Read more
Thiền - Bước nhảy lượng tử từ Tâm trí sang Vô trí - Osho
Bài nói về Thiền
Chương
13. Ông không thể thấy bằng tai
Osho kính yêu,
Bách Trượng cần chọn một sư làm chủ trì thiền
viện mới dự định được lập ra trên núi Đại Qui.
Ông ấy gọi sư bếp của tu viện và bảo ông
này là đã được chọn.
Nhưng thủ toà nghe lỏm đối thoại của Bách
Trượng với sư bếp và nói, "Không ai có thể nói rằng sư bếp là giỏi hơn thủ
toà."
Thế là Bách Trượng gọi mọi sư tới và kể cho
họ tình huống này. Ông ấy nói rằng bất kì người nào đưa ra câu trả lời đúng cho
câu hỏi của ông ấy sẽ là ứng cử viên cho vị trí chủ trì trong tu viện mới.
Thế rồi Bách Trượng trỏ tịnh bình đặt trên
sàn và nói, "Không được gọi là tịnh bình, nói cho ta nó là gì."
Thủ toà nói, "Không thể gọi là giầy gỗ."
Khi không ai khác trả lời, Bách Trượng quay
sang sư bếp. Sư bếp bước lên trước, đá đổ tịnh bình rồi đi khỏi phòng.
Bách Trượng mỉm cười và nói, "Thủ toà
thua." Sư bếp được cho làm chủ trì tu viện và sống ở đó nhiều năm dạy hơn
cả nghìn sư vào Thiền.
Trong một sự vụ khác, Hàn Thoái Chi - một
nho sĩ - hỏi Đại Điên, người có tu viện ở chỗ đi đầy, "Ông bao nhiêu tuổi?"
Đại Điên cầm tràng hạt và nói, "Ông có
hiểu không?"
Hàn Thoái Chi nói, "Không, tôi không
thể hiểu được."
Đại Điên đáp, "Vào ban ngày có một
trăm linh tám hạt và ban đêm cũng có một trăm linh tám hạt."
Hàn Thoái Chi rất không hài lòng vì ông ấy
không thể hiểu được sư già này, và ông ấy về nhà.
Ở nhà vợ ông ấy hỏi, "Cái gì làm chàng
không hài lòng thế?"
Thế là nho sĩ này kể lại cho vợ mọi chuyện
đã xảy ra.
"Sao chàng không quay lại tu viện và hỏi
sư già ông ấy ngụ ý gì?" vợ ông ấy gợi ý.
Hôm sau, sáng sớm, Hàn Thoái Chi đi tới tu
viện, ở đó ông ấy gặp sư chủ trì tại cổng.
"Sao ông đến sớm thế?" sư chủ trì
hỏi.
"Tôi muốn gặp thầy ông và hỏi ông ấy,"
Hàn Thoái Chi trả lời.
"Ông có chuyện gì với ông ấy?" Sư
chủ trì hỏi. Thế là nho sĩ này lặp lại câu chuyện của mình.
"Sao ông không hỏi tôi?" sư chủ
trì hỏi.
Thế là Hàn Thoái Chi hỏi, "’Một trăm
linh tám hạt ban ngày và một trăm linh tám hạt ban đêm’ nghĩa là gì?"
Sư chủ trì gõ răng vào nhau ba lần.
Cuối cùng Hàn Thoái Chi cũng gặp Đại Điên
và thêm một lần nữa hỏi câu hỏi của mình, theo đó thầy gõ răng ba lần.
"Tôi biết rồi," nho sĩ nói,
"Mọi phật giáo đều như nhau. Mấy lúc trước tôi đã gặp sư chủ trì ở cổng và
hỏi ông ấy cùng câu hỏi này và ông ấy đã trả lời tôi theo cùng cách."
Đại Điên gọi sư chủ trì tới và nói,
"Ta hiểu ông đã chỉ cho ông ấy về phật
giáo vài phút trước. Có đúng không?"
"Vâng," sư chủ trì trả lời.
Đại Điên đánh sư chủ trì và lập tức đuổi
ông này khỏi tu viện.
Maneesha, có những thứ mà tâm
trí tự nhiên không có khả năng hiểu. Tâm trí có giới hạn, nhưng bản ngã chúng
ta không muốn chấp nhận các giới hạn của tâm trí.
