Chương 5. Chỗ rất nguy hiểm

Chương 5. Chỗ rất nguy hiểm

Price:

Read more

Thiền - Chim đơn độc, chim cu cu của rừng
Bài nói về Thiền
Chương 5. Chỗ rất nguy hiểm




Osho kính yêu,
Đệ tử của Đạo Hiền, Đạo Lâm, trở thành sư lúc lên chín tuổi, lấy lời nguyện lúc hai mươi mốt tuổi, và học Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm kinh. Về sau trong cuộc đời ông ấy đã vào rừng thông rậm ở núi Tần Vọng, và đã toạ thiền trên cây. Bởi lí do này ông ấy đã được những người đương đại gọi là Choka Zenji, nghĩa là "Hoà thượng tổ chim," và Jakuso Zenji, nghĩa là "Hoà thượng chim ác là," bởi vì chim và chim ác là làm tổ bên cạnh ông ấy.
Khi quan thị lang ở Tiền Đường, tên là Bạch Cư Dị, tới thăm Đạo Lâm, ông ấy thưa, "Chỗ của sư rất nguy hiểm!"
Đạo Lâm nói, "Thị Lang ở chỗ còn nguy hiểm hơn!"
Dị hỏi, "Đệ tử trấn thủ giang sơn có gì nguy hiểm?"
Đạo Lâm đáp, "Củi lửa lẫn lộn, tính thức chẳng ngừng, há chẳng phải nguy hiểm ư?"
Dị lại hỏi: "Thế nào là đại ý Phật pháp?"
Đạo Lâm trả lời theo lời của Thích Ca:
Việc ác chớ làm, việc thiện phụng hành,
Thanh tịnh bản thân -
Đây là giáo huấn của mọi chư phật.
Dị nói, "Con nít ba tuổi cũng biết nói như thế."
Đạo Lâm nói, "Con nít ba tuổi dù nói được, ông già tám mươi hành chẳng được."
Trong một sự vụ giữa một sư và Tuyết Phong, sư hỏi Tuyết Phong, "Tôi đã cạo đầu, mặc quần áo đen, nhận lời nguyện - tại sao tôi không được coi là phật?"
Tuyết Phong nói, "Không có gì tốt hơn việc thiếu vắng lòng tốt."
Maneesha, người bạn lớn nhất là bên trong bạn; kẻ thù lớn nhất cũng vậy. Không có bạn, không có nguy hiểm - mọi thứ là tuyệt đối đẹp và im lặng. Chính ở bên trong bạn mà ghen tị bùng cháy, giận dữ đầu độc; chính ở bên trong bạn mà tham tăng trưởng. Và tất cả những điều này cùng nhau đang che mờ tâm thức bạn và phá huỷ tính cá nhân của bạn, sự tồn tại bản chất của bạn.
Thiền không quan tâm tới lời, nó quan tâm tới bản thân bạn. Nó không phải là triết lí. Nó thậm chí không phải là tôn giáo. Nó là cách nhìn, cách hiện hữu, phong cách sống rất kì lạ qua ý thức và không sống qua vô ý thức.
Trước khi tôi đi vào lời kinh này, tôi nhớ tới Phật Gautam, người là cội nguồn của tính tôn giáo duy nhất đã đi vào trong sự tồn tại trên thế giới. Đã có các tôn giáo - nhiều, gần ba trăm tôn giáo đã có trong sự tồn tại - nhưng tính tôn giáo là tuyệt đối vắng bóng.
Tôn giáo là có thể để thực hành, cũng như diễn viên thực hành. Tôn giáo là có thể qua tri thức, vì tâm trí là máy tính sinh học lớn; bạn có thể tích luỹ nhiều tri thức như được chứa trong mọi thư viện của thế giới vào trong một tâm trí. Nhưng tri thức không phải là việc biết, tri thức không phải là trí huệ, tri thức không phải là việc thức tỉnh. Ngược lại, nó có thể giúp bạn ngủ say hơn một chút vì nó sẽ cho bạn cảm giác giả rằng bạn biết.
Và đây là thảm kịch lớn nhất có thể xảy ra cho con người. Không biết gì, nhưng được chất đầy với tri thức vay mượn, bản ngã lớn nảy sinh nhưng trăng của bạn biến mất trong mây, trong bụi của kinh sách và học thuyết cũ. Tính hiện tại của bạn bị che phủ bởi nhiều tầng; bạn gần như mất hút trong rừng các khái niệm, thượng đế học, triết học, giáo điều.
Phật Gautam có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã làm phân biệt giữa tri thức và việc biết. Tri thức bao giờ cũng được vay mượn - việc biết là hiểu biết riêng của bạn. Tri thức là rẻ. Việc biết là cách mạng vô cùng, sự biến thái.
Một hôm Phật Gautam và đệ tử của mình, Ananda, đi từ làng nọ sang làng kia. Trên đường, một con ruồi đậu lên trán Phật. Ông ấy đang nói chuyện với Ananda - ông ấy liên tục nói, cũng như bạn đã từng làm, và đưa tay lên xua con ruồi đi. Thế rồi đột nhiên ông ấy dừng lại, và lại đưa tay... rất có ý thức, mặc dầu không có ruồi.
Ananda hỏi, "Thầy làm gì vậy?"
Ông ấy nói, "Ta đang bầy tỏ cho ông rằng ông có thể hành động một cách vô ý thức, cách ta đã hành động, và ông có thể hành động một cách có ý thức. Khi ông hành động một cách có ý thức có duyên dáng và có cái đẹp và có ông. Khi ông hành động một cách vô ý thức, nó chỉ đang hành động trong ngủ."
Giai thoại nhỏ này chứa nhiều điểm có ý nghĩa - không dành cho người tò mò, không dành cho người thông thái, mà chỉ cho người tìm kiếm.
Đệ tử của Đạo Hiền, Đạo Lâm, trở thành sư lúc lên chín tuổi, lấy lời nguyện lúc hai mươi mốt tuổi, và học Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm kinh. Về sau trong cuộc đời ông ấy đã vào rừng thông rậm ở núi Tần Vọng, và đã toạ thiền trên cây.

Toạ thiền đơn giản là ngồi, không làm gì... thậm chí không nghĩ, chỉ hiện hữu thuần khiết. Theo kinh nghiệm của tôi, tôi có thể nói với bạn rằng ngồi trên cây là chỗ tốt nhất; bạn chỉ phải rất thân thiện với cây. Cây hỗ trợ cho im lặng của bạn; nó được bắt rễ sâu trong đất. Nó không có tâm trí, nó không huyên thuyên cùng bạn, nhưng nó bao quanh... hào quang của nó, sự nhạy cảm của nó giúp bạn, trong sự đồng bộ.
Phật Gautam đã trở nên thức tỉnh dưới cây bồ đề. Cây bồ đề có được tên bồ đề bởi vì Gautama đã trở thành Phật dưới nó. Các nhà khoa học đã nhìn vào thành phần cấu tạo của cây bồ đề - liệu có cái gì đó đặc biệt dưới nó không? Và họ đã tìm ra rằng cùng yếu tố làm cho một người thông minh hơn người khác, cũng làm cho cây bồ đề thông minh hơn các cây khác. Nó có khối lượng thông minh vô cùng. Cho nên không phải là trùng hợp ngẫu nhiên mà Phật, ngồi dưới cây bồ đề, đã trở nên chứng ngộ. Ông ấy mang lòng biết ơn với cây bồ đề nữa.
Và ông ấy đã biểu lộ điều đó. Trước khi chết ông ấy đã nói với các đệ tử, "Không có nhu cầu làm tượng của ta. Các ông sẽ làm đền chùa, nhưng trong đền chùa làm bức tượng cây bồ đề. Lòng biết ơn của ta là vô cùng với cây bồ đề."
Trong ba trăm năm sau Phật Gautam các đền chùa đã mang, thay vì chỗ của tượng Phật, tảng đá được khắc như cây bồ đề.
Toạ thiền đơn giản nghĩa là không nghĩ, không mơ, không tưởng tượng. Trở thành một - như cây - nhạy cảm, tỉnh táo, nhảy múa cùng gió, hân hoan trong ánh mặt trời... được bao quanh bởi hương thơm của cây, nhưng không có hoạt động nào về phần bạn.
Bởi lí do này ông ấy đã được những người đương đại gọi là Choka Zenji, nghĩa là "Hoà thượng tổ chim," và Jakuso Zenji, nghĩa là "Hoà thượng chim ác là," bởi vì chim và chim ác là làm tổ bên cạnh ông ấy.
Khi quan thị lang ở Tiền Đường, tên là Bạch Cư Dị, tới thăm Đạo Lâm, ông ấy thưa, "Chỗ của sư rất nguy hiểm!"
Sư đang ngồi cao trên cây nơi, hiển nhiên, người ta có thể ngã - và trong rừng thẳm nơi thú hoang gầm rú. Quan thị lang đúng về thực hành và thực dụng: Chỗ của sư rất nguy hiểm! Nhưng Đạo Lâm nói,
"Thị Lang ở chỗ còn nguy hiểm hơn!"
Dị hỏi, "Đệ tử trấn thủ giang sơn có gì nguy hiểm?"
Đạo Lâm đáp, "Củi lửa lẫn lộn, tính thức chẳng ngừng, há chẳng phải nguy hiểm ư?"
Nguy hiểm thực không từ bên ngoài, nguy hiểm thực là từ việc vận hành sai của tâm trí bạn. Và bạn không bao giờ thoát ra khỏi việc vận hành sai của tâm trí để vào không gian nơi tâm trí không còn nữa, nhưng chỉ có tâm thức thuần khiết.
Dị lại hỏi: "Thế nào là đại ý Phật pháp?"
Đạo Lâm trả lời theo lời của Thích Ca, Phật Gautam:
Việc ác chớ làm, việc thiện phụng hành,
Thanh tịnh bản thân -
Đây là giáo huấn của mọi chư phật.
Dị nói, "Con nít ba tuổi cũng biết nói như thế."
Đạo Lâm nói, "Con nít ba tuổi dù nói được, ông già tám mươi hành chẳng được."
Việc biết và việc biết - và khác biệt là lớn lao. Việc biết từ bên ngoài, biết từ kinh sách hay thầy giáo hay tu sĩ, là biết giả. Mọi học giả đều là giả.
Việc biết như kinh nghiệm riêng của bạn... nó là hương vị. Không ai khác có thể làm được nó cho bạn. Nó là mùi ngát hương của hoa hồng - không ai khác có thể làm nó cho bạn. Nó là kinh nghiệm của sự tồn tại riêng của bạn, việc đi vào trong cốt lõi sâu nhất của bạn. Từ kinh nghiệm đó, điều Phật nói...
Việc ác chớ làm, việc thiện phụng hành,
Thanh tịnh bản thân -
Đây là giáo huấn của mọi chư phật.
Bạn sẽ phải hiểu mọi thứ một cách khác đi. Nó không là cái bắt đầu, nó là kết quả của việc tự hiểu của bạn. Khi bạn trở nên được định tâm vào bản thân bạn, bạn không thể làm được cái là ác, bạn không thể làm được cái là xấu. Được định tâm bên trong bản thân bạn, duyên dáng nảy sinh, cái đẹp rót đầy tim bạn. Tính sáng tạo, bài ca, bài thơ, báo hiệu cái không thể biết và cái không thể đạt tới bởi tâm trí... lần đầu tiên bạn trở thành cá nhân sáng tạo. Không cái gì mang tính phá huỷ có thể đi ra từ bạn thêm nữa.
Học giả đọc Phật Gautam, lặp lại đúng từng lời, nhưng người tìm kiếm thấy cội nguồn từ đó hiểu biết này của Phật Gautam đã nảy sinh.
Ông ấy không thực hành nó.
Bất kì cái gì được thực hành đều là giả, rởm. Và bạn đã được mọi tôn giáo bảo làm cái này, không làm cái kia; bạn đang mang cả mười nghìn lời răn. Nhưng bởi vì chúng đã không nảy sinh từ bản thể riêng của bạn, chúng chỉ là gánh nặng. Chúng không làm cho bạn tự do, chúng làm cho bạn thành người Hindu, chúng làm bạn thành người Mô ha mét giáo. Chúng làm bạn thành Phật tử, chúng làm bạn thành người Ki tô giáo, nhưng chúng không làm cho bạn thành con người thiêng liêng. Chúng không cho bạn sự thánh thiện của bạn; chúng không cho bạn bản tính phật riêng của bạn.
Đạo Lâm là đúng khi ông ấy nói,
"Con nít ba tuổi dù nói được, ông già tám mươi hành chẳng được."
Vấn đề không phải là biết lời, vấn đề là biết cội nguồn từ đó mọi hoa hồng này mọc lên. Đi tới chính rễ, tưới nước và chăm nom cho những rễ đó, hoa sẽ tới theo mùa vụ riêng của nó.
Nhưng mọi người đều lộn ngược. Họ bắt đầu từ hoa hồng. Thế rồi, một cách tự nhiên, họ kết thúc với hoa nhựa. Bắt đầu với rễ đi! Chúng được ẩn sâu trong đất. Hoa của bạn cũng có rễ - chừng nào bạn chưa đi sâu vào bên trong bạn, bạn sẽ không tìm ra được làm sao Phật nở hoa như hoa sen, làm sao nhà huyền bí trở thành ngát hương... làm sao trong sự hiện diện của người thức tỉnh có sức lôi cuốn, bài ca không âm thanh, thơ ca không lời, và từ lực mạnh vô cùng, điều cho người ngu ngơ ý tưởng sai, dường như người thức tỉnh đang thôi miên bạn.
Người thức tỉnh không làm cái gì cả, nhưng chính sự hiện diện của người đó đang thôi miên. Người đó không thôi miên bạn. Bạn đột nhiên rơi vào trong im lặng sâu sắc, an bình mà bạn chưa bao giờ biết trước đây.
Trong một sự vụ giữa một sư và Tuyết Phong, sư hỏi Tuyết Phong, "Tôi đã cạo đầu, mặc quần áo đen, nhận lời nguyện - tại sao tôi không được coi là phật?"
Đây là điều tôi đã nói: bạn có thể hành động hệt như Phật - bạn có thể cạo đầu, bạn có thể ăn cùng thức ăn như Phật, bạn có thể bước đi theo cách Phật bước, bạn có thể ngồi trong tư thế hoa sen như Phật ngồi. Nhưng đừng tưởng rằng bạn đã trở thành phật; bạn chỉ diễn trong vở kịch.
Mọi kỉ luật bị áp đặt từ bên ngoài đều mang tính phá huỷ vì nó không cho phép bạn thấy dốt nát của bạn, thấy rằng bạn thậm chí đã không làm nỗ lực nào để đi vào trong bản thân riêng của bạn. Bạn được thoả mãn với lời sao? Bạn không thể ăn được lời; chúng sẽ không nuôi dưỡng bạn. Bạn phải biết theo cách riêng của bạn; chỉ thế thì mới có nuôi dưỡng.
Anh chàng đáng thương này đang hỏi Tuyết Phong, thầy,
"Tôi đã cạo đầu, mặc quần áo đen, nhận lời nguyện - tại sao tôi không được coi là phật?"
Tuyết Phong nói, "Không có gì tốt hơn việc thiếu vắng lòng tốt."
Đây là phát biểu rất có ý nghĩa. Phật không biết rằng ông ấy là tốt, rằng hành động của ông ấy là đức hạnh. Bạn có nghĩ con chim cu cu biết rằng tiếng hát của nó là du dương không? Bạn có nghĩ hoa biết rằng hương thơm của nó là tuyệt diệu không? Vị phật đơn giản là vị phật. Ông ấy thậm chí không có khả năng nói, "Tôi là tốt." Ông ấy đã đi ra ngoài tốt và xấu. Ông ấy đơn giản là sự hiện hữu.
Bầu trời là tốt hay xấu? Trở nên nhận biết về tâm thức riêng của bạn là trở nên nhận biết về bầu trời bên trong của bạn. Nó không tốt không xấu; nó không đúng không sai. Phật không phải là thánh; đó là hiểu nhầm - hiểu nhầm của các tu sĩ. Phật ở xa hẳn khỏi bất kì phân chia và nhị nguyên nào: thánh nhân và tội nhân, tốt và xấu, đúng và sai. Phật là siêu việt. Ông ấy là người quan sát, xa hẳn khỏi mọi nhị nguyên.
Tuyết Phong đã nói điều đó theo cách thực sự khó cho học giả hay cái gọi là tu sĩ của các tôn giáo để hiểu: Không có gì tốt hơn việc thiếu vắng lòng tốt. Bạn đã bao giờ thấy chưa? - cái gọi là người tốt đầy bản ngã thế. Chính ý tưởng rằng "Tôi là tốt" là nguy hiểm. Phật đơn giản biết ông ấy là hư không, không ai, bầu trời không mây thuần khiết. Phật không phải là thánh.
Mọi thánh đều là diễn viên. Tôi đang nói điều đó một cách vô điều kiện: Mọi thánh nhân đều là diễn viên. Họ đang cố mọi ngày hành xử như phật. Lúc thì họ thậm chí có thể hành xử tốt hơn phật vì Phật đã không diễn tập và họ thì diễn tập hoàn hảo, lập kỉ luật cho bản thân họ, trong nhiều năm; họ có thể đánh bại Phật thực.
Chuyện đã xảy ra là vào ngày sinh lần thứ sáu mươi của Charlie Chaplin, bạn bè ông ấy bố trí một cuộc thi trên toàn nước Anh, để cho bất kì người nào diễn tốt nhất như Charlie Chaplin sẽ được trao giải thưởng lớn. Có ba giải thường - nhất, nhì và ba. Từ các chỗ khác nhau, các nhà hát khác nhau, các công ti biểu diễn khác nhau, mọi người đều thử. Và ở giai đoạn chung kết, Charlie Chaplin, là người cực kì khôi hài, tự mình đi vào cuộc thi từ một làng xa xôi. Ông ấy tin rằng ông ấy sẽ đoạt giải nhất - "Ai có thể diễn tốt hơn minh?"
Nhưng với sự ngạc nhiên, ông ấy được giải nhì! Ai đó đã xoay xở tốt hơn bản thân Charlie Chaplin. Khi chuyện đó trở nên được biết tới cho mọi người rằng họ đã trao giải nhì cho Charlie Chaplin, họ nói, "Trời đất - chúng tôi đã mở hội, và đây là loại ngu xuẩn gì thế này! Tại sao ông đã tham dự vào? Chúng tôi không nghĩ tới chuyện ông tham gia vào cuộc thi, và nếu ông tham gia thì ít nhất ông phải cho chúng tôi biết chứ. Bây giờ điều đó có vẻ ngu xuẩn là ai đó xoay xở là giống Charlie Chaplin hơn là ông! Thật xấu hổ!"
Và đây là điều đã xảy ra trong nhiều thời đại. Cái gọi là thánh nhân, mahatmas, chỉ thực hành là chư phật.
Nhưng vị phật không phải là việc thực hành, vị phật là việc khải lộ. Nó là việc thám hiểm bên trong. Và từ việc thám hiểm đó hành động của bạn thay đổi, sự hiện diện của bạn thay đổi - không phải bởi vì bất kì kinh sách nào, không phải bởi vì bất kì cội nguồn trí huệ khác nào, mà chỉ bởi vì bạn có ý thức bạn bắt đầu hành động, làm việc, hiện hữu khác đi.
Guido đã viết :
Đúng là tốt, sai là tốt -
Không có gì cho niết bàn.
Và 'nhơ bẩn' là gì?
Bông tuyết trong ngọn lửa.
Với vị phật ngay cả niết bản cũng là hư không. Và "nhơ bẩn" là gì? Tội là gì? Bông tuyết trong ngọn lửa.
Từ chiều cao đó của tâm thức mọi nhị nguyên biến mất. Chỉ có một tâm thức tràn ngập khắp toàn thể vũ trụ, và nhịp tim đập của nó là nhịp tim đập riêng của bạn.
Rijunkayaku nói:
Ý chí sắt đá được yêu cầu từ
người học Đạo -
nó bao giờ cũng ở tâm trí.
Quên mọi thứ - tốt, và xấu.
Đột nhiên nó là của bạn.
Nếu bạn phải liên tục nhớ cái gì là đúng và cái gì là sai và cái gì là tốt và cái gì là xấu... Đó là điều tôn giáo của bạn đã từng thuyết giảng cho bạn. Tại đạo tràng của Mahatma Gandhi ngay cả uống trà cũng là tội - không phải tội nhỏ. Và khi cái gì đó trở thành tội, nó trở thành rất hấp dẫn. Nó trở thành gần như thách thức. Gần như mọi người đều uống trà, giấu diếm. Và khi một người bị bắt quả tang, Gandhi nhịn ăn!
Có những cách thức hành hạ mọi người... bạn có thể hành hạ mọi người theo cách Adolf Hitler đã làm, bạn có thể hành hạ mọi người theo cách Mahatma Gandhi đã làm. Cách của Mahatma Gandhi là rất tinh vi và thoát khỏi tâm trí bình thường. Bây giờ bạn nghĩ xem. Nếu tôi liên tục nhịn ăn vì ai đó trong các bạn đã bị phát hiện hút thuốc hay uống trà... Mặc dầu tôi đang tự hành hạ mình, tôi đang làm cho bạn cảm thấy mặc cảm và toàn thể đạo tràng sẽ làm phiền bạn, rằng "Đấy là vì anh!"
Và người này cầu nguyện, ôm chân Gandhi - "Xin tha thứ cho tôi, tôi sẽ không bao giờ làm điều như thế như uống trà. Thầy quay lại đi"... vì nhịn ăn là tới chết!
Ở đạo tràng của Gandhi yêu bị bỏ đi - hiển nhiên, chỗ bạn không thể uống trà, bạn nghĩ bạn có thể yêu được sao? Nhưng thư kí riêng của ông ấy, Pyarelal, rơi vào yêu một người đàn bà trong đạo tràng. Gandhi đuổi Pyarelal mặc dầu anh ta là thư kí giỏi nhất mà Gandhi đã từng có trong cả đời ông ấy. Nhưng anh ta đã phạm tội lớn, anh ta không thể vào được cổng đạo tràng. Rơi vào yêu sao? Anh ta đã không làm bất kì cái gì, chỉ ý tưởng lãng mạn! Không cái gì thực tại hay sinh học đã xảy ra, mà chỉ ý tưởng... Anh ta đã viết bức thư tình và bức thư đó đã được tìm thấy.
Điều đó là đủ cho tâm trí thánh nhân kết án một người có thông minh lớn và người có hoạt động sáng tạo lớn. Và anh ta nói, "Tôi có thể lấy lại lá thứ đó và đốt nó đi và tôi sẽ không bao giờ nhìn người đàn bà đó." Nhưng không thể nào mong đợi từ bi từ các thánh nhân, từ các mahatmas. Họ đã tạo ra địa ngục.
Bertrand Russell, trong tự tiểu sử của mình, đã phủ nhận Ki tô giáo bằng việc nói rằng, "Tôi không phải là người Ki tô giáo bởi những lí do này. Và lí do quan trọng nhất là ở chỗ Ki tô giáo nói rằng nếu bạn phạm tội, ngoại tình, bạn sẽ bị ném vào địa ngục vĩnh hằng."
