Chương 18. Không mặc cảm

Chương 18. Không mặc cảm

Price:

Read more

Thiền sư lớn Đại Huệ - Tập 2 - Osho
Suy nghĩ về biến đổi từ trí thức sang chứng ngộ
Chương 18. Không mặc cảm
Osho kính yêu,
Suy tư 'không"
Tăng hỏi Triệu Châu: "Con chó có phật tính hay không?" Triệu Châu đáp: "Không." Một chữ không này chính là một cây dao cắt đứt cái tâm nghi sinh tử. Cái cán dao này chính người đương sự tự cầm trong tay, bảo người khác hạ thủ giùm chẳng được, phải chính mình hạ thủ mới được. Nếu xả được tính mạng thì mới có thể quyết liệt hạ thủ. Nếu chẳng xả được thì cứ ở chỗ NGHI chẳng vỡ mà tham cứu, bỗng nhiên một ngày nào đó dám chịu xả mạng thì ngay đó xong việc (kiến tánh). Khi ấy, mới tin rằng lúc tĩnh lặng tức là lúc náo động, lúc náo động tức là lúc tĩnh lặng, lúc nói tức là lúc nín, lúc nín tức là lúc nói, chẳng cần hỏi người, cũng tự nhiên chẳng bị bọn tà sư mê hoặc.
Trong hoạt động hàng ngày của ông hai mươi tư giờ một ngày, ông phải không nắm giữ sinh và tử và con đường của Phật là tồn tại, mà ông cũng phải không phủ nhận chúng là vô tồn tại. Chỉ suy tư về điều này: Tăng hỏi Triệu Châu: "Con chó có phật tính hay không?" Triệu Châu đáp: "Không."
Dường như có hiểu lầm về phần của Đại Huệ. Có lẽ nó là cái gì đó liên quan tới vô thức của ông ấy, vì ông ấy đã từng nói theo cách châm biếm chống lại Phật Gautam. Bây giờ con lắc đã chuyển sang cực đoan kia - vì câu trả lời của Triệu Châu không phải là "Không," mà là "Có."
Có thể là, khi bạn cố gắng một cách vô ý thức để gạt bỏ mặc cảm, bạn có thể đọc các thứ không có đó hay bạn có thể bỏ lỡ các thứ đang có đó. Tâm trí bạn không bao giờ đọc cái thực tại là hoàn cảnh; nó liên tục diễn giải tương ứng với định kiến của nó. Một điều là chắc chắn, rằng Đại Huệ đang cảm thấy mặc cảm về cư xử không đúng. Ông ấy đã từng bất kính với người đã không làm hại gì cho ông ấy.
Nhưng có lí do để bất kính: Đại Huệ là người trí thức, ông ấy là con người của tâm trí. Và những người bị giới hạn vào tâm trí nhất định bị xúc phạm bởi người như Phật Gautam, người luôn nhấn mạnh rằng tâm trí là sai và vô trí là đúng.
Mọi người trí thức nhất định kết án thái độ như vậy, chỉ để phòng thủ cho bản thân họ. Họ không biết gì về vô trí; họ chỉ biết tâm trí là gì. Nhưng họ đã đạt tới sự tôn kính, kính trọng, danh giá và sức mạnh qua tâm trí, và bất kì người nào nói rằng tâm trí không phải là sức mạnh mà lệ thuộc, rằng tâm trí không phải là danh giá mà là ngu xuẩn cực kì, rằng tâm trí không phải là tôn kính mà đơn giản là chỉ báo rằng bạn thuộc vào mức thấp nhất của con người... Sức mạnh thực thuộc vào con người của vô trí; do đó, người trí thức bao giờ cũng cảm thấy bị xúc phạm bởi nhà huyền bí.
Đại Huệ đã bắt đầu cuộc hành trình của mình như một người trí thức. Mặc dầu ông ấy là một phần của truyền thống do Bồ đề đạt ma tạo ra ở Trung Quốc nhân danh Phật Gautam, đâu đó trong vô thức của ông ấy vẫn có ý trả thù nổi lên lặp đi lặp lại trong các nhận xét châm biếm như, "lão mặt tái," "lão mọi." Gọi Phật Gautam là mọi rợ là vô nghĩa thế, và đến lúc ông ấy phải đã nhận ra điều ông ấy đã làm. Bây giờ ông ấy muốn đặt mọi sự về đúng, nhưng ông ấy vội vàng đặt các thứ đúng tới mức ông ấy bắt đầu đọc sai các thứ - với mọi ý định tốt. Nhớ điều này, bạn phải hiểu điều ông ấy đang nói:
Tăng hỏi Triệu Châu: "Con chó có phật tính hay không?"