Mọi giác quan đều có giới hạn
riêng của nó. Bạn không thể thấy được bằng tai và bạn không thể nghe được bằng
mắt. Theo cùng cách này, bạn có thể thấy đối thể bằng tâm trí nhưng bạn không
thể thấy được cái bên ngoài, cái vô hình tướng bằng tâm trí. Với tâm trí nó sẽ
có vẻ ngớ ngẩn - cũng như với người mù ánh sáng là ngớ ngẩn và với người điếc,
không âm nhạc nào tồn tại trên thế giới. Những người đã trở nên quá bị đồng nhất
với tâm trí và không may mọi nền văn minh và văn hoá đã từng tồn tại trên thế
giới này đã áp đặt và củng cố tâm trí....
Thiền là một mình và duy nhất.
Nó trỏ ra bên ngoài tâm trí. Cho nên nhớ đừng cố hiểu một cách hợp lí, một cách
thông minh. Chỉ trong thiền sâu và im lặng bạn mới có khả năng cảm thấy ý nghĩa
của những giai thoại nhỏ này. Chúng có cái gì đó ẩn kín trong chúng, nhưng tâm
trí thì không thể nào hình dung ra được nó. Gạt tâm trí sang bên, và đột nhiên
bạn có thể thấy chân lí điều tâm trí đang ngăn cản. Khi có liên quan tới Thiền,
tâm trí là khối chắn với thực tại. Ngoại trừ tâm trí, không ai cản trở bạn
tuyên bố phật tính của bạn chính khoảnh khắc này.
Bách Trượng - một Thiền sư lớn
- cần chọn một sư làm chủ trì thiền viện mới dự định được lập ra trên núi Đại
Qui. Ông ấy gọi sư bếp của tu viện và bảo ông này là đã được chọn.
Trước khi tôi tiến hành bình luận
tôi phải nói cái gì đó về sư bếp, bằng không bạn sẽ không có khả năng hiểu được
toàn thể câu chuyện này. Sư bếp này đã vào tu viện như một thanh niên ba mươi
năm trước khi có sự vụ mà ông ấy được thầy gọi tới. Ba mươi năm trước khi ông ấy
lần đầu tiên vào, ông ấy đã hỏi thầy Bách Trượng, "Tôi không biết tôi đang
tìm kiếm cái gì, tôi không biết câu hỏi; do đó tôi không thể hỏi được bất kì
cái gì. Nếu từ từ bi, thầy có thể chỉ cho tôi con đường, tôi sẽ biết ơn vô hạn."
Tu viện của Bách Trượng có một nghìn sư, các kẻ sĩ lớn, những nhà trí thức, triết
gia. Người nghèo này đã tới nói, "Mọi điều tôi có thể làm là nấu bếp. Tôi
là người vô giáo dục."
Thầy nói, "Không có vấn đề
gì. Ông bắt đầu nấu bếp đi. Chỉ nhớ một điều: không bao giờ tới ta. Bất kì khi
nào ta cần, ta sẽ gọi ông. Đừng hỏi bất kì ai về bất kì cái gì; cứ vẫn còn như
cái bóng, làm việc."
Ở Trung Quốc và Nhật Bản, cơm
là thức ăn chính. Đầu bếp chuẩn bị cơm cho cả nghìn sư. Ông ấy sẽ phải dậy sớm
buổi sáng và đi ngủ muộn ban đêm. Không có thời gian để hỏi, mà ông ấy cũng chẳng
có câu hỏi nào.
Nghĩ mà xem: ba mươi năm, vo gạo,
nấu cơm. Ông ấy đã trở nên im lặng hoàn toàn. Ông ấy đã không làm bất kì thiền
nào, nhưng tâm trí đã không được cần đến. Việc của ông ấy đơn giản tới mức tâm
trí về hưu theo cách riêng của nó.
Mọi người thậm chí đã quên mất
rằng có một sư không bao giờ tới hội chúng, người không bao giờ hỏi bất kì cái
gì, người không bao giờ đọc bất kì kinh nào. Mọi người không có ý tưởng ngay cả
về tên ông ấy là gì vì ông ấy không bao giờ nói với bất kì ai. Không ai đã hỏi...
ngay cả thầy cũng không hỏi. Đây là lần đầu tiên ông ấy được gọi, khi ông ấy được
bảo ông ấy đã được chọn là người đứng đầu tu viện mới mà sắp được mở trên núi gần
đó.
