Chương 1. Làm sạch tâm trí

Chương 1. Làm sạch tâm trí

Price:

Read more

Thiền sư lớn Đại Huệ - Tập 1 - Osho
Suy nghĩ về biến đổi từ trí thức sang chứng ngộ
Chương 1. Làm sạch tâm trí

Osho ơi,
Làm sạch tâm trí (với Lý Hiển Thần)
Phật nói,
Nếu người muốn biết cảnh giới Phật.
Ý căn thanh tịnh như hư không.
Xa lìa vọng tưởng và chấp thủ.
Khiến tâm khắp nơi đều vô ngại.
Cảnh giới Phật chẳng phải cảnh giới ngài có tướng Phật bên. Ấy là cảnh giới của thánh trí tự giác vậy.
Nếu nhất quyết muốn biết cảnh giới này, chẳng nhờ trang nghiêm tu chứng mà được, phải ở nơi ý căn tẩy sạch các thứ ô nhiễm phiền não từ vô thuỷ đến nay khiến cho trống rỗng như hư không, xa lìa những chấp thủ trong ý thức và những vọng tưởng hư nguỵ chẳng thật. Ý căn nếu như hư không thì Diệu tâm vô công dụng này tự nhiên khắp nơi chẳng chướng ngại.
Vô tâm (với Huỳnh Bá Thanh)
Cổ nhân nói:
Tìm trâu theo dấu tích.
Học đạo phải vô tâm.
Dấu còn thì trâu còn.
Vô tâm đạo dễ tìm.
Nói vô tâm chẳng phải như gỗ đá vô tri, ấy chỉ là gặp duyên thấy cảnh, tâm đều chẳng lay động. Đối với các pháp chẳng chấp thật, tất cả nơi trong sạch vô chướng ngại, chẳng chỗ ô nhiễm cũng không trụ nơi chẳng ô nhiễm. Quán xét thân tâm như mộng như huyễn cũng không trụ nơi cảnh hư vô mộng huyễn. Đến được cảnh giới này mới gọi là chân vô tâm, chẳng phải cái vô tâm của miệng nói. Nếu chưa được chân vô tâm, chỉ căn cứ theo lời nói thì so với tà thiền Mặc Chiếu đâu có khác gì!
Hễ được gốc, chớ lo ngọn. Tẩy sạch được tâm này là gốc, đã được gốc thì mỗi ngôn ngữ, mỗi trí tuệ hàng ngày tùy duyên tiếp vật. Thất điên bát đảo, hoặc giận hoặc vui, hoặc tốt hoặc xấu, hoặc thuận hoặc nghịch, đều là ngọn vậy. Nếu ở nơi tuỳ duyên được tự giữ bản giác thì chẳng thiếu chẳng dư.
Thầy giáo Thiền lớn Đại Huệ tới từ cùng dòng truyền thừa như Bồ đề đạt ma. Ông ấy được sinh ra bốn trăm năm sau khi Bồ đề đạt ma đã ra đi vào Himalayas, để biến mất trong băng vĩnh hằng, im lặng vĩnh hằng ở đó.
Tôi đã gọi Đại Huệ là thầy giáo Thiền lớn - không phải là thầy... điều đó phải được giải thích cho bạn một cách rõ ràng. Thầy là người đã chứng ngộ, nhưng đôi khi chuyện xảy ra là thầy có thể chứng ngộ, nhưng không có tài nói đủ để diễn đạt được điều ông ấy đã biết. Đó là nghệ thuật khác toàn bộ.
Thầy giáo thì không chứng ngộ, nhưng ông ấy nói rất tài. Ông ấy có thể nói những điều mà thầy, mặc dầu biết, không thể đem tới lời được. Thầy giáo có thể nói các lời, mặc dầu ông ấy không biết.
Thầy giáo, ông ấy đã nghe thấy... ông ấy đã sống với người chứng ngộ, ông ấy đã thấm đẫm năng lượng của họ, ông ấy đã được tắm bởi hoa của họ. Ông ấy đã nếm trải cái gì đó truyền từ người chứng ngộ, cho nên ông ấy có sự chắc chắn rằng cái gì đó như chứng ngộ xảy ra, nhưng ông ấy không có thẩm quyền của riêng ông ấy; thẩm quyền của ông ấy được vay mượn. Và nếu thầy giáo là thiên tài, ông ấy gần như có thể diễn đạt được mọi thứ mà thầy đã nói ấp úng, hay họ vẫn còn im lặng.
Thầy giáo có tiện dụng riêng của ông ấy. Ông ấy sẵn có hơn cho mọi người - ông ấy thuộc vào mọi người. Thầy ở trên đỉnh cao đầy ánh mặt trời. Cho dù thầy hét lên từ đó, chỉ tiếng vọng đạt tới tai mọi người. Nhưng thầy giáo sống trong mọi người, biết cuộc sống của họ, biết ngôn ngữ của họ, biết cách mọi thứ phải được diễn đạt để cho họ có thể hiểu. Thầy vẫn còn tận tâm với kinh nghiệm của ông ấy, trong khi thầy giáo tận tâm hơn với mọi người, với việc lan toả thông điệp.
Thỉnh thoảng chuyện xảy ra là thầy không thể diễn đạt được chút nào. Chẳng hạn, Ramakrishna là người chứng ngộ, nhưng hoàn toàn vô giáo dục, vô văn hoá, không biết gì về văn học lớn, không biết gì về điều những người chứng ngộ khác đã nói. Ông ấy đã trải nghiệm cái đẹp của bản thể bên trong của ông ấy, nhưng ông ấy tuyệt đối bất lực khi truyền đạt nó cho người khác. Ông ấy phải nhận sự hỗ trợ của một người, Vivekananda, người không chứng ngộ nhưng là một thiên tài lớn - rất thông minh, hợp lí, logic, trí thức, từng trải, có giáo dục tốt. Ông ấy trở thành cái loa của Ramakrishna. Ông ấy đi khắp thế giới lan toả thông điệp của Ramakrishna.
