Chương 15. Như thế

Chương 15. Như thế

Price:

Read more

Thiền sư lớn Đại Huệ - Tập 1 - Osho
Suy nghĩ về biến đổi từ trí thức sang chứng ngộ
Chương 15. Như thế


Osho kính yêu,
Thấy như lai ở mọi nơi
Chúng ta đến từ đâu vào lúc sinh? Chúng ta đi đâu vào lúc chết? Nếu ông biết nơi chúng ta tới và nơi chúng ta đi, thì ông có thể được gọi là người học phật.
Biết kẻ sinh tử là ai? Biết thọ sinh tử là ai? Kẻ chẳng biết chỗ đi chỗ đến là ai? Kẻ bỗng biết được chỗ đi chỗ đến lại là ai? Khán thoại đầu này con mắt ngơ ngơ hiểu không được, trong bụng trồi lên hụp xuống, trong tâm giống như một đóng lửa, lại là ai? Nếu muốn biết, chỉ cần hướng vào chỗ "hiểu không được" mà nhận lấy. Nếu nhận được rồi mới biết sinh tử vốn chẳng dính dáng gì cả.
Lại nói, phàm xem kinh giáo và nhân duyên nhập đạo của cổ đức tâm chưa sáng tỏ, cảm thấy mê muội, không mùi vị, giống như đang cắn cục sắt, ngay đó chính là lúc nên dụng công phu, không được từ bỏ, ấy là chỗ ý thức ngưng vận hành suy nghĩ chẳng thể đến, tuyệt phân biệt, bặt lý lẽ. Bình thường nếu có thể nói được đạo lý, phân biệt được chỗ hành, đều là việc bên tình thức. Nhiều người thường hay nhận giặc làm con, cần phải biết việc này vậy.
Đại Huệ dường như tới rất gần chân lí nhưng bằng cách nào đó liên tục bỏ lỡ nó. Trong lời kinh này phần bắt đầu quan trọng vô cùng vì nó không phải là trích dẫn. Ông ấy đang nói cho bản thân ông ấy. Và điều ông ấy nói là một trong những cách thiền cổ đại nhất, cách đã giúp cho nhiều người trên con đường đi tới chỗ đến cuối cùng, tới chính đỉnh tâm thức họ.
Chúng ta đến từ đâu vào lúc sinh? Điều đó đã không được hỏi bằng lời; bằng lời nó là vô nghĩa, nhưng nếu bạn cảm thấy về mặt tồn tại... Chúng ta ở đây; chắc chắn chúng ta phải đã tới từ đâu đó, và chắc chắn chúng ta đang đi đâu đó. Điều đó là tuyệt đối chắc chắn, việc tới và việc đi. Nếu nó trở thành cái gì đó như niềm khao khát trong mọi thớ thịt bản thể bạn, nếu mọi tế bào bên trong bạn trở thành dấu hỏi, thế thì việc thiền này có tác dụng.
Chúng ta đến từ đâu vào lúc sinh? Chúng ta đi đâu vào lúc chết? Nếu ông biết nơi chúng ta tới và nơi chúng ta đi, thì ông có thể được gọi là người học phật.
Tôi sẽ không dùng từ người học; nó là quá bình thường và có hàm ý chỉ cách tiếp cận trí tuệ. Đệ tử dùng toàn thể bản thể mình để tiếp cận tới câu hỏi tối thượng của cuộc sống. Đệ tử chỉ quan tâm tới việc nhận ra, không chỉ việc biết về nó. Người học quan tâm tới biết về nó. Và đây là những mối quan tâm rất đa dạng. Biết về nó là một thứ, nhưng biết nó, không về nó... từ 'về' nghĩa là loanh quanh nhưng không bao giờ tới đúng điểm.
Tôi biết một ông già, Mahatma Bhagwandin. Chỉ hai người được thừa nhận ở Ấn Độ là mahatmas, những linh hồn vĩ đại: Mahatma Gandhi và Mahatma Bhagwandin. Mahatma Bhagwandin đã gặp tôi chỉ bởi ngẫu nhiên, và ông ấy bắt đầu cảm thấy cái gì đó với tôi, cho nên bất kì khi nào ông ấy đi từ thành phố của tôi tới chỗ nào đó khác, ông ấy lại làm điều đó thành việc ở lại với tôi trong ít nhất một ngày, hai ngày, ba ngày nhiều nhất mà ông ấy có thể đảm đương được.
Ông ấy là một ông già, một người rất hay, và tôi chưa bao giờ bắt gặp một người thông thái hơn. Dường như ông ấy gần như là cuốn Bách khoa toàn thư Britannica. Bạn hỏi bất kì cái gì và ông ấy biết. Tôi chưa bao giờ nghe ông ấy nói, "Tôi không biết." Và tôi đã thấy rằng điều ông ấy nói bao giờ cũng đúng - và về những điều kì lạ mà ông ấy không có quan tâm. Tôi thường đi cùng ông ấy mọi ngày để đi dạo buổi sáng và ông ấy sẽ nói cho tôi về những cái tên Latin của cây cối. Ông ấy biết nhiều thế về mọi thứ... dường như cả đời ông ấy đã không là gì ngoài thu thập thông tin.