Thầy đã từng quan sát trong ba
mươi năm. Khi người này trở nên im lặng, toàn thể hào quang của ông ấy, toàn thể
năng lượng của ông ấy bắt đầu biểu lộ cùng ánh sáng bao quanh vị phật. Thầy đã
từng chờ đợi cho tới đúng thời điểm. Thầy gọi sư bếp tới và nói, "Ông sẽ
là người chủ trì của tu viện mới." Trong cả nghìn học giả... việc chọn sư
bếp, người chẳng biết gì về Phật giáo, người chẳng biết gì về thiền, người chẳng
biết cái gì chút nào.
Nhưng thủ toà nghe lỏm đối thoại
của Bách Trượng với sư bếp và nói, "Không ai có thể nói rằng sư bếp là giỏi
hơn thủ toà."
Nhưng thủ toà - tu viện của
Bách Trượng với một nghìn sư có một thủ toà lo chuyện hàng ngày - nghe lỏm đối
thoại của Bách Trượng với sư bếp và nói, "Không ai có thể nói rằng sư bếp
là giỏi hơn thủ toà. Ta là thủ toà, và điều ngu xuẩn thế là sư bếp lại trở
thành chủ trì cho tu viện lớn trên núi."
Thế là Bách Trượng gọi mọi sư tới
và kể cho họ tình huống này. Ông ấy nói rằng bất kì người nào đưa ra câu trả lời
đúng cho câu hỏi của ông ấy sẽ là ứng cử viên cho vị trí chủ trì trong tu viện
mới.
Thế rồi Bách Trượng trỏ tịnh
bình đặt trên sàn và nói, "Không được gọi tên tịnh bình, nói cho ta nó là
gì."
Thủ toà nói, "Không thể gọi
là giầy gỗ."
Điều này không được chấp nhận.
Nó chẳng nói gì về tịnh bình cả.
Khi không ai khác trả lời, Bách
Trượng quay sang sư bếp. Sư bếp bước lên trước, đá đổ tịnh bình rồi đi khỏi
phòng.
Bách Trượng mỉm cười và nói,
"Thủ toà thua.”
Sư bếp đã nói mọi điều về tịnh
bình mà không thốt ra một lời. Và ông ấy thậm chí không đợi thấy xem ông ấy có
được chọn hay không. Chẳng bận tâm gì tới chức vụ, tới quyền lực! Chỉ người như
vậy mới có thể được chọn để làm người chủ trì tu viện nơi mọi người sẽ thiền.
Sư bếp được cho làm chủ trì tu
viện và sống ở đó nhiều năm dạy hơn cả nghìn sư vào Thiền.
Điều điều kì diệu trong truyền
thống Thiền là làm sao sư bếp quản lí được. Ông ấy tuyệt đối vô giáo dục. Mọi
điều ông ấy đã làm trong cả đời mình là nấu bếp. Vậy mà ông ấy đã quản lí dạy
Thiền cho một nghìn sư. Giai thoại này đơn giản chỉ ra rằng Thiền không phải là
giáo dục, nó là kinh nghiệm. Nó là sẵn có cho mọi người: người vô giáo dục, người
có giáo dục, người trẻ, người già, brahmin, tiện dân sudra. Nó là sẵn có cho mọi
người, nếu bạn có thể trở nên im lặng.
Sư bếp chỉ biết cách im lặng.
Ông ấy đã trở nên im lặng và ông ấy đã giúp cho những người khác: "Cứ làm
công việc mà ông đang làm theo cách ta đã nấu bếp trong ba mươi năm. Bất kì cái
gì ông chọn trong tu viện, làm nó với tính toàn bộ của ông. Ở đây, không có hỏi,
không có trả lời - không học thức. Chỉ hành động với tính toàn bộ của ông -
liên tục - và chờ đợi thời điểm đúng."
Hoa nở và mưa tới, mặt trời mọc
và chim hót. Cứ giống thế - tuyệt đối tự nhiên - im lặng nhú lên bên trong bạn,
đem tới hoa của cái không biết, rót đầy bạn bằng sự hoàn thành mênh mông. Bạn
biết, mặc dầu bạn không thể nói được một lời về nó: bạn trải nghiệm, nhưng bạn
không có việc giải thích.
Cuộc sống là điều huyền bí mà
chính là bản chất của Thiền.
Đại Điên đáp lại trong một sự vụ
khác khi Hàn Thoái Chi, một nho sĩ... lần nữa tôi phải nói cái gì đó về Khổng Tử.
Ông ấy chắc chắn không là gì ngoài lẫn lộn. Tên ông ấy tuyệt đối cho giải thích
về bản thân ông ấy. Ông ấy là học giả lớn, có lẽ là lớn nhất mà Trung Quốc đã tạo
ra, và là người có ảnh hưởng nhất trong toàn thể lịch sử Trung Quốc.
