Read more
Osho kính yêu,
Ảo tưởng
Đã nói hư huyễn thì lúc làm cũng huyễn, lúc
thọ cũng huyễn, lúc mê cũng huyễn, lúc giác cũng huyễn, quá khứ hiện tại vị lai
thảy đều là huyễn. Hôm nay biết lỗi thì dùng thuốc huyễn để trị cái bệnh huyễn.
Nếu bệnh lành ắt thuốc cũng bỏ, người thì vẫn y như cũ, chỉ là người xưa kia
thôi. Nếu đặt ra có người thật, có pháp thật, ấy là kiến giải của tà ma ngoại đạo
vậy.
Thiện Tài ở chỗ Đức Di Lặc trong khoảnh khắc
búng ngón tay còn có thể bỗng quên tam muội sở chứng từ của các thiện tri thức,
huống là những ác nghiệp, tập khí hư ngụy từ vô thủy ư! Nếu cứ cho các tội đã
làm khi trước là thật thì cảnh giới trước mắt hiện nay cũng phải thật có, cho đến
quan chức, phú quí, ân ái thảy đều là thật.
Bất nhị.
Tâm chẳng tìm cầu, chẳng vọng tưởng, chẳng duyên
các cảnh thì ngay chỗ nhà lửa trần lao này tức là chỗ giải thoát ra khỏi tam giới.
Phật chẳng nói sao: "Nơi tất cả cảnh
vô y, vô trụ, vô phân biệt, thấy rõ pháp giới quảng đại an lập, liễu đạt tất cả
pháp thế gian bình đẳng bất nhị.
Viễn Hành Địa Bồ Tát dùng sức trí huệ của
mình tự động siêu việt tất cả nhị thừa, dù được cảnh giới Phật mà thì hiện trụ
cảnh giới ma, dù siêu việt đạo ma mà hiện hạnh pháp ma, dù thị hiện hạnh đồng
như ngoại đạo mà chẳng bỏ Phật pháp, dù thị hiện tuỳ thuận tất cả thế gian mà
thường hành tất cả pháp xuất thế gian." Đây là chân phương tiện trong nhà
lửa trần lao vậy.
Nên biết đã triệt ngộ rồi mới có thể nói:
"Phiền não tức Bồ Đề, vô minh tức đại trí." Trong diệu tâm vốn quảng
đại, tịch diệt, trong sạch, sáng tỏ cũng như hư không chẳng có một vật gì có thể
làm chướng ngại. Nó giống như trống rỗng của không gian...
Một trong những vấn đề nền tảng
nhất mà mọi người đều phải đối diện trên con đường tới chứng ngộ là ở chỗ khi bạn
trở nên chứng ngộ, mọi điều bạn đã trải qua có vẻ như ảo tưởng. Nó như khi bạn
thức dậy buổi sáng, cả đêm mơ đơn giản trở thành không thực; bạn thậm chí không
nghĩ về nó. Nhưng trong khi bạn ngủ, mơ là rất thật.
Theo một cách rất kì lạ, trong
khi bạn thức bạn có thể hoài nghi liệu những cái xung quanh bạn có là thực hay
không. Ít nhất, hoài nghi là có thể. Ai biết được? bạn có thể đang nhìn trong
mơ. Nhưng khi bạn đang mơ thậm chí hoài nghi là không thể được. Bạn không thể
hoài nghi - "Điều mình đang thấy có lẽ không thực." Mơ dường như là bắt
rễ trong tâm trí sâu hơn cái gọi là thực tại của bạn.
Thực tại ít nhất cho phép hoài
nghi. Mơ không cho phép hoài nghi. Thực ra, đó là tiêu chí duy nhất để phân biệt
giữa chúng. Nếu bạn có thể hoài nghi, điều đó có nghĩa là bạn thức. Nếu bạn
không thể hoài nghi, điều đó có nghĩa là bạn ngủ say. Một tiêu chí rất kì lạ,
nhưng đó là tiêu chí duy nhất.
Vì mọi tôn giáo đều chống lại
hoài nghi, họ đã phá huỷ tiêu chí nền tảng nhất sẵn có cho con người. Mọi tôn
giáo của thế gian, không ngoại lệ nào, đều nhấn mạnh vào tin tưởng. Và niềm tin
là thuốc giải độc cho hoài nghi.
Người ta có thể ước định bản
thân mình tới mức độ rằng hoài nghi không nảy sinh, nhưng thế thì bạn đã đánh mất
tiêu chí duy nhất bạn có để làm phân biệt giữa cái gì là thực và cái gì là
không thực. Mơ không thể bị hoài nghi - thực tại có thể bị hoài nghi.
Trong cuộc đời của Trang Tử có
một sự vụ hay nhất. Một sáng ông ấy đang ngồi trên giường - rất buồn, rất
nghiêm nghị... và buồn và nghiêm nghị là tuyệt đối ngược lại bản tính của ông ấy,
triết lí của ông ấy. Ông ấy là con người vui nhộn nhất. Ông ấy đã viết những
câu chuyện ngớ ngẩn nhất với ý nghĩa lớn thế - phi logic, bất hợp lí, nhưng vậy
mà trỏ tới chân lí.
Đệ tử của ông ấy tụ tập lại và
họ lo nghĩ, "Chuyện này chưa bao giờ xảy ra, thầy chưa bao giờ buồn. Thầy
là con người của tiếng cười, và thầy trông nghiêm nghị thế. Thầy có ốm không,
hay có cái gì đó đi sai không?"
Chung cuộc đệ tử nào đó hỏi,
"Có chuyện gì vậy, thưa thầy?"
Trang Tử nói rất nghiêm chỉnh,
"Vấn đề này gần như ở bên ngoài hiểu thấu của ta, và ta nghĩ các ông sẽ chẳng
giúp ta được theo bất kì cách nào, nhưng dầu vậy ta sẽ kể cho các ông. Trong
đêm ta đã mơ rằng ta hoá thành bướm."
Các đệ tử cười phá lên và nói,
"Cái đó chẳng có gì mà nghiêm chỉnh cả. Nó chỉ là mơ, cho nên thầy đừng lo
nghĩ thế. Bây giờ thầy thức rồi, mơ được kết thúc."
Ông ấy nói, "Các ông trước
hết phải nghe cho hết cả câu chuyện đã. Khi ta thức dậy sáng nay, một ý tưởng
kì lạ đã nảy sinh trong tâm ta: "Nếu Trang Tử có thể trở thành bướm trong
mơ của mình, tại sao bướm không thể trở thành Trang Tử trong mơ của nó? Dường
như không logic tại sao bướm không thể mơ là Trang Tử."
Dầu vậy các đệ tử nói, "Thầy
không cần lo nghĩ về bướm! Để chúng mơ bất kì cái gì chúng muốn mơ, nhưng sao
thầy buồn?"
Trang Tử nói, "Các ông vẫn
không hiểu thấu vấn đề. Vấn đề với ta bây giờ là - ta là ai? Ta là bướm đang mơ
là Trang Tử chăng? Vì Trang Tử có khả năng mơ là bướm, làm sao ta cảm thấy được
thoả mãn rằng ta không chỉ là bướm đang mơ bản thân ta là Trang Tử?"
Bản thân các đệ tử trở nên buồn,
vì đó thực sự là vấn đề mà không thể nào giải được. Và nó vẫn còn không giải được
trong gần hai mươi thế kỉ. Không may là tôi đã không ở đó như một trong các đệ
tử của ông ấy, vì với tôi tiêu chí cơ bản là: trong khi thầy là bướm trong mơ,
thầy có vấn đề gì không? Có hoài nghi gì không? Bây giờ thầy thức, thầy có thể
hoài nghi - ai biết được, thầy có thể là bướm.
Đây là phân biệt duy nhất giữa
mơ và thực: thực tại cho phép thầy hoài nghi, và mơ không cho phép thầy hoài
nghi. Hiển nhiên thầy là Trang Tử, đừng lo nghĩ. Chắc chắn thầy không phải là
bướm; nó đã là mơ, vì nó đã không cho phép thầy hoài nghi.
Với tôi, năng lực hoài nghi là
một trong những phúc lành lớn nhất cho nhân loại. Các tôn giáo đã từng là kẻ
thù vì họ đã chặt chính gốc rễ của hoài nghi, và có lí do tại sao họ đã làm điều
đó: vì họ muốn mọi người tin vào ảo tưởng nào đó mà họ đã từng thuyết giảng.
Một người tin rằng nếu người đó
cầu nguyện một cách tha thiết, chân thành... thế thì Krishna có thể tới thăm
người đó, hay Jesus có thể xuất hiện trước người đó. Đây là các cách thức tạo
ra mơ trong khi bạn thức, với mắt mở. Nhưng bởi vì bạn thức, bạn có thể hoài
nghi. Cho nên hoài nghi đầu tiên phải bị phá huỷ; bằng không Jesus có thể đứng
trước bạn và bạn có thể bắt đầu hoài nghi - ai biết được, có lẽ nó chỉ là ảo tưởng.
