Chương 7. Bông tuyết đẹp khi chúng không rụng

Chương 7. Bông tuyết đẹp khi chúng không rụng

Price:

Read more

Trở về Cội nguồn - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 7. Bông tuyết đẹp khi chúng không rụng


Trong gần hai mươi năm, Houn, một cư sĩ đã dồn vào việc học Thiền, sống ở đền của Dược Sơn, và nhận làm đệ tử dưới thầy Duy Nghiễm.
Ngày tới khi ông ấy quyết định trở về nhà mình. Thầy yêu cầu mười đệ tử tới tiễn ông ấy ở cổng.
Hôm đó trời tuyết rơi, và Houn, nhìn lên trời, nói: 'Đáng yêu thế, bông tuyết đẹp như những bông này không rơi chỗ nào khác.'
'Chỗ nào khác', một trong mười người này nói, 'chỗ nào khác này ở đâu?' Nghe điều này Houn tát vào mặt anh ta.
'Sao ông làm điều đó, ông cư sĩ thân mến?' đệ tử này hỏi, vừa xoa má mình.
'Làm sao ông có thể ra vẻ ta đây là thiền nhân được?' Houn nói một cách giận dữ. 'Ông mang định mệnh xuống địa ngục.' 'Còn ông?' đệ tử này kêu lên. 'Về bản thân ông thì sao?' Houn lại tát anh ta lần nữa.
'Ông có mắt, nhưng ông không thấy,' ông ấy ngoái đầu nói qua vai khi ra đi,'và ông có mồm, nhưng ông câm.'
Vài điều trước khi chúng ta đi vào giai thoại hay này. Thứ nhất, thời gian nên bị quên đi hoàn toàn. Nếu bạn muốn đi vào thiền, thời gian không nên là mối quan tâm của bạn. Nếu bạn đang vội vàng thế thì không cái gì là có thể, và điều này đã trở thành vấn đề bắt rễ sâu nhất đối với con người hiện đại. Phương tây đã làm cho mọi người quá ý thức tới thời gian, không biết họ đang đi đâu, nhưng biết tốc độ đi tới đó vì thời gian là ngắn ngủi.
Tôi đã nghe: Có lần một phi công nói qua hệ thống liên lạc với các hành khách: 'Dường như là mọi thứ đã đi sai: radar không làm việc, radio hỏng, ngay cả la bàn cũng đã dừng vận hành; nhưng đừng lo, chúng ta đang giữ cùng tốc độ.'
Nhưng đây là điều đang xảy ra cho tâm trí hiện đại: mọi thứ đều hỏng ngoại trừ tốc độ. Bạn đang đi đâu? Bạn đang đi để làm gì? Tất nhiên, bạn đang đi nhanh, nhưng bạn đang đi nhanh tới mức bạn không có thời gian nhìn vào nơi bạn đang đi tới và tại sao bạn đang đi tới đó.
Mọi người tới tôi và họ nói: 'Tôi có thể ở lại đây chỉ một ngày. Thiền là có thể được không?' Họ hỏi: 'Thầy có thể cho tôi cái gì đó để tôi có thể biết điều Thiêng liêng không?' Họ còn trẻ con, chưa đến tuổi trưởng thành - họ đã không lớn lên chút nào. Họ không biết họ đang nói gì.
Thượng đế có phải là cái gì đó người ta cho bạn như món quà không? Thượng đế có phải là kĩ thuật nào đó, để cho công thức có thể được trao cho bạn và bạn có thể làm việc với nó về sau không? Ngài có là cái gì đó như chìa khoá vật chất mà có thể được trao cho bạn và bạn có thể mở khoá cửa không? Việc tìm kiếm này cần kiên nhẫn vô cùng, kiên nhẫn vô hạn. Đây là yêu cầu đầu tiên - bạn phải đơn giản quên về thời gian.
Thời gian là gì? Nó là trạng thái rất lo âu của tâm trí: bạn lo nghĩ quá nhiều về ngày mai, lo nghĩ quá nhiều về tương lai, lo nghĩ quá nhiều về quá khứ. Bạn bị kéo vào hai hướng đối lập này, quá khứ và tương lai, và bạn lo nghĩ vì bạn đã không thu được gì trong quá khứ. Bạn lo nghĩ: Ai biết? Cùng điều đó cũng có thể xảy ra trong tương lai như đã xảy ra trong quá khứ - chẳng có gì. Bạn đã đạt tới trong quá khứ, và có thể là bạn không đạt tới cái gì trong tương lai, cho nên bạn vội vàng. Nhưng chỉ vội vàng sẽ không giúp được vì nó quấy rối bạn.
Con người hiện đại ở xa Thượng đế hơn không phải bởi vì con người là duy vật hơn, không. Con người bao giờ cũng là duy vật rồi, con người phải vậy, vì con người là thân thể tới chín mươi chín phần trăm. Con người bao giờ cũng là duy vật - điều này không là cái gì mới.
Chính bởi vì quá nhiều đào tạo và giáo dục khoa học sao? Không, khoa học không chống lại Thượng đế. Nó có thể không ủng hộ Thượng đế, nhưng nó không chống lại Thượng đế chút nào. Nó đơn giản nói: Thượng đế không phải là mối quan tâm của tôi chút nào; Ngài không hiện hữu. Họ tồn tại ở những bình diện khác nhau. Khoa học không thể nói có hay nói không với Thượng đế; họ không đi theo cùng chiều, các chiều là khác nhau. Cho nên khoa học đã không làm cho con người thành người vô thần.
Thế thì cái gì làm con người thành vô thần, xa hẳn khỏi Thượng đế? Không, không phải chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản có thể đã tạo ra các thượng đế mới, nhưng nó đã không phá huỷ thượng đế cũ - nó không thể phá huỷ được. Bản thân chủ nghĩa cộng sản là một tôn giáo. Thế thì cái gì? Với tôi, nó là ý thức thời gian, chính là yếu tố mới trên thế giới, một yếu tố mới trong tâm thức con người mà chắc chắn tạo ra rắc rối. Và nó đặc biệt đã trở nên bắt rễ sâu trong Ki tô giáo và Do Thái giáo; nó đã trở nên bắt rễ rất sâu. Và nguyên nhân của điều đó là ở chỗ Ki tô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, tất cả ba đều thuộc về cùng một cội nguồn - Do Thái giáo. Tất cả ba đều có tính Do Thái.
Trên thế giới thực ra chỉ có hai tôn giáo: một là tôn giáo Hindu, tôn giáo kia là Do Thái. Mô ha mét giáo và Ki tô giáo bắt nguồn từ nguồn Do Thái - chỉ một phần. Phật giáo, Jaina giáo và Sikh giáo bắt nguồn từ Hindu giáo; họ chỉ là một phần.
Có vấn đề bắt rễ sâu trong tư duy Do Thái, và đó là: họ phủ nhận tái sinh; họ phủ nhận lí thuyết về vòng tròn sinh. Họ tin vào chỉ một kiếp sống và điều đó chi phối phương Tây. Nếu chỉ có một kiếp sống, thế thì bạn sẽ phải vội vàng, vì thời gian là ngắn và quá nhiều thứ phải được làm; bạn không thể hành động thoải mái. Đó là lí do tại sao nhiều nhấn mạnh về tốc độ thế: mọi thứ chuyển động nhanh, mọi người lo nghĩ rằng cuộc sống đang tuột ra khỏi tay họ và bạn chỉ có một kiếp sống.
