Chương 9. Tùng tùng cắc tùng

Chương 9. Tùng tùng cắc tùng

Price:

Read more

Tùng tùng cắc tùng - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 9. Tùng tùng cắc tùng

Chương 9. Tùng tùng cắc tùng
Ho-shan thường cho bài giảng sau: 'Tạo kỉ luật cho bản thân chúng ta trong việc học, được gọi là nghe; đạt tới điểm mà bất kì việc học thêm nào là không còn sẵn có nữa, được gọi là tiến tới. Khi người ta đi ra ngoài hai giai đoạn này người đó được gọi là đã siêu việt thực sự.'
Một lần một sư hỏi: 'Thế thì siêu việt thực sự là gì?'
Không thốt ra một lời Ho-shan làm động tác dường như đánh trống, nói: 'Tùng, tùng, cắc tùng, cắc tùng.'
Với mọi câu hỏi như vậy câu trả lời của Ho-shan bao giờ cũng là một: 'Tùng, tùng, cắc tùng, cắc tùng.'
Chân lí là gì?
Đây là câu hỏi mọi người đều phải trả lời theo cách riêng của mình. Và chừng nào người nào chưa trả lời câu hỏi này người đó không thực sự là người.
Câu hỏi này đã ám ảnh nhân loại suốt nhiều thế kỉ. Nó là cổ như bản thân con người - vì con người trở thành con người chỉ khi người đó hỏi câu hỏi này. Chừng nào chúng ta chưa biết chân lí là gì, toàn thể nỗ lực của chúng ta để sống, toàn thể nỗ lực của chúng ta để làm ra nghĩa từ cuộc sống là vô tích sự.
Điều tối thượng, nhưng cũng khẩn thiết, là biết cuộc sống đã nảy sinh từ đâu - và muốn biết cội nguồn và mục đích, biết dòng chảy bên trong giữ mọi thứ, biết luồng mạch mà chính là luật tối thượng của sự tồn tại.
Khi chúng ta hỏi câu hỏi này, 'Chân lí là gì?' chúng ta đang đi vào trong thế giới của con người lần đầu tiên. Nếu bạn đã chưa hỏi câu hỏi này thế thì bạn sống dưới con người. Hỏi câu hỏi này, và bạn trở thành một phần của nhân loại. Và khi câu hỏi này bị tan biến bạn đi ra ngoài nhân loại, bạn trở thành Thượng đế.
Ở dưới việc hỏi này bạn vẫn còn là một phần của vương quốc loài vật; với câu hỏi này bạn đi vào con đường; và hiện hữu không có câu hỏi này bạn đã nhận ra rằng bạn đã về nhà.
Câu hỏi này là rất khó vì chỉ bằng việc hỏi, nó không thể được giải. Người ta phải đưa toàn thể cuộc sống của mình vào đánh cược.
Đây là câu hỏi mà Pontius Pilate đã hỏi Jesus. Vào khoảnh khắc cuối cùng, khi Jesus sắp bị đóng đinh, Pontius Pilate đã hỏi ông ấy, 'Chân lí là gì?' Và Jesus đã không trả lời ông ta. Các nhà huyền bí Ki tô giáo đã suy ngẫm về điều đó. Tại sao Jesus đã không trả lời điều đó? Tại sao ông ấy vẫn còn im lặng?
Có ba khả năng. Một, rằng câu hỏi này đã không chân thành. Một người như Jesus chỉ trả lời khi câu hỏi là chân thành. Khi nào một câu hỏi là chân thành? Câu hỏi là chân thành khi người hỏi sẵn sàng làm cái gì đó về nó. Nếu nó chỉ là tò mò thế thì nó không đáng trả lời. Nếu nó có đam mê mãnh liệt, ham muốn sâu sắc, sâu tới mức người hỏi sẵn sàng đặt cược toàn thể cuộc sống mình - không cái gì kém hơn sẽ có tác dụng - chỉ thế thì câu hỏi này là chân thành. Người như Jesus sẽ trả lời chỉ khi câu hỏi đã được hỏi từ chính cốt lõi bản thể người ta. Cho nên khả năng thứ nhất là ở chỗ câu hỏi của Pilate là không chân thành. Thấy sự không chân thành này, Jesus vẫn còn im lặng.
Pilate là người có giáo dục tốt, người đã thành công - ít nhất trong con mắt của thế giới. Ông ta là phó vương, Tổng đốc La Mã. Ông ta đã ở đỉnh nghề nghiệp của mình - quyền lực, danh vọng, của cải, mọi thứ là của ông ta. Bất kì cái gì ông ta đã từng làm trong đời mình, đều đã được trả hậu cho ông ta. Đối diện với ông ta là Jesus, gần như một kẻ lang thang, kẻ thất bại, người đã không đạt được bất kì cái gì - ít nhất trong con mắt của thế giới. Ông ấy không có quyền lực, không danh vọng, thậm chí không kính trọng. Ông ấy chỉ ở đầu kia của cuộc sống, thất bại vô cùng, bị chế giễu, bị nhạo báng, bị xúc phạm. Bất kì cái gì ông ấy đã từng làm đều đã thất bại. Nó đã không trả cho ông ấy theo bất kì cách nào. Cuộc sống của ông ấy là vô tích sự - ít nhất cho những người khác.
Người thành công hỏi người thất bại, 'Chân lí là gì?'
Có hai kiểu thành công trên thế giới. Một, người trần tục, không thực sự là thành công nhưng chỉ cố lừa bản thân mình, chỉ cố giữ bộ mặt, dáng vẻ. Mắt đầy nước mắt nhưng bạn liên tục mỉm cười; tim đau khổ, nhưng bạn liên tục biểu lộ cái gì đó khác, chính cái đối lập, cho thế giới. Họ nói 'không cái gì thành công như thành công' nhưng tôi muốn bảo bạn 'không cái gì thất bại như thành công'. Khi có liên quan tới cuộc hành trình bên trong, khi có liên quan tới điều siêu việt, không cái gì thất bại như thành công và không cái gì thành công như thất bại.
Khả năng thứ nhất là ở chỗ câu hỏi là không chân thành, nó đã được hỏi chỉ nhân tiện. Người này là người có giáo dục tốt, được đào tạo tốt trong các khái niệm triết lí. Ông ta có thể đã hỏi câu hỏi này như câu hỏi triết lí. Thế thì Jesus vẫn còn im lặng vì câu hỏi này không thực sự được hỏi và không có nhu cầu trả lời nó.
Khả năng thứ hai là ở chỗ câu hỏi này là chân thành, ở chỗ câu hỏi này không chỉ là tò mò trẻ con, ở chỗ đã có đam mê đằng sau nó, ở chỗ nó đã là đích thực. Thế thì tại sao Jesus vẫn còn im lặng? Ông ấy vẫn còn im lặng vì nếu câu hỏi tối thượng này được hỏi một cách đích thực thế thì im lặng là câu trả lời, vì không có cách nào trả lời nó ngoại trừ im lặng. Câu hỏi này là sâu sắc tới mức lời sẽ không có khả năng trả lời nó. Câu hỏi này là sâu sắc tới mức lời sẽ không có khả năng đạt tới nó, chạm tới nó - chỉ im lặng sẽ có khả năng.
Nếu khả năng thứ hai là hoàn cảnh thế thì Jesus đã trả lời nó, nhưng ông ấy đã trả lời nó bằng im lặng.
Và khả năng thứ ba cũng có đó: rằng câu hỏi là chân thành và vậy mà không chân thành thế, rằng nó là mơ hồ, chia chẻ - điều có lẽ là hoàn cảnh này vì bạn có thể tìm đâu ra một người là toàn bộ? Phần này của ông ta đã hỏi một cách đích thực, phần kia đã giả vờ, 'Cho dù ông không trả lời ta không vội vàng. Và cho dù ông không trả lời, ta chẳng bận tâm vì thực ra ta không cần nó. Thực ra, ta đã biết câu trả lời, ta đang hỏi chỉ để kiểm tra ông.'
Câu hỏi là mơ hồ, hai mặt. Điều đó dường như là có thể hơn vì đó là cách con người hiện hữu và bao giờ cũng vậy - chia chẻ. Một phần của Pilate cảm thấy chân lí của người này, người đang đứng trước ông ta - người thất bại hoàn toàn, toàn diện nhưng vậy mà mắt của người đó chói sáng, vậy mà người đó có ánh sáng rực rỡ. Pilate có thể cảm thấy nó, có thể gần như chạm vào nó. Vậy mà phần kia, phần bản ngã, không sẵn sàng buông xuôi cho nên ông ta giả vờ ông ta đang hỏi chỉ tình cờ - 'Cho dù ông không trả lời, đừng lo nghĩ. Nó không phải là nhu cầu của ta. Thực ra, ta đã biết câu trả lời rồi.'
Nếu sự mơ hồ này là hoàn cảnh, thế thì Jesus chắc cũng vẫn còn im lặng bởi vì khi một câu hỏi là mơ hồ và người này bị phân chia, không câu trả lời nào là có thể. Vì câu trả lời chỉ có thể được hiểu trong tâm thức không bị phân chia của bạn, câu hỏi có thể được trả lời chỉ khi bạn không còn chia chẻ, khi bạn là một, khi bạn trong sự nhất trí, thống nhất. Chỉ thế thì bạn có thể hiểu nó.
