Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Triệu Châu (Joshu) – Tiếng Gầm Của Sư Tử – Osho
Bài Nói Về Thiền
Chương 1. Cho Anh Ta Cách Đối Xử Đặc Biệt
Nghe hoặc Tải MP3 'Triệu Châu (Joshu) - Tiếng Gầm Của Sư Tử' ê
Osho ơi,
Triệu Châu, cũng còn được biết tới là Joshu, sinh vào năm 778.
Khi ông ấy lần đầu tiên gặp Nam Tuyền, Triệu Châu đi vào phòng của thầy trong đạo
tràng. Nam Tuyền đang nằm, và câu hỏi đầu tiên của ông ấy với Triệu Châu là:
"Ông từ đâu tới?"
"Từ chùa Jui-hsiang," Triệu Châu đáp.('Jui-hsiang'
nghĩa là tượng thiêng)
"Ông có thấy tượng thiêng không?" Nam Tuyền hỏi.
"Không, tôi không thấy," Triệu Châu đáp, "Tôi chỉ
thấy Như lai nằm."
Lúc này, Nam Tuyền ngồi dậy, nói, "Ông là sư có thầy hay sư
không thầy?"
"Với thầy," Triệu Châu đáp.
"Ai là thầy ông?" Nam Tuyền hỏi.
"Xuân sớm còn lạnh," Triệu Châu nói.
"Tôi mừng là thầy khoẻ."
Nam Tuyền gọi sư cả tới và nói, "Cho anh ta cách đối xử đặc
biệt."
Maneesha, Triệu Châu
là một trong những người ngoại lệ đã trở nên chứng ngộ mà không có khai tâm
chính thức nào. Họ không phải là đệ tử của ai cả. Đó là trường hợp rất ngoại lệ.
Nhưng câu chuyện về Triệu Châu lại rất hay. Từng phát biểu của ông ấy đều thi vị,
hàm chứa đến mức chừng nào bạn còn chưa lắng nghe trong im lặng hoàn toàn, bạn
sẽ bỏ lỡ hương thơm của nó, ý nghĩa của nó, sáng suốt xuyên thấu của nó vào thực
tại.
Triệu Châu là một
trong những thầy đáng yêu nhất trong truyền thống thiền. Đã từng có các thầy vĩ
đại, nhưng không ai đáng yêu nhiều như Triệu Châu - và ông ấy xứng đáng với điều
đó. Công việc của ông ấy với mọi người, với đệ tử, hiền dịu, tinh tế đến mức chỉ
nhà thơ mới có thể đảm đương được điều đó... một nghệ nhân vĩ đại trong việc khắc
tạc ra chư phật từ những tảng đá của nhân loại.
Mọi người chỉ là những
phiến đá lớn. Cần có một nghệ nhân, một nghệ sĩ lớn, một nhà điêu khắc, người
cùng với đôi bàn tay đáng yêu loại bỏ đi tất cả những cái không tinh túy và để
lại chỉ cái tuyệt đối tinh tuý.
Cái tinh tuý tuyệt đối
đó là vị phật của chúng ta.
Các bạn sẽ thấy công
việc của Triệu Châu và các bạn sẽ rơi vào yêu với con người này, trong giai thoại
này Maneesha đã đem tới.
Triệu Châu, cũng còn
được biết tới là Triệu Châu Tòng Thẩm, sinh vào năm 778. Khi ông ấy lần đầu
tiên gặp Nam Tuyền, Triệu Châu đi vào phòng của thầy trong đạo tràng. Nam Tuyền
đang nằm, và câu hỏi đầu tiên của ông ấy với Triệu Châu là : "Ông từ đâu tới?"
Điều phải được hiểu
là cùng những câu hỏi đó đã được các thầy khác nhau hỏi các đệ tử khác nhau lặp
đi lặp lại. Chúng không ngụ ý đích xác điều bạn hiểu. Khi Nam Tuyền, đang nằm,
nói, "Ông từ đâu tới?" điều đó không có nghĩa là ông ấy đang hỏi địa
chỉ của Triệu Châu. Ông ấy đang hỏi về cội nguồn nguyên thuỷ của anh ta. Ông ấy
đang hỏi, "Từ đâu ông đã bất thần xuất hiện trong sự tồn tại? Ông đã ở đâu
trước việc sinh thành của ông? Ông đã ở đâu trước khi bố mẹ ông được sinh
ra?" Chắc chắn phải ở đâu đó....
"Từ chùa
Jui-hsiang," Triệu Châu đáp.('Jui-hsiang' nghĩa là tượng thiêng).
Bây giờ có cái gì đó
cần được nói cho bạn mà không được nói trực tiếp trong giai thoại này. Có một
ngôi chùa rất cổ, Jui-hsiang, nghĩa là tượng thiêng - ngôi chùa của Phật. Nhưng
nó đã biến mất qua thảm hoạ tự nhiên, trong một trận động đất. Điều đó phải đã
có trước khi Triệu Châu được sinh ra. Phát biểu của anh ta rằng anh ta tới từ
chùa Jui-hsiang... và ngôi chùa Jui-hsiang không còn nữa rồi!
Ở Nhật Bản động đất
là kinh nghiệm hàng ngày. Đó là lí do tại sao gỗ và tre đã trở thành quan trọng
thế ở Nhật Bản. Bạn không thể làm nhà bằng đá cẩm thạch được; bất kì khoảnh khắc
nào động đất cũng đều có thể tới và thế thì nó sẽ rất nguy hiểm, nó sẽ làm chết
người. Bạn chỉ có thể làm bức tường rất mỏng; phần lớn tường đều làm bằng giấy.