Bất kì cái gì tồn tại ngày nay như Sứ mệnh Ramakrishna, đều hoàn toàn là công trình của Vivekananda, nhưng bản thân ông này đã chết trong phiền não hoàn toàn. Phiền não còn mãnh liệt hơn vì ông ấy đã từng lan toả những tin tốt lành về cực lạc, nhưng bên trong ông ấy trống rỗng. Toàn thể thông điệp của ông ấy chỉ là lời, nhưng ông ấy đã xoay xở nó tài tình tới mức nhiều người bắt đầu nghĩ về ông ấy như người đã chứng ngộ.
Cùng điều đó đã xảy ra với Đại Huệ. Khi ông ấy mới mười sáu tuổi ông ấy thông minh thế... ông ấy đã rời bỏ thế giới, và sau một năm chuẩn bị, ông ấy đã được khai tâm là sư, khi ông ấy chỉ mới mười bẩy tuổi. Thế rồi ông ấy đi từ thầy này sang thầy khác, tìm kiếm người chứng ngộ đúng, người có thể chỉ cho ông ấy con đường.
Ông ấy đã tìm thấy thầy của mình ở Viên Ngộ. Đó dường như là cùng một tình huống: Viên Ngộ biết, nhưng không thể nói nó được. Đại Huệ không biết, nhưng có thể nói nó. Chỉ sống cùng thầy, thấm đẫm năng lượng của thầy, quan sát duyên dáng của thầy - cách thầy bước đi, cách thầy ngồi, cách thầy vẫn còn im lặng...
Hiếm khi, thỉnh thoảng thôi, Viên Ngộ nói ra một lời hay một câu. Phát biểu của ông ấy được thu thập lại trong một cuốn sách nhỏ, Công án Bích nham lục, nhưng chúng gần như không thể nào được hiểu. Chúng dường như không được liên quan lẫn nhau, không liên quan lẫn nhau; chúng có vẻ manh mún. Chúng không tạo ra hệ thống.
Cho dù lời của ông ấy đã được ghi lại trong Công án Bích nham lục, Viên Ngộ không bao giờ nói với mọi người. Ngược lại, ông ấy đơn giản yêu cầu Đại Huệ nhìn vào trong Công án Bích nham lục và diễn đạt ý kiến của ông này, nói điều ông này nghĩ về chúng. Ông ấy không chắc chắn rằng ông ấy đã có khả năng nói điều ông ấy muốn nói, và liệu điều ông ấy đã nói có truyền đạt được cái gì hay chỉ là bài tập vô tích sự. Trong mọi trường hợp, Đại Huệ hoàn toàn hiểu thấu nghĩa tinh tế.
Thầy già hơn than, "Ông phải là ai đó đã tới lần nữa!"
Bằng việc nói điều này, ông ấy đang nói, "Ông phải đã được sinh ra gần chứng ngộ rồi, chỉ chút ít bị thiếu; có lẽ ông có thể có khả năng xoay xở điều đó trong kiếp này. Nhưng ông đã hiểu rất hoàn hảo về cách diễn đạt của ta." Đây là ấn chứng của ông ấy, khi ông ấy nói "Ông phải là ai đó đã tới lần nữa!" - ông không thể là người mới được. Ông đã từng ở trên con đường này trong thời gian lâu, lâu rồi; mặc dầu ông đã không đạt tới đích tối thượng, ông ở rất gần.
Nhưng thầy không thể bị lừa chỉ bởi việc hiểu lời của Đại Huệ, điều bất kì người thông minh có tài năng lớn như Đại Huệ có thể đã làm. Viên Ngộ nói với Đại Huệ, "Không phải dễ đối với ông tới được giai đoạn này" - ông đã nỗ lực vất vả - "quá không may là ông đã chết, ông đã không thể quay lại cuộc sống." Điều này sẽ rõ ràng cho bạn nếu tôi tham chiếu tới Jesus nói, "Chừng nào ông chưa được sinh ra lần nữa, ông sẽ không hiểu được chân lí."
Có hai phần của con đường này. Phần thứ nhất là để cho bản ngã của bạn chết đi. Nó là căng thẳng, gian nan, khó khăn, vì bạn chỉ biết bản ngã của bạn, bạn không biết cái ta đích thực của bạn. Bạn đang nhảy vào trong vực thẳm, không biết liệu bạn sẽ sống sót hay không; điều Đại Huệ đã làm. Nhưng phần thứ hai - của phục sinh, của việc cho sinh ra tính cá nhân mới của bạn, hay bản thể đích thực của bạn - đã không xảy ra.
"Không phải dễ cho ông tới được giai đoạn này - quá không may là ông đã chết," chết như bản ngã, "ông đã không thể quay lại cuộc sống. Không hoài nghi gì, lời và câu là bệnh lớn, nhưng ông đã không thấy châm ngôn" - và đó là phát biểu hay từ thầy:
Treo từ mỏm đá, buông bỏ -
và đồng ý chấp nhận kinh nghiệm này.
Đó là phần quan trọng nhất trong nó: Treo từ mỏm đá, buông bỏ.
Đó là chấp nhận cái chết của bản ngã. Nhưng không làm điều đó bằng nỗ lực, bằng căng thẳng. Không làm điều đó để đạt tới bất kì cái gì dựa trên tham lam hay tham vọng; chỉ làm nó đơn giản để khám phá cái ta thực của bạn. Cách đúng để làm nó là... đồng ý chấp nhận kinh nghiệm này.
Viên Ngộ bảo Đại Huệ: Ông đã không đồng ý chấp nhận kinh nghiệm này, cho nên chỉ nửa thứ nhất là hoàn thành. Bản ngã đã chết và đã bỏ ông trong tình trạng lấp lửng, vì ông đã không tuyệt đối toàn bộ trong buông bỏ của ông. Buông bỏ ông đã quản lí - nhưng nó đã là buông bỏ được quản lí, nó không phải là chấp nhận tự phát. Ông đã không tận hưởng buông bỏ. Nếu như ông đã tận hưởng, thế thì:
Sau khi triệt tiêu, quay lại cuộc sống - ta không thể lừa ông.
Ông ấy là con người kiệm lời. Điều đó là không may... rất hiếm, chỉ vài người trở nên chứng ngộ, nhưng trong số vài người đó phần lớn không bao giờ nói cái gì. Vài người nói bất kì cái gì chỉ nói các mảnh mẩu, và trong ngôn ngữ... mà chừng nào bạn chưa chứng ngộ sẽ không thể nào hiểu được nghĩa của chúng. Và vài người không bao giờ nói một lời. Họ không để lại bất kì dấu vết nào trên cát ở bờ này, của bến này; họ đơn giản biến mất trong bờ bên kia.