Mình có bằng chứng nào rằng nó không là ảo tưởng?
Có hàng nghìn người trong nhà
thương điên trên khắp thế giới người tin vào ảo tưởng của họ sâu tới mức họ bắt
đầu nói với những người bạn không thể thấy được - chỉ họ mới có thể thấy. Và họ
không chỉ nói, họ cũng đáp lại nữa; bản thân họ làm công việc của cả hai người!
Điều kì lạ nhất là ở chỗ khi họ
nói từ phía này, phía của họ, họ có tiếng nói riêng, và khi họ trả lời từ phía
của Jesus Christ, tiếng nói của họ thay đổi. Nó có phẩm chất khác cho nó, thẩm
quyền khác cho nó. Bạn có thể thấy rằng họ đang làm cả hai điều - câu hỏi và
câu trả lời - và rằng không có ai khác. Nhưng bởi vì họ không thể hoài nghi được,
ảo tưởng của họ trở thành thực tại.
Để tôi nói cho bạn:
Nếu bạn không thể hoài nghi,
ngay cả thực tại trở thành ảo tưởng.
Tại sao có những người như Phật
Gautam kiên trì tới mức toàn thể sự tồn tại - ngoại trừ việc chứng kiến của bạn
về cái ngã, ngoại trừ nhận biết của bạn - đều chỉ là phù du, được làm bằng chất
liệu như mơ được làm? Họ không nói rằng những cây này không có đó. Họ không nói
rằng những cột trụ này không có đó. Đừng hiểu lầm vì từ 'ảo tưởng'.
Trong tiếng Anh bạn không có việc
dịch đích xác của từ maya; trong tiếng Anh, hoặc cái gì đó là thực hoặc nó là ảo
tưởng. Maya ở giữa hai điều này: Nó có vẻ thực, nhưng nó không thực. Nó dường
như là thực, nhưng nó không là thực. Trong tiếng Anh không có từ dịch đích xác
cho maya. Nó đã được dịch thành ảo tưởng, nhưng ảo tưởng không phải là từ đúng.
Ảo tưởng không tồn tại. Thực tại tồn tại. Maya chỉ là ở giữa - nó gần như tồn tại.
Khi có liên quan tới hoạt động hàng ngày, nó có thể được coi là thực tại. Chỉ
theo nghĩa tối thượng, từ đỉnh chiếu sáng của bạn, nó trở thành không thực, ảo
tưởng.
Vấn đề là ở chỗ điều trở thành ảo
tưởng trong kinh nghiệm về chứng ngộ không thể được quan niệm như ảo tưởng bởi
những người không chứng ngộ. Làm sao bạn có thể nghĩ rằng vợ bạn, chồng bạn,
nhà bạn, xe của bạn, hàng xóm của bạn... rằng mọi thứ này chỉ là mơ?
Nó không phải là mơ theo cách bạn
biết mơ hiện hữu; do đó từ 'maya' phải được giữ không dịch, vì maya không ngụ ý
mơ. Nó đơn giản nghĩa là các thứ không vĩnh hằng không thể được chấp nhận là thực.
Chúng được sinh ra, chúng có đó, và chúng thường xuyên chết đi. Từ chính khoảnh
khắc cái gì đó được sinh ra, nó bắt đầu chết đi - đây là loại thực tại gì vậy?
Sinh của bạn đã là bắt đầu của
chết. Kể từ đó bạn đã không làm bất kì cái gì ngoại trừ chết đi - mọi ngày,
liên tục - mặc dầu quá trình này là rất chậm. Nó có thể mất bẩy mươi năm hay
tám mươi năm để đạt tới nấm mồ của bạn, nhưng bạn đang di chuyển tới nó từ khi
bạn rời khỏi nôi... một cách nhất quán... không bao giờ lấy một ngày nghỉ,
không bao giờ đi lạc lối. Không có cách nào đi lạc lối! Bất kì cái gì bạn làm,
bất kì chỗ nào bạn đi, bạn đều đang đi hướng tới nghĩa địa. Một ngày nào đó bạn
đã không có... một ngày nào đó bạn lại không có - mặc dầu bạn đã tồn tại trong
bẩy mươi năm.
Mơ của bạn cũng tồn tại, trong
lúc này. Nó có thể chỉ bẩy phút, hay bẩy mươi phút, nhưng điều đó không tạo ra
khác biệt gì. Mơ được sinh ra, nó còn lại đó... bạn bị ảnh hưởng bởi nó, như bạn
bị ảnh hưởng bởi bất kì cái gì thực, và thế rồi nó chết.
Cùng điều này là bản chất của
cái gọi là thực tại của chúng ta. Có lẽ nó ở trên qui mô lớn hơn, mơ kéo dài
lâu hơn. Nhưng hàng triệu người đã sống ở đây trước chúng ta, và chúng ta không
biết ngay cả tên của họ. Chúng ta không biết rằng họ đã rơi vào yêu, rằng họ đã
tranh đấu, rằng họ đã bị giết, bị sát hại, rằng họ đã tự tử, rằng họ đã trở
thành thủ tướng, tổng thống, siêu giầu... và họ tất cả đã biến mất dường như họ
không là gì ngoài việc viết lên nước - hay nhiều nhất là viết lên cát. Điều đó
kéo dài một chốc, thế rồi gió mạnh tới và mọi thứ viết ra biến mất.
Theo những người chứng ngộ, cái
chỉ là viết trên nước... hay nó có thể viết trên cát, hay nó có thể viết trên
đá kéo dài hàng nghìn năm - khác biệt chỉ là thời gian; ngoài ra không có khác
biệt. Khác biệt chỉ về phương tiện - nước, cát, hay đá. Việc viết là như nhau:
một ngày nào đó nó đã không có, với thời gian nào đó nó còn lại, một ngày nào
đó nó lại sẽ không có.
Mọi thứ tới từ hư không và mọi
thứ di chuyển vào trong hư không: đó là nghĩa của maya. Nó không ngụ ý cái
không thực, vì ngay cả việc viết trên cát là thực. Ngay cả viết trên nước có thực
tại riêng của nó, mặc dầu nó rất thoáng qua - bạn thậm chí chưa viết xong và nó
đã biến mất! Việc viết trên đá sẽ kéo dài trong hàng nghìn năm. Vậy mà một điều
là chắc chắn: chúng tất cả là thực, nhưng một ngày nào đó chúng tới từ hư
không, và một ngày nào đó chúng quay trở lại trong hư không. Đó là nghĩa của từ
'maya'. Nó không tương đương với ảo tưởng.
Con người của chứng ngộ nhìn
toàn thể sự tồn tại là maya. Nó đi vào trong sự tồn tại, nó biến mất. Nó không
phải là thực tại vĩnh hằng, cái không bao giờ bắt đầu và không bao giờ kết
thúc.
Toàn thể việc tìm kiếm chân lí
là về cái bao giờ cũng còn như nó vậy. Nó không đi vào trong sự tồn tại cũng
không đi ra khỏi sự tồn tại. Và hàng nghìn người tìm kiếm đã đi tới cùng một kết
luận: rằng chỉ có một thứ, chỉ một thứ trong toàn thể sự tồn tại bao giờ cũng
còn như nó vậy, và đó là nhận biết của bạn.
Ngoại trừ nhận biết, mọi thứ đều
là maya.
Duy nhất nhận biết, người quan
sát bên trong bạn, thuộc vào thực tại vĩnh hằng - là thực tại duy nhất. Nó
không bao giờ sinh... không bao giờ diệt. Nó bao giờ cũng vậy, và nó bao giờ
cũng sẽ vậy.
Kinh nghiệm về chứng ngộ làm
cho điều đó thành rõ ràng thế. Nhưng đem nó vào trong ngôn ngữ mà mọi người có
thể hiểu được, những người chưa có kinh nghiệm này, bao giờ cũng là vấn đề lớn,
và nhiều hiểu lầm nảy sinh.
Chẳng hạn, nếu bạn gọi thế giới
là ảo tưởng, thế thì mọi người nghĩ, "Thế thì khác biệt gì giữa tốt và xấu?
Dù bạn là thánh nhân hay kẻ cắp, nó tất cả là như nhau - nó chỉ là mơ. Dù bạn
giết ai đó hay bạn cứu ai đó khỏi chết đuối trên sông, nó tất cả là như nhau -
cả hai là ảo tưởng, cho nên không có gì có thể được gọi là đạo đức, và không
cái gì có thể được gọi là vô đạo đức." Điều đó gây rất rối loạn cho xã hội,
và nó gây rất rối loạn cho những người phải quản lí xã hội và các công chuyện của
nó.
