Chương 14. Quái!

Chương 14. Quái!

Price:

Read more

Thiền - Chim đơn độc, chim cu cu của rừng
Bài nói về Thiền
Chương 14. Quái!



Osho kính yêu,
Bảo Phúc nói, "Có người bây giờ đi qua đằng sau phòng Phật, và biết đây là vô giá trị. Có người đi qua trước phòng Phật, bằng cách nào đó người đó không thấy cái gì và không thấy ai. Nói cho ta, được và mất của Phật giáo ở đâu?"
Một sư nói, "Vì ông ấy phân biệt mọi thứ quá, điều đó làm cho ông ấy không thể thấy được."
Bảo Phúc nói, "Quái!" thế rồi ông ấy nói, "Nếu đây là phòng Phật, ông ta không thể thấy được."
Sư nói, "Nếu nó không là phòng Phật, ông ta dẫu sao vẫn có thể thấy được!"
Bảo Phúc nói, "Đó chỉ là vì phòng Phật mà ông ta không thể thấy được cái gì."
Một dịp khác, một sư nói với Mục Châu, "Tôi xin thầy dẫn giải cho tôi nghĩa lớn của Phật giáo."
Mục Châu nói, "Ông mang nó ra cho ta, và ta sẽ dẫn giải nó."
Sư nói, "Xin thầy nói cho tôi!"
Mục Châu nói, "Khi chúng ta phá vỡ rào đông, chúng ta phải vá lại rào tây."
Một sư hỏi Triệu Châu, "Mắt của người không bao giờ ngủ là mắt gì?"
Triệu Châu nói, "Mắt thịt của người thường." Ông ấy nói thêm, "Mặc dầu có thể nói ông ấy không có mắt tâm linh, mắt thịt có thể được coi là cùng thứ."
Sư hỏi, "Mắt của người ngủ là gì?"
Triệu Châu nói, "Mắt Phật; mắt của pháp là mắt của người người ngủ."
Và một lần một sư hỏi Thiên Đồng, "Mắt không thiếu cái gì trong áp dụng thực tế vào cuộc sống là mắt gì?"
Thiên Đồng trả lời, "Nó cũng giống như mù thôi."
Maneesha, trước khi tôi trả lời và thảo luận lời kinh sâu sắc mà bạn đã đặt trước tôi, tôi phải giải quyết cái gì đó khẩn cấp, nhưng không bản chất. Ngày mai sẽ quá muộn, cho nên tôi phải giải quyết nó hôm nay.
Tôi vẫn nghĩ rằng người ngốc không trưởng thành, họ bao giờ cũng vẫn còn là người ngốc. Hôm nay tôi thấy rằng họ có trưởng thành – họ trở nên ngu hơn. Toàn thể công lao thuộc về con dê già ở Puri, ông Shankaracharya. Trong gần hai tuần ông ấy đã khăng khăng rằng không tiện dân nào, không sudra nào có thể vào trong đền thờ ở Nath Dwara. Việc đó sẽ phá huỷ sự thanh tịnh của hàng nghìn năm; không sudra nào đã bao giờ vào trong nó.
Ông ấy thậm chí đã thách thức tôi thảo luận về một điểm; và ông ấy đã khẳng định trong cuộc họp báo rằng ông ấy sẵn sàng bị bắt, nhưng ông ấy sẽ không cho phép bất kì tiện dân nào đi vào ngôi đền ở Nath Dwara. Nhưng trong mười ngày này, từ mọi ngóc ngách đất nước, ông ấy đã bị công kích. Ông ấy hi vọng ít nhất những người chính thống sẽ ủng hộ ông ấy, nhưng họ vẫn còn im lặng.
Không người thông minh nào có thể ủng hộ ông ta. Thấy rằng tình huống đang tuột khỏi tay, hôm nay ông ta đã đưa ra phát biểu, rằng "Tôi đã bị xuyên tạc."
Hàng trăm báo chí trong đủ ba mươi thứ tiếng của nước này trong mười ngày đã liên tục xuyên tạc ông ta và ông ta đã im lặng. Bây giờ ông ta đã tới với một phát biểu mới và phát biểu đó là, "Tôi không bao giờ nói rằng người harijans, tiện dân, không thể vào Nath Dwara. Tôi nói họ không cần vào Nath Dwara; họ là người của Thượng đế" – từ ‘harijan' ngụ ý người của Thượng đế - "và họ không phải đi tới bất kì đền nào, đích thân Thượng đế sẽ tới họ."
Ngay chỗ đầu tiên không kinh sách Hindu nào gọi họ là harijans, họ được gọi là sudras, tiện dân. Từ ‘harijan' do Mahatma Gandhi đặt ra vì chính trị riêng của ông ấy. Đôi khi chỉ bằng việc đổi tên, an ủi lớn tới. Ông ấy bắt đầu gọi tiện dân là người riêng của Thượng đế, nhưng không cái gì thay đổi. Và điều rất kì lạ là người riêng của Thượng đế bao giờ cũng phải khổ còn những người khác, người không là người riêng của Thượng đế, phải tận hưởng giầu có, kính trọng và mọi ưu thế đang có sẵn.
Nhưng người harijans đã hạnh phúc về việc mất đi cái tên của họ là ‘tiện dân'. Điều đó ngụ ý rằng họ bẩn thỉu tới mức họ thậm chí không thể bị chạm vào, thậm chí cả cái bóng của họ cũng không thể bị chạm vào. Nếu bạn chạm vào cái bóng của họ, bạn sẽ phải trải qua quá trình thanh lọc, bạn sẽ phải gọi người brahmins, bạn sẽ phải tắm trong sông Hằng, bạn sẽ phải được bao quanh bởi các tu sĩ tụng mật chú, và chỉ thế thì bạn sẽ trở lại với đẳng cấp riêng của bạn; bằng không bạn đã sa ngã, bạn đã chạm vào cái bóng của người sudra.
Nhưng với việc đổi tên của họ thành người harijans, người riêng của Thượng đế, người sudras cảm thấy rất tốt, rất được an ủi. Đây là cách các chính khách và tu sĩ làm việc. Trong thực tại không cái gì thay đổi, chỉ cái nhãn thay đổi. Nhưng bây giờ điều đó làm cho họ cảm thấy rằng họ là người riêng của Thượng đế.
Ông Shankaracharya ở Puri này đang nói cái gì đó thậm chí còn ngu hơn phát biểu trước đây của ông ta rằng ông ta sẽ ngăn cản người harijans không cho vào Nath Dwara. Bây giờ ông ta nói, "Họ là người riêng của Thượng đế, Thượng đế sẽ tới với họ."
Tôi muốn hỏi ông ta - về những người khác thì sao? Về bản thân ông ta thì sao? Tại sao những người khác đi tới đền? Không ai phải đi cả. Ít nhất ngôi đền ở Puri nên bị đóng với ông Shankaracharya này. Nếu Thượng đế sẽ tới với mọi người theo chọn lựa riêng của ngài, thế thì người brahmins - người đã từng là người của sự chọn lựa của ngài trong hàng nghìn năm - phải không đi tới đền. Thực ra không ai phải đi cả. Tôi hoàn toàn đồng ý, không có nhu cầu. Những ngôi đền này nên được đổi thành trường học, thành bệnh viện, thành bất kì cái gì tiện dụng. Chúng đã tích luỹ phần lớn tiền bạc của đất nước, và điều đó nên được dùng cho trường học và đại học.
