Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Triệu Châu (Joshu) – Tiếng Gầm Của Sư Tử – Osho
Bài Nói Về Thiền
Chương 8. Tiếng Gầm Của Sư Tử
Nghe hoặc Tải MP3 'Triệu Châu (Joshu) - Tiếng Gầm Của Sư Tử' ê
Osho ơi,
Có lần Triệu Châu được hỏi, "Giáo huấn đặc biệt của trường
phái của thầy là gì?"
Đáp ứng của Triệu Châu là, "Gập lại thì bình phong vỡ,
nhưng khung vẫn còn đó."
Một lúc khác, cùng câu hỏi đó lại được nêu cho Triệu Châu, và
ông ấy đáp, "Hỏi to lên đi - ta nặng tai đấy."
Khi sư này đã lặp lại câu hỏi này bằng tiếng to, Triệu Châu nói,
"Anh hỏi ta về giáo huấn đặc biệt của ta ư - ta biết giáo huấn đặc biệt của
anh."
Một lần, Triệu Châu được yêu cầu tới một ngôi chùa Hàn quốc để họp
mặt. Khi ông ấy tới cổng, ông ấy hỏi, "Đây là chùa gì vậy?"
Ai đó trả lời: "Chùa Hàn quốc ạ."
Triệu Châu nói, "Ông và tôi là những đại dương xa
xôi."
Một lần khác, một sư hỏi, "Khi người ăn xin tới, chúng ta sẽ
cho người đó cái gì?"
Triệu Châu trả lời, "Người đó có thiếu cái gì đâu."
Maneesha, đây là đêm
cuối cùng của Tiếng gầm của sư tử. Trước khi tôi thảo luận về kinh đang đặt trước
tôi, tôi phải cho bạn đôi điều hướng dẫn để hiểu Triệu Châu và tiếng gầm của sư
tử của ông ấy.
Sư tử là một biểu tượng
đặc biệt. Nó bước đi một mình, không sợ sệt bất kì nguy hiểm nào. Nó không có
gì cả, dầu vậy nó vẫn được gọi là vua của rừng sâu.
Con người của chứng
ngộ có sự tương tự nào đó. Người đó bước đi một mình, và mặc dầu có thể có hàng
nghìn thân thể chết đi theo người đó, điều đó cũng chẳng lấy đi tính một mình của
người đó. Tính một mình của người đó là cái gì đó của con người bên trong của
người đó - không đám đông nào có thể lấy nó đi được, không có cách nào cho bất
kì ai tiếp cận tới nó. Và người đó bước đi trên con đường nguy hiểm.
Phần lớn mọi người đều
vẫn còn ở ngoài bản thân mình bởi lí do đặc biệt: đi vào trong là có chút ít
nguy hiểm. Bên ngoài dường như quen thuộc, đã biết rõ. Bạn biết cách giải quyết
nó, bạn quá quen thuộc với nó, bạn được dạy dỗ và huấn luyện có liên hệ với nó.
Nhưng bạn không biết
ngôn ngữ của bên trong, và bạn không biết bầu trời của cõi bên trong, và bạn
không biết bạn đang đi đâu - bạn không có bản đồ nào, bạn không có hướng dẫn
nào. Không ai có thể tới cùng bạn để giúp bạn. Điều này tạo ra nỗi sợ vô cùng.
Mọi người vẫn còn ở ngoài suốt cả đời mình, dính líu, giữ mình trong bận rộn. Họ
không để lỗ hổng thời gian nào trong sự bận rộn của mình bởi vì trong lỗ hổng
thời gian này họ có thể trở nên nhận biết về cái gì đó của cái chưa biết mà bao
giờ cũng có đó.
Một hôm chuyện xảy ra
ở một nhà thờ New York: khi ông giám mục đi vào nhà thờ ông ta thấy một thanh
niên, trông giống như Jesus Christ. Ông ta nghĩ trong đầu rằng anh chàng này phải
là kẻ hippie... nhưng sao mà giống thế! Ông ta hỏi người này, "Anh là ai
và anh làm gì ở đây?"
Người này nói,
"Ta nghĩ ông nhận ra ta chứ - ta là Jesus Christ đây!"
Ông giám mục trở nên
sợ thực sự: ai mà biết được, anh ta có thể lắm chứ! Nhưng anh ta cũng có thể chỉ
là trò lừa gạt; điều đó nữa cũng là có thể. Ông ta lập tức gọi điện cho giáo
hoàng Polack ở Rome, hỏi giáo hoàng, "Một thanh niên - với tôi thì người
này giống như kẻ hippie, nhưng cũng giống Jesus Christ nữa - đang đứng đây. Bây
giờ tôi nên làm gì? Tôi chưa bao giờ được dạy, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng trong
đời mình tôi sẽ gặp gỡ với Jesus."
Giáo hoàng im lặng một
lúc, bởi vì bản thân ông ấy cũng không được chuẩn bị cho một tình huống như vậy.
Nhưng phải nói điều gì đó cho ông giám mục đáng thương này chứ. Ông ấy bảo ông
giám mục, "Cứ lo việc bận của ông đi và đừng chú ý gì tới anh ta. Mọi thứ
đều có thể - anh ta có thể là Jesus Christ, anh ta có thể là kẻ hippie. Báo cảnh
sát, và trong khi đó để mắt tới điều anh chàng này làm. Và ông nhớ giữ cho ông
bận rộn - vào bất kì cái gì - để cho ông không trở nên sợ sệt hay kinh hãi.
Nhưng gọi cảnh sát đi!"
Kì lạ thế, rằng nếu một
Jesus xuất hiện trong một nhà thờ Ki tô giáo, thì việc này sẽ là sự đón chào đấy.
Với cái không biết, bằng
cách nào đó toàn thể tinh thần chúng ta bị rối loạn. Chúng ta không biết cách
đáp ứng bởi vì toàn bộ giáo lí của chúng ta, toàn bộ sự dạy dỗ của chúng ta, là
để phản ứng với những hoàn cảnh đặc biệt mà chúng ta đã có câu trả lời cho
chúng.
Tâm trí chúng ta vận
hành gần giống như bộ nhớ máy tính và hệ thống giáo dục của chúng ta cứ đổ mãi
thông tin vào máy tính tâm trí. Cho nên bất kì khi nào một tình huống nảy sinh
mà bạn đã được thông báo, thì bạn không sợ - bạn đã được chuẩn bị kĩ, bạn đã
làm bài tập ở nhà. Nhưng với cái bên trong bạn tuyệt đối không được chuẩn bị.
Đi vào khu rừng bên
trong, người ta chẳng biết gì về điều sẽ xảy ra và liệu người ta có khả năng
tìm ra cái gì có giá trị hay không, hay liệu người ta có khả năng quay lại nữa
hay không.
Tôi đã bắt gặp một
người... vợ anh ta đem anh ta tới tôi. Người này đã trở nên sợ ngủ. Và lí lẽ của
anh ta hoàn toàn phải: anh ta nói, "Cái gì đảm bảo rằng tôi sẽ không chết
trong giấc ngủ của mình? Ai mà biết được, tôi có thể không dậy vào sáng mai nữa
- thế thì sao? Giấc ngủ đưa người ta vào vô ý thức sâu hơn của mình, vào bên
trong. Người ta có thể đi sâu đến mức không thể thoát ra được, đi vào trong.
Người ta có thể đi sâu tới mức không thể thoát ra được!"
Người vợ nói,
"Bây giờ anh ấy đang đưa cả gia đình vào việc hắc búa. Anh ấy không ngủ,
và anh ấy cứ hỏi mọi người, 'Mọi người ngủ sao?'"