Im lặng của Jesus trước Pontius Pilate là rất có ý nghĩa, hàm chứa với nhiều nghĩa. Nhưng Jesus đã trả lời câu hỏi này ở đâu đó khác, nó được ghi lại trong Tân Ước. Ở đâu đó khác ông ấy nói, 'Ta là Chân lí.'
Tôi muốn bạn đi thêm một chút ít vào lịch sử thế thì sẽ rất dễ dàng hiểu chuyện ngụ ngôn hôm nay.
Homer đã hỏi cùng câu hỏi năm 850 trước công nguyên và ông ấy đã trả lời rằng 'cái Toàn thể được hỗ trợ bởi Số mệnh và Số mệnh là Chân lí'.
Đây không thực sự là câu trả lời; thực ra, nó đang né tránh. Khi bạn nói, 'Nó là Số mệnh,' bạn không nói gì mấy; thực ra, bạn không nói cái gì, bạn đơn giản chơi chữ. Bạn đã đơn giản dịch chuyển câu hỏi. Nó không trả lời. Nếu ai đó khổ và bạn nói, 'Nó là Số mệnh,' bạn đã trả lời nó thế nào? Việc trả lời của bạn đã không thêm bất kì cái gì cho tình huống đã biết. Bạn đã đơn giản dán nhãn cho nó. 'Người ta khổ vì đó là Số mệnh.' Nhưng tại sao nó là vậy? Tại sao Số mệnh là vậy? Không, nó không phải là câu trả lời thực. Thực ra, nó là lừa dối.
Nhưng người ta có thể tin vào những thứ như vậy. Nhiều người vẫn làm như Homer đã làm. Họ đã không vươn lên hơn mức tâm thức đó.
Thế rồi tới Thales, năm 575 trước công nguyên. Ông ấy nói rằng cái toàn thể không bao gồm cái gì ngoài nước. Nước là yếu tố cơ bản của chân lí, của sự sống, của sự tồn tại.
Tốt hơn Số mệnh, cái gì đó sờ mó được hơn, nhưng rất mảnh mẩu. Nước không đi rất sâu, không giải thích mấy. Nó thu cái cao hơn về cái thấp nhất. Thales phải đã có tâm trí khoa học - đó là điều khoa học liên tục làm. Bạn hỏi về tâm trí và họ nói nó không là gì ngoài vật chất. Cái cao hơn bị thu lại thành cái thấp hơn; trời được giải thích bằng đất. Tâm trí là tiến hoá lớn. Giải thích tâm trí bằng vật chất là ảo tưởng khoa học.
Thales là nhà khoa học đầu tiên của thế giới. Ông ấy cố giải thích cái không thể biết được bằng cái gì đó đã biết: ông ấy gọi nó là nước, yếu tố lỏng, chất lỏng, luồng nước. Nhưng câu trả lời là rất mảnh mẩu. Nó có cái gì đó của chân lí trong nó nhưng không phải tất cả của chân lí. Và chân lí mảnh mẩu gần như là nguy hiểm hơn dối trá vì nó có dáng vẻ nào đó của chân lí và nó có thể lừa dối nhiều hơn. Mảnh chân lí đó có thể trở nên rất lừa dối - nó có thể che đậy toàn thể dối trá và làm cho dối trá dường như là chân lí.
Thế rồi tới Pythagoras, năm 530 trước công nguyên. Ông ấy nói rằng cái toàn thể bao gồm chỉ các con số, kí hiệu toán học. Ông ấy thậm chí có thái độ khoa học nhiều hơn Thales - toán học. Có nghĩa, nhưng toán học không phải là cuộc sống. Thực ra, mọi thứ rất sống động là phi toán học. Yêu là phi toán học, bạn không thể thu nó về con số được. Thơ ca là phi toán học. Cứ nghĩ về cuộc sống chỉ gồm các con số mà xem - một, hai, ba, bốn - mọi thơ ca biến mất, mọi yêu biến mất, mọi mơ biến mất. Cuộc sống sẽ không đáng sống.
Đó là cách nó đang xảy ra ngày nay. Các nhà khoa học đã thu mọi thứ về toán học. Cuộc sống không tương đương với các phương trình dù các phương trình chính xác thế nào; cuộc sống là nhiều hơn điều toán học đã bao giờ có thể giải thích. Toán học không thể giải thích được nhà toán học, nhà toán học giải quyết với các con số là cao hơn và lớn hơn các con số. Nó phải là vậy - những con số đó chỉ là đồ chơi trong tay ông ấy. Nhưng ai là người chơi này? Bất kì khi nào cuộc sống bị thu lại thành toán học, nó mất đi sức quyến rũ, nó mất đi uy tín, nó mất đi điều huyền bí. Và đột nhiên mọi thứ dường như là vô giá trị. Điều huyền bí được cần tới; nó là chất nuôi dưỡng tinh tế cho trưởng thành.
Tôi đã nghe hai nhà toán học nói chuyện. Người này nói với người kia, 'Có nghĩa nào trong cuộc sống không? Có giá trị nào không? Có chủ định nào không?'
Người kia nói, 'Nhưng anh có thể làm được cái gì khác với nó?'
Người thứ nhất đã hỏi, 'Có nghĩa nào để sống trong cuộc sống không?' và người kia nói, 'Anh có thể làm được cái gì khác với nó?' Nếu cuộc sống phải được sống chỉ dường như bạn là nạn nhân, dường như ai đó đang giở thủ đoạn với bạn, dường như bạn đang bị ném vào phòng tra tấn này, vào trại tập trung có tên là thế gian này, thế thì cho dù bạn sống, bạn không sống đủ. Bạn tự tử chậm. Dần dần, dần dần bạn liên tục biến mất. Tự tử trở thành ý nghĩ thường xuyên trong tâm trí nếu cuộc sống không có điều huyền bí.
Thế rồi đến Anaxagoras, năm 450 trước công nguyên và câu trả lời của ông ấy là tâm trí. Chắc chắn ông ấy lấy cú nhảy lớn khỏi nước, số, số mệnh - ông ấy lấy cú nhảy lớn. Anaxagoras là cột mốc lớn trong lịch sử nhân loại. 'Tâm trí,' ông ấy nói. 'Toàn thể sự tồn tại được tạo nên từ chất liệu có tên là tâm trí.'
Tốt hơn, nhưng Jesus sẽ không đồng ý, Phật sẽ không đồng ý. Vâng, chắc chắn tốt hơn điều người khác nói, nhưng Thiền sẽ không đồng ý. Vật chất, tâm trí... Thiền nói vô trí. Người ta vẫn phải đi lên cao hơn vì tâm trí vẫn mang nhị nguyên với vật chất.
Tốt, một bước lớn trên đường, một bước triệt để - từ đối thể Anaxagoras quay sang chủ thể, từ cái bên ngoài ông ấy quay sang cái bên trong. Ông ấy mở cửa. Ông ấy là nhà tâm lí học đầu tiên trên thế giới vì ông ấy nhấn mạnh tâm trí nhiều hơn vật chất. Ông ấy nói vật chất cũng được làm từ tâm trí: ông ấy giải thích cái thấp hơn bằng cái cao hơn.
Bạn có thể giải thích theo hai cách. Đi và xem hoa sen trắng đẹp trong ao; chúng tới từ bùn bẩn. Thế thì có hai khả năng: hoặc bạn giải thích hoa sen bằng bùn bẩn hoặc bạn giải thích bùn bẩn bằng hoa sen. Và cả hai sẽ đưa bạn tới các chiều hướng khác toàn bộ. Nếu bạn nói rằng hoa sen này không là gì ngoài bùn bẩn vì nó tới từ bùn, cuộc sống của bạn sẽ mất mọi ý nghĩa, nghĩa, cái đẹp. Thế thì bạn sẽ sống trong bùn bẩn.
Đó là điều Freud đã từng làm; đó là điều Marx đã làm. Họ có kĩ năng lớn trong việc thu mọi thứ về bùn bẩn.
Phật đạt tới chứng ngộ... hỏi Freud và ông ấy sẽ nói nó không là gì ngoài năng lượng dục. Có chân lí trong điều đó, vì chân lí nảy sinh ra từ dục, nhưng dục vận hành như bùn bẩn và từ nó nảy sinh hoa sen.
Hỏi Phật... ông ấy sẽ nói dục không là gì ngoài việc bắt đầu của chứng ngộ, chính bước đầu tiên của niết bàn. Đó là cách Mật tông được sinh ra.
