Read more
Phật không phải là nhà thơ sao? Ông ấy
không có tâm trí logic sao? Chúng tôi phải thế nào để là đàn ông và đàn bà mới,
vượt ra ngoài điều thầy đã gọi là tính một chiều của mình, khi nó dường như là
giáo huấn cơ sở của thầy, cũng như giáo huấn của Phật, đơn giản là nhận biết?
Roderick, Phật Gautama không là
nhà thơ nếu bạn hiểu ông ấy một cách trực tiếp, nhưng nếu bạn hiểu ông ấy qua
tôi, ông ấy là nhà thơ đấy. Khi tôi nói về Phật, điều rất tự nhiên là mầu sắc của
tôi được phản chiếu trong ông ấy.
Tôi yêu thơ ca và tôi cứ tìm chất
thơ ngay cả chỗ nó không có.
Phật giống như mảnh đất sa mạc
- nhưng tôi yêu ốc đảo và tôi cứ khám phá ra chúng. Nếu bạn đã thấy Phật, bạn chắc
đã thấy ngay lập tức rằng ông ấy không thể có liên quan gì tới thơ ca cả. Thơ
ca là hư cấu với ông ấy, nhiều hư cấu như nó có với Plato. Trong nền Cộng hoà của
mình, Plato nói, nhà thơ sẽ không được phép, bởi lẽ đơn giản là họ là kẻ dối
trá, họ sống trong dối trá. Thơ ca là gì? Việc nói dối đẹp đẽ! Phật cũng có
cùng tâm trí đó; ông ấy chắc đã đồng ý với Plato. Ông ấy rất nhấn mạnh vào chân
lí.
Cách tiếp cận của tôi là khác.
Tôi không nhìn tôn giáo như thứ khô cứng, chết. Với tôi, tôn giáo là bài ca, điệu
vũ. Nếu tôi định tạo ra nền cộng hoà, cõi không tưởng, thế thì nhà thơ sẽ là
công dân duy nhất ở đó; họ sẽ là người duy nhất được phép - bởi vì cái đẹp còn
có giá trị hơn nhiều so với bản thân chân lí. Và nhà thơ khám phá ra cái đẹp -
không chỉ khám phá, ông ấy tạo ra. Nhà thơ mang tính sáng tạo.
Chính bởi vì tôi mà trong Phật, bạn sẽ thấy thơ ca. Tôi xin lỗi, tôi không thể làm khác được. Đó là lí do tại
sao Phật tử không sung sướng với tôi; đặc biệt các học giả Phật giáo không sung
sướng chút nào. Họ nói tôi cứ tìm ra trong Phật những điều không có đó. Tôi
không quan tâm mấy tới việc liệu chúng có hay không. Tôi dùng Phật chỉ như cái cớ,
cũng như tôi dùng Jesus và tôi dùng Mahavira và tôi dùng Patanjali. Tôi không
phải là nhà bình luận - tôi có linh ảnh riêng của mình. Tôi dùng chúng như cái
móc để treo bản thân tôi lên.
Khi các bạn nghe Phật qua tôi,
nó là hiện tượng hoàn toàn khác. Bạn đang nhìn qua mắt tôi; do đó Phật sẽ trông
như nhà thơ - nhưng ông ấy không phải là nhà thơ. Ông ấy là người rất logic; do
đó tôi nói ông ấy là người một chiều. Ông ấy hoàn toàn logic, logic như Ludwig
Wittgenstein.
Wittgenstein nói rằng bạn không nên
nói về cái gì đó không thể được nói ra. Đó đích xác là quan điểm của Phật; Phật
sẽ đồng ý ngay lập tức với Wittgenstein. Đó đích xác là điều ông ấy đã nói hai
mươi lăm thế kỉ, trước Wittgenstein. Ông ấy chưa bao giờ nói về Thượng đế bởi
vì chẳng cái gì có thể được nói về Thượng đế; do đó không nói gì cả. Ngay cả
nói rằng không gì có thể được nói về Thượng đế cũng là nói cái gì đó về Thượng
đế rồi; tốt hơn cả là thậm chí không nói điều đó.
Upanishads nói: Không cái gì có
thể được nói về Thượng đế; ngài là không định nghĩa được. Phật sẽ không nói
ngay cả điều đó bởi vì đó là tự mâu thuẫn. Nói rằng không cái gì có thể được
nói về Thượng đế là tự mâu thuẫn bởi vì bạn đã nói điều gì đó rồi. Ngay cả nói
rằng không cái gì có thể được nói là đang nói cái gì đó rồi. Phật đã hoàn toàn
logic, tuyệt đối logic. Ông ấy giữ im lặng tuyệt đối.