Đại Huệ, nghe câu nói này từ thầy Viên Ngộ, Treo từ mỏm đá, buông bỏ - và đồng ý chấp nhận kinh nghiệm này... Nếu bạn có thể quản lí việc ngã này vào trong vực thẳm như lễ hội, với trái tim vui mừng, thế thì sau khi triệt tiêu, quay lại cuộc sống - thế thì không có vấn đề gì: bạn sẽ quay lại cuộc sống. Thực ra, điều bạn thường nghĩ là cuộc sống lại không phải là cuộc sống. Nhưng chiếc cầu giữa hai điều này là việc chấp nhận toàn bộ.
Viên Ngộ phải đã thấy trong mắt của Đại Huệ hoài nghi nào đó, dấu chấm hỏi nào đó. Đó là lí do tại sao ông ấy nói thêm, "Ta không thể lừa ông."
Đại Huệ ở lại với Thầy Viên Ngộ; ông ấy rơi vào tình yêu với thầy. Khi thầy thậm chí có thể thấy trong tâm trí ông ấy chỉ một chút hoài nghi, và phải nói, "Ta không thể lừa ông," điều đó rõ ràng rằng ông ấy đã đi tới đúng người, người có thể nhìn vào trong chính bản thể ông ấy và có thể nói đích xác những lời về điều đã xảy ra cho ông ấy. Một nửa cuộc hành trình đã qua rồi, nhưng bởi vì ông ấy đã không trong tâm trạng chấp nhận toàn bộ, nửa này đã không đầy đủ..."Bây giờ chấp nhận một cách toàn bộ đi, và phục sinh sẽ xảy ra theo cách riêng của nó."
Một cách tự nhiên, Đại Huệ chắc đã hoài nghi; đó là bản tính của trí tuệ, hoài nghi, và ông ấy là người rất thông minh, trẻ trung, tươi tắn, và thuộc vào loại thiên tài. Ông ấy phải đã nhận ra rằng thầy thậm chí đã thấy hoài nghi không diễn đạt được trong tâm trí ông ấy, và đó là lí do tại sao ông ấy nói, "Ta không thể lừa ông."
Ông ấy đã ở lại với thầy. Lắng nghe thầy, thấm đẫm tâm linh thầy, sự hiện diện của thầy, dần dần, dần dần ông ấy trở nên nói rất giỏi, mặc dầu chứng ngộ có lẽ vẫn còn ở xa xôi... Và nó thậm chí đã trở nên còn xa xôi hơn, vì ông ấy bắt đầu nhận được tôn vinh từ mọi người - ngay cả từ hoàng đế, từ triều đình - như một người đã ngộ ra. Đây là những điều rất nguy hiểm. Khi bạn không ngộ ra và triều đình thừa nhận bạn, và tôn vinh lớn được trao cho bạn, bạn có thể lâm vào trạng thái bị lừa về bản thân bạn. Bạn có thể bắt đầu nghĩ, "Có lẽ mình chứng ngộ rồi."
Hai điều có thể làm về điều này. Một, ông ấy đã học trong việc chuyển từ thầy nọ sang thầy kia mọi thứ là giáo huấn của Thiền. Cho nên nếu bạn lắng nghe chỉ lời ông ấy, rất khó cho bạn thấy rằng ông ấy không chứng ngộ. Chừng nào bạn chưa chứng ngộ, bạn sẽ không có khả năng thấy ra thiếu sót, kẽ hở nhỏ, điều nhất định có đó bởi vì nó không phải là kinh nghiệm riêng của người đó; nó đơn giản là cắt xén từ các thầy khác mà ông ấy đã thu thập - được thu thập với thông minh vô cùng. Ông ấy gần như đã lừa được uy quyền hoàng đế. Họ tôn vinh ông ấy là "Phật Mặt trời", là "Mặt trời chứng ngộ."
Hoàng đế Tống Hiếu Tông ban cho hiệu "Đại Huệ Thiền sư " từ đó mới có cái tên Đại Huệ.
Đại Huệ nghĩa là "Trí huệ vĩ đại."
Chỉ vào khoảnh khắc cuối, dường như ông ấy đã đạt tới chứng ngộ, ngay trước khi ông ấy chết, nhưng thế thì ông ấy đã không nói gì ngoại trừ một bài thơ nhỏ. Cho nên tôi đã gọi ông ấy là "Thầy giáo vĩ đại" - và ông ấy chắc chắn là một thầy giáo vĩ đại. Ông ấy đã ảnh hưởng tới hàng triệu người; ông ấy là nhà lãnh đạo lớn theo nghĩa bất kì ai tới tiếp xúc với ông ấy đều lập tức bị thuyết phục về mặt trí tuệ. Nhưng ông ấy không có sự hiện diện, và ông ấy không có im lặng bên trong. Dường như là chỉ vào khoảnh khắc cuối cùng ông ấy đã đạt tới mục đích, ông ấy đã hoàn thành cuộc hành trình.
Vào năm một nghìn một trăm sáu ba, vào ngày chín tháng tám, sau khi biểu lộ dấu hiệu đau ốm, Đại Huệ nói với hội chúng các sư, ni, và cư sĩ, "Ngày mai ta sẽ đi."
Đó là chỉ dẫn đầu tiên rằng ông ấy biết khi nào ông ấy sẽ chết. Chỉ dẫn thứ hai... vào giờ gần sáng, thị giả thỉnh Đại Huệ bài kệ. Đó là truyền thống cổ ở Trung Quốc: khi một thầy lớn chết đi, xem như phát biểu cuối cùng của thầy, món quà cuối cùng của thầy cho thế gian, mọi người thỉnh ông ấy viết bài kệ.
Với giọng nghiêm chỉnh Đại Huệ nói, "Không đọc bài kệ, ta không thể chết được." Ông ấy lấy bút và viết:
Sinh là vậy
Tử là vậy
Có kệ hay không kệ
Việc gì phải ồn ào?