Ông ấy là người đương đại với
Lão Tử và có cả nghìn học trò. Ông ấy thực sự là một nhà trí thức lớn: ông ấy
đã tạo ra toàn thể logic Trung Quốc, và đã làm ra mọi qui tắc xã hội, những nét
đặc biệt, đạo đức. Ông ấy đã kiểm soát chính trị Trung Quốc, và đã dạy các vua
và các hoàng tử cách cai trị. Ông ấy là một người vĩ đại theo mọi cách. Nhưng học
trò của ông ấy nhiều lần bảo ông ấy, "Một ham muốn lớn nảy sinh trong
chúng tôi. Thầy nên gặp Lão Tử."
Lão Tử đã không được biết tới:
một nhóm rất nhỏ những người bỏ học đã đi theo ông ấy. Ông ấy là một người kì lạ
tới mức không người trực tính nào đã bao giờ tới gần ông ấy. Ông ấy có cách
riêng của mình mà chung cuộc sẽ hội nhập với cách thức của Bồ đề đạt ma.
Thiền là sản phẩm của Bồ đề đạt
ma và Lão Tử: nó là vật lai. Lão Tử đã tạo ra những đệ tử lớn như Trang Tử và
Liệt Tử nhưng ông ấy đã không thể tạo ra được tôn giáo, vì ông ấy chống lại bất
kì tổ chức nào; và ông ấy đã không thể tạo ra kinh sách được vì ông ấy chống lại
cái gì đó mà không thể được nói ra.
Nhưng dầu vậy mọi người vẫn cảm
thấy, "Ông ấy đã trải nghiệm cái gì đó mà chúng ta đang bỏ lỡ. Ông ấy mãn
nguyện thế, duyên dáng thế, đẹp thế."
Các đệ tử của Khổng Tử bảo ông ấy,
"Lão Tử tình cờ ở gần đây trong một động bên cạnh con sông. Đó là cơ hội lớn
cho cả hai thầy gặp nhau. Chúng tôi muốn thấy điều diễn ra."
Điều đó hạ thấp bản ngã của Khổng
Tử, nhưng vì ông ấy đã bị hỏi đi hỏi lại, cuối cùng ông ấy nói, "Thôi được,
ta sẽ tới. Ta sẽ xem ông này này là ai."
Nhưng ông ấy cũng sợ. Mọi người
thông thái đều sợ, vì về căn bản ông ấy biết mọi tri thức của ông ấy đều được
vay mượn. Khi một người đích thực đứng trước ông ấy, người biết là tuyệt đối trần
trụi, mọi quần áo của ông ấy tụt mất. Ông ấy sợ rằng Lão Tử có thể là một kinh
nghiệm nguy hiểm, cho nên ông ấy bảo các đệ tử đợi bên ngoài động. Đầu tiên ông
ấy sẽ đi một mình, làm quen với Lão Tử và thế rồi ông ấy sẽ đi ra và đưa mọi đệ
tử vào gặp Lão Tử.
Trong vòng vài giây ông ấy bước
ra, vã mồ hôi và bảo các đệ tử, "Chúng ta sẽ không gặp ông ấy nữa. Và đừng
bao giờ yêu cầu ta lần nữa. Người đó là nguy hiểm, rất nguy hiểm. Ông ấy không
phải là người mà là rồng. Đừng bao giờ chạm tới cái bóng của ông ấy."
Điều gì đã xảy ra trong động
đó? Lão Tử đã làm gì với Khổng Tử? Cùng điều như đã xảy ra khi bạn đương đầu với
sư tử. Lão Tử không phải con người của tuân thủ xã hội: ông ấy không phải là
người chính thống. Ông ấy không tin vào bất kì tôn giáo nào; ông ấy không tin
vào bất kì Thượng đế nào; ông ấy không tin vào bất kì đạo đức nào.
Ông ấy bảo Khổng Tử, "Ông
bị lẫn lộn và ông làm người khác bị lẫn lộn. Trước hết để toàn bộ ý thức vào bản
thể riêng của ông đi." Điều đó ông ấy gọi là đạo. Điều đó là điều Phật gọi
là pháp - dhamma. Chúng ta có thể gọi nó là chân lí, chân lí tối thượng.
