Chương 11. Làm trống rỗng

Chương 11. Làm trống rỗng

Price:

Read more

Thiền sư lớn Đại Huệ - Tập 1 - Osho
Suy nghĩ về biến đổi từ trí thức sang chứng ngộ
Chương 11. Làm trống rỗng


Osho kính yêu,
Tĩnh lặng và chấn động
Đam mê trần gian như lửa cháy: khi nào chúng sẽ chấm dứt? Ngay ở giữa náo loạn, ông phải không quên công việc của ghế tre và màn sậy (thiền). Thông thường (để thiền) ông đặt tâm trí ông vào điểm tập trung tĩnh lặng - nhưng ông phải có khả năng dùng nó đúng ở giữa náo loạn.
Duy Ma Cật nói, "Nó giống thế này: cao nguyên không tạo ra hoa sen; chính vũng bùn của đầm lầy thấp tạo ra các hoa này." Lão mọi (Phật) nói, "Chân Như không giữ bản tính riêng của nó, nhưng tuỳ theo hoàn cảnh mang tới mọi thứ tạm thời...."
(Khai thị Không Huệ) Dù được thân tâm yên tịnh vẫn cần phải nỗ lực, chớ nên hướng vào chỗ yên tịnh mà sinh tâm thích thú. Trong giáo môn nói đó là hầm sâu giải thoát rất đáng sợ hãi. Cần phải như hồ lô xoay chuyển trên mặt nước, tự do tự tại chẳng bị dính mắc, vào dơ vào sạch chẳng chướng ngại chẳng chìm, mới được ở dưới cửa thiền sư áo choàng vá có chút phần thân cận. Nếu chỉ ôm chặt được "đứa bé không khóc" thì đâu có tác dụng gì!
Lâm Tế nói: "Nếu ngươi luôn luôn ngưng được cái tâm tìm cầu thì so với Phật Thích Ca chẳng khác."
Lời này chẳng phải dối người. Như Thất Địa Bồ Tát, cái tâm cầu Phật trí chưa đầy đủ còn bị gọi là phiền não. Thực là chẳng có chỗ để sắp đặt, dính mắc một chút vật gì bên ngoài cũng không được.
Mấy năm trước có một vị cư sĩ họ Hứa chỉ nhận được cái cửa bên ngoài, bèn gửi thư đến kiến giải rằng: "Ứng dụng hàng ngày nơi trống rỗng, chẳng có một vật để đối đãi, mới biết vạn pháp trong tam giới tất cả vốn là không có. Buông xuống hết thực là an lạc sung sướng."
Do đó ta khai thị cho một bài kệ rằng:
Chớ luyến chỗ thanh tịnh
Thanh tịnh khiến người mê
Chớ luyến chỗ sung sướng
Sung sướng khiến người cuồng
Như nước theo đồ đựng
Tùy vuông tròn dài ngắn
Buông xuống, không buông xuống
Lại xin suy nghĩ kỹ
Tam giới và vạn pháp
Có quê nào để về?
Nếu cứ chấp như thế
Việc này rất chống trái
Báo cho Hứa cư sĩ
Ngừng nhà tự làm hại
Mở rộng thiên thánh nhãn
Chẳng cần sự mong cầu.
Người học đạo ứng dụng hàng ngày, cảnh không thì dễ mà tâm không thì khó. Nếu cảnh không mà tâm chẳng không thì tâm bị cảnh lôi kéo. Nếu tâm không thì cảnh tự không. Nếu tâm đã không mà còn muốn khởi niệm thứ hai để không cái cảnh, ấy là tâm này chưa không, lại bi cảnh đoạt. Nếu bệnh này chẳng trừ thì sinh tử không lý nào thoát ly được.
Như Bàng Uẩn trình kệ Mã Tổ rằng:
Mười phương đồng tụ hội.
Mỗi mỗi học vô vi.
Đây là nơi tuyển Phật.
"Tâm không" thi đậu về.
Đại Huệ thường xuyên trong thế khó xử. Khó xử của ông ấy là: ông ấy muốn được thừa nhận như người chứng ngộ, nhưng đây chỉ là tham vọng của ông ấy, tham lam của ông ấy; nó không phải là kinh nghiệm của ông ấy.
Bất kì khi nào ông ấy trích dẫn người chứng ngộ nào đó, trích dẫn đó có ý nghĩa lớn lao. Nhưng khi bản thân ông ấy bình luận về trích dẫn, những bình luận đó chỉ là tào lao. Ông ấy dùng toàn những lời lớn lao, nhưng lời tới từ trí tuệ không mang nghĩa - cùng nghĩa - như chúng mang khi tới từ người chứng ngộ. Và bạn sẽ thấy vô thức của ông ấy liên tục làm những nhận xét châm biếm, đôi khi xấu và kết án đến mức người ta không thể nghĩ được rằng người này thậm chí đã bắt đầu hiểu thấu nghĩa của chứng ngộ.
Tôi sẽ chỉ cho bạn người này ngủ say thế nào - ông ấy đang nói trong giấc ngủ của mình. Ông ấy lanh lợi và tinh ranh. Ông ấy có thể xoay xở để lừa những người không chứng ngộ vì họ không có cái gì để so sánh với phát biểu của ông ấy. Họ không có bất kì kinh nghiệm riêng nào của họ làm tiêu chí để quyết định liệu điều ông ấy đang nói là đáng nói hay liệu ông ấy chỉ làm ra ồn ào về không cái gì.
Lời kinh thứ nhất:
Đam mê trần gian như lửa cháy: khi nào chúng sẽ chấm dứt?
Bây giờ đây là từ một người, trong các kinh trước của người đó, đã nói rằng mọi thứ đều là ảo tưởng - thế giới là ảo tưởng, giác quan là ảo tưởng, tâm trí là ảo tưởng, thậm chí Phật cũng là ảo tưởng!
Nếu mọi thứ là ảo tưởng, thế thì những đam mê trần tục này tới từ đâu mà giống như lửa cháy? Chúng không phải là ảo tưởng. Ông ấy đã quên mất, vì nó không phải là hiểu biết của ông ấy. Ông ấy đơn giản trích dẫn. Nhưng thực tại là, ông ấy biết đam mê của ông ấy là như lửa cháy; ông ấy đã không đi ra ngoài đam mê.
Nói về ngay cả Phật như ảo tưởng không phải chỉ ngu xuẩn, nó gây hại mênh mông. Những người sẽ đọc nó, nếu họ thấy rằng ngay cả Phật cũng là ảo tưởng, chứng ngộ là ảo tưởng, thế thì sẽ tự hỏi phỏng có ích gì mà chạy từ ảo tưởng này sang ảo tưởng khác?
Ảo tưởng này không thể tốt hơn ảo tưởng khác. Ảo tưởng đơn giản là ảo tưởng; không khác biệt về chất.
Ngay giữa náo loạn, ông phải không quên công việc của ghế tre và màn sậy.
Ông ấy không thể nói thẳng, "Đừng quên thiền." Từ 'thiền' bằng cách nào đó gây tổn thương cho mọi người trí thức, vì nó là cái gì đó bên ngoài việc hiểu thấu của trí tuệ. Họ muốn ở trên đỉnh, và đột nhiên họ cảm thấy rằng có cái gì đó hơn ở bên ngoài hiểu thấu của họ. Cho nên thay vì đơn giản dùng từ 'thiền', ông ấy nói, "không quên công việc của ghế tre và màn sậy."
Ông ấy có thể nghĩ ông ấy rất lanh lợi, nhưng đó chỉ là vô thức của ông ấy biểu lộ bản thân nó - đối kháng của nó với thiền. Ông ấy không phải là con người của thiền chút nào.
Thông thường (để thiền) ông đặt tâm trí ông vào điểm tập trung tĩnh lặng...
