Chương 4. Thiền là đơn giản như thưởng thức trà

Chương 4. Thiền là đơn giản như thưởng thức trà

Price:

Read more

Thiền - Bước nhảy lượng tử từ Tâm trí sang Vô trí - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 4. Thiền là đơn giản như thưởng thức trà




Osho kính yêu,
Long Nha được một sư hỏi, "Bồ đề đạt ma từ phía Tây sang có nghĩa gì?"
Long Nha nói, "Đợi cho tới khi rùa đá nói lời giải thích và ta sẽ nói cho ông."
Sư nói, "Rùa đá đã nói rồi!"
Long Nha nói, "Nó đã nói gì cho ông?"
Sư im.
Một trong các sư của Đại Mai hỏi thầy mình cùng câu hỏi này, Đại Mai đáp, "Việc tới của ông ấy chẳng có nghĩa gì."
Sư này mang câu hỏi này tới Diêm Quang, ông ấy nói, "Hai người chết trong một quan tài."
Huyền Sa, nghe thấy điều này, nói, "Diêm Quang là gã tinh khôn."
Cùng câu hỏi - nghĩa của Bồ đề đạt ma từ phía Tây sang - đã được mang tới Thạch Đầu, hay "Đầu đá", như ông ấy thường được biết tới.
"Đi và hỏi cái cột bên ngoài phòng!" ông ấy kêu lên.
Sư nói, "Tôi không biết thầy ngụ ý gì."
"Ta cũng chẳng biết," Thạch Đầu nói.
Khi Vô Nghiệp nêu câu hỏi này cho thầy Mã Tổ, Mã Tổ đá vào ngực ông ấy và đánh ngã ông ấy. Vô Nghiệp được chứng ngộ. Ông ấy đứng lên, vỗ tay và cười to, nói, "Phép màu! Phép màu! Hàng trăm định và vô lượng chân lí huyền bí được biết sâu sắc với tôi bây giờ ở đầu sợi tóc."
Ông ấy lạy tạ và ra đi.
Maneesha, Thiền là hiện tượng đơn giản - đơn giản như thưởng thức trà. Nhưng nếu bạn muốn giải thích nó, nó trở thành thứ khó nhất trên thế giới.
Những giai thoại này chỉ đi chỉ lại trạng thái tồn tại của Thiền, không triết lí, không lí thuyết. Nó nhiều tính thơ ca hơn tôn giáo, nhiều âm nhạc hơn triết học; một ngôn ngữ được hiểu ngay cả bởi tre, bởi hoa, thậm chí bởi con chim cúc cu. Nó là ngôn ngữ của bản thân sự tồn tại. Đây là cách sự tồn tại mở những cánh cửa của nó.
Tâm trí là kẻ thù. Càng thông thái càng nguy hiểm, càng thông thái càng bị đóng hơn. Khi có vô trí dù chỉ một khoảnh khắc, bạn đã về nhà: cuộc hành trình nghìn dặm được kết thúc trong một khoảnh khắc.
Những câu hỏi này là rất biểu tượng. Chỉ có vài câu hỏi mà đã từng được hỏi suốt nhiều thời đại. Mọi người biết câu trả lời. Ngay cả người hỏi cũng biết câu trả lời - khi có liên quan tới tâm trí. Nhưng người đó hỏi câu hỏi này để cho người đó có thể thấy ra bên ngoài tâm trí và bên ngoài câu trả lời của tâm trí vào trong bản thân thực tại.
Long Nha được một sư hỏi, "Bồ đề đạt ma từ phía Tây sang có nghĩa gì?"
Đây là một trong những câu hỏi quan trọng nhất được hỏi trong truyền thống Thiền. Hiển nhiên, Bồ đề đạt ma là thầy quan trọng nhất, người đã giới thiệu Thiền từ Ấn Độ vào Trung Quốc. Câu hỏi: " Thế nào là ý Bồ đề đạt ma từ Tây sang?" ... bạn sẽ phải hiểu rằng Tây không có nghĩa là điều bạn biết là phía Tây. Từ Trung Quốc, chỗ Bồ đề đạt ma tiếp đất, Ấn Độ là phía Tây. Khái niệm về đông và tây là rất tương đối. Cái là đông từ điểm này là tây từ điểm khác: trong bản thân nó, không có đông không có tây.
