Chương 13. Hư không

Chương 13. Hư không

Price:

Read more

Thiền sư lớn Đại Huệ - Tập 1 - Osho
Suy nghĩ về biến đổi từ trí thức sang chứng ngộ
Chương 13. Hư không


Osho kính yêu,
Không cái gì được cho
Cổ Đức nói: "Từ xưa nay vốn chẳng có pháp để cho người, chỉ vì người chỉ đường mà thôi." Cổ Đức nói: "Hễ có sở đắc là chó sói kêu, vô sở đắc là sư tử rống."
Phật là người thông suốt, trong bốn mươi chín năm thuyết pháp hơn ba trăm sáu mươi hội, tùy căn tính chúng sinh mà dẫn dắt họ, nên ở trong mười pháp giới giảng thuyết một âm, chúng sinh tùy loại mỗi mỗi đều được lợi ích. Ví như gió đông thổi qua một cái thì muôn ngàn bông hoa cùng rộ nở, Phật thuyết pháp cũng như thế.
Nếu có ý nơi mười pháp giới để làm lợi ích cho là có ta thuyết pháp, cho là có chúng sinh được độ, vậy thành có ngã chấp rồi.
Như Xá Lợi Phất trên hội Bát Nhã hỏi Văn Thù rằng: Chư Phật có giác ngộ pháp giới chăng?
Văn Thù đáp: Không. Xá Lợi Phất! Chư Phật còn bất khả đắc thì làm sao có Phật mà giác ngộ pháp giới! Pháp giới cũng bất khả đắc thì làm sao có pháp giới cho chư Phật giác ngộ!
Xem qua sự vấn đáp khích bác của hai ngài thì đâu từng trụ vào chỗ nào. Từ xưa chư Phật chư Tổ thuyết pháp đều có thể cách như thế, chỉ vì con cháu sau này thất lạc tông chỉ, mỗi mỗi tự lập môn phái, tác yêu tác quái mà thôi.
Điều hay là khi Đại Huệ đơn giản trích dẫn lời của người đã thức tỉnh. Nhưng khoảnh khắc ông ấy đem bản thân ông ấy vào, toàn thể vinh quang và huy hoàng bị mất. Ông ấy đang cố gắng vất vả để giả vờ rằng ông ấy chứng ngộ, nhưng ông ấy không thể che giấu điều đó được - ông ấy không thể che giấu nó từ con mắt có thể nhìn sâu vào chính cái ngã của ông ấy. Sẽ là biến cố lớn khi ông ấy nhận ra việc giả vờ của mình.
Sẽ không khó cho ông ấy trở nên chứng ngộ. Mọi điều ông ấy phải biết là ở chỗ ông ấy không biết, và điều đó sẽ là biến đổi tức khắc. Ông ấy biết quá nhiều và kinh nghiệm của ông ấy tuyệt đối là không. Nhưng tôi hi vọng rằng dần dần, dần dần ông ấy đang tới gần hơn để nhận ra điều này, vì bây giờ ông ấy không thêm các phát biểu riêng của ông ấy, ông ấy chỉ trích dẫn chư phật.
Kinh đầu tiên là kinh rất cổ đại, nó thậm chí đã không bắt nguồn với Phật Gautam. Có lẽ mọi người thức tỉnh đã nhấn mạnh vào sự kiện này - họ phải nhấn mạnh vì nó thực thế và có ý nghĩa thế, nó phải được nói cho mọi người - rằng thầy không thể trao cho bạn bất kì cái gì. Nếu thầy có thể trao, thầy chắc đã trao cho bạn mọi thứ. Nhưng khi có liên quan tới chứng ngộ nó tuyệt đối là lãnh thổ riêng tư, cá nhân của bạn. Không ai có thể can thiệp được vào nó.
Thế thì chủ định của thầy là gì? Chủ định của thầy là để lấy đi khỏi bạn những thứ bạn nghĩ bạn là vậy. Chủ định của thầy có tính phủ định - thầy đơn giản lấy đi các quan niệm giả của bạn. Và một khi mọi quan niệm giả bị lấy đi khỏi bạn, cái là thực chiếu sáng trong mọi vẻ đẹp của nó. Thầy đã không trao cho bạn bất kì cái gì, nhưng thầy đã loại bỏ đi mọi chướng ngại, mọi cản trở mà bạn đã níu bám vào.
Khoảnh khắc bạn trở nên chứng ngộ, bạn sẽ biết rằng kinh nghiệm này bao giờ cũng ở cùng bạn - chỉ mắt bạn nhắm thôi. Thầy cố gắng theo mọi cách, với các phương cách tuỳ tiện, đánh thức bạn dậy. Một khi bạn thức dậy không cái gì phải được nói, vì bạn đang thấy bản thân bạn. Và kinh nghiệm về chứng ngộ là đích xác như nhau.
Đại Huệ đang trích dẫn lời kinh cổ:
Từ xưa nay vốn chẳng có pháp để cho người, chỉ vì người chỉ đường mà thôi.
Lời thực tại của Phật là: "Ta có thể chỉ cho ông con đường, nhưng ông sẽ phải đi nó. Ta không thể đi nó hộ ông được. Không phải là ta không muốn đi, nhưng nó đơn giản không trong bản tính của mọi sự."
...chỉ vì người chỉ đường mà thôi." Cổ Đức nói: "Hễ có sở đắc là chó sói kêu, vô sở đắc là sư tử rống."
Trên con đường có nhiều khoảnh khắc mà bạn sẽ cảm thấy, "Mình đã đạt tới nó, mình đã có nó." Nhớ một tiêu chí: bất kì khi nào ý tưởng nảy sinh trong bạn, "Mình đã có nó," không hoài nghi gì bạn sai rồi. Chính ý tưởng, "Mình đã có nó," có nghĩa là thành tựu của bản ngã. Bạn có đó và mục đích nào đó đã được đạt tới. Nó có thể là kinh nghiệm đẹp nào đó, nhưng dầu vậy vẫn là ảo tưởng; do đó, Cổ Đức nói: "Hễ có sở đắc là chó sói kêu, vô sở đắc là sư tử rống."