Bạn phải dùng vật liệu rất nhẹ, để cho dù động đất có tới thì nó cũng không giết
chết bạn. Chỉ bởi vì những trận động đất đó, tre đã đóng một ý nghĩa đặc biệt
trong cuộc sống người Nhật Bản.
Triệu Châu đang nói rằng
anh ta tới từ ngôi chùa Jui-hsiang nghĩa là anh ta nhớ kiếp sống quá khứ của
mình, rằng anh ta đã là tu sĩ trong ngôi chùa Jui-hsiang mà không còn tồn tại nữa.
"Ông có thấy tượng
thiêng không?" Nam Tuyền hỏi.
... bởi vì người ta
nói là ngôi chùa đó có tượng thực đẹp. Chỉ bởi vì động đất, ở Nhật Bản họ bắt đầu
làm tượng Phật bằng gỗ. Ấn Độ chưa bao giờ biết tới tượng gỗ nào, nhưng Trung
Quốc và Nhật Bản đã phải đổi từ đá cẩm thạch sang gỗ. Tượng gỗ có thể tồn tại
qua trận động đất. Không cứng thế, nó mềm; nhưng tượng đá thì nhất định sẽ bị vỡ
tan.
Nam Tuyền hỏi anh ta
- ông ấy đã không nói gì về kiếp sống quá khứ của anh ta. Ông ấy có thể thấy rằng
điều Triệu Châu đang nói là đúng.
Khi bạn gặp thầy, trước
khi bạn nói với thầy điều gì về bản thân mình, thầy đã biết điều đó rồi. Bạn
không thể nói dối được, bạn chỉ có thể đích thực và chân thực. Nam Tuyền đã
không hỏi về bằng chứng nào, bất kì sự hợp pháp nào, bất kì luận cứ nào, cho dù
ngôi chùa đó đã biến mất từ lâu trước đây. Ngược lại, ông ấy hỏi, "Ông vẫn
thấy tượng linh thiêng chứ? Chúng ta nghe nói nó có bức tượng rất đẹp về Phật
nhưng bị phá huỷ rồi. Ông vẫn còn thấy nó chứ?"
"Không, tôi
không thấy," Triệu Châu đáp, "Tôi chỉ thấy Như lai nằm."
Nam Tuyền đang nằm.
Bây giờ không nói một cách trực tiếp rằng "Thầy là phật; bây giờ tôi phải
làm gì với bất kì tượng thiêng nào?"... sự tinh tế này, cái đẹp này! Triệu
Châu nói, "Tôi chỉ thấy Như Lai" - Như Lai là tên khác của Phật
Gautam - "đang nằm trước tôi. Ai bận tâm về tượng khi mình đang đối diện với
chính vị phật?" Tất cả điều đó đều được bao hàm trong nó. Anh ta đã chấp
nhận Nam Tuyền như người chứng ngộ.
Lúc này, Nam Tuyền ngồi
dậy, nói, "Ông là sư có thầy hay sư không thầy?"
Thấy sáng suốt lớn
lao của Triệu Châu, rằng anh ta tuyên bố Như Lai đang nằm trước mình, cho nên
ai còn bận tâm tới tượng... đây không phải là người thường. Nam Tuyền đơn giản
ngồi dậy và hỏi, "Ông là sư có thầy hay sư không thầy?"
"Với thầy."
Bạn nhớ từ với này.
Anh ta đang nói, "Tôi đã ở cùng thầy. Thầy đang nói về cái gì?" Anh
ta không nói, "Tôi không có thầy" và anh ta không nói, "Tôi có
thầy." Anh ta nói, "với thầy."
Đó là lí do tại sao
tôi bảo bạn rằng anh ta chưa bao giờ trở thành đệ tử một cách chính thức. Sáng
tỏ của anh ta, chứng ngộ của anh ta gần đến mức khi anh ta tới Nam Tuyền, anh
ta chẳng cần được khai tâm nữa. Anh ta sắp bùng nổ thành ánh sáng vào bất kì
lúc nào. Mùa đã chín, thời đã điểm. Bất kì lúc nào quả sẽ rơi khỏi cây, vì nó
đã hoàn toàn chín. Vấn đề chỉ là vài khoảnh khắc.
Câu trả lời của anh
ta cực kì hay. Anh ta không nói, "Tôi không có thầy" và anh ta không
nói, "Tôi có thầy."
"Với thầy,"
Triệu Châu đáp.
"Thầy ông là
ai?" Nam Tuyền hỏi.
Nam Tuyền đang chọc
anh ta, để xem liệu anh ta đơn giản nói như con vẹt hay anh ta thực sự biết.
"Xuân sớm còn lạnh,"
Triệu Châu nói.
"Tôi mừng là thầy
khoẻ."
Anh ta đã không trả lời
câu hỏi này, "Thầy ông là ai?" mà đơn giản chỉ ra rằng, "Tôi ở
cùng với thầy. Xuân sớm còn rất lạnh và tôi mừng là thầy khoẻ." Gián tiếp
và tinh tế thế, câu trả lời dịu dàng thế.
Nam Tuyền gọi sư trưởng
tới và nói, "cho anh ta cách đối xử đặc biệt."