Chỗ bạn ở, bên trong - ở phía Đông hay ở phía Tây - không có phương hướng, không có chỉ dẫn, chỉ là sự hiện hữu thuần khiết. Bạn hiện hữu... và mạnh tới mức bạn không phải tin vào điều đó: bạn không thể không tin được. Mọi tôn giáo của thế giới đều đã bảo mọi người phải tin; và tôi muốn làm cho rõ ràng với bạn rằng chừng nào bạn chưa đi tới điểm mà bạn không thể không tin được, mọi niềm tin của bạn đều là vô nghĩa. Cái điểm mà bạn không thể không tin được, điểm không thể hoài nghi được đó, không là Đông không là Tây.
Đó là chủ định của Bồ đề đạt ma đi từ Ấn Độ sang Trung Quốc. Khi Bồ đề đạt ma tới Trung Quốc, họ đã chịu ảnh hưởng rất mạnh bởi các ý nghĩ và triết lí của Khổng Tử và Mencius, cả hai nhà trí thức lớn. Nhưng không người nào trong họ đã biết tới an bình của vô trí. Họ biết nhiều và vậy mà - họ chẳng biết gì.
Thầy của Bồ đề đạt ma đã phái ông ấy đi cuộc hành trình dài này. Ông ấy phải phí hoài ba năm để tới Trung Quốc. Bản thân ông ấy là con vua. Thầy ông ấy đã cho ông ấy mệnh lệnh: "Bây giờ điều tuyệt đối bản chất là ông phải mang thông điệp của hiện hữu sang Trung Quốc, vì nó đang bị tràn ngập bởi Khổng Tử, Mencius và các nhà tư tưởng khác. Họ nghĩ họ đã tìm ra chân lí. Đi và làm cho rõ ràng rằng ‘Tâm trí là tuyệt đối bất lực. Nếu các ông muốn biết chân lí, các ông sẽ phải có dũng cảm gạt tâm trí sang bên. Gạt nó sang bên và đi vào trong im lặng của các ông.' "
Đó là lí do tại sao Bồ đề đạt ma đã tới Trung Quốc. Hiển nhiên, nó trở thành câu hỏi truyền thống cho mọi Thiền sinh.
Long Nha được một sư hỏi, "Bồ đề đạt ma từ phía Tây sang có nghĩa gì?"
Long Nha nói, "Đợi cho tới khi rùa đá nói lời giải thích và ta sẽ nói cho ông."
Chùa của Long Nha rất nổi tiếng. Ông ấy có một con rùa lớn ngay trước chùa, được tạc từ một tảng đá lớn.
Ông ấy nói, "Đợi cho tới khi rùa đá nói lời giải thích và ta sẽ nói cho ông."
Ông ấy nói, "Đây không phải là câu hỏi để được hỏi. Và nếu ông cứ khăng khăng hỏi, ta cho ông thời gian. Đợi cho tới khi rùa đá bắt đầu nói." Hiển nhiên điều đó là ngớ ngẩn: con rùa đá đó sẽ không bao giờ cho bất kì giải thích nào.
Nhưng Long Nha đã trả lời theo cách Thiền, trong ngôn ngữ Thiền. "Đợi" là từ bí mật. Nếu bạn có thể đợi một cách im lặng, nghĩa sẽ mưa lên bạn như hoa. Hay nghĩa sẽ nảy sinh tron bạn như ngọn lửa. Nhưng đợi!
Tâm trí chúng ta đang trong vội vã thế. Chúng ta đã hoàn toàn quên mất cái đẹp của chờ đợi. Chúng ta muốn mọi thứ xảy ra nhanh chóng. Nhưng không ai cân nhắc rằng chờ đợi có cái đẹp mà bạn bỏ lỡ khi bạn đuổi theo cái bóng.
Câu trả lời của Long Nha là hoàn toàn đúng, "Đợi cho tới vĩnh hằng. Nhưng đợi; và ông sẽ thấy nghĩa của việc Bồ đề đạt ma tới Trung Quốc. Nghĩa này sẽ không được ai đó khác nói cho ông. Nó sẽ nảy sinh trong bản thể riêng của ông. Chỉ cần im lặng."
Sư nói, "Rùa đá đã nói rồi!"
Những đối thoại này là hay vô cùng, lối chơi khác toàn bộ với đối thoại của Socrates hay đối thoại của Martin Luther. Sư này tưởng bản thân ông ấy đủ năng lực trả lời cho câu hỏi bản thân ông ấy nêu ra.
