Chương 4. Giả sử tay tôi bao giờ cũng giống điều đó?

Chương 4. Giả sử tay tôi bao giờ cũng giống điều đó?

Price:

Read more

Trở về Cội nguồn - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 4. Giả sử tay tôi bao giờ cũng giống điều đó?

Mokusen Hiki sống trong một ngôi đền ở tỉnh Tamba. Một trong những người trung thành của ông ấy phàn nàn về tính keo kiệt của vợ mình.
Mokusen tới thăm vợ của người trung thành này và giơ nắm tay nắm chặt ra trước mặt cô ấy.
'Ông ngụ ý gì bởi điều đó?' người đàn bà ngạc nhiên hỏi. 'Giả sử tay tôi bao giờ cũng giống điều đó, cô sẽ gọi nó là gì?' 'Bị biến dạng,' người đàn bà đáp.
Thế rồi ông ấy duỗi thẳng bàn tay mình trước mặt cô ấy và hỏi: Giả sử nó bao giờ cũng giống điều đó - thì sao? 'Một loại biến dạng khác,' người vợ nói.
'Nếu cô hiểu chừng nấy,' Mokusen kết thúc, 'cô là người vợ tốt.' Thế rồi ông ấy ra đi.
Sau cuộc viếng thăm của ông ấy người vợ này đã giúp chồng minh phân phát cũng như tiết kiệm.
Nghệ thuật lớn nhất là đạt tới cân bằng, cân bằng giữa mọi cái đối lập, cân bằng giữa mọi cực. Thiếu cân bằng là bệnh và cân bằng là mạnh khoẻ. Thiếu cân bằng là loạn thần kinh, và cân bằng là mạnh khoẻ.
Tôi đã nghe: Mulla Nasrudin đi tới nhà tâm thần, và anh ta nói huyên thuyên về khổ của mình, những rắc rối, và chung cuộc anh ta kết luận: 'Tôi sợ. Dường như là tôi đang bị loạn thần kinh.' Nhà tâm thần mỉm cười và nói: 'Nasrudin, nếu điều đó là đúng, thế thì anh phải hạnh phúc và biết ơn rằng anh bị loạn thần kinh.' Nasrudin bị choáng. Anh ta nói: 'Cái gì? - hạnh phúc rằng tôi bị loạn thần kinh sao? Tại sao?' Nhà tâm thần nói: 'Vì đó là điều bình thường duy nhất về anh.'
Loạn thần kinh là điều thông thường duy nhất không chỉ về Nasrudin, mà về mọi người khác nữa. Tâm trí phải là loạn thần kinh. Loạn thần kinh không phải là bệnh; loạn thần kinh là bản thân tâm trí, cho nên loạn thần kinh không thể chữa được. Với tâm trí vẫn còn đó, loạn thần kinh nhất định đi theo nó như cái bóng. Do đó mọi nhà tâm thần đều thất bại. Nhiều nhất, nó có thể làm cho bạn thành bình thường, nhưng là bình thường thì không là gì ngoài việc là loạn thần kinh bình thường - loạn thần kinh như mọi người khác, không theo cách riêng của bạn; chỉ đi theo xa lộ, không phải là đường cá nhân. Những người ở trong nhà thương điên có chứng loạn thần kinh riêng tư. Bạn có loạn thần kinh đám đông. Đó là lí do tại sao bạn không thể bị phát hiện; bạn chỉ giống như mọi người khác. Và những người trong nhà thương điên là người đã cố đạt tới phong cách loạn thần kinh riêng của họ. Họ là những cá nhân. Đó là khác biệt duy nhất. Và điều này phải là như vậy, vì bản thân tâm trí, chính vận hành của tâm trí, là loạn thần kinh. Cố hiểu điều này đi.

Tâm trí không bao giờ ở giữa - không thể vậy được. Khi bạn ở giữa, tâm trí đơn giản biến mất. Tâm trí bao giờ cũng ở các cực đoan - hoặc cái này hoặc cái kia. Đó là lí do tại sao tâm trí phân chia thế giới thành trắng và đen, thành sống và chết, thành ghét và yêu, thành bạn và thù. Thế giới không trắng không đen - thế giới là một loại xám nào đó. Một cực là trắng, cực kia là đen; chỉ ở giữa nơi đen và trắng hội nhập và gặp gỡ và trở thành một, là thực tại. Nhưng tâm trí nhìn vào các cực. Nó nói: Hoặc cái này là đúng hoặc cái này là không đúng. Và tôi đã không bắt gặp chân lí mà không có chút dối trá trong nó. Tôi cũng không bắt gặp dối trá và không thực theo nghĩa nào đó.
Dối trá có mảnh chân lí trong chúng - đó là lí do tại sao chúng có tác dụng. Bằng không, làm sao dối trá có tác dụng? Tại sao mọi người dối trá vậy? - dối trá có mảnh chân lí trong nó. Bạn không thể phát minh ra dối trá tuyệt đối được, không thể được. Và bạn không thể nói về Chân lí tuyệt đối - điều đó nữa là không thể được. Đó là lí do tại sao Lão Tử liên tục nói: Nếu ông nói, ông đã đi vào trong thế giới của dối trá. Chân lí không thể được nói ra. Khoảnh khắc ông nói nó, một mảnh của nó nhất định là dối trá.
Sự tồn tại không bị phân chia thành hoặc-hoặc, nó không có nhị nguyên. Nó là một năng lượng chảy từ đầu này tới đầu kia. Cả hai bờ dòng sông được nối nhau ở bên dưới đất - chúng là một phần của một đất. Với bạn chúng dường như là hai vì bạn đã không đi vào dòng sông và bạn đã không bao giờ đi tới tận đáy. Đôi bờ là không hai, chúng thuộc vào một đất. Nhưng để cho sông chảy, chúng dường như là hai. Sự tồn tại giống như đôi bờ gặp nhau bên dưới, và tâm trí chỉ nhìn vào bề mặt. Cho nên tâm trí nói: tôi ở bờ này, và bạn ở bờ kia. Bạn đối lại tôi. Nếu bạn là người bạn, thế thì bạn ở trên bờ này cùng tôi; bạn là kẻ thù nếu bạn ở trên bờ kia. Nhưng cả hai bờ thuộc về một đất. Tâm trí không thể nhìn được sâu thế. Tâm trí là hiện tượng trên bề mặt - do đó có nhị nguyên. Sự tồn tại là một, nó không thể là khác được. Không có hai sự tồn tại, chỉ một tồn tại. Nhưng bởi vì nhịp điệu bạn đang sống - bạn hít vào và thở ra. Việc hít và và thở ra đó trở thành như hai bờ cho con sông của bạn chảy, nhưng bạn không là cả hai.
Hơi thở đi vào, hơi thở đi ra; nó cho nhịp điệu - hai bờ. Và nhịp điệu đó là đẹp nếu bạn không bị mắc kẹt vào cực đoan nào đó. Ngay cả trong việc thở, tâm trí bao giờ cũng chọn lựa. Hiếm khi chuyện xảy ra là bạn có thể thấy một người thở ra và thở vào tương đương - hiếm khi. Nếu bạn đi tới điểm mà bạn có thể thở ra và thở vào và vẫn còn ở giữa, bạn sẽ đạt tới chứng ngộ. Như bạn vậy, bạn chỉ thở vào, bạn không bao giờ thở ra. Thân thể thở ra và buộc không khí đi ra - bạn lại thở vào. Cứ quan sát việc thở của bạn - bạn chú ý nhiều tới hít vào hơn, bạn liên tục hít vào. Việc thở ra chỉ được để lại cho thân thể. Thân thể tống không khí ra, bạn lại hít vào, vì sâu bên dưới bạn nghĩ rằng hít vào là sống và thở ra là chết. Theo một cách nào đó điều đó là đúng, vì điều đầu tiên đứa trẻ làm sau khi sinh là hít vào.
Cuộc sống bắt đầu vận hành với hít vào. Do đó, bạn nhận diện sống bằng hít vào. Và điều cuối cùng một người sắp chết sẽ làm là thở ra. Bạn không thể chết mà hít vào, bạn có thể làm được không? Cho nên sâu bên dưới, vô thức cảm thấy rằng việc thở ra là chết và hít vào là sống. Bạn bám lấy hít vào. Và nếu bạn bám lấy một cực, bạn sẽ trở thành tâm trí. Thở ra, hít vào - vẫn còn ở giữa và không chọn lựa. Đừng chọn. Đừng chọn giữa các cái đối lập - vẫn còn ở giữa. Vì nếu bạn chọn cái đối lập này, bạn trở thành thiếu cân bằng. Thiếu cân bằng là loạn thần kinh.
Thế thì bạn trở nên bị nghiện với một cực, và cuộc sống là nhịp điệu - nó cần cực kia. Nó không âm thanh không im lặng, nó là cả hai. Im lặng là cực này và âm thanh là cực kia, và cuộc sống chỉ là nhịp điệu giữa hai cực này. Đừng chọn!