Đây là toàn thể triết lí của Phật, Phật Gautam về tính như vậy được cô đọng lại. Sinh là vậy... tính như thế hay như vậy có nghĩa đích xác là như nhau. Không có lí do để nghĩ tại sao có nó: nó có đó.
Sinh là vậy
Tử là vậy…
Không có lí do tại sao bạn chết. Tính chấp nhận vô cùng là một phần của triết lí về tính như thế, hay như vậy. Mọi thứ xảy ra, con người của hiểu biết đơn giản chấp nhận nó - đây là cách mọi sự là vậy, đây là cách tự nhiên vận hành. Không có phàn nàn, không có càu nhàu.
Sinh là vậy
Tử là vậy
Có kệ hay không kệ
Việc gì phải ồn ào?
Thế rồi ông ấy buông bút viết và qua đời.
Có lẽ trong khoảnh khắc này, khi ông ấy đang viết bài kệ này, ông ấy đã hoàn thành cuộc hành trình của mình.
Bài nói được nêu sau đây đã được cho khi ông ấy không chứng ngộ, nhưng ông ấy rất rõ ràng trong việc giải thích mọi thứ cho người thường. Ông ấy đã đi giữa những người thế tục, ông ấy đã nói với người bình thường, và ông ấy đã nói theo cách họ có thể hiểu được. Toàn thể cách tiếp cận của ông ấy là ở chỗ các thiền sư lớn không sẵn có cho mọi người; họ chỉ sẵn có cho các đệ tử rất thân thiết, hay có lẽ chỉ cho người sùng kính - ai sẽ chăm nom cho hàng triệu người? Cho nên ông ấy bắt đầu đi giữa mọi người, và mọi người hân hoan; đó là lí do tại sao hoàng đế đã ban cho ông ấy danh hiệu thầy vĩ đại, như mặt trời của nhận biết.
Các thầy không đi, họ không đi tới mọi người; họ biết kẽ hở giữa họ và người thường là quá lớn, gần như không thể bắc cầu qua được. Chừng nào ai đó chưa tới lại gần thầy hơn theo cách riêng của người đó, không có cách nào cho thầy xuyên thấu vào bản thể người đó.
Nhưng Đại Huệ đã không phải là thầy, ông ấy đã là thầy giáo nói rất hay. Ông ấy không nói Thiền; ông ấy nói về Thiền. Mọi thứ ông ấy đã thu thập... và ông ấy đã thu thập thực sự rất nhất quán, rất logic. Chỉ thỉnh thoảng tôi sẽ nói cho bạn ông ấy đã phạm sai lầm - điều là tự nhiên, vì ông ấy không có gì bên trong bản thân mình để so sánh với nó. Ông ấy không có tiêu chí nào ngoại trừ thông minh, logic, lí trí của ông ấy. Nhưng chứng ngộ ở bên ngoài tâm trí bạn, bên ngoài tính hợp lí của bạn, bên ngoài trí tuệ của bạn. Tiêu chí tối thượng đó không có bên trong ông ấy. Nhưng ông ấy chắc chắn có khéo léo vô cùng, mặc dù mù; ông ấy đã không thấy ánh sáng. Ông ấy mô tả ánh sáng dường như ông ấy là người có mắt. Ông ấy đã chỉ nghe những người có mắt. Nhưng ông ấy đã thu thập mọi mảnh thông tin theo cách rất hệ thống. Cho nên nhớ điều này: ông ấy là thầy giáo, không phải là thầy. Và tôi làm phân biệt tuyệt đối.
Thầy giáo là người truyền thụ tri thức mà ông ấy đã thu thập, vay mượn từ người khác. Thầy giáo có thể rất giỏi nói. Nếu bạn đối diện với thầy và thầy giáo, có lẽ bạn có thể chọn thầy giáo, vì thầy giáo sẽ hấp dẫn trí tuệ và tâm trí bạn hơn.
Thầy sẽ có vẻ hơi chút điên. Thầy sẽ nhảy từ điểm này sang điểm khác mà không tạo ra triết lí hệ thống.
Nhưng thầy có kho báu thực, thầy giáo chỉ nghe nói về nó. Thầy giáo là nghèo, dù tinh ranh thế nào.
Lời kinh:
Phật nói, Nếu người muốn biết cảnh giới Phật, thế giới của nhận biết tối thượng. Ý căn thanh tịnh như hư không.
Đó là cách nói khác rằng bạn phải chuyển ra ngoài tâm trí, vào trạng thái vô trí, vì không có điều như tâm trí trống rỗng. Đó là lí do tại sao tôi nói thiếu sót sẽ có đó. Làm trống rỗng tâm trí sao? Làm trống rỗng không gian sao? Con người của chứng ngộ sẽ đơn giản nói, "Ông phải chuyển ra ngoài tâm trí sang vô trí."
Có cuốn sách rất nổi tiếng của một giáo sĩ, Joshua Liebman. Nó đã được bán hàng triệu bản trong nhiều thứ tiếng. Nó là công trình hay; tên cuốn sách này là Làm an bình tâm trí. Một cách tự nhiên, mọi người đều muốn an bình tâm trí.
Tôi đã viết một bức thư năm 1950 cho ông ấy, nói "Chính tựa đề của ông chỉ ra rằng ông không biết gì về thiền. Làm an bình tâm trí là mâu thuẫn về thuật ngữ: khi tâm trí có đó, an bình không thể có được; và nếu an bình có đó, thế thì tâm trí không thể có được. Chúng không thể cả hai cùng có đó." Thực ra, tâm trí là lo âu của bạn, phiền não của bạn, căng thẳng của bạn, ý nghĩ của bạn, xúc động của bạn, tình cảm, tâm trạng, lên và xuống - mọi thứ là tâm trí. An bình là có thể chỉ nếu bạn đi ra ngoài tâm trí.
Cho nên tôi bảo ông ấy, "Nếu ông thực sự chân thành, trong lần xuất bản tới ông nên đổi cái tựa đề đi. An bình là tương đương với vô trí." Tôi đã làm điều đó thành rõ ràng thế theo nhiều cách cho ông ấy. Nhưng đây là tình huống của các người trí thức - ông ấy không bao giờ đáp lại, vì chẳng có gì để đáp lại. Ông ấy phải đã thấy rằng điều tôi đang nói là sự kiện.