Nhưng bạn không thể lừa được thầy.
Sư nói, "Rùa đá đã nói rồi!"
Bây giờ, nếu Long Nha mà chỉ là thầy giáo, ông ấy chắc đã lúng túng tiếp tục. Nhưng Long Nha là thầy đích thực.
Long Nha nói, "Nó đã nói gì cho ông?"
Sư im.
Bây giờ ông ta thấy rằng ông ta đã không đủ năng lực để có đối thoại với thầy, với người chứng ngộ... và ông ta không thể lừa được. Và dẫu sao đi chăng nữa, ông ta chỉ đang lừa bản thân ông ta thôi.
Một trong các sư của Đại Mai hỏi thầy mình cùng câu hỏi này, Đại Mai đáp, "Việc tới của ông ấy chẳng có nghĩa gì."
Câu hỏi là một. Thầy là khác. Câu trả lời hiển nhiên là khác, nhưng không thực.
Đại Mai nói, "Việc tới của ông ấy chẳng có nghĩa gì."
Nghĩa bao giờ cũng là một phần của tâm trí. Không có tâm trí, không có nghĩa, chỉ có im lặng. Có ý nghĩa, có cái đẹp, có điệu vũ, có âm nhạc, nhưng không có nghĩa. Tâm trí là nghĩa: vô trí không là nghĩa. Một trong những cái tên của Phật Gautam là tathagata - Như Lai. Nó có nhiều ngụ ý. Một trong chúng là đáng nhớ ở điểm này. Nó ngụ ý, "Tới vậy, đi vậy " - hệt như làn gió thoảng. Bạn không hỏi, "Nghĩa của làn gió thoảng tới và rồi đi là gì?" Bạn biết làn gió thoảng có vô trí, do đó bạn không thể hỏi câu hỏi này.
Đại Mai nói, "Việc tới của ông ấy chẳng có nghĩa gì."
Nhưng nhớ từ ‘chẳng’ vì ‘chẳng’ đó cắt bỏ nghĩa và tâm trí. Chỉ chờ đợi sẽ cắt bỏ tâm trí, lo nghĩ của nó, câu hỏi của nó; chỉ chờ đợi sẽ làm cho bạn im lặng, cho nên ‘chẳng’ sẽ tạo ra cùng không gian. Thầy khác nhau, câu trả lời khác nhau; nhưng trỏ tới cùng không gian.
Sư này mang câu hỏi này tới Diêm Quang, ông ấy nói, "Hai người chết trong một quan tài."
Điều đó không xảy ra ở bất kì chỗ nào: hai người chết trong một quan tài. Ông ấy đang nói bằng phát biểu này rằng bạn đang đặt hai người chết vào trong một quan tài: bạn đang đặt ý nghĩa này, cái đẹp vô cùng này, cái duyên dáng này, vào trong một quan tài cùng với Bồ đề đạt ma. Nhưng Bồ đề đạt ma sau rốt là quan tài như bạn vậy, như tôi vậy. Bên trong, chỉ có thể có một, không hai.
Nghĩa của Diêm Quang có hơi chút khó hiểu nhưng ông ấy nói, "Đừng đặt những thứ mâu thuẫn cùng nhau. Tâm trí và nghĩa sao? Tâm trí liên quan gì tới nghĩa? Và Bồ đề đạt ma phải làm gì với việc đến?" Cho dù không có Bồ đề đạt ma, thiền vẫn sẽ nở hoa. Chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà Bồ đề đạt ma đã được sự tồn tại dùng để mang thông điệp này.
Điều đó nhắc tôi nhớ tới Albert Einstein. Ông ấy được người ta hỏi rằng, "Nếu mà ông đã không khám phá ra thuyết tương đối, ông có thể nói cho chúng tôi xem chúng tôi chắc đã phải đợi bao nhiêu năm để ai đó khám phá ra nó?"
Albert Einstein chắc chắn là người rất chân thành, khiêm tốn. Ông ấy nói, "Không quá hai tuần đâu. Bầu khí hậu đã sẵn sàng. Tôi chỉ là phương tiện."
Những người nghe điều này không thể nào tin được vào điều đó. Thuyết tương đối là khó tới mức triết gia vĩ đại nhất thế kỉ của chúng ta, Bertrand Russell, đã viết cuốn sách: ABC về tính tương đối. Khi ông ấy được hỏi, "Tại sao lại ABC? Tại sao không toàn thể sự việc cho tới XYZ?" Bertrand Russell nói, "Thứ nhất tôi phải hiểu chừng đấy đã. Tôi chỉ hiểu ABC thôi."