Một hôm tôi bảo Mahatma Bhagwandin, "Bác biết mọi tên Latin của mọi cây mà chúng ta đi qua nhưng tôi nghĩ bác không biết bản thân bác." Ông ấy sững lại nhưng ông ấy là người rất kiên nhẫn và ông ấy cố gắng hiểu tại sao tôi nói điều đó.
Tôi nói, "Bác giống như cuốn Bách khoa toàn thư Britannica biết đi, nhưng không ai đã bao giờ nghe nói rằng cuốn Bách khoa toàn thư Britannica đã trở nên chứng ngộ. Không có khả năng nào. Bác biết mọi thứ, nhưng tôi ngờ rằng đây là cách để né tránh việc biết bản thân bác."
Ông ấy vẫn còn im lặng. Ông ấy đã không nói gì. Chúng tôi về tới nhà, ông ấy tắm, và sau khi tắm ông ấy nói, "Anh đúng. Nhưng bây giờ bảo tôi làm sao quên mọi tri thức này."
Tôi nói, "Không có nhu cầu quên nó. Chỉ không liên tục ba hoa về nó, không lôi đi lôi lại nó, kể nó cho mọi người. Đừng là người phô trương. Và toàn thể năng lượng mà bác đã rót vào trong thu thập thông tin là đủ để mang tới biến đổi cho cuộc sống của bác.
"Chỉ hai câu hỏi là quan trọng: 'Bác đến từ đâu, và bác đang đi đâu?' Tại sao hai câu hỏi này là quan trọng? - vì chúng sẽ làm cho bác nhận biết về bản thể bên trong của bác, cái đi từ sinh tới sinh trong những kiếp sống mới. Và một khi bác đã trở nên tỉnh táo về hiện tượng vĩ đại nhất này trong cuộc sống, bản thể riêng của bác, thế thì dù bác biết bất kì cái gì khác hay không cũng không thành vấn đề."
Thế rồi trong nhiều năm tôi đã không có cơ hội để gặp ông ấy. Tôi giảng bài ở Đại học Nagpur, và ai đó người biết tôi và biết Mahatma Bhagwandin, bảo tôi, "Ông ấy ở đây và ông ấy rất ốm. Có mọi khả năng ông ấy sẽ không sống được." Cho nên sau bài giảng tôi xô tới chỗ ông ấy. Tôi không thể tin được vào mắt mình! Ông ấy đã từng là người rất mạnh khoẻ, và mới chỉ bốn hay năm năm tôi không gặp ông ấy. Và bây giờ ông ấy chỉ là bộ xương, ho liên tục. Ngay cả nói cũng khó với ông ấy. Việc ho đó liên tục thế... khoảnh khắc ông ấy nói cái gì đó, ở giữa câu ông ấy sẽ bắt đầu ho.
Tôi nói, "Bác không cần nói gì."
Nhưng ông ấy khăng khăng, "Không, tôi phải nói vì tôi sẽ không sống nữa và tôi buồn vô hạn rằng tôi đã không thể làm được điều anh đã bảo tôi. Và bây giờ tôi nhận ra mọi tri thức của tôi đều vô tích sự; nó không giúp gì. Tôi sắp chết như người dốt nát như khi tôi được sinh ra."
Tôi nói, "Điều này nữa là thành tựu lớn rồi: rằng bác đang chết đi hồn nhiên và đầy nhận biết rằng tri thức là vô dụng. Và dầu vậy vẫn có thời gian... vì bác vẫn còn sống. Có thể mất vài ngày hay có thể vài tháng... không ai biết. Tại sao bác không bắt đầu thiền về cùng một điều đang tới gần hơn mọi khoảnh khắc: Bác đang đi đâu? Bác đã từ đâu tới? Và bác là ai?"
Ông ấy nói với nước mắt đầy trong mắt, "Tôi sẽ làm điều đó."
Tôi phải ra về, cho nên tôi rời khỏi ông ấy. Chỉ ba ngày sau ông ấy chết. Nhưng bạn ông ấy, Poonam Chand Ranka, người ở lại cùng ông ấy đã thông báo cho tôi, "Anh sẽ hạnh phúc mênh mông rằng ông ấy đã xoay xở được. Ông ấy đã chết không ho, mà cười." Và đây là thông điệp cuối cùng của ông ấy cho tôi: rằng ông ấy biết ông ấy đã tới từ đâu và ông ấy đang đi đâu và anh chàng này, khách du hành này là ai. Ông ấy đã nhận ra ông ấy. Ông ấy chết với niềm vui lớn. Với cái chết của mình, ông ấy đã khổ rất nhiều, nhưng ông ấy đã chết đi khi cười, mỉm cười. Thân thể đau đớn, và tâm trí biết rằng thân thể đau đớn, nhưng vì ông ấy đã hiểu cốt lõi bên trong nhất của bản thể ông ấy, điều đó không thành vấn đề chút nào. Bây giờ ông ấy biết rằng cội nguồn sống của ông ấy là vĩnh hằng.
