Chương 3. Quyền lực

Chương 3. Quyền lực

Price:

Read more

Thiền sư lớn Đại Huệ - Tập 1 - Osho
Suy nghĩ về biến đổi từ trí thức sang chứng ngộ
Chương 3. Quyền lực


Osho kính yêu,
Cung người ta chớ cầm.
Bây giờ nếu ông muốn gìn giữ quyền lực tâm trí, đừng quan tâm tới liệu đứa trẻ ba tuổi nói điều đó, hay liệu ông già tám mươi có thể tiến hành điều đó hay không. Chỉ không làm bất kì điều ác nào và ông đã làm chủ những lời này. Chúng áp dụng dù ông tin hay không, cho nên xin nghĩ lại về nó.
Nếu phàm nhân có hạnh kiểm hiện tại không được chiếu sáng mà tự sửa bản thân mình và làm việc thiện, dù tính thiện còn chưa hoàn hảo, chẳng phải điều này là tốt hơn hành động đồi bại và vô liêm sỉ sao? Người làm điều ác với cớ làm điều thiện được gọi trong giáo lí là người có nền nhân quả không chính cống, dẫn đến kết quả không ngay thẳng. Nếu, với tâm trí thẳng thắn và hạnh kiểm thẳng thắn, ông có khả năng nắm lấy chứng ngộ tối thượng một cách trực tiếp, điều này có thể được gọi là hành động của con người thực của quyền lực. Mối quan tâm đã tới từ vô hạn thời đại là chỉ trong hiện tại: nếu ông có thể hiểu chúng ngay bây giờ, thế thì mối quan tâm của vô hạn thời đại sẽ lập tức tan tác, như ngói bị rải hay băng tan. Nếu ông không hiểu ngay bây giờ, ông sẽ qua vô hạn thời đại thêm nữa, và nó sẽ là hệt như nó vậy. Chân lí đang vậy như nó đã từng liên tục vậy từ thời cổ đại mà không bao giờ biến thiên nhiều như đường tơ kẽ tóc.
Việc trần lao trong thế gian như mắt xích nối nhau không dứt. Hễ giảm bớt được thì cứ bớt, vì tập khí từ vô thuỷ đã quá quen thuộc, nếu không ra sức chống lại thì lâu ngày bất tri bất giác lún đầu xuống sâu, đến khi lâm chung ắt tay chân rối loạn. Nếu muốn khi lâm chung không rối loạn thì phải từ cuộc sống hàng ngày hiện nay làm việc gì cũng phải không rối loạn mới được.
Có một hạng người sáng thì xem kinh niệm Phật sám hối, tối thì tạo khẩu nghiệp chửi mắng người, hôm sau lễ Phật sám hối như cũ. Từ đầu năm đến cuối năm, mỗi ngày làm thời khóa như thế, ấy thực là quá ngu si. Không biết chữ sám là tiếng Phạn, chữ hối là tiếng Hán, nghĩa là phải đoạn dứt cái tâm tương tục. Hễ sám hối thì dứt hẳn, chẳng còn tạo tội nữa. Theo ý Phật nên sám hối như thế, người học đạo phải biết đúng như vậy.
Tâm trí, trí tuệ phân biệt, và tâm thức của người học đạo phải yên tĩnh và tĩnh lặng hai mươi bốn giờ một ngày. Khi ông không có gì để làm, ông nên ngồi yên tĩnh và giữ tâm trí khỏi uể oải và thân thể khỏi lung lay. Nếu ông thực hành tới hoàn hảo qua thời gian dài, dài lâu, tự nhiên thân và tâm sẽ đi tới nghỉ ngơi thoải mái, và ông sẽ có chiều hướng nào đó trong đạo. Hoàn hảo của im lìm và tĩnh lặng quả thực lắng đọng ý thức giả rải rác và lẫn lộn của sinh linh hữu tình, nhưng nếu ông níu bám lấy tĩnh lặng im lìm và coi nó là điều tối thượng, thì ông đang trong nắm bắt của tà thiền 'mặc chiếu."
Đại Huệ nhắc tôi nhớ về một sự vụ trong cuộc đời của Charles Darwin. Ngày sinh lần thứ sáu mươi của ông ấy được làm lễ kỉ niệm. Con của hàng xóm cũng nghĩ tới cái gì đó để tặng ông ấy. Những người cao quí, người giầu, đều tới tặng cho ông ấy nhiều thứ - đến lúc đó ông ấy đã trở thành nhà khoa học nổi tiếng thế giới - nhưng trẻ con có cách riêng của chúng để nhìn mọi thứ.
Cả đời của Charles Darwin đã cống hiến cho việc nghiên cứu con vật, chim muông, sâu bọ, cá. Ông ấy đã trình bày tiến hoá con người đã xảy ra theo bước nào, làm sao con người đã tới hiện hữu. Ông ấy không bao giờ tin vào thuyết sáng tạo. Không người thông minh nào có thể tin được vào nó, bởi lẽ đơn giản là mọi ngày những điều mới liên tục xảy ra. Việc sáng tạo chắc đã là vòng tròn kín: Thượng đế đã tạo ra mọi thứ và không có vấn đề về bất kì phát minh mới nào, khám phá mới nào. Công việc của Thượng đế phải là hoàn hảo; do đó không có không gian cho tiến hoá. Tiến hoá chỉ có thể xảy ra khi mọi sự là không hoàn hảo.
Trẻ con tìm ra một cách. Chúng đi bắt nhiều con bọ, mổ chúng ra - lấy đầu con bọ nào đó, chân con bọ khác nào đó, thân con bọ khác nào đó, và chúng gắn và dán từng mảnh lại ra một con bọ mới toàn bộ mà Thượng đế đã không tạo ra. Và chúng đi tới Charles Darwin, nói, "Chúng cháu đem tới một con bọ mà có lẽ bác sẽ muốn biết. Chúng cháu chưa bao giờ thấy con này. Mới hôm nay chúng cháu đã tìm thấy nó."
Bản thân Charles Darwin hơi giật mình lùi lại: ông ấy đã đi quanh thế giới, nhưng ông ấy chưa bao giờ thấy con bọ như vậy. Thế rồi ông ấy nhìn kĩ và ông ấy nói rằng cái đầu thuộc vào con bọ khác nào đó - ông ấy có thể thấy hồ dán và ông ấy có thể thấy óc sáng tạo của lũ trẻ - còn lũ trẻ muốn biết tên của con bọ.
Charles Darwin nói, "Bác biết nó. Tên nó là bọ bịp."
Đại Huệ nhắc nhở tôi... ông ấy là bọ bịp. Ông ấy đã chuyển từ thầy nọ sang thầy kia và ông ấy thu thập mọi thứ - cái gì đó từ người này, cái gì đó từ người khác. Ông ấy đã làm ra một tuyển tập hay và dính chặt chúng lại, nhưng ông ấy không thể lừa được người biết chân lí. Và mọi thầy ông ấy đã tới thăm có thể đã không chứng ngộ. Một số chắc chắn phải đã chứng ngộ, vì có vài phát biểu chỉ người chứng ngộ mới có thể nêu ra. Nhưng có vài người khác chỉ là những nhà đạo đức, nhà thuần đạo đức không chứng ngộ - loại người đó - có thể nêu ra. Họ là người tốt; họ ngụ ý cái tốt, ý định của họ là tốt, nhưng họ không biết rằng chỉ tốt trung bình là không đủ.
