Chương 16. Trước khi tìm kiếm

Chương 16. Trước khi tìm kiếm

Price:

Read more

Thiền sư lớn Đại Huệ - Tập 1 - Osho
Suy nghĩ về biến đổi từ trí thức sang chứng ngộ
Chương 16. Trước khi tìm kiếm


Osho kính yêu,
Trước khi tìm kiếm
Ông muốn Diệu Hỷ này viết thư khai thị cho ông chỗ cốt yếu thì ngay cái niệm cầu khai thị chỗ cốt yếu ấy đã là đút đầu vào chỗ trói buộc rồi. Chẳng nên trên đầu lại mọc thêm đầu, tuy nhiên có người hỏi thì chẳng thể không đáp. Xin ông hãy đem hết các thứ đã đắc được ngày trước như tự xem kinh giáo, thoại đầu, hoặc nhờ người dạy bảo khai thị, mà được mùi vị hoan hỷ, đều nhất thời buông hết, y như trước vẫn là trăm điều chẳng biết trăm điều chẳng hội, giống như đứa bé ba tuổi có thức tính mà chưa biết dùng. Lại hướng vào chỗ trước kia chưa khởi một niệm cầu khai thị cốt yếu đó mà khán. Khán đi khán lại, cảm thấy càng không mùi vị, trong tâm càng không yên ổn, lúc ấy càng phải tiến lên. Chỗ này chính là chỗ chặt đầu ngàn thánh. Thường thường người học đạo phần đông đến chỗ trước khi chưa khởi một niệm cầu khai thị cốt yếu đó mà khán. Khán đi khán lại, hốt nhiên như nằm mơ thức dậy, việc này không sai.
Đại Huệ đang nói vài điều có ý nghĩa. Thứ nhất là ở chỗ tâm thức của đứa trẻ ba tuổi, đứa bé, có đó, nhưng nó không tạo ra suy nghĩ. Nó vẫn còn hệt như tấm gương, phản ánh mọi thứ quanh đứa trẻ, nhưng đứa trẻ không bắt đầu suy nghĩ liệu cái gì đó là tốt hay xấu, đẹp hay xấu.
Tại sao ba tuổi được nhắc tới là có ý nghĩa để hiểu: nếu bạn thử quay lui trong kí ức của bạn, bạn sẽ dừng lại ở ba tuổi. Bạn không thể đi ra ngoài điều đó. Lí do là ở chỗ chỉ sau ba tuổi ý nghĩ mới bắt đầu khuấy động tâm trí và ấn tượng bắt đầu thu thập trong kí ức.
Mãi cho tới ba tuổi đứa trẻ đích xác giống như hiền nhân, chỉ với một khác biệt: hồn nhiên này là tự nhiên và nhất định bị mất đi, vì đứa trẻ không nhận biết về cái đẹp của nó, giầu có của nó, huy hoàng của nó.
Nó không biết nó sẽ đánh mất đi kho báu giá trị bao nhiêu khi nó bắt đầu suy nghĩ. Thực ra nó muốn nghĩ nhanh chóng nhất có thể được, vì nó đang thấy mọi người xung quanh nó, những người có thể nghĩ tốt hơn, người có thể nói giỏi hơn, đạt tới các vị trí cao hơn, danh tiếng lớn hơn, nhiều trọng vọng hơn. Toàn thế giới này hỗ trợ cho quá trình suy nghĩ. Để bất kì tham vọng nào được đạt tới, suy nghĩ là tuyệt đối bản chất.
Khoảnh khắc đứa trẻ trở nên nhận biết về sự kiện rằng suy nghĩ là điều bản chất nhất để trở thành ai đó trong thế giới này, ai đó đặc biệt với cái tên và cái danh, thế thì nó bắt đầu học nhanh nhất có thể được và biến đổi tâm thức của nó và năng lượng của nó thành ý nghĩ, thành kí ức, thành tưởng tượng - không biết rằng nó đang đánh mất bản tính quí giá nhất của nó, tâm thức mang tính thiền quí giá nhất của nó.
Điều đó là đúng, cũng như Jesus nói: Chừng nào ông chưa được sinh ra lần nữa, ông sẽ không đạt tới vương quốc của Thượng đế. Ông ấy không ngụ ý rằng trước hết bạn phải chết đi và được sinh ra lần nữa; ông ấy chỉ dùng biểu dụ. Bạn phải chết đi như người nghĩ, như tâm trí, và bạn phải được tái sinh chỉ như tâm thức hồn nhiên, chỉ như đứa trẻ.
Một khi một người đã hoàn thành toàn thể vòng tròn từ thời thơ ấu cho tới người chứng ngộ, người đó đi tới cùng tự tính, chỉ với một khác biệt: đứa trẻ không nhận biết về nó, còn người chứng ngộ không là gì ngoài nhận biết. Ông ấy nhận ra giá trị, ông ấy tận hưởng phúc lạc vô cùng của nó; giá trị của ông ấy là cực lạc của điều tối thượng và cái vĩnh hằng.
Đứa trẻ chỉ hồn nhiên theo nghĩa phủ định - nó là hồn nhiên vì nó dốt nát - và hiền nhân là hồn nhiên vì ông ấy trí huệ. Mọi dốt nát đã bị xua đi.
Hồn nhiên của đứa trẻ không có tính thiền; nó đơn giản là tâm thức không vận hành; nó chỉ chờ đợi đúng thời gian và tuổi để bắt đầu vận hành. Có lẽ lí do là... mọi con vật trên thế giới đều được sinh ra đầy đủ; chỉ con của con người được sinh ra không đầy đủ. Do đó con của con người là phụ thuộc và bất lực nhiều hơn bất kì con vật nào trên thế giới.
Con của con vật có thể sống sót mà không có gia đình, không có mẹ, không có bố; chúng sẽ tìm ra cách nào đó. Nhưng không thể nào nghĩ được rằng con của con người có thể tìm ra cách nào đó để sống sót theo cách riêng của nó.
Lí do là rất kì lạ; có lẽ bạn không bao giờ nghĩ về điều đó. Lí do là ở chỗ con của con người được sinh ra không đầy đủ. Nó phải được sinh ra không đầy đủ vì người mẹ không thể mang được đứa con hơn ba năm; điều đó sẽ có nghĩa là trong bốn năm liên tục... Chín tháng là tối thượng cho người mẹ mang đứa trẻ; nhiều hơn thế là không thể được, bụng mẹ của người mẹ không có năng lực đó.
Cho nên mọi đứa trẻ được sinh ra ba năm trước khi nó đáng phải được sinh ra. Ba năm đó nó ở ngoài bụng mẹ, nhưng gần như phụ thuộc toàn bộ vào người mẹ, người bố, vào gia đình - bây giờ đây là bụng mẹ quanh nó. Sau ba năm nó bắt đầu đi vài bước ra bên ngoài cái vòng của bụng mẹ, gia đình, và lần đầu tiên nó bắt đầu biểu lộ những chỉ dẫn về việc là một cá nhân.