Đó là một chiến lược cổ đại. Đấy không chỉ là Triệu Châu đã được hỏi; hàng nghìn thầy khác từ Phật Gautam đã được hỏi cùng câu hỏi này, và các đệ tử đã nhận được cùng câu trả lời. Câu trả lời bao giờ cũng là "Có," vì Phật Gautam đã trả lời "Có." Cùng câu hỏi này đã được hỏi cho ông ấy: "Con chó có phật tính hay không?" - vì ông ấy đã dạy rằng mọi sinh linh đều có phật tính. Điều rất tự nhiên là hỏi, "Mọi sinh linh sao...? Thầy ngụ ý chó và lừa và trâu nữa sao? Thầy có thực sự ngụ ý mọi sinh linh không?"
Nếu ông ấy nói mọi sinh linh, thế nữa điều đó sẽ là đáng nghi vấn. Về Adolf Hitler thì sao? Về Ronald Reagan thì sao? Nhưng ông ấy nói mọi sinh linh, và một cách tự nhiên thế các câu hỏi nảy sinh - nó không chỉ là về chó, nhưng đơn giản về các phân loại thấp hơn của con vật. Và làm sao Phật Gautam có thể nói, "Không"? Điều đó sẽ là mâu thuẫn với toàn thể thái độ cơ bản về sự sống, nó sẽ mâu thuẫn với sự tôn kính của ông ấy với sự sống.
Dù sự sống tồn tại dưới dạng con chó hay dưới dạng một Phật Gautam, điều đó không thành vấn đề. Nó là sự sống. Chỉ hình dạng thường xuyên thay đổi; sự sống bên trong, cái là tuyệt đối và vĩnh hằng, là đích xác như nhau như trong Phật Gautam. Cái "Có" của ông ấy hài hoà với sự tôn kính của ông ấy với cuộc sống. Với ông ấy, không có Thượng đế nào ngoài sự sống.
Cho nên khi bạn hỏi câu hỏi như vậy "Chó có phật tính hay không?", mà thậm chí không hỏi Phật Gautam tôi có thể trả lời nhân danh ông ấy: Có! Chó có phật tính. Đó là chính tinh tuý của triết lí của ông ấy. Và thầy này Triệu Châu là thầy chứng ngộ; ông ấy không thể nói "Không."
Nhưng dường như Đại Huệ không thể nói "Có," vì lần nữa điều đó sẽ nhắc nhở ông ấy, "Mình đang làm cùng điều lần nữa. Mình đã gọi ông ấy là 'mặt tái', mình đã gọi ông ấy là 'mọi', và bây giờ mình đang làm thậm chí còn tồi hơn. Mình đang gọi ông ấy tương đương với chó!"
Chính bởi vì việc thốt ra quá khứ của ông ấy mà ông ấy đọc "Không," thế vào chỗ "Có." Điều này phải là bài học lớn cho bạn: bạn có thể đọc mọi thứ mà không có đó. Chỉ bởi vì bạn muốn đọc chúng, bạn có thể đọc chúng. Bạn có thể liên tục bỏ lỡ nhiều thứ đang có đó nếu bạn không muốn thấy chúng. Tâm trí bạn không chỉ là chỗ chứa, không chỉ là phương tiện để nhận thông tin, nó cũng là kẻ kiểm duyệt liên tục.
Công trình khoa học về tâm trí gần như là không thể tin được; họ nói rằng nó không cho phép chín mươi tám phần trăm thông tin đi vào, mà giữ ở ngoài, và nó cho phép chỉ hai phần trăm khớp với nó. Chín mươi tám phần trăm... Nếu tâm trí không nghe thấy, hay nghe từ một tai và cho phép nó đi ra từ tai kia, thế thì đó là tâm trí đàn ông. Nếu đó là đàn bà, thế thì cô ấy nghe từ cả hai tai và cho phép nó đi ra từ mồm. Đó là khác biệt duy nhất - nhưng khác biệt đó có đó. Tâm trí giữ lại chỉ hai phần trăm, thứ khớp với mong đợi của nó, với ước định của nó, với định kiến của nó.