Bạn phải ở chính cội nguồn của bản thể bạn, nơi bạn có thể cảm thấy ba điều này: cái tốt, cái đẹp và chân lí. Ở Ấn Độ chúng ta đã gọi nó là kinh nghiệm về sat-chit-anand - đó là một cách diễn đạt. Cách diễn đạt khác về ba điều này là satyam, shivam, sunderam. Tôi muốn bạn hiểu cả hai phát biểu này, vì chúng chứa chính thực chất của kinh nghiệm tôn giáo.
Sat-chit-anand được tạo ra từ ba từ: sat, nghĩa là chân lí tối thượng; chit, nghĩa là tâm thức tối thượng; anand, nghĩa là phúc lạc tối thượng. Đó là một bộ kí hiệu cho kinh nghiệm về chứng ngộ.
Nhưng chứng ngộ là bao la. Có một bộ khác: satyam, nghĩa là chân lí; shivam, which nghĩa là tốt; sunderam, nghĩa là đẹp.
Tại sao có khác biệt này? - điều đó nữa là có ý nghĩa để hiểu. Phát biểu thứ nhất tới từ những người có khiếu triết học: chân lí, tâm thức, phúc lạc. Phát biểu thứ hai tới từ những người về cơ bản có tính thơ ca. Chân lí vẫn còn trong cả hai bộ, nhưng hai phẩm chất kia thay đổi. Với nhà thơ, cái đẹp là quan trọng hơn bất kì cái gì khác - cũng thế với phẩm chất của cái tốt.
Cho nên bộ thứ nhất bắt nguồn từ những người đã trở nên chứng ngộ, nhưng họ đã từng mang tâm trí triết gia. Và nhóm thứ hai tới từ những người đã là nhà thơ. Điều duy nhất nối họ là chân lí - và chân lí là bầu trời bao la - nó chứa mọi kinh nghiệm lớn lao. Bạn có thể chọn bất kì bộ nào tuỳ theo thiên hướng riêng của bạn.
Đại Huệ đã bắt gặp đơn thuần các nhà đạo đức người không biết tới cội nguồn của cái tốt, mà chỉ nói về tốt. Họ có tính luân lí, không có tính tôn giáo. Ông ấy cũng đã đi vào tiếp xúc với một số thầy đã chứng ngộ - tôi sẽ nói cho bạn ông ấy đã làm ra giáo lí bọ bịp này từ đâu. Khác biệt là bao la thế, khác biệt thế về định tính, nhưng ngay cả một người có thông minh của Đại Huệ cũng không thể hình dung ra được rằng chúng không phù hợp vào bất kì đâu. Bạn không thể dán chúng lại với nhau được - khoảng cách là bao la thế. Nhưng nó sẽ là kỉ luật tốt cho bạn - đó là lí do tại sao tôi đã chọn Đại Huệ. Nó sẽ là kỉ luật tốt cho bạn học phân biệt chút ít; bằng không bạn sẽ bị ấn tượng bởi bất kì cái vô nghĩa nào.
Mới hôm nọ ai đó đã mang tới một cuốn sách về một người đàn bà tôi đã biết. Bà ấy chỉ là một người đàn bà rất bình thường, sống cùng Swami Muktananda - phục vụ ông ấy, nấu ăn cho ông ấy. Sau cái chết của Muktananda, bà ấy đã thế chỗ của ông ấy. Bây giờ tên bà ấy là Gurumayi, Guru nữ - Gurumayi Chidvilasananda, và bà ấy có nhiều người theo. Cuốn sách này đã được gửi tới cho tôi vì bà ấy đang đi du lịch vòng quanh thế giới và nhiều người bị ấn tượng bởi bà ấy. Bà ấy là người kế tục của Muktananda. Bản thân ông ấy là một kẻ ngốc hoàn hảo - bây giờ để người đàn bà này vào đâu? Bạn không thể hoàn hảo hơn Muktananda đã hoàn hảo.
Nhưng vấn đề là mọi người đơn giản nghe những lời và họ không có tiêu chí nào để kiểm xem liệu những người này đang nói mọi thứ từ kinh nghiệm riêng của họ, hay họ đã thu thập chúng từ sách vở, từ người khác, và đơn giản lặp lại. Bạn có thể thấy điều đó rất dễ dàng trong Đại Huệ. Ông ấy là một hạng người hoàn hảo.
Bây giờ nếu ông muốn gìn giữ quyền lực tâm trí... Toàn thể giáo huấn của Phật là ở chỗ mọi quyền lực mà tâm trí có được là từ bạn. Tâm trí không có quyền lực riêng của nó; quyền lực được bạn trao cho nó qua sự đồng nhất. Vì bạn đồng nhất bản thân bạn với nó, tâm trí trở nên mạnh. Đó là quyền lực của bạn.
Tâm trí không có quyền lực chút nào; tâm trí chỉ giống như chiếc gậy dò đường của người mù. Gậy dò đi, nhưng quyền lực tới từ người mù. Gậy không thể bước đi theo cách riêng của nó được, mặc dầu nó được gọi là gậy dò đường. Người mù bước đi, và mọi quyền lực mà chiếc gậy có đều thuộc vào người mù.
Tâm trí bạn là chiếc gậy dò đường của người mù.
Khoảnh khắc bạn mở mắt ra và hiểu sự đồng nhất này, bạn có thể rút quyền lực của bạn khỏi tâm trí. Bạn đã trao nó đi, và khoảnh khắc bạn rút lại quyền lực của bạn, tâm trí đơn giản đổ sập. Cho nên nói về quyền lực tâm trí, ông ấy phải đã nghe thầy giáo nào đó.
Đừng quan tâm tới liệu đứa trẻ ba tuổi nói điều đó, hay liệu ông già tám mươi có thể hành điều đó hay không. Chỉ không làm bất kì điều ác nào và ông đã làm chủ những lời này. Chúng áp dụng dù ông tin hay không, cho nên xin nghĩ lại về nó.
Bây giờ ông ấy liên tục phạm sai lầm... nếu bạn so sánh ông ấy với phát biểu của bất kì người chứng ngộ nào. Thứ nhất: Chỉ không làm bất kì điều ác nào. Không người thức tỉnh nào của thế giới đã bao giờ nói rằng "vì thức tỉnh làm cho người ta rõ ràng." Bạn liên tục làm hành động ác vì vô ý thức của bạn. Hành động ác không có nắm giữ nào lên bạn.
Phật Gautam thường nói rằng nếu ngôi nhà toả ra ánh sáng từ cửa sổ, cửa ra vào, thế thì kẻ cắp vẫn còn tránh xa. Chúng biết rằng người chủ ngôi nhà vẫn thức. Ánh sáng là đủ chỉ dẫn cho kẻ cắp đừng nhận rủi ro. Nhưng nếu ánh sáng bị tắt đi thế thì kẻ cắp có thể lại gần hơn; đó là cơ hội tốt. Trong bóng tối anh ta có thể xoay xở đánh cắp cái gì đó.
Ông ấy thường nói rằng tình huống của con người là hệt như vậy. Nếu mắt bạn biểu lộ ánh sáng, nếu chính sự tồn tại của bạn biểu lộ chiếu sáng, nếu bạn toả sáng... thế thì cái ác không tới gần bạn. Thế thì bất kì điều gì bạn làm đều bắt nguồn từ phúc lạc của bạn, và phúc lạc không thể làm bất kì điều ác nào.
Dạy mọi người không làm điều ác là tuyệt đối ngớ ngẩn.