Chỉ mười hai người trên toàn thế giới được biết tới đã có hiểu biết nào đó về điều Albert Einstein đã tìm ra. Và nói rằng trong vòng hai tuần ai đó khác chắc đã khám phá ra nó gây choáng cho mọi người. Họ không thể tin được vào điều đó. Họ nghĩ, "Có lẽ ông ấy đùa. Có lẽ ông ấy quá khiêm tốn." Nhưng điều đó không phải là khiêm tốn, điều đó là sự thực đơn giản.
Và lí thuyết này đã được tìm ra trong cuốn sổ của một triết gia Đức, người đã khám phá ra nó trước Einstein. Nhưng ông ấy là người lười và ông ấy đã không công bố nó. Cho nên ai đó đã khám phá ra nó không chỉ sau hai tuần, mà có lẽ trước hai tháng. Nhưng người lười là người lười: nó vẫn còn trong bài báo của ông ấy, mà ông ấy không bao giờ công bố; chúng được tìm ra khi ông ấy chết. Ông ấy là người khám phá thực.
Bao giờ cũng có bầu khí hậu. Trong khí hậu nào đó, khi xuân tới và hàng nghìn hàng nghìn hoa bắt đầu nở bung, khi mưa tới và mây cùng mây che phủ toàn thể bầu trời....
Lời đáp của Đại Mai, " Việc tới của ông ấy chẳng có nghĩa gì," ngụ ý, "Đằng nào điều đó cũng tới. Thời gian đã chín muồi." Sự tồn tại có thể cho một tình thế nhỏ, nhưng không mấy.
Sư này đem câu hỏi này tới Huyền Sa, một thầy khác. Huyền Sa, nghe thấy điều này, nói, "Diêm Quang là gã tinh khôn."
Tôi phải nhắc bạn về câu trả lời của Diêm Quang, "Hai người chết trong một quan tài."
Huyền Sa nói, "Diêm Quang là gã tinh khôn." Ông ấy không nói rằng Diêm Quang đã chứng ngộ - chỉ là "gã tinh khôn." Ông ta đã làm ra câu trả lời, điều đã không tới từ kinh nghiệm riêng của ông ấy.
Cùng câu hỏi - nghĩa của Bồ đề đạt ma từ Tây sang - đã được mang tới Thạch Đầu, hay "Đầu đá", như ông ấy cũng được biết tới.
Nhân tiện, xin lưu ý: Sekito riêng của chúng ta đã đi sang Đức. Anh ấy sẽ sớm quay lại. Có lẽ nước Đức có nhiều đầu đá hơn bất kì nước nào khác. Một nửa các đệ tử của tôi là người Đức. Và điều không phải là trùng hợp ngẫu nhiên là hai năm trước nghị viện Đức đã thông qua một chỉ thị rằng tôi không thể vào được Đức. Những gã tinh khôn! Họ biết rằng một khi tôi ở trong nước Đức, nước Đức là của tôi. Tốt hơn cả là không nhận rủi ro. Trong hai năm họ đã ở phía an toàn.
Nhưng điều đó không thành vấn đề. Những đầu đá của tôi liên tục tới đây. Premda hôm nay đã tới, kết thúc mọi thứ. Chỉ những đầu đá mới có thể làm điều đó: điều đó cần can đảm. Nghị viện Đức là rất hèn nhát, rất không Đức; họ đáng phải mời tôi chứ. Tôi chắc đã đem chân giá trị cho nước Đức mà nó đã đánh mất vì những kẻ ngốc như Adolf Hitler.
Ngay cả Sardar cũng cười. Nhưng để Sekito quay lại và Sardar sẽ phải đối diện với anh ấy. Nhưng anh ấy đang mạnh khoẻ. Hôm qua anh ấy đã đối diện... không chỉ đối diện, nhưng anh ấy phải bơi vào từ chỗ xa xôi - anh ấy ở bên ngoài - để gặp gỡ các sinh linh triết học kì lạ, ngồi đằng sau Maneesha. Và họ có điệu vũ hay.
Sekito đã bỏ lỡ một cơ hội gặp gỡ lớn với một đầu đá khác. Và đầu đá đó đã biến mất. Chỉ một cơ hội và một điệu vũ là đủ. Đó là thông minh.