Đây là hai cách và bạn sẽ phải nhớ rằng cuộc sống của bạn sẽ phụ thuộc ít nhiều vào cách bạn diễn giải, cách bạn chọn lựa. Bạn có thể cố thu hoa sen về bùn bẩn - điều đó có thể được làm và nó rất khoa học. Nó có thể được làm một cách rất khoa học vì mọi điều hoa sen này có đều đã ở trong bùn. Nó có thể được mổ xẻ và mọi thứ có thể được tìm ra và thế rồi bùn có thể được mổ xẻ, và bất kì cái gì hoa sen có, mọi thứ sẽ được tìm thấy trong bùn - không cái gì đặc biệt, không cái gì phụ thêm, không cái gì từ bên ngoài đã đi vào trong hoa sen cho nên nó không là gì ngoài bùn. Nếu bạn chọn cuộc sống của bạn với thái độ này, cuộc sống của bạn sẽ không là gì ngoài bùn.
Nhưng người nói rằng bùn không là gì ngoài hoa sen trắng tiềm năng, rằng bùn không là gì ngoài việc chờ đợi biểu lộ cái đẹp của nó trong hoa sen, có quan điểm cao hơn... quan điểm của người tôn giáo. Thế thì toàn thể cuộc sống trở thành đầy huy hoàng, ý nghĩa, vinh quang. Thế thì mọi nơi bạn nhìn, bạn có thể thấy Thượng đế, bạn có thể thấy hoa sen trắng. Thế thì mọi thứ đang đi tới đỉnh. Thế thì có tiến hoá. Thế thì có tương lai, khả năng. Thế thì ngay cả điều không thể cũng trở thành có thể.
Với thái độ thứ nhất - tôi gọi nó là thái độ bùn bẩn, ngay cả khả năng này dường như là không thể được. Nhưng với thái độ thứ hai - tôi gọi nó là thái độ hoa sen - bạn có thể nhìn sâu vào trong bùn và bạn có thể thấy hoa sen ẩn kín ở đó. Và bùn bẩn không còn là bùn bẩn nữa, nó chỉ là tiềm năng. Thế thì dục trở thành tiềm năng cho samadhi, thân thể trở thành tiềm năng cho linh hồn, thế giới trở thành chỗ trú ngụ của Thượng đế.
Anaxagoras đã là một trong những nhà cách mạng vĩ đại nhất, nhà tư tưởng triệt để nhất. Từ này 'radical-triệt để' là hay. Nó ngụ ý: thuộc về rễ. Ông ấy đã thay đổi cái nhìn. Ông ấy nói tâm trí. Ông ấy lấy một bước cần thiết, nhưng điều đó nữa vẫn chưa đủ.
Thế rồi tới Protagoras, năm 445 trước công nguyên và ông ấy nói 'Con người'. Bây giờ quan điểm của ông ấy là toàn bộ hơn. Tâm trí là một mảnh của con người. Con người là nhiều thứ hơn, tâm trí được cộng thêm. Nếu Anaxagoras được coi là tuyệt đối đúng thế thì bạn sẽ vẫn còn ở trong đầu - đó là điều đã xảy ra cho nhiều người. Họ đã không đi ra ngoài Anaxagoras. Họ liên tục sống trong đầu vì tâm trí là tất cả. Thế thì tâm trí trở thành độc tài, nó đi trên cuộc hành trình bản ngã lớn. Nó bắt đầu chi phối mọi thứ và làm què quặt mọi thứ. Nó trở thành lực phá huỷ.
Không, bạn không chỉ là tâm trí. Bạn là tâm trí, chắc chắn, nhưng thêm nữa. Nhiều điều nữa có đó.
Hoa sen không thể tồn tại một mình; hoa không thể tồn tại một mình. Nó sẽ cần nhiều thứ nữa để tồn tại: ao, nước, không khí, mặt trời, kết nối của nó với bùn, và lá - và cả nghìn lẻ một thứ. Cho nên nếu bạn nghĩ chỉ dưới dạng hoa sen và bạn quên mọi kết nối với vũ trụ, hoa sen của bạn sẽ là hoa sen nhựa. Nó sẽ không là hoa sen thực, nó sẽ không được liên nối, nó sẽ không được bắt rễ trong sự tồn tại.
Protagoras có thái độ linh thiêng hơn, thái độ chỉnh thể. Con người, và tính toàn bộ của con người - thân thể, tâm trí, linh hồn - trở thành chân lí.
Thế rồi đến Socrates, năm 435 trước công nguyên và ông ấy nói: trí huệ, việc biết, tri thức. Khi con người đạt tới chín chắn, con người trở thành trí huệ; khi con người đi tới việc hoàn thành, thế thì trí huệ nảy sinh. Trí huệ là bản chất của con người, hương thơm của hoa sen. Một thái độ còn cao hơn.
Và thế rồi đến Jesus người nói, 'Ta là chân lí.' Một phát biểu này là một trong những phát biểu vĩ đại nhất đã từng được đưa ra trên thế gian. Hoặc nó là chân lí vĩ đại nhất đã từng được thốt ra hoặc nó là phát biểu bản ngã nhất và kiêu căng nhất đã từng được làm. 'Ta là chân lí.' Điều đó tuỳ thuộc vào cách bạn giải mã nó. Bình thường, khi bạn nghe rằng Jesus nói, 'Ta là chân lí,' bạn nghĩ người này là mắc chứng hoang tưởng, đã phát điên. Ông ấy đang thốt ra điều vô nghĩa. Người này là chân lí sao? Jesus là chân lí sao? Thế thì tất cả chúng ta là gì?
Jesus không nói điều đó, bạn đã hiểu lầm ông ấy. Khi ông ấy nói, 'Ta là chân lí,' ông ấy không nói, 'Jesus, con của Mary và Joseph, là chân lí.' Điều ông ấy nói là khác toàn bộ. Ông ấy đang nói 'Tôi đang đây, tôi đây, là chân lí,' cho nên bất kì chỗ nào có ‘tôi đang đây’ này, đều có chân lí. Khi bạn nói ‘tôi đây' bạn đang thốt ra chân lí. Cái ‘tôi đây’ của bạn và cái ‘tôi đây’ của tôi không phải là hai thứ, cả hai chúng ta đều tham gia vào đó. Tên của bạn là khác, hình dạng của bạn là khác, tên của tôi là khác, hình dạng của tôi là khác, nhưng khi tôi nói ‘tôi, tôi đây’ và bạn nói 'tôi đây' chúng ta cùng nói tới kinh nghiệm chung nào đó, chúng ta nói tới rễ chung nào đó. Cái 'tôi đang đây' của bạn và cái 'tôi đang đây' của tôi là không khác nhau, không tách rời, chúng thuộc về một ‘tôi đang đây' của Thượng đế. Khi Jesus nói 'Ta là chân lí' ông ấy ngụ ý bất kì chỗ nào việc hợp nhất này được cảm thấy về việc là ‘tôi đây’ một cách toàn bộ, có chân lí.
Bình thường bạn là nhiều cái tôi. Bạn không có bất kì cái TÔI chữ hoa nào; bạn có nhiều cái tôi, chữ thường. Gurdjieff thường nói rằng chúng ta không nên dùng từ ‘tôi’, chỉ Thượng đế có thể dùng nó - vì bạn không có riêng một cái ‘tôi’, bạn có nhiều cái tôi như đám đông. Với khoảnh khắc này một cái tôi đi lên đỉnh, và trở thành kẻ cai trị; sang khoảnh khắc khác nó mất đi và cái tôi khác vượt lên và cai trị. Bạn có thể quan sát điều đó. Nó đơn giản thế. Khoảnh khắc này bạn nói, 'Tôi hạnh phúc. Tôi vô cùng hạnh phúc, trên đỉnh thế giới' và khoảnh khắp tiếp bạn bất hạnh, tại đáy thấp nhất của thế giới, ở địa ngục thứ bẩy.
Cả hai cái tôi này có là cùng một không? Khoảnh khắc này bạn đã tuôn chảy và bạn đã từ bi và đáng yêu và khoảnh khắc khác bạn bị đóng và đông cứng và chết. Hai cái tôi này có cùng là một không? Khoảnh khắc này bạn có thể đã tha thứ cho bất kì cái gì và khoảnh khắc khác chỉ một việc nhỏ tí xíu và bạn không thể tha thứ được. Hai cái tôi này có cùng là một không? Khoảnh khắc này bạn đang ngồi trong im lặng, trong toạ thiền, đang thiền, và bạn trông như Phật thế, và khoảnh khắc khác, vì một điều nhỏ bé, bạn cằn nhằn, tranh đấu. Bạn sẽ cảm thấy bản thân bạn nực cười về sau. Bạn đã nổi nóng thế vì cái gì? Bạn đã tạo ra nhiều ồn ào thế vì cái gì? Điều đó không xứng đáng cho nó. Nhưng cái tôi khác đã cai trị trên bạn.
Bạn giống như bánh xe có nhiều cái tôi - những cái tôi đó giống như nan hoa. Bánh xe liên tục quay, nan hoa này lên đỉnh - ngay trước khi nó tới, nó bắt đầu đi xuống. Nó liên tục thay đổi. Lần nữa nó sẽ đi lên và lần nữa bạn sẽ cảm thấy một bản thân khác tồn tại ở đó bên trong bạn.
Quan sát. Bạn có một cái ‘tôi’ không? Có bất kì cái ‘tôi’ bản chất nào không? Có cái ‘tôi’ bản chất nào không? Bạn có thể nói rằng bạn có một số cái ‘tôi’ thường hằng trong bạn không? Có cái ‘tôi’ được kết tinh trong bạn không?
