Chương 1. Dỗ trẻ là việc cơ bản của chư phật

Chương 1. Dỗ trẻ là việc cơ bản của chư phật

Price:

Read more

Thiền - Bước nhảy lượng tử từ Tâm trí sang Vô trí - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 1. Dỗ trẻ là việc cơ bản của chư phật


Osho kính yêu,
Lương toạ chủ người đất Thục có lần có cuộc gặp với Mã Tổ, Mã Tổ hỏi ông ta,
"Ông giảng kinh nào?"
"Kinh tâm," ông ta đáp.
Mã Tổ nói, "Ông lấy gì giảng?"
Lương toạ chủ trả lời, "Bằng tâm."
Mã Tổ nói, "Tâm như kĩ nhi, ý như kí giả, lục căn như người quen; làm sao dụng tâm giảng kinh?"
Lương toạ chủ bẻ lại, "Không dùng tâm, chẳng lẽ dùng hư không?"
Mã Tổ đáp, "Đúng, có thể dùng hư không."
Lương toạ chủ phủi tay áo định đi.
Mã Tổ gọi ông ta và nói, "Toạ chủ!"
Toạ chủ quay đầu lại.
Mã Tổ nói, "Từ sinh tới tử, đây là cách nó vậy."
Lương toạ chủ chấn động tâm can, phục xuống lạy tạ.
Mã Tổ nói, "Toạ chủ ngốc, sao ông lạy tôi?"
Lương toạ chủ toát mồ hôi toàn thân. Trở về chùa, Lương toạ chủ nói với các sư, "Từng giảng kinh như tôi ít người bì kịp, không ngờ câu nói của đại sư khiến cơ nghiệp giảng kinh của tôi tan theo làn khói không còn tăm tích. Thật là hổ thẹn."
Lương toạ chủ từ bỏ việc giảng kinh của mình và lui về ẩn dật trong vùng núi phía tây xa xôi và không ai còn được nghe nói tới ông ấy nữa.
... Một dịp khác Mã Tổ nói với các sư đang tụ hội, "Tin rằng từng và mọi người trong các ông đều có tâm, cái là phật! Bồ đề đạt ma tới từ Ấn Độ đến giữa vương quốc để làm chứng ngộ ông với chân lí mà ông ấy truyền đạt, của tâm một đại thừa."
Một sư nói toạc ra, "Sao thầy dạy ‘tâm là phật'?"
Mã Tổ nói, "Để dỗ con nít khỏi khóc."
Sư này nói, "Khi trẻ không khóc nữa thì sao?"
Mã Tổ nói, "Tâm không là phật."
Sư nói, "Bên cạnh điều này, có cái gì đó thêm nữa không?"
Mã Tổ đáp, "Ta sẽ nói cho ông, nó không phải là vật gì đó."
Maneesha, đó là bắt đầu của lễ hội tồn tại vô thuỷ. Thiền có tính lễ hội, nó không có tính uyên bác. Nó kết án các học giả sâu sắc nhất có thể được, vì học giả đại diện cho tâm trí được xác định, tâm trí có văn hoá, tri thức được vay mượn, kinh sách chết. Học giả là nấm mồ. Thiền là đoá hoa hồng sống. Không cái gì trong nó là chết, nó bao giờ cũng vậy. Nó đi từ vô thuỷ tới vô chung: đặc điểm thay đổi, lá rụng khỏi cây, lá mới bắt đầu mọc ra, lá cũ biến mất, lá mới tới - đó là thay đổi thường hằng. Nhưng trong bản chất không cái gì thay đổi - chỉ ở ngoại vi, chỉ ở chu vi, nhưng không bao giờ ở trung tâm. Và trung tâm là Thiền.
Tôi sung sướng bắt đầu loạt bài nói này với một giai thoại về Mã Tổ. Ông ấy là một trong những người yêu của tôi.
Lương toạ chủ người đất Thục có lần có cuộc gặp với Mã Tổ, Mã Tổ hỏi ông ta,
"Ông giảng kinh nào?"