Bây giờ ông ta sẽ còn khó khăn hơn. Nếu Thượng đế tới gặp người riêng của ngài, ông Shankaracharya đã cứu bản thân ông ta khỏi phát biểu trước đó nhưng ông ta đã đẩy bản thân mình vào vị trí khó khăn và phức tạp hơn. Bây giờ mọi người Hindus khác sudras sẽ hỏi ông ta, "Về chúng tôi thì sao? Thượng đế có tới gặp chúng tôi bên ngoài đền hay trong đền? Nếu ngài gặp người harijans - người đã bị kết án từ hàng nghìn năm - ở bên ngoài đền, thế thì tại sao chúng tôi phải đi tới đền?"
Thế thì thực ra chính sự cần thiết cho các đền thờ không còn đó nữa. Thượng đế phải được gặp bên ngoài dưới cây, dưới sao.
Mãi cho tới giờ ông Shankaracharya này đã chống lại người harijans, và ông ta vẫn chống lại họ. Ông ta nghĩ ông ta là chính khách lớn bằng việc nói rằng họ không cần đi tới đền thờ. Nhưng tôi muốn tạo ra khó khăn hơn cho ông ta. Mọi người Hindus còn lại sẽ hỏi ông ta, "Về chúng tôi thì sao - ông đang để chúng tôi thấp hơn người sudras. Về bản thân ông thì sao? Tại sao ông đi tới đền thờ? Và cần gì mọi kinh sách của ông?"
Chỉ gặp Thượng đế bên ngoài, trong không trung, cạnh biển, cạnh sông, bất kì đâu là được rồi. Bất kì chỗ nào bạn nhớ tới ngài, ngài sẽ có đó. Nếu ngài có thể tới gặp tiện dân... bạn là tiện dân, ngài thậm chí có thể chạm bạn.
Vì điều này tôi đã phải thay đổi quan điểm của tôi. Tôi thường nghĩ rằng người chậm hiểu không bao giờ trưởng thành. Họ có trưởng thành. Họ trở nên chậm hiểu hơn! Ông Shankaracharya này là một ví dụ sống. Bây giờ ông ta phải nói với toàn thể đất nước tình trạng nào của các đền thờ và kinh sách nhà nhu cầu nào có đó để tôn thờ, yagnas, các bức tượng, và nhu cầu nào có đó về đẳng cấp. Nếu người sudras là người của Thượng đế, thế thì những người khác cũng là người của Thượng đế; hay ông muốn nói rằng chỉ người harijans là người của Thượng đế và những người khác thậm chí không phải là anh em con chú con bác với người harijans?
Anh chàng này phải được đặt vào chỗ đúng. Ông ta đang ngày càng lão suy hơn, ông ta cần được đưa vào bệnh viện. Và nếu không ai cho phép ông ta, tôi sẵn sàng cho phép ông ta tới đây và chúng tôi sẽ cho ông ta một vòng trị liệu tốt và lau sạch ông ta khỏi mọi điều vô nghĩa mà ông ta đã từng mang. Không có nhu cầu cho ông ta bị bắt và trở thành người tử vì đại, ông ta đơn giản ốm!
Nhưng ông ta sẽ không nhận ra điều đó. Ông ta sẽ phải bị buộc nhận ra rằng ông ta đang bị ốm tâm lí. Ông ta phải từ bỏ vị trí là Shankaracharya và chỉ được đưa vào nhà thương điên, nơi ông ta sẽ thấy những linh hồn rất tương tự, nói cùng ngôn ngữ - điều chẳng ai hiểu.
Một trong những người bạn của tôi, bố của Narendra, có một bệnh lạ kì. Sáu tháng trong năm ông ấy thường điên và sáu tháng còn lại ông ấy tuyệt đối lành mạnh. Bất kì khi nào ông ấy lành mạnh ông ấy ốm, bao giờ cũng vấn đề này và vấn đề kia và đau đầu, đau dạ dầy, và ông ấy có vẻ rất buồn. Nhưng bất kì khi nào ông ấy trở nên điên ông ấy hoàn toàn mạnh khoẻ, không dấu hiệu nào của bất kì ốm bệnh nào.
Một lần khi ông ấy hoàn toàn điên và mạnh khoẻ ông ấy trốn khỏi nhà. Ông ấy bị cảnh sát bắt ở Agra, nơi có Taj Mahal, vì một vấn đề ngôn ngữ rất kì lạ. Ông ấy vào cửa hàng kẹo. Có một loại kẹo tên là khaja. Nhưng ‘khaja' cũng có nghĩa, ‘ăn nó'. Ông ấy hỏi người chủ tiệm nó là cái gì, và người chủ tiệm nói "khaja" thế là ông ấy bắt đầu ăn nó.
Người này nói, "Ông điên à?"
Ông ấy nói, "Ông mới điên, ông bảo tôi ‘khaja - ăn đi' mà."
Một đám đông tụ tập lại và cảnh sát tới và ông ấy bị mang ra quan toà và quan toà cũng lúng túng, vì anh chàng đáng thương này không sai - tại sao họ lại làm cái tên như thế cho kẹo? Ông ấy đơn giản tuân theo điều ông chủ tiệm nói.
Nhưng hỏi những câu hỏi khác ông ấy bị người ta luận ra rằng ông ấy điên. Ông ấy bị xử vào nhà thương điên sáu tháng. Nhưng họ không biết lịch sử tâm lí của ông ấy, rằng ba tháng điên của ông ấy qua rồi và sau ba tháng ông ấy lại trở thành lành mạnh theo cách riêng của ông ấy. Không có vấn đề gì, nó đơn giản là việc đu từ điên sang lành, từ lành sang điên. Cả cuộc sống của ông ấy đã từng trên đu.
Cho nên trong nhà thương điên trong ba tháng đầu là hoàn hảo. Ông ấy tận hưởng bản thân mình với mọi người điên, ông ấy thích chỗ đó. Nhưng trong khi điên, ông ấy đã uống nước gì đó được mang tới để tẩy rửa nhà vệ sinh. Ông ấy đã uống cả chai. Ông ấy bị tiêu chảy và nôn mửa nhiều ngày. Nhưng vì bệnh tiêu chảy và nôn mửa này, trong vòng mười lăm ngày ông ấy trở nên lành mạnh. Mọi kích động ra khỏi ông ấy; ông ấy trở nên hoàn toàn bình thản và yên tĩnh.
Và thế rồi ông ấy trở nên sợ, bị bao quanh bởi mọi người điên - ai đó dứt tóc mình, ai đó đó cố nhét ngón tay vào tai, ai đó ngồi trên vai. Mọi sự đã là tốt cho tới điểm đó, nhưng giờ ông ấy cố gắng vất vả để thuyết phục người giám thị rằng, "Tôi không còn điên nữa."
Giám thị nói, "Đừng làm phiền tôi, mọi người điên đều nói điều đó. Đó không phải là luận cứ! Ông sẽ phải ở đây cho tới khi ông hoàn thành án xử sáu tháng."
Ông ấy nói, "Trong ba tháng những người điên này và ông sẽ giết chết tôi! Nó đã là tốt trước đây, tốt vô cùng, tôi đã thích thú nó. Tại sao các ông đem cái chai này ở đây?"
Nhưng ông ấy phải chịu tù, luật là luật. Khi ông ấy ra tôi hỏi ông ấy, "Bác ơi, mọi sự thế nào?"