"Trước hết trở nên quen thuộc với bản tính bên trong của ông và thế rồi
nói về đúng và sai và mọi thứ vô nghĩa. Điều tốt là ông đã tới vì ta đã nghĩ một
ngày nào đó ta sẽ tới và đánh vào đầu ông."
Khổng Tử không thể nói được một
lời nào vì điều đó tất cả đều hoàn toàn đúng: ông ấy không có ý tưởng ông ấy là
ai. Đứng trần trụi, trơ trụi trước các đệ tử của Lão Tử, ông ấy cảm thấy rất xấu
hổ; ông ấy bắt đầu vã mồ hôi. Lão Tử quát ông ấy, "Đi ra đi nếu ông không
thể đi vào."
Ông ấy trốn ngay lập tức về các
đệ tử của mình nơi ông ấy đã là một người vĩ đại, một kẻ sĩ lớn - ngay cả vua
cũng là người đi theo ông ấy. Ông ấy nói với đệ tử của mình, "Đừng bao giờ,
đừng bao giờ bắt gặp người này. Ông ấy sẽ diệt các ông. Ông ấy sẽ lấy mất nhân
cách của các ông. Ông ấy sẽ để các ông hoàn toàn hồn nhiên khi giáo dục được cần,
văn hoá được cần, văn minh được cần. Con người đó là tuyệt đối chống lại bất kì
giáo dục nào, bất kì văn minh nào, bất kì văn hoá nào. Ông ấy chỉ muốn tự do và
trưởng thành tâm linh."
Sự vụ này đã xảy ra giữa Hàn
Thoái Chi, một nho sĩ, và Đại Điên, một Thiền sư.
Hàn Thoái Chi hỏi Thiền sư,
"Ông bao nhiêu tuổi?"
Đã có một lúc im lặng. Đại Điên
nhìn vào trong mắt của nho sĩ này, cầm tràng hạt trong tay và nói, "Ông có
hiểu không?"
Hàn Thoái Chi nói, "Không,
tôi không thể hiểu được."
Đại Điên đáp, "Vào ban
ngày có một trăm linh tám hạt và ban đêm cũng có một trăm linh tám hạt."
Hàn Thoái Chi rất không hài
lòng vì ông ấy không thể hiểu được sư già này, và ông ấy về nhà.
Ở nhà vợ ông ấy hỏi, "Cái
gì làm chàng không hài lòng thế?"
Thế là nho sĩ này kể lại cho vợ
mọi chuyện đã xảy ra.
"Sao chàng không quay lại
tu viện và hỏi sư già ông ấy ngụ ý gì?" vợ ông ấy gợi ý.
Hôm sau, sáng sớm, Hàn Thoái
Chi đi tới tu viện, ở đó ông ấy gặp sư chủ trì tại cổng.
"Sao ông đến sớm thế?"
sư chủ trì hỏi.
"Tôi muốn gặp thầy ông và
hỏi ông ấy," Hàn Thoái Chi trả lời.
"Ông có chuyện gì với ông ấy?"
Sư chủ trì hỏi. Thế là nho sĩ này lặp lại câu chuyện của mình.
"Sao ông không hỏi
tôi?" sư chủ trì hỏi.
Thế là Hàn Thoái Chi hỏi,
"’Một trăm linh tám hạt ban ngày và một trăm linh tám hạt ban đêm nghĩa là
gì?"
Sư chủ trì gõ răng vào nhau ba
lần.
Cuối cùng Hàn Thoái Chi cũng gặp
Đại Điên và thêm một lần nữa hỏi câu hỏi của mình, theo đó thầy gõ răng ba lần.
"Tôi biết rồi," nho
sĩ nói, "Mọi phật giáo đều như nhau. Mấy lúc trước tôi đã gặp sư chủ trì ở
công và hỏi ông ấy cùng câu hỏi này và ông ấy đã trả lời tôi theo cùng
cách."
Đại Điên gọi sư chủ trì tới và
nói,
"Ta hiểu ông đã chỉ cho
ông ấy về phật giáo vài phút trước. Có đúng không?"
"Vâng," sư chủ trì trả
lời.
Đại Điên đánh sư chủ trì và lập
tức đuổi ông này khỏi tu viện.
Điều này đã từng được hỏi đi hỏi
lại trong lịch sử của Thiền. Cái gì đã xảy ra? Thứ nhất, thầy đang bảo đệ tử phải
vẫn như vậy cả ngày lẫn đêm, vẫn như vậy trong khổ và trong vui, vẫn như vậy
khi trẻ hay khi già, vẫn như vậy khi sống và khi chết. Đó là nghĩa của việc chỉ
ra vòng hạt vẫn còn như vậy dù đó là ngày hay đêm.
