Read more
Osho kính yêu,
Một sư hỏi Mục Châu, "Nghĩa bên trong của giáo huấn Phật giáo là gì?"
Một sư hỏi Mục Châu, "Nghĩa bên trong của giáo huấn Phật giáo là gì?"
Mục Châu nói,
"Ta không trả lời."
"Sao
không?" sư hỏi.
"Vì," Mục
Châu nói, "Ông nghĩ và nghĩ và rồi tới và hỏi ta."
Sư lại hỏi thêm,
"Nghĩa của Bồ đề đạt ma tới từ phía Tây là gì?"
Mục Châu nói,
"Chúng ta chẳng là thầy và trò sao? Sao ông không tới gần hơn?"
Sư đi tới gần hơn,
và thế rồi Mục Châu nói, "Khi ta gọi một người từ đông Setsu, người từ tây
Setsu cũng được bao hàm. Nghĩa của điều đó là gì?"
Thế rồi sư hỏi,
"Điều bản chất của nghĩa của Tào Khê là gì?" - (chính là nơi Huệ Năng
đã sống).
Mục Châu nói,
"Khi ông gặp một kiếm thủ trên phố, trao cho ông ấy kiếm. Nếu ông ấy không
là nhà thơ, đừng cho ông ấy xem thơ của ông."
Một lần Vân Môn
than, "Phật giáo thật tuyệt vời! Lưỡi sao mà ngắn thế." Thế rồi ông ấy
nói thêm, "Dài thế." Rồi ông ấy nói, "Khi chúng ta đã hoàn thành
việc xẻ trục lớn, chúng ta xoa tay."
Một sư hỏi Nam Nhạc,
"Nghĩa lớn của Phật giáo là gì?"
Nam Nhạc đáp,
"Nguồn gốc của vô số bệnh."
Sư nói, "Xin chữa
cho tôi!"
Nham Nhạc nói,
"Thầy thuốc thế giới cũng khoanh tay."
Một sư hỏi Dược Sơn,
"Bản chất của Phật giáo có tồn tại trước khi Bồ đề đạt ma tới không?"
"Có chứ,"
Dược Sơn nói.
"Thế tại sao
ông ấy tới, nếu nó đã tồn tại rồi?" sư hỏi.
"Ông ấy tới,"
Dược Sơn nói, "Chỉ bởi vì nó đã ở đây rồi."
Maneesha,
Thiền là kì lạ thế khi có liên quan tới hiểu biết trí tuệ. Nó có vẻ gần như ngớ
ngẩn. Đó là một trong những lí do tại sao nó đã không phát triển thành cây bao
la khắp thế giới, nhưng vẫn còn là dòng suối nhỏ của chỉ những người có thể
nhìn ra bên ngoài tâm trí, người có thể cảm thấy nó, cho dù nó là phi logic,
phi lí.
Một
lần Picasso đang ngồi trong vườn với một bụi hồng đẹp; nhiều hoa hồng đã nở
trên nó. Một người bạn hỏi ông ấy, "Nghĩa của hoa hồng là gì?"
Picasso
nói, "Không có nghĩa trong bất kì cái gì chút nào, nhưng có ý nghĩa mênh
mông trong ngay cả một nhành cỏ nhỏ nhất."
Bạn
phải hiểu hai từ này, ‘nghĩa' và ‘ý nghĩa'. Trong từ điển chúng có cùng nghĩa,
nhưng trong sự tồn tại, trong cuộc sống, trong chân lí, chúng là từ các nguồn
khác nhau. Nghĩa là của tâm trí còn ý nghĩa là của vô trí. Nghĩa là có tính tiện
dụng, xe đạp có nghĩa; nhưng hoa hồng sao? - nó hoàn toàn vô nghĩa.
Nhưng
xe đạp có ý nghĩa nào không? Hoa hồng có ý nghĩa mênh mông, vĩ đại lớn lao; chỉ
nhìn vào hoa hồng và cái đẹp của nó và tính không thể được của nó mà xem. Từ đất
mọc ra một đoá hồng ngát hương, đẹp, có tính hiện tượng như thế chẳng dành cho
bất kì ai nói riêng, nhưng nó lan toả hương thơm cho toàn thể vũ trụ. Nó dành
cho bất kì ai có tính cảm nhận.
Mối
quan tâm của triết học là nghĩa, và mối quan tâm của Thiền là ý nghĩa. Nghĩa
bao giờ cũng phải hợp lí, ý nghĩa không bị bó buộc như thế. Nghĩa của yêu là
gì? Nó có cái đẹp mênh mông, nó có niềm vui lớn lao, nó là phúc lành - nhưng đừng
hỏi về nghĩa.
Kể
từ thời của Phật Gautam các sư Phật giáo cứ hỏi đi hỏi lại mãi, "Nghĩa của
Phật giáo là gì?"
Chỉ
bởi câu hỏi của họ mà họ đã bỏ lỡ. Câu hỏi sai không thể gợi ra câu trả lời
đúng được.
Giữ
điều này trong cái nhìn của bạn, suy ngẫm về những giai thoại nhỏ này.
Một
sư hỏi Mục Châu, "Nghĩa bên trong của giáo huấn Phật giáo là gì?"
Bây
giờ không ai sẽ nói rằng câu hỏi của ông ấy là không liên quan; nhưng trong thế
giới của Thiền điều đó là tuyệt đối không liên quan, vì ngay chỗ đầu tiên không
có giáo huấn trong Phật giáo. Thực ra không có điều như Phật giáo, chỉ có việc
bùng nổ của phật tính. Nó không phải là ‘giáo - chủ nghĩa’ như chủ nghĩa cộng sản,
nó không phải là ‘giáo - chủ nghĩa’ như chủ nghĩa phát xít, nó không phải là
triết lí, được đề xuất bởi hàng trăm triết gia trên khắp thế giới.