Ông ấy rất thân thiện với mọi người, và ngoại trừ gia đình ông ấy mọi người đều thích ông ấy. Gia đình khổ, vì ông ấy đánh cắp mọi thứ và phân phát chúng cho người ăn xin, vay tiền từ bất kì đâu và gia đình phải trả nó, mua bất kì cái gì ông ấy muốn.
Ông ấy là một chủ tiệm lớn, đủ mọi thứ đồng nát, không thành vấn đề nó là gì. Hễ nó là rẻ, ông ấy sẽ mua nó.
Cho nên gia đình gặp khó khăn. Tôi nhớ Narendra nhỏ thế, nhưng những đứa trẻ này thường quan sát ông ấy và hét lên với mẹ chúng, "Ông ấy đang cố lấy cái gì đó, ông ấy đang cố mở khoá." Mọi người đều canh chừng.
Ông ấy nói với tôi, "Mọi thứ là tốt thế trong ba tháng. Bác thích nó, bác đã tìm thấy người của bác. Nhưng khi bác trở nên lành mạnh, bác thấy rằng đây không phải là người của bác."
Tôi hi vọng rằng ông Shankaracharya ở Puri, trong nhà thương điên, sẽ tìm thấy bạn của ông ấy với những ý tưởng tương tự. Ông ấy sẽ thích thú điều đó. Nó sẽ không phải là chịu đựng hay trừng phạt, nó sẽ là khuyến khích. Và để thả ông ấy ra trong hoàn ảnh không lành mạnh này là có hại cho xã hội. Vì xã hội ông ấy phải bị buộc vào trong bệnh viện tâm thần.
Tôi không bao giờ nghĩ rằng sau mười ngày ông ấy sẽ bắt đầu nói dối. Bây giờ ông ta nói ông ta không bao giờ đưa ra bất kì phát biểu nào như vậy và hàng nghìn báo chí trên khắp Ấn Độ đã xuyên tạc ông ấy. Nếu như một tờ báo đã làm điều đó người ta có thể tin vào nó, nhưng hàng nghìn tờ báo không thể ở trong cùng một mưu đồ được. Và tất cả họ bị sở hữu bởi những người Hindu đẳng cấp cao - họ ngượng rằng ông ấy đã đưa ra những phát biểu như vậy.
Tiện dân đã bị giữ ở ngoài đền; không có nhu cầu đưa ra các phát biểu, không có nhu cầu làm bất kì cái gì ồn ào về nó. Thực ra bản thân họ không đi vào. Các chính khách khác đang cố thuyết phục họ đi vào đền, nhưng họ biết rằng họ sẽ bị đánh, họ biết rằng nhà của họ sẽ bị đốt, họ biết rằng đàn bà sẽ bị cưỡng hiếp. Họ biết hoàn toàn rõ rằng cảnh sát sẽ đứng về phía người Hindu đẳng cấp cao, và không ai sẽ bảo vệ họ. Nhưng chính khách dùng con người như đồ vật, hàng hoá.
Chính khách đang cố làm cho họ vào đền, toàn thể đối tượng của họ là có được phiếu bầu từ những người này, dù đền hay không đền. Họ muốn người harijans bị bác bỏ khỏi đền để cho họ có thể thông cảm với những người này, "Chúng tôi đã làm mọi nỗ lực cho các bạn, chúng tôi liều cả mạng sống của mình; giờ ít nhất cho chúng tôi phiếu bầu của các bạn."
Và ông Shankaracharya đang bảo vệ người Hindu giai cấp cao, những người có số lượng gấp ba lần sudras. Mối quan tâm của ông ấy cũng về phiếu bầu. Mới hai ngày trước ông ấy đã nói, "Có lẽ tôi sẽ phải đi vào chính trị." Tốt hơn cả là ông ấy đi vào chính trị. Ít nhất mặt nạ này của một thánh nhân tôn giáo sẽ rơi ra và ông ta sẽ chỉ là một chính khách cặn bã tầm thường. Đó sẽ là ngày mở hội lớn lao - ít nhất chúng ta sẽ mở hội. Ông ta sẽ không bỏ chức Shankaracharya của mình và tham gia bầu cử. Nhưng ông ta sẽ không nói dối với mọi người hay đưa ra những phát biểu ngu xuẩn như vậy.
Mọi người là thiêng liêng như mọi người khác. Không có thể bất kì phân biệt nào. Bất kì người nào tạo ra phân biệt đều là kẻ thù của mọi người.
Maneesha đã mang tới đối thoại hay, rất có ý nghĩa:
Bảo Phúc nói, "Có người bây giờ đi qua đằng sau phòng Phật, và biết đây là vô giá trị.
Thật kì lạ, khi tôi vào tôi thấy ba người đàn bà, không phải ba người đàn ông, đang bước đi đằng sau Phòng Phật. Nhưng thời đại đã thay đổi. Và không thành vấn đề ai đang bước đi, câu hỏi này vẫn có thể được hỏi.
“Và có người đi qua trước phòng Phật, bằng cách nào đó người đó không thấy cái gì và không thấy ai. Nói cho ta, được và mất của Phật giáo ở đâu?"
Ông ấy đang hỏi, bằng lời khác, để làm cho nó đơn giản: "Những người này ta thấy đằng sau Phòng Phật, người ta thấy ở đằng trước - họ dường như là những bức tượng gần đông cứng. Họ phải đang trong thiền. Họ không thấy cái gì, họ không bận tâm về bất kì cái gì." Người này Bảo Phúc, người chủ của ngôi đền, đang hỏi, "Được và mất của Phật giáo là ở đâu nếu mọi người trở nên không để ý tới mức ông đi qua trước họ và họ thậm chí không nhìn ông - dường như không ai đã đi qua? Họ được tự định tâm tới mức toàn thế giới bên ngoài đã biến mất. Thế thì Phật giáo phỏng có ích gì? Cái được và mất này?"
Một sư nói, "Vì ông ấy phân biệt mọi thứ quá, điều đó làm cho ông ấy không thể thấy được."
Bảo Phúc nói, "Quái!"
Bảo Phúc nói, "Quái!" với sư này, người vừa đưa ra câu trả lời này - vì ông ta phân chia mọi thứ thành tốt xấu, thàng đen và trắng, thành chết và sống. Ông ta không thể thấy được những người đó đang làm gì.
Bảo Phúc quát lên tiếng Quái của Thiền, điều tương đương với chiếc gậy đánh vào đầu bạn. Vì thầy không phải bao giờ cũng mang gậy theo, họ đã tìm ra cái tương đương. Và chắc chắn khi một Thiền sư hay một thầy quát lên “Quái!” nó đánh mạnh hơn bất kì gậy nào có thể đánh. Nó làm cho bạn hoàn toàn im lặng - "Cái gì đã xảy ra? Tại sao thầy đã bắt đầu quát lên theo cách kì lạ, một âm thanh chẳng có nghĩa gì?" Nhưng nó có thể đánh thức bạn. Bất kì âm thanh nào, vô nghĩa hay có nghĩa, đều có thể đánh thức bạn.
Kinh nghiệm của Thiền là ở chỗ nhưng âm thanh nào đó đạt tới các trung tâm nào đó của con người bạn. Đó là kinh nghiệm của mọi nhà huyền bí của thế giới. Chẳng hạn, người Sufis đã tìm ra âm thanh Hoo. Nếu bạn liên tục lặp lại "Hoo", bạn sẽ thấy rằng trung tâm sống của bạn, ở ngay dưới rốn hai đốt ngón tay, bị đập đi đập lại. Chẳng mấy chốc sẽ có tia lửa thoát ra từ trung tâm sống của bạn.