Bạn hứa, và khoảnh khắc tiếp bạn đã quên lời hứa của bạn. Gurdjieff thường nói rằng chừng nào bạn chưa có cái ‘tôi’ thường hằng, ai sẽ hứa? Bạn sẽ không có khả năng nào hoàn thành nó. Ai sẽ hoàn thành nó? Bạn nói với người đàn bà, 'Anh yêu em và anh sẽ yêu em mãi mãi và mãi mãi.' Đợi đã! Bạn đang thốt ra cái gì vậy? Vô nghĩa làm sao! Mãi mãi và mãi mãi sao? Làm sao bạn có thể hứa được? Bạn không biết cái gì sẽ xảy ra ngày mai, bạn không biết ai sẽ cai trị bạn ngày mai. Lời hứa của bạn sẽ tạo ra rắc rối cho bạn. Bạn không thể hứa được vì bạn không có đó. Chỉ người như Gurdjieff hay Jesus có thể hứa. Vâng, ông ấy có thể hứa bởi vì ông ấy biết rằng ông ấy sẽ vẫn còn như vậy; bất kì thay đổi nào trên thế gian sẽ không ảnh hưởng tới ông ấy. Ông ấy sẽ vẫn còn như vậy, ông ấy đã đi tới linh hồn được kết tinh. Bây giờ ông ấy biết rằng bánh xe của ông ấy đã dừng lại. Ông ấy đang sở hữu toàn bộ con người ông ấy. Ông ấy có thể hứa.
Nhưng người thường liên tục hứa, và bạn không bao giờ thấy sự kiện rằng không lời hứa nào đã bao giờ được bạn hoàn thành. Bạn hoàn toàn quên mất nó. Bạn thậm chí không nhớ nó vì việc nhớ lại đó sẽ giống như vết thương. Bạn sẽ tìm ra cách thức hay phương tiện để hợp lí hoá: bạn không thể hoàn thành được nó vì người khác đã thay đổi, bạn không thể hoàn thành được nó vì hoàn cảnh đã thay đổi, bạn không thể hoàn thành được nó vì bạn đã ngu xuẩn vào lúc bạn hứa. Và lần nữa bạn sẽ lại hứa.
Con người là con vật liên tục hứa hẹn, không bao giờ hoàn thành bất kì lời hứa nào vì người đó không thể hoàn thành được nó - con người như người đó tồn tại có quá nhiều cái tôi.
Khi Jesus nói 'Ta là chân lí' ông ấy đang nói rằng bất kì người nào đạt tới ‘tôi đang đây’ đều là chân lí. Và chân lí này không phải là cái gì đó triết lí, chân lí này là cái gì đó có tính tồn tại. Bạn không thể đi tới nó bằng logic, biện luận; bạn không thể đi tới nó bằng việc tìm ra tiền đề đúng và thế rồi đi tới suy luận đúng và thế rồi đạt tới kết luận đúng. Không, đó không phải là cách thức. Bạn sẽ phải đi tới nó qua kỉ luật bên trong. Đó là điều Thiền tất cả là gì.
Bây giờ câu chuyện này.
Câu chuyện này nói mọi thứ được cần cho người tìm kiếm đi tới chân lí, chân lí về 'tôi đang đây'. Chính 'tôi đây' giữ toàn thể sự tồn tại cùng nhau. Moses đã hỏi Thượng đế trên Núi Sinai, 'Tôi sẽ quay lại với người của tôi và tôi sẽ nói rằng tôi đã thấy Thượng đế, nhưng họ sẽ không tin tôi. Vậy xin ngài nói cho tôi làm sao tôi thuyết phục được họ. Và họ sẽ hỏi "Thượng đế là ai?" Vậy xin ngài nói cho tôi tên ngài là gì, ngài là ai, để cho tôi có thể thuyết phục họ. Bằng không họ sẽ không sẵn sàng tin tôi.' Và Thượng đế nói với Moses, 'Đi và bảo họ rằng ta đây, ta đây.' Không tên, đơn giản ta đây, ta đây. Đây là điều Jesus đang nói - 'Ta là chân lí.'
Nó không liên quan gì tới Jesus, nó không liên quan gì tới bất kì người nào, nó là cốt lõi bên trong nhất của bạn - cái là tuyệt đối không có tính người. Nó không bao giờ sinh và không bao giờ diệt. Nó là dòng chảy cuộc sống bên trong nhất của bạn. Chính từ đây bạn được kết nối với Thượng đế. Chính từ đây bạn là một với sự tồn tại.
Điều này phải được tìm ra, không bằng suy nghĩ mà bằng kỉ luật sâu, lớn.
Bây giờ câu chuyện này.
Ho-shan thường cho bài giảng sau: 'Tạo kỉ luật cho bản thân chúng ta trong việc học, được gọi là nghe.
Đây là bước thứ nhất.
Tạo kỉ luật cho bản thân chúng ta trong việc học, được gọi là nghe.
Đầu tiên người ta phải tạo kỉ luật cho bản thân mình. Kỉ luật - discipline là gì?
Bình thường từ này có ý nghĩa rất sai. Ai đó khác tạo kỉ luật cho bạn - bố mẹ bạn, xã hội. Bao giờ đó cũng là người khác tạo kỉ luật cho bạn cho nên chính từ này có liên kết sai. Nó đã bị dùng sai, bị lạm dụng. Một từ hay đã bị làm biến chất rất nhiều. Kỉ luật không là từ bên ngoài. Không ai khác có thể tạo kỉ luật cho bạn. Kỉ luật là từ bên trong; kỉ luật là việc hiểu. Và đó là nghĩa của từ này nữa. Nó bắt nguồn từ cùng gốc như disciple - đệ tử. Ai đó có thể làm cho bạn thành đệ tử được không? Nghĩ về điều đó đi. Tính đệ tử có thể được ném lên bạn không? Bạn có thể bị ép buộc trở thành đệ tử được không? Không, bạn hoặc có thể nhận nó hoặc có thể bác bỏ nó. Quyết định tối thượng là của bạn. Trở thành đệ tử ngụ ý tự nguyện buông xuôi. Nếu buông xuôi không tự nguyện, nó không là buông xuôi. Nếu bạn bị ép buộc buông xuôi thế thì sâu bên dưới bạn sẽ chống lại và bạn sẽ chờ đợi tới đúng khoảnh khắc mà bạn có thể vứt bỏ cảnh nô lệ này.
Những người Ki tô giáo đầu tiên, những người đã có cơ hội lớn sống cùng Jesus, thấm đẫm tâm linh ông ấy, họ thường gọi bản thân họ là nô lệ của Jesus. Những người Ki tô giáo đầu tiên dùng từ 'nô lệ' nhưng nô lệ của họ không phải là nô lệ bị ép buộc lên họ. Ngay cả tự do bị ép buộc lên bạn nó sẽ là cảnh nô lệ và nếu bạn chấp nhận cảnh nô lệ theo cách riêng của bạn, nó là tự do. Họ đã được Jesus cho tự do, được giải thoát bởi Jesus, và họ yêu người này nhiều thế, họ gọi bản thân họ là nô lệ.
Đệ tử là người buông xuôi theo con tim riêng của người đó. Không ai ép buộc người đó buông xuôi. Nếu bất kì ép buộc nào được dùng thế thì đích xác có cái gì đó đi sai. Nếu bạn là người Ki tô giáo vì bố mẹ bạn bắt bạn trở thành người Ki tô giáo, hay nếu bạn là người Hindu vì bố mẹ bạn bắt bạn trở thành người... đó là cách mọi người là người Hindus và người Mô ha mét giáo và người Ki tô giáo. Họ đã bị ép buộc. Bố mẹ bằng cách nào đó đã ước định tâm trí của họ là người Hindus, người Ki tô giáo hay người Mô ha mét giáo. Nó không phải là chọn lựa riêng của bạn. Thế thì từ nó kỉ luật không thể nảy sinh được; thực ra, từ nó nổi dậy nảy sinh, từ nó sự chống cự lớn nảy sinh, từ nó sinh lực sống bên trong nhất của bạn trở nên giận dữ, tức tối, cáu kỉnh, và trong cả đời mình bạn không bao giờ có thể tha thứ cho những người đã ép buộc bạn.
Và tôn giáo là vấn đề rất tinh tế - tinh tế hơn cả yêu. Nghĩ mà xem. Nếu bạn bị buộc phải yêu người đàn bà hay đàn ông, chính nỗ lực làm cho bạn bị bó buộc vào yêu sẽ phá huỷ yêu. Cho dù đã có yêu nó sẽ biến mất. Nó sẽ bay hơi.
Tôi đã nghe một câu chuyện rất hay về một vua Ai Cập. Ông ta đang yêu, sâu trong yêu với một người đàn bà nhưng người đàn bà này không yêu ông ta. Ông ta có thể ép buộc điều đó lên cô ta nhưng các cố vấn khôn ngoan của ông ta ngăn cản ông ta.