Anh ta không nên bị
coi là sư thường. Có hàng nghìn... "Cho anh ta cách đối xử đặc biệt. Anh
ta gần chứng ngộ và anh ta không cần hướng dẫn nào cả." Cách đối xử đặc biệt
chỉ nghĩa là cho anh ta cơ hội, không gian, tình yêu và bầu không khí thân thiết,
để cho anh ta có thể nở thành đoá hoa. Anh ta đã nhú hoa. Anh ta không còn là nụ
nữa, cho nên cho anh ta cách đối xử đặc biệt.
Ở cả hai phía đó là
cuộc gặp gỡ rất đặc biệt. Nam Tuyền đã không yêu cầu anh ta trở thành đệ tử.
Ông ấy đã chấp nhận anh ta làm khách. Ông ấy cho anh ta cùng cách đối xử như
ông ấy đã cho người chứng ngộ. Mà Triệu Châu cũng không yêu cầu Nam Tuyền chấp
nhận mình làm đệ tử. Không có nhu cầu - Nam Tuyền sẽ làm mọi điều cần thiết. Tất
cả những nghi lễ này của việc là đệ tử đều bị gạt sang bên. Triệu Châu có thể
thấy Nam Tuyền, phật tính rạng ngời của ông ấy, và anh ta hoàn toàn thoả mãn rằng
chỉ ngồi cạnh ông ấy thôi cũng là đủ. Không nghi lễ nào là cần cả. Ở cả hai
phía đều hiểu rằng đó là mối quan hệ không chính thức.
Triệu Châu là thầy
ngay khi đạt tới đỉnh tối thượng của mình, và Nam Tuyền hạnh phúc cho anh ta
cách đối xử đặc biệt. Đó là điều rất hiếm hoi, có lẽ là trường hợp duy nhất, bởi
vì tôi đã không bắt gặp bất kì trường hợp nào trong đó thầy nói, "cho anh
ta cách đối xử đặc biệt." Nhưng điều đó xảy ra, hiếm hoi, rằng người chín
muồi như vậy đã tới. Cho dù anh ta không tới, thì anh ta vẫn cứ trở thành phật.
Bây giờ anh ta tới, điều đó không có nghĩa Nam Tuyền lợi dụng ưu thế của việc
anh ta tới và làm anh ta thành đệ tử của mình. Tất cả những điều đó đều là giá
trị bãi chợ. Nam Tuyền hạnh phúc rằng Triệu Châu chẳng mấy chốc sẽ nở hoa, còn
Triệu Châu hạnh phúc là Nam Tuyền vẫn còn khoẻ, mạnh khoẻ, và anh ta đã tìm thấy
phật sống. Chẳng cái gì được nói ra một cách trực tiếp, nhưng mọi thứ đều được
hiểu rõ ràng bởi cả hai.
Soseki, một nhà thơ
Thiền, đã viết:
Vào những lúc tôi
không thể quyết định được
con đường quay lui
về nơi tôi đã đi,
thì bất kì nơi đâu
tôi đi
đều trở thành đường về
nhà.
Ông ấy đang nói, nếu
bạn không biết bạn đã tới từ đâu, đừng lo. Cứ đi tiếp đi: bất kì con đường nào
cũng đều kết thúc tại nhà bạn.
Trong thế giới này, bạn
nên nghĩ về trung tâm và chu vi. Từ trung tâm tới chu vi bạn có thể nối bằng
nhiều đường khác nhau. Bạn không biết mình đã tới từ đâu, bạn không biết trung
tâm... không cần phải lo. Cứ gắn bó với một con đường đi vào bên trong và bạn sẽ
đạt tới.
Soseki rất tiêu biểu,
đây là trường hợp với mọi người. Bạn không biết trung tâm của mình... còn tôi cứ
nói mãi, "đi vào trung tâm." Và tôi biết hoàn toàn rõ rằng bạn không
biết trung tâm của bạn. Vậy bạn sẽ đi đâu? Nhưng tôi biết rằng bất kì nơi đâu bạn
đi, chỉ đi thôi - nếu bạn đi với năng lượng tràn đầy của mình, thế thì bạn sẽ
đi tới chỗ chấm dứt ở chính cội nguồn con người bạn. Điều này là kinh nghiệm hợp
lệ của hàng nghìn nhà huyền môn rằng chẳng phải lo âu gì về nó cả.
Tôi đã không bảo bạn trung tâm ở đâu. Tôi chỉ biết một điều, rằng nếu bạn đi vào trong với tính toàn bộ và sự khẩn thiết của bạn, bạn sẽ đạt tới nó. Không ai đã từng bị lỡ cả. Khoảnh khắc bạn toàn bộ và có sự khẩn thiết thì trung tâm kéo bạn lại - bản thân trung tâm kéo bạn về nó. Bạn không đi, bạn bị kéo tới.
Vấn đề chỉ là bạn phải
ở cùng. Việc ở cùng đó là vấn đề. Mọi người manh mún tới mức ngay cả khi tôi
nói tính toàn bộ, sự khẩn thiết, bạn nghĩ có lẽ điều đó là dành cho ai đó khác
- "Mình không định chết vào khoảnh khắc này." Nhưng ai đó khác đó có
thể là bạn đấy! Khoảnh khắc nào đó bạn sắp chết đi - sao không phải là khoảnh
khắc này? Ai mà biết được?
Và trong khoảnh khắc
của chết, nếu bạn không đi và tới, trong và ngoài, và bạn không làm con đường
rõ ràng từ chu vi vào trung tâm, bạn sẽ không có khả năng ở vào khoảnh khắc chết.