Thạch Đầu nói, "Đi và hỏi cái cột bên ngoài phòng!"
Hỏi câu hỏi ngu xuẩn thế, tốt hơn cả là ông đi ra cái cột bên ngoài và hỏi. Có cơ hội gặp người chứng ngộ, ông không nên mang những câu hỏi ngu xuẩn thế.
Bồ đề đạt ma giống như đám mây trắng. Những đám mây trắng đó liên tục đi từ nước này sang nước khác, đi qua biên giới mà không có bất kì visa nhập cảnh nào, không có hộ chiếu nào. Chúng dường như là người tự do nhất trên thế giới. Và Bồ đề đạt ma hệt như mây trắng; ông ấy không thể tới vì bất kì chủ định đặc biệt nào; ông ấy phải chỉ tận hưởng việc đi dạo buổi sáng. "Nhưng nếu ông muốn hỏi, đi ra và hỏi cái cột nhà ấy. Có lẽ ông có thể có được câu trả lời."
Sư nói, "Tôi không biết thầy ngụ ý gì."
Hỏi cái cột bên ngoài phòng sao? Tôi không biết thầy ngụ ý gì.
"Ta cũng chẳng biết," Thạch Đầu nói.
Việc chấp nhận này, "Ta cũng chẳng biết," là một trong những đóng góp lớn lao nhất của Thiền cho thế giới. Là một tâm thức không biết thì không đáng kính trọng, nhưng thực ra đó lại là điểm cao nhất của nhận biết, tỉnh táo, ý thức. Nó là phật tính.
Khi Vô Nghiệp nêu câu hỏi này cho thầy mình, Mã Tổ... bạn đã bắt gặp Mã Tổ lặp đi lặp lại. Ông ấy có hàng nghìn đệ tử và tương truyền đã làm cho nhiều người được chứng ngộ hơn bất kì người nào khác, kể cả Phật Gautam. Nhưng cách thức của ông ấy rất kì lạ.
...Mã Tổ đá vào ngực ông ấy và đánh ngã ông ấy. Vô Nghiệp được chứng ngộ. Ông ấy đứng lên, vỗ tay và cười to, nói, "Phép màu! Phép màu! Hàng trăm định và vô lượng chân lí huyền bí được biết sâu sắc với tôi bây giờ ở đầu sợi tóc."
Ông ấy lạy tạ và ra đi.
Mã Tổ không nói gì nhưng đã làm cái gì đó. Chắc chắn, từ bên ngoài điều đó có vẻ dường như ông ấy đã đá vào ngực của người hỏi. Nhưng đó là mô tả kiểu chụp ảnh từ bên ngoài. Cái gì đã xảy ra bên trong? Mã Tổ đã không đánh vào ngực những người hỏi khác. Nhưng việc đánh vào ngực sư này đơn giản ngụ ý: sư đã tuyệt đối sẵn sàng, ông ấy chỉ cần một cú đẩy.
Và cú đẩy nhỏ đó, đánh vào ngực ông ấy, đánh ngã ông ấy, là đủ. Điều đó làm cho ông ấy thấy rõ ràng tại sao Bồ đề đạt ma đã tới từ phía Tây. Chỉ để đánh ngã bạn và đem bạn về trung tâm của bạn, cái ẩn đằng sau ngực bạn... Chứng ngộ của người hỏi là lớn thế, ông ấy cười to và nói, "Phép màu! Phép màu! Cái không thể được biết, tôi đã đi tới trải nghiệm. Cái không thể được nói, thầy đã nói. Thầy đã mở các cánh cửa của hàng triệu phép màu, chỉ bằng một cú đánh."
Điều đó cũng gần giống như trái xoài chín, một cú đánh và nó rụng. Nhưng xoài chưa chín sẽ không rụng với một cú đánh. Điều đó chỉ ở trong những người đã từng chuẩn bị, chờ đợi, giữ cho cánh cửa của họ mở để người như Mã Tổ đi vào. Mã Tổ rất từ bi, bằng không ai chăm nom đánh ngã bất kì ai khác, đánh vào ngực người đó? Các phương pháp này đặc biệt là những phương pháp Thiền. Không tín ngưỡng nào trên thế giới đã bao giờ biết tới bất kì cái gì về những phương pháp bí mật này.