Dưới ba tuổi, trẻ em gần như bao giờ cũng nói tới bản thân chúng ở ngôi thứ ba: "Bé đói"; "Bé muốn ngủ"; "Bé khát." Chúng không nói, "Tôi khát"; cái "tôi" còn chưa hình thành. Cái "tôi" sẽ cần thêm chút thời gian, vì nó không là gì ngoài trung tâm của tâm trí. Thân thể được hình thành; tâm trí vẫn còn trong quá trình hình thành. Phải mất ba năm cho tâm trí đi tới điểm tại đó nó bắt đầu vận hành như một cá nhân.
Cho nên thân thể được sinh ra khi đứa trẻ được chín tháng trong bụng mẹ, và tâm trí được sinh ra khi đứa trẻ được ba tuổi khỏi bụng mẹ. Đó là lí do tại sao chúng ta không thể nhớ được lùi lạ xa hơn ba tuổi. Ở đó, đột nhiên có bức trường thành Trung Quốc...
Ba năm đó chúng ta đã sống, và trong ba năm đó cả nghìn lẻ một thứ phải đã xảy ra. Nhưng chúng đã không để lại bất kì tác động nào, bất kì dấu ấn nào lên hệ thống kí ức của chúng ta; hệ thống kí ức đã không sẵn sàng. Đứa trẻ có mọi năng lực để vận hành như một cá nhân; nó chỉ cần chút ít thời gian cho toàn thể bộ máy sẵn sàng vận hành.
Hiền nhân đã sống như tâm trí, đã đau khổ như tâm trí, đã trải qua toàn thể địa ngục của tâm trí, và đã học những bài học mà chừng nào bạn chưa đi ra ngoài tâm trí, cuộc sống sẽ vẫn còn là đau đớn liên tục.
Tâm trí là đau đớn.
Một khi kinh nghiệm này lắng đọng sâu trong bạn, từ kinh nghiệm riêng của bạn nảy sinh một nỗ lực mới, một bắt đầu mới, việc sinh mới... việc sinh của thiền. Cũng như tại độ tuổi chín tháng thân thể được sinh ra, vào độ tuổi ba năm tâm trí được sinh ra. Đâu đó - điều đó tuỳ vào bạn quan sát kinh nghiệm của bạn thông minh thế nào, cách bạn nhìn vào cội nguồn của khổ và đau khổ của bạn - nếu bạn đủ thông minh, có lẽ đến độ tuổi ba mươi nhăm bạn có thể bắt đầu cảm thấy thôi thúc sâu sắc đi ra ngoài tâm trí.
Bẩy năm giữa ba mươi nhăm và bốn mươi hai chuẩn bị cho bạn lấy bước nhảy lượng tử. Nếu mọi thứ diễn ra tự nhiên, không bị chướng ngại và cản trở bởi xã hội, bởi tôn giáo có tổ chức, thế thì độ tuổi bốn mươi hai sẽ là việc sinh thứ ba, việc sinh của thiền, việc bắt đầu mới bên ngoài tâm trí.
Điều đó không xảy ra cho mọi người ở độ tuổi bốn mươi hai, vì không xã hội nào muốn nó xảy ra. Nó là điều nguy hiểm nhất khi có liên quan tới xã hội, rằng mọi người phải bắt đầu đi ra ngoài tâm trí, vì đi ra ngoài tâm trí có nghĩa là đi ra ngoài trật tự xã hội, đi ra ngoài nhà thờ có tổ chức, đi ra ngoài kinh sách, đi ra ngoài mọi quyền lợi được đầu tư, đi ra ngoài cảnh nô lệ, đi ra ngoài bất kì loại khai thác, áp bức nào và đạt tới chân giá trị của bạn như tâm thức đích thực.
Tâm thức này không thể bị cầm tù, nó không thể bị giết, nó không thể bị thiêu. Ngay cả vũ khí hạt nhân cũng tuyệt đối bất lực khi có liên quan tới tâm thức này.
Không xã hội nào muốn các cá nhân mạnh thế trong bản thân họ. Mọi xã hội đều muốn bạn vẫn còn phụ thuộc vào nó.
Độc lập của bạn bị tước đi theo mọi cách có thể. Và bởi vì độc lập của bạn, tính cá nhân của bạn bị tước đoạt, chết tới trước khi thiền tới. Cuộc sống đã là việc phí hoài. Chừng nào bạn chưa đạt tới thiền, bạn đã không thực sự sống.
Tôi đã nghe nói về một người chỉ trở nên nhận biết rằng người đó đã sống khi người đó chết. Đột nhiên có việc thức tỉnh..."Trời, mình đã từng sống, nhưng bây giờ điều đó là quá trễ." Có lẽ điều này có thể đúng không chỉ về một người - nó có thể đúng về mọi người, những người đã chết mà không thiền. Người chết không kể chuyện; chỉ một người này là ngoại lệ. Bao giờ cũng có vài người ngoại lệ trên thế giới.
Trong khi bạn đang sống bạn không thực sự ý thức cuộc sống quí giá thế nào. Thực ra nó là một trong những thủ đoạn của tâm trí: bất kì cái gì bạn có, bạn không nhận ra giá trị của nó chừng nào bạn chưa đánh mất nó.
Có một nhà vua lớn đã chinh phục nhiều đất và đã tích luỹ vô vàn của cả, nhưng rất bất hạnh và khổ sở. Không có lấy một khoảnh khắc của vui vẻ, phúc lạc.... Ông ấy bắt đầu hỏi mọi người, "Mục đích của mọi của cải của ta và mọi vương quốc của ta là gì? Ta thậm chí không thể ngủ được. Tâm trí ta đầy căng thẳng, lo nghĩ thế, không có không gian cho bất kì cái gì khác. Có ai đó trong vương quốc có thể giúp ta được không?"
Mọi người đã nghe nói về một nhà huyền bí Sufi và họ nói, "Trong vương quốc chúng ta có nhà huyền bí Sufi, một người rất kì lạ. Ông ấy đã giúp cho nhiều người, vậy mà ngài phải tỉnh táo chút ít với ông ấy vì ông ấy là không dự đoán được, ông ấy có thể làm bất kì cái gì. Nhưng một điều là chắc chắn: bất kì cái gì ông ấy làm, chung cuộc ngài sẽ thấy rằng nó có lí do. Lúc ban đầu nó sẽ có vẻ tuyệt đối bất hợp lí. Nếu ngài có đủ dũng cảm ngài có thể đi."
Nhà vua nói, "Ông nghĩ ta là kẻ hèn sao? Ta đã xâm chiếm những miền đất lớn; cả đời ta đã là cuộc đời của chiến binh. Một nhà huyền bí Sufi nghèo có thể làm ta sợ sao? Ta sẽ đi... và ta sẽ đi một mình, không vệ sĩ, không quân đội, không cố vấn."
Nhưng ông ấy mang theo mình một túi lớn đầy kim cương và hồng ngọc và lục ngọc, chỉ để chỉ cho nhà huyền bí Sufi: "Đây chỉ là mẫu thôi. Ta có nhiều tiền thế nhưng nó không giúp ta chút nào. Đầu tiên ta hay nghĩ rằng khi ta có tiền ta sẽ thảnh thơi và tận hưởng. Nhưng bây giờ tiền có đó và ta đang sống trong địa ngục."