Trên con đường khoảnh khắc tới khi người tìm kiếm bị mất, và ham muốn đạt tới bất kì cái gì rời bỏ bạn. Khi bạn không có đó, ai sẽ đạt tới? Khi bạn đơn giản và hồn nhiên tới mức bạn không thể xoay xở để nói "tôi," không có vấn đề đạt tới - vì không có tâm trí đạt tới. Nhưng đây là đạt tới: mất đi mọi thứ, ngay cả người tìm kiếm. Bạn đã tìm ra điều người tìm kiếm đã tìm, nhưng bây giờ không có ai để công bố điều đó.
Thế rồi tới tiếng sư tử rống: việc nhận ra đơn giản không lời. Bạn bùng nổ trong hân hoan, trong điệu vũ - tất cả mất đi. Và khi bạn đang đứng trong trạng thái hư không hoàn toàn, từ phía bên kia mọi thứ lại thu được.
Nhưng những lời đó không áp dụng thêm nữa, và bạn không thể nói, "Tôi đã đạt tới nó." Nó là việc nhận ra đơn giản rằng nó bao giờ cũng cùng với bạn; do đó có tiếng sư tử rống.
Phật là người thông suốt, trong bốn mươi chín năm thuyết pháp hơn ba trăm sáu mươi hội, tùy căn tính chúng sinh mà dẫn dắt họ,
Phát biểu của Đại Huệ là đúng. Phật không tin vào tâm trí tập thể, ông ấy tin vào tâm thức cá nhân. Có lẽ ông ấy là người đầu tiên tuyên bố rằng chính sự tồn tại của Thượng đế tước đi tính cá nhân của con người. Lí do của ông ấy về việc phủ nhận Thượng đế không phải là thượng đế học - ông ấy không phải là người vô thần. Việc phủ nhận Thượng đế của ông ấy là để tuyên bố rằng tâm thức cá nhân là sự trưởng thành cao nhất trong sự tồn tại: không ai ở trên nó.
Mọi tôn giáo nghĩ rằng Thượng đế đã tạo ra thế giới - ngài đã tạo ra đàn ông, ngài đã tạo ra đàn bà và mọi thứ có trong thế giới. Với Phật điều đó là ý tưởng rất sỉ nhục, làm mất mặt. Nếu Thượng đế có thể tạo ra, ngài có thể huỷ tạo ra vào bất kì khoảnh khắc nào; bạn chỉ là con rối trong tay của người điều khiển con rối. Thế thì mọi việc nói về tính cá nhân và tự do và chứng ngộ chỉ là vô tích sự. Thượng đế phải bị loại bỏ như một giả thuyết vì ngài là cản trở lớn nhất cho tính cá nhân của bạn.
Nietzsche đã nhận ra điều đó, sau hai mươi nhăm thế kỉ, trong một hoàn cảnh khác, nhưng việc nhận ra là như nhau. Ông ấy nói, "Thượng đế chết và bây giờ con người là tự do!" Nếu Thượng đế vẫn còn sống con người không thể tự do được - làm sao bạn có thể tự do được?
Chính ý tưởng của mọi tôn giáo rằng thượng đế đã tạo ra đàn ông từ bùn... đó là nghĩa của từ 'humus', từ đó dẫn tới từ 'human-con người'. Đó cũng là nghĩa của Adam - Adam nghĩa là bùn. Thượng đế đã làm ra Adam từ bùn và thế rồi thổi sự sống vào anh ta. Nó gần giống như tạo ra đồ chơi. Tự do gì, tính cá nhân gì, giải thoát gì tồn tại cho con rối?
Phật đã vứt bỏ giả thuyết về Thượng đế từ hai mươi nhăm thế kỉ trước khi nó là ý tưởng nổi dậy, lớn. Nietzsche đã chỉ là nhà tư tưởng, ông ấy có thể không ảnh hưởng tới nhiều người. Nhưng Phật đã vứt bỏ Thượng đế để ủng hộ cho tâm thức con người, để cho nó có thể trưởng thành không bị cản trở, để cho tính riêng tư của con người là linh thiêng và không ai có thể đi vào trong nó. Các tôn giáo nói Thượng đế đang quan sát bạn mọi khoảnh khắc. Trong cái nhìn của Thượng đế bạn không có tính riêng tư nào.
Tôi đã nghe về một ni thường tắm trong phòng tắm với cửa đóng kín, nhưng bao giờ cũng vẫn mặc quần áo. Các ni khác trở nên hơi chút nghi ngờ, "Cô ấy điên hay cái gì?" Thế là họ hỏi cô ấy, "Có chuyện gì vậy? Cửa đóng kín rồi, cô có thể cởi quần áo ra chứ."
Cô ấy nói, "Nhưng, Thượng đế là đấng toàn năng. Ngài nhìn mọi khoảnh khắc vào mọi chỗ. Các ni có gợi ý cho tôi cởi truồng trước Thượng đế không?" Nhưng người đàn bà đáng thương này không hiểu rằng nếu mắt của Thượng đế có thể xuyên thấu tường thì chúng có thể xuyên thấu quần áo chứ, chúng có thể xuyên thấu xương của bạn.