Và thực tại đó là trường hợp cho Đại Huệ. Ông ấy đọc "Không" - điều là không thể được! Tôi không thể nói "Không". Làm sao Phật Gautam có thể nói "Không" được? Và làm sao Thầy Triệu Châu có thể nói "Không"? Bất kì người nào biết sự sống và tiềm năng của mọi sinh linh về trưởng thành một ngày nào đó, lúc nào đó, ở đâu đó, chung cuộc vào trong bản thể chói sáng tối thượng, nhất định đều nói "Có." Cho nên tôi sẽ đọc là "Có" thay vì "Không."
"Chó có phật tính hay không?" Triệu Châu đáp: "Có." Một chữ "có" này chính là một cây dao cắt đứt cái tâm nghi sinh tử. Cái cán dao này chính người đương sự tự cầm trong tay, bảo người khác hạ thủ giùm chẳng được, phải chính mình hạ thủ mới được. Nếu xả được tính mạng thì mới có thể quyết liệt hạ thủ.
Nhiều điều được ngụ ý trong vài câu này. Một chữ "có" này chính là một cây dao cắt đứt cái tâm nghi sinh tử. Không biết, làm sao bạn có thể tin được rằng bạn đã hiện hữu trước khi bạn được sinh ra? Và làm sao bạn có thể tin được rằng bạn sẽ hiện hữu sau khi bạn đã chết? Nhưng nếu Phật Gautam nói, "Có. Chó có phật tính," điều đó nghĩa là Phật đang chấp nhận vĩnh hằng của sự sống, và rằng hình dạng liên tục thay đổi.
Tiến hoá không phải là cái gì đó được Charles Darwin phát hiện ra. Tiến hoá là khái niệm phương Đông được khám phá ra bởi các nhà huyền bí - và ở phương Đông họ đã thực sự đi sâu hơn. Charles Darwin chỉ ở bề ngoài; ông ấy tưởng rằng con người đã tiến hoá từ khỉ, và ông ấy bị chê cười khắp trên thế giới. Ý tưởng này có vẻ kì lạ... nhưng ý tưởng của nhà huyền bí không có vẻ kì lạ. Ông ấy không nói rằng con người đã tới từ khỉ; ông ấy nói rằng điều tinh tuý của tâm thức đã đi qua nhiều hình dạng, và nó đã đi qua hình dạng của khỉ nữa.
Theo tôi, không phải mọi người đều đã đi tới trở thành con người từ việc là khỉ; những người khác nhau đã du hành qua những tuyến tiến hoá khác nhau. Tất cả đều tới từ những con vật khác nhau, và đó là một trong những lí do tại sao họ không bình đẳng thế. Người tới từ khỉ nhất định mang nét nào đó, đặc trưng nào đó, của khỉ. Người khác tới từ ngựa sẽ có đặc trưng khác.
Có hàng triệu con vật trên thế giới, và mọi người đều đã di chuyển qua các hình dạng khác nhau. Đó không phải là đường cái quan, với toàn thể nhân loại tới từ cùng một nguồn. Nếu đó mà là hoàn cảnh, mọi người chắc đã bình đẳng. Ai đó là thiên tài, ai đó là ngốc bẩm sinh - chắc chắn họ tới từ các nguồn khác nhau.
Bản thân Phật Gautam nhớ các kiếp quá khứ của ông ấy: trong một kiếp, ông ấy nói, ông ấy đã là voi, và sau kiếp là voi, ông ấy đã được sinh ra là người. Và lí do tại sao voi được sinh ra như người... ông ấy kể một sự vụ hay:
Khu rừng trong đó voi sống đột nhiên bị bắt lửa. Lúc đó là đêm hè và gió mạnh đang thổi, và cả khu rừng bốc lửa. Con voi này, cũng như các con vật khác, bắt đầu nháo nhào chạy ra khỏi rừng. Vì lửa cháy khắp xung quanh, đã rất khó tìm được lối ra khỏi nó, đặc biệt cho con vật lớn như voi.
Chung cuộc ông ấy đi tới một cây lớn còn chưa bị bắt lửa, và chỉ để nghỉ ngơi chút xíu, ông ấy đứng dưới một cây và nhìn quanh để xem ông ấy phải đi theo hướng nào để thoát ra khỏi lửa. Khi ông ấy nhấc một chân lên để di chuyển, đột nhiên một con thỏ nhỏ chạy tới ngay bên dưới chân ông ấy, cứ tưởng đó là chỗ trú ẩn. Tất nhiên con thỏ không thể thấy được con voi này - con voi này quá lớn.