Thực tại, không có cách nào để
rút gọn kinh nghiệm về chứng ngộ vào trong ngôn ngữ của những người đang ngủ. Bạn
phải dùng lời của họ, và lời của họ có hàm ý riêng của họ. Khoảnh khắc bạn nói
cái gì đó, bạn lập tức cảm thấy rằng bạn đang đem chân lí vào lời mà sẽ bị hiểu
lầm.
Đất nước này vẫn còn trong nô lệ
trong hai nghìn năm, và một trong những lí do cơ bản nhất là ý tưởng rằng mọi
thứ đều là ảo tưởng. Dù đất nước là tự do hay nô lệ, điều đó không tạo ra mấy
khác biệt. Ấn Độ đã bị cai trị bởi các bộ lạc nhỏ, man rợ thế, và nó là lục địa
bao la thế; đơn giản không thể nào tin được rằng một nước lớn thế có thể bị kiểm
soát bởi bộ lạc nhỏ. Nhưng lí do là ở chỗ Ấn Độ không bao giờ cho bất kì chống
cự nào. Nó không bao giờ tranh đấu. Nó đơn giản chấp nhận cảnh nô lệ như một phần
của mơ. Tự do là mơ và nô lệ là mơ...
Những người tới từ các nước
tiên tiến không thể tin được vào điều đó - nghèo nhiều thế, và vậy mà người
nghèo hoàn toàn được mãn nguyện. Người giầu ở các nước tiên tiến đang trong khổ
sở, trong đau đớn, giận dữ thế... bất mãn lớn thế. Và người ở phương Đông, đặc
biệt ở Ấn Độ, không có cái gì - và vậy mà họ dường như được mãn nguyện đầy đủ.
Lí do là, những người như Phật
Gautam và Mahavira và Neminatha và Adinatha, dòng dài những người chứng ngộ, đã
từng nói về kinh nghiệm của họ - rằng khi họ đã đi tới chiều cao tối thượng của
tâm thức của họ, toàn thể cuộc sống dường như chỉ là ảo ảnh... chỉ là maya,
sáng tạo ảo thuật mà không có bản chất trong nó. Họ là hoàn toàn đúng, nhưng họ
quên mất một điều: những người họ đang nói cho là những người không chứng ngộ.
Đôi khi ngay cả chân lí lớn nhất
cũng có thể trở thành tai hoạ. Nó đã là như vậy ở đất nước này. Nghèo nàn đã được
chấp nhận, cảnh nô lệ đã được chấp nhận, vì nó chỉ là mơ - người ta không cần bị
rối loạn bởi nó. Điều này có thể là nguy hiểm. Điều này đã chứng tỏ là nguy hiểm;
do đó tôi không nói rằng thế giới là mơ. Tôi có thể thấy rằng những hậu quả đã
chứng tỏ là rất nguy hiểm.
Đã không có ý định về phần những
người chứng ngộ, nhưng dầu vậy trách nhiệm vẫn nằm trên vai họ. Họ nói mọi điều
cho những người không sẵn sàng hiểu chúng. Điều tuyệt đối chắc chắn là họ sẽ bị
hiểu lầm - và họ đã bị hiểu lầm.
Ấn Độ đã sống trong nghèo nàn
mà không có cuộc cách mạng nào. Chính ý tưởng về cách mạng là không liên quan -
người ta không bao giờ nổi dậy chống lại mơ. Người ta đơn giản chấp nhận rằng
mơ là vô tồn tại, nó không thành vấn đề chút nào. Nhưng với người dốt nát, nó
thành vấn đề - đói thành vấn đề.
Tôi đã ở trong khó khăn vô cùng
để nói chân lí tối thượng cho mọi người, vì vấn đề là hiệu quả sẽ là gì trên
tâm trí họ và cuộc sống của họ... nói cho người đói, người sắp chết, chết đói,
"Đừng lo nghĩ, nó chỉ toàn là mơ thôi."
Tôi nhớ tới một câu chuyện... Ở
Trung Quốc cổ đại, giếng được làm ra mà không có tường bảo vệ quanh chúng. Đã
có một chợ phiên lớn và một người ngã xuống giếng, nhưng có nhiều ồn ào tới mức,
mặc dầu anh ta đã kêu to từ giếng, không ai nghe thấy anh ta.
Chỉ bởi tình cờ một sư Phật
giáo đi qua bên cạnh giếng, và vì ông ấy quen với im lặng, ông ấy có thể nghe
thấy, cho dù trong náo loạn của chợ phiên, rằng ai đó đã kêu to từ giếng. Ông ấy
tới gần bên và người này nói, "Xin ông cứu tôi với."
Sư Phật giáo nói, "Không
có vấn đề gì. Mọi người đều phải chết; đó chỉ là vấn đề thời gian. Vẫn còn an
bình đi. Phật Gautam vĩ đại đã nói rằng cuộc sống chỉ là mơ, cho nên nếu ông đã
rơi vào trong mơ trong giếng, đừng kêu to một cách không cần thiết. Cứ thảnh
thơi đi."
Người này nói, "Tôi sẵn
sàng nghe mọi giáo huấn của ông - nhưng đầu tiên kéo tôi ra đã!" Anh ta
không thể tin được rằng ai đó sẽ cho anh ta buổi giảng kì lạ thế trong tình huống
như thế, khi anh ta sắp chết!
Nhưng sư Phật giáo nói,
"Thầy chúng tôi Phật Gautam đã nói, 'Không bao giờ can thiệp vào cuộc sống
của bất kì người nào.' Cho nên tôi xin lỗi, tôi không thể làm được cái gì. Tôi
chỉ có thể giúp ông bằng việc cho ông giáo huấn thực: vào lúc chết, nếu ông có
thể im lặng và an bình, ông sẽ được sinh ra ở giai đoạn cao hơn của tâm thức."
Người này nói, "Tôi đơn giản
muốn ra khỏi giếng này! Tôi không muốn được sinh ra ở giai đoạn cao
hơn...."
Nhưng sư Phật giáo đã đi trên
con đường của mình.
Một Nho sĩ nghe thấy người này,
ông ta nhìn vào bên trong. Người này nói, "Ông không là Phật tử."..
và ông Nho sĩ này rất thực dụng. Ông ta không phải là người chứng ngộ và ông ta
không phải là người lí tưởng. Ông ta rất đạo đức, hiện thực, thực dụng. Ông ta
không tin vào bất kì cuộc sống khác nào sau cái chết. Ông ta không tin rằng tâm
thức có sự tồn tại tách rời. Cho nên người này nói, "Điều đó là tốt. Tôi
hài lòng rằng nho sĩ đã tới, vì ngay bây giờ sư Phật giáo đã đi qua, cho tôi lời
khuyên về thảnh thơi và chết an bình."
Nho sĩ nói, "Đừng lo! Tôi
sẽ đi vào đám đông và tôi sẽ lập tức bắt đầu cuộc cách mạng ở đất nước
này."
Người này nói, "Để làm
gì?"
Nho sĩ nói, "Thầy chúng
tôi Khổng Tử đã nói rằng mọi giếng phải có tường bảo vệ bao quanh nó. Vấn đề
không chỉ là mạng sống của ông; đó là vấn đề của mạng sống hàng triệu người.
Ông không nên lo nghĩ cho cái ngã nhỏ bé của ông. Nghĩ tới các thế hệ sắp tới
đi, và cảm thấy thoả mãn rằng ông đã bắt gặp tôi. Tôi sẽ tạo ra cuộc biến động
lớn trong cả nước, rằng mọi giếng phải có tường."
Người này nói, "Điều đó
hoàn toàn được, nhưng về tôi thì sao? Đến lúc cách mạng thành công và mọi giếng
đều có tường, tôi sẽ mất rồi."
Nho sĩ nói, "Tôi rất tiếc,
nhưng tôi tin vào thay đổi xã hội. Mối quan tâm của chúng tôi không phải là với
cá nhân, mà với xã hội...."
Ngay sau ông ta là một nhà truyền
giáo Ki tô giáo tới với một cái thùng và dây thừng, và trước khi người này nói
bất kì cái gì ông ta ném cái thùng xuống, và ông ta nói, "Chúng ta sẽ nói
sau. Trước hết ông phải được cứu đã. Cứ ngồi vào cái thùng này và tôi sẽ kéo
ông ra."
Ra khỏi giếng, người này nói,
"Ông là người tôn giáo duy nhất. Anh chàng kia vừa mới đi để tạo ra cách mạng
- tôi sắp chết ở đây! Người khác muốn tôi được sinh ra ở giai đoạn tâm thức cao
hơn.... Nhưng ông mới thực sự là người tôn giáo. Chỉ một câu hỏi, tại sao ông
đang mang cái thùng và cái dây thừng này?"