Kẻ sĩ đáng thương này không nhận biết rằng ông ấy đã đi vào sào huyệt của sư tử. Đi vào trong đó là dễ, nhưng ra khỏi đó là không thể được. Lọt vào tay của Mã Tổ, bạn đã tự tử rồi. Mã Tổ là một thầy sắc như gươm vậy. Ông ấy giết mọi người theo cách này cách nọ, và đưa hàng trăm người tới chứng ngộ.
Kẻ sĩ đáng thương này không biết rằng một khi gặp Mã Tổ là gặp cái chết của mình. Đó là cách cổ nhân đã định nghĩa chức năng của thầy. Không phải dạy bạn, mà giết bạn: không phải là truyền đạt tri thức cho bạn, mà đơn giản lấy đi mọi tri thức từ bạn. Thậm chí ngay cả ý nghĩa về ‘tôi’ cũng phải biến mất.
Kẻ sĩ này không nhận biết rằng việc gặp gỡ Mã Tổ một lần là đủ, hai lần sẽ là quá nhiều. Mã Tổ đã hỏi ông ta, "Ông giảng kinh nào?"
"Kinh tâm," ông ta đáp.
Mã Tổ đáp, "Ông lấy gì giảng?"
Lương toạ chủ trả lời, "Bằng tâm."
Mã Tổ nói, "Tâm như kĩ nhi, ý như kí giả, lục căn như người quen; làm sao dụng tâm giảng kinh?"
Tâm trí không thể nói được, nó thậm chí không thể nói được với một ngón tay chỉ tới điều tối thượng. Mọi điều mà tâm trí làm là lắp bắp lại điều liên quan, được kiểm soát - trên bề mặt có vẻ rất im lặng, bên trong là nhà thương điên. Nhà thương điên này không thể nói một lời về chân lí; nó chẳng biết gì, mặc dầu nó chơi trò chơi dường như nó biết.
Lương toạ chủ bẻ lại, "Không dùng tâm, chẳng lẽ dùng hư không?"
Chỉ là một câu hỏi trí tuệ, logic, không đích thực, không tới từ kinh nghiệm riêng của ông ấy... Vì Mã Tổ nói tâm không thể nói được chân lí, một cách logic điều có thể được hỏi là, "Chẳng lẽ dùng hư không?"
Mã Tổ đáp, "Đúng, có thể dùng hư không."
Lương toạ chủ phủi tay áo định đi.
Mã Tổ gọi ông ta và nói, "Toạ chủ!"
Toạ chủ quay đầu lại.
Mã Tổ nói, "Từ sinh tới tử, đây là cách nó vậy."
Hư không... Tâm trí liên tục thay đổi: tâm trí trẻ nhỏ là thứ này, tâm trí thanh niên là thứ khác, tâm trí trung niên là thứ khác, tâm trí của người già là thứ khác. Tâm trí thường xuyên tích luỹ, thay đổi quan điểm, ý thức hệ, tôn giáo. Nó không thực đáng tin, nó không thể được dựa vào. Hôm nay nó có thể là cộng sản và ngày mai có thể biến thành chống cộng; hôm nay nó có thể là vô thần, ngày mai nó có thể trở thành hữu thần. Tâm trí chỉ là lời nói suông, bị ô nhiễm như Poona.
Hư không là bản tính không ô nhiễm của bạn, từ khởi thuỷ tới chung cuộc. Mã Tổ đang nói, "Từ sinh tới tử, đây là cách nó vậy." Hư không liên tục hát bài ca của nó dù bạn nghe hay không; âm nhạc của nó có đó dù bạn nghe hay không; điệu vũ của nó có đó, tất nhiên dù mắt bạn không thể thấy được nó. Nó là điệu vũ vĩnh hằng.
Lương toạ chủ chấn động tâm can, phục xuống lạy tạ.
Mã Tổ nói, "Toạ chủ ngốc, sao ông lạy tôi?"
Lương toạ chủ toát mồ hôi toàn thân. Trở về chùa, Lương toạ chủ nói với các sư, "Từng giảng kinh như tôi ít người bì kịp không ngờ câu nói của đại sư khiến cơ nghiệp giảng kinh của tôi tan theo làn khói không còn tăm tích. Thật là hổ thẹn."