Ở nước này, họ đã tìm ra Om - một âm êm dịu, trong hài hoà với tính cách của những người đã sống ở nước này.
Nó không đánh rất mạnh, nhưng nó đẩy. "Om, Om," lặp đi lặp lại - nó đẩy bạn vào một không gian khác không phải là tâm trí.
Thiền đã tìm ra Quái - nó giống như tính cách của họ, huấn luyện của họ, tính chất võ sĩ đạo của họ. Họ là các chiến binh. "Quái!" - nó đánh đích xác vào cùng trung tâm như "Hoo." Khi bạn chào đón lẫn nhau bằng "Yaa-Hoo," bạn đang đánh vào cùng trung tâm.
Bảo Phúc nói, "Nếu đây là phòng Phật, ông ta không thể thấy được."
Sư nói, "Nếu nó không là phòng Phật, ông ta dẫu sao vẫn có thể thấy được!"
Bảo Phúc nói, "Đó chỉ là vì phòng Phật mà ông ta không thể thấy được cái gì."
Bây giờ trong ngôn ngữ của Thiền, bất kì cái gì và hư không là tương đương. Thấy hư không là thấy mọi thứ vì hư không là chính cội nguồn của mọi thứ. Câu hỏi này là về Phòng Phật. Sư này đang nói rằng nếu những người này không có trong Phòng Phật, họ có thể thấy mọi thứ. Tất cả các bạn đều thấy mọi thứ bên ngoài Phòng Phật, nhưng trong Phòng Phật, bạn dừng việc thấy mọi loại những thứ ngu xuẩn. Bạn trở thành gần mù với thế giới. Mắt bạn quay vào trong. Bạn bắt đầu chỉ thấy bản thân riêng của bạn dường như không cái gì khác tồn tại.
Bảo Phúc nói, "Đó chỉ là vì phòng Phật mà ông ta không thể thấy được cái gì."
Một đối thoại rất phi logic, nhưng nếu bạn hiểu, tôi đã làm cho nó thành tuyệt đối logic. Ngồi như phật, bạn thôi không nhìn toàn thể thế giới vì bạn bắt đầu thấy bản thân bên trong của bạn. Và việc chạy và nhìn mọi thứ, bạn quên mọi thứ về bản thân bạn.
Một dịp khác, một sư nói với Mục Châu, "Tôi xin thầy dẫn giải cho tôi nghĩa lớn của Phật giáo."
Mục Châu nói, "Ông mang nó ra cho ta, và ta sẽ dẫn giải nó."
Đây là những thầy vĩ đại. Bạn không thể kéo họ vào suy nghĩ trí tuệ được; bạn không thể kéo họ xuống từ đỉnh núi của họ, từ im lặng quan sát của họ. Ông ấy nói, "Ông mang nó ra cho ta. Ông muốn hiểu Phật giáo sao? Cứ đem nó ra đây." Bây giờ, không ai có thể đem Phật giáo ra, nó không phải là một vật. "Mang nó ra cho ta và ta sẽ dẫn giải nó. Và nếu ông không thể mang nó ra được, ta lấy làm tiếc không diễn giải được."
Sư nói, "Xin thầy đừng hỏi điều không thể được như thế. Cứ nói cho tôi nghĩa của Phật giáo thôi."
Mục Châu nói, "Khi chúng ta phá vỡ rào đông, chúng ta phải vá lại rào tây."
Bằng việc nói điều này, ông ấy đang nói, "Đối thoại giữa ta và ông gần như là không thể được. Nó giống như người có hàng rào đông bị phá vỡ và người đó bắt đầu vá lại hàng rào tây. Người đó là kẻ ngốc. Ông đang làm cùng việc này. Cách duy nhất ta có thể dẫn giải Phật giáo là nếu như ông mang nó ra cho ta."
Làm sao người ta có thể mang Phật giáo ra được? Nếu người ta đi vào trong im lặng và tĩnh lặng và ngồi bên cạnh thầy thậm chí không hỏi, chỉ chờ đợi trong tin cậy và yêu sâu sắc, chính sự hiện diện của thầy sẽ trở thành buổi giảng đạo lớn.
Thiền không phải là lí thuyết hoá, nó không phải là triết lí nào đó. Nó là chính kinh nghiệm thực, gần như sờ mó được, nhưng bạn phải hiểu cách thức của nó. Nếu bạn mở, im lặng, thầy sẽ rót mọi điều thầy có vào. Nhưng trong lời bạn có thể bị lạc, bạn sẽ không hiểu bản chất của việc là phật.
Cách duy nhất là hiện hữu.
Một sư hỏi Triệu Châu, "Mắt của người không bao giờ ngủ là mắt gì?"
Điều đó làm tôi nhớ lại một đêm hai mươi nhăm thế kỉ trước...
Khi Phật Gautam còn sống, ông ấy thường bao giờ cũng ngủ trong cùng một tư thế; và cả đêm, ông ấy sẽ không chuyển từ bên nọ sang bên kia, ông ấy sẽ không đổi tư thế, thậm chí không xê dịch một li. Ngay gần đây, ở trong hang Ajanta, trong hang cuối cùng có một bức điêu khắc về Phật Gautam ngủ. Tư thế đó đã trở nên nổi tiếng là ‘tư thế Sư tử’ vì sư tử cũng ngủ một bên mà không chuyển động.
Ananda rất băn khoăn vì mọi đêm ông ấy có thể thấy - đôi khi vào nửa đêm ông ấy thức dậy - thất Phật tuyệt đối tĩnh lặng, như Phật bao giờ cũng vậy. Một đêm, ông ấy không thể cưỡng lại được cám dỗ.
Ông ấy nói, "Làm phiền thầy trong đêm là không tốt, vì cả ngày thầy đã bước đi và dạy, nhưng tôi không thể cưỡng lại được. Trong hai mươi năm tôi đã từng quan sát. Thầy có thể hiểu tôi đã chờ đợi bao lâu, nhưng bây giờ đằng nào thì tôi cũng phải hỏi điều đó. Làm sao thầy xoay xở vẫn còn nằm trong một tư thế mà thầy đi ngủ, nằm cùng một tư thế trong cả đêm? Thầy ngủ hay thầy đơn giản liên tục giữ tư thế này? - vì tôi phải trở người liên tục."
Phật Gautam nói, "Ta đã tìm ra tư thế đúng. Bây giờ không có nhu cầu thay đổi nó. Và ta hiện hữu thức như bất kì người nào, ngay cả khi thân thể ta ngủ. Ta đã tìm ra tư thế đúng cho thân thể... ông vẫn còn đang tìm nó. Vấn đề không phải đơn giản là việc trở và lật thân thể, vấn đề là tâm trí ông trở và lật. Ta đã đi ra ngoài - không có tâm trí. Thân thể đơn giản nằm ra như cái xác. Ông đã bao giờ thấy bất kì cái xác nào thay đổi tư thế của nó chưa?"
Trong một câu chuyện một người đàn bà lên tới Ngọc Môn. Và khi thánh Peter ra mở cửa, bà ấy lập tức hỏi về chồng mình, "Tom ở đâu?"
Thánh Peter nói, "Thưa bà thân mến, phải có cả triệu Tom. Bà sẽ phải mô tả chi tiết về ông ấy cho ta. Cứ nói cho ta cái gì đó về Tom, và ta sẽ cố gắng hết sức để tìm ra ông ấy."