Phật
là hiện tượng duy nhất. Ông ấy không có giáo lí, chỉ vài hướng dẫn để cho bạn
có thể tìm thấy bản thân bạn. Ông ấy không cho bất kì định nghĩa nào, vì định
nghĩa là giới hạn. Định nghĩa là làm ra hệ thống phán xét nào đó - những người
tới bên trong khu vực này là đúng còn những người không tới trong khu vực này tự
động là sai.
Phật
tính là kinh nghiệm không có giới hạn nào. Nó có thể xảy ra cho trẻ, cho già,
cho trắng, cho đen, cho đàn ông, cho đàn bà. Nó có thể xảy ra cho bất kì ai sẵn
sàng lấy bước nhảy từ bên ngoài vào trong cái ta riêng của người đó. Nhưng với
việc đạt tới bản thân mình bạn không tìm thấy nghĩa. Bạn chắc chắn tìm thấy cực
lạc vô cùng, bạn bị nhận chìm trong an bình và im lặng, bạn cảm thấy dường như
cả nghìn hoa đang trút lên bạn; nó là oai nghiêm, nó là huy hoàng, nó là phép
màu, nó là huyền bí, nhưng nó không là nghĩa.
Nghĩa
dành cho những thứ bình thường của thế giới, ý nghĩ dành cho cái bên trong. Cái
bên trong không phải là hàng hoá, nó không có giá. Bạn không thể bán được nó, bạn
không thể mua được nó; không ai có thể trao nó cho bạn và không ai có thể lấy
nó đi khỏi bạn. Trạng thái của nó là duy nhất trong toàn thể vũ trụ. Mọi thứ cứ
thay đổi liên tục, cũng giống như cơn lốc, nhưng bản thể của bạn vẫn còn là
trung tâm của cơn lốc mà không bao giờ thay đổi; nó vẫn còn hệt như nó vậy.
Đó
là việc tìm kiếm vào trong tính chất bên trong riêng của bạn... nhưng câu hỏi
này không được hỏi chỉ bởi một sư...
Bạn
có nghe thấy tiếng con chim cúc cu đã lại tới không? Bạn có thấy ý nghĩa của tiếng
hót hồn nhiên của chúng không? Không có nghĩa, bạn không thể dịch nó được;
nhưng nó đang tới từ chính sự hiện hữu của con chim cúc cu, từ niềm vui lớn lao
nào đó, từ giầu có lớn lao nào đó, và chúng muốn chia sẻ điều đó với vũ trụ.
Vị
phật cũng nói, nhưng theo cùng cách như con chim cúc cu đang hót, theo cùng
cách như hoa hồng chia sẻ hương thơm của chúng cho không khí, hay tre đang tám
gẫu giữa chúng - chúng không có lời, nhưng khi gió luồn qua chúng, chúng nói
cái gì đó mà không nói nó, "Chúng tôi cũng ở đây."
Không
có Phật giáo như một triết lí, nhưng có kinh nghiệm của Phật cái là sẵn có cho
mọi người. Nó không phải là giáo lí, nó là kinh nghiệm. Bạn không thể dạy cho
người mù ánh sáng là gì, bạn cũng không thể dạy cho người điếc âm nhạc là gì. Để
biết ánh sáng bạn cần mắt và để trải nghiệm âm nhạc bạn cần sự nhạy cảm của tai
âm nhạc.
Mục
Châu nói, "Ta không trả lời."
Mục
Châu thuộc vào trong số những Thiền sư lớn. Không ngần ngại một khoảnh khắc ông
ấy nói, "Ta không trả lời."
Thực
ra ông ấy đang trả lời cho phát biểu này. Ông ấy đang nói, "Nó là không trả
lời được; ông có thể có nó, nhưng nó không thể được giải thích cho ông bởi ai
đó khác."
"Ta
không trả lời," cũng có nghĩa, "Ta không còn nữa, ai sẽ trả lời?"
Nó cũng có nghĩa, "Ông không có tính cảm nhận, phỏng có ích gì mà trả lời?"
Và về nền tảng nó là kinh nghiệm sống, không phải là bài nói triết lí hỏi-và-đáp.
Sư
này ngạc nhiên, hiển nhiên. Một thầy lớn, được cả nghìn người biết tới, được
nhiều người tôn thờ, nói rằng ông ấy sẽ không trả lời một câu hỏi đơn giản.
"Sao
không?" sư hỏi.
"Vì,"
Mục Châu nói, "Ông nghĩ và nghĩ và rồi tới và hỏi ta."
Ông
ấy nói, "Nghĩ về câu hỏi của ông đi, nghĩ về việc không trả lời của ta, và
có lẽ ông có thể có sáng suốt nào đó." Cái gì đó có thể mở ra cho sư này
qua việc suy nghĩ về điều này - điều mà một thầy lớn được cho rằng đã chứng ngộ
lại không sẵn lòng trả lời một câu hỏi đơn giản. Có thể có cái gì đó sai trong
câu hỏi hay có thể có cái gì đó trong kinh nghiệm về Phật giáo mà không thể đặt
vào lời. Hay có lẽ người mà trải nghiệm bản thân mình đã biến mất vào trong hư
không, trong im lặng.
Ông
ấy không thể trả lời. Mọi câu trả lời đều sai. "Cứ đi và nghĩ và nghĩ và
thế rồi quay lại và hỏi ta."