Nhà huyền bí Sufi đang ngồi dưới cây. Nhà vua đi tới đó, xuống ngựa, chạm chân nhà huyền bí Sufi và hỏi ông ấy, "Ông có thể giúp ta được không?"
Nhà huyền bí Sufi nói, "Ông muốn gì? Ta sẽ giúp ông ngay lập tức."
Nhà vua đã nghe nói rằng người này là kì lạ - bằng không thì không ai nói với bạn, "Ta sẽ giúp ông ngay lập tức." Ông ấy định làm cái gì đó... Nhà vua hơi sợ: không ai muốn được giúp đỡ ngay lập tức cả. Nhà vua nói, "Không vội gì, nhưng..."
Nhà huyền bí Sufi nói, "Cứ nói cho ta điều ông muốn. Đừng phí thời gian. Ông nói nó; ta sẽ trao nó cho ông và được kết thúc."
Nhà vua nói, "Ông không hiểu. Ta muốn an bình tâm trí."
Và khi ông ấy vừa nói "an bình tâm trí," nhà huyền bí Sufi vớ lấy cái túi đầy lục ngọc và kim cương và hồng ngọc chạy biến. Nhà vua nói, "Trời, ông ấy là loại người gì vậy? Ông ấy là nhà huyền bí hay kẻ cắp?"
Ông ta chạy theo - trong cả đời mình ông ta không bao giờ chạy. Làng này ông ấy không biết, với những phố nhỏ. Người Sufi biết thông thạo; ông ấy đã sống trong làng đó. Nhà vua hô lên, "Bắt lấy kẻ cắp kia" - và mọi người đều cười, vì mọi người biết rằng mọi ngày cái gì đó này khác xảy ra. Và đó thực sự là chuyện cười: nhà vua thở hổn hển và la lên, "Bắt lấy nó! Tại sao các ông chỉ cười?" - và vẫn chạy vì anh già kia đang lấy đi mọi tiền bạc của ông ấy và ông ta đi nhanh thế.
Nhà huyền bí Sufi cho ông ta chạy quanh cả làng một vòng, làm cho cả làng nhận biết rằng nhà huyền bí đang chạy trước và nhà vua chạy theo, vã mồ hôi. Chung cuộc ông ấy tới cùng phố đó, ngồi đó và đợi nhà vua tới. Nhà vua tới rất mệt mỏi, vã mồ hôi, và nhà huyền môn đưa lại cho ông ấy cái túi. Ông ta lấy cái túi, để nó lên ngực và nói, "Lạy trời!"
Người Sufi nói, "Ông đã có được an bình tâm trí nào đó không? Tôi đã chẳng bảo ông tôi sẽ giúp ngay lập tức là gì?"
Nhà vua nói, "Cách thức của ông thật kì lạ... nhưng nó đúng, tôi cảm thấy rất an bình, như tôi chưa bao giờ cảm thấy trong đời tôi. Và rắc rối là ở chỗ tiền này bao giờ cũng cùng tôi, và tôi không bao giờ cảm thấy hạnh phúc thế như tôi đang cảm thấy bây giờ."
Người Sufi nói, "Tôi đã giải quyết vấn đề của ông rồi. Vấn đề của ông là ở chỗ ông có mọi thứ. Ông cần khoảng cách nào đó, ông cần mất nó; chỉ thế thì ông sẽ hiểu ông đã có cái gì. Và điều này không chỉ đúng về tiền của ông. Điều này còn đúng hơn về bản thân cuộc sống của ông: vì ông có nó, ông đã bắt đầu coi nó như đương nhiên có. Điều quá hiển nhiên nó là của ông. Ông không bận tâm chút nào rằng ngày mai nó có thể không phải là của ông, hay thậm chí giây sau."
Ngày bạn trở nên nhận biết rằng chết sẽ phá huỷ mọi cơ hội cho trưởng thành... Cuộc sống là cơ hội lớn cho trưởng thành, nhưng thay vì trưởng thành bạn đã đơn giản tích luỹ đồ đồng nát mà tất cả sẽ bị lấy đi. Mọi người chỉ già đi, nhưng già đi không phải là trưởng thành lên.
Rất ít người trưởng thành lên.
Già đi là điều tự nhiên; mọi con vật đều già đi, không có gì đặc biệt về nó. Nó theo chiều ngang. Trưởng thành lên là theo chiều đứng. Chỉ rất ít người trưởng thành lên; và thiền là con đường duy nhất đi theo chiều đứng. Tâm trí di chuyển theo chiều ngang.
Đại Huệ đang làm vài phát biểu rất quan trọng.
Điều thứ nhất, lời kinh thứ nhất: Ông muốn Diệu Hỷ này viết thư khai thị cho ông chỗ cốt yếu thì ngay cái niệm cầu khai thị chỗ cốt yếu ấy đã là đút đầu vào chỗ trói buộc rồi.
Dường như ông ấy có được tự do khỏi cách nói trí tuệ riêng của ông ấy. Ông ấy đang trở nên nhận biết về cái gì đó nhiều hơn tâm trí. Ông ấy đang kết án chính ý tưởng về nhận khai thị qua ai đó khác, và điều đó nữa lại qua thư, qua lời, qua ngôn ngữ. Thứ nhất từ ai đó khác, thứ hai qua ngôn ngữ...
Chẳng nên trên đầu lại mọc thêm đầu... vì bất kì cái gì tôi nói sẽ trở thành nhiều tri thức hơn cho ông, nó sẽ đơn giản làm mạnh thêm sức mạnh của tâm trí ông. Điều được cần là làm yếu đi sức mạnh của tâm trí để cho ông có thể đi ra ngoài nó mà không bị cản trở bởi nó.
Đây đã từng là vấn đề của mọi người chứng ngộ. Đại Huệ là đúng khi ông ấy nói, tuy nhiên có người hỏi thì chẳng thể không đáp.
Tại sao phải không đi tới không đáp? Vì mọi câu hỏi, nếu được trả lời bởi ai đó, người không chỉ thông thái, có thể biến thành cuộc truy tìm. Câu trả lời đúng không ngụ ý điều nó ngụ ý trong trường học và cao đẳng và đại học; câu trả lời đúng là cái biến câu hỏi của bạn thành cuộc truy tìm. Câu trả lời đúng không ngụ ý câu trả lời được cho trong sách và bạn lặp lại nó như vẹt.
Khi có liên quan tới người chứng ngộ, câu trả lời đúng không liên quan gì tới câu hỏi của bạn. Ông ấy đơn giản dùng năng lượng của bạn đã tham gia vào câu hỏi và biến nó thành cuộc truy tìm; nó trở thành niềm khát khao của bạn.
Đó là lí do tại sao Đại Huệ là đúng khi ông ấy nói, Có người hỏi thì chẳng thể không đáp.
Cơ hội này không nên bị bỏ lỡ để đổi câu hỏi thành cuộc truy tìm. Câu trả lời của bạn phải tới mức câu hỏi không được giải nhưng thay vì thế làm sâu sắc thành cuộc truy tìm; nó trở thành ít tính trí tuệ hơn và nhiều tính tồn tại hơn. Câu hỏi về nước nên được biến thành cơn khát sâu sắc qua câu trả lời của bạn.