Chính ý tưởng về Thượng đế là vô nhân tính, và Phật là người đầu tiên nhận ra sự kiện là chừng nào Thượng đế còn tồn tại, con người sẽ vẫn còn là nô lệ. Thượng đế phải bị bỏ đi hoàn toàn như một giả thuyết vô dụng. Thế thì con người là tuyệt đối tự do, cá nhân, có thế giới tâm thức riêng tư riêng của mình và việc nhận ra. Bất kì thầy nào xứng đáng gọi là thầy bao giờ cũng nhận từng cá nhân và dạy người đó tương ứng với tiềm năng của người đó, tương ứng với giai đoạn người đó đang vậy. Điều này đôi khi tạo ra sự không nhất quán, mâu thuẫn, nhưng chúng không thể tránh được, vì không thể nào nói cho từng cá nhân.
Chẳng hạn tôi phải nói với tất cả các bạn. Và tôi không chỉ nói cho bạn; điều tôi đang nói cho bạn sẽ đi vòng quanh thế giới tới mọi người của tôi. Khi tôi nói cho bạn tôi cũng đang nói cho họ. Khi có liên quan tới tôi họ hiện diện với tôi nhiều như tất cả các bạn. Nhưng điều đó tạo ra vấn đề: tôi đang nói cái gì đó mà có thể áp dụng được cho cá nhân nào đó và có thể không áp dụng được cho ai đó khác. Trong các kiếp sống quá khứ của họ, họ đã trưởng thành qua các tính cá nhân khác nhau, và họ đã đi tới các điểm khác nhau.
Mới đêm hôm qua chúng ta đã thấy cách Di Lặc không nói gì với Thiện Tài nhưng chỉ búng ngón tay, điều tuyệt đối ngớ ngẩn, không liên quan tới bất kì cái gì... nhưng ông ấy đã búng ngón tay và cái gì đó đã xảy ra qua cử chỉ nhỏ bé đó: Thiện Tài đã trở nên chứng ngộ. Anh ta đã sẵn sàng, đang đứng ngay đường biên, và cử chỉ đơn giản này đã đẩy anh ta.
Nhưng có những cái sọ đần độn! Bạn liên tục nện búa vào họ, và họ nghĩ một loại thông điệp nào đó đang... Bạn liên tục bảo họ chân lí sâu lắng nhất, và họ nghĩ nó là việc giải trí lớn. Chứng ngộ với họ chẳng là gì ngoài sự tò mò. Họ không muốn trở nên chứng ngộ, nhưng họ muốn hiểu - có lẽ đôi khi điều đó có thể là chiều hướng tốt để thăm dò.
Một thầy lớn từ Sri Lanka sắp chết. Ông ấy gọi mọi đệ tử lại, và lời cuối cùng của ông ấy là, "Các ông đã từng nghe gần nửa thế kỉ, nhưng các ông liên tục nghe, tích luỹ tri thức, và không cái gì dường như thay đổi trong bản thể các ông. Cho nên là cố gắng cuối cùng ta đã quyết định rằng những người muốn trở nên chứng ngộ ta sẽ đem đi cùng ta. Ta sắp chết; họ sẽ phải chết đi cùng ta. Vậy nếu ai thực sự quan tâm, đứng dậy!"
Cả nghìn sư... và họ bắt đầu nhìn nhau - "Ông thuộc hàng cao cấp, ông phải đứng lên. Ông, người biết nổi tiếng, phải đứng lên. Ông là uyên thâm thế trong kinh sách, ông cho những bài giảng hay thế, bây giờ là lúc rồi - đứng dậy đi!" Nhưng không ai đứng dậy.
Ông già nói, "Ta không có nhiều thời gian đâu." Thế rồi một người giơ tay lên, nhưng anh ta không đứng dậy. Ông già nói, "Chỉ giơ tay lên không có tác dụng. Đứng dậy đi."
Người này nói, "Xin thứ lỗi cho tôi, nhưng tôi có nhiều thứ khác phải làm trước hết. Tôi giơ tay để hỏi, vì thầy sẽ ra đi và tôi không biết bất kì người nào khác có thể chỉ cho tôi con đường. Nói tóm lại, xin nói cho tôi! Nếu một ngày nào đó công việc của tôi kết thúc, các chuyện kinh doanh phức tạp được giải quyết, tôi có thể đi theo nhưng ngay bây giờ... xin thứ lỗi cho tôi. Đừng hiểu lầm tay tôi - đó là lí do tại sao tôi không đứng, chỉ tay giơ lên. Tôi không muốn trở nên chứng ngộ ngay bây giờ, nhưng tôi muốn biết con đường đúng."
Ông già nói, "Trong nửa thế kỉ ta đã từng nói về con đường đúng, và ông đã không hiểu nó. Làm sao ông có thể hiểu trong vài phút được? - vì thời gian của ta đã đến. Nhưng điều này đã cho ta sáng suốt lớn rằng tò mò của ông, truy hỏi của ông, không phải về chứng ngộ. Nó đã là một loại giải trí tâm linh."
Cho nên có những người khác nhau... Có những người đã sẵn sàng; họ cần sự giúp đỡ nhỏ, chỉ cái bóng của roi. Và có những người không động đậy từ trạng thái công việc của họ, cho dù mọi chư phật của quá khứ và hiện tại và tương lai đã cố gắng làm cho họ chứng ngộ. Không ai có thể làm cho bạn được chứng ngộ trừ phi nó đã trở thành niềm khao khát bên trong nhất riêng của bạn.
Các cá nhân khác nhau, do đó Phật Gautam bao giờ cũng cho những chỉ dẫn với cá nhân. Ông ấy đang nói trong các hội chúng lớn hàng nghìn sư nhưng ông ấy đã trả lời các cá nhân đặc thù cùng câu hỏi của người đó. Hay ông ấy nói cái gì đó cho người mà thậm chí không nhận biết rằng nó được nói cho người đó. Nhưng người sẵn sàng sẽ bắt lấy nó ngay lập tức, dù người đó hiểu rằng nó đặc biệt dành cho mình... Nó sẽ bắt đầu làm việc trong bản thể người đó.