Bất kì khi nào ông ấy vào một
thị trấn, thành phố, làng, các đệ tử sẽ đi trước ông ấy để công bố, "Đừng
hỏi mười một câu hỏi này với Phật, bởi vì ông ấy sẽ không trả lời, cho nên đừng
phí hoài thời gian của các ông và của ông ấy." Mười một câu hỏi đó bao gồm
mọi thứ mà triết học, thượng đế học, siêu hình được làm ra. Nếu bạn không hỏi
mười một câu hỏi đó, chẳng cái gì còn lại để hỏi - chẳng cái gì siêu hình. Thế
thì bạn có thể hỏi chỉ vấn đề thực tại. Bạn có thể hỏi về cơn giận của mình,
tham lam của mình, dục của mình. Bạn có thể hỏi về khổ của mình, đau khổ, cách
gạt bỏ nó, nhưng bạn không thể hỏi liệu Thượng đế có không. Bạn không thể hỏi
cái gì sẽ xảy ra sau cái chết. Bạn không thể hỏi chân lí là gì, cái đẹp là gì,
tốt là gì; ông ấy không cho phép điều đó. Ông ấy là người rất logic và một chiều.
Cuộc sống là ba chiều. Và mãi cho tới nay đã có những người, những người vĩ đại, nhưng họ tất cả đều một chiều. Chẳng hạn, Phật là logic, Socrates cũng vậy. Đã có các nhà thơ lớn - Kalidas, Rabindranath, Shelley, Shakespeare. Họ là người một chiều: đẹp trong thượng đế của họ. Và đã có những người đạo đức, người tuyệt đối đạo đức, người đức hạnh có toàn thể cuộc sống được dành cho việc chỉ là đức hạnh nhất có thể được: Mahavira, Lão Tử. Nhưng tất cả đều là một chiều.
Nhân loại ngày nay đã đi tới ngã tư
đường. Chúng ta đã sống con người một chiều, chúng ta đã vét cạn nó. Chúng ta cần
bây giờ con người giầu có hơn, ba chiều. Chúng ta có thể gọi họ là ba C, cũng
giống như ba R.
C thứ nhất là tâm thức (consciousness),
C thứ hai là từ bi (compassion), C thứ ba là sáng tạo (creativity).
Tâm thức là hiện hữu, từ bi là
tình cảm, sáng tạo là hành động. Sannyasin của tôi phải là cả ba điều này đồng
thời. Tôi đang cho bạn thách thức lớn lao nhất đã từng được cho, nhiệm vụ khó
khăn nhất cần được hoàn thành. Bạn phải hiện hữu có tính thiền như Phật, đáng
yêu như Krishna, sáng tạo như Michelangelo, Leonardo da Vinci. Bạn phải có tất
cả những điều này đồng thời. Chỉ thế thì tính toàn bộ của bạn mới được hoàn
thành; bằng không cái gì đó sẽ vẫn còn thiếu trong bạn. Và cái còn thiếu trong
bạn sẽ giữ bạn bị thiên lệch, không hoàn thành. Bạn có thể đạt tới đỉnh rất cao
nếu bạn là người một chiều, nhưng bạn sẽ chỉ là một đỉnh. Tôi muốn bạn trở
thành toàn thể rặng Himalayas, không chỉ một đỉnh mà nhiều đỉnh trên nhiều đỉnh!
Con người một chiều đã thất bại.
Nó đã không có khả năng tạo ra trái đất đẹp, nó đã không có khả năng tạo ra
thiên đường trên trái đất. Nó đã thất bại, hoàn toàn thất bại! Nó đã tạo ra vài
người đẹp, nhưng nó không thể biến đổi toàn thể nhân loại, nó không thể nâng
tâm thức của toàn thể nhân loại. Chỉ vài cá nhân đây đó mới trở nên chứng ngộ.
Điều đó không giúp ích gì hơn. Chúng ta cần nhiều người chứng ngộ hơn, và chứng
ngộ theo cách ba chiều.
Đó là định nghĩa của tôi về con
người mới.
Roderick, bạn hỏi tôi, "Phật
không phải nhà thơ sao?"
Ông ấy không phải nhà thơ đâu!
