Chương 3. Thầy theo quyền riêng của bạn

Chương 3. Thầy theo quyền riêng của bạn

Price:

Read more

Thiền - Bước nhảy lượng tử từ Tâm trí sang Vô trí - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 3. Thầy theo quyền riêng của bạn


(Ngay trước khi xe của Osho tới, một con khỉ đột đen to lớn đi vào trong phòng và ngồi đằng sau Maneesha.)
Osho kính yêu,
Sau khi Bách Trượng đã trở thành thầy theo quyền riêng của ông ấy, ông ấy hỏi Hoàng Bá từ đâu tới.
Hoàng Bá nói, "Nhổ nấm ở chân núi Đại Hùng."
"Ông có thấy hổ ở đó không?" Bách Trượng hỏi.
Hoàng Bá gầm lên như hổ. Bách Trượng cầm búa lên và làm ra vẻ chém. Hoàng Bá vỗ Bách Trượng.
Bách Trượng kêu to và cười, và trở lại chỗ của mình. Ông ấy nói với các sư, "Ở chân núi Đại Hùng có con hổ mà các ông nhất định phải xem. Lão Bách Trượng vừa có lời với nó."
Một dịp khác, lúc đó trời mưa tuyết, và sư trụ trì đề nghị Bách Trượng giảng pháp.
Bách Trượng nói, "Bông tuyết rơi, mầu và hoa văn là đầy đủ. Sao ta phải thượng đường thuyết giảng?"
Cuộc sống chưa bao giờ được nhận với cực lạc, vui vẻ và phúc lạc thế như Thiền đã làm. Các tôn giáo thông thường của thế giới, Hindu giáo hay Ki tô giáo, Mô ha mét giáo hay Jaina giáo, là quá nghiêm trang. Và sự nghiêm trang của họ giữ họ bị cầm tù trong lời, trong lí thuyết, trong triết lí. Nghiêm trang của họ không cho phép họ cười, hát, múa, vui vẻ. Họ đã làm hỏng toàn thể nhân loại, họ đã phá huỷ tiếng cười của mọi đứa trẻ được sinh ra.
Dường như có cái gì đó trong tiếng cười mà cái gọi là xã hội của chúng ta sợ. Nó đáng sợ, vì tiếng cười sẽ phơi bày đạo đức giả của nó. Thế thì bạn sẽ thấy tiếng cười ở mọi nơi, vì đạo đức giả có khắp xung quanh; nhưng xã hội đã buộc bạn phải không nhạy cảm với nó.
Bây giờ nhìn mà xem, ngay bên cạnh Maneesha, con khỉ đột đang ngồi. Khỉ đột, thưa ngài, ngài sẽ đứng dậy chứ?
Điều đó là tốt.
Điều đó sẽ sớm là rất khó khăn, nếu hổ và khỉ đột nghe bạn - và chúng nhất định nghe, vì đây là chỗ chúng có thể được kính trọng.
Sau khi Bách Trượng đã trở thành thầy theo quyền riêng của ông ấy, ông ấy hỏi Hoàng Bá từ đâu tới.
Hoàng Bá nói, "Nhổ nấm ở chân núi Đại Hùng."
"Ông có thấy hổ ở đó không?" Bách Trượng hỏi.
Hoàng Bá gầm lên như hổ. Bách Trượng cầm búa lên và làm ra vẻ chém. Hoàng Bá vỗ Bách Trượng.
Bách Trượng kêu to và cười, và trở lại chỗ của mình. Ông ấy nói với các sư, "Ở chân núi Đại Hùng có con hổ mà các ông nhất định phải xem. Lão Bách Trượng vừa có lời với nó."
Chơi đùa thế, như trẻ con thế, không nghiêm trang thế, sống động thế là cách tiếp cận của Thiền.
Đến với cuộc tụ tập này là hoàn toàn tốt cho hổ và sư tử và hươu. Chúng sẽ xuất hiện, vì con khỉ đột này sẽ lan toả tin này. Thưa ông khỉ đột, xin im lặng, mặc dầu đó không phải là cách thức của ông, điều đó cũng không ở trong bản tính của ông; nhưng xin đừng bắt đầu buôn chuyện về ngôi đền này. Chúng tôi không muốn có hổ và sư tử, vì chúng tôi không có chỗ. Cứ đợi thêm chút đi... một khi chúng tôi có chỗ lớn hơn, mà chúng tôi sắp có rồi, thế thì bạn có thể mang mọi khỉ đột tới - bạn phải có bạn bè, vợ, con chứ. Khỉ đột không tin vào vô dục, nó không phải là linh mục Cơ đốc giáo.