Điều đó phải được làm khi bạn còn sống, tràn đầy sinh động đến mức bạn có thể
thu lấy tất cả mọi năng lượng của mình và đi vào hướng tới trung tâm. Tính toàn
bộ và sự khẩn thiết là điều kiện tiên quyết tuyệt đối. Nếu bạn đi một cách uể oải,
với tò mò trong tâm trí - "Để mình xem đã, có gì trong đó?" - thì bạn
sẽ không đi vào đâu.
Tâm trí tò mò không
có cách nào đi vào trong. Để đạt tới trung tâm của mình phải cần có sự mãnh liệt
vô cùng. Bạn phải thu lấy bản thân mình, tất cả mọi điều bạn có vào đầu mũi
giáo. Thế thì đừng lo lắng: đi với tốc độ, và bất kì nơi đâu bạn đạt tới cũng sẽ
là trung tâm của con người bạn. Bạn không thể đi đâu khác được.
Maneesha đã hỏi:
Osho ơi,
Liệu nơi chúng tôi đã đi có ý nghĩa gì trong quan hệ với nơi
chúng tôi tới không?
Không, Maneesha, bởi
vì đó là cùng một chỗ. Nơi bạn đã đi và nơi bạn sẽ tới là cùng một chỗ. Không
có hai chỗ, cho nên không có vấn đề về ý nghĩa nào.
Không cần phải bận
tâm về nơi bạn đã đi. Đó là con đường dài, con đường rất dài. Vài người đã làm
điều đó, và điều đó tạo ra phiền não vô cùng mà bạn không thể nào quan niệm nổi.
Một kiếp sống là đủ làm cho bất kì ai thành điên khùng, nhưng nhớ ngược lại trước,
các kiếp trước… và bạn không biết bao nhiêu trăm hay nghìn kiếp bạn đã sống
qua, bởi vì bốn triệu năm bạn đã ở đây rồi trên hành tinh này. Và điều đó cũng
không phải là chỗ cuối.
Với những người đã từng
liên quan tới vấn đề đó, câu hỏi cần thiết là: từ đâu chúng ta đã tới hành tinh
này và theo cách nào? Cuộc sống phải đã tới hành tinh này từ hành tinh khác
đang chết đi hoặc bởi vì thảm hoạ tự nhiên, hoặc bởi vì những người sống ở đó
đã huỷ diệt nó bằng việc tạo ra những thứ như vũ khí hạt nhân. Nhưng cái gì đó
phải đã xảy ra ở hành tinh nào đó. Có năm trăm hành tinh mà trên đó sự sống có
thể tồn tại được. Chúng ta phải tới như hạt mầm từ hành tinh nào đó khác.
Cho nên dù bạn đi ngược
lại... điều là một tiến trình rất khó khăn, nhưng vẫn có thể nếu bạn đủ bướng bỉnh,
như Mahavira. Ông ấy là người rất bướng bỉnh. Tôi cho rằng chẳng có người nào
ngang hàng được. Ông ấy sống trần trụi và ông ấy sẽ không nói. Trong mười hai
năm ông ấy tuyệt đối im lặng - im lặng đến mức một hôm ông ấy đang đứng bên cạnh
sông dưới gốc cây thiền... Và ông ấy sẽ không bao giờ thiền ngồi, đơn giản bởi
vì ngồi là tư thế rất thoải mái. Ông ấy không thích tư thế của Phật Gautam; điều
đó quá thoải mái. Trong tư thế thoải mái đó có quá nhiều khả năng bạn rơi vào
mơ mộng, vào giấc ngủ. Nhưng đứng thì lại rất khó rơi vào mơ hay ngủ. Bạn phải
vẫn còn thức. Mahavira là người duy nhất đã thiền đứng.
Cho nên ông ấy thiền
dưới gốc cây. Và một người đem bò ra sông cho uống nước, còn Mahavira đang đứng
bên bờ dưới gốc cây, ai đó chạy tới người này - anh ta đã mang đến cả trăm con
bò - và bảo người này, "Nhà anh bị cháy đấy, anh về ngay đi." Nhưng bỏ
cả trăm con bò trong rừng... Thế rồi anh ta thấy ra một điểm tốt, rằng người
này đang đứng đó. Thế là anh ta bảo Mahavira, "Đằng nào thì ông cũng đứng ở
đây, trông hộ bò cho tôi với và tôi sẽ quay lại ngay." Anh ta chẳng bận
tâm ngay cả việc xem Mahavira đã không trả lời, và anh ta chẳng có ý tưởng gì về
ông ấy là ai.
Mahavira đang thiền. Ông
ấy không bận tâm về bò của bất kì ai. Ông ấy chẳng bận tâm về vương quốc riêng
của mình, ông ấy đã bỏ nó - ông ấy phải trông bò sao? Và lũ bò đi vào bóng râm
cây cối, đằng sau hàng rào. Khi người này quay lại, chẳng còn lấy một con bò,
còn Mahavira vẫn đứng đó. Người này hỏi, "Bò của tôi đâu rồi?" Và
Mahavira không nói. Người này nói, "Ông là thằng cha kì lạ. Ông có nghe
tôi nói hay không?"
Nhưng Mahavira vẫn im
lìm như tảng đá. Người này nói, "Lạy trời, dường như là ông ta vừa điếc vừa
câm! Chẳng thèm nói mà cũng chẳng thèm nghe, mà mình lại bỏ bò lại cho gã ta
chăm nom và tất cả mất rồi. Rừng thì sâu, đầy thú hoang. Làm sao mình tìm lại
được cả trăm con bò đây?" Anh ta đi vào rừng để tìm.
