hai mươi mốt của Polly, theo truyền thống gia đình, cô ấy đứng lên để phát biểu. Để kết thúc, với hi vọng gây ấn tượng cho mọi người việc làm chủ ngôn ngữ của mình, Polly nói, "Và bây giờ, bố sẽ đéo gà tây!"
Có im lặng chết người, mãi tới khi một quí ông nhỏ bé ở cuối bàn cười khúc khích và nói, "Úi chà, bữa tiệc ngon thú vị gớm. Tôi nghĩ tôi sẽ chọc vào món dồi bằng chim của tôi!"
Nivedano, đây là đúng lúc...
(Tiếng trống)
(Nói lắp bắp)
Nivedano...
(Tiếng trống)
Im lặng.
Nhắm mắt lại.
Cảm thấy thân thể bạn đông cứng.
Chỉ đi vào trong.
Không có cổng - nó là không gian mở.
Sâu hơn, sâu hơn,
không sợ gì.
Nó là không gian riêng của bạn, lãnh thổ riêng của bạn.
Bạn sẽ không gặp bất kì ai trên đường
ngoại trừ bản thân bạn.
Nivedano...
(Tiếng trống)
Thảnh thơi. Buông bỏ. Chết.
Quên toàn thể thế giới
Và chỉ được định tâm bên trong.
Đây là chỗ từ đó mọi chư phật được sinh ra.
Uống nó sâu sắc hơn.
Uống nó một cách toàn bộ.
Để bản thân bạn được thấm đẫm bằng tâm thức.
Nivedano...
(Tiếng trống)
Quay lại,
nhưng không quên kinh nghiệm này.
Ngồi xuống như chư phật
trong ít nhất vài phút.
Chỉ hân hoan trong im lặng này
và điệu vũ của mưa.
Mang tâm thức này hai mươi bốn giờ,
như dòng chảy ngầm,
và mọi hành động của bạn sẽ có duyên dáng,
niềm vui mới, sự tự phát,
tình yêu tràn ngập.
Bạn không cần vẫn là giọt sương;
định mệnh của bạn là thành đại dương.
Bạn không cần vẫn còn trong bất kì thân thể nào;
định mệnh của bạn là thành phật -
chỉ là tâm thức thuần khiết.
Được chứ, Maneesha?
Vâng Osho.
Chúng ta có thể mở hội mọi chư phật cùng mưa chứ?
Vâng Osho.



0 Đánh giá

Ads Belove Post