Ở phương Đông người ta tin rằng bạn có hàng triệu kiếp sống: không có vội vàng, thời gian không ngắn, không cần bị lo nghĩ về nó; có đủ để phí hoài và thậm chí quá đủ vì bao giờ cũng có dự trữ - nó là vĩnh hằng. Bạn sẽ được sinh ra lặp đi lặp lại, lặp đi lặp lại mãi - nó là vòng tròn; bạn đi, bạn lại về, bạn đi, bạn lại về, cho nên không có nhu cầu lo nghĩ về thời gian. Đó là lí do tại sao trong con mắt của phương Tây, phương Đông có vẻ lờ phờ, lười biếng, chẳng làm cái gì. Không người nào lo nghĩ, mọi người có thể thảnh thơi dưới cây - không vội vàng; nhưng việc không vội vàng này giúp cho tôn giáo. Tâm trí quá ý thức tới thời gian có thể tạo ra nhiều phép màu vật chất nhưng nó sẽ bỏ lỡ chiều bên trong. Vì chiều bên trong được tiếp cận tới chỉ khi bạn tuyệt đối kiên nhẫn.
Bạn sẽ bỏ lỡ nhiều thứ nếu bạn kiên nhẫn, điều đó là đúng, nhưng bạn sẽ không bao giờ bỏ lỡ bản thân bạn.
Nếu bạn muốn tạo ra vương quốc các đồ vật, các tài sản thế thì phải vội vàng; thế thì nghĩ rằng thời gian là tiền bạc và rất quí giá, và dùng nó để tạo ra ngày càng nhiều thứ hơn. Nhưng bạn sẽ bị mất hút. Khi bạn chết bạn sẽ chất đống một vương quốc các đồ vật, nhưng chết đi, bạn sẽ đi tới nhận ra rằng bạn đã không đạt tới bất kì cái gì. Toàn thể nỗ lực đã là thất bại vì chừng nào bạn chưa đạt tới bản thân bạn, không cái gì được đạt tới. Chừng nào bạn chưa đi tới bản thân bạn, bạn đã không đi tới bất kì điểm nào. Cuộc sống có thể đã là cuộc hành trình, nhưng bạn đã không đạt tới mục đích.
Cho nên về điều này bạn phải quyết định; bạn phải bỏ ý thức thời gian. Đơn giản quên về thời gian đi, thời gian bao giờ cũng sẵn có. Nó không giống tiền, nó giống bầu trời - nó bao giờ cũng sẵn có, bạn không thể làm cạn kiệt được nó, cho nên đừng chạy. Bạn có thể ngồi thoải mái, bạn có thể thảnh thơi, bạn có thể ngồi như vị Phật. Nhìn vào tượng của Phật, ngồi dường như không có thời gian. Ông ấy dường như không trong vội vàng.
Người ta kể trong một chuyện Thiền cổ: Có lần hai sư đi qua dòng suối trong chiếc phà; một sư rất già, sư kia rất, rất trẻ. Khi họ ra khỏi phà họ hỏi người đã đưa họ qua bờ bên này: Liệu chúng tôi có thể tới thành nơi chúng tôi đang nhắm tới trước khi mặt trời lặn được không? Vì đó là đường đồi núi và mặt trời đang đi xuống, nhiều nhất họ còn một giờ. Họ phải tới trước khi mặt trời lặn vì một khi cửa thành đóng lại, thế thì cả đêm họ sẽ phải ở trong rừng bên ngoài thành. Và điều đó là nguy hiểm, thú hoang có đó. Người chở phà nói: 'Được, các ông có thể tới nếu các ông đi chậm.'
Sư già có thể hiểu được vì khôn ngoan nào đó xảy ra trong tuổi già. Thanh niên bao giờ cũng vội vàng. Đây là điều ngược đời. Người già đáng phải vội vàng vì thời gian là ngắn, nhưng nó bao giờ cũng là cái đối lập. Thanh niên bao giờ cũng vội vàng cho dù có đủ thời gian, vì vội vàng này tới từ năng lượng bên trong - dốt nát. Người già có thể hiểu được.
Sư già nói: 'Vâng, tôi hiểu;' nhưng sư trẻ nói: 'Các ông ngu, cả hai ông. Làm sao người ta có thể tới được nếu người ta đi chậm? Tôi sẽ không nghe điều vô nghĩa ngu xuẩn này!'
Anh ta bắt đầu chạy, đó là đường đồi núi, và anh ta vội vàng thế. Điều đáng phải xảy ra đã xảy ra. Anh ta ngã nhào: anh ta bị đau, bị thương, mọi thứ đồ của anh ta rơi tung toé. Thế rồi sư già đuổi kịp vì ông ấy đến chậm. Ông ấy nhìn sư trẻ, anh ta bị què, máu chảy, và ông ấy nói: 'Bây giờ làm sao anh có thể đạt tới được? Anh đã cố đạt tới nhanh và giờ anh không thể đạt tới được chút nào.' Chuyện kể rằng sư trẻ bị thú ăn thịt, nhưng sư già đã tới đúng lúc mặt trời lặn. Ông ấy tới cửa đúng lúc và ông ấy vào thành.
Đây là chuyện ngụ ngôn. Thực ra, đường đi là đường đồi núi. Khi bạn đi hướng tới điều Thiêng liêng, con đường là đường đồi núi. Có thung lũng và đỉnh và bạn có thể ngã bất kì khoảnh khắc nào. Lãnh thổ này là nguy hiểm và hàng triệu thú hoang có khắp xung quanh. Bạn phải tới cổng trước khi cổng đóng. Nhưng nếu bạn chạy nhanh bạn sẽ không có khả năng đạt tới, vì khi bạn chạy nhanh bạn không thể có ý thức.
Bạn đã bao giờ thử chạy nhanh chưa? Nếu bạn chạy rất nhanh, chính tốc độ cho bạn sự say sưa. Đó là lí do tại sao có nhiều nghiện tốc độ thế. Nếu bạn lái xe, tâm trí muốn đi nhanh hơn và nhanh hơn nữa. Nó làm cho bạn say sưa. Tốc độ xả ra hoá chất nào đó trong thân thể và trong máu; đó là lí do tại sao bạn sẽ muốn liên tục nhấn ga. Nhiều người chết mọi năm trong tai nạn xe hơi hơn trong chiến tranh thế giới. Thế chiến hai không là gì, nhiều người chết mỗi năm trong tai nạn xe hơi. Mọi người liên tục lấy tốc độ càng cao hơn; thế rồi họ trở nên bị say sưa. Một khoảnh khắc tới khi họ không trong tâm trí và tốc độ đã tiếp quản.
Bắt đầu chạy một hôm và cứ quan sát điều xảy ra - một khoảnh khắc tới khi tốc độ tiếp quản: đó là việc tăng tốc độ. Và chính cái đối lập xảy ra nếu bạn làm chậm lại. Vị Phật làm gì dưới cây? - làm chậm tốc độ lại, không gì khác. Tôi đang liên tục dạy bạn cái gì? - làm chậm lại tốc độ; đi tới điểm không có tốc độ bên trong bạn, không người nào chạy. Trong khoảnh khắc đó nhận biết xảy ra - bạn trở nên được chứng ngộ.
Và có hai cực: cực này là tốc độ; thế thì bạn bị say sưa, bạn trở thành vô ý thức; cực kia là không tốc độ - làm chậm lại hoàn toàn, toàn bộ, và dừng tuyệt đối. Đột nhiên bạn trở nên được chứng ngộ.