Bây giờ, hỏi một người
ngủ, "Anh đang ngủ sao?" là định đánh thức anh ta đấy. Và đó là toàn
bộ chiến lược này: mọi người phải thức; một mình người đó cũng sợ bởi vì mọi
người đều ngủ cả và người đó bị bỏ lại một mình, tỉnh thức. Nếu cái gì đó xảy
ra thì chẳng có ai để canh chừng. Cho nên người đó không ngủ, mà người đó cũng
không cho phép ai khác được ngủ.
Anh ta phải đã được
đưa tới nhiều người rồi - bác sĩ, nhà phân tâm, và cuối cùng ai đó gợi ý,
"Tốt hơn cả là đưa anh ấy đến một người gàn hơn anh ấy!"
Thế là tôi đồng ý với
người này. Tôi nói, "Anh tuyệt đối đúng. Vợ anh sai, gia đình anh sai, và
bất kì ai nói với anh..."
Anh ta cười to, và
nhìn vào vợ và nói, "Thấy chưa! Người trí huệ hiểu biết, còn em toàn lôi
anh tới bọn ngốc."
Tôi bảo với người vợ,
"Chồng bạn đang thực sự làm điều phải đấy."
Người vợ nói,
"Thầy đang tạo ra khó khăn hơn! Cho tới giờ, ít nhất thì anh ấy cũng cảm
thấy rằng anh ấy đang làm điều gì đó sai, điều gì đó anh ấy không nên làm nhưng
anh ấy bất lực. Bây giờ thì anh ấy tuyệt đối đúng và mọi người khác sẽ
sai."
Tôi nói, "Điều
đó là chân lí đấy, anh ấy tuyệt đối đúng. Cho nên bạn đi đi; chúng tôi đã tạo
ra mối đồng cảm, cho nên để chúng tôi một mình trong vài phút và anh ấy sẽ trở
lại."
Người này nói,
"Kì lạ là trong cả thành phố này thầy là người duy nhất đã hiểu tình huống
của tôi."
Tôi nói với anh ta,
"Đây là tình huống của cả nhân loại: chẳng ai muốn đi vào trong cả. Nỗi sợ
việc đi vào trong là ở chỗ bạn sắp đi vào trong cái không biết, trong bóng tối.
Và cùng nỗi sợ đó đã chiếm lĩnh bạn khi có liên quan tới giấc ngủ. Bạn là con
người tâm linh, chỉ mỗi điều bạn còn chưa hiểu lí do nên bạn mới sợ đi vào giấc
ngủ."
Anh ta sướng lắm khi
nghe nói rằng mình là con người tâm linh! Mọi người đều nghĩ anh ta gàn dở. Tôi
nói, "Bạn có tính tâm linh tới mức cái chết cũng chẳng thể làm được gì, chẳng
làm hại gì cho bạn cả. Bạn có thể ngủ hoàn toàn say."
Anh ta nói, "Thầy
có chắc không?"
Tôi nói, "Tôi
đoan chắc."
Anh ta nói, "Thế
thì được, tôi sẽ ngủ. Và nếu thầy nói rằng tôi là người tâm linh, thế thì chắc
chắn tôi không nên sợ chết."
Toàn thể hiện tượng
tâm linh không phải là sợ chết, bởi vì cái chết là hư cấu; nó không xảy ra.
Nguyên lí sống bên trong nhất của bạn là vĩnh hằng. Tôi nói, "Nhân tiện, bạn
đã tìm ra điều gì đó rất bản chất trong cuộc tìm kiếm của mọi người. Nỗi sợ của
bạn là tuyệt đối đúng, bởi vì bạn không biết rằng bạn bất tử, rằng bạn ở bên
ngoài cái chết. Về nhà, đi ngủ, và tôi sẽ tới vào buổi sáng để gặp bạn."
Sáng hôm sau tôi tới
- cả gia đình bối rối về cách tôi đã giải quyết. Người đó đã ngủ, sau nhiều
ngày. Đến sáng sáng anh ta rất tươi tắn và anh ta nói, "Thầy phải đấy. Việc
ngủ chẳng lấy cái gì đi cả; mà thậm chí cái chết cũng chẳng lấy cái gì đi cả.
Sau rốt, chết là giấc ngủ dài hơn thôi."
Thiền, đặc biệt trong
tay của Triệu Châu, trở thành tiếng gầm của sư tử vang vọng những rặng núi và
thung lũng xa xôi. Chỉ người biết cuộc sống như kinh nghiệm, không phải như lời
giải thích, mới có khả năng tạo ra tiếng gầm của sư tử để đánh thức các sư tử
khác.
Tôi đã kể cho bạn câu
chuyện này, một câu chuyện rất cổ, về sư tử cái đẻ rơi một chú sư tử con khi nó
đang nhảy từ mô đất này sang mô đất khác. Sư tử non rơi vào trong bầy cừu và lớn
lên giữa các con cừu. Không có cách nào cho nó biết rằng nó không phải là cừu -
có lẽ đó là con sư tử ăn chay duy nhất trong toàn thể lịch sử loài vật! Tuyệt đối
chay, chỉ ăn mỗi cỏ.
Mà dù có ăn cỏ thì nó
cũng bắt đầu trở nên lớn hơn cừu, dài hơn, một loài đẹp đẽ. Nhưng cừu không sợ,
chúng chưa bao giờ nghĩ rằng nó nguy hiểm cả. Nó đã lớn lên trong chúng, chúng
có quan hệ với nó, là bạn bè. Ai đó làm mẹ nó, ai đó chăm sóc nó; không có vấn
đề sợ hãi. Chúng chỉ hơi bận lòng... loại cừu gì mà lạ thế - trông như sư tử,
nhưng đây chắc là sai lầm tự nhiên. Và chúng đã rất hạnh phúc vì có nó trong bọn
chúng. Trong khi chúng cả đám hàng nghìn con đi, thì nó đứng riêng một mình giữa
chúng.
Một hôm một sư tử già
thấy hiện tượng này và không thể tin được vào điều đó. Nó chưa bao giờ thấy con
sư tử nào bước đi giữa đàn cừu cả. Khoảnh khắc cừu thấy sư tử là chúng bắt đầu
chạy trốn - đấy thật là phép màu.
Sư tử già đi xuống bắt
giữ lấy sư tử non. Cừu bắt đầu chạy biến và sử tử non cũng bắt đầu chạy - một
cách tự nhiên. Nó đã tin nó là cừu.
Nhưng sư tử già là một
loại như Triệu Châu. Nó giữ sư tử non lại. Sư tử non bắt đầu run rẩy, còn sư tử
già thì nói, "Con ngốc lắm! Con run rẩy rồi khóc lóc rồi kêu la và cầu xin
con được thả ra vì con muốn gia nhập bầy kia. Có cái gì đó con còn chưa biết,
dường như là con không nhận biết, và ta sẽ không để con đi chừng nào ta còn
chưa làm cho con nhận biết. Con đi với ta!"
Nó lôi sư tử non tới
cái hồ gần đó. Hồ im lìm - không gợn sóng, không có gió ở đó. Nó đem sư tử non
ra mép nước và bảo, "Nhìn vào trong nước mà xem. Nhìn vào mặt ta và mặt
con."
Ngay lập tức, từ sư tử
non một tiếng gầm cất lên. Đấy không phải là nỗ lực gì, đấy đơn giản là sự kiện
thấy ra rằng nó là sư tử - ngay lập tức tiếng gầm vang vọng những dãy núi xa
xăm.