Nhưng tôi có thể tha thứ cho Joshua Liebman vì ông ấy không biết gì tới thiền phương Đông. Ông ấy là người Mĩ Do Thái, và thiền đơn giản là hiện tượng lạ với họ. An bình tâm trí sao?... Có lẽ thư của tôi là bức thư duy nhất đã bác bỏ cái tựa đề này. Tôi nói, "Khi tựa đề là sai tôi không thể đọc được cuốn sách này, vì tôi biết hoàn toàn rõ rằng khi một người viết ra cuốn sách và thậm chí tiêu đề là sao, cuốn sách của người đó là vô giá trị. Nếu ông đổi tựa đề đi... nhưng chỉ đổi tựa đề sẽ không có tác dụng - ông sẽ phải đổi toàn thể cuốn sách tương ứng theo tựa đề."
Xa lìa vọng tưởng và chấp thủ…
Bây giờ ông ấy đang nói đích xác điều tôi ngụ ý bởi vô trí, nhưng vô trí sẽ không thể nào quan niệm nổi đối với ông ấy. Ông ấy là tâm trí, và mọi thứ ông ấy đã hiểu là qua tâm trí. Và những người lắng nghe ông ấy đều có khả năng làm ra chiếc cầu giữa hiểu biết của ông ấy và hiểu biết của họ vì tất cả đều là tâm trí. Tâm trí có thể nói chuyện với tâm trí khác rất dễ dàng.
Cho nên ông ấy đã thu thập những lời này, ý căn thanh tịnh như hư không, và xa lìa vọng tưởng và chấp thủ. Nhưng tôi muốn làm cho bạn nhận biết về làm sao mà ngay cả người thông minh nhất vẫn có thể rơi vào bẫy. Ông ấy nói, xa lìa vọng tưởng - về suy nghĩ đúng thì sao?
Con người của chứng ngộ sẽ đơn giản nói, "bỏ mọi suy nghĩ." Suy nghĩ là vấn đề thế - dù sai hay không. Tâm trí có thể quan niệm điều đó rằng cái là sai có thể bị bỏ đi, và cái là tốt có thể được giữ lấy. Nhưng bạn không thể phân chia cái sai với cái đúng được. Chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền, và bạn không thể có đồng tiền chỉ với một mặt; mặt kia sẽ có đó.
Nếu bạn bảo vệ suy nghĩ đúng - bất kì cái gì bạn nghĩ là đúng - bên dưới sẽ vẫn còn suy nghĩ sai. Nếu bạn cố "yêu.".. tất nhiên yêu không phải là suy nghĩ sai; nó là một trong những xúc động đẹp nhất, và nghĩ về yêu là một trong những ý nghĩ lớn lao. Nhưng chỉ đằng sau yêu sẽ có ghét ẩn nấp, và yêu có thể đổi thành ghét vào bất kì lúc nào. Suy nghĩ đúng có thể trở thành suy nghĩ sai vào bất kì lúc nào.
Nếu đó đã là kinh nghiệm riêng của ông ấy, ông ấy chắc đã không nói, xa lìa vọng tưởng và chấp thủ; ông ấy chắc đã nói, xa lìa mọi tưởng và chấp thủ, ý căn thanh tịnh như hư không. Khiến tâm khắp nơi đều vô ngại.
Nhưng đây là phẩm chất của vô trí.
Cảnh giới Phật chẳng phải cảnh giới ngài có tướng Phật bên. Ấy là cảnh giới của thánh trí tự giác vậy.
Ông ấy đã thu thập lời đúng.
Nếu nhất quyết muốn biết.... Trong tiếng Phạn và tiếng Hindu, từ mà đã được dịch là "nhất quyết" là sâu sắc hơn và có ý nghĩa hơn nhiều. Từ này là nishchaya. 'Nhất quyết' có phẩm chất của ngang bướng, cao ngạo. Nó có phẩm chất của cái gì đó thuộc vào bản ngã, kiểu như, "Tôi nhất quyết làm nó." Từ nishchaya không có mọi hàm nghĩa này.
Nishchaya là từ rất hay. Nó ngụ ý khi bạn đi tới thầy, chỉ sự hiện diện của thầy, hương thơm của thầy, mắt thầy, cử chỉ của thầy, lời nói của thầy, im lặng của thầy cho bạn tin cậy vô cùng ở bên trong. Nó không phải là nhất quyết của bạn; nó là tác động sâu sắc của người đã chứng ngộ vào tâm bạn.
Thay vì nói 'nhất quyết,' tôi muốn nói rằng một khi bạn ở trong tin cậy, trong nishchaya, không hoài nghi nào nảy sinh. Mọi hoài nghi đã biến mất; bạn cảm thấy hoàn toàn thoải mái.
Nishchaya này - rằng ông muốn biết cõi này - nhất định tạo ra trong bạn niềm khao khát, không phải ham muốn. Những từ này có thể ngụ ý cùng điều trong các từ điển, nhưng trong sự tồn tại thực tại chúng là tách rời thế. Khi bạn đã đạt tới nishchaya - "Đây là người mà mình khao khát, đây là người mình đã từng tìm trong nhiều kiếp. Đây là đôi mắt mình đã thấy trong im lặng của tâm mình, đây là khuôn mặt mình đã từng tìm theo nhiều, nhiều cách trong nhiều kiếp.".. đột nhiên nishchaya, sự tin cậy không biết tới hoài nghi. Nó không phải là tin tưởng; tin tưởng bao giờ cũng về các học thuyết. Tin cậy bao giờ cũng về con người.
Không phải là điều thầy nói mà bạn tin; nó là điều thầy hiện hữu, cái tạo ra nishchaya, tin cậy trong bạn. Và tin cậy đó sẽ bắt đầu lớn lên trong niềm khao khát sâu sắc - bạn chắc cũng muốn đi vào trong cùng thế giới của nhận biết, vào trong cùng thế giới của phúc lạc, trong cùng thiên đường nơi thầy bạn hiện hữu.
