Chương 14. Sáng tỏ

Chương 14. Sáng tỏ

Price:

Read more

Thiền sư lớn Đại Huệ - Tập 1 - Osho
Suy nghĩ về biến đổi từ trí thức sang chứng ngộ
Chương 14. Sáng tỏ


Osho kính yêu,
Sáng tỏ sâu sắc
Kẻ quê mùa này lấy hai chữ Trạm Nhiên đặt làm danh hiệu cho ông, như nước trạm nhiên (lắng trong). Tổ Sư nói: "Hễ có tâm phân biệt so đo cái tự tâm hiện lượng thì thảy đều là mộng." Nếu tâm thức tịch diệt, chẳng có chút động niệm, gọi là chính giác."
Ngày nay có một bọn tà sư "đặt điều", sự ngộ của họ chẳng thật cứ dạy người nhiếp tâm tĩnh tọa, ngồi đến bặt hơi thở. Bọn này thật đáng thương xót! Ông hãy thực hiện công phu như lời tôi chỉ dạy. Kẻ quê mùa này có dạy ông như thế cũng chỉ là chuyện bất đắc dĩ...
Bệnh của người mới bắt đầu.
Có một Phật tử tên Trần Thuần biết thân là vọng, biết pháp là huyễn, ở nơi mộng huyễn khán công án "con chó không Phật tính," đã viết đến kiến giải về thiền. Chỗ kiến giải của ông ấy tuy còn gợi dính mắc nhưng cơ bản đã chính, dù đại pháp chưa rõ, cũng chỉ là cái bệnh của người mới nhập đạo mà thôi.
Phật Thích Ca già nói: "Như thế cũng được, chẳng như thế cũng được, như thế chẳng như thế đều được." Hễ được gốc chớ lo ngọn, huân tập lâu ngày thuần thục khỏi lo công phu chẳng thành khối. Gắng tham đi!
Tôi có thể thấy khó khăn mà Đại Huệ đang trải qua. Về mặt trí tuệ ông ấy có thể hiểu con đường của nhận biết, về mặt trí tuệ ông ấy cũng có thể giải thích nó cho người khác - nhưng bản thân ông ấy vẫn chỉ là một triết gia. Ông ấy đã không biến đổi bản thân mình thành nhà huyền bí.
Triết gia nói về chân lí.
Nhà huyền bí là chân lí.
Và có khác biệt sâu sắc giữa việc nói về nó và việc là nó.
Chắc chắn những người đã đạt tới điểm là bản thân chân lí, có thể nói, nhưng lời của họ rung động trên mức độ khác toàn bộ, và điều có thể được thấy rất rõ ràng là chúng không tới từ tâm trí.
Chúng tới từ hư không tuyệt đối.
Chúng mang cái gì đó của hư không cùng chúng.
Bạn không thể hiểu thấu được nó nhưng bạn có thể cảm thấy nó... hương thơm rất tinh tế... bạn không thể thấy được nó, nhưng bạn có thể ngửi thấy nó. Bạn có thể không có khả năng chứng minh nó, nhưng bản thân bạn biết, điều đó là tuyệt đối chắc chắn.
Vấn đề của Đại Huệ là ở chỗ từ chính lúc bắt đầu ông ấy đã lấy quan điểm của người trí thức. Nếu ông ấy chỉ là người trí thức bình thường, được thoả mãn với trí tuệ của ông ấy và cách quan niệm hoá của ông ấy, chắc đã không có khó khăn gì. Nhưng có một số phần của ông ấy không đơn giản muốn sống với tri thức vay mượn. Một phần của ông ấy khao khát nhận ra và trải nghiệm và biết điều huyền bí một cách trực tiếp.
Đây là thế khó xử của ông ấy, và ông ấy liên tục di chuyển từ phần này sang phần khác. Khi chúng ta đi xa hơn vào trong lời kinh của ông ấy, tôi cảm thấy hi vọng rằng phần huyền bí của ông ấy đang chiếm đất. Trí tuệ của ông ấy đang tụt lại sau - mặc dầu nó chưa bị thất bại. Lời kinh thứ nhất:
Kẻ quê mùa này lấy hai chữ Trạm Nhiên đặt làm danh hiệu cho ông, như nước trạm nhiên (lắng trong). Tổ Sư nói: "Hễ có tâm phân biệt so đo cái tự tâm hiện lượng thì thảy đều là mộng." Nếu tâm thức tịch diệt, chẳng có chút động niệm, gọi là chính giác."
Điều đầu tiên: sáng tỏ bao giờ cũng sâu sắc. Không có cách khác cho sáng tỏ hiện hữu. Sáng tỏ sâu sắc không tạo ra nghĩa.
Nó cũng giống như ai đó nói với bạn, "Anh yêu em rất, rất nhiều." Thực ra, bạn không thể yêu ít, và bạn không thể yêu nhiều. Yêu không thuộc vào thế giới của số lượng; do đó 'ít' và 'nhiều' là không liên quan. Bạn có thể hoặc yêu, hoặc không yêu. Làm sao bạn có thể yêu ít, và làm sao bạn có thể yêu nhiều được?
Dầu vậy mọi người liên tục nói, "Anh yêu em rất nhiều," không thấy cái nguỵ biện vô cùng rằng yêu là phẩm chất chứ không là số lượng. Phẩm chất thì hoặc hiện diện hoặc không hiện diện. Nhiều hay ít thuộc vào thế giới số lượng.
Từ tiếng Anh 'matter-vật chất' và từ tiếng Pháp 'meter' bắt nguồn từ từ tiếng Phạn matra, và matra nghĩa là số lượng. Cái mà có thể được đo là vật chất - vật chất đơn giản nghĩa là đo được - và cái không thể được đo, cái không ở bên trong lãnh thổ của số lượng, là tâm thức.
Ông ấy đang nói, Kẻ quê mùa này lấy hai chữ Trạm Nhiên đặt làm danh hiệu cho ông. Ông ấy phải khai tâm cho ai đó vào tính chất sannyas và cho người đó cái tên Trạm Nhiên (lắng trong), điều có nghĩa là sáng tỏ sâu sắc. Nhưng ông ấy không hiểu rằng sáng tỏ bao giờ cũng sâu sắc; nó không bao giờ ít hơn và không bao giờ nhiều hơn. Không cái gì có thể được thêm vào cho nó, và không cái gì có thể được lấy ra khỏi nó.
Đây là vấn đề với hiểu biết trí tuệ. Bạn dường như hiểu, và dầu vậy bạn vẫn liên tục bỏ lỡ vấn đề ở đâu đó. Người trí thức cố theo mọi cách để là sâu sắc như nhà huyền bí, nhưng tính sâu sắc của họ là vui nhộn.