Nhà truyền giáo Ki tô giáo nói,
"Tôi bao giờ cũng sẵn sàng và chuẩn bị cho mọi trường hợp khẩn cấp, vì
Jesus Christ đã nói, 'Nếu ông cứu người, nếu ông phục vụ mọi người, phần thưởng
của ông ở vương quốc của Thượng đế là là lớn vô cùng.' Cho nên đừng nghĩ rằng
tôi quan tâm tới việc cứu ông; mối quan tâm của tôi là thu được nhiều đức hạnh
hơn. Tôi sẽ tranh đấu với ông Nho sĩ kia vì cách mạng của ông ta sẽ chấm dứt việc
mọi người ngã xuống giếng. Điều đó có nghĩa là chung cuộc, chúng tôi sẽ không
có khả năng cứu họ, và không cứu họ sẽ không có cách nào vào vương quốc của Thượng
đế. Tôi đã cứu ông, ông dạy cho con cái ông bao giờ cũng ngã xuống giếng đi...
và tôi bao giờ cũng ở quanh đây. Ông có thể gọi tôi, và tôi bao giờ cũng sẵn
sàng cho mọi tình huống khẩn cấp. Đây là toàn thể phục vụ của tôi cho mọi người."
Các tôn giáo đã không quan tâm
chút nào tới nhân loại số đông. Tôi không thể nói cho người đói, "Đói của
bạn chỉ là mơ," và tôi không thể nói cho người khát, "Cứ chết một
cách an bình đi. Đừng hỏi xin nước, đừng đòi bất kì cái gì vì điều đó sẽ tạo ra
dấu ấn xấu cho kiếp sống tương lai của bạn."
Bạn có thể hiểu khó khăn của
tôi.
Tôi tuyệt đối nhận biết rằng mọi
thứ là ảo tưởng, và vậy mà tôi không thích mọi người nhận ý tưởng này như hệ thống
niềm tin, vì hệ thống niềm tin đó, mà không có kinh nghiệm, sẽ phá huỷ toàn thể
cuộc sống của họ theo nhiều cách. Tôi muốn họ đi vào đạo, để nhận ra cho bản
thân họ việc cuộc sống chỉ là mơ, hay maya, có nghĩa gì với họ, và được tự do
khỏi ảo tưởng này về khổ, đau khổ, phiền não.
Giúp cho người khác cũng nảy
sinh cùng tâm thức thiền đi. Nhưng không cho mọi người ý tưởng như niềm tin -
điều họ không có như kinh nghiệm của họ - vì họ sẽ bắt đầu hành động tương ứng
theo chúng, và hành động của họ sẽ cực kì nguy hiểm cho họ.
Ấn Độ đã khổ nhiều thế từ những
người chứng ngộ của nó. Không khoa học nào có thể phát triển trên mảnh đất này.
Toán học đã được tìm ra lần đầu tiên ở đây, nhưng nó không thể tạo ra được một
Albert Einstein. Nhiều phát kiến khoa học có bắt đầu của chúng ở phương Đông.
Báo chí in đầu tiên được sinh ra ở Trung Quốc ba nghìn năm trước, tờ bạc đầu
tiên từ hai nghìn năm trước.
Nhưng khoa học không thể tiến bộ
được, vì nếu ý tưởng thịnh hành là mọi thứ đều là ảo tưởng, phỏng có ích gì mà
tìm kiếm và phân tích thế giới ảo tưởng? Cho nên đã từng có những thiên tài cực
giỏi, nhưng tất cả họ đều được cống hiến cho chỉ một điều - để tìm ra tâm thức
bên trong nhất của họ. Họ không quan tâm tới thế giới bên ngoài.
Ý tưởng về thiền và chứng ngộ
đã tạo ra việc hướng nội, và chỉ cái đối lập đã xảy ra ở phương Tây. Phương Tây
là hướng ngoại. Nó chỉ nhìn ở bên ngoài - bên ngoài là thực và bên trong không
tồn tại; nó là ảo tưởng. Nhưng theo một cách nào đó, cả hai là như nhau. Phương
Đông chấp nhận nửa này, cái bên trong, và phủ nhận nửa kia, cái bên ngoài;
phương Tây chấp nhận nửa này, cái bên ngoài, và phủ hận nửa kia, cái bên trong.
Phương Tây đã trở nên giầu có về
khoa học, công nghệ, nhưng đã đánh mất linh hồn của nó. Nó đã trở thành nghèo về
tâm linh. Phương Đông đã là giầu có về tâm linh, nhưng nó đã đánh mất mọi nắm
giữ thực tại bên ngoài và đã trở thành nghèo tới mức đến cuối thế kỉ này có lẽ
một nửa dân số Ấn Độ - điều đó nghĩa là năm trăm triệu người - sẽ chết. Và điều
này sẽ không là hoàn cảnh chỉ ở Ấn Độ, mà trong mọi nước phương Đông vẫn còn
nghèo.
Điều đó không phải là trùng hợp
ngẫu nhiên. Với tôi điều tuyệt đối rõ ràng tại sao nó đã xảy ra: con người toàn
thể chưa bao giờ được dạy.
Tôi ủng hộ cho con người toàn
thể. Bên ngoài người đó - tôi sẽ không gọi nó là ảo tưởng, tôi sẽ gọi nó là
"thực tại thay đổi" - và bên trong người đó, thực tại không đổi. Đó
là khác biệt duy nhất tôi sẽ làm. Thực tại thay đổi có cái đẹp riêng của nó,
cũng như thực tại không đổi có cái đẹp riêng của nó. Và cả hai phải được hoàn
thành.
Con người cần tính tôn giáo nhiều
như con người cần cách tiếp cận khoa học. Khoa học dành cho cái bên ngoài, thế
giới đối thể, và tôn giáo dành cho bên trong, thế giới chủ thể. Cả hai có thể
phát triển cùng nhau, cũng giống như hai cánh của con chim, thế thì có tính
toàn thể. Và với tôi, khi con người là toàn thể chỉ thế con người là linh
thiêng.
Các nhà khoa học của chúng ta,
các thánh nhân của chúng ta là không đầy đủ. Con người đầy đủ còn chưa đi vào
trong thế giới. Mọi nỗ lực của tôi là để làm cho bạn nhận biết rằng thế giới cần
lắm, khẩn thiết lắm, việc sinh thành của con người toàn thể - con người không
chia chẻ thành bên trong và bên ngoài. Chỉ con người này mới có thể làm cho sự
tồn tại này là đẹp, có thể làm cho nhận biết của con người này là ánh sáng lớn,
niềm vui lớn.
Ngay từ đầu, tôi chống lại thái
độ này của việc gọi thế giới là ảo tưởng. Nó là thực tại đang thay đổi, nó là một
luồng. Thực ra, nếu như nó không phải là thực tại đang thay đổi, nó chắc đã rất
chán. Việc thay đổi khí hậu liên tục của nó, của ngày thành đêm, của đêm thành
ngày, việc thay đổi liên tục của nó từ sống sang chết, từ chết sang sống, giữ
cho nó thành thú vị, giữ cho nó là cuộc phiêu lưu, thách thức liên tục cho
nghiên cứu vào trong các lãnh thổ không biết.
Cùng điều này là đúng về thế giới
bên trong. Nếu nó mà cũng thay đổi, thế thì bạn chắc đã không là cùng một người
cho hai ngày liên tiếp. Hôm qua bạn vay tiền từ ai đó; ngày hôm sau, đấy không
phải là bạn người được cho là trả lại tiền. Ai đó khác đã vay - bạn không là
người đó. Và nếu cả bên trong lẫn bên ngoài đều liên tục thay đổi, thế thì bạn
sẽ thấy rằng họ đang thay đổi so với cái gì? - thay đổi yêu cầu cái gì đó không
đổi như bối cảnh.
Nhận biết của bạn là trung tâm
của cơn xoáy lốc.
Mọi thứ quanh bạn liên tục thay
đổi; chỉ bạn, tại bản thể bên trong nhất, bao giờ cũng còn như vậy. Với hiểu biết
này, tôi sẽ nói về lời kinh của Đại Huệ.
Đã nói hư huyễn thì lúc làm
cũng huyễn, lúc thọ cũng huyễn,
... ông ấy không đúng trong điều
ông ấy nói, không đúng tương ứng với kinh nghiệm về chứng ngộ. Ông ấy vẫn còn
là người trí thức. Ông ấy không bao giờ vươn lên những tầm cao của thông minh,
ít nhất là chưa. Có lẽ trong những lời kinh tương lai ông ấy có thể đi vào các
cõi giới cao hơn, bay cao hơn một chút. Nhưng ông ấy dường như là rất không nhận
biết về điều ông ấy nói, vậy mà việc giả vờ của ông ấy là ở chỗ điều ông ấy
nói, ông ấy biết.
Điều thứ nhất, Đã nói hư huyễn.