Cách thiền này mà Đại Huệ nhắc tới là cách thiền cổ nhất. Ông ấy chỉ dùng một từ sai: 'người học'. Ông ấy đáng phải dùng từ 'đệ tử'. Người học đơn giản vẫn còn quan tâm tới câu chữ, lí thuyết, triết lí. Đệ tử được thu hút hơn; người đó muốn biết bằng mắt riêng của mình, người đó muốn trải nghiệm bằng tâm riêng của mình.
Biết kẻ sinh tử là ai?
Đó là điểm trung tâm trong thiền. Sinh và tử đơn giản là các phương cách, vì cả sinh là không thực lẫn chết là không thực. Chúng ta đã hiện hữu trước sinh, cho nên làm sao sinh có thể là thực được? Và chúng ta sẽ hiện hữu sau tử, cho nên làm sao tử có thể là thực được? Duy nhất một điều là thực: tâm thức tới cùng bạn qua sinh và đi cùng bạn qua tử - có lẽ sinh là cánh cửa, và chết nữa! Có lẽ chúng là cùng một cánh cửa, chỉ hướng của bạn là khác. Khi bạn vào cuộc sống theo cửa này, hướng của bạn là đi vào cuộc sống, và khi bạn rời khỏi cuộc sống, bạn đi qua cùng cửa, chỉ hướng của bạn là ra ngoài. Không cần hai cửa; một cửa sẽ làm tốt hoàn hảo. Khi bạn đi vào cửa này, bạn thấy từ đẩy, và khi bạn đi ra cùng cánh cửa đó, từ phía bên kia, chỉ từ là đổi: kéo.
Nhưng điều thực là: Ai đẩy và ai kéo?
Biết kẻ sinh tử là ai? Biết thọ sinh tử là ai? Kẻ chẳng biết chỗ đi chỗ đến là ai?
Nó là cùng một bản thể. Được thức tỉnh nó biết, ngủ nó không biết.
Kẻ bỗng biết được chỗ đi chỗ đến lại là ai?
Ở đây ông ấy tới rất gần với thực tại của chứng ngộ, vì chứng ngộ bao giờ cũng bất thần. Bạn có thể đã chuẩn bị cho nó trong nhiều năm, nhưng trong những năm đó bạn đã không chứng ngộ; không phải là dần dần, dần dần bạn đã trở nên chứng ngộ đâu. Việc chuẩn bị có thể lâu, nhiều kiếp sống, nhưng khi bạn trở nên chứng ngộ nó ở ngay trong một khoảnh khắc thôi. Nó bao giờ cũng bất thần. Khoảnh khắc này bạn đã là người dốt nát; khoảnh khắc tiếp bạn cười vui vẻ... khi thấy rằng, "Mình là cùng người đã từng đi qua mọi loại khổ, ác mộng, lo nghĩ, mất mặt, thất bại và giờ đột nhiên mình ra khỏi tất cả nó, dường như bằng phép thần mọi mây đã biến mất và mặt trời chiếu sáng."
Có hai trường phái trong Thiền. Một trường phái được gọi là tiệm ngộ và trường phái kia là đốn ngộ. Trường phái tiệm ngộ có hiểu lầm chút ít cho điểm này; bằng không thì không cái gì sai. Họ bao gồm trong chứng ngộ cả thời kì chuẩn bị, thời kì lang thang - dường như mọi việc lang thang kia đã giúp đỡ, dường như chúng là nguyên nhân của chứng ngộ. Họ thừa nhận rằng chứng ngộ xảy ra bất thần, nhưng rằng sự bất thần này đã có được qua các kiếp sống của kỉ luật, thiền, và đức hạnh, cho nên họ bao gồm cả thời kì chuẩn bị. Do đó họ nhấn mạnh nó là tiệm ngộ.
Nhưng từ 'tiệm' là không đúng cho nó, vì chứng ngộ tiệm tiến, dần dần lập tức cho cảm giác rằng bạn có nó theo từng phần: phần này và thế rồi sau vài năm phần khác... và từ từ thu thập mọi phần này, một ngày nào đó bạn có toàn thể chứng ngộ.
Tôi không đồng ý với ý tưởng tiệm tiến.
Chứng ngộ là bất thần.
Việc chuẩn bị cho nó có thể mất nhiều kiếp hay có thể không mất kiếp nào - điều đó tuỳ vào bạn. Nếu bạn đích thực quan tâm tới việc được chứng ngộ nó có thể xảy ra không có chuẩn bị nào, vì bản thể bên trong của bạn đã được chứng ngộ rồi - nó chỉ là điểm quay vào trong.