Lương toạ chủ từ bỏ việc giảng kinh của mình và lui về ẩn dật trong vùng núi phía tây xa xôi và không ai còn được nghe nói tới ông ấy nữa.
Gặp một người như Mã Tổ là nguy hiểm. Không phải là không có lí do mà tôi bị gọi là người nguy hiểm nhất của thế kỉ này. Tôi đây. Gặp tôi một lần thôi, bạn sẽ biến mất, bạn sẽ không còn được nghe thấy nữa, bạn sẽ không còn được nhìn thấy nữa... Một lần gặp là đủ!
... Một dịp khác Mã Tổ nói với các sư đang tụ hội, "Tin rằng từng và mọi người trong các ông đều có tâm, cái là phật! Bồ đề đạt ma tới từ Ấn Độ đến giữa vương quốc để làm chứng ngộ các ông với chân lí mà ông ấy truyền đạt, “về khoảnh khắc này, về tính như thế.”
Một sư nói toạc ra, "Sao thầy dạy ‘tâm là phật'?"
Mã Tổ nói, "Để dỗ con nít khỏi khóc."
Mọi người đã chứng ngộ đều đã từng nói, để cho con nít khỏi khóc. An ủi, giữ trẻ, là việc cơ bản của mọi chư phật. Khoảnh khắc con nít lớn lên, vào đúng lúc họ sẽ đánh đứa bé. Giáo huấn thực sẽ bắt đầu chỉ khi bạn đủ trưởng thành, đủ định tâm, đủ cảm nhận, đủ nhận biết. Không vị phật nào sẽ làm phí hoài một cú đánh. Ông ấy sẽ đợi và an ủi con nít, và một khi con nít được an ủi, toàn thể cách tiếp cận của vị phật thay đổi. Ông ấy không nói dưới dạng tâm trí thêm nữa. Tâm trí là thứ trẻ con nhất trên thế giới. Một khi thầy đã giúp bạn tách tâm thức của bạn ra khỏi tâm trí của bạn, giáo huấn thực là rất đơn giản.
Vô trí là phật.
Bản ngã của bạn là việc chưa trưởng thành của bạn.
Vô ngã của bạn là thức tỉnh của bạn.
Cứ chết đi khoảnh khắc này đủ sâu
Để cho bạn có thể có phục sinh.
Thế thì bạn sẽ biết rằng vô trí là phật. Và nó bao giờ cũng là vậy. Nhưng với những người không thể hiểu được, người từ bi đã nói với họ rằng tâm là phật. Chỉ là từ từ bi thôi để giữ cho bạn khỏi khóc, vì nếu bạn không đủ trưởng thành - và điều được nói là, "Bạn không hiện hữu chút nào đâu; bạn chỉ là bọt bong bóng xà phòng thôi. Bên trong có hư không và cái đó là bản tính của bạn" - người chậm phát triển sẽ bị phát rồ.
Các bác sĩ trị liệu biết hoàn toàn rõ thuốc phải được cho theo lượng nào, vào lúc nào đệ tử cần cú đánh tối thượng để cho người đó biến mất, bỏ lại đằng sau mình chỉ là không gian thuần khiết.
Từ không gian thuần khiết đó mọi thứ nở bung.
Trong không gian thuần khiết đó mọi thứ biến mất.
Không gian thuần khiết đó là bản thể bạn.
Và sư này nói, "Khi trẻ không khóc nữa thì sao?"
Mã Tổ nói, "Tâm không là phật."
Sư nói, "Bên cạnh điều này, có cái gì đó thêm nữa không?"
Mã Tổ đáp, "Ta sẽ nói cho ông, nó không phải là vật gì đó."
Hư không này, im lặng thuần khiết này không phải là vật, nó không phải là cái gì đó, nó là chính cuộc sống, chính tâm thức, chính phúc lạc, bản thể vĩnh hằng. Nó không phải là vật.