Sư
lại hỏi thêm, "Nghĩa của Bồ đề đạt mà tới từ phía Tây là gì?"
Đây
là câu hỏi truyền thống trong Thiền.
Bồ
đề đạt ma đã sáng lập ra Thiền ở Trung Quốc; ông ấy đã đi tới đó từ Ấn Độ, một
nghìn bốn trăm năm trước. Trong Thiền câu hỏi này đã từng được những người mới
tới hỏi đi hỏi lại, "Nghĩa của Bồ đề đạt mà tới từ phía Tây là gì?"
Và bây giờ đặc biệt nó đang tham chiếu tới lời của Mục Châu, "Ta không biết."
Nếu
một người của chứng ngộ không thể trả lời được một câu hỏi đơn giản, vấn đề là
gì mà Bồ đề đạt ma đã đi sang Trung Quốc từ Ấn Độ xa xôi? Cuộc hành trình đã mất
ba năm - vấn đề là gì nếu nó không thể được giải thích, nếu nó không thể được dạy?
Tại sao Bồ đề đạt ma nhận rắc rối thế?
Mục
Châu nói, "Chúng ta chẳng phải là thầy và trò sao? Sao ông không tới gần
hơn?"
Ở
gần thầy hơn đơn giản nghĩa là: bỏ phòng thủ của bạn. Tất cả chúng ta đều có
phòng thủ, tất cả chúng ta đều sợ bị mong manh. Thay vì trả lời câu hỏi của sư
này, ông ấy đã làm ra cách tiếp cận khác có thể cho sư này: "Chúng ta là
thầy và trò. Cả hai chúng ta thuộc vào cùng một chiều hướng. Ta có thể đi trước
ông chút ít, nhưng ta sẵn sàng chia sẻ. Sao ông không lại gần hơn một
chút?"
Phật
Gautam thường nói với người mới tới, với người tìm hỏi mới, "Cứ ngồi xuống
cạnh ta đi. Khi thời gian đúng tới, ta sẽ hỏi ông câu hỏi. Ông có thể hỏi bất
kì cái gì, nhưng để thời gian đúng tới đã." Và đôi khi điều đó mất nhiều
năm... một người sẽ ngồi đó trong im lặng, mọi ngày từ sáng tới tối. Mọi lần
này, ân huệ của Phật rót xuống như mưa rào lên đệ tử im lặng. Thầy trở thành gần
như làn gió thoảng, liên tục thổi đi mọi bụi bặm đã tụ lại trên tấm gương của đệ
tử.
Ngày
mà mọi ý nghĩ đã dừng lại, khi đệ tử chỉ là im lặng và không gì khác, khi không
có gợn sóng trên hồ tâm thức của đệ tử, thời điểm đúng, thời điểm chín, đã tới.
Chỉ bây giờ cái gì đó mà không thấy được mới được truyền. Trong những khoảnh khắc
im lặng này, không nói bất kì cái gì, ngọn lửa truyền sang ngọn lửa khác. Bạn
đã bao giờ nghĩ về điều đó chưa? Một chiếc nến đang bắt lửa, và bạn mang một
chiếc nến khác, còn chưa cháy sáng, tới gần nó. Một khoảnh khắc tới khi đột
nhiên ngọn lửa nhảy sang chiếc nến chưa cháy.
Yêu
cầu học trò tới gần hơn là yêu cầu người đó đem chiếc nến chưa cháy lại gần
hơn, chiếc nến có mọi tiềm năng này. Ngọn lửa của thầy phải làm lẩy cò sự huy
hoàng ẩn kín của đệ tử. Gần gũi nào đó là cần thiết, tin cậy nào đó, yêu nào
đó, thân thiết nào đó. Học trò có thể vẫn còn xa xôi với thầy giáo, nhưng đây
là khác biệt giữa học trò và đệ tử. Học trò không bỏ rào chắn của mình; anh ta
phải thu thập tri thức nào đó, tích luỹ vài khái niệm thêm nữa. Anh ta là học
giả, anh ta đang cố biết qua tâm trí; nhưng tâm trí chỉ có thể vay mượn tri thức,
nó không thể biết theo cách riêng của nó. Và bất kì tri thức nào được vay mượn
đều không nhiều hơn tri thức.
Khoảnh
khắc bạn vay mượn nó, nó đã mất cuộc sống của nó, nó không còn sống động nữa.
Nó sẽ không đem tới biến đổi cho bản thể bạn. Và tri thức không đem tới biến đổi
cho con người bạn thì không đáng gọi là tri thức. Thầy giáo có thể dạy học trò,
khoảng cách không thành vấn đề; nhưng thầy không là thầy giáo. Thầy là cội nguồn
năng lượng nào đó, và bạn phải tới gần hơn để chia sẻ trong năng lượng này. Bạn
phải đi vào trong lửa của thầy và cũng trở thành lửa.
Đột
nhiên bạn sẽ khám phá ra rằng bạn có mọi năng lực, mọi tiềm năng, để trở thành
phật. Tại sao bận tâm về Phật giáo khi bản thân bạn có thể trở thành phật? Phỏng
có ích gì, nếu mắt bạn nhắm, mà đi hỏi mọi người ánh sáng là gì, khi bạn có thể
mở mắt ra và thấy ánh sáng mặt trời? Và bạn có nghĩ bất kì ai có thể giải thích
cho bạn ánh sáng là gì không nếu mắt bạn vẫn nhắm? Không có cách nào cả. Bạn phải
mở mắt ra.