Nhưng mọi thứ khi được viết ra bị mất mát nhiều. Tôi muốn bạn trải nghiệm nó. Việc viết và đọc sẽ không giúp đỡ. Học chờ đợi cho tới vô hạn đi. Vì bạn là vĩnh hằng, không có vội gì. Im lặng và nếu bạn đã tìm ra thầy, nếu bạn đã rơi vào yêu thầy, thế thì cứ vẫn còn được tắm trong sự hiện diện của thầy đi. Một ngày nào đó, cú đẩy sẽ tới.
Bạn phải đã thấy... chim phải đẩy con của chúng từ tổ. Đó là cái gì đó đáng xem vì cùng điều đó xảy ra giữa thầy và đệ tử. Khi trứng bị vỡ ra và con chim phải ra khỏi nó, chim mẹ rời khỏi tổ, bay quanh cây để cho một ý thức, một cảm giác với chim con rằng, "Con cũng có thể làm được điều đó." Nhưng con chim non đáng thương đơn giản vẫy cánh vẫn sợ đi vào trong cái không biết bao la.
Chim mẹ bay sang cây khác và cho lời thách thức, gọi chim non, "Lại với mẹ đi" - không trong ngôn ngữ của bạn. Chim non dần dần trở nên mạnh hơn và khi chim mẹ thấy đó là đúng lúc, nó đẩy chim non ra khỏi tổ. Đầu tiên, chim non cảm thấy hoảng hốt - chim mẹ đang giết nó - nhưng nó sớm nhận ra rằng nó có cánh và nó bay sang cây khác và gọi lại.
Và một khi nó đã bay vài mét, vài dặm không thành vấn đề. Có những con chim, chẳng hạn thiên nga, bay hàng nghìn dặm mọi lúc, mọi năm khi hồ ở Himalayas trở nên đông cứng. Chúng phải bay xuống đồng bằng, xa ba nghìn dặm.
Điều đó không chỉ đúng cho chim. Một bước là đủ để hiểu rằng nếu một khi bạn có thể bước đi, bạn có thể xoay xở đi hàng nghìn dặm. Chẳng bao lâu con chim sẽ bay ngày càng xa xôi hơn. Một sáng khi mặt trời mọc, con chim sẽ đi có lẽ mãi mãi, không trở về tổ.
Thầy phải đợi. Những ngày đó là đẹp hơn những ngày chúng ta sống, vì bây giờ nếu bạn đánh ai đó, bạn sẽ thấy bản thân bạn bị ở trong đồn cảnh sát - dù bạn có nói thế nào, "Tôi là thầy." Dù bạn có nói, "Anh ta là đệ tử của tôi và tôi đang cố làm cho anh ta thức tỉnh." Điều đó sẽ không giúp ích gì. Bạn sẽ phải ra toà.
Bản thân tôi đã từ bị tù trong sáu nhà tù và bị mang ra hai toà án. Và tôi có thể thấy: những người bạn gọi là quan toà đều tuyệt đối không đủ tư cách. Họ không hiểu thậm chí ABC về thiền. Họ có thể biết mọi luật và lệ địa phương, nhưng họ không biết bản thân họ.
Trong những nhà tù này tôi phải dành thời gian vào trong - đó là một kinh nghiệm kì lạ - những tù nhân dường như hồn nhiên. Có lẽ từ sự hồn nhiên họ đã phạm phải cái gì đó mà người láu lỉnh chắc đã né tránh. Nhưng trong hầu hết mọi nhà tù, tù nhân nói với tôi, "Chúng tôi sung sướng vô ngần được ở trong nhà tù này vào khoảnh khắc này, ở cùng với ông chỉ một đêm. Chúng tôi chỉ nghe mọi người thích ông. Nhưng ở cùng ông, chúng tôi chưa bao giờ mơ được về nó."
Chỉ một cai tù trong sáu nhà tù là có nhạy cảm nào đó. Anh ấy đã không cho tôi vào trong nhà tù thực, mà cho vào trong bệnh viện. Tôi nói, "Tôi không ốm."
Anh ấy nói, "Ông không ốm nhưng tôi không thể để ông vào trong tù được. Người đang cố gắng đem tự do cho người khác khỏi các nhà tù thì không nên bị để vào trong nhà tù. Ông nghỉ ở trong bệnh viện đi."