Tôi có một đồng nghiệp ở đại học, người rất tò mò về chứng ngộ. Ngay cả khi tôi đang dạy ở đại học tôi đã đi khắp nước, tìm những người có thể ăn ý với tôi một ngày nào đó... nhưng mối quan tâm của anh ta vào chứng ngộ chỉ là mối quan tâm của người học. Một hôm anh ta tới tôi và tôi nói, "Hôm nay là rất đặc biệt."
Anh ta hỏi, "Thầy ngụ ý gì?"
Tôi nói, "Hôm nay, nếu anh muốn được chứng ngộ, tôi có thể xoay xở được điều đó."
Anh ta có vẻ lo nghĩ. Anh ta nói, "Nhưng tôi có vợ và các con...."
Tôi nói, "Chứng ngộ không cấm anh có vợ hay con."
Anh ta nói, "Nếu đây là ngày có phẩm chất kì lạ thế tôi phải tới vào ngày khác nào đó."
Nhưng tôi hỏi, "Về chứng ngộ thì sao?"
Anh ta nói, "Tôi xin lỗi, tôi chỉ tò mò thôi. Tôi yêu thầy và tôi cảm thấy ở gần thầy, nhưng chứng ngộ ngay bây giờ sao...? Có nhiều thứ thế để được làm, và hơn nữa thầy có nghĩ tôi sẽ có vẻ thích hợp là phật không?"
Tôi nói, "Anh đừng lo nghĩ về điều đó. Chứng ngộ không liên quan gì tới liệu anh trông giống phật hay không. Chắc chắn anh sẽ là phật đặc biệt." Anh ta có đôi mắt rất kì lạ - một mắt nhìn theo cách này, một mắt nhìn theo cách kia. Tôi nói, "Đừng lo nghĩ vì tôi không nghĩ điều đó là cản trở cho chứng ngộ. Sẽ thực sự rất vui nhộn cho mọi người thấy vị phật..." Nếu anh ta nói với bạn anh ta nhìn theo cách khác. Tôi nói, "Sẽ hơi chút kì lạ khi anh thực hiện bài thuyết giảng, nhưng mắt anh có thể được cố định lại. Anh đừng lo nghĩ; đó là trách nhiệm của tôi. Trước hết anh trở nên chứng ngộ đi."
Anh ta nói, "Nó không chỉ là mắt. Có nhiều thứ... tôi có răng giả. Thầy có nghĩ vị phật có răng giả sẽ có vẻ ổn không? Và nếu ai đó đi tới biết...?"
Tôi nói, "Anh đừng lo nghĩ về những thứ tầm thường này."
Nhưng anh ta đứng dậy. Anh ta nói, "Tôi sẽ về nhà. Trước hết tôi phải hỏi vợ tôi. Tôi không bao giờ làm những điều kì lạ thế mà không hỏi cô ấy; cô ấy là người đàn bà rất thực chứng."
Tôi nói, "Điều đó tuỳ ở bạn, nhưng chuyện chưa bao giờ xảy ra trong toàn thể lịch sử là ai đó, người trở nên chứng ngộ đầu tiên đi hỏi xin phép của vợ mình. Anh trở nên chứng ngộ đi; thế rồi anh đơn giản đi và tuyên bố chứng ngộ của anh."
Anh ta nói, "Ít nhất cho tôi một chút thời gian để nghĩ chứ."
Thế rồi tôi nói, "Nhưng ngày như vậy không tới nữa sớm thế đâu. Hôm nay mọi thứ là sẵn sàng."
Anh ta nói, "Tôi có thể đợi được. Nó sẽ có tác dụng cho dù nó tới chậm hai hay ba năm."
Và từ hôm đó anh ta bắt đầu né tránh tôi. Nếu tôi đang ngồi trong phòng họp anh ta sẽ không vào. Anh ta phải chắc rằng tôi không ở đại học; thế thì anh ta sẽ đi mọi nơi một cách tự do. Anh ta phải chắc rằng tôi không ở trong thư viện; thế thì anh ta sẽ đi tới thư viện.
Một hôm tôi tới nhà anh ta. Tôi nói, "Ngày ấy lại đã tới."
Anh ta nói, "Trời đất, tôi đã tránh gặp thầy mọi lúc, và chỉ trong ba tháng ngày ấy đã lại tới sao? Vợ tôi tuyệt đối chống lại nó!"
Và thế rồi vợ anh ta bước ra và cô ấy nói, "Thầy không nên làm cho anh ấy được chứng ngộ. Anh ấy đã là sự phiền phức, mối phiền toái rồi. Nếu anh ấy trở nên chứng ngộ cuộc sống của toàn thể gia đình tôi sẽ bị quấy rối. Cho dù trong dốt nát anh ấy không phải là điều người chồng đáng phải vậy và nếu anh ấy trở nên chứng ngộ, tôi có thể hình dung ra càng nhiều phiền phức và phiền phức hơn. Thầy cứ để anh ấy một mình đi! Anh ấy đã tránh thầy trong ba tháng vì lời khuyên của tôi. Bây giờ điều này là quá đáng rằng thầy đã bắt đầu tới nhà chúng tôi."