Nếu muốn biết cảnh giới này, chẳng nhờ trang nghiêm tu chứng mà được,
... khao khát của bạn sẽ chỉ liên tục trở nên ngày càng sâu hơn và sâu hơn. Bạn sẽ chờ đợi với tình yêu vô cùng. Bạn sẽ không đòi hỏi sự tồn tại, "Cho tôi trạng thái này đi," vì bất kì đòi hỏi nào với sự tồn tại đều là xấu. Bạn sẽ đơn giản đợi; bạn sẽ thậm chí không cầu nguyện. Bạn sẽ đơn giản cảm thấy khao khát, và sự tồn tại là đủ từ bi. Bạn không thể chi phối được nó, nhưng nếu bạn đơn giản khao khát, bạn sẽ thấy sự tồn tại đáp ứng cho khao khát của bạn.
Ông ấy ít nhất đã nghe tốt!
Nếu muốn biết cảnh giới này, chẳng nhờ trang nghiêm tu chứng mà được, phải ở nơi ý căn tẩy sạch các thứ ô nhiễm phiền não từ vô thủy đến nay khiến cho trống rỗng như hư không,
Bạn có thể thấy sự không thống nhất! Nếu bạn nói rằng tâm trí mở như không gian trống rỗng, nó không còn là tâm trí nữa. Điều đó dường như giống việc nói, "Khi lửa lạnh như băng " - thế thì sao gọi nó là lửa? Cứ gọi nó là băng đi sẽ là điều đúng! Nhưng với một người trí thức điều đó là khó; ông ấy đơn giản thu thập các ý kiến. Và không ai sẽ nêu ra câu hỏi, vì họ không biết rằng ông ấy đang phạm phải sai lầm.
…để cho tâm trí ông rộng và mở như không gian trống rỗng…
Bao nhiêu không gian có đó? Bạn có biết không? Toàn thể vũ trụ là không gian trống rỗng. Tâm trí không có năng lực để rộng thế.
... xa lìa những chấp thủ trong ý thức và những vọng tưởng hư nguỵ chẳng thật. Ý căn nếu như hư không thì Diệu tâm vô cộng dụng này tự nhiên khắp nơi chẳng chướng ngại.
Nhưng ông ấy liên tục làm phân biệt rằng bạn phải giữ ý nghĩ tốt của bạn.
Trong trạng thái của im lặng và an bình tuyệt đối không có ý nghĩ tốt, không có ý nghĩ xấu. Ý nghĩ như chúng vậy là rối loạn, dù chúng là tốt hay xấu. Tội nhân có thể có ý nghĩ xấu trong tâm trí, và thánh nhân có thể có ý nghĩ tốt trong tâm trí, nhưng cả hai đều ở trong tâm trí. Không có khác biệt về chất giữa họ.
Hiền nhân thực, vị phật, không có tâm trí chút nào.
Ông ấy sống không tâm trí, ông ấy hành động không tâm trí.
Điều đó tới từ chính bản thể bên trong nhất của ông ấy; do đó, nó có phẩm chất, tươi tắn, huy hoàng lớn lao. Ý nghĩ bao giờ cũng là bụi bặm và cũ rích. Hiền nhân bao giờ cũng hành động tươi mới, không từ bất kì ý nghĩ cũ nào; ông ấy đáp ứng cho tình huống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Không có nhu cầu để ông ấy nghĩ. Điều đó gần giống như người mù: nếu người đó muốn đi ra khỏi thính phòng này, người đó sẽ phải hỏi, "Lối đi ở đâu?" Và thế rồi, với chiếc gậy dò đường, người đó sẽ tìm ra đường và đi ra. Nhưng bạn không bao giờ nghĩ về điều đó khi bạn muốn đi ra ngoài; bạn đơn giản thấy đường ra và bạn đi. Không có suy nghĩ tham gia vào điều đó, và chắc chắc không có gậy dò đường.
Tôi đã nghe nói về một người mù có mắt được giải phẫu. Anh ta đã tới với chiếc gậy dò đường, và sau vài ngày bác sĩ mở băng mắt ra và bảo anh ta, "Bây giờ, từ từ mở mắt ra. Mắt anh hoàn toàn tốt; bây giờ anh có thể thấy được."
Anh ta ngạc nhiên về điều anh ta đã từng bị thiếu, mọi mầu sắc, mặt trời, mặt trăng, sao, mặt mọi người - mọi thứ anh ta đã từng bị thiếu. Anh ta cám ơn bác sĩ, nhưng theo thói quen cũ anh ta cầm chiếc gậy dò đường. Bác sĩ nói, "Anh cầm chiếc gậy đó để làm gì? Bỏ nó đi."
Nhưng anh ta nói, "Không có nó làm sao tôi sẽ tìm được đường?"
Bác sĩ nói, "Anh ngốc thế. Bây giờ anh có mắt, không có nhu cầu tìm đường; đường sẽ là rõ ràng đối với anh. Vứt gậy dò đường vào đống kia."
Có nhiều gậy dò đường. Mọi người mà ông ấy đã chữa cho đều đã tới với chiếc gậy dò đường, và ông ấy đã thu thập chúng làm kỉ niệm, chỉ ra ông ấy đã chữa được cho bao nhiêu người. Và ông ấy nói, "Không chỉ anh! Mọi người mù, khi tôi chữa mắt người đó, ngay lập tức với lấy chiếc gậy để bắt đầu đi ra."
Thói quen vô ý thức... anh ta đã có chiếc gậy dò đường đó quá lâu rồi; anh ta không thể tin được rằng cuộc sống là có thể mà không có nó.
Cùng việc đó là tình huống cho mọi người đã sống với tâm trí trong hàng triệu kiếp. Điều đó đã là hướng dẫn của họ, dù bất kì cái gì người đó muốn làm. Tâm trí không thể nào quan niệm được rằng bạn có thể sống thậm chí trong một khoảnh khắc mà không có nó. Nhưng nó chỉ là chiếc gậy dò đường cho người mù.
Bên ngoài tâm trí, có tâm thức nhiều hơn nhiều - rộng rãi, quang đãng, im lặng tới mức bạn không cần nghĩ. Nó đơn giản liên tục đáp ứng. Trong tâm trí bạn phải nghĩ làm gì và không làm gì. Nó bao giờ cũng là câu hỏi hoặc/hay.