Nhưng bò không đi xa
mấy, chúng ở ngay sau Mahavira, nghỉ ngơi dưới những cây lớn. Khi chúng đã nghỉ
ở đó xong, chúng quay lại, tới gần Mahavira. Người này từ trong rừng quay lại rất
thất vọng. Chẳng có dấu hiệu gì về một con bò và ở đây anh ta lại thấy cả trăm
con bò đang đứng sau Mahavira! Anh ta nói, "Gã này dường như là tên trộm.
Nó đang giở trò đểu: với mình nó giả vờ điếc và câm, cho nên mình phải đi vào rừng
và trong lúc đó thì nó tập hợp bò lại! Nếu mình đi xa hơn, nó sẽ thoát mất. Nó
chỉ đợi mặt trời lặn." Toàn tưởng tượng của riêng anh ta...
Anh ta trở nên giận tới
mức anh ta lấy hai miếng gỗ và đập chúng vào tai Mahavira - "Ta sẽ cho mi
bài học. Đồ điếc này, đồ câm này - mày sẽ được điếc thực." Dầu vậy,
Mahavira vẫn đứng đó. Ngài chẳng nói gì cả. Cả hai tai rơi ra, máu chảy túa xuống....
Câu chuyện này cực kì
hay. Tại điểm này dường như là nó trở thành biểu tượng hơn. Trong huyền thoại Ấn
Độ thần của mây và sét có tên là Indra. Indra đang quan sát điều xảy ra, và ông
ấy rất quan tâm rằng một người hồn nhiên đã chẳng làm gì mà lại bị trừng phạt
mà không có lí do gì cả. Thế là Indra từ mây bước xuống và nói với Mahavira,
"Ông đã quyết định giữ im lặng trong mười hai năm. Ông sẽ không ngạc nhiên
nếu những điều như vậy cứ xảy ra. Ta có thể cử hai vệ sĩ chăm nom cho
ông."
Đối thoại này phải đã
xảy ra từ tâm qua tâm, bởi vì Mahavira không nói. Nhưng tâm qua tâm ông ấy nói
với Indra, "Ta biết ơn rằng tự nhiên - và ông là đại diện cho tự nhiên -
chăm nom tới người hồn nhiên. Nhưng đừng lo, điều đó sẽ không xảy ra mãi đâu.
Nó đã không xảy ra trước đây. Và ta không thể đảm đương được hai vệ sĩ; ta muốn
tuyệt đối một mình. Những cái tai này và mắt này, thân thể này sẽ bị đem đi
thiêu trên dàn hoả thiêu một ngày nào đó, cho nên cái gì có đó để mà lo
nghĩ?"
Indra nói, "Ông
bướng lắm."
Và Mahavira nói với
thần, "Không bướng bỉnh thì ta không thể đi vào các kiếp sống quá khứ của
mình được. Mười hai năm này của im lặng chỉ là một nỗ lực để xuyên qua mọi rào
chắn và đạt tới chỗ nơi ta đã đi. Chừng nào ta còn chưa biết nơi ta đã tới, thì
làm sao ta có thể đi ngược lại cội nguồn được? Làm sao ta có thể làm cho vòng
tròn hoàn chỉnh được?"
Đó là thái độ của
Mahavira: trước hết bạn phải biết bạn đã tới từ đâu. Nhưng đấy không phải là
thái độ của tôi bởi vì không có nhu cầu đi vào rắc rối không cần thiết đó. Điều
đó không nhỏ, điều đó cực lớn, bởi vì không chỉ nhớ lại, đó thực sự là sống lại
các kiếp sống quá khứ của bạn. Mọi thứ trở thành phức tạp và đậm đặc; bạn bị
bao quanh bởi những đám mây đen tầng tầng lớp lớp. Bạn cần sức mạnh ý chí cực
kì lớn để đi tiếp và tìm ra chỗ mà từ đó bạn đã tới. Đây là việc hành hạ không
cần thiết, và tôi chẳng bao giờ thiên về bất kì việc hành hạ không cần thiết
nào.
Tôi đã nghe nói về một
người đang lái xe gần New Delhi. Người đó hỏi một ông già đang ngồi dưới gốc
cây, nhặt củi, "Đến New Delhi còn bao xa nữa?"
Ông già nói,
"Con đường ông đang đi, nếu ông cứ đi thẳng, thì sẽ rất xa. Ông sẽ phải đi
vòng quanh trái đất bởi vì ông đã đi bỏ lại Delhi tám dặm đằng sau. Bây giờ thì
tuỳ ông đấy: nếu ông bướng bỉnh, thì cứ đi tiếp đi. Nếu ông nhạy cảm, chỉ việc quay
xe lại và lùi trở lại."
Cách tiếp cận của tôi
là, khi mọi thứ có thể được làm theo cách đơn giản và không phải hành hạ gì...
Điều đó tuyệt đối ngớ ngẩn - quên nơi bạn đã tới đi. Một điều là chắc chắn, bạn
đã tới. Bây giờ cách tốt nhất và cách dễ nhất là nhìn vào nơi bạn đang đi, bởi
vì chung cuộc bạn sẽ tìm thấy rằng điểm bạn tới cũng là điểm bạn đã đi từ đó.
Đây là cách cuộc sống trở thành vòng tròn hoàn chỉnh.
Cho nên tôi không thấy
cần gì, Maneesha này, để nhớ lại nơi nào các bạn đã tới. Nhưng cả Phật giáo và
Jaina giáo, và chỉ hai tôn giáo này thôi, đã tìm ra cách để đi vào quá khứ.