Maneesha đã hỏi,
Osho kính yêu,
Tối hôm nọ tôi nghe thầy nói rằng trực giác và chứng ngộ là không khác nhau. Có phải điều đó là vì cả hai đều là vô trí không? Và điều đó có nghĩa là khi trực giác làm việc bên trong chúng ta, chúng ta có hương vị nhỏ của chứng ngộ?
Maneesha, trong câu hỏi đơn giản của bạn, bạn đã nêu ra nhiều câu hỏi. Thứ nhất, tối hôm nọ không bao giờ xảy ra! Quá khứ là quá khứ. Tôi phải nhắc bạn bao nhiêu lần rồi? Không có tối hôm nọ khác tối nay và sẽ không có tối nào khác hơn tối nay! Thay vì là ở đây, bạn bị lo nghĩ rằng bạn đã nghe tôi nói rằng "trực giác và chứng ngộ là không khác nhau. Có phải điều đó là vì cả hai đều là vô trí không?"
Tôi muốn tất cả các bạn, không chỉ Maneesha, hiểu rằng đây không phải là hội chúng của những người tìm hỏi về thượng đế học, triết học. Đây là việc gặp gỡ của chư phật. Khi có liên quan tới cái ta bên trong nhất của bạn, bạn có thể cho nó bất kì cái tên nào, trực giác... Từ đó ngụ ý cái gì? Nó ngụ ý ‘biết từ bên trong.' Chúng ta hiểu hoàn hảo dạy bảo nghĩa là gì, thầy kèm nghĩa là gì: tri thức tới bên ngoài, từ thầy cô giáo, thầy kèm, toà chủ; mọi điều họ làm đều là dạy bảo.
Trực giác là cái nảy sinh bên trong bạn, nó là chính bản thể bạn. Bạn có thể gọi nó là chứng ngộ. Bạn có thể cho nó bất kì cái tên này - không thành vấn đề - những cái tên không thành vấn đề trong thế giới này của sự tồn tại thực.
Và thế rồi chung cuộc bạn hỏi, "Và điều đó có nghĩa là khi trực giác làm việc bên trong chúng ta..."
Không, Maneesha, trực giác không bao giờ làm việc; nó đơn giản có đó. Cái làm việc bao giờ cũng là tâm trí: cái bao giờ cũng nghỉ ngơi, không làm việc, là bạn. Trung tâm của bạn ở bên ngoài việc làm hay không làm, nó đơn giản hiện hữu: nó là ngôn ngữ khác cần hiểu - nó không làm cái gì. Cho nên khi bạn nghĩ trực giác của bạn làm việc, bạn đã bị tâm trí của bạn đánh lừa. Đừng bị lừa bởi tâm trí. Nhớ rằng trực giác hiện hữu: nó không làm việc; nó là sự hiện diện, nhận biết. Đó là lí do tại sao tôi đã gọi chúng theo hai cái tên của một kinh nghiệm: trực giác, chứng ngộ, thức tỉnh, phật tính - những cái tên của cùng một trung tâm bất động.
Bạn không thể có, Maneesha này, chỉ một hương vị của nó. Hoặc bạn có nó toàn thể, hoặc bạn không có nó. Nó là không thể phân chia được.
Điều này cho tôi cơ hội để chỉ cho bạn nghĩa của cá nhân. Không từ điển nào, không bách khoa toàn thư nào sẽ giúp ích. Với chúng sẽ rất gượng gạo để kết nối cá nhân với tính không phân chia được, cái mà không thể được phân chia. Nếu nó không thể được chia ra, bạn không thể có nếm trải về nó. Bạn sẽ hoặc phải có nó, hoặc quyết định vẫn còn trong dốt nát, nhưng bạn không thể nói, "Tôi đã có được chút ít chứng ngộ." Theo cách đó nó không có tác dụng.