Và có vài khỉ đột ở đây nhảy múa cùng bạn sẽ là niềm vui thực sự. Hôm nay bạn sẽ phải được thoả mãn với chỉ một bạn. Nhưng khi một bạn tới, bạn thứ hai sẽ ở sát ngay sau bạn đó.
Chỉ cách đây vài dặm đường là một cái hồ cổ đại, Tadoba, sâu trong rừng. Cái đẹp của nó là ở hươu, hàng nghìn hươu. Bạn chỉ phải ở đó vào lúc mặt trời lặn, khi hàng nghìn con hươu tới hồ để uống nước. Cái đẹp là, khi trời trở nên tối hơn - bạn sẽ bị phân vân - mắt chúng sáng lên như nến, dường như hàng nghìn chiếc nến đang đi khắp quanh hồ, theo một hàng.
Tôi thích mọi loài đều được đại diện ở đây, nhưng không may không có nhiều chỗ và khi những người to lớn thế như khỉ đột bắt đầu tới... Chúng là tổ tiên của các bạn, kính trọng đi. Đây không phải là tôi, mà Charles Darwin nói đấy.
Câu chuyện này về Bách Trượng, khi ông ấy trở thành thầy theo quyền riêng của ông ấy... Khi người ta trở thành thầy theo quyền riêng của mình, khi người ta tan biến, khi người ta không còn nữa, mà chỉ là năng lượng thuần khiết, là không gian, không cái gì được viết ra trong không gian này - không kinh sách, không giảng pháp...
Chỉ tồn tại một cuốn sách trên toàn thể văn đàn thế giới mà có thể được gọi là có tính tôn giáo. Nó thuộc về truyền thống Sufi; trong một nghìn năm nó đã được trao từ thầy tới người kế tục. Thầy đầu tiên có nó, Jalaluddin Rumi, đã không có bất kì người Sufi nào khác vượt qua được ông ấy. Ông ấy là người duy nhất đã được gọi là Mevlana - Mevlana nghĩa là thầy của các thầy. Ông ấy đã có cuốn sách này, mặc dầu không ai biết ông ấy có được nó từ đâu. Nhưng ông ấy sẽ không giơ nó ra cho bất kì người nào xem; ông ấy sẽ không đem nó ra. Ông ấy giữ nó giấu kín dưới gối, bất kì khi nào ông ấy đi bất kì đâu ông ấy đều đem cuốn sách đi cùng mình. Các đệ tử hỏi - và ông ấy có cả trăm đệ tử - "Sao thầy không nói gì về kinh này?"
Và ông ấy bao giờ cũng nói, "Không thể nói được bất kì cái gì về kinh này. Hỏi bất kì cái gì cũng được, nhưng không có hỏi về kinh này; nó là kinh tôn giáo."
Họ nói, "Nếu nó là kinh tôn giáo, thế thì nó phải được trao cho chúng tôi chứ, để cho chúng tôi có thể hiểu được tôn giáo là gì."
Rumi nói, "Các ông sẽ có nó chỉ khi ta chết. Cứ đợi đấy."
Khi ông ấy trở nên già và trên giường chết, thay vì bị sốc rằng thầy họ sắp chết, tất cả họ đều tò mò: "Ngay khi thầy chết, chúng ta có thể lấy ra cuốn sách từ dưới gối của thầy. Khi thầy còn sống, thầy sẽ không cho phép điều đó."
Rumi chết. Không ai bận tâm về ông ấy; họ xô tới lấy cuốn sách ra, mở cuốn sách ra và bị choáng lớn hơn cả cái chết của Rumi: cuốn sách rỗng không. Họ lật mọi trang - có lẽ ở đâu đó cái gì đó được viết ra - nhưng từ đầu tới cuối - nó chắc phải đến ba trăm trang - nó là trống rỗng, không cái gì được viết lên nó. Và Rumi thường nói với họ, "Đây là kinh sách tôn giáo; có lẽ đây là kinh sách tôn giáo duy nhất."
Trở thành thầy theo quyền riêng của bạn có nghĩa là tan biến như bông tuyết trong thinh không của im lặng.
Dầu vậy, một không gian nào đó sẽ vẫn còn đập rộn ràng bên trong bạn; đó là chân lí của bạn, đó là Thiền của bạn. Và nhảy từ thân thể bạn, từ tâm trí bạn vào không gian bên trong đó, không bị hư hỏng, không du hành, không bị bất kì ai đặt chân tới, bạn đã lấy bước nhảy lượng tử. Bước nhảy lượng tử này làm cho bạn thành thầy theo quyền riêng của bạn.
Bách Trượng hỏi Hoàng Bá từ đâu tới.
Hoàng Bá nói, "Nhổ nấm ở chân núi Đại Hùng."
Thiền có ngôn ngữ đặc biệt. Tôi đã từng bền bỉ nhắc bạn đừng coi những lời này như bình thường; chúng thuộc vào một loại tâm thức khác.
Khi Bách Trượng hỏi, "Ông từ đâu tới?" ông ấy đang hỏi, "Ông có sự bắt đầu không?" Nếu bạn có sự bắt đầu, thế thì bạn sẽ có sự kết thúc, chúng tới cùng nhau. Ông ấy đang hỏi Hoàng Bá không phải về nơi chốn ông này đi tới, mà về không gian ông này hiện hữu.
"Ông có thấy hổ ở đó không?" Bách Trượng hỏi.
Hoàng Bá gầm lên như hổ.
Tôi không biết liệu con khỉ đột này có thể cho tiếng hét đúng của khỉ không.
(Con khỉ đột gầm to lên.)
Đừng làm cho Maneesha sợ! Là một trang nam nhi đi! Đó là vấn đề chân giá trị và kính trọng của văn hoá khỉ đột. Dẫu sao đi chăng nữa, mọi người đều hạnh phúc rằng bạn đã tới. Tôi hi vọng bạn sẽ cho điệu múa nữa vào lúc cuối. Cho nên sẵn sàng đi.
Hoàng Bá gầm lên như hổ. Bách Trượng cầm búa lên và làm ra vẻ chém. Hoàng Bá vỗ Bách Trượng.
Đây là đối thoại kì lạ, nhưng cả hai đã nhận ra nhau, mối quan hệ thầy trò của họ.
Bách Trượng kêu to và cười. Ông ấy đã bị một người lạ vỗ. Thay vì đáp lại, ông ấy đi ra, hát và cười và trở lại chỗ của mình.
Ông ấy nói với các sư, "Ở chân núi Đại Hùng có con hổ mà các ông nhất định phải xem. Lão Bách Trượng vừa có lời với nó."
Ông ấy thông báo cho các đệ tử rằng Hoàng Bá cũng đã trở thành thầy theo quyền riêng của ông ấy: ông ấy đã cho tiếng gầm của sư tử.
Một dịp khác, lúc đó trời mưa tuyết, và sư trụ trì đề nghị Bách Trượng giảng pháp.
Bách Trượng nói, "Tuyết rơi, mầu và hoa văn là đầy đủ. Sao ta phải thượng đường thuyết giảng?"
Tuyết rơi,
âm thanh của nó, điệu vũ của nó,
an bình mà nó đem lại
và cái mát mẻ tới qua nó...
buổi giảng pháp đang diễn ra!
Không một lời nào những bông tuyết này đã nói lên điều đó. Ta cần gì đi tới chỗ ngồi và cho các ông việc giảng pháp? Nếu các ông có mắt, tai, nếu các ông có giác quan mở, từ mọi góc, từ mọi chiều, việc giảng pháp đang tới với các ông. Các ông chỉ phải đủ im lặng để cảm nó, để chạm nó, để thưởng thức nó. Nó không phải là lời, chắc chắn: nó là việc sống hoàn toàn, im lặng nhảy múa.
Khi Hoàng Bá vỗ Bách Trượng, bạn có thấy đáp ứng không? Nếu ai đó vỗ bạn, bạn có nhảy múa và cười không? Nếu ai đó tát bạn, nếu bạn đủ mạnh, bạn sẽ cho người đó cái tát đáp trả. Và nếu bạn là người yếu hơn, bạn sẽ cụp đuôi chạy mất.
Một nhà truyền giáo Ki tô giáo đang thuyết giảng. Toàn thể giáo lí của ông ấy bao gồm vài điều trong đó phát biểu này của Jesus bao giờ cũng hiện diện: "Nếu người nào đó tát ông vào má này, chìa má kia ra cho người đó."
Ông ấy đã thuyết giảng trong nhiều năm và phát biểu này là rõ ràng. Nhưng một hôm một người đứng dậy và tát luôn nhà truyền giáo. Lần đầu tiên nhà truyền giáo bị lâm vào rắc rối. Ông ấy không thể hiểu được, "Đây là loại người gì vậy?" Nhưng theo giáo lí riêng của mình ông ấy phải nhất quán. Cho nên ông ấy chìa má kia ra cho người này, những tưởng anh ta sẽ tốt bụng, nhưng người này muốn thử xem nhà truyền giáo liệu có thuyết giảng chân lí của riêng ông ấy, hay chỉ cái gì đó vay mượn. Người này tát đau hơn.
Bây giờ câu chuyện hoàn toàn lộn ngược lại. Nhà truyền giáo nhảy lên người này và bắt đầu đấm đá anh ta túi bụi. Người này nói, "Ông làm cái gì thế? Ông quên mất buổi thuyết giảng của ông sao?"
Ông ta nói, "Jesus chỉ nói về chìa má ông ra một lần thôi. Bây giờ quên chuyện đó đi, lại đây, con người với con người! Jesus chết tiệt! Ông đã tát tôi hai lần. Tôi sẽ giết ông. Đó là thuyết giảng duy nhất; ông không phải thực hành nó; nó chỉ là phát biểu hay."
Lúc đó trời mưa tuyết, và sư trụ trì đề nghị Bách Trượng giảng pháp.
Ngay chỗ đầu tiên Thiền không có bất kì việc giảng pháp nào; nó không có bất kì lời khuyên nào, hay kỉ luật hay giới luật nào. Đó là phong cách sống duy nhất để cho bạn có thể đi vào tiếp xúc với tính thiêng liêng của bản thân sự tồn tại.
Người Do Thái có mười lời răn. Có lẽ bạn biết tại sao có mười. Vào thời đó, bốn nghìn năm trước, con người thường đếm theo đầu ngón tay. Mười là con số tối thượng, thế rồi có lặp lại; với mười một và mười hai, bạn đang lặp lại tập mười khác. Bạn có thể liên tục lặp lại nhiều tập mười tuỳ thích, nhưng bạn không thể đi ra ngoài mười. Mười là cơ sở, vì con người học số học bằng việc đếm trên đầu ngón tay.
Chuyện kể rằng Thượng đế tạo ra thế giới và đi quanh hỏi người Babylon, người Ai Cập, người A rập một câu hỏi đơn giản, "Các ông có muốn có lời răn không?"
Tất cả họ đều hỏi, "Lời răn là gì? Tất nhiên đầu tiên chúng tôi muốn biết nó là gì. Trong bóng tối chúng tôi sẽ không nhận cái gì cả."
Và khi ngài nói, "Đơn giản thôi! Không bao giờ, không bao giờ nhìn vào đàn bà khác. Tránh mọi loại biến chất."
Người Babylon nói, "Thế thì chúng tôi làm cái gì khác? Toàn thể niềm vui của cuộc sống sẽ bị mất đi. Giữ bài giảng pháp cho bản thân ông đi."
Người Ai Cập đã không hỏi, "Lời răn là gì?" Họ đơn giản nói, "Đi nữa đi, tìm ai đó khác. Sao chúng tôi phải nghe bất kì buổi giảng pháp nào hay bất kì lời răn nào? Chúng tôi là đủ cho chúng tôi rồi."
Thượng đế buồn lắm; ngài đã làm ra những người này và họ không thực sự chấp nhận cho dù một buổi giảng pháp, một lời răn.
Chung cuộc ngài hỏi Moses, "Ông có muốn có lời răn không?" Và Thượng đế quên hoàn toàn rằng người Do Thái đáp ứng khác với bất kì người nào khác. Moses đã không hỏi, "Lời răn là gì?" Ông ấy hỏi, "Nó giá bao nhiêu?"
Thượng đế nói, "Tuyệt đối cho không!"
Moses nói, "Thế thì sao lại một? Tôi sẽ lấy mười!"
Người Do Thái đáng thương đang mang mười lời răn đó và từ mười lời răn đó, người Ki tô giáo đã mượn, người Mô ha mét giáo đã mượn... Dường như có nhu cầu nào đó trong con người nói với con người rằng chừng nào chưa có ai đó khác hướng dẫn bạn, bạn sẽ bị lạc. Cho nên con người bao giờ cũng đi tìm hướng dẫn, không biết sự kiện đơn giản là trong thế giới này lời khuyên là thứ duy nhất được cho đi và không bao giờ được nhận về. Bạn không thể trở nên khôn ngoan bằng việc hỏi người khôn ngoan. Cách duy nhất là nghe nhịp đập trái tim của sự tồn tại ở rất cận kề.
Giáo hoàng Polack đáng thương liên tục hôn các sân bay ở mọi nơi khắp thế giới. Tôi sẽ gợi ý cho ông ấy rằng thay vì hôn, hãy lắng nghe. Áp tai ông vào sân bay; theo cách đó có lẽ ông có thể nghe thấy cái gì đó, nhưng tại sao lại nếm nó? Tất nhiên ở mọi nơi hương vị là khác. Ở Ấn Độ ông ấy đã nếm Hindu giáo lần đầu tiên khi ông ấy nếm phân bò. Hành vi ngu xuẩn! Nhưng người ta nghĩ ông ấy rất khiêm tốn.
Điều đó không đúng. Mới vài ngày trước đây thư kí của tôi đã nói với tôi là ông ấy ở Brazil. Đất nước này tám mươi phần trăm là Cơ đốc giáo, nhưng đó tất cả chỉ là hình thức.
Ở Hi Lạp tôi đã hỏi các sannyasin của tôi, "Bao nhiêu người là người chính thống Hi Lạp?"
Họ nói, "Gần như mọi người đều chính thống, chín mươi hai phần trăm."
Tôi hỏi, "Bao nhiêu người đi nhà thờ?"
Họ nói, "Chỉ bốn phần trăm."
Tôi nói, "Bốn phần trăm đó sống hay chết? Ai là những người trong bốn phần trăm này?"
Họ nói, "Phần lớn là bà già, người chẳng có gì khác để làm và thế giới muốn gạt bỏ họ."
Duy nhất chỉ các linh mục chú ý tới họ, vì với điều đó họ có được lương tháng, đó là khán giả của họ. Ông ấy không bận tâm liệu họ nghe hay có thể nghe được không; điều đó không quan trọng. Ông ấy cho bài giảng lễ; đó là một nghề nghiệp.
Nhưng trong những nghề này bạn sẽ không tìm thấy chân lí. Bạn sẽ phải đến gần với tự nhiên hơn, không bằng việc chạm vào sân bay, hôn sân bay. Tôi chưa bao giờ đọc trong bất kì kinh sách nào rằng việc hôn sân bay là nghĩa vụ tôn giáo. Và giáo hoàng Polack này nghĩ rằng đây là cách ông ấy bầy tỏ sự khiêm tốn của ông ấy.
Anando, thư kí của tôi, đã mang tới tin tức rằng giáo hoàng Polack rất quan tâm tới Brazil, nhưng rất ít người tới đón ông ấy ở sân bay. Nơi mà tám mươi phần trăm mọi người là người Cơ đốc giáo, rất ít người tới đón ông ấy. Ông ấy giận lắm. Ông ấy hỏi thủ tướng Brazil, "Có chuyện gì vậy? Tại sao có nhóm người ít ỏi thế tới?"
Đây không phải là khiêm tốn... và ông ấy đang làm phí hoài nhiều tiền thế. Mỗi tua đi - và trong một năm ông ấy có ba hay bốn tua tới các nước khác nhau - từng tua đều phí tám triệu đô la, vì mọi người phải được đưa tới để đón ông ấy. Mọi người ở trong đó như chuyện kinh doanh, "Trừ phi ông cho tờ mười đô la..." Vì anh chàng này, lần đầu tiên Vatican mang nợ; trước ông ấy, nó đã là tôn giáo giầu có nhất trên thế giới. Nhưng ba mươi triệu đô la hàng năm phải bị phí hoài và bạn thấy cái gì? Bạn thấy giáo hoàng hôn đất.
Đây dường như là một cách mới toàn bộ để kết nối trực tiếp với Thượng đế. Khi tôi nói, "Ở trong tiếp xúc," tôi không ngụ ý bắt đầu hôn đất. Tôi ngụ ý trở nên nhạy cảm hơn với mọi thứ mà vũ trụ bao hàm.
Mở mọi cánh cửa của bạn ra, bỏ mọi sợ và tê liệt của bạn và để sự tồn tại tới như làn gió nhảy múa trong bạn, cười trong bạn... và bạn sẽ biết cái gì không thể được nói ra.
Maneesha đã hỏi:
Osho kính yêu,
Giọng thầy giống như dây an toàn xuyên qua bài nói, dẫn dắt chúng tôi đi vào trong điên khùng nói lắp bắp và thế rồi tìm lại chúng tôi, đưa chúng tôi vào trong tĩnh lặng của mình, hiện hữu ở đó trong cái chết của chúng tôi, và gọi chúng tôi trở lại phục sinh và mở hội.
Tôi đã nghe điều được nói rằng thầy bỏ đệ tử ở điểm nào đó và rằng chung cuộc người ta phải tự mình đi. Nhưng thầy dường như vẫn đi cùng chúng tôi vào lãnh thổ thân thiết thế, bước đi gần gũi với chúng tôi thế; và tôi có cảm giác ngày một nhiều rằng thầy không bỏ tôi, mà gặp tôi.
Maneesha, bạn đúng đấy. Bạn có thể rời bỏ tôi, nhưng tôi sẽ đi theo như cái bóng.
Dù bạn đi bất kì chỗ nào tôi sẽ ám ảnh trái tim bạn.
Tôi sẽ tới trong mơ của bạn.
Tôi sẽ gặp bạn ở những chỗ khác nhau.
Bất kì chỗ nào năm sannyasins đang thiền, người thứ sáu... Tôi sẽ hiện diện. Đó là lời hứa.
(Có tiếng cười lớn phát ra từ bên ngoài phòng Phật.)
Đây phải là Sardar rồi. Sau cuộc gặp, Sardar Gurudayal Singh, bạn phải đương đầu với con khỉ đột đang ngồi đằng sau Maneesha. Thực ra nó đáng phải ngồi đằng sau bạn! Đừng khiêu khích nó, nó có thể là nguy hiểm.
Nhưng Sardar không thể cưỡng lại được... anh ấy cười toàn tâm, không bận tâm liệu đó là lúc dành cho tiếng cười hay không.
Bây giờ, với Sardar Gurudayal Singh và với vị khách của chúng ta, con khỉ đột, nếu nó có thể hiểu... Nếu nó không thể hiểu, ít nhất nó có thể hiểu tiếng cười của bạn.
Thuyền trưởng Bạo dạn, tên cướp biển khét tiếng, đang đứng trên boong tầu, `Bác sĩ bẩn' - đó là tên của con tầu. Khi người gác gọi, "Tầu buôn Italy phía trước!" Bạo dạn gọi chàng thuỷ thủ cabin và nói, "Đem cho tao bộ áo choàng đỏ, chúng ta sẽ đi vào trận chiến." Chẳng mấy chốc con tầu Italy bị chế ngự và đêm đó là bữa tiệc của mì Ý và tỏi.
Ngày hôm sau thuyền trưởng Bạo dạn nghe thấy tiếng kêu, "Ba thuyền buôn Đức phía trước!" Bạo dạn bảo thuỷ thủ cabin. "Đem cho tao bộ áo choàng đỏ," ông ta kêu lên, "chúng ta sẽ đi vào trận chiến."
Chẳng mấy chốc các con tầu Đức bị bắt và đêm đó trong bữa tiệc bia và xúc xích viên thuỷ thủ cabin hỏi, "Tôi xin lỗi, thưa thuyền trưởng Bạo dạn, nhưng tại sao ngài bao giờ cũng yêu cầu bộ áo choàng đỏ trước trận chiến?"
"Trong trường hợp tao bị thương," Bạo dạn la lên. "Thì người của tao sẽ không thấy máu và trở nên thất vọng hay ngã lòng."
Ngày hôm sau người gác kêu, "Một hạm đội tầu chiến Anh phía trước."
Bạn dạn quay sang viên thuỷ thủ cabin và thì thào, "Đem cho tao quần nâu."
Sidney và Sadie có cuộc cãi vã của những người yêu và họ đã không nhìn nhau trong hai ngày.
Sadie ngồi ủ rũ, nhìn chăm chăm ra cửa sổ thì chuông điện thoại reo vang. Đó là Sidney.
"Anh định tới nhà em đêm nay," anh ta nói.
"Ồ không anh đừng đến!" Sadie cắn cảu.
"Và anh sẽ ném em lên giường," Sidney công bố.
"Ồ không anh đừng làm," Sadie nói.
"Và anh sẽ xé quần áo em ra," Sidney nói, "và làm tình với em!"
"Ồ không anh đừng làm!" Sadie nói.
"Và," Sidney nói, "anh thậm chí sẽ không đeo bao cao su!"
"Ồ có chứ, anh có đeo," Sadie nói.
Trời mưa vào buổi chiều, cho nên Virgil, người có tài nói tiến bụng, đi vào quán rượu. Khi anh ta mở cửa ra một con chó lạc đẩy xô qua anh ta, gần như làm ngã anh ta, và thế rồi nó cứ ngồi gần quán rượu.
Virgil ngồi trên ngưỡng cửa quán rượu gần con chó và gọi đồ uống. Khi rượu được phục vụ, Virgil nhìn con chó và rồi hỏi người đứng quầy liệu anh ta có quan tâm tới việc mua con chó biết nói với giá năm trăm đô la không.
Người đứng quầy cười cái ý tưởng này, nhưng thế rồi con chó nói, "Thưa ông, xin ông mua tôi đi. Người này bần tiện với tôi thế, ông ấy chẳng thèm chăm sóc tôi và không bao giờ cho tôi ăn!"
Người đứng quầy choáng. "Ông nói ông muốn bán nó lấy năm trăm đô la sao?" anh ta nói. "Sao ông muốn bán nó?"
"Tôi ghét kẻ dối trá," Virgil đáp, vừa nhấp rượu.
Người đứng quầy đưa năm trăm đô la và Virgil đứng dậy và đi tới cửa. "Tạm biệt nhé, mày là con vật vô ơn," anh ta nói với con chó.
Con chó nhìn lên, "Vô ơn, thật thế sao?" con chó nói. "Này, chỉ vì điều đó, tôi sẽ không bao giờ nói nữa đâu!"
Rupesh, đánh tiếng trống đầu tiên đi...
(Tiếng trống)
(Nói lắp bắp)
Rupesh...
(Tiếng trống)
Im lặng, nhắm mắt lại
và thu toàn thể bản thể bạn vào trong.
Đây là bước nhảy lượng tử,
từ tâm trí sang vô trí.
Không gian này là bạn
và khoảnh khắc này là thời gian duy nhất của bạn.
Trong hai từ này
‘ở đây' và ‘bây giờ',
toàn thể tôn giáo là đầy đủ.
Rupesh, đánh trống đi...
(Tiếng trống)
Bạn ngã chết.
Chết hoàn toàn.
Tôi không bảo bạn dừng thở; thân thể bạn có thể liên tục thở.
Bạn ở trong,
ở trong ngày càng sâu!
Rupesh, tiếng trống cuối...
 (Tiếng trống)
Mọi người phải quay lại cuộc sống.
Đây là phục sinh!
Một cú đánh đặc biệt cho khỉ đột khách.
(Tiếng trống)
Không, Rupesh! Gorilla không thể hiểu được nó, làm nó một cách toàn bộ đi!
(Tiếng trống)
(Rupesh đánh tiếng trống thật to và con khỉ đột kêu lên vui vẻ.)
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
Chúng ta có thể mở hội bây giờ chứ?
Vâng!
(Sau việc mở hội ya-hoo cực lạc, con khỉ đột bắt đầu nhảy múa cùng Maneesha và sau một chốc Sardar, tới từ bên ngoài, tham gia nhảy múa.)
Xem tiếp Chương 4 - Quay về Mục lục


0 Đánh giá

Ads Belove Post