Mọi người thức tỉnh suốt nhiều thời đại đã từng trả lời chỉ vì chủ định này, không phải họ đang cho bạn câu trả lời đúng - không có câu trả lời đúng. Câu hỏi của bạn được dùng để khơi gợi trong bạn việc tìm kiếm, niềm khao khát sâu sắc. Nếu câu trả lời có thể làm điều đó, nó là câu trả lời đúng.
Xin ông hãy đem hết các thứ đã đắc được ngày trước như tự xem kinh giáo, thoại đầu, hoặc nhờ người dạy bảo khai thị, mà được mùi vị hoan hỷ, đều nhất thời buông hết,
Ông ấy đang quay hướng tới bản thể riêng của ông ấy. Ông ấy không dùng trích dẫn nữa. Ông ấy đang nói những điều mà chỉ vài lời kinh trước đó bản thân ông ấy đã làm; giờ ông ấy đang nói những điều chống lại chúng. Ông ấy nói, Xin ông hãy đem hết các thứ đã đắc được ngày trước như tự xem kinh giáo, thoại đầu, hoặc nhờ người dạy bảo khai thị, mà được mùi vị hoan hỷ, đều nhất thời buông hết.
Tại sao người đã thức tỉnh bao giờ cũng chống lại kinh sách? Đây là hiểu lầm lớn trên khắp thế giới. Những người đã thức tỉnh chống lại kinh sách vì lí do khác toàn bộ so với điều mọi người hiểu. Mọi người nghĩ họ chống lại kinh sách vì kinh sách sai; họ chống lại kinh sách vì nếu bạn bị lạc trong lời của kinh sách, bạn sẽ không bao giờ biết chân lí riêng của bạn. Kinh sách có thể đúng, điều đó không phải là vấn đề. Có lẽ chúng là đúng - nhưng chúng không đúng cho bạn; chúng đã đúng cho những người đã trải nghiệm và đã diễn đạt cái gì đó từ kinh nghiệm của họ.
Nhưng với bạn chúng chỉ là những lời chết, và nếu bạn trở nên quan tâm quá nhiều vào thu thập những xác chết quanh bản thân bạn, bạn sẽ sớm bị nhận chìm trong lời chết. Đó là điều xảy ra cho mọi học giả: nỗ lực lớn của họ đơn giản trở thành tự tử. Họ làm việc chăm chỉ, nhưng cái thu được của họ là cái không.
Kinh sách có thể đã tới từ những người đã thức tỉnh, nhưng khoảnh khắc ai đó nói... Nó không còn là cùng như kinh nghiệm riêng của người đó. Và khi nó được viết ra nó đi thậm chí còn xa xôi hơn. Đó là lí do tại sao không người chứng ngộ nào trên toàn thế giới đã viết cái gì bằng tay riêng của họ; họ đã nói - vì lời nói và lời viết có khác biệt về chất.
Lời nói có hơi ấm; lời viết tuyệt đối lạnh lẽo, lạnh băng. Lời nó có nhịp tim đập của thầy. Lời nói không chỉ là lời - nó vẫn thở khi nó đạt tới bạn, nó vẫn có hương vị nào đó. Nó tới từ nguồn của niềm vui và ánh sáng mênh mông; nó nhất định mang cái gì đó của hương thơm đó, việc rạng ngời nào đó từ ánh sáng đó, rung động nào đó mà có thể không thấy được nhưng vẫn khuấy động bản thể bạn.
Lắng nghe thầy là một điều, và đọc cùng những lời đó là khác biệt toàn bộ, bởi vì sự hiện diện sống của thầy không còn nữa đằng sau những lời này. Bạn không thể thấy được đôi mắt đó, bạn không thể thấy được những cử chỉ đó, bạn không thể thấy được trong những lời đó cùng thẩm quyền... bạn không thể cảm thấy được cùng những kẽ hở im lặng đó.
Sự hiện diện của thầy, sức thu hút của thầy, năng lượng của thầy bị thiếu trong lời viết. Lời viết tuyệt đối chết. Không thầy nào đã bao giờ viết ngoại trừ Lão Tử - và điều đó nữa cũng là dưới sức ép của hoàng đế.
Cả đời ông ấy đã từ chối viết, và đến cuối cùng ông ấy sắp rời Trung Quốc và đi vào Himalayas cho việc nghỉ ngơi tối thượng của ông ấy. Hoàng đế Trung Quốc ra lệnh cho quân đội của ông ấy ở biên ải, "Nếu Lão Tử đi qua khu vực đó" - vì đó là cổng duy nhất đi tới Himalayas, ông ấy nhất đi phải đi qua chỗ đó - "bắt tù ông ấy. Chăm sóc cẩn thận cho ông ấy, nhưng làm rõ ràng cho ông ấy là ông ấy không thể ra khỏi Trung Quốc chừng nào ông ấy chưa viết ra kinh nghiệm của ông ấy. Đây là mệnh lệnh từ hoàng đế."
Lão Tử đáng thương không nhận biết điều sắp diễn ra. Ông ấy đơn giản đi tới chỗ dễ nhất để đi ra khỏi Trung Quốc. Ở đó có quân đội đang chờ đợi, và ông ấy bị bắt ngay lập tức. Rất kính trọng, với tôn vinh lớn, họ bảo ông ấy, "Đây là mệnh lệnh hoàng đế. Xin tha thứ cho chúng tôi, chúng tôi không muốn cản trở thầy, nhưng chỉ để hoàn thành mệnh lệnh - bằng không chúng tôi sẽ không thể cho phép thầy ra khỏi Trung Quốc. Và chúng tôi đã làm nhà khách đặc biệt cho thầy với mọi tiện nghi, xa hoa, tương ứng theo mệnh lệnh từ hoàng đế. Thầy ở lại và thầy viết ra bất kì cái gì thầy đã trải nghiệm, chân lí là gì mà thầy đã nhận ra, điều hấp dẫn nhiều người thế."
Vì ông ấy muốn nhanh chóng đạt tới Himalayas - cái chết của ông ấy đang tới gần hơn và ông ấy muốn chết trong Himalayas... Himalayas có im lặng vĩnh hằng, an bình mà bạn không thể tìm thấy được ở bất kì chỗ nào khác. Dưới hoàn cảnh như vậy ông ấy đã viết ra Đạo Đức Kinh, cuốn sách nhỏ.
Đó là ngoại lệ duy nhất trong toàn thể lịch sử mà một người chứng ngộ đã viết ra cái gì. Nhưng ngay đầu cuốn sách nói, "Chân lí không thể được viết ra. Cho nên nhớ lấy, bất kì cái gì ta viết ra đều không là chân lí. Ta sẽ cố gắng hết sức để gần chân lí nhất có thể được, nhưng chân lí xấp xỉ không phải là chân lí." Cho nên ông ấy đã bắt đầu cuốn sách của mình với phát biểu, "Bất kì cái gì được viết ra đều đi xa khỏi kinh nghiệm sống." Đó là lí do tại sao mọi người thức tỉnh đã từng chống lại kinh sách.