Mục
Châu đang nói, "Đừng bị bận tâm về những thứ này - nghĩa của Phật giáo,
hay tại sao Bồ đề đạt ma tới từ phía Tây. Nó không phải là vấn đề của ông. Tại
sao ông không gần gũi hơn chút ít, lại gần hơn chút ít?" Trong sự gần gũi
đó câu hỏi của bạn sẽ tan ra theo cách của riêng nó vì bạn càng tới gần, bóng tối
của bạn càng biến mất. Bạn càng tới gần, bản ngã của bạn càng biến mất. Khi bạn
tới gần hơn bạn bắt đầu thấy mặt nguyên thuỷ của bạn được phản xạ trong tâm của
thầy. Nó là thông điệp im lặng từ tâm sang tâm.
Sư
đi tới gần hơn, và thế rồi Mục Châu nói, "Khi ta gọi một người từ đông
Setsu, người từ tây Setsu cũng được bao hàm. Nghĩa của điều đó là gì?"
Đệ
tử có thể đã tới gần hơn chút ít, nhưng nửa vời, bộ phận. Người ta có thể tới gần
hơn chỉ nếu người ta là toàn bộ, đông và tây cùng nhau. Đệ tử này phải đã kìm
giữ lại một phần và một phần tới gần chỉ bởi vì thầy đã hỏi. Nhưng không thầy
nào được thoả mãn với bất kì sự tham gia bộ phận. Mọi thầy trong nhiều thời đại
đều đã yêu cầu đệ tử của mình tới với tính đầy đủ của họ, với tính toàn bộ của
họ, không để lại bất kì cái gì đằng sau, không ôm giữ bất kì cái gì lại. Cứ tới
với tính toàn bộ và mọi câu hỏi của bạn sẽ biến mất theo cách riêng của chúng.
Thế
rồi sư hỏi, "Điều bản chất của nghĩa của Tào Khê là gì?" - (chính là
nơi Huệ Năng đã sống).
Huệ
Năng là thầy của Mục Châu. Bây giờ Mục Châu đã trở thành thầy theo quyền riêng
của ông ấy. Câu trả lời của sư này là mỉa mai, nghi ngại. Khi ông ấy nói, "Điều
bản chất của nghĩa của Tào Khê là gì?" ông ấy đang hỏi "Thầy làm gì ở
Tào Khê? Thầy không biết nghĩa của Phật giáo là gì, thầy không biết lí do gì mà
Bồ đề đạt ma tới Trung Quốc. Nếu thầy không biết cái gì, thầy đã từng làm gì với
thầy của thầy Huệ Năng ở Tào Khê?"
Mục
Châu nói, "Khi ông gặp một kiếm thủ trên phố, trao cho ông ấy kiếm. Nếu
ông ấy không là nhà thơ, đừng cho ông ấy xem thơ của ông."
Ông
ấy đang nói, "Ta đang cho ông điều ông có khả năng nhận. Ta sẽ không cho
ông bài thơ nếu ông không là nhà thơ. Ta không mù về tiềm năng của ông. Nếu ta
thấy rằng ông có thể trở thành kiếm thủ lớn, ta sẽ tặng ông chiếc kiếm, ta sẽ
không làm ông bận tâm với bất kì thơ ca nào."
Dường
như là người hỏi không thể nắm được vấn đề. Thiền không giống như bất kì trường
phái triết lí nào của thế giới nơi bạn có thể hỏi câu hỏi và bạn có thể được trả
lời. Câu hỏi của bạn có tính trí tuệ, câu trả lời có tính trí tuệ. Nhưng người
hỏi không biết đích xác mình đang hỏi gì. Ông ấy vô ý thức, nhưng ông ấy có thể
được tha thứ. Thầy giáo không biết điều ông ấy đang trả lời vì ông ấy cũng vô ý
thức. Ông ấy đơn giản truyền thụ tri thức mà ông ấy đã thu thập từ các thầy
giáo khác. Người mù này đang cố giải thích cho người mù khác nghĩa của ánh sáng
là gì. Thiền không quan tâm tới triết lí chút nào, nó là phản triết lí.
Một
lần Vân Môn than, "Phật giáo thật tuyệt vời! Lưỡi sao mà ngắn thế."
Thế rồi ông ấy nói thêm, "Dài thế." Rồi ông ấy nói, "Khi chúng
ta đã hoàn thành việc xẻ trục lớn, chúng ta xoa tay."
Điều
đó có vẻ giống như câu đố nhưng nó không phải là câu đố. Điều ông ấy đang nói
là: "Phật giáo thật tuyệt vời!" - nó là kinh nghiệm bên ngoài lời,
bên ngoài giải thích, bên ngoài năng lực con người. Lưỡi của chúng ta ngắn tới
mức chúng không thể chứa cái vô hạn, cái vĩnh hằng, cái bất tử của kinh nghiệm
này. Và kinh nghiệm này dài thế! Lưỡi của chúng ta ngắn thế, tay của chúng ta
nhỏ thế, và trăng ở xa xôi thế.
Rồi
ông ấy nói, "Khi chúng ta đã hoàn thành việc xẻ trục lớn, chúng ta xoa
tay."
Đầu
tiên chúng ta hãy cố kết thúc việc cắt bỏ mọi hạt mầm đang phân chia chúng ta -
hạt mầm là biểu tượng trong Thiền về ý nghĩ. Cắt bỏ mọi ý nghĩ của bạn và khi
tôi không có ý nghĩ nào và bạn không có ý nghĩ nào, thế thì không có gì để được
nói. Nhưng thế thì chúng ta có thể chia sẻ. Chúng ta có thể xoa tay cùng nhau
trong yêu sâu sắc, trong sự biết ơn. Cái gì đó có thể được nói bằng tay mà lời
không thể thốt ra.