Nếu bạn chọn âm thanh, bạn sẽ trở nên nghiệm âm thanh, tiếng ồn, cái bên ngoài. Bạn sẽ trở thành người hướng ngoại, vì âm thanh là bên ngoài. Bên trong là im lặng. Nếu bạn chọn im lặng, bạn sẽ trở thành người hướng nội. Thế thì bạn sẽ đóng bản thân bạn hướng tới sự tồn tại đang tồn tại bên ngoài. Bạn sẽ đi vào và vào, và chuyển động đó sẽ không là nhịp điệu vì bạn đã phủ nhận cực kia. Thay vì thế, chuyển động này sẽ là tù đọng chết. Bạn sẽ bị mắc kẹt với nó, bạn không thể cực lạc được. Với im lặng và âm thanh cả hai, bạn đơn giản chuyển giữa những cực này vì bạn không là cả hai. Bạn chỉ ở giữa - bạn là nhịp điệu. Tay trái của tôi và tay phải của tôi cả hai đều là tôi; âm thanh và im lặng cả hai là tôi; sống và chết cả hai là tôi. Đừng níu bám. Thở ra, hít vào - cả hai là tôi.
Nếu bạn bám lấy một cực, thế thì cuộc sống của bạn sẽ là loạn thần kinh, vì bạn sẽ làm gì với cực kia? - nó có đó. Và dù bạn chọn hay không, bạn phải chuyển sang cực kia. Làm sao bạn có thể dừng việc thở ra được? Và nếu bạn dừng việc thở ra, làm sao bạn sẽ có khả năng hít vào? Nhìn cái đẹp này: bạn thở ra - khoảnh khắc bạn thở ra, bạn đã tạo ra tình huống cho việc hít vào sâu. Khi bạn hít vào, bạn đã tạo ra tình huống cho thở ra sâu. Cái đối lập thực sự không phải là đối lập. Làm sao nó có thể là cái đối lập được? Hít vào phụ thuộc vào thở ra, thở ra phụ thuộc vào hít vào. Làm sao chúng có thể là kẻ thù? Làm sao có thể có bất kì đối kháng nào? Chúng là bạn, chúng không là kẻ thù. Chúng đang chơi trò chơi mà trong đó chúng dường như là đối lập, nhưng sâu bên dưới chúng là một đất.
Đừng chọn yêu chống lại ghét vì thế thì, bạn sẽ trong rắc rối - vì thế thì bạn sẽ đặt ghét ở đâu? Ghét có đó, một phần của bạn cũng như yêu. Vẫn còn ở giữa đi. Để ghét có cách riêng của nó. Để yêu có cách riêng của nó. Bạn đơn giản quan sát từ chỗ giữa, không chuyển tới cực đoan. Nếu bạn chuyển từ cực đoan này, bạn sẽ làm gì với cực đoan kia? Thế thì bạn sẽ trở nên sợ cực kia, và cực kia sẽ tới. Vì cái bạn đã chọn không thể còn lại một mình - nó tuỳ thuộc cái cái kia.
Bạn rơi vào yêu với người đàn ông hay đàn bà, thế rồi bạn trở nên sợ ghét, giận và xung đột. Nhưng bạn sẽ làm gì? - chúng nhất định tới. Cái gọi là yêu của bạn phụ thuộc vào chúng; nó không thể tồn tại một mình, nó là nhịp điệu. Cái đối lập được cần.
Bạn đã bao giờ thấy dòng sông có một bờ không? Cuộc sống là dòng sông, và tâm trí cố chảy với một bờ - đó là loạn thần kinh. Có các đỉnh và có thung lũng. Có những khoảnh khắc cao và có những khoảnh khắc thấp. Đừng bị ám ảnh với bất kì đỉnh cao nào, bằng không, cái gì sẽ xảy ra cho thung lũng? Bạn có thấy đỉnh không có thung lũng không?
Đi lên Himalayas - đỉnh càng cao, thung lũng sẽ càng sâu. Gần Everest, thung lũng sâu nhất tồn tại - nó chỉ có thể tồn tại ở đó. Chỉ đỉnh cao như vậy mới có thể cho phép thung lũng sâu như vậy; và có cân bằng. Thung lũng phải sâu tới cùng mức như đỉnh vươn lên cao. Chúng cân bằng nhau. Quan sát cây cao đạt tới trời. Rễ bị ẩn kín, nhưng rễ đi sâu tới cùng mức độ: nếu cây đã mọc lên ba mươi mét, rễ phải mọc ba mươi mét xuống dưới. Bằng không, cái gì sẽ hỗ trợ cho cây? Cái gì sẽ hỗ trợ cho cây cao ba mươi mét này? Và nếu cây chọn chỉ chiều cao và cố phủ nhận rễ, nó sẽ chết. Và đây là điều bạn đã từng làm. Đây là điều toàn thể nhân loại đã từng làm. Đó là lí do tại sao toàn thể nhân loại đã co lại, co sập. Mọi thứ đã đi sai vì bạn chỉ muốn những khoảnh khắc cao.
Mọi người tới tôi và họ nói: Hôm qua tôi đã cực lạc, và giờ tôi lại sa sút. Bạn phải vậy. Cái gì sẽ hỗ trợ cho cực lạc? Cái gì sẽ hỗ trợ cho đỉnh? Đỉnh không thể tồn tại một mình - thung lũng nhất định đi theo.
Quan sát sóng trong đại dương. Sóng càng lên cao, hõm sóng đi sau nó càng sâu. Khoảnh khắc này bạn là sóng, khoảnh khắc khác bạn là hõm sóng hổng đi theo. Tận hưởng cả hai đi - đừng bị nghiện một thứ. Đừng nói: Tôi muốn bao giờ cũng ở trên đỉnh. Điều đó là không thể được. Đơn giản thấy sự kiện: nó là không thể được. Nó không bao giờ xảy ra và nó sẽ không bao giờ xảy ra. Nó đơn giản là không thể được - không trong bản tính của mọi sự. Thế thì làm gì?
Tận hưởng đỉnh khi nó kéo dài và thế rồi tận hưởng thung lũng khi nó tới. Cái gì sai với thung lũng? Cái gì sai với việc là thấp? Nó là việc thảnh thơi. Đỉnh là kích động, và không ai có thể tồn tại liên tục trong kích động. Bạn sẽ phát điên hoàn toàn. Đó là lí do tại sao khi bạn yêu một người, bạn phải ghét cùng người này. Nhưng đừng sợ ghét, chỉ chấp nhận nó. Nếu bạn yêu sâu sắc, bạn sẽ ghét sâu sắc. Nếu bạn không yêu mấy, bạn sẽ không ghét. Khoảnh khắc chồng và vợ dừng tranh đấu, yêu biến mất. Nếu bạn thấy một đôi tuyệt đối được, đó là đôi chết. Yêu đã biến mất lâu trước đây. Họ không còn tranh đấu nữa - thế thì họ không còn trong yêu nữa. Bây giờ không còn thung lũng, cho nên không còn đỉnh.
Những người yêu tranh đấu - chỉ những người yêu có thể tranh đấu; họ phụ thuộc vào tranh đấu. Và họ biết rằng không cái gì sai, vì khi họ tranh đấu họ tạo ra tình huống để đi sâu hơn vào trong yêu. Nó là nhịp điệu. Nếu bạn đã là người yêu, mà đây là điều hiếm hoi, bạn biết điều đó chỉ ngay trước khi làm tình, nếu bạn đã tranh đấu và giận dữ và cố giết lẫn nhau, và thế rồi bạn làm tình, thế thì cực thích có đỉnh mà không bao giờ có thể được đạt tới một cách bình thường. Vì khi các năng lượng dời đi - ghét ngụ ý năng lượng đang dời ra xa - sẽ tới một điểm mà bạn đã đi xa khỏi nhau như bạn đã vậy trước khi bạn rơi vào yêu. Cùng điểm đó đã lại tới. Các bạn là hai cá nhân, độc lập hoàn toàn, mọi trao đổi đã rơi rụng đi. Các bạn lại là người lạ, không biết người kia là ai. Đây là tình huống khi bạn rơi vào yêu. Nếu bạn không trốn chạy, bạn sẽ rơi vào yêu lần nữa - toàn thể lãng mạn, tuần trăng mật mới. Và nếu bạn không thể có được tuần trăng mật lặp đi lặp lại, yêu sẽ trở thành cũ rích. Nó sẽ chỉ là thứ chết. Bạn sẽ phải mang nó như gánh nặng.