Và y tá trưởng cùng các y tá và bác sĩ tất cả đều ngạc nhiên, vì anh ấy hay tới ít nhất sáu lần một ngày để gặp tôi. Và bởi vì anh ấy tới gặp tôi, trợ lí của anh ấy và các nhân viên khác của anh ấy tất cả đều bắt đầu tới. Bệnh viện trở thành đạo của tôi trong ba ngày. Tất cả họ đều quên mất rằng tôi là tù nhân. Họ đáng phải không hỏi tôi các câu hỏi liên quan tới các bí mật của cuộc sống, vì vào ngày thứ ba tôi phải rời khỏi nhà tù này sang nhà tù khác. Chính phủ cảm thấy rằng nhà tù của mình bị phá huỷ, vì viên cai tù cũng đã cho phép tôi có cuộc họp báo thế giới. Thậm chí trợ lí của anh ấy đã nói, "Điều này không được làm. Nó chưa từng có tiền lệ."
Anh ấy nói, "Tôi không quan tâm. Tôi sắp về hưu rồi. Nhiều nhất, họ có thể cho tôi nghỉ hưu."
Chính phủ phải đã cảm thấy rất bối rối bởi ý tưởng có cuộc họp báo bên trong nhà tù, cho nên tôi lập tức bị loại ra. Nhưng khi tôi ra khỏi tù, viên cai tù nói với tôi, "Trong cả đời phục vụ của tôi, tôi chưa bao giờ cảm thấy bất hạnh khi tù nhân được thả ra. Nhưng với ông, tôi yêu thích việc ông không bao giờ được thả ra khỏi nhà tù này. Trong ba ngày chúng tôi đã trở nên quen thuộc với ông nhiều thế; không có ông sẽ có không gian trống rỗng. Nếu ông muốn có kinh nghiệm về việc ở trong tù lần nữa, xin đừng quên chúng tôi!"
Và mắt anh ấy tràn đầy nước mắt.
Thân thể chúng ta, tâm trí chúng ta không là gì ngoài nhà tù. Chúng ta là niềm huy hoàng bị cầm tù. Và nếu bạn đi mãi, lòng vòng, bạn sẽ không tìm ra bản thân bạn và tự do của bạn. Hiện hữu là tự do. Hiện hữu là thành thượng đế. Không cái gì kém hơn sẽ mô tả được cho sự kiện này.
Maneesha đã hỏi:
Osho kính yêu,
Đêm hôm qua đã là bài nói thực sự có tính tồn tại: Con vật đằng sau tôi, vị phật đằng trước tôi, và tôi nhảy múa cùng cả hai!
Maneesha, người đẹp đằng sau bạn không phải là con vật. Không con vật nào là con vật. Anh ấy chỉ mặc bộ áo choàng của con vật thôi. Anh ấy không là ai khác ngoài Vimal đáng thương của chúng ta. Và nhớ lấy, điều đó không chỉ đúng về Vimal. Bất kì khi nào bạn đi tới con vật thực, chúng cũng đang mặc áo choàng. Bên trong chúng, là cùng tâm thức như trong bạn.
Con khỉ đột đằng sau bạn là phật như phật đằng trước bạn. Và ở giữa, đừng quên rằng bạn cũng là phật. Ở đây, chỉ có một phẩm chất của tâm thức: tâm thức của việc là chư phật.
Nhưng đừng là con chim cúc cu. Khoảnh khắc bạn bắt đầu tuyên bố ở chợ M.G. rằng, "Tôi là phật," bạn sẽ bị rắc rối. Giữ bí mật này bên trong bạn, không dao động, không bao giờ quên cho một khoảnh khắc rằng phật tính là bản tính của bạn. Bạn không thể khác được. Mặc dầu Vimal đã ẩn đằng sau bộ áo choàng con vật, dầu vậy Vimal vẫn là Vimal.
Thân thể mà Vimal có là áo choàng khác, được cho bởi sinh học. Đằng sau áo choàng đó, được cho bởi xã hội có một tầng khác: tâm trí. Và bên trong tâm trí đó là ngôi đền của bạn, vị phật của bạn. Chúng ta đang tìm kiếm ở đây không ai khác ngoài bản thể đích thực riêng của chúng ta.
Điều tốt về Vimal là tới trong bộ trang phục con vật, vì mọi người đều đang mặc các loại trang phục khác nhau. Bên trong có cùng hương vị, cùng sự dịu ngọt, cùng bài ca, cùng tiếng cười.
Hymie Goldberg và con trai anh ta, Swami Deva Herschel, đang thảo luận về chuyến đi sắp tới của Herschel tới Poona. "Con biết đấy," Hymie nói, "con có thể bị ốm lắm ở Ấn Độ."