Bà ấy nói, "Tôi không biết cách mô tả ông ấy. Duy nhất một điều tôi nhớ là ở chỗ khi ông ấy chết, trước khi chết ông ấy nói, ‘Nhớ đừng phản bội tôi vì nếu bà phản bội, tôi sẽ trở và lật mình trong mồ.'"
Thánh Peter nói, "Aha, đừng lo. Ông ấy là nhân vật nổi tiếng ở đây. Chúng tôi gọi ông ấy là Tom xoáy lốc. Tôi sẽ tìm ra ông ấy cho bà. Ông ấy phải đang xoáy tít ở đâu đó."

Đó là tâm trí bạn. Một khi tâm trí bạn nghỉ ngơi, một khi nó biến mất, thân thể bạn có thể vẫn còn ngủ nhưng mắt bên trong của bạn, nhạy cảm bên trong của bạn, nhận biết của bạn, có thể vẫn còn bùng cháy như ngọn lửa nhỏ - không chỉ quan sát thân thể bạn, mà còn quan sát tâm trí im lặng, và tĩnh lặng bao quanh bạn. Người chứng ngộ không thể ngủ theo cùng cách như người chưa chứng ngộ ngủ. Khi người chưa chứng ngộ ngủ, người đó đơn giản vô ý thức. Người chứng ngộ ngủ nhưng người đó không vô ý thức.
Triệu Châu nói, "Mắt thịt của người thường." Ông ấy nói thêm, "Mặc dầu có thể nói ông ấy không có mắt tâm linh, mắt thịt có thể được coi là cùng thứ."
Vấn đề là ở chỗ nếu tâm trí bạn im lặng thế thì ngay cả mắt thịt của bạn cũng dừng chuyển động. Bạn có thể thử điều đó như một thực nghiệm. Đây là cách các nhà phân tâm tìm ra liệu người ngủ có mơ hay không. Và bây giờ, có nhiều nghiên cứu tiếp diễn về mơ và ngủ không mơ. Nó đã lật nhào hoàn toàn ý tưởng cổ đại. Ý tưởng cổ là ở chỗ thỉnh thoảng có vài giấc mơ, phần lớn là vào sáng sớm khi bạn sắp thức dậy; ngoài ra, bạn ngủ ngon lành.
Nghiên cứu hiện đại nói rằng bạn mơ sáu giờ trong tám giờ. Nếu bạn ngủ tám giờ, thế thì trong sáu giờ bạn mơ. Hai giờ không mơ kia cũng không phải là vững chắc, nhưng bị ngắt ra đây đó - mười phút đây, mười lăm phút kia. Nhưng tỉ lệ này không bao giờ được nhắc tới ở bất kì chỗ nào trên thế giới trước đây.
Và khám phá cách mạng thứ hai đã bắt nguồn từ nó là ở chỗ khi bạn đang quan sát ai đó ngủ, bạn có thể biết kiểu ngủ chỉ bằng việc nhìn vào mắt người đó. Chúng nhắm, nhưng nếu người đó đang mơ, thế thì bạn có thể thấy rằng dưới mi mắt, mắt đang chuyển động. Chuyển động đó là tuyệt đối rõ ràng. Nó cũng giống như khi bạn đọc, bạn phải chuyển con mắt; khi bạn xem phim, bạn phải chuyển con mắt. Mơ là một loại chiếu phim trên màn ảnh tâm trí bạn, và mắt phải chuyển cùng nó.
Trí huệ truyền thống là ở chỗ nếu bạn không mơ nhiều mấy, đó là dấu hiệu của mạnh khoẻ. Các nhà nghiên cứu hiện đại đã tìm ra chính điều đối lập - tất nhiên nghiên cứu này được tiến hành với người thường, không phải những người đang thiền, bằng không kết quả chắc sẽ khác. Họ đã thấy rằng mơ là cách ném đi mọi bụi bặm mà mọi người đã thu thập trong ngày. Nếu họ không mơ họ sẽ phát điên, vì mọi ngày bụi sẽ liên tục tụ lại. Họ sẽ sớm bị bao quanh bởi bụi, các tầng ý nghĩ dầy, những kinh nghiệm không đầy đủ, đủ mọi thứ đồng nát, và họ sẽ không có khả năng tìm thấy đường ra và trở về nhà. Mọi ngày, cũng như bạn tắm hay đánh răng, tâm trí bạn tự động cố gắng ném đi mọi loại bụi đã tụ lại trong ngày. Điều này cần sáu giờ, cho nên người mạnh khoẻ mơ sáu giờ và ngủ hai giờ.
Điều đó mang tới nhiều hệ quả. Các nhà nghiên cứu đã thực nghiệm với vài người trong phòng thí nghiệm này, và vài người trong phòng thí nghiệm khác... Trong phòng thí nghiệm này họ cố quấy rối mọi người bất kì khi nào họ bắt đầu mơ. Bất kì khi nào họ thấy rằng mắt của những người này chuyển động, họ đánh thức những người này. Trong phòng thí nghiệm kia, họ đánh thức bất kì khi nào mắt những người này không chuyển động. Trong phòng thí nghiệm này họ quấy rối giấc ngủ, và trong phòng thí nghiệm kia họ quấy rối giấc mơ. Và kết quả kì lạ là ở chỗ những người có giấc ngủ bị quấy rối còn giấc mơ thì được phép, thức dậy được làm tươi tắn sâu sắc không có rắc rối gì. Còn những người có giấc mơ bị quấy rối và giấc ngủ là được phép, thức dật mệt mỏi hoàn toàn, te tua. Dường như là mơ có nhiều ý nghĩa hơn ngủ. Nhưng nghiên cứu này chỉ bị giới hạn vào những người không thiền.
Bản thân thiền nhân ném đi mọi bụi, người đó không đợi giấc ngủ sinh học ném nó đi. Người đó ném nó đi một cách có ý thức và với nhận biết đầy đủ. Thế thì giấc ngủ của người đó trở thành im lặng sâu sắc và cũng là nhận biết sâu sắc. Nhận biết này đã được gọi là con mắt thứ ba, nhưng con mắt thứ ba chỉ là biểu tượng.
Điều chúng ta đang làm ở đây mọi ngày trong thiền... trong vòng hai phút bạn ném đi tải trọng của gần sáu giờ. Nó là vấn đề về tính toàn bộ. Đừng giữ lại, đừng nghĩ về điều người khác sẽ nghĩ về bạn. Ở đây, không có người nào đã bao giờ nghe bạn. Mọi người bị mắc mứu nhiều thế trong bản thân họ và mọi người cạnh tranh với mọi người khác! Việc ném ra nói lắp bắp sẽ làm giảm mơ của bạn, và nếu bạn được mang đi xét nghiệm về giấc ngủ, kết quả sẽ khác. Mơ của bạn chắc sẽ ít hơn nhiều và ngủ của bạn chắc sẽ lâu hơn.
Và một nhân tố mới sẽ nảy sinh trong bạn: một tuyến nhận biết nhỏ, mà khi bạn liên tục tăng trưởng trong thiền, trở nên ngày càng lớn hơn. Một điểm tới trong ngọn lửa nhận biết của bạn nơi mọi mơ bị cháy, và chỉ ngủ còn lại. Thân thể ngủ, nó mệt mỏi - nó cần nghỉ ngơi. Nhưng tâm thức bạn không bao giờ mệt mỏi. Nó cháy sáng hết ngày nọ tới ngày kia.
Sư hỏi, "Mắt của người ngủ là gì?"