Sư tử già nói,
"Công việc của ta hoàn thành rồi. Bây giờ con có biết con là ai
không?"
Sư tử non cám ơn sư tử
già và nói, "Thầy đã rất tốt với con. Bằng không cả đời mình con sẽ sống bằng
việc gặm cỏ cùng cừu, liên tục sợ hãi một mình. Thầy đã cho con việc sinh thành
mới."
Điều đó đích xác là
chức năng của thầy: tạo ra tình huống để từ đó tiếng gầm tự phát vọng ra, việc
nhận ra con người bạn. Và Triệu Châu là một nghệ nhân vĩ đại, có khả năng mênh
mông để phát minh ra những phương pháp mới đánh thức những người đang ngủ say
và hoàn toàn vô nhận biết về con người của mình.
Những lời kinh này sẽ
giúp bạn hiểu phương pháp luận của ông ấy.
Có lần Triệu Châu được
hỏi, "Giáo huấn đặc biệt của trường phái của thầy là gì?"
Bây giờ những câu hỏi
như thế là rất thông thường và chung chung; bạn có thể hỏi bất kì triết gia nào
về những câu hỏi đó, bạn có thể hỏi bất kì tu sĩ nào về chúng, bất kì nhà sư phạm
nào. Nhưng bạn không thể hỏi câu hỏi như vậy với Thiền sư được.
Đó là chỗ mà Thiền sư
là một loại người hoàn toàn khác - bởi vì Thiền không có giáo huấn, còn nói gì
tới đặc biệt hay không đặc biệt. Nó có phương pháp thức tỉnh bạn, nhưng nó
không có học thuyết, không thượng đế học. Nó không dạy bạn điều gì, nó đơn giản
đánh thức bạn và để cho bạn được giải thoát.
Nó không lập chương
trình bạn vì bất kì cái gì. Vận hành của nó được kết thúc vào khoảnh khắc bạn
nhận biết. Chính nhận biết của bạn sẽ trở thành kỉ luật của bạn, từ bi của bạn,
yêu của bạn. Hành động của bạn sẽ được biến đổi bởi nhận biết của bạn, không phải
bởi diễn tập, không phải bởi kìm nén cái đối lập.
Giáo huấn là gì? Học
thuyết là gì? Các cách thức kìm nén. Dạy bạn rằng bạn là người Ki tô giáo, và bạn
phải yêu ngay cả kẻ thù của mình... bây giờ ngay chỗ đầu tiên nếu bạn thực sự
là con người của yêu, thì làm sao bạn có thể tìm ra kẻ thù được? Còn nếu bạn có
kẻ thù, thế thì sẽ tuyệt đối khó khăn để mà yêu người đó. Ngay cả yêu người bạn
cũng đã khó rồi. Và nếu bạn muốn biết sự kiện tối thượng, thì thậm chí còn khó
để yêu chính mình, vì bạn có biết mình là gì đâu. Bạn không biết yêu là gì. Cho
nên bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ đơn giản áp đặt, bạn sẽ trở thành kẻ đạo đức giả.
Mọi người Ki tô giáo,
mọi người Hồi giáo, mọi người Hindu giáo, mọi Phật tử đều không là gì ngoài kẻ
đạo đức giả. Người đó phải che đậy mọi ghen tị, ghét bỏ, độc ác, tham lam - và
che đậy chúng bằng những kỉ luật đẹp, được thực hành tốt. Nhưng dù bạn có thực
hành chúng như thế nào đi chăng nữa, điều bạn đang làm đơn giản vẫn là kìm nén.
Cho nên điều bạn đã kìm nén vẫn còn trong bạn, và sẽ lòi ra vào bất kì lúc nào.
Có một nhà truyền
giáo Ki tô giáo hay nói vào mọi buổi giảng kinh, trích dẫn Jesus, "Nếu ai
đó tát vào má này của ông, chìa nốt má kia ra cho người đó."
Mọi người đều yêu mến
giáo huấn này - nó là hay. Nhưng trong một làng, một kẻ ngốc đã tạo ra rắc rối.
Nghe thấy điều này, anh ta đứng dậy và tát vào một má của ông linh mục, rồi hỏi
ông ấy, "Bây giờ ông chìa má kia nữa ra đây!"
Ông linh mục giận sôi
lên - điều này chưa bao giờ xảy ra cả, điều này thật kì lạ. Dẫu vậy, ông ấy vẫn
kìm cơn giận của mình xuống. Đấy chỉ là vấn đề thêm một má nữa; rồi nó sẽ biết.
Anh kia tát luôn vào
má bên kia. Và người đó ngu thế, anh ta lại tát cú nữa vào má bên kia của ông
linh mục! Ngay khi anh ta đánh ông linh mục, ông linh mục chồm lên anh ta và bắt
đầu đấm đá túi bụi chỗ này chỗ nọ - khắp mọi nơi.
Người này nói,
"Ông làm cái gì thế? Ông quên mất buổi giảng kinh rồi hay sao?"
Ông ta nói, "Chỉ
có hai má thôi nhé, mà Jesus chẳng nói gì bên ngoài điều đó cả. Bên ngoài điều
đó ta tự do."
Cho nên bạn có thể được
bao lâu...?
Có lần chuyện xảy ra
với Phật Gautam.... Một người sắp đi truyền bá giáo huấn của thầy mình. Ông ta
hỏi Phật, "Nếu ai đó rất tàn nhẫn, độc ác, tôi phải tha thứ cho anh ta bao
nhiêu lần?" Bởi vì đó là giáo huấn của Phật - tha thứ. Nhưng vấn đề lại là
bao nhiêu lần? Và trong chính câu hỏi này, "Bao nhiêu lần?" đã chỉ ra
rằng người này đã không tha thứ, anh ta chỉ kìm nén. Anh ta đang hỏi, "Kìm
nén bao nhiêu lần thì được?" - đưa lại đích xác nghĩa của nó.
Phật nói, "Bẩy lần."
Người kia nói,
"Được rồi. Lần thứ tám tôi tuyệt đối tự do đấy."
Phật nói, "Ông
đã không hiểu ý của ta. Ông ngụ ý gì bằng việc nói lần thứ tám ông tuyệt đối tự
do?"
Ông ta nói, "Lần
thứ tám tôi sẽ giết người đó! Bẩy lần tôi tha thứ cho anh ta, bây giờ thế là đủ
rồi."
Thấy tình huống này -
vẫn đấy, những người tạo ra học thuyết và đạo đức và nguyên tắc cho cuộc sống,
không thể thấy được việc kìm nén nền tảng - Phật nói, "Không phải bẩy làn
mà bẩy mươi bẩy lần."
Đại đệ tử của Phật
Sariputra nói, "Điều đó cũng chẳng khác biệt gì. Cho dù thầy có nói bẩy
trăm bẩy mươi bẩy lần, điều đó cũng chẳng khác biệt gì, bởi vì sau đó anh ta tự
do. Và anh ta đang chờ đợi khoảnh khắc đó khi nguyên tắc này đi tới chấm dứt và
anh ta có thể biểu lộ thực tại của mình."
Tất cả các kỉ luật đều
bị giới hạn. Bạn không thể huấn luyện một người một cách tuyệt đối được. Bạn có
thể che đậy anh ta bằng một tầng mỏng, nhưng chỉ cào tầng này ra và lập tức mọi
kỉ luật đều bị quên ráo. Mọi Ki tô giáo đều bị quên mất, mọi Phật giáo đều bị
quên mất; lập tức con vật của bạn lòi ra.