Nhưng quần chúng bình thường bao giờ cũng hiểu lầm họ. Nếu tôi nói bất kì cái gì chống lại Vedas, người Hindus giận; nếu tôi nói bất kì cái gì chống lại Kinh Thánh, người Ki tô giáo giận.
Nhưng tôi không chống lại Vedas hay chống lại Kinh Thánh; tôi chống lại việc bạn bị lạc trong những lời chết đó. Có thời chúng đã sống, nhưng bây giờ những người có sự hiện diện được cần để cho chúng cuộc sống, để giữ cho ngọn lửa của chúng cháy sáng, bản thân họ đã tan biến vào trong tâm thức vũ trụ. Chỉ dấu chân của họ còn lại trên cát của thời gian. Bạn có thể gọi chúng là dấu chân linh thiêng, nhưng điều đó không tạo ra nghĩa nào. Bạn có thể tôn thờ họ, bạn có thể có ảnh của họ, bạn có thể treo những tấm ảnh đó. Bạn có thể làm đủ mọi thứ ngu xuẩn, điều đang được làm trong mọi nhà thờ, mọi nhà thờ hồi giáo, mọi giáo đường Do Thái.
Người biết phải nói cái gì đó chống lại mọi thứ đang diễn ra. Đại Huệ là đúng khi ông ấy nói, "Dừng việc thích thú trong kinh sách đi; điều đó là nguy hiểm, nó là chất độc."
y như trước vẫn là trăm điều chẳng biết trăm điều chẳng hội, giống như đứa bé ba tuổi có thức tính mà chưa biết dùng.
Lại được sinh ra như đứa trẻ. Thành tựu vĩ đại nhất trong cuộc đời là nếu trong tuổi già bạn có thể lại trở thành đứa trẻ. Bạn đã làm đầy đủ vòng tròn, bạn đã quay về nhà, bạn đã khám phá lại tự tính của bạn. Mọi đứa trẻ đến cùng nó, nhưng đầu tiên đứa trẻ phải làm mất nó. Chỉ thế thì nó sẽ nhận ra nó đã mất cái gì trong việc thu lấy tiền, quyền, kính trọng, điều không hữu dụng chút nào. Nó đã đánh mất bản thân nó, nó đã bán bản thân nó ở bãi chợ để lấy vài đồng vàng.
Nếu người ta nhận ra điều này, người ta thôi tích luỹ tri thức và bắt đầu bỏ đi mọi cái gọi là tri thức. Một tiêu chí đơn giản phải được dùng: bất kì cái gì không phải là kinh nghiệm của bạn đều không là thực. Nó có thể là kinh nghiệm của Phật Gautam, nó có thể là kinh nghiệm của Jesus, nó có thể là kinh nghiệm của Lão Tử - nhưng nó không phải là kinh nghiệm của bạn.
Khi Phật ăn, cơn đói của ông ấy biến mất, không phải cơn đói của bạn. Nếu Phật tìm ra chân lí, bóng tối của ông ấy biến mất, không phải là bóng tối của bạn. Không ai có thể giúp được bất kì ai khác.
Tôi không nghĩ về nó là tai hoạ; tôi nghĩ về nó là một trong những đặc quyền lớn nhất của con người: ít nhất trong thế giới này có một thứ mà tuyệt đối là của bạn - không ai có thể trao nó cho bạn mà không ai có thể lấy nó đi khỏi bạn. Nó không thể bị đánh cắp, không có cách nào để phá huỷ nó... nhưng bản thân bạn phải tìm ra nó. Không có lối tắt cho nó và không có cách rẻ để tìm ra nó.
Bạn sẽ phải đi vào trong tính một mình riêng của bạn, vào trong tính chủ thể riêng của bạn, vào trong chính trung tâm của bản thể bạn nơi không cái gì chuyển động và mọi thứ là tuyệt đối tĩnh lặng. Trong tĩnh lặng đó bạn sẽ lại tìm thấy thời thơ ấu bị mất của bạn. Và tìm ra nó lần nữa là lễ hội thế, mọi tế bào của bản thể bạn bắt đầu nhảy múa.
Đại Huệ đang nói, "Nếu ông có thể đạt tới cùng trạng thái của tâm thức khi nó đã có đó nhưng không vận hành .".. Lại hướng vào chỗ trước kia chưa khởi một niệm cầu khai thị cốt yếu đó mà khán. Khán đi khán lại.
Ông ấy đang cho bạn một phương pháp thiền bản chất. Bất kì ý nghĩ nào nảy sinh trong tâm trí bạn... thay vì tìm ra câu trả lời, cố thử tìm ra nó nảy sinh từ đâu và tình huống của bản thể bên trong của bạn là gì khi nó đã không nảy sinh.
Bạn sẽ đột nhiên thấy đi thấy lại cùng sự hồn nhiên, cùng tâm thức thơ ấu, cùng thời kì vàng. Mọi ý nghĩ, nếu bạn quan sát, sẽ dẫn bạn tới cùng trạng thái. Thế thì ý nghĩ không phải là kẻ thù của bạn, thế thì tâm trí không phải là kẻ thù của bạn; ngược lại, nó trở thành đối thể của khán, quan sát.
Khán đi khán lại. Chỉ quan sát. Một ý nghĩ nảy sinh và một ý nghĩ biến mất. Nó nảy sinh từ không đâu cả. Trước khi nó nảy sinh có im lặng tuyệt đối, và thế rồi nó lại biến mất vào trong im lặng, vào trong hư không. Lúc bắt đầu là hư không, đến cuối là hư không... và hư không này là tâm thức thuần khiết của bạn.
Kinh Thánh nói, "Ban đầu đã có lời. Và Thượng đế là cùng lời, và Thượng đế là lời."
Có thể rằng lúc bắt đầu đã có âm thanh - nhưng không là lời, vì 'lời' nghĩa là âm thanh có nghĩa. Ai sẽ đem nghĩa cho nó?
Và thực ra, nếu bạn nhìn một cách khoa học, khi bạn đi vào trong rừng và bạn nghe âm thanh của nước chảy trong thác nước, không có nghĩa trong nó, nhưng có âm thanh. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết hiểu biết khoa học: âm thanh này có đó chỉ bởi vì bạn có đó; không có tai bạn không có âm thanh.
Cho nên điều sẽ rất ngạc nhiên với bạn: khi không có người nào quanh thác nước, không có âm thanh, vì âm thanh cần tai. Theo cùng cách đó, có ánh sáng ở đây - khoảnh khắc tất cả chúng ta ra đi không có ánh sáng, vì ánh sáng cần mắt. Không có mắt không có ánh sáng.
Khi bạn đi ra khỏi phòng bạn có nghĩ mọi thứ vẫn còn như vậy không? - xanh vẫn còn xanh và đỏ vẫn còn đỏ không? Quên mọi điều vô nghĩa đó đi. Khoảnh khắc bạn đi ra khỏi phòng mọi mầu sắc biến mất - nó là một thế giới rất ảo thuật - bạn đóng cửa phòng lại và mọi mầu sắc mất đi, vì mầu cần mắt. Không có mắt không mầu nào có thể tồn tại. Và chỉ nhìn qua lỗ khoá... chúng quay lại.