Nếu họ vô ý thức họ nhất định làm điều ác. Họ có thể cố; họ có thể ép buộc bản thân họ làm điều thiện và không làm điều ác, nhưng nó sẽ vẫn còn là bề ngoài. Họ thậm chí không có nhận biết về điều ác là gì và điều thiện là gì.
Có lần một người, một người rất giầu ở Calcutta, tới Ramakrishna. Ông ấy muốn làm hành động thiện nào đó. Ông ấy đã trở nên già, và ông ấy rất giầu, và ông ấy nghĩ sẽ là tốt để cúng dường một nghìn đồng ru pi vàng - và thời đó có ru pi vàng. Từ 'ru pi' đơn giản bắt nguồn từ vàng. Nó là từ tiếng Phạn, raupya; trong tiếng Hindu nó đã trở thành rupaya; trong tiếng Anh nó đã trở thành rupee - nhưng nó bắt nguồn từ vàng. Bây giờ ngay cả tờ tiền giấy cũng được gọi là rupee; từ này đã mất mọi nghĩa, nó không có liên quan. Nhưng đó là cách mọi thứ liên tục thay đổi, và chúng ta liên tục dùng cùng từ cho những thực tại mới mà chúng không thuộc vào thực tại đó chút nào.
Lúc ban đầu mọi người thường dùng ngựa. Chúng là phương tiện nhanh nhất, nhưng mọi người vẫn hỏi, "Xe của anh có bao nhiêu mã lực?" Kì lạ... ngựa đã qua rồi, nhưng tâm trí cổ của chúng ta vẫn xoay xở để nghĩ về xe hơi dưới dạng mã lực, và không ai nghĩ về cái ngu xuẩn của nó.
Người này đem một nghìn đồng ru pi vàng. Ông ta cảm thấy rất cao thượng và nghĩ, "Ramakrishna sẽ ngạc nhiên, không ai đã cho ông ấy món quà như thế. Mình đang làm một việc thiện lớn lao." Món quà đó dành cho ngôi đền của Ramakrishna nơi ông ấy đã sống tại Dakshineshwar, gần Calcutta.
Điều đầu tiên ông ấy làm là đổ từ trong túi ra tất cả một nghìn đồng ru pi vàng ngay trước Ramakrishna... tiếng động ồn ào thế! Chúng tạo ra nhiều âm thanh tới mức mọi người trong đạo tràng tụ tập lại: "Chuyện gì xảy ra vậy?"
Ramakrishna mói, "Ông muốn trưng ra điều ông đang làm sao? Ông có thể im lặng đưa túi cho ta. Không cần rót tất cả nghìn đồng ru pi đó trước ta. Điều đó gần như là ông đã cố làm cho mọi người trong đạo tràng phải tò mò mà tới và xem cái gì đang xảy ra. Đây không phải là hành động tốt. Sâu bên trong ông nó là trò bản ngã, nhưng ta sẽ chấp nhận các đồng ru pi này. Bây giờ cho chúng vào trong túi đi."
Thế là ông ta cho chúng vào trong túi và Ramakrishna nói, "Bây giờ, những đồng ru pi này là của ta hay của ông?"
Người này nói, "Tất nhiên chúng là của thầy; tôi đã cúng dường chúng cho thầy."
Ramakrishna nói, "Điều đó là tốt. Ta cúng dường cho sông Hằng. Ông có thể giúp ta một chút được không?"
Người này nói, "Giúp kiểu gì?"
"Ông đi đi - đằng sau ngôi đền là sông Hằng. Ném cả túi này xuống sông Hằng. Bây giờ nó là tiền của ta chứ không phải của ông, cho nên ông không cần lo nghĩ về nó."
Người này choáng - "Mình mắc phải rắc rối không cần thiết. Một nghìn đồng ru pi vàng... mọi người chắc chắn nói rằng người này là điên - cúng dường nó cho sông Hằng sao?" Nhưng ông ta đã cam kết rồi, cho nên ông ta đi ra sông Hằng. Nhiều giờ trôi qua.
Ramakrishna nói, "Có chuyện gì vậy? Ném cái túi đi không thể mất nhiều thời gian thế."
Ông ấy phái ai đó đi xem, người này mang về tin tức: "Người đó lấy một đồng ru pi ra khỏi túi và ném nó lên hòn đá cạnh sông Hằng. Một đám đông lớn đã tụ tập lại vì những đồng ru pi đó tạo ra nhiều tiếng ồn thế và chúng là vàng ròng. Thế rồi người này ném đồng ru pi đó ra xa trong sông Hằng. Thế rồi ông ta lấy đồng khác, lại ném nó trên đá... và mỗi lúc càng nhiều người tụ tập lại đó. Người đó làm ra cuộc biểu diễn lớn."
Ramakrishna phải đích thân đi ra. Ông ấy nói, "Ông không chỉ là kẻ bản ngã, ông còn ngu nữa. Người ta kiểm xem liệu các đồng ru pi có là đích thực hay không bằng việc ném chúng lên đá để cho người đó có thể nghe âm thanh của vàng, và nếu chúng không phải đích thực vàng, chúng sẽ không cho cùng âm thanh. Nhưng đó là khi người ta thu thập chúng. Ông đang ném chúng đi! Dù chúng là đích thực hay không cũng không tạo ra khác biệt gì.
"Thứ hai, người ta đếm đồng ru pi khi người ta thu thập chúng. Ông đang ném đi các đồng ru pi. Có thành vấn đề gì liệu có đích xác một nghìn đồng, hay hơn một đồng hay kém một đồng? Nhưng có lẽ ông đã không nhận ra rằng nhân danh làm việc thiện, ông chỉ đang làm cái gì đó ngu xuẩn. Điều này sẽ không đem lại bất kì phúc lành nào cho ông. Một nghìn đồng ru pi của ông đã ra đi vô ích."
Nhưng ở mọi nơi điều này đang được làm. Chúng ta có thể nghĩ chúng ta đang làm điều thiện. Chúng ta có thể nghĩ chúng ta không làm điều ác. Nhưng suy nghĩ chẳng liên quan gì tới thiện và ác.
Thiện là cái tới một cách tự phát từ nhận biết của bạn và ác là cái không bao giờ tới một cách tự phát từ nhận biết của bạn.
Con người của nhận biết chỉ làm điều thiện.
Hành động của người đó và nhận biết của người đó ở trong đồng bộ sâu sắc. Điều ác không thể đi vào trong ngôi nhà có ánh sáng của người đó.
Nhưng những nhà đạo đức không có ý tưởng gì về chứng ngộ hay thiền. Họ liên tục thuyết giảng cho mọi người về kỉ luật: Làm cái này, làm cái kia; cái này là đúng, cái kia là sai. Và chung cuộc Đại Huệ nói, cho nên xin nghĩ lại về nó.
Suy nghĩ không bao giờ có thể mang bạn tới bất kì kết luận nào.
Hàng nghìn năm triết lí... các thiên tài suy nghĩ vĩ đại nhất trên khắp thế giới đã không đi tới bất kì kết luận nào chút nào. Nó đã là việc phí hoài lớn những thông minh và thiên tài. Họ thậm chí không thể nghĩ được về những vấn đề nhỏ.
Immanuel Kant, một triết gia Đức vĩ đại, người thuộc vào loại các triết gia cao nhất, đã được một người đàn bà nói cho, "Em yêu anh. Em đã chờ đợi lâu cứ hi vọng rằng có lẽ anh có thể lấy bước khởi đầu. Nhưng anh dường như không lấy bước khởi đầu cho nên em phải hỏi anh cưới em."