Vì các khác biệt trong các cá nhân, giáo huấn không thể là hệ thống triết lí. Nó không thể là phi mâu thuẫn logic. Nó phải đa chiều. Và Đại Huệ là đúng khi ông ấy nói... tùy căn tính chúng sinh mà dẫn dắt họ. Ông ấy đang nói về Phật Gautam. Dường như ông ấy đã đi tới chút ít thông minh. Ông ấy không còn gọi Phật là mặt vàng, lão mọi...
Nên ở trong mười pháp giới giảng thuyết một âm, chúng sinh tùy loại mỗi mỗi đều được lợi ích. Ví như gió đông thổi qua... Trích dẫn này là từ Phật Gautam nhưng hay thế và nên thơ thế... "Ví như gió đông thổi qua một cái thì muôn ngàn bông hoa cùng rộ nở."
Cũng như khi tôi vào và tôi thấy các bạn cúi chào tôi nhớ lại phát biểu của Phật Gautam: " Ví như gió đông thổi qua một cái thì muôn ngàn bông hoa cùng rộ nở."
Con người của chứng ngộ không là gì ngoài cơn gió đông. Chỉ sự hiện diện của ông ấy là đủ cho những người có khả năng thông minh nào đó, người không định kiến, người mở và sẵn có như bầu trời mở, và người là hồn nhiên như cây cối, như cỏ... không thể cưỡng lại được việc không cúi mình xuống. Bạn không phải là tượng đá. Nhưng có những kẻ ngốc trên thế giới...
Mới vài ngày trước đây đã có bẩy mươi người từ nhóm báo chí Thời báo Ấn Độ. Đây là tổ chức báo chí lớn nhất, mạng lớn nhất ở Ấn Độ - và cổ nhất. Những người sở hữu tất cả đều ở đây ngoại trừ một người, bản thân người chủ, người đã trong tình yêu với tôi một thời gian dài, kể từ khi anh ấy còn là đứa trẻ nhỏ và tôi thường ở nhà họ ở Calcutta.
Anh ấy muốn trở thành sannyasin - anh ấy đã ở đây trong đạo tràng trước vài ngày để thiền, nhưng bố anh ấy rất chống tôi. Hai lí do bố anh ấy chống lại tôi. Thứ nhất, cậu bé đó là đứa con duy nhất của ông ấy, và họ là một trong những gia đình siêu giầu hàng đầu nhất ở Ấn Độ. Ông ấy sợ rằng con trai mình trở thành sannyasin, thế thì ai sẽ tiếp quản đế quốc lớn lao của ông ấy? Và nỗi sợ rằng anh ta có thể bắt đầu giúp cho phong trào bằng tiền của ông ấy... Và thứ hai ông ấy giận tôi, mặc dầu chúng tôi thậm chí đã không cãi nhau hay làm hại lẫn nhau. Ông ấy sợ tôi tới mức khi tôi thường ở lại nhà họ - vì vợ ông ấy bao giờ cũng quan tâm tới tôi - ông ấy sẽ đi ra khỏi thị trấn ngay lập tức. Chừng nào tôi chưa rời khỏi nhà họ, ông ấy sẽ không về nhà lại. Chỉ việc giáp mặt bình thường và có thể có rắc rối nào đó...
Lí do thứ hai cho đối kháng của ông ấy với tôi là ở chỗ vợ ông ấy đã hỏi tôi, "Khi người vợ dừng yêu chồng, ngủ với chồng có đúng không?"
Tôi nói, "Điều đó là mãi dâm! Người ta phải rất chân thành về điều đó. Nếu bạn không yêu anh ấy, bạn phải nói điều đó. Đừng cố giả vờ - ít nhất trong các vấn đề như yêu."
Thế rồi cô ấy hỏi tôi, "Nếu người vợ yêu ai đó khác...?"
Tôi nói, "Yêu là luật cao nhất, và bạn phải không bị chi phối bởi bất kì luật đạo đức thấp hơn, của xã hội. Khi bạn đi theo luật cao nhất, không cái gì đi sai."
Cô ấy đã hỏi những câu hỏi này không chỉ từ tò mò hay vì ai đó khác; cô ấy đã hỏi vì bản thân cô ấy. Người chồng giận rằng tôi đã hỗ trợ cho vợ ông ấy, và ông ấy lo nghĩ - người vợ đã có ấn tượng với tôi, đứa con có ấn tượng và con gái có ấn tượng.
Cho nên ông ấy ngăn cản đứa con, làm cho rõ ràng rằng, "Nếu con trở thành sannyasin ta sẽ từ con. Với tiền của ta con không thể giúp cho phong trào mà ta không thích, người đã quấy rối truyền thống cũ của chúng ta, tôn giáo của chúng, đạo đức của chúng ta và người đã làm biến chất tâm trí của thanh niên." Bây giờ đứa con đã trở thành giám đốc của nhóm báo chí Thời báo Ấn Độ, và cô con gái cũng vậy, phó giám đốc.
Cho nên họ đã ở đây, người mẹ đã ở đây, và bẩy mươi người từ các nhân viên. Họ nhấn mạnh rằng họ muốn các câu hỏi của họ được trả lời. Tôi đã đồng ý, vì mối quan hệ lâu dài với gia đình họ. Nhưng khi tôi bước vào tôi ngạc nhiên, bẩy mươi người đó đang ngồi như tượng đá. Họ thậm chí không thể trả lời được lời chào mừng của tôi, với tay khoanh lại. Tôi đã khởi đầu việc đón chào nhưng họ không thể giơ tay lên. Điều đó thật buồn cười là vì bẩy mươi người đó... Người vợ, người bây giờ thực sự là người chủ của toàn thể công việc vì người chồng tuyệt đối yếu và không thể làm được bất kì cái gì mà người vợ không muốn làm, cô ấy bây giờ là nữ hoàng của toàn thể đế chế mà họ đã tạo ra... ngay cả cô ấy cũng ngồi như tượng đá, lo nghĩ về bẩy mươi người kia - điều gì xảy ra nếu họ thấy cô ấy? Và đón chào là thực hành thông thường; ngay cả trên phố nếu bạn gặp người lạ, chỉ để chào người đó... Người duy nhất đón chào tôi là Sameer, anh thanh niên muốn trở thành sannyasin.