Bạn không thể nói, "Tôi được chứng ngộ một phần." Hiện hữu đi - một cách toàn bộ. Và cái tên nào bạn gán cho tính toàn bộ đó của bản thể bạn là tuỳ ở bạn. Vào khoảnh khắc đó tôi đã chọn từ chứng ngộ, vì nó có phẩm chất của việc xua tan mọi bóng tối, đau khổ, phiền não, tiêu cực; nó mang bạn tới bản thể tích cực của bạn, nó đem bạn tới chính tâm bạn, khi nói, "Vâng," với mọi nhịp đập của vũ trụ bao quanh bạn.
Nhưng Maneesha này, không thể nào có kinh nghiệm bộ phận được. Nhìn điều đó theo cách này: bạn có thể nói với ai đó, "Anh đang trong tình yêu một phần với em, chỉ ba mươi phần trăm thôi. Anh sẽ cố thêm chút nữa, nhưng vào khoảnh khắc này anh chỉ có một phần ba bản thể anh dành cho yêu em được không?” Nếu bạn nói điều này cho bất kì người nào, người đó sẽ nghĩ ai đó đã trốn khỏi nhà thương điên! Ngay cả yêu cũng không thể bị phân chia, đó là lí do tại sao yêu bao giờ cũng được lấy như ví dụ về chứng ngộ. Điều duy nhất là tương tự trong cả hai là, chúng là không thể phân chia được.
Nhưng tất cả chúng ta đều đang sống những cuộc sống bộ phận. Chúng ta yêu một cách bộ phận, hiển nhiên rất giả tạo, rất hời hợt, rất không thực và lừa dối giả tạo và không gì nhiều hơn. Chúng ta thiền một cách bộ phận. Nhưng không cái gì xảy ra theo cách đó. Tự nhiên không cho phép những kinh nghiệm lớn này theo bộ phận. Tự nhiên không phải là Mĩ - bạn không thể có mọi thứ theo cách trả góp.
Ý tưởng Mĩ này về trả góp là tuyệt đối ngược với sự tồn tại. Tại sao không có nó một cách toàn thể khi nó sẵn có? Bạn có thể chặt mọi thứ ra từng mảnh, nhưng không có sự sống trong từng mảnh. Sự sống sẽ chết nếu bạn chặt chúng thành từng mảnh.
Đây là một trong những vấn đề khó nhất cho tâm trí khoa học, vì nó quen với việc mổ xẻ. Chỉ khi cái gì đó có thể được mổ xẻ ra thì khoa học sẽ chấp nhận sự tồn tại của nó. Và tâm thức của con người không thể được mổ xẻ, do đó khoa học liên tục phủ nhận có bất kì sinh linh nào, bất kì tâm thức bất tử nào trong con người. Điều đó thực sự buồn cười. Mọi thứ đều trong phòng thí nghiệm của nhà khoa học ngoại trừ bản thân nhà khoa học; ông ấy không có đó. Ông ấy không thể chấp nhận được rằng ông ấy hiện hữu, trừ phi ông ấy để bản thân mình lên bàn mổ, nhìn mọi phẩm chất, khả năng, truy hỏi vào mọi phần, kéo chúng ra, gắn chúng lại và xem cái gì xảy ra.
Một cách tự nhiên nếu bạn cắt một sinh linh sống ra và rồi gắn nó lại, bạn sẽ có cái xác trong tay bạn. Sự sống sẽ biến mất.
Chuyện xảy ra... Charles Darwin kỉ niệm ngày sinh lần thứ sáu mươi của mình cùng bạn bè. Và trẻ con hàng xóm nhà ông ấy... ông ấy rất thân thiện với trẻ con, với con vật, với chim chóc, với cây cối; công trình cả đời của ông ấy là truy tìm trong tiến hoá, cho nên ông ấy quan tâm tới bất kì cái gì trưởng thành; mặc dầu ông ấy là một ông già, ông ấy rất thân thiện với trẻ nhỏ. Mọi đứa trẻ đều tự hỏi, "Chúng ta nên đem cái gì cho bác ấy như quà tặng nhân ngày sinh của bác ấy? Ngày sinh của bác ấy sắp tới rồi, và chúng ta có thể tặng cái gì cho nhà khoa học nổi tiếng thế giới? Sẽ có những món quà quí giá từ mọi nơi, chúng ta có thể làm được gì? Và bác ấy là người bạn lớn với chúng ta, cái gì đó phải được làm."