Đây là điều đầu tiên cần được hiểu: làm chậm lại tốc độ của bạn. Ăn chậm, bước chậm, nói chậm, hành động chậm, rất, rất chậm, và dần dần, bạn sẽ đi tới biết cái đẹp của bất hành, cái đẹp của thụ động. Thế thì bạn không bị say sưa, bạn hoàn toàn nhận biết và ý thức.
Điều thứ hai: bạn không thể ra vẻ là người chứng ngộ. Nhiều người thử điều đó và họ cũng có thể lừa nhiều người khác, vì người ngu ở mọi nơi. Nhưng bạn không thể ra vẻ trước người biết. Nhưng đó là thói quen bình thường của tôi. Tôi bao giờ cũng sống cuộc sống bình thường.
Việc lừa người khác là thói quen bình thường của bạn; nó đã đi vào trong chính rễ của bạn. Bạn làm điều đó mà không biết rằng bạn đang làm nó, đó là vấn đề. Bạn liên tục làm ra vẻ ta đây. Nếu đó là thói quen bình thường, làm sao bạn có thể đột nhiên bỏ nó khi bạn tới thầy? Ở đó cũng thói quen bình thường này sẽ còn dai dẳng.
Ma ha ca diếp, Xá Lợi Tử, Modgalayam, mọi đại đệ tử của Phật đều phải đợi hai năm trước khi Phật bắt đầu dạy. Xá Lợi tử hỏi: 'Tại sao chúng tôi phải đợi hai năm?' Phật nói: 'Chỉ để cung cấp một kẽ hở để cho những thói quen cũ của ông chậm lại, vì nếu chúng còn dai dẳng, ông sẽ không nghe ta; nếu chúng còn dai dẳng chúng sẽ không cho phép ông thấy ta; nếu chúng còn dai dẳng, bất kì cái gì ông làm sẽ là lộn xộn. Chỉ hai năm - để mọi thứ chậm lại. Hai năm, không làm bất kì cái gì. Chỉ vẫn còn im lặng và quan sát để cho ông có thể trở nên nhận biết về mọi thứ điều ông đã từng liên tục làm mà không biết rằng ông đã làm chúng.'
Ra vẻ ta đây, trình diễn, là cái mà bạn không là vậy, là nguy hiểm: và với thầy điều đó là tuyệt đối nguy hiểm vì nó sẽ không giúp bất kì người nào và bạn đang bỏ lỡ cơ hội. Đừng bao giờ ra vẻ ta đây. Nếu bạn ra vẻ ta đây thế thì cái đích thực không thể lên bề mặt được; thế thì dáng điệu vẫn còn khắp quanh bạn. Nếu bạn có nhiều bộ mặt, thế thì khi nào và làm sao mặt nguyên thuỷ sẽ lên bề mặt? Cho phép mặt nguyên thuỷ tới đi; bỏ mọi dáng điệu, bỏ mọi bộ mặt. Trong vài ngày bạn sẽ cảm thấy choáng váng khi không có mặt. Bạn sẽ cảm thấy rất bất tiện, không có hình mẫu và thói quen cũ của bạn. Trong vài ngày bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đã đánh mất căn cước của bạn. Điều đó là được, đó là cách nó phải vậy.
Người ta phải mất đi căn cước của mình để thu lại căn cước thực; người ta phải mất đi mọi bộ mặt để thu lấy mặt thật - cái mà bạn đã có trước khi bạn được sinh ra, và cái bạn sẽ có sau khi bạn đã chết. Khi bạn không còn nữa, cái nguyên thuỷ sẽ có cùng bạn. Đừng bao giờ ra vẻ ta đây. Bây giờ cố đi vào câu chuyện này.
Trong gần hai mươi năm, Houn, một cư sĩ đã dồn vào việc học Thiền, sống ở đền của Dược Sơn, và nhận làm đệ tử dưới thầy Duy Nghiễm.
Hai mươi năm! Một phần ba cuộc đời và ông ấy đã đợi dường như đã không có vội vàng. Hai mươi năm! Nghĩ mà xem! Hai ngày dường như quá lâu, hai tháng, hai năm; hai mươi năm dường là toàn thể cuộc đời. Ông ấy phải đã tới lúc ông ấy hai mươi tuổi, một thanh niên, và khi ông ấy ra khỏi am, ông ấy đã già. Toàn thể tuổi thanh xuân của bạn, toàn thể năng lượng của bạn phải đã được cống hiến cho tìm kiếm. Nhớ, ý thức thời gian sẽ là rào chắn.
Có một câu chuyện Thiền: Một ông già sắp chết. Ông ấy gọi con trai tới và bảo anh ta: 'Bố muốn con đạt tới thiền trước khi bố chết, vì trong cả đời bố, bố đã đi tới nhận ra rằng không cái gì là quan trọng hơn. Cho nên bố sẽ không cho con của cải, bố sẽ không cho con bất kì danh vọng hay quyền lực nào của thế giới này; đây sẽ là món quà duy nhất của bố: con đi tới thầy và học thiền.'
Cậu con trai sợ ra đi vì bố già rồi và bất kì ngày nào ông ấy có thể chết; ông ấy đang trên giường chết. Nhưng khi bố đã nói: Con phải đi; anh ta phải đi.
Anh ta tới một Thiền sư và kể cho thầy toàn thể sự việc: 'Bố tôi rất, rất già, gần chết và bố muốn tôi học thiền trước khi bố chết. Bố muốn thấy mặt thiền của tôi và tôi muốn làm cho bố hạnh phúc, cho nên xin nói cho tôi phải mất bao lâu để trở nên có tính thiền.' Thiền sư nói: 'Ba năm.' Cậu con trai nói: 'Tôi sẽ làm nỗ lực hết sức có thể, tôi sẽ đưa toàn bộ sinh lực của tôi vào trong nó; thế thì sẽ mất bao lâu, bao lâu?' Thiền sư nói: 'Ba mươi năm.'
Anh ta nói: 'Thầy nói gì? Tôi nói rằng tôi sẽ đưa toàn bộ sinh lực của tôi vào trong nó; và trước đó thầy đã nói ba năm.' Thầy nói: 'Ta đã nghĩ rằng anh sẽ đưa toàn thể sinh lực của anh vào trong nó, đó là lí do tại sao ta đã nói ba năm. Nhưng khi anh nói: 'Bây giờ tôi sẽ đưa toàn bộ sinh lực của tôi' - ba mươi năm; và nếu anh hỏi nữa về thời gian, nó sẽ là không thể được - chín mươi năm.
Anh chàng nói: 'Nhưng bố tôi sắp chết.' Thầy nói: 'Ta có thể làm được gì? Mọi người đều phải chết, đó không phải là mối quan tâm của ta. Thiền không bận tâm về ai sắp chết hay ai không sắp chết. Đừng bao giờ hỏi về thời gian lần nữa, nếu không thì đi khỏi ta.' Anh chàng ngắm thầy: thầy là người đúng, hương thơm có đó, phẩm chất tồn tại quanh thầy - anh ta có thể cảm thấy nó, anh ta có thể chạm vào nó đích xác. Nó có đó khắp quanh thầy, như ánh sáng, hào quang.
Anh ta nói: 'Thôi được.' Anh ta chạm chân thầy và nói: 'Tôi sẽ không bao giờ hỏi về thời gian, và thầy bắt đầu việc dạy đi.' Thầy nói: 'Tốt. Anh đi lau nhà và bất kì khi nào thời gian là đúng, ta sẽ bắt đầu dạy.'
