1001 Bí Mật Tâm Linh (0097) Bạn là bất tử nhưng không phải về thân thể mà trong tâm thức

1001 Bí Mật Tâm Linh (0097) Bạn là bất tử nhưng không phải về thân thể mà trong tâm thức

Price:

Read more



Có chân lí nào trong triết lí về bất tử thân thể, điều nói rằng chính là niềm tin của chúng ta vào sự không tránh khỏi của cái chết mới tạo ra tuổi già, bệnh tật và cái chết? Ý nghĩ của chúng ta biểu lộ ra kết quả tới mức độ nào?
John Fisant, con người sợ chết; do đó con người cứ tạo ra đủ loại ý tưởng ngu xuẩn. Bất tử thân thể là cực kì vô nghĩa bởi vì cái gì bắt đầu đều nhất định kết thúc. Bất tử thân thể là có thể chỉ nếu bạn không được sinh ra qua cha mẹ mà được chế tạo trong xưởng máy. Nếu bạn được làm bằng nhựa, nếu bạn không là người thực, thế thì có khả năng. Nhựa dường như là thứ bất tử duy nhất.
Cho nên nếu bạn không có da, mà thay vào đó là nhựa, nếu bạn không có máu thực mà là máu tổng hợp mà bạn có thể thay đổi bất kì lúc nào - bạn có thể tới máy bơm xăng - và mọi thứ bạn có trong thân thể - xương, khớp, mọi thứ - là thay thế được để cho bất kì khi nào có vấn đề nào đó, mọi thứ có thể được thay thế; bạn chỉ phải thay vài bộ phận và các bộ phận đều sẵn có... Bạn có thể phải tới ga-ra một chốc; vài thứ có thể phải tháo ốc ra và vặn vít lại. Thế thì bạn có thể bất tử thân thể - nhưng thế thì bạn sẽ không là người, bạn sẽ là máy.