Tôi nhớ tới một chuyện ngụ ngôn cổ đại: Một cung thủ lớn - ông ấy cũng là vua của một nước - đi qua một làng trong chiếc xe vàng, và ông ấy ngạc nhiên khi thấy rằng trên mọi cây đều có một bia bắn, và một mũi tên hay nhiều mũi tên xuyên trúng hồng tâm. Có một vòng tròn, và mũi tên đích xác xuyên vào giữa; không có một mũi tên nào trượt, và trên hầu hết các cây đều có vài mũi tên. Ông ấy không thể tin được rằng trong làng nhỏ này có cung thủ vĩ đại thế.
Ông ấy dừng xe, và ông ấy hỏi về cung thủ này. Người ông ấy hỏi bắt đầu cười. Anh ta nói, "Ông ngốc thế! Đừng lo nghĩ về anh ta."
Nhưng nhà vua nói, "Ông không hiểu. Anh ta có thể là kẻ ngốc - ta không bận tâm với điều đó - nhưng anh ta là cung thủ vĩ đại hơn ta, điều đó là chắc chắn. Ta muốn gặp anh ta."
Một đám đông tụ tập lại, khi thấy nhà vua, và tất cả họ đều cười và nói, "Điều đó là vô nghĩa. Anh ta thực sự là kẻ ngu."
Nhưng nhà vua không thể hiểu được làm sao kẻ ngốc có thể xoay xở bắn tốt thế, tuyệt đối hoàn hảo, không chê vào đâu được. Ông ấy nói, "Thôi cười và gọi người này tới đi!" Một thanh niên được mang tới cho ông ấy; anh ta có vẻ ngu xuẩn, trì trệ. Nhà vua cũng phân vân. Ông ấy hỏi anh thanh niên, "Bí mật của anh là gì?"
Anh than niên nói, "Bí mật gì?"
Nhà vua chỉ cho anh ta rằng mọi mũi tên đều đích xác vào giữa vòng tròn.
Anh thanh niên bắt đầu cười. Anh ta nói, "Tôi không thể nói dối ông. Sự thực là, đầu tiên tôi bắn mũi tên đi và thế rồi tôi vẽ vòng tròn. Một cách tự nhiên, một trăm phần trăm... Chẳng thành vấn đề mũi tên bay đi đâu; bất kì chỗ nào nó đi, tôi làm vòng tròn về sau. Mọi người đi qua làng này đều bị ấn tượng bởi nghệ thuật lớn. Tôi vẫn còn yên tĩnh, tôi không bao giờ nói sự thật này cho bất kì ai, nhưng ông là vua và tôi không thể nói dối ông."
Đây thực sự là tình huống của người trí thức. Họ là những cung thủ sâu sắc - nhưng đầu tiên họ bắn mũi tên và thế rồi họ vẽ mục tiêu! Công việc của họ, với những người không biết cách thức và chiến lược của họ, là hoàn hảo.
Bây giờ, cho đệ tử này cái tên Trạm Nhiên, "sáng tỏ sâu sắc," ông ấy thậm chí không thể nghĩ được rằng ông ấy đang làm cái gì đó sai. Ông ấy không biết sáng tỏ là gì, như kinh nghiệm; bằng không ông ấy chắc không bao giờ cho cái tên này, "sáng tỏ sâu sắc." Sáng tỏ là đủ lên bản thân nó.
Tổ Sư nói: "Hễ có tâm phân biệt so đo cái tự tâm hiện lượng thì thảy đều là mộng." Nếu tâm thức tịch diệt, chẳng có chút động niệm, gọi là chính giác."
Bất kì khi nào ông ấy trích dẫn, gần như bao giờ ông áy cũng đúng, nhưng chỉ khi nó là trích dẫn. Đây không phải là lời của ông ấy. Tôi đang đi tới lời của ông ấy, và thế thì bạn sẽ thấy cách trí tuệ tụt xuống xa bên dưới nhà huyền bí và kinh nghiệm của ông ấy. Đây là lời của ông ấy:
Ngày nay có một bọn tà sư "đặt điều", sự ngộ của họ chẳng thật cứ dạy người nhiếp tâm tĩnh tọa, ngồi đến bặt hơi thở. Bọn này thật đáng thương xót! Và, Ông hãy thực hiện công phu như lời tôi chỉ dạy - điều ông ấy gọi là đáng thương xót. Kẻ quê mùa này có dạy ông như thế cũng chỉ là chuyện bất đắc dĩ...
Bạn có thể thấy cái ngu xuẩn của nỗ lực trí tuệ để hiểu cái ở bên ngoài không? Ông ấy đang dạy cùng loại thiền cho mọi người - thế thì nó là đúng. Và khi người khác dạy cùng loại thiền nó là "đáng thương xót"; những người này là "rởm" - tà sư.
Khó cứu ông ấy thế. Ngay chỗ đầu tiên, nếu đây là cùng cách thiền mà bản thân ông ấy đang cho người khác, trên nền tảng nào ông ấy gọi người khác là tà sư, người đang cho cùng cách thiền? Ông ấy đã không làm nó thành rõ ràng theo bất kì cách nào tại sao họ là tà, tại sao họ không là chính cống - vì giáo huấn thiền của họ là một với giáo huấn của ông ấy.
Và thứ hai, ông ấy nói, "Ta phải dạy điều này vì kẻ quê mùa này có dạy ông như thế cũng chỉ là chuyện bất đắc dĩ." Điều đó nữa là tuyệt đối sai; có hàng trăm phương pháp thiền - nhưng ông ấy không bao giờ thiền. Nhưng bao giờ cũng có một loại đối thủ giữa những người trí thức, một loại ganh đua, một loại ghen tị.
Bạn phải đã thấy chó sủa lẫn nhau chẳng bởi lí do gì cả; chúng chỉ không thể cưỡng lại được cám dỗ. Một khi một con chó thấy con chó khác, thế thì ngay lập tức cả hai bắt đầu sủa.
Tôi đã nghe một câu chuyện về một con chó... Nó thường sống ở Varanasi, chỗ linh thiêng của người Hindus. Nhưng mọi người đang đi tới New Delhi, cho nên nó hỏi, "Có chuyện gì thế nhỉ? Sao mọi người đi tới New Delhi?" Và nó thấy rằng những người là đại diện cho mọi người đã đi tới Delhi để là thành viên nghị viện. Cho nên nó tập hợp một đám đông lớn các con chó - và nó là con chó rất lớn, và có thể sủa tốt hơn bất kì con chó nào khác - và một cách tự nhiên nó được chọn làm kẻ lãnh đạo. Nó thông báo cho các con chó ở Delhi trước đó, "Tôi đã được chọn từ Varanasi, và tôi đang tới. Sẽ phải mất gần một tháng vì tôi sẽ đi bộ từ Varanasi tới New Delhi" - nhưng nó đã tới đó trong ba ngày.