Ba năm trôi qua và thầy thậm chí đã không bắt đầu dạy, nhưng đến lúc này anh thanh niên cũng đã trở nên cảm nhận. Anh ta có thể hiểu rằng anh ta đã ngu mà đi hỏi về thời gian. Ba năm này làm chậm anh ta lại. Anh ta chỉ lau nhà cả ngày, và lau nhà không phải là việc tâm trí. Bạn phải làm nó bằng thân thể, cho nên dần dần, tâm trí dừng lại. Anh ta trở nên cảm nhận và anh ta có thể thấy rằng anh ta đã ngu xuẩn - câu hỏi này là vô nghĩa. Và bây giờ không có vấn đề về hỏi.
Thầy biết bất kì khi nào khoảnh khắc đúng tới và thầy sẽ bắt đầu. Một hôm thầy nghĩ bụng rằng thầy biết, và thời điểm là đúng. Vào chính ngày đó thầy bắt đầu - và cái gì là bắt đầu?
Thầy tới từ phía sau và tấn công anh chàng. Anh chàng này đang quét nhà và thầy tấn công anh ta bằng kiếm gỗ. Anh chàng la thất thanh và nhảy lên. Thầy nói: 'Đây là việc dạy đầu tiên của ta - bây giờ nhận biết đi. Vào bất kì khoảnh khắc nào ta sẽ tấn công, cho nên đừng chỉ đơn giản lau dọn và giặt rửa và quét tước, tỉnh táo vào, ta là người nguy hiểm. Và thế rồi các cuộc tấn công bắt đầu.
Trong vòng ba tháng anh chàng này đã tỉnh táo thế - anh ta phải vậy, vì bất kì khoảnh khắc nào từ bất kì chỗ nào, thầy sẽ tới như gió và tấn công. Anh ta bắt đầu lẩn tránh, anh ta đã học được thủ đoạn, anh ta trở nên ngày càng tỉnh táo hơn, và ngày càng hạnh phúc hơn.
Đến tháng thứ ba, thầy nói: 'Việc này không có tác dụng. Giờ trong giấc ngủ nữa, vẫn còn tỉnh táo đi. Ta sẽ tới vào bất kì khoảnh khắc nào và nhảy lên anh.' Thầy mang chiếu của mình vào phòng anh chàng và nói: 'Ta sẽ ngủ ở đây.'
Bây giờ ngay cả ngủ cũng không được bỏ lại một mình. Anh chàng đã học dần - vì thầy sẽ nhảy ít nhất mười hai lần mỗi đêm. Thầy sẽ tấn công vào bất kì khoảnh khắc nào. Khoảnh khắc anh chàng sắp rơi vào giấc ngủ, thầy sẽ tấn công. Anh ta trở nên tỉnh táo tới mức đến tháng thứ ba thân thể ngủ, nhưng anh ta vẫn còn tỉnh táo; anh ta bắt đầu lẩn tránh trong giấc ngủ. Khoảnh khắc thầy sắp nhảy lên, anh ta đã ở ngoài giường. Ngay cả trong giấc ngủ, với mắt nhắm, anh ta trở nên cảm nhận thế - anh ta phải vậy.
Thế rồi thầy nói: 'Điều đó là không đủ. Bây giờ, ngày mai ta sẽ mua kiếm thật. Kiếm gỗ này không có tác dụng. Vẫn còn tỉnh táo đi vì bây giờ ta sẽ tấn công anh bằng kiếm thực. Anh lỡ một lần, và được kết thúc.'
Nhưng đến lúc này nhận biết đã xuyên vào rất, rất sâu. Anh chàng cười vì anh ta biết rằng bây giờ anh ta không thể lỡ một khoảnh khắc. Bây giờ anh ta trở nên cảm nhận tới mức thầy không cần phải tấn công, vì khoảnh khắc thầy nghĩ tới tấn công, anh chàng sẽ nói: 'Đợi đã! Không cần.' Thầy là ông già. Tại sao? Chỉ bởi việc nghĩ - thầy sẽ nghĩ bên trong và anh chàng sẽ nói: 'Đợi đã, thầy có thể giết bản thân thầy.' Ba tháng trôi qua, chín tháng, và một hôm thầy nói: 'Bây giờ anh sẵn sàng rồi, anh có thể đi về bố anh.'
Anh chàng nghĩ: 'Ông già này đã hành hạ mình theo đủ mọi cách có thể; mình biết ơn vì mình đã trở nên nhận biết và có tính thiền. Nhưng sẽ là không tốt trước khi mình ra đi, mà tấn công ông già này và xem cái gì xảy ra?' Ông già bắt đầu cười. Ông ấy nói: 'Nhớ lấy, ta là lão già.'
Thời gian không nên là mối quan tâm, vì thời gian ngược với thiền. Thời gian là tâm trí và trong thiền không có thời gian. Thiền là bên ngoài thời gian; không có không gian, không có thời gian.
Khi bạn ở sâu trong thiền, bạn không biết lúc đó là mấy giờ, bạn không thể biết được; bạn không thể cảm được thời gian - và bạn không biết bạn ở đâu, bạn không thể cảm thấy không gian. Và nếu bạn đi sâu hơn chút nữa, bạn không biết bạn là ai. Mọi thứ biến mất - thời gian, không gian, và mọi hình thể thời gian và không gian: bản ngã, mọi thứ biến mất; bạn đơn giản hiện hữu. Đây là hiện hữu, đây là Chân lí. Hai mươi năm?
... Houn, một cư sĩ đã dồn vào việc học Thiền, sống ở đền của Dược Sơn, và nhận làm đệ tử dưới thầy Duy Nghiễm.
Thiền không tin vào từ bỏ thế giới. Nếu bạn từ bỏ, điều đó là được; nếu bạn không từ bỏ, điều đó cũng được. Điều đó là tuỳ ở bạn, cả hai đều tốt. Điều cơ bản không phải là thế giới hay từ bỏ thế giới; điều cơ bản là tỉnh táo và nhận biết bất kì chỗ nào bạn hiện hữu. Ngay cả cư sĩ, người chủ gia đình, cũng có thể đạt tới chứng ngộ hoàn hảo. Trong việc này, Thiền là rất, rất linh động. Nó cho bạn tự do toàn bộ. Phong cách sống của bạn trong thế giới này không thành vấn đề.
Người Hindus đã nhấn mạnh rằng bạn phải từ bỏ thế giới. Người Jains đã nhấn mạnh rằng bạn phải từ bỏ thế giới. Ngay cả Phật cũng nhấn mạnh. Phật thực ra không có người chủ gia đình làm đệ tử của mình. Toàn thể truyền thống Ấn Độ là ủng hộ từ bỏ thế giới. Nhưng Lão Tử, Trang Tử, họ sống trong thế giới; họ sống tràn đầy nhận biết.
Vợ của Trang Tử chết và cái xác đang nằm đó. Mọi người tụ tập, các hàng xóm, chờ đợi đem cái xác đi, và ông ấy ngồi dưới cây đánh trống và hát. Đích thân nhà vua đã tới để bày tỏ sự kính trọng. Ông ấy cũng kính trọng Trang Tử lắm, và vợ Trang Tử chết cho nên ông ấy đã tới. Nhưng khi ông ấy thấy Trang Tử đánh trống, ông ấy không thể kìm được bản thân mình.