Bây giờ đây là việc lặp lại thuật ngữ. Huyễn hiển nhiên là hư, là trống rỗng.
Không có nhu cầu gọi nó là hư huyễn, ảo tưởng trống rỗng; việc đó là thừa, nó
là lặp lại không cần thiết. Huyễn nghĩa là trống rỗng. Huyễn nghĩa là không có
thực chất trong nó - bây giờ tại sao gọi nó là hư huyễn, ảo tưởng trống rỗng?
Có ảo tưởng nào đó không trống rỗng sao? Chúng sẽ là loại ảo tưởng nào mà không
trống rỗng, và làm sao bạn có thể gọi chúng là huyễn, ảo tưởng, nếu chúng có thực
chất? Mơ không có bất kì thực chất nào.
Có thể dùng những thuật ngữ như
vậy chỉ vì ông ấy đã nghe từ nhiều thầy, ông ấy đã đọc nhiều kinh sách, nhưng
nó không là kinh nghiệm riêng của ông ấy.
Đã nói hư huyễn thì lúc làm
cũng huyễn, lúc thọ cũng huyễn.
Điều đó là tuyệt đối ngớ ngẩn!
Nó là ảo tưởng chỉ khi bạn không nhận biết. Khoảnh khắc bạn nhận biết và bạn trải
nghiệm nó, nó biến mất. Bạn đã từng mơ và bạn thức dậy - bạn có cho rằng mơ tiếp
tục khi bạn thức không? Khoảnh khắc bạn thức, mơ bị kết thúc. Nhận biết của bạn
và mơ của bạn không thể tiếp tục đồng thời.
Khoảnh khắc ai đó trở nên chứng
ngộ, mọi điều là mơ biến mất. Người đó chỉ thấy tâm thức thuần khiết khắp vũ trụ,
hệt như đại dương tâm thức. Mọi hình dạng thường xuất hiện trước đây đã biến mất...
chỉ còn tâm thức vô hình dạng, phổ quát. Không có mơ ở bất kì đâu, không có ảo
tưởng ở bất kì đâu. Chính bởi vì kinh nghiệm này mà người đó nói rằng những người
đang sống một cách vô ý thức là sống trong ảo tưởng. Nơi họ thấy các hình dạng,
không có hình dạng nào; nơi họ thấy những điều lớn lao, không có gì, không bản
chất.
Điều bản chất là gì trong tham
vọng của bạn, điều bản chất là gì trong tham lam của bạn? Điều bản chất là gì
trong thèm khát của bạn, điều bản chất là gì trong ý chí quyền lực của bạn? Cho
dù bạn trở thành người quyền lực nhất thế giới, một Alexander Đại Đế, điều bản
chất trong nó là gì?
Khi Alexander Đại Đế tới Ấn Độ,
ông ta gặp một người vĩ đại, Diogenes. Trong đối thoại của họ có một điểm có
liên quan. Diogenes đã hỏi ông ta, "Ông định làm gì sau khi ông đã chinh
phục toàn thế giới?"
Alexander nói, "Sau khi ta
đã chinh phục toàn thế giới, ta sẽ thảnh thơi, như ông."
Diogenes đang tắm nắng, trần trụi.
Ông ấy sống khoả thân, bên cạnh dòng sông, và ông ấy đang nằm trên cát tận hưởng
ánh mặt trời buổi sáng và làn gió mát. Diogenes cười và ông ấy nói, "Nếu
sau khi chinh phục toàn thế giới ông định thảnh thơi như tôi, sao không thảnh
thơi ngay bây giờ đi? Việc chinh phục toàn thế giới là tiền điều kiện cho thảnh
thơi sao? Tôi đã không chinh phục toàn thế giới."
Alexander cảm thấy bối rối vì
điều ông ấy nói là đúng. Thế rồi Diogenes nói, "Tại sao ông phí cuộc đời
ông vào chinh phục thế giới - chung cuộc chỉ để thảnh thơi, giống như tôi. Bờ
sông này là đủ rộng, ông có thể tới, bạn ông có thể tới. Nó dài hàng dặm và rừng
là đẹp. Và tôi không sở hữu cái gì. Nếu ông thích chỗ tôi đang nằm, tôi có thể
đổi!"
Alexander nói, "Có lẽ ông
đúng, nhưng trước hết tôi phải chinh phục thế giới."
Diogenes nói, "Điều đó là
tuỳ ông. Nhưng nhớ cho một điều: ông đã bao giờ nghĩ rằng không có thế giới
khác không? Một khi ông đã chinh phục xong thế giới này, ông sẽ gặp khó
khăn."
Tương truyền Alexander lập tức
trở nên buồn. Ông ta nói, "Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó. Điều đó làm
cho tôi cảm thấy rất buồn là tôi gần chinh phục xong thế giới thế... và tôi chỉ
mới ba mươi ba, và không có thế giới khác để chinh phục."
Diogenes nói, "Nhưng ông
đã nghĩ tới thảnh thơi. Nếu có thế giới khác, tôi nghĩ trước hết ông sẽ chinh
phục cái đó và thế rồi thảnh thơi. Ông sẽ không bao giờ thảnh thơi vì ông không
hiểu một điều đơn giản về thảnh thơi - nó là bây giờ hay không bao giờ. Nếu ông
hiểu nó, nằm xuống đi, vứt quần áo này xuống sông. Nếu ông không hiểu, quên
chuyện thảnh thơi đi. Và phỏng có ích gì mà chinh phục thế giới? Ông sẽ thu được
cái gì bởi việc đó? Ngoại trừ mất cuộc đời ông, ông sẽ không thu được cái gì cả."
Alexander nói, "Tôi muốn gặp
ông lần nữa khi tôi quay về. Ngay bây giờ tôi phải đi, nhưng tôi thích ngồi và
nghe ông. Tôi bao giờ cũng nghĩ về việc gặp ông - tôi đã nghe nói nhiều câu
chuyện thế về ông. Nhưng tôi chưa bao giờ gặp một người đẹp và có ấn tượng như
ông. Tôi có thể làm cái gì cho ông không? Chỉ một lời, một hướng dẫn từ ông, và
điều đó sẽ được thực hiện."
Diogenes nói, "Nếu ông có
thể, xin đứng dịch một chút sang bên, vì ông đang chắn ánh mặt trời. Đó sẽ là đủ
sự biết ơn - và tôi sẽ vẫn còn cám ơn ông trong cả đời."
Khi Alexander rời ra đi,
Diogenes bảo ông ấy, "Xin nhớ cho một điều: ông sẽ không bao giờ quay về
nhà vì tham vọng của ông quá lớn và cuộc sống quá ngắn ngủi. Ông sẽ không bao
giờ có khả năng hoàn thành tham vọng của ông, và ông sẽ không bao giờ có khả năng
quay về nhà." Và thực tại điều đó đã xảy ra rằng Alexander không bao giờ
có thể về tới nhà. Ông ấy chết khi ông ấy đang trở về từ Ấn Độ, ngay trên đường.
Câu chuyện hư cấu tiếp đã thịnh
hành trong hai nghìn năm. Câu chuyện này có ý nghĩa nào đó, và tính lịch sử nào
đó về nó, vì trong cùng ngày đó Diogenes cũng chết. Cả hai chết cùng ngày,
Alexander chết sớm hơn vài phút, và Diogenes sau ông ấy vài phút; do đó câu
chuyện này đã đi vào hiện hữu....
Khi họ đi ngang qua con sông là
biên giới của thế giới này và vương quốc của Thượng đế, Alexander đi trước
Diogenes, chỉ đi trước vài bước, và ông ta nghe thấy tiếng cười từ đằng sau. Nó
có vẻ quen thuộc và ông ta không thể tin được vào điều đó - đấy là Diogenes.
Ông ta rất xấu hổ, vì lần này ông ta cũng trần trụi. Chỉ để che giấu bối rối của
mình, ông ta bảo Diogenes, "Đây phải là biến cố chưa từng có trước đây rằng
trên dòng sông này người chinh phục thế giới, hoàng đế, gặp kẻ ăn xin" -
vì Diogenes thường ăn xin.
Diogenes lại cười và nói,
"Ông hoàn toàn đúng, nhưng chỉ về một điểm ông sai."
Và Alexander hỏi, "Điểm gì
vậy?"
Diogenes nói, "Hoàng đế
không phải là người ông nghĩ ông là vậy, và người ăn xin không phải là người
ông nghĩ. Người ăn xin ở phía trước ta. Ông đã đi tới mất mọi thứ; ông là kẻ ăn
xin. Ta đã đi tới sống từng khoảnh khắc với tính toàn bộ và sự mãnh liệt, giầu
có, được hoàn thành tới mức ta chỉ có thể được gọi là hoàng đế, không phải là kẻ
ăn xin."