Bạn
đã bao giờ nghĩ về điều đó chưa? Nếu bạn chạm vào tay người nào đó, chúng là lạnh;
chúng không muốn chia sẻ bất kì cái gì. Tay ai đó khác là rất ấm; chúng muốn
chia sẻ năng lượng của chúng với bạn. Tay ai đó cho cảm giác gần chết dường như
bạn đang cầm một nhành cây chết. Và tay ai đó khác là sống động thế, rạng ngời
thế, dường như chúng đang nhảy múa với niềm vui.
Khi
thầy và đệ tử cả hai đã kết thúc với mọi hạt mầm, mọi điều họ có thể làm là ngồi
cùng nhau, cầm tay nhau, chia sẻ năng lượng thuần khiết của tình yêu của họ, sự
thân thiết của họ, niềm vui của họ. Họ có thể nhảy múa cùng nhau, họ có thể hát
cùng nhau; hay họ có thể đơn giản ngồi im lặng cùng nhau, ngập chìm trong đại
dương của im lặng, hệt như bạn được ngập chìm ở đây trong im lặng sâu sắc. Toàn
thể bầu trời đã giáng xuống bạn với mọi im lặng của nó.
Thiền
nói ngôn ngữ khác. Do đó nó đã bị hiểu lầm.
Một
sư hỏi Nam Nhạc, "Nghĩa lớn của Phật giáo là gì?"
Nam
Nhạc đáp, "Nguồn gốc của vô số bệnh."
Chỉ
thầy rất vĩ đại mới có thể nói được điều này, và chỉ đệ tử rất vĩ đại mới có thể
hiểu nó - nguồn gốc của hàng triệu bệnh. Và điều này được Nam Nhạc nói, một thầy
lớn người tôn thờ mọi sáng và mọi tối bức tượng Phật. Nhưng ông ấy không nói về
Phật, ông ấy đang nói về Phật giáo. Nhưng người đã nhận các kinh nghiệm về Phật
và đã biến đổi chúng thành các trường phái triết lí lớn đều đã tạo ra nhiều bệnh
tật.
Sư
nói, "Xin chữa cho tôi!"
Nham
Nhạc nói, "Thầy thuốc thế giới cũng khoanh tay."
Không
ai khác có thể chữa được cho bạn. Bạn có năng lực ôm giữ các bệnh tật hay
không. Cứ bỏ chúng đi - vì bệnh của người trí thức không phải là cùng bệnh của
thân thể. Tâm trí bạn có thể bị làm trống rỗng toàn bộ ý nghĩ, mọi định kiến, ủng
hộ hay chống đối bất kì cái gì. Bạn có thể trong trạng thái im lặng và hồn
nhiên thế... thế thì sẽ không có bệnh chút nào. Bạn sẽ thu được tính toàn thể của
bạn và mạnh khoẻ của bạn, bạn sẽ thu được bản thể riêng của bạn mà không bao giờ
ốm. Đừng bao giờ yêu cầu bất kì ai khác chữa cho bạn; bạn sẽ tạo ra sự lệ thuộc
mới. Chỉ cố hiểu rằng cái gì đó là bệnh và vấn đề sẽ là tuỳ ở bạn ôm giữ nó hay
không. Bệnh không ôm giữ bạn.
Mọi
tối chúng ta đều ngồi trong thiền. Chúng ta đang làm gì? Trong phần thứ nhất,
chúng ta ném ra mọi bệnh tật của mình. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng không
ai nên ngồi im lặng. Bằng không, nhiều người đang ném ra rác rưởi của họ tới mức
tâm trí bạn có thể bắt đầu thu thập nó. Đừng nghe, cứ làm thất bại mọi người
quanh bạn. Ném ra mọi ý nghĩ của bạn. Tâm trí trống rỗng là thuyền rỗng và bạn
có thể đi vào trong thuyền này để sang bờ xa hơn. Tâm trí đầy ý nghĩ là nặng nề,
ốm yếu, bị phân chia tới mức nó không thể đi được bất kì đâu.
Một
sư hỏi Dược Sơn, "Bản chất của Phật giáo có tồn tại trước khi Bồ đề đạt ma
tới không?"
"Có
chứ," Dược Sơn nói.
"Thế
tại sao ông ấy tới, nếu nó đã tồn tại rồi?" sư hỏi.
"Ông
ấy tới," Dược Sơn nói, "Chỉ bởi vì nó đã ở đây rồi."
Trong
những bài nói này bạn sẽ thấy rằng các đệ tử, những người hỏi, bao giờ cũng hợp
lí, có lí, logic. Nhưng thầy không bao giờ logic. Bạn phải đã để ý rằng trong từng
đối thoại thầy là tuyệt đối ngớ ngẩn.
Bồ
đề đạt ma đi sang Trung Quốc, theo truyền thuyết, để mang kinh nghiệm và hương
thơm của Phật sang Trung Quốc. Người hỏi là hoàn toàn logic khi hỏi, "Bản
chất của Phật giáo có tồn tại trước khi Bồ đề đạt ma tới không?" Nhưng ông
ấy không hiểu điều ông ấy đang hỏi. Vô ý thức của chúng ta là như vậy đấy. Ông ấy
đang hỏi, "Bản chất...?" Bản chất có đó, nhưng bản chất là không biểu
lộ. Chừng nào một Bồ đề đạt ma còn chưa đánh, điều bản chất sẽ vẫn còn ngủ. Cho
nên câu hỏi của ông ấy có vẻ tuyệt đối logic:
"Bản
chất của Phật giáo có tồn tại trước khi Bồ đề đạt ma tới không?"