Họ nói, 'Đừng làm điều đó. Bệ hạ có thể ép buộc điều đó, cô ta là thần dân của bệ hạ. Bệ hạ có thể đơn giản mang cô ta về cung điện, nhưng điều đó sẽ gần như là cưỡng hiếp, không phải là yêu. Bệ hạ thậm chí có thể có con với cô ta nhưng bệ hạ sẽ không bao giờ có con tim của cô ta. Điều đó không phải là cách thức.'
Nhà vua nói, 'Vậy phải làm gì? Ta không thể sống mà thiếu cô ta. Và cô ta không yêu ta, đó là sự kiện, cho nên cách duy nhất là ép buộc. Các ngươi gợi ý cái gì?'
Họ hỏi ông ta, 'Cô ta có đang yêu ai đó khác không?'
Nhà vua nói, 'Có, cô ta đang yêu một trong những người hầu của ta. Và điều này là ngu si, xuẩn ngốc. Cô ta mù quáng!'
Đó là điều được cái gọi là người láu lỉnh bao giờ cũng nói. Họ nghĩ về các thứ khác: kinh tế, tài chính, kính trọng và các thứ khác - nhưng không về yêu.
Nhà vua nói, 'Cô ta ngu. Cô ta không thể thấy được vấn đề. Nó đơn giản thế. Cô ta mù quáng, điên. Ta có thể cho cô ta cả nghìn lẻ một nô lệ mà cô ta đi yêu một trong những người hầu nghèo của ta. Và ta là vua. Vậy phải làm gì?'
Những người khôn ngoan kia gợi ý một thực nghiệm rất mới. Nó chưa bao giờ được làm trước đây và tôi không biết rằng nó đã bao giờ được làm lại lần nữa không.
Họ nói, 'Trói cả hai lại. Đem cả hai tới cung điện và ở ngay trước cung điện, trói cả hai lại cùng nhau trần truồng, trong ôm chặt. Và trói họ vào cột trụ và để họ ở đó.'
Nhà vua nói, 'Điều đó sẽ có tác dụng gì?'
Họ nói, 'Cứ đợi đấy.'
Thế là cả hai người bị bắt và bị cởi hết quần áo ra. Họ được lệnh phải ôm nhau, bị ép buộc phải yêu lẫn nhau, và họ bị trói vào cột đá. Và trong hai mươi bốn giờ họ bị bỏ ở đó để cả thành phố xem.
Dần dần họ bắt đầu giận nhau vì anh người yêu nghĩ, 'Chính bởi cô ấy mà mình phải chịu tai hoạ này.' Và người đàn bà bắt đầu nghĩ, 'Vì anh ta.' Và vì họ bị buộc phải ở cùng nhau họ bắt đầu chống lại. Họ muốn tách ra nhưng không có cách nào. Họ bị trói bằng xiềng xích. Hai mươi bốn giờ - nghĩ mà xem - cùng người yêu, bị trói vào cột trụ.
Dần dần, mỗi lúc giận thêm nhiều. Thế rồi họ bắt đầu ngửi thấy mùi mồ hôi của nhau, nóng. Và thế rồi họ không thể ngủ được. Và họ đái vào nhau. Và họ nôn mửa. Và điều đó trở thành chuyện rất xấu, ác mộng.
Và câu chuyện kể rằng sau hai mươi bốn giờ, khi họ được thả ra, họ đã trốn đi theo các hướng khác nhau và không bao giờ gặp nhau nữa.
Nếu bạn bị buộc phải yêu, bị buộc ở cùng với ai đó, chính sự ép buộc đó sẽ giết chết cái gì đó tinh tế bên trong bạn. Đó là lí do tại sao chồng không thể tha thứ cho vợ và vợ không thể tha thứ cho chồng. Không thể nào tha thứ cho người mà bạn đã bị ép buộc phải sống cùng theo luật pháp, theo xã hội, theo trách nhiệm, hay theo lương tâm của bạn - nhưng bị ép buộc.
Tính đệ tử thậm chí còn cao hơn yêu. Không ai có thể ép buộc bạn trở thành đệ tử được. Và kỉ luật-discipline bắt nguồn từ cùng gốc - nó ngụ ý 'với nhận biết đầy đủ bạn chấp nhận cái gì đó theo cách riêng của bạn'. Nó là ham muốn của con tim của bạn.
Tạo kỉ luật cho bản thân chúng ta trong việc học, được gọi là nghe.
Và Phật tử gọi bước đầu tiên của việc học, của việc biết, là nghe, nghe đúng - 'samyak shravan'. Nếu ai đó đã đạt tới chân lí, nếu ai đó đã đạt tới, thế thì nghe theo người đó. Không cái gì khác được cần. Lắng nghe rung động của người đó, lắng nghe bản thân người đó, lắng nghe tiếng rì rào của âm thanh bên trong của người đó. Chỉ lắng nghe. Nếu bạn có thể tìm ra một người đã về nhà, thế thì cứ lắng nghe sự bình thản của người đó, yên tĩnh của người đó, phúc lạc của người đó.
'Nghe đúng' được ngụ ý là 'có tính cảm nhận'. Việc học không phải là chủ động, nó là thụ động. Bạn không làm bất kì cái gì về nó, bạn không thể năng nổ về chân lí, bạn đơn giản có thể cho phép nó - có vậy thôi. Bạn đơn giản có thể hiện hữu ở đó ngay trước nó, trong lân cận gần gũi, thụ động, cho phép, không chống cự, không tạo ra bất kì rào chắn nào. Loại bỏ mọi rào chắn và hiện hữu trong sự hiện diện của người đã đạt tới việc nghe đúng này. Nếu người đó nói cái gì đó, lắng nghe lời người đó; nếu người đó không nói cái gì đó, lắng nghe im lặng của người đó.
Khi người đó không nói cái gì đó, thế nữa, liên tục lắng nghe, và trong việc không nói của người đó bạn sẽ thấy việc diễn đạt vô cùng. Và khi người đó nói cái gì đó, liên tục lắng nghe sâu, vì khi người đó nói cái gì đó, người đó đang ở cùng lúc với việc truyền im lặng của người đó cho bạn. Khi người đó nói người đó cũng im lặng, và khi người đó im lặng người đó cũng nói. Phẩm chất vô cùng của việc lắng nghe là được cần.
Nếu bạn không thể tìm ra bất kì người nào, đừng lo, thế thì lắng nghe tự nhiên, thế thì lắng nghe gió luồn qua rặng thông, thế thì lắng nghe thác đổ, đi và nghe đại dương - hoang dã. Đi và lắng nghe chim chóc - bất kì cái gì cũng sẽ có tác dụng. Đây là cái gì đó rất quan trọng cần nhớ: nếu việc nghe đúng có đó, thế thì ngay cả lắng nghe thác đổ sẽ có tác dụng. Và nếu lắng nghe đúng không có đó, thế thì ngay cả nghe Jesus hay Phật sẽ không có tác dụng.
Chân lí xảy ra khi bạn ở trong tâm trạng nghe đúng. Nó không liên quan gì tới đối thể của việc nghe; nó có mọi thứ liên quan tới phẩm chất của việc nghe. Nhưng chúng ta đã quên mất cách lắng nghe. Ngay cả khi chúng ta im lặng chúng không lắng nghe. Ngay cả khi chúng ta giả vờ chứng tỏ rằng có, chúng ta đang nghe, chúng ta không lắng nghe; chúng ta đang làm cả nghìn lẻ một thứ trong tâm trí. Nhiều ý nghĩ chen chúc bên trong. Một cách lịch sự chúng ta trưng ra rằng có, chúng tôi đang nghe, một cách lịch sự đôi khi chúng ta gật gù nữa - chúng tôi đang nghe đây - nhưng sâu bên trong chúng ta là nhà thương điên. Làm sao bạn có thể lắng nghe được?
Để lắng nghe bạn sẽ phải bỏ việc suy nghĩ của bạn. Với ý nghĩ, lắng nghe là không thể được. Nếu bạn nói bên trong và tôi đang nói ở đây, làm sao bạn có thể lắng nghe tôi được? Vì bạn gần bản thân bạn hơn tôi, ý nghĩ của bạn sẽ gần bạn hơn, chúng sẽ làm ra một vòng quanh bạn và chúng sẽ không cho phép ý nghĩ của tôi đi vào. Chúng sẽ chỉ cho phép các ý nghĩ hoà điệu với chúng, chúng sẽ chọn và lọc. Chúng sẽ không cho phép bất kì cái gì xa lạ, không quen thuộc, không biết. Thế thì đó không xứng đáng là lắng nghe vì bạn đơn giản lắng nghe ý nghĩ riêng của bạn. Và điều đó là nguy hiểm vì bây giờ bạn sẽ nghĩ rằng bạn đã lắng nghe tôi. Nghe đúng ngụ ý là ở trong tâm trạng im lặng, cảm nhận toàn bộ.