Ông ấy nói: 'Không khóc ta có thể hiểu được, nhưng ca hát và đánh trống sao! Điều đó đi quá xa. Ông đang làm gì vậy?' Trang Tử nói, 'Bà ấy sống cùng tôi, bà ấy là người đàn bà đẹp, bà ấy phục vụ tôi, bà ấy yêu tôi, bà ấy cho tôi nhiều khoảnh khắc đẹp, bà ấy thực sự đáng yêu; tôi thậm chí không thể cho bà ấy lời chào tạm biệt hay được sao? Bà ấy đang ra đi, có thể sẽ không có khả năng cho chúng tôi gặp lại. Tôi thậm chí không thể hát và đánh trống một chút trong khi bà ấy ra đi sao? Bà ấy đã sống lâu thế với tôi và bà ấy đã làm nhiều thế cho tôi. Tôi thậm chí không thể làm ngần này sao?'
Đây là người tỉnh táo hoàn hảo. Ông ấy đã không từ bỏ vợ mình; ông ấy đã sống trong thế giới như người bình thường. Nhưng ông ấy không là bình thường, ông ấy là phi thường.
Phật giáo và Đạo gặp gỡ, và Thiền được sinh ra, cho nên Thiền nói cả hai là tốt. Nếu bạn sống trong thế giới, điều đó là được, nhưng sống với sự tỉnh táo. Nếu bạn từ bỏ, nếu bạn cảm thấy thích từ bỏ, điều đó nữa cũng là tốt, nhưng từ bỏ với sự tỉnh táo. Cho nên điều cơ bản không phải là hình dạng, mà là tinh thần.
Ông Houn này là một cư sĩ. Ông ấy không là khất sĩ bhikkhu, ông ấy không là sannyasin; ông ấy đã không từ bỏ cuộc sống. Nhưng là một con người làm sao! Trong hai mươi năm, ông ấy đã không đi về gia đình mình. Bạn có thể yêu cầu cái gì hơn về từ bỏ? Trong hai mươi năm ông ấy đã không nhớ tới gia đình; trong hai mươi năm ông ấy đã không nói về nó; bạn có thể yêu cầu cái gì hơn về từ bỏ? Và khi ông ấy trở nên chứng ngộ, thầy nói: 'Bây giờ ông có thể đi.'
Bây giờ ông ấy quay lại gia đình. Ông ấy đã được biến đổi toàn bộ nhưng ông ấy quay lại. Vợ có thể đang đợi, con có thể có đó, bố mẹ già có thể có đó; có thể họ chết rồi. Ông ấy quay về.
Có câu nói trong Thiền rằng trước khi bạn được chứng ngộ, sông là sông và núi là núi. Khi bạn bắt đầu thiền, sông không còn là sông và núi không còn là núi; mọi sự đảo lộn. Thế rồi bạn đạt tới; mọi thứ lại rơi vào hàng - sông lại là sông, núi lại là núi. Chỉ ở giữa mọi thứ bị rối loạn, thế rồi mọi thứ lắng đọng lại. Tất nhiên, nó lắng đọng trên bình diện khác toàn bộ.
Bây giờ người này đang trở về với vợ mình, nhưng ông ấy không còn là người chồng. Người này đang trở về với con mình, nhưng ông ấy không còn là người bố. Người này đang trở về với bố mẹ già của mình, nhưng ông ấy không còn là người con. Người này đang trở về với cửa hàng của mình, nhưng ông ấy không còn là người chủ cửa hàng.
Thiền nói: Điều đó là tuỳ ở ông. Và có những kiểu người khác nhau; Thiền đem tự do cho tất cả mọi người. Có những người muốn vẫn còn ở trên núi - tốt. Có những người muốn vẫn còn ở chợ - rất tốt. Thiền nói rằng điều đó là tuỳ ở bạn; phong cách sống của bạn là tuỳ ở bạn. Đó không phải là điều phải lo nghĩ tới. Điều cơ bản là tỉnh táo. Ông Houn này đã đạt tới tỉnh táo: ông ấy trở nên nhận biết và ý thức.
Ngày tới khi ông ấy quyết định trở về nhà mình. Thầy yêu cầu mười đệ tử tới tiễn ông ấy ở cổng.
Ông ấy đã sẵn sàng, ông ấy quay về, và thầy yêu cầu mười đệ tử tới tiễn ông ấy ở cổng. 'Mười' này là biểu tượng, mười là các giác quan. Năm giác quan: sờ, ngửi, nhìn, nghe và nếm hướng ra ngoài; và năm giác quan hướng vào trong. Vì như bạn có thể nhìn ra ngoài, vậy bạn có thể nhìn vào trong. Khi bạn nhìn ra ngoài, mắt ngoài của bạn vận hành. Khi bạn nhìn vào trong, mắt trong vận hành. Năm là các giác quan cho đi ra ngoài; năm là các giác quan cho đi vào trong. Và năm giác quan này mỗi cái có hai phương tiện: hai mắt, hai tai, hai tay - có nhị nguyên. Năm giác quan qua đó bạn đi vào bên trong mỗi cái có một phương tiện, một mắt - cái đó được gọi là con mắt thứ ba, một tai - bạn có thể gọi nó là tai thứ ba, một mũi - bạn có thể gọi nó là mũi thứ ba; năm cặp đi ra, năm đơn vị đi vào. Tất cả chúng là mười. Cho nên thầy bảo mười đệ tử đi và cho ông ấy lời chào tạm biệt thiết tha ở cổng.
Đây là biểu tượng, điều này xảy ra. Khi ai đó đạt tới chứng ngộ, những giác quan này tới gần cổng từ đó chúng rời khỏi bạn, từ cõi bên kia nơi chúng không thể đi được, từ chỗ đi vào cõi Bên kia. Các giác quan này đi tới điểm nào đó từ đó chúng rời khỏi bạn. Và chúng đã sống cùng bạn lâu thế; điều tốt là chúng nên tới và tiễn bạn tại cổng.
Hôm đó trời tuyết rơi, và Houn, nhìn lên trời, nói: 'Đáng yêu thế, bông tuyết đẹp như những bông này không rơi chỗ nào khác.'
Vị Phật cũng phải dùng ngôn ngữ của bạn; người chứng ngộ cũng phải dùng lời của bạn, nhưng ý nghĩa thay đổi. Ông ấy không thể dùng chúng theo cùng nghĩa mà bạn dùng vì nghĩa tới từ người dùng, không tới từ lời. Nghĩa của ông ấy là khác. Chẳng hạn, không Phật nào, không người nào đã đạt tới, có thể làm bất kì so sánh nào hay dùng các từ so sánh. Nếu ông ấy nói: Cái này là tốt, ông ấy không ngụ ý rằng cái gì đó cũng là xấu. Nhưng với chúng ta, nhị nguyên tồn tại.
Nếu ai đó nói: 'Bạn là đẹp', ngay lập tức bạn so sánh nó với xấu. Nhưng khi vị Phật nói: 'Bạn là đẹp', ông ấy đơn giản nói điều đó, không trong bất kì nghĩa so sánh nào; ông ấy không nghĩ về bất kì cái gì là xấu và so sánh nó với bạn. Lời của ông ấy không mang bất kì so sánh nào.