Điều đó là tuyệt đối sai! Đó là lí do tại sao tôi nói người này không phải là con người của thiền.
Tập trung không phải là thiền; tập trung là năng lực của tâm trí. Tâm trí tập trung; thiền là việc thiếu vắng tâm trí. Tâm trí không thể làm được bất kì cái gì về thiền. Nó đơn giản không biết thiền, và không có khả năng cố hữu nào cho tâm trí đã bao giờ đi tới tiếp xúc với thiền. Cũng như tôi đã nói trước đây, bóng tối không thể đi vào tiếp xúc với ánh sáng được vì bóng tối chỉ là việc thiếu vắng - tâm trí cũng vậy.
Tâm trí là việc thiếu vắng thiền.
Khoảnh khắc thiền nảy sinh trong bạn, tâm trí không được tìm thấy ở đâu cả.
Nhà huyền bí Sufi, Junnaid, bản thân ông ấy chung cuộc đã trở thành thầy lớn, đã ở với thầy già của mình. Một hôm, sáng sớm, thầy nói, "Nhìn ra ngoài để xem trời còn tối không."
Thế là Junnaid nói, "Vâng," và anh ta lấy chiếc đèn.
Anh ta vừa định đi ra thì thầy nói, "Khoan! Nếu ông đem đèn đi cùng, làm sao ông sẽ thấy liệu trời là tối hay không? Để đèn ở đây."
Junnaid chỉ mới vào làm đệ tử. Anh ta nói, "Nếu thầy nói vậy tôi sẽ để nó lại, nhưng không có đèn làm sao tôi có thể thấy trời là tối hay không? Chút ít ánh sáng được cần để thấy bất kì cái gì."
Điều đó là đúng về mọi thứ khác, nhưng không đúng về bóng tối. Nếu bạn đi với đèn vào nhà để tìm bóng tối, bạn sẽ không tìm thấy nó. Cùng điều này là đúng về tâm trí và thiền.
Đại Huệ nghĩ thiền là để tâm trí bạn vào điểm tập trung tĩnh lặng. Điểm tập trung là bên trong năng lực của tâm trí; nó có tiện dụng của nó. Toàn thể công việc khoa học bắt nguồn từ tập trung của tâm trí, hội tụ tâm trí, không cho phép nó di chuyển đi bất kì đâu, chỉ ở vào một điểm.
Trong câu chuyện cổ về Mahabharata - cuộc chiến tranh Ấn Độ xảy ra từ năm nghìn năm trước - đã có một cung thủ nổi tiếng, Dronacharya. Mọi hoàng tử thường tới học cung thuật từ ông ấy. Đệ tử thân cận nhất của ông ấy là Arjuna, sự tập trung của anh ta là lí do cho việc thân thiết này, vì cung thuật phụ thuộc vào tập trung.
Một hôm Dronacharya kiểm tra đệ tử của mình. Ông ấy yêu cầu một đệ tử, Yudhishthira, anh trai cả của Arjuna... Dronacharya đã treo một con chim chết trên cây, và mắt phải của con chim chết là mục tiêu. Ông ấy bảo Yudhishthira - anh ta là người đầu tiên, người lớn tuổi nhất - "Cầm lấy cung và tên, nhưng trước khi anh bắn, ta phải hỏi anh cái gì đó."
Anh ta trở nên sẵn sàng với cung và tên, và Dronacharya hỏi anh ta, "Anh thấy cái gì?"
Anh ta nói, "Tôi thấy mọi thứ - mọi cây, mọi chim."
Người thứ hai được gọi vào và được hỏi, "Anh thấy cái gì?"
Anh ta nói, "Tôi chỉ có thể thấy con chim."
Người thứ ba là Arjuna. Dronacharya hỏi anh ta, "Anh thấy gì?"
Arjuna nói, "Chỉ mỗi mắt phải của con chim."
Thế rồi Dronacharya bảo cả ba người bắn mũi tên của họ. Mũi tên của Yudhishthira bay ra xa hẳn... bạn thậm chí không thể nói nó không trượt - khoảng cách giữa mũi tên và con chim lớn thế. Mũi tên của người thứ hai có gần hơn chút ít, nhưng vẫn không đạt tới mắt phải - nó trúng con chim. Nhưng mũi tên của Arjuna trúng đích xác mắt phải con chim. Và mắt phải của con chim ở trên cây đằng xa là một chấm nhỏ thế...
Nhưng Dronacharya nói, "Chính câu trả lời của các anh đã cho ta cảm giác về ai sẽ bắt trúng mục tiêu. Nếu anh thấy nhiều cây thế, anh không được tập trung. Nếu anh chỉ thấy con chim anh có tập trung hơn, nhưng dầu vậy anh không tập trung vào mắt phải. Toàn thể con chim là thứ lớn nếu so sánh với mắt phải. Nhưng khi Arjuna nói, 'Tôi không thể thấy được cái gì ngoại trừ mắt phải,' thế thì chắc chắn rằng mũi tên của anh ấy sẽ đạt tới mục tiêu."
Trong khoa học, trong cung thuật, trong các nghệ thuật khác, tập trung có thể hữu dụng lớn - nhưng nó không phải là thiền. Và đây là điểm mà biện minh cho nhấn mạnh liên tục của tôi rằng Đại Huệ là người trí thức: ông ấy không có ý tưởng nào về thiền là gì.
Thiền là đi ra ngoài tâm trí. Nó không liên quan gì tới tâm trí - ngoại trừ việc đi ra ngoài tâm trí. Nó không phải là năng lực của tâm trí, nó siêu việt trên tâm trí. Khi bạn có thể thấy mà không có tâm trí ở giữa bạn và sự tồn tại, bạn ở trong thiền. Nó không phải là tập trung. Nó là im lặng hoàn toàn. Nó không hội tụ... nó là nhận biết không hội tụ.
nhưng ông phải có khả năng dùng nó đúng ở giữa náo loạn.
Đây là vấn đề với người này - ông ấy đã thu thập từ mọi nguồn, không biết liệu những phát biểu đó có kết nối với nhau hay không.
Tập trung không thể được thực hành ở giữa náo loạn; tập trung cần không gian nơi bạn không bị quấy rối bởi bất kì cái gì. Đó là lí do tại sao những người tin vào tập trung đã bỏ thế giới và đi lên núi, vào hang động, ra sa mạc, nơi không cái gì làm sao lãng họ. Họ có thể chỉ dồn tâm trí họ vào Jesus Christ hay Phật Gautam hay Krishna... và không có gì khác.
Sa mạc đã từng là một trong những chỗ thực hành nhất cho tập trung; nó thậm chí còn tốt hơn núi, vì ở núi có nhiều thứ để nhìn - chim có đó, con vật có đó, cây có đó, những đỉnh núi đẹp với tuyết phủ có đó - có nhiều khả năng cho sao lãng. Nhưng ở sa mạc, xa nhất bạn có thể nhìn cũng chỉ là sa mạc, và sa mạc...
Nhưng thiền có thể là có khả năng ngay cả ở bãi chợ, vì nó không phải tập trung vào bất kì cái gì. Thiền không thể bị quấy rối, nó bao hàm tất cả. Tập trung là loại trừ; nó loại trừ mọi thứ và chỉ giữ tâm trí vào một điểm.
Thiền là bao gồm tất cả. Ô tô đi qua... tâm trong thiền đầy nhận biết về tiếng còi xe. Chim bắt đầu hót... tâm trì đầy nhận biết về tiếng hót của chúng. Không có vấn đề sao lãng; không cái gì làm sao lãng. Mọi thứ - tâm trí không còn đó nữa - đơn giản được quan sát. Bạn chỉ là nhận biết rằng có tiếng còi xe, xe ô tô đang đi qua - nhưng nó không phải là cái làm sao lãng.