Cô con gái Nandita đón chào tôi trong tình huống rất kì lạ: một bên là Sameer, đón chào tôi chỉ như bất kì sannyasin nào, ở giữa là mẹ cô ấy, người ngồi như xác chết, và sau họ là bẩy mươi xác. Cô gái muốn đón chào tôi, nhưng cô ấy không thể đi toàn thể con đường. Cô ấy thoả hiệp; cô ấy chỉ giơ tay lên chừng này. Cô ấy không thể đem chúng cùng nhau - sự thoả hiệp. Nhưng khi tất cả ba người này gặp tôi ngày hôm sau, tất cả họ đều chạm chân tôi. Mọi người có những bộ mặt công khai thế và những bộ mặt riêng tư thế!
Nhưng tôi thực sự cảm thấy buồn cho bẩy mươi người đó. Họ đã tới chỉ để nghe tôi, nghe câu trả lời - cho các câu hỏi... và tôi đã dành toàn thể buổi gặp gỡ cho các câu hỏi của họ. Nếu họ thậm chí không đón chào tôi, bạn có nghĩ họ có thể hiểu tôi không?
Gió đông thổi tới - chỉ cây chết còn tĩnh tại. Mọi cây sống sẽ bắt đầu cúi mình.
Đây là những nhà báo lỗi lạc nhất của đất nước, nhưng với tâm trí định kiến thế! Tôi đã trả lời các câu hỏi của họ, nhưng họ không có dũng cảm để công bố cuộc phỏng vấn riêng của họ trên báo chí riêng của họ! Họ sợ chính phủ, họ sợ công chúng, và có lẽ họ sợ bản thân họ - "Mọi người sẽ nói gì?... vì bạn đã nghe mọi việc nện búa này lên các nhà báo và bạn không thể nói ra lời...
"Nhìn họ... chung cuộc tôi quyết định không nhìn họ nữa, vì nhìn họ là cảnh tượng đáng thương thế. Tôi đơn giản quên tất cả về họ. Tôi nhìn vào người của tôi những người không định kiến, mở, sẵn có - và nếu gió đông tới với họ, họ sẽ hân hoan trong cái mát mẻ của nó.
Ở Ấn Độ gió đông là biểu tượng đặc biệt, nó có nghĩa cho nó... Từ phương đông gió mát tới, rất dịu dàng cho trái tim. Rất tươi mát cho toàn thể bản thể bạn. Nhưng nó không thể làm được bất kì cái gì cho cái xác, mà nó cũng không cho cái xác sự mát lành hay tươi tắn. Ngược lại, cái xác sẽ cho gió mát mùi hôi ghê tởm của nó.
Phật nói, "Ví như gió đông thổi qua một cái thì muôn ngàn bông hoa cùng rộ nở, Phật thuyết pháp cũng như thế.
Nếu có ý nơi mười pháp giới để làm lợi ích cho là có ta thuyết pháp, cho là có chúng sinh được độ, vậy thành có ngã chấp rồi.
Phật thuyết giảng mà không có ý định nào. Ông ấy thuyết giảng theo cách hoa toả ra hương thơm của chúng - không có bất kì ý định nào. Ngay cả trong rừng đơn độc nhất nơi không ai đã bao giờ tới, khi hoa mở cánh nó toả ra hương thơm. Không có vấn đề chờ đợi ai đó tới đánh giá. Nó không có chủ định. Nó là tự phát.
Đại Huệ, ít nhất tại điểm này, là đúng - và ông ấy đúng có lẽ vì bản thân ông ấy đang thuyết giảng với ý định thay đổi mọi người, nếu có ý nơi mười pháp giới để làm lợi ích. Và ông ấy trở nên nhận biết chút ít về sự kiện là bản thân ông ấy không biết nó; ông ấy đã nghe về nó, và ông ấy đủ lanh lợi để xoay xở về mặt trí tuệ để cho nó hình dạng - được hệ thống hoá và logic và hợp lí. Nhưng người ta không thể tự lừa bản thân mình lâu được. Sớm hay muộn người ta đi tới biết: Điều mình đang nói không phải là kinh nghiệm của mình, vì hành động của mình không chỉ ra rằng chúng đang tới từ bản thể chứng ngộ.
giảng thuyết một âm, chúng sinh tùy loại mỗi mỗi đều được lợi ích.
Như Xá Lợi Phất trên hội Bát Nhã hỏi Văn Thù...
Hai người này là những đệ tử rất thân cận của Phật Gautam, có lẽ là những người có học thức nhất. Nhưng họ bỏ mọi học thức của họ. Đối thoại giữa họ phải được hiểu rất chi tiết và rất đáng yêu, vì đây là cách những người chứng ngộ Phật giáo đã từng nói chuyện với nhau trong nhiều thế kỉ. Đây là cái gì đó đặc biệt với Phật giáo, điều như thế không xảy ra cho bất kì tôn giáo nào khác. Cả hai đều là những người đã chứng ngộ.
Xá Lợi Phất đã hỏi, Chư Phật có giác ngộ pháp giới chăng? Ông ấy biết câu trả lời nhưng ông ấy đơn giản hỏi Văn Thù, người vừa mới trở nên chứng ngộ.
Văn Thù nói: Không. Xá Lợi Phất! Chư Phật còn bất khả đắc thì làm sao có Phật mà giác ngộ pháp giới!