Câu chuyện này dường như là hư
cấu, vì làm sao người ta biết được cái gì đã xảy ra? Nhưng nó dường như có ý
nghĩa. Khoảnh khắc bạn biết rằng cuộc sống và sự tồn tại là hiện tượng lướt qua
nhanh chóng... nó không có nghĩa là bạn phải từ bỏ chúng; nó đơn giản nghĩa là:
trước khi chúng bay mất, vắt hết nước quả của mọi khoảnh khắc.
Đó là chỗ tôi khác với mọi người
chứng ngộ của thế giới. Họ sẽ nói, "Từ bỏ chúng, vì chúng đang thay đổi."
Còn tôi sẽ nói, "Vì chúng đang thay đổi, vắt hết nước quả nhanh chóng vào.
Trước khi chúng thoát đi, nếm trải chúng, uống chúng, hân hoan trong chúng. Trước
khi các khoảnh khắc đi mất, làm chúng thành lễ hội, điệu vũ, bài ca." Vì
chúng đang lướt nhanh qua, điều đó không có nghĩa là bạn phải từ bỏ chúng. Nó
đơn giản có nghĩa là bạn phải rất tỉnh táo, để cho không cái gì có thể thoát đi
mà không bị vắt hoàn toàn.
Thế giới này phải được sống
mãnh liệt và toàn bộ nhất có thể được, và điều đó không chống lại nhận biết của
bạn. Thực ra, bạn sẽ phải rất nhận biết để không bỏ lỡ một khoảnh khắc. Cho nên
nhận biết và tận hưởng cuộc sống này có thể tăng trưởng cùng nhau đồng thời. Và
đây là cái nhìn của tôi về con người toàn thể.
Đã nói hư huyễn thì lúc làm
cũng huyễn, lúc thọ cũng huyễn, lúc mê cũng huyễn, lúc giác cũng huyễn... Điều
này là tuyệt đối sai. Khi bạn biết và nhận biết, mọi cái là ảo tưởng biến mất...
lúc mê cũng huyễn. Nó là ảo tưởng chỉ khi bạn đang bị mất hút trong nó. Khi bạn
đứng sang bên như người quan sát, như nhân chứng, nó chỉ là hiện tượng lướt
qua. Đó là nghĩa của từ 'maya', mà ảo tưởng không phải là là từ dịch đúng.
Bạn biết điều đó - mọi thứ đều
đang lướt nhanh qua. Hoặc bạn có thể từ bỏ nó, điều trong quá khứ mọi người đã
từng làm... nhưng tôi chống lại việc từ bỏ nó. Phỏng có ích gì mà từ bỏ?
Cái gì đó đang từ bỏ bạn, cái
mà mọi khoảnh khắc đều đi vào trong triệt tiêu... Nắm giữ nó trước khi nó mất
đi, sống nó, là tốt hơn, nó sẽ làm cho bạn giầu có hơn, nó sẽ làm cho bạn chín
chắn hơn.
Và người sống mọi khoảnh khắc,
tỉnh táo, quan sát, biết hoàn toàn rõ rằng không có gì để níu bám - mọi thứ đều
đang đi mất, nó cũng sẽ đi mất - người đó không khổ, không tiếc, không phàn
nàn, không càu nhàu chống lại cuộc sống. Cuộc sống đang lướt nhanh qua - việc
lướt nhanh qua là tính như thế của nó, tính như vậy của nó. Đó là bản tính của
nó - và bản tính của bạn là như vậy một cách tuyệt đối và vĩnh hằng. Sao không
tận hưởng nó?
Điều đó là đúng. Hoa hồng đã nở
vào buổi sáng, sẽ mất đi vào buổi tối. Nhưng phá huỷ nó vào buổi sáng có nghĩa
không vì nó sẽ mất đi vào buổi tối? Điều đó sẽ là cực kì ngu xuẩn. Nhưng điều
đó đã từng là toàn thể lịch sử của mọi tôn giáo.
Tôi nói với bạn: vì hoa hồng đã
nở vào buổi sáng và đang nhảy múa trong ánh mặt trời và trong không khí và
trong mưa, sẽ mất đi vào buổi tối... trước khi nó mất đi, nhảy múa cùng nó, hân
hoan cùng nó, để cho hương thơm của nó trở thành một phần của bạn. Đừng níu bám
lấy nó! Khi nó có đó, biết ơn sự tồn tại đi. Khi nó mất rồi, nó sẽ để lại kí ức
đẹp trong bạn, việc nhớ lại lớn lao. Nhưng không cái gì phải lo nghĩ vì ngày
càng nhiều hoa hơn sẽ tới.
Người ta phải học nghệ thuật sống
với nhận biết. Với tôi, điều đó có thể là định nghĩa của tôn giáo: nghệ thuật sống
với nhận biết - không từ bỏ, nhưng hân hoan.
quá khứ hiện tại vị lai thảy đều
là huyễn. Hôm nay biết lỗi thì dùng thuốc huyễn để trị cái bệnh huyễn. Nếu bệnh
lành ắt thuốc cũng bỏ, người thì vẫn y như cũ, chỉ là người xưa kia thôi. Nếu đặt
ra có người thật, có pháp thật, ấy là kiến giải của tà ma ngoại đạo vậy.
Bản thân ông ấy là người ngoài.
Ông ấy không biết điều ông ấy đang nói. Ông ấy đơn giản lặp lại những lời cũ của
những người đã chứng ngộ. Tôi nói rằng nó không phải là kinh nghiệm của ông ấy,
vì ông ấy phạm phải nhiều sai lầm thế, điều chỉ ra việc đó. Con người của kinh
nghiệm không thể phạm phải những sai lầm đó.
Thiện Tài ở chỗ Đức Di Lặc
trong khoảnh khắc búng ngón tay còn có thể bỗng quên tam muội sở chứng từ của
các thiện tri thức, huống là những ác nghiệp, tập khí hư ngụy từ vô thủy ư! Nếu
cứ cho các tội đã làm khi trước là thật thì cảnh giới trước mắt hiện nay cũng
phải thật có, cho đến quan chức, phú quí, ân ái thảy đều là thật.
Ông ấy trích dẫn một sự vụ rất
có ý nghĩa, nhưng không có bình luận về nó. Điều đó là lạ. Ông ấy liên tục tung
ra những cái tên lớn lao và các sự vụ chỉ để chỉ ra uyên thâm của ông ấy, kiến
thức của ông ấy. Nhưng sự vụ này có ý nghĩa mênh mông tới mức nói về nó và
không đưa ra bất kì bình luận nào về nó chứng tỏ rằng ông ấy đã không hiểu nó
nghĩa là gì.
Thiện Tài ở chỗ Đức Di Lặc
trong khoảnh khắc búng ngón tay còn có thể bỗng quên tam muội sở chứng từ của
các thiện tri thức. Câu chuyện là ở chỗ Thiện Tài đã học với nhiều thầy giáo,
nhiều kĩ thuật thiền. Và thế rồi anh ta tới tiếp xúc với một thầy chứng ngộ, Di
Lặc. Khi anh ta chạm chân Di Lặc và Di Lặc nhìn anh ta, Di lặc búng ngón tay -
và cái gì đó kì lạ đã xảy ra. Thiện tài đơn giản trở nên im lặng. Anh ta chưa bao
giờ ở trong không gian như vậy, cho dù anh ta đã từng thực hành thiền, đã từng
sống với nhiều thầy. Chỉ mỗi việc búng ngón tay này... Có lẽ anh ta ở ngay bên
bờ. Nó có thể xảy ra. Chỉ hơi đẩy một chút thôi, nó có thể là bất kì cái gì.
Ngay khi anh ta đứng dậy từ việc chạm chân thầy và Di Lặc búng ngón tay, anh ta
có thể đã nhìn vào Di Lặc - anh ta đang làm gì? Trong một khoảnh khắc anh ta
quên mất tâm trí của mình, mọi ý nghĩ, mọi thiền. Trong một khoảnh khắc đã có kẽ
hở, và kẽ hở đó mở cánh cửa của vĩnh hằng.
Nó có thể là bất kì cái gì. Nếu
một người ở ngay bên bờ, thế thì một người hiểu và có thể nhìn thấy bên trong bạn,
và có thể thấy rằng bạn đang ở ngay trên bờ... một cú đẩy chút xíu, và bạn sẽ
đi vào trong chiều hướng mới khác toàn bộ.
Cử chỉ đơn giản này, búng ngón
tay, và Thiện Tài trở nên chứng ngộ. Anh ta đã tới để hỏi nhiều câu hỏi, nhưng
mọi câu hỏi đã bị kết thúc. Anh ta đã chạm chân Di Lặc như người mới tới - và
sau cử chỉ nhỏ này, anh ta phải chạm chân Di Lặc lần nữa, chỉ để cám ơn ông ấy.
Không một lời thốt ra từ Di Lặc, không một lời được Thiện Tài nói ra... và mọi
thứ đã xảy ra.
