Read more
Osho ơi,
Chăn trâu
Đã học đạo này, trong mười hai thời, nơi tuỳ
duyên tiếp vật không cho ác niệm tương tục, hoặc khi sơ sót khởi một niệm ác phải
gấp kéo đầu trở lại. Nếu để mặc nó tương tục không dứt, chẳng những chướng đạo,
cũng gọi là người không trí tuệ.
Khi xưa Qui Sơn hỏi Đại An: Ngươi trong mười
hai thời việc làm thế nào?
An nói: Chăn trâu.
Sơn nói: Ngươi chăn như thế nào?
An nói: Một phen vào lúa mạ, liền kéo mũi
trở về.
Sơn nói: Ngươi là người chăn trâu chân thật.
Người học đạo kiềm chế ác niệm nên như Đại
An chăn trâu thì lâu ngày tự thuần thục vậy.
"Cung người, ta chớ cầm, ngựa người,
ta chớ cưỡi, việc người, ta chớ biết. "Lời này dù tầm thường cũng có thể
làm trợ duyên để đi vào đạo. Hàng ngày thường nên tự kiểm điểm từ sáng tới tối
đã làm việc gì tự lợi, lợi người? Nếu cảm thấy hơi thiên một bên thì phải tự cảnh
sách, chẳng nên khinh thường.
Xưa kia Thiền sư Đạo Lâm kết am trên cây
tùng nơi núi Tần Vọng, người thời ấy gọi Ngài là Hoà thượng "tổ chim."
Khi Bạch Cư Dị làm quan Thị lang ở Tiền Đường
có vào núi thăm Sư.
Dị thưa: Chỗ ở của Sư rất nguy hiểm.
Sư Nói: Lão Tăng có gì nguy hiểm. Thị Lang
càng nguy hiểm hơn.
Dị nói: Đệ tử trấn thủ giang sơn có gì nguy
hiểm?
Sư nói: Củi lửa lẫn lộn, tính thức chẳng ngừng,
há chẳng phải nguy hiểm ư!
Dị lại hỏi: Thế nào là đại ý Phật pháp?
Sư nói: Việc ác chớ làm, việc thiện phụng
hành.
Dị nói: Con nít ba tuổi cũng biết nói như
thế.
Sư nói: Con nít ba tuổi dù nói được, ông
già tám mươi hành chẳng được.
Dị liền lễ bái cáo từ.
Chăn trâu là biểu tượng rất cổ
trong lịch sử của Thiền. Có mười bức tranh ở Trung Quốc; bức tranh thứ mười đã
là nguyên nhân của tranh cãi lớn. Tôi muốn bạn hiểu mười bức tranh đó, và cuộc
tranh cãi, trước khi chúng ta bắt đầu bài giảng của Đại Huệ về chăn trâu.
Mười bức tranh này hay vô cùng.
Trong bức thứ nhất, con trâu bị lạc. Người chủ trâu đang đứng, nhìn khắp xung
quanh trong rừng rậm, và anh ta không thể thấy được con trâu đã đi đâu. Anh ta
đơn giản ngơ ngác, bối rối. Trời đang tối dần, mặt trời đang lặn; đêm sẽ sớm
buông, và thế thì đi vào rừng tậm để tìm trâu sẽ trở nên mỗi lúc một khó hơn.
Trong bức tranh thứ hai anh ta
thấy dấu chân trâu. Anh ta cảm thấy sung sướng hơn chút ít; có lẽ có khả năng
tìm ra trâu - anh ta đã thấy dấu chân. Anh ta đi theo dấu chân.
Trong bức tranh thứ ba anh ta
thấy lưng trâu đang đứng trong rừng rậm. Khó thấy, nhưng anh ta có thể hình
dung ra đó là lưng trâu. Trong bức thứ tư anh ta đã tiến tới trâu; anh ta có thể
nhìn thấy trâu bây giờ, toàn thân nó. Anh ta hân hoan.
Trong bức thứ năm, anh ta tóm
được sừng trâu. Đó là cuộc giằng co lớn để đem nó trở về nhà nhưng anh ta thắng.
Trong bức thứ sáu anh ta cưỡi lên trâu, quay về nhà. Đây là những bức tranh đẹp!
Trong bức thứ bẩy con trâu được
buộc vào chỗ của nó. Trong bức thứ tám người này đầy vui mừng tới mức anh ta bắt
đầu thổi sáo. Bức thứ chín là cái khung trống rỗng - không có gì được vẽ trong
nó.
Trong bức thứ mười, cái là
nguyên nhân cho tranh cãi lớn, người này đang đi cùng bầu rượu hướng tới bãi chợ,
gần như say. Bạn có thể thấy, anh ta thậm chí không thể bước được. Bức tranh thứ
mười này đã gây ra tranh cãi lớn suốt hai nghìn năm.
Một phái, chính là phái đa số của
đại thừa, tin rằng bức thứ chín là bức tranh cuối cùng. Nó đại diện cho vô trí;
bạn đã đạt tới mục đích. Con trâu là cái ngã bên trong nhất của bạn mà bạn đã để
lạc, và toàn thể chuỗi tranh này là việc tìm kiếm cái ngã bên trong của bạn. Bạn
đã tìm thấy cái ngã này trong bức thứ chín. Có im lặng mênh mông và an bình. Nó
là niết bàn, nó là vô trí.
Bên ngoài bức thứ chín... những
người nói đây là chỗ cuối cùng của cuộc hành trình nghĩ rằng ai đó đã thêm vào
bức thứ mười, điều dường như tuyệt đối không liên quan. Nhưng những người thuộc
vào phái nhỏ của Thiền tin vào bức thứ mười nữa. Họ nói rằng khi người ta đã trở
nên chứng ngộ đây không phải là kết thúc. Đây là đỉnh cao nhất của tâm thức, nó
là thành tựu vĩ đại nhất, nhưng người ta phải quay lại thế giới con người, tới
thế giới bình thường. Người ta phải lần nữa trở thành một phần của nhân loại lớn
hơn. Chỉ thế thì người đó mới có thể chia sẻ, chỉ thế thì người đó mới có thể
khơi gợi người khác về việc tìm kiếm. Và chắc chắn khi người đó tới từ đỉnh cao
thế, người đó tuyệt đối say với cực lạc. Chai rượu kia không phải là rượu thường.
Nó chỉ là biểu tượng của trạng thái cực lạc.
Khi những bức tranh này được
mang sang Nhật Bản, chỉ mới một nghìn hai trăm hay một nghìn ba trăm năm trước,
chỉ chín bức tranh được mang sang. Bức thứ mười gây rắc rối; nó đã bị bỏ lại ở
Trung Quốc.
Tôi đã phân vân khi lần đầu
tiên tôi nhìn vào các bức tranh Nhật Bản. Chúng dường như đầy đủ. Một khi bạn
đã đạt tới niết bàn, cái gì thêm nữa có đó? Và thế rồi tôi thấy trong cuốn sách
Trung Quốc cổ mười bức tranh. Tôi lập tức sung sướng rằng ai đó có sáng suốt từ
hai nghìn năm trước rằng phật không phải là phật nếu ông ấy không thể quay lại
với nhân loại bình thường, nếu ông ấy không thể lại trở thành đơn giản, hồn
nhiên, mang niết bàn của mình, mang cực lạc của mình trong bầu rượu, hoàn toàn
say sưa với điều thiêng liêng nhưng vẫn đi tới bãi chợ.
Tôi có thể thấy rằng bất kì người
nào đã vẽ bức tranh thứ mười là đúng. Mãi cho tới bức thứ chín, nó đơn giản là
logic. Bên ngoài tâm trí, bức thứ mười, là việc nhận ra lớn lao.
Theo tôi, mãi cho tới bức thứ
chín con người chỉ là phật; với bức thứ mười anh ta cũng trở thành một Zorba.