Jaina giáo đã đi rất sâu vào khoa học của việc nhớ lại toàn bộ quá khứ. Và bởi
vì phương pháp luận khó khăn này được Mahavira chấp nhận, nên người Jainas vẫn
còn là thiểu số rất nhỏ. Ai định chịu đựng nhiều thế? Cuộc sống trong bản thân
nó đã đủ khổ rồi; sao lại mời thêm khổ, những khổ mà bạn đã quên rồi, bạn đã trải
qua rồi? Bạn đã có bao nhiêu vợ... chỉ nhớ lại tất cả những người vợ đó sẽ
không cho bạn bất kì sáng suốt nào mà chỉ có chứng đau nửa đầu! Bao nhiêu chồng...
đủ mọi loại kẻ ngốc, và chỉ nhớ lại họ sẽ là sống cuộc sống ma. Không cần đâu.
Phật giáo đã cố gắng
hơn một chút, nhưng đã không đi rất xa vào trong đó. Sau Phật, rất ít sư đã thử
nhưng điều đó chẳng bao giờ trở thành một đặc thù của Phật giáo. Nhưng Jaina
giáo là trường hợp rất đặc thù. Phật giáo đã trở thành một tôn giáo thế giới -
toàn thể vùng Viễn Đông trở thành phật tử - trong khi Jaina giáo vẫn còn là một
cộng đồng nhỏ ở Ấn Độ. Chỉ ba triệu rưởi người là con số của họ ngày nay. Nếu
Mahavira đã chuyển đạo cho một đôi hai nghìn năm trăm năm trước đây, thì đôi đó
đã tạo ra được ba triệu rưởi người vào thời nay!
Cho nên bạn có thể hiểu
rằng Mahavira không thể thuyết phục nổi nhiều người. Ông ấy đã nêu ra cách thức
gian nan đến mức chỉ vài người phiêu lưu yêu mến điều không thể được mới trở
nên quan tâm tới ông ấy. Phật và Mahavira là người đồng đại. Con đường của Phật
êm đềm hơn, nhân bản hơn; Mahavira tuyệt đối khô khan, rất nghiêm khắc. Con đường
của Phật đi qua khu vườn; Mahavira chọn đi qua sa mạc nơi thậm chí nước uống
cũng sẽ không có sẵn. Nhưng đấy chỉ là những cá tính khác nhau, duy nhất...
Maneesha này, bạn
không cần cố gắng một cách không cần thiết để tìm ra nơi nào bạn đã tới. Bạn đã
bị đau nửa đầu rồi, bạn có muốn đau nữa không? Maneesha đáng thương phải chịu
chứng đau nửa đầu. Tôi chịu chứng đau nửa đầu gần mười lăm năm nay, cho nên tôi
biết nó nghĩa là gì. Gần như là đầu bạn bị chẻ ra làm đôi. Bạn sẽ muốn đập đầu
mình vào tường.
Nhưng một sự việc kì
lạ đã xảy ra...
Tôi đã ở Jalgaon, rất
gần đây, và nó là một trong những chỗ nóng nhất trong mùa hè. Tôi vừa mới tới
đó, lúc ấy phải là hai giờ chiều, và tôi mệt mỏi thế và bị đau nửa đầu. Cho nên
tôi bảo ông chủ của tôi rằng trước hết tôi muốn tắm.
Tôi vào phòng tắm của
ông ấy, và họ có vòi nước lắp sai kiểu. Tôi cứ tưởng đấy là nước lạnh nhưng nó
lại là nước nóng, và tôi bật nó lên hết cỡ, lên đầu tôi. Và rồi tôi nhẩy bổ ra
- bởi vì nó không phải là nước lạnh, nó là nước hoàn toàn nóng! Nhưng trong cú
nhẩy đó tôi quên phứt mất chứng đau nửa đầu. Kể từ đó trở đi nó không quay lại
nữa. Điều gì đã xảy ra tôi chẳng biết; tôi đơn giản quên mất, cú sốc quá lớn.
Ngày đó tôi hiểu câu ngạn ngữ khôn ngoan, rằng nếu bạn có rắc rối nhỏ thì cách
duy nhất để chữa nó là tìm ra rắc rối lớn hơn. Thế thì bạn sẽ quên mất nó.
Ngày đó tôi hiểu tại
sao Mulla Nasruddin lại hay đi đôi giầy nhỏ hơn một cỡ. Người chủ tiệm giày cứ
hỏi anh ta mãi, "Sao anh phải chịu đau thế? Anh bao giờ cũng tới một cách
khập khiễng, và rồi cứ hỏi giầy cỡ không dành cho anh - nó là giầy nhỏ hơn một
cỡ. Và cả ngày dài cả thành phố đều biết anh trải qua đau đớn đến đâu. Cứ nghĩ
mà xem - giầy nhỏ hơn một cỡ!"
Nasruddin nói,
"Ông đâu biết triết lí đằng sau điều đó. Bởi vì chiếc giầy này, không rắc
rối, không lo âu nào chạm được tôi cả. Đây là nỗi lo âu đến mức tôi chẳng có gì
còn lại ngoại trừ chiếc giầy và chỉ chờ chết. Chẳng cái gì khác thành vấn đề cả.
Và thêm vào đó, khi tôi về tới nhà vào buổi tối và tôi cởi giầy ra... nhẹ nhõm
làm sao! Ông còn có thể kiếm được sự nhẹ nhõm như thế ở đâu khác được?!"
Đấy gần như điều vẫn
đang được làm, một cách không chủ ý, trong chương trình EST. Trong tám tiếng bạn
không được vào phòng vệ sinh. Sau hai hay ba giờ sự việc bắt đầu trở nên khó
khăn, và rồi tới một khoảnh khắc mà bạn không thể nào chứa nó thêm được nữa.