Nếu bạn được sinh ra bạn nhất định chết. Vâng, có thể cuộc sống của bạn có thể được kéo dài ra - cuộc sống đã được kéo dài ra. Khi y học đã tiến hoá, khi công nghệ khoa học đã tới giúp con người, khi chúng ta trở nên ngày một nhận biết về các bí mật của cuộc sống, cuộc sống đã được kéo dài ra. Nó có thể được kéo dài từ bẩy mươi năm tới bẩy trăm năm, nhưng thế nữa, bạn sẽ không bất tử thân thể đâu.
Và tôi không nghĩ nhiều người sẽ thích sống bẩy trăm năm; ngay bẩy mươi năm cũng quá nhiều rồi! Mọi người bắt đầu nghĩ ngợi sau một thời gian, "Bây giờ, chết đi chắc tốt hơn." Cái chết là giảm nhẹ, thảnh thơi. Mọi thứ đều muốn nghỉ ngơi; cái chết là đi vào trong nghỉ ngơi. Thân thể bạn cũng bị mệt mỏi, vật chất cũng bị mệt mỏi. Nó muốn quay lại cội nguồn nguyên thuỷ của nó: nước về trong nước và khí về trong khí và đất về trong đất và lửa về trong lửa. Mọi thứ đều muốn trở lại cội nguồn của nó để nghỉ ngơi, để làm khoẻ lại bản thân nó, và quay lại lần nữa. Nhưng con người bao giờ cũng thích thú với những ý tưởng này - bất tử thân thể. Và không phải là người thường đâu, ngay cả người được coi là phi thường, họ cũng cứ có những ý tưởng ngu xuẩn thế.
Sri Aurobindo và mẹ của Sri Aurobindo cả hai đều tin vào bất tử thân thể - và cả hai đều đã chết! Khi Sri Aurobindo chết, không ai tin vào điều đó, bởi vì tất cả các đệ tử những người đã tụ tập ở đó đều đã tụ tập lại với lí do đơn giản là ông ấy biết bí mật của bất tử thân thể và bằng việc là đệ tử của ông ấy, họ sẽ trở nên bất tử thân thể. Làm sao họ có thể tin được rằng ông ấy đã chết?
Trong ba ngày, người ta giữ bí mật rằng ông ấy đã chết. Họ chờ đợi: ông ấy có thể đang trong đại định (samadhi) sâu, ông ấy có thể quay lại. Nhưng sau ba ngày khi họ không thấy dấu hiệu nào của việc ông ấy quay lại và thân thể ông ấy bắt đầu bốc mùi, thế thì họ phải đi chôn nó. Thế rồi họ hi vọng rằng người mẹ sẽ bất tử. Bà ấy sống cuộc sống lâu, nhưng cuộc sống lâu không có nghĩa là bất tử thân thể. Khi bà ấy chết, họ lại bị choáng. Toàn thể triết lí của họ bị lẫn lộn bởi cái chết của hai người này.
Nhưng một điều là tốt về cái chết: bây giờ bạn không thể hỏi Sri Aurobindo, "Sao ông đã từng nói cả đời ông rằng bất tử thân thể là có thể, rằng ông biết bí mật đó, rằng ông có khả năng đem Thượng đế vào thế giới vật lí?"
Nhưng những kẻ ngu tụ tập lại. Người ngu bao giờ cũng trở nên bị hấp dẫn tới những điều lạ. Ngay sâu bên dưới nỗi sợ có đó - không ai muốn chết. Tại sao? Tại sao ngay chỗ đầu tiên bạn sợ chết? Chết không phải là kẻ thù. Với người đã sống thực sự, cái chết là người bạn. Nó giống như ngủ. Không ai muốn vẫn còn thức hai mươi bốn giờ một ngày.
Có vài người nghĩ rằng giấc ngủ cũng chỉ là thói quen cũ và họ cố gắng giảm nó xuống. Trong hàng thế kỉ họ đã cố gắng. Vâng, nó có thể bị giảm đi, nó có thể bị giảm xuống hai giờ bởi vì hai giờ là giấc ngủ bản chất; bạn cũng ngủ chỉ hai giờ theo cách ngủ sâu. Đâu đó ở giữa hai và bốn giờ hay ba và năm giờ bạn ngủ hai giờ rất sâu; đó là những khoảnh khắc làm tươi lại. Mọi mơ biến mất, bạn gần như chết. Do đó người cổ đại hay nói giấc ngủ là cái chết nhỏ. Nhưng mọi người cũng đã cố gắng tránh giấc ngủ.
Logic là: nếu bạn có thể tránh ngủ thì một ngày nào đó bạn có thể tránh cả cái chết nữa. Nếu giấc ngủ là cái chết nhỏ và bạn đã chinh phục được giấc ngủ, bạn sẽ có khả năng chinh phục giấc ngủ lớn, cái chết nữa. Nhưng tại sao? Cái gì sai trong việc chết? Những người sợ chết là những người đã chưa thực sự sống cuộc sống của họ. Họ không sợ chết, họ đơn giản sợ rằng họ đã chưa sống và cái chết đã tới.
Thay vì nghĩ tới bất tử thân thể, hãy nghĩ tới sống cuộc sống của bạn một cách toàn bộ đi. Trong khi bạn đang ở đây, sống cuộc sống của bạn trong sự giầu có đa chiều. Và thế thì khi cái chết tới bạn sẽ cảm thấy nó như cao trào, như đỉnh, như điều tối thượng - cuộc sống đạt tới đỉnh cao nhất - và bạn sẽ tận hưởng cái chết nhiều như bạn đã tận hưởng cuộc sống. Bạn sẽ hoàn toàn được thoả mãn với cái chết bởi vì nó sẽ cho bạn nghỉ ngơi, thảnh thơi; nó sẽ làm mới bạn. Nó sẽ lấy đi vỏ bọc cũ và nó sẽ cho bạn vỏ bọc mới.