Trong bóng tối mọi con vật đang run rẩy và sợ hãi thế; thỏ đang run rẩy, sợ cho cuộc sống của nó, và voi sẽ giết thỏ nếu nó để chân xuống. Nếu ông ấy không để chân xuống để di chuyển - và lửa đang lan tới gần hơn! Nhưng con voi chung cuộc quyết định hi sinh cuộc sống riêng của nó, và không giết con thỏ. Chỉ bởi vì quyết định này, tâm thức lấy cú nhảy từ dạng voi sang dạng người.
Mọi người tới từ các nguồn khác nhau với các lí do khác nhau. Lí thuyết hoá thân về căn bản là cách tiếp cận khoa học tới tiến hoá hơn là lí thuyết của Charles Darwin. Điều được biết rõ là những con vật khác nhau có các tính cách khác nhau. Nếu bạn đọc chuyện ngụ ngôn của Aesop hay chuyện Panchtantra cổ đại, là cuốn sách cổ nhất về ngụ ngôn - và các nhà khoa học nghĩ rằng chuyện ngụ ngôn của Aesop tất cả đều được lấy ra từ Panchtantra. Thực ra, về mặt lịch sử, không bao giờ có bất kì người nào với cái tên Aesop; đây là những câu chuyện của Panchtantra được Phật Gautam kể, người cũng được gọi là Bodhisattva (Bồ tát).
Khi từ 'bodhisattva' di chuyển từ Ấn Độ - Alexander đã là người đầu tiên đem cái tên của Phật sang phương Tây - nó trở thành 'bodhisat'. Đó bao giờ cũng là vấn đề: bất kì khi nào một từ chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, và thế rồi sang ngôn ngữ khác nữa, nó liên tục thay đổi hình dạng. Chính Bodhisat trở thành Aesop, nhưng nó đã trải qua ít nhất năm hay sáu ngôn ngữ trước khi nó biến thành Aesop.
Mọi câu chuyện được đích thân Phật kể lại. Mọi câu chuyện đều là về con vật - con vật biết nói - và từng câu chuyện đều có ý nghĩa mênh mông. Nếu bạn nhìn vào thế giới con vật, chẳng hạn, voi có trí nhớ mạnh hơn nhiều so với bất kì con người nào. Nó không bao giờ quên; quên bất kì cái gì là không có trong bản tính của nó. Voi sẽ nhận ra người chủ của nó thậm chí sau ba mươi năm.
Chuyện xảy ra... anh họ của Phật Gautam, Devadatta, rất ghen tị với Phật Gautam và chứng ngộ của ông ấy, và cả nghìn đệ tử của ông ấy. Bản thân ông ta là người rất trí tuệ, và ông ta đã trở thành đệ tử của Phật Gautam với hi vọng rằng Phật Gautam sẽ chọn ông ta làm người kế tục. Thứ nhất, ông ta là anh họ của Phật Gautam, rất gần gũi; thứ hai, ông ta thông minh như bạn có thể hi vọng một người là vậy - rất uyên bác, rất học thức.
Thời gian trôi qua và Phật bắt đầu trở nên già lão. Chung cuộc một đêm Devadatta bảo ông ấy, "Đến lúc thầy phải tuyên bố tên của người kế tục thầy vì thầy đang già đi. Không có người kế tục các đệ tử của thầy sẽ chia nhỏ ra thành các nhóm nhỏ sau cái chết của thầy."
Phật nói, "Ông có nghĩ người nào trong đầu không?"
Devadatta lâm vào khó khăn lớn. Ông ta không nghĩ rằng đây sẽ là hoàn cảnh, nhưng ông ta rất tham vọng, cho nên chung cuộc - mặc dầu ông ta cảm thấy ngượng ngùng - ông ta nói, "Có, tôi đề cử bản thân tôi. Tôi thuộc vào cùng gia đình; máu chúng ta là như nhau và tôi đã hiểu thấu mọi thứ mà thầy đã nói. Tôi có thể đại diện hoàn hảo cho thầy, và tôi nghĩ không ai khác có thể là đối thủ cạnh tranh với tôi."
Phật nói, "Chính ý tưởng này là bản ngã. Ta chỉ có thể chọn ai đó không bao giờ nghĩ tới việc được chọn, người hồn nhiên tới mức người đó thậm chí không thể nghĩ về điều đó. Chắc chắn ông không thể là người kế tục của ta, cho nên quên mọi thứ về nó đi."