Ông ấy nói: 'Bạn là đẹp'; và ông ấy cũng sẽ nói cùng điều đó cho ai đó khác, và ai đó khác: 'Bạn là đẹp'. Ông ấy thậm chí nói: 'Bạn là người đẹp nhất trên thế giới'; nhưng đừng nghĩ rằng ông ấy đang so sánh toàn thế giới với bạn. Đợi một chút - ông ấy sẽ nói cùng điều đó cho ai đó khác. Vì với ông ấy mọi thứ đều là 'đẹp nhất'. Ông ấy không nói bất kì cái gì về bạn. Thực ra, ông ấy đang nói cái gì đó về phẩm chất riêng của ông ấy: bất kì người nào tới gần ông ấy, ông ấy cảm thấy là 'đẹp nhất'. Chính cảm giác của ông ấy là việc ông ấy đang bầy tỏ qua nó, điều đó không liên quan gì tới bạn. Đừng bị lừa bởi lời của ông ấy, vì bạn sẽ nghĩ theo so sánh.
Một hôm, Mulla Nasrudin tới tôi và tôi nói với anh ấy: 'Nasrudin, nhiều người nói rằng anh giống đàn bà.' Anh ấy nói: 'Họ đúng đấy, trong so sánh với vợ tôi, tôi là vậy.'
Chúng ta nghĩ dưới dạng so sánh. Nếu ai đó nói với mọi người: 'Bạn là đẹp'; với chúng ta nghĩa của từ 'đẹp' đó bị mất. Vì nếu bạn không nói cho bất kì ai rằng họ là xấu, bạn ngụ ý gì bởi lời của bạn 'đẹp'? Nếu ai đó nói: Mọi thứ là tốt, không cái gì xấu, thế thì nghĩa của lời của anh ấy 'tốt' là gì? Với chúng ta lời 'tốt' mang nghĩa chỉ trong so sánh với 'xấu'.
Người chứng ngộ phải dùng lời của bạn với phẩm chất khác của tâm thức của ông ấy. Ông ấy không so sánh.
Người này Houn đã chứng ngộ. Ông ấy nói: 'Đáng yêu thế, bông tuyết đẹp như những bông này không rơi chỗ nào khác.' Ông ấy đang dùng bao nhiêu so sánh! - 'Đáng yêu thế' - với chúng ta nó đơn giản dường như là người này phải nói cái gì đó khác là không đáng yêu, bằng không nghĩa của 'đáng yêu' là gì? Bông tuyết là đẹp như những bông này... ngay lập tức với tâm trí chúng ta nó dường như là ông ấy đang làm so sánh với những bông tuyết khác... như những bông tuyết này không rơi vào chỗ nào khác; ngay lập tức chúng ta nghĩ rằng ông ấy đang so sánh khoảnh khắc này, ở đây và bây giờ này với cái gì đó khác, ở đâu đó khác.
Nhưng ông ấy không vậy; ông ấy đơn giản diễn đạt ông ấy cảm thấy thế nào vào khoảnh khắc này. Ông ấy không so sánh. Ở chỗ khác, ông ấy sẽ lại nhìn lên và nói: 'Đáng yêu thế, bông tuyết đẹp như những bông này không rơi chỗ nào khác.' Ông ấy sẽ nói cùng điều này ở mọi nơi.
Phật tương truyền đã nói: 'Ông nếm biển ở bất kì chỗ nào, và ông sẽ thấy nó mặn.' Bạn phải quan sát người đã đạt tới; con người của việc hiểu - bạn phải quan sát - và bạn phải bỏ thói quen cũ của bạn về so sánh.
Có lần chuyện xảy ra: Một người tới Phật, và Phật nói: 'Đẹp. Ông là người đẹp. Ta chưa bao giờ bắt gặp người nào như ông.' Một trong những đại đệ tử, Ananda, đang ngồi gần đó. Ananda bao giờ cũng hiện diện. Ông ấy trở nên không thoải mái. Khi người này đi, ông ấy nói: 'Nhưng thầy đã nói cho tôi cùng điều đó, và thầy đã từng nói cùng điều đó cho những người khác, cho nhiều người, và tôi đã từng nghe điều này. Thầy ngụ ý gì?'
Phật cười và nói: 'Mọi người đều đẹp, đẹp tới mức mọi người đều đẹp hơn mọi người khác.' Có vô nghĩa không? Làm sao mọi người có thể là đẹp hơn mọi người khác? Mọi người khác được bao hàm trong mọi người rồi.
Ông ấy không nói gì về người này; ông ấy đang nói cái gì đó về tâm thức của ông ấy. Khi bạn đạt tới, toàn thế giới đơn giản trở thành phúc lành. Khi bạn đạt tới, đột nhiên mọi thứ là đẹp, toả sáng, chói sáng - không cái gì là tối, không cái gì là tội, không cái gì là ác. Khi bạn được hoàn thành, bạn nhìn quanh và mọi thứ được hoàn thành thế, đầy đủ thế, hoàn hảo thế: hoàn hảo đó là toàn bộ vì bạn đã đạt tới nó. Người đã đạt tới không thể kết án.
Mới vài ngày trước, cái mái rơi xuống ở sau ngôi nhà này. Và điều đầu tiên tới với tôi là: Đống đổ nát đẹp làm sao! Nó hoàn hảo thế, bạn không thể làm đống đổ nát tốt hơn cái đó. Nó đã đơn giản là hoàn hảo. Mọi thứ đổ xuống đẹp thế, theo hình mẫu thế, dường như ai đó đã làm nó. Nó không chỉ trong ngẫu nhiên; cứ dường như ai đó đã tạo ra nó.
Nếu bạn có thể nhìn mọi thứ với nhận biết hoàn hảo, mọi thứ là tốt. Bạn cảm thấy được ân huệ bởi mọi thứ và bạn có thể ban ân huệ cho mọi thứ. Đây là điều đã xảy ra.
Ông ấy nói, khi nhìn lên trời, nói: 'Đáng yêu thế, bông tuyết đẹp như những bông này không rơi chỗ nào khác.'
'Chỗ nào khác', một trong mười người này nói, 'chỗ nào khác này ở đâu?'
Và ông ấy là đúng, vì người đã đạt tới được mong đợi không so sánh. So sánh thuộc vào tâm trí dốt nát. So sánh là một phần của tâm trí dốt nát, cho nên làm sao người đã đạt tới nói dưới dạng so sánh được? Người chứng ngộ bao giờ cũng ở đây và bây giờ. Làm sao người đó có thể nói về chỗ nào khác? Không có chỗ nào khác cho người đã chứng ngộ.
Đệ tử này phải đã nghe tất cả những điều này; ông ta phải đã tích luỹ chúng trong kí ức và lí trí của mình, ông ta phải đã là người hướng theo cái đầu. Ông ta ngay lập tức nêu ra câu hỏi: 'Chỗ nào khác sao? Ông ngụ ý gì? Chỗ nào khác này ở đâu? Ông đang đem vào trong so sánh, và chúng tôi đã nghe nói rằng người đã đạt tới không bao giờ so sánh - ông ấy sống không có so sánh, ông ấy không biết so sánh chút nào.'
Nếu bạn sống chỉ khoảnh khắc này, làm sao bạn có thể so sánh được? Làm sao bạn có thể nói: Khoảnh khắc này là đẹp. Bạn đang mang những khoảnh khắc khác vào và bạn so sánh - thế thì những khoảnh khắc khác không còn đẹp thế. Đây là kiểu đạt tới gì vậy? Chỗ khác nào đó này là ở đâu?
Nghe điều này Houn tát vào mặt anh ta.