Phép màu này đang xảy ra mọi ngày. Thực ra, cho dù bạn đang ngồi trong phòng và bạn nhắm mắt lại, mọi mầu sắc biến mất. Đừng thử chỉ nhìn từ khoé mắt liệu chúng đã biến mất hay chúng vẫn còn đó - chúng sẽ quay lại ngay lập tức!
Nói rằng lúc ban đầu có lời là tuyệt đối sai. Âm thanh sẽ là tốt hơn, nhưng điều đó nữa là không đúng. Im lặng thậm chí sẽ là tốt hơn âm thanh, nhưng im lặng cũng cần tai, cũng như âm thanh cần tai. Bạn có nghĩ khi bạn vắng mặt trong phòng vẫn có im lặng không? Điều đó là không thể được. Không có tiếng ồn, điều đó là đúng, nhưng không có im lặng nữa. Tiếng ồn và im lặng cả hai đều là kinh nghiệm của tai.
Vậy cái gì có lúc ban đầu?
Không im lặng... không âm thanh... không lời.
Phật Gautam và cách tiếp cận của ông ấy dường như khoa học hơn nhiều: đã chỉ có hư không. Hư không đó là chính bản thể chúng ta. Chúng ta đã tới từ hư không đó và chúng ta sẽ biến mất vào trong hư không đó một ngày nào đó.
Cho nên làm bạn với hư không đó đi, vì nó sẽ là nhà vĩnh hằng của bạn. Làm bạn với hư không là tất cả mọi điều được ngụ ý bởi thiền. Và khi bạn quan sát ý nghĩ của bạn, dần dần, dần dần chúng biến mất, và chỉ hư không thuần khiết bao quanh bạn. Bạn đã đi tới cái bắt đầu của thế giới, cái cũng là kết thúc của thế giới. Bạn đã đi tới cội nguồn và bạn đã đi tới mục đích.
Ở trong trạng thái này của nhận biết của bạn là chân lí. Đó là lí do tại sao Phật và tất cả những người đã thức tỉnh tới chân lí tối thượng không thừa nhận giả thuyết về Thượng đế. Trong hư không đó họ không tìm thấy Thượng đế nào, trừ phi bạn muốn gọi hư không là "Thượng đế." Thế thì không có vấn đề gì - nhưng điều đó sẽ cho hiểu rất sai về hư không.
Bản thân tôi đã đi tới kết luận rằng thay vì nói, "Không có Thượng đế" - vì nó sẽ làm tổn thương mọi người một cách không cần thiết và sẽ không giúp đỡ theo bất kì cách nào - tốt hơn cả là nói, "Đã có tính thiêng liêng." Chỉ là phẩm chất... Hư không đó đã không trống rỗng; hư không đó là tràn đầy, tràn ngập. Nó đầy tâm thức, và tâm thức là phẩm chất thiêng liêng; bạn có thể gọi nó là tính thiêng liêng.
Và cái toàn thể của sự tồn tại được làm từ cùng chất liệu. Bạn có thể gọi nó là hư không, bạn có thể gọi nó là tính thiêng liêng - đó chỉ là vấn đề về liệu bạn ưa thích mô tả phủ định hay mô tả khẳng định, nhưng cả hai từ đều ngụ ý cùng một điều.
Khán đi khán lại, Đại Huệ nói, cảm thấy càng không mùi vị, trong tâm càng không yên ổn...
Khi bạn quan sát ý nghĩ của bạn và hư không này bắt đầu bao quanh bạn, bao giờ cũng có khả năng rằng tâm bạn sẽ bắt đầu nôn nao. Bạn có thể trở nên sợ, kinh hãi.
Đừng sợ và đừng không yên ổn. Nó xảy ra chỉ bởi vì thói quen cũ của bạn. Bạn chưa bao giờ trải nghiệm hư không, bằng không thì không có gì phúc lạc hơn, không có gì an bình hơn, không có gì sống động hơn.
...lúc ấy càng phải tiến lên. Chỗ này chính là chỗ chặt đầu ngàn thánh. Việc này nói tới phát biểu nào đó của Phật Gautam. Ông ấy thường nói với đệ tử của ông ấy, "Nếu ta gặp ông trên đường, đừng ngần ngại - lập tức chặt đầu ta. Có lẽ nhất ta sẽ gặp ông" - vì đệ tử này đã yêu ông ấy nhiều thế và thầy đã trút nhiều tình yêu lên họ tới mức khi họ trở nên im lặng có mọi khả năng tâm trí sẽ giở thủ đoạn cuối cùng. Thủ đoạn cuối cùng sẽ là mang bản thân thầy... và điều đó sẽ trở thành rào chắn việc nhìn thấy hư không.
Phật Gautam là tuyệt đối đúng: "Chặt đầu ta ngay lập tức - vì ta không có đó, chỉ tâm trí đang giở trò cuối cùng, nỗ lực cuối cùng."
Chuyện xảy ra trong đời Ramakrishna... Ông ấy là người tôn thờ nữ thần mẹ Kali, và ông ấy tới tiếp xúc với một sư lang thang đã chứng ngộ, Totapuri. Totapuri nói với ông ấy, "Mặc dầu ông đã tiến bộ nhiều thế, ông đang bị mắc kẹt. Ông bị mắc kẹt với nữ thần này... vì không có nữ thần, không có gì cả; nó chỉ là tưởng tượng của ông."
Ramakrishna đã được tôn thờ bởi hàng nghìn người, nhưng khi Totapuri nói điều này với ông ấy, ông ấy lập tức nhận ra rằng người này là đúng. Ông ấy nói với Totapuri, "Xin giúp tôi - vì khi tôi nhắm mắt lại mọi thứ khác biến mất. Chỉ nữ thần mẹ còn lại, đẹp thế, toả sáng tới mức tôi quên hoàn toàn rằng tôi phải đi vào trong hư không. Bà ấy đẹp và duyên dáng tới mức tôi bị lạc trong cái đẹp của bà ấy và trong năng lượng của bà ấy. Và khi tôi tỉnh dậy, tôi khóc, vì tôi muốn đi ra ngoài bà ấy nhưng bà ấy dường như bao quanh tôi như biên giới, như nhà tù, từ mọi nơi."
Totapuri nói, "Ông ngồi trước ta, và cứ nhìn vào mảnh kính này."
Ramakrishna nói, "Chủ định của mảnh kính đó là gì?"
Totapuri nói, "Ta sẽ quan sát mặt ông, vì ta biết - ta đã quan sát ông: khi ông thấy nữ thần mẹ bên trong bản thân ông, mặt ông trở nên đẹp, duyên dáng tới mức ta sẽ biết ngay lập tức rằng ông đã đi tới đương đầu với ảo tưởng của ông mà ông đã ước định cho bản thân ông trong nhiều năm. Ta sẽ lập tức rạch ngay trán ông bằng mảnh kính này, và khi ta rạch và máu bắt đầu chảy ra, ông cũng lấy dũng cảm và chặt đầu nữ thần mẹ đi."
Ramakrishna nói, "Điều đó rất khó. Và hơn nữa tôi sẽ lấy kiếm từ đâu?"
Totapuri cười và ông ấy nói, "Nếu ông có thể tưởng tượng được ra nữ thần mẹ, ông không thể tưởng tượng ra kiếm được sao? Nó toàn là tưởng tượng. Và nếu ông bỏ lỡ, ta sẽ không ở đây thêm nữa đâu. Cho nên đừng bỏ lỡ cơ hội này, bằng không trong kiếp sống này có lẽ ông sẽ không gặp được Totapuri khác đâu."
Ramakrishna nhắm mắt lại và trở nên rạng ngời, vui vẻ và mặt ông ấy bắt đầu biểu lộ rằng ông ấy đã thấy cái gì đó cực kì đẹp, Totapuri rạch đích xác vào chỗ ở phương Đông được gọi là con mắt thứ ba. Từ đỉnh trán ông ấy kéo một đường xuống mũi, rạch da ra. Máu chảy ra và Ramakrishna thu lấy can đảm, rút kiếm ra - ông ấy không thể tin được kiếm này đã tới từ đâu - và ông ấy chặt đầu của nữ thần mẹ. Điều đó rất khó vì ông ấy đã yêu mẹ này trong nhiều năm. Ông ấy đã từng nhảy múa và ca hát, tụng niệm; ông ấy đã tạo ra ảo tưởng - bằng không thì không có nữ thần mẹ, không có thượng đế cha, ngoại trừ trong tưởng tượng của con người, ngoại trừ trong ấn định trẻ con của con người về mẹ và bố.
Ông ấy chặt đầu và ông ấy không thể tin được: mẹ ngã ra thành hai mảnh, đầu bên này và thân bên kia. Và dường như cánh cửa mở ra - cánh cửa của hư không, tới vô hạn... trong sáu ngày ông ấy vẫn còn trong trạng thái đó.
Sau sáu ngày ông ấy mở mắt ra - đã có nước mắt đầy trong mắt ông ấy - và lời đầu tiên ông ấy nói với Totapuri là, "Rào chắn cuối cùng đã sụp đổ. Tôi biết ơn ông. Ông đã biểu lộ từ bi mênh mông."
Đó là ngày cuối cùng. Sau đó ông ấy không bao giờ đi vào trong đền thờ nữ thần mẹ; sau đó ông ấy không bao giờ nhắc tới tên của nữ thần mẹ. Và sau đó ông ấy đã là người khác toàn bộ - im lặng thế, an bình thế, vui vẻ thế, dường như không có một lo nghĩ nào trong thế giới.
Ông ấy đã sống gần ba năm sau kinh nghiệm này, ba năm đó là những năm quí giá nhất của ông ấy. Mọi người đã ngồi bên cạnh ông ấy - và ông ấy không rất cổ đại, ông ấy tồn tại chỉ trong thế kỉ cuối cùng, trong những năm cuối cùng của thế kỉ quá khứ. Cho nên ông ấy đã ở đây chỉ mới một trăm năm, và tôi đã bắt gặp những người ở Bengal có ông nội đã ngồi cùng Ramakrishna, và họ vẫn nhớ ông của họ kể cho họ về con người này.
Ba năm đó ông ấy đã không nói... Thỉnh thoảng ông ấy sẽ kể câu chuyện nhỏ, thỉnh thoảng ông ấy sẽ nhảy múa, nhưng ngoài ra ông ấy ngồi im lặng với hàng trăm đệ tử, tất cả tận hưởng và chia sẻ hư không tối thượng.
Thường thường người học đạo phần đông đến chỗ trước khi chưa khởi một niệm cầu khai thị cốt yếu. Những người mới bắt đầu tự nhiên sợ khi họ bắt gặp hư không. Một cách tự nhiên nỗi sợ nảy sinh dường như họ đang bị chìm, dường như hư không sẽ nuốt chửng họ. Điều đó là thực: nó sẽ nuốt chửng... nhưng chỉ nuốt cái mà không là bạn. Chỉ nhân cách giả của bạn sẽ biến mất; duy nhất bản thể đích thực của bạn sẽ vẫn còn trong sự thuần khiết trong vắt như pha lê của nó.
Không cần phải sợ. Thầy được cần tại giai đoạn như vậy. Đây là giai đoạn cuối nơi thầy được cần tới - không để bạn ẩn tránh đi, mà cho bạn cú đẩy mạnh, chỉ là khuyến khích chút ít: "Đừng lo nghĩ, ta cũng đã từng ở cùng giai đoạn này; không có gì phải sợ. Nó không phải là chết. Hư không này không phải là chết; hư không này là sống thuần khiết."
Thường thường người học đạo phần đông đến chỗ trước khi chưa khởi một niệm cầu khai thị cốt yếu đó mà khán. Khán đi khán lại, hốt nhiên như nằm mơ thức dậy, việc này không sai.
Cho phép hư không này chiếm quyền sở hữu bạn... và mọi mơ của bạn biến mất; ngủ của bạn, ngủ tâm linh của bạn không thể còn lại thêm nữa.
Tôi phải giải thích cái gì đó cho bạn ở điểm này. Trong hàng nghìn năm người ta đã nghĩ rằng mơ là một loại rối loạn của ngủ, nhưng các phát kiến mới nhất nói chính điều đối lập. Mơ không làm rối loạn cho ngủ của bạn, chúng rất có tính bảo vệ và giúp cho ngủ của bạn. Chúng ngăn cản giấc ngủ của bạn khỏi bị phá vỡ.
Chẳng hạn, bạn cảm thấy đói và bạn đang ngủ, và mơ nảy sinh rằng bạn đang đi vào bếp và bạn mở tủ lạnh, và bạn lấy phần đồ ngọt ngon hay kem hay bất kì cái gì bạn thích - vì trong mơ không có câu hỏi, bất kì cái gì bạn thích... Mơ là rất hào phóng - và nhiều tuỳ thích, vì mơ không nghe theo bác sĩ.
Theo cách này mơ đã bảo vệ cho ngủ của bạn, bằng không cơn đói chắc đã quấy rối bạn. Bây giờ bạn cảm thấy bạn đã ăn đủ và giấc ngủ tiếp tục.
Nghiên cứu gần đây về mơ và ngủ đã làm cho nhiều điều thành rõ ràng. Trong tám tiếng bạn sẽ không nghĩ rằng bạn đang mơ gần sáu tiếng; chỉ trong hai tiếng bạn ngủ, và ngay cả điều đó cũng không là liền một mảnh trong hai giờ - vài phút đây, vài phút kia... Trong sáu tiếng mơ, chỉ vài mảnh đây đó bạn ngủ.
Đã có thực nghiệm được tiến hành ở nhiều phòng thí nghiệm tâm lí. Một người bị rối loạn bất kì khi nào người đó mơ. Rất dễ biết khi một người đang mơ: nếu bạn ngồi bên cạnh vợ bạn hay chồng bạn hay bạn của bạn, khoảnh khắc bạn thấy mắt người đó bắt đầu chuyển động dưới mí mắt, người đó bắt đầu mơ đấy. Cho nên rất dễ biết khi nào người đó mơ và khi nào người đó không mơ, vì khi người đó mơ thế thì tự nhiên người đó thấy các cảnh, gần như phim, và mắt người đó bắt đầu chuyển động. Khi người đó đơn giản ngủ mắt người đó không chuyển động.