Đó là lí do tại sao hôn nhân tồn tại. Hôn nhân đã được phát minh ra bởi những người tinh ranh và láu lỉnh, các nhà toán học. Trong hôn nhân, không có đỉnh, không có thung lũng. Bạn đơn giản đi trên đất bằng. Bạn không bao giờ rơi vào yêu, không có rắc rối. Hôn nhân là an ninh, không phải là yêu. Hôn nhân là số học, nó không lãng mạn. Nó đã được phát minh ra bởi những người tinh ranh. Họ đơn giản chấm dứt mọi khả năng của bất kì tranh đấu, giận, ghét nào. Họ đơn giản dừng mọi khả năng của tình huống nguy hiểm, bất an ninh. Hôn nhân bao giờ cũng là chuyện chấp nhận được: không bao giờ ở đỉnh nơi bạn có thể nhảy múa, không bao giờ ở thung lũng nơi bạn sẽ khóc. Nhưng một người đã không biết tới nhảy múa, người đã không biết khóc, đơn giản không sống.
Người ta nên cười và người ta nên khóc nữa. Cười và khóc là hai bờ - cân bằng được cần. Nếu bạn thực sự cười, bạn cũng sẽ khóc. Và cái gì sai với khóc? Nước mắt là đẹp. Nếu bạn đã cười, nếu bạn đã cười sâu sắc, nước mắt trở thành rất, rất đẹp. Chúng mang... chúng mang cái gì đó của tiếng cười, vì sâu bên dưới các bờ là một, chúng không là hai. Ở cực này là cười, ở cực kia là khó; cực này mỉm cười, cực kia khóc, nhưng sâu bên dưới chúng được nối với nhau. Nếu bạn đã cười một cách toàn bộ, bạn sẽ khóc một cách toàn bộ, và cả hai là đẹp. Tính toàn bộ là đẹp. Nhưng nếu bạn bám víu, thế thì bạn không bao giờ có thể toàn bộ. Khi bạn khóc, bạn bám lấy cười, bạn cố mỉm cười, bạn cố ép buộc nụ cười vì bạn không muốn thấy việc kêu khóc này. 'Điều này là tệ, điều này là xấu,' và bạn áp đặt nụ cười. Nước mắt đang trong mắt và bạn áp đặt nụ cười. Nụ cười này là giả - đây là loạn thần kinh. Khi thân thể muốn khóc và bạn mỉm cười, đây là tinh thần phân liệt. Đây là cách chia chẻ bắt đầu, cách một người trở thành hai. Tính toàn bộ bị mất. Thế thì nhớ, khi bạn cười nó không bao giờ có thể là toàn bộ
Nếu bạn bám lấy một cực, bạn trở nên sợ tính toàn bộ. Bạn không thể khóc một cách toàn bộ, làm sao bạn có thể khóc một cách toàn bộ được, làm sao bạn có thể cười một cách toàn bộ được? Đó là lí do tại sao cười to đã đơn giản biến mất khỏi thế giới. Bạn không biết cười to là gì - khi bạn không chỉ cười, mà cười to. Toàn thân rung lên, không chỉ bạn, mà từ đầu tới ngón chân mọi thứ đều cười. Tiếng cười đó là điên vì bạn là toàn bộ trong nó.
Nhìn cái ngớ ngẩn của thế giới: chỉ người điên có thể là toàn bộ. Bạn sợ, vì bạn biết rõ rằng bạn có nước mắt bị kìm nén cho nên nếu bạn cười sâu, nước mắt có thể trào ra. Và điều đó xảy ra. Bạn có thể đã để ý nhiều lần, nếu bạn bắt đầu cười sâu ngay lập tức bạn cảm thấy nước mắt đang trào ra. Bạn cảm thấy hoang mang - sao nước mắt trào ra? Nước mắt trào ra vì bạn đã kìm nén chúng, và bạn không bao giờ cho phép tính toàn bộ. Và bây giờ bạn cười một cách toàn bộ: nhu cầu bị kìm nén diễn đạt ra, luồng chảy bị kìm nén, cái bị kìm nén tìm kiếm một khoảnh khắc; cánh cửa để mở - nó trào ra.
Khi bạn mở cửa, nhớ rằng kẻ thù cũng sẽ đi vào cùng người bạn. Nếu bạn muốn chỉ người bạn vào, điều đó là không thể được. Thế thì bạn sẽ phải đóng cửa để cho kẻ thù không thể vào được. Nhưng thế thì người bạn không thể vào được - nó bị đóng. Và nếu bạn nhìn sâu rằng đó là cùng một người, vừa là bạn và là thù; nếu bạn phủ nhận việc vào của kẻ thù, người bạn cũng bị phủ nhận. Nếu bạn nói: Tôi sẽ không khóc, bạn đang nói: Tôi sẽ không cười. Nếu bạn nói: Tôi sẽ không ghét, bạn đang nói: tôi sẽ không yêu. Nếu bạn nói: Tôi sẽ không trở thành sa sút, chán nản và buồn, bạn đang nói: Tôi sẽ không phúc lạc. Cả hai là một, cho nên bạn không thể chọn. Bạn chỉ có thể nhận biết và vẫn còn ở giữa. Khi bạn ở giữa, bạn có thể thấy rằng cả hai đều là cánh của bạn.
Nghĩ về tình huống này: nếu con chim bay bằng một cánh, cái gì sẽ xảy ra cho nó? Nếu tôi có thể di chuyển một cách toàn thể, toàn bộ sang bên phải, tôi sẽ bị tê liệt. Bên trái sẽ đơn giản bị tê liệt. Và nếu bên trái bị tê liệt, bạn có nghĩ rằng bên phải có thể sống động được không? Làm sao bên phải có thể sống động nếu bên trái bị tê liệt? Chúng trong phụ thuộc lẫn nhau - thậm chí không phải là phụ thuộc, chúng sống trong tính một. Bạn có thể nói bên phải kết thúc ở đâu và bên trái bắt đầu ở đâu không? Đích xác chỗ nào là chỗ phân ranh giới? - không biên giới nào có đó. Nó là vòng tròn: bên trái đi vào bên phải, bên phải đi vào bên trái. Nó là vòng tròn.
Đó là lí do tại sao ở Trung Quốc, họ đã làm ra biểu tượng âm dương. Nó là một hình tròn chuyển động và hình tròn này tồn tại trong mọi chiều hướng. Đàn ông không phải là đàn ông, anh ta cũng là đàn bà. Đàn bà không chỉ là đàn bà, cô ấy cũng là đàn ông. Có những khoảnh khắc khi đàn bà là đàn ông, có những khoảnh khắc khi đàn ông là đàn bà. Và bạn trở nên sợ: Mình đáng phải không là đàn bà. Mình không mang nữ tính, mình là đàn ông, và mình phải không bao giờ để lộ bất kì phẩm chất nữ tính nào. Điều này đã được dạy trong nhiều thế kỉ trên khắp thế giới. Ngay cả với cậu bé bạn nói: Đừng ẻo lả. Vô nghĩa làm sao! Bạn thậm chí bắt đầu đầu độc cậu bé: Con là đàn ông. Cư xử như đàn ông đi - đừng như con gái. Bên phải là nam tính và bên trái là nữ tính trong cậu bé. Cùng điều đó là đúng cho bé gái. Nếu con gái bắt đầu cư xử như con trai, mọi người sợ. Nếu cô bé bắt đầu trèo cây, thế thì bạn nói: Con làm gì vậy? Con là con gái! Cư xử như con gái chứ. Con gái không bao giờ làm điều này. Chúng chỉ chơi đồ chơi, và thu xếp hôn nhân và làm nhà.
Tôi đã ở cùng một gia đình. Bạn tôi và vợ anh ấy đã đi đâu đấy và ba đứa con đang chơi. Hai đứa chơi trong phòng, còn đứa nhỏ nhất ngồi ngay gần hành lang trên bậu cửa. Thế là tôi hỏi nó: 'Sao cháu không chơi?' Nó nói: 'Cháu cũng đang chơi đây,' nhưng tôi đã quan sát, nói: 'Cháu đã chỉ ngồi đây, bên ngoài hành lang.' Nó nói: 'Vâng, vì cháu là em bé mới được sinh ra. Các anh chị đang chơi trò mẹ và bố, và cháu đang đợi đúng lúc.'
Con gái chơi 'nhà'. Con trai không được mong đợi làm điều đó. Bạn tạo ra phân chia. Bạn tạo ra chia chẻ từ chính lúc ban đầu. Và thế rồi, không đàn ông nào là toàn bộ, không đàn bà nào là toàn bộ, vì đàn ông, bao giờ cũng bị liệt một nửa, không thể là đàn bà. Đó là lí do tại sao đàn ông không được phép khóc. Chỉ đàn bà khóc, Đàn ông dường như láu tỉnh hơn Thượng đế. Tại sao có các tuyến nước mắt trong mắt? Nếu đàn ông không khóc, thế thì Thượng đế dường như là kẻ ngu. Ngài liên tục cho đàn ông tuyến nước mắt trong mắt, và bạn không bao giờ khóc, bạn không bao giờ dùng tuyến nước mắt của bạn. Thế thì bạn cũng không thể cười được, vì một nửa bị liệt - bạn không thể di chuyển. Và đàn bà được coi là không cười to, điều đó có vẻ không có nữ tính, điều đó có vẻ không giống quí bà. Thế thì cũng có một nửa bị liệt.