Sao lãng tới chỉ khi bạn đang cố gắng tập trung, thế thì bất kì cái gì - con kiến nhỏ bò lên chân bạn - sẽ là đủ để làm sao lãng bạn. Nhưng khi bạn ở trong thiền, bạn đơn giản biết rằng kiến đang bò lên chân bạn. Nếu bạn thích nó, bạn cho phép nó; nếu bạn không thích nó, bạn ném nó đi. Nhưng không có sao lãng - im lặng của bạn vẫn còn nguyên. Làm sao tiếng ồn trên phố có thể làm sao lãng bạn được? Bạn đơn giản lắng nghe chúng - chúng không làm bất kì tác động nào lên bạn. Chúng tới và đi, và bạn vẫn còn chỉ là nhân chứng.
Thiền là có thể trong chỗ náo loạn của bãi chợ... Đại Huệ đã nghe người nào đó của thiền nói, nhưng bản thân ông ấy chưa bao giờ thiền; mọi điều ông ấy biết là tập trung của tâm trí.
Duy Ma Cật nói, "Nó giống thế này: cao nguyên không tạo ra hoa sen; chính vũng bùn của đầm lầy thấp tạo ra các hoa này."
Ông ấy trích dẫn Duy Ma Cật, nhưng ông ấy không bình luận về điều đó. Ông ấy chỉ ném cái tên vào để trang hoàng cho lời kinh của mình. Tôi không nghĩ ông ấy đã hiểu điều Duy Ma Cật ngụ ý.
Duy Ma Cật là một trong những người kì lạ nhất người đã đi vào tiếp xúc với Phật Gautam. Ông ấy không bao giờ trở thành sannyasin - ông ấy vẫn còn là cư sĩ - nhưng ngay cả Phật Gautam cũng kính trọng ông ấy. Ông ấy thường tới lắng nghe Phật Gautam, và ông ấy đã thiền, nhưng không thể thấy rằng có bất kì nhu cầu nào để từ bỏ thế giới và trở thành sannyasin và người ăn xin. Ông ấy là thiên tài tới mức ông ấy là cư sĩ đầu tiên trở nên chứng ngộ. Sannyasin đầu tiên trở nên chứng ngộ là Văn Thù, và cư sĩ đầu tiên trở nên chứng ngộ là Duy Ma Cật.
Nhưng Duy Ma Cật là người rất kì lạ. Trong vài ngày ông ấy đã không tới, và Phật đã bận tâm... ông ấy ốm, hay có trục trặc nào đó? - tại sao ông ấy không tới? Cho nên Phật yêu cầu một trong các đệ tử phải đi tới Duy Ma Cật - ông ấy sống trong thành phố - để hỏi về sức khoẻ của ông ấy và tại sao ông ấy không tới.
Nhưng trong số mười nghìn sannyasins, không ai muốn đi, bởi lẽ đơn giản là ngay cả nói chào với Duy Ma Cật cũng là nguy hiểm! Ông ấy sẽ làm điều đó thành vấn đề cho thảo luận lớn - "Ông đang nói chào với ai vậy? Ông có chắc ta không là giấc mơ không? Ông có thể cho ta bất kì bằng chứng nào rằng ta không là giấc mơ không? Nếu ông thấy ta trong mơ, ông có nhận ra rằng nó là mơ và không phải là thực tại không?"
Ông ấy thường đẩy mọi người vào góc như thế - trên bất kì điểm nào. Nếu bạn không nói cái gì và bạn đơn giản cố tránh ông ấy, ông ấy sẽ nói, "Này, ông định đi đâu đấy? Có chỗ nào để đi không? Chân lí là ngay ở đây bây giờ. Ông định đi đâu?" Ông ấy đã hành hạ mọi người.
Chung cuộc một đệ tử nói, "Tôi sẽ đi. Bất kì cái gì ông ấy làm tôi sẽ coi nó như thường, nhưng ông ấy phải bị hỏi về sau." Khi đệ tử này đi anh ta nói, "Phật Gautam đã phái tôi đi hỏi về sức khoẻ của ông. Khi tôi tới đây, ở ngoài nhà ông, gia đình ông nói rằng ông ốm."
Thay vì trả lời anh ta, Duy Ma Cật nói, "Ốm sao? Ông đang nói về ai vậy? Ta không tồn tại chút nào, làm sao ta có thể ốm được? Để ốm trước hết ông phải tồn tại - ông nghĩ gì? Ta đã biến mất từ lâu trong thiền của ta. Cho nên quay về và bảo Phật Gautam, 'Duy Ma Cật không còn nữa - không có vấn đề ốm hay khoẻ.'"
Đệ tử này rất bối rối, vì nếu anh ta bảo Phật Gautam rằng Duy Ma Cật không còn nữa, ông ấy sẽ nghĩ rằng có lẽ Duy Ma Cật đã chết. Cho nên anh ta nói với Duy Ma Cật, "Phát biểu này có thể bị hiểu lầm. Nếu tôi đơn giản nói rằng Duy Ma Cật không còn nữa, nghĩa hiển nhiên sẽ là Duy Ma Cật chết rồi."
Ông ấy nói, "Đó là nghĩa đúng! Duy Ma Cật chết rồi. Nó đã là cái tên giả mà đã biến mất với thiền. Khi ta được sinh ra ta đã không là Duy Ma Cật, và khi ta được sinh ra trong thiền, ta lại trở thành vô danh, vô dạng - điều đó là hoàn toàn đúng. Ông thậm chí có thể nói rằng Duy Ma Cật đã chết."
Đệ tử này nói, "Điều đó là quá nhiều, vì ông đang sống và tôi sẽ bị rắc rối. Ngày mai ông có thể xuất hiện trước Phật, và ông ấy sẽ hỏi tôi, 'Ông đã nói gì?'"
Và theo cách này toàn thể lời kinh, kinh Hridaya của Duy Ma Cật, đã phát triển giữa đệ tử này và Duy Ma Cật. Ông ấy rõ ràng tới mức bạn không thể bắt giữ được ông ấy, bạn không thể hiểu thấu được ông ấy. Ông ấy bao la tới mức bất kì cái gì bạn nói, bạn lập tức bị bắt.
Trích dẫn từ Duy Ma Cật là chỉ để trang điểm cho kinh của Đại Huệ, nhưng ông ấy không bình luận về nó. Có lẽ ông ấy không hiểu nó nữa.
Duy Ma Cật nói, "Nó giống thế này: cao nguyên không tạo ra hoa sen; chính vũng bùn của đầm lầy thấp tạo ra các hoa này."
Hoa sen mọc ra từ bùn, mọc ra từ đầm lầy. Nó có lẽ là hoa đẹp nhất - hoa to nhất, hương thơm nhất và tinh tế nhất. Không hoa nào khác có thể so sánh được với nó, vậy mà nó được sinh ra từ bùn.
Duy Ma Cật nói, "Đừng lo nghĩ về dốt nát của con người, giận của con người, tham của con người, thèm khát của con người, ham muốn của con người về quyền lực và tiền bạc, gắn bó của con người với mọi thứ, hung hăng của con người, bạo hành của con người... Đừng lo nghĩ - đây là bùn mà từ đó hoa sen của chứng ngộ nảy sinh. Chấp nhận nó tất cả đi, vì hoa sen không thể được sinh ra trên cao nguyên, trên bình nguyên. Cho nên ông phải biết ơn mọi dốt nát của ông, mọi giận của ông, mọi tham của ông, dục của ông..."
Bất kì cái gì tôn giáo đã từng kết án, Duy Ma Cật nói phải biết ơn nó vì chỉ từ điều này mà phật được sinh ra, mà hoa sen tới. Nhưng Đại Huệ không đưa ra bất kì bình luận nào về điều đó. Điều này là kì lạ. Nếu bạn không định đưa ra bất kì bình luận nào, thế thì không có nhu cầu trích dẫn. Ngược lại, ông ấy liên tục nói theo cách rất xược, lão mọi... ông ấy gọi Phật Gautam "lão mọi."