Nhưng mọi người cứ triết lí hoá. Họ đã tạo ra những điều như Khoa học Ki tô giáo: tâm trí trên vật chất. Họ nghĩ rằng nếu bạn tin rằng bạn không chết thì bạn sẽ không chết.
Tôi nghe nói về một người là nhà khoa học Ki tô giáo. Một hôm ông ấy gặp một thanh niên. Ông ấy hỏi người thanh niên này, "Có tin gì về bố anh không?"
Anh thanh niên nói, "Ông ấy ốm lắm."
Nhà khoa học Ki tô giáo nói, "Toàn điều vô nghĩa! Bảo ông ấy, 'Tâm trí trên vật chất.' Ông ấy tin ông ấy ốm, có vậy thôi; chính niềm tin của ông ấy đang tạo ra ốm. Đừng tin vào ốm và ông ấy sẽ mạnh khoẻ."
Sau vài ngày lại anh thanh niên đó bắt gặp nhà khoa học Ki tô giáo này, và nhà khoa học Ki tô giáo hỏi, "Mọi sự bây giờ thế nào với ông già rồi? Ông ấy thế nào?"
Và anh thanh niên nói, "Bây giờ ông ấy tin rằng ông ấy chết."
Vấn đề không phải là niềm tin: ốm có thực tại, và cái chết nữa cũng có thực tại. Vâng, bằng việc tin bạn cũng có thể tạo ra vài bệnh - toàn bệnh giả, hư huyễn - và bằng việc giải niềm tin đó trong họ, bạn có thể phá huỷ bệnh đó. Nhưng bạn không thể phá huỷ bệnh thực; bệnh phải là giả ngay chỗ đầu tiên đã. Nếu bạn tin vào nó và tạo ra nó, thế thì bằng việc giải niềm tin vào nó, nó có thể bị vứt bỏ.
Nhưng cái chết không phải là niềm tin của bạn; bằng không sao con vật chết? Chúng không tin, chúng không tin rằng chúng sắp chết. Sao cây cối chết? Chúng không tin rằng chúng sắp chết, chúng không có hệ thống niềm tin nào. Sao các vì sao và mặt trời và mặt trăng chết? Sao trái đất chết? Chúng không tin; cái chết là hiện tượng phổ quát, nó xảy ra ở mọi nơi. Nó là một phần của cuộc sống; nó là mặt bên kia của đồng tiền.
Tôi không ủng hộ gì cho Khoa học Ki tô giáo. Nó chẳng là khoa học cũng không Ki tô giáo - nó đơn giản là vô nghĩa.
Hai người trung tuần đang ra khỏi sân tennis sau vài phút chơi. Người già hơn, anh chàng to béo đến mức thở phì phò nặng nhọc.
"Tôi đoán tôi hơi thiếu sức," ông ta thú nhận một cách buồn rầu.
"Ông chơi được bao lâu rồi, Herbie?" người trẻ hỏi. "Quãng hai tuần."
"Thế thì để tôi cho ông chút lời khuyên thực hành. Thử cách khoa học Ki tô giáo xem sao - tâm trí trên vật chất."
"Tôi đã thử rồi," người béo thú nhận. "Khi đối thủ của tôi giao bóng cho tôi, tâm trí khoa học Ki tô giáo của tôi nói, 'Bây giờ, Herbie, mình phải chạy lên tới lưới, ném quả tiu sắc bén vào góc xa của sân và rồi nhảy về vị trí.' Điều đó đích xác là điều tâm trí khoa học Ki tô giáo của tôi bảo tôi...
"Nhưng thân thể Do Thái của tôi nói, 'Herbie, làm mình thành kẻ ngu à, mình không cần!'"
Thực tế, thân thể và tâm trí không phải là hai thứ: thân thể là bên ngoài của tâm trí, tâm trí là bên trong của thân thể. Dùng cụm từ 'thân thể và tâm trí' là không đúng; bạn là thân tâm, thậm chí không có gạch ngang ở giữa. Chúng ta phải dùng nó như một từ 'thân-tâm', 'tâm-thân'. Cho nên tất nhiên, cái bên trong của bạn ảnh hưởng tới cái bên ngoài của bạn, cái bên ngoài của bạn ảnh hưởng tới cái bên trong của bạn - bạn là thân tâm - nhưng bạn không bị kết thúc với thân tâm. Có nhân chứng nữa.
John Fisant, thay vì bận tâm tới bất tử thân thể, có tiếp xúc với việc chứng kiến linh hồn đi, điều quan sát cả thân thể và tâm trí. Nó quan sát cuộc sống, nó quan sát cái chết; do đó nó siêu việt trên cả cuộc sống và cái chết. Chỉ chứng kiến này mới là bất tử vì nó không bao giờ sinh và không bao giờ chết.
Thiền nhân gọi nó là bản lai diện mục, khuôn mặt nguyên thuỷ. Việc chứng kiến này là khuôn mặt nguyên thuỷ của bạn. Và thiền không là gì ngoài nghệ thuật khám phá ra khuôn mặt nguyên thuỷ của bạn. Bạn là bất tử, nhưng không phải về thân thể; chỉ trong nhận biết, trong tâm thức của mình, bạn mới bất tử, bạn là phổ quát.

0 Đánh giá

Ads Belove Post