Các con chó ở New Delhi đơn giản sửng sốt. Chúng không thể tin được rằng một cuộc hành trình một tháng... "Mày xoay xở thế nào để làm điều đó trong ba ngày?"
Nó nói, "Các ông không biết người của chúng tôi! Chó sẽ không để tôi nghỉ ngơi ở bất kì chỗ nào. Ba ngày này tôi đã chạy không dừng. Chó từ làng này sẽ chạy theo tôi mà sủa, và đến lúc tôi sang làng khác, nhóm chó khác sẽ chạy theo tôi. Không có thời gian cho bất kì cái gì - nghỉ ngơi hay ngủ hay ăn hay uống. Suốt con đường tôi đã phải chạy và chạy."
Con chó nói, "Đây là một trong những phẩm chất lớn của chúng tôi. Điều được nói trong kinh sách linh thiêng của chúng tôi là những người trí thức được sinh ra như chó." Chính thói quen cũ của họ là sủa lẫn nhau... Mọi thứ họ đã quên đi, nhưng việc sủa đã là chính linh hồn của họ.
Bây giờ, như bạn có thể thấy, người này đang gọi người khác là rởm, tà. Tôi không biết từ nào đã được dịch thành phony - rởm. Một điều là chắc chắn, vào thời của Đại Huệ, Trung Quốc không có điện thoại... Từ 'phony' bắt nguồn từ telephone - điện thoại, vì tiếng nói trên điện thoại trở thành không thực. Nó mất phẩm chất sống; do đó mới có từ phony - rởm. Từ này không phải là từ của Trung Quốc; từ này là từ Mĩ - và ở Mĩ, mọi thứ đều là phony - rởm.
Từ nào đã được dịch thành rởm phony? Nó phải đã là cái gì đó như không đích thực, không thành thực. Nhưng gọi người khác là không đích thực, không thành thực, không chính cống, mà không đưa ra bất kì lí do gì, bởi vì họ đang dạy người nhiếp tâm tĩnh tọa, ngồi đến bặt hơi thở. Bọn này thật đáng thương xót! Ông hãy thực hiện công phu như lời tôi chỉ dạy. Kẻ quê mùa này có dạy ông như thế cũng chỉ là chuyện bất đắc dĩ...
Nếu không có chọn lựa khác thế thì tại sao bạn gọi những người đó là người tà đáng thương? Họ không có bất kì chọn lựa khác nào, cũng là chuyện bất đắc dĩ.
Cho nên điều đầu tiên: người trí thức có thái độ rất bản ngã, hay sinh sự, bao giờ cũng sẵn sàng bắt đầu đấu khẩu. Điều đó là không đúng cho nhà huyền môn.
Thứ hai, phương pháp mà những người bị ông ấy gọi là tà đang dạy cho mọi người, không phải là phương pháp đúng, nhưng bởi vì bản thân ông ấy không bao giờ thiền, ông ấy không biết cái gì là đúng và cái gì là sai. Phương pháp những người này đang dạy - và bản thân ông ấy đang dạy - là kiểm soát tâm trí bạn.
Thiền không liên quan gì tới kiểm soát tâm trí - vì mọi kiểm soát đều là một loại kìm nén và cái bị kìm nén sẽ báo thù. Bất kì khi nào bạn thảnh thơi một chút, tâm trí đã trong kiểm soát sẽ lập tức trỗi dậy và bắt đầu, với báo thù, khuấy động bên trong bạn.
Thiền không phải là kiểm soát, bởi vì kiểm soát tạo ra căng thẳng và thiền dựa trên thảnh thơi. Thiền có vài điều bản chất trong nó, dù bất kì phương pháp nào. Nhưng vài điều bản chất đó là cần trong mọi phương pháp.
Thứ nhất là trạng thái thảnh thơi: không tranh đấu với tâm trí, không kiểm soát tâm trí, không tập trung.
Thứ hai, chỉ quan sát với nhận biết thảnh thơi bất kì cái gì đang diễn ra, không có bất kì can thiệp nào... chỉ quan sát tâm trí, một cách im lặng, không có bất kì phán xét nào, bất kì đánh giá nào. Đây là ba điều: thảnh thơi, quan sát, không phán xét.
Dần dần, dần dần im lặng lớn giáng xuống bạn. Mọi chuyển động bên trong bạn dừng lại. Bạn hiệu hữu, nhưng không có cảm giác về "tôi đây.".. chỉ không gian thuần khiết.
Có một trăm mười hai phương pháp thiền; tôi đã nói về tất cả những phương pháp đó. Chúng khác biệt trong thành tố của chúng, nhưng những điều nền tảng vẫn còn như nhau: thảnh thơi, quan sát, thái độ không phán xét.
Cho nên ngay chỗ đầu tiên phương pháp này là sai. Ông ấy đang dạy cùng phương pháp, ông ấy nói, "chỉ là chuyện bất đắc dĩ." Ông ấy không nhận biết về chọn lựa phong phú: một trăm mười hai phương pháp mà cổ đến mười nghìn năm, ít nhất.
Người đầu tiên thu thập mọi phương pháp này là Shiva, và tượng của ông ấy đã được tìm thấy ở Harappa và Mohenjo Daro. Những thành phố này đã nở hoa từ bẩy nghìn năm trước. Họ phải đã là những thành phố văn hoá nhất của thời đó, vì các con đường của họ rộng thế; họ có phòng tắm gắn kèm, họ có nước nóng và lạnh chảy trong phòng tắm của họ, và họ có bể bơi lớn như bể bơi Olympic.
Trong những thành phố đó điều duy nhất chúng ta có thể nhận ra mà vẫn còn bền vững là tượng của Shiva -Shivalinga, biểu tượng dương vật của Shiva. Đó là thứ duy nhất kết nối chúng ta với Harappa và Mohenjo Daro. Vì điều này các nhà lịch sử đã kết luận rằng Shiva không phải là người Aryan, vì những thành phố đó đã tồn tại trước khi người Aryans tới Ấn Độ.
Nhưng Shiva có, trong cuốn sách của ông ấy Vigyan Bhairav Tantra, một trăm mười hai phương pháp thiền. Nhiều phương pháp có thể được tạo ra - tôi đã tạo ra thêm nhiều phương pháp nữa - chỉ chất liệu bản chất phải có đó.
Bạn có thể thay đổi phương cách tương ứng theo thời đại, tương ứng theo cá nhân, nhưng bạn không thể loại ra ba điều này - thảnh thơi, quan sát và thái độ không phán xét.
