Read more
Osho kính yêu,
Bài giảng theo yêu cầu của Nguỵ Công.
Ông không thấy lời của Cổ Đức: “Nếu có một
pháp hơn pháp Niết Bàn, ta nói cũng như mộng huyễn.” Nếu được ở trong mộng huyễn,
như thực mà chứng, như thực mà giải, như thực mà tu, như thực mà hành, dùng cái
pháp như thực đó khéo tự điều phục, rồi khởi tâm đại bi làm mọi phương tiện để
điều phục tất cả chúng sinh
Xử trí với tình huống
Lão Mặt Vàng (Phật) đã nói: Tâm chẳng vọng
lấy pháp quá khứ. Cũng chẳng tham đắm việc vị lai. Ở nơi hiện tại vô sở trụ. Liễu
đạt tam thế đều không tịch.
Việc quá khứ hoặc thiện hoặc ác chớ nên suy
lường, suy lường thì chướng đạo. Việc vị lai chớ nên tính toán, tính toán ắt cuồng
loạn.
Việc hiện tại ở trước mắt hoặc thuận hoặc
nghịch cũng chớ nên để ý, để ý thì trong tâm bị nhiễu loạn. Cuộc sống hàng ngày
tùy duyên ứng phó, tất cả chỉ xem là tạm thời thì sẽ thích ứng nguyên lí tự
nhiên.
Gặp cảnh giới nghịch còn dễ tu, gặp cảnh giới
thuận mới là khó. Lúc nghịch ý ta chỉ cần một chữ nhẫn chốc lát liền qua được,
lúc cảnh giới thuận thì thật là chẳng có chỗ để trốn tránh, vì cảnh giới thuận
ý mình ham thích như nam châm hút sắt dính chặt một chỗ.
Đại Huệ đang đối diện với cái
gì đó rất nền tảng khi có liên quan tới trí tuệ và thông minh. Điều này có tầm
quan trọng lớn: có quan niệm rõ ràng rằng trí tuệ không phải là thông minh.
Trí tuệ là của tâm trí: nó phụ
thuộc vào kí ức, nó vận hành qua tri thức vay mượn. Mọi hệ thống giáo dục của
chúng ta trên thế giới đều được bắt rễ trong phát triển trí tuệ; do đó chúng tất
cả đều phụ thuộc vào trí nhớ. Các kì thi ở trong trường phổ thông, cao đẳng, đại
học của chúng ta không phải là về thông minh - chúng chỉ kiểm tra bạn có trí nhớ
tốt thế nào. Nhưng trí nhớ không phải là chỉ dẫn về thông minh. Trí nhớ là máy
móc. Máy tính có thể có trí nhớ tốt hơn người thiên tài, nhưng máy tính không
có thông minh.
Tâm trí con người không là gì
ngoài cái máy tính sinh học, đã tiến hoá qua một thời gian dài, dài lâu. Và
thông minh là khi trí nhớ im lặng và trí tuệ không vận hành, khi toàn thể tâm
trí nghỉ ngơi.
Thông minh là cái gì đó bên ngoài
tâm trí.
Trong tiếng Anh có vấn đề vì
cùng một từ được dùng cho cả hai - và chúng khác biệt toàn bộ. Trong tiếng Phạn,
và trong mọi ngôn ngữ phương Đông, chúng ta có những cái tên khác nhau cho từng
loại: trí tuệ được gọi là bodhi, năng lực về tri thức; và thông minh được gọi
là pragya, năng lực biết, không phải tri thức.
Tri thức bao giờ cũng chết; nó
là thông tin. Và mọi hệ thống giáo dục của chúng ta có quan hệ với học sinh
đích xác là điều chúng ta làm với máy tính - nạp vào họ ngày càng nhiều thông
tin. Nhưng không máy tính nào có thể trả lời câu hỏi mà nó đã không được chuẩn
bị sẵn. Trí tuệ chỉ có thể trả lời cái đã biết rồi; nó là cũ rích, nó là của
hôm qua.
Thông minh là đáp ứng cho tình
huống mới, không từ kí ức quá khứ của bạn mà từ nhận biết hiện tại của bạn,
chính khoảnh khắc này. Bạn không vận hành như cái máy tính, bạn không tìm câu
trả lời trong lưu trữ trí nhớ của bạn; thay vì thế bạn đơn giản mở tâm thức bạn
cho tình huống và cho phép đáp ứng tự phát.
Nói cách khác, thông minh là đáp
ứng tự phát.
Từ 'đáp ứng' cũng bị hiểu lầm.
Nó phải được chia thành hai; bằng không, dần dần, nó mất nghĩa gốc của nó. Nó
đã trở thành gần như tương đương với nghĩa vụ. Thực tại là khác. Chia từ '
responsibility - đáp ứng' thành hai, thế thì nó trở thành 'ability to respond -
khả năng đáp lại' hay 'response-ability'. Thông minh là khả năng đáp lại - và
điều đó nhất định là tự phát. Đáp ứng sẽ gây ngạc nhiên ngay cả cho bạn, vì nó
mới thế - bạn không lặp lại bất kì cái gì từ quá khứ.
Đã từng có xung đột lâu dài giữa
thông minh và trí tuệ. Con người của trí tuệ nghĩ rằng người đó là thông minh
vì người đó biết nhiều thế. Người đó đã tích luỹ di sản tri thức lớn, người đó
bị nặng gánh với mọi loại thông tin. Con người của thông minh là hồn nhiên; người
đó vận hành từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, việc vận hành của người đó có sự
tươi tắn và cái đẹp. Nhưng để tìm ra thông minh người ta phải đi ra ngoài tâm
trí. Thiền là cách thức.
Vấn đề với Đại Huệ là vấn đề với
mọi người trí thức của thế giới. Họ không thể nghĩ được - họ sẽ không thích
nghĩ - rằng có cái gì đó cao hơn và siêu hơn trí tuệ.
Không phải ngẫu nhiên mà ông ấy
gọi Phật Gautam là 'Lão Mặt Vàng'; đó là nhận xét vô ý thức, châm biếm.
Và không chỉ trong đoạn này; ở
chỗ khác ông ấy nói cái gì đó thậm chí còn tồi hơn "Lão Mặt Vàng'. Ông ấy
có thể không nhận biết... đây là bất kính hoàn toàn, nhưng người trí thức bao
giờ cũng bất kính với người thông minh. Ông ấy cảm thấy sâu bên dưới một phức cảm
tự ti nào đó và ông ấy trả thù theo nhiều cách.
Người trí thức cố bắt chước con
người của thông minh, con người của trí huệ, con người của chứng ngộ - và ông ấy
có năng lực, ông ấy nói giỏi. Ông ấy có nhiều năng lực khi có liên quan tới
ngôn ngữ và lời. Ông ấy có thể là diễn giả giỏi hơn, nhà văn giỏi hơn, người diễn
thuyết giỏi hơn. Ông ấy có thể xoay xở lừa cả thế giới rất dễ dàng chỉ bằng việc
lặp lại bất kì cái gì người chứng ngộ đã nói.
Thỉnh thoảng chuyện xảy ra là
người bắt chước có thể đánh bại người nguyên gốc. Có lần chuyện xảy ra là vài
người bạn bố trí lễ kỉ niệm sinh nhật cho một diễn viên người Anh. Họ làm nó
thành cuộc thi toàn quốc: ai có thể bắt chước được diễn viên này giống nhất?
Trong mọi thành phố lớn mọi người sẽ được chọn, và thế rồi cuộc thi chung kết sẽ
ở London. Người thắng sẽ được giải thưởng lớn.