Khi Thiện Tài đi rồi, Di Lặc đã
nói với các đệ tử khác của ông ấy, "Trông đấy, các ông làm việc vất vả thế,
và ta đã từng đánh các ông dữ thế..." Và ông ấy bảo họ rằng Phật Gautam là
đúng khi Phật nói rằng có vài người giống như ngựa sẽ không chuyển động chừng
nào bạn chưa đánh chúng thật đau, và có vài người giống như loại ngựa khác - chỉ
hơi đá bằng chân bạn là đủ cho chúng di chuyển. Và có những con ngựa thậm chí
không cần tới điều đó; chỉ cái bóng của roi sẽ là đủ.
"Ta đã nghe điều đó,"
Di Lặc nói, "nhưng lần đầu tiên ta đã thấy một người thuộc vào loại ngựa
thứ ba. Chỉ cái bóng của roi, thậm chí không phải là chiếc roi, và nó đã đi vào
trong thế giới khác."
Đại Huệ nhắc tới sự vụ lớn lao
này, nhưng không có bình luận chút nào về nó. Điều rất lạ là người ta có thể
nói về những sự vụ lớn lao thế và không bình luận chút nào. Có lẽ ông ấy đã
không hiểu nó. Có lẽ ông ấy thuộc vào loại ngựa thứ nhất!
Tâm chẳng tìm cầu, chẳng vọng
tưởng, chẳng duyên các cảnh thì ngay chỗ nhà lửa trần lao này tức là chỗ giải
thoát ra khỏi tam giới.
Điều ông ấy nói là đúng: Bạn
không phải đi bất kì đâu. Tâm trí bao giờ cũng quan tâm tới việc đi đâu đó. Tâm
trí là người Mĩ, bao giờ cũng đi đâu đó - không thành vấn đề chỗ nào. Điều
thành vấn đề là đi.
Tôi đã nghe về một đôi... chồng
đang lái xe nhanh thế, và vợ lo ngại. Cô ấy liên tục nói, "Ít nhất anh phải
nhìn vào bản đồ chứ! Chúng ta có đang trên đường đúng hay đường sai tới chỗ chúng
ta đi không?"
Anh chồng cắn cảu đáp lại,
"Em im đi! Em không thấy chúng ta đang đi nhanh thế nào sao. Không thành vấn
đề nơi chúng ta đi, điều thành vấn đề là tốc độ, niềm vui tốc độ."
Tôi đã nghe nói rằng Ronald
Reagan đã tới thăm Hi Lạp và đã đi để xem núi lửa cũ. Ông ấy nhìn vào bên
trong, sâu trong núi lửa, và ông ấy nó với người hướng dẫn, "Lạy chúa, nó
có vẻ như địa ngục."
Và người hướng dẫn nói,
"Người Mĩ các ông đã ở mọi nơi rồi!"
Tâm trí là người Mĩ, điều đó là
tuyệt đối chắc chắn; bằng không, không có nhu cầu di chuyển đi bất kì đâu. Bất
kì chỗ nào bạn ở đều là chỗ của chứng ngộ của bạn.
... chỗ giải thoát ra khỏi tam
giới - địa ngục và thế gian và cõi trời. Trong Ki tô giáo, Do Thái giáo, Mô ha
mét giáo, cả ba tôn giáo này được sinh ra bên ngoài Ấn Độ - cõi trời là tối thượng.
Nhưng các tôn giáo được sinh ra ở Ấn Độ không coi cõi trời là điều tối thượng.
Được tự do khỏi cả ba giới này là mục đích tối thượng của họ, và cái thứ tư đó
được gọi là moksha - giải thoát đích thực.
Cõi trời không là gì ngoài nơi
nghỉ cho các ngày nghỉ. Bạn đã kiếm số tiền nào đó và thế rồi chạy xô tới nơi
nghỉ cho ngày nghỉ. Cõi trời không là gì theo các tôn giáo phương Đông, chỉ là
nơi nghỉ cho ngày nghỉ. Bạn đã kiếm được chút ít đức hạnh, bạn đã cúng dường
cho các sự nghiệp từ thiện, bạn đã chạy tới các trại trẻ mồ côi, và những thứ
như thế; những điều này là tuyệt đối được cần tới, bằng không bạn sẽ không có
khả năng vào được cõi trời, vì bạn sẽ lấy tài khoản ngân hàng của bạn từ đâu để
mở trong cõi trời?
Bertrand Russell là đúng khi
ông ấy nói rằng nếu không có nghèo khó trên thế giới, nếu mọi người đều thoải
mái, hạnh phúc, sống vui vẻ, mọi cái gọi là thánh nhân sẽ biến mất. Ai cần các
dịch vụ của họ? Những thánh nhân này cần mọi người bị nghèo, cần có các con
côi, cần là kẻ ăn xin, để cho họ có thể thu được đức hạnh. Đức hạnh là một loại
tiền tệ được dùng ở cõi trời.
Theo các tôn giáo Ấn Độ, khi bạn
lên tới cõi trời bạn sống ở đó lâu chừng nào tài khoản của bạn còn kéo dài, và
khi tài khoản của bạn hết bạn quay trở lại thế gian - lại kinh doanh kiếm đức hạnh.
Cho nên họ gọi những chỗ này là "tam giới." Vài người mở tài khoản của
họ ở địa ngục bằng việc làm hành động ác. Họ cũng quay lại. Khi tài khoản của họ
hết và họ đã bị hành hạ đủ, họ cũng quay lại.
Thế gian này, thế giới này, chỉ
là chỗ từ đó mọi người đi theo mọi hướng - và họ liên tục quay lại. Khi tài khoản
hết, họ phải quay lại đây. Đây là cái vòng luẩn quẩn.
Các tôn giáo phương Đông gọi nó
là vòng sinh và tử. Và để được tự do toàn bộ với nó, họ có cái tên khác - mà
không sẵn có trong các tôn giáo được sinh ra bên ngoài Ấn Độ - moksha, hay niết
bàn. Điều đó có nghĩa là bây giờ bạn đã đi mãi mãi, điểm không quay lại. Bạn sẽ
không quay lại lần nữa.
Bạn có thể bỏ cả ba thế giới chỉ
từ chỗ bạn đang ở. Bạn không phải di chuyển đi bất kì đâu - lên Himalayas, vào
hang động nào đó, vào tu viện nào đó. Mọi điều bạn phải làm là di chuyển vào
bên trong, tới nhận biết của bạn.
Phật chẳng nói sao: "Nơi tất
cả cảnh vô y, vô trụ, vô phân biệt, thấy rõ pháp giới quảng đại an lập, liễu đạt
tất cả pháp thế gian bình đẳng bất nhị.
Viễn Hành Địa Bồ Tát dùng sức
trí huệ của mình tự động siêu việt tất cả nhị thừa, dù được cảnh giới Phật mà
thì hiện trụ cảnh giới ma, dù siêu việt đạo ma mà hiện hạnh pháp ma, dù thị hiện
hạnh đồng như ngoại đạo mà chẳng bỏ Phật pháp, dù thị hiện tuỳ thuận tất cả thế
gian mà thường hành tất cả pháp xuất thế gian." Đây là chân phương tiện
trong nhà lửa trần lao vậy...
Nên biết đã triệt ngộ rồi mới
có thể nói: "Phiền não tức Bồ Đề, vô minh tức đại trí." Trong diệu
tâm... Tôi đang nói "vô trí." Đại Huệ liên tục nói "trí" -
và điều đó là tuyệt đối sai. Toàn thể giáo huấn của Phật Gautam đều dựa trên vô
trí, đi ra ngoài tâm trí.
...Trong diệu tâm vốn quảng đại,
tịch diệt, trong sạch, sáng tỏ cũng như hư không chẳng có một vật gì có thể làm
chướng ngại. Nó giống như trống rỗng của không gian... Ông ấy nói: Ông có thể sống
trong thế giới và vậy mà không thuộc vào thế giới. Ông có thể sống trong thế giới
và không cho phép thế giới sống trong ông. Mọi điều được cần là chút ít quan
sát.
Một câu chuyện chỗ cuối.... Như
bạn đã nghe tới cái tên của Cleopatra - một trong những người đàn bà đẹp nhất của
Ai Cập - ở phương Đông, tương đương với Cleopatra, chúng ta có tên của người
đàn bà đẹp đương đại với Phật Gautam, Amrapali.
Phật ngụ tại Vaishali, nơi
Amrapali sống. Amrapali là gái mãi dâm. Vào thời của Phật, ở nước này, đã có tục
lệ là người đàn bà đẹp nhất của bất kì thành phố nào sẽ không được phép lấy bất
kì người nào, vì điều đó sẽ tạo ra ghen tuông không cần thiết, xung đột, đánh
nhau. Cho nên người đàn bà đẹp nhất phải trở thành nagarvadhu - vợ của toàn thể
thị trấn.