"Con biết," Herschel đáp, "và con có thể bị chết khi bước qua Đại lộ thứ Năm ở New York."
"Này," Hymie thúc giục, "ít nhất cũng nghĩ tới mẹ con chứ. Mẹ ốm vì lo nghĩ."
"Mẹ thì bao giờ cũng ốm vì lo nghĩ," Herschel cắn cảu.
"Này," Hymie nói, "cái gã con sẽ gặp, ông ta là người Do Thái sao?"
"Chết tiệt, không," Herschel đáp, "ông ấy thậm chí còn làm việc trên Sabbath."
Phẫn nộ, Hymie cắm cảu đáp lại, "Con biết đấy, con trai, nếu con mang cái như thế này, chung qui con sẽ chẳng là gì."
"Úi giời, bố," Herschel nói, "bố thực sự hiểu."
Swami Deva Herschel chỉ mới ở Poona được một tuần, thì anh ấy gặp Ma lộng lẫy, và mời cô ấy đi ăn tối. Họ đi tới khách sạn Regency và ăn món mì sợi Italy thịnh doạn, món sushi Nhật Bản, và rượu vang Pháp.
Để ăn tráng miệng, họ chọn bánh sô cô la Đức và kết thúc với cà phê Brazin.
Khi người phục vụ mang tới cho họ hoá đơn, Herschel thấy rằng anh ấy đã bỏ quên ví ở nhà. Cho nên anh ấy rút ra tấm hình Osho và đưa nó cho người phục vụ.
"Cái gì thế này?" người phục vụ hỏi.
"Cái này," Herschel nói, "là con bài Thiền sư của tôi!"
Bà Murphy tám mươi nhăm tuổi. Bà dễ dàng mệt mỏi, không ngon miệng mấy và đôi khi bị lẫn trí. Cho nên con trai bà, Paddy, mời bác sĩ tới. Ông ấy tới ngay và đi lên phòng của bà nơi ông ấy cởi quần áo bà ra, cho bà nằm lên giường và khám toàn diện về thể chất cho bà. Nửa giờ sau, bác sĩ xuống cầu thang.
"Không phải lo nghĩ gì đâu," ông ấy giải thích, "không có gì thực sự sai với bà ngoại trừ tuổi tác. Bà sẽ ổn thôi."
Paddy được nhẹ lòng và đi lên tầng trên để thăm bà.
"Thế nào, mẹ," ông ấy hỏi, "mẹ thấy bác sĩ thế nào?"
"Vậy, ông ấy là bác sĩ, phải không?" bà nói với nụ cười. "Mẹ tưởng ông ấy là linh mục hơi thô tục."
Bé Ernie nói với mẹ nó, "Mẹ ơi, chó có bộ phận dự trữ không?"
"Đừng có ngốc," mẹ nó đáp, "làm sao chó có bộ phận dự trữ được? Chúng là vật sống."
"Vậy thế thì," Ernie nói, "sao bố nói với bác Joe rằng khi mẹ đi thăm chị của mẹ tuần trước bố định đụ vào đít con chó đẻ nhà hàng xóm?"
Rupesh, đánh trống đi.
(Tiếng trống)
(Nói lắp bắp)
Rupesh...
(Tiếng trống)
Im lặng, nhắm mắt lại.
Ở bên trong.
Không chuyển động.
Tĩnh lặng như phật đá.
Rupesh, đánh trống đi.
(Tiếng trống)
Mọi người ngã chết.
Để thân thể thở;
bạn ở sâu bên trong bản thân bạn nhiều nhất có thể được.
Đây là bước nhảy lượng tử
từ tâm trí sang vô trí.
Đây là thông điệp mà vì nó
Bồ đề đạt ma đã tới từ phía Tây
sang Trung Quốc.
Thông điệp là:
nó là bạn;
nó ở trong.
Rupesh, đánh trống.
(Tiếng trống)
Quay lại cuộc sống một cách toàn bộ nhất có thể được,
sống động, tươi tắn.
Vài người có thể vẫn còn trong nấm mồ của họ.
Với họ cho một tiếng trống đặc biệt...
(Tiếng trống)
Điều đó là tốt.
Ít nhất nó sẽ làm cho trống được chứng ngộ.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
Chúng ta có thể mở hội bây giờ chứ?
Vâng!

0 Đánh giá

Ads Belove Post