Và chúng đã làm cái gì đó. Chúng bắt nhiều sâu bọ, ếch, cá, châu chấu - đủ mọi loại, bất kì cái gì chúng có thể xoay xở bắt được - và chúng cắt các con bọ ra để tạo ra con vật mới. Đầu của ếch và chân của châu chấu. Chúng rất sung sướng rằng lần đầu tiên Charles Darwin chắc sẽ bị ngạc nhiên, vì ông ấy đã làm việc cả đời với sâu bọ, con vật, trưởng thành và tiến hoá của chúng. "Để xem bác ấy nói gì về con bọ này."
Lũ trẻ tới với sáng tạo của chúng trong số những nhà khoa học lớn, người đã tụ tập lại đó để mở hội. Chúng hỏi Charles Darwin, "Bác có biết con bọ này không?"
Ngay cả Charles Darwin trong một khoảnh khắc cũng không thể tin vào mắt mình. Ông ấy đã đi lang thang khắp thế giới, tìm đủ mọi loại loài, nhưng ông ấy chưa bao giờ thấy con này... và lũ trẻ nhà hàng xóm này, chúng đã tìm nó ra từ đâu? Ông ấy nhìn kĩ lưỡng.
Lũ trẻ nói, "Bác có thể nói cho chúng cháu cái tên được không?"
Ông ấy nói, "Ừ, tên của nó là bọ bịp."
Bất kì cái gì bộ phận đều sẽ là trò bịp. Tính toàn bộ là ngôn ngữ được học ở đây. Để đem bạn về khoảnh khắc này, tôi thử mọi phương cách, vì khoảnh khắc này là vô trí của bạn.
Đám đông xem xiếc căng thẳng và im lặng khi Charlie người huấn luyện cá sấu quất roi. Con cá sấu há mồm ra... đám đông há hốc miệng khi Charlie xắn tay áo và đưa cánh tay vào bên trong cái miệng khổng lồ. Charlie lại quất roi lần nữa và con cá sấu sập mồm lại với lực khủng khiếp, nhưng dừng lại cách cánh tay trần của Charlie một li. Đám đông mê li.
Thế rồi con cá sấu lại há cái miệng khổng lồ của nó ra, răng trắng nhởn phản chiếu trong ánh đèn pha. Lần này, Charlie kéo chim mình ra và cho nó vào trong cái mồm đợi của con cá sấu. Có im lặng chết người và Charlie quất roi. Nhanh như chớp, con cá sấu đóng mồm lại, nhưng dừng một li trước chim của Charlie. Thế rồi anh ta vớ một chiếc búa gỗ khổng lồ và đập mạnh vào đầu cá sấu. Nhưng nó vẫn không cắn. Charlie cầm một chiếc bát và rồi nói, "Người nào trong khán giả muốn thử điều đó không?"
Một bà già nhỏ bé nhảy lên và chạy lên sâu khấu. "Tôi! Tôi!" bà ấy kêu lên. "Nhưng xin đừng đánh tôi mạnh thế!"
Giovanni nói với anh bạn mình, Zabriski, rằng anh ta đã thi đỗ bài kiểm tra công dân Mĩ bằng việc viết mọi câu trả lời lên dây chun quần lót của mình.
Zabriski mượn quần lót của Giovanni và đi tới cuộc phỏng vấn.
Giám khảo hỏi Zabriski câu hỏi thứ nhất:
"Nước Mĩ có bao nhiêu bang?"
Zabriski giả bộ rằng mình đang nghĩ. Anh ta quay vòng trong ghế của mình và lén nhìn vào bên trong dây nịt quần.
"Ba mươi tư," anh ta trả lời.
Giám khảo nghĩ rằng người nghèo này chắc bị bối rối, cho nên ông ấy hỏi câu hỏi khác.
"Cờ Mĩ mầu gì?"
Zabriski lại quay ghế và kiểm quần soóc của mình.
"Mầu lục và tía," anh ta đáp.
Giám khảo quyết định cho anh ta cơ hội cuối cùng.