Triệu Châu nói, "Mắt Phật; mắt của pháp là mắt của người người ngủ."
Thực ra, ngủ của bạn là không lành mạnh như việc bước của bạn. Cứ xem xét một khoảnh khắc: việc bước của bạn có lành mạnh không? Các ý nghĩ không lành mạnh - giận và tham và ghét và sở hữu - có ở bên trong bạn không? Và cả nghìn thứ là những cái tên của mọi loại điên khùng đang diễn ra bên trong bạn, mặc dầu bạn đang cố che giấu chúng. Bạn đeo mặt nạ; cũng như bạn che giấu thân thể bạn bằng quần áo, bạn che giấu tâm trí của bạn bằng nụ cười, bằng ý nghĩ, nói chuyện với mọi người. Hội thoại của bạn không là gì ngoài sự sao lãng, sao lãng của tâm trí không lành mạnh của bạn.
Tôi đã du hành trong nước này trong gần hai mươi năm. Và đó là một kinh nghiệm, vì tôi đã du hành chỉ trong khoang có điều hoà, cho nên thỉnh thoảng có hành khách khác nhưng ngoài ra thì tôi một mình. Người khác thường sẽ cố làm đối thoại nào đó ngay lập tức... và tôi có cơ hội hay. Tôi sẽ nói cho người đó tên tôi, tên bố tôi, tên mẹ tôi, bố tôi có bao nhiêu anh em, bác tôi có bao nhiêu con. Và người đó sẽ ngạc nhiên vì người đó đơn giản hỏi tên tôi.
Tôi sẽ nói, "Ông sẽ hỏi mọi điều này mà. Tôi đang giải quyết mọi thứ ngay bây giờ, để cho chúng ta có thể im lặng. Hai mươi bốn giờ chúng ta sẽ ở cùng nhau..."
Người này sẽ nhìn tôi có hơi chút kì lạ, nhưng tôi sẽ nhắm mắt lại. Thỉnh thoảng, tôi mở mắt ra và xem điều người đó làm.
Những cuộc du hành này đã là phòng thí nghiệm của tôi với hàng nghìn người. Tôi đã không bỏ lỡ một khoảnh khắc quan sát nào và xem cái gì đang xảy ra. Người này sẽ đọc đi đọc lại cùng tờ báo và sẽ bắt đầu giận - giận tôi, nhưng người đó không thể nói điều đó được, vì tôi đã bảo người đó, "Không nói một lời. Mọi hỏi han được kết thúc. Tôi đã nói cho ông mọi thứ về tôi; nhiều hơn điều đó, tôi cũng không biết."
Người đó sẽ mở va li và đóng va li, mở cửa sổ và đóng cửa sổ. Và tôi quan sát. Và trong khoang có điều hoà, người đó sẽ bắt đầu vã mồ hôi, người đó sẽ gọi người trực toa, "Ông có thể đổi chỗ cho tôi sang khoang khác nào đó được không? Vì tôi sẽ phát điên."
Người trực toa nói, "Tôi chẳng thấy cái gì làm phiền ông."
Người đó nói, "Đó mới là vấn đề! Không ai làm phiền tôi. Ông này đơn giản ngồi và nhìn tôi dường như tôi là vườn bách thú thực nghiệm. Và tôi cư xử một cách không lành mạnh, tôi biết. Nhưng vì ông ấy tôi phải làm cái gì đó, bằng không... Và ông ấy đã đóng cuộc nói chuyện lại từ chính lúc ban đầu. Không đối thoại! Cho nên tôi đọc cùng tờ báo và phát cáu. Tôi mở va li và tôi biết không có nhu cầu mở nó; tôi xếp quần áo theo cách này cách nọ nhưng phỏng có ích gì? Tôi đi ra phòng tắm một cách không cần thiết và thế rồi tôi có vẻ ngu... ‘Điều này thật kì lạ, ông không có cái gì để làm trong nhà tắm. Tại sao ông đi?'"
Gần như mọi người trực toa đều biết tôi vì trong du hành suốt hai mươi năm mọi lái xe, mọi người trực toa, mọi trưởng ga... Người trực toa sẽ nói, "Khi nào ông sẽ thôi trò tinh quái đó? Anh chàng đáng thương kia sắp phát điên và tôi biết từ chính lúc ban đầu rằng điều này sẽ xảy ra."
Một đêm tôi rời khỏi Bombay. Quãng năm mươi người bạn đã tới tiễn tôi. Trong một khoang có một người Mô ha mét giáo, và trong khoang kia - vì tầu hoả Ấn Độ chỉ có một toa dài được điều hoà nhiệt đó, được chia thành hai khoang nhỏ - trong khoang kia, có một người brahmin. Bạn có thể biết được mọi người qua dáng vẻ của họ. Người brahmin tuyên bố điều đó ở trên trán mình, người Mô ha mét giáo thì bằng chiếc mũ.
Người trực toa hỏi tôi, "Ông thích đi cùng ai? Một người là người Mô ha mét giáo, một người là người brahmin. Các khoang khác đầy cả rồi."
Tôi nói, "Người brahmin sẽ vui hơn."
Ông ấy nói, "Ông không bao giờ bị mệt mỏi với du hành và bây giờ tôi biết rằng người brahmin sẽ gặp rắc rối." Và khi tôi đi vào, người brahmin, như mọi người brahmin vẫn làm, rạp người trên sàn và chạm chân tôi, cứ tưởng rằng tôi là một mahatma lớn vì năm mươi người đã tới tiễn tôi và họ đã chạm chân tôi và đeo vòng hoa cho tôi.
Tôi nói, "Ông làm gì vậy? Tôi là người Mô ha mét giáo." Và ông ta đứng lên và ông ta nói, "Nếu ông là người Mô ha mét giáo, thế thì sao ông không nói thế từ trước? Ông đã làm hỏng cả đêm của tôi. Giờ tôi phải đi tắm trong đêm lạnh này. Ông không xem xét...?"
Tôi nói, "Tôi có thể làm được gì? Tôi đi vào, tôi thậm chí còn không có cơ hội nói một lời và ông đã chạm chân tôi. Hiển nhiên, ông phải tắm rồi."
Thế là ông ta đi tắm trong đêm lạnh, nhưng khi ông ta quay lại ông ta nói, "Ông có thực là người Mô ha mét giáo không?"
Tôi nói, "Tôi chỉ đùa thôi."
"Ông ngụ ý gì, đùa sao? Và nước... nước lạnh như băng."
Tôi nói, "Tôi tưởng ông sẽ hiểu chuyện đùa này chứ."
Ông ta nói, "Điều này không đúng. Tôi đã chắc chắn rằng ông không phải là người Mô ha mét giáo. Nhưng khi ông nói ông là vậy, không có vấn đề về không tin điều đó." Ông ta chạm chân tôi lần nữa và nói, "Xin thứ lỗi cho tôi."
Tôi nói, "Ông sẽ phải tắm lần nữa."
Ông ta nói, "Cái gì? Cái gì đã xảy ra?"
Tôi nói, "Thực sự, tôi là người Mô ha mét giáo. Ông không thể thấy được râu cằm tôi sao?" Ông ta nhìn tôi và ông ta nghĩ phải đi tắm nữa. Ông ta lập tức gọi người trực toa và ông ta nói, "Ông có thể tìm chỗ nào đó khác được không?"