Do đó, những thầy như
Triệu Châu đã cải tiến nhiều lắm đối với Phật Gautam. Mặc dầu họ là đệ tử của
Phật Gautam, ông ấy đã chỉ ra con đường... nhưng con đường bao giờ cũng có khả
năng được làm hoàn thiện, hoàn thiện hơn.
Triệu Châu đã tạo ra đóng góp lớn. Ông ấy không có giáo huấn, không có "giáo huấn đặc biệt". Ông ấy đơn giản đánh thức bạn dậy và rồi sống thế nào là tuỳ ở bạn. Nếu tỉnh thức của bạn không ngăn cản bạn khỏi tham lam và tham vọng, ghét bỏ, ghen tị, trả thù, thế thì chẳng cái gì có thể biến đổi được bạn cả. Nguyên lí tối thượng của biến đổi đã được trao cho bạn. Bạn thức tỉnh, tỉnh táo, có trách nhiệm - bây giờ bạn tự do. Bạn có thể làm bất kì điều gì tự phát tới với bạn. Không có giáo huấn vĩnh cửu, không có thượng đế học vĩnh cửu. Bạn là quyết định riêng của mình, kỉ luật riêng của mình. Đó là cái đẹp của Thiền mà không tôn giáo nào khác có.
Có lần Triệu Châu được
hỏi, "Giáo huấn đặc biệt của trường phái của thầy là gì?"
Đáp ứng của Triệu
Châu là, "Gập lại thì bình phong vỡ, nhưng khung vẫn còn đó."
Người đã hỏi câu hỏi
này là đệ tử riêng của Triệu Châu. Triệu Châu nói với anh ta, "Gập lại thì
bình phong vỡ, nhưng khung vẫn còn đó - khung cửa sổ. Bình phong vỡ, nhưng
khung vẫn còn đó. Ông đã ở cùng ta, ông hiểu rằng ta không có giáo huấn gì cả.
Cho nên ông hỏi, 'Giáo huấn đặc biệt của thầy là gì? Phải rất thân thiết, là loại
người bên trong thì thầy mới cho giáo huấn đặc biệt.' Cho nên Gập lại thì bình
phong vỡ - một phần của tâm trí ông, cái cần tới giáo huấn, bị vỡ. Nhưng chỉ một
phần thôi; khung cửa sổ vẫn còn đó. Ông lại hỏi cùng một điều, chỉ bằng việc gắn
thêm từ 'đặc biệt'. Không có giáo huấn, và không có giáo huấn đặc biệt."
Thiền là cách sống
duy nhất không có gì để dạy bạn cả. Nó làm đích xác điều từ tiếng Anh 'giáo dục
- education' ngụ ý theo nguyên gốc của nó. Giáo dục nghĩa là đem ra cái ở bên
trong bạn. Nó gần giống như múc nước từ giếng lên.
Tất cả các hệ thống
giáo dục của chúng ta đang làm chính điều ngược lại. Họ không nên được gọi là
các thể chế giáo dục. Nhưng đấy là cái mù, và đấy là cái không thông minh, cái
trì trệ của những người quyết định số mệnh của hàng triệu người - các chính
khách, các tu sĩ. Họ không thể thấy được một điều đơn giản, rằng các thể chế
giáo dục của bạn đang nhồi nhét mọi thứ từ bên ngoài vào trong tâm trí bạn. Họ
đang lập trình tâm trí bạn, họ không làm việc giáo dục. Họ không kéo cuộc sống
của bạn ra chu vi; họ không kéo nhận biết bên trong nhất của bạn vào cuộc sống
của bạn.
Tôi đã từng tranh đấu
với chính phủ Ấn Độ suốt cả đời mình mà họ vẫn không thể hiểu được sự kiện đơn
giản rằng đây mới là thể chế giáo dục và điều bạn gọi là thể chế giáo dục thì
không phải vậy; các thể chế đó đang lập chương trình cho các trường học. Nhưng
điều đó cũng gần như là một người chống lại toàn thể thế giới. Họ cứ phủ nhận rằng
chỗ này là chỗ của giáo dục. Họ không hiểu ý nghĩa của từ này chút nào.
Thiền không phải là
giáo huấn nhưng nó là giáo dục. Nó lôi ra bất kì cái gì bạn có trong cốt lõi
bên trong nhất của mình - niềm vui, niềm phúc lạc, tất cả mọi hoa có thể có; từ
bi và yêu, tất cả mọi bài ca đang ẩn kín trong bạn, tất cả mọi điệu vũ, tất cả
mọi sáng tạo. Bạn là một phần của vũ trụ sáng tạo này; bạn phải có phần nào đó
tham gia trong toàn thể sự sáng tạo này đang xảy ra ở mọi nơi.
Nhưng cái gọi là hệ
thống giáo dục của bạn, thay vì đem ra cái gì từ bạn, làm chính điều đối lập: họ
nhồi mọi thứ vào bạn. Các tôn giáo của bạn làm cùng điều đó, xã hội, văn hoá của
bạn, mọi người đều làm cùng điều đó. Không ai chăm nom tới hạt mầm tinh tế. Họ
cứ ném đủ mọi loại rác rưởi và hạt mầm này bị che phủ, chưa bao giờ được cho mảnh
đất tốt, chưa bao giờ được cho khí hậu tốt. Mùa vụ của nó chẳng bao giờ tới. Nó
chưa bao giờ trở thành cây với tán lớn; nó chưa bao giờ đem tới hoa hồng, những
điều tất cả các bạn đều đang mang.
Tôi đang gọi những
bông hồng đó ẩn kín trong bạn là “phật”. Mọi người đều đang mang phật bên trong
mình, vì điều đó phải được mang theo. Những phương cách phải đã được thực hiện
để cho bạn có thể mang trung tâm của mình ra ngoài chu vi. Đây là giáo dục duy
nhất trên thế giới. Mọi thứ khác đều là dạy dỗ, không phải giáo dục; và dạy dỗ
bao giờ cũng mang hương vị của các quyền lợi được đầu tư.
Dạy dỗ không bao giờ
có thể mang tính cách mạng được. Thầy giáo là người phục vụ của những quyền lợi
được đầu tư. Chỉ sannyasin mới có thể là người cách mạng vì người đó không có
quyền lợi được đầu tư, không có nghĩa vụ với bất kì việc đầu tư nào. Người đó
đã tự giải thoát mình khỏi mọi mối nối, mọi lực chi phối. Người đó đứng một
mình. Người đó có khả năng cho tiếng gầm của sư tử, điều có thể làm lẩy cò cho
cùng tiếng gầm đó trong bạn nữa.
Chỉ vài sannyasins
trên thế giới là những người nổi dậy đích thực. Triệu Châu là người nổi dậy vĩ
đại, người nổi dậy toàn thể.
Một lúc khác, cùng
câu hỏi đó lại được nêu cho Triệu Châu, và ông ấy đáp, "Hỏi to lên đi - ta
nặng tai đấy."
Câu hỏi này cũng từ một
đệ tử. Và mọi người đều biết rằng Triệu Châu không nặng tai, ông ấy chỉ muốn
đánh thức người này bằng việc yêu cầu anh ta nói to lên. Có lẽ bằng việc nói to
bạn có thể thoát ra khỏi giấc ngủ của mình.