Và bạn sẽ không thể tin được rằng ngày hôm sau anh ta đi lên thủ đô và tìm cách làm cho bản thân anh ta được chuyển từ đại học đó sang đại học khác. Sau hai hay ba ngày - tôi đã đi tìm anh ta - tôi lại tới nhà anh ta và hàng xóm nói, "Họ đi rồi!"
Tôi hỏi, "Vấn đề là gì vậy?"
Anh ta nói, "Thầy là vấn đề."
Tôi nói, "Tôi đơn giản cố làm cho anh ấy chứng ngộ mà."
Chứng ngộ là việc đơn giản tới mức không ai cần phải lo nghĩ về nó. Nhưng nó đã trở thành như thế... Suốt nhiều thời đại các tôn giáo đã từng nhấn mạnh rằng nó là hiện tượng rất vĩ đại; nó không dành cho người hữu tử bình thường, nó chỉ dành cho những người có sắp đặt đặc biệt nào đó từ Thượng đế. Người hữu tử bình thường phải không thử điều đó vì đó là thử điều không thể được. Nó là tốt cho một Phật Gautam vì ông ấy là hoá thân của Thượng đế. Nó là tốt cho Krishna vì ông ấy là hoá thân của Thượng đế, nhưng người thường không phải là hoá thân của Thượng đế.
Và tôi đã từng tranh cãi cả đời tôi với mọi người rằng Phật Gautam đã không là hoá thân của Thượng đế trước khi ông ấy trở nên chứng ngộ. Chứng ngộ tới ông ấy trước hết; thế rồi bạn thừa nhận ông ấy là hoá thân của Thượng đế. Krishna cũng không được chấp nhận là hoá thân của Thượng đế mãi cho tới khi ông ấy trở nên chứng ngộ. Cho nên toàn thể logic của bạn là sai. Bạn cố trở nên được chứng ngộ và thế thì mọi người sẽ chấp nhận bạn là hoá thân của Thượng đế.
Nếu bạn vẫn còn với ý tưởng rằng điều đó là không thể được với bạn, chắc chắn nó là không thể được; bằng không nó là bản tính thực của bạn. Và bởi vì nó là bản tính thực của bạn, kinh nghiệm của nó có thể là bất thần, không có chuẩn bị nào. Chuẩn bị được cần vì cái cái gì đó không phải là bản tính của bạn. Chuẩn bị có nghĩa là nuôi dưỡng, giáo dục.
Chứng ngộ là bản tính của bạn.
Bạn đã chứng ngộ rồi; bạn chỉ không biết thôi. Mọi điều được cần là cái nhìn sâu đơn giản vào bên trong.
Đại Huệ là đúng khi ông ấy nói, Kẻ bỗng biết được chỗ đi chỗ đến lại là ai? Khán thoại đầu này con mắt ngơ ngơ hiểu không được, trong bụng trồi lên hụp xuống, trong tâm giống như một đóng lửa, lại là ai ? Nếu muốn biết, chỉ cần hướng vào chỗ "hiểu không được"
Đây là một câu hàm chứa thế, bạn không nên quên nó. Đại Huệ đã không có khả năng làm ra nhiều phát biểu hàm chứa; ông ấy chỉ trích dẫn. Nhưng trong kinh này ông ấy không trích dẫn chút nào. Dường như cái gì đó đã xảy ra; dường như ông ấy đã có một thoáng nhìn, vì điều ông ấy nói có thể được nói chỉ bởi người đã có ít nhất một thoáng nhìn. Ông ấy có thể chưa chứng ngộ, nhưng chắc chắn ông ấy đã thấy cái gì đó bên ngoài tâm trí.
Tôi nhắc lại câu này bởi vì nó rất quan trọng: Nếu muốn biết, chỉ cần hướng vào chỗ "hiểu không được" mà nhận lấy.
Tâm trí dừng lại khi nó không thể hiểu được cái gì đó. Đó là toàn thể nghệ thuật của công án - được cho một câu đố ngớ ngẩn, bạn xoay đi lật lại và bạn tìm ra câu trả lời này và câu trả lời kia, và mọi thứ đều sai từ chính ban đầu vì câu đố này là không giải được về bản chất.
Tôi đã nghe nói về một người đi mua đồ chơi cho con mình. Anh ta là một nhà toán học lớn và anh ta trở nên quan tâm tới trò chơi lắp hình. Trò chơi này được ngụ ý dành cho trẻ nhỏ, nhưng anh ta đã cố gắng lắp nó theo cách này cách nọ và anh ta thất bại. Anh ta không thể nào tin được... nếu một nhà toán học tầm cỡ của anh ta mà không thể giải được trò chơi này, làm sao trẻ nhỏ sẽ giải được nó? Anh ta hỏi người chủ tiệm, người đang quan sát và cười, "Sao ông cười? Và ông đã tạo ra loại đồ chơi gì vậy? Tôi là giáo sư toán học và tôi không thể giải được nó. Làm sao con nhỏ của tôi sẽ giải nó được?"