Người trực toa nói, "Cái gì sai vậy? Ông bị rắc rối nào đó sao?" Ông ta nói, "Rắc rối nào đó thôi sao? Tôi đã hai lần phải đi tắm vào giữa đêm. Và giờ tôi không thể ngủ được vì tôi không thể tự thuyết phục được mình rằng ông này là người Mô ha mét giáo. Ông ấy không phải vậy."
Người trực toa nói, "Cứ như tôi biết, ông ấy không phải vậy đâu."
Ông ta nói, "Ông là người rất tốt; ông đã cứu tôi... nhưng ông ấy đã hành hạ tôi."
Tôi nói, "Tôi đơn giản thử xem liệu ông có là người brahmin thực hay không."
Ông ta nói, "Đó là cách thức của các thánh nhân lớn." Ông ta lại chạm chân tôi.
Và người trực toa nói, "Ông làm gì vậy?" - vì ông ấy biết tôi - "ông ấy là người Mô ha mét giáo. Và người brahmin chạm chân người Mô ha mét giáo sao? Ông sẽ xuống thẳng địa ngục."
Ông ta nói, "Thay vì đi xuống địa ngục, tôi sẽ lại đi thẳng vào nhà tắm."
Nhưng đây là thế giới - những người vô ý thức.
Phát biểu của Triệu Châu là ở chỗ con mắt bên trong là Mắt Phật; mắt của pháp... pháp tương ứng với toàn thể vũ trụ đang vận hành.
Và một lần một sư hỏi Thiên Đồng, "Mắt không thiếu cái gì trong áp dụng thực tế vào cuộc sống là mắt gì?"
Thiên Đồng trả lời, "Nó cũng giống như mù thôi."
Người đã biết tới bản thân mình trở thành gần như mù với mọi phân biệt, biện biệt, phân chia, nhị nguyên. Người đó trở thành gần như mù với mọi thứ bạn thấy và sống và cư xử tương ứng. Nhưng mù của người đó là quan trọng hơn rất nhiều so với mắt bạn. Là vị phật và mù là có ý nghĩa hơn rất nhiều so với có mắt và không nhận biết về bản thân người ta.
Trong hàng thế kỉ, đã từng có thảo luận về liệu mắt nên mở hay nhắm trước tượng Phật. Thảo luận này đã trở nên nóng tới mức chung cuộc họ quyết định, "Để mắt ông ấy nửa mở nửa nhắm." Mọi người được thoả mãn.
Tôi đã ở trong một ngôi đền Phật giáo, có một trại thiền ở đó, đích xác chỗ Phật Gautam đã trở nên chứng ngộ ở Bodhgaya. Tôi nói với ông tu sĩ, "Điều này là không thể được. Phật phải đã chớp mắt. Ông ấy không thể giữ cho chúng nửa mở nửa nhắm được. Có thể giữ chúng nhắm, nhưng không thể giữ chúng nửa mở nửa nhắm được."
Tu sĩ nói, "Không ai đã bao giờ hỏi về điều đó. Và trong nhiều thế kỉ chúng tôi đã quyết định, vì các nhóm xung đột..."
Một giáo phái khác, được sinh ra bên cạnh Phật giáo, là Jaina giáo. Có cùng vấn đề, liệu mắt của Mahavira nên nhắm hay mở. Về câu hỏi ngu xuẩn này, người Jainas đã trở nên bị phân chia thành hai giáo phái: một giáo phái giữ cho mắt của Mahavira mở, một giáo phái giữ mắt của Mahavira nhắm.
Tại một cuộc hội nghị của người Jaina tôi nói với họ, "Bây giờ có sẵn điện điện. Các ông có thể làm cho mắt chớp. Điều đó sẽ là đúng hơn với cuộc sống."
Và họ nói, "Ông đang đùa về Mahavira nữa!"
Tôi nói, "Tôi đơn giản gợi ý một ý tưởng để giữ gần hơn với thực tại. Mahavira không mù, mà ông ấy cũng không thể xoay xở giữ cho mắt mở hoàn toàn, suốt hai mươi bốn giờ. Mãi cho tới giờ điều đã là ổn rằng bạn xoay xở để phân chia thành hai giáo phái, nhưng bây giờ không có nhu cầu nữa. Cứ nối bức tượng với điện và Mahavira sẽ liên tục nháy mắt, hai mươi bốn giờ một ngày; và điều đó sẽ là vui mắt nữa, khi nhìn Mahavira chớp mắt. Và đôi khi để làm cho vui vẻ, bạn có thể làm một mắt chớp thôi."
Tôn giáo nên là niềm vui. Làm Mahavira mù là ngu xuẩn. Và nhóm kia đang làm điều ngu xuẩn khác, giữ cho mắt ông ấy liên tục mở.
Vấn đề là với vô ý thức của chúng ta; chúng ta quyết định mọi thứ và chúng ta cũng quyết định mọi thứ về những người đã chứng ngộ, nhưng chúng ta không có quyền làm vậy. Chúng ta sẽ phạm sai lầm trong việc đưa ra bất kì phán xét nào về người chứng ngộ, vì chúng ta không thể thấy được xa thế, sâu thế, cao thế; chúng ta đang bò trên đất, chúng ta không thể thấy được chim ưng đang bay xa trên trời.
Những người đã sống hướng vào bên trong đều đã đi vào trong thế giới khác, mà bạn mù với thế giới đó. Và một cách tự nhiên họ đã trở thành mù với bạn, vì họ không thấy được thế giới của bạn như bất kì cái gì có ý nghĩa thêm nữa. Họ đã tìm ra cuộc sống đích thực hơn, sự tồn tại đẹp hơn.
Sự sáng tỏ bên trong này, việc thấy này trong bản thân người ta, được gọi là con mắt thứ ba, hay Mắt Phật. Khi bạn nhìn vào trong, trong thiền, nhớ chỉ một điều thôi: lãnh thổ của bạn. Quên mọi thứ khác dường như nó tất cả là mơ, và bạn đã đi vào trong khu vực khác của sự tồn tại nơi mơ không thể theo bạn được.
Một bài thơ Thiền:
Gió lặng
Nhưng hoa vẫn rụng;
chim hót
và núi còn mãi
vậy mà huyền bí hơn.
Không phải là con người của nội tâm trở nên mù với cái đẹp của con chim tung cánh, hay điều huyền bí của núi, hay hoa rụng; người đó đơn giản trở nên mù với mọi thứ vô ý nghĩa trong tâm trí chúng ta. Người đó trở thành mù với ghen tị của chúng ta; người đó không biết nó là gì, người đó đã quên mất ngôn ngữ đó. Người đó không biết tham là gì, người đó đã quên mất ngôn ngữ đó. Người đó đã quên mất tâm trí bình thường của bạn hoàn toàn. Người đó đã đi vào trong vô trí, vào trong tâm trí vũ trụ. Ở đó, luật khác - nền tảng hơn bất kì luật nào mà chúng ta đã tạo ra trong các toà án - thịnh hành.
Ba tiêu đã viết điều này:
Cây dẻ cạnh mái hiên
ra hoa lộng lẫy
không được chú ý
bởi người của thế giới này đi qua.
Bạn nghĩ bạn có mắt, nhưng bạn thậm chí có thể đã không nhìn vào vợ bạn một cách chính xác. Bạn có thể đã sống cùng cô ấy và bạn có thể không bao giờ nhìn vào mắt cô ấy. Mọi người sống cùng nhau nhưng vẫn còn là người lạ, bao giờ cũng giữ một khoảng cách nhỏ, sợ bị người khác chi phối.