Thách đố là ở chỗ sư chủ trì của
tu viện đã trả lời theo cùng cách. Khi nho sĩ này tới lần thứ hai, sư chủ trì
đã ở cổng. Ông ấy gõ răng ba lần. Nho sĩ này thậm chí còn bị lẫn lộn hơn. Lần
thứ nhất ông ấy đã tới để hỏi, "Đưa ra tràng hạt và nói rằng nó vẫn còn
như vậy trong đêm và trong ngày có ngụ ý gì?" Và giờ sư chủ trì này đã cho
ông ấy vấn đề khác. Ông ấy gõ răng ba lần.
Nhưng nho sĩ này đã không nhận
câu trả lời này, ông ấy muốn hỏi đích thân thầy. Thầy cũng gõ răng ba lần. Gõ
răng ba lần là biểu tượng trong Thiền ngụ ý, "Ông có thể cứ tiếp tục hỏi,
nhưng điều đó không giúp gì đâu. Điều huyền bí này sẽ được trả lời bằng điều
huyền bí khác." Gõ ba lần cho bạn cơ hội gạt tâm trí sang một bên và chỉ lắng
nghe việc gõ răng.
Thầy đang nói, "Mọi triết
lí, mọi câu hỏi, mọi câu trả lời đều không là gì ngoài việc gõ răng. Dừng mọi
thứ vô nghĩa này đi." Nhưng nho sĩ nói, "Điều đó nghĩa là Phật giáo
là như vậy." Ông ta không thể gạt được tâm trí sang bên. Phật giáo ở đâu
trong điều này? Vòng hạt không phải là mang tính Phật, và là như vậy trong ngày
và đêm cũng không mang tính Phật. Và tính Phật là gì trong việc gõ răng? Nhưng
bởi vì sư chủ trì cũng đã gõ răng, tâm trí ông ta, tâm trí học giả, kết luận,
"Dường như cả hai người này đang nói rằng Phật giáo là như nhau ở mọi
nơi."
Khi ông ta nói, "Tôi biết
rồi mọi phật giáo đều như nhau. Mấy lúc trước tôi đã gặp sư chủ trì ở cổng và hỏi
ông ấy cùng câu hỏi này và ông ấy đã trả lời tôi theo cùng cách."
Đại Điên gọi sư chủ trì tới và
nói,
"Ta hiểu ông đã chỉ cho
ông ấy về phật giáo vài phút trước. Có đúng không?"
"Vâng," sư chủ trì trả
lời.
Đại Điên đánh sư chủ trì và lập
tức đuổi ông này khỏi tu viện.
Câu hỏi đã được hỏi tại sao sư
chủ trì đã bị đuổi khỏi tu viện. Giáo dục của ông ấy là đầy đủ. Thiền có cách
riêng của nó để chứng nhận; ông ấy đã tốt nghiệp. Bạn không bao giờ có thể nhận
Thiền như cho không. Mọi Thiền sư đều có cách riêng của mình và đó là cách nói
của mình cho ông ấy, "Bây giờ không có nhu cầu cần ở đây. Đi đi! Ông đã tốt
nghiệp. Giờ ông biết. Cho nên tại sao phí thời gian? Nhường chỗ cho ai đó khác,
người không trí huệ khác nào đó, người tìm kiếm khác nào đó, còn ông đi và truyền
bá điều ông đã hiểu."
Việc đuổi đi này không phải là
việc đuổi bình thường. Việc đuổi này là chứng nhận. Thiền là kì lạ thế theo
cách của nó; khi nó muốn ca ngợi nó đánh, nó đập. Nhưng toàn thể nỗ lực của nó
là để mở bạn tới vô trí không biết. Một khi bạn trải nghiệm im lặng của bản thể
bạn, không có gì hơn để được học, không có gì hơn để được thu lấy, không có gì
hơn để được biết, không đâu mà đi. Chỉ có tiếng cười rằng bạn đã là kẻ ngốc thế,
đi tìm bản thân bạn khi bạn bao giờ cũng ở trong, trong khi bạn đi tìm khắp thế
giới.
Câu hỏi của Maneesha:
Osho kính yêu,
Thực sự dường như là lần đầu tiên những người
trong chúng tôi ở cùng thầy không thiết lập bất kì loại cấp bậc tâm linh hay tổ
chức nào: chỉ có thầy và chúng tôi - và ngay cả phân chia đó cũng biến mất
trong im lặng ở đây từng buổi tối.