Người Trung Quốc, cũng như mọi người khác, nghĩ rằng họ là người văn hoá nhất. Khi Marco Polo tới Trung Quốc, ông ấy đã viết trong nhật kí của mình:
"Những người này không thể được coi là con người. Họ có vẻ giống con người nhưng họ là loài thấp hơn. Họ ăn rắn, họ ăn chó, không có gì họ bỏ lại; họ ăn mọi thứ! Họ có vẻ rất kì lạ, và ý tưởng của họ là rất kì lạ. Với gò má cao họ là xấu, nhưng họ nghĩ gò má cao là đẹp lắm. Họ chỉ có vài sợi râu ở cằm, bạn có thể đếm được chúng - nhiều nhất là mười hai sợi! Râu mép của họ cũng có rất ít, có thể đếm được trên đầu ngón tay. Những người rất kì lạ! Dường như họ đang trên đường trở thành con người."
Hoàng đế Trung Quốc, người đã mời Marco Polo tới triều đình của mình, đã bảo người viết sử viết về ông ấy, "Chúng tôi đã nghe nói rằng những người này tin rằng con người đã xuất thân từ khỉ. Chúng tôi không thể tin được vào điều đó vì chúng tôi đã không thấy những người này" - Marco Polo là người phương Tây đầu tiên tới thăm Trung Quốc. Hoàng đế tiếp tục, "Nhưng họ hoàn toàn đúng! Khi có liên quan tới họ, khỉ là tổ tiên họ. Họ trông như khỉ."
Nhưng đây là tình huống ở mọi nơi. Người Ấn Độ nghĩ họ là người Aryans thuần chủng nhất, người Đức nghĩ họ là người Aryans thuần chủng nhất. Từ arya is là từ tiếng Phạn - nó có nghĩa 'cái cao nhất'. Mọi người đều nghĩ... Nhưng dùng từ 'mọi' cho Phật Gautam - và điều đó nữa, bởi một người giả vờ là đệ tử của ông ấy - đơn giản là không thể quan niệm nổi. Nếu Phật Gautam là mọi, thế thì trong toàn thế giới không ai đã bao giờ là người có văn hoá.
Ngay cả bây giờ Phật vẫn là người có văn hoá nhất, người duyên dáng nhất. Cái đẹp của ông ấy là tới mức Friedrich Nietzsche đã kết án ông ấy vì duyên dáng của ông ấy và cái đẹp của ông ấy. Ông ấy có vẻ nữ tính với Nietzsche, vì ý tưởng của Nietzsche về đàn ông thực là mạnh mẽ và được làm bằng thép... duyên dáng, đẹp sao? - những cái đó là phẩm chất nữ tính.
Nietzsche đã kết án Phật Gautam: "Tôi không thể tin được vào giáo huấn của ông ấy. Chúng là nguy hiểm, chúng sẽ biến toàn thế giới thành thế giới nữ. Tôi muốn đàn ông giữ tính đàn ông của mình và không bị ấn tượng bởi những người như Phật Gautam."
Nietzsche yêu thích chiến binh - đó là lí tưởng của ông ấy cho mọi đàn ông - sắc như lưỡi kiếm, cứng như thép, không lo nghĩ về giết, không lo nghĩ về bị giết; đây chỉ là trò chơi mang nam tính.
Phật Gautam dạy bất bạo hành - không giết bất kì ai. Ông ấy dạy từ bi, ông ấy dạy yêu, và ông ấy dạy thiền - điều sẽ làm cho bạn duyên dáng, đáng yêu, từ bi, nhưng nam tính của bạn sẽ biến mất. Bạn có thể trở thành đoá hồng, nhưng bạn sẽ không là chiếc kiếm.
Friedrich Nietzsche có thể sai nhưng sự quí trọng của ông ấy là đúng. Ông ấy không thể gọi Phật Gautam là người mọi được. Có lẽ không có người nào khác có văn hoá như Phật Gautam. Nhưng Đại Huệ gọi ông ấy là, "lão mọi."
Lão mọi (Phật) nói, "Chân Như không giữ bản tính riêng của nó, nhưng tuỳ theo hoàn cảnh mang tới mọi thứ tạm thời...."
Trích dẫn này là đúng. Phật nói chân như bao giờ cũng sẵn sàng thay đổi với hoàn cảnh. Nó không có chống cự, vì chống cự nghĩa là bản ngã, chống cự nghĩa là, "Tôi có ý chí riêng của tôi. Tôi sẽ đi trên con đường của tôi."
Chấp nhận cuộc sống trong tính toàn bộ của nó, như nó vậy, có nghĩa là thảnh thơi và để cuộc sống chăm lo cho bạn; thế thì dù nó đưa bạn tới bất kì chỗ nào, đi cùng với nó đi. Đây là giáo huấn nền tảng nhất của ông ấy và tính như vậy hay như thế.
Người như thế bao giờ cũng an bình. Bất kì cái gì xảy ra đều không tạo ra vấn đề gì cho người đó; người đó đơn giản đi cùng với nó với sự sẵn lòng toàn bộ. Người đó không chỉ không có chống đối, mặt khác, người đó đón chào cuộc sống trong bất kì dạng nào nó tới. Người đó đón chào chết - ngay cả chết cũng không thể quấy rối được người đó. Không có gì có thể quấy rối được người đó vì người đó đi cùng với mọi thứ, cho phép nó...
Người đó giống hệt chiếc lá rụng xuống từ cây. Nếu gió thổi nó tung lên, nó bay lên; nếu gió đem nó sang phương bắc, nó đi sang phương bắc; nếu gió đem nó xuống phương nam, nó đi xuống phương nam; nếu gió thả nó lên đất, nó nghỉ ngơi trên đất. Nó không nói với gió, "Điều này rất mâu thuẫn - ông đã bắt đầu đi xuống nam rồi. Tôi không muốn đi xuống nam - tôi mang định mệnh đi lên bắc." Không, chiếc lá không có đích đến của riêng nó.
Sự tồn tại có đích đến riêng của nó, và con người của thiền lấy đích đến của sự tồn tại là đích đến riêng của người đó. Người đó không tạo ra tách rời chút nào. Nếu sự tồn tại cảm thấy đó là thời gian cho chết, thế thì đó là thời gian cho chết. Năng lực của người đó để chấp nhận là toàn bộ. Người như vậy không thể ở trong đau đớn, trong phiền não, trong khổ sở - người đó đã chặt tận rễ mọi điều này.
Dù được thân tâm yên tịnh vẫn cần phải nỗ lực,
Bây giờ đây là lời của Đại Huệ. Bất kì khi nào ông ấy trích dẫn, trích dẫn đó là vĩ đại. Nhưng bất kì khi nào ông ấy đi tới hiểu biết riêng của ông ấy, ông ấy rơi xuống rất thấp. Ông ấy nói, Dù được thân tâm yên tịnh...
Ngay chỗ đầu tiên, người như Phật Gautam sẽ không dùng từ 'đạt được', vì nó không phải là thành tựu - nó chỉ là khám phá. Thứ hai, ông ấy sẽ không nói "thân tâm yên tịnh." Ông ấy sẽ nói "siêu việt trên cả thân và tâm" - chỉ thế thì bạn mới có thể tĩnh lặng. Thân và tâm không thể tĩnh lặng bởi chính bản tính của chúng. Thứ ba, ông ấy nói, vẫn cần phải nỗ lực. Thiền nhân không làm nỗ lực nào.