Các thực nghiệm đã được tiến hành: bất kì khi nào một người mơ, họ sẽ đánh thức người đó, họ sẽ quấy rối mơ của người đó. Họ sẽ cho phép người đó ngủ, nhưng họ sẽ không cho phép người đó mơ. Và họ ngạc nhiên rằng mặc dầu người đó đã ngủ hai ba tiếng - là nhiều nhất mà người đó ngủ - người đó rất mệt mỏi, kiệt sức, người đó không được làm khoẻ lại; đến sáng người đó không muốn dậy. Họ không thể tin được vào điều đó; họ cứ tưởng rằng mặc dầu mơ của người đó bị quấy rối, ngủ của người đó là đầy đủ. Ý tưởng cổ đã là chính ngủ làm khoẻ lại bạn, làm sống lại bạn.
Thế rồi họ làm thực nghiệm khác. Họ sẽ quấy rối một người khi người đó ngủ, họ sẽ không để người đó ngủ; người đó có thể mơ nhiều tuỳ người đó muốn - thời gian mơ của người đó họ sẽ để cho không bị quấy rối. Và phát hiện kì lạ là ở chỗ đến sáng người đó tươi tắn hơn người đó đã từng vậy. Người đó đã không ngủ chút nào; cả đêm người đó đã trong rạp chiếu phim, và người đó không mệt.
Cho nên hai điều đã trở nên rõ ràng: một, mơ không quấy rối ngủ nhưng bảo vệ và canh gác cho nó; thứ hai, mơ cần thiết cho sức khoẻ của bạn hơn ngủ, vì mơ đang tống ra mọi rác rưởi mà bạn thu thập cả ngày. Chúng lau sạch toàn thể con người bạn - sáu giờ lau dọn - để đến sáng bạn cảm thấy tươi tắn.
Tại sao tôi kể cho bạn về thực nghiệm này? Vì cùng điều đó áp dụng cho giấc ngủ tâm linh. Khoảnh khắc mơ của bạn biến mất trong thiền - ý nghĩ, hình ảnh; đây toàn là mơ - khi chúng tất cả biến mất, thế thì giấc ngủ tâm linh của bạn không thể còn lại; mơ của bạn đã bảo vệ nó. Cho nên cũng như trên mức độ tâm trí bình thường điều đó là đúng, nó là đúng ở mức độ tâm linh nữa, đích xác theo cùng cách. Một khi mơ đã biến mất, điều đó nghĩa là thiền đã đi tới chín chắn.
Và sau khi mơ qua rồi, đột nhiên bạn sẽ cảm thấy việc thức tỉnh mới. Bạn đã từng thức dậy mọi sáng, nhưng một khi bạn thức dậy từ giấc ngủ tâm linh, thế thì bạn sẽ thấy khác biệt, và tại sao ở phương Đông chúng ta đã chia giấc ngủ thành bốn giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là cái gọi là thức; giai đoạn thứ hai là mơ; giai đoạn thứ ba, ngủ, và giai đoạn thứ tư, thức tỉnh thực.
Cái gọi là thức tất cả chúng ta đều biết; mọi sáng chúng ta thức dậy. Người chứng ngộ biết thức tỉnh thực. Nó có phẩm chất nào đó của việc thức của chúng ta, nhưng việc thức của chúng ta là rất nhỏ, một tầng rất mỏng.
Thức tỉnh của một Phật Gautam là toàn bộ. Trong thức tỉnh toàn bộ đó có nhận biết chói sáng được bao quanh bởi hư không khẳng định. Nó không phải là trống rỗng, nó là tràn đầy. Thay vì nói hư không, Phật Gautam thường nói "không vật." Vật đã biến mất... và cái còn lại là không diễn đạt được. Chúng ta cố diễn đạt nó là phúc lạc, là cực lạc, là niềm vui vĩnh hằng, nhưng đây là tiếng vọng xa xăm của điều thực. Chúng không đại diện đích xác cho nó - không có cách nào.
Trong ngôn ngữ của mình chúng ta không thể dịch kinh nghiệm về thức tỉnh tối thượng, nhưng vài hướng dẫn có thể được cho.
Gợi ý của Đại Huệ cho người tìm kiếm trẻ tất cả đều có ý nghĩa: đức tín là hoàn toàn... Nó phải hoàn toàn, nhưng người ta phải nhớ nó không phải là đức tin vào nhà thờ, nó không phải là đức tin vào vào kinh sách linh thiêng; nó đơn giản là đức tín vào bản thân bạn.
Chức năng của thầy không phải là tạo ra đức tin trong thầy, mà tạo ra đức tín trong bản thân bạn. Thầy đích thực làm cho bạn ngày càng tin cậy hơn vào tính cá nhân riêng của bạn, vào tiềm năng riêng của bạn, vào dũng cảm riêng của bạn, vào khả năng tối thượng riêng của bạn về bước nhảy lượng tử từ tâm trí vào vô trí.
Điều này có thể là tiêu chí để phán xét: nếu ai đó muốn bạn có đức tin vào người đó, người đó là kẻ lừa gạt. Và nếu ai đó giúp bạn để có đức tín vào bản thân bạn, người đó là người bạn.
Thầy thực là người bạn. Thầy không cao siêu, thầy không linh thiêng hơn ngươi; thầy chỉ là người bạn. Thầy có nhiều thứ để chia sẻ... thầy muốn có nhiều bạn vì cội nguồn của thầy thừa thãi. Nhưng toàn thể nỗ lực của thầy là để giúp bạn đứng trên chân riêng của bạn. Thầy không tạo ra đức tin vào Thượng đế, đức tin vào bất kì đấng cứu tinh nào, đức tin vào bất kì tu sĩ nào, đức tin vào bất kì sứ giả nào, đức tin vào bất kì kinh sách nào; thầy tạo ra đức tín vào bản thân bạn. Và bất kì người nào giúp đỡ để tạo ra đức tín vào bản thân bạn hiển nhiên không thể là lừa gạt được, vì người đó không thể khai thác bạn.
Khai thác là có thể chỉ nếu người đó tạo ra đức tin vào người đó; nếu người đó nói, "Buông xuôi theo ta; có đức tin vào ta. Ta sẽ giải thoát ông, ta sẽ cứu thoát ông. Ta là đấng cứu tinh. Ta là người chăn chiên và các ông chỉ là con chiên." Nếu cái gì đó giống điều này đang được nói cho bạn... cảnh giác với những người chăn chiên như vậy. Họ đơn giản lừa gạt bằng việc khai thác bất lực của bạn, khai thác dốt nát của bạn.
Người bạn sẽ giúp cho bạn cứu bản thân bạn, trở thành đấng cứu tinh của bản thân bạn.
Lời cuối cùng của Phật Gautam là: "Là ánh sáng lên bản thân ông." Đó là những lời hàm chứa nhất đã từng được thốt ra bởi bất kì người nào.
Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

0 Đánh giá

Ads Belove Post