Nhớ, bạn là cả hai! Và bao giờ cũng nhớ điều này: bất kì khi nào bạn thấy một cực đối lập, bạn là cả hai, không cực nào là được chọn. Bạn là cả hai và bạn phải chấp nhận cả hai và tận hưởng cả hai. Và không cái gì là sai. Nếu bạn là đàn ông, không cái gì là sai khi thỉnh thoảng chuyển sang cực kia và chỉ là nữ. Khóc như đàn bà - điều đó là đẹp thế, thảnh thơi thế. Nó là phúc lành thế. Cứ than như đàn bà, khóc như đàn bà, cười như đàn ông - đó là hiện tượng lớn thế. Vì khoảnh khắc bạn chuyển sang cái đối lập, bạn trở thành toàn bộ. Phân tâm học và tâm thần học thực sự không thể giúp được mấy vì họ liên tục chấp nhận sự phân chia. Ngay cả một Freud cũng là một nhân cách bị kìm nén nhiều như bất kì người nào khác; đôi khi thậm chí còn nhiều hơn - rất lo lắng. Không ai dường như được thảnh thơi. Nếu bạn được thảnh thơi, không có nhu cầu thiền, vì thiền là thuốc - nó là thuốc. Nếu bạn mạnh khoẻ không có nhu cầu về nó. Và tôi đã không bắt gặp một người nào không cần tới thiền. Điều đó ngụ ý toàn thể nhân loại đang ốm; toàn thể trái đất là bệnh viện lớn.
Thử nhìn vào nó đi. Và khi tôi nói thử nhìn vào nó, nhìn nó trong bản thân bạn. Đừng nhìn bên phải và bên trái. Tôi đang nói với bạn; cứ nhìn toàn thể vấn đề. Và nếu bạn có thể thấy toàn thể vấn đề về bản thân chia chẻ của bạn, không cái gì là cần được làm. Đơn giản bỏ việc giúp cho chia chẻ này tiếp tục. Dần dần, chuyển từ các cực đoan về chỗ giữa. Do đó, Phật đã gọi con đường của ông ấy là 'Trung đạo,' madhyam nikaya. Do đó, Lão Tử nói con đường của ông ấy là 'Phương tiện Vàng.'
Tương truyền Khổng Tử đi qua một làng, và ông ấy hỏi dân làng: 'Các ông có người khôn ngoan nào trong thành này không?' Dân làng nói: 'Có, chúng tôi có người khôn ngoan riêng của chúng tôi.' Khổng Tử nói: 'Lí do nào mà ông gọi ông ta là khôn ngoan? Ông có thể nói cái gì đó không?' Người này nói: 'Có - ông ấy là nhà tư tưởng lớn. Ngay cả bước ra khỏi nhà, ông ấy dừng lại và nghĩ ba lần về liệu có đi ra hay không.' Khổng Tử nói: 'Ba lần sao? Ba lần là quá nhiều. Một lần thì không đủ, ba lần lại quá nhiều. Hai lần sẽ có tác dụng.'
Bạn có thấy ra vấn đề không? Ông ấy nói: 'Cứ ở giữa sẽ có tác dụng. Một lần là không đủ, ba lần là quá nhiều; ông đã đi sang cực đoan khác.' Có những người sẽ không nghĩ một lần. Đây là người ngu mà về họ người ta nói: 'Nơi thiên thần sợ bước vào, người ngu đơn giản xô vào.' Đây là người ngu. Nhưng người nghĩ ba lần đã đi sang cực đoan kia. Lần nữa sự ngu xuẩn đã đi vào từ cực đoan kia, vì ở cực đoan là ngu. Anh ta lại ngu xuẩn. Mọi người có thể gọi anh ta là khôn ngoan vì họ thuộc vào kiểu người ngu, và người này chính là cái đối lập. Nhưng đối lập với người ngu, bạn sẽ là người ngu. Tranh đấu với người ngu, làm sao bạn có thể là người khôn được? Cực đoan này, cực đoan kia, cả hai đều là ngu. Cho nên Khổng Tử nói: 'Chỉ ở giữa, hai sẽ có tác dụng.' Và điều này phải được nhớ vì đây là toàn thể vấn đề của câu chuyện Thiền này. Cố hiểu nó.
Mokusen Hiki sống trong một ngôi đền ở tỉnh Tamba. Một trong những người trung thành của ông ấy phàn nàn về tính keo kiệt của vợ mình.
Mokusen tới thăm vợ của người trung thành này và giơ nắm tay nắm chặt ra trước mặt cô ấy.
'Ông ngụ ý gì bởi điều đó?' người đàn bà ngạc nhiên hỏi. 'Giả sử tay tôi bao giờ cũng giống điều đó, cô sẽ gọi nó là gì?'- Bao giờ cũng siết chặt, bao giờ cũng là nắm tay đóng, cô gọi nó là gì?
'Bị biến dạng,' người đàn bà đáp.
Thế rồi ông ấy duỗi thẳng bàn tay mình trước mặt cô ấy và hỏi: Giả sử nó bao giờ cũng giống điều đó - thì sao? 'Một loại biến dạng khác,' người vợ nói.
'Nếu cô hiểu chừng nấy,' Mokusen kết thúc, 'cô là người vợ tốt.' Thế rồi ông ấy ra đi.
Sau cuộc viếng thăm của ông ấy người vợ này đã giúp chồng minh phân phát cũng như tiết kiệm.
Thiền không tin vào giáo huấn, nhưng tin vào tình huống. Mokusen Hiki này đáng ra có thể đã nói, có thể đã cho bài giảng dài, nhưng ông ấy không làm bất kì cái gì như thế. Ông ấy đơn giản đi tới người đàn bà và giơ nắm đấu siết chặt ra trước mặt cô ấy. Ông ấy tạo ra tình huống.
Tình huống là một hiện tượng mang tính tồn tại. Chỉ nói, dạy, sẽ không có tác dụng, vì nói và dạy đi vào cái đầu. Và cho dù cái đầu được thuyết phục, không cái gì xảy ra từ nó. Bạn biết điều này rất rõ. Bạn được thuyết phục về nhiều thứ, nhưng bạn chỉ liên tục làm điều ngược lại. Bạn được thuyết phục rằng giận là độc hại, nhưng điều đó có tạo ra bất kì khác biệt nào cho bạn không? Dù bạn nói giận là độc hại hay không, bạn vẫn liên tục giận. Bạn đã từng liên tục hối hận - lặp đi lặp lại cùng hiện tượng, bạn cảm thấy bất lực hoàn toàn. Cái đầu biết giận là sai, nhưng không cái gì xảy ra qua nó.
Bạn biết rất rõ cái gì là sai nhưng điều đó không làm biến đổi cuộc sống của bạn. Bạn biết rất rõ cái gì là đúng nhưng điều đó không đi vào trong bản thân bạn. Nó vẫn còn là cái gì đó trong tâm trí - sự tin chắc, luận cứ, việc hợp lí hoá. Nó vẫn còn là tri thức, nhưng nó không bao giờ trở thành hiểu biết. Hiểu biết ngụ ý rằng bạn đã biết nó qua toàn thể con người bạn; bạn đã biết nó qua tình huống có tính tồn tại. Nó đã không được trao chỉ qua lời. Mọi thầy đã từng làm điều đó - họ tạo ra tình huống. Trong tình huống, bạn phải hành động. Trong tình huống, tính toàn thể của bạn được triệu tới, bị thách thức.
Người đàn bà này phải đã bị choáng. 'Thầy chứng ngộ này đang làm gì? Điều ngu xuẩn làm sao?' Ông ấy đã không nói một lời, ông ấy đơn giản tới đánh thức. Ông ấy chìa nắm đấm siết chặt vào mặt cô ấy, cô ấy phải đã bị choáng. Đây không phải là cách cư xử khi ông ấy đã không nói một điều nào. Ông ấy đã không cho một cơ hội nào để cái đầu bước vào. Toàn thể người đàn bà bị thách thức - cô ấy phải đã sẵn sàng đánh nhau. Cái gì đó sắp xảy ra. 'Người đàn ông này dường như điên.' Và thế rồi ông ấy hỏi câu hỏi: 'Cô sẽ gọi điều đó là gì nếu tay tôi liên tục vẫn còn giống thế này?' Cô ấy nói: 'Tất nhiên, bị biến dạng.'
Đây là cảm nhận; cái gì đó đã bừng lên với cô ấy. Toàn thể tình huống này đã chỉ ra rằng đây là bị biến dạng: nếu bạn không thể mở tay ra, nếu nó bao giờ cũng đóng, đây là biến dạng.