Toàn thể ý tưởng của Phật Gautam về thiền là duy nhất và cực kì hay tới mức nó đã là vấn đề cho các tôn giáo khác hiểu nó - vì mọi tôn giáo đều nghĩ nỗ lực nghiêm chỉnh được cần tới. Nhưng ý tưởng của Phật Gautam được đại diện hay bởi bài cú của Ba Tiêu: "Ngồi im lặng, không làm gì... xuân tới và cỏ tự nó mọc lên." Không có vấn đề về bất kì nỗ lực nào; bạn đơn giản ngồi, không làm gì...
Nếu bạn muốn làm cái gì đó, nỗ lực được cần. Nhưng nếu bạn ở trong trạng thái không làm, không nỗ lực nào được cần... và nếu, với không làm, nỗ lực được cần tới, thì nó sẽ là loại không làm gì? Nỗ lực đang làm, và từ việc làm, bạn không thể tạo ra không làm được. Bạn phải từ bỏ việc làm.
Ngồi im lặng, không làm gì... xuân tới. Không phải là nỗ lực của bạn đem xuân tới; nó tới, theo vòng quay của nó. Nó bao giờ cũng tới. Và khi xuân tới, bạn không phải kéo cỏ và làm nỗ lực nghiêm chỉnh để cho cỏ mọc - nó mọc theo cách riêng của nó. Cỏ tự nó mọc lên...
Không người nào ngoại trừ Phật đã đi tới khám phá vô cùng này, rằng thiền là hiện tượng rất đơn giản. Bạn chỉ thảnh thơi - mà không theo cách Mĩ! Tôi không thể dung thứ được cho người đã viết cuốn sách, Bạn phải thảnh thơi! Cái 'phải' đó phá huỷ toàn thể ý tưởng về thảnh thơi, nhưng đó là ý tưởng Mĩ - "Bạn phải thảnh thơi." Và cuốn sách này đã bán rất chạy, vì mọi người đều muốn thảnh thơi. Nó được viết hay, nhưng người này không biết gì về thảnh thơi. Nó không thể là điều phải làm.
Thảnh thơi phải là việc hiểu rất đơn giản... không nỗ lực, không việc làm - bạn chỉ ngồi im lặng, và để thân thể bạn thảnh thơi. Không có đâu mà đi, không có gì mà làm, không có gì để đạt tới, cho nên chẳng có ích gì mà căng thẳng - vì bạn đã có nó bên trong bạn rồi. Thảnh thơi trở thành có thể mà không có nỗ lực nào. Bạn ngồi ở chỗ bạn muốn đạt tới, cho nên phỏng có ích gì mà làm bất kì nỗ lực nào? Bạn bao giờ cũng ở trong không gian nơi bạn muốn ở, bạn chỉ đã không nhìn vào trong. Không thành tựu, không khao khát, không ham muốn, không đâu khác để đi... thảnh thơi tới theo cách riêng của nó.
Thảnh thơi mà được điều khiển không mấy là thảnh thơi. Nhất định có căng thẳng tinh vi quanh nó - bạn đang ôm giữ nó. Bạn có thể ngồi im lặng, tĩnh lặng, nhưng sâu bên dưới bạn rất căng thẳng, bạn đang tự mình ôm giữ tĩnh lặng - không chuyển động. Đây không phải là tĩnh lặng, đây là giả. Tĩnh lặng phải là tự nhiên. Và làm sao nó có thể là tự nhiên?
Toàn thể triết lí của Phật cho bạn tình huống đúng trong đó nó xảy ra theo cách riêng của nó. Không có gì để đạt tới - không có Thượng đế, không có cõi trời, không có địa ngục. Mọi điều bạn cần đã được trao cho bạn, bạn có nó bên trong bạn. Bạn không là tội nhân mà phải cầu nguyện liên tục để gạt bỏ tội lỗi của bạn. Bạn là thuần khiết như bản thân Phật. Khác biệt duy nhất - và điều đó không làm cho bạn kém cỏi theo bất kì cách nào - là ở chỗ bạn không nhận biết về nó.
Bạn có viên Kohinoor - viên kim cương quí nhất - bên trong bạn, nhưng bạn không nhận biết về nó. Phật nhận biết về nó.
Cho nên mọi điều cần xảy ra là ngồi im lặng, chờ đợi mùa xuân, chờ đợi đúng khoảnh khắc... khi thảnh thơi của bạn đi tới đỉnh cao nhất của nó, khi im lặng của bạn trở thành tuyệt đối, mùa xuân đã tới. Và "cỏ tự nó mọc lên" chỉ là biểu tượng. Nó là biểu tượng rằng bạn, tiềm năng của bạn, bắt đầu phát triển theo cách riêng của nó, tự phát. Nó là hiện tượng tự nhiên, nó là năng lực cố hữu - bạn không phải làm bất kì cái gì.
Cho nên khi Đại Huệ nói bạn phải làm nỗ lực nghiêm chỉnh, ông ấy bỏ lỡ hoàn toàn toàn thể thông điệp mới của Phật Gautam.
Chớ nên hướng vào chỗ yên tịnh mà sinh tâm thích thú. Trong giáo môn nói đó là "hầm sâu giải thoát."
Bất kì khi nào ông ấy trích dẫn, vì trích dẫn không phải là của ông ấy, ông ấy là đúng. Nhưng bất kì khi nào ông ấy nói bất kì cái gì theo cách riêng của ông ấy, ông ấy là sai. Bây giờ điều này chắc chắn là đúng - nó là trích dẫn.
"Hầm sâu giải thoát" - có nguy hiểm cho mọi người tìm kiếm, cho mọi người của đạo, rằng bạn có thể lắng đọng vào kho báu nhỏ. Chỉ một chút im lặng, một chút thảnh thơi, một chút an bình, và bạn có thể nghĩ bạn đã về tới nhà. Điều này họ gọi là 'hầm sâu giải thoát." Bạn đã lắng đọng lâu trước khi bạn đã nở hoa.
Cho nên người ta phải tỉnh táo không lắng đọng vào bất kì chỗ nào. Cứ liên tục phát triển - cho phép tiềm năng của bạn phát triển. Đừng bắt đầu cảm thấy, "Mình đã tới, mình đã đạt tới." Tiềm năng của bạn là mênh mông, và kho báu của bạn là không thể tính được.
Cho nên cứ đi tiếp và đi tiếp mãi... và bạn sẽ thấy ngày càng nhiều an bình, nhiều không gian sâu sắc hơn, nhiều kinh nghiệm lí thú hơn. Cuộc sống tựa sa mạc của bạn sẽ tìm ra lối rẽ chậm vào vườn xanh đẹp. Bạn sẽ tìm thấy nhiều, nhiều hoa nở bên trong bạn. Cứ đi đi... không có kết thúc cho trưởng thành của bạn.
Người ta không bao giờ đi tới chỗ cuối của sự trưởng thành của mình. Nó bao giờ cũng tới gần hơn - nhưng chỉ tới gần hơn. Bạn không thể đi tới chỗ cuối của con đường vì sự tồn tại là vĩnh hằng, và bạn là một với sự tồn tại. Cuộc hành trình của bạn, cuộc hành hương của bạn cũng là vĩnh hằng.
Cần phải như hồ lô - Bây giờ đây là lời của Đại Huệ - xoay chuyển trên mặt nước, tự do tự tại chẳng bị dính mắc... Hồ lô không độc lập và không tự do! Hồ lô không thể đi ngược dòng được - làm sao nó có thể đi được? Nó đơn giản đi cùng dòng chảy. Bất kì chỗ nào sông đi, nó đi theo - đây là loại độc lập gì? Hồ lô muốn dừng lại ở chỗ nào đó; nó không thể dừng được, vì sông liên tục chuyển động. Đây là loại tự do gì?