Và đây đã là chủ đề thường xuyên của tôi: tôi đã từng nhấn mạnh rằng bức tranh
thứ mười là đích thực, và nếu nó mà không có đó, tôi sẽ vẽ nó. Không có nó, việc
kết thúc trong hư không có vẻ hơi chút buồn bã, có vẻ hơi chút nghiêm chỉnh, có
vẻ trống rỗng.
Mọi nỗ lực này của việc tìm ra
bản thân bạn, thiền, đi ra ngoài tâm trí, nhận ra bản thể bạn và kết thúc trong
sa mạc của hư không... không, phải có cái gì đó nhiều hơn cho nó, cái gì đó bên
ngoài nó hơn, nơi hoa nở, nơi bài ca nảy sinh, nơi điệu vũ lại là có thể - tất
nhiên, ở mức độ khác toàn bộ.
Nhưng những bức tranh này về
chăn trâu đã được thấy là cực kì có ý nghĩa trong giải thích toàn thể con đường
từng bước một.
Đại Huệ nói,
Đã học đạo này...
Nhớ điều tôi đã nói về Đại Huệ
- ông ấy là thầy giáo; bằng không không thầy nào có thể dùng từ học. Thầy sẽ
nói, "Vì ông đang đi theo con đường này, vì ông ở trên con đường
này..." Học sao? - đó không phải là cách thức của người tìm kiếm; đó là
cách thức của học trò tò mò, người muốn biết cái gì đó - nhiều thông tin hơn,
nhiều tri thức hơn - nhưng là người không quan tâm tới thực tại biến đổi bản
thân mình.
Nhưng Đại Huệ là thầy giáo. Mặc
dầu ông ấy đã cố gắng theo mọi cách có thể để nêu ra như một thầy, ông ấy không
thể lừa được bất kì ai đã chứng ngộ. Đây đó sẽ có chỗ hở, nhưng ông ấy không thể
hình dung được rằng chúng sẽ chỉ ra tính thầy của ông ấy chỉ là đạo đức giả.
Điều chắc đã là tuyệt đối đúng
nếu ông ấy đã nói, "Tôi chỉ là thầy giáo." Nhưng ông ấy không nói điều
đó. Khi có khả năng được chấp nhận là thầy - ngay cả hoàng đế cũng chấp nhận
ông ấy là Thầy lớn của Thiền - thế thì ông ấy giữ im lặng. Ông ấy phải đã biết,
vì ông ấy dường như là người rất thông minh, ông ấy phải đã nhận biết rằng ông ấy
không phải là thầy. Ông ấy là thầy giáo rất giỏi, và tôi muốn bạn nhớ ở mọi điểm
về cách ông ấy biểu lộ vô nhận biết của ông ấy.
Đã học con đường này... Việc học
thuộc vào học trò. Người tìm kiếm không nghiên cứu đạo, người đó tham gia vào.
Người đó tham gia vào toàn thể cuộc hành hương. Người đó là một người hành
hương, người đó không phải là học trò. Người đó không có ham muốn biết về con
đường; người đó muốn đạt tới đích - dù có đường hay không có đường. Người đó muốn
quay về nhà.
trong mười hai thời, nơi tuỳ
duyên tiếp vật không cho ác niệm tương tục.
Lần nữa, lại lỗ hổng. Vấn đề
không phải là ác niệm và thiện niệm; mọi niệm, mọi ý nghĩ đều sai khi có liên
quan tới việc đi ra ngoài tâm trí. Ông ấy thậm chí không nhận biết về sự kiện
là cái đúng và sai không bao giờ tách rời; chúng bao giờ cũng cùng nhau.
Bạn có thể tách rời yêu và ghét
được không? Hàng triệu người đã thử nhưng không một người nào đã có khả năng
thành công, vì bạn sẽ đi ngược lại chính bản tính của mọi thứ.
Bạn có thể tách tối và sáng được
không? Mặc dầu chúng có vẻ khác nhau thế, cuộc truy hỏi khoa học vào trong ánh
sáng và trong bóng tối đã chứng minh cái gì đó chống lại cách hiểu thông thường.
Khác biệt giữa tối và sáng chỉ là ở mức độ. Tối đơn giản nghĩa là ít sáng, và
sáng đơn giản nghĩa là ít tối.
Đó là lí do tại sao có những
con vật, như con cú và các con khác, với chúng đêm là ngày. Chúng có mắt tốt
hơn bạn có mắt, cho nên ngay cả ánh sáng kém hơn - mà với bạn có vẻ là tối - với
chúng nó là đầy ánh sáng. Mắt chúng có nhiều khả năng hơn mắt bạn. Ban ngày
chúng không thể mở mắt được, vì mắt chúng nhạy cảm tới mức ánh sáng ban ngày
thành loá. Trong ánh sáng ban ngày mắt chúng đơn giản nhắm lại; một cách tự
nhiên chúng thấy tối. Khi với bạn trời là sáng, với cú trời là đêm. Và khi với
bạn trời là đêm, với cú trời là ngày, đầy ánh sáng.
Cho nên khác biệt giữa sáng và
tối chỉ ở mức độ. Bạn không thể có sáng mà không có tối, và bạn không thể có
Thượng đế mà không có quỉ.
Điều kì lạ là các tôn giáo tin
vào Thượng đế tự động tin vào quỉ nữa. Họ phải vậy, đó chỉ là sự cần thiết
logic. Và các tôn giáo không tin vào Thượng đế, không tin cả vào quỉ nữa. Chẳng
hạn, Jaina giáo không có Thượng đế, do đó không có quỉ. Nó đơn giản ở ngoài vấn
đề. Nhưng mọi tôn giáo tin vào Thượng đế phải chấp nhận đối lập cực của ngài,
quỉ.
Tại sao có sự cần thiết này? Vì
sự tồn tại bao giờ cũng cần phân cực. Sinh được phân cực bởi chết, yêu được
phân cực bởi ghét, từ bi được phân cực bởi độc ác. Nhìn khắp sự sống mà xem. Mọi
thứ đều có đối lập cực của nó, và nếu bạn có thể bỏ đi cái đối lập cực thế thì
cực kia cũng sẽ biến mất. Chúng có thể tồn tại chỉ khi cùng nhau.
Thiện niệm là gì và ác niệm là
gì? Và làm sao bạn có thể tách rời chúng được? Chỉ thầy giáo không biết rằng
cách tiếp cận chung cuộc hướng tới bản thể bạn cần mọi ý nghĩ biến mất - không
thành vấn đề liệu chúng là thiện hay ác. Chúng ta không nói ở đây về đạo đức;
chúng ta đang nói ở đây về tôn giáo đích thực.
Tất nhiên trong đạo đức có thiện
niệm và ác niệm, và chúng tất cả đều tuỳ tiện. Vì với người Mô ha mét giáo, có
bốn vợ không phải là ý nghĩ xấu, nhưng với mọi người khác trên thế giới chính ý
nghĩ về có bốn vợ là ý tưởng xấu.
Với người Hindus cổ đại, thậm
chí đàn bà có năm chồng không phải là ý nghĩ xấu; đàn bà có năm chồng được tôn
thờ như một trong năm người đàn bà vĩ đại của Ấn Độ! Tất nhiên năm chồng không
phải là con số đúng vì ngày cuối tuần còn lại - làm gì với ngày cuối tuần? Mọi
ngày trong năm ngày người đàn bà đáng thương đó phải đổi chồng, và hai ngày chỉ
là ngày nghỉ. Cho nên ngày cuối tuần không phải là cái gì đó mới và có tính chất
Mĩ; nó rất cổ đại và có tính Ấn Độ! Không ai đã kết án điều đó là tình huống xấu.
Không nhà tư tưởng hay triết gia hay nhà thượng đế học Hindu nào đã kết án điều
đó; nó đã là chấp nhận được.
Yudhishthira, anh cả của năm
người em trai có chung một vợ, được người Ấn Độ coi là một trong những người
tôn giáo nhất đã từng sống trên trái đất. Ông ấy có tên là Dharmaraj, "vua
của tính tôn giáo." Và anh chàng Yudhishthira này là kẻ đánh bạc khát nước;
anh ta đánh bạc tới mức độ anh ta đặt cược cả vương quốc, toàn thể kho báu, và
chung cuộc anh ta đặt cược cả vợ của mình!