Maneesha, tôi đã không ở đây
trong ba mươi nhăm năm rồi. Và trong việc vắng mặt ba mươi nhăm năm này tôi đã
từng cố gắng giúp mọi người cũng vắng mặt như tôi. Trong việc vắng mặt này, tôi
đã biết cực lạc lớn nhất và tôi đã biết cuộc sống trong bản chất thuần khiết của
nó mà không có bất kì lí do hay vần điệu nào, chỉ như hoa nở và toả hương thơm
của chúng. Không có nỗ lực nào trong nó. Không có bất kì nỗ lực nào tôi đã chia
sẻ bản thân tôi cho bất kì người nào tình cờ bắt gặp tôi.
Tôi không hiện hữu, và tôi muốn
bạn cũng không hiện hữu. Bạn càng hiện hữu, bạn sẽ càng khổ. Bạn càng hiện hữu,
bạn càng trong địa ngục. Nếu bạn muốn hiện hữu nhiều hơn, đi sang châu Âu và
làm trị liệu Fischer-Hoffmann. Điều đó dẫn bạn thẳng tới địa ngục. Toàn thể nỗ
lực của nó là làm cho bạn nhiều hơn, mạnh hơn, để cho bạn một nhân cách.
Ở đây, toàn thể công việc của
tôi là chống lại Fischer-Hoffmann. Tôi muốn bạn là không ai cả, hư không, chỉ
là im lặng; vì chỉ trong im lặng này chư phật mới nở hoa. Mọi ngày bạn đều có cảm
giác nào đó về nó. Đột nhiên, một ngày nào đó cảm giác này sẽ trở thành chính
việc thở của bạn, chính nhịp đập của tim bạn. Tôi tuyên bố hội chúng này là những
người được ân huệ nhất trên trái đất vào khoảnh khắc này. Mọi nơi, có việc gõ
răng. Hội chúng nhỏ này những người tìm kiếm đang đi vào trong chiều hướng khác
toàn bộ với tâm trí. Nó đang đi vào trong chiều hướng của vô ý nghĩ, vô cảm
giác, vô xúc động - chỉ hư không thuần khiết.
Một khi bạn đã đạt tới hư không
thuần khiết bạn đã tìm ra điệu vũ của vũ trụ, của cái vĩnh hằng. Bạn đã tìm ra
nghĩa của cuộc sống. Không có cách khác để tìm ra ý nghĩa và hương thơm của bản
thể riêng của bạn.
Trước khi chúng ta đi vào trong
im lặng của mình, vào trong chính bản chất của Thiền, tre đang im lặng, chờ đợi
vài tiếng cười từ các bạn. Shunyo thông báo cho tôi hôm qua rằng, từ khi thiền
này, từ khi im lặng này và tiếng cười này bắt đầu, tre đã mọc nhiều thế và những
chồi non mới đã tới.
Chỉ vì những tre này, đặc biệt
vì những tre mới...
Tài xế Ấn Độ nổi tiếng, Rambo
Rickshaw, đang nhai trầu và la cà ở nhà hàng Kit-Kat. Đột nhiên, Swami Herschel
chạy tới. "Nhanh lên!" Herschel nói, "Tôi ốm! Anh có biết Phòng
Hồng ngọc ở đâu không?"
"Anh khoẻ không?"
Rambo Rickshaw nói. "Nước anh là nước nào?"
"Làm ơn đi, tôi rất ốm,"
Herschel nài nỉ. "Anh có biết Phòng Hồng ngọc không?"
"Anh đang đi đâu? Nước Anh
à? Anh có là người Anh không?" Rambo hỏi.
"Giúp tôi với,"
Herschel than vãn, chuyển sang hơi tái xanh "... Phòng Hồng ngọc."
"Ra sân bay à? Không có vấn
đề gì!" Rambo nói.
"Nhanh lên," Herschel
hổn hển, nằm ra trên ghế sau. "Anh có thể đưa tôi tới..."
"Anh đi đâu?" Rambo
nói. "Đức à? Anh có là người Đức không?"
"Á à!" Herschel rên rỉ.
"Đường M.G. à? Đi mua bán?
Đổi tiền?" Rambo Rickshaw hỏi.
"Không, không, Phòng Hồng
ngọc, Phòng Hồng ngọc!" Herschel hổn hển.
"Phòng Hồng ngọc à? Đó là
bệnh viện. Anh ốm à?" Rambo nói.