Bạn đã bao giờ kinh
nghiệm rằng trong giấc ngủ, nếu bạn nói to trong cơn mơ nào đó, thì bạn lập tức
tỉnh lại không. Bạn có thể cứ nói theo cách thông thường, nhưng có những tình
huống trong giấc mơ mà bạn phải la lên. Có lẽ bạn bị ngã khỏi mỏm đá và bạn phải
la lên, và bỗng nhiên bạn tỉnh lại. Mọi cơn ác mộng đều kết thúc trong sự tỉnh
dậy của bạn bởi vì cơn ác mộng đem bạn tới vị trí bạn phải la to. Không ai đã
bình luận về câu trả lời của Triệu Châu, ngay cả trong giới Thiền: sao ông ấy
đã nói, "Hỏi to lên đi - ta nặng tai đấy."
Khi sư này đã lặp lại
câu hỏi này bằng tiếng to, Triệu Châu nói, "Ông hỏi ta về giáo huấn đặc biệt
của ta ư - ta biết giáo huấn đặc biệt của ông."
Người này là một kiểu
nhà truyền giáo. Anh ta là đệ tử nhưng anh ta là đệ tử chỉ để góp nhặt thêm
chút tri thức để cho anh ta có thể đi giả vờ mình là thầy.
Anh ta đã bỏ lỡ toàn
bộ phương cách này. Nếu mà anh ta hiểu tại sao Triệu Châu lại nói, "Hỏi to
lên đi” - và anh ta biết rằng ông ấy không nặng tai, thế thì phải có điểm nào
đó để được hiểu. Ông ấy đang yêu cầu nói to để cho bạn có thể thức dậy. Nhưng
người này đã bỏ lỡ vấn đề. Anh ta lặp lại câu hỏi bằng việc nói to hơn. Nếu mà
anh ta nhận ra vấn đề, thì anh ta đã chạm chân Triệu Châu.
Trong nhận biết,
không có giáo huấn, không có giáo huấn đặc biệt; người ta cứ hành động một cách
tự phát. Bất kì tình huống nào nảy sinh, người ta là tấm gương, và cứ phản xạ bất
kì ai tới trước tấm gương đó.
Nhận biết chỉ là tấm
gương, và đáp ứng của bạn không phải là lặp lại từ một giáo huấn cũ. Đáp ứng của
bạn là tươi tắn, của khoảnh khắc này. Ngay cả bạn cũng không nhận biết được rằng
bạn sẽ đáp ứng theo cách này, bởi vì bạn không lặp lại câu trả lời đã được ghi
nhớ; bạn đơn giản đáp ứng với nhận biết tràn đầy. Thấy tình huống, bất kì cái
gì được cần tới trong khoảnh khắc này đều bắt nguồn từ bạn từ chính trung tâm -
không từ kí ức mà từ chính con người bạn.
Người này bỏ lỡ. Và bởi
vì người đó lỡ, Triệu Châu bảo anh ta:
"Ông hỏi ta về
giáo huấn đặc biệt của ta ư - ta biết giáo huấn đặc biệt của ông."
Thiền là trò chơi rất
tinh tế. Nó rất tinh vi. Bạn phải rất tỉnh táo và quan sát về điều đang xảy ra.
Triệu Châu nói,
"Ông đang hỏi giáo huấn của ta - ta còn chưa hỏi giáo huấn của ông nhưng
ta biết giáo huấn đặc biệt của ông vì tất cả những cái ông có đều là kinh sách
cả. Mọi thứ đều vay mượn, chẳng cái gì là đóng góp riêng của ông cả, cho nên bất
kì ai cũng đều có thể biết giáo huấn đặc biệt của ông là gì."
Ông ấy đã không nói
trực tiếp với anh ta, "Ông bị lỡ rồi," nhưng theo cách gián tiếp ông ấy
đã chỉ ra cho anh ta rằng mọi giáo huấn đều là đồ vay mượn, mọi kinh sách đều
được vay mượn. Rằng con người của nhận biết thì hành động trong khoảnh khắc
theo nhận biết riêng của mình, không theo nguyên tắc nào đó.
Nhưng tất cả các tôn
giáo đều đều những nguyên tắc. Và những nguyên tắc đó đã phá huỷ nhân loại, nhận
biết của nó, trách nhiệm của nó.
Tôi đã kể cho bạn,
khi Thượng đế làm ra thế giới này ngài đã đi khắp để hỏi những người khác nhau
- người Babylon, người Ai Cập - "Các ông có muốn lời răn không?"
Người Babylon nói,
"Trước hết chúng tôi muốn biết lời răn là gì. Không biết điều đó chúng tôi
chẳng muốn có."
Ngài nói, "Con
không được ngoại tình."
Người Babylon nói,
"Thế thì chúng tôi sẽ làm gì? Ngài cứ giữ lấy lời răn cho ngài đi."
Ngài nói với người Ai
Cập, "Con không nên ăn cắp." Và họ nói, "Cuộc sống đâu đã nhiều
mầu sắc thế. Chúng tôi không quan tâm tới những lời răn như vậy; ăn cắp là trò
chơi."
Thế rồi ngài tới gặp
Moses. Và bạn có thể thấy ngay lập tức đáp ứng của Moses - ông ấy không hỏi,
"Lời răn là gì?" Ông ấy lập tức hỏi, "Bao nhiêu vậy?"
Thượng đế nói,
"Cái này cho không mà."
Moses thậm chí chẳng
thèm hỏi lời răn là gì nữa. Ông ấy đơn giản nói, "Thế thì tôi sẽ lấy mười,
nếu chúng được cho không."
Bây giờ, mười lời răn
đó không chỉ trong tín ngưỡng Do Thái. Những lời răn tương tự có trong mọi tín
ngưỡng; bạn phải làm cái này, bạn phải không làm cái này. Thời gian thay đổi,
cuộc sống liên tục thay đổi, nhưng những lời răn đó vẫn còn trĩu nặng trên trái
tim.
Chẳng hạn, Mohammed
trao lời răn cho người Hồi giáo, "Các ông không nên quan tâm tới tiền."
Bây giờ, mọi việc kinh doanh đều phụ thuộc vào lợi nhuận. Nếu người Hồi giáo
nghèo - và họ nghèo ở mọi nơi trên khắp thế giới - thì lí do đơn giản là ở chỗ
họ vẫn tuân theo cái ý tưởng lạ đời đó rằng bạn không nên cho hay lấy lãi trên
tiền. Bây giờ, không ngân hàng nào có thể đưa cho bạn tiền mà không lấy lãi.
Ngay cả người giầu nhất cũng cứ đi vay tiền từ ngân hàng vì họ có thể dùng nó để
kiếm nhiều lãi hơn, nhưng người Hồi giáo lại đang mang một nguyên tắc nặng nề
trên trái tim mình, rằng nếu bạn lấy hoặc cho lãi thì điều đó sẽ là sự phản bội
tôn giáo này. Cho nên hiển nhiên họ nghèo. Ở Ấn Độ việc nghèo hèn nhất là do
người Hồi giáo làm. Điều đó chỉ là một ví dụ thôi.
Thiền nhấn mạnh vào sự
kiện rằng tâm thức con người dưới dạng tối thượng của nó là đủ để quyết định
cách đáp ứng trong bất kì tình huống đặc biệt nào. Cho nên điều quan trọng duy
nhất là trở thành có ý thức nhiều nhất có thể được. Tất cả những lời răn này đều
dành cho trẻ con.
Một lần, Triệu Châu
được yêu cầu tới một ngôi chùa Hàn quốc để họp mặt. Khi ông ấy tới cổng, ông ấy
hỏi, "Đây là chùa gì vậy?"
Ai đó trả lời:
"Chùa Hàn quốc ạ."