Cả năm anh em đều có mặt, và họ
ưng thuận. Và không ai đã kết án điều đó. Họ vẫn liên tục gọi Yudhishthira là một
trong những người tôn giáo vĩ đại nhất - và anh ta đã đối xử với người đàn bà
này còn tồi hơn là anh ta đối xử với con vật, dường như đàn bà chỉ là mảnh tài
sản chết, như đồ đạc, mà bạn có thể dùng để đánh bạc.
Vậy cái gì là đúng?
Với người Mô ha mét giáo, Koran
là nguồn linh thiêng của họ, và Koran nói Thượng đế tạo ra mọi con vật khác cho
con người ăn. Bây giờ nếu Thượng đế nói điều đó, không có hại gì trong việc ăn
con vật. Ngoại trừ con người, mọi con vật đều có thể bị làm thịt và bị ăn mà
không có vấn đề gì. Không vấn đề về bạo hành nào đã bao giờ nảy sinh. Thế rồi
có người Jainas. Sư của họ đeo màn chắn trên mũi vì khi bạn thở ra không khí trở
nên nóng, và trong bầu khí quyển có những tế bào sống rất tí hon mà khí nóng có
thế giết chết. Để bảo vệ những tế bào đó mà bạn không thể thấy được, họ liên tục
che mũi bằng miếng vải, để cho lúc khí nóng đi ra qua vải nó không còn nóng nữa;
vải ngăn cản nó và làm mát nó. Bây giờ ai là đúng?
Có các sư Hindu cạo đầu, cạo
râu mép, râu cằm - mọi thứ lông đều phải bị loại bỏ. Lí do là ở chỗ họ coi rằng
lông là phần chết của thân thể. Theo một cách nào đó họ là đúng. Tế bào chết
trong thân thể bạn đang bị tống ra liên tục theo những cách khác nhau. Đó là lí
do tại sao khi bạn cắt tóc bạn không cảm thấy đau. Nếu chúng mà sống bạn chắc
đã cảm thấy đau. Cho nên lông chỉ là chết như bất kì cái xác nào. Tại sao mang
thứ chết? Người Hindus và sư của họ loại bỏ chúng.
Nếu bạn nhìn vào những người
khác nhau, các tín ngưỡng khác nhau, bạn sẽ đơn giản ngạc nhiên. Nhưng làm sao
quyết định được cái gì là đúng và cái gì là sai?
Ở Trung Quốc, thậm chí ăn rắn
không bị coi là cái gì kì lạ. Thực ra nó là một trong những thức ăn ngon nhất.
Họ chỉ phải cắt đầu rắn, vì chất độc của nó chỉ ở trong mồm - chỉ một tuyến nhỏ
trong mồm có chất độc. Họ chặt đầu, và phần còn lại chỉ là rau. Nếu bạn là
khách trong một nhà Trung Quốc, họ chắc chắn sẽ phục vụ cho bạn món đó, chỉ như
việc đón chào, và những người đã ăn nó đều nói nó là ngon.
Không một con vật, chim chóc,
sâu bọ nào mà không bị ăn ở đâu đó. Điều đó sẽ làm cho bạn thấy buồn nôn - đây
là loại người gì vậy? Nhưng về tín ngưỡng họ đã chấp nhận điều đó là đúng, và một
khi cái gì đó được chấp nhận là đúng, nó trở thành đúng cho tín ngưỡng đó, cho
những người đó. Họ đơn giản cười bạn - bạn bỏ lỡ thức ăn ngon thế.
Ở Ấn Độ cổ đại, và thậm chí bây
giờ ở Nam Ấn Độ, các ngôi đền không là gì ngoài nhà thổ. Đã là tục lệ rằng mọi
người phải dâng hiến con gái cả của họ cho Thượng đế, nhưng Thượng đế chỉ là bức
tượng đá; tu sĩ khai thác người đàn bà đáng thương về mặt dục, nhân danh Thượng
đế. Thế rồi nhiều đàn bà thế bắt đầu tụ tập trong đền, và người giầu bắt đầu tới
đền. Những người đàn bà này được gọi là devadasis, người hầu của Thượng đế,
nhưng chức năng thực của họ là để hấp dẫn người giầu tới đền. Họ vận hành như
gái mãi dâm tôn giáo, và vì họ mà đền liên tục trở nên ngày càng giầu hơn.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng
mới vài ngày trước, ở Bombay, một cuộc điều tra đã được thực hiện về gái mãi
dâm. Ba mươi phần trăm được thấy là các devadasis từ các ngôi đền của Nam Ấn Độ,
vì nếu tu sĩ thấy ai đó đủ đẹp, thế thì tốt hơn cả là bán cô ấy ở chợ Bombay
thay vì giữ cô ấy trong đền. Theo cách đó các tu sĩ có thể kiếm được số tiền trả
gọn. Ba mươi phần trăm gái mãi dâm đã được cúng dường cho Thượng đế đã tới chợ
gái mãi dâm ở Bombay. Và không người Hindu nào đã phản đối điều đó - thậm chí cả
ngay nay. Chính phủ không để ý tới. Việc đó vẫn tiếp tục vì không ai muốn chọc
giận bất kì ai. Mọi người đang cố ra vẻ tốt trong con mắt của người khác.
Hàng triệu đàn bà ở nước này đã
bị thiêu sống! Họ phải chết cùng chồng họ; họ phải nhảy vào dàn hoả thiêu với
người chồng chết. Điều đó được gọi là truyền thống tự thiêu theo chồng. Những
người đàn bà đã kiểm soát việc tự tử này - việc tự tử rất đau đớn - đã được gọi
là người đàn bà vĩ đại, người đàn bà rất tôn giáo.
Nhưng ý tưởng thực đằng sau nó
không có tính tôn giáo; không có gì tốt trong nó. Ý tưởng thực đằng sau nó là ở
chỗ đàn ông không muốn vợ mình, khi anh ta đã chết... ai biết được? Cô ấy có thể
rơi vào yêu ai đó khác. Anh ta muốn giữ cô ấy như tài sản của mình ngay cả sau
cái chết. Cho nên cách duy nhất là - vì rời bỏ cô ấy anh ta không thể tin cậy
được - rằng cô ấy phải cũng chết cùng anh ta, chỉ để thoả mãn cho thói bạo dâm,
gia trưởng nam, ý tưởng ngu xuẩn về là người sở hữu.
Họ kính trọng những người đàn
bà này, họ làm đài kỉ niệm cho những người này. Tôi đã hỏi các shankaracharyas
và các sư Hindu có học và khôn ngoan, "Nếu đây là hoàn cảnh, tại sao không
có một người đàn ông nào trong toàn thể lịch sử nhảy vào dàn thiêu cùng vợ khi
cô ấy chết?" Và họ không có gì để trả lời. Họ đơn giản có vẻ bối rối, họ
muốn thay đổi chủ đề. Nhưng với tôi rất khó thay đổi chủ đề! Tôi nói, "Nếu
đó là cái gì đó lớn lao, thế thì đàn ông đã tự chứng minh bản thân mình thấp
hơn đàn bà."
Nhưng chân lí là ở chỗ đàn ông
bao giờ cũng nghĩ rằng anh ta là người chủ, và đàn bà là vật sở hữu - tại sao
anh ta phải chết cho vật sở hữu? Anh ta có thể có nhiều đàn bà như anh ta muốn.
Thực ra, ở Ấn Độ cổ đại đàn bà
đã bị bán ở bãi chợ - như họ đã bị bán ở khắp trên thế giới - như nô lệ. Và bạn
sẽ ngạc nhiên rằng các thánh nhân, hiền nhân Hindu lớn - vì không ai nhìn đằng
sau bức màn - ngay cả họ đã đi vào chỗ đàn bà bị đấu giá, và họ đã mua đàn bà.