Và biến dạng như vậy đã xảy ra cho bạn. Bạn không thể thở ra, bạn đơn giản hít vào: đây là biến dạng. Bạn không thể cho, bạn chỉ có thể sở hữu: đây là biến dạng. Bạn không thể chia sẻ, bạn chỉ có thể liên tục giữ. Bạn liên tục giữ mọi thứ - bạn không thể chia sẻ được nó. Bạn đã hoàn toàn quên mất ngôn ngữ chia sẻ nhưng đây là biến dạng. Người keo kiệt là người bị biến dạng. Người đó đã hoàn toàn quên mất cái gì đó trong người đó mà có thể chia sẻ. Người đó giữ, giữ và giữ, và việc giữ này chỉ trở thành nấm mồ.
Tại sao bạn giữ nếu bạn không thể chia sẻ? Tại sao bạn sống nếu bạn không thể chia sẻ? Bạn tìm gì nếu bạn không thể cực lạc? Và cực lạc tới qua cân bằng: bạn đơn giản sở hữu một thứ để chia sẻ nó, thế thì việc sở hữu là không xấu. Thế thì bạn đơn giản đợi để chia sẻ nó.
Chuyện xảy ra: Hai sư cùng đi hành khất. Một sư tin vào từ bỏ mọi thứ, cho nên ông ta sẽ không mang một xu nào. Ông ta chống lại tiền bạc, tuyệt đối chống - ông ta sẽ không chạm vào tiền. Đến tối họ tới gần dòng sông, và họ phải đi qua sông; sông rất rộng. Họ phải nhờ người chèo thuyền đưa họ sang. Người chèo thuyền đòi tiền. Sư kia là kẻ tích trữ; bất kì cái gì ông ta có thể có được ông ta đều tích trữ. Ông ta là người keo kiệt. Và bao giờ cũng có cãi nhau, cãi nhau liên tục giữa họ về cái gì là đúng. Một người sẽ nói: 'Tiền là vô dụng. Nó là bẩn thỉu' - như mọi nhà khổ hạnh bao giờ cũng nói, chỉ là điều vô nghĩa. Người kia sẽ nói: 'Tiền sao? - tiền là cuộc sống. Không có tiền thậm chí ông không thể sống được.' Và không có kết thúc cho tranh cãi của họ. Người chở đò đòi tiền. Người tích trữ tiền, người keo kiệt nói: 'Bây giờ, ông sẽ làm gì? Tôi có tiền. Tôi sẽ đi sang bờ bên kia, tới thành, và ông sẽ phải ở lại đây. Đây là khu vực hoang vu và nguy hiểm. Bây giờ ông nói gì?' Sư kia đơn giản mỉm cười và chẳng nói gì. Tất nhiên, người bạn cũng trả tiền cho ông ta qua sông.
Khi họ đã qua sông, người đã mỉm cười, người chống lại tiền nói: 'Bây giờ xem điều gì đã xảy ra. Vì ông đã đưa tiền cho người chở đò, đó là lí do tại sao chúng ta có thể qua sông được. Nếu ông mà keo kiệt về điều đó, chúng ta chắc đã chết trên bờ bên kia. Ông đã từ bỏ tiền, đó là lí do tại sao chúng ta đã tới bờ này. Bây giờ chúng ta an toàn. Và tôi bao giờ cũng nói, tiền phải bị từ bỏ. Bây giờ ông thấy đấy!' Cãi nhau lại đi tới cùng điểm. Ai là đúng?
Cả hai đều sai. Và nhớ điều này, trong cãi nhau cả hai bên bao giờ cũng sai. Vì nếu không có cái gì đó sai, cãi nhau không thể tiếp tục mãi mãi được. Người thế gian là sai. Người thế giới khác đích xác là sai như người thế gian, bằng không cãi nhau không thể tiếp tục hàng thế kỉ và hàng thế kỉ. Người keo kiệt là sai, và người từ bỏ là sai. Người sở hữu là sai, và người từ bỏ là sai. Đâu đó có điểm giữa nơi bạn đơn giản thấy rằng tiền là cần thiết và từ bỏ tiền cũng là cần thiết. Tích trữ tiền là cần thiết, và chia sẻ nó cũng là cần thiết. Nếu bạn có thể tạo ra cân bằng giữa tích trữ và chia sẻ, thế thì bạn đã đi tới điểm từ đó hiểu biết trở thành có thể.
Cho nên đừng ủng hộ hay chống đối, cứ cố hiểu. Bất kì chỗ nào có các cái đối lập, bao giờ cũng nhớ không chọn cái đối lập này chống lại cái kia. Bạn sẽ sai. Không tạo ra khác biệt gì dù bạn chọn cái nào. Với tôi, ở tại cực đoan là sai. Cả hai sư này đều sai, nhưng tôi không ở đó. Họ phải tranh cãi ở đâu đó trong các thân thể khác - cùng việc cãi nhau, vì kiểu cãi nhau này không thể được kết thúc.
Đó là lí do tại sao những người nói: Có Thượng đế, đã không chứng minh được bất kì cái gì. Và người nói: Không có Thượng đế, họ cũng chẳng chứng minh được bất kì cái gì, vì Thượng đế là cả hai vừa có vừa không có: sống và chết, khẳng định và phủ định, hiện diện và vắng mặt. Đó là lí do tại sao họ đã không có khả năng chứng minh được bất kì cái gì. Cả hai bên đều liên tục tranh cãi. Hàng triệu thời đại đã trôi qua và không một kết luận nào đã được đạt tới qua biện luận triết lí. Bạn có thể cứ tiếp tục tranh cãi mãi. Nếu bạn có tâm trí láu lỉnh, bạn có thể tiếp tục tranh cãi mãi. Tâm trí không bao giờ đạt tới bất kì kết luận nào - nó không thể đạt tới được. Nó chọn một phần này và phần kia được bao hàm trong phần này - bạn không thể phủ nhận được nó.
Mọi người nói: Thượng đế không có; nếu họ thực sự nghĩ rằng Thượng đế không có, thế thì sao bận tâm? Nhưng họ bận tâm thậm chí còn nhiều hơn: họ liên tục tranh cãi, họ viết những cuốn sách lớn, họ dành cả đời họ để chứng minh rằng Thượng đế không có. Ngu làm sao! Nếu Thượng đế không có, sao bạn phí đời bạn để chứng minh điều đó?
Tôi biết một người trong ba mươi năm liên tục đã từng viết chống lại Thượng đế. Ông ấy tới gặp tôi, và ông ấy nói: 'Tôi muốn có buổi bàn bạc với ông.' Tôi bảo ông ta: 'Không có khả năng nào. Bất kì điều gì ông nói, tôi sẽ nói 'có'.' Ông ấy nói: 'Bất kì điều gì tôi nói sao? Ông ngụ ý gì? - trong ba mươi năm tôi đã từng cố gắng chứng minh rằng Thượng đế không có.' Tôi bảo ông ấy: 'Liệu Thượng đế có hay không, điều đó là không liên quan, nhưng tại sao ông đã phí ba mươi năm của ông? Bây giờ ai sẽ trả chúng lại cho ông?' Không có Thượng đế, cho nên bạn thậm chí không thể yêu cầu được Ngài về kiếp sống khác. Nhưng sao bận tâm? Đây là ám ảnh. Bạn bị loạn thần kinh. Nếu Thượng đế không có, đơn giản bỏ ý tưởng này đi. Bạn chỉ bỏ nó đi. 'Không,' người đó nói, 'Tôi phải chứng minh nó để thuyết phục người khác.' Nhưng Thượng đế không có, để cho người khác tin. Sao bạn lo nghĩ? Ngài phải bị lo nghĩ, lo nghĩ khủng khiếp. Thượng đế là nỗi ám ảnh từ cực phủ định.
Và có những người liên tục chứng minh rằng Thượng đế có. Họ cũng phí thời gian của họ. Nếu Thượng đế hiện hữu, sống Ngài đi! Nếu Thượng đế không có, thế thì sống sự vắng mặt của Ngài. Sao bị bận tâm?
Nhưng không, khi tâm trí chọn cực đoan, nó bao giờ cũng cảm thấy rằng cái gì đó là sai - thiếu cân bằng. Bạn phải chứng minh điều đó. Tại sao? - vì bạn cảm thấy thiếu cân bằng. Nếu có Thượng đế, thế thì thiếu cân bằng trở thành rõ ràng hơn, cho nên bạn cố chứng minh điều đó. Bạn không cố thuyết phục người khác, bạn đang cố thuyết phục bản thân bạn rằng không thể có bất kì thiếu cân bằng nào, vì không có Thượng đế. 'Tôi là đúng' - bạn đang cố chứng minh điều này. Và nhu cầu là gì? Nếu bạn là đúng, nhu cầu là gì để chứng minh nó? Bạn đúng, bạn hài lòng, bạn sống hạnh phúc - được kết thúc. Thượng đế sẽ chăm nom cho bản thân Ngài.