Câu hỏi này chỉ để kiểm tra Văn Thù đã đạt tới sâu thế nào trong chứng ngộ của ông ấy. Và Văn Thù biểu lộ sáng suốt vô cùng. Ông ấy nói, "Khi ông trở nên chứng ngộ ông không còn nữa. Ông không tìm thấy phật. Ông không còn là người, ông chỉ là sự hiện diện. Và khi không có phật, làm sao có thể có bất kì chân lí nào để được tìm thấy? Ai sẽ tìm thấy nó? Người tìm kiếm, người tìm, người tìm thấy không còn nữa - ai sẽ tìm chân lí?
"Pháp giới cũng bất khả đắc thì làm sao có pháp giới cho chư Phật giác ngộ!" Cái mà không thể được tìm thấy chắc chắn không thể được nhận ra.
Đại Huệ không hiểu ý định của đối thoại nhỏ này. Ông ấy nghĩ, Xem qua sự vấn đáp khích bác của hai ngài. Họ đã đạt tới bên ngoài cách thức; không có vấn đề về khích bác lẫn nhau! Xá Lợi Phất đơn giản cố tìm ra xem chứng ngộ của Văn Thù sâu thế nào - và ông ấy được thoả mãn hoàn toàn.
Chứng ngộ nghĩa là: bạn trở thành chỉ sự hiện diện, và chính sự hiện diện đó là chân lí. Không có hai đối thể - người tìm thấy và cái được thấy. Người tìm kiếm đã tan biến, và cái còn lại chỉ là nhận biết thuần khiết không căn cước, không nhân cách, không bản ngã. Chính sự hiện diện này là chân lí. Không có chân lí khác hơn nhận biết của bạn.
Nhưng Đại Huệ không nói rằng Xá Lợi Phất được thoả mãn mênh mông rằng Văn Thù đã đạt tới chỗ này. Câu hỏi của Xá Lợi Phất không phải là từ tò mò; câu hỏi của ông ấy là để thăm dò chiều sâu. Văn Thù đã đi qua biến đổi, và đây là thực hành thông thường trong các đệ tử của Phật: khi ai đó trở nên chứng ngộ, tất cả những người chứng ngộ khác sẽ hỏi người đó những câu hỏi kì lạ - không phải là họ không biết câu trả lời, họ muốn nghe câu trả lời từ người này, người vừa mới đi vào trong cội nguồn vĩnh hằng của cuộc sống.
Nhưng Đại Huệ đã bỏ cuộc đối thoại không đầy đủ. Xá Lợi Phất đã quá đỗi hân hoan, và ông ấy đã nói với Văn Thù, "Vậy là ông đã đạt tới! Bây giờ không còn gì thêm nữa, không chỗ nào khác mà đi. Ông đã tìm thấy thực tại đích thực của ông." Vì Đại Huệ không nói điều đó, cảm giác của tôi là ông ấy đã không hiểu chủ định của đối thoại này.
Xem qua sự vấn đáp khích bác của hai ngài thì đâu từng trụ vào chỗ nào?
Ông ấy chưa thể nào quan niệm được không gian của vô trí. Ông ấy vẫn còn trong tâm trí. Thỉnh thoảng ông ấy đi tới chính biên giới của tâm trí, nhưng thế rồi ông ấy đi lui lại; ông ấy không bước ra khỏi nó. Chẳng hạn, đối thoại này có thể đã giúp cho ông ấy bước ra khỏi tâm trí.
Không có phật trong chứng ngộ; không có việc nhận ra chân lí trong chứng ngộ, nhưng chỉ là sự hiện diện thuần khiết, sự sống thuần khiết, tâm thức thuần khiết nhưng đó là cái chúng ta gọi là phật, đó là cái chúng ta gọi là chân lí.
Nhưng cách tiếp cận của Đại Huệ là qua trí tuệ và tâm trí, cho nên ông ấy kết thúc bằng bình luận: Xem qua sự vấn đáp khích bác của hai ngài thì đâu từng trụ vào chỗ nào. Từ xưa chư Phật chư Tổ thuyết pháp đều có thể cách như thế để giúp đỡ, chỉ vì con cháu sau này thất lạc tông chỉ, mỗi mỗi tự lập môn phái, tác yêu tác quái mà thôi.
Họ không giúp đỡ. Đối thoại này không phải vấn đề giúp đỡ, vì cả hai đều đã chứng ngộ. Có hàng triệu đối thoại... hay thế. Đôi khi tôi đã từng nghĩ chỉ nói về những đối thoại đó mà đã xảy ra giữa những người chứng ngộ.
Chẳng hạn, Lâm tế đang đứng trên cầu cùng thầy ông ấy. Ông ấy nói, "Thưa thầy, có đúng là" - vì Phật nói mọi thứ là một luồng - "chúng ta đang đứng trên cầu, cái là một luồng không? - điều đó là nguy hiểm. Sông đang chuyển động, điều đó là đúng, nhưng cầu không chuyển động."
Thầy đánh Lâm Tế và bảo ông ấy, "Ông ngốc! Sông không chuyển động, cầu đang chuyển động. Thiền về điều đó đi!" Và Lâm tế phải thiền về điều đó và đã nhận ra... trong im lặng nào đó cầu cũng đang chuyển động, nhưng rất chậm. Nói rằng sông đang chuyển là vô nghĩa vì chính nghĩa của từ 'sông' là chuyển động; nói "chuyển động là chuyển động" là ngớ ngẩn. Nhưng cầu có vẻ ổn định và lâu bền đang chuyển động, nó đang già đi. Một ngày nào đó nó sẽ sụp đổ. Nó không phải là kẻ chạy nhanh - chuyển động rất chậm, chậm tới mức bạn không thể phát hiện ra điều đó.