Tại sao ông ấy tát mặt anh ta? - để đem anh ta về ý thức. Bạn cần bị tát nhiều lần, vì đôi khi chỉ một câu trả lời sẽ không giúp đỡ, nó sẽ tạo ra nhiều câu hỏi hơn. Và khi có người hướng theo cái đầu bạn không thể trả lời anh ta được vì câu trả lời sẽ tạo ra nhiều câu hỏi mới nữa. Bạn càng trả lời, càng nhiều câu hỏi nảy sinh. Việc tát là cần thiết.
Bạn đã bao giờ quan sát chưa, nếu ai đó đột nhiên tát bạn, tâm trí dừng lại ngay lập tức trong một khoảnh khắc? Khi nó là bất ngờ, tuyệt đối bất ngờ, ai sẽ mong đợi hành động bất hợp lí thế? Và họ đã tới để tiễn người này. Họ đã không nghĩ rằng ông ấy sẽ thô bạo. Ông ấy đã tát - ông ấy cố đem đệ tử này trở lại.
Nhớ, tâm thức của bạn không có bất kì tâm trí của bạn, hay bất kì thân thể của bạn. Tâm trí tồn tại ở giữa, nó là hiện tượng ma. Nếu bạn toàn bộ trong thân thể, tâm trí biến mất. Nếu bạn trở thành ý thức toàn bộ, thế nữa tâm trí biến mất. Nếu bạn không thể trở thành ý thức toàn bộ, thế thì thầy sẽ tát bạn để ít nhất mang bạn trở lại thân thể, vì vào khoảnh khắc đó cũng không có tâm trí.
Đó là cái đẹp và sự hấp dẫn của dục; nó tát bạn sâu tới mức bạn quay lại thân thể - trong một khoảnh khắc, suy nghĩ bị mất. Và đó là lí do tại sao trong chiến tranh, mọi người cảm thấy rất hồ hởi, phơi phới, vì khi bạn đối diện với chết đột nhiên bạn ở trong thân thể, tâm trí đã biến mất. Nhiều thứ hấp dẫn bạn chỉ bởi vì chúng cho bạn cú sốc.
Người đánh bạc - cái gì hấp dẫn trong đánh bạc? Người đó đặt cược mọi thứ người đó có; bây giờ không ai biết cái gì sẽ xảy ra. Điều bất ngờ đang chờ đợi chỉ quanh góc kia. Người đó xúc động và người đó không thể nghĩ được - suy nghĩ bỏ đi trong một khoảnh khắc. Khi con xúc sắc rơi lên bàn, không có suy nghĩ, đơn giản có chờ đợi. Trong chờ đợi đó không có tâm trí. Người này đã về thân thể mình một cách toàn bộ.
Tâm trí biến mất và đó là khoảnh khắc tốt nhất, thảnh thơi nhất. Nhưng với thân thể nó không thể biến mất mãi mãi, chỉ trong một khoảnh khắc thôi. Nó cũng giống như khi bạn lặn vào trong nước. Bạn có thể còn ở đó được bao lâu? Bạn có thể ép buộc bản thân bạn ở lại một chút ít và thế rồi bạn sẽ phải lại đi ra. Bạn có thể lấy việc chìm vào trong thân thể - dục là việc chìm vào trong thân thể, đánh bạc là việc chìm vào trong thân thể, rượu cồn là việc chìm vào trong thân thể. Bạn có thể lấy một chút việc chìm và thế rồi bại lại trở lại, thất vọng hơn.
Nhưng Thiền sư đã dùng việc tát vì nó có thể làm cho bạn thức tỉnh thêm chút ít và trong việc thức tỉnh đó, có thể thấy người đã tát bạn. Và người đó là câu trả lời; không câu trả lời nào có thể được cho. Bất kì khi nào bạn hỏi, người đó là câu trả lời.
Người đó mang bạn về thân thể để cho tâm trí biến mất. Và bạn có thể nhìn vào người này, nhưng bạn cũng có thể bỏ lỡ. Nếu bạn trở nên quá quan tâm với việc tát và tại sao bạn bị tát, bạn cũng đang làm ra câu hỏi về việc tát. Thế thì bạn lỡ.
Người này đang nói: Xin lại gần hơn. Dừng việc hỏi, dừng việc nghĩ, chỉ nhìn vào ta. Trong cú choáng đó bạn có thể nhìn.
Nghe điều này Houn tát vào mặt anh ta.
'Sao ông làm điều đó, ông cư sĩ thân mến?' đệ tử này hỏi, vừa xoa má mình.
Anh ta quá quan tâm tới cái tát. Vấn đề bị bỏ lỡ, anh ta đã làm ra câu hỏi từ nó; và vấn đề là không làm ra câu hỏi từ nó, nhưng nhìn vào người này, người đã tát.
Và ông Houn này thực sự hay vào khoảnh khắc đó, tại đỉnh của ông ấy; nỗ lực của hai mươi năm đã đi tới cao trào của nó. Ông ấy đã trở lại thế gian; ông ấy đã quay về điểm mà núi và sông lại trở thành núi và sông. Ông ấy đã chạm tới cội nguồn và đã đi tới chu vi, tới thế gian để kiểm tra liệu nó là thực hay không.
Dễ dàng đạt tới cái gì đó ở tu viện biệt lập. Dễ dàng cảm thấy rằng cái gì đó đã được đạt tới ở đó, nhưng việc kiểm tra thực nằm ở chợ, trong thế gian, ở đó có tình huống, ở đó có thách thức. Người đó sẽ có khả năng trụ vững với nó không?
Người này đã tới từ cội nguồn, mang cái tươi tắn, hương thơm của cội nguồn. Vào khoảnh khắc đó, người đó là đẹp nhất; tươi tắn như giọt sương sáng, tươi tắn như hoa sen mới vừa mở cánh hoa ra. Đó là trạng thái đẹp nhất của tâm thức.
Ông ấy đã tát người này trong từ bi sâu sắc để đem anh ta tới cảm: Đừng bận tâm về câu hỏi. Ta ở đây. Nhìn vào ta.
'Sao ông làm điều đó, ông cư sĩ thân mến?' đệ tử này hỏi, vừa xoa má mình.
'Làm sao ông có thể ra vẻ ta đây là thiền nhân được?' Houn nói một cách giận dữ. 'Ông mang định mệnh xuống địa ngục.'
'Làm sao ông có thể ra vẻ ta đây là thiền nhân được?' Ông đang hỏi câu hỏi cứ như ông biết rồi.
Nhớ, có hai kiểu câu hỏi: một kiểu câu hỏi bắt nguồn từ dốt nát - nó là hay, và một kiểu câu hỏi bắt nguồn từ tri thức của bạn - nó là xấu. Câu hỏi bắt nguồn từ dốt nát có thể được trả lời. Và thầy sẽ giúp bạn để tìm ra câu trả lời. Câu hỏi bắt nguồn từ tri thức của bạn - bạn không thể được giúp.
Đó là lí do tại sao Houn nói: Làm sao ông có thể ra vẻ ta đây là thiền nhân được? - ông mang định mệnh xuống địa ngục. Vì tất cả những người biết mà không biết, họ mang định mệnh xuống địa ngục. Mọi học giả, nếu họ không trở nên tỉnh táo, nhận biết, và thấy rằng họ đang che giấu dốt nát của họ qua các lí thuyết, đang tạo ra màn ảnh tri thức quanh bản thân họ, đang cố che giấu sự kiện rằng họ không biết nhưng làm ra vẻ dường như họ biết, đều mang định mệnh xuống địa ngục.