Nhiều diễn viên đã tham gia. Bản
thân diễn viên này nghĩ rằng chắc sẽ là trò đùa hay khi vào tham gia thi từ một
thị trấn nhỏ. Tất nhiên ông ấy chắc chắn rằng ông ấy sẽ chiếm hàng đầu - ông ấy
là nguyên bản, mọi người khác đều bắt chước ông ấy. Nhưng với ngạc nhiên của mọi
người - và còn ngạc nhiên hơn với ông ấy - ông ấy chỉ được thứ hai. Khi mọi người
trở nên biết rằng ông ấy là người thực, không ai có thể tin được rằng điều đó
đã xảy ra - làm sao mọi giám khảo lại có thể bị mê hoặc bởi người bắt chước?
Nhưng tôi nhìn sâu hơn vào
trong tâm lí của điều đó: người bắt chước chuẩn bị, diễn tập, làm nhiều bài tập
về nhà. Người nguyên bản đơn giản đứng đó trong tính tự phát và thực tại của
ông ấy - ông ấy đã không chuẩn bị, ông ấy đã không diễn tập, ông ấy chỉ như ông
ấy vậy. Nhưng ai đó đang cố đi lên đầu trong thi đua lớn có thể đã làm việc
trong nhiều tháng. Một cách tự nhiên, ông ấy đã lừa các giám khảo. Và điều này
đã xảy ra cả nghìn lẻ một lần - rằng ai đó như Đại Huệ, người chỉ là người trí
thức, đã từng được chấp nhận trong một nghìn năm như thầy lớn về giáo huấn Thiền,
và ông ấy đơn giản lặp lại.
Tôi muốn bạn thấy rằng mọi thứ
đều có thể bị bắt chước, ngoại trừ chứng ngộ. Bạn có thể nói cùng lời, nhưng
chúng sẽ không có cùng lửa. Cử chỉ của bạn có thể là hệt như vậy, nhưng chúng sẽ
không có cùng duyên dáng. Bạn có thể diễn dường như bạn đã chứng ngộ, nhưng cái
'dường như' đó là kẽ hở lớn, gần như không thể bắc cầu qua được. Điều này trở
thành rõ ràng thế trong trường hợp của Đại Huệ.
Ông ấy nói, Ông không thấy lời
của Cổ Đức: “Nếu có một pháp hơn pháp Niết Bàn, ta nói cũng như mộng huyễn.”
Đúng là người đã đạt tới việc
nhận ra tối thượng - bạn có thể gọi nó là niết bàn, tự nhận ra - những người đã
đạt tới nó là đều có thể nói rằng cái đó nữa là được làm từ cùng chất liệu như
mơ được làm ra. Nó là mơ đẹp nhất, mơ hoàn hảo nhất - nhưng không cái gì nhiều
hơn điều đó.
Lí do cho người chứng ngộ gọi
chứng ngộ của mình chỉ là mơ là lí do rất nền tảng. Ông ấy đang cố nói:
"Điều này nữa là kinh nghiệm, và tôi đang tách rời khỏi mọi kinh nghiệm của
tôi - dù kinh nghiệm này là về khổ, đau khổ, phiền não, hay phúc lạc hay chứng
ngộ, nó không tạo ra khác biệt nào. Chúng thuộc vào cùng phân loại kinh nghiệm.
"Tôi không phải là kinh
nghiệm này, tôi là người trải nghiệm. Tôi bao giờ cũng siêu việt trên bất kì
kinh nghiệm nào đã xảy ra cho tôi. Tôi chỉ là nhân chứng, sakshin. Cũng như tôi
đã thấy mây đen, tôi đang thấy mây trắng. Cũng như tôi đã thấy mây, tôi đang thấy
trời không mây - nhưng tôi tách rời.
"Tâm thức của tôi không phải
là kinh nghiệm. Mọi kinh nghiệm trôi qua trước tâm thức tôi, nhưng tôi bao giờ
cũng là nhân chứng. Cho nên bất kì khi nào kinh nghiệm là về khổ, đau đớn, hay
về cực lạc, nó không tạo ra khác biệt nào."
Nhưng điều này chỉ có thể được
nói bởi người đã đạt tới cái đẹp đó, phúc lành đó - rằng đây nữa cũng là mơ, mơ
đẹp, mơ đẹp nhất, nhưng người ta phải không bị đồng nhất với nó. Do đó có câu
ngạn ngữ rằng khi người ta trở thành phật người ta quên tất cả về phật tính;
người ta lại trở thành con người bình thường. Thế thì vòng tròn là đầy đủ. Người
ta đã bắt đầu từ việc là người bình thường, nhưng đó là trạng thái của vô ý thức,
như người vừa đi vừa ngủ, người mộng du. Bây giờ người ta đã quay lại cùng trạng
thái đó, chỉ với một khác biệt: bây giờ người ta không còn ngủ nữa, người ta thức.
Phật thức đầy đủ nhưng, khi so
sánh với bất kì người nào khác, ông ấy không đặc biệt. Ông ấy không linh thiêng
hơn bạn và ông ấy không cao hơn bạn. Bạn đang ngủ và ông ấy thức - điều này tạo
ra khác biệt về chất. Thực ra, người đang ngủ đang biểu lộ rằng người đó có
năng lực thức. Nếu như bạn không có khả năng ngủ, bạn sẽ không có khả năng thức
nữa; cả hai năng lực này đều thuộc về cùng một cõi. Và chừng nào người chứng ngộ
chưa lại trở thành người bình thường, người đó mới chỉ đáp ứng cho bản ngã của
mình. Thế thì chứng ngộ của người đó không phải là đích thực; chứng ngộ của người
đó chỉ là hiểu biết trí tuệ, không phải là kinh nghiệm.
Đại Huệ đang trích dẫn nhà tiên
tri cổ đại nào đó: “Nếu có một pháp hơn pháp Niết Bàn" - cái gì đó vượt
qua chứng ngộ - "ta nói cũng như mộng huyễn, ảo tưởng.” Một phát biểu hàm
chứa vô cùng...
Nếu được ở trong mộng huyễn,
như thực mà chứng, như thực mà giải, như thực mà tu, như thực mà hành, dùng cái
pháp như thực đó khéo tự điều phục.
Bây giờ ông ấy đi sai. Chừng
nào ông ấy đang trích dẫn nhà tiên tri cổ đại, ông ấy hoàn toàn đúng, vì đó
không phải là lời của ông ấy, ông ấy chỉ lặp lại. Chúng đã là lời của ai đó người
đã biết kinh nghiệm này. Bây giờ ông ấy bắt đầu hiểu biết riêng của ông ấy, hiểu
thấu kiểu trí tuệ riêng của ông ấy - và mọi thứ đi sai.
Ông ấy nói, "Nếu ông có thể
là nhân chứng cho ảo tưởng tựa mơ này, thế thì ông có thể dùng phương pháp của
'tương ứng theo thực tại' để chinh phục bản thân ông." Một người đã đi tới
điểm biết rằng ngay cả chứng ngộ cũng là ảo tưởng thì không thể có ý tưởng về
cái ngã thêm nữa - người đó không thể có ý tưởng rằng "tôi đây."
Nhân chứng không có ý tưởng về
bất kì bản ngã nào.
Nhân chứng hiện hữu nhưng không
có ý tưởng về "Tôi đây."
Nhân chứng đơn giản như gương;
nó phản xạ. Bất kì cái gì tới trước nó, nó phản xạ - không có bất kì phản ứng nào,
không có bất kì gắn bó nào, không có bất kì đồng nhất nào. Mặt đẹp hay mặt xấu,
tất cả chỉ là phản xạ, không có bất kì khác biệt nào. Khi mặt đẹp đi xa, gương
không cố ngăn cản nó, níu bám lấy nó. Và khi mặt xấu tới trước nó, gương không
muốn gạt bỏ nó, gương không nhắm mắt lại. Nó không có đánh giá, không phán xét;
nó vẫn còn đơn giản là nhân chứng cho bất kì cái gì là hoàn cảnh.
Con người của chứng ngộ không
có vấn đề khi có liên quan tới cái ngã - cái ngã đã mất đi từ lâu trước đây. Bạn
không thể đạt tới chứng ngộ trước khi bạn đánh mất cái ngã của bạn. Đó là bước
cần thiết để đạt tới chứng ngộ.