Triệu Châu nói,
"Ông và tôi là những đại dương xa xôi."
Ông ấy đang nói rằng
Phật không thể là người Hàn Quốc, không thể là người Nhật Bản. Nhận biết không
thuộc vào mảnh đất nào, quốc gia nào. Làm sao chùa này lại có thể là chùa Hàn
Quốc được? Nó là ngôi chùa Phật. Nó không thể thuộc vào bất kì đất nước nào, quốc
gia nào, bất kì giống nòi nào. Phật thuộc vào toàn thể nhân loại.
Chính từ 'phật' đơn
giản nghĩa là nhận biết. Đấy không phải là tên cá nhân của ông ấy. Tên cá nhân
của ông ấy là Gautam Siddhartha. Khi ông ấy trở nên thức tỉnh, những người hiểu
sự thức tỉnh của ông ấy bắt đầu gọi ông ấy là Phật Gautam. Họ vứt bỏ đi tên cá
nhân của ông ấy, Siddhartha. Từ 'Bụt (Phật) - buddha' bắt nguồn từ gốc tiếng Phạn
budth. Nó đơn giản nghĩa là một người đã thức tỉnh hoàn toàn.
Làm sao việc thức tỉnh
lại có thể thuộc về nước nào được? Đó là lí do tại sao Triệu Châu nói,
"Ông và tôi là những đại dương xa xôi." Mặc dầu chúng ta đang đứng
trong cùng ngôi chùa, khoảng cách giữa ông và tôi là những đại dương xa xôi.
Ông nghĩ đó là Phật Hàn Quốc, đó là ngôi chùa Hàn Quốc sao? Ông không thể thấy
rằng tâm thức phật đơn giản là của mọi người hay sao? Nó không phải là độc quyền
của bất kì ai đặc biệt.
Chính trong tiến
trình bình thường của mọi sự mà mọi người phải trở thành phật một ngày nào đó.
Bạn có thể lẩn tránh điều đó lâu chừng nào tuỳ ý bạn - bạn đã lẩn tránh nó hàng
thế kỉ rồi. Nhưng bạn không thể thoát được, bởi vì đấy là bản chất cố hữu của bạn.
Chẳng chóng thì chầy bạn nhất định phát chán với thế giới bên ngoài và nhìn vào
trong. Và thực tại bên trong đó không thuộc vào quốc gia nào cả.
Một lần khác, một sư
hỏi, "Khi người ăn xin tới, chúng ta sẽ cho người đó cái gì?"
Bây giờ, trong bản dịch
tiếng Anh của từ 'người ăn xin' nhất định có hiểu lầm nào đó. Ở Ấn Độ, điều bạn
gọi người ăn xin được gọi là bhikhari. Phật đã gọi các sannyasins của mình bằng
cái tên khác, cũng có nghĩa là bhikhari; ông ấy gọi họ là bhikkshu - khất sĩ. Cả
hai từ này đều có thể được dịch là 'người ăn xin', nhưng hai từ này xa nhau lắm.
Khất sĩ bhikkshu là người đã từ bỏ mọi tham vọng, người đã từ bỏ mục đích, tham
lam, người đã từ bỏ mọi ghen tị. Khất sĩ bhikkshu là người đã tìm thấy bản thân
mình và bây giờ người đó là đủ cho chính mình; người đó không cần cái gì thêm nữa.
Cho nên bhikkshu là từ
rất đáng kính trọng, tôn vinh; bhikhari chỉ là người ăn xin. Việc dịch này...
"Khi người ăn xin tới, chúng ta sẽ cho người đó cái gì?" Bạn nên nhớ
rằng tiếng Anh không có từ như bhikkshu. Câu đó nói là, "Khi một khất sĩ tới,
chúng ta sẽ cho người đó cái gì? Một người đã từ bỏ mọi thứ, người đã tìm thấy
bản thân mình, người đã tìm thấy cái không của mình - chúng ta sẽ cho người đó
cái gì?"
Triệu Châu trả lời,
"Người đó có thiếu cái gì đâu."
Câu trả lời đó sẽ làm
rõ ràng hơn cho bạn rằng từ 'người ăn xin' là việc dịch không thích hợp. Khất
sĩ là người không thiếu cái gì cả, người bằng lòng đến mức bạn không thể cho
người đó cái gì cả. Người đó chẳng cần gì; người đó đã đi tới chỗ mà người đó
tuyệt đối thoả mãn. Cho nên khất sĩ thực sự là hoàng đế không có vương quốc ở
bên ngoài. Người đó có vương quốc bên trong còn giá trị hơn bất kì cái gì trong
thế giới bên ngoài có thể có.
Cho nên Triệu Châu
nói, "Người đó chẳng thiếu cái gì cả. Xin đừng nghĩ rằng ông có thể cho
người đó cái gì đó." Nhưng bản dịch cho chỉ dẫn sai. Nếu bạn nói,
"Khi người ăn xin tới, chúng ta sẽ cho người đó cái gì?"... người ăn
xin không phải là khất sĩ. Người ăn xin tới để xin. Người đó có mọi ham muốn và
mọi tham vọng, mọi thứ. Việc xin là nghề của người đó.
Tôi nghe nói về một
người ăn xin hay ở bên cầu nơi có nhiều giao thông. Và một người, hàng tháng
khi người đó lĩnh được lương, thường tới cho anh ta cái gì đó. Chỉ ngẫu nhiên,
lúc đó có hơi muộn vào buổi tối mà anh ta quay về từ văn phòng. Anh ta mới nhận
được lương, cho nên anh ta muốn cho người ăn xin này cái gì đó.
Anh ta thấy rằng ai
đó khác đang ngồi ở đó - nhưng chẳng hề gì, người ăn xin kia là người mù, và
người này cũng mù, thế là anh ta cho người đó một tờ một rupee. Người ăn xin
nhìn vào tờ bạc và nói, "Tờ bạc này giả."
Anh ta nói, "Anh
mù mà - làm sao anh xoay xở để thấy được nó?"
Người này nói,
"Tôi đâu có mù, và đây cũng không phải là chỗ thường lệ của tôi. Tôi hay
làm người mù trước đây, nhưng mọi người cứ lừa tôi chỉ bởi vì tôi mù. Họ sẽ cho
mọi thứ đồng tiền giả và chẳng thể nói được gì. Tôi có thể thấy rằng họ đã lừa
tôi, nhưng phải làm gì đây? Cho nên tôi vứt bỏ việc mù đi. Bây giờ thì tôi điếc.
Còn bạn tôi, người thường ngồi ở đây, đã đi xem phim hôm nay. Thế là anh ta
nói, 'Cậu nhận phần việc của tôi đi. Vấn đề chỉ là hai hay ba giờ thôi và tôi sẽ
quay lại. Tôi chưa xem phim mấy ngày rồi.'"
Người ăn xin có tài
khoản của họ trong ngân hàng và có lẽ họ còn nhiều ham muốn hơn người khác. Họ
chẳng có gì, họ muốn mọi thứ của thế giới. Tiếng Anh nghèo nàn theo nghĩa nó
không có từ nào tương đương với khất sĩ bhikkshu. Tốt hơn cả là nhớ rằng khất
sĩ không phải là người ăn xin; khất sĩ là thầy.