"Jesus Christ!"
Herschel la lên.
"Ồ, anh là người Mĩ,"
Rambo mỉm cười. "Tôi biết California. Anh muốn đi một vòng Poona
không?"
"Không!" Herschel
kêu, "tôi muốn đéo Phòng Hồng ngọc!"
"Đéo ai?" Rambo
Rickshaw la lên. "Không! Ra ngay! Không đéo gì ở đây cả!"
Một đêm thứ bẩy George kết thúc
bữa tiệc ở một toà nhà căn hộ không quen thuộc. Anh ta bị rất say, nhưng bằng
cách nào đó tìm ra đường về nhà trong vài giờ buổi sáng. Anh ta thức dậy chiều
hôm sau với váng vất khủng khiếp, và anh ta nhận ra rằng anh ta đã bỏ lại chiếc
áo vét, cà vạt, áo sơ mi và giầy ở bữa tiệc.
Với nhiều khó khăn anh ta tìm
ra toà nhà căn hộ, nhưng không có ý tưởng mình đã ở trong căn hộ nào. Điều duy
nhất anh ta nhớ là ở chỗ nó có một cái bệ xí vàng rất đẹp. Thế là anh ta gõ cửa
căn hộ thứ nhất. Cánh cửa được mở ra bởi một người vẫn còn bị váng vất.
"Xin chào," George
nói, "anh có tham dự bữa tiệc đêm qua ở đây chứ?"
"Chúng tôi chắc chắn có dự,"
người này lầm bầm.
"Và anh có bệ xí vàng chứ?"
George hỏi.
"Bệ xí vàng à? Chúng tôi
chắc chắn không có!" người này đáp.
Điều này xảy ra trong gần hết mọi
căn hộ. Mọi người đang phục hồi sau bữa tiệc, nhưng không ai biết cái gì về bệ
xí vàng.
Tại căn hộ cuối, cánh cửa được
mở ra bởi một người vẫn còn bị váng vất. "Xin chào," George nói,
"anh có tham dự bữa tiệc đêm qua chứ?"
"Anh bạn! Chúng tôi chắc
chắc có dự," người này lầu bầu.
"Và anh có bệ xí vàng chứ?"
George hỏi.
Có im lặng lâu. Cuối cùng, người
này hét lên hướng vào căn hộ, "Này, Harry! Đây là thằng cha đã ỉa vào kèn
tuba của cậu đấy!"
Thượng đế đang nói cho Moses
trên núi, và Moses lắc đầu không tin.
Ngửa mặt hướng lên trời, Moses
nói, "Bây giờ để tôi nói thẳng, Thượng đế. Ngài đang bảo tôi rằng chúng
tôi là người được chọn, và do vậy ngài muốn chúng tôi cắt đầu mẩu của cái gì của
chúng tôi?"
Bây giờ, để Thượng đế hình dung
ra nó. Hiển nhiên, ngài không thể dùng từ bẩn thỉu được. Ngài đang ở trong cùng
khó khăn như Thiền. Ngài biết nó là cái gì nhưng ngài không thể nói được nó.
Rupesh, tiếng trống thứ nhất và
mọi người phát rồ.
(Tiếng trống)
(Nói lắp bắp)
Rupesh...
(Tiếng trống)
Mọi người trở nên im lặng.
Nhắm mắt lại, không chuyển động.
Chỉ đi vào trong.
Ngày càng sâu hơn.
Bạn không phải mất bất kì cái
gì.
Bạn chỉ có thể tìm thấy bản
thân bạn.
Đây là cách
đưa bạn tới số phận tối thượng
của bạn.
Đây là bước nhảy lượng tử
từ tâm trí sang vô trí.
Chỉ hiện hữu.
Rupesh...
(Tiếng trống)
Mọi người chết.
Chết hoàn toàn.
Thân thể tiếp tục thở - không hại
gì.
Bạn chỉ đi vào trong.
Nhiều nhất, bạn có thể không
quay lại.
Nhưng đừng ngần ngại
vì phía trước bạn là vĩnh hằng.
Chỉ một khoảnh khắc, cú nhảy từ
hữu tử
vào bất tử.
Rupesh...
(Tiếng trống)
Quay lại cuộc sống, được phục
sinh, mới.
Để quá khứ chết đi
Để cho bạn có thể không bị nặng
gánh, nhẹ,
và bạn có thể có cánh để bay.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
Chúng ta có thể mở hội cho những
người đã phục sinh chứ?
Vâng!
0 Đánh giá