Nó đã không phải là bất kính
chút nào; ngược lại, cũng như ở thế giới đương đại chúng ta tuyên bố người đàn
bà đẹp là "người đàn bà của năm", họ đã rất được kính trọng. Họ không
phải là gái mãi dâm thường. Chức năng của họ là chức năng của gái mãi dâm,
nhưng họ chỉ được tới thăm bởi những người rất giầu, các vua chúa, hay hoàng tử,
tướng lĩnh - tầng lớp cao nhất của xã hội.
Amrapali rất đẹp. Một hôm cô ấy
đang đứng trên bậc thềm và cô ấy thấy một sư Phật giáo trẻ. Cô ây chưa bao giờ
rơi vào yêu bất kì ai, mặc dầu mọi ngày cô ấy phải giả vờ là người yêu lớn với
vua này, vua kia, với người giầu này, với tướng lĩnh kia. Nhưng cô ấy bất thần
rơi vào yêu người này, một sư Phật giáo chẳng có gì, chỉ mỗi bình bát xin ăn -
một thanh niên, nhưng có sự hiện diện vô cùng, nhận biết, duyên dáng. Cách anh
ta bước đi... Cô ấy chạy xô xuống, cô ấy đề nghị sư này, "Xin chấp nhận thức
ăn của tôi hôm nay."
Các sư khác cũng tới sau anh
ta, vì bất kì khi nào Phật di chuyển đi bất kì nơi nào, mười nghìn sư bao giờ
cũng di chuyển cùng ông ấy. Các sư khác không thể tin được vào điều này. Họ
ghen tị và giận dữ và cảm thấy mọi phẩm chất và sự mong manh con người khi họ
thấy anh thanh niên đi vào lâu đài của Amrapali.
Amrapali bảo anh ta, "Sau
ba ngày mùa mưa sẽ bắt đầu..." Các sư Phật giáo không di chuyển trong bốn
tháng khi vào mùa mưa. Đó là bốn tháng họ ở lại một chỗ; trong tám tháng họ
liên tục di chuyển, họ không thể ở lại quá ba ngày ở một chỗ.
Đó là tâm lí kì lạ, nếu bạn đã
quan sát bản thân bạn... Bạn có thể quan sát nó: bị gắn bó với chỗ nào đó nếu
chỗ đó lấy đi của bạn ít nhất bốn ngày. Chẳng hạn, trong ngày thứ nhất ở ngôi
nhà mới bạn có thể không ngủ được, ngày thứ hai sẽ dễ dàng hơn chút ít, ngày thứ
ba nó sẽ thậm chí còn dễ dàng hơn, và ngày thứ tư bạn sẽ có khả năng ngủ hoàn hảo
như ở nhà. Cho nên trước điều đó, nếu bạn là sư Phật giáo, bạn phải ra đi.
Amrapali nói, "Sau chỉ ba
ngày mùa mưa sẽ bắt đầu, và tôi mời sư ở lại nhà tôi trong bốn tháng."
Sư trẻ nói, "Tôi sẽ hỏi thầy
tôi. Nếu thầy cho phép tôi, tôi sẽ tới."
Khi anh ta đi ra có đám đông
các sư đang đứng, hỏi anh ta cái gì đã xảy ra. Anh ta nói, "Tôi đã ăn bữa
ăn, và người đàn bà này đã đề nghị tôi ở lại bốn tháng mùa mưa trong lâu đài của
cô ấy. Tôi bảo cô ấy rằng tôi sẽ hỏi thầy tôi."
Mọi người thực sự giận dữ - một
ngày đã là quá nhiều; nhưng tận những bốn tháng liên tục...! Họ chạy xô về Phật
Gautam. Trước khi anh thanh niên có thể về với hội chúng, đã có hàng trăm người
đứng lên và nói với Phật Gautam, "Người này phải bị chặn lại. Người đàn bà
kia là gái mãi dâm, và một sư ở lại trong bốn tháng trong nhà gái mãi
dâm..."
Phật nói, "Các ông yên đi!
Để anh ta tới đã. Anh ta đã không đồng ý ở lại; anh ta chỉ đồng ý nếu ta cho
phép anh ta. Để anh ta tới đã."
Sư trẻ tới, chạm chân Phật và kể
toàn thể câu chuyện, "Người đàn bà này là gái mãi dâm, gái mãi dâm nổi tiếng,
Amrapali. Cô ấy đã yêu cầu tôi ở lại trong bốn tháng ở nhà cô ấy. Mọi sư sẽ ở đâu
đó, trong nhà ai đó, trong bốn tháng. Tôi đã bảo cô ấy rằng tôi sẽ hỏi thầy
tôi, cho nên tôi ở đây... dù bất kì cái gì thầy nói."
Phật nhìn vào mắt anh ta và
nói, "Ông có thể ở đó."
Điều đó là gây sửng sốt. Mười
nghìn sư... Đã có im lặng lớn, nhưng giận dữ lớn, ghen tị lớn. Họ không thể tin
được rằng Phật đã cho phép một sư ở lại trong nhà gái mãi dâm. Sau ba ngày anh
thanh niên quay trở lại với Amrapali, và các sư mọi ngày bắt đầu đem tới chuyện
tầm phào, "Cả thành phố xôn xao. Chỉ có một câu chuyện - rằng một sư Phật
giáo đang ở cùng Amrapali trong bốn tháng liên tục."
Phật nói, "Các ông nên im
lặng. Bốn tháng sẽ trôi qua và ta tin cậy vào sư của ta. Ta đã nhìn vào mắt anh
ta - không có ham muốn. Nếu ta nói không, anh ta sẽ không cảm thấy gì. Ta đã
nói có... anh ta đơn giản đi. Và ta tin cậy vào sư của ta, trong nhận biết của
anh ta, trong thiền của anh ta.
"Tại sao các ông bị khích
động và lo nghĩ thế? Nếu việc thiền trong sư của ta là sâu thế thì anh ta sẽ
làm thay đổi Amrapali, và nếu thiền của anh ta không đủ sâu thế thì Amrapali có
thể làm thay đổi anh ta. Bây giờ đó là vấn đề giữa thiền và hấp dẫn sinh học. Cứ
đợi trong bốn tháng đi. Ta tin cậy vào anh thanh niên của ta. Anh ta đã làm rất
hoàn hảo và ta có mọi chắc chắn anh ta sẽ ra khỏi việc thử lửa này tuyệt đối thắng
lợi."
Không ai tin Phật Gautam. Các đệ
tử riêng của ông ấy nghĩ, "Thầy tin cậy quá rồi. Người này quá trẻ; anh ta
quá tươi tắn và Amrapalilại quá đẹp. Anh ta nhận rủi ro không cần thiết."
Nhưng không có gì khác để làm.
Sau bốn tháng anh thanh niên tới,
chạm chân Phật - và theo sau anh ta là Amrapali, ăn mặc như một ni Phật giáo.
Cô ấy chạm chân Phật và cô ấy nói, "Tôi đã cố hết sức để cám dỗ sư của thầy,
nhưng anh ấy đã cám dỗ tôi. Anh ấy đã thuyết phục tôi bằng sự hiện diện và nhận
biết rằng cuộc sống thực là ở dưới chân thầy. Tôi muốn trao mọi tài sản của tôi
cho tâm xã các sư của thầy."
Cô ấy có khu vườn rất đẹp và
lâu đài đẹp. Cô ấy nói, "Thầy có thể làm nó thành chỗ mười nghìn sư có thể
ở trong bất kì mùa mưa nào."
Và Phật nói với hội chúng,
"Bây giờ, các ông được thoả mãn hay không?"
Nếu thiền là sâu, nếu nhận biết
là rõ ràng, không cái gì có thể quấy rối được nó. Thế thì mọi thứ đều là phù
du. Amrapali đã trở thành một trong những người đàn bà chứng ngộ trong số các đệ
tử của Phật.
Cho nên toàn thể vấn đề là: bất
kì khi nào bạn hiện hữu, trở nên định tâm hơn đi, trở nên tỉnh táo hơn đi, sống
có ý thức nhiều hơn. Không có chỗ nào khác mà đi. Mọi thứ mà phải xảy ra, phải
xảy ra bên trong bạn, và nó là ở trong tay bạn. Bạn không phải là con rối, và sợi
dây của bạn không ở trong tay của bất kì người nào khác. Bạn là cá nhân tuyệt đối
tự do. Nếu bạn quyết định vẫn còn trong ảo tưởng, bạn có thể vẫn còn như vậy
trong nhiều, nhiều kiếp. Nếu bạn quyết định thoát ra, quyết định của một khoảnh
khắc là đủ.
Bạn có thể ở ngoài mọi ảo tưởng
chính khoảnh khắc này.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
0 Đánh giá