Hoa và sao... chúng tới mọi ngày, mọi đêm, nhưng bao nhiêu người ngắm mặt trời lặn và cái đẹp mênh mông và mầu sắc mà mặt trời lặn lan toả trên đường chân trời?
Hoa hồng có thể nở trong vườn riêng của bạn, nhưng bạn không có thời gian. Bạn đọc tờ báo lá cải hạng ba, bạn đọc về các chính khách và mọi thứ vô nghĩa họ liên tục làm cho nhân loại. Nhưng bạn sẽ không nhìn, bạn không có thời gian. Bạn sẽ không nhìn ban đêm khi mọi sao tới, tầm nhìn của bạn rất nhỏ.
Con người của mắt bên trong không chỉ trở nên nhận biết về điều huyền bí bên trong, người đó cũng trở nên nhận biết về những điều huyền bí bao quanh người đó ở mọi nơi. Vị phật, người đã thức tỉnh, là thức tỉnh với chân lí, với cái đẹp, với tính thượng đế.
Giầu có của ông ấy là lớn lao.
Nan-O-Myo đã viết:
Không đổ xuống, không bỏ qua -
đôi vịt Bắc kinh
đáp xuống, bập bềnh, bất kì chỗ nào.
Thiền trong chính bản chất của nó là sự nhạy cảm thẩm mĩ, thơ ca lớn. Nó cho bạn sống động hơn, nó cho bạn và các giác quan của bạn mức tối đa của chúng. Con người của Thiền sống ở điều tốt nhất - người ta không thể sống nhiều hơn ông ấy sống. Từng hơi thở là toàn bộ trong bản thân nó và từng khoảnh khắc là đầy phúc lành thế, đầy cực lạc, đầy tình yêu lớn, không hướng tới bất kì người nào nhưng đơn giản lan toả như hương thơm của hoa. Bất kì người nào sẵn sàng nhận nó đều có thể có nó. Nhưng bất kì người nào muốn nắm bắt nó sẽ mất nó.
Câu hỏi của Maneesha là:
Osho kính yêu,
Có phải cái nhìn của thiền nhân là cái nhìn của mắt chim không?
Nó là nhiều hơn nhiều, Maneesha. Nó chắc chắn là cái nhìn mắt chim, nhưng nó là nhiều hơn nhiều. Chim có thể thấy; tầm nhìn của nó lớn hơn tầm nhìn của bạn nhiều vì nó ở chiều cao cao hơn. Nhưng con người của nhận biết không chỉ ở chiều cao cao hơn, người đó cũng ở lãnh thổ sâu hơn. Chim không thể trở thành phật. Trở thành phật là quyền của con người, quyền duy nhất của con người.
Con người là đỉnh cao nhất của tiến hoá, nhưng đừng dừng lại ở đó. Một bước thêm nữa và bạn sẽ bước lên đỉnh Everest của hiện hữu.
Trước khi chúng ta đi sâu hơn vào trong bản thân mình - vài tiếng cười thân thiết, chỉ để làm sạch không khí và làm cho bạn nhẹ hơn, vô trọng lượng, ít nghiêm chỉnh.
Một người Nga, một người Cuba, một linh mục Cơ đốc giáo và Swami Deva Sọ dừa đang đi trên chuyến tầu hoả qua châu Âu. Người Nga rút ra một chai vodka lớn. Anh ta rót cho từng bạn đồng hành một cốc, và thế rồi ném cái chai còn một nửa ra ngoài cửa sổ. "Sao anh làm điều đó?" Swami Sọ dừa hỏi.
"Có nhiều vodka thế ở nước tôi," người Nga đáp. "Chúng tôi có nhiều hơn chúng tôi đã bao giờ có thể dùng."
Chút ít sau đó, người Cuba đưa quanh cho mọi người một hộp xì gà Cuba. Mọi người lấy một điếu, thế rồi anh ta ném phần còn lại của hộp ra khỏi cửa sổ.
"Trời!" Sọ dừa nói. "Sao anh làm điều đó?"
"Xì gà," người Cuba đáp, "một hào mua cả tá ở nước tôi. Chúng tôi có nhiều chúng hơn là chúng tôi biết phải làm gì với chúng!"
Sọ dừa ngồi im lặng một lúc. Thế rồi anh ấy đứng dậy, vớ lấy linh mục Cơ đốc giáo và ném ông ta ra ngoài cửa sổ.
Bé Melvin, bé Billy và bé Dings-bums đang chán, ngồi cùng nhau ngoài hiệu thuốc. Đột nhiên, bé Melvin thấy tờ hai mươi đô la trên đất và nói, "Này, trông đây! Chúng ta đi vào và đổi nó và thế rồi mỗi người trong chúng ta có thể mua cái gì đó thực sự lạ!"
Chúng đi vào và đổi tiền, chia nó ra và biến mất vào trong cửa hàng để tiêu nó. Nửa giờ sau, chúng lại gặp nhau bên ngoài.
"Đằng ấy mua được gì?" Melvin hỏi Billy.
"Tớ mua được quả bóng rổ siêu này, cho nên tất cả chúng ta có thể chơi bóng rổ như những anh kia trên ti vi," Billy nói. "Đằng ấy mua được gì?"
"Úi giời, anh bạn," Melvin nói, "như tớ thấy trên ti vi, tớ mua được ván trượt này cho nên chúng ta có thể trượt khắp chốn."
Thế rồi chúng quay sang Dings-bums. "Đằng ấy mua được gì?"
Dings-bums kéo ra một cái hộp từ túi và nói, "Hộp băng vệ sinh."
Melvin và Billy có vẻ phân vân. Chung cuộc, bé Melvin hỏi, "Đằng ấy mua cái của quỉ đó làm gì?"
"Thế này," Dings-bums nói, "họ nói trên truyền hình rằng với những băng vệ sinh này bạn có thể làm mọi thứ - như chạy, cưỡi ngựa và bơi!"
Bây giờ, Nivedano, mọi người tuyệt đối phát rồ...
(Tiếng trống)
(Nói lắp bắp)
(Tiếng trống)
Im lặng, nhắm mắt lại, không chuyển động thân thể.
Quên thế giới bên ngoài đi. Chỉ ở bên trong.
Mỗi lúc một đi sâu hơn, sâu như như mũi tên.
Im lặng đẹp này, và việc ở trong của bạn...
Để làm cho nó sâu hơn, Nivedano ...
(Tiếng trống)
Thảnh thơi, buông bỏ. Chỉ là chết.
Thân thể ở xa xôi...
Tâm trí cũng vậy. Bạn là chính ngọn lửa bên trong ở cốt lõi sâu nhất của bản thân bạn.
Đây là điều duy nhất trong bạn mà là vĩnh hằng, mà không biết tới chết, không biết tới thay đổi.
Trong khoảnh khắc lớn lao này các bạn là chư phật.
Nhớ điều đó hai mươi bốn giờ, rằng bên trong bạn, vị phật đang ngồi.
Bạn chỉ là ngôi đền.
Bên trong ngôi đền là ngọn lửa này của ánh sáng.
Liên tục nhớ tới nó... mọi hành động của bạn sẽ trở thành duyên dáng, mọi lời của bạn sẽ mang im lặng. Chính hiện hữu của bạn sẽ lan toả niềm vui.
Nivedano ...
(Tiếng trống)
Quay lại.
Nhớ vị phật, ngồi một khoảnh khắc...
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
Chúng ta có thể mở hội chứ?
Vâng!
Xem tiếp Chương 15 – Quay về Mục lục


0 Đánh giá

Ads Belove Post