Nhưng những người sẽ trở nên thức tỉnh cùng tôi sẽ là nhà thơ. Khi tôi nói
"nhà thơ", tôi không ngụ ý rằng bạn phải làm thơ - bạn phải có tính chất
thơ ca thôi. Cuộc sống của bạn phải có tính chất thơ ca, cách tiếp cận của bạn
phải có tính chất thơ ca. Logic là khô khan, thơ ca là sống động. Logic không
thể nhảy múa; nhảy múa là không thể được với logic. Nhìn logic nhảy múa sẽ giống
như Mahatma Gandhi nhảy múa vậy! Nó sẽ trông rất buồn cười. Thơ ca có thể nhảy
múa; thơ ca là điệu vũ của trái tim bạn. Logic không thể yêu được; nó có thể
nói về tình yêu, nhưng nó không thể yêu được. Tình yêu dường như phi logic. Chỉ
thơ ca mới có thể yêu; chỉ thơ ca mới có thể nhảy vào trong ngược đời của tình
yêu. Logic là lạnh lẽo, rất lạnh; nó là tốt khi có liên quan tới toán học,
nhưng nó không tốt khi có liên quan tới nhân loại. Nếu nhân loại trở nên quá
logic thì nhân loại biến mất; thế thì chỉ có con số, không có con người - các
con số thay thế được.
Thơ ca, tình yêu, tình cảm cho
bạn chiều sâu, sự nồng ấm. Bạn trở nên được tan chảy hơn, bạn mất đi cái lạnh lẽo
như băng. Bạn trở nên con người hơn.
Phật là siêu nhân, về điều đó
không có hoài nghi gì, nhưng ông ấy mất đi chiều nhân bản. Ông ấy siêu phàm.
Ông ấy có cái đẹp của việc là siêu phàm, nhưng ông ấy không có cái đẹp mà Zorba
người Hi Lạp có. Zorba trần tục thế.
Tôi muốn bạn là cả hai cùng
nhau: Zorba Phật! Người ta phải có tính thiền, nhưng không chống lại tình cảm,
vẫn tràn ngập với tình yêu. Và người ta phải có tính sáng tạo. Nếu tình yêu của
bạn chỉ là tình cảm và nó không được chuyển thành hành động, nó sẽ không ảnh hưởng
tới nhân loại lớn hơn. Bạn phải làm cho nó thành thực tại, bạn phải vật chất
hoá nó.
Đây là ba chiều của bạn: hiện hữu, tình cảm, hành động. Hành động chứa mọi tính sáng tạo, mọi kiểu sáng tạo: âm nhạc, thơ ca, hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, khoa học, công nghệ. Tình cảm chứa tất cả những cái là thẩm mĩ: tình yêu, cái đẹp. Và hiện hữu chứa thiền, nhận biết, tâm thức.
Bạn hỏi tôi, "Dường như là giáo huấn cơ sở của thầy, cũng như giáo huấn của Phật..."
Tôi không có giáo huấn cơ sở nào, tôi không thể có giáo huấn cơ sở được. Tôi không phải là thầy giáo chút nào. Tôi không dạy các bạn, tôi đơn giản là sự hiện diện. Bạn có thể học, nhưng tôi không dạy. Bạn có thể hấp thu tâm linh tôi, và tâm linh tôi và tác động của nó sẽ phụ thuộc vào bạn.
Có những người mà từ họ, nhận biết sẽ giúp như giáo huấn cơ sở; họ sẽ học nhận biết từ tôi. Và có những người mà với họ, tình yêu sẽ giúp đỡ; thế thì họ sẽ học tình yêu như giáo huấn cơ sở từ tôi. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn. Tôi là đa chiều, do đó tôi có thể hấp thu đủ mọi loại người.
Phật sẽ không chấp nhận tất cả các bạn đâu, nhớ lấy, mà Jesus hay Mahavira cũng không; họ đã chọn lựa. Vài người sẽ được chọn bởi Phật và vài người sẽ được chọn bởi Jesus và vài người đã được chọn bởi ai đó khác. Nhưng tôi không chọn chút nào, tôi tuyệt đối vô chọn lựa. Bất kì ai tới tôi, đều được chấp nhận, tuyệt đối được chấp nhận, hoàn toàn được chấp nhận, bởi vì tôi không có hình mẫu cơ sở. Tôi chỉ có hướng dẫn - và hướng dẫn cho tất cả, cho mọi loại người.
Nó không phải là giáo huấn; giáo huấn trở thành cứng ngắc, trở thành bị xác định. Nó chỉ là sự hiện diện. Tôi chỉ là cửa sổ; qua tôi bạn có thể nhìn vào Thượng đế. Và một khi bạn đã nhìn vào Thượng đế, thế thì bạn có thể nhìn vào Thượng đế theo cách riêng của bạn - tôi không được cần thêm nữa.
0 Đánh giá