Nhưng bạn đã cam kết với chương trình này và bạn không thể đứng dậy để vào nhà
vệ sinh được. Nhà vệ sinh bị khoá lại và mọi người sẽ cười bạn, rằng bạn không
đủ dũng cảm. Cho nên mọi người đều cố gắng dũng cảm.
Thế rồi bỗng nhiên ai
đó, mặc dầu đã cố gắng, mới nhìn xuống và người đó thấy - người đó đang làm gì
vậy? Người đó không muốn làm điều đó, nhưng bây giờ điều đó không còn trong sự
kiểm soát của người đó nữa rồi. Bóng đái chỉ có thể chứa một lượng nước nào đó,
bây giờ nó tuôn tràn ra.
Nhưng nó đem lại sự
nhẹ nhõm lớn thế. Và một khi một người làm điều đó, thì mọi người khác cũng làm
điều đó. Và họ nói với bạn mình, "Đấy là cái gì đó đáng kinh nghiệm - sự
nhẹ nhõm! Chúng tôi chưa bao giờ biết tới sự nhẹ nhõm như vậy."
Cho nên Maneesha,
không cần biết tới những loại nhẹ nhõm như vậy. Cách đơn giản hơn có sẵn đấy,
và tôi thiên về cái đơn giản và cái hiển nhiên. Tìm ra nơi bạn đang hiện hữu:
đó là điểm nơi bạn đã bắt đầu đi ra và là nơi bạn phải quay lại.
Cội nguồn nguyên thuỷ
của bạn cũng là mục đích tối thượng của bạn.
Bây giờ là lúc cho
Sardar Gurudayal Singh.
Sardar Gurudayal
Singh đáng thương phải đợi lâu thế và phải kìm mình. Tôi đã biết anh ấy trong
ba mươi nhăm năm nay. Anh ấy sẽ trở nên chứng ngộ vào bất kì ngày nào, nhưng chỉ
bởi vì những chuyện cười này... anh ấy là người nghiện chuyện cười. Anh ấy
nghĩ, "Nếu mình trở thàn chứng ngộ, thế thì chuyện cười ngày mai sẽ ra
sao? Cho nên hoãn lại đã; chứng ngộ không phải là cái gì bạn sẽ bị mất đi. Bất
kì ngày nào bạn cũng có thể trở nên chứng ngộ, nhưng trong khi đó cứ tận hưởng
chuyện cười trước cái đã."
Bà Wimple và cậu con
trai nhỏ của bà ấy lên xe bus. Bà ấy trả tiền vé và bước sang lối đi giữa của
xe bus, dắt Willie trong tay.
"Bà đợi chút
xíu, thưa bà," người soát vé nói. "Bà sẽ phải trả tiền vé cho cậu nhỏ
này nữa."
"Nhưng nó mới ba
tuổi thôi," bà Wimple phản đối.
"Này nhé,"
người soát vé đáp, "với tôi nó trông như bẩy tuổi rồi."
"Nhưng nó không
thể thế được!" bà Wimple kêu lên. "Tôi mới lấy chồng được bốn
năm."
"Này thưa
bà," người soát vé đáp, "Tôi chỉ cần tiền của bà thôi, không cần lời
thú tội đâu nhé!"
Có một tai nạn tồi tệ
tại nhà thương điên London, khi một bạn tù ngã xuống giếng.
Loony Larry thấy tình
huống này và bỗng nhiên, trước sự kinh ngạc của mọi người, tự thả mình xuống nước
ở đầu sợi dây thừng. Sau một nỗ lực không thể tin được, Loony Larry xoay xở kéo
anh bạn tù kia lên.
Phương tiện đại chúng
biết tin về biến cố này, và tổ tin tức của Kênh bốn chẳng mấy chốc đã có mặt ở
nhà thương điên để phỏng vấn Loony Larry, người anh hùng.
"Đó là hành động
nổi bật của lòng dũng cảm và từ bi của con người," Walter Wicker, phóng
viên truyền hình, nói vào microphone.
"Rất cám ơn các
vị," Loony Larry đáp, nhe răng ra cười một cách ngượng ngùng.
"Và anh có thể
cho chúng tôi biết," Walter tiếp tục, "ngay bây giờ người mà anh vừa
cứu ở đâu không?"
"Ô!" Larry
nói, chỉ lên cột cờ. "Tôi vừa mới treo anh ta lên cho khô!"
"Lạy trời!"
bác sĩ Snooze, nhà thôi miên, nói với bệnh nhân mới tới của mình, Herman.
"Anh trông khủng khiếp thế. Chuyện gì xảy ra với anh vậy?"
"Thế này, bác
sĩ," Herman giải thích, vừa nằm ườn ra trên ghế tràng kỉ. "Em vừa mới
lấy vợ và vợ em Suzie đẹp lộng lẫy tới mức chúng em làm tình năm lần mọi đêm!
Và em chưa bao giờ ngủ được cả."
"Tôi biết rồi!"
Snooze nói. "Nghe cho rõ đây, tôi sẽ chỉ cho anh cách thôi miên mình để
anh có thể đi ngủ ngay trong đêm.
"Khi anh lên giường,
anh nằm dài ra và bảo từng bộ phận thân thể anh đi ngủ, lần lượt từng thứ một."
"Cám ơn bác
sĩ," Herman nói, "Em sẽ thử điều đó." Và anh ta loạng choạng về
nhà.