Nhưng Devadatta không thể chấp nhận được tình huống này, điều với ông ta có vẻ giống như việc mất mặt. Ông ta nổi dậy chống lại Phật, mang đi năm trăm đệ tử theo ông ta - nhưng điều đó đã không làm ra mấy khác biệt. Phật có hàng nghìn đệ tử, và nếu năm trăm người đã đi với Devadatta, điều đó đã không tạo ra cho dù một vết nứt trong tâm xã lớn mà Phật Gautam đã tạo ra.
Năm trăm người này là những người cũng có tham vọng, người muốn địa vị, người muốn được tuyên bố là chứng ngộ - mặc dầu họ đã không chứng ngộ - và người ghen tị với những người đã được tuyên bố là chứng ngộ. Đây là những người đã vào tâm xã lớn của Phật Gautam với tham vọng bản ngã nào đó - họ ra đi.
Nhưng Devadatta không ngồi im; ông ta đã không ra đi chỉ để lui về Himalayas. Ông ta bắt đầu âm mưu chống lại Phật Gautam. Ông ta đã làm nhiều nỗ lực để giết Phật. Và đó là điều tôi muốn kể cho bạn. Ông ta đã bắt một con voi điên, không biết rằng con voi đó đã là bạn của Phật Gautam khi ông ấy còn là đứa trẻ. Nó đã thuộc vào cung điện hoàng gia của Phật Gautam, và nó đã đau buồn khi Phật Gautam rời bỏ cung điện tới mức nó đơn giản thoát vào rừng và bắt đầu cư xử theo cách điên khùng - cú choáng là quá lớn. Nó đã yêu ông ấy như đứa trẻ, và họ đã thực sự là những người bạn lớn. Họ bao giờ cũng đi cùng nhau; trong khu vườn lớn gần sông họ bao giờ cũng được thấy cùng nhau.
Đã gần bốn mươi năm sau đó Devadatta tìm thấy con voi điên này trong rừng. Ông ta xoay xở bắt giữ nó, và ông ta nghĩ rằng đây sẽ là cơ hội lớn; ông ta sẽ đem nó tới chỗ Phật Gautam thiền dưới cây và thả nó ở đó, vì con voi đó đã giết nhiều người rồi... Ông ta không nhận biết rằng con voi đó đã phát điên vì Phật Gautam đã rời bỏ nó từ bốn mươi năm trước.
Thế là con voi lao thẳng vào Phật Gautam, và nó chắc đã giết chết ông ấy. Nhưng khi nó nhận ra Phật, mọi chứng điên của nó biến mất. Nó cúi mình, chạm chân Phật bằng đầu, và quì xuống, để đầu của nó vào lòng Phật. Bốn mươi năm tách rời...! Phật mở mắt và ông ấy không thể nào tin được rằng người bạn cũ, già của mình... ông ấy đã quên mất! Và Devadatta không thể tin được vào điều đó. Ông ta tưởng đó là phép màu. Ông ta trở nên sợ tới mức sau đó ông ta thôi làm bất kì nỗ lực nào để giết Phật Gautam. Nhưng ông ta không có ý tưởng nào về cái gì thực sự đã xảy ra. Nó không phải là phép màu; nó đơn giản là kí ức của voi.
Một người bắt nguồn từ thân thể voi vào thân thể người sẽ có trí nhớ vô cùng. Theo cùng cách này, mọi con vật đều có tài năng đặc biệt riêng của chúng. Tôi nói điều này lần đầu tiên - rằng mọi con người đều đã bắt nguồn từ một con vật khác nhau. Ý tưởng của Charles Darwin rằng mọi người đều bắt nguồn từ khỉ là sai. Nếu mà nó là vậy, thế thì mọi người sẽ biểu lộ cùng đặc trưng - mà không phải vậy.
Chó có thể được sinh ra như người, hay có thể trải qua vài dạng sống khác - có thể trở thành sư tử, có thể trở thành hươu và thế rồi tới con người. Nhưng nếu người đó bắt nguồn từ sư tử, thế thì người đó sẽ có dũng cảm vô cùng; thế thì người đó sẽ có dũng cảm để là người nổi dậy. Nếu người đó bắt nguồn từ cừu, người đó sẽ trở thành người Ki tô giáo - đặc biệt là người Cơ đốc giáo - vì cừu không thể làm được bất kì cái gì khác. Bạn không thể nói được rằng Jesus Christ là sai khi ông ấy nói, "Ta là người chăn chiên và các ông là con chiên của ta" - ông ấy phải đã nhận ra rằng mọi anh chàng này đều đã bắt nguồn từ cừu.