Cho nên, thực ra, chỉ ba điều này là phương pháp thiền duy nhất; mọi phương pháp khác đều là biến thể của cùng một chủ đề. Bất kì cái gì Đại Huệ đã từng dạy đều sai. Người khác phải đã là những người trí thức khác, các thầy giáo khác, những người ông ấy gọi là tà, và ông ấy không thể thấy được một điều đơn giản: làm sao bạn có thể gọi họ là tà và đáng thương nếu giáo lí của bạn cũng là cùng một phương pháp?
Và ông ấy không nhận biết rằng có nhiều phương án - ông ấy không bao giờ thiền. Người ta không phải biết về Vigyan Bhairav Tantra của Shiva. Nếu người ta thiền chỉ với ba điều bản chất này, người ta có thể tạo ra nhiều phương pháp cho những tình huống khác nhau, những người khác nhau, tuỳ người đó thích. Nhưng người ta phải có kinh nghiệm riêng của mình. Và kết án người khác, những người đang làm cùng điều, ông ấy phải hoàn toàn mù quáng. Ông ấy không thể thấy được điều ông ấy đang nói.
Có một Phật tử tên Trần Thuần biết thân là vọng, biết pháp là huyễn, ở nơi mộng huyễn khán công án "con chó không Phật tính," đã viết đến kiến giải về thiền. Chỗ kiến giải của ông ấy tuy còn gợi dính mắc nhưng cơ bản đã chính, dù đại pháp chưa rõ, cũng chỉ là cái bệnh của người mới nhập đạo mà thôi.
Đây là phát biểu cổ của Lâm Tế và các Thiền sư khác, và có khả năng nó có thể là từ thời của bản thân Phật Gautam. Nó đã được hỏi qua các thời đại bởi các đệ tử... vì Phật giáo nói rằng mọi sinh linh đều có phật tính; mọi sinh linh đều có thể trở thành phật. Một cách tự nhiên, câu hỏi này nảy sinh, chó có phật tính không? Mọi thầy lớn đều đã nói có, và những người đã nói không, không hiểu chút nào.
Nó là cái gì đó cần được nghiền ngẫm. Tại sao chó phải không có bản tính phật? Nếu mọi sinh linh đều có bản tính phật, tại sao chó phải là sinh linh ngoại lệ thế? Chỉ bởi vì trong tâm trí bạn chính từ 'chó' bị kết án, bạn không thể nghĩ được rằng chó có thể có bản tính phật - "Trời, thế thì phỏng có ích gì mà có bản tính phật? Ngay cả chó cũng có thể có nó. Nó không đáng băn khoăn! Nhiều năm thiền, những cuộc hành hương dài, và chung cuộc điều bạn đạt tới chỉ là bản tính của chó." Một cách tự nhiên những người không hiểu lập tức nói không - và Đại Huệ đồng ý với những người nói không.
Nhưng thực ra chó (dog) chỉ là thượng đế (god) bị viết sai chính tả. Tôi là người ủng hộ tuyệt đối sẵn sàng nói có, chó có nhiều tiềm năng là phật như bản thân Phật Gautam. Không có vấn đề tại sao con chó đáng thương phải bị bỏ ra, khi mọi sinh linh - lừa và khỉ và ngay cả Yankees - tất cả đều được bao hàm. Chó là con vật đáng thương, hồn nhiên. Không có gì sai trong chó. Có lẽ nó phải đi chặng đường dài để trở thành phật, nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian. Một ngày nào đó chó cũng sẽ trở nên chứng ngộ. Trong việc sinh nào đó, ở đâu đó trong tương lai....
Bạn nên hiểu điều đó rõ ràng rằng trong tính vĩnh hằng của thời gian không thành vấn đề liệu bạn trở nên chứng ngộ hôm nay, hay ngày mai, hay ngày kia, trong kiếp này hay trong kiếp khác. Trong vĩnh hằng của thời gian điều đó không thành vấn đề chút nào. Trong vĩnh hằng của thời gian không ai đi trước và không ai đi sau, vì không có bắt đầu trong thời gian và không có kết thúc trong thời gian.
Cho nên bất kì khi nào bạn trở nên chứng ngộ bạn bao giờ cũng là đương đại với mọi chư phật. Họ có thể đã trở nên chứng ngộ cả nghìn năm trước. Nếu bạn trở nên chứng ngộ hôm nay, đột nhiên bạn sẽ thấy bạn được nâng lên theo qui mô thời gian khác, nơi bạn là đương đại của mọi chư phật, quá khứ, hiện tại, và tương lai. Cho nên một người đã nếm trải thức tỉnh sẽ không phủ nhận chó là kho báu cố hữu của họ. Chúng là các sinh linh.
Phật Thích Ca già nói: "Như thế cũng được, chẳng như thế cũng được, như thế chẳng như thế đều được." Hễ được gốc chớ lo ngọn, huân tập lâu ngày thuần thục khỏi lo công phu chẳng thành khối. Gắng tham đi!
Ông ấy gọi loại câu hỏi này - liệu chó có bản tính phật hay không - là bệnh của người mới bắt đầu vào đạo. Đó chính là tò mò tự nhiên của con người. Nhưng ít nhất ai đó đã đi vào đạo. Câu hỏi như thế không ngụ ý bất kì cái gì cho những người đã không đi vào đạo chút nào. Nó không phải là bệnh; nó đơn giản là tò mò.
Nếu mọi sinh linh cố hữu đều có khả năng thức tỉnh như người, điều đó đơn giản làm cho sự tồn tại thành cộng sản thực sự. Khi có liên quan tới tôi, tôi nghĩ chủ nghĩa cộng sản là đúng chỉ khi nó có liên quan tới bản tính tối thượng của con người. Chỉ trong giai đoạn tối thượng đó mới có bình đẳng. Trước điều đó, chủ nghĩa cộng sản là không tưởng và không bao giờ được hoàn thành.
Chỉ hai chư phật là bình đẳng, nhưng người dốt nát không thể bình đẳng được. Người dốt nát là bất bình đẳng về tâm lí; do đó toàn thể ý tưởng của Karl Marx và những người theo ông ấy rằng con người là bình đẳng là sai về tâm lí.
Không hai người nào là bình đẳng. Họ có tất cả những khác biệt mà bạn có thể quan niệm, và ép buộc họ vào trong bình đẳng bạn sẽ phải phá huỷ dân chủ, bạn sẽ phải phá huỷ tự do, bạn sẽ phải phá huỷ tự do diễn đạt, bạn sẽ phải phá huỷ tính cá nhân của mọi người, chân giá trị về là người của họ, chính lòng tự hào của họ. Đó là một loại bình đẳng rất kì lạ. Mọi người đều bị san bằng, và mọi người trở thành bình đẳng!
Đã có một ông vua ở Hi Lạp, người hơi chút gàn gàn dở hơi. Ông ấy đã làm một chiếc giường vàng lớn trong một nhà khách đặc biệt, một lâu đài lớn. Chỉ vài người khách đã ở lại trong nhà khách của ông ấy, và họ không bao giờ bước ra mà còn sống vì rắc rối với nhà vua là ở chỗ khách phải khớp với giường. Nếu khách dài hơn một chút, thì chân hay đầu phải bị chặt đi cho vừa giường. Hay nếu khách ngắn hơn một chút, thì bị kéo giãn ra - người đó phải bị kéo ra từ cả hai đầu; nhà vua có bốn lực sĩ thực hành kéo giãn. Nhưng đằng nào thì khách cũng bị chết. Trong kéo giãn đầu khách sẽ bị kéo ra, vì họ kéo đầu khách để làm cho khách vừa với kích cỡ giường, hay chân khách phải bị kéo ra.
Nhà vua tin vào kinh sách linh thiêng của toàn thế giới: tất cả chúng đều gợi ý rằng người được làm cho họ, không phải là họ được làm cho người. Giường của ông ấy không được làm ra cho người, mọi khách đều phải khớp với giường. Khi tin đồn lan tới những người bạn khác, các vua khác, không ai nhận lời mời của ông ấy. Ông ấy liên tục mời khách, nhưng không ai sẵn sàng tới vì bất kì ai đã bao giờ tới cũng không bao giờ trở lại: cái gì đã xảy ra cho khách? Thực ra nhà vua đang thực hành một loại chủ nghĩa cộng sản, làm cho mọi người có kích cỡ như nhau. Và đó là điều đã xảy ra ở Liên Xô trong bẩy mươi năm.
Mới bẩy mươi năm trước, trước cách mạng, Liên Xô đã là một trong những nước khổng lồ; nó đã sinh thành một dòng lớn các thiên tài. Trong bẩy mươi năm họ đã không có khả năng tạo ra một thiên tài có phẩm chất của Leo Tolstoy, Maxim Gorky, Anton Chekhov, Fyodor Dostoevsky, Turgenev, không một người nào trong bẩy mươi năm. Tất cả năm người này đã tồn tại trước cách mạng, và ngay cả Maxim Gorky vẫn còn sống sau cách mạng vài năm.
Nếu bạn muốn chọn những cái tên của mười tiểu thuyết gia vĩ đại của toàn thế giới, của mọi ngôn ngữ, năm người này sẽ tuyệt đối có đó. Bạn không thể bỏ một người nào trong họ ra khỏi danh sách mười người: phần còn lại của thế giới sẽ chỉ có năm chỗ, và năm chỗ sẽ được trao cho người Nga. Dầu vậy năm người đó từ phần còn lại của thế giới sẽ không thực sự so sánh được với những vĩ đại của các tiểu thuyết gia Nga. Cái gì đã xảy ra?
Sau cách mạng, mọi người đều bị cắt cho cùng kích cỡ. Tâm trí không còn tự do. Bạn không thể nói bất kì cái gì mà không được chính phủ chấp nhận, bạn không thể viết bất kì cái gì mà không được chính phủ chấp nhận. Không có tự do tư tưởng. Không có cách diễn đạt cá nhân trong bất kì cái gì. Mọi thứ phải trở thành đồng đều - mọi người đã biến mất. Chỉ đám đông tồn tại, chỉ con số, không cá nhân.
Khi Khrushchev lên nắm quyền và phát biểu trong cuộc họp đảng cộng sản đầu tiên của ông ấy, ông ấy đã vạch trần Joseph Stalin, nói rằng ông này đã giết gần một triệu người sau cách mạng. Bất kì ai đang cố gắng là bản thân mình và không sẵn lòng trở thành mấu răng trong bánh xe đều lập tức bị giết...
Ở Nga bạn không được phép có bất kì ý kiến nào của riêng bạn. Với mọi thứ bạn phải phụ thuộc vào chính phủ, và cả nước đã trở thành trại tập trung, không dân chủ. Báo chí, radio, truyền hình, mọi thứ đều thuộc về chính phủ. Bạn không thể có được thông tin mà chính phủ không đưa ra. Liên Xô sống gần như trong bóng tối về toàn thế giới, điều đang diễn ra trên thế giới. Và Liên Xô không phải là nước nhỏ; nó chiếm một phần sáu đất của toàn thế giới.
Khrushchev phát biểu cho cuộc họp đầu tiên và vạch trần Joseph Stalin đã từng tàn bạo, sát hại thế nào. Nhân danh chủ nghĩa cộng sản ông ấy đã giết mọi thiên tài của nhân dân, ông ấy đã thu mọi người về nghèo nàn ngang nhau. Chắc chắn đã đi tới bình đằng nào đó: mọi người nghèo bình đẳng. Mọi người bị đàn áp bình đẳng. Mọi người bị làm nô lệ bình đẳng. Mọi người run rẩy bình đẳng với sợ. Bất kì khoảnh khắc nào và cái chết có thể gõ cửa.... Ở Nga, tên cái chết là KGB.
Khi Khrushchev đang nói điều này cho đảng Cộng sản, một người từ hàng ghế sau nói, "Đồng chí đã là đồng nghiệp của Joseph Stalin trong cả đời ông ấy. Sao đồng chí không phản đối?"
Đã có im lặng lớn. Trong một khoảnh khắc Khrushchev nhìn vào chỗ từ đó tiếng nói cất lên, và ông ấy nói, "Đồng chí, xin đứng dậy để tôi có thể nhìn đồng chí rõ hơn." Không ai đứng dậy. Ông ấy lại nói, "Cứ đứng dậy để tôi có thể thấy ai đang hỏi câu hỏi này."
Ba lần ông ấy hỏi. Không ai đứng dậy, và không ai hỏi câu hỏi này lần nữa. Ông ấy nói, "Bây giờ đồng chí hiểu tại sao tôi im lặng rồi chứ? Tại sao đồng chí im lặng? - vì nếu đồng chí đứng dậy, đồng chí được kết thúc. Tôi vẫn còn im lặng vì tôi muốn sống." Để tạo ra bình đẳng, mọi giá trị con người phải bị phá huỷ.
Không... khi có liên quan tới con người, con người cần tự do để là không bình đẳng, cơ hội bình đẳng để không bình đẳng. Cơ hội nên được trao một cách bình đẳng cho mọi người, nhưng cơ hội để trưởng thành trong tính duy nhất của họ, trong tính cá nhân riêng của họ: tóm lại, cơ hội để không bình đẳng, nhưng các cơ hội bình đẳng.
Chỉ khi mọi người trở nên chứng ngộ, khi không có gì ngoài tâm thức thuần khiết, chủ nghĩa cộng sản mới là có thể; bằng không ngày đó chỉ là không tưởng.
Từ 'utopia-không tưởng' là rất hay. Nó có nghĩa 'cái không bao giờ tới'. Chỉ trong chứng ngộ mới có khả năng của bình đẳng, và với người chứng ngộ mọi sinh linh - họ có thể không chứng ngộ bây giờ - đang sắp trở nên chứng ngộ một ngày nào đó. Cho nên, về thực chất mọi người - mọi sinh linh, kể cả cây cối - bất kì chỗ nào có sự sống dưới bất kì dạng nào, chúng tất cả đều đang trên đường, di chuyển, tiến hoá, đi lên cao hơn. Và mục đích là như nhau: trở nên thức tỉnh, trở nên tuyệt đối thuần khiết, tâm thức, phúc lạc, cực lạc. Cho nên hỏi câu hỏi như vậy không phải là bệnh. Nó tuyệt đối là tò mò tự nhiên.
Tôi là người cộng sản khi có liên quan tới bản chất của con người, và tôi không là người cộng sản khi có liên quan tới thực tại của con người. Con người phải được trao cho mọi hỗ trợ, mọi cơ hội để trưởng thành theo cách riêng của người đó. Bình đẳng bị áp đặt có tính phá huỷ, phá huỷ mọi cái có giá trị. Nên có cây lớn, cây cao vươn tới các ngôi sao, và nên có những bụi cây nhỏ; cả hai chúng làm giầu cho sự tồn tại. Nên có hoa sen và nên có hoa hồng và nên có hoa cúc vạn thọ. Tính đa dạng, sự khác biệt, sự bất bình đẳng làm cho cuộc sống giầu có hơn, làm cho cuộc sống đáng sống hơn, đáng yêu hơn.
Nghĩ mà xem, nếu mọi người trải qua giải phẫu nhựa và có cùng một loại mũi - mũi bình đẳng - có cùng loại mắt, có cùng loại mặt, nó sẽ chán tới mức mọi người sẽ bắt đầu bước đi với mắt nhắm, mệt mỏi khi thấy cùng mũi và cùng mắt và cùng mặt. Nó sẽ là thế giới địa ngục nhất có thể có. Điều hay là có mũi dài và mũi tẹt, và chúng tới theo đủ mọi kích cỡ và mọi hình dáng.
Bất bình đẳng trong nhân loại là chân lí tâm lí.
Bình đẳng là chân lí tâm linh.
Người ta không nên nhầm lẫn.
Chó có bản tính phật, hệt như bất kì người nào khác có. Nó không là bệnh của người bắt đầu đi vào đạo. Nó thuần tuý là tính tò mò con người, liệu mọi sinh linh có cùng tiềm năng nở hoa trong cực lạc tối thượng không, điều chỉ rất ít người - một Phật Gautam, một Lão Tử, một Zarathustra - đã đạt tới. Tôi coi nó là tuyệt đối bình thường, không là bệnh.
Đại Huệ trích dẫn Phật Gautam, điều cần giải thích nào đó vì bạn sẽ không hiểu nó. Và tôi không nghĩ Đại Huệ hiểu nó, vì ông ấy không cho giải thích nào về nó.
Phật Thích Ca già nói: "Như thế cũng được, chẳng như thế cũng được, như thế chẳng như thế đều được."
Ông ấy không giải thích vì sao ông ấy trích dẫn phát biểu này. Ông ấy đơn giản ném ra cái tên, trích dẫn, điều là một trong những chiến lược của người trí thức để chỉ ra tính thông thái của họ. Nhưng tôi không nghĩ ông ấy hiểu ngay cả nghĩa của nó, vì nó là một trong những điều khó hiểu nhất.
Aristotle được gọi là cha đẻ của logic phương Tây. Logic của ông ấy là logic đơn giản: Đen là đen, trắng là trắng; có nghĩa là có, không nghĩa là không - phân chia rõ ràng. Nó được gọi là logic hai ngả. Phật Gautam tin - và tôi nghĩ ông ấy có sáng suốt lớn hơn Aristotle nhiều - vào logic ba ngả. Và nếu bạn có thể hiểu logic ba ngả của ông ấy, chỉ thế thì phát biểu này mới trở thành rõ ràng cho bạn.
Chẳng hạn, nếu ai đó hỏi Phật Gautam, "Thượng đế có tồn tại không?", theo logic ba ngả của ông ấy, ông ấy sẽ trả lời, "Có, Thượng đế tồn tại. Không, Thượng đế không tồn tại. Có và không cả hai: Thượng đế tồn tại, Thượng đế không tồn tại." Logic của Aristotle là hai ngả: hoặc Thượng đế tồn tại, hoặc Thượng đế không tồn tại. Không có vấn đề về khả năng thứ ba, rằng cả hai có thể đúng.
Theo nghĩa nào đó, từ góc độ nào đó, điều có thể được nói với tính chân lí tuyệt đối là Thượng đế tồn tại, chẳng hạn nếu bạn ngụ ý rằng sự tồn tại là thông minh, rằng sự tồn tại không là vật chất, rằng sự tồn tại về căn bản được tạo ra từ tâm thức và ngay cả vật chất cũng chỉ là một dạng của tâm thức ngủ - tâm thức trong cơn mê. Nếu bạn có thể ngụ ý bởi Thượng đế, là "tâm thức vũ trụ," ngài tồn tại. Nhưng bạn có thể ngụ ý bởi Thượng đế là "người tạo ra thế giới"; thế thì Thượng đế không tồn tại.
Nhưng có thể quan niệm Thượng đế như tâm thức, và cũng không như đấng sáng tạo, mà như chính tính sáng tạo của sự tồn tại. Tất cả đều tuỳ thuộc vào chúng ta và điều chúng ta ngụ ý bởi Thượng đế, vì Thượng đế chỉ là một giả thuyết, một từ; nghĩa phải được chúng ta trao cho. Nếu Thượng đế không phải là đấng sáng tạo và người mà là chính hiện tượng về tính sáng tạo và tâm thức, thế thì cả hai là đúng: Thượng đế tồn tại và Thượng đế không tồn tại.
Đây là logic ba ngả. Và Phật Gautam sẽ thắng với thế giới tương lai qua logic ba ngả. Aristotle đã lỗi thời rồi. Nhưng người đương đại của Phật Gautam, Mahavira, có logic bẩy ngả, và ông ấy sẽ là người chiến thắng tối thượng khi có liên quan tới logic vì ông ấy đã đi tới mọi phương án có thể. Ba phương án này không phải là mọi khả năng. Chẳng hạn, phương án thứ tư của Mahavira là: có lẽ Thượng đế không có. Và phương án thứ năm: có lẽ Thượng đế tồn tại và không xác định được; ông ấy mang tính không xác định được vào như phương án thứ năm. Và phương án thứ sáu: có lẽ Thượng đế không có, và vẫn không định nghĩa được. Và phương án thứ bẩy: có lẽ không cái gì có thể được nói, duy nhất cái là không định nghĩa được. Ông ấy đã bao quát mọi khả năng và mọi diễn giải. Ngay cả Phật Gautam đã tránh đi xa tới đó; ông ấy vẫn còn bên trong những giới hạn hiểu được. Bây giờ, xem phát biểu của ông ấy, bạn có thể hiểu nó.
Phật Thích Ca già nói: "Như thế cũng được, chẳng như thế cũng được, như thế chẳng như thế đều được."
Ba phát biểu... nó làm cho kinh nghiệm thành huyền bí hơn. Aristotle giải huyền bí sự tồn tại. Chỉ chia nó thành sống và chết, thành ngày và đêm, thành đúng và sai, thành tốt và xấu, thành Thượng đế và Quỉ là hơi chút ngây thơ, hơi chút trì trệ. Cuộc sống là phức tạp hơn điều đó. Ông ấy chỉ lấy hai cực đoan, và ông ấy quên điểm giữa.
Phật đã gọi đạo của ông ấy là trung đạo, cho nên ông ấy phải tính tới điểm giữa nơi các đối lập gặp gỡ, nơi các mâu thuẫn tan biến vào trong nhau và trở thành phần bù. Thế thì nó trở thành logic ba ngả: hai cực đoan và cái một nơi các cực đoan hội nhập và tan chảy thành cái một. Cách tiếp cận của ông ấy không chỉ huyền bí hơn, nó còn khoa học hơn nữa.
Vật lí hiện đại đang tới gần hơn với Phật Gautam và hoàn toàn bỏ Aristotle. Và cùng với Aristotle hình học Euclid cũng bị bỏ đi, vì đó là sản phẩm phụ của logic Aristotle. Cho nên Aristotle và Euclid đã trị vì trong hai nghìn năm ở phương Tây, nhưng vật lí hiện đại thấy rằng mọi sự là phức tạp hơn Aristotle và Euclid nghĩ. Phật Gautam có lẽ là gần thực tại hơn vì ông ấy lấy cách tiếp cận huyền bí hơn. Ông ấy mở rộng cảm nhận của chúng ta về thực tại.
Cảm giác riêng của tôi là ở chỗ chung cuộc vật lí hiện đại sẽ phải chấp nhận không chỉ Phật Gautam mà cả Mahavira, vì logic bẩy ngả của ông ấy là tuyệt đối đầy đủ. Bạn không thể thêm bất kì cái gì nữa. Không thể có logic tám ngả; với bẩy khả năng, mọi thứ đã được bao quát. Không cái gì đã bị bỏ ra, mọi thứ đã được lấy vào; nó là bao hàm tất cả. Mahavira đã từng được chấp nhận - không nhà khoa học nào thậm chí biết rằng họ đang chấp nhận một người nào đó đã sống hai mươi nhăm thế kỉ trước, người đương đại của Phật Gautam - vì ông ấy đã thuyết giảng lí thuyết tương đối. Mahavira là người đầu tiên thuyết giảng lí thuyết tương đối.
Albert Einstein chắc đã cực kì hạnh phúc nếu ai đó giới thiệu cho ông ấy lí thuyết của Mahavira về tương đối. Nó không phải là về vật lí, nó là về tâm thức con người, nhưng nó là cùng quan điểm. Và Albert Einstein chắc đã nhảy múa nếu như ông ấy đã nghe về logic bẩy ngả của Mahavira vì ông ấy đã thấy nhiều khó khăn thế với Aristotle. Thực tại là lớn, và logic là nhỏ hơn; nó không thể nào giúp được theo bất kì cách nào cho nghiên cứu xa thêm đi sâu hơn vào trong vật chất và năng lượng. Nó là tốt cho công việc hàng ngày ở bãi chợ, nhưng nó là không đủ tốt cho các cõi giới sâu hơn.
Nhưng tôi nghĩ Đại Huệ chắc đã không có ý tưởng nào tại sao ông ấy đã trích dẫn phát biểu này... có lẽ chỉ để làm khó hiểu mọi người, chỉ để giả vờ rằng ông ấy hiểu logic kì lạ này của ba ngả, vì ông ấy không nói bất kì cái gì về nó. Nó ở ngoài ngữ cảnh. Bất kì cái gì được nói đều phải có nghĩa nào đó, quan hệ nào đó. Nó không có quan hệ tới câu kinh trước, nó không có quan hệ với lời kinh kế sau. Ông ấy đã chỉ chèn nó vào.
Cảm giác của tôi là: ông ấy đơn giản muốn làm khó hiểu mọi người, giả vờ rằng ông ấy biết những điều lớn lao mà họ không thể hiểu nổi. Chính một trong những điều có ý nghĩa nhất để hiểu về con người là bất kì cái gì người đó không thể hiểu được, người đó nghĩ phải là đúng. Vì điều này, các triết gia đã từng viết theo cách mà bạn sẽ liên tục đọc những cụm từ lớn, cụm từ dài, câu dài, đoạn lớn - lớn tới mức đến lúc bạn đi tới cuối đoạn, bạn đã quên mất chỗ bắt đầu.
Chẳng hạn, triết gia Đức Hegel đã là thầy trong việc làm khó hiểu những điều vô nghĩa tuyệt đối, và toàn thể chiến lược của ông ấy chỉ là để viết ra những từ đao to búa lớn, đại ngôn, khoa trương. Một câu kéo dài cả trang giấy, và đến lúc bạn đi tới cuối của câu này bạn không có ý tưởng nào chỗ bắt đầu là gì, chỗ giữa là gì....
Hegel được coi là triết gia vĩ đại - mãi cho tới khi ông ấy được hiểu! Khi ông ấy được hiểu, ông ấy bị gạt sang bên như anh chàng thủ đoạn, người chỉ cố làm cho mọi người khó hiểu. Và ông ấy đã thành công. Ít nhất trong đời ông ấy, ông ấy đã tận hưởng ý tưởng về việc là triết gia lớn. Chỉ sau cái chết của ông ấy, dần dần, dần dần các học giả nhìn vào trong nó và thấy rằng ông ấy chẳng nói gì cả. Ông ấy nói nhiều thế, nhưng nếu bạn cô đọng nó lại, tay bạn trống rỗng. Chẳng có gì trong nó.
Bất kì khi nào tôi nghĩ về Hegel, tôi bao giờ cũng nhớ tới một người trong làng tôi. Ông ấy gần như là kẻ dở hơi; ông ấy đã nhồi nhét toàn thể cuốn từ điển Oxford, và ông ấy thường viết thư cho tổng thống, thủ tướng, cho thống đốc. Ông ấy sống ngay gần nhà tôi.
Thỉnh thoảng ông ấy tới tôi để cho tôi xem thư của ông ấy - hai mươi trang, ba mươi trang, năm mươi trang giấy được đánh máy, nhưng không một câu nào làm ra nghĩa gì. Ông ấy không biết gì về ngôn ngữ; ông ấy biết mọi thứ về cuốn từ điển, và đó là rắc rối. Ông ấy đơn giản cứ viết ra những từ đao to búa lớn; nó chẳng tạo ra nghĩa nào cả.
Ông ấy hành hạ tôi, cho nên tôi nói, "Bác làm một điều này đi. Cháu không có nhiều thời gian và thư của bác quá dài, và nó sẽ có ích nữa vì thư dài thế này Tổng thống sẽ không đọc đâu. Cho nên với bức thư này bác nên viết một tóm tắt nhỏ, chỉ mười dòng, hai mươi dòng là nhiều nhất."
Ông ấy nói, "Đó là ý hay. Bác sẽ viết tóm tắt. Cái đó không thành vấn đề."
Thế là ông ấy đi viết tóm tắt, nhưng ông ấy bỏ lại bức thư cho tôi. Tôi ngạc nhiên; đây là cái gì đó kì lạ, làm sao ông ấy sẽ viết tóm tắt được? Không có vấn đề gì cho ông ấy; từ điển ở cùng ông ấy... cho nên mười dòng nữa của điều ngớ ngẩn tuyệt đối. Tôi nói, "Cái này là hoàn toàn tốt. Cái này giải thích mọi thứ! Và cháu có thể nói với bác rằng ngần này tổng thống sẽ đọc. Hai mươi trang là quá nhiều. Bác viết triết lí lớn thế."
Nhưng không ai trả lời thư của ông ấy. Ông ấy sẽ tới tôi nói, "Bây giờ một tháng đã trôi qua rồi và không có trả lời, thậm chí không có biên nhận rằng họ đã nhận được thư của bác! Và bác đã làm việc vất vả thế."
Tôi nói với ông ấy, "Cháu nghĩ các chính khách này không có đủ thông minh để hiểu triết lí lớn của bác."
Ông ấy nói, "Điều đó đúng đấy. Cháu là người duy nhất hiểu bác. Không ai dường như hiểu."
Mọi ngày ông ấy đều đi tới người đưa thư với một bức thư mới và người đưa thư phát mệt. Một hôm người đưa thư gặp tôi ở thư viện và ông ấy nói, "Cháu có thể dừng người này được không? Bác không bao giờ đọc bất kì thư nào của ông ấy, nhưng ngay cả giữ chúng trên bàn cũng thành tra tấn. Người ta cảm thấy bên trong dạ dầy mình cái gì đó rối loạn; chỉ đọc hai hay ba dòng là đủ đưa bất kì ai tới phát điên."
Tôi nói, "Rất khó dừng ông ấy lại, vì cháu là người duy nhất hiểu ông ấy. Nếu bác có khó khăn nào, cháu có thể bảo ông ấy, và ông ấy có thể giải thích."
Ông ấy nói, "Bác không muốn cháu nhắc điều đó cho ông ấy chút nào! Ông ấy sẽ tới với giải thích lớn hơn."
Thỉnh thoảng tôi thường đi tới thị trấn, và ông ấy thường đợi tôi. Tôi yêu người này. Ông ấy gàn dở, nhưng rất tốt và rất dịu dàng và tuyệt đối vô hại. Tôi bảo ông ấy, "Bác đã làm mỗi một điều sai."
Ông ấy nói, "Cái gì?"
Tôi nói, "Bác đáng phải được sinh ra ở Đức, và bác chắc đã nổi tiếng trong lịch sử như một triết gia lớn. Cháu đã nghiên cứu mọi triết gia Đức lớn đó; họ toàn hâm hâm gàn dở!"
Một người được coi là một trong những triết gia Đức vĩ đại nhất của thế kỉ này, Martin Heidegger, bắt đầu nhiều cuốn sách, nhưng ông ấy không bao giờ hoàn thành bất kì cuốn nào vì đến lúc ông ấy làm được nửa chừng, ông ấy đã quên mất điều ông ấy đã viết. Cho nên tập thứ nhất sẽ được xuất bản, và mọi người sẽ chờ đợi tập thứ hai; nó không bao giờ tới.
Điều này liên tục xảy ra cả đời ông ấy; ông ấy không bao giờ hoàn thành bất kì cuốn sách nào. Khi được hỏi, ông ấy nói, "Thực tại là, bản thân tôi quên mất điều tôi đã viết. Nó phức tạp tới mức tốt hơn cả là bắt đầu cuốn sách mới thay vì đọc cuốn cũ. Để người khác đọc... Tôi không muốn dính líu vào nó." Sẽ là giải trí lớn cho bạn nếu bạn đọc cái gì đó của Martin Heidegger.
Và điều này chỉ ra "thông minh" lớn của ông ấy: ông ấy là người đi theo Adolf Hitler, người chắc chắn là người điên! Triết gia vĩ đại nhất đi theo kẻ ngốc... điều đó không chỉ ra cái gì về Adolf Hitler, nhưng nó chỉ ra cái gì đó về Martin Heidegger! Tôi đã đọc qua mọi công trình của ông ấy. Đến cuối tay bạn trống rỗng. Bạn không thu được bất kì cái gì về điều ông ấy muốn nói, tại sao ông ấy muốn nói nó. Tại sao tất cả quá trình thể dục dài này mà không có kết luận nào? Nhưng những người này đã từng gây ấn tượng lên quần chúng thông thường.
Hiểu biết của tôi là ở chỗ bất kì cái gì mọi người không thể hiểu được họ nghĩ nó phải lớn lao. Vì chúng ta không thể hiểu được, một cách tự nhiên nó phải là cái gì đó rất huyền diệu, rất bí ẩn. Nhưng chân lí bao giờ cũng đơn giản: nó là huyền bí vì nó đơn giản.
Chân lí bao giờ cũng hiển nhiên.
Nó là huyền bí vì nó hiển nhiên, không phải vì nó phức tạp, không phải vì nó xa xôi. Nó ở gần tới mức bạn có xu hướng quên mất nó. Nó ở bên trong bạn, cho nên bạn thậm chí không bận tâm nhìn vào nó.
Chân lí là đơn giản, hiển nhiên, không phức tạp. Mọi điều nó cần chỉ là nhận biết im lặng, và hiểu biết lớn giáng xuống bạn, hiểu biết không trở thành tri thức, hiểu biết làm sâu sắc cho hồn nhiên của bạn và làm sâu sắc cho điều huyền bí của cuộc sống.
Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

0 Đánh giá

Ads Belove Post