Đêm đó, sau bữa ăn tối
thịnh soạn, Herman vào phòng ngủ, bỏ Suzie làm chuyện rửa bát. Herman chui xuống
dưới khăn trải giường và bắt đầu tự thôi miên mình.
"Ngón
chân!" Herman hạ lệnh, "đi ngủ!"
"Bàn chân!"
Herman ra lệnh, "đi ngủ!"
"Cẳng
chân!" Herman chỉ huy, "đi ngủ!"
"Thân thể!"
Herman vừa nói vừa ngáp, "đi ngủ!"
"Đầu!"
Herman thở dài, "đi ngủ!"
Vừa lúc đó cửa mở ra
và Suzie lướt vào trong phòng ngủ mặc bộ đồ ngủ mỏng tang thấy rõ bên trong.
Một mắt Herman mở ra,
và dần dần bị cuốn hút theo người đàn bà đẹp tuyệt trần đang trèo vào giường.
"Nhanh
lên," anh ta hô to. "Mọi người thức dậy!"
Nivedano...
(tiếng trống)
(nói lắp bắp)
(tiếng trống)
Im lặng. Nhắm mắt lại,
cảm thấy thân thể hoàn toàn đông cứng.
Bây giờ nhìn vào bên
trong với toàn bộ tâm thức của bạn, với sự khẩn thiết, dường như đây là khoảnh
khắc cuối của cuộc sống của bạn.
Đi ngày một sâu hơn -
đi như mũi giáo.
Bạn sẽ đạt tới trung
tâm mà không thất bại.
Trung tâm của con người
bạn cũng là trung tâm của sự tồn tại.
Biết bao nhiêu hoa hồng
nở, biết bao nhiêu cái đẹp, duyên dáng thế và huy hoàng thế. Vui mừng trong khoảnh
khắc may mắn này đi.
Thế giới đã quên mất
ngôn ngữ này và con đường vàng dẫn bạn tới kho báu riêng của mình.
Chân lí là ở đây, cái
thiện là ở đây, cái đẹp là ở đây.
Từ cội nguồn này mọi
thứ nảy sinh và mọi thứ quay trở lại cội nguồn này.
Đây là cội nguồn vĩnh
hằng của sự tồn tại.
Chỉ một mùi vị nhỏ của
nó và bạn không còn là cùng con người đó nữa. Bạn bắt đầu trở thành phật.
Để làm cho điều đó rõ
ràng hơn,
Nivedano...
(tiếng trống)
Thảnh thơi. Buông bỏ
thân thể và tâm trí.
Bạn không là cả hai
cái đó, bạn chỉ là nhân chứng.
Việc chứng kiến này là
chính chìa khoá vàng,
Chìa khoá chính
mở ra mọi bí ẩn của sự
tồn tại.
Bạn cảm thấy phật thật
sâu sắc, thật thân thiết nhất có thể được.
Phật là cái tên khác
của quyền năng chứng kiến của bạn,
và bạn phải sống nó cả
hai mươi bốn tiếng,
trong mọi hoạt động của
mình.
duyên dáng, nhận biết,
hành xử như cách Phật
đã hành xử.
Luôn luôn tự nhắc nhở
mình trong cả ngày
rằng bạn thuộc vào điều
siêu việt, rằng bạn không phải là một phần của sự tồn tại tầm thường.
Nhà bạn là ở cái vĩnh
hằng, ở điều linh thiêng.
Tối nay đẹp trong
chính nó.
Nhưng sự hiện diện của
mười nghìn chư phật đang chứng kiến cùng nhau đã làm cho nó đặc biệt đẹp.
Trong việc chứng kiến
này bạn đã làm tan biến cá nhân bạn.
Tôi có thể thấy chỉ mỗi
một đại dương tâm thức không gợn sóng nào. Phòng Phật đã trở thành một tâm thức
đại dương.
Đây là điều làm cho một
chỗ trở thành linh thiêng.
Khoảnh khắc này bạn ở
đỉnh cao nhất của
tâm thức, của niềm
vui, của phúc lành. Chẳng mấy chốc bạn sẽ được gọi quay lại. Bắt đầu thu lấy mọi
hoa và hương thơm. Khi bạn quay lại, quay lại như phật.
Nivedano...
(tiếng trống)
quay lại, nhưng tự nhắc
mình về cách thức phật sẽ tới - với duyên dáng, với im lặng, với an bình.
ngồi lại vài phút chỉ
để hồi tưởng lại nơi bạn đã ở, không gian ấy, con đường vàng ấy.
Điều này sẽ chuẩn bị
bạn cho tiếng gầm của sư tử.
Phật đã nói rằng con
người, khi người đó trở nên chứng ngộ, phát ra tiếng gầm của sư tử. Loạt bài
này mà chúng ta bắt đầu ngày hôm nay có tên là Triệu Châu: tiếng gầm của sư tử.
Bạn nhớ tới cái đẹp của
sư tử,
như sức mạnh vô biên,
như tính một mình vĩ đại.
Khoảnh khắc bạn gầm,
mọi thung lũng sẽ âm
vang tiếng đó.
Mọi trái tim trống rỗng
sẽ vang vọng tiếng đó.
Một phật có thể làm lẩy
cò hàng nghìn chư phật trên thế giới. Điều này sẽ là thông điệp của bạn.
Với một thế giới đang
chết, bạn là niềm hi vọng cuối cùng.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Thầy kính
yêu.
Xem Tiếp Chương 2 – Quay Về Mục Lục
0 Đánh giá