Và
câu trả lời của thầy có vẻ không đúng, khi thầy nói, "Có chứ." Vì người
hỏi lập tức nhảy lên: "Thế tại sao ông ấy tới? Nếu điều bản chất đã tồn tại
rồi, cần gì để Bồ đề đạt ma tới?" Nhưng ông ấy không hiểu sự khác biệt giữa
điều bản chất và biểu lộ của nó.
Dược
sơn nói, "Ông ấy tới chỉ bởi vì điều bản chất đã ở đây rồi." Ông ấy
đã không đi bất kì chỗ nào khác. Ông ấy đã tới đây, thấy rằng điều bản chất là ở
đây, và chỉ chút ít lẩy cò là được cần tới. Tiếng cười là ở trong bạn, chỉ chút
ít cù được cần. Việc cù sẽ không tạo ra tiếng cười; không có quan hệ nhân quả
giữa việc cù và tiếng cười. Nhưng điều đó xảy ra... bạn đang ngồi rất im lặng,
tuyệt đối nghiêm chỉnh, và ai đó bắt đầu cù bạn. Và đột nhiên mọi cái nghiêm chỉnh
của bạn đi đâu mất và ban đầu bạn cười vì bạn đã bị cù, nhưng thế rồi bạn cười
vì chẳng có lí do nào cho bạn để cười.
Nhà
thơ Thiền Shiki đã viết:
Im
lặng thế;
đôi
cánh bay lên của vịt Bắc Kinh.
Nhà
thơ Thiền này đã tạo ra một thể loại thơ ca khác toàn bộ có tên là bài cú. Nó
không có nhiều từ như những bài thơ khác có nhiều từ. Bài cú là một mảnh rất nhỏ,
nhưng rất có tính tồn tại. Bạn không phải đọc nó, bạn phải nhìn nó.
In
lặng thế... bây giờ đừng nghe các từ ‘im lặng thế', mà cảm nó, trải nghiệm nó.
Im
lặng thế; đôi cánh bay lên. Chuyến bay cao tới mức nó để lại dấu vết của vịt Bắc
Kinh trên tuyết vĩnh hằng của núi. Thấy phép màu này, bạn rơi vào trong an bình
sâu sắc, không rối loạn.
Bài
cú này không phải là bài ca để được hát, nó là bài ca để được trải nghiệm và được
nhìn. Bạn phải quán tưởng nó.
Nhà
thơ khác:
Ở
đây trong các nhành mận,
khô,
vậy mà nở hoa,
tiếng
hót im lặng của chim vàng anh!
Thực
ra bài cú không thể được dịch. Những lời này chỉ là xấp xỉ. Tiếng Trung Quốc và
tiếng Nhật Bản là tiếng không theo bảng chữ cái. Chúng có một thế giới khác
toàn bộ. Chẳng hạn: Ở đây trong các nhành mận. Bạn phải dùng bảng chữ cái, ABC,
nhưng trong tiếng Trung Quốc hay tiếng Nhật Bản hay tiếng Hàn Quốc, nó không phải
là chữ được dùng. Bạn sẽ thấy các bức tranh về những nhành mận, bạn sẽ thấy bức
tranh cho ‘ở đây'. Mọi thứ đều là bức tranh. Cho nên khi bạn đọc bài thơ Thiền,
nhớ rằng nó là bức tranh.
Ở
đây trong các nhành mận,
khô,
vậy mà nở hoa,
tiếng
hót im lặng của chim vàng anh!
Ở
đây điều đó là có thể để hiểu, trong im lặng này. Im lặng này không chỉ là lời.
Bạn bị nhận chìm trong nó. Nó đang trút lên bạn như trận mưa rào. Và đột nhiên
trong im lặng này, con chim cúc cu bắt đầu hót hay con dế bắt đầu gáy bài ca của
chúng. Nó trở thành bài cú.
Thơ
ca đã từng sống lần đầu tiên trong bài cú. Trong các ngôn ngữ khác, thơ ca đã
được viết ra nhưng nó đã không được sống. Và khác biệt là kinh nghiệm của Phật
Gautam, điều mở ra chiều hướng mới - tính tồn tại.
Đặc
biệt ở đất nước này, mọi người quan tâm thế tới lời - kinh sách, Vedas, bình luận
tiếp bình luận liên tục. Trên toàn thế giới, chưa bao giờ có nhiều bình luận thế.
Chỉ trên một cuốn sách, Shrimad Bhagavadgita, có một nghìn bình luận, và những
bình luận đó là bình luận nổi tiếng nhất, các bình luận khác có thể đã mất rồi.
Nhưng một nghìn bình luận sao? Dường như mọi người sống chỉ bằng lời.
Trong
Thiền bạn phải bỏ thói quen đem mọi kinh nghiệm vào lời. Chẳng hạn, khoảnh khắc
bạn thấy một bông hồng đẹp, cái gì đó bên trong bạn lập tức đưa nó vào trong
ngôn ngữ. Cái gì đó bên trong bạn nói, "Bông hồng đẹp làm sao." Bạn
không thể vẫn còn im lặng - "Buổi sáng đẹp làm sao, mặt trời lặn đẹp làm
sao." Bạn không thể vẫn còn không có lời nào, chỉ quan sát mặt trời lặn
sao? Thế thì bạn chắc sẽ trở thành gần như một phần của nó. Thế thì nó sẽ không
là cái gì đó tách rời khỏi bạn, nó chắc sẽ là cái gì đó rất thân thiết và rất gần
gũi. Sống thơ ca, sống âm nhạc, là sản phẩm phụ của kinh nghiệm của Phật
Gautam.