Để tôi nói điều đó theo cách này:
Bạn không thể được chứng ngộ.
Khi bạn không có, chứng ngộ có.
Bạn phải nhường đường cho chứng
ngộ giáng xuống, cho việc thức tỉnh lớn lao rót đầy toàn thể bầu trời của bạn,
rót đầy toàn thể tâm thức của bạn.
Nếu bạn có đó, thế thì bất kì
cái gì xảy ra đều chỉ là thể dục tâm trí. Bạn có thể xoay xở để tạo ra ảo tưởng
về mọi thứ ngoại trừ chứng ngộ. Bạn có thể thấy Jesus Christ, bạn có thể tạo ra
ảo tưởng này; tâm trí bạn có mọi năng lực. Bạn có thể chỉ phải làm thu xếp đúng
- ba tuần nhịn ăn và ở chỗ cô lập, và lặp lại liên tục tên của Jesus Christ -
và bạn sẽ bắt đầu thấy Jesus Christ cùng bạn trong hang. Bạn sẽ bắt đầu nói
chuyện với Jesus Christ - và không chỉ bạn sẽ nói, ông ấy sẽ trả lời bạn nữa!
Và không ai có đó ngoại trừ bạn.
Mọi tôn giáo trên thế giới đều
đã nhấn mạnh vào nhịn ăn. Lí do là ở chỗ khi bạn nhịn ăn năng lực phán xét của
bạn giữa cái thực và cái không thực bị mất sau ba tuần. Tâm trí bạn cần việc
nuôi dưỡng liên tục những chất đạm nào đó; chỉ việc nhịn ăn ba tuần, và những
chất đạm đó bị hết. Tâm trí giữ lượng dự trữ khẩn cấp nào đó và lượng dự trữ khẩn
cấp đó bị hết sau ba tuần - và đó là nếu bạn là người không ăn chay. Nếu bạn là
người ăn chay, thế thì trong vòng một tuần mọi chất đạm của bạn đều hết, vì thức
ăn chay không đủ khi có liên quan tới tâm trí.
Không phải là trùng hợp ngẫu
nhiên mà không một người ăn chay nào đã nhận giải thưởng Nobel! Điều đó thật lạ;
nó đáng phải ngược lại. Người ăn chay nghĩ rằng vì họ ăn thức ăn thuần khiết nhất,
họ phải có tâm trí thuần khiết nhất, nhưng thậm chí ba người từ Ấn Độ đã nhận
giải thưởng Nobel - tất cả đều là người không ăn chay.
Là người ăn chay và nhịn ăn và ở
chỗ cô lập là mọi chiến lược để đem tâm trí bạn tới vị trí mà bạn không thể
phân biệt được liệu điều bạn đang thấy là thực hay không thực. Điều đó xảy ra
cho trẻ nhỏ. Vào độ tuổi đầu đời, khi chúng thức dậy chúng bắt đầu khóc vì cái
gì đó chúng có trong mơ. Chúng hỏi, "Nó đã đi đâu rồi? Nó vừa mới ở đây với
con." Phải mất chút thời gian cho trẻ con lớn lên để hiểu rằng điều chúng thấy
trong mơ là mơ và điều chúng thấy khi thức không phải là mơ.
Phân biệt giữa mơ và thực tại cần
sự phát triển nào đó của tâm trí. Và điều gì xảy ra trong phát triển này? Những
chất đạm đó cái làm cho trí tuệ của bạn...
Mọi tôn giáo đều đồng ý về
nguyên tắc rằng nhịn ăn là cái gì đó tâm linh, nhưng lí do là tâm lí chứ không
phải tâm linh: nhịn ăn là cách hay để tạo ra ảo tưởng. Bạn đã bao giờ nghĩ về
nó chưa... rằng người Ki tô giáo không bao giờ đi tới thấy Krishna? Khi người
đó thiền ở chỗ cô lập, nhịn ăn trong tu viện, Krishna không bao giờ tới với người
đó, Phật không bao giờ tới người đó. Và với Phật tử, Jesus không bao giờ tới.
Dường như những người này cũng phân biệt giữa người Ki tô giáo, Phật tử, người
Hindus... Đầu tiên họ đòi hỏi liệu người này là Phật tử hay không - ta có nên
đi hay không?
Đó là ước định của bạn. Không
ai tới cả, không có người nào tới đâu! Những người này đã biến mất trong tâm thức
vũ trụ rồi. Họ không có bất kì thân thể nào, không còn bất kì phương tiện nào nữa
- cho dù họ muốn tới, họ không thể tới được. Nhưng bạn có thể tạo ra ảo tưởng,
và đây là phương cách: nhịn ăn, ở chỗ cô lập...
Khi bạn ở cùng mọi người, đó là
một điều; khi bạn ở một mình đó là điều khác. Bạn có quan sát khác biệt không?
- khi bạn ở trong phòng tắm bạn là người khác hơn khi bạn ở bãi chợ. Trong
phòng tắm, cho dù bạn có thể bẩy mươi tuổi, bạn có thể bắt đầu làm điệu bộ mặt
trước gương. Và nếu bạn trở nên nhận biết rằng có trẻ nhỏ nhìn qua lỗ khoá, bạn
sẽ thay đổi ngay lập tức sang người nghiêm chỉnh, chín chắn, có kinh nghiệm, bẩy
mươi tuổi! Chỉ đôi mắt của đứa trẻ năm tuổi qua lỗ khoá có thể làm thay đổi lớn
thế.
Cuộc đời của Albert Einstein đầy
những điều ngạc nhiên. Ngạc nhiên lớn nhất của ông ấy là khi ông ấy trở nên nhận
biết rằng nếu bạn đang quan sát hành vi của điện tử, chúng hành xử khác đi với
khi không ai quan sát chúng. Kì lạ! Chúng ta thường nghĩ rằng điện tử như người
chết - chỉ vật chất - nhưng chúng dường như sống động rất nhiều, và rất nhạy cảm.
Chúng không thuộc vào xã hội
chúng ta, chúng không thuộc vào văn hoá chúng ta, chúng không cần lo nghĩ về điều
chúng ta nghĩ về chúng, nhưng cái gì đó xảy ra... khi chúng một mình chúng hành
xử theo cách này và khi chúng cảm thấy rằng ai đó đang quan sát, thế thì chúng
ngay lập tức trở thành quân tử! Albert Einstein bị choáng thế, vì điều đó có
nghĩa là điện tử có nhận biết thuộc loại nào đó. Chúng không chỉ là hạt điện;
chúng có tâm thức riêng của chúng.
Có lẽ bạn không nhận biết rằng
khi bạn đi ngang qua một bên cây, nó thay đổi hành vi của nó. Nó đứng thẳng
hơn, đẹp hơn, nó toả ra nhiều hương thơm hơn từ hoa. Ai đó đang tới bên cạnh;
nó phải biểu lộ bản thân nó đẹp nhất có thể được.
Tôi đã dạy ở đại học, và bên cạnh
khoa của tôi có một hàng dài những hoa đẹp nào đó - hoa phượng vĩ. Hoa đó không
tìm thấy được ở các nước lạnh; nó là hoa của các nước rất nóng. Và khi nó tới
kì nở hoa, thế thì mọi lá biến mất và chỉ còn hoa đỏ... dường như toàn thể cây
đã trở nên bắt lửa, cháy. Nó là thứ rất đẹp để ngắm. Cả khoa được bao quanh bởi
cây phượng vĩ.