Nhưng không, bạn không thể ngủ được vì không có Thượng đế. Bạn lo nghĩ vì không có Thượng đế. Có những người lo nghĩ rằng Thượng đế phải có, họ liên tục làm cho người khác tin - họ cố thuyết phục. Họ đang cố thuyết phục ai? Nó không phải là đối thoại, nó là độc thoại. Bất kì cái gì bạn cố chứng minh thực sự đều là thiếu cân bằng bên trong của bạn. Bạn sẽ thích nó nếu người khác không tồn tại. Thế thì, thế thì bạn có thể cảm thấy cân bằng. Nhưng người khác hiện hữu. Người khác hiện hữu - điều đó ám ảnh bạn. Vô thần, hữu thần, những người ủng hộ - chống đối - điều đó ám ảnh họ. Bạn phải làm cân bằng bản thân bạn, thế thì nó đơn giản rơi rụng đi. Mọi vấn đề rơi rụng khi bạn được cân bằng. Chúng ta không thể giải quyết được bất kì vấn đề nào, nhớ lấy. Vấn đề đơn giản biến mất khi chúng ta được cân bằng. Vấn để chỉ là chỉ báo tượng trưng - chúng không phải là bệnh thực. Bệnh thực là thiếu cân bằng.
Có những người sống với nắm tay siết chặt; họ tích trữ - họ tích trữ mọi thứ. Họ không biết, vì việc tích trữ trở thành thói quen của họ. Họ tích trữ mọi thứ, bất kì cái gì - rác rưởi. Bạn có thể không nhận biết rằng họ thậm chí trở nên bị táo bón vì họ tích trữ. Bạn bao giờ cũng thấy những kẻ keo kiệt bị táo bón. Người đó không thể thảnh thơi được, người đó không thể cho bất kì cái gì từ bản thân người đó; người đó thậm chí còn tích trữ cả cứt. Và thế rồi người đó đi tìm phương thuốc chữa táo bón. Không có phương thuốc cho táo bón. Phương thuốc là thảnh thơi và chia sẻ. Khi bạn chia sẻ, thân thể thảnh thơi toàn bộ vì nó là một đơn vị hữu cơ toàn bộ. Người có thể yêu sẽ không bao giờ bị táo bón, không thể được - vì người đó chia sẻ mọi năng lượng của mình. Và nếu người đó có thể chia sẻ con tim của mình, sao người đó phải tích trữ cứt? Không, việc tích trữ là việc đóng lại. Bạn liên tục co lại bên trong bản thân bạn - bạn không thể cho bất kì cái gì. Bạn đã đánh mất chính chiều hướng của cho.
Đi tới nhà người keo kiệt mà xem. Mới vài ngày trước đã có tin tức. Ở New York, hai anh em cùng sống. Trong ba mươi năm, họ đã không cho phép bất kì người nào vào nhà họ. Không ai biết họ đã làm gì bên trong ngôi nhà này. Họ không bao giờ cưới vợ, vì người keo kiệt không bao giờ muốn rơi vào yêu. Đàn bà có thể là nguy hiểm. Và khi đàn bà bước vào, bạn không bao giờ biết cô ấy sẽ làm gì với tiền của bạn. Cô ấy nhất định phung phí nó. Cho nên họ không bao giờ lấy vợ, họ không bao giờ rơi vào yêu. Và họ tích trữ và tích trữ mọi thứ, mọi kiểu các thứ.
Mới vài ngày trước, chỉ hai ba tháng trước, cả hai cùng chết vì bị giật điện. Cái gì đó đã đi sai và họ chết. Thế rồi cảnh sát mở ngôi nhà ra. Họ tìm thấy mọi thứ đáng giá hàng triệu đô la; không thể nào đi vào trong ngôi nhà được. Có năm mươi chiếc tivi, bốn mươi chín chiếc không bao giờ mở - vẫn nằm trong hộp - radio, tủ lạnh, nhiều cái còn chưa mở ra - họ đã không bao giờ dùng chúng.
Họ thường sống bằng sữa. Một người anh sẽ đi và mang sữa về vào buổi sáng, tất cả vậy thôi. Anh ta sẽ mang sữa và báo về. Họ sẽ đọc tin tức. Và họ đã làm gì bên trong? - kê dọn mọi thứ. Và họ đã làm ra đống lộn xộn thế. Đó là toà nhà ba tầng. Cả ba tầng đều chất đầy mọi thứ; người ta phải bò vào vì không còn không gian nào còn lại.
Phải mất nhiều ngày để cảnh sát đem mọi thứ ra, để đếm xem có bao nhiêu thứ ở đó, và bao nhiêu đô la họ đã để lại đằng sau. Họ không bao giờ để tiền vào ngân hàng, vì chẳng ai biết, ngân hàng có thể phá sản. Và họ sống như những kẻ ăn xin nghèo nàn. Họ có thể đã sống cuộc sống giầu có, nhưng người keo kiệt bao giờ cũng sống cuộc sống của người ăn xin nghèo nàn. Người keo kiệt thực sự là kẻ ăn xin, điều tối thượng trong sự ăn xin. Bạn không thể tìm ra kẻ ăn xin nào lớn hơn người keo kiệt. Người đó có nó và người đó không thể dùng nó. Thế rồi có những kiểu người khác. Họ chính là hình ảnh đảo ngược của người keo kiệt. Họ từ bỏ mọi thứ - họ trốn chạy.
Người ta nói về Vinoba Bhave, rằng nếu bạn mang tiền tới cho ông ấy, ông ấy sẽ đơn giản nhắm mắt lại. Ông ấy sẽ không chạm tới, ông ấy sẽ không nhìn vào tiền.
Điều này dường như là cực đoan khác. Tại sao sợ tiền thế? Tại sao có sợ này? Tại sao nhắm mắt lại? Cái gì sai với tiền? Không cái gì sai với tiền, nhưng bạn sợ. Đây là hình ảnh đảo ngược của người keo kiệt, vì người này sợ rằng nếu người đó nhìn vào tiền thế thì ham muốn về tiền sẽ nảy sinh.
Nhớ, nếu bạn sợ nhìn vào tiền, vào đàn bà đẹp, nếu bạn sợ nhìn, điều đó biểu lộ cái gì? Nó biểu lộ rằng nỗi sợ có đó rằng nếu bạn nhìn người đàn bà đẹp, ham muốn về cô ấy sẽ nảy sinh. Bạn sợ ham muốn này và bạn đã kìm nén nó. Thế thì bạn thậm chí không thể nhìn được. Đây là kiểu tâm trí khiêu dâm nhất. Nếu bạn không thể nhìn được người đàn bà đẹp, bạn đang làm gì? Toàn thể tính dục đã trở thành thuộc về não. Bạn thậm chí không thể dùng mắt của bạn bây giờ. Không, chúng không là mắt - chúng đã trở thành cơ quan sinh dục. Bạn sợ, vì nếu bạn nhìn thế thì bạn không biết cái gì sẽ xảy ra. Bạn sợ bản thân bạn, đó là lí do tại sao bạn không thể nhìn. Người ta có thể chuyển từ cực đoan này sang cực đoan khác. Người ta có thể tích trữ tiền hay người ta có thể ném nó cho chó và trốn khỏi nó lên Himalayas. Nhưng cả hai kiểu là như nhau.
Hai là đủ, một là không đủ, ba là quá nhiều. Tại sao bạn không thể vẫn còn ở giữa? Vì ở giữa, tâm trí biến mất. Nó cũng giống như con lắc; con lắc liên tục chuyển sang phải và sang trái. Bạn biết rằng nếu con lắc chuyển từ phải sang trái và từ trái sang phải đồng hồ đang vận hành. Nếu con lắc được duy trì ở giữa, được cân bằng, mọi chuyển động bị mất - đồng hồ dừng lại. Và khi con lắc đi sang trái bạn chỉ nghĩ nó đang đi sang trái, nhưng nó đang lấy đã để đi sang phải. Vậy nó đang đi đâu? Khi nó đi sang trái nó thu lấy đà. Việc đi sang trái này không là gì ngoài việc chuẩn bị cho đi sang phải. Nó đi sang trái, thu lấy năng lượng, đà, thế rồi nó đi sang phải. Nó chuyển động trái-phải. Hai cực đoan đó giữ nó chuyển động.
Tâm trí là việc chuyển động giữa các cực đoan. Nó là việc du hành, chuyển động liên tục giữa hai cực đoan. Ở giữa tâm trí đơn giản biến mất, vì chuyển động biến mất. Khi không có chuyển động, bạn là hiện hữu lần đầu tiên, bạn ở trong trạng thái hiện hữu. Mọi thứ dừng lại, thời gian, không gian - mọi thứ đã biến mất.
Điều đó không ngụ ý là bạn dừng vận hành. Nó đơn giản ngụ ý rằng bây giờ, tổng hành dinh của bạn đã thay đổi; chúng ở giữa. Bây giờ bạn sẽ vận hành từ chỗ giữa. Bạn sẽ đi sang trái, bạn sẽ đi sang phải. Bạn có thể đi sang trái mà không sợ gì. Bạn có thể đi sang phải và sang trái, duy trì bản thân bạn ở giữa. Đó là lí do tại sao tôi gọi việc ở giữa là nghệ thuật vĩ đại nhất.