Và truyền thống trong
Thiền là ở chỗ khi một khất sĩ tới bởi vì người đó cần thức ăn chỉ cho một bữa,
thì bạn cho người đó thức ăn và bạn cảm thấy biết ơn là người đó coi bạn đủ xứng
đáng để hỏi xin bạn thức ăn. Trước hết bạn cho người đó thức ăn và thế rồi bạn
cho người đó cái gì đó như lòng biết ơn, bởi vì "tôi biết ơn là thầy đã gõ
cửa nhà tôi - con người có phẩm chất của thầy. Tôi hi vọng rằng một ngày nào đó
tôi cũng sẽ ở trong cùng tâm thức như thầy. Nhưng ngay cả việc cung cấp thức ăn
cho thầy, chỉ một ngày, cũng là đức hạnh lớn lao. Thầy đã làm cho tôi hạnh phúc
- chấp nhận lòng biết ơn của tôi." Và người này có thể cho chăn, hay cái
gì đó có thể được khất sĩ dùng.
Khất sĩ không phải là
người ăn xin. Chỉ thế thì câu trả lời của Triệu Châu mới đúng: "Người đó
có thiếu cái gì đâu." Bạn không thể cho người đó cái gì cả, bạn chỉ có thể
hỏi xin người đó ân huệ. Bạn chỉ có thể chạm chân người đó và cảm thấy biết ơn
rằng người đó đã cho phép bạn chạm chân người đó.
Su Tung-Po đã viết:
Trong giáo huấn của
âm thanh nhánh sông nhỏ,
Trong sự thuần khiết
của màu sắc núi non,
hàng trăm nghìn bài
thánh ca
vọng tới tôi đêm qua
-
nhưng hôm nay, làm
sao tôi nói được về chúng?
Theo một cách rất hay
ông ấy nói, "Đêm qua, trong giáo huấn của âm thanh nhánh sông nhỏ, trong sự
thuần khiết của màu sắc núi non, hàng trăm nghìn bài thánh ca vọng tới tôi đêm
qua - nhưng hôm nay, làm sao tôi nói được về chúng? Chúng là những lời vượt ra
ngoài thế, chúng là kinh nghiệm mang tính tồn tại tới mức cho dù tôi có muốn
nói điều gì đó về chúng, điều đó sẽ không đúng. Có lẽ chỉ im lặng mới có khả
năng truyền đạt cái gì đó. Hay điệu vũ, hay bài ca. Nhưng văn xuôi trực tiếp
thì bất lực."
Đây không chỉ về âm
thanh của nhánh sông nhỏ, nó là về mọi kinh nghiệm thẩm mĩ, tâm linh, huyền bí.
Khi nó tràn ngập bạn, bạn cảm thấy mình sẽ có khả năng truyền đạt nó. Nhưng khi
bạn cố gắng truyền đạt nó, bạn tự thấy mình hoàn toàn bất lực. Dường như không
lời nào là lời phải cả. Không ngôn ngữ nào dường như là thích hợp để truyền đạt
chiều sâu này, chiều cao này.
Trong thực tế, tâm
trí không được tạo ra để truyền đạt kinh nghiệm bên trong. Kinh nghiệm bên
trong chỉ diễn ra, chỉ được truyền từ người nọ sang người kia. Nó là việc truyền
đạt từ tim qua tim. Từ đầu sang đầu, điều đó là không thể được.
Maneesha đã hỏi câu hỏi:
Osho ơi,
Sự khác biệt giữa câu đố và bí ẩn là gì?
Maneesha, câu đố là
giải được. Dù nó khó đến đâu, bạn đều có thể tìm ra lời giải. Bí ẩn càng trở
thành bí ẩn hơn khi bạn càng tìm nhiều hơn. Bạn không thể giải bí ẩn được, bạn
chỉ có thể tan biến vào trong nó.
Tôi đã nghe nói về một
vị giáo sư toán học. Đó là ngày đầu năm mới và ông ấy muốn mua đồ chơi nào đó
cho con mình. Là một nhà toán học, ông ấy đi tìm loại câu đố mang tính toán học.
Người chủ tiệm nói, "Tôi có một thứ tuyệt đối hợp cho ông. Tôi biết ông là
nhà toán học lớn và đây là đồ chơi mới nhất. Nhưng trước khi đưa nó cho con
ông, xin ông tự mình thử giải nó đã."
Nhà toán học cố gắng
giải nó, cách này cách nọ - theo đủ mọi cách mà vẫn cứ sai. Thất vọng và vã mồ
hôi, bởi vì điều đó có vẻ rất lúng túng... các khách hàng khác đã tụ tập lại,
những người bán hàng cũng tụ tập lại, ông chủ tiệm thì quan sát. Với sự quan tâm
tâm đặc biệt, mọi người đều quan sát xem liệu một giáo sư toán học có thể giải
được câu đố đơn giản của trẻ con hay không. Cuối cùng ông ấy đầu hàng. Ông ấy
nói với ông chủ tiệm, "Tôi chẳng thấy cách nào để giải nó cả."
Ông chủ tiệm nói,
"Ông không cần phải buồn bã thế, và đừng có vã mồ hôi và đừng lo nghĩ. Trò
chơi này được làm ra theo cách là ông có cố theo cách nào, ông cũng đều sai cả.
Trò chơi này được ngụ ý cho một chủ định nào đó: để dạy cho trẻ con rằng đây là
cách thức cuộc sống đang đấy. Ông thử nó theo bất kì cách nào, và ông sẽ kết
thúc ở chỗ sai."
Bạn có thể hỏi bất kì
ai. Mọi người đều kết thúc ở chỗ sai. Rất hãn hữu mới tìm ra được phật, người kết
thúc ở chỗ đúng; ngoài ra mọi người đều cố gắng vất vả, nhưng bao giờ cũng đạt
tới nấm mồ với bàn tay trắng.
Câu đố, Maneesha này,
có thể được giải. Bí ẩn không thể được giải. Đó là khác biệt. Bí ẩn trở nên
ngày một bí ẩn hơn khi bạn cố gắng giải nó, và sớm hay muộn bạn thấy rằng bí ẩn
lớn thế, dần dần bạn tan biến vào trong nó thay vì giải nó.
Kabir, một trong những
nhà huyền môn lớn lao nhất của Ấn Độ, đã đưa ra phát biểu đáng nhớ:
Herat, herat, he
sakhi kabir raha herai.
Ông ấy đang nói,
"Bạn tôi ơi, tôi tìm hoài, và thay vì tìm thấy thì tôi đã làm mất bản thân
tôi."
Bí ẩn là ở chỗ trong
đó bạn sẽ bị mất. Nó sẽ làm tan biến bạn. Bạn sẽ trở thành một phần của bản
thân bí ẩn.
Nhưng câu đố là chuyện
nhỏ, nó có thể được giải.
Bây giờ là lúc cho
Sardar Gurudayal Singh.
Mick và Stella
McManus sống trên một hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ tây của Ireland. Họ có mười bốn
con, và cuộc sống vất vả. Một hôm, Mick quyết định rằng anh ta đã có đủ rồi.
"Stella!"
anh ta kêu to, "Anh bỏ em đây!"
Thế là anh ta nhảy
vào chiếc thuyền chèo nhỏ của mình và bắt đầu chèo về đất liền, bỏ Stella đứng
trên bãi biển.
"Nhưng anh Mick
ơi, thế nhà thì sao?" Stella kêu lên.
"Anh rất tiếc Stella,"
Mick đáp, "nhưng anh đang bỏ em đây!" Anh anh ta cứ chèo thuyền ra biển.
"Nhưng anh Mick
ơi!" Stella nài nỉ. "Thế còn con cái thì sao?"
"Điều đó không tốt
Stella," Mick đáp, "Anh đang bỏ em đây!" Và anh ta cứ chèo tiếp.