Họ có vợ và bên cạnh đó họ đã
mua đàn bà. Với những người đàn bà được mua, một từ đặc biệt đã được dùng. Với
người vợ từ này là patni và với người đàn bà được mua từ này là vadhu. Bây giờ
phân biệt bị mất rồi, vì bây giờ không có chỗ đấu giá về đàn bà.
Nhưng điều đó đã được chấp nhận
như là đúng hoàn hảo. Ngay cả cái gọi là các nhà tiên tri, thánh nhân, người bạn
chắc nghĩ đã đi ra ngoài mọi thứ trần tục, đã không nhạy cảm thế để nổi dậy chống
lại quá trình tàn bạo về đấu giá đàn bà, vẫn mua họ chỉ như bất kì thứ gì khác
bạn mua ở chợ.
Cái gì là đúng? Và cái gì là
sai?
Cho nên vấn đề không phải là,
không cho ác niệm tương tục. Bạn phải không để ý nghĩ liên tục - không có vấn đề
về đúng, không có vấn đề về sai.
Nói cách khác: mọi ý nghĩ đều
là sai.
Mọi ý nghĩ phải bị loại bỏ khỏi
tâm trí bạn để cho màn ảnh của tâm trí hoàn toàn trống rỗng, do vậy bạn có bầu
trời mở bao la và không cái gì chuyển động trong tâm trí. Đó là Thiền đích thực.
Nhưng điều đó chỉ có thể được nói bởi thầy chứng ngộ.
Đại Huệ đã thu thập, từ đây đó,
bất kì cái gì ông ấy cảm thấy dường như là có ý nghĩa. Nhưng ông ấy không có
tiêu chí bên trong để phán xét cái gì là con đường đích thực của việc tự nhận
ra. Ông ấy đã đi tới đủ mọi loại thầy giáo, và ông ấy đã thu thập mọi thứ ý
nghĩ mâu thuẫn.
Ông ấy là người thông minh,
nhưng một mình thông minh không có khả năng quan niệm được bản tính của bản thể
bạn. Nó không đủ.
hoặc khi sơ sót khởi một niệm
ác phải gấp kéo đầu trở lại.
Thứ nhất, mọi niệm đều là sai.
Thứ hai, bạn không phải gấp kéo
đầu trở lại, kéo năng lượng tâm trí của bạn đi xa, vì năng lượng tâm trí là rễ của
mọi ý nghĩ của bạn. Nó là mẹ của mọi quá trình ý nghĩ của bạn, thiện hay ác.
Năng lượng tâm trí phải không bị kéo đi xa. Bạn phải thoát ra khỏi năng lượng
tâm trí, ra khỏi đống lộn xộn của năng lượng tâm trí; bạn phải kéo bản thân bạn
ra.
Bạn phải đứng tách ra khỏi tâm
trí của bạn, như người quan sát. Bất kì cái gì diễn ra trong tâm trí, bạn thậm
chí không can thiệp. Bạn đơn giản quan sát. Bạn đơn giản liên tục nhìn nó, dường
như nó là tâm trí của ai đó khác, và bạn chẳng liên quan gì tới nó - nó không phải
là việc của bạn.
Trong xa cách dửng dưng này, mọi
ý nghĩ biến mất.
Và với ý nghĩ biến mất không có
tâm trí, vì tâm trí không là gì ngoài cái tên tập thể của các ý nghĩ.
Đại Huệ không biết gì về thiền.
Ông ấy không bao giờ thiền.
Nếu để mặc nó tương tục không dứt,
chẳng những chướng đạo, cũng gọi là người không trí tuệ.
Ông ấy không biết gì về trí huệ.
Ông ấy đang dùng từ sai. Bất kì cái gì ông ấy nói... chỉ một thứ có thể được
nói: Nếu bạn cho phép ý nghĩ liên tục không ngắt quãng, điều này sẽ không chỉ cản
trở con đường, mà nó làm cho bạn bị coi là người không có tri thức - không phải
là không có trí tuệ.
Điều đó cũng phải được thấy rõ
ràng. Tri thức là tuyệt đối liên quan trong khoa học. Chính nghĩa của từ 'khoa
học' là tri thức, và toàn thể nỗ lực của khoa học là liên tục đổi cái không biết
thành cái biết. Mục đích tối thượng của khoa học là ở chỗ một ngày nào đó sẽ
không cái gì bị bỏ lại không biết - mọi thứ sẽ được biết.
Mọi thứ sẽ bị thu lại thành tri
thức. Và đây là điểm mà tôn giáo khác đi. Và khác biệt này có giá trị mênh
mông.
Tôn giáo nói rằng không chỉ có
hai phân loại trên thế giới, phân loại về cái biết và cái không biết. Có ba
phân loại mà có ý nghĩa hơn là hai phân loại kia, và đó là phân loại về cái
không thể biết, điều bí ẩn, điều huyền bí. Bạn có thể sống nó, bạn có thể là
nó, bạn có thể hân hoan nó, bạn có thể hát nó, bạn có thể nhảy múa nó. Nhưng bạn
không thể biết được nó. Tri thức là không thể được.
Đi vào trong cõi này của cái
không thể biết là trí huệ.
Trí huệ không phải là tri thức.
Trí huệ là hồn nhiên và cảm
giác sâu sắc về điều huyền bí.
Mắt của người trí huệ đầy ngạc
nhiên; chỉ một đoá hoa nhỏ cũng làm cho người đó ngạc nhiên. Nó huyền bí thế -
tại sao nó có đó?
Chuyện xảy ra một đêm...
Socrates không về nhà mình. Vợ ông ấy rất bối rối, cả nhà hàng xóm cũng bối rối.
Họ nhìn khắp xung quanh - ông ấy đã đi đâu? Ông ấy không phải là người đi bất
kì đâu; từ trường nơi ông ấy thường dạy, ông ấy hay đi thẳng về nhà. Điều này
chưa bao giờ xảy ra trước đây, nó là không có tiền lệ trước. Tuyết đang rơi, và
họ rất bận tâm liệu ông ấy có bị lạc đâu đó trong rừng không. Đến sáng họ tìm
thấy ông ấy. Ông ấy đang đứng bên cạnh một cây, dựa lưng vào cây, và nhìn lên
trời. Khi họ tiến tới ông ấy, ông ấy gần như đông cứng, vì đã có tuyết ngập tới
đầu gối ông ấy.
Họ lay ông ấy - "Ông làm
gì ở đây vậy?" Ông ấy nói, "Tôi làm gì ở đây ư? Đêm đã tuyệt vời thế
và sao huyền bí tới mức tôi cứ nhìn chăm chăm mãi. Nhiều lần ý nghĩ tới rằng đã
muộn rồi, nhưng tôi gần như bị thôi miên bởi các ngôi sao và cái đẹp của chúng.
Tôi biết rằng tuyết đang rơi, tôi run cả người - nhưng tôi không thể chuyển động
được."
Bây giờ người này là con người
của trí huệ. Có hàng triệu người liên tục chạy đây đó, không bao giờ nhìn lên
trời. Nó ở ngay trên đỉnh họ - không mất tiền, không vé, không đứng xếp hàng
trước rạp chiếu phim - và huy hoàng thế! Và bạn sở hữu nó, vì không ai khác sở
hữu nó.
Đêm trăng tròn, và không cái gì
khuấy động trong tim bạn sao?
Bụi hồng nở, và không cái gì nở
ra trong bản thể bạn sao?
Con chim cúc cu bắt đầu hót bài
ca của nó, và bạn không có được con chim cúc cu đó sao?
Trí huệ là thứ khác toàn bộ với
tri thức. Tri thức giải huyền bí của sự tồn tại; trí huệ làm nó huyền bí lên.
Trí huệ thuộc vào nhà huyền bí; tri thức thuộc vào nhà khoa học, nhà triết học,
nhà thượng đế học - nhưng họ không phải là con người của tôn giáo. Họ không biết
nhịp tim đập của vũ trụ.
Chỉ những người đi vào trong
cõi giới của điều huyền bí mở ra hết cánh cửa nọ tới cánh cửa kia của điều huyền
bí và đột nhiên thấy bản thân họ, không trong thế giới trần tục mà vô nghĩa, mà
trong chỗ tiên cảnh nơi mọi thứ là có ý nghĩa thế, thơ ca thế, âm nhạc thế, đẹp
thế.
Toàn thể kinh nghiệm này là
kinh nghiệm của người tôn giáo. Và kinh nghiệm này là có thể chỉ nếu bạn có thể
gạt tâm trí bạn sang bên. Tâm trí là kẻ thu thập tri thức; nó không quan tâm tới
điều huyền bí.
Khi xưa Qui Sơn hỏi Đại An:
Ngươi trong mười hai thời việc làm thế nào?
An nói: Chăn trâu.
Sơn nói: Ngươi chăn như thế
nào?
An nói: Một phen vào lúa mạ, liền
kéo mũi trở về.
Sơn nói: Ngươi là người chăn
trâu chân thật.
Thiền đầy những đối thoại nhỏ
như vậy, điều rất đặc biệt cho Thiền. Trong phát biểu nhỏ này, chỉ vài từ được
truyền giữa hai người, nhưng mọi thứ phải được nói về Thiền đã được nói.
An nổi tiếng trong lịch sử của
Thiền là người lười. Tên ông ấy trở thành Đại An, vì ông ấy không bao giờ làm bất
kì cái gì. Qui Sơn hỏi ông ấy, "Ngươi trong mười hai thời việc làm thế
nào?" - vì ông không làm gì, chỉ ngồi im lặng.
Mọi người yêu mến Đại An. Ông ấy
là người hay, có sự hiện diện lớn lao. Chính hiện hữu của ông ấy ở một nơi làm
cho nó thành gần như linh thiêng, ông ấy có năng lượng thế - mặc dầu ông ấy
không bao giờ làm bất kì cái gì. Mọi người thường đem thức ăn tới cho ông ấy.
Ông ấy thậm chí không bao giờ đi ăn xin, điều là cách thức của mọi sư Phật
giáo, nhưng mọi người chăm nom cho ông ấy. Họ đã quan tâm về ông ấy. Nếu trời lạnh
họ sẽ mang chăn tới; nếu trời mưa họ sẽ làm thu xếp nào đó.
An lười thế, ông ấy thậm chí sẽ
không bước đi; mọi người sẽ phải khênh ông ấy đi! Mọi người biết rằng chẳng ích
gì mà nói bất kì cái gì với ông ấy, bạn cứ làm bất kì cái gì bạn làm. Và ông ấy
không bao giờ cản bất kì ai, hay hỏi, "Các ông khênh ta đi đâu?" Ngay
cả ngần ấy cũng là quá nhiều - hỏi, "Các ông khênh ta đi đâu?" Ông ấy
là một nhân cách đặc biệt.
Qui Sơn cũng là một người của
hiểu biết lớn, cho nên ông ấy hỏi, "Ngươi trong mười hai thời việc làm thế
nào?"
An nói, "Tôi chăn
trâu."
Ông ấy nói tới mười bức tranh
chăm trâu đó. Chỉ một phát biểu nhỏ... và ông ấy đã không nói bất kì cái gì.
Sơn nói: Ngươi chăn như thế
nào?
An nói: Một phen vào lúa mạ, liền
kéo mũi trở về.
Sơn nói: Ngươi là người chăn
trâu chân thật.
Và đó là kết thúc cuộc đối thoại.
Nhưng Qui Sơn đã đồng ý rằng đây là cách thiền. Khi ý thức của bạn bắt đầu tham
gia vào trong tâm trí, kéo nó lại. Vẫn còn tách rời, đứng sang bên. Giữ khoảnh
cách giữa bản thân bạn và tâm trí... và không có nhu cầu để làm bất kì cái gì
khác.
Qui Sơn thực sự được thoả mãn rằng
Đại An không lười chút nào; ông ấy đang làm công trình bên trong lớn lao. Tất
nhiên bên ngoài ông ấy có vẻ lười, nhưng người ta có thể thấy từ hào quang của
ông ấy, trường năng lượng của ông ấy, dịu dàng nào đó bao quanh ông ấy, hương
thơm nào đó.
Ông ấy không làm bất kì cái gì,
dầu vậy, bất kì chỗ nào ông ấy ở, mọi người chăm nom ông ấy, theo cách riêng của
họ. Họ đột nhiên cảm thấy rằng đó là trách nhiệm của họ để chăm nom cho Đại An;
dường như ông ấy chỉ là đứa trẻ nhỏ, hồn nhiên tới mức bất kì ai ngay lập tức bắt
đầu chăm nom ông ấy - và ông ấy là ông già.
Không ai đã bao giờ bảo ông ấy
làm cái gì đó. Ông ấy làm điều có thể được gọi là việc làm thực. Ông ấy thường
xuyên làm chỉ một điều: không cho phép tâm thức của ông ấy được tham gia vào
bãi cỏ của tâm trí, nơi ý nghĩ mọc như cỏ, cỏ dại. Ông ấy chỉ liên tục kéo con
trâu của mình trở lại.
Và điều đó không lấy nhiều thời
gian. Một khi tâm thức bạn trở nên quen không tham gia vào trong tâm trí, bạn
không phải kéo nó lặp đi lặp lại; ở ngoài tâm trí là an bình, vui vẻ, phúc lạc
tới mức bản thân tâm thức trở nên nhận biết rằng ở trong tâm trí là ở trong địa
ngục.
Bây giờ điều đó là tuỳ ở bạn. Nếu
bạn muốn ở trong địa ngục, bạn có thể ở; bằng không nó không phải là bắt buộc,
nó là tuỳ chọn. Địa ngục là tuỳ chọn!
Người học đạo... lần nữa ông ấy
liên tục dùng từ 'học'... kiềm chế ác niệm - lần nữa ông ấy liên tục nói điều
ác - nên như Đại An chăn trâu.
Ông ấy đã không hiểu điều Đại
An đang làm. Ông này không kiểm soát ý nghĩ của mình. Ông này đơn giản kéo tâm
thức của mình ra khỏi thế giới của ý nghĩ, ra khỏi khu vực và lãnh thổ của tâm
trí.... thì lâu ngày tự thuần thục vậy.
Cung người, ta chớ cầm
"Cung người, ta chớ cầm,
ngựa người, ta chớ cưỡi, việc người, ta chớ biết. "Lời này dù tầm thường
cũng có thể làm trợ duyên để đi vào đạo.
Đó là một châm ngôn cổ ở Trung
Quốc: "Cung người, ta chớ cầm, ngựa người, ta chớ cưỡi, việc người, ta chớ
biết." Nó cực kì hay, mặc dầu nó chỉ là khôn ngoan về mọi người. Họ nói,
"Không vay mượn bất kì cái gì từ bất kì ai." Tuỳ thuộc vào tài riêng
của bạn thôi, vì chừng nào bạn còn chưa tuỳ thuộc vào tài riêng của bạn, bạn
không bao giờ được tự do, và bạn không bao giờ có thể là cá nhân. Bạn bao giờ
cũng sẽ còn là nô lệ.
Đại Huệ nói, "Lời này dù tầm
thường cũng có thể làm trợ duyên để đi vào đạo." Thỉnh thoảng, ông ấy nói
cái gì đó mà ông ấy phải đã thu thập từ ai đó biết nó.
Hàng ngày thường nên tự kiểm điểm...
nhưng lập tức ông ấy rơi trở lại trong trạng thái riêng của ông ấy. Đây là rắc
rối; nếu bạn đang lặp lại tri thức của ai đó khác, bạn không thể tiếp tục đi
lâu được. Chẳng mấy chốc bạn sẽ nói cái gì đó sẽ phơi bày bạn ra.
Ông ấy nói, Hàng ngày thường
nên tự kiểm điểm.
Đó không phải là cách thức của
Thiền.
Đó là cách thức của phân tâm học,
điều không tồn tại vào thời đó, và điều không tồn tại ở phương Đông ngay cả
ngày nay. Và nếu phương Tây không kiêu ngạo, không định kiến, và mở để hiểu,
phân tâm học sẽ biến mất ngay cả từ phương Tây.
Kiểm điểm bản thân bạn không
làm thay đổi bạn.
Bạn có thể liên tục kiểm điểm bản
thân bạn thường xuyên. Kiểm điểm là từ khác cho phân tích - tại sao ý nghĩ này,
tại sao ý nghĩ kia? Nguyên nhân của nó là gì? Tại sao nó không tới với tôi? Tôi
phải làm gì với nó? Bạn sẽ vào nhà thương điên.
Không, đó không phải là cách thức
của phương Đông.
Phương Đông nói, "Vẫn còn
nhận biết về bản thân ông thường xuyên."
Và nhận biết không phải là kiểm
điểm bản thân bạn.
Nhận biết đơn giản là tách rời,
nhưng tỉnh táo. Bất kì cái gì tâm trí đang làm, để cho nó làm; bất kì cái gì diễn
ra trong tâm trí, để nó là vậy. Bạn đơn giản ở ngoài nó. Bạn phải không là người
tham gia - đó là mọi điều được cần, và tâm trí chết theo cái chết riêng của nó.
Bằng kiểm điểm bạn đang đi vào
lãnh thổ của tâm trí. Và tâm trí là hiện tượng tinh vi thế - khoảnh khắc bạn đi
vào trong nó, nó bắt đầu khai thác năng lượng của bạn cho chủ định riêng của
nó.
Đây là kinh nghiệm của mọi nhà
huyền bí phương Đông. Không phân tích, không kiểm điểm, không biện minh, không
kết án. Không làm bất kì đánh giá nào. Đơn giản đứng sang bên, dường như con đường
đầy giao thông và bạn bước sang bên đường và đứng đó, không bận tâm ai đang đi,
ai đang tới, ai tốt, ai xấu.
Khám phá này về nhận biết đã là
phép màu thế: giao thông đơn giản biến mất, chỉ bởi bạn bước ra khỏi nó. Bạn
không phải kiểm điểm, bạn không phải kiểm soát, bạn không phải xua đuổi bất kì
cái gì. Bạn không phải làm bất kì cái gì chút nào - chỉ nhận biết thuần khiết
là đủ giết chết tâm trí.
Hàng ngày thường nên tự kiểm điểm
từ sáng tới tối đã làm việc gì tự lợi, lợi người? Nếu cảm thấy hơi thiên mộtbên
thì phải tự cảnh sách, chẳng nên khinh thường.
Ông ấy đơn giản nói như thầy
giáo đạo đức, linh mục Công giáo! Ông ấy đã quên rằng một khi con người nhận biết
về bản thân mình, người đó làm bất kì cái gì cũng đúng, và người đó không bao
giờ làm bất kì cái gì sai. Đó không phải là vấn đề chọn lựa. Nhận biết của người
đó là đủ đem người đó hướng tới cái đúng, và không bao giờ hướng tới cái sai.
Người đó đơn giản vẫn còn tỉnh táo và nhận biết vô chọn lựa, và toàn thể phong
cách sống của người đó thay đổi. Thế thì bất kì cái gì người đó làm, nó bao giờ
cũng ích lợi. Thế thì người đó thường xuyên đem phúc lành cho toàn thế giới.
Nhưng nó không phải là quyết định về phần người đó. Nó đơn giản là tính tự phát
của người đó. Nó đơn giản là bản tính của người đó chỉ là tốt. Cũng như trên bụi
hồng hoa hồng nở ra, trên bụi của nhận biết hoa hồng cũng nở - hoa hồng của điều
tốt lành, hoa hồng của cái đẹp, hoa hồng của duyên dáng, hoa hồng của mọi loại
phúc lành cho người khác, cho bản thân người đó.
Xưa kia thiền Sư Đạo Lâm kết am
trên cây tùng nơi núi Tần Vọng, người thời ấy gọi Ngài là Hoà thượng "ổ
chim."
Khi Bạch Cư Dị làm quan Thị
lang ở Tiền Đường có vào núi thăm Sư.
Dị thưa: Chỗ ở của Sư rất nguy
hiểm.
Sư Nói: Lão Tăng có gì nguy hiểm.
Thị Lang càng nguy hiểm hơn.
Dị nói: Đệ tử trấn thủ giang
sơn có gì nguy hiểm?
Sư nói: Củi lửa lẫn lộn, tính
thức chẳng ngừng, há chẳng phải nguy hiểm ư!
Điều ông ấy nói là cực kì có ý
nghĩa. Ông ấy nói, "Ta đang ngồi trong tổ chim trên cây tùng. Hiển nhiên
là có nguy hiểm rơi ngã, nhưng ông có nhận biết rằng nếu ông ngã từ vị trí của
ông, ông sẽ trong nguy hiểm lớn hơn nhiều không? Và việc ngã của ông là có thể
vào bất kì khoảnh khắc nào. Ông là quan Thị Lang, kẻ thù không xa xôi gì. Ông
và kẻ thù của ông cũng giống như dầu và lửa được nối liền. Lửa ngay cạnh đấy, rất
gần nó là dầu; chúng có thể nối lại bất kì khoảnh khắc nào. Bất kì khoảnh khắc
nào đều có thể có bùng nổ. Ông đang ngồi trên núi lửa.
"Ta chắc chắn bị nguy hiểm
nếu ta ngã - có lẽ ta có thể bị gẫy vài cái xương. Nhưng nó không là nguy hiểm
gì mấy. Nguy hiểm của ông còn lớn hơn nhiều. Tính thức chẳng ngừng, há chẳng phải
nguy hiểm ư? Tâm thức của ông là nhỏ thế; đó là nguy hiểm lớn nhất trong thế giới,
vì bất kì khoảnh khắc nào ông cũng có thể trượt vào trong vô thức. Thế thì
trong vô thức bất kì cái gì ông làm đều sẽ gây hại cho ông. Tâm thức của ta là
tuyệt đối. Ta có thể ngồi trong tổ chim trên cây tùng cao này; ta biết ta sẽ không
ngã, vì ta tỉnh táo. Ngay cả khi ta ngủ, ta vẫn tỉnh táo."
Có lần Ananda đã hỏi Phật
Gautam... ông ấy thường ngủ trong cùng phòng, để chăm sóc mọi thứ Phật cần
trong đêm nếu đột nhiên Phật cảm thấy ốm. Phật mong manh, ông ấy già rồi, và
ông ấy làm việc chăm chỉ thế, liên tục đi, cho tới chính hơi thở cuối cùng. Phật
Gautam thường ngủ trong tư thế được gọi là tư thế Sư tử, vì nó chính là cách sư
tủ ngủ. Nhưng Ananda ngạc nhiên rằng một khi Phật đã lấy tư thế đó, ông ấy vẫn
còn trong cùng tư thế đó cả đêm; ông ấy không cử động chân, ông ấy không cử động
tay, ông ấy không cử động bất kì cái gì. Ông ấy vẫn còn gần như bức tượng.
Ananda ngạc nhiên - một ngày có lẽ người ta có thể xoay xở được, nhưng ngày tiếp
ngày, tháng tiếp tháng, năm tiếp năm sao...? Chung cuộc ông ấy không thể kìm được
tò mò. Ông ấy nói, "Tôi phải hỏi, thầy ngủ hay không ngủ? - vì thầy không
bao giờ đổi tư thế."
Phật nói, "Thân thể ngủ,
tâm trí ngủ, nhưng nhận biết của ta là vĩnh hằng, nó không biết gì về ngủ. Và
điều thứ hai: ông xoay và trở mình vì ông đang cố tìm tư thế đúng. Ta đã tìm thấy
nó - tại sao ta phải xoay và trở mình? Ông làm gì khi xoay và trở mình theo
cách này cách kia? Thực ra ông đang cố tìm ra tư thế đúng. Ta đã tìm thấy nó,
Ananda này. Bây giờ không có nhu cầu thay đổi nó. Khi có liên quan tới nhận biết,
ngay cả trong đêm vẫn có ngọn lửa nhỏ của nhận biết cháy vĩnh hằng bên trong
ta, ngay cả trong giấc ngủ."
Cho nên thầy già này là đúng
khi ông ấy nói, "Lão Tăng có gì nguy hiểm. Thị Lang càng nguy hiểm
hơn."
Tân thức của ông là nhỏ thế, và
đồng nhất của ông là giả thế. Ông tưởng bản thân ông là quan Thị Lang, nhưng đằng
sau bộ quan phục của ông, ông chỉ là người hữu tử. Chỉ một viên đạn sẽ kết thúc
ông; chỉ một mệnh lệnh từ hoàng đế là ông về hưu hay bị giáng cấp và ông sẽ mất
đồng nhất của ông.
"Không ai có thể lấy lại đồng
nhất của ta từ ta.
"Không ai có thể bảo ta về
hưu - ta đã về hưu rồi. Không ai có thể bảo ta, 'Ông bị giáng cấp.' Ông có thể
ném ta vào chỗ nào khác được? Ta đã trong tình huống mà không ai muốn đổi chỗ với
ta.
"Hiến khi mọi người tới
đây. Ông là anh chàng kì lạ, nhận nhiều rắc rối thế để tới núi này, tới chỗ đơn
độc này, và nói với một người kì lạ chỉ sống trên cây tùng và không bao giờ
trèo xuống.
"Đồng nhất của ta là trong
tay riêng của ta. Đồng nhất của ông được trao cho ông; nó có thể bị lấy đi -
nguy hiểm của ông, hỡi quan Thị Lang, là lớn hơn nhiều."
Dị lại hỏi: Thế nào là đại ý Phật
pháp?
Sư nói: Việc ác chớ làm, việc
thiện phụng hành.
Điều đó là tuyệt đối sai, và
tôi không nghĩ điều đó đã được nói bởi Thiền sư Đạo Lâm; ông ấy không thể nói
điều này được. Đây phải là bổ sung của Đại Huệ, vì đây không phải là giáo huấn
của Phật, và Bạch Cư Dị đang hỏi về đại ý Phật pháp - chỉ là ý chính.
Ý chính của triết lí của Phật
đơn giản là vipassana - trong một từ, thiền. Mọi thứ khác là phụ và không bản
chất. Điều Đại Huệ đang nói toàn là điều không bản chất:
Việc ác chớ làm, việc thiện phụng
hành - đó không phải là giáo huấn của Phật.
Đó là chỗ Phật là duy nhất -
khác với bất kì thầy nào của thế giới: giáo huấn của ông ấy có thể được thu lại
thành một phát biểu: "Im lặng, đi ra ngoài tâm trí, thế thì bất kì cái gì
ông làm đều là tốt."
Dị nói: Con nít ba tuổi cũng biết
nói như thế.
Sư nói: Con nít ba tuổi dù nói
được, ông già tám mươi hành chẳng được.
Điều đó là đúng, vì cách duy nhất
để hành nó là không nhắc tới.
Cách duy nhất để hành nó là im
lặng.
Từ im lặng mọi hoa nở bung.
Khó ngay cả cho người già tám
mươi tuổi không phạm bất kì việc ác nào và thực hành mọi đức hạnh, vì chúng là
sản phẩm phụ. Và bạn không thể làm bất kì cái gì mà là sản phẩm phụ được. Bạn
phải đi tới rễ.
Chẳng hạn tôi sẽ bảo bạn... Tôi
nhớ một sự vụ nhỏ trong đời Mao Trạch Đông khi ông ấy còn rất trẻ, và bố ông ấy
đã chết. Mẹ ông ấy rất quan tâm tới việc trồng hoa hồng đủ mầu sắc và đa dạng;
bà ấy có khiếu thẩm mĩ, và bà ấy đã làm cái vườn đẹp quanh nhà.
Chị bà ấy trở nên rất ốm, và bà
ấy rất quan ngại về hoa hồng. Mao còn rất trẻ, không quá mười hai tuổi. Ông ấy
nói, "Mẹ ơi đừng lo. Mẹ có thể đi - vấn đề chỉ là vài ngày - mẹ có thể ở
cùng với chị của mẹ. Còn khi có liên quan tới vườn, con sẽ chăm nom."
Người mẹ đi, và Mao chăm sóc hết
lòng như bạn có thể quan niệm; cả ngày từ sáng tới tối cậu ta chăm sóc hoa hồng.
Nhưng điều rất kì lạ là chúng chết - cây chết, hoa chết - và cậu ta không thể
nào nghĩ được mình sẽ nói gì khi mẹ quay về. Toàn thể vườn của bà ấy có vẻ như
hoang vắng, và cậu ta đã làm nhiều việc vất vả thế.
Mẹ cậu ta về. Bà ấy nhìn quanh
vườn và cười, vì Mao đang đứng nó nước mắt lưng tròng. Cậu ta nói, "Con đã
làm việc liên tục từ sáng tới tối." Người mẹ nói, "Mẹ biết điều này sẽ
xảy ra, cho nên đừng lo nghĩ. Mẹ về một cách im lặng và đứng ở cổng quan sát điều
con làm."
Cậu ta đã làm gì? - cậu rửa từng
đoá hoa bằng nước, lau sạch mọi bụi bằng chiếc chổi nhỏ. Một cách tự nhiên mọi
hoa... cậu ta phải chăm sóc nhiều, nhưng để chăm sóc hoa bạn phải chăm sóc rễ.
Bạn không phải bận tâm về hoa hồng, chúng sẽ tự chăm sóc chúng; bạn đơn giản
chăm sóc rễ. Cậu ta không bao giờ bận tâm tới rễ - cậu ta không có ý tưởng gì về
rễ. Cậu ta không bao giờ bận tâm tới rễ; cậu ta đơn giản lau rửa hoa.
Cây chết, hoa chết và cậu bé
đáng thương hoàn toàn khổ sở. Người mẹ nói, "Mẹ đã thấy rồi... đứng bên
ngoài mẹ chỉ muốn xem cái gì diễn ra, và mẹ có thể thấy rằng con đã phá huỷ cả
vườn! Nhưng không cần kêu và khóc."
Mẹ cậu bé nói với cậu bé,
"Đây là điều con người đang làm trên khắp thế giới. Mọi người đều chăm nom
cho hoa và không ai bận tâm về rễ. Và điều thực là rễ. Hoa tới một cách tự động.
Con không phải có bất kì chăm sóc đặc biệt nào cho chúng."
Cho nên không có thiền, ngay cả
người già tám mươi tuổi cũng không thể hành được nó, mặc dầu nó là đơn giản tới
mức đứa trẻ ba tuổi có thể nói nó được.
Sư nói: Con nít ba tuổi dù nói
được, ông già tám mươi hành chẳng được.
Dị liền lễ bái cáo từ.
Đây là phát biểu không đầy đủ.
Ông ấy phải đã nghe nó từ ai đó - người thứ hai, người thứ ba - vì thầy già Đạo
Lâm không thể bỏ sót việc nhắc tới rễ. Chừng nào thiền chưa được nhắc tới, bạn
không biết gì về các giáo huấn của Phật Gautam. Và ông ấy phải đã nhắc tới nó:
nếu ông ấy mà không nhắc tới nó, thế thì Dị chắc đã không cúi lạy và cáo từ. Dị
tuyệt đối được thoả mãn, nhưng trong đối thoại này đã không có lí do cho việc
được thoả mãn.
Cách nhìn mọi sự của tôi là rất
thẳng. Tôi không thấy từ đối thoại này tại sao Dị phải được thoả mãn, nhưng ông
ấy chắc phải đã được thoả mãn bởi vì ông ấy, với kính trọng lớn lao, cúi lạy và
cáo từ. Chắc chắn cái gì đó bị thiếu, cái gì đó bản chất bị thiếu... và điều đó
bao giờ cũng xảy ra. Người không hiểu, người không đích thân kinh nghiệm thiền,
sẽ nói về mọi thứ là sản phẩm phụ, và sẽ quên về thiền.
Điều này xảy ra nhiều lần,
trong nhiều tín ngưỡng tới mức nó có thể được chấp nhận như một qui tắc. Chẳng
hạn Mahavira.... Các đệ tử của ông ấy, những người đi theo ông ấy trong hai
mươi nhăm thế kỉ, đã nghĩ rằng ông ấy dạy bất bạo hành, rằng ông ấy dạy vô sở hữu,
rằng ông ấy dạy là đích thực và chân thực.
Bây giờ đây toàn là sản phẩm phụ.
Nhưng sư Jaina đã từng đi theo chúng, và tôi đã nhìn mặt họ: họ không biểu lộ bất
kì dấu hiệu nào của vui vẻ, của hoàn thành, của mãn nguyện, của việc đạt tới bất
kì im lặng lớn lao nào hay an bình hay phúc lạc. Họ có vẻ tuyệt đối khô héo, chết.
Mặc dầu họ đi theo kỉ luật chính xác nhất có thể được, họ chỉ bỏ lỡ điều nền tảng.
Tất cả ba điều này - bất bạo
hành, vô sở hữu, đích thực và chân thực - nảy sinh mà không có bất kì nỗ lực
nào về phần bạn... nếu bạn thành công trong thiền. Con người của thiền không thể
dối trá. Con người của thiền không thể làm tổn thương bất kì ai; do đó người đó
là bất bạo hành.
Con người của thiền biết hoàn
toàn rõ rằng mọi thứ đều phù du. Bạn tới thế giới này mà không có bất kì cái
gì, và bạn sẽ phải đi từ thế giới này không có bất kì cái gì; cho nên bạn có thể
dùng mọi thứ - nhưng bạn không thể sở hữu chúng. Bạn có thể dùng mọi thứ hệt
như cách bạn dùng tầu hoả. Chỉ bởi vì bạn ngồi trên tầu hoả bạn không bắt đầu
tuyên bố rằng bạn là người chủ của tàu hoả! Bạn dùng nó trong lúc này; ở ga này
bạn lên tàu, ở ga khác bạn xuống tàu.
Cuộc sống phải được nhận theo
cùng cách. Bất kì cái gì cuộc sống cho bạn - dùng nó, nhưng đừng trở thành người
sở hữu. Đừng níu bám lấy nó, và thế thì khi nó đi ra khỏi bàn tay bạn, bạn
không buồn, bạn không thất vọng; bạn không bắt đầu nghĩ tới tự tử chỉ bởi vì bạn
đã bị phá sản, hay chỉ bởi vì vợ bạn đã trốn đi với ai đó khác.
Tôi đã nghe nói về một người đi
tới bưu điện và bắt đầu nói với nhân viên bưu điện, "Xin ông viết ra rằng
vợ tôi đã trốn đi." Nhân viên bưu điện nói, "Tôi lấy làm tiếc rằng vợ
ông đã trốn đi. Có lẽ ông đang trong tình trạng rối loạn tới mức ông không thấy
rằng đây là bưu điện. Đồn cảnh sát ngay phía trước kia - ông đi sang đó
đi." Ông ta nói, "Tôi không sang đó đâu và tôi không bảo ông nhận báo
cáo mà không biết rằng đó là bưu điện."
Nhân viên bưu điện nói,
"Điều này là lạ. Ông biết rằng đây là bưu điện, và dầu vậy ông vẫn bảo tôi
làm báo cáo rằng vợ ông đã trốn đi với ai đó."
Ông ta nói, "Vâng, từ bẩy
ngày trước. Và tôi không định đi tới đồn cảnh sát, vì lần trước khi cô ấy trốn
đi tôi đã báo cáo điều đó tại đồn cảnh sát, và những kẻ ngốc kia đã đem cô ấy
trở lại. Lần này tôi vẫn còn im lặng trong bẩy ngày để cho họ đi xa nhất có thể
được. Nhưng thế rồi lương tâm tôi bắt đầu cắn rứt và tôi nói, 'Điều này là
không đúng. Ít nhất mình phải báo cáo việc đó.' Thế là tôi nghĩ rằng tốt hơn cả
là báo cáo việc đó cho bưu điện. Ông chỉ nhận báo cáo và giải phóng cho tôi khỏi
cắn rứt lương tâm."
Nhân viên bưu điện nói,
"Kì lạ thế. Nếu vấn đề là vậy, thế thì sao bận tâm? Điều tốt là cô ấy đã
trốn đi."
Anh ta nói, "Tôi không bận
tâm về cô ấy; tôi bận tâm về anh chàng mà cô ấy đã trốn đi cùng. Điều gì sẽ xảy
ra cho anh chàng đáng thương đó? Tôi thì quen với cô ấy rồi; anh ta là người mới.
Cô ấy sẽ giết chết anh ta. Bẩy ngày đã trôi qua rồi, và không cái gì đã được
nghe thấy."
"Ông không cảm thấy bất kì
vấn đề gì - bất kì cái gì sao?" nhân viên bưu điện hỏi.
"Tôi không bận tâm về vợ
tôi; tôi bận tâm về người mà cô ấy đã nắm giữ. Tôi không thể báo cáo điều đó
cho đồn cảnh sát được - ông có thể hiểu vấn đề của tôi - nhưng tôi đang cầu
nguyện mọi ngày trong ngôi đền. Hãy nhân từ với người đáng thương đó. Cứu mạng
anh ta.'"
Mọi người đang sống trong khổ
thế. Nhưng cho dù họ bị khổ với vợ hay chồng, họ sẽ không tách ra. Họ sẽ không
cho phép tự do cho nhau. Nhưng tại sao liên tục chịu khổ? Không có lí do chút
nào.
Cuộc sống này là để hân hoan.
Nếu bạn có thể hân hoan cùng
nhau - tốt.
Nếu bạn có thể hân hoan một
cách tách rời - thậm chí tốt hơn.
Mọi điều được cần là việc làm
sâu sắc thêm nào đó cho tâm thức của bạn, và điều đó xảy ra qua thiền. Thế thì
mọi hành động của bạn, hành vi của bạn, cuộc sống của bạn bắt đầu thay đổi theo
cách riêng của nó; bạn bắt đầu thấy mọi thứ một cách rõ ràng. Ngay bây giờ bạn
thấy mọi thứ qua làn khói mà không cái gì dường như rõ ràng.
Một người đàn bà đi tới bác sĩ
và hỏi, "Loại đơn thuốc nào ông đã cho chồng tôi? Ông ấy đã tốt thế, vâng
lời thế và đột nhiên từ khi ông cho ông ấy đơn thuốc này, ông ấy đã trốn mất."
Bác sĩ nói, "Tôi đã không
cho ông ấy bất kì thuốc nào. Tôi đã đơn giản kê đơn mắt kính mới cho kính của
ông ấy, cho nên một cách tự nhiên ông ấy phải đã trốn đi. Tôi có thể nhìn thấy
bà - thế là đủ. Ông ấy đã có đơn thuốc sai, ông ấy đã không có khả năng nhìn thấy
bà. Khoảnh khắc ông ấy thấy bà một cách rõ ràng, ông ấy trốn liền. Không có vấn
đề trong nó."
Mọi thứ bạn cần là cái nhìn rõ
ràng... vào cuộc sống của bạn, vào hành động của bạn, vào mối quan hệ của bạn,
vào mọi thứ bao quanh bạn. Chỉ cái nhìn rõ ràng - và cái đó sẽ thay đổi mọi thứ,
không có bất kì nỗ lực gian nan nào về phần bạn.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa thầy.
0 Đánh giá