Nếu bạn là kẻ keo kiệt, rất dễ để đơn giản phát chán với sự keo kiệt của bạn. Và thế rồi bạn chuyển sang cực đoan kia - bạn ném đi mọi thứ. Bạn từ bỏ mọi thứ và bạn trở thành người khổ hạnh. Nếu bạn là kẻ ăn chơi, rất dễ trở thành sư và đi vào tu viện Cơ đốc giáo, hay trở thành người Jain, hay tới Ấn Độ và đi tới đạo tràng nào đó. Nếu bạn là kẻ ăn chơi, điều đó rất dễ, vì bạn đã chạm vào một cực đoan. Bây giờ với điều đó bạn bị thất vọng, được kết thúc. Bạn nghĩ nó được kết thúc nhưng bay giờ nó đang theo bạn sang cực đoan kia. Nó đang đẩy bạn sang cực đoan kia. Bờ này được kết thúc, nhưng bờ này đang ném bạn sang bờ kia.
Cả hai bờ là một; không bờ nào là sông. Bạn phải ở giữa để cho bạn có thể tuôn chảy cùng sông. Bờ này hay bờ kia, khác biệt là gì? Bạn bị mắc kẹt trên bờ này, bây giờ bờ này đang ném bạn sang bờ kia và bạn sẽ bị mắc kẹt ở đó. Và khác biệt là gì? Bờ kia là 'kia' chỉ vì bạn ở trên bờ này. Khi bạn ở bờ kia, bờ này sẽ trở thành 'kia'. Và đó là điều xảy ra cho nhiều người: họ bỏ thế giới này đi tìm thế giới kia, thế rồi họ bị mắc kẹt với bờ kia. Thế giới này nhìn vào thế giới kia và thế rồi ham muốn về nó nảy sinh.
Nếu bạn có thể mở đầu các sư, những người khổ hạnh, bạn chắc sẽ ngạc nhiên. Nếu bạn có thể làm cửa sổ trong đầu họ và nhìn vào trong nó, toàn thế giới, thế giới này cứ diễn ra mãi. Người đã trốn khỏi đàn bà sẽ liên tục nghĩ về đàn bà và không gì khác.
Mulla Nasrudin một hôm kể cho tôi về bạn gái mới của anh ta, và anh ta ba hoa nhiều thế. Anh ta nói: 'Cô ấy là người đàn bà đẹp nhất trên thế giới, một ảo ảnh đáng yêu.' Tôi hỏi anh ta: 'Anh có thể đúng, cô ấy có thể là người đàn bà đẹp nhất thế giới, nhưng anh dùng từ sai. Tại sao là ảo ảnh đáng yêu? Ảo ảnh ngụ ý anh có thể nhìn thấy nó, nhưng anh không thể chạm được vào nó.' Mulla Nasrudin nói: 'Đích xác. Đó là con gái tôi. Ông có thể nhìn cô ấy nhưng ông không thể chạm vào cô ấy - một ảo ảnh đáng yêu.'
Nhìn các sư. Họ sống trong ảo ảnh đáng yêu. Con gái có đó. Họ có thể nhìn, nhưng họ không thể chạm. Đó là khác biệt duy nhất. Con cái của bạn, bạn cũng có thể chạm. Họ không thể chạm, họ sống trong mơ. Nếu bạn trốn khỏi cái gì đó, cái gì đó ấy sẽ trở thành mơ trong bạn; nó sẽ ám ảnh bạn. Đừng bao giờ cố trốn khỏi bất kì cái gì. Sợ không thể giúp được. Trốn đơn giản là ngu xuẩn. Các tình huống giúp đỡ - trốn chạy không bao giờ giúp. Cố tìm ra chỗ giữa trong mọi tình huống. Và chỗ giữa là gì? Làm sao nó có thể được duy trì?
Tôi đã nói về đỉnh và thung lũng. Bạn có thể tìm ra điểm giữa; cái sẽ không phải chỗ giữa mà tôi đang nói tới. Bạn có thể làm lều ngay ở giữa, không trong thung lũng không trên đỉnh. Bạn có thể đo đạc toàn thể mọi sự, đi tới một điểm là chỗ giữa, và làm lều của bạn và sống ở đó. Nhưng đó không phải là chỗ giữa tôi đang nói tới. Điều đó rất dễ dàng. Điều đó nữa có thể được làm. Điều đó nữa có thể được làm; bạn có thể sống chỉ nửa vời: bạn tích trữ một nửa, và một nửa bạn chia sẻ. Điều đó không phải là điểm giữa, vì điểm giữa không phải là điểm cố định; nó thay đổi với mọi tình huống. Nó thay đổi với mọi tình huống, nó không là thứ tĩnh tại - nó là nhận biết động. Và người ta không bao giờ biết.
Mulla Nasrudin có lần nói với vợ anh ta: 'Anh đi đây. Anh đã thu xếp một bữa tiệc lớn cho một người bạn. Và người bạn đó không chỉ là người bạn, anh ấy là doanh nhân lớn, và có khả năng là tụi anh sẽ đi tới hiểu biết nào đó, và doanh nghiệp mới có thể được bắt đầu.' Và anh ta rất, rất hi vọng. Vợ anh ta cũng hạnh phúc. Cô ấy nói: 'Hay đấy.' Thế là anh ta đi và thế rồi anh ta trở về. Đêm đã gần qua đi; lúc đó là hai giờ sáng. Vợ anh ta vẫn đang đợi anh ta, và cô ấy hỏi: 'Chuyện gì xảy ra? Phi vụ thế nào?' Anh ta nói: 'Năm mươi-năm mươi.' Cô vợ hỏi: 'Anh ngụ ý gì vởi năm mươi-năm mươi?' Anh ta nói: 'Chỉ mỗi anh hiện ra ở đó. Bạn anh không hề tới.' Năm mươi - năm mươi của bạn có thể là lừa dối. Nó không phải là điểm cố định. Bạn không thể đo được nó. Nó là luồng nhận biết thường xuyên thay đổi. Và trong mọi khoảnh khắc, bạn phải thu lại cân bằng lần nữa. Nó không phải là cái gì đó bạn bao giờ cũng là vậy. Nó giống như người đi trên dây: không phải là người đó đạt tới cân bằng, được kết thúc - thế rồi người đó tiếp tục. Với mọi bước, cân bằng phải được đạt tới lần nữa. Đôi khi người đó cảm thấy rằng mình sắp ngã sang bên trái; ngay lập tức, người đó chuyển sang bên phải để thu lấy cân bằng. Thế rồi khi người đó cảm thấy rằng cái đối lập đang xảy ra, rằng người đó đã nghiêng quá nhiều sang phải, người đó lập tức chuyển sang trái. Với mọi bước, người ta phải đạt tới cân bằng. Nó không phải là cái gì đó bạn đã đạt tới và được kết thúc. Nó là quá trình.
Nhận biết nhiều hơn đi. Nhận biết nhiều hơn khi bạn thở ra, nhận biết nhiều hơn khi bạn hít vào. Và đừng bám lấy cái nào trong chúng. Kiếm tiền - chia sẻ - nhận biết. Đừng nghĩ về số lượng. Vì có những người, đặc biệt người Mô ha mét giáo, người chia sẻ một lượng cố định. Họ phải chia sẻ một phần năm thu nhập của họ. Cho nên họ đã chia sẻ, nhưng điều đó không tạo ra khác biệt, vì vấn đề không phải là số lượng cố định, vấn đề là nhận biết. Đôi khi bạn phải cho tất cả; đó là điểm giữa. Đôi khi bạn phải không cho cái gì, vì đó là điểm giữa. Người ta không bao giờ di chuyển - người ta di chuyển. Người ta đầy đủ tỉnh táo không bám lấy bất kì cực nào. Và người ta không thể lập kế hoạch được. Tâm trí bao giờ cũng muốn lập kế hoạch, vì một khi bạn lập kế hoạch không có nhu cầu để nhận biết. Bạn có thể trở thành máy tự động, robot, và cứ thế mãi - bạn có kỉ luật cố định. Đó là lí do tại sao trong mọi tu viện, họ có kỉ luật cố định; không cần nhận biết. 'Làm cái này, cái này là đúng. Không làm cái kia, cái kia là sai' - được kết thúc. Bạn không cần nhận biết. Bạn đơn giản trở thành robot. Bạn biết cái gì là đúng, bạn biết cái gì là sai.