Tôi thường đỗ xe dưới một cây
phượng vĩ, và nó đã trở nên được biết tới với hầu hết mọi người rằng cây phượng
vĩ đó phải được dành cho xe của tôi, vì tôi đã từng đỗ xe của tôi ở đó nhiều
năm. Ngay cả khi tôi không tới đại học, tôi vẫn để xe của tôi ở đó! Xe được đỗ
- mọi người được thoả mãn là tôi ở trong đại học. Tôi đã bảo người lái xe của
tôi, "Cứ tận hưởng khu vườn đi " - đại học này có khu vườn đẹp -
"và sau hai, ba giờ, anh đem xe trở lại, nhưng trước hết để cho ông hiệu
phó thấy nó." Văn phòng của ông hiệu phó ở ngay bên cạnh cây này và ông ấy
có thể thấy từ cửa sổ rằng xe của tôi đang đứng đó.
Chính ông ấy đã mang tới sự chú
ý của tôi... Tôi đã không nhìn kĩ vào các cây khác, rồi một hôm ngay khi tôi đỗ
xe ông ấy bước ra khỏi văn phòng, và dừng tôi lại, nói, "Đó là phép màu! Mọi
cây phượng vĩ khác" - và có gần năm mươi cây - "đã chết không vì lí
do gì cả; có lẽ loại bệnh dịch nào đó đã tấn công những cây đó. Duy nhất cây của
anh vẫn còn sống, vẫn còn xanh, vẫn còn nở hoa. Nó phải có cái gì đó liên quan
tới anh!"
Tôi nói, "Điều đó thật lạ...
Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó."
Thấy các cây khác đã chết, tôi
đã hỏi người làm vườn, "Có chuyện gì vậy? Tại sao mọi cây đã chết?"
Ông ấy bảo tôi, "Tôi không
thể hình dung được điều đó. Mọi chăm sóc đã được tiến hành, nhưng chúng đơn giản
cứ chết đi."
Các cây đó vẫn đứng thẳng trần
trụi, không lá, không hoa. Ông phó hiệu trưởng nói đùa với tôi, "Anh phải
làm cái gì đó; chỉ cây của anh là sống."
Hai năm sau khi tôi rời khỏi
trường đại học tôi lại tới đó, và điều đầu tiên tôi làm là nhìn vào cây của tôi
- nhưng nó mất rồi! Tôi đến để nói chuyện, thế là ông hiệu phó đã tới đón tôi.
Ông ấy nói, "Trông đấy! Tôi đã bảo rằng anh đã làm cái gì đó cho cây đó.
Nó vẫn còn sống trong bẩy năm khi tất cả các cây khác đã chết, nhưng ngày anh rời
khỏi đại học cây của anh bắt đầu chết. Trong vòng hai tháng nó mất. Chúng tôi
đã cố gắng mọi thứ, nhưng chúng tôi không thể cứu được nó. Và tôi thích cây
đó," ông ấy nói, "vì nó ở ngay trước cửa sổ của tôi."
Có thể là cây đã trở nên thân
thiết với tôi bằng cách nào đó và chỉ vì tình bạn nó vẫn còn sống suốt bẩy năm
đó.
Bây giờ, các nhà khoa học đang
tìm ra rằng cây rất nhạy cảm. Khi tiều phu tới để chặt cây nó run rẩy, và việc
run rẩy của nó có thể được đọc trên đồ thị, giống như điện tâm đồ. Một công cụ
nhỏ bé phải được gắn vào cây, và nó liên tục chỉ ra cách cây đang cảm thấy - liệu
nó đang cảm thấy hạnh phúc, khoẻ mạnh... Khoảnh khắc cây thấy tiều phu tới...
tiều phu không bắt đầu chặt cây nhưng nếu anh ta có ý tưởng trong tâm trí về chặt
cây, đồ thị đột nhiên trở thành điên loạn, nó mất mọi hài hoà. Chỉ một khoảnh
khắc trước, mọi thứ là hài hoà trên đồ thị, và bây giờ đồ thị lên và xuống. Cây
phải run rẩy; tâm nó phải lo nghĩ.
Kì lạ - nó nhạy cảm với ý nghĩ
của con người. Người đó đã không làm cái gì khi có liên quan tới chặt cây, chỉ
ý tưởng có đó. Có lẽ cây còn nhạy cảm hơn chúng ta. Và nếu tiều phu đi qua mà
không có ý tưởng gì, đồ thị vẫn còn như cũ.
Không chỉ cây mà người đó định
chặt trở nên lo lắng, bận tâm, các cây khác xung quanh nó cũng bắt đầu cảm thấy
lo nghĩ và bận tâm - vì một cây trong số chúng sẽ bị hại. Dường như rung động
tinh tế từ tâm trí của người này, người định chặt hay không chặt, bị cây bắt được.
Toàn thể sự tồn tại này là nhạy
cảm mênh mông.
Mọi thứ đều được làm bằng tâm
thức.
Một khi bạn trải nghiệm tâm thức
vũ trụ này, bạn không có đó - bạn bị bỏ lại xa đằng sau. Do đó mới có vấn đề về
'tự điều phục bản thân' và 'khởi tâm đại bi'.... Những phát biểu này của Đại Huệ
là tuyệt đối vô nghĩa.
Ông ấy nói, rồi khởi tâm đại
bi. Con người của chứng ngộ không phải khởi tâm từ bi; người đó thấy rằng nó đã
có đó rồi. Nó tới cùng với chứng ngộ như sản phẩm phụ.
Chúng ta phải thực hành nó. Nếu
bạn muốn từ bi bạn phải lập kỉ luật cho bản thân bạn, bạn phải thực hành... bạn
phải thực hành chống lại bản thân bạn, vì bạn về cơ bản là bạo hành và độc ác.
Sâu bên dưới bạn đang mang mọi con vật mà bạn đã trải qua trong tiến hoá.
Nhưng người chứng ngộ không thực
hành từ bi. Người đó thậm chí không nghĩ về từ bi, người đó đơn giản thấy nó.
Khi bản ngã của người đó biến mất và khi người đó nhận ra sinh lực vũ trụ tối
thượng như của riêng mình - không phải là người đó chỉ là một phần của nó... Đó
là cái gì đó rất khó hiểu.
P.D. Ouspensky, trong công
trình vĩ đại của mình về giáo huấn của George Gurdjieff, Đi tìm điều huyền bí,
có một phát biểu. Có toán học mà chúng ta biết - và Ouspensky đã là nhà toán học
như một nghề nghiệp - tại đó bộ phận không bao giờ bằng cái toàn thể. Đó là
toán học đơn giản. Làm sao bộ phận có thể bằng cái toàn thể được? Bộ phận bao
giờ cũng ít hơn cái toàn thể.
Nhưng sống cùng Gurdjieff, thiền
cùng ông ấy, ông ấy nói rằng sẽ tới một khoảnh khắc mà toán học cao hơn trở
thành thực, chỗ mà bộ phận có thể bằng cái toàn thể và đôi khi bộ phận có thể lớn
hơn cái toàn thể. Nhìn một cách logic nó là ngớ ngẩn, nhưng nhìn từ cảnh quan
khác logic, từ cảnh quan của vô trí, tôi ủng hộ nó tuyệt đối. Có toán học cao
hơn, thuộc vào vô trí, nơi bộ phận là toàn thể.
Cho nên khi người ta biến mất
vào trong cái toàn thể, không phải là người đó chỉ là bộ phận; người đó là một
với cái toàn thể. Người đó là toàn thể vũ trụ. Vấn đề về việc từ bi với bất kì
ai không nảy sinh - vì không có người nào khác còn lại bên ngoài người đó! Cây ở
bên trong người đó, con vật ở bên trong người đó, đại dương ở bên trong người
đó, sao ở bên trong người đó; mọi thứ đều ở bên trong người đó. Người đó sẽ từ
bi với ai? Nhưng người đó cảm thấy từ bi vô cùng.
Cũng dường như bạn đang ngồi
trong phòng của bạn và không ai có đó. Nếu bạn là con người của yêu, mặc dầu
không có ai trong phòng, bạn sẽ vẫn toả ra yêu, bạn sẽ vẫn toả ra từ bi; mặc dầu
không có người nào trong phòng, nếu bạn là con người của chân lí bạn sẽ vẫn toả
ra chân lí.
Cho nên hai điều cần được nhớ:
con người của chứng ngộ thấy rằng với chứng ngộ nhiều thứ đã tới như sản phẩm
phụ - và từ bi là một trong những điều quan trọng nhất. Nhưng không có người
nào còn lại để người đó có thể từ bi với.
Đó là sự tồn tại huyền bí, kì lạ.
Khi có hàng triệu người để từ bi hướng tới, điều đó khó thế cho bạn; bạn phải
thực hành nó, bạn phải trải qua khổ hạnh, bạn phải lập kỉ luật cho bản thân bạn,
bạn phải hành hạ bản thân bạn. Và khi từ bi tới với bạn theo cách riêng của nó,
không có người nào còn lại để bạn có thể từ bi với họ!
Những điều nhỏ bé này chỉ ra liệu
một người bản thân mình là chứng ngộ hay không, hay đơn giản lặp lại lời của
người chứng ngộ khác. Đại Huệ nói, "điều phục bản thân ông" sau chứng
ngộ. Dường như ai đó tới và nói với bạn khi bạn đã mang ánh sáng vào bên trong,
"Bây giờ vứt bóng tối ra." Nó đích xác là loại phát biểu đó. Nếu ánh
sáng có đó... Bóng tối chỉ là việc thiếu ánh sáng; bạn không thể tìm thấy nó.
Khi Thượng đế tạo ra thế giới,
một hôm Bóng tối xuất hiện trước Thượng đế, rất gắt gỏng và cáu giận, và nói với
Thượng đế, "Ngài phải làm cái gì đó đi! Mặt trời của ngài, suốt từ sáng tới
tận tối, làm phiền nhiễu tôi một cách không cần thiết. Bất kì chỗ nào tôi đi, sớm
hay muộn ông ấy đều tới và tôi phải chạy xa. Tôi không thể tìm được nghỉ ngơi,
tôi không thể thảnh thơi, tôi phải liên tục cảnh giác. Mặt trời có thể tới bất
kì khoảnh khắc nào.
"Tôi đã không làm hại gì
cho mặt trời; thực ra chúng tôi thậm chí đã không được giới thiệu với nhau.
Không có vấn đề thù địch, chúng tôi thậm chí không là bạn bè! Ngài cứ bảo mặt
trời rằng cách cư xử xấu này - và điều đó nữa, với quí bà - là rất không quân tử!
Hành vi nguyên thuỷ này phải được chấm dứt."
Thượng đế tuyệt đối được thuyết
phục rằng điều này không nên là vậy. Ông ấy nói, "Bà phải thông báo cho ta
từ trước chứ," và ông ấy lập tức phái sứ giả đem mặt trời ra toà án. Mặt
trời đơn giản ngạc nhiên khi nghe nói rằng quí bà nào đó có tên là Bóng tối đã
phàn nàn chống lại ông ấy: "Tôi đâu có biết quí bà nào như thế - tôi chưa
bao giờ bắt gặp bà ấy, tôi chưa bao giờ gặp bà ấy! Tôi có thể gây hại gì khi
không gặp bà ấy?"
Thượng đế rất giận, nhưng mặt
trời nói, "Trước khi ngài trở nên giận thế và bắt đầu quát mắng tôi, xin
cho tôi một cơ hội nói cái gì đã. Tôi không biết bất kì quí bà nào đang bị tôi
quấy rầy. Cách giải quyết tốt nhất với ngài sẽ là đem quí bà đó ra trước tôi.
Ít nhất tôi có thể thấy người này là ai đang phàn nàn chống lại tôi." Và kể
từ đó trở đi Thượng đế đã cố gắng... Nhưng ông ấy chỉ có thể có được một người,
hoặc mặt trời hoặc quí bà đó, nhưng không bao giờ có cả hai cùng nhau trên toà
án. Thế là vụ kiện này vẫn còn trong hồ sơ.
Bạn không nên kết án quan liêu
tồn tại trong thế giới này, nơi các hồ sơ chuyển với tốc độ chậm thế. Albert
Einstein thường nói rằng ánh sáng có tốc độ lớn nhất, và tôi nói với bạn rằng hồ
sơ có tốc độ chậm nhất. Tôi không nghĩ rằng Thượng đế sẽ có khả năng để cho cả
hai bên có mặt ở toà án. Vụ kiện này không thể được giải quyết.
Đích xác cùng điều này là: khi
chứng ngộ tới, bản ngã đã ra đi rồi. Khi chứng ngộ tới, hệt như cái bóng của nó
từ bi bước vào, chân lí bước vào, cái đẹp bước vào, duyên dáng bước vào, phúc lạc
bước vào. Mọi điều bạn đã từng tìm kiếm và đã không thể xoay xở có được thì nay
được trút lên bạn.
Một trong các đệ tử của Phật
Gautam - người đầu tiên trong các đệ tử của ông ấy trở nên chứng ngộ - là Văn
Thù. Câu chuyện là hay... một hôm ông ấy đang thiền buổi sáng sớm, và khi mặt
trời đang mọc trong làn gió mát buổi sáng, ông ấy đã trở nên chứng ngộ. Và câu
chuyện này nói rằng toàn thể sự tồn tại bắt đầu trút hoa lên ông ấy. Hoa gì vậy?
Chúng không thể chỉ là hoa mà chúng ta biết; chúng là hoa của từ bi, của yêu, của
đẹp, của duyên dáng, của chân lí, của tính đích thực.
Những hoa này trút xuống bạn
theo cách riêng của chúng. Đó là toàn thể sự tồn tại đang hân hoan trong chứng
ngộ của bạn, vì chứng ngộ của bạn không chỉ là của bạn; nó nâng tâm thức của
toàn thể sự tồn tại lên cao hơn. Với từng người trở nên chứng ngộ, toàn thể sự
tồn tại trở nên được chứng ngộ hơn. Toàn thể sự tồn tại hân hoan và mở hội.
Đại Huệ không có ý tưởng về chứng
ngộ và điều xảy ra như sản phẩm phụ.
tự điều phục, rồi khởi tâm đại
bi làm mọi phương tiện để điều phục tất cả chúng sinh...
Điều này nữa là rất có ý nghĩa
cho việc hiểu.
Phật Gautam đã kể lại nhiều câu
chuyện về các kiếp quá khứ của ông ấy, và chúng hay và có ý nghĩa thế. Trong một
trong những kiếp quá khứ của ông ấy, ông ấy đã nghe nói về một người đã trở nên
chứng ngộ; tên người này là Phật Nhiên Đăng (Deepankar). Từ deepankar nghĩa là
người có thể thắp sáng cây nến của bản thể bạn; từ 'lamplighter-người thắp đèn'
là nghĩa đích xác của deepankar (Nhiên là đốt cháy, Đăng là đèn). Deep nghĩa là
đèn, và deepankar nghĩa là người thắp đèn. Phật Gautam đã không chứng ngộ trong
kiếp đó. Hàng nghìn người đã tới để gặp Phật Nhiên Đăng, và chỉ từ tò mò ông ấy
cũng tới.
Khi ông ấy thấy Phật Nhiên Đăng
- ông ấy không có ý định nào... Ông ấy đã tới đó chỉ vì tò mò, nhưng khoảnh khắc
ông ấy thấy người này và cái đẹp của người này - đôi mắt sâu sắc kia nhắc nhở
ông ấy về chiều sâu của đại dương - và trường năng lượng nào đó rung động quanh
người này... không biết mình đang làm gì, với nước mắt lăn dài từ mắt, ông ấy
chạm chân Phật Nhiên Đăng.
Bản thân ông ấy không thể tin
được điều ông ấy đã làm và tại sao...? Ông ấy đã không tới để chạm chân người
này, và tại sao những nước mắt này tới và tại sao ông ấy cảm thấy hạnh phúc
mênh mông thế? Không cái gì thấy được đã xảy ra, nhưng cái gì đó vô hình đã chạm
và tâm ông ấy, chuông trong tâm ông ấy đã bắt đầu reo. Âm nhạc tinh tế đã chạm
vào ông ấy.
Và vào chính khoảnh khắc đó,
khi ông ấy đứng trước Phật Nhiên Đăng, Phật Nhiên Đăng cúi mình và chạm chân Phật
Gautam - người vẫn còn chưa chứng ngộ trong kiếp đó. Ông ấy không thể tin được
điều đã xảy ra. Ông ấy hỏi, "Thầy làm gì thế? Nếu tôi chạm chân thầy điều
đó là hoàn toàn đúng, tôi dốt nát. Nhưng thầy đã đạt tới tâm thức tối thượng -
thầy không được cho là phải chạm chân tôi."
Và Phật Đăng Nhiên nói cái gì
đó mà Phật Gautam vẫn nhớ khi ông ấy trở thành phật. Điều đầu tiên mà ông ấy nhớ
vậy là phát biểu của Phật Nhiên Đăng về nhiều kiếp sống trước: "Đừng lo
nghĩ. Hôm qua ta cũng đã là người dốt nát, hôm nay ta chứng ngộ; hôm nay ông là
người dốt nát, ngày mai ông sẽ được chứng ngộ. Không có mấy khác biệt - nó chỉ
là vấn đề thời gian. Khi ông trở nên chứng ngộ, nhớ lấy."
Khoảnh khắc ai đó trở nên chứng
ngộ, với người đó toàn thể sự tồn tại trở thành được chứng ngộ - ít nhất là về
tiềm năng. Người đó không thể thấy bản thân mình ở vị trí đặc biệt. Và đó là điều
Đại Huệ đang cố nói - rằng bạn phải tạo ra phương cách và phương pháp nhờ đó mọi
sinh linh hữu tình cũng có thể trở nên chứng ngộ.
Người thực sự thức tỉnh không
làm cái gì để làm cho bất kì ai chứng ngộ. Chính sự hiện diện của người đó chắc
chắn làm phép màu, chính bản thể người đó là phép thần, nhưng khi có liên quan
tới người đó, bản thân người đó không còn nữa. Ai có đó để làm bất kì cái gì?
Vào ngày cuối cùng của đời
mình, Phật Gautam đã nói - khi các đệ tử của ông ấy đang bày tỏ sự kính trọng với
ông ấy rồi ông ấy rời khỏi thân thể - "Đừng cảm thấy biết ơn ta, vì ta đã
không làm gì cả. Thực ra, từ ngày chứng ngộ xảy ra ta đã không ở trong sự tồn tại.
Mọi thứ đã xảy ra quanh ta - đó là điều khác. Nhưng ta không là người làm; người
làm chết rồi, người làm đã mất đi từ lâu trước khi chứng ngộ đi vào."
Mọi sự chắc chắn đã xảy ra,
hàng trăm người trở nên chứng ngộ quanh Phật Gautam, nhưng ông ấy đã không làm
bất kì cái gì cho họ được chứng ngộ. Ông ấy chỉ sẵn có, như giếng. Nếu bạn khát
bạn lấy nước từ giếng lên và uống, nhưng giếng không làm bất kì cái gì.
Phát biểu của Đại Huệ chỉ ra rõ
ràng rằng ông ấy đã không nếm trải bản thân kinh nghiệm này - ông ấy chỉ nghe
nói về nó. Và thế rồi ông ấy nói,
Lão Mặt Vàng (Phật) đã nói:
"Tâm chẳng vọng lấy pháp quá khứ. Cũng chẳng tham đắm việc vị lai. Ở nơi
hiện tại vô sở trụ. Liễu đạt tam thế đều không tịch."
Phát biểu của Phật là đúng,
nhưng việc tham chiếu vô lễ này tới Phật là 'Lão Mặt Vàng' là xấu tới mức điều
đó chỉ ra tâm trí của Đại Huệ. Mặc dầu Đại Huệ đang trích dẫn Phật Gautam, dường
như không có tôn kính gì. Những người trí thức rất lanh lợi trong phê bình,
nhưng là tuyệt đối bất lực khi có liên quan tới việc biểu lộ kính trọng. Phê
bình là rất dễ dàng vì nó rất đáp ứng cho bản ngã. Tôn kính là rất khó vì điều
đó ngụ ý bạn phải đẩy bản ngã của bạn sang bên.
Đại Huệ muốn giả vờ rằng bản
thân ông ấy là người chứng ngộ, nhưng dầu vậy ông ấy không thể biểu lộ được
kính trọng với Phật Gautam. Gọi Phật Gautam là 'Lão Mặt Vàng' là không thể hình
dung được. Nhưng bản ngã của ông ấy bị tổn thương ở đâu đó. Theo cách rất tinh
vi, từ cửa sau, nó báo thù.
Trích dẫn lời của Phật Gautam
là hay:
"Tâm chẳng vọng lấy pháp
quá khứ. Cũng chẳng tham đắm việc vị lai. Ở nơi hiện tại vô sở trụ. Liễu đạt
tam thế đều không tịch."
Nó là một phát biểu rất có ý
nghĩa, đặc biệt với chúng ta, vì lần đầu tiên, trên cơ sở khoa học, thời gian
không còn là như nó vẫn được dùng. Từ Albert Einstein trở đi, thời gian đã trở
thành chiều thứ tư của không gian.
Thời gian là tĩnh lặng, cũng
như không gian là tĩnh lặng. Nó không đi bất kì đâu cũng không tới từ bất kì
đâu. Chính chỉ vì ngôn ngữ của chúng ta mà liên tục nói rằng thời gian đang
trôi qua. Thực ra, chúng ta đang trôi qua, thời gian đứng tĩnh lặng.
Thời gian không có chuyển động.
Không chỉ có khó khăn về khoa học, mà cả khó khăn về logic. Nếu thời gian chuyển
động, chẳng hạn như dòng sông... nếu thời gian chuyển động, thế thì phải có cái
gì đó ở cả hai phía của dòng sông, bất động. Sông chỉ chuyển động trong tương
phản với đôi bờ bất động. Nếu không có hai bờ tĩnh lặng, làm sao sông có thể di
chuyển được?
Thỉnh thoảng bạn có thể đã ngồi
trên tầu hoả, với tầu khác đang đứng trên đường ray bên cạnh, và đột nhiên bạn
cảm thấy rằng tầu hoả của bạn đã bắt đầu di chuyển. Thế rồi bạn nhìn vào sân
ga, và bạn nhận ra rằng tầu hoả của bạn không chuyển động vì sân ga vẫn đấy. Tầu
hoả kia đang chuyển động. Nhưng nếu sân ga không có đó... Nghĩ mà xem, nếu
không có cái gì ở phía bên kia - chỉ không gian trống rỗng - làm sao bạn xoay xở
biết được liệu tầu hoả của bạn đang chuyển động hay tầu hoả kia đang chuyển động?
Ví dụ này thậm chí có thể lấy
thêm nữa. Nếu hai tầu hoả trong không gian, hay hai máy bay trong không gian,
đang di chuyển song song theo cùng một hướng, không ai sẽ cảm thấy rằng có bất
kì chuyển động nào - vì để cảm thấy chuyển động bạn cần cái gì đó tĩnh tại
tương phản lại.
Nếu bạn nói thời gian đang chuyển
động, bạn phải chỉ ra nó chuyển động so với cái gì.
Thời gian là tĩnh lặng; chỉ tâm
trí đang chuyển động.
Những thời này - quá khứ, hiện
tại và tương lai - không phải là thời của thời gian; chúng là thời của tâm trí.
Cái không còn đó trước tâm trí trở thành quá khứ. Cái ở trước tâm trí là hiện tại.
Và cái sẽ ở trước tâm trí là tương lai.
Quá khứ là cái không còn nữa
trước bạn.
Tương lai là cái còn chưa có
trước bạn.
Và hiện tại là cái ở trước bạn
và đang trượt ra khỏi tầm nhìn của bạn. Nó sẽ sớm là quá khứ.
Phật đang nói: Nếu ông không
níu bám lấy quá khứ... vì níu bám quá khứ là tuyệt đối ngu xuẩn. Nó không còn
đó nữa, cho nên ông đang kêu khóc vì sữa đổ. Cái qua rồi là qua rồi! Và không
níu bám lấy hiện tại vì cái đó cũng đang trôi qua và sẽ sớm là quá khứ. Không
níu bám lấy tương lai - hi vọng, tưởng tượng, kế hoạch cho ngày mai - vì ngày
mai sẽ trở thành hôm nay, sẽ trở thành hôm qua. Mọi thứ đang trở thành hôm qua.
Mọi thứ đang đi ra khỏi tay bạn.
Việc níu bám sẽ đơn giản tạo ra
khổ.
Bạn sẽ phải buông bỏ.
Bạn không thể xoay xở ngăn cản
quá trình mọi thứ chuyển ra khỏi tầm nhìn của bạn, cho nên tốt hơn cả là chỉ
quan sát, chỉ chứng kiến, và để mọi thứ ở bất kì chỗ nào chúng muốn - trong quá
khứ, trong hiện tại, trong tương lai. Bạn không bị rối loạn, vì mọi thứ đang sắp
rơi vào trong quá khứ.
Duy nhất một thứ sẽ còn lại với
bạn: đó là việc chứng kiến của bạn, đó là việc quan sát của bạn. Việc quan sát
này là thiền.
Tâm trí là kẻ níu bám - nó bám
lấy, nó tích trữ, nó sở hữu. Nhân danh trí nhớ nó thu thập mọi quá khứ. Nhân
danh lập kế hoạch cho tương lai nó bám lấy hi vọng, ham muốn, tham vọng - và nó
khổ. Tâm trí liên tục trong căng thẳng, liên tục trong phiền não - bao giờ cũng
trong rối loạn.
Phật đang nói: Nếu ông có thể
chỉ vẫn còn im lặng và là nhân chứng, mọi khổ, mọi lo nghĩ, mọi căng thẳng sẽ
biến mất. Và sẽ có im lặng và sáng tỏ mà ông chưa bao giờ nghĩ tới. Sáng tỏ này
sẽ đem ông tới thức tỉnh; chính việc chứng kiến mà, khi nó chín muồi, chung cuộc
trở thành việc thức tỉnh.
Việc chứng kiến có thể được gọi
là hạt mầm và chứng ngộ có thể được gọi là hoa. Nhưng bắt đầu từ chứng kiến đi,
và thế thì nó bắt đầu lớn lên. Liên tục nuôi dưỡng nó, liên tục chăm nom cho
nó, liên tục tưới nước cho nó, làm mạnh nó theo mọi cách có thể - và một ngày
nào đó nó sẽ nở hoa. Ngày đó sẽ là ngày vĩ đại nhất của đời bạn.
Việc quá khứ hoặc thiện hoặc ác
chớ nên suy lường. Đây là bình luận của Đại Huệ về phát biểu của Phật - và bạn
có thể thấy khác biệt. Việc quá khứ chớ nên suy lường... Phật không nói bất kì
cái gì về suy nghĩ; ông ấy đơn giản nói, không níu bám!... hoặc thiện hoặc ác -
Phật không nói gì về thiện hay ác.
Suy lường thì chướng đạo. Phật
không nói về bất kì chướng đạo nào. Phát biểu của ông ấy rất đơn giản. Ông ấy
đang nói nếu bạn không níu bám quá khứ, hiện tại và tương lai, thế thì mọi thứ
là trống rỗng và tĩnh lặng.
Không có gì khác để nói. Thêm bất
kì cái gì khác sẽ là thừa.
Việc vị lai chớ nên tính toán.
Bây giờ Đại Huệ nghĩ ông ấy đang làm giầu thêm cho phát biểu của Phật. Tính
toán ắt cuồng loạn. Bản thân ông ấy đang lẫn lộn cuồng loạn; phát biểu của Phật
là đầy đủ - đầy đủ không chê vào đâu được. Không có gì để được thêm vào nó.
Việc hiện tại ở trước mắt hoặc
thuận hoặc nghịch
Ông ấy đơn giản đem tâm trí
riêng của ông ấy về tốt xấu, về thuận và nghịch ý.
cũng chớ nên để ý, để ý thì
trong tâm bị nhiễu loạn.
Bây giờ ông ấy thực sự lẫn lộn
cuồng loạn!
Nhân chứng không là tâm trí
không là tâm.
Tâm trí là việc phân chia, cái
làm việc nghĩ, và tâm là việc phân chia khác của cùng tâm trí, làm việc cảm. Cảm
và nghĩ, ý nghĩ và xúc động... nhưng việc chứng kiến là tách rời khỏi cả hai.
Dù bạn nghĩ, người quan sát quan sát... một ý nghĩ trôi qua, hay bạn cảm thấy
giận - nhân chứng vẫn quan sát. Một xúc động trôi qua, cũng như mây trôi qua và
bạn nhìn chúng.
Bạn không là tốt không là xấu.
Bạn không là hài lòng không là
không hài lòng.
Bạn không là ý nghĩ không là
xúc động.
Bạn không là tâm trí không là
tâm.
Nhưng Đại Huệ nói,
để ý thì trong tâm bị nhiễu loạn.
Cuộc sống hàng ngày tùy duyên ứng phó, tất cả chỉ xem là tạm thời thì sẽ thích ứng
nguyên lí tự nhiên.
Nguyên lí gì? Ông ấy đang nói tới
nguyên lí gì? Phật đã không cho bất kì nguyên lí nào. Ông ấy đã đơn giản giải
thích một điều đơn giản: nếu bạn níu bám, bạn khổ; nếu bạn không níu bám, bạn đạt
tới an bình và im lặng.
Phật không phải là người đạo đức
hay người khắt khe đạo đức. Ông ấy không quan tâm tới cái gì là tốt và cái gì
là xấu. Toàn thể quan tâm của ông ấy là rất đơn giản, và đó là: bạn phải không
ngủ. Về mặt tâm linh, bạn phải thức và thế thì mọi thứ khác sẽ được giải quyết.
Bạn không phải làm bất kì cái gì khác.
Gặp cảnh giới nghịch còn dễ tu.
Bây giờ anh chàng cuồng loạn này tiếp tục.... Gặp cảnh giới nghịch còn dễ tu, gặp
cảnh giới thuận mới là khó. Lúc nghịch ý ta chỉ cần một chữ nhẫn chốc lát liền
qua được, lúc cảnh giới thuận thì thật là chẳng có chỗ để trốn tránh, vì cảnh
giới thuận ý mình ham thích như nam châm hút sắt dính chặt một chỗ.
Điều tốt là suy ngẫm về những phát
biểu của những người đã về tới nhà, nhưng suy ngẫm của bạn nên làm cho chúng giầu
có hơn theo cách nào đó. Nếu bạn lôi điều họ đã nói vào trạng thái thấp hơn, bạn
rất bất công. Tốt hơn cả là không nói gì nếu bạn không biết. Nhưng đây là vấn đề
với những người trí thức: họ phải nói cái gì đó. Bất kì cái gì Đại Huệ nói đều
tầm thường, vô nghĩa tới mức nó không giúp bạn theo bất kì cách nào để đi vào
trong không gian của chứng ngộ. Ngược lại, ông ấy bắt đầu đem vào những thứ sẽ
chắc chắn làm bạn lẫn lộn.
Phải hiểu rất rõ ràng rằng đạo
đức không phải là tôn giáo, mặc dù tôn giáo mang tính đạo đức. Người đạo đức
không nhất thiết có tính tôn giáo, nhưng người tôn giáo nhất thiết có đạo đức;
người đó không thể khác được. Người đạo đức thậm chí không nhất thiết có quan
tâm tới tôn giáo: người đó có thể là người vô thần, người đó có thể là người bất
khả tri - dầu vậy người đó có thể có đạo đức. Nhưng người tôn giáo không có khả
năng nào là vô đạo đức. Chính tâm thức của người đó là đủ để cho người đó chiều
hướng đúng. Người đó không phụ thuộc vào lời dạy bảo do những người sáng lập
tôn giáo lớn cho hay bởi kinh sách tôn giáo; người đó có hướng dẫn của mình
theo nhận biết riêng của mình.
Và bởi vì người đó sống tương ứng
theo ánh sáng riêng của người đó, có niềm vui trong việc sống của người đó. Đạo
đức của người đó không phải là gánh nặng. Đạo đức của người đó không phải là
cái gì đó được áp đặt lên người đó. Đạo đức của người đó là cái gì đó giống như
niềm vui tràn ngập, hân hoan thừa thãi. Người đó yêu vì người đó có nhiều yêu
thế. Người đó không thể ghét được vì ghét đã biến mất khỏi bản thể người đó.
Tôi nhớ tới một người đàn bà rất
vĩ đại - Rabiya al-Adabiya, người đàn bà Sufi. Nhà huyền bí Sufi vĩ đại,
Hassan, đã ở cùng với Rabiya. Vào buổi sáng ông ấy muốn đọc Koran linh thiêng.
Ông ấy đã không mang sách riêng của mình, cứ tưởng rằng Rabiya phải có Koran
linh thiêng và điều đó sẽ có tác dụng.
Rabiya đưa cho ông ấy cuốn sách
của bà ấy. Ông ấy mở nó ra và ông ấy sửng sốt, vì Rabiya đã sửa nhiều chỗ trong
Koran linh thiêng! Với bất kì người tôn giáo cuồng tín nào, với bất kì người
chính thống nào, không cái gì có thể báng bổ hơn. Người Mô ha mét giáo không thể
nghĩ được rằng bạn có thể sửa sứ giả duy nhất của Thượng đế, và là sứ giả cuối
cùng. Bây giờ Thượng đế sẽ không gửi ấn bản khác đã được cải tiến của kinh sách
linh thiêng của ngài. Bản cuối cùng ngài đã gửi là Koran linh thiêng. Người Mô
ha mét giáo nói chỉ có một Thượng đế; một nhà tiên tri, Mohammed, và một kinh
sách linh thiêng, Koran. Và bà già này, Rabiya, đang làm sửa chữa - bà ấy đã cắt
đi vài dòng hoàn toàn!
Hassan nói, "Rabiya này,
dường như ai đó đã làm hỏng sách của bà."
Rabiya nói, "Không ai đã
làm hỏng sách của tôi. Tôi đã đơn giản sửa nó đấy."
Hassan nói, "Tôi không thể
hiểu được. Tôi bao giờ cũng nghĩ rằng bà là người đàn bà tôn giáo lớn. Tôi
không thể quan niệm được rằng bà sẽ làm điều như vậy."
Bà ấy nói, "Tôi phải làm
điều đó. Nhìn vào điều tôi đã xoá đây này!" Câu trong Koran là: "Khi
ông thấy quỉ, ghét quỉ." Và bà ấy đã xoá nó đi.
Rabiya nói, "Vì tôi đã trải
nghiệm bản thể bên trong nhất của tôi, tôi không có bất kì ghét nào còn lại.
Cho dù quỉ đứng trước tôi, tôi không có gì cúng dường ngoài yêu. Tôi phải sửa
Koran. Nó là sách của tôi; nó phải tương ứng với kinh nghiệm của tôi! Mohammed
không có độc quyền. Tôi sẽ không dung thứ bất kì cái gì trong sách của tôi mà
đi ngược lại kinh nghiệm của tôi."
Con người của chứng ngộ đầy
yêu, đầy vui, tới mức người đó chia sẻ nó. Việc chia sẻ tới với người đó mà
không có nỗ lực nào - nó không phải là nỗ lực, nó không phải là hành động. Đó
là lí do tại sao những người như Lão Tử nói "hành động vô hành động,"
và "nỗ lực vô nỗ lực."
Nhưng những người như Đại Huệ
không thể hiểu được điều đó. Với họ, "nỗ lực vô nỗ lực" và "hành
động vô hành động" sẽ có vẻ như những phát biểu phi logic, ngớ ngẩn. Làm
sao có thể có hành động vô hành động được? Làm sao có thể có nỗ lực mà không nỗ
lực nào? Nhưng tôi biết rằng một khi bạn thức tỉnh, bạn không làm bất kì cái gì
- mọi thứ bắt đầu xảy ra. Nó chỉ là việc tràn ra tự phát, chỉ như hoa hồng tới
trên bụi hồng, không có nỗ lực gì.
Yêu và từ bi, tốt và đẹp, duyên
dáng và phúc lành, đơn giản tới mãi từ việc quá tràn đầy. Cũng như mây mưa trút
xuống mà không có nỗ lực nào, người thức tỉnh cũng rút ra mà không có nỗ lực
nào. Và cái đẹp của vô nỗ lực - và vậy mà xảy ra vô cùng - oai nghiêm thế. Nó
là huy hoàng tối thượng trong sự tồn tại.
Phật Gautam đã nói... Trong bốn
mươi hai năm liên tục ông ấy đã nói, và lúc kết thúc ông ấy nói, "Ta đã
không thốt ra một lời." Và ông ấy là đúng, vì ông ấy đã không làm bất kì nỗ
lực nào để nói. Nó đã chỉ là mây mưa trút xuống, nó đã là bụi hồng đem tới hoa
hồng mà không nỗ lực nào, không hành động nào. Phật đã phải nói vì ông ấy tràn
đầy thế. Mọi thơ ca đó, mọi âm nhạc đó, mọi điều đi ra từ ông ấy đơn giản là tự
phát.
Người đạo đức làm nỗ lực; người
đó cố gắng làm điều tốt, người đó né tránh làm điều xấu. Toàn thể cuộc sống của
người đó liên tục là "Làm cái này" hay "Không làm cái kia."
Người đó bao giờ cũng chia chẻ, và người đó bao giờ cũng lo nghĩ về liệu điều
người đó đang làm có đúng không... nó có thực sự đúng không? Hay, ai biết được?
- nó có thể không đúng. Người đạo đức hành động từ lẫn lộn. Người đó tuỳ thuộc
vào người khác, những người bản thân họ cũng có thể đã bị lẫn lộn.
Lời cuối cùng của Phật Gautam
trên thế gian là, "Là ánh sáng lên bản thân ông đi. Đừng bận tâm về điều
người khác nói, đừng bận tâm về truyền thống, chính thống, tôn giáo, đạo đức.
Chỉ là ánh sáng lên bản thân ông."
Chỉ một ánh sáng nhỏ là đủ, và
bạn có thể đi tiếp với ánh sáng đó cho mười nghìn dặm đường mà không có bất kì
khó khăn gì. Ánh sáng của bạn có thể chiếu chỉ một mét phía trước bạn - cứ liên
tục chuyển động đi. Khi bạn chuyển động, ánh sáng sẽ đi lên trước, và nếu bạn
có thể thấy phía trước một mét, điều đó là đủ. Bạn có thể đi xa như bạn muốn. Bạn
có thể liên tục đi cuộc hành hương vĩnh hằng với chỉ một ánh sáng nhỏ của riêng
bạn.
Không sống theo ánh sáng vay mượn.
Không sống theo mắt vay mượn.
Không sống theo khái niệm vay
mượn.
Sống theo ánh sáng riêng của bạn,
và cuộc sống của bạn sẽ, mỗi và mọi khoảnh khắc, là niềm vui lớn hơn, phúc lạc
lớn hơn, cực lạc lớn hơn.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
0 Đánh giá