Không, ví dụ này tuyệt đối sai. Bạn có thể nói hồ lô được thảnh thơi, bạn có thể nói hồ lô không còn chống cự, bạn có thể nói hồ lô có chấp nhận toàn bộ - bất kì chỗ nào sông đưa nó đi. Nhưng bạn không thể nói rằng nó là độc lập và tự do. Điều đó sẽ là ý tưởng tuyệt đối ngớ ngẩn. Nó có thể có độc lập gì được? Nó không thể đi ngược lại dòng chảy, nó không thể dừng lại khi nó muốn... Nếu sông di chuyển về phương nam, nó phải di chuyển về phương nam; nó không thể nói, "Không, tôi không muốn đi về phương nam." Nó không tự do, không độc lập.
Ông ấy phải đã nghe nói về hô lô... rằng con người phải thảnh thơi cũng hệt như hồ lô trên sông. Điều đó là duyên dáng vô cùng vì không có chống cự, không căng thẳng, không tranh đấu. Thực ra, nó đã trở thành gần như là một với sông. Nó không có ý tưởng khác với sông, nó không có ý định khác với sông, nó không có gì của điều bạn gọi là 'sức mạnh ý chí'. Nó đã buông xuôi hoàn toàn theo sông. Nó có an bình lớn lao và im lặng, chấp nhận, như vậy.
Ví dụ này về hồ lô đã được Phật dùng cho tính như vậy, tính như thế, cho tathata. Nhưng nó không được dùng cho tự do và độc lập.
...chẳng bị dính mắc, vào dơ vào sạch, chẳng chướng ngại chẳng chìm,
Nhưng điều này không biểu lộ độc lập! Khi sông di chuyển vào trong dơ, hồ lô phải di chuyển vào trong dơ. Khi sông di chuyển vào nước sạch, hồ lô phải di chuyển vào nước sạch.
Điều đó đơn giản chỉ ra rằng Đại Huệ đã không hiểu ý tưởng về buông xuôi bản thân bạn theo tự nhiên một cách toàn bộ. Trong buông xuôi đó, bạn đã biến mất - ai sẽ là độc lập, và ai sẽ là tự do? Điều đó không có nghĩa rằng bạn đã trở thành nô lệ, và điều đó không có nghĩa rằng bạn đã trở thành phụ thuộc. Đây là những chỗ tinh tế của kinh nghiệm buông xuôi.
Bạn đã trở thành một với sự tồn tại. Bạn không phụ thuộc không độc lập - bạn không còn nữa. Và bạn đã là vấn đề... cho nên bây giờ, vì bạn không còn nữa, không có vấn đề.
mới được ở dưới cửa thiền sư áo choàng vá có chút phần thân cận.
Không, ông ấy không đúng.
Và lần nữa ông ấy dùng nhận xét châm biếm... cửa thiền của sư áo choàng vá. Phật thường nói với đệ tử của ông ấy, "Mọi người vứt quần áo khi chúng vô dụng hay bị cũ hay đã được dùng quá nhiều. Nhặt nhạnh những mảnh vải đó và làm ra áo choàng vá; khâu những mảnh vải đó lại với nhau và làm ra áo choàng. Theo cách đó các ông sẽ không là gánh nặng cho mọi người về áo choàng của các ông."
Đó đã là ý tưởng lớn trong bản thân nó. Toàn thể nỗ lực của Phật đã là ở chỗ người của ông ấy không nên là gánh nặng và ăn bám người nghèo, cho nên ông ấy phải chăm nom mọi bề. "Các ông phải không nhận thức ăn từ một nhà, các ông phải nhận thức ăn từ năm nhà - chỉ một chút nhỏ từ một nhà, chút nhỏ khác từ nhà khác - vậy các ông không phải là gánh nặng.
"Các ông phải không ở lâu hơn ba ngày tại một chỗ; các ông phải không hỏi xin thức ăn từ cùng một nhà trong khi các ông ở ba ngày trong thị trấn; và các ông phải thu nhặt những áo choàng, quần áo đã bỏ đi. Và khi ngày mưa tới, và trong bốn tháng các ông không thể di chuyển và các ông phải ở một chỗ, thế thì làm áo choàng vá cho bản thân các ông, cho các sannyasins khác. Các ông có đủ thời gian. Cho nên với quần áo các ông không phụ thuộc chút nào và với thức ăn gánh nặng của các ông có thể là bỏ qua được."
Thực ra, mọi người đều thích cho thức ăn nào đó. Ngay cả trong gia đình nghèo nhất, nếu một khách đột nhiên tới người đó có thể được chu cấp. Và người đó không phụ thuộc vào một gia đình mà năm gia đình, và chỉ một bữa ăn một ngày. Cho nên Phật đã giảm thiểu gánh nặng nhiều nhất có thể được lên mọi người, và mọi người hân hoan mà không ngại ngần gì. Họ muốn chia sẻ cái gì đó với các sư, và ngần ấy họ có thể đảm đương được.
Thỉnh thoảng mọi người thường đem quần áo cho sư, và Phật đã nói rằng, "Nếu ai đó cho ông vải ông nên cắt nó thành từng mảnh, vì không nên có chuyện vài sư mặc áo choàng vá và vài sư mặc quần áo không bị vá. Điều đó sẽ tạo ra ganh đua không cần thiết."
Ông ấy rất chăm nom để tạo ra một tâm xã bình đằng, không có xung đột nào - và ông ấy đã thành công trong việc đó. Không có xung đột. Ngay cả quần áo mới nhất cũng bị cắt ra và vá lại, để cho chúng có vẻ giống nhau như bất kì người nào khác. Nhưng tham chiếu của Đại Huệ tới tông phái sư 'áo choàng vá' là châm biếm, nó không kính trọng.
Nếu chỉ ôm chặt được "đứa bé không khóc" thì đâu có tác dụng gì?
Ông ấy đang nói rằng chỉ im lặng - im lặng nhỏ, an bình nhỏ - không hữu dụng gì mấy. Nó giống như ôm đứa bé không khóc trong tay - hữu dụng là gì? Về điều đó ông ấy là đúng.
Bạn nên đi tới cực lạc sâu sắc nhất. Im lặng chỉ là bắt đầu. Tĩnh lặng chỉ là bắt đầu, không phải là kết thúc.
Lâm Tế nói: "Nếu ngươi luôn luôn ngưng được cái tâm tìm cầu thì so với Phật Thích Ca chẳng khác." Lời này chẳng phải dối người.
Phát biểu của Lâm Tế là rõ ràng: Nếu bạn có thể ngưng được tâm tìm cầu từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, bạn sẽ không khác với ông già Phật Thích Ca.
Khác biệt duy nhất giữa bạn và người thức tỉnh là ở chỗ bạn liên tục bị chi phối bởi tâm trí điên cuồng, liên tục bất ổn. Phật đã vượt qua nó; ông ấy đã an định tâm trí. Đây là khác biệt duy nhất.
Nhưng Lâm Tế không phải là người châm biếm - ông ấy là thầy vĩ đại. Ông ấy nói, "ông già Phật Thích Ca" - Thích (shakya) là họ tộc của ông ấy; do đó ông ấy được gọi là Thích Ca (shakyamuni), người từ dòng họ Thích, người đã trở thành hoàn toàn im lặng.
Thực ra, Đại Huệ cần một thầy như Lâm Tế. Ông ấy nói rằng Lâm Tế đã không lừa mọi người. Tại sao ông ấy nói điều đó? Có lẽ một cách vô ý thức ông ấy biết rằng ông ấy đang lừa mọi người. Ông ấy cần một người như Lâm Tế. Lâm Tế là thầy kì lạ nhất. Tôi đã kể cho bạn về ông ấy... ông ấy thường đánh mọi người, ông ấy thường đánh đệ tử, chẳng bởi lí do nào cả. Và có lần ông ấy đã ném một đệ tử từ cửa sổ nhà hai tầng và rồi nhảy lên người đó. Ngồi trên ngực anh ta ông ấy hỏi anh ta, "Hiểu nó chưa?" Và điều kì lạ nhất là đệ tử đó nói, "Dạ rồi, thưa thầy!" vì điều này gây ngạc nhiên thế...