Ý tưởng của Charles Darwin là đúng, nhưng không đúng về chi tiết; trong chi tiết ông ấy đã không có khả năng làm rõ nó ra. Tôi đồng ý với ông ấy về điểm bản chất này rằng con người đã tiến hoá từ con vật, nhưng tôi không đồng ý với ông ấy rằng mọi con người đã tiến hoá từ cùng con vật - khỉ, tinh tinh, đười ươi. Con người đã bắt nguồn từ mọi chiều hướng khác nhau. Nó là việc tụ tập của mọi loại con vật, và nếu bạn quan sát mọi người bạn có thể thấy từng người bắt nguồn từ đâu. Chỉ chút ít tính quan sát được cần tới, tỉnh táo, và bạn có thể cảm thấy rằng người này dường có quan hệ với loài nào đó.
Đại Huệ nói, Một chữ "có" này chính là một cây dao cắt đứt cái tâm nghi sinh tử.
Bây giờ bạn có thể thấy: "Không" không thể làm được điều đó, chỉ "Có" mới có thể làm nó. Nếu Triệu Châu đã nói, "Không. Chó là chó và phật là phật và không có cầu giữa họ" - thế thì chó chết đi như chó, thế thì không có tiến hoá cho chó. Thế thì voi chết đi như voi, và không có tiến hoá nào cho voi. Điều này dường như quá nhiều. Nếu ý thức hệ độc quyền của con người rằng duy nhất con người mới có năng lực để tiến hoá và không ai khác...
Tôi đã nghe... Ở đâu đó tại Thuỵ Điển trong một ga tầu hoả có một bức tượng chó. Nó không quá một trăm tuổi. Chủ của con chó thường tới ga đó mọi ngày để đón tầu sang thành phố gần đó. Con chó sẽ tới cùng ông ấy và sẽ liên tục nhìn cho tới khi tầu hoả đi xa bên ngoài đường chân trời. Khi tầu đi rồi nó sẽ trở về nhà, nhưng nó bao giờ cũng có mặt đích xác vào lúc người chủ thường quay về lúc chiều tối.
Một hôm người chủ không bao giờ quay về nữa. Ông ấy lên cơn đau tim và chết. Con chó vẫn đợi - thông tin đưa về, nhưng làm sao giải thích cho con chó được? Con chó đi tìm người chủ trong mọi khoang tầu. Mọi người nhân viên đường sắt đều thực sự cảm thấy buồn cho con chó. Tất cả họ đều biết con chó trong nhiều năm. Nó đã là lệ thường hàng ngày, mà nó không bao giờ bỏ lỡ: nó bao giờ cũng tới đúng giờ, và nếu tầu hoả về trễ nó sẽ ngồi đích xác chỗ khoang của ông ấy thường dừng lại.
Họ đã thử đuổi nó đi, nhưng nó sẽ quay lại, lặp đi lặp lại và ngồi đó. Tầu này qua, tầu khác tới... và nó sẽ tìm trong mọi khoang với nước mắt rơi từ mắt nó. Bẩy ngày liên tục... con chó đã tìm mọi tầu, mọi khoang, và nước mắt đã liên tục chảy ra từ mắt nó và nó từ chối ăn. Toàn thể nhân viên nhà ga lo âu vô cùng; họ không thể tin được rằng một con chó có thể có nhiều tình yêu thế. Ngay cả con người cũng không biểu lộ nhiều tình yêu thế.
Con chó chết đi khi đang ngồi ở cùng chỗ nơi nó thường gặp chủ nó mọi ngày trong nhiều năm. Nhân viên nhà ga quyên góp tiền và ở đó họ dựng lên bức tượng con chó, và toàn thể câu chuyện này được viết lại trên bệ đá hoa giữ tượng con chó. Nó không chỉ là về một con chó... có nhiều con chó đã chứng tỏ yêu thương, tin cậy mênh mông, những con chó thậm chí đã hi sinh mạng chúng vì chủ của chúng.
Chấm dứt cổng tiến hoá cho mọi sinh linh khác và giữ cổng mở chỉ cho con người đơn giản là xấu. Khác biệt gì giữa con người và các con vật khác, ngoại trừ thân thể? Hình dạng của thân thể bạn là khác, nhưