Chương 2. Vứt nó ra!

Chương 2. Vứt nó ra!

Price:

Read more

Trở về Cội nguồn - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 2. Vứt nó ra!

Trở về Cội nguồn
Bài nói về Thiền
Chương 2. Vứt nó ra!

Triệu Châu là một thầy đã bắt đầu học Thiền khi ông ấy sáu mươi tuổi. Khi ông ấy tám mươi ông ấy thấy chứng ngộ. Họ nói ông ấy đã dạy trong bốn mươi năm sau chứng ngộ của ông ấy.
Một lần một học trò hỏi cụ Triệu Châu: 'Thầy dạy rằng chúng tôi phải làm trống rỗng tâm trí chúng tôi. Tôi không có gì trong tâm trí - bây giờ tôi phải làm gì?' 'Vứt nó ra,' Triệu Châu nói. 'Nhưng tôi không có gì cả - làm sao tôi có thể vứt nó ra được?' Triệu Châu nói: 'Nếu ông không thể vứt nó ra được, mang nó ra, dẫn nó ra, làm trống rỗng nó ra - nhưng đừng đứng đó ngay trước ta mà không có gì trong tâm trí ông!'

Một nốt của Triệu Châu là gì? Đây là riêng một nốt - trống rỗng. Đây là hoa sen mà Phật đã truyền cho Ma ha ca diếp. Và đây là điều mọi chư Phật đã từng giảng qua nhiều thời đại - là trống rỗng. Bản ngã muốn là Tất cả. Tất cả xảy ra, nhưng nó xảy ra qua trống rỗng, và khó khăn, sự không thể được của nó, nằm tại đó. Bạn có thể trở thành hoàn hảo, nhưng nếu hoàn hảo là lí tưởng, thế thì bạn sẽ bỏ lỡ nó. Bạn có thể trở thành hoàn hảo qua việc là trống rỗng toàn bộ. Điều đó dường như là không thể quan niệm được với tâm trí, vì tâm trí nói: Để hoàn hảo người ta phải làm nỗ lực nhiều, để hoàn hảo người ta phải tạo ra lí tưởng trong tương lai, và người ta phải làm nỗ lực để đạt tới mục đích. Mục đích xảy ra. Hoàn hảo tới con người, con người không cần đi tới đó. Mục đích tới với bạn. Không ai đã bao giờ đi tới mục đích. Nó bao giờ cũng là điều ngược lại; mục đích đi tới bạn khi bạn là trống rỗng. Và là trống rỗng chính là cái đối lập, chính là cái đối lập với mọi nỗ lực hướng tới hoàn hảo, vì hoàn hảo ngụ ý bạn sẽ giống bản thân Thượng đế. Hoàn hảo ngụ ý bạn sẽ giống bản thân bạn một cách vĩnh hằng, vô hạn, lan toả khắp nơi. Trống rỗng chính là cái đối lập - bạn phải phá huỷ bản thân bạn hoàn toàn. Thậm chí không một dấu vết nào được bỏ lại đằng sau. Khi nhà bạn trống rỗng, khách tới. Khi bạn không còn nữa, mục đích đã được đạt tới.
Cho nên đừng làm hoàn hảo là mục đích của bạn, mục đích xảy ra một cách gián tiếp. Bạn là trống rỗng, và bạn đã tạo ra tình huống cho nó tới. Vì tự nhiên ghét trống rỗng, không cái gì có thể còn lại trống rỗng. Nếu bạn làm trống rỗng bản thân bạn hoàn toàn, bạn sẽ được rót đầy bởi cái Không biết. Đột nhiên, từ mọi hướng điều Thiêng liêng xô về bạn. Bạn đã tạo ra tình huống; nó phải được rót đầy. Khi bạn không hiện hữu, Thượng đế hiện hữu.
Cho nên nhớ, không thể có bất kì gặp gỡ nào giữa bạn và Thượng đế. Đã không bao giờ có, và sẽ không bao giờ có. Khi bạn không hiện hữu, Thượng đế hiện hữu; khi bạn hiện hữu, Thượng đế không hiện hữu. Chúng cả hai không thể ở cùng nhau. Ở đây bạn biết mất, và đột nhiên cái Toàn bộ, cái Hoàn hảo, cái Toàn thể xuất hiện. Nó bao giờ cũng có đó. Nhưng bạn bị chất đầy bởi bản thân bạn nhiều tới mức không có chỗ cho nó bước vào. Nó ở khắp xung quanh bạn, nhưng bạn đã không trống rỗng.
Bạn giống như ngôi nhà không có cửa - chỉ tường và tường và tầng tầng các tường. Và nhớ, nhà thực ra không phải là tường mà là cửa. Lão Tử nói: Cửa là gì? - cửa là hư không, nó là trống rỗng; và từ cửa ông đi vào. Tường là cái gì đó, cửa là hư không. Và bạn có quan sát rằng nhà không phải là tường nhưng là cái trống rỗng bên trong không? Chính từ 'chỗ' có nghĩa là trống rỗng, không gian. Bạn không sống trong tường, bạn sống trong không gian, trong cái trống rỗng. Mọi thứ tồn tại, tồn tại trong cái trống rỗng. Mọi thứ sống, sống trong cái trống rỗng.
Bạn không phải là thân thể bạn. Bên trong thân thể bạn, cũng như bên trong nhà bạn, không gian tồn tại. Không gian đó là bạn. Thân thể bạn chỉ là tường. Nghĩ về một người không có mắt, không có tai, không có mũi, không cửa sổ, không cửa ra vào trong thân thể - người đó sẽ chết. Mắt và tai và mũi và mồm, chúng là những cánh cửa, chúng là trống rỗng. Và qua trống rỗng đó, sự tồn tại đi vào trong bạn. Cái bên ngoài và cái bên trong gặp gỡ, vì không gian bên ngoài và không gian bên trong không phải là hai thứ, chúng là một. Và phân chia này không phải là phân chia thực.
Cũng giống vậy, bạn có thể đi ra sông, và bạn có thể rót đầy bình đất bằng nước sông. Khi nước đang đi vào trong bình đất, sông bên ngoài và nước bên trong bình là như nhau. Chỉ tường đất tồn tại, và ngay cả tường đất cũng có lỗ nhỏ li ti; nước liên tục chảy ra và vào. Thân thể bạn cũng là các lỗ nhỏ; sự tồn tại liên tục chảy vào và ra. Việc thở của bạn là gì? - chính sự tồn tại đi vào và đi ra. Và các nhà khoa học nói, hàng triệu lỗ trên da liên tục thở vào và ra. Bạn là thủng lỗ chỗ. Nếu toàn thân bạn bị sơn dầy, và chỉ mũi được phép vẫn còn mở, bạn có thể liên tục thở, nhưng trong vòng ba giờ bạn sẽ chết. Vì toàn thân thở - nó là thủng lỗ chỗ. Sự tồn tại liên tục làm mới bạn.
Và bên trong bạn là ai? Bên trong là trống rỗng. Khi người ta nhận ra trống rỗng này, bản ngã đơn giản biến mất - nó là huyền thoại, nó là mơ, nó là ảo tưởng. Vì bạn không bao giờ nhìn vào bên trong, bạn đã tạo ra bản ngã giả.
Có sự cần thiết, vì không người nào có thể sống mà không có trung tâm. Và bạn không biết trung tâm riêng của bạn. Cho nên tâm trí tạo ra một trung tâm giả; trung tâm giả đó là bản ngã. Khi bạn đi vào bên trong và tìm bản ngã, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy nó ở đó. Bạn càng đi vào sâu hơn, bạn càng sẽ cười nhiều hơn vì bản ngã không có đó. Bạn không có đó. Đôi khi, nhắm mắt lại và đi tìm bản ngã. Bạn ở đâu? Bạn là ai? Và trống rỗng bao quanh bạn từ mọi nơi; không ai có đó bên trong. Và khoảnh khắc này là khoảnh khắc đẹp nhất và cực lạc nhất có thể, khi bạn cảm thấy rằng không có bản ngã.
Khi không có bản ngã, bạn là trống rỗng. Và khi bạn là trống rỗng, điều Thiêng liêng xô tới bạn. Bạn đã tạo ra tình huống.
Đây là riêng một nốt của Quách Am; và đây là riêng một nốt của tôi nữa. Câu chuyện này là rất hay. Cố hiểu mọi lời của nó.
Triệu Châu là một thầy đã bắt đầu học Thiền khi ông ấy sáu mươi tuổi.
Nhớ, tuổi của bạn là không liên quan. Bạn có thể là đứa trẻ hay bạn có thể rất, rất già. Bạn có thể trẻ, bạn có thể mạnh khoẻ, hay bạn có thể ốm yếu - điều đó không tạo ra khác biệt. Vì điều cơ bản là thành trống rỗng bên trong. Nó chẳng liên quan gì tới tường của bạn, trẻ hay già.
Đứa trẻ có thể đạt tới chứng ngộ. Một người ngay trên bờ của chết có thể đạt tới chứng ngộ vì chứng ngộ không liên quan tới thân thể bạn - nó liên quan tới cái gì đó tuyệt đối phi thân thể. Nó liên quan tới cái bên trong mà không có tuổi. Nó là vô thời gian. Thời gian không phải là vấn đề chút nào. Bạn có thể đã không quan sát điều này, vì bạn sống một cuộc sống vô ý thức thế, và quan sát cần ý thức, tỉnh táo, nhận biết.
Nếu bạn nhìn vào bên trong bạn có thể cảm thấy tuổi, bạn bao nhiêu tuổi không? Nếu bạn nhắm mắt và nhìn vào bên trong, trống rỗng bên trong dường như là vô tuổi, không có tuổi. Bạn có là trẻ con không? Bạn có là thanh niên không? Bạn có là người già không? Không gian bên trong dường như là vô thời gian - nó là vậy. Đó là lí do tại sao bạn trở nên già qua con mắt của người khác. Bạn trở nên già vì chiếc gương. Nếu gương biến mất và không ai nói về tuổi của bạn, và không có lịch và không có cách đo thời gian, bạn sẽ vẫn còn trẻ lâu hơn.
Vào thời cổ đại mọi người duy trì trẻ hơn trong thời gian lâu hơn và lâu hơn. Người ta nói rằng họ sống hàng trăm năm; đôi khi thậm chí ba, bốn, năm trăm năm. Bây giờ những điều này có vẻ giống chuyện kể, huyền thoại, hư cấu. Họ không hư cấu đâu. Họ phải đã sống, nhưng họ không có cách đo thời gian; không gương nào tồn tại, không ai nói về tuổi, không ai biết khi nào người đó được sinh ra, không ai biết ngày sinh của người đó. Họ không thể đếm được quá mười ngón tay. Và không ai đã bao giờ hỏi: 'Ông bao nhiêu tuổi?' Mọi người sống, họ đơn giản sống mà không biết họ già thế nào. Họ sống rất, rất lâu. Điều đó đã xảy ra nhiều lần.
Mới vài ngày trước, tôi đã đọc về một người, người Hà Lan. Vài năm trước ông ta đạt tới một trăm sáu mươi lăm tuổi. Và ông ấy đã làm việc khi ông ấy một trăm sáu lăm tuổi, làm mọi thứ một cách bình thường. Ông ấy đã sống trong một làng rất, rất xa xôi. Thế rồi báo nào đó nhận được tin tức; tên ông ấy được công bố, hình của ông ấy, và thế rồi mọi người bắt đầu kéo tới xem ông ấy. Thế rồi các bác sĩ trở nên quan tâm và họ cũng tới khảo sát ông ấy. Họ đã giết ông ấy trong vòng hai năm, vì với mọi người tới và hỏi: 'Cụ bao nhiêu tuổi?' đột nhiên lần đầu tiên cụ già đáng thương đó trở nên nhận biết rằng cụ đã một trăm sáu mươi nhăm, điều không thể nào tin được! Cụ chưa bao giờ bận tâm, không ai đã bao giờ hỏi. Cụ đã đơn giản sống, không ý thức tới thời gian.
Khi bạn ý thức tới thời gian, bạn ở trong nắm giữ của chết. Khi bạn không ý thức tới thời gian, chết đơn giản không thể vào được. Nó vào qua thời gian - chết là thời gian. Và sống là vĩnh hằng, vô thời gian. Bạn là sống, không chết.
Bác sĩ làm gì cho cụ già đáng thương đó? Họ gợi ý cho cụ: Bây giờ cụ đừng làm việc, cụ nghỉ đi, vì nếu cụ nghỉ, cụ thậm chí có thể sống lâu hơn; cụ có thể sống hai thế kỉ, và đó sẽ là hiện tượng cho y học! Cho nên họ đã giúp cụ nghỉ ngơi. Họ để cụ lên giường và họ bắt đầu tiêm cho cụ và cho vitamin. Cụ chết trong vòng hai năm - cụ đã trở nên ý thức và lo nghĩ thế.
Nếu bạn quá quan tâm tới thân thể, bạn trở thành thân thể. Nếu bạn liên tục nhìn và gương, bạn trở thành thân thể. Đó là lí do tại sao đàn bà già nhanh hơn đàn ông - chiếc gương. Và phép màu là, về căn bản họ sống lâu hơn đàn ông, nhưng họ già nhanh hơn. Về trung bình, trên khắp thế giới, họ sống lâu hơn đàn ông bốn năm, nhưng họ già nhanh hơn. Họ mất cái đẹp và tuổi trẻ nhanh chóng. Gương giết họ; liên tục suy ngẫm về thân thể.
Suy ngẫm về bản thân bên trong, đừng về thân thể. Tìm chiếc gương phản xạ bạn, không phải thân thể. Gương đó, cái phản xạ bạn, là thiền. Bạn càng thiền nhiều, bạn càng trở nên không già.
Triệu Châu là một thầy đã bắt đầu học Thiền khi ông ấy sáu mươi tuổi.
Cho nên điều đó không bao giờ quá trễ. Đừng lo nghĩ. Bất kì khi nào bạn tới, đều được hết. Không bao giờ quá trễ, bao giờ cũng là sớm, cho nên đừng nghĩ về nó. Nhiều người tới tôi và họ nói: 'Bây giờ chúng tôi rất già.' Và tâm trí tinh ranh thế. Người trẻ tới tôi và họ nói: 'Bây giờ làm sao chúng tôi có thể thiền được? Chúng tôi quá trẻ.' Và người già tới và họ nói: 'Làm sao chúng tôi có thể thiền được? Chúng tôi quá già.' Người khác tới tôi và họ nói: 'Không bắt chước trẻ con, chúng chỉ là trẻ con. Không cho chúng tính chất sannyas - không khai tâm cho chúng.' Vậy tôi sẽ khai tâm cho ai? - người chết sao? Không người nào còn lại. Vài người là trẻ con, vài người là trẻ, vài người là già.
Tâm trí tinh ranh. Khi bạn là trẻ con, bạn nói bạn là trẻ con. Khi bạn là người trẻ, bạn nói bạn là trẻ, bạn phải sống cuộc sống thêm chút đã. Đến lúc bạn già, bạn cảm thấy cạn kiệt, năng lượng mất rồi, mệt mỏi. Bạn nói: 'Bây giờ tôi có thể làm gì được? Không cái gì còn lại. Tôi đơn giản có thể chờ chết một cách bất lực.'
Chưa bao giờ trong lịch sử con người, con người đã từng bất lực trước chết như con người bây giờ - và với tiến bộ lớn lao trong y học! Chưa bao giờ trước đây con người đã bất lực thế trước chết. Chưa bao giờ con người đã lo nghĩ về chết nhiều như con người đang lo nghĩ bây giờ.
Tại sao có bất lực thế? Vì bạn không trong tiếp xúc với cái vĩnh hằng; rễ của bạn không trong vĩnh hằng. Bạn đã sống cuộc sống theo thời gian, và chết là kết thúc của thời gian. Không phải bạn. Nhớ, chết kết thúc thời gian, không phải bạn. Và nếu bạn đã sống trong thời gian, cùng thời gian, chỉ với các mục đích trần tục, thế thì chết là vấn đề. Nhưng nếu bạn đã sống sâu hơn bên trong bản thân bạn, ở các núi hẻo lánh nơi Quách Am chuyển tới, bên trong nơi không ai có thể tới thăm bạn, một mình toàn bộ - thế thì chết không là vấn đề. Vì, bạn biết cái bất tử - nó ẩn kín ở đó.
Trên bề mặt là thời gian, tại trung tâm là vĩnh hằng. Nhớ, vĩnh hằng không phải là thời gian dài, dài - không. Vĩnh hằng không phải là thời gian chút nào. Vĩnh hằng ngụ ý 'vô thời gian'.
Vào độ tuổi sáu mươi, Triệu Châu đã bắt đầu. Bạn có thể bắt đầu bất kì lúc nào, và điều này bao giờ cũng là cảm giác của tôi. Triệu Châu sống lâu thế - ông ấy đã sống một trăm hai mươi năm - ông ấy phải đã sống một trăm hai mươi năm, vì ông ấy đã bắt đầu ở tuổi sáu mươi. Và khi bạn bắt đầu thiền, bạn trở nên tươi tắn và trẻ trung thế, bạn có thể đơn giản sống lâu mà không có nỗ lực nào.
Người sẵn sàng học bao giờ cũng trở thành trẻ con. Triệu Châu lại trở thành đứa trẻ ở tuổi sáu mươi. Bạn không thể bắt đầu ở tuổi sáu mươi vì bạn đã biết quá nhiều. Bạn không thể học, bạn không thể trở thành đệ tử. Bạn thông thái thế; bạn đã khôn ngoan rồi. Bạn đã biết nhiều thế, đã trải nghiệm nhiều thế, đã thu thập rác rưởi thế. Bạn là đồ đồng nát, nhưng bạn nghĩ bạn rất, rất từng trải. Kinh nghiệm của bạn là gì? Bạn đã biết đích xác cái gì? - chẳng cái gì. Tôi thấy tay bạn trống rỗng, tôi thấy bản thân bạn chỉ là nghèo nàn. Bạn đã không đạt tới bất kì kinh nghiệm bên trong nào điều cho bạn sự giầu có, điều cho bạn ý nghĩa.
Nhưng chỉ là già đi, bạn đã trải qua nhiều điều tất nhiên, đã du hành trên nhiều, nhiều con đường. Thất vọng, vô vọng, bất lực, bạn đứng trước chết; run rẩy, chỉ chờ đợi, không biết làm gì. Đặc biệt ở phương Tây, người già đã trở thành hiện tượng bất lực thế, chỉ chờ đợi chết mà không có gì để làm. Bạn không thể tưởng tượng được.
Trong quá khứ chỉ vài người phải đợi chết, những người đã bị kết án tử hình. Họ phải đợi trong nhà tù trong vài ngày, chỉ chờ đợi - đó là đau khổ khủng khiếp. Nhưng bây giờ, mọi người.... Về hưu, bạn bị kết án tử hình. Không cái gì khác để làm, chỉ chờ đợi. Bất kì khoảnh khắc nào chết sẽ tới. Và đau khổ được tăng lên bởi y học còn nhiều nữa vì họ liên tục kéo dài bạn. Họ liên tục cho bạn các mũi tiêm và vitamins. Để làm gì? - để đợi lâu hơn chút nữa sao? Họ liên tục đẩy bạn lại đằng sau hàng đợi, nhưng bạn đang trong hàng đợi. Điều đó tạo ra khác biệt gì khi người ta đã mất mọi thứ? Và chỉ chờ đợi, chỉ chờ đợi, chờ đợi chết. Không bao giờ có trước đây! Đó là lí do tại sao tôi nói rằng con người là bất lực thế trước chết.
Ở phương Đông, khi chết bắt đầu tiến tới, khi chết gõ cửa lần đầu tiên, mọi người trở nên rất, rất hạnh phúc. Chết là cánh cửa, nó không phải là kết thúc. Cái gì đó mới sắp bắt đầu, và nó không phải là kẻ thù, nó là Thượng đế đang tới trong nắm bắt của chết. Họ đã đi tới biết rằng họ không phải là thân thể, họ sẽ không chết. Thân thể sẽ bị bỏ lại đằng sau và họ sẽ tiếp tục cuộc hành trình vĩnh hằng.
Chết không phải là kết thúc. Chết là gặp gỡ, gặp gỡ với cái Không biết. Chết là khoảnh khắc được chờ đợi từ lâu, lâu - được ham muốn, được mơ ước, được hi vọng. Nó là ham muốn cuối cùng: rời bỏ thân thể và gặp gỡ với điều Thiêng liêng, hội nhập vào trong điều Thiêng liêng một cách toàn bộ tới mức thậm chí không một dấu vết nào của bạn bị bỏ lại đằng sau. Thân thể có vẻ giống như rào chắn, cho nên khi nó bị bỏ đi, bạn là tự do hoàn toàn. Chết là tự do và là cao trào của sống, nó không chỉ là kết thúc.
Nếu chết chỉ là kết thúc và bạn đơn giản hoàn thành, sống không thể có nghĩa. Làm sao sống có thể là có nghĩa khi nó chỉ kết thúc? Thế thì toàn thể cuộc sống trở thành ảm đạm; cái bóng của chết làm cho nó thành buồn bã. Bất kì cái gì bạn làm là vô nghĩa, vì bạn đang đi tới kết thúc. Bất kì cái gì bạn tạo ra là vô nghĩa, vì bạn đang đi tới kết thúc. Bất kì cái gì bạn làm chỉ là tự lừa mình, vì bạn đang đi tới kết thúc.
Nếu chết là việc bắt đầu mới, nếu chết là tái sinh, nếu chết là việc gặp gỡ với điều Thiêng liêng, thế thì sống là có ý nghĩa. Thế thì bất kì cái gì bạn làm đều là có nghĩa. Thế thì bạn là cái gì đó có ý nghĩa, và sự tồn tại hi vọng nhiều nhiều thứ qua bạn.
Tại tuổi sáu mươi Triệu Châu đã lại bắt đầu một thời thơ ấu mới; ông ấy bắt đầu học Thiền. Nhớ, nếu bạn có thể học tới chính lúc cuối, bạn sẽ không bao giờ trở nên già. Người có thể học không bao giờ già. Người không thể học được thêm bất kì cái gì là đã già. Người không thể học thêm bất kì cái gì là đã chết - bây giờ không có mục đích cho người đó ở đây. Sống là trường học, kỉ luật, nó là quá trình học. Nếu bạn đã dừng việc học, bạn đã chết. Người Sufis nói rằng người thường chết ở tuổi ba mươi và được chôn ở tuổi sáu mươi. Khi bạn dừng học, bạn chết.
Triệu Châu là một thầy đã bắt đầu học Thiền khi ông ấy sáu mươi tuổi. Khi ông ấy tám mươi ông ấy tìm thấy chứng ngộ.
Nhớ, Chứng ngộ không phải là trò chơi. Mọi thứ khác là trò chơi ngoại trừ Chứng ngộ. Nó không phải là trò chơi, bạn phải kiên nhẫn về nó, và Triệu Châu phải đã là con người của kiên nhẫn vô hạn. Bắt đầu ở tuổi sáu mươi, khó mà đợi - người ta nghĩ về chết. Người ta nghĩ: 'Nếu chết tới trước Chứng ngộ, thế thì sao?' Thế thì người ta phải vội vàng - nhưng Triệu Châu đã không vội vàng. Nhớ, bạn càng vội, càng ít có khả năng cho bạn đạt tới. Bạn càng nhiều kiên nhẫn, càng có nhiều khả năng hơn.
Tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại Hindu. Chuyện xảy ra là một sứ giả đã đi tới Thượng đế, và ông ấy đi qua một người khổ hạnh cổ đại, một cụ già, rất già, đang ngồi dưới cây, thiền. Cụ nhìn sứ giả và nói: 'Đợi đã - ông đi tới Thượng đế à? Thế thì hỏi hộ về tôi với. Đã quá lâu rồi. Tôi đã từng làm cả nghìn nỗ lực, và bây giờ đã là ba kiếp tôi đã từng làm chúng, cho nên hỏi hộ tôi còn phải đợi bao lâu nữa?'
Khi bạn hỏi: 'Tôi phải đợi thêm bao lâu nữa?' - bạn không kiên nhẫn. Bạn đang vội vàng. Và với Thượng đế không cái gì là có thể trong vội vàng, vì ngài không vội. Ngài không có vấn đề thời gian. Sứ giả nói: 'Vâng, tôi sẽ hỏi.' Và chỉ để đùa, ông ấy hỏi một thanh niên khác đang nhảy múa dưới một cây khác và hát ca ngợi Thượng đế.
Ông ấy hỏi: 'Anh cũng quan tâm tới việc biết anh sẽ mất thời gian bao lâu để trở nên được chứng ngộ chứ?' Anh thanh niên không bận tâm. Anh ta thậm chí không dừng lại, anh ta tiếp tục điệu vũ.
Sứ giả trở về. Ông ấy nói với cụ già: 'Tôi đã hỏi và Thượng đế nói, 'Thêm ba kiếp nữa.'' Cụ già vứt ngay tràng hạt, và nói: 'Thế là đủ rồi! Điều này có công bằng không? Tôi đã từng phí cả đời tôi liên tục trong ba kiếp, và thêm ba kiếp nữa sao? Thế này thì quá đáng!' Sứ giả đi sang cây kia nơi anh thanh niên vẫn đang múa một cách cực lạc. Ông ấy nói: 'Cho dù anh đã không hỏi, tôi đã hỏi. Và Thượng đế đã nói: Anh thanh niên đó sao? Rất, rất lâu trước khi anh ta sẽ đạt tới chứng ngộ, cùng số kiếp như có ngần ấy lá trên cây mà anh ta múa dưới đó.' Nghe thấy điều này, anh thanh niên trở nên cực lạc hơn, điên hơn, và anh ta bắt đầu nhảy múa nhanh hơn và nhanh hơn. Và anh ta nói: 'Thế thì nó không quá lâu đâu, vì trên toàn thể thế gian này, bao nhiêu lá có đó và bao nhiêu cây? Và cây này, chỉ mỗi cây này sao? Và những lá này sao? Thế thì nó không quá lâu đâu, tôi đã đạt tới rồi!' Và tương truyền trong chính lúc đó anh thanh niên trở nên chứng ngộ.
Kiên nhẫn vô hạn có thể đem nó tới chính khoảnh khắc này, vì kiên nhẫn vô hạn làm thay đổi toàn bộ bản thân bạn. Khi bạn có kiên nhẫn vô hạn, bạn không có căng thẳng bên trong, vì mọi căng thẳng là dành cho tương lai. Mọi căng thẳng là: khi nào, bằng cách nào, thêm bao nhiêu thời gian, tôi sẽ đạt tới hay không, tôi có lỡ không? Mọi căng thẳng đều liên quan tới sự thiếu kiên nhẫn của bạn. Nếu bạn kiên nhẫn, căng thẳng không thể tồn tại bên trong bạn được. Kiên nhẫn là thảnh thơi duy nhất. Bạn không thể thảnh thơi mà có căng thẳng bên trong tâm trí. Tâm trí hướng đích không thể thảnh thơi; ngày mai là quá nặng nề, và bạn lo nghĩ thế về nó.
Jesus nói với đệ tử của ông ấy khi đi ngang qua một khu vườn, ông ấy nói: 'Nhìn những hoa loa kèn, chúng không lo nghĩ về tương lai; đó là lí do tại sao chúng đẹp thế. Ngay cả Solomon trong vinh quang của ông ấy cũng không đẹp thế.' Nhìn những hoa loa kèn này; chúng đẹp thế, duyên dáng thế, vì chúng không lo nghĩ về ngày mai, về điều gì sẽ xảy ra. Chúng không lo nghĩ chút nào - chúng đơn giản ở đây và bây giờ. Hai mươi năm là quá nhiều khi một người sáu mươi tuổi.
Tôi đã bắt gặp những người trẻ tới tôi và họ nói: 'Ba ngày đã trôi qua. Tôi đã thiền trong ba ngày, vậy mà chẳng cái gì xảy ra.' Những người này sẽ phải đợi bao nhiêu kiếp? Bạn tính xem: bao nhiêu cây và bao nhiêu lá có đó trên toàn quả đất, và mọi cây trên quả đất này, và mọi lá - không, số đó sẽ không có tác dụng. 'Ba ngày,' họ nói.
Tôi đã bắt gặp một người đàn bà, và không phải là đàn bà thường, một giáo sư trong đại học. Cô ấy mới thiền một lần, và cô ấy tới và bảo tôi: 'Tôi vẫn chưa nhận ra Thượng đế.' Một việc thiền.... Bạn ép buộc Thượng đế bao nhiêu! Chỉ bằng việc ngồi ngu ngơ trong bốn mươi phút - và bạn sẽ ngồi ngu ngơ vì ngoài ra người ngu không thể ngồi được. Bạn có thể có vẻ giống vị Phật, nhưng đó chỉ là trên bề mặt. Bên trong người ngu du hành, huyên thuyên. Bên trong bạn là con khỉ. Bạn có thể kiểm soát thân thể, nhưng con khỉ bên trong liên tục nhảy từ cành này sang cành khác, và huyên thuyên liên tục.
Đó là lí do tại sao tôi bao giờ cũng cảm thấy rằng Darwin phải là đúng. Tôi không biết liệu về mặt khoa học ông ấy là đúng hay không, nhưng về mặt tâm linh, tôi càng quan sát bạn, tôi càng bị thuyết phục rằng ông ấy phải đúng: con người phải bắt nguồn từ con khỉ. Vì sâu bên trong con người vẫn còn là con khỉ. Chỉ trên bề mặt đã thay đổi. Chính là thân thể có khác đi chút ít, nhưng tâm trí vẫn như cũ. Và chỉ bằng ngồi một lần, bạn bắt đầu hi vọng về cái vô hạn sao?
Triệu Châu, ở độ tuổi sáu mươi có thể đợi hai mươi năm. Một người hiếm hoi. Ở tuổi tám mươi, ông ấy tìm ra chứng ngộ. Và họ nói rằng ông ấy đã dạy trong bốn mươi năm sau chứng ngộ của ông ấy. Không vội vàng - ông ấy đã đợi trong hai mươi năm. Tương truyền ông ấy không bao giờ hỏi thầy mình khi nào nó sẽ xảy ra. Tương truyền ngay cả thầy cũng hơi chút lo nghĩ, vì người này cũng già thế. Nhưng Triệu Châu - không bao giờ. Ông ấy không bao giờ hỏi thầy mình: Khi nào? Ông ấy đơn giản chờ đợi và thiền, và chờ đợi và thiền. Ông ấy đã đạt tới. Khi ông ấy đã đạt tới, thầy nói: 'Ngay cả ta cũng có lo nghĩ chút ít, vì người này già thế.' Và sau khi ông ấy đã đạt tới, trong bốn mươi năm ông ấy liên tục dạy.
Nhưng nốt là một, cũng như nốt của Quách Am. Nốt này là trống rỗng. Ông ấy đã dạy trong bốn mươi năm về cách là trống rỗng. Và đây là toàn thể giáo huấn của mọi tôn giáo. Nếu cái gì đó được dạy cho bạn, biết rõ rằng nó không phải là tôn giáo. Thế thì nó có thể cái gì đó khác, nhưng không là tôn giáo.
Tôn giáo liên quan tới việc làm cho bạn thành trống rỗng để cho Thượng đế có thể đi vào trong bạn; để tạo ra không gian bên trong bạn. Rất choáng. Bạn sẽ muốn là ai đó, không phải là không ai cả. Bạn cố là ai đó một cách tinh vi làm sao; các kĩ thuật bạn sử dụng để là ai đó tinh vi làm sao - ai đó trong thế giới này hay ai đó trong thế giới kia, nhưng là ai đó.
Vào đêm cuối, khi Jesus sắp ra đi, và điều gần như định mệnh là ngày hôm sau ông ấy sẽ bị chết, các đệ tử đã hỏi ông ấy: 'Trong vương quốc của Thượng đế thầy sẽ ngồi ngay bên phải Thượng đế. Chúng tôi sẽ ngồi ở đâu? - ở đâu?' Họ đã không lo nghĩ về Jesus. Họ đã không lo nghĩ về cái chết của ông ấy ngày hôm sau - họ đã không lo nghĩ về điều đó. Họ đã lo nghĩ về vị trí của họ: mười hai đệ tử - theo cấp bậc nào? Jesus chắc sẽ ngồi đó tất nhiên, nhưng bên phải Thượng đế. Chừng đó họ có thể dung thứ được. Nhưng thế rồi ai sẽ là người tiếp, thế rồi ai, và thế rồi ai?
Chính trị đi theo bạn tới chính tận cùng. Tâm trí này có tính chính trị, không tôn giáo. Chính trị có liên quan tới bạn là ai trong hệ thống cấp bậc. Tôn giáo không quan tâm tới bạn là ai. Tôn giáo không có hệ thống cấp bậc, vì trong tôn giáo, chỉ một người đi vào, người là không ai cả. Thế thì làm sao hệ thống cấp bậc có thể tồn tại? Chỉ một người đi vào người đã bỏ bản thân mình lại đằng sau.
Có một bài thơ cổ về một giáo phái nhỏ tồn tại ở Bengal được biết là bauls. 'Baul' ngụ ý người điên. Từ 'baul' ngụ ý điên. Họ là một trong những giáo phái nhỏ, hay nhất. Họ thực sự điên, điên theo Thượng đế. Họ có một câu chuyện nhỏ, và họ hát trong bài hát của họ về câu chuyện này. Họ nói: Một người nghèo, rất khổ hạnh, người đã từ bỏ mọi thứ lên tới cổng trời. Ông ấy không có gì mang theo mình, ông ấy trần trụi. Ông ấy vẫn còn là một fakia trần trụi trong nhiều kiếp. Ông ấy đã không chạm vào vàng trong nhiều kiếp; ông ấy đã không tích luỹ cái gì trong nhiều kiếp. Ông ấy là nhà khổ hạnh hoàn hảo. Ông ấy gõ cửa trời; cửa mở ra. Người ra mở cửa nhìn nhà khổ hạnh này và bảo ông ấy: 'Ông có thể vào chỉ khi ông đã bỏ lại mọi sở hữu của ông ở đằng sau.' Ông ấy đã trần trụi và không có sở hữu nào. Ông fakia trần trụi bắt đầu cười. Ông ấy nói: 'Ông có là người ngu không? Tôi đã không có gì. Ông không thể thấy được sao? Ông có mù không? Tôi hoàn toàn trần trụi không có thứ sở hữu nào.' Người này bắt đầu cười và nói: 'Vâng, điều đó tôi có thể thấy, nhưng tôi cũng có thể thấy sâu hơn nữa. Bên trong, ông đang mang bản thân ông, và đó là đồ sở hữu duy nhất là rào chắn. Chúng tôi không quan tâm về ông là quần áo nào hay không mặc gì. Điều đó không phải là vấn đề. Liệu ông có đang mang bản thân ông hay không, đó là điều duy nhất. Ông phải vứt nó ra, thế thì ông có thể vào.' Nhà khổ hạnh trở nên rất bực. Ông ấy phát rồ. Ông ấy nói: 'Tôi là nhà khổ hạnh lớn, và tôi có cả nghìn người đi theo trên thế gian!' Người kia, người gác cổng, nói: 'Đó chính xác là vấn đề, rằng ông có cả nghìn người đi theo, và ông là nhà khổ hạnh lớn. Vứt điều này ra đi! Bằng không tôi sẽ buộc phải đóng cửa.' Và ông ta đã phải đóng cửa đó. Nhà khổ hạnh phải quay về. Nhớ lấy, chỉ bạn là rào chắn; đó là lí do tại sao trống rỗng là cửa.
Một lần một học trò hỏi cụ Triệu Châu: 'Thầy dạy rằng chúng tôi phải làm trống rỗng tâm trí chúng tôi. Tôi không có gì trong tâm trí - bây giờ tôi phải làm gì?
Nghe chăm chú vào vì khoảnh khắc này cũng nhất định tới với bạn ngày này ngày khác. Một học trò hỏi Triệu Châu: 'Thầy dạy rằng chúng tôi phải làm trống rỗng tâm trí chúng tôi. Tôi không có gì trong tâm trí - bây giờ tôi phải làm gì?' Nhớ điều này cho rõ, thế thì khi trống rỗng thực xảy ra, câu hỏi này không thể nảy sinh, cái 'Tôi phải làm gì bây giờ?' này. Vì trong trống rỗng thực, không có 'tôi'.
Bạn trở thành phương tiện, bạn trở thành chiếc sáo. Và Thượng đế liên tục hát, hay - không hát; điều đó là tuỳ Ngài bây giờ. Nếu Ngài muốn làm cái gì đó, Ngài sẽ làm nó qua bạn. Nếu Ngài không muốn, Ngài sẽ không làm nó qua bạn. Nhưng bạn không còn là người chọn. Bạn không còn là người làm quyết định. Bạn không còn là người làm. Đây là điều trống rỗng ngụ ý cái gì, rằng người làm đã biến mất. Bây giờ bạn chỉ là phương tiện. Nếu Ngài chọn, đó là vấn đề của Ngài. Thế thì hỏi và truy vấn không dành cho bạn.
Triệu Châu thường nói: Khi Ngài cảm thấy đói trong tôi, tôi ăn. Khi Ngài cảm thấy buồn ngủ trong tôi, tôi đi ngủ. Tôi không làm bất kì cái gì bây giờ. Đôi khi Ngài ngủ lâu hơn một chút, thế thì tôi là ai đánh thức Ngài dậy bằng đồng hồ báo thức? Đôi khi Ngài cảm thấy không thích ăn; thế thì tôi là ai mà ép buộc Ngài ăn? - thế thì việc nhịn ăn xảy ra. Đôi khi Ngài muốn đi dạo trên núi, thế thì tôi phải đi theo. Bây giờ Ngài là người làm.
Đây là biến đổi. Bạn là người làm - thế thì bạn không trống rỗng. Khi Ngài là người làm, cái Toàn bộ, khi sự tồn tại là người làm, và bạn chỉ là con sóng trên đại dương, và đại dương nổi sóng, không phải bạn, thế thì bạn đơn giản tận hưởng. Bất kì cái gì xảy ra, bạn đơn giản quan sát. Và khi người làm biến mất bên trong bạn, người quan sát bước vào. Ngài là người làm, và bạn chỉ là người quan sát, nhân chứng.
Ngay bây giờ chính cái đối lập là hoàn cảnh; bạn là người làm, và Ngài là nhân chứng. Ngài là người quan sát và bạn là người làm. Đây là tình huống sai. Mọi thứ thành lộn ngược. Bạn phải là nhân chứng và Ngài phải là người làm. Khi bạn là nhân chứng, làm sao bạn có thể tích luỹ bản ngã được? Nhân chứng đơn giản là nhân chứng - người đó không thể nói 'tôi'. Khi bạn là nhân chứng,'tôi' biến mất. Bạn đơn giản nhìn và khi bạn có cái nhìn đơn giản, không có người bên trong. Chỉ cái nhìn tồn tại.
Học trò này tới Triệu Châu và nói: 'Thầy dạy rằng chúng tôi phải làm trống rỗng tâm trí chúng tôi.
Chính câu hỏi này, chính việc dùng lời của nó là tuyệt đối sai. Triệu Châu không dạy rằng 'ông phải', vì nếu 'ông phải', bạn không bao giờ có thể trống rỗng. Nó không phải là 'phải'. Nó không là cái gì đó để được làm. Nếu bạn làm, làm sao người làm biến mất? Chỉ trong việc không làm của bạn nó mới có thể biến mất. Chỉ khi bạn là vô nỗ lực nó có thể đi. Nếu bạn làm cái gì đó, nó không bao giờ có thể đi. Cho nên không có 'phải'.
Và đây là khác biệt giữa đạo đức và tôn giáo. Đạo đức tồn tại quanh cái 'phải': cái này phải được làm, cái kia phải không được làm. Nhưng nhấn mạnh là vào việc làm, và đó là khác biệt. Tôn giáo không quan tâm tới 'phải' chút nào. Tôn giáo nói 'phải' hay 'phải không' không phải là vấn đề, vì việc làm không phải là vấn đề. Bạn là người quan sát. Bạn đơn giản quan sát - không chọn lựa. Và khi bạn quan sát, Ngài chọn, và khi Ngài chọn, không có hối hận. Khi Ngài chọn không có nhìn lại sau. Khi Ngài chọn, thế thì không có lỗi. Khi Ngài chọn, thế thì mọi thứ bao giờ cũng được. Nó bao giờ cũng tuyệt đối được. Thế thì bạn không bao giờ trong lỗi. Chính con người sinh ra lỗi. Chính điều Thiêng liêng không sinh ra lỗi. Bỏ mọi thứ cho cái Toàn bộ đi; bạn có thể gọi nó là Thượng đế. Bỏ nó cho cái Toàn bộ, và bạn đơn giản trở thành cái bóng. Và bất kì cái gì Ngài định, để Ngài định. Đừng mang bản thân bạn vào - bạn quan sát. Cho nên không có vấn đề về 'phải'.
Học trò này nói: Thầy dạy rằng chúng tôi phải làm trống rỗng tâm trí chúng tôi.
Đây là cách khi thầy nói cái gì đó, nó bị hiểu lầm. Triệu Châu không bao giờ dạy rằng bạn phải làm cái này hay cái nọ. Nhưng tâm trí bao giờ cũng biến đổi mọi thứ, dưới dạng hành động. Hành động là ngôn ngữ của chúng ta. Nói với mọi người: Có tính thiền đi. Và họ nghe thấy cái gì? Họ nghe rằng tôi dạy rằng bạn phải thiền. Có khác biệt bao la. Khi tôi nói: Có tính thiền, tôi không nói rằng bạn phải thiền, vì thiền không phải là hành động, bạn không thể làm nó được. Bạn có thể ở trong nó, bạn không thể làm nó; nó là trạng thái, không phải là hành động. Tôi nói: Có tính thương yêu, và bạn nghe thấy cái gì? Bạn nghe rằng tôi dạy bạn phải yêu. Bạn đã thay đổi toàn thể sự việc. Bây giờ, bất kì cái gì bạn sẽ làm, tôi không chịu trách nhiệm cho nó, vì bạn đã không nghe chút nào điều được nói. Yêu không phải là hành động, nó là trạng thái của con người. Bạn có thể đáng yêu, bạn có thể yêu, nhưng bạn không thể làm được nó. Bạn có thể làm nó thế nào? Bạn đã bao giờ quan sát không? Làm sao bạn có thể 'làm' yêu? Làm sao bạn có thể ép buộc? Tất nhiên, bạn có thể hành động. Đó là lí do tại sao có nhiều người hành động đang hành yêu, và nhiều người hành động đang hành thiền. Bạn đã bỏ lỡ vấn đề; nó là trạng thái của con người. Nhưng, bạn sẽ lại hỏi: 'Thế thì cái gì cần được làm? Nếu đây là trạng thái của con người, thế thì cái gì được định làm? Thế thì chúng ta nên làm cái gì?' Bạn lại liên tục bỏ lỡ.
Không, cứ cố hiểu, cứ cố hiểu đi, và chính việc hiểu trở thành thiền. Chỉ cố hiểu bản chất của tâm trí, rằng nó đi sang phải và trái, quá khứ và tương lai, đi từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác. Nó là con khỉ. Cứ cố hiểu, cố quan sát tâm trí là gì. Và ngay trong quan sát tâm trí là gì, đột nhiên một ngày nào đó bạn sẽ cảm thấy cái gì đó đã nhoáng lên, cái gì đó đã đổi bánh răng; bạn không còn là người cũ. Cái gì đó không biết đã đi vào trong bạn. Không có tâm trí; thiền đã bước vào, chỉ bằng việc cố hiểu.
Trong giận, cố hiểu cái gì đang xảy ra. Trong ghét, trong yêu, trong quan hệ, cố hiểu cái gì đang xảy ra. Khi bạn cảm thấy buồn, cố hiểu cái gì đang xảy ra, và bạn sẽ đơn giản kinh ngạc! Nếu bạn cố hiểu cái gì đang xảy ra trong giận, bạn sẽ lập tức cảm thấy thay đổi về chất. Cái gì đó đã thay đổi qua việc quan sát của bạn. Giận không còn như cũ; bạo hành của nó đã biến mất. Nó vẫn là đám mây treo quanh, nhưng không có hung hăng trong nó. Tiếp tục quan sát, và bạn sẽ cảm thấy rằng ngay cả mây đó đang biến đi; tia sáng mặt trời đang đi vào.
Quan sát giận, giận biến mất. Quan sát ghét, ghét biến mất. Nếu bạn có thể quan sát bất kì cái gì, lập tức chiều hướng mới đã xuyên thấu vào trong nó. Người quan sát đã bước vào, và người quan sát là hiện tượng lớn lao nhất trên thế giới. Thượng đế tới qua việc quan sát của bạn, không qua hành động của bạn.
Điều bạn phải làm hay phải không làm không phải là cách thức. Chỉ quan sát, tỉnh táo, và đôi khi nếu bạn mất tỉnh táo, thế thì tỉnh táo với việc mất tỉnh táo này. Đừng tạo ra vấn đề. Đôi khi bạn sẽ bỏ lỡ. Đôi khi bạn sẽ quên hoàn toàn rằng bạn mang tính quan sát. Cho nên có tính quan sát việc không tỉnh táo này. Điều đó là được. Bạn đã bỏ lỡ vấn đề, bạn đã lỡ; đừng tạo ra vấn đề về nó, lại quan sát nó. Bạn quan sát giận, đôi khi bạn quên. Bạn trở nên giận, thế rồi bạn nhớ ra - lại quan sát. Đừng tạo ra vấn đề từ việc bỏ lỡ vấn đề, từ việc lại quên, từ việc bị đồng nhất với giận. Đừng cảm thấy khổ, đừng thương hại bản thân bạn và hối hận. Khi bạn đã quên, bạn đã quên. Bây giờ có tính quan sát về việc quên này, và nhớ. Vì điểm duy nhất là nhớ bất kì cái gì đang xảy ra. Không chăm chú đang xảy ra - quan sát nó. Đơn giản liên tục quan sát, và bạn sẽ sớm hiểu chiều hướng mới bên trong bạn, và chiều đó tới qua quan sát. Vấn đề bắt đầu biến mất.
Không ai có thể kiểm soát được giận. Qua kiểm soát bạn trở nên khổ. Toàn thể nỗi buồn này của nhân loại là như vậy bởi vì việc kiểm soát. Không ai có thể kiểm soát được. Nếu bạn kiểm soát, chất độc đi vào mọi thớ thịt của con người bạn. Chỉ quan sát, và việc quan sát trở thành biến đổi. Và khi bạn quan sát, nó không là vấn đề về 'phải' hay ' phải không'.
Đệ tử này đơn giản bỏ lỡ. Anh ta nói: Thầy dạy rằng chúng tôi phải làm trống rỗng tâm trí chúng tôi. Không ai đã bao giờ dạy điều đó. Mọi người biết, đều dạy rằng nếu bạn quan sát, tâm trí sẽ làm trống rỗng bản thân nó. Nếu bạn quan sát, tâm trí trở thành trống rỗng. Việc quan sát là trống rỗng; nó là cánh cửa qua đó trống rỗng đi vào trong bạn.
Tôi không có gì trong tâm trí - bây giờ tôi phải làm gì?
Nhớ, trống rỗng mà Phật đã trao cho Ma ha ca diếp, trống rỗng mà Quách Am đã hát qua chiếc sáo, trống rỗng mà Triệu Châu đã dạy trong bốn mươi năm, và trống rỗng mà tôi đang là vậy, ở đây ngay trước bạn, không phải là trạng thái phủ định. Nó không thực sự là trống rỗng. Nó được gọi là trống rỗng vì bản ngã không tồn tại ở đó. Nó được gọi là trống rỗng vì tâm trí không tồn tại ở đó. Nó được gọi là trống rỗng vì bạn không tồn tại ở đó. Chính vì bạn - ở đó bạn không còn nữa; đó là lí do tại sao nó được gọi là trống rỗng. Bằng không, nó là trạng thái tích cực nhất, lớn lao nhất. Nó là đầy, tràn ngập với điều Thiêng liêng, với cái Toàn bộ, với cái Toàn thể. Từ phía bạn, nó là trống rỗng. Nhìn mà xem.
Một người bị ốm, có nhiều bệnh quanh người đó, và người đó chỉ biết bệnh. Người đó không bao giờ biết tới mạnh khoẻ, mạnh khoẻ là gì. Người đó không bao giờ biết sự lành mạnh đó. Người đó bao giờ cũng ốm. Và người đó hỏi: 'Mạnh khoẻ là gì?' Làm sao bạn trả lời cho người đó? Làm sao bạn sẽ định nghĩa được điều đó? Bạn sẽ nói: 'Nó là trống rỗng vì mọi bệnh của anh sẽ không có đó. Nó là trống rỗng vì anh cùng cảm giác ốm, thân thể ốm của anh, sẽ không có đó.'
Nhưng nó có là trống rỗng không? Mạnh khoẻ có là trống rỗng không? Có, nó là trống rỗng nếu bạn nhìn qua bệnh tật. Nhưng nếu bạn nhìn qua quan điểm của con người mạnh khoẻ, quan điểm bản chất, thế thì nó là cái toàn thể tuôn tràn. Toàn thể - không trống rỗng, nhưng là thứ khẳng định nhất trên thế giới.
Cho nên đừng lầm đãng trí với trống rỗng. Có những khoảnh khắc khi bạn đãng trí - không cái gì trên tâm trí bạn. Đừng nghĩ rằng đây là điều Phật đã đưa cho Ma ha ca diếp, không đãng trí. Có những khoảnh khắc mà bạn đờ đẫn tới mức không có gì trên tâm trí bạn. Chúng ta không nói về sự đờ đẫn đó. Kẻ ngốc không có gì trên tâm trí họ, đó là lí do tại sao họ là kẻ ngốc. Người ngu không có gì trên tâm trí họ. Họ đơn giản không có loại năng lượng đó; họ vẫn giống như con vật. Họ ở thấp thế, tâm trí không vận hành. Đó không phải là vô trí của Thiền. Đãng trí là trạng thái phủ định: ngay cả ý nghĩ không có đó. Và những khoảnh khắc đó cũng tới trong cuộc sống của bạn.
Đôi khi bạn bị sốc, ai đó đã chết, và cú sốc này nhiều tới mức một kẽ hở nhỏ sẽ có đó trước khi tâm trí bắt đầu vận hành trở lại. Trong kẽ hở đó bạn vắng mặt, không trống rỗng, vì toàn thể rối loạn là trong vô thức. Tâm trí có ý thức, qua cơn sốc, đã trở thành trống rỗng.
Vì tâm trí bao giờ cũng trở thành trống rỗng nếu cái gì đó xảy ra mà nó không thể kiểm soát được, không thể hiểu được, qua cơn sốc. Nhưng sớm hay muộn, nó lấy lại sự kiểm soát, nó bắt đầu vận hành.
Ai đó đã chết hay đang trong tai nạn, trong tai nạn xe hơi. Bạn đang lái xe. Đột nhiên bạn cảm thấy rằng tai nạn sắp xảy ra. Phanh không làm việc, bạn đang đi xuống dốc, và một xe bus đang tới, hay vô lăng điều khiển đã chạy sai. Dù bạn làm bất kì cái gì, bạn không thể chuyển động được bất kì cái gì. Và bạn biết rằng tai nạn đang sắp xảy ra - chỉ một khoảnh khắc nữa. Trong khoảnh khắc đó tâm trí dừng lại, vì đây là cái gì đó không biết. Cú sốc là nhiều tới mức tâm trí không thể nghĩ được. Đó là lí do tại sao trị liệu sốc được dùng cho người điên. Sốc điện có thể giúp đỡ, nhưng bất kì khi nào điều trị sốc được dùng, người này sẽ trở nên ngu hơn người đó đã vậy trước đây. Vì qua sốc điện, năng lượng bị buộc trở thành thấp, để cho người đó không thể nghĩ.
Cho nên có hai cực của trống rỗng: một cực là cực phủ định, và một cực là cực khẳng định. Cực phủ định có thể được đạt tới qua sốc, qua sốc điện. Cực khẳng định được đạt tới, qua thiền và quan sát. Nếu quá nhiều ý nghĩ có đó và bạn không thể thiền được, bạn sẽ phát điên. Và thế thì chỉ có một cách: kiểu gây sốc sâu nào đó để cho tâm trí bạn mất năng lượng - bị tan tành. Thế thì bạn sẽ không phát điên, nhưng bạn sẽ không trở nên chứng ngộ. Bạn sẽ vẫn còn ở mức năng lượng thấp. Bạn sẽ vẫn còn đãng trí. Đó là lí do tại sao người ngu, hay người khờ, hay người ngốc có thể ngồi không làm gì, có thể để đầu mình gục xuống thấp. Vì nếu bạn nghĩ, thế thì đầu được cần ở đó, dựng thẳng. Nếu bạn không nghĩ, không có nhu cầu cho nó dựng thẳng - nó gục xuống. Vào nhà thương điên và nhìn những người khờ hay người ngốc. Họ bị đãng trí; không cái gì có trên tâm trí họ.
Đệ tử này của Triệu Châu nói: 'Tôi không có gì trong tâm trí tôi - bây giờ tôi phải làm gì?' Trạng thái này có thể đến ngay cả với bạn. Suy nghĩ quá nhiều về trạng thái vô trí, bạn có thể tạo ra trạng thái đãng trí, và điều đó là dễ hơn. Và điều đó đã xảy ra cho nhiều người đặc biệt ở Ấn Độ. Những người đó sẽ sớm có ở phương Tây nữa, vì nhiều người Ấn Độ đang dạy điều vô nghĩa ở đó.
Ở Ấn Độ bạn đi tới đạo tràng và tu viện và bạn sẽ cảm thấy rằng mọi người ở đó là không tệ, không tệ theo bất kì cách nào; đạo đức, nghiêm khắc đạo đức - nhưng ngu xuẩn. Bạn nhìn vào mặt họ và bạn sẽ không thấy bất kì năng lượng nào, bất kì sức sống nào. Bạn sẽ không thấy bất kì tươi tắn nào - họ đờ đẫn. Nhìn các sư Jain; gần như bao giờ cũng vậy, họ đờ đẫn. Mặt họ không có năng lượng, không rạng ngời, không cuộc sống - chỉ đờ đẫn. Họ không tạo ra bất kì rắc rối nào, điều đó là tốt. Họ không làm bất kì cái gì sai, điều đó là tốt. Nhưng họ đã làm bản thân họ đờ đẫn.
Có những phương pháp làm bản thân bạn, sự nhạy cảm của bạn thành đờ đẫn. Nếu bạn ăn ít thức ăn, thế thì dần dần dục sẽ biến mất, vì dục cần năng lượng. Nếu bạn ăn đủ thức ăn, để cho chỉ khối lượng năng lượng nhỏ được tạo ra mà được dùng trong hoạt động hàng ngày, thế thì sẽ không có dục. Nhưng thế thì bạn không ở ngoài dục, bạn đơn giản ở dưới dục. Nếu bạn nhịn ăn trong hai mươi mốt ngày, dục sẽ biến mất hoàn toàn. Ngay cả người đàn bà đẹp nhất đi qua, bạn sẽ không quan tâm nhìn cô ấy. Không phải là bạn được biến đổi; không có năng lượng thậm chí để nhìn. Và khi năng lượng không có đó, bạn không thể làm sai, điều đó là đúng. Nhưng đây là kiểu người phủ định - người đó không thể làm điều xấu. Cho nên nó là tốt hơn chết vì người chết không bao giờ làm bất kì cái gì xấu; người chết bao giờ cũng tốt. Đó là lí do tại sao bất kì khi nào một người chết, không ai nói bất kì cái gì xấu về người đó. Người chết bao giờ cũng tốt.
Tôi đã nghe nói rằng một người bạn của Mulla Nasrudin điện thoại cho anh ta và hỏi: 'Có chuyện gì vậy? Anh có chết không?' Mulla Nasrudin nói: 'Ai nói với anh rằng tôi chết?' Anh ta nói: 'Trong thành mọi người đều nói bằng những lời tử tế về anh tới mức tôi tưởng anh phải chết rồi!'
Làm chết tính nhạy cảm của bạn, năng lượng của bạn là dễ hơn. Bạn trở nên đờ đẫn. Ấn Độ có nhiều kĩ thuật làm đờ đẫn bản thân bạn. Khi bạn đờ đẫn bạn không có gì trong tâm trí, nhưng đây không phải là chứng ngộ. Nó đơn giản là bạn không có năng lượng cho tâm trí hoạt động. Nếu năng lượng trở thành sẵn có, nó sẽ hoạt động lại. Cho nên nuôi các sư cho tốt và xem, họ sẽ sợ. Đó là lí do tại sao sư Jain sợ ăn bất kì cái gì cho thể cho sức sống. Họ ăn các thứ mà không có sức sống để cho họ vẫn còn ở mức năng lượng thấp, nhưng đó không phải là brahmacharya, đó không phải là vô dục. Đó chỉ là tự tử, bạn đang giết bản thân bạn. Tất nhiên, dần dần, chậm chạp, không lấy cú nhảy, vì bạn thậm chí không dũng cảm thế. Bằng không cứ làm đi và được kết thúc. Sao cần việc tự tử dần lâu dài này?
Đệ tử này phải đã ở điểm phủ định của trống rỗng. Anh ta nói: 'Tôi không có gì trong tâm trí tôi - giờ tôi phải làm gì?' Triệu Châulà hay. Ông ấy nói: 'Vứt nó ra.' Ngay cả hư không, ngay cả trống rỗng cũng là cái gì đó; vứt nó ra. Vì nếu bạn nghĩ rằng bạn là trống rỗng, bạn không hiện hữu; chính việc nghĩ rằng bạn là trống rỗng có đó. Ý tưởng có đó, ý nghĩ có đó, tâm trí có đó. Nếu bạn nói: 'Tôi trống rỗng' - bạn không trống rỗng, vì không bao giờ bạn có thể nói được rằng bạn trống rỗng. Điều đó không thể được nói. Ai sẽ nói điều đó? Và người nói điều đó bên trong thì vẫn có đó. Trước kia nó sở hữu các thứ khác, giờ nó sở hữu trống rống.
Triệu Châu nói: Vứt nó ra.
Bạn không thể lừa được thầy - điều đó là không thể được, vì thầy nhìn thấu qua bạn; bạn là trong suốt với thầy. Thầy biết nhiều về bạn hơn là bạn có thể biết ngay bây giờ, vì bên trong bạn có các tầng sâu hơn. Thầy có thể xuyên thấu chúng nữa.
'Vứt nó ra,' Triệu Châu nói. 'Nhưng tôi không có gì cả - làm sao tôi có thể vứt nó ra được?'
Nếu một người đơn giản trống rỗng, vào khoảnh khắc đó người đó sẽ cười. Vào khoảnh khắc đó tỏ ngộ sẽ xảy ra. Vào khoảnh khắc đó khi thầy nói: Vứt nó ra, người đó sẽ hiểu ý tưởng này. Ý tưởng này là gì? Ý tưởng này là: không mang cái trống rỗng. Chỉ là trống rỗng, không mang nó như ý nghĩ, vì chính ý nghĩ này sẽ rót đầy bạn và thế thì bạn không trống rỗng. Ngay cả một ý nghĩ là đủ rót đầy tâm trí bạn. Không cần phải hàng triệu ý nghĩ. Ngay cả một ý nghĩ là đủ, và bạn vẫn sở hữu cái gì đó. Bạn vẫn không trong trạng thái đó mà Jesus gọi là 'nghèo trong tâm linh' - bạn vẫn giầu. Bây giờ, một giầu có mới: rằng bạn có tính thiền, rằng bạn là trống rỗng, rằng bây giờ tâm trí bạn không có ý nghĩ. Một sở hữu mới, một bệnh mới đã đi vào trong bạn, và đây là bệnh cuối cùng.
Nếu đệ tử này mà thực sự là trống rỗng, anh ta chắc đã hiểu. Và trong chính việc hiểu, ý nghĩ này bị ném ra. Bạn không thể ném ra được trống rỗng, dĩ nhiên. Điều đó Triệu Châu biết. Không ai có thể ném ra trống rỗng. Nhưng ý tưởng rằng 'tôi trống rỗng' có thể được ném ra. Nhưng đệ tử này đã bỏ lỡ hoàn toàn vì anh ta chỉ ở mức năng lượng thấp. Anh ta mới chạm tới cực phủ định của trống rỗng, đãng trí. Nhưng tôi không có gì - làm sao tôi có thể ném nó ra được?' Chính câu hỏi: 'Làm sao tôi có thể ném nó ra được?' và anh ta đã lỡ.
Triệu Châu nói:'Nếu ông không thể vứt nó ra được, mang nó ra, dẫn nó ra, làm trống rỗng nó ra - nhưng đừng đứng đó ngay trước ta mà không có gì trong tâm trí ông!'
Làm cái gì đó đi! Rào chắn cuối cùng là ý tưởng rằng bạn là trống rỗng: bạn được chứng ngộ, bạn đã đạt tới, bạn đã tới, bạn đã biết, bạn đã nhận ra Thượng đế - rào chắn cuối cùng. Vì với việc nhận ra này, cái 'tôi' vẫn còn bám víu. Chỉ đối thể đã thay đổi, nhưng bạn thì không. Đầu tiên, bạn đã níu bám lấy giầu có, với danh tiếng, quyền lực, chi phối, nhà cửa, xe hơi. Giờ chúng đã thay đổi; giờ nó là trống rỗng, giờ nó là chứng ngộ, giờ nó là Thượng đế. Nhưng tay bạn vẫn không mở, bạn đang mang cái gì đó bên trong tay. Tay bạn nắm lại. Chính từ 'trống rỗng' ngụ ý rằng bây giờ bạn không có gì, thậm chí không có người có thể tuyên bố. Đó là lí do tại sao Triệu Châu nói: 'Làm cái gì đó đi, nhưng được kết thúc với ý tưởng này.'
'Nếu ông không thể vứt nó ra được, mang nó ra, dẫn nó ra, làm trống rỗng nó ra - nhưng đừng đứng đó ngay trước ta mà không có gì trong tâm trí ông!'
Chuyện xảy ra là nhà huyền bí Sufi, Bayazid ở vùng Bistan, tới thầy của ông ấy và nói với thầy: 'Tôi đã nhận ra!' Thầy không nhìn ông ta, dường như thầy đã không nghe. Thầy không chú ý tới ông ta, dường như ông ta không có đó. Và ông ta đã mang tới tin tức lớn thế, 'Tôi đã đạt tới.' Thầy đã không chú ý tới chút nào. Thầy tiếp tục nói với những người khác. Bayazid nghĩ rằng thầy đã không nghe thấy ông ta, cho nên ông ta nói lại với thầy: 'Tôi đã đạt tới, tôi đã đạt được mục đích.' Thầy nói: 'Im đi, im đi. Khi nào không có ai, thế thì nói cho ta.' Thế là ông ta phải đợi. Đợi quá lâu, vì bản ngã bao giờ cũng không kiên nhẫn. Và mọi người cứ tới rồi đi. Mãi đến tối, chỉ còn vài khoảnh khắc đã không có người nào, thế là Bayazid nói: 'Bây giờ thầy nghe đây, tôi đã đạt tới!' Thầy nói: 'Ông vẫn ở đây à? Khi nào không có ai, hãy nói với ta.'
Nếu bạn có đó, làm sao bạn có thể đạt tới? Với bạn ở đó mọi thứ theo một cách tinh vi vẫn còn như cũ. Chừng nào bạn chưa bỏ hoàn toàn, nó không thể xảy ra.
Chuyện xảy ra, một vua tới Phật. Trong tay này cầm vài viên kim cương quí, và trong tay cầm vài đoá hoa đẹp. Ông ấy nghĩ: Có thể Phật không thích kim cương... Cho nên chỉ như một phương án, ông ấy cũng mang cả vài đoá hoa - hoa hồng hiếm hoi. Khi ông ấy tới Phật, Phật nhìn ông ấy; trong tay phải, ông ấy mang kim cương. Ông ấy vừa định để chúng xuống dưới chân Phật. Phật nói: 'Bỏ nó đi!' Thế là ông ấy nghĩ ông ấy đã đúng; Phật sẽ không thích kim cương, cho nên ông ấy bỏ chúng. Thế rồi ông ấy vừa định để hoa dưới chân Phật, Phật nói: 'Bỏ nó đi!' Ông ấy hơi chút lo nghĩ; ông ấy bỏ chúng vì Phật đã nói vậy. Không còn gì khác để làm, thế là ông ấy bỏ cả hoa nữa. Thế rồi với tay trống không ông ấy đứng đó. Phật nói: 'Bỏ nó đi!' Nhà vua nghĩ: 'Người này điên. Bây giờ không có gì để bỏ.' Ông ấy nhìn quanh để tìm manh mối. Bây giờ bỏ cái gì? Một đệ tử, Xá Lợi Tử, nói: 'Phật không hề ngụ ý kim cương, ông ấy không hề ngụ ý hoa hồng. Bỏ người bỏ đi! Bỏ bản thân ông đi!' Người đó phải đã là một người của hiểu biết hiếm hoi. Ông ấy đã không giống như đệ tử của Triệu Châu. Ngay lập tức, dường như ánh sáng bừng lên với ông ấy, ông ấy đã cảm thấy; ông ấy bỏ bản thân mình, thực sự bỏ bản thân mình. Và tương truyền, vào khoảnh khắc đó, ông ấy đã đạt tới chứng ngộ, không nỗ lực nào. Ông ấy đã không làm gì để đạt tới nó. Ông ấy đơn giản bỏ bản thân ông ấy... con người của hiểu biết lớn lao.
Điều đó tuỳ vào hiểu biết của bạn. Nếu bạn mang toàn bộ hiểu biết của bạn vào khoảnh khắc này, và tôi nói với bạn: 'Bỏ nó đi!' Và bạn bỏ nó mà không nghĩ về nó dù một khoảnh khắc, chứng ngộ có thể xảy ra ngay bây giờ. Nhưng nếu bạn nghĩ, bạn đã lỡ. Nếu bạn nghĩ, bạn có đó. Và nếu bạn quyết định rằng bạn sẽ bỏ, thế thì cái 'tôi' sẽ vẫn còn đằng sau. 'Bỏ nó đi' đơn giản ngụ ý bỏ nó. Không quyết định. Không nghĩ về nó.
Đây là điều Triệu Châu đã nói với anh ta: ném nó ra, dẫn nó ra, mang nó ra, làm trống rỗng nó ra - làm cái gì đó ngay lập tức! nhưng đừng đứng đó ngay trước ta mà không có gì trong tâm trí ông!'
Đệ tử này đã bỏ lỡ. Nhiều đệ tử đã bỏ lỡ. Anh ta phải đã có vẻ phân vân. Anh ta phải đã nghĩ: Người này đã phát điên. Cụ Triệu Châu này không còn đầu óc. Mình nói mình chẳng có gì trong tâm trí và đầu tiên cụ nói: Ném nó đi. Làm sao hư không có thể được ném đi? Đệ tử này phải đã rất logic: Làm sao vứt bỏ nó? Và khi mình nói mình không thể bỏ được nó vì làm sao hư không có thể bị bỏ đi hay ném đi, cụ già này nói, 'Dẫn nó ra, làm trống rỗng nó ra, ném nó ra...' Nhưng làm sao hư không có thể được ném ra? Và đệ tử này phải đã bỏ cụ già này khi nghĩ rằng cụ đã dở hơi hay điên. Ngớ ngẩn - Triệu Châu có vẻ ngớ ngẩn.
Nhưng nếu bạn hiểu, Triệu Châu đã cho anh ta một khả năng. Ông ấy đã mở cửa. Trong khoảnh khắc đó, cũng như nhà vua đã bỏ bản thân mình trước Phật, nếu như anh ta đã bỏ bản thân anh ta, anh ta chắc đã nói: 'Đúng, tôi hiểu.' Anh ta chắc đã bỏ, anh ta chắc đã cười. Nhưng anh ta phải đã đi xa. Câu chuyện này không nói thêm về anh ta. Anh ta phải đã bỏ Triệu Châu.
Một trong những nhà tư tưởng xuyên thấu nhất ở phương Tây là Arthur Koestler. Ông ấy tới phương Đông để hiểu Thiền. Ông ấy đi tới Nhật Bản, và ông ấy trở về nghĩ rằng những người này là tuyệt đối ngớ ngẩn và điên. Nếu như bạn đưa câu chuyện này về Triệu Châu cho Koestler, ông ấy chắc bị thuyết phục bởi đệ tử này chứ không bởi Triệu Châu. Ông ấy có thể nói: 'Anh ta đúng thế.' Và cái gì sai? Đệ tử này đang hỏi làm sao hư không có thể bị ném đi. Làm sao bạn có thể ném được hư không? Nếu nó là cái gì đó, bạn có thể ném nó đi.
Nhưng trong cõi sâu hơn của bản thân, ngay cả hư không cũng là cái gì đó. Nó có thể bị ném đi. Nó đã bị ném đi. Và chừng nào bạn chưa ném nó đi, bạn không sẵn có cho cái Toàn thể, cho cái Toàn bộ giáng vào trong bạn.
Xem tiếp Chương 3Quay về Mục lục

0 Đánh giá

Ads Belove Post