Trong Thiền đệ tử ngồi trong nhiều tháng, đôi khi nhiều năm, trước khi anh ta trở nên có năng lực lắng nghe. Bất kì khi nào bất kì người nào tới Phật ông ấy sẽ nói, 'Trong một hay hai năm ông đơn giản ngồi đây. Không cái gì khác phải được làm. Ông đơn giản học cách ngồi.' Mọi người sẽ nói, 'Chúng tôi đã biết cách ngồi rồi.' Và Phật sẽ nói, 'Ta chưa bao giờ bắt gặp một người biết cách ngồi, vì khi ta nói ngồi, ta ngụ ý ngồi - không rối loạn, không chuyển động của ý nghĩ, im lặng toàn bộ, im lặng hoàn toàn, không chuyển động trong thân thể, không chuyển động trong tâm trí. Bể năng lượng không gợn sóng.'
Tạo kỉ luật cho bản thân chúng ta trong việc học, được gọi là nghe.
Cho nên toàn thể kỉ luật Phật giáo, kỉ luật Thiền, bắt đầu bằng nghe đúng.
đạt tới điểm mà bất kì việc học thêm nào là không còn sẵn có nữa, được gọi là tiến tới.
Thế rồi tới một khoảnh khắc khi bạn trở thành im lặng tới mức người nghe biến mất. Đầu tiên ý nghĩ của bạn biến mất, thế rồi người nghĩ của bạn biến mất. Người nghĩ không là gì ngoài việc liên nối giữa các ý nghĩ, người nghĩ không thể tồn tại mà không có ý nghĩ; khi các ý nghĩ không còn đó, đột nhiên người nghĩ bay hơi. Khi bạn đang lắng nghe một cách toàn bộ tới mức không ý nghĩ nào nảy sinh, đi qua, tới và đi, thế thì người nghe cũng biến mất.
... bất kì việc học thêm nào là không còn sẵn có nữa. Thế thì đây là khoảnh khắc từ bên ngoài không cái gì có thể được nhận, việc học không còn sẵn có, bây giờ không có nhu cầu, bây giờ bạn là đủ lên bản thân bạn. Đây là điều Thiền nhân gọi là 'tiến tới'. Bây giờ bạn đang về nhà, tiến tới, ngày càng gần hơn và gần hơn.
Cho nên đầu tiên bạn đầy ý nghĩ. Để bỏ những ý nghĩ này, việc nghe được nhấn mạnh - nghe Thầy, hay gió, hay mây sấm sét. Lắng nghe được dùng như phương tiện để bỏ ý nghĩ. Khi ý nghĩ được bỏ đi một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra người nghĩ đã biến mất. Bây giờ không còn bất kì cái gì như người nghe. Phương cách này đã làm việc, công việc đã xong. Bây giờ không có nhu cầu lắng nghe ra bên ngoài vì bây giờ không có nhu cầu học từ bên ngoài. Đây là điều Thiền gọi là 'tiến tới'. Bây giờ bạn đang về gần nhà, bây giờ mọi thứ là bên trong bạn, bạn đang tới điện thờ bên trong nhất.
Ý nghĩ không cho phép bạn lắng nghe và người nghĩ không cho phép bạn đi vào trong bản thân bạn. Người nghĩ là phần ý nghĩ tinh vi nhất - các ý nghĩ là người nghĩ thô và người nghĩ là ý nghĩ tinh vi. Ý nghĩ ngăn cản bạn khỏi việc lắng nghe bên ngoài và người nghĩ ngăn cản bạn khỏi việc lắng nghe bên trong. Đầu tiên bỏ ý nghĩ đi vì cái thô có thể được bỏ đi một cách dễ dàng hơn, thế thì bạn có thể lắng nghe cái bên ngoài. Thế rồi người nghĩ biến mất. Bây giờ bạn có thể lắng nghe cái bên trong. Thế thì Thầy nói từ cốt lõi bên trong nhất của tâm của bạn. Thầy bên ngoài chỉ là việc giúp đỡ để tạo ra Thầy bên trong; Thầy bên ngoài chỉ là việc khơi gợi cho Thầy bên trong tới hoạt động đầy đủ, tới hiện hữu đầy đủ. Thầy bên ngoài chỉ là tình huống để cho Thầy bên trong có thể thức tỉnh.
Và khi người ta đi ra ngoài hai giai đoạn này người đó được gọi là đã siêu việt thực sự.'
Bây giờ tới điểm cuối cùng. Đầu tiên bạn bỏ ý nghĩ, thế rồi bạn bỏ người nghĩ. Đầu tiên Thầy bên ngoài biến mất, đối thể bên ngoài biến mất, thế rồi bạn đi tới bên trong. Nhưng bên trong chỉ có thể tồn tại cùng bên ngoài. Như tôi đã nói với bạn, người nghĩ chỉ có thể tồn tại cùng với ý nghĩ; theo đích xác cùng cách, bên trong chỉ có thể tồn tại cùng bên ngoài. Nếu bên ngoài biến mất, bên trong biến mất, vì chúng cả hai là hai mặt của cùng một đồng tiền. Cho nên đầu tiên bên ngoài biến mất, thế rồi bạn đi vào và một ngày nào đó đột nhiên bạn thấy rằng bên trong cũng đang biến mất, vì nó không là gì ngoài cốt lõi bên trong nhất của cái bên ngoài. Chúng cả hai cùng nhau. Làm sao bạn có thể có bên trong nếu bạn không có bên ngoài?
Nghĩ về ngôi nhà chỉ có bên trong, không bên ngoài. Làm sao nó có thể chỉ có bên trong mà không có bên ngoài? Hay làm sao nó có thể chỉ có bên ngoài mà không có bên trong nào? Chúng cả hai cùng tồn tại.
Khi bên trong và bên ngoài cả hai biến mất Ho-shan nói, '... người đó được gọi là đã siêu việt thực sự.' Thế thì không có ngoài không có trong, không ý nghĩ không việc nghĩ, không Thầy bên ngoài không Thầy bên trong. Nó là trống rỗng vô cùng. Hư không hiện hữu, hay duy nhất hư không hiện hữu. Đây là siêu việt, đây là niết bàn, chứng ngộ. Thế thì tự do là hoàn toàn đầy đủ vì không có biên giới - bạn hiện hữu không có biên giới.
Đây là điều Jesus ngụ ý khi ông ấy nói, 'Ta là chân lí.' Đây là điều 'tôi đây' là gì.
Một lần một sư hỏi: 'Thế thì siêu việt thực sự là gì?'
Bây giờ đây là câu hỏi ngu để hỏi, câu hỏi ngốc để hỏi. Vì khi không có bên ngoài, không có bên trong, không người nghĩ, không ý nghĩ, thế thì không có khả năng nào của bất kì câu trả lời nào. Nếu bạn đã hiểu, thế thì bạn sẽ không hỏi siêu việt này là gì. Nó là vô nghĩa. Bạn đã đi tới điểm mà không câu hỏi nào có thể được hỏi.
Sư này phải đã không hiểu. Cho nên ông ta đã hỏi, 'Thế thì siêu việt thực sự là gì?' Câu hỏi này lại mang bạn trở lại bước đầu tiên. Bây giờ nghe đúng được cần. Bạn thấy điều đó không? Câu hỏi này lại đem bạn về bước đầu tiên. Sư này đã không siêu việt trên bước thứ nhất. Ông ta đã không lắng nghe, bằng không ông ta chắc đã hiểu rồi. Ông ta phải đã ở đó nghe một cách bình thường. Ông ta có tai cho nên ông ta có thể nghe. Và ông ta phải đã hiểu các lời này, vì ông ta có thể dùng các lời, ''Thế thì siêu việt thực sự là gì?' Ông ta phải biết ngôn ngữ, tất nhiên, và ông ta có tai cho nên ông ta có thể nghe. Ông ta không điếc là cái chắc.
Nhưng dầu vậy ông ta đã lỡ. Bây giờ Thầy phải bắt đầu từ chính lúc bắt đầu. Và Ho-shan thường kể chuyện này gần như mọi ngày. Đó là bài giảng duy nhất của ông ấy. Mọi sáng ông ấy sẽ bắt đầu buổi giảng của mình theo cùng cách.
Tạo kỉ luật cho bản thân chúng ta trong việc học, được gọi là nghe; đạt tới điểm mà bất kì việc học thêm nào là không còn sẵn có nữa, được gọi là tiến tới. Khi người ta đi ra ngoài hai giai đoạn này người đó được gọi là đã siêu việt thực sự.'
Không câu hỏi nào có thể được hỏi nếu bạn hiểu. Bạn có thể chạm chân Thầy và cám ơn thầy, hay bạn có thể có tiếng cười to, hay bạn có thể cuộn chiếu và về nhà. Câu hỏi bây giờ là không liên quan.
Nhưng sư hỏi: 'Thế thì siêu việt thực sự là gì?'
Và Ho-shan đã làm gì?
Không thốt ra một lời...
Thật là vô dụng mà thốt ra lời bây giờ, vì ông ấy sẽ phải lặp lại cùng mọi điều.
Không thốt ra một lời Ho-shan làm động tác dường như đánh trống
Nhiều điều được ngụ ý trong đó. Với cử chỉ này - dường như đánh trống - ông ấy đang nói, 'Ông điếc hay cái gì đó? Ông cần trống được đánh lên chỉ thế thì ông sẽ hiểu sao? Ông điếc hay cái gì đó? Câu hỏi của ông đơn giản chỉ ra rằng ông đã không nghe điều ta đã nói suốt nãy rồi.'