Ông ấy nói, "Em có thể đã hỏi trước, nhưng trước hết anh phải nghĩ về nó đã. Anh không bao giờ làm bất kì cái gì mà không suy nghĩ."
Ông ấy tra cứu mọi thư viện, mọi sách về hôn nhân; ông ấy thu thập mọi ý kiến ủng hộ, mọi ý kiến chống đối. Khó khăn là ở chỗ trong ba năm ông ấy đã làm việc, nhưng ủng hộ và chống đối là ngang nhau. Cho nên không quyết định nào tới... Chung cuộc, về phía ủng hộ, một điều xuất hiện mà nhiều hơn phía chống đối. Ông ấy bắt gặp một cuốn sách nói: Bao giờ cũng tốt là trải nghiệm một thứ cho dù việc trải nghiệm chứng tỏ là sai. Nó sẽ cho bạn trưởng thành. Điều không bao giờ tốt là né tranh bất kì kinh nghiệm nào, vì né tránh bất kì kinh nghiệm nào là né tránh trưởng thành.
Đây là điểm duy nhất thiên vị hơn cho hôn nhân; bằng không cả hai phía đều bằng nhau. Thấy rằng mình đã tìm ra giải pháp, ông ấy chạy xô tới nhà người đàn bà và gõ cửa. Ông bố già của cô gái mở cửa và hỏi, "Ông muốn gì?"
Immanuel Kant nói, "Con gái bác đã hỏi cháu để lấy cô ấy và cháu đã nghĩ. Điều đó chắc chắn mất thời gian lâu; suy nghĩ là quá trình dài. Phải mất ba năm. Cháu đã làm việc chăm chỉ cả ngày và đêm và chung cuộc cháu đã đi tới kết luận rằng cháu nên lấy cô ấy."
Ông già nói, "Điều đó là tốt, nhưng con gái tôi đã lấy chồng từ lâu rồi. Nó đã có hai con. Nó không thể đợi được. Và trong ba năm này anh chẳng bao giờ vác mặt tới cho dù một lần."
Ông ấy nói, "Cháu đã tham dự quá nhiều vào suy nghĩ - tra cứu kinh sách cổ đại, mọi tài liệu hôn nhân. Đó đã là việc làm vô cùng lớn để đi tới kết luận." Immanuel Kant vẫn không lấy vợ cả đời ông ấy.
Suy nghĩ không phải là cách tìm ra chân lí.
Vô suy nghĩ là cách thức.
Suy nghĩ bao giờ cũng tạo ra nhiều lộn xộn hơn. Vô suy nghĩ đem tới sáng tỏ, quang đãng, thuần khiết và sáng suốt trực tiếp lớn. Vấn đề không phải là ủng hộ và chống đối; bạn đơn giản biết bạn phải đi theo chiều hướng nào. Nó là việc hiểu đơn giản.
Đại Huệ phải đã nghe thầy giáo khác nào đó, người bảo đệ tử của mình nghĩ về nó.
Nếu phàm nhân có hạnh kiểm hiện tại không được chiếu sáng mà tự sửa bản thân mình và làm việc thiện, dù tính thiện còn chưa hoàn hảo, chẳng phải điều này là tốt hơn hành động đồi bại và vô liêm sỉ sao?
Đây không phải là lời của người đã đạt tới. Đây là lời của hoạt động tâm trí rất hời hợt.
Người làm điều ác với cớ làm điều thiện được gọi trong giáo lí là người có nền nhân quả không chính cống, dẫn đến kết quả không ngay thẳng. Nếu, với tâm trí thẳng thắn ...
Nhưng nó vẫn còn là tâm trí, và tâm trí không bao giờ thẳng. Tất cả các bạn đều có tâm trí, cho nên việc hiểu rằng tâm trí bao giờ cũng bị bẻ cong không phải là vấn đề. Nó không bao giờ thẳng được.
Các nhà huyền bí phương Đông đã dùng cái đuôi con chó để biểu tượng hoá cho tâm trí. Họ nói cho dù bạn giữ đuôi chó thẳng trong ống tre rỗng trong mười hai năm, bất kì khi nào bạn tháo ống tre ra cái đuôi sẽ lại cong. Bạn không thể mong đợi rằng nó sẽ vẫn còn thẳng; đó chính là bản chất của đuôi.
Tình huống với tâm trí là hệt vậy - nó bị cong. Nó không bao giờ đi trực tiếp, tức khắc, thẳng. Nó tinh ranh, nó lanh lợi. Nó cố gắng tìm ra cách thức theo đó nó có thể giả vờ là tốt và vậy mà tận hưởng mọi vui thú mà cái ác đem cho.
Tôi đã nghe nói về một giám mục đang ở trong phòng thú tội, và một người đàn bà trẻ, đẹp tới thú tội. Cô ấy nói, "Thưa cha, con đã bị cưỡng hiếp - và không chỉ một lần, mà ba lần trong đêm."
Giám mục nói, "Nhưng nếu con đã bị cưỡng hiếp, con không phải thú tội. Người đàn ông cưỡng hiếp con phải thú tội. Con đã không phạm tội gì."
Người đàn bà nói, "Cha không hiểu. Con thích điều đó - đó là lí do tại sao con đã tới thú tội và cầu nguyện Thượng đế tha thứ cho con - bằng không con đã làm mọi thứ để không bị cưỡng hiếp. Đó là cùng người đàn ông đã cưỡng hiếp con ba lần trong đêm, và con đã không kêu hay la. Con thực sự thích điều đó."
Cha nói, "Trường hợp này là rất nghiêm trọng. Con tới phía bên phòng đi, vì con phải giải thích cho cha chi tiết đích xác về điều người đàn ông đó đã làm. Anh ta dường như là quỉ bẩm sinh." Thế rồi cha hôn cô gái trẻ và hỏi, "Nó có làm điều này không?"
Cô gái nói, "Có, thưa cha."
Cha nói, "Nó thực sự là quỉ." Thế rồi cha bắt đầu chơi với vú cô ấy và hỏi, "Nó có làm điều này nữa không?"
Cô gái nói, "Có, thưa cha."
Và cha nói, "Người đàn ông đó phải bị kết tội đầy địa ngục! Và nó có bảo con cởi quần áo ra không?"
Cô gái nói, "Có, thưa cha."
Ông ấy nói, "Người đàn ông đó cần chịu lửa địa ngục vĩnh viễn! Con cởi quần áo ra."
Và cha làm tình với cô ấy và hỏi, "Nó có làm điều này nữa không?"
Cô gái nói, "Có, thưa cha."
Ông ấy nói, "Để người đó tới thú tội nơi cha. Nó sẽ phải tới."
Nhưng cô gái nói, "Anh ấy làm một điều nữa cơ."
Cha nói, "Cái gì! Nữa à?"
Cô gái nói, "Anh ấy cho con bệnh lậu. Con đã bảo cha trước rồi; anh ấy thực sự là người rất ác."
Cái gọi là người tốt của bạn, nhân danh điều thiện, liên tục làm đủ mọi loại hành động ác - và điều đó nhất định phải là vậy. Đó không phải là lỗi của họ. Họ đã được nuôi dưỡng lớn lên với giáo lí sai. Họ đã được bảo làm điều này, làm điều nọ, nhưng không ai đã bao giờ đi sâu vào trong tâm lí của họ - tại sao họ làm điều đó? Căn nguyên của hành động ác của họ là gì? Và, chừng nào rễ đó chưa bị chặt đi...
Bản tính của con người trong bản thân nó về căn bản là thiện. Bạn chỉ phải loại bỏ cỏ dại đã mọc lên trong bản tính người đó. Thiền là phương pháp duy nhất lấy đi mọi thứ là ác, không mấy nỗ lực, và thế thì cái còn lại là thiện. Thế thì bất kì cái gì người này làm, người này phải không nghĩ về nó - về liệu nó là thiện hay ác. Người này đơn giản làm nó. Người này cảm thấy hài hoà sâu sắc với sự tồn tại và người này không thể đi ngược lại hài hoà đó.
Điều ác là đi ngược lại hài hoà của tự nhiên.
Nó tạo ra bất hoà.
Và chỉ người không biết tới cái đẹp của hài hoà và niềm vui của hài hoà mới có thể phạm phải hành động ác. Nhưng đừng nói với họ, "Làm cái này, làm cái kia."
Tôi đã nghe nói rằng Thượng đế, lúc bắt đầu, trước hết hỏi người Babylon, "Các ông có muốn được lời răn không?"
Họ hỏi, "Lời răn là gì ạ?"
Thượng đế nói, "Không nhìn vào vợ người khác với tà niệm."
Người Babylon nói, "Điều đó là không thể được. Xin ngài giữ lời răng cho bản thân ngài, vì nếu người đàn bà đẹp nào đó tới trước chúng tôi, chẳng thành vấn đề cô ấy là vợ của ai. Tà niệm nảy sinh theo cách riêng của nó. Chúng tôi không thể làm được bất kì cái gì; thậm chí trước khi chúng tôi nghĩ tới bất kì cái gì, nó có đó rồi."
Thượng đế đi sang người Ai Cập và hỏi, "Các ông có muốn được lời răn không?" Họ nói, "Trước hết chúng tôi muốn biết, lời răn là gì?"
Và Thượng đế nói, "Bao giờ cũng làm điều thiện."
Người Ai Cập nói, "Ngài đi sang người khác và cho họ lời răn này đi, vì nếu ai đó cho chúng tôi điều ác, làm sao chúng tôi tự bảo vệ bản thân mình được? Và máu trả máu chứ... nếu người đó làm điều ác, chúng tôi sẽ làm điều ác lớn hơn; chỉ thế chúng tôi mới có thể đưa anh ta về điều đúng được. Nếu anh ta làm điều ác và chúng tôi liên tục làm điều thiện, chúng tôi sẽ bị nghiền nát. Xin tha thứ cho chúng tôi, chúng tôi không muốn có lời răn của ngài. Ngài có thể giữ nó."
Thế rồi ông ấy đi tới Moses và hỏi Moses, "Ông có muốn được lời răn không?"
Và Moses hỏi, "Giá nó bao nhiêu?" Ông ấy chẳng bận tâm hỏi lời răn là gì. Điều thực là nó giá bao nhiêu.
Thượng đế nói, "Nó không tốn gì đâu."
Moses nói, "Thế thì tôi sẽ nhận mười lời răn!"
Nếu nó là cho không, thế sao không lấy mười? Đó là cách người Do Thái có mười lời răn. Nhưng trong mười lời răn đó không có lời răn nào về thiền. Chúng toàn là những giáo lí hời hợt, đạo đức.
Nếu, với tâm trí thẳng thắn và hạnh kiểm thẳng thắn, ông có khả năng nắm lấy chứng ngộ tối thượng một cách trực tiếp, điều này có thể được gọi là hành động của con người thực của quyền lực. Mọi điều này đơn giản là chuyện tào lao. Nó chỉ đặt mọi thứ lộn ngược.
Người chứng ngộ thực sự là con người của quyền lực - không phải mạnh trên người khác mà đơn giản là nguồn quyền lực, không phải là quyền lực chi phối, bắt làm nô lệ, mà chỉ là quyền lực sâu sắc, sức chịu đựng, dũng cảm. Nó là nguồn bên trong của người đó. Nó không liên quan gì với bất kì người nào khác. Nó đơn giản là quyền lực của người đó toả ra khắp xung quanh người đó. Bất kì cái gì người đó nói đều tới từ quyền lực đó. Thế thì tư cách đạo đức là thẳng thắn, thế thì tâm trí là thẳng thắn. Nhưng trước hết bạn không thể đặt thẳng tâm trí và đặt thẳng tư cách đạo đức được, và thế rồi đạt tới chứng ngộ tối cao một cách trực tiếp.
Chứng ngộ phải là điều đầu tiên và mọi thứ khác chỉ là sản phẩm phụ. Khi cây lớn lên, rễ được cần trước hết, mặc dầu rễ là không thấy được. Có lẽ đó là lí do tại sao các nhà tư tưởng đã bỏ lỡ điểm cơ bản: rễ là không thấy được, nhưng một khi rễ có đó, cây bắt đầu lớn lên. Tán lá tới, mầu xanh đẹp, hoa tới - phiêu diêu và mầu sắc - quả tới mà có thể cho việc nuôi dưỡng lớn, nhưng chúng tất cả tới vì rễ ẩn kín.
Nó không phải là điều ngược lại: rằng trước hết bạn treo vài hoa và vài quả, đem tới tán lá nào đó, gắn nó lại với nhau - và thế rồi rễ sẽ mọc ra. Nó không xảy ra theo cách đó; điều đó không phải là quá trình của tự nhiên. Nhưng đây là điều mọi người đã được dạy: trước hết trở thành người tốt, trước hết trở thành người đạo đức, trước hết đi theo kỉ luật nào đó. Thế rồi bạn sẽ đạt tới chứng ngộ và chứng ngộ sẽ cho bạn quyền lực lớn.
Bản thân chứng ngộ là quyền năng. Nhưng nó phải tới trước, nó không thể là thứ hai. Và mọi thứ khác sẽ đi theo.
Người chứng ngộ không thể làm điều sai được, không thể làm điều ác được. Mọi hơi thở của người đó đều trong phục vụ cho cái thiện, mọi hành động của người đó đều trong phục vụ cho điều thiêng liêng. Bản thân người đó buông xuôi toàn bộ cho cái toàn thể - cho phép cái toàn thể dùng người đó theo bất kì cách nào nó muốn.
Đây là khác biệt giữa đạo đức và tôn giáo: người tôn giáo có tính đạo đức, nhưng người đạo đức không có tính tôn giáo.
Người đạo đức chỉ là người đạo đức giả.
Nhưng vấn đề đã nảy sinh vì chúng ta đã thấy những người chứng ngộ như Phật Gautam, nhưng chúng ta không thấy chứng ngộ của họ. Rễ của họ bị ẩn kín. Chúng ta thấy hành động của họ, quả của họ, hoa của họ, tán lá của họ. Và logic tự nhiên của tâm trí là ở chỗ nếu chúng ta cũng bắt đầu làm cùng hành động như họ đang làm, chúng ta sẽ trở nên chứng ngộ.
Bạn có thể thấy nguỵ biện logic này, nhưng nó dường như rất hợp lí... Phật ăn một lần một ngày, cho nên bạn ăn một lần một ngày; Phật chỉ có ba bộ quần áo, cho nên bạn chỉ có ba bộ quần áo; Phật không bao giờ dùng bất kì xe cộ nào, bao giờ cũng bước đi từ làng nọ sang làng kia, cho nên bạn bao giờ cũng bước đi. Bạn có thể bắt chước mọi hành động của Phật không khó khăn gì, bạn có thể lặp lại lời của ông ấy đích xác theo cách ông ấy nói chúng, nhưng dầu vậy bạn sẽ không trở nên chứng ngộ, vì rễ bị thiếu. Và với rễ, vấn đề là ở chỗ chúng bao giờ cũng được ẩn kín; chúng là bí mật.
Cho nên các Phật tử, trong hai mươi nhăm thế kỉ, đã từng liên tục bắt chước; người Ki tô giáo đã từng bắt chước Christ, và cùng điều đó là đúng về các tôn giáo khác. Họ có mọi người bắt chước lớn lao, nhưng bên trong họ chỉ là bình thường, là không chứng ngộ, như bất kì người nào khác. Họ đã lấy toàn thể sự việc từ đầu sai.
Mối quan tâm đã tới từ vô hạn thời đại là chỉ trong hiện tại. Câu này ông ấy phải đã lấy từ ai đó chứng ngộ, vì bản thân ông ấy không thể xoay xở nghĩ về nó được. Nó là một câu rất hàm chứa.
Mối quan tâm đã tới từ vô hạn thời đại là chỉ trong hiện tại: nếu ông có thể hiểu chúng ngay bây giờ, thế thì mối quan tâm của vô hạn thời đại sẽ lập tức tan tác, như ngói bị rải hay băng tan. Nếu ông không hiểu ngay bây giờ, ông sẽ qua vô hạn thời đại thêm nữa, và nó sẽ là hệt như nó vậy. Chân lí đang vậy như nó đã từng liên tục vậy từ thời cổ đại mà không bao giờ biến thiên nhiều như đường tơ kẽ tóc.
Bây giờ những lời này không thể tới được từ thầy giáo. Việc nhấn mạnh vào bây giờ và hệ quả đằng sau bây giờ là lớn lao mênh mông. Ông ấy đang nói rằng bạn có thể đã phạm phải hàng nghìn tội trong quá khứ, nhưng quá khứ không còn nữa. Chỉ kí ức về quá khứ còn lại trong tâm trí bạn. Bạn có thể đã tưởng tượng phạm phải nhiều tội và điều ác trong tương lai, nhưng chúng chỉ trong tâm trí. Chúng là tất cả bây giờ: quá khứ của bạn, hiện tại của bạn, tương lai của bạn tất cả đều trong khoảnh khắc này.
Đây là phát biểu rất mênh mông. Nó ngụ ý bạn không phải gạt bỏ quá khứ của bạn bằng việc làm hành động tốt. Nó có nghĩa là bạn không bị trừng phạt vì quá khứ của bạn - vì nó là hành động vô ý thức. Bạn đã không nhận biết. Nếu bạn có thể trở nên nhận biết ngay lúc này, mọi điều đã từng là tải trọng nặng lên bạn sẽ tan chảy đi như băng.
Bây giờ không có vấn đề làm điều thiện và không có vấn đề làm điều ác. Bây giờ điều duy nhất là mang hiểu biết sâu sắc về khoảnh khắc hiện tại, nhận biết về khoảnh khắc hiện tại.
Và đó là điều thiền là gì. Nó không quan tâm về quá khứ, nó không quan tâm về tương lai; nó đơn giản trở thành cột trụ ánh sáng trong hiện tại. Trong cột trụ ánh sáng đó trong hiện tại, mọi quá khứ và tương lai đơn giản biến mất. Chúng không có bất kì sự tồn tại thực tại nào.
Cũng dường như bạn đã ngủ cả đêm, làm những hành động thiện và những hàng động ác - lúc thì trốn đi cùng vợ hàng xóm, lúc thì trở thành thánh nhân - nhưng đến sáng khi bạn thức dậy, bạn biết bạn đã không làm gì cả. Đó đã chỉ là việc ngủ tạo ra mọi giấc mơ đó.
Với con người của hiểu biết, mọi điều bạn đã làm đã được làm trong vô ý thức của bạn; cho nên cách duy nhất là chỉ trở nên có ý thức, và bạn sẽ thức tỉnh. Và mọi quá khứ của bạn sẽ tan biến hệt như mơ biến mất khi bạn thức dậy. Phát biểu này chắc chắn có thể được nói từ một nguồn chứng ngộ.
Việc trần lao trong thế gian như mắt xích nối nhau không dứt. Hễ giảm bớt được thì cứ bớt.
Đó là lí do tại sao tôi nói ông ấy đã làm việc vá víu tốt. Ông ấy đã lừa ngay cả hoàng đế bằng việc làm chuyện vá víu.
Thỉnh thoảng, ông ấy đã lấy được lời của ai đó đã chứng ngộ. Nhưng đồng thời ông ấy liên tục thu thập đủ mọi loại lời khuyên từ các thầy giáo, người đã thu thập chúng từ những người khác. Và chúng bị trộn nháo nhào với nhau tới mức rất khó làm phân biệt rõ ràng.
Nhưng tôi muốn coi nó là toàn thể; bằng không tôi có thể đã cắt ra cái vô nghĩa và để lại chỉ cái là đúng. Tôi muốn cho bạn cái nhìn sâu nào đó vào trong cách phân biệt liệu nó tới từ một nguồn chứng ngộ hay nó chỉ là thể dục trí tuệ.
Hễ giảm bớt được thì cứ bớt, vì tập khí từ vô thuỷ đã quá quen thuộc, nếu không ra sức chống lại thì lâu ngày bất tri bất giác lún đầu xuống sâu, đến khi lâm chung ắt tay chân rối loạn
Bạn có thấy cách ông ấy quên mất bản thân ông ấy không? Nếu mọi sự có thể được làm bây giờ, trong một khoảnh khắc của nhận biết, tại sao bạn không thể làm được nó ở khoảnh khắc chết? Điều đó nữa sẽ là bây giờ và một khoảnh khắc. Và làm vào thời gian đó là dễ dàng hơn nó bây giờ, vì bây giờ bạn có thể trì hoãn đến mai. Khi chết đang đứng trước bạn, không có vấn đề trì hoãn; hoặc bạn phải làm nó hoặc không làm nó. Và ai thích mang mọi ác mộng của mình đi theo mình?
Bản thân Đại Huệ đã trở nên chứng ngộ chỉ một phút trước khi ông ấy chết. Chết có thể là giúp đỡ mênh mông, nó có thể là phúc lành trá hình, vì bây giờ không có tương lai, không có ngày mai. Bạn không thể nói, "Hôm nay tôi bận, mai tôi sẽ thiền." Bạn phải bỏ mọi công chuyện. Bây giờ điều có ý nghĩa duy nhất cần được làm là tỉnh táo và nhận biết, gạt bỏ mọi quá khứ của bạn, và đi vào trong chết - hồn nhiên, sạch sẽ, rõ ràng, không nặng gánh. Thế thì chính cái chết của bạn trở thành lối vào trong điều thiêng liêng. Thế thì bạn không chết; bạn đi vào trong cuộc sống vĩnh hằng.
Nhưng Đại Huệ nói như nhà tư tưởng, như thầy giáo, đến khi lâm chung ắt tay chân rối loạn. Không cái gì phải được làm. Nếu người ta chỉ phải trở nên nhận biết, người ta có thể trở nên nhận biết vào bất kì lúc nào, dù khoảnh khắc tiếp là chết hay không. Nhưng chết có thể trở thành khích lệ lớn để làm nó ngay lập tức. Chính ý tưởng ngày mai làm cho bạn nói, "Nó là được, không có vội gì. Nếu không hôm nay, thì ngày mai" - và ngày mai không bao giờ tới. Nó bao giờ cũng là hôm nay. Và bạn trở nên quen trì hoãn cho ngày mai. Chết lần đầu tiên làm cho bạn nhận biết rằng bây giờ không có ngày mai. Nếu bạn muốn nhận biết, nhận biết đi. Và cú choáng của chết giúp nhận biết.
Nhiều người vào lúc chết đã trở nên chứng ngộ, mặc dầu chứng ngộ của họ vẫn còn không được biết tới, vì sau nó họ đơn giản chết. Chứng ngộ của họ không bao giờ giúp cho bất kì người nào khác vì không có thời gian, nhưng dầu vậy nó là lớn lao - ít nhất họ đã xoay xở được nó cho bản thân họ.
Nếu muốn khi lâm chung không rối loạn thì phải từ cuộc sống hàng ngày hiện nay làm việc gì cũng phải không rối loạn mới được. Ông ấy tiếp tục, đi lên và đi xuống. Vài câu đó là tuyệt đối đúng. Bây giờ ông ấy lại đã đi tới việc làm. Nếu muốn khi lâm chung không rối loạn thì phải từ cuộc sống hàng ngày hiện nay làm việc gì.
Thiền không phải là vấn đề làm chút nào.
Thiền là vấn đề thức tỉnh.
Có một hạng người sáng thì xem kinh niệm Phật sám hối, tối thì tạo khẩu nghiệp chửi mắng người, hôm sau lễ Phật sám hối như cũ. Từ đầu năm đến cuối năm, mỗi ngày làm thời khóa như thế, ấy thực là quá ngu si. Không biết chữ sám là tiếng Phạn, chữ hối là tiếng Hán, nghĩa là phải đoạn dứt cái tâm tương tục.
Bây giờ điều ông ấy đang nói là tuyệt đối áp dụng được cho ông ấy - ông ấy đang lặp lại những lời hay, ông ấy đang lặp lại kinh sách. Ông ấy có thể tôn thờ Phật, là một sư Phật giáo. Điều ông ấy nói dường như là kinh nghiệm riêng của ông ấy.
Điều đó là đúng. Hàng triệu người trên thế giới đang làm cùng điều này - dù họ là người Ki tô giáo hay người Do Thái giáo hay người Hindus hay Phật tử hay người Jainas, điều đó không tạo ra bất kì khác biệt nào. Họ là cùng người. Khi họ ở trong đền họ giả vờ có tính tôn giáo. Một giờ của tôn giáo này sẽ không giúp gì vì hai mươi ba giờ đang xoá bỏ nó liên tục. Hai mươi ba lần nhiều hơn họ là phi tôn giáo. Một giờ tôn giáo này chỉ là tự lừa dối.
Và bạn có thể thấy cách ông ấy tiếp tục làm lộn xộn mọi thứ. Từ tiếng Phạn kshama không có nghĩa là lỗi sám hối. kshama nghĩa là tha thứ, tha thứ cho người khác và tha thứ cho bản thân bạn nữa - tha thứ vì bạn đã vô ý thức và người khác là vô ý thức. Tha thứ này sẽ đem nhận biết nào đó tới bạn.
Mọi năm người Jainas có một ngày, kshamavani, ngày tha thứ, khi thậm chí các kẻ thù phải gặp gỡ nhau và tha thứ cho nhau. Và phép màu là ở chỗ sau khi ngày này qua đi, kẻ thì vẫn là kẻ thù; không cái gì đã xảy ra, nó chỉ là nghi lễ.
Chúng ta có thể làm ra nghi lễ cho mọi thứ lớn lao. Bạn dẫm lên chân ai đó và bạn nói. "Tôi xin lỗi." Bạn có thực sự ngụ ý điều đó hay nó chỉ là qui ước xã hội? Nó làm cho cuộc sống được êm thấm, nhưng nó không tới từ chính bản thể bạn. Bạn thậm chí không nghĩ về nó.
Nhưng chắc chắn ông ấy bắt giữ được một câu không từ thầy giáo bình thường: Điều này được gọi là "phải đoạn dứt cái tâm tương tục."
Bạn có thể thấy mâu thuẫn. Người sống trong sám hối không thể nói "phải đoạn dứt cái tâm tương tục."
Sám hối bao giờ cũng về quá khứ.
Nó là cảm giác mặc cảm - "Mình đã làm sai."
"Đoạn dứt cái tâm tương tục" nghĩa là quá khứ không còn nữa - "nó đã là đêm tối và mình vô ý thức. Mọi sự đã xảy ra là từ giấc ngủ của mình; bây giờ mình không có bất kì kết nối nào với quá khứ cũ." Không có bất kì kết nối nào với tâm trí nghĩa là không có bất kì kết nối nào với quá khứ.
Tâm trí bạn là quá khứ của bạn.
Toàn thể quá khứ đang liên tục tụ tập trong tâm trí. Cắt đứt tâm trí khỏi bản thân bạn, bạn đang cắt đứt quá khứ của bạn và bạn đang bắt đầu một cái mới, tươi tắn.
Đây là điều các thầy lớn đã nói: Chết đi từng khoảnh khắc của quá khứ, và được tái sinh cho cái mới, cho cái tươi tắn, cho cái đang tới - chết đi từng khoảnh khắc vì quá khứ đang được tạo ra mọi khoảnh khắc.
Hiện tại của bạn không là gì ngoài việc liên tục trở thành quá khứ - tại sao liên tục thu thập trọng lượng không cần thiết? Tốt hơn cả là từng khoảnh khắc bạn liên tục cắt bản thân bạn khỏi quá khứ. Không mang bất kì vết xước nào từ quá khứ và vẫn còn sẵn có và mở cho tương lai. Tương lai sẽ sớm trở thành quá khứ.
Khoảnh khắc bất kì cái gì trở thành quá khứ, cắt bản thân bạn ra khỏi nó. Thế thì bạn có thể chết như đứa trẻ hồn nhiên, thế thì cái chết của bạn sẽ giống hệt việc sinh: không quá khứ, tâm trí hồn nhiên.
Và đây là cái chết đúng vì nó không phải là chấm dứt sống, mà là bắt đầu cuộc sống lớn lao hơn - cuộc sống mà sẽ không bị bọc trong thân thể, nhưng sẽ lan toả khắp sự tồn tại: bạn sẽ nhảy múa trong cây và bạn sẽ mỉm cười trong hoa và bạn sẽ chiếu sáng trong sao. Tự do của bạn sẽ là toàn bộ và bạn sẽ không có biên giới nào.
Hễ sám hối thì dứt hẳn, chẳng còn tạo tội nữa. Theo ý Phật nên sám hối như thế, người học đạo phải biết đúng như vậy. Ông ấy không biết Phật. Phật không dạy sám hối; Phật đơn giản dạy nhận biết.
Sám hối là kĩ thuật nguy hiểm. Nó cũng giống như thú tội Công giáo. Mọi tôn giáo đã xoay xở để tạo ra cái thay thế rẻ tiền nào đó mà mọi người có thể làm và cảm thấy dễ chịu. Bạn đi tới nhà thờ, bạn thú tội với linh mục, và bạn nghĩ rằng bạn được tự do. Bây giờ linh mục sẽ nói với Thượng đế và bạn được tha thứ. Nhưng trong thực tại điều xảy ra khi bạn ra khỏi chỗ thú tội là việc bạn lại sẵn sàng phạm cùng điều đó. Không có vấn đề gì. Tuần tới bạn lại có thể thú tội.
Người Hindus đi tới sông Hằng để tắm. Cứ mười hai năm lại có cuộc tụ tập lớn - có lẽ là lớn nhất trên thế giới - xảy ra ở Prayag. Người Hindus từ khắp nước, và thậm chí từ bên ngoài nước, đi tới đó để đầm mình trong sông Hằng, vì người ta nghĩ rằng khoảnh khắc bạn đầm mình trong sông Hằng mọi tội lỗi của bạn, ngày cả những việc làm sai của bạn, đều được gột sạch.
Tôi hay tới Prayag nhiều lần, nhưng tôi chưa bao giờ đầm mình trong sông Hằng. Tôi thích bơi và tôi đã từng bơi ở nhiều sông, nhưng không bao giờ ở sông Hằng. Tôi hay ở cùng một gia đình. Họ nói, "Điều này là lạ. Thầy thích bơi, thầy bao giờ cũng đi tới sông khi thầy ở các thành phố khác, nhưng ở đây nơi cả nước tới đầm mình..."
Tôi nói, "Đó là lí do - nhiều tội thế phải đang nổi ở đây và trong nhiều thế kỉ mọi người đã từng đầm mình trong nó. Nó rất nguy hiểm. Tôi giữ tránh xa khỏi chỗ này vì nếu tội của họ thực sự được rửa sạch ở đây... lâu như chúng ta có thể nhớ được - ít nhất mười nghìn năm - hàng triệu và hàng triệu người đã từng rửa sạch tội của họ ở đây. Đây là chỗ bẩn nhất trên toàn thế giới. Tôi không thể bước vào trong nó."
Người này rất choáng vì anh ta bao giờ cũng ba hoa rằng anh ta đã sống gần sông Hằng và đầm mình trong nó mọi ngày. Tôi nói, "Bạn là người ngu. Mọi ngày! Bạn phải đã thu thập nhiều tội tới mức bây giờ ngay cả Thượng đế cũng không thể cứu được bạn."
Anh ta nói, "Nhưng không ai đã bao giờ nghĩ về điều đó."
Tôi nói, "Ai nghĩ? Mọi người đơn giản liên tục làm điều người khác làm. Và bạn là bác sĩ, được giáo dục tốt, nổi tiếng trong khu vực của bạn - ít nhất bạn không nên mê tín và ngu xuẩn thế. Nếu tội lỗi có thể được rửa sạch bởi sông Hằng, điều đó đơn giản nghĩa là bạn lại sẵn sàng phạm tội. Vấn đề là gì? Liên tục phạm thật nhiều tội như bạn muốn phạm. Sông Hằng có đó - cứ đi và đầm mình vào."
Đây là những tu sĩ tôn giáo đang khai thác mọi người một cách tinh ranh thế, cho họ hi vọng, cho họ các thủ đoạn đơn giản để lừa ngay cả Thượng đế.
Khi ông không có gì để làm, ông nên ngồi yên tĩnh và giữ tâm trí khỏi uể oải và thân thể khỏi lung lay. Nếu ông thực hành tới hoàn hảo qua thời gian dài, dài lâu, tự nhiên thân và tâm sẽ đi tới nghỉ ngơi thoải mái, và ông sẽ có chiều hướng nào đó trong đạo. Hoàn hảo của im lìm và tĩnh lặng quả thực lắng đọng ý thức giả rải rác và lẫn lộn của sinh linh hữu tình, nhưng nếu ông níu bám lấy tĩnh lặng im lìm và coi nó là điều tối thượng, thì ông đang trong nắm bắt của tà thiền 'Mặc Chiếu."
Tông phái nhỏ Mặc Chiếu là một trong những phương pháp luận tiến hoá cao về nhận biết, nhưng Đại Huệ không thuộc vào dòng nhỏ những người chiếu sáng đó.
Tâm trí bao giờ cũng nghĩ về làm cái gì đó.
Khi bạn làm cái gì đó, tâm trí được nuôi dưỡng. Khi bạn không làm bất kì cái gì, tâm trí bắt đầu chết. Tâm trí gần giống như chiếc xe đạp. Nếu bạn liên tục đạp, xe đạp liên tục di chuyển. Nếu bạn dừng đạp, nó có thể đi thêm vài mét do đà cũ, nhưng chung cuộc nó phải đổ. Tâm trí cần việc làm liên tục. Làm cái gì đó... đó là việc đạp xe giữ cho tâm trí diễn ra.
Tông phái này của thiền "Mặc Chiếu", điều Đại Huệ nói chống lại liên tục, là có phẩm chất cao hơn nhiều so với Đại Huệ có thể hiểu. Những người này đơn giản ngồi im lặng. Họ không làm bất kì cái gì - tốt hay xấu. Họ đơn giản không làm gì cả. Nếu ai đó cung cấp thức ăn họ có thể nhận; nếu không ai cung cấp thức ăn họ vẫn còn đói, nhưng họ không làm bất kì cái gì cho việc đó.
Và sự tồn tại từ bi tới mức nếu người nào đó đơn giản ngồi im lặng, người đó tạo ra một trường im lặng quanh mình. Ai đó nhất định bị hấp dẫn tới người đó. Không thiền nhân 'Mặc Chiếu' lão luyện nào đã chết đói hay rét. Ai đó đã tới để che chở cho ông ấy, ai đó đã đem tới thức ăn nào đó, ai đó đã mang nước tới. Thậm chí không một người nào của dòng truyền thừa đó đã chết... và họ đã đạt tới đỉnh cao nhất của chiếu sáng.
Dường như Đại Huệ cảm thấy ghen tị nào đó rằng những người này không làm gì cả và dầu vậy họ vẫn được tôn thờ. Những người này không làm bất kì cái gì; dầu vậy họ được coi là chư phật sống. Kiến thức riêng của ông ấy là về các công việc đạo đức, công việc thiện, phục vụ mọi người. Ông ấy là sĩ phu. Nhưng dường như trước khi ông ấy chết ông ấy đã trở nên mệt mỏi về cách tiếp cận trí tuệ của mình, vì ông ấy đã không thu được bất kì cái gì.
Vào khoảnh khắc cuối của đời mình, ông ấy phải đã nhận ra rằng ông ấy đã phí hoài cuộc đời mình khi lang thang không cần thiết trong sa mạc nơi không cái gì mọc lên. Việc nhận ra này, trong một khoảnh khắc, đã làm thay đổi toàn thể tính cách của ông ấy, toàn thể bản thể ông ấy.
Toàn thể đời ông ấy đã chỉ là thầy giáo, nhưng ông ấy chết đi như một thầy. Nếu ông ấy mà sống thêm chút nữa, có lẽ ông ấy đã hỏi xin tha thứ từ những người thuộc về thiền "Mặc Chiếu." Chúng ta không biết. Có lẽ bên trong bản thể riêng của ông ấy, ông ấy phải đã hỏi xin tha thứ.
Nhưng ông ấy dường như ghen tị vì ông ấy đang dạy, ông ấy đang làm điều thiện, ông ấy đang phục vụ mọi người; ông ấy đang chuyển từ thị trấn này sang thị trấn khác đem mọi người tới chân Phật Gautam, và những người này không tôn thờ Phật. Họ thậm chí không tụng tên Phật. Họ đơn giản ngồi im lặng. Họ không có bất kì ghi chép nào vì họ không nói bất kì cái gì. Toàn thể bản thể họ là phát biểu của họ. Bản thân họ là chư phật. Tại sao họ phải tụng tên Phật, tại sao họ phải tôn thờ Phật, tại sao họ phải đi tới chùa Phật?
Thông cảm riêng của tôi không phải với Đại Huệ. Thông cảm riêng của tôi là với những thiền nhân "Mặc Chiếu" đó. Họ là chính muối mặn của đất.
Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

0 Đánh giá

Ads Belove Post