Lâm Tế đã từng đánh anh ta - với điều đó anh ta đã trở nên quen thuộc. Anh ta biết rằng bất kì khi nào anh ta đi, anh ta sẽ bị đánh đau. Nhưng ngay cả bị đánh bởi một người như Lâm Tế... ông ấy đẹp thế, đáng yêu thế. Ông ấy đánh từ yêu; không có giận trong nó. Ông ấy đã thử theo mọi cách để đánh thức anh ta.
Nhưng việc đánh đã trở thành được biết và quen thuộc. Đó là lí do tại sao Lâm Tế phải ném anh ta qua cửa sổ - để gây choáng cho anh ta hoàn toàn: "Điều này đi quá xa!" Thế thì khi anh ta thấy Lâm Tế tới sau mình, tâm trí anh ta phải đã dừng lại! Và ngồi trên ngực anh ta, Lâm Tế đã hỏi "Hiểu nó chưa?"
Trong khoảnh khắc đó đệ tử này phải đã yên tĩnh thế... tâm trí không thể hình dung được cái gì đang xảy ra, cho nên tâm trí phải nghỉ vào khoảnh khắc như vậy. Và mắt thầy, và duyên dáng của thầy, và lời thầy, "Hiểu nó chưa?" Câu trả lời tới không từ tâm trí, nhưng từ chính bản thể người đó. Anh ta nói, "Dạ rồi, thưa thầy."
Đại Huệ cần một người như Lâm Tế. Có lẽ thế thì ông ấy có thể đã đi tới trạng thái của vô trí, cho dù một khoảnh khắc. Và điều đó chắc đã thay đổi toàn thể cách tiếp cận của ông ấy từ trí thức sang tính thiền.
Như Thất Địa Bồ Tát, cái tâm cầu Phật trí chưa đầy đủ còn bị gọi là phiền não. Thực là chẳng có chỗ để sắp đặt, dính mắc một chút vật gì bên ngoài cũng không được.
Lần nữa nó là trích dẫn, và trích dẫn này là đúng: Thực sự không có cách nào điều khiển, vì bạn không thể làm được bất kì cái gì cho việc nhận ra - một cách tự nhiên thế, không có cách nào để quản lí.
Hay nói cách khác: nếu bạn bỏ việc điều khiển, nếu bạn bỏ việc làm, nếu bạn bỏ nỗ lực, nó xảy ra theo cách riêng của nó. Nhưng bạn không thể điều khiển được nó, bạn không thể điều khiển để là phật. Nếu bạn điều khiển để là phật, nó sẽ chỉ là đạo đức giả; bạn sẽ chỉ là diễn viên và không gì khác.
Mấy năm trước có một vị cư sĩ họ Hứa chỉ nhận được cái cửa bên ngoài, bèn gửi thư đến kiến giải rằng:
Ở đây bạn sẽ thấy rằng một cư sĩ bình thường đã đi tới hiểu biết lớn về chân lí. Câu trả lời mà Đại Huệ gửi cho ông ấy bình thường và không liên quan tới mức nó sẽ làm cho bạn rõ ràng rằng không có vấn đề so sánh ông ấy với bất kì Thiền sư nào. Ông ấy thậm chí không có khả năng hiểu kinh nghiệm đã xảy ra cho cư sĩ, người bình thường, và cách mà người đó đã diễn đạt nó.
Cư sĩ họ Hứa đã gửi cho Đại Huệ một bức thư, và nói trong thư,
"Ứng dụng hàng ngày nơi trống rỗng, chẳng có một vật để đối đãi, mới biết vạn pháp trong tam giới tất cả vốn là không có. Buông xuống hết thực là an lạc sung sướng."
Do đó ta khai thị cho một bài kệ rằng:
Hứa không cần bất kì khai thị nào từ Đại Huệ, nhưng Đại Huệ giả vờ là thầy lớn.
Hứa đã diễn đạt kinh nghiệm của ông ấy, điều là hài hoà hoàn hảo với Phật Gautam và các Thiền sư. Khai thị mà Đại Huệ đã gửi là tuyệt đối không liên quan. Đầu tiên ông ấy nói, Chớ luyến chỗ thanh. Bây giờ trong bức thư của người này chả nói gì về chỗ thanh cả! Chớ luyến chỗ thanh tịnh. Thanh tịnh khiến người mê. Chớ luyến chỗ sung sướng... Hứa đã không nói gì về điều đó. Ông ấy đã đơn giản nói rằng tính vui vẻ đã xảy ra cho ông ấy; ông ấy đã không nói rằng ông ấy yêu thích nó.
Sung sướng khiến người cuồng. Khai thị của Đại Huệ là nguy hiểm... vì ông ấy đã được coi là một Thiền sư lớn, được hoàng đế chấp nhận. Người đáng thương này phải đã bị quấy rối bởi khai thị mà ông ấy đã được gửi cho.
Như nước theo đồ đựng
Tùy vuông tròn dài ngắn
Buông xuống, không buông xuống
Lại xin suy nghĩ kỹ
Ông ấy không cần từ 'suy nghĩ'.
Tam giới và vạn pháp
Có quê nào để về?
Hứa đã không nói về tất cả những điều này trong đó Đại Huệ đang khai thị ông ấy.
Nếu cứ chấp như thế
Việc này rất chống trái
Báo cho Hứa cư sĩ
Ngừng nhà tự làm hại
Mở rộng thiên thánh nhãn
Chẳng cần sự mong cầu.
Ông ấy không cầu mong cứu giúp, ông ấy không bị quấy rối bởi bất kì cái gì, ông ấy không trong bất kì mâu thuẫn nào, ông ấy không tìn bất kì chỗ ẩn tránh nào...! Tôi muốn đọc lại lời của Hứa lần nữa, để cho bạn có thể thấy khai thị này không liên quan thế nào. Nhưng chỉ là thầy giáo, Đại Huệ phải nói cái gì đó...
Đại Huệ thậm chí đã không hiểu phát biểu của cư sĩ này: "Ứng dụng hàng ngày nơi trống rỗng, chẳng có một vật để đối đãi." Khi bạn trống rỗng và mở, làm sao cái gì có thể đối lập với bạn được? Đối lập tới khi bạn có đó với ý chí, với bản ngã nào đó, với ham muốn nào đó - thế thì có đối lập. Nhưng nếu bạn trống rỗng và mở, một cách tự nhiên không đối lập nào là có thể.
"Mới biết vạn pháp trong tam giới tất cả vốn là không có."
Điều cần phải được hiểu là, theo di sản của Phật Gautam, từ 'vô tồn tại' nghĩa là gì. Nó đơn giản ngụ ý không cái gì ổn định, mọi thứ đều thay đổi.
Định nghĩa của Phật về cái tồn tại là "cái bao giờ cũng còn lại như nó vậy." Chỉ có một thứ có tính tồn tại, và đó là bản thân việc chứng kiến, tâm thức chứng kiến. Nó bao giờ cũng còn là nó... quá khứ, hiện tại, tương lai, từ vĩnh hằng tới vĩnh hằng, nó là nó vậy. Đây là thứ có tính tồn tại duy nhất. Mọi thứ khác đều thay đổi; mọi khoảnh khắc nó đều thay đổi, và cái đang thay đổi là vô tồn tại. Điều đó không có nghĩa là nó không có đó; điều này đơn giản có nghĩa là trong khi bạn đang thấy nó, nó đã thay đổi rồi. Trong khi bạn đang lắng nghe tôi, bạn đã thay đổi rồi - chết của bạn đang tới gần hơn.
