Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Triệu Châu (Joshu) – Tiếng Gầm Của Sư Tử – Osho
Bài Nói Về Thiền
Giới Thiệu
Nghe hoặc Tải MP3 'Triệu Châu (Joshu) - Tiếng Gầm Của Sư Tử' ê
Trong tất cả những
câu chuyện Osho đã chia sẻ với các đệ tử của Người qua nhiều năm thì câu chuyện
này chắc chắn là một trong những chuyện được ưa thích vào mọi thời:
Tôi đã kể cho bạn câu
chuyện này, một câu chuyện rất cổ, về sư tử cái đẻ rơi một chú sư tử con khi nó
đang nhảy từ mô đất này sang mô đất khác. Sư tử non rơi vào trong bầy cừu và lớn
lên giữa các con cừu. Không có cách nào cho nó biết rằng nó không phải là cừu.
Và cừu không sợ, chúng chưa bao giờ nghĩ rằng nó là nguy hiểm.
Một hôm một sư tử già
thấy hiện tượng này và không thể tin được điều đó! Nó chưa bao giờ thấy bất kì
sư tử nào bước đi trong bầy cừu cả. Khoảnh khắc cừu thấy sư tử chúng bắt đầu chạy
- một cách tự nhiên. Nhưng sư tử non này tin nó là cừu.
Sư tử già là một loại
giống như Triệu Châu. Nó bắt lấy sư tử non. Sư tử non bắt đầu run rẩy, còn sư tử
già nói, "Con ngốc lắm! Con run như cầy sấy, khóc lóc và kêu gào xin được
thả ra vì con muốn nhập bọn với bầy kia. Có cái gì đó con không biết, dường như
là con không nhận biết, và ta sẽ không để con đi chừng nào ta chưa làm cho con
nhận biết. Lại đây với ta!'
Nó lôi sư tử non tới
cái hồ gần đó. Hồ im lìm - không gợn sóng, không có gió ở đó. Nó đem sư tử non
tới mép nước và bảo, "Nhìn vào trong nước mà xem. Nhìn vào mặt ta và mặt
con."
Ngay lập tức, từ sư tử
non một tiếng gầm cất lên. Đấy không phải là nỗ lực gì, đấy đơn giản là sự kiện
thấy ra rằng nó là sư tử - ngay lập tức tiếng gầm vang vọng những dãy núi xa
xăm.
Sư tử non cám ơn sư tử
già và nói, "Thầy đã rất tốt với con. Bằng không cả đời mình con sẽ sống bằng
việc gặm cỏ cùng cừu. Thầy đã cho con việc sinh thành mới."
Đâu đó sâu bên trong tất cả chúng ta, thông điệp này được nghe thấy rõ ràng: chúng ta không sống cuộc sống tràn đầy như chúng ta được ngụ ý cần sống vậy. Một cách bất mãn, chúng ta sống theo ham muốn, mơ mộng, muốn yêu và hiểu biết, mà chẳng bao giờ đạt tới. Cứ tự hỏi sao cuộc sống của cừu trống rỗng thế, chán chường thế, không thoả mãn thế.
Nhưng thế rồi thầy tới
với lời nói ôn hoà hay cái nhảy bất thần; lay chúng ta dậy, đánh thức chúng ta
khỏi giấc ngủ; đưa chúng ta tới tĩnh lặng của thầy và vũng nước im lặng mà
trong đó chúng ta thấy phản xạ khuôn mặt thực của mình. Điều này đã là công việc,
trò chơi, của mọi thầy trong nhiều thời đại: đánh thức chúng ta từ những giấc
mơ của mình. Đây là trò chơi mà Triệu Châu đã chơi với các đệ tử của mình từ một
nghìn một trăm năm trước. Cùng trò chơi mà Osho chơi với chúng ta, ở đây, hôm nay.
Trong tám bài nói
này, Osho đem Triệu Châu trở lại với cuộc sống. Không chỉ bằng việc bình luận về
ông ấy hay cuộc sống của ông ấy, mà bằng việc là cùng loại người đó - một thầy,
hít thở tinh tuý của Thiền. Với 'cú đánh mạnh' của chiếc thiền trượng, sự chấn
động của trò đùa mãnh liệt, hay việc mời chén trà, Osho và Triệu Châu cùng nhau
đang nói, "tỉnh dậy, nhận ra con người của bạn."
Swami Prem Sushil
Poona, 1989
Lưu Ý Cho Độc Giả
Phần cuối mỗi bài nói
trong loạt này tuân theo một cách in nào đó mà có thể gây khó hiểu với độc giả
còn chưa hiện diện tại chính sự kiện.
Đầu tiên là thời gian
của Sardar Gurudayal Singh. “Sardarji” là một đệ tử lâu năm có tiếng cười nồng
nhiệt và tiêm nhiễm đã làm nẩy sinh việc mang tên anh ấy cho lúc kể chuyện cười.
Chuyện cười được tiếp
sau bởi việc thiền bao gồm bốn phần. Mỗi giai đoạn của thiền đều được báo trước
bởi một tín hiệu từ Osho cho người đánh trống, Nivedano. Nhịp trống này được biểu
diễn trong văn bản là như sau:
(tiếng trống)
Giai đoạn thứ nhất của
thiền là nói lảm nhảm, mà Osho đã mô tả là “lau sạch tâm trí bạn khỏi mọi loại
bụi bặm... nói bất kì ngôn ngữ nào mà bạn không biết... ném tất cả mất trí của
bạn ra.”
Trong vài khoảnh khắc
căn phòng tràn đầy sự điên khùng, khi hàng nghìn người hô, hét, lảm nhảm điều
vô nghĩa và vung vẩy tay chân mình khắp xung quanh.
Tiếng lắp bắp được biểu
thị trong văn bản như sau:
(nói lắp bắp)
Giai đoạn thứ hai là
thời kì ngồi im lặng, tập trung tâm thức vào trung tâm, điểm chứng kiến.
Giai đoạn thứ ba là
“buông bỏ” - mỗi người ngã vô nỗ lực xuống đất, cho phép các biên giới vốn vẫn
giữ họ phân tách nay tan biến đi.
Và nhịp trống cuối
cùng báo cho toàn thể hội chúng trở lại tư thế ngồi, như họ được hướng dẫn
trong việc làm cho kinh nghiệm thiền của mình ngày càng là một phần của cuộc sống
thường ngày. Những người tham dự được hướng dẫn qua từng giai đoạn của thiền
theo lời của Thầy, và toàn bộ văn bản của từng buổi thiền tối được tái tạo lại ở
đây.
Xem Tiếp Chương 1 – Quay Về Mục Lục
0 Đánh giá