Ho-shan làm động tác dường như đánh trống, nói: 'Tùng, tùng, cắc tùng, cắc tùng.'
Một nghĩa, chỉ trên bề mặt, là ở chỗ ông ấy đang nói cho người này rằng ông ta điếc. 'Ông không cần ta, ông cần trống được đánh lên, chỉ thế thì ông sẽ nghe, bằng không ông sẽ không nghe. Những điều này là rất tinh tế. Chúng không dành cho ông.' Đó là một điều, chỉ trên bề mặt.
Điều thứ hai: trống là biểu tượng rất, rất có nghĩa trong Phật giáo vì trống là trống rỗng bên trong và Phật giáo tin vào trống rỗng. Trống rỗng thực sự là Thượng đế của Phật giáo. Cái trống là trống rỗng nhưng nếu bạn đánh nó, nó tạo ra âm thanh lớn. Phật giáo nói rằng cốt lõi bên trong nhất của sự tồn tại là trống rỗng, chỉ trên bề mặt nó giống như cái trống. Bạn có thể liên tục đánh và tạo ra âm thanh.
Mọi ngôn ngữ đều giống như đánh trống, nhưng mọi nghĩa là hoà điệu với trống rỗng nhiều hơn hoà điệu với việc đánh trống. Mọi thứ đều là ồn ào; cốt lõi bên trong nhất có thể được biết tới chỉ trong im lặng. Mọi triết lí đều là đánh trống. Nếu bạn thích thú, tốt, bạn có thể tận hưởng, nhưng bạn sẽ không bao giờ đi vào trong cái thực một cách thực sự, cái thực tối thượng. Nó là trống rỗng.
Và nghĩa thứ ba: việc trả lời câu hỏi theo cách này rất ngớ ngẩn. Chỉ Thiền sư là đủ dũng cảm để làm điều đó. Bạn không thể nghĩ về bất kì truyền thống nào khác có dũng cảm thế để dùng phương thức diễn đạt kì dị thế: Tùng, tùng, cắc tùng, cắc tùng. Ông ấy đang nói, 'Câu hỏi của ông chỉ có thể được trả lời theo cách ngớ ngẩn. Câu hỏi này là ngớ ngẩn, câu trả lời không thể là bất kì cái gì khác hơn điều đó. Ông là phi logic cho nên ta sẽ phải phi logic với ông.'
Một người Ki tô giáo lớn, Tertullian, đã nói một điều cực kì có nghĩa. Ông ấy nói, 'Credo quia impossible' - 'Tôi tin vì nó là không thể được.' Ông ấy nói, 'Tôi tin vào Thượng đế vì Thượng đế là không thể được.' Thực ra, về mặt logic ngài phải không là vậy. Thực ra, nếu thế giới là hợp lí, Thượng đế phải không hợp lí. Tertullian nói, 'Tôi tin vì nó là không thể được.'
Một cách hợp lí không có lí do để tin, nhưng cuộc sống là nhiều hơn lí trí, sâu hơn lí trí. Cuộc sống là nhiều hơn logic, bao la hơn logic - logic là rất hẹp. Logic do con người tạo ra, cuộc sống không do con người tạo ra - ngược lại, con người là do cuộc sống tạo ra. Cuộc sống là lớn hơn con người cho nên một cách tự nhiên nó phải lớn hơn logic.
Nghĩa thứ ba của động tác của Ho-shan là ở chỗ bạn đang hỏi một câu hỏi ngớ ngẩn tới mức nó chỉ có thể được trả lời qua động tác ngớ ngẩn.
Với mọi câu hỏi như vậy câu trả lời của Ho-shan bao giờ cũng là một: 'Tùng, tùng, cắc tùng, cắc tùng.'
Ông ấy đã tìm ra cách thức thậm chí còn tốt hơn Phật; ông ấy phải đã có khả năng khôi hài hay hơn bản thân Phật. Phật bao giờ cũng giữ im lặng bất kì khi nào ai đó hỏi câu hỏi siêu hình. Về cái gì đó siêu việt trên ngôn ngữ, logic, ông ấy sẽ giữ yên tĩnh hay ông ấy sẽ đổi chủ đề hay ông ấy sẽ nói về cái gì đó khác. Nhưng Ho-shan đã tìm ra một cách thức sống động hơn, với khả năng khôi hài nào đó. Ai đó đã hỏi một câu hỏi mà bởi chính bản chất của nó là ngớ ngẩn, vì theo chính định nghĩa thì siêu việt là cái đi ra ngoài, ra ngoài mọi nhị nguyên. Chúng ta có thể nói về nhị nguyên nhưng chúng ta không thể nói về bất nhị được.
Để tôi kể cho bạn một câu chuyện, một câu chuyện rất nổi tiếng từ Upanishads.
Vidagdh Sakalya đã hỏi một thầy giáo lớn về Upanishad, Yagyavalka, 'Có bao nhiêu thần, Yagyavalka?'
Ông ấy trả lời trong những từ của một lời cầu nguyện, 'Có nhiều thần như có trong thánh ca cho Vishwa-devas - ba nghìn ba trăm.'
'Vâng,' ông này nói, 'nhưng thực sự có bao nhiêu, Yagyavalkya?'
'Ba mươi ba.'
'Bao nhiêu?'
'Sáu.'
'Bao nhiêu?'
'Ba.'
'Không, thực sự bao nhiêu?'
'Hai.'
'Bao nhiêu?'
'Một rưỡi.'
'Bây giờ tiếp tục đi. Thực sự bao nhiêu?'
'Một.'
Bây giờ nếu bạn hỏi bên ngoài điều này thế thì Yagyavalkya cũng sẽ phải đánh trống.
Điều đó đã xảy ra. Có thảo luận lớn trong triều đình của Janak, một hoàng đế lớn và là người rất khôn ngoan. Ông ấy đã yêu cầu mọi người khôn ngoan còn sống tới triều đình và họ cố định nghĩa bản chất của Thượng đế.
Yagyavalkya tới đó, ông ấy đánh bại mọi người tham gia và ông ấy vừa sắp được tuyên bố là thắng lớn thì một người đàn bà xuất hiện.
Yagyavalkya phải đã cảm thấy hơi chút sợ hãi vì rất khó trao đổi với đàn bà. Nếu bạn tranh cãi với đàn bà hoặc bạn thất bại hoặc luận cứ vẫn còn không đầy đủ - không có cách khác. Vì tâm trí nữ tính vận hành theo cách khác toàn bộ; nó không có nhất quán logic; nó nhảy từ chỗ này sang chỗ khác, nó nhảy. Tâm trí nam tính đi từng bước một... cho nên họ không bao giờ gặp gỡ. Điều lớn nhất và không thể được nhất là trao đổi với đàn bà - và nếu bạn đang trong yêu thế thì điều đó thậm chí còn không thể được hơn. Nếu bạn không trong yêu thế thì có thể có cách nào đó được tìm ra.
Yagyavalkya phải đã cảm thấy hơi chút rùng mình ớn lạnh quanh xương sống. Người đàn bà này hỏi, 'Ai đang giữ sự tồn tại này? Ai đang hỗ trợ cho sự tồn tại này?' Và Yagyavalkya nói, 'Tất nhiên, Thượng đế, Brahma, là sự hỗ trợ cho mọi thứ.' Ông ấy đã nói, 'Ngài là sự hỗ trợ cho tất cả. Ngài là sự hỗ trợ tối thượng.'
Và người đàn bà này hỏi, 'Thế thì ai hỗ trợ ngài?'
Bây giờ điều này đã đi ra ngoài. Ông ấy đã nói, 'Ngài là sự hỗ trợ cho mọi thứ. Không cái gì bị bỏ lại.' Ông ấy đã nói rằng nó là điều tối thượng, cho nên bạn không thể hỏi một cách logic ai đang hỗ trợ Thượng đế vì bây giờ không cái gì được bỏ lại.
Yagyavalkya nói, 'Đây là câu hỏi ngớ ngẩn' - điều này ở Ấn Độ họ gọi là utee prasan, câu hỏi ngớ ngẩn. Ngớ ngẩn, vì bởi chính định nghĩa của từ 'tối thượng', không cái gì bị bỏ lại. Nó không thể được hỏi. Nếu bạn muốn là logic, nếu bạn muốn là nhất quán, nếu bạn muốn trao đổi thẳng, thế thì nó không thể được hỏi. Và nếu nó có thể được hỏi thế thì sẽ không có kết thúc cho nó.
Ông ấy nói với Janak, 'Nếu câu hỏi này là được phép thế thì tốt hơn cả tôi phải dừng bây giờ vì không có kết thúc. Nó sẽ trở thành việc hồi qui đến vô tận. Nếu tôi nói rằng Thượng đế được hỗ trợ bởi cái gì đó thế thì bà ấy sẽ hỏi, "Ai đang hỗ trợ cho cái gì đó?" Và nếu tôi nói cái gì đó khác bà ấy sẽ nói, "Ai hỗ trợ cho cái gì đó?" Nó sẽ là ngu xuẩn và vô tận nếu điều đó mà được phép; tốt hơn cả tôi nên bỏ nó ngay bây giờ.'