Ông ấy quay lại thầy và nói, "Tôi xin lỗi. Sông không chuyển động, cầu đang chuyển động. Sông nghĩa là chuyển động, cho nên phỏng có ích gì mà nói rằng nó đang chuyển động. Câu hỏi thực là cầu."
Và thầy nói, "Ông đã xoay xở thấy được rồi. Trong cảnh quan đúng, ngay cả núi đang chuyển động, ngay cả sao đang chuyển động, vì mọi thứ là trong một luồng. Sông chuyển động nhanh tới mức ông có thể thấy điều đó, nhưng cái mà ông có thể thấy không phải là việc nhận ra lớn lao... chừng nào ông còn chưa bắt đầu thấy cái đang xảy ra mà ông không nhận biết tới.”
chỉ vì con cháu sau này thất lạc tông chỉ, mỗi mỗi tự lập môn phái ...
Bản thân ông ấy thuộc vào tông phái cá nhân, và ông ấy đang nói, chỉ vì con cháu sau này thất lạc tông chỉ...
Ông ấy biết điều đó từ chính cảm giác bên trong của ông ấy: ông ấy cũng đã đánh mất điều bản chất, và ông ấy cũng đã trở thành một phần của tông phái... mỗi mỗi tự lập môn phái, tác yêu tác quái mà thôi. Nhưng dường như ông ấy đang trở nên tỉnh táo chút ít về tình huống này; có mọi khả năng, vì dù một người có thể ngủ thế nào, người đó sẽ thức sớm hay muộn.
Tôi thích thấy Đại Huệ... trước khi ông ấy kết thúc lời kinh của mình, tôi thích có khả năng nói với bạn rằng ông ấy đã về tới nhà. Ông ấy đã lang thang nhiều; ông ấy đã đi lạc lối nhiều lần; ông ấy đã phạm những sai lầm lớn, nhưng mọi điều đó có thể được tha thứ nếu ông ấy trở về nhà. Nếu ông ấy nhận ra ngay cả trong lời kinh cuối điều bản chất của chứng ngộ, thế thì mọi thứ khác có thể được tha thứ.
Con người rất mong manh, rất dễ tổn thương. Đại Huệ không phải là ngoại lệ. Khi ông ấy gọi Phật Gautam là "lão mọi" ông ấy đang ở điểm xa nhất với việc nhận ra - ông ấy bị lạc trong rừng rậm. Gọi Phật là mọi nghĩa là không có hi vọng nào cho con người bao giờ. Phật là hi vọng lớn theo nghĩa rằng ông ấy đã chỉ ra điều được giấu kín trong bản thể con người, và ông ấy đã mang nó ra rõ ràng hơn bất kì người nào khác trên thế giới.
Bertrand Russell nhớ lại... Ông ấy đã sống cuộc sống dài, gần một thế kỉ và đã thấy nhiều điều xảy ra - cuộc sống dài những thay đổi vô cùng, cách mạng, chiến tranh. Ông ấy đã được nuôi dưỡng lớn lên với ước định Ki tô giáo rất cuồng tín, nhưng ông ấy là con người của thông minh và dũng cảm vô cùng. Ông ấy bỏ mọi ước định đó vì ông ấy nhìn vào Kinh Thánh với tâm trí mở - không như người Ki tô giáo - và ông ấy thấy nhiều phát biểu ngu xuẩn tới mức ông ấy phải viết ra cuốn sách: Tại sao tôi không là người Ki tô giáo.
Nhưng ông ấy nhận xét trong cuốn tự tiểu sử của mình: "Mặc dầu tôi đã bỏ gần hết mọi ước định của mình, đó là nhiệm vụ không thể được - cho dù việc ước định đã bị bỏ đi, dấu vết nào đó ở đâu đó vẫn còn lại. Tôi trở nên nhận biết về những dấu vết đó vì khi tôi đọc Phật Gautam tôi được thoả mãn mênh mông rằng đây là người, người vĩ đại nhất đã bước đi trên thế gian. Nhưng thế rồi đột nhiên cái gì đó trong tôi cảm thấy không thoải mái - làm sao người nào đó có thể là người vĩ đại hơn Jesus Christ. Và tôi ngạc nhiên; tôi đã từng nghĩ rằng tôi không còn là người Ki tô giáo!"
Ông ấy đã phê bình Jesus trên nhiều điểm, và với logic sáng tỏ tới mức không nhà thượng đế học nào của Ki tô giáo đã có khả năng trả lời ông ấy - và tôi ngờ ngay cả Jesus có thể không có khả năng trả lời ông ấy! Câu hỏi của ông ấy là rất rõ ràng.
Chẳng hạn ông ấy nói, "Jesus liên tục nói về từ bi, yêu: 'Yêu kẻ thù của ông, yêu hàng xóm của ông" - điều thậm chí là điều khó hơn vì kẻ thù sống ở xa xôi. Bạn không phải bận tâm về họ mọi lúc, nhưng hàng xóm là kẻ thù rất gần gũi liên tục làm phiền toái bạn theo cách này cách khác. Người Ki tô giáo gọi Jesus là hoàng tử an bình, nhưng Bertrand Russell thấy trong Kinh Thánh những sự vụ chứng tỏ rằng Jesus không phải là con người của an bình. Và ông ấy bị mắc vào những sự vụ ngu xuẩn tới mức không có cách nào xoá sạch nó hay giải thích nó khác đi.
Một hôm họ đã đói - ông ấy và những người đi theo ông ấy - vì mọi người trong thị trấn đã từ chối cho họ thức ăn. Jesus đã giận tới mức khi ông ấy tới gần một cây vả... lúc đó không phải mùa vụ cho vả và cây không có quả nào, nhưng ông ấy giận mù quáng tới mức ông ấy đã nguyền rủa cây này, "Mày bao giờ cũng vẫn còn là cây xấu xí vì đứa con duy nhất của Thượng đế đã tới mày, và mày không sẵn sàng với quả - không có đón chào!"