Nhất
Hưu viết:
Phật giáo
là phần được cạo ra
từ chảo,
râu của sỏi,
âm thanh đi kèm
tre trong tranh.
Tre
rất được các nhà thơ Thiền yêu mến vì phẩm chất vô cùng của nó là hổng hoác. Từ
sự hổng hoác này của tre, sáo có thể được làm ra. Tre sẽ không hát, nhưng nó có
thể cho phép bất kì bài ca nào đi qua nó.
Trong
thiền bạn phải trở thành hổng hoác, cũng như tre, để cho cái toàn thể, bản thân
sự tồn tại, có thể hát bài ca của nó qua bạn. Bạn đơn giản trở thành một phần,
nhảy múa, vì gió của cái toàn thể đang đi qua bạn. Năng lượng của cái toàn thể
đã chiếm quyền sở hữu bạn. Bạn bị sở hữu, bạn không còn nữa, cái toàn thể hiện
hữu.
Khoảnh
khắc này, khi im lặng xuyên thấu vào trong bạn, bạn có thể hiểu ý nghĩa của nó,
vì đó là cùng im lặng mà Phật Gautam đã trải nghiệm. Đó là cùng im lặng mà
Trang Tử hay Bồ đề đạt ma hay Nam Tuyền... Hương vị của im lặng là như vậy. Thời
gian thay đổi, thế giới liên tục thay đổi, nhưng kinh nghiệm về im lặng, niềm
vui của nó, vẫn còn như vậy. Đó là điều duy nhất bạn có thể dựa vào, điều duy
nhất không bao giờ chết. Nó là điều duy nhất bạn có thể gọi là chính bản thể bạn.
Maneesha
đã hỏi:
Osho kính yêu,
Tại sao thầy đã gọi
Thiền là “sét kim cương"?
Maneesha,
nó là sét kim cương. Nó là kinh nghiệm bất thần, không có chuẩn bị, không diễn
tập, không kỉ luật, không con đường. Đột nhiên bạn mở mắt ra dường như sét đã
đánh bạn và giấc ngủ hàng triệu năm bị vỡ tung. Trong việc thức tỉnh đó bạn biết
điều huyền bí của sự tồn tại.
Kim
cương là thứ cứng rắn nhất trên thế giới, và gọi sét là ‘sét kim cương’ là nói
rằng nó tới với bạn bất thần như mũi giáo, nó đi qua bạn, lấy đi mọi rác rưởi
và để lại đằng sau một không gian thuần khiết.
Trước
khi chúng ta bắt đầu thiền hôm nay... và nhớ lấy: làm nó một cách toàn bộ, vì
không ai biết về ngày mai. Đừng bao giờ trì hoãn cho ngày mai. Đừng nói,
"Chúng ta hãy đợi và quan sát hôm nay và ngày mai chúng ta sẽ làm
nó." Ngày mai là tuyệt đối không chắc chắn. Chỉ khoảnh khắc này là trong
tay bạn. Biến đổi nó thành vĩnh hằng hoặc đánh mất nó.
Trước
khi chúng ta đi vào trong thế giới của thiền, vào thế giới của Zen, tôi muốn những
cây tre đáng thương của chúng ta có vài tiếng cười. Chúng chờ đợi mọi ngày.
Một
giáo sư đại học Anh, người chưa bao giờ tới Ireland trước đây, bước ra khỏi ga
tầu hoả trung tâm ở Dublin. Thấy hai người Ireland đang đứng đó, ông ấy quyết định
hỏi đường họ.
"Tôi
xin lỗi, các bạn tốt ơi," ông ấy nói vừa bước tới Paddy và Sean, "các
bạn xem các bạn có thể nói cho tôi đường tới đại học Trinity không?"
Paddy
và Sean nhìn chằm chằm vào người Anh này mà không nói một lời. Ông ấy quyết định
rằng họ là người ngoại quốc, và hỏi họ bằng tiếng Pháp.
Paddy
và Sean chẳng nói gì. Vị giáo sư thử tiếng Đức, nhưng đáp ứng vẫn hệt thế. Thế
là ông ấy thử tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hi Lạp, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Thuỵ Điển,
tiếng Phần Lan, tiếng Italy, tiếng Nga, tiếng Eskimo, tiếng Hindu, tiếng Latin,
tiếng Yiddish và tiếng Phạn, nhưng tất cả đều không có kết quả. Thế là ông ấy từ
bỏ và bước đi.
Paddy
quay sang Sean và nói, "Này, anh có nghe gã kia không? Gã nói mười bốn thứ
tiếng khác nhau."
"Vậy
thì sao?" Sean nói, "gã vẫn không biết chỗ gã đi."
Maureen
vợ của Paddy chẳng hòng gì được nữa. Cô ấy đi tới gặp luật sư của mình, Abraham
Babblebrain, và nói cho ông ta cô ấy muốn li dị.
"Rất
tốt, thưa bà O'Grady," Babblebrain nói, "nền tảng của bà là gì?"
"Nền
tảng sao?" Maureen hỏi. "Nền tảng là gì?"
"Bà
biết đấy," Babblebrain nói, "lí do của bà. Bà phải có lí do để được
li dị chứ."
"Lí
do sao?" Maureen nói. "Thật à? Loại lí do gì?"