Ông ấy là đúng, vì khi chúng ta nói 'tất cả' thế thì không cái gì còn lại.
Ho-shan nói, 'Mọi nhị nguyên bị siêu việt' và ngôn ngữ có thể vận hành chỉ trong nhị nguyên. Đàn ông phải được xác định bởi đàn bà. Đàn ông là người không phải là đàn bà và đàn bà là người không phải là đàn ông. Vật chất được xác định bởi tâm trí; đêm được xác định bởi ngày; Thượng đế được xác định bởi Quỉ - ngôn ngữ tồn tại trong nhị nguyên bằng không thì không có khả năng nào xác định nó. Cái kia được cần, và siêu việt ngụ ý rằng bây giờ không có cái kia, bất nhị đã tới. Bây giờ nó tất cả là một, bạn đã đạt tới cái không thể định nghĩa được.
Nhưng Ho-shan, tất nhiên, là người giỏi hơn Yagyavalkya. Yagyavalkya phải đã rất nghiêm chỉnh; ông ấy nói với nhà vua, 'Tốt hơn cả là tôi dừng bây giờ vì nếu người đàn bà này được phép hỏi, bà ấy sẽ tạo ra hồi qui tới vô tận.' Và ông ấy cũng chút ít giận nữa. Ông ấy nói với người đàn bà này, 'Không hỏi thêm nữa bằng không đầu bà sẽ rơi ra.' Ông ấy đúng nhưng hơi chút cáu kỉnh và bực tức.
Ho-shan có khả năng khôi hài hơn; ông ấy không nghiêm chỉnh thế. Và đó là cách người chứng ngộ nên vậy. Về Yagyavalkya tôi bao giờ cũng cảm thấy rằng ông ấy có thể đã là một triết gia lớn, một con người của học tập lớn, có học, nhưng ông ấy chưa chứng ngộ. Bằng không thì không có nhu cầu. Ông ấy có thể đã cười chứ. Ông ấy cũng có thể làm động tác dường như ông ấy đã đánh trống; ông ấy có thể đã nói, 'Tùng, tùng, cắc tùng, cắc tùng.'
Nhưng không, phẩm chất này của Thiền là đặc biệt cho Thiền. Nó cực kì hay. Họ có thể biến một tình huống xấu thành tiếng cười, và tiếng cười đem bạn về nhà như không cái gì khác.
Cái một không thể được diễn đạt. Để biết cái một, người ta phải trở nên ngày một im lặng hơn, im lặng và im lặng. Để biết cái một đó, để trải nghiệm cái một đó, người ta phải làm mất ngôn ngữ đi dần dần, để cho ngôn ngữ hoàn toàn biến mất và bạn được bỏ lại không ngôn ngữ nào, không tâm trí nào.
Đêm qua tôi đã đọc vài dòng của Pablo Neruda - hay.
Để cho bạn có thể nghe tôi, nhiều lúc lời của tôi mờ nhạt dần đi, như dấu vết mòng biển để lại trên cát.
Bạn càng trưởng thành cùng thầy, Thầy bắt đầu ngày càng im lặng hơn và lời thầy ngày càng mờ nhạt hơn - như dấu vết mòng biển để lại trên cát. Bạn càng có năng lực nghe, Thầy càng không có gì nói với bạn. Khi bạn không có khả năng nghe thầy phải nói nhiều thứ cho bạn để làm cho bạn có năng lực nghe. Khi bạn trở nên có năng lực nghe - nhìn vào cái ngớ ngẩn của tất cả nó - khi bạn trở nên có năng lực nghe, lời thầy trở nên ngày càng mờ nhạt hơn. Khi bạn thực sự có năng lực nghe, thầy dừng lại, vì bây giờ không có nhu cầu nói bất kì cái gì, bây giờ im lặng có thể gặp gỡ với im lặng, bây giờ im lặng có thể tan chảy và hội nhập vào trong im lặng. Bây giờ, ngôn ngữ bị mất đi, tâm trí bị gạt sang bên, bản thể có thể trao đổi với bản thể. Trao đổi có thể là trực tiếp, tức khắc. Bây giờ cái gì đó có thể diễn ra, mang tính tồn tại.
Nhưng tại khoảnh khắc đó đừng ngu xuẩn như sư kia, người hỏi, 'Thế thì thực sự siêu việt là gì?' Vì câu hỏi của ông ta, nếu được chấp nhận, đem bạn trở lại ABC. Lần nữa ông ta phải được dạy cách nghe.
Ho-shan đã làm hay. Ông ấy nói, 'Ông điếc hay cái gì đó?' bằng việc làm động tác đánh trống. Và ông ấy nói, 'Âm thanh và lời và tâm trí và ngôn ngữ và khái niệm và triết lí và tín điều và học thuyết và kinh sách chỉ là trên bề mặt. Sâu bên trong chiếc trống là hư không.'
Bạn đã bao giờ thử mở trống ra và xem cái gì bên trong làm ra âm thanh to thế - âm thanh cũng hay thế? Trẻ nhỏ đôi khi làm điều đó đấy.
Ai đó cho con của Mulla Nasruddin một chiếc trống và nó trở thành mối phiền toái cho toàn thể hàng xóm. Một hôm tôi đang ngồi ở nhà anh ta và đứa trẻ chạy vào với chiếc trống vỡ. Nó cầm dao trong tay nhờ đó nó đã phá vỡ trống.
Tôi nói, 'Chuyện gì xảy ra vậy?'
Nó nói, 'Bác hàng xóm cho cháu con dao và nói, "Thử xem cái gì ở bên trong." Thế là cháu nhìn vào bên trong, chẳng có gì cả.'
Cùng điều này xảy ra với mọi triết lí. Thầy có đó để cho bạn con dao để nhìn vào bên trong trống. Nếu bạn nhấn dao đủ sâu vào trong các triết lí, chẳng có gì cả, chỉ trống rỗng. Mọi lời là trống rỗng. Chúng làm ra âm thanh lớn, điều đó đúng, nhưng đừng bị lừa bởi âm thanh. Có con dao xuyên thấu, con dao sắc, cùng bạn đi - đó là điều thiền tất cả là gì. Nó giống như mài sắc con dao để cho bạn có thể đâm nó qua mọi lời và đạt tới cốt lõi bên trong nhất của mọi thứ, chính là trống rỗng.
Vâng, Ho-shan đã làm hay. Khẳng định của ông ấy về mọi câu hỏi siêu hình - tùng, tùng, cắc tùng, cắt tùng - là ngớ ngẩn thế nhưng cực kì hay. Ông ấy nói, 'Chúng ta ở đây trong Thiền không quan tâm tới lời, logic, trí tuệ, suy luận. Chúng ta ở đây trong Thiền quan tâm tới sự tồn tại, với hiện hữu. Và nếu ông hỏi câu hỏi ngớ ngẩn, ông sẽ nhận được câu trả lời ngớ ngẩn.'
Câu chuyện này không nói gì về điều đã xảy ra cho sư đã hỏi nó. Nếu ông ta mà có chút ít tỉnh táo ông ta thậm chí có thể trở nên tỉnh táo hơn. Đáp ứng ngớ ngẩn bất thần này của Thầy - tùng, tùng, cắc tùng, cắc tùng - có thể đã mang ông ta tới chút ít tỏ ngộ. Nhưng câu chuyện này không nói gì cả. Người này thậm chí có thể đã không có tỉnh táo để ông ta có thể hiểu điều này. Ông ta có thể quay đi, cứ tưởng rằng người này là điên.
Thiền nhân là điên theo cách nào đó vì họ đang cố kéo bạn hướng tới điều tối thượng ở bên ngoài bạn. Họ đang cố kéo bạn ra ngoài bản thân bạn; họ đang cố kéo bạn ra khỏi bản thân bạn. Họ là người điên, nhưng nếu bạn cho phép họ, họ có thể cho bạn thoáng nhìn về cái vĩnh hằng, và một khi thoáng nhìn này xảy ra bạn không bao giờ còn như cũ nữa.
Để câu chuyện này xuyên thấu con tim bạn sâu nhất có thể được và bất kì khi nào bạn lại trở thành nạn nhân của các lí thuyết, giáo điều, học thuyết, triết lí, nói to, 'tùng, tùng, cắc tùng, cắc tùng.' Điều đó sẽ có ích; nó sẽ đột nhiên mang bạn trở lại đất.
Ludwig Wittgenstein thường nói rằng ông ấy đã không giải quyết các vấn đề triết lí, ông ấy đã làm tan biến chúng. Mọi thứ bị bỏ lại như nó vậy nhưng có lẽ lần đầu tiên chúng ta đi tới thấy mọi thứ như chúng vậy.
Thiền là cách làm tan biến các vấn đề triết lí, không giải quyết chúng. Nó là cách gạt bỏ triết lí vì triết lí là một loại thần kinh.

0 Đánh giá

Ads Belove Post