"Nhưng anh
Mick!" Stella kêu lên, tụt quần áo ra và để lộ cái hồng nhan của mình.
"Thế cái này thì sao?"
"A! Trời đất!"
Mick lẩm bẩm, chèo thuyền lại bãi biển. "Một trong những ngày này anh thực
sự bỏ em đấy!"
Kowalski và Zabriski
đi săn nai sừng tấm hàng năm ở Canada, cố gắng và bắt một con nai sừng cho vườn
bách thú địa phương. Năm nay, như thường lệ, họ thuê một chiếc thuỷ phi cơ và một
phi công. Họ bay sâu vào vùng hoang vu của Canada, và hạ xuống một chiếc hồ.
Khi phi công thả họ
lên bờ, anh ta cho họ lời cảnh báo.
"Bây giờ nhớ,"
anh ta nói, "chỉ một con nai thôi, nếu không chúng sẽ bị quá nặng không cất
cánh được. Tôi sẽ quay lại để đón các anh trong một tuần."
Máy bay cất cánh vào
trong không trung và hai anh chàng Polacks, vũ trang bằng một thùng đầy rượu
vodka, đi vào khu hoang vu.
Một tuần sau, họ đứng
bên bờ với hai con nai khi máy bay tới.
"Tôi đã bảo các
anh bạn rồi, chỉ một con nai thôi!" viên phi công kêu lên.
"Thôi nào,"
Kowalski đáp, "năm ngoái viên phi công đưa chúng tôi đi cùng hai con nai.
Anh ta không sợ đâu!"
Cuối cùng, sau nhiều
chầu vodka và thuyết phục, viên phi công đồng ý và họ đẩy hai con nai lên máy
bay.
Máy bay bắt đầu từ bờ
này, nhưng quá nặng không cất cánh được và máy bay họ đâm vào cây ở đầu hồ bên
kia. Nai trốn thoát và chạy mất vào rừng.
Kowalski và Zabriski
tỉnh dậy và nhìn quanh vào mảnh vụn máy bay.
"Chúng ta ở đâu
đây?" Zabriski hỏi, cực kì bàng hoàng.
"A!"
Kowalski nói, nhìn lại chiếc hồ. "Quãng một trăm thước xa hơn năm
ngoái!"
Kevin McMurphy, một
chàng người Irish tốt bụng theo Cơ đốc giáo, tới gặp linh mục, Cha Dingle.
"Thưa cha,"
Kevin nói, "vợ con Kathleen sắp có bé rồi!"
"Nhờ ơn
Chúa!" linh mục than.
"Vâng, thưa
cha!" Kevin nói, "và nó là đứa đầu tiên của chúng tôi, Kathleen và
con đã tự hỏi liệu cha có thể cầu nguyện trong nhà nguyện của bệnh viện khi cô ấy
sinh con được không?"
"Đừng nói nhiều
nữa, con ta. Điều đó sẽ được thực hiện," Dingle nói. "Và đem cả bố mẹ
con cùng gia đình của Kathleen tới giúp cho buổi cầu nguyện nhé."
Khi Kathleen trở dạ,
Kevin gọi điện cho Cha Dingle và cả hai bên bố mẹ. Và nửa giờ sau, Kevin đi đi
lại lại bên ngoài phòng sinh thì một y tá thò đầu ra.
"Con trai đấy!"
cô ấy kêu lên, và Kevin chạy ngay xuống cầu thang tới phòng nguyện, nơi mọi người
đang cầu nguyện.
"Con trai! Con
trai!" Kevin kêu lên, và nhảy bổ xuống lầu.
Khi anh ta quay lại
nhà hộ sinh, cô y tá lại thò đầu ra và kêu, "Bây giờ là con gái nhé!"
"Jesus thiêng
liêng!" Kevin kêu lên, và chạy ngược về phòng nguyện.
"Sinh đôi!"
Kevin kêu to, "tôi là cha của cặp sinh đôi! Đó là con gái!"
Cha Dingle và các gia
đình bắt đầu hát "Hail Mary's" với đức mẹ đồng trinh.
Kevin chạy xuống lầu,
và khi anh ta tới nhà hộ sinh, anh ta nghe bác sĩ nói, "Lại con trai nữa!"
Kevin quay vòng lại
và chạy xô xuống tầng dưới, lao vụt qua cánh cửa nhà nguyện, và hô to, "Sinh
ba!"
"Sinh ba
à?" Cha Dingle keu lên.
"Vâng,"
Kevin la lên, "và đội ơn Chúa, dừng cầu nguyện đi!"
Nivedano...
(tiếng trống)
(nói lắp bắp)
(tiếng trống)
Im lặng. Nhắm mắt lại,
cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng. Bây giờ nhìn vào bên trong, với toàn
bộ tâm thức và với sự khẩn thiết lớn lao, dường như khoảnh khắc này là khoảnh
khắc cuối cùng của bạn. Người ta phải sống theo cùng cách này. Mọi khoảnh khắc
đều là khoảnh khắc cuối. Chỉ thế thì người ta mới có thể sống một cách toàn bộ.
Đi sâu hơn, tạo ra mũi giáo tâm thức của bạn. Khoảnh khắc bạn chạm tới trung
tâm con người mình, hoa sẽ bắt đầu mưa rào khắp nơi.
Chỉ là nhân chứng của
im lặng, của an bình, của mãn nguyện sâu sắc, của bầu trời mênh mông mở ra từ
trung tâm của bạn. Để làm cho nó rõ ràng hơn,
Nivedano...
(tiếng trống)
Đơn giản chứng kiến:
bạn không phải là thân thể, bạn không phải là tâm trí. Bạn chỉ là tâm thức chứng
kiến. Tâm thức chứng kiến này là cánh cửa mở tới điều thiêng liêng. Tâm thức chứng
kiến này là điều chúng ta vẫn gọi là phật. Phật này phải được mang tới mọi hành
động, tới mọi cử chỉ, tới mọi lời, tới mọi im lặng. Nó phải trở thành một thực
tại, hai mươi bốn giờ. Chỉ thế thì cuộc sống mới hoàn hảo, trọn vẹn. Người ta
đã về nhà.
Bạn thu lấy thật nhiều
hoa... và các vì sao và hương thơm. Bạn phải mang phật cùng mình. Chẳng mấy chốc
Nivedano sẽ gọi bạn lại. Khi bạn đứng dậy, đứng lên với sự duyên dáng, với cái
đẹp, với im lặng, với niềm phúc lạc mênh mông bao quanh bạn. Khoảnh khắc này,
đêm nay đã trở thành phúc lạc nhất chưa bao giờ thế. Khoảnh khắc này, Thính
phòng Phật chỉ còn là một cái hồ tâm thức. Tất cả các bạn đã biến mất trong nó.
Mười nghìn chư phật đã trở thành cái hồ tâm thức.
Nivedano...
(tiếng trống)
Quay lại, nhưng quay
lại như chư phật - với sự duyên dáng nhất có thể được, với sự chân thành và im
lặng lớn lao - vài phút để ngồi và hồi tưởng lại nơi bạn đã qua.
Nhớ tới trung tâm, và
con đường dẫn tới nó. Bạn phải đi nhiều lần trên con đường này cho tới khi chu
vi và trung tâm của bạn trở thành một. Cho tới khi bạn là phật, không hoài nghi
gì cả.
Đó là định mệnh của mọi
người.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Thầy kính
yêu.
Kết Thúc Quyển 'Triệu Châu - Tiếng Gầm Của Sư Tử' – Quay Về Mục Lục
0 Đánh giá