"Thế
này," Babblebrain kiên nhẫn nói, "chẳng hạn, một lí do sẽ là chồng bà
không đưa đủ tiền cho bà."
"Chà,"
Maureen cười hô hố, "cho tôi tiền sao? Tôi cho ông ấy tiền thì có."
"Được,"
Babblebrain nói, "về độc ác thì sao? Ông ấy có đánh bà không?"
"Chà,"
Maureen lại cười hô hố, "đánh tôi sao? Tôi đánh ông ấy thì có."
"À,"
luật sư nói, "vậy về không chung thuỷ thì sao? Ông ấy có chung thuỷ với bà
trong tình yêu không?"
"Chuyện
ở đó đấy!" Maureen kêu lên. "Đó là cách chúng tôi có được ông ấy. Tôi
biết một sự kiện là ông ấy không phải là bố của ba đứa con chúng tôi."
Giáo
hoàng Polack đang nói chuyện với một linh mục trẻ đau khổ, cha Ngón tay.
"Ôi,
giáo hoàng kính yêu," cha Ngón tay nói, "Con càng nghe thú tội của tất
cả những người Ki tô giáo cơ đốc này, con càng thấy thảm kịch nhiều hơn. Và thảm
kịch này thậm chí còn lây nhiễm cho những người trong chúng ta bên trong nhà thờ."
"Thật
à?" giáo hoàng nói. "Như thế nào, con ta?"
"Ôi,
thưa đức giáo hàng," cha Ngón tay kêu lên, "con sợ là ngay cả những
người Ki tô giáo tốt cũng là kẻ đánh bạc, say xỉn, điên về dục và đồng dục. Và
không chỉ có điều đó," linh mục tiếp tục, "mà điều đó đang xảy ra
ngay bên trong chính bản thân nhà thờ."
"Chỉ
rác rưởi," giáo hoàng Polack la lên, "phần lớn người Ki tô giáo tốt
mà ta biết không bao giờ chửi thề, đánh bạc, say xỉn hay hãm hiếp bên trong nhà
thờ."
"Bé
ơi, em thích loại người nào?" Klunski thì thào với cô bạn gái, Claudia.
"Đàn ông đẹp hay đàn ông thông minh?"
"Chả
thích loại nào cả, anh yêu," Claudia nói, "anh biết em yêu chỉ mỗi
anh."
Bây
giờ, Nivedano, cho tiếng trống thứ nhất và mọi người phát rồ toàn bộ.
(Tiếng
trống)
(Nói
lắp bắp)
Nivedano...
(Tiếng
trống)
Im
lặng, nhắm mắt lại, không chuyển động.
Chỉ
đi vào trong; sâu hơn, sâu hơn.
Là
tia sét kim cương.
Cắt
đi mọi thứ là rác rưởi trong bạn
Và
đạt tới sự quang đãng, không gian thuần khiết của bản thể bạn.
Khoảnh
khắc này được ân huệ vì chỉ khoảnh khắc này
có
thể nở thành hoa trong bạn,
vì
chỉ khoảnh khắc này có thể mang bạn
tới
gần hơn với chính nhịp tim đập của sự tồn tại.
Đừng
sợ và đừng ôm giữ bất kì cái gì.
Cứ
lấy cú nhảy. Nó là bản thể bên trong riêng của bạn.
Để
làm cho nó sâu sắc hơn, Nivedano...
(Tiếng
trống)
Thảnh
thơi, buông bỏ, chỉ là chết.
Để
thân thể ở ngoài, để tâm trí ở ngoài
và
đi sang bên kia. Đây là chính bản thể bạn,
và
bản thể bạn là bản thể của vũ trụ.
Thảnh
thơi trong nó, hân hoan trong nó,
cảm
thấy im lặng mênh mông. Trong im lặng vậy,
khoảnh
khắc này trở thành bản thân vĩnh hằng.
Bạn
có thể giữ kinh nghiệm về im lặng này
suốt
cả ngày, như dòng chảy ngầm;
thế
thì mọi hành động của bạn sẽ phản xạ bản tính phật của bạn.
Về
bản chất, bạn là phật.
Trong
hạt mầm bạn là phật,
Nhưng
trong hạt mầm bạn bị cầm tù.
Để
cho hạt mầm bị vỡ ra, để cho nó bị tan rã trong đất
để
cho hoa hồng có thể bắt đầu mọc lên bên trong bạn.
Con
người của tâm thức trở thành khu vườn hoa hồng.
Đây
là ý nghĩa của Phật Gautam
Và
đây là lí do tại sao Bồ đề đạt ma
đã
đi tới Trung Quốc.
Đây
là lí do tại sao bạn ở đây,
tìm,
kiếm cái mà bạn đã có.
Nhưng
nó ẩn sâu và bạn chưa bao giờ dám
đi
sâu vào trong nó.
Thầy
chỉ có thể giúp để lấy nỗi sợ đi
và
đẩy bạn vào sâu hơn trong bản thể riêng của bạn.
Nivedano...
(Tiếng
trống)
Quay
lại và ngồi trong vài khoảnh khắc như vị phật.
Trong
thế giới điên khùng này bạn rất may mắn
và
được ân huệ rằng bạn đang học một ngôn ngữ
mà
nhân loại đã quên hoàn toàn.
Được chứ, Maneesha?
Vâng,
Osho.
Chúng ta có thể mở hội
việc tụ tập của hàng nghìn chư phật ở đây chứ?
Vâng,
Osho.
Xem tiếp Chương 2 – Quay về Mục lục
0 Đánh giá