Thế giới này là phù du. Từ 'vô tồn tại' trong triết lí của Phật đơn giản có nghĩa là "cái là phù du, cái liên tục thay đổi" - bạn không thể dựa vào nó được. Điều duy nhất bạn có thể dựa vào là tâm thức chứng kiến của bạn. Nó không bao giờ thay đổi. Nó là chính trung tâm của cơn xoáy lốc. Nhưng về điều này, trong khai thị lớn của mình, Đại Huệ không nói cái gì.
"Buông xuống hết thực là an lạc sung sướng."
Hứa không nói, "Tôi yêu thích những điều này" - rằng, "Tôi ham muốn chúng." Ông ấy nói, "Tôi đã thấy chúng, chúng có đó." Và khai thị của Đại Huệ tuyệt đối lạc chỗ: "Chớ luyến chỗ thanh tịnh" - Tôi ngạc nhiên rằng ông ấy không thể thấy được rằng điều ông ấy nói không có tham chiếu tới thư của cư sĩ này -
Thanh tịnh khiến người mê
Chớ luyến chỗ sung sướng
Sung sướng khiến người cuồng
Như nước theo đồ đựng
Tùy vuông tròn dài ngắn
Buông xuống, không buông xuống
Lại xin suy nghĩ kỹ
Suy nghĩ là hoạt động rất thấp; nó là của tâm trí. Thiền là cao nhất bên trong bạn; nó ở bên ngoài tâm trí. Cư sĩ này đã chạm tới cái gì đó bên ngoài tâm trí, và Đại Huệ đang lôi ông ấy xuống bằng việc nói, Lại xin suy nghĩ kỹ, Tam giới và vạn pháp, Có quê nào để về? Nhưng anh chàng đáng thương này đã không hỏi về quê hay bất kì chỗ trú ẩn nào.
Nếu cứ chấp như thế
Việc này rất chống trái
Hứa đã không nói rằng ông ấy chỉ là vậy! Ông ấy đơn giản nói rằng đây là nhận biết của ông ấy, tâm thức của ông ấy. Ông ấy có thể thấy nó, ông ấy nhận biết về trống rỗng của mình, tính mở của mình. Và ông ấy đã tìm thấy cái đó từ khoảnh khắc ông ấy trở thành trống rỗng và mở, không một thứ nào đối lập ông ấy.
"Và khi tôi đã đi vào trong trống rỗng và tính mở này, tôi nhận ra rằng mọi thứ trong ba thế giới về nền tảng là vô tồn tại. Thực sự, đây là an bình và hạnh phúc, tính vui vẻ." Ông ấy đơn giản phát biểu kinh nghiệm về thiền của ông ấy.
Đại Huệ đã không có khả năng hiểu được nó; khai thị của ông ấy là tuyệt đối vô nghĩa. Chung cuộc ông ấy nói, Chẳng cần sự mong cầu. Bất kì ai cũng có thể thấy rằng ông ấy đang nói các thứ chỉ để làm ra vẻ là người hướng dẫn lớn.
Người học đạo ứng dụng hàng ngày...
Đại Huệ không hiểu khác biệt giữa học trò, đệ tử và người sùng kính. Học trò không bao giờ trên đạo.
Người học đạo ứng dụng hàng ngày, cảnh không thì dễ mà tâm không thì khó.
Dường như theo kinh nghiệm của ông ấy; bằng không làm trống rỗng tâm trí là kinh nghiệm đơn giản nhất. Một thứ là khó khi nó cần nỗ lực lớn để làm nó, nhưng làm trống rỗng tâm trí không cần nỗ lực chút nào. Làm sao nó có thể khó được?
Nếu cảnh không mà tâm chẳng không thì tâm bị cảnh lôi kéo. Nếu tâm không thì cảnh tự không. Nếu tâm đã không mà còn muốn khởi niệm thứ hai để không cái cảnh, ấy là tâm này chưa không, lại bi cảnh đoạt. Nếu bệnh này chẳng trừ thì sinh tử không lý nào thoát ly được.
Như Bàng Uẩn trình kệ Mã Tổ rằng:
Mười phương đồng tụ hội.
Mỗi mỗi học vô vi.
Đây là nơi tuyển Phật.
"Tâm không" thi đậu về.
Đại Huệ không rõ ràng ở bất kì đâu rằng người tìm kiếm không học. Chỉ học trò là học. Người tìm kiếm hấp thu, uống. Người đó hấp thu sự hiện diện của thầy, người đó hấp thu năng lượng của thầy để biến đổi năng lượng của người đó. Học trò thu thập thông tin; người tìm kiếm không quan tâm tới thông tin - mối quan tâm duy nhất của người đó là biến đổi. Đây là những điều khác nhau toàn bộ.
Mỗi mỗi học vô vi. Làm sao bạn có thể học vô vi? Hoặc bạn có thể ở trong trạng thái không làm, hoặc bạn không thể ở trong đó. Nhưng việc học là không thể được.
Đây là nơi tuyển Phật. "Tâm không" thi đậu về.
Phật Gautam sẽ không dùng từ 'thi đậu'. Khi bạn không có, không có thi đậu, không có thành công, không có thất bại. Thành công là phóng chiếu của bản ngã. Thất bại là khi phóng chiếu đó không thành công và bản ngã của bạn cảm thấy đau.
Phật biết không có thành công, không có thất bại. Ông ấy đơn giản biết một điều: nhận biết của ông ấy. Và nhận biết đó bao giờ cũng có đó, không có vấn đề về thành công. Cho dù người đó có ngủ vài kiếp nữa nó sẽ vẫn còn đó. Ngủ hay thức, nó bao giờ cũng có đó.
Nếu bạn ngủ bạn có thể mơ cả nghìn lẻ một thứ; nếu bạn thức những mơ đó biến mất. Cho nên khác biệt duy nhất là ở chỗ người ngủ mơ, và người thức dừng mơ. Nhưng điều đó không mấy khác biệt... mơ chỉ là mơ, chúng thậm chí không thực như bong bóng xà phòng.
Cho phép những người như Đại Huệ và kinh của ông ấy là kinh sách linh thiêng là hiểu lầm lớn về phần những người đã đi theo con đường của Thiền. Có lẽ họ đã phạm vào cùng ảo tưởng như các tôn giáo khác liên tục phạm phải: nếu họ thấy cái gì đó sai trong kinh sách của họ, họ bỏ qua nó, hay họ cố vá víu nó, hay họ cố diễn giải nó bằng cách nào đó sửa chữa nó.
Nhưng tôi không phải là người làm bất kì việc vá víu nào. Tôi không phải là người diễn giải ai đó chỉ để cho cảm giác rằng mọi thứ là đúng. Khi các thứ là đúng, tôi tuyệt đối ủng hộ; khi các thứ là sai, tôi tuyệt đối chống lại chúng.
Cam kết của tôi là hướng tới chân lí.
Cam kết của tôi không là hướng tới bất kì ai khác.
Ngay cả Jesus Christ hay Phật hay Mahavira hay Lão Tử - những thầy vĩ đại - phạm phải cái gì đó mà với tôi có vẻ như đi ngược lại kinh nghiệm của tôi về chân lí, tôi sẽ phê bình điều đó. Điều đó không có nghĩa là tôi chống lại họ. Nó đơn giản có nghĩa là tôi toàn bộ vì chân lí, và nếu tôi thấy bất kì người nào ở đâu đó phạm sai lầm, trong ảo tưởng, thế thì với mọi kính trọng xứng đáng tôi phải chỉ nó ra để cho trong tương lai không ai bị lẫn lộn bởi nó.
Bây giờ Đại Huệ này gọi Phật là 'lão mọi' - điều đó tôi không thể dung thứ được! Mẩu đó tôi phải vứt đi...! (Osho xé tờ giấy thành bốn mảnh, và vứt nó đi.)
Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

0 Đánh giá

Ads Belove Post