Và ông chủ tiệm nói, "Đó là lí do tại sao tôi cười - vì trò chơi này không được ngụ ý để được giải ra. Nó là việc huấn luyện cho trẻ em về cuộc đời sắp tới của chúng - cuộc đời đó là câu đố không có lời giải. Cho nên nó chỉ là chuẩn bị cho chúng: 'Đừng bị thất vọng nếu bạn không thể giải được nó. Bạn sẽ đối diện với cuộc đời bạn theo cả nghìn cách và bạn sẽ ở giữa nhiều vấn đề mà bạn không thể giải được.'"
Bạn đã bao giờ nhìn chưa? Bạn có giải được vấn đề yêu của bạn không? Bạn có giải được vấn đề im lặng, an bình của bạn không? Bạn có giải được vấn đề gạt tâm trí sang bên, chỉ để có ngày nghỉ cuối tuần không có tâm trí không? Bạn có giải được theo bất kì cách nào làm sao không căng thẳng không - ít nhất trong vài phút mọi ngày, làm sao không ý nghĩ trong vài phút mọi ngày?
Bạn đã giải quyết được cái gì? Bạn đơn giản sống với mọi vấn đề không giải được của bạn, điều liên tục trở thành gánh nặng ngày một nhiều hơn cho bạn. Đến lúc bạn chết, bạn sẽ bị nặng gánh bởi núi các vấn đề không giải được. Người tạo ra trò chơi xếp hình đó có sáng suốt nào đó.
Đại Huệ nói, "Khoảnh khắc tâm trí không thể hiểu được cái gì đó, một cách tự nhiên nó đi ra ngoài điều đó. Nó dừng lại, không biết phải làm gì!" Đây là điểm vĩ đại, vì bạn có thể học cái gì đó ở bên ngoài tâm trí. Vì tâm trí đã dừng mọi tiếng ồn của nó trong một khoảnh khắc - rối loạn liên tục của nó không còn đó - bạn có thể có thoáng nhìn nhỏ vào trong bản thể đích thực của bạn.
Tôi nói đây là phát biểu rất hàm chứa của một người mãi cho tới giờ đơn giản trí tuệ hoá, triết lí hoá. Lần đầu tiên ông ấy đã đi tới gần với thiền, mặc dầu nó chỉ là thoáng nhìn rất nhỏ - nhưng thiền như một thoáng nhìn là việc bắt đầu lớn lao. Bạn đã có được hạt mầm, bây giờ nó có thể mọc lên. Chỉ cho nó đất đúng và chẳng mấy chốc xuân tới bạn sẽ có hoa nhảy múa trong không khí, bạn sẽ có hoa nhảy múa bên trong bản thể bạn.
Nếu nhận được rồi mới biết sinh tử vốn chẳng dính dáng gì cả.
Nếu bạn có thể có chỉ một thoáng nhìn về bản thân bạn, bạn sẽ biết bạn không bao giờ được sinh và bạn không bao giờ chết. Vâng, sinh và tử đã từng xảy ra quanh bạn nhưng không cho bạn. Thân thể chết đi, tâm trí chết đi; thân thể được sinh ra, tâm trí lại được sinh ra, nhưng bạn vẫn còn như vậy vĩnh hằng.
Lại nói, phàm xem kinh giáo và nhân duyên nhập đạo của cổ đức tâm chưa sáng tỏ, cảm thấy mê muội, không mùi vị, giống như đang cắn cục sắt, ngay đó chính là lúc nên dụng công phu,
Đây là lúc để làm nỗ lực thức dậy, một cơ hội lớn...
Không được từ bỏ. Đây là khoảnh khắc... làm nỗ lực để thức dậy đi. Trên hết đừng từ bỏ vì những khoảnh khắc như vậy hiếm khi tới. Chúng tới chỉ khi bạn đương đầu với cái gì đó quá lớn cho tâm trí bạn. Tâm trí vẫn còn trong mội loại kính nể. Điều này cho bạn một cửa sổ nhỏ, một lối mở nhỏ, để nhìn ra ngoài tâm trí. Làm mọi nỗ lực đi và đừng từ bỏ!
Ấy là chỗ ý thức ngưng vận hành suy nghĩ chẳng thể đến... Đây là lần đầu tiên ông ấy nói về vô ý nghĩ, siêu việt lên trên tri thức khái niệm...
...suy nghĩ chẳng thể đến, tuyệt phân biệt, bặt lý lẽ. Đó là lần đầu tiên trong tất cả những lời kinh này mà ông ấy đang lấy bước nhảy lượng tử từ lí trí sang thế giới của huyền bí.
Bình thường nếu có thể nói được đạo lý, phân biệt được chỗ hành, đều là việc bên tình thức. Nhiều người thường hay nhận giặc làm con, cần phải biết việc này vậy.
Bất kì khi nào bạn có thể giải thích mọi thứ, bất kì khi nào bạn có thể cho suy luận, bất kì khi nào bạn cảm thấy dễ dàng... đây là lúc nguy hiểm. Bất kì khi nào chính cái đối lập xảy ra - tâm trí cảm thấy tuyệt đối không thoải mái; cái gì đó không thể hiểu thấu đang đứng trước nó - nó tự nhiên dừng lại. Không có lí do cho suy nghĩ, cho hợp lí hoá, cho giải thích; cái này quá to và tâm trí lần đầu tiên nhận ra sự nhỏ bé của nó.
Do đó gợi ý của Đại Huệ: Bình thường nếu có thể nói được đạo lí, phân biệt được chỗ hành, đều là việc bên tình thức. Nhiều người thường hay nhận giặc làm con, cần phải biết việc này vậy. Mãi cho tới giờ bản thân ông ấy đã từng làm cùng việc này - nhận giặc làm con.
Nhưng thay đổi nào đó đã xảy ra. Người ta không bao giờ biết khi nào nó sẽ xuất hiện. Nó đột nhiên đến như làn gió thoảng và bạn cảm thấy mát, bạn cảm thấy tươi tắn, bạn cảm thấy trẻ hơn. Mọi mụ mẫm biến mất. Cho nên ngay cả những người chỉ quan tâm về mặt trí tuệ tới Thiền bao giờ cũng trong nguy hiểm: nguy hiểm là ở chỗ mối quan tâm trí tuệ của họ có thể vào bất kì khoảnh khắc nào biến thành niềm khao khát có tính tồn tại để trải nghiệm.
Phật Gautam có phát biểu: "Đừng ngăn cản mọi người đọc kinh sách; đừng ngăn cản mọi người nghe các thầy giáo người không biết gì, vì đôi khi chuyện xảy ra là thầy giáo chỉ là thầy giáo nhưng đệ tử biến thành thầy."
Có câu chuyện hay về một sư Tây Tạng, Marpa. Tây Tạng chỉ đã biết tới hai sư vĩ đại - Marpa và Milarepa. Milarepa đã ở đây rồi; Marpa sẽ tới sớm hay muộn! Có một thầy giáo lớn với tri thức sâu sắc nhưng không có kinh nghiệm. Ông ấy có hàng nghìn học sinh quanh mình. Ông ấy có ảnh hưởng.
Marpa đã đi tìm thầy. Thấy rằng nhiều người thế đã ở quanh người này - ông ấy là thầy giáo nổi tiếng nhất của thời đó... Marpa là người rất đơn giản. Ông ấy đi và buông xuôi bản thân mình dưới chân thầy và nói, "Tôi đã tới đây. Bây giờ điều đó là tuỳ ở thầy; bất kì cái gì thầy muốn làm với tôi, thầy có thể làm. Tôi sẽ không có ý chí riêng của mình khác thầy, và tôi sẽ không có bất kì ý nghĩ nào khác thầy. Tôi sẽ không có cuộc đời tôi theo bất kì cách nào tách rời khỏi thầy; tôi muốn chỉ là cái bóng của thầy." Trong hàng nghìn đệ tử, thầy giáo này thậm chí trở nên bản ngã hơn. Khi Marpa nói điều này ông ấy đã khai tâm cho anh ta vào tính chất sannyas.
Marpa hồn nhiên và tin cậy mênh mông. Chỉ trong vòng vài ngày đã có phiền phức lớn. Các sannyasins thấy anh ta nhảy từ trên núi cao vào thung lũng. Họ phải đi xuống và mất hàng giờ mới tới được anh ta. Anh ta đơn giản lấy cú nhảy. Gần như không thể nào sống sót được với cú nhảy đó. Nhưng họ bao giờ cũng tìm thấy - sau ba giờ đi vòng vèo xuống núi - rằng khi họ đạt tới thung lũng anh ta đã ngồi dưới cây, không xây xước gì. Họ không thể tin được điều đó: "Đây là loại người gì vậy?" Và họ trở nên ghen tị nữa. Họ bắt đầu báo cáo với thầy giáo: "Tay Marpa này không nên giữ ở cạnh. Anh ta đang cố gây ảnh hưởng lên học sinh của thầy; nhiều người đã trở thành đệ tử của anh ta. Mọi người sẽ sớm bỏ thầy nếu thầy không tống khứ anh ta ra."
Thầy giáo nói, "Nhưng phẩm chất gì có trong anh ta mà mọi người quan tâm nhiều thế tới anh ta?"
Và họ nói, "Phẩm chất à? Anh ta là phép màu. Anh ta đi qua lửa và anh ta không bị bỏng. Anh ta ngồi trần trụi khi tuyết rơi và dường như anh ta không cảm thấy lạnh. Anh ta nhảy từ núi cao hàng trăm mét vào trong thung lũng. Chỉ đi vào thành phố xin ăn chúng tôi phải đi quãng đường ba giờ; đi và về mất tất cả sáu giờ chỉ vì một bữa ăn. Cả ngày bị mất. Và anh chàng kia làm điều đó trong vòng vài phút! Và hôm qua điều đó là quá nhiều: anh ta đã bước đi trên nước!"
Thầy... thầy giáo nói, "Gọi anh ta vào!" Và thầy hỏi Marpa, "Bí mật của anh là gì?"
Marpa nói, "Bí mật của tôi sao? Tôi chỉ là cái bóng của thầy. Tên thầy là bí mật của tôi. Bất kì khi nào tôi muốn làm cái gì đó, tôi đơn giản đọc tên thầy ra và cầu nguyện với thầy: 'Xin bảo vệ con' - và thế rồi tôi đơn giản làm nó. Chỉ bằng việc đọc tên thầy tôi có thể bước đi trên nước, tôi có thể nhảy từ núi cao nhất, tôi có thể đi qua lửa - không cái gì là không thể được. Thầy vĩ đại thế; chỉ tên thầy là đủ!"
Thầy giáo nghĩ bụng: "Nếu tên mình có thể làm phép màu như thế, mình phải là đồ ngu mà đã không tự mình thử làm phép màu. Mình có thể đã là thầy vĩ đại nhất trong toàn thể Tây Tạng." Thế là ông ấy nói, "Điều đó là rất tốt. Anh đã có được bí mật đúng." Và ông ấy bảo mọi đệ tử, "Đây là điều tin cậy là gì."
Và ông ấy thử tự mình bước đi trên nước. Khi tên ông ấy là đủ... tất nhiên, với ông ấy, bước đi trên nước sẽ không là vấn đề. Nhưng ngay khi ông ấy bước một bước ông ấy bắt đầu chìm. Marpa phải nhảy vào và kéo ông ấy ra.
Và thầy giáo nói, "Điều này thực lạ - rằng tên ta có tác dụng còn bản thân ta lại chìm."
Marpa nói, "Thầy đã phá huỷ mọi thứ rồi. Bây giờ tên thầy sẽ không có tác dụng. Nó không phải là tên thầy - nó là tin cậy của tôi. Và giờ thấy thầy chìm, làm sao tôi có thể tin cậy vào tên thầy được? Thầy đã phá huỷ hồn nhiên của tôi. Tôi đã tới đây để học là tin cậy hơn, là hồn nhiên hơn. Thay vì là sự giúp đỡ, thầy đã gần như phá huỷ mọi hi vọng của tôi."
Nhưng Marpa đã trở thành một thầy lớn. Tên của thầy giáo của ông ấy không được biết tới. Marpa đã điều khiển để biến đổi toàn thể Tây Tạng sang con đường của Phật.
Cho nên đôi khi chuyện xảy ra là thầy giáo có thể không biết, nhưng nếu đệ tử tin cậy, tin cậy của anh ta có thể tạo ra phép màu. Phật đã nói, "Để mọi người đọc kinh sách, để họ nghe các thầy giáo... thầy giáo có thể không biết rằng kinh sách là những lời chết; nhưng ai biết, nếu những người này có tin cậy, tin cậy của họ có thể làm phục sinh các lời chết. Tin cậy của họ có thể nhận được hứng khởi từ những người không có cái gì có thể gây hứng khởi.
Chung cuộc nó là tin cậy vào bản thân bạn, nhưng cần chút thời gian để tìm thấy tin cậy vào bản thân bạn. Dễ tin cậy vào ai đó khác. Nhưng một khi bạn đã hiểu rằng nó là tin cậy - thế thì tại sao tin cậy vào các cá nhân? Tại sao không tin cậy vào toàn thể sự tồn tại? Thế thì toàn thể cuộc sống của bạn trở thành điều huyền bí, và mọi sự bắt đầu xảy ra quanh bạn mà bạn không làm.
Cái gì đó đã xảy ra, vì Đại Huệ đã đổi thanh điệu của ông ấy. Ông ấy đã dừng trích dẫn người khác. Lần đầu tiên ông ấy nói những điều theo thẩm quyền riêng của ông ấy, và những điều cực kì quan trọng: nhận biết về bản thân bạn, bạn là ai. Và khoảnh khắc đúng để nhận biết là khi tâm trí bạn bởi lí do nào đó bị trở ngại, không thể vận hành, và một cửa sổ mở ra và bạn có thể thấy bản thân bạn.
Một khi bạn đã thấy bản thân bạn, bạn không bao giờ bị mắc vào trong cạm bẫy của tâm trí. Một khi bạn đã thấy bản thân bạn - cho dù chỉ một thoáng nhìn - cuộc hành hương thực đã bắt đầu.
Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

0 Đánh giá

Ads Belove Post