Tội nhân có thể lên cõi trời, nhưng người ta chưa bao giờ được biết học giả đã bao giờ lên tới đó. Vì nếu bạn nghĩ bạn đã biết, mọi cửa bị đóng không cho tri thức đi vào. Đó là lí do tại sao ông ấy nói một cách giận dữ: 'Ông mang định mệnh xuống địa ngục. Làm sao ông có thể làm ra vẻ ta đây là thiền nhân được?'
'Còn ông?' đệ tử này kêu lên. 'Về bản thân ông thì sao?' Houn lại tát anh ta lần nữa.
Houn đang hiện diện ở đó, ông ấy có thể được cảm thấy. Bạn có thể uống và ăn ông ấy trong khoảnh khắc đó; ông ấy có thể trở thành một phần của bạn, ông ấy là sẵn có.
Và đệ tử này hỏi: 'Còn ông?' Đệ tử này kêu lên: 'Về bản thân ông thì sao?' Bản ngã anh ta bị tổn thương: 'Tôi - và mang định mệnh xuống địa ngục sao?' Bản ngã anh ta bước vào. Việc tát đã không làm thức tỉnh anh ta; anh ta đã đi sâu hơn vào giấc ngủ. Bây giờ anh ta đang trong tâm trạng tranh đấu, giận của anh ta nảy sinh. Và anh ta nói: 'Về ông thì sao? Ông đang đi đâu? Tôi sắp xuống địa ngục, nhưng ông đang đi đâu?'
Houn lại tát anh ta lần nữa.
'Ông có mắt, nhưng ông không thấy,' ông ấy ngoái đầu nói qua vai khi ra đi,'và ông có mồm, nhưng ông câm.'
Con người ở đỉnh vinh quang.... 'Ta ở đây,' ông ấy nói, 'Ta ở đây và ông có mắt, nhưng ông không thấy, và ông có mồm, nhưng ông câm.'
Mồm là câm nếu nó được dùng bởi tâm trí. Thế thì nó chỉ là việc huyên thuyên máy móc. Mồm không câm khi nó không được dùng bởi tâm trí, nhưng bởi im lặng. Cho nên nhớ, có người câm huyên thuyên liên tục và có những người im lặng, thực sự có mồm, người không câm, nhưng họ không huyên thuyên. Họ chỉ nói cái họ đã biết, họ chỉ nói cái có thể giúp ích, họ chỉ nói cái được bạn cần. Việc nói không phải là nhu cầu của họ; họ nói chỉ để giúp bạn.
Bạn nói - nó là nhu cầu điên bên trong bạn, vì bạn không thể im lặng được. Bạn liên tục nói chỉ để né tránh im lặng. Việc nói của bạn là độc thoại. Bạn không nói cho người khác, người khác chỉ là cái cớ. Và người đó không nói cho bạn. Người đó không lắng nghe bạn, bạn cũng không lắng nghe người đó. Người đó ra vẻ dường như người đó lắng nghe, người đó chỉ đợi khoảnh khắc đúng khi người đó có thể bắt đầu nói. Người đó chỉ đợi khớp nối đúng, từ đó người đó có thể tiếp tục, từ đó người đó có thể tiếp quản.
Tôi đã nghe: Một người lãnh đạo tới một thành phố. Nhiều người tụ tập để nghe ông ấy, nhưng dần dần, họ tất cả bỏ đi. Đến lúc người lãnh đạo kết thúc bài nói của mình, chỉ mỗi Mulla Nasrudin còn lại. Người lãnh đạo rất cám ơn và ông ta nói: 'Tôi rất, rất biết ơn. Tôi không bao giờ nghĩ rằng ông là người yêu tôi thế và người đi theo tôi thế.' Nasrudin nói: 'Tôi không phải thế đâu, nó không phải như vậy đâu. Tôi là diễn giả tiếp ở đây, cho nên nếu ông được kết thúc, tôi sẽ bắt đầu.'
Khi ai đó lắng nghe bạn, nhớ, người đó là diễn giả tiếp; người đó chỉ đợi bạn kết thúc. Và nếu bạn cứ nói mãi, người đó sẽ nói với mọi người rằng bạn là kẻ gây chán, nhưng điều người đó thực sự ngụ ý là ở chỗ bạn không chịu cho người đó một cơ hội để là kẻ gây chán. Những người không bao giờ cho bạn bất kì cơ hội nào để bắt đầu, họ được gọi là kẻ gây chán. Họ cứ nói mãi nói mãi. Họ không bao giờ cho bạn một không gian nhỏ để cho bạn có thể tiếp quản.
Thầy nói - lời của thầy tới từ im lặng của thầy, từ im lặng bên trong của thầy. Bạn nói - lời của bạn tới từ chứng điên bên trong của bạn. Đó là lí do tại sao Houn nói: 'Ông có mắt, nhưng ông không thấy.' Tại sao bạn không thể thấy được? - vì mắt bạn đầy với nhiều ý nghĩ. Cũng như bầu trời bị mây che phủ hoàn toàn trong cơn mưa, bạn không thể thấy được bầu trời ở đâu; khi ý nghĩ quá nhiều, trôi nổi trong mắt bạn, bạn không thể thấy được. Khi ý nghĩ trôi nổi quá nhiều trong tâm trí bạn, bạn câm.
Im lặng đi. Đầu tiên đạt tới im lặng, thế thì lời của bạn mang lực và năng lượng mạnh vô cùng; thế thì bất kì cái gì bạn nói hay không nói đều có ý nghĩa; mọi cử chỉ của bạn đều là bài thơ. Cho dù bạn ngồi im lặng, bạn toả ra năng lượng vô cùng quanh bạn - nó là giao cảm.
Im lặng là cội nguồn của mọi năng lượng, nhưng bạn nói qua chứng điên của bạn. Bạn có ám ảnh với việc nói. Đó là lí do tại sao nếu bạn bị cho vào chỗ biệt lập trong vài ngày, bạn sẽ bắt đầu nói với bản thân bạn. Sau tuần thứ ba, bạn không thể đợi được thêm nữa về có ai đó để nghe; bạn bắt đầu nói với bản thân bạn. Bạn không thể đợi được thêm nữa. Bây giờ có quá nhiều việc nói tới mức nó phải bị tống ra.
Việc nói của bạn là việc tẩy rửa, nó là việc dọn sạch. Nhưng tại sao dọn sạch bản thân bạn bằng việc đổ lên người khác? Tại sao ném thứ bẩn thỉu của bạn lên người khác? Nếu bạn muốn dọn sạch bản thân bạn, dọn sạch bản thân bạn một mình thôi. Đóng cửa lại và nói với bản thân bạn nhiều tuỳ thích. Hỏi câu hỏi và cho câu trả lời và làm cho nó thành trò chơi. Điều đó sẽ là tốt, vì đó là mọi điều đằng nào bạn cũng làm. Nhưng khi bạn làm nó với người khác, bạn không bao giờ nhận biết về bạn đang làm điều vô nghĩa nào. Một mình, bạn sẽ trở nên nhận biết. Làm nó một mình đi và bạn sẽ sớm nhận ra điều bạn đã làm trong cả đời bạn.
Thế rồi dần dần, bạn càng trở nên nhận biết hơn, lời càng biến mất đi, mây biến mất. Khi bầu trời bên trong không có mây, khi mắt bạn không có lời và ý nghĩ, và mồm bạn đầy với im lặng, thế thì... thế thì bạn có mắt, thế thì bạn có tai, thế thì các giác quan của bạn là trống rỗng hoàn toàn - chúng là phương tiện, trung gian. Thế thì giao cảm là có thể.

0 Đánh giá

Ads Belove Post