Tôi bảo bạn, cái đúng trở thành sai và cái sai trở thành đúng khi tình huống thay đổi. Đôi khi, cái gì đó là đúng, vì tình huống là khác toàn bộ. Lúc khác, cùng điều đó là sai. Và không ai có thể nói trước cái gì là đúng và cái gì là sai. Cho nên không chuẩn mực đạo đức nào có thể được cho. Mọi chuẩn mực đạo đức đều giết chết bạn, chúng đầu độc bạn. Mọi lời răn đều là độc hại, vì chúng cho bạn thứ cố định: Làm cái này. Nhưng tình thế thay đổi. Và trong những tình thế thay đổi, cùng điều đó là vô đạo đức.
Đạo đức và vô đạo đức không phải là món hàng, đồ vật. Chúng không phải là vật, chúng là các quá trình. Và đó là điểm tinh tế nhất cần được hiểu về cuộc sống. Mọi người tới tôi, họ nói: 'Chúng tôi nghe thầy, nhưng điều đó là quá khó. Thầy cứ cho chúng tôi kỉ luật; cái gì cần làm, cái gì không cần làm, để chúng tôi sẽ đi theo.'
Nếu bạn muốn có chuẩn mực đạo đức, tôi không thể cho bạn được cái nào vì tôi biết mọi chuẩn mực đều là độc hại. Và bạn hỏi về chuẩn mực. Đó là thủ đoạn chạy trốn của bạn khỏi nhận biết, vì không có chuẩn mực, bạn sẽ phải thường xuyên nhận biết và thường xuyên cảm: 'Tình huống là gì? Cái gì là đúng bây giờ? Cái gì là sai bây giờ? Khoảnh khắc này sẽ quyết định. Không người nào khác có thể quyết định. Thế thì bạn phải rất, rất tỉnh táo.' Để làm cho bạn tỉnh táo, tôi không cho bạn bất kì chuẩn mực nào. Tôi không có chuẩn mực. Nhận biết là kỉ luật duy nhất, lời răn duy nhất.
Tôi đã nghe rằng điều này xảy ra trong một lớp học nhỏ: Cô giáo hỏi: 'Ai là người vĩ đại nhất thế giới?' Chuyện xảy ra ở Mĩ, cho nên một đứa bé nói: Abraham Lincoln. Cô giáo không được thoả mãn. Cô hỏi một đứa trẻ khác; đứa trẻ khác đó là người da đen. Nó nói: 'Martin Luther King.' Thế rồi một đứa trẻ giơ tay. Cô hỏi: 'Ai là người vĩ đại nhất trên thế giới?' Nó nói: 'Jesus. Tất nhiên rồi, Jesus.' Cô giáo ngạc nhiên. Cô nói: 'Đúng, câu trả lời của con là đúng, nhưng cô ngạc nhiên, vì con là người Do Thái.' Thế là cậu bé nói: 'Vâng. Con biết, cô biết, mọi người đều biết rằng Moses là người vĩ đại nhất trên thế giới, nhưng kinh doanh là kinh doanh.'
Cuộc sống bao giờ cũng thay đổi. Không cái gì tĩnh tại. Và bất kì cái gì bạn biết sẽ không giúp gì mấy. Bạn phải nhìn vào tình huống, toàn thể tình huống. Và nếu đáp ứng của bạn với nó là bằng nhận biết hoàn hảo, điều đó là đúng. Thế thì bạn sẽ không bao giờ hối hận về nó.
Và thế thì bạn trưởng thành qua nó, thế thì bạn trở nên nhận biết hơn.
Nhận biết không có quá khứ, nhận biết không có tương lai, nhận biết chỉ có điều này: ở đây - bây giờ. Đôi khi bạn sẽ hành động như người Ki tô giáo, người Ki tô giáo hoàn hảo, đôi khi bạn sẽ hành động như Phật tử, và đôi khi bạn sẽ hành động như người Mô ha mét giáo hoàn hảo. Không ai có đó. Đôi khi Koran, đôi khi Gita, và đôi khi Kinh Thánh; thế thì bạn không bao giờ quyết định trước. Bạn không bao giờ chuẩn bị cho nó. Bất kì người nào được chuẩn bị đều sai.
Trong cuộc sống, không có diễn tập. Bạn không thể diễn tập một tình huống, bạn không thể sẵn sàng cho nó. Bạn hành động không có chuẩn bị. Và khi bạn nhận ra sự kiện này, rằng hành động không có chuẩn bị là tạo ra tình huống để nhiều nhận biết hơn, thế thì tình huống quyết định và bạn không thực sự là người quyết định. Toàn thể sự việc, bạn và cái Toàn bộ, gặp gỡ trong khoảnh khắc đó và sự việc xảy ra. Bạn không là người quyết định. Bạn không là nạn nhân. Bạn hành động như một đơn vị hữu cơ của sự tồn tại, và quyết định tại khoảnh khắc đó. Bạn cũng không chịu trách nhiệm; bạn đã không làm bất kì cái gì, bạn đã chỉ là phương tiện - đây là điểm giữa. Là nhân chứng, là nhận biết, là tỉnh táo, hành động có ý thức, với sự lưu tâm, là điểm giữa.
Cho nên nhớ, đừng cố tìm điểm giữa cố định. Nó không có ở đâu để mà được tìm thấy. Và không ai khác quyết định cho bạn. Ngay cả bạn không thể quyết định được cho tương lai. Đây toàn là thủ đoạn của tâm trí làm cho bạn thành loạn thần kinh. Cứ hành động mà không có chuẩn bị đi. Đây là việc chuẩn bị - hành động mà không có chuẩn bị. Hành động và để mọi sự xảy ra. Bạn chỉ nhận biết và để mọi sự bản thân chúng quyết định. Và tôi bảo bạn, khi bạn nhận biết, mọi thứ đều khớp. Đột nhiên mọi thứ rơi vào trong hài hoà - nó không hỗn độn. Điều xảy ra từ cái không biết là đúng. Nếu bạn quyết định, điều xảy ra từ bạn là sai.
Thế rồi ông ấy duỗi thẳng bàn tay mình trước mặt cô ấy và hỏi: 'Giả sử nó bao giờ cũng giống điều đó - thì sao?' 'Một loại biến dạng khác,' người vợ nói.
Tình huống là tới mức người vợ này đã đi tới hiểu biết. Người đàn bà này có thể hiểu, và thầy không nói gì khác. Thầy nói: 'Cô hiểu chừng nấy rồi; thế là đủ. Cô đã hiểu. Ta không phải nói cái gì khác cho cô. Cô là người vợ tốt.' Thế rồi ông ấy ra về, và điều đó đã làm biến đổi người đàn bà này; cô ấy có thể hiểu, cô ấy có thể cảm. Bất kì cái gì ông ấy đã làm trong khoảnh khắc đó đã trở thành ánh sáng. Việc níu bám biến mất, nhưng nó đã không bị thay thế bởi cái đối lập. Cô ấy đã trở nên có khả năng chia sẻ.
Nhưng làm sao bạn có thể chia sẻ nếu bạn không có cái gì? Đó là lí do tại sao ở Ấn Độ, bạn sẽ thấy những người đã từ bỏ. Họ không có gì để chia sẻ, không cái gì. Họ đơn giản không chia sẻ, vì họ đã đi từ tích trữ sang cực đoan kia. Bây giờ họ thậm chí không thể chia sẻ được, vì họ không có gì để chia sẻ.
Đừng đi sang cái đối lập; có cái gì đó để chia sẻ đi. Và đây không chỉ là về đồ vật, đây là về bạn. Nếu bạn có bản thân bạn, chỉ thế thì bạn mới có thể chia sẻ. Nếu bạn có tính cá nhân, chỉ thế thì bạn mới có thể chia sẻ. Nếu bạn có yêu bên trong bạn, chỉ thế thì bạn có thể chia sẻ. Nếu bạn hiện hữu, chỉ thế thì mới có khả năng chia sẻ. Và đây là điều huyền bí: bạn phải có đó để cho trong những khoảnh khắc nào đó bạn có thể biến mất, và không có đó.
Bạn phải đạt tới sự hiện diện, thế thì bạn cũng có thể vắng mặt. Nếu bạn trở thành hiện diện quá nhiều và bạn không thể vắng mặt được, thế thì bạn đang tích trữ. Nếu bạn trở thành tuyệt đối vắng mặt, bạn không có sự hiện diện, thế thì bạn đã từ bỏ.
Nhưng nhớ, không tích trữ chia sẻ, không từ bỏ chia sẻ. Chia sẻ chỉ là ở giữa. Bạn tích trữ một chút - bạn chia sẻ một chút, và bạn bao giờ cũng làm cân bằng. Bạn đi vào chỗ giữa. Đôi khi bạn đi tới bờ này; đôi khi bạn đi tới bờ kia. Đôi khi bạn nghiêng sang trái và đôi khi sang phải; nhưng bạn nghiêng sang trái chỉ để ở giữa, bạn nghiêng sang phải chỉ để ở giữa.
Trở thành người đi trên dây, vì cuộc sống là như vậy - chỉ là việc bước trên dây.

0 Đánh giá

Ads Belove Post