Bertrand Russell nói, "Về mặt trí tuệ tôi hiểu hoàn hảo rằng Phật Gautam có lẽ là cách diễn đạt cao nhất; Jesus không so sánh được với ông ấy. Nhưng đâu đó sâu bên dưới tôi không thể xoay xở được... nhiều nhất tôi có thể làm là nói rằng cả hai là tương đương. Tôi không thể đặt Jesus Christ thấp hơn Phật Gautam vẫn biết hoàn toàn rõ rằng Phật Gautam là cao hơn nhiều. Nhưng đó chỉ là hiểu biết trí tuệ. Ước định này đi vào trong vô thức, và vô thức trở thành bất ổn chừng nào bạn chưa thoả mãn nó.
Khi ông ấy chấp nhận rằng có lẽ họ cả hai đều có tình trạng ngang nhau, bất ổn này biến mất.
Và điều này là từ một người rất thông minh, một thiên tài - không chỉ về thế giới mà về bản thân ông ấy nữa. Ông ấy đang quan sát cách tâm trí ông ấy vận hành. Trí tuệ của ông ấy nói rằng điều đó là tuyệt đối chắc chắn, nhưng vô thức của ông ấy cảm thấy bối rối. Vô thức chín lần lớn hơn ý thức của bạn, và cảm thấy vô thức bị rối là một loại ốm, buồn nôn. Để làm lắng đọng nó ông ấy đồng ý rằng cả Phật và Jesus là tương đương, và ngay lập tức bất ổn biến mất.
Đại Huệ là người trí thức. Coi Phật là mọi, sớm hay muộn ông ấy phải đã nhận ra rằng điều đó đã đi quá xa - và nó quá xược.
Tôi hi vọng rằng ông ấy sẽ quay lại. Cho dù ông ấy có thể quay lại vào khoảnh khắc cuối của cái chết của ông ấy, mọi thứ khác có thể được tha thứ. Tha thứ là tính người... Lời cổ nhân là, "Phạm sai lầm là tính người và tha thứ là thiêng liêng." Tôi muốn thay đổi một chút trong nó: "Phạm sai lầm là tính người, tha thứ là tính người nhiều hơn." Tại sao mang điều thiêng liêng vào một cách không cần thiết? Tâm trí khoa học bao giờ cũng cố có ít giả thuyết nhất có thể được.
Maneesha đã hỏi đêm qua, khi thấy rằng Đại Huệ đã không chứng tỏ là kho báu lớn về chứng ngộ, "Chúng ta có thể kết thúc các bài nói về Đại Huệ đêm nay..."
Tôi nói, "Không, vì điều đó sẽ là không công bằng. Tôi đã nện búa vào ông ấy. Nếu ông ấy có thể quay về nhà tôi muốn ca ngợi ông ấy nữa; cho nên tôi sẽ đi qua mọi lời kinh.
Tôi không biết cái gì sẽ xảy ra trong chúng. Nhưng một con người, cho dù ông ấy có thể là người trí thức... nếu ông ấy tiếp tục, sớm hay muộn ông ấy sẽ nhận ra rằng ông ấy đang đi lòng vòng trong vòng tròn. Có nhiều thứ hơn vòng tròn liên tục này, nhưng nhiều thứ hơn đó có thể được thấy chỉ nếu bạn đứng ra ngoài vòng tròn như nhân chứng. Và tôi nghĩ ông ấy có khả năng - vì mọi người đều có khả năng. Vấn đề chỉ là khi nào bạn quay vào bên trong, chỉ là vấn đề khi nào bạn bỏ việc giả vờ và đạo đức giả.
Cho nên tôi sẽ đợi trong hai tuần - cô ấy nói sẽ có lời kinh cho hai tuần nữa. Nếu ông ấy đi lạc lối, ông ấy sẽ bị đánh. Nhưng cảm giác của tôi là, người quan tâm có thể nhận ra tại điểm nào đó rằng điều mình đang làm chỉ là thể dục trí tuệ - và điều đó có thể chứng tỏ là điểm rẽ trong đời người đó. Nếu điều đó xảy ra, thế thì toàn thể loạt bài về Đại Huệ sẽ có ý nghĩa mênh mông, vì nó sẽ là câu chuyện của bất kì người nào - lang thang, đi lạc lối, quay trở lại với con đường và thế rồi ngã đi ngã lại, nhưng đến cuối, chung cuộc người đó trở thành ánh sáng lên bản thân người đó.
Tôi cũng sẽ cảm thấy thoải mái, vì tôi không thích đánh bất kì ai. Nếu tôi có thể thấy người đó quay lại với sáng suốt về chứng ngộ như kinh nghiệm riêng của người đó, tôi cũng sẽ cảm thấy thoải mái: 'Người này đáng đánh. Bạn không đánh chỉ kẻ ngốc bình thường - người đó là phi thường!"
Tôi không biết cái gì sẽ xảy ra trong hai tuần này. Tất cả đều phụ thuộc vào Đại Huệ - bao nhiêu lần ông ấy đi lạc lối, và liệu ông ấy có tiềm năng để nhận ra, hay ông ấy chết đi mà không nhận ra.
Đó sẽ là chuyện buồn nếu ông ấy chết đi mà không chứng ngộ. Tôi muốn nó là lễ hội... và hi vọng của tôi là ở chỗ con người có năng lực.
Bất kì khoảnh khắc nào điểm rẽ có thể tới, và bất kì khoảnh khắc nào ngọn lửa bên trong của ông ấy có thể cháy sáng. Cho nên bạn sẽ phải dung thứ Đại Huệ trong ít nhất là hai tuần nữa.
Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

0 Đánh giá

Ads Belove Post