Bertrand Russell là một trong những nhà toán học lớn nhất của thời đại này. Ông ấy nói, "Tôi có thể hiểu... Tôi đã nhìn vào toàn thể đời tôi. Nếu tôi phơi bày mọi tội mà tôi đã phạm phải, và tội mà tôi đã mơ tới, thậm chí quan toà khắc nghiệt nhất cũng không thể cho tôi vào tù nhiều hơn bốn hay năm năm." Vĩnh hằng sao? Bạn sẽ không bao giờ ra khỏi địa ngục. Địa ngục không có lối ra, chỉ có lối vào. Và Quỉ vồ lấy bạn, cho bạn cái ôm nghiền xương và lôi bạn vào. Phát biểu của Bertrand Russell là, "Tôi từ bỏ Ki tô giáo bởi vì nó là ý tưởng ngu xuẩn."
Ngay chỗ đầu tiên mọi thứ bị coi là tội, phần lớn trong chúng là tuyệt đối hồn nhiên. Chẳng hạn rơi vào yêu. Nó đơn giản là hiện tượng sinh học - bản thân tự nhiên đã kiểm soát những hoá chất nào đó, hooc môn, điều làm cho bạn rơi vào yêu với người đàn bà nào đó hay người đàn ông nào đó. Tôi không thấy rằng có tội gì cả. Và nếu có tôi trong việc rơi vào yêu, thế thì tại sao Thượng đế đã tạo ra con người với năng lực yêu? Ngài chịu trách nhiệm, chung cuộc. Và nếu mọi người đơn giản chấp nhận ý tưởng này, điều họ đã không biết, bạn chắc đã không ở đây! Bố mẹ bạn chắc đã không rất tôn giáo. Đó là lí do tại sao bạn ở đây, vì họ có chút ít phi tôn giáo.
Chuyện kể rằng sau khi làm ra thế giới, Thượng đế đi quanh hỏi người Babylon, người Ai Cập và những người khác, "Các ông có muốn được lời răn không?"
Và họ tất cả đều nói, "Lời răn là gì?"
Ngài nói, "Các ông phải không được ngoại tình."
Và người Babylon nói, "Thế thì chúng tôi phải làm cái gì khác? Đem lời răn của ngài đi cùng ngài đi; tìm ai đó khác."
Và chung cuộc ngài kết thúc với Moses. Chỉ là một người Do Thái, Moses hỏi câu hỏi sai. Mọi người khác đã hỏi, "Lời răn là gì? Vì trước khi chúng tôi chấp nhận nó ít nhất chúng tôi phải biết chúng tôi đang nhận cái gì."
Khi Thượng đế nói, "Ông muốn có lời răn không?" Moses nói, "Bao nhiêu?"
Thượng đế nói, "Cho không đấy!"
Moses nói, "Thế thì tôi sẽ lấy mười." Nếu nó là cho không, thế thì người Do Thái... Mười lời răn đó đã hành hạ người Do Thái trong bốn nghìn năm.
Ý chí sắt đá được yêu cầu từ
người học Đạo -
nó bao giờ cũng ở tâm trí.
Quên mọi thứ - tốt, và xấu.
Đột nhiên nó là của bạn.
Chân lí, tự nhiên, chính định mệnh của bạn, đột nhiên được hoàn thành. Nhưng đừng phân chia. Trước khi bạn đạt tới bản thể bạn, không có quyền cho bạn quyết định cái gì là đúng và cái gì là sai.
Maneesha đã hỏi:
Osho kính yêu,
Chẳng phải đường của chim bên ngoài đạo đức sao?
Nó là vậy. Đạo đức chỉ dành cho người tầm thường. Đạo đức là chiến lược của tu sĩ khai thác quần chúng. Và nó khác nhau từ chỗ nọ sang chỗ kia. Điều là đạo đức cho người Hindu có thể không là đạo đức cho người Ki tô giáo, điều là đạo đức cho người Ki tô giáo có thể không là đạo đức cho người Jaina.
Một thánh nhân Jaina đã hỏi tôi, "Ông có coi Jesus là cùng tầm cỡ như Mahavira không? Vì ông ấy thường ăn thịt, uống rượu - làm sao ông có thể nói rằng ông ấy là thánh nhân, hay ngay cả là người tốt?"
Nhưng người Ki tô giáo sẽ hỏi, "Mahavira đã mở ra bao nhiêu trại trẻ mồ côi? Ông ấy đã xoay xở giúp đỡ cho bao nhiêu người nghèo sống sót? Ông ấy đã mở bao nhiêu trường cho thổ dân? Ông ấy có loại lòng tốt nào, loại đạo đức nào? Đứng trần trụi, đó là mọi điều ông ấy đã làm!"
Với người Ki tô giáo, Mahavira không thể được coi là thánh. Với người Jainas, Mohammed không thể được coi là thánh - ông ấy có mười sáu vợ! Bây giờ điều này là không đúng cho quí ông, nói gì tới thánh nhân. Chỉ người Hindus sẽ ít bị rối loạn hơn, vì Krishna đã có mười sáu nghìn vợ; Mohammed chỉ là anh chàng nghèo.
Và Mohammed ít nhất đã cưới mười sáu người đàn bà đó. Krishna đã cưới duy nhất một người đàn bà; số còn lại là vợ của người khác. Bất kì ai ông ấy thấy là đẹp, lính của ông ấy sẽ buộc cô ấy vào cung điện của ông ấy. Ông ấy không bao giờ cân nhắc liệu họ có con chưa, có chồng chưa, có bố mẹ già cần chăm sóc - điều đó không thành vấn đề. Bất kì cái gì ông ấy thích... Và người Hindus nói rằng ông ấy là hoá thân hoàn hảo của Thượng đế. Tất nhiên ông ấy phải hoàn hảo, vì tôi nghĩ chẳng người nào khác có thể đánh bại được ông ấy. Mọi người đã thử. Nizam ở Hyderabad, mới bốn mươi năm trước khi ông ấy chết, đã có năm trăm vợ. Nhưng năm trăm không là mấy khi so với mười sáu nghìn.
Ai sẽ quyết định cái gì là đạo đức và cái gì là vô đạo đức? Đường của Chim không phân chia đạo đức và vô đạo đức, thành cái tốt và cái xấu. Nó đơn giản nói rằng nhân tố quyết định là nhận biết của bạn: nếu nhận biết của bạn hành động theo cách nào đó, đó là đạo đức cho bạn; không thành vấn đề điều người khác nói. Bạn sẽ được thoả mãn rằng bạn đang hành động từ nhận biết. Thế thì bất kì điều gì bạn làm đều đúng - đúng cho bạn. Nhưng nếu bạn vô ý thức, như mọi người vậy, và liên tục làm các thứ điều người khác đang làm, sao chép, bắt chước... Họ có thể là thánh nhân, nhưng sâu bên dưới họ đơn giản là diễn viên. Họ có thể làm điều tốt, nhưng cái tốt của họ chỉ là thực hành. Không nhận biết nào của họ, không bản thể cố hữu nào của họ, nở hoa trong hành động của họ.
Đường của Chim là ở bên ngoài tốt, bên ngoài xấu. Và con đường của Phật là Đường của Chim. Nó không để lại bất kì dấu chân nào đằng sau. Mọi con chim là tự do trên trời để bay đi theo bất kì hướng nào. Không con chim nào để lại bất kì dấu chân nào cho các con chim khác. Chỉ mỗi con người viết ra kinh sách cho người khác đi theo. Họ không chỉ trở thành quyết định cho bản thân họ, họ trở thành kẻ tạo ra nô lệ. Mọi người phải đi theo họ; họ không muốn bạn có ý thức về điều bạn đang làm. Họ muốn bạn làm nó vì họ đã quyết định cái gì là đúng.
Nhưng nhớ, trong mọi bệnh cùng thuốc sẽ không có tác dụng. Và trong mọi thời đại, trong mọi thời kì, cùng tiêu chí sẽ không có tác dụng. Và với mọi cá nhân, khác hơn tâm thức riêng của người đó đều không có tiêu chí. Không ai có thể quyết định cho bất kì người nào khác.
Điều này đơn giản có nghĩa là tự do. Đường của Chim là đường của tự do. Nó là cá nhân như giá trị tối thượng.
Trước khi chúng ta đi vào trong thiền hàng ngày, chỉ để lấy đi cái nghiêm chỉnh của bạn... và tre đang đợi một cách im lặng thế về tiếng cười của bạn.
Cô y tá Ratchett để ý một bệnh nhân tâm thần ghé tai sát tường, lắng nghe chăm chú.
Khi cô ấy tiến tới, người điên giơ một ngón tay cảnh báo và nói, "Suỵt! Yên!" Thế rồi anh ta gật đầu ra hiệu cho cô y tá Ratchett tới gần hơn. "Nghe đây," anh chàng điên nói, vừa trỏ vào một chỗ trên tường.
Ratchett lắng nghe một lúc rồi nói, "Tôi chẳng nghe thấy gì cả."
"Tôi biết," bệnh nhân nói, "và nó đã là như thế này cả ngày!"
Paddy quyết định đi thăm bạn cũ, Fergus MacDuffy, người sở hữu một quán rượu trong rừng có tên là Old Log Inn. Nhưng khi Paddy tới, Fergus bị choáng khi thấy rằng anh ta đã bị đánh đau. Mắt anh ta sưng lên và anh chảy máu mũi và mồm. "Trời!" Fergus kêu lên, "cái gì xảy ra cho ông vậy?"
"Thế này," Paddy đáp, "trên đường tôi tới đây tôi bị lạc trong rừng, tôi không biết tôi đã đi đâu. Thế rồi tôi thấy một đôi đang làm tình dưới cây. Thế là tôi đi tới họ, và mọi điều tôi hỏi là, ‘Đến Old Log Inn bao xa?'"
Chuck Farley đi uống rượu và đánh bạc cả đêm. Anh ta uống hơi nhiều chai rượu rum và đơn giản không nhớ đường về nhà. Bình minh sáng hôm say, Chuck đau đầu với dư vị đêm qua và chẳng có ý tưởng anh ta đang ở đâu hay làm sao anh ta đã tới đó. Anh ta nhìn người đàn ông và người đàn bà đang ngủ trên giường của mình. Người đàn bà có vẻ như cái gì đó giống vợ anh ta và anh ta tự hỏi làm sao anh ta thoát ra khỏi điều này.
Chung cuộc, sau khi loạng choạng ra khỏi toà nhà, bị kiệt sức, anh ta nghĩ ra một ý tưởng và vớ lấy điện thoại trả tiền gần đó. Khi vợ anh ta trả lời, Chuck hét lên, "Đừng trả tiền chuộc, em yêu. Anh đã thoát rồi!"
(Có im lặng khi mọi người cố đoán chuyện này. Thế rồi bật ra tiếng cười như sấm khi Osho cười thầm...)
Bạn đã bỏ lỡ. Bạn đã bỏ lỡ nó!
Được, chúng ta sẽ thử chuyện khác. Nhưng bạn phải hiểu nó không thành vấn đề cái gì.
Bác sĩ Bones đang làm lượt đi thăm hàng tháng tại phòng khám Infant Welfare Clinic. Hôm đó là ngày rất bận rộn và Bones vừa mới đến đúng lúc. Một người đàn bà cùng đứa con mới sinh đứng tiếp sau trong hàng và cô ấy được y tá trực dẫn tới phòng của bác sĩ.
Bones khám cho đứa bé, và thế rồi hỏi người đàn bà, "Cháu được nuôi bằng sữa mẹ hay sữa chai?"
"Sữa mẹ," bà ấy đáp.
"Tụt áo xuống thắt lưng," Bones ra lệnh. Bà ấy làm, và ông ấy khám cho bà ấy. Ông ấy bóp từng vú, tăng giảm sức ép. Ông ấy bóp và kéo từng núm vú. Đột nhiên ông ấy nhận xét, "Không có gì ngạc nhiên là đứa trẻ này gầy thế - bà không có sữa!"
"Đương nhiên rồi," bà ấy đáp. "Tôi là bác nó! Nhưng tôi mừng là tôi đã tới!"
Bây giờ... Nivedano, cho tiếng trống đầu tiên và mọi người phát rồ tuyệt đối.
(Tiếng trống)
(Nói lắp bắp)
(Tiếng trống)
Trở nên im lặng. Nhắm mắt lại. Không chuyển động, dường như bạn chỉ là tượng đá.
Bây giờ, đi vào trong... Ngày càng sâu hơn.
Bạo dạn, xuyên vào như mũi tên, tới chính trung tâm bản thể bạn.
Đây là việc tìm tới rễ.
Hoa hồng sẽ tới theo cách riêng của chúng.
Nivedano ...
(Tiếng trống)
Mọi người ngã chết.
Đừng sợ, điều này chỉ để làm cho toàn thể sinh lực của bạn được định tâm bên trong.
Thân thể liên tục thở.
Thảnh thơi dường như bạn chết, bạn có thể trải nghiệm cội nguồn cuộc sống của bạn rõ ràng hơn trong hoàn cảnh này.
Trong khoảnh khắc này bạn là phật.
Là phật không phải là vấn đề tốt hay xấu.
Là phật đơn giản là hiện hữu.
Nivedano ...
(Tiếng trống)
Quay lại, mọi chư phật.
Đừng quên kinh nghiệm này.
Ngồi như phật, im lặng, hoàn toàn được hoàn thành.
Được ân huệ là trải nghiệm này và được ân huệ là khoảnh khắc này. Để an bình này tiếp diễn.
Bất kì cái gì bạn làm không thành vấn đề nếu bên dưới, im lặng này liên tục diễn ra như dòng sông.
Tâm thức của bạn là dòng sông từ vĩnh hằng tới vĩnh hằng.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
Chúng ta có thể mở hội... nhiều chư phật thế tụ hội dưới một mái được không?
Vâng!

0 Đánh giá

Ads Belove Post