Khoảnh khắc bạn ở bên ngoài tâm trí không có vấn đề về hoặc/hay. Bạn đơn giản biết cái gì phải được làm và bạn làm nó, và không có sám hối bao giờ. Bạn không bao giờ nhìn lại sau, bạn không bao giờ cảm thấy rằng bạn đã làm cái gì đó sai - bạn không thể làm sai được.
Đây là những lí do tại sao tôi đã không gọi Đại Huệ là thầy vĩ đại. Tôi đơn giản gọi ông ấy là thầy giáo lớn; có lẽ vào khoảnh khắc cuối cùng, ông ấy đã trở nên chứng ngộ - nhưng vào khoảnh khắc cuối cùng. Những lời dạy này đã được cho trước điều đó.
Ý căn nếu như hư không thì Diệu tâm vô cộng dụng này tự nhiên khắp nơi chẳng chướng ngại.
Ông ấy liên tục dùng từ "ý căn-tâm trí" thay cho "vô trí." Vì ông ấy đã thu thập, và ông ấy không có tiêu chí bên trong, bạn sẽ bắt gặp nhiều mâu thuẫn. Trong lời kinh thứ hai, được gọi là vô tâm trí... bây giờ cái gì đã xảy ra cho tâm trí mà ông ấy đang nói tới trong lời kinh thứ nhất?
Cổ nhân nói:
Tìm trâu theo dấu tích.
Học đạo phải vô tâm.
Dấu còn thì trâu còn.
Trâu là biểu tượng cổ trong truyền thống Thiền cho linh hồn bị lạc, cái ta bị lạc mà bạn đã quên tất cả về nó. Vô tâm trí sẽ chỉ ra cho bạn con đường, sẽ chỉ ra cho bạn linh hồn; nó sẽ trở thành mũi tên, và bạn đơn giải phải đi theo mà không căng thẳng gì, không nỗ lực gì.
Vô tâm đạo dễ tìm.
Nói vô tâm chẳng phải như gỗ đá vô tri, ấy chỉ là gặp duyên thấy cảnh, tâm đều chẳng lay động.
.... Lần nữa ông ấy bắt đầu dùng từ "tâm trí." Đây là rắc rối với thầy giáo.
Đối với các pháp chẳng chấp thật, tất cả nơi trong sạch vô chướng ngại, chẳng chỗ ô nhiễm cũng không trụ nơi chẳng ô nhiễm.
... nhưng nó vẫn có đó. Thế thì tại sao ông ấy đã bắt đầu gọi lời kinh này là vô tâm? Tâm trí lại bước vào. Nó được lắng đọng, nhưng cái được lắng đọng có thể không lắng đọng vào bất kì khoảnh khắc nào. Nó là điềm tĩnh, nhưng cái là điềm tĩnh có thể bị xáo trộn.
Đối với các pháp chẳng chấp thật,... nhưng nó có đó. Và níu bám là thói quen cũ; nó có thể bắt đầu níu bám lấy ngày mai, nếu không phải hôm nay. Nó có thể rơi trở lại.
… tất cả nơi trong sạch vô chướng ngại, chẳng chỗ ô nhiễm cũng không trụ nơi chẳng ô nhiễm.
Nếu nó có đó, có mọi khả năng về việc bị nhơ nhuốc. Vô tâm trí là từ đúng để giải thích không gian thuần khiết, không có bất kì khả năng nào của việc rơi trở lại.
...cũng không trụ nơi chẳng ô nhiễm. Quán xét thân tâm như mộng như huyễn...
Bạn có thể thấy tâm trí ông ấy liên tục vẩn vơ, vì mọi phát biểu này ông ấy phải đã thu thập từ những người khác nhau. Một số người có thể đã chứng ngộ, một số người có thể chỉ là thầy giáo, một số người có thể chỉ là người có học thức. Ông ấy đã làm ra một bộ sưu tập tốt - nhưng tôi có thể thấy rằng có những không nhất quán trong nó, vì tôi có tiêu chí bên trong tôi.
...Quán xét thân tâm như mộng như huyễn...
Nếu tâm trí và thân thể là ảo tưởng, thế thì cần gì làm cho chúng thành rộng, làm cho chúng thành quang đãng, làm cho chúng thành không níu bám? Nếu chúng là tựa mơ hay ảo tưởng, chỉ thức dậy và chúng được kết thúc. Việc thức tỉnh đó là vô tâm trí.
... cũng không trụ nơi cảnh hư vô mộng huyễn. Đến được cảnh giới này mới gọi là chân vô tâm.
Ông ấy hoàn toàn bị lộn xộn! Ông ấy có thể đã có ích trong việc đem mọi người tới thầy, nhưng bản thân ông ấy còn chưa rõ ràng về điều ông ấy nói.
chẳng phải cái vô tâm của miệng nói. Nếu chưa được chân vô tâm, chỉ căn cứ theo lời nói thì so với tà thiền Mặc Chiếu đâu có khác gì!
Những người này phạm phải nhiều sai lầm vì gắn bó của họ với tông phái nào đó. Bây giờ, ông ấy bị gắn bó với tông phái nào đó - Đại Thừa cũng có các tông phái khác nhau. Phật giáo ban đầu bị chia thành hai tông phái, Đại thừa và Tiểu thừa; thế rồi họ bắt đầu chia thành các tông phái khác nhau. Tất cả, bây giờ có ba mươi sáu tông phái. Con người không chứng ngộ liên tục cố gắng phòng thủ, phê phán các tông phái khác.
Ở Trung Quốc đã có một tông phái tên là "Tông phái Mặc Chiếu." Tôi không thấy rằng có vấn đề gì - mọi việc chiếu sáng đều xảy ra trong im lặng (mặc). Im lặng là chiếu sáng. Nhưng mọi người tranh đấu về từ: vì họ không gọi nó là chứng ngộ, họ gọi nó là chiếu sáng, điều đó đã tạo ra bất hoà. Nhưng bạn có thể hiểu rất dễ dàng rằng cả hai từ đều ngụ ý cùng một điều. 'Chiếu sáng' hay 'chứng ngộ' - cả hai đơn giản tuyên bố rằng bóng tối đã biến mất. Cái gì bạn chọn để gọi nó là không quan trọng.
"Hễ được gốc, chớ lo ngọn" - ông ấy phải đã thu được điều này từ một thầy chứng ngộ. " Hễ được gốc, chớ lo ngọn," vì một khi bạn đã chặt rễ, toàn thể cây sẽ khô héo đi. Nhưng chỉ chặt cành sẽ không giúp gì; ngược lại, tán lá có thể trở nên dầy hơn.
Tẩy sạch được tâm này là gốc.
Không chỉ làm trống rỗng... ngay chỗ đầu tiên, không có cách nào để làm trống rỗng tâm trí. Bạn không có kiểm soát nào trên tâm trí bạn. Nó liên tục diễn ra theo cách riêng của nó, chất đầy những mơ và ý nghĩ và xúc động và tình cảm và phản ứng, buồn khổ, hạnh phúc - không có cách nào làm trống rỗng nó. Làm sao bạn sẽ làm trống rỗng nó được? Từ phía bên này bạn sẽ làm trống rỗng nó, và từ phía bên kia luồng lớn sẽ liên tục đi vào. Cách duy nhất làm trống rỗng nó là đi ra ngoài nó - trở thành nhận biết.
Quan sát tâm trí, và tâm trí biến mất.
Tẩy sạch được tâm này là gốc, đã được gốc thì mỗi ngôn ngữ, mỗi trí tuệ hàng ngày tùy duyên tiếp vật. Thất điên bát đảo, hoặc giận hoặc vui, hoặc tốt hoặc xấu, hoặc thuận hoặc nghịch, đều là ngọn vậy. Nếu ở nơi tuỳ duyên được tự giữ bản giác thì chẳng thiếu chẳng dư.
Đó là một trong những kinh nghiệm quan trọng nhất của Phật Gautam. Ông ấy nói rằng nếu bạn chỉ ở giữa của bất kì đối lập cực nào - tìm ra đích xác chỗ giữa, chẳng thiếu chẳng dư - nếu bạn ở đích xác chỗ giữa, bạn sẽ đi ra ngoài.
Chỗ giữa là cõi bên kia.
Nếu bạn đi tới cực đoan, thế thì bạn sẽ bắt đầu níu bám nó; từ cực đoan này bạn không thể đi ra ngoài được.
Đó đã là đóng góp lớn cho khoa học tâm linh và cho nhân loại, rằng chỗ giữa là cõi bên kia. Cứ giữ cho bản thân bạn được cân bằng ở giữa, và đột nhiên bạn sẽ thấy bạn đã lên trên cả hai cực đoan - không tốt không xấu, không bình thường không phi thường, không thông thái không dốt nát.
Chỗ bên ngoài này là niết bàn của ông ấy. Nghĩ về nó bạn sẽ cảm thấy an bình mênh mông. Chỉ quán tưởng nó và bạn sẽ cảm thấy im lặng lớn giáng xuống bạn. Và đây chỉ là quán tưởng - cái gì sẽ xảy ra trong thực tại nếu bạn đi tới chỗ giữa? Bạn không thể quan niệm được cực lạc của nó, phúc lạc của nó, phúc lành của nó.
Tôi đã chọn Đại Huệ để giúp bạn hiểu khác biệt giữa thầy giáo và thầy, vì nhiều tôn giáo đã đánh mất thầy của họ. Chẳng hạn, Jaina giáo ở Ấn Độ đã không có thầy, không người chứng ngộ chút nào, trong nhiều thế kỉ - chỉ có các thầy giáo.
Không có người chứng ngộ, tôn giáo mất linh hồn của nó. Chính chỉ dòng suối nhỏ những người chứng ngộ giữ cho tôn giáo thở và giữ nhịp tim đập của nó, giữ cho nó sống động, nở hoa.
Và người chứng ngộ không chỉ là hiện tượng riêng lẻ; người đó lan toả việc chiếu sáng của mình khắp xung quanh. Bất kì chỗ nào người đó ở, người đó mang trường năng lượng nào đó, và bất kì người nào có tính cảm nhận sẽ bị kéo vào trường năng lượng này. Thầy giáo không có trường năng lượng. Thầy giáo chỉ lặp lại một cách máy móc như con vẹt.
Nhưng Đại Huệ chắc chắn là thầy giáo lớn, vì ông ấy đã thu thập... ông ấy đã đi tới hàng chục thầy chứng ngộ. Ông ấy còn trẻ thế khi ông ấy được khai tâm vào giới tu sĩ, và ông ấy đã thu thập như ong hút mật từ hàng nghìn hoa. Cho nên một mặt ông ấy rất giầu có; ông ấy đang mang nhiều mật thế từ những hoa khác nhau. Nhưng mặt khác ông ấy rất nghèo; ông ấy đã không đóng góp cái gì từ bản thể riêng của ông ấy. Nhưng tôi sung sướng là ít nhất đến cuối, vào chính lúc cuối của đời ông ấy, ông ấy đã trở nên chứng ngộ. Bài kệ nhỏ của ông ấy chắc chắn có cái hay lớn:
Sinh cũng chỉ thế ấy - chỉ là việc xảy ra trong mơ
Tử cũng chỉ thế ấy - chỉ là việc xảy ra trong mơ
Viết kệ cùng không kệ, có gì quan trọng đâu?
Ông ấy đã đi vào trong cõi chân thành và im lặng tối thượng. Không thành vấn đề liệu đó là sống hay chết. Không thành vấn đề liệu ông ấy đi theo truyền thống làm kệ, hay không viết nó.
Viết xong, sư ném bút thị tịch...
...Đi vào trong sự tồn tại vĩnh hằng. Không thành vấn đề khi nào bạn trở nên chứng ngộ. Cho dù bạn trở nên chứng ngộ vào hơi thở cuối cùng của đời bạn, điều đó hoàn toàn tốt. Bạn đã không làm mất bất kì cái gì. Bạn sẽ thấy toàn thể cuộc sống mà bạn đã sống như mơ.
Và khoảnh khắc bạn có thể thấy toàn thể cuộc sống của bạn như mơ, nó đã mất mọi tác động lên bạn. Bạn đã trở thành tự do toàn bộ - tự do khỏi mọi lệ thuộc của thân thể và tâm trí, tự do khỏi mọi giới hạn. Bạn sẵn sàng để đi vào trong tâm thức vô giới hạn của bản thân sự tồn tại.
Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

0 Đánh giá

Ads Belove Post