"Ai là tổng thống đầu tiên của Mĩ?" ông ấy hỏi.
Zabriski nhìn qua vai mình, và kéo căng dây chun quần lót. Thế rồi anh ta nhìn lên và tự hào tuyên bố,
"Calvin Klein!"
Paddy bước vào quán rượu địa phương một buổi tối và thấy một người bán dạo thông minh đang đứng tựa vào quán rượu. Anh ta bị ấn tượng bởi quần áo hoàn hảo của người này, nhưng điều thực sự bắt mắt anh ta là đôi giầy đỏ đẹp của anh chàng này.
Thế là Paddy bước tới anh ta và nói, "Tôi thực sự thích đôi giầy của anh. Chúng là loại gì vậy?"
"Chúng là giầy da cá sấu đấy," người bán hàng đáp.
Paddy chưa bao giờ nghe nói tới cá sấu nhưng không muốn tỏ ra dốt nát, anh ta nói, "Cám ơn anh," và rồi đi và hỏi Sam, người đứng quầy, cá sấu là gì.
"Nó là con vật to lớn, dữ tợn sống ở rừng rậm Amazon ở Brazil," Sam đáp.
Paddy rơi vào yêu đôi giầy này, và khi Paddy rơi vào yêu, anh ta sẽ không dừng cái gì. Thế là, ngày hôm sau, anh ta bán chiếc xe Ford cũ của mình và mua vé đi Brazil. Hai ngày sau đó, anh ta thuê một người hướng dẫn địa phương và chèo thuyền một chiếc thuyền nhỏ đi trên sông để đi tìm cá sấu.
Một tuần sau, và sâu trong rừng rậm, người hướng dẫn đột nhiên kêu lên,
"Trông kìa! Ông Murphy, cá sấu đấy!"
Paddy vớ lấy con dao khổng lồ của mình và nhảy xuống sông. Một cuộc chiến khủng khiếp diễn ra sau đó, mà Paddy gần chết. Nhưng cuối cùng, anh ta đã giết được con vật này và lôi nó lên thuyền.
Kiệt sức, và đầy máu me, Paddy đắc thắng lật con cá sấu ngửa lên và rồi nhìn một cách kinh ngạc.
"Cứt thật!" anh ta kêu lên, "nó đã không đi giầy!"
Bây giờ, bước đầu tiên của thiền là ném mọi điên khùng của bạn ra. Nó là phương pháp đơn giản, nếu bạn không phải là kẻ hèn - tôi ngụ ý nếu bạn không là một quí ông. Nó đơn giản ngụ ý nói lắp bắp. Nói bất kì ngôn ngữ nào mà bạn không biết, hay làm ra âm thanh, nhưng không ngồi đó như phật; giai đoạn đó tới sau.
Arup, đánh tiếng trống thứ nhất...
(Tiếng trống)
Phát cuồng lên!
(Nói lắp bắp)
Arup...
(Tiếng trống)
Mọi người trở nên im lặng, hoàn toàn im lặng.
Nhắm mắt lại và chỉ ở trong.
Vào ngày càng sâu hơn, toàn bộ và toàn bộ...
Chỉ là vị phật!
Đây là chính bản tính của bạn.
Arup, đánh tiếng trống tiếp...
(Tiếng trống)
Thảnh thơi.
Thảnh thơi sâu sắc thế... dường như bạn chết.
Để thân thể thở, nhưng bạn liên tục đi vào bên trong bản thân bạn ngày càng sâu hơn.
Đây là nó.
Không lời nào có thể nói được nó, không tâm trí nào có thể giải thích được nó, nhưng nó ở sâu bên trong bạn, đã hiện diện.
Arup, đánh trống đi...
(Tiếng trống)
Bước ra khỏi nấm mồ của bạn, trở lại cuộc sống,
để phục sinh,
tươi tắn, im lặng, hồn nhiên.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
Chúng ta có thể mở hội bây giờ chứ?
Vâng!
Xem tiếp Chương 2 - Quay về Mục lục

0 Đánh giá

Ads Belove Post