Read more
Thiền - Bước nhảy lượng tử từ Tâm trí sang Vô trí - Osho
Bài nói về Thiền
Chương
11. Thiền không là cửa hàng bán lẻ - nó là bán sỉ
Osho kính yêu,
Thuý Nghiêm, tưởng mình đã đạt tới cái gì
đó của Thiền, rời khỏi thiền viện của Từ Minh, khi ông ấy vẫn còn là một sư trẻ,
đi du hành khắp Trung Quốc.
Nhiều năm sau, khi Thuý Nghiêm trở về thăm
thiền viện, thầy giáo già của ông ấy hỏi, "Nói cho ta tóm tắt về phật
giáo."
Thuý Nghiêm trả lời, "Nếu mây không quấn
quanh núi, ánh trăng sẽ xuyên thấu sóng hồ."
Từ Minh giận dữ nhìn học trò cũ của mình.
Ông ấy nói, "Ông đang già đi! Tóc ông đã ngả sang trắng, và răng ông thưa
đi, vậy mà ông vẫn có ý tưởng như vậy về thiền. Làm sao ông có thể thoát được
sinh và tử?"
Nước mắt đẫm mặt Thuý Nghiêm khi ông ấy cúi
đầu. Sau vài phút ông ấy hỏi, "Xin thầy nói cho tôi tóm tắt về phật
giáo."
"Nếu mây không quấn quanh núi,"
thầy giáo đáp, "ánh trăng sẽ xuyên thấu sóng hồ."
Trước khi thầy giáo kết thúc việc nói, Thuý
Nghiêm đã chứng ngộ.
Maneesha, chứng ngộ là nhận biết,
hiểu biết tức khắc; nó không liên quan gì tới tâm trí hợp lí, triết lí hay thượng
đế học. Nó chỉ là một cử chỉ, không phải lời. Nó là ở đây, chính khoảnh khắc
này, chính bản chất của Thiền.
Đây là giai thoại hay, đặc biệt
cho tối nay, khi có nhiều im lặng thế và chim đang hót và tre đang im lặng lắng
nghe. Những khoảnh khắc như thế không thể thu lại trong ngôn ngữ và khoảnh khắc
bạn thu chúng lại, bạn phá huỷ chúng. Chúng bao giờ cũng trinh nguyên; đó là
chính bản chất của chúng.
Thuý Nghiêm, tưởng mình đã đạt
tới cái gì đó của Thiền...
Nhớ lấy, rất dễ nghĩ rằng bạn
đã đạt tới cái gì đó của Thiền. Nhưng việc nghĩ chẳng liên quan gì tới Thiền.
Nó là rào chắn. Nếu bạn nghĩ bạn đã đạt tới cái gì đó của Thiền, bạn đã lỡ. Thiền
là không suy nghĩ, im lặng hân hoan bên trong bản thân bạn, điệu vũ của tâm thức
mà không có bất kì biên giới nào của lời, ý nghĩ.
Thuý Nghiêm là sai từ chính lúc
đầu khi ông ấy nghĩ rằng ông ấy đã đạt tới cái gì đó của Thiền. Thứ hai, Thiền
là không thể được đạt tới trong nhiều lần từng phần. Nó là tuyệt đối phi Mĩ. Hoặc
bạn có nó trong tính toàn thể của nó hoặc bạn không có nó. Nhưng theo từng phần,
nó không sẵn có. Không cái gì có thể được làm về điều đó: đây là chính bản chất
của mọi thứ.
Cho nên theo cả hai cách tính
ông ấy đều sai. Thứ nhất, ông ấy nghĩ, và Thiền ở bên ngoài việc nghĩ; thứ hai,
ông ấy nghĩ rằng ông ấy đã có được cái gì đó của Thiền. Bạn không thể có được
cái gì đó của Thiền. Nó không bao giờ tới theo từng phần và từng mảnh: nó không
phải là cửa hiệu bán lẻ, nó là bán sỉ. Khi nó tới, nó tới một cách toàn bộ tới
mức nó không để lại không gian nào cho bất kì ý nghĩ nào.
Nhưng Thuý Nghiêm, tưởng mình
đã đạt tới cái gì đó của Thiền, rời khỏi thiền viện của Từ Minh, thầy ông ấy.
Những giai thoại này đang được sống lại ở đây lần nữa. Chúng ta không đọc
chúng, chúng ta đang sống chúng; không có cách khác để hiểu chúng.
Có nhiều sannyasins đã bỏ đi, cứ
tưởng họ đã đạt tới cái gì đó. Thuý Nghiêm chỉ là biểu tượng. Somendra nghĩ anh
ấy đã đạt tới cái gì đó, Rajen nghĩ anh ấy đã đạt tới cái gì đó. Và có nhiều
Somendras và nhiều Rajens.
Bất kì người nào trong các bạn
đừng thuộc vào hạng đó, vì rất dễ dàng cho tâm trí thuyết phục bạn rằng bạn đã
đạt tới nó. Thế thì bạn nghĩ, "Mình làm cái gì ở đây?" Nhớ điều này,
khi tâm trí bạn nói, "Trời, mình đã đi vào không gian không biết gì thế
này? Mình không thể hình dung được ra nó là cái gì - hương vị, sự dịu ngọt,
hương thơm, niềm vui, bài ca không lời, âm nhạc không nhạc cụ nào."
Câu ngạn ngữ Trung Quốc cổ là:
‘Nhạc sĩ trở nên hoàn hảo, người đó vứt nhạc cụ đi. Cung thủ trở nên hoàn hảo,
người đó quên cung và tên'. Khi thiền nhân đi tới chính trung tâm của mình, có
điệu vũ, phúc lạc mênh mông ngập tràn người đó, nhưng không có ý nghĩ. Cảnh
giác với suy nghĩ. Đó là kẻ thù số một của bạn.
Thuý Nghiêm, tưởng mình đã đạt
tới cái gì đó của Thiền, rời khỏi thiền viện của Từ Minh, khi ông ấy vẫn còn là
một sư trẻ, đi du hành khắp Trung Quốc.
Nhiều năm sau, khi Thuý Nghiêm
trở về thăm thiền viện, thầy giáo già của ông ấy hỏi, "Nói cho ta tóm tắt
về phật giáo."
Những loại câu hỏi này là rất đặc
biệt cho Thiền: chúng không nói bạn nghe thấy gì; chúng không ngụ ý điều bạn hiểu;
chúng chỉ là những chỉ dẫn. Với việc hỏi, "Nói cho ta tóm tắt về phật
giáo," ông ấy không hỏi như giáo sư. Bất kì ai cũng có thể tóm tắt, bất kì
học giả nào cũng có thể làm điều đó. Thầy không yêu cầu tóm tắt Phật giáo, thầy
đang yêu cầu bạn chứng tỏ việc hiểu của bạn, "Ông đã về tới nhà chưa? Ông
đã có được nó chưa?"
Thuý Nghiêm đã trả lời, và ông ấy
lại bỏ lỡ. Đây đã là lúc; nếu như ông ấy vẫn còn im lặng, chỉ mở và sẵn có cho
thầy, ông ấy chắc đã lập tức trở thành chính việc tóm tắt về Phật giáo, chính
việc tóm tắt về sự tồn tại. Nhưng ông ấy đã trả lời. Thiền không phải là thứ hỏi-đáp.
Bạn không thể trả lời bằng lời được: chỉ im lặng mới có thể cho bằng chứng rằng
bạn đã hiểu. Nhưng ông ấy đã không thể vẫn còn im lặng.
Ông ấy đã trả lời, "Nếu
mây không quấn quanh núi, ánh trăng sẽ xuyên thấu sóng hồ."
Từ Minh giận dữ nhìn học trò cũ
của mình. Ông ấy nói, "Ông đang già đi! Tóc ông đã ngả sang trắng, và răng
ông thưa đi, vậy mà ông vẫn có ý tưởng như vậy về thiền. Làm sao ông có thể
thoát được sinh và tử?"
Thoát khỏi sinh và tử là cách
mô tả việc đi vào trong cái siêu việt, cái không bao giờ sinh và không bao giờ
tử.
Nước mắt đẫm mặt Thuý Nghiêm
khi ông ấy cúi đầu. Sau vài phút ông ấy hỏi, "Xin thầy nói cho tôi tóm tắt
về phật giáo."
Thầy nói, "Nếu mây không
quấn quanh núi, ánh trăng sẽ xuyên thấu sóng hồ."
Cái hay là ở chỗ cùng câu trả lời
đã được Thuý Nghiêm đưa ra. Nó đã không đúng và bây giờ nó đúng. Điều được nói
không thành vấn đề, nhưng từ nguồn nào, từ hiểu biết nào, từ im lặng nào mới là
vấn đề.
Thuý Nghiêm đã đơn giản lặp lại
như con rối. Câu trả lời đó được viết trong nhiều lời kinh thế. Nó đã không phải
là câu trả lời riêng của ông ấy. Đó là lí do tại sao thầy nổi giận, giận từ từ
bi, giận bởi vì, "Ông đang già đi! Làm sao ông sẽ xoay xở để không được
sinh ra lần nữa? Thời gian ngắn thế và ông vẫn là con vẹt."
Mọi bác học, mọi roshis, mọi
giáo sư, mọi giáo sĩ, mọi giáo hoàng đều chỉ là vẹt! Và họ làm hại mênh mông
cho nhân loại tới mức điều đó là không thể nào tính nổi.
Mới vài ngày trước đây ông
Shankaracharya của Puri - tôi là kẻ thù cũ, thân thiết của ông ấy - đã yêu cầu
chính phủ Ấn Độ rằng nghi lễ Ấn Độ cổ sati pratha nên được hợp pháp hoá! Trong
nhiều thế kỉ Hindu giáo đã từng buộc đàn bà, khi chồng của họ chết, phải nhảy
vào trong dàn hoả thiểu, vẫn còn sông, để bị thiêu cháy và chết.
Điều này được gọi là sati. Từ
sati bắt nguồn từ sat, `chân lí'. Gọi người đàn bà là sati vì cô ấy đã nhảy vào
trong dàn hoả thiêu của chồng cô ấy là đang nói rằng cô ấy đã đạt tới chân lí.
Nếu điều này là đúng, thế thì tại sao không một người đàn ông nào trong toàn thể
lịch sử đã nhảy vào trong dàn hoả thiêu của vợ người đó? Cách dễ dàng thế để trở
thành một với chân lí! Ít nhất ông Shankaracharya of Puri nên tự tử theo kiểu
sati. Điều đó chắc sẽ làm cho tên tuổi ông ấy đi vào lịch sử, người đàn ông duy
nhất trong toàn thể lịch sử... Và ông ấy ngốc thế, ông ấy có thể làm điều đó!
Điều tốt là ông ấy nên làm; bằng không, ông ấy không có quyền yêu cầu chính phủ.
Người Hindus đã từng hành hạ
đàn bà trong nhiều thế kỉ. Nếu ai đó, từ tình yêu, nhảy vào trong dàn hoả thiêu
- dù đó là đàn ông hay đàn bà không thành vấn đề, nếu nó bắt nguồn từ yêu - thế
thì tôi kính trọng vô cùng điều đó. Nhưng nó đã không bắt nguồn từ yêu, nó đã bị
áp đặt.
Nếu người đàn bà không tự tử,
cô ấy phải sống cả đời không lấy chồng lần nữa. Qui tắc này không áp dụng cho
đàn ông. Một khi vợ họ chết, họ lập tức bắt đầu nhìn quanh tìm ai đó khác để sở
hữu. Đàn bà đã bị buộc phải nhảy vào lửa. Và cách này thường xảy ra... đàn bà bị
kéo lê đi, trống lớn được đánh lên để không ai có thể nghe tiếng kêu thét của
cô ấy; rất nhiều ghee - bơ được thanh lọc - được đổ vào dàn hoả thiêu, tạo ra
nhiều khói thế, không ai có thể thấy cái gì đã xảy ra cho người đàn bà đáng
thương.
Và nếu bất kì người đàn bà nào
chống lại và đủ mạnh hay đủ giầu và giới tăng lữ Hindu không thể xoay xở để buộc
cô ấy phải tự tử, cô ấy bị kết án cả đời như kẻ hầu: cô ấy phải cạo đầu, cô ấy
không được đeo bất kì đồ trang sức nào; cô ấy chỉ có thể dùng quần áo trắng,
không có mầu sắc nào; cô ấy không thể tham gia vào bất kì lễ hội tôn giáo nào;
cô ấy thậm chí không thể tham gia vào hôn nhân của ai đó; cô ấy không thể có mặt
lúc sinh của ai đó. Cô ấy đơn giản bị tống ra ngoài mọi buổi lễ, cô ấy phải sống
như cái bóng trong khu vực của người hầu đằng sau nhà.
Điều này còn đau đớn nhiều hơn là
chỉ nhảy vào trong dàn hoả thiêu, việc nhảy vào đó chắc sẽ được keetst húc
trong vòng vài phút. Cho nên mọi người đàn bà thông minh, thay vì sống sáu mươi
hay bẩy mươi năm trong cảnh nô lệ và kết án hoàn toàn, đã chọn tự tử. Đó không
phải là sati!
Và anh chàng này, ông
Shankaracharya của Puri, đã nói nhân dịp một cô bé sáu tuổi - thực ra thậm chí
điều bất hợp pháp là để cô bé được lấy chống - bị thiêu sống trên dàn hoả thiêu
của chồng cô ấy. Cô ấy cũng không ở độ tuổi được lấy chống. Hôn nhân của họ là
không có hiệu lực, bất hợp pháp, vi hiến và việc giết người này được ông
Shankaracharya của Puri ủng hộ.
Nhân dịp này ông ấy đã yêu cầu
chính phủ làm sati pratha thành hợp pháp. Tôi đang yêu cầu chính phủ Ấn Độ làm
thành luật rằng mọi shankaracharya phải thực hiện sati trước hết. Có tám
shankaracharyas ở Ấn Độ. Chỉ sau đó bất kì người đàn bà nào mới phải tự tử và
nó bao giờ cũng phải là từ tình yêu, không bởi vì nghi lễ.
Thuý Nghiêm đã lặp lại câu trả
lời theo nghi thức - cũng hệt như ông Shankaracharya của Puri đang làm - mà thậm
chí không hiểu nghĩa. Thầy giận, vì đó là lúc Thuý Nghiêm phải hiểu kinh nghiệm
bản chất, có tính tồn tại, điều làm cho một người thành phật. Điều ông ấy vẫn
là vẹt làm cho thầy giận.
Thế rồi thầy hỏi, "Làm sao
ông có thể thoát được sinh và tử?"
Một điểm rất bản chất cần được
nhớ: điều lời không thể làm được, nước mắt làm được. Nước mắt đẫm mặt Thuý
Nghiêm. Ông ấy có thể thấy từ bi của thầy qua cơn giận này. Và ông ấy có thể thấy
rằng bản thân ông ấy đơn giản lặp lại lời kinh. Nó không phải là hiểu biết
riêng của ông ấy.
Nước mắt đẫm mặt Thuý Nghiêm
khi ông ấy cúi đầu. Sau vài phút ông ấy hỏi, "Xin thầy nói cho tôi tóm tắt
về phật giáo."
Bây giờ ông ấy chấp nhận:
"Tôi không biết, xin thầy nói cho tôi." Và thầy nói cùng điều. Nhưng
cái gì đó đã thay đổi trong Thuý Nghiêm, điều đó bạn phải hiểu. Nước mắt đã đẫm
không chỉ trên mặt ông ấy, và cả tâm trí ông ấy. Cúi đầu là cử chỉ nói lên,
"Tôi đã giả vờ là người biết, nhưng tôi hoàn toàn dốt nát. Tôi thậm chí
không xứng đáng chạm chân thầy." Việc chấp nhận này của hồn nhiên và nước
mắt này tạo ra tình huống mới toàn bộ cho cùng câu: "Nếu mây không quấn
quanh núi, ánh trăng sẽ xuyên thấu sóng hồ."
Trước khi thầy giáo kết thúc việc
nói, Thuý Nghiêm đã chứng ngộ.
Chứng ngộ là im lặng thuần khiết,
im lặng của vô trí. Tâm trí bạn liên tục huyên thuyên, bô lô ba la. Bạn có thấy
nó trong thiền không? Bạn có nghĩ nó tới từ đâu đó bên ngoài không? Nó ở bên
trong bạn và bạn đang che giấu nó. Và nỗ lực của tôi là thuyết phục bạn đừng
che giấu nó, không kìm nén nó, tống nó ra ngoài. Có lẽ nước mắt có thể tới mắt
bạn hay tiếng cười và hiểu biết sâu sắc có thể nảy sinh.
Nếu Thuý Nghiêm có thể trở nên
được chứng ngộ, sao bạn không thể? Đó là quyền tập ấm của mọi người.
Trước khi chúng ta cố gắng đi
vào trong bản thân chúng ta, vào trong chứng ngộ, Maneesha đã hỏi một câu hỏi:
Osho kính yêu,
Tôi đã nghe một số sannyasin nói, về các bạn
sannyasins quyết định làm cái gì đó khác hơn là ở đây, "Ồ được, có lẽ họ cần
làm điều họ đang làm." Điều đó có đúng không?
Maneesha, điều đó là tuỳ mọi
người. Chỗ này không phải là nhà tù: bạn ở đây là từ hiểu biết riêng của bạn. Nếu
bạn cảm thấy cần ở đâu đó khác, đừng chờ đợi một khoảnh khắc, cứ ở chỗ bạn cảm
thấy muốn ở. Tôi ủng hộ tất cả cho tự do. Tự do là tôn giáo của tôi.
Maneesha đang hỏi:
Một mặt tôi thấy rằng nếu chúng
ta dùng mọi thứ chúng ta quyết định làm, một cách thông minh, tất nhiên chúng
ta sẽ học từ nó, cho nên không thể nói chúng ta đã bỏ lỡ, hay nói chúng ta đã
không cần làm nó.
Ít nhất khi có liên quan tới
tôi, mọi người đều phải quyết định cho bản thân mình. Tôi không thể ép buộc chứng
ngộ lên bạn được.
Cô ấy đang hỏi:
Mặt khác, nếu chúng ta định quyết
định điều chúng ta cần làm, phỏng có ích gì mà hiện hữu cùng thầy?
Không có vấn đề gì. Vấn đề là
hiện hữu cùng bạn chứ! Thầy là không bản chất. Nếu bạn cảm thấy rằng ở cùng thầy
cái gì đó lớn lên trong bạn, đó là quyết định của bạn. Bằng không, cứ ở bất kì
chỗ nào bạn muốn, nhưng nhớ cho, bạn sẽ không tìm thấy chỗ khác trên trái đất
này vào khoảnh khắc này để trở nên được chứng ngộ. Nhưng chứng ngộ không phải
là điều cần thiết cho mọi người: rất ít người có thể đảm đương được điều đó vì
nó là đi trên lưỡi dao cạo. Chắc chắn bạn không thể trở nên được chứng ngộ một
cách thông minh. Bạn có thể trở nên được chứng ngộ chỉ nếu cái gọi là thông
minh của bạn không còn can thiệp vào bản thể bạn.
Thông minh của bạn là gì? Ngay
cả người thông minh nhất như Albert Einstein đã chết đi mà không chứng ngộ. Ông
ấy đã để lại bộ não của ông ấy để được nghiên cứu, vì bản thân ông ấy vẫn tự hỏi
liệu có cái gì đó đặc biệt trong não ông ấy mà làm cho ông ấy thông minh thế.
Có lẽ, nếu điều đó được biết tới, nó có thể được tiêm vào mọi người khác. Có thể
đó là protein nào đó, vitamin nào đó, hay hoá chất khác nào đó.
Sau cái chết của ông ấy não ông
ấy đã được nghiên cứu kĩ lưỡng. Đó là lần đầu tiên não của bất cứ ai đã được
nghiên cứu kĩ lưỡng thế. Ông ấy chắc chắn có vài điều hơn người thường - hoá chất
nào đó, hai mươi sáu phần trăm nhiều hơn. Ông ấy là người thông minh nhất - vậy
mà, không chứng ngộ. Thông minh chẳng liên quan gì tới chứng ngộ.
Thông minh là một phần của bộ
não của bạn, hoá chất của bạn; và tâm thức không phải là một phần của hoá chất
của bạn: tâm thức là bản thể bạn, không ai có thể tiêm nó vào được. Chứng ngộ
đơn giản là trở nên nhận biết về siêu việt của bạn lên trên hoá học và vật lí học,
sinh học và tâm lí học, biết bản thân bạn là năng lượng vĩnh hằng, phi vật lí.
Nó là ánh sáng thuần khiết, và không ai có thể ép buộc nó, điều tuyệt đối trong
tay bạn là bạn muốn vẫn còn dốt nát hay trở nên chứng ngộ.
Trước khi chúng ta thử, vài tiếng
cười sẽ là tốt để lau sạch cái nghiêm chỉnh đã lắng đọng lên bạn.
Fagin Finkelstein trẻ, luật sư,
bị bắt đi quân dịch để chiến đấu trong cuộc chiến mới nhất của Ronald Reagan với
Iran. Tuy nhiên, anh ta xoay xở thuyết phục sĩ quan trong ban tuyển quân rằng
anh ta bị chột, và được cho về nhà.
Tối hôm đó Fagin đi xem phim,
và đến cuối, khi ánh sáng bật lên, anh ta để ý rằng một thành viên của ban tuyển
quân ngồi cạnh anh ta.
Không ngần ngại một khoảnh khắc,
Fagin gõ vào cánh tay ông ta và hỏi, "Xin lỗi, thưa bà, nhưng tôi tự hỏi
bà có thể giúp tôi được không. Đây có phải là chuyến tầu đi New Jersey
không?"
Một hôm Sardar Gurudayal Singh
đang lái xe dọc đường M.G. trong chiếc xe Maruti mới toanh. Bạn anh ấy,
Sarjano, dừng anh ấy lại và nói, "Này-a Sardarji, anh đã-a kiếm đâu ra chiếc
xe mới toanh-a thế?"
"À," Sardar Gurudayal
Singh đáp, "Tôi định đi một vòng tới Hồ Mulshi trên chiếc xe máy cũ Yezdi
của tôi, thì tôi thấy cô gái Mĩ gợi tình này, Ma Papaya Pineapple, bị bỏ rơi
bên cạnh đường trong chiếc xe này. Thế là tôi dừng lại và sửa xe cho cô ấy."
"Tuyệt-a," Sarjano
nói. "Thế rồi cái gì xảy ra?"
"Ồ," Sardar Gurudayal
Singh nói, "Ma Papaya Pineapple nhìn tôi theo cách rất gợi tình, huých tay
vào bụng tôi và nói, `Cám ơn anh, em thực sự biết ơn. Em sẽ cho anh bất kì cái
gì anh muốn!'
"Cho nên một cách tự
nhiên," Sardarji nói thêm, "Tôi lấy chiếc Maruti!"
Ba cậu sinh viên đại học vào
quán cà phê ưa chuộng của họ, chỉ thấy rằng cái bàn họ thường ngồi đã bị một bà
già chiếm trước. Sau khi tranh cãi phải làm gì với tình huống này, chung cuộc họ
quyết định gây khó dễ cho bà ấy phải bỏ đi.
Ngồi xuống cạnh bà già, cậu thứ
nhất nói, "Nào các cậu, các cậu có biết rằng tớ được sinh ra ba tháng trước
khi bố mẹ tớ lấy nhau không?"
"Điều đó không là gì cả,"
người tiếp nói. "Tớ được sinh ra sáu tháng trước bố mẹ tớ lấy nhau!"
"Các cậu," người thứ
ba nói, "bố mẹ tớ chưa bao giờ lấy nhau!"
Bà già nhỏ bé cuối cùng nhìn
lên và nói một cách hài lòng, "Một trong những đứa con hoang đưa cho bà hộp
muối chứ?"
Giáo hoàng Polack và Edwin
Meese đang tranh cãi về cái gì được coi là phát minh vĩ đại nhất của con người.
Giáo hoàng Polack nhấn mạnh đó là bánh xe, "vì điều đó đã làm cho con người
được di động, và làm cho tôi dễ dàng lan truyền lời của Chúa."
Nhưng Meese tuyên bố đó là cái
đòn bẩy, "vì đó là bắt đầu của máy móc, và máy đã làm cho chúng ta điều
chúng ta đang hiện hữu ngày nay." Họ tranh cãi khá lâu, nhưng không thể
nào đạt tới thoả thuận. Chung cuộc, Meese nói, "Thôi chúng ta đi hỏi
Ronald. Ông ấy là tổng thống - ông ấy biết mọi thứ."
Tổng thống Reagan bảo họ rằng cả
hai đều sai. "Phát min vĩ đại nhất của con người là cái bình thuỷ của
tôi," ông ấy tuyên bố.
"Bình thuỷ của ông sao?
Ông nói cho trẻ con ấy!" Polack nói.
Reagan lắc đầu và nói, "Nó
giữ cho cà phê nóng trong mùa đông và nước quả lạnh trong mùa hè."
"Thì sao?" Meese truy
vấn.
"Này," tổng thống
đáp, "làm sao bình thuỷ biết?"
Bây giờ, tiếng trống thứ nhất,
Rupesh, và mọi người phát rồ; đánh thật to vào!
(Tiếng trống)
Rupesh...
(Tiếng trống)
Mọi người trở nên tuyệt đối im
lặng;
nhắm mắt lại;
đi vào trong.
Không chuyển động.
Ngày càng sâu hơn,
bên ngoài tâm trí.
Đây là thông điệp của mọi chư
phật:
chỉ hiện hữu.
Rupesh, đánh trống...
(Tiếng trống)
Và mọi người ngã chết.
Để thân thể thở; đó không phải
là cuộc sống của bạn.
Đi sâu hơn,
tìm ra cuộc sống mà không cần
việc thở.
Nó chỉ là không gian thuần khiết,
im lặng và vui vẻ, điệu vũ lên
bản thân nó.
Được nhận chìm trong điệu vũ
này.
Đây là bước nhảy lượng tử,
từ tâm trí sang vô trí.
Phúc lạc thế trong buổi tối
này,
được ân huệ thế là những khoảnh
khắc này.
Rupesh, đánh trống để đem mọi
người trở lại cuộc sống...
(Tiếng trống)
Nhưng đi tới tươi tắn, trẻ
trung, im lặng
và sống động mênh mông.
Đừng quên không gian này dù một
khoảnh khắc.
Nếu nó trở thành chính cuộc sống
của bạn,
nó là chứng ngộ.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
Chúng ta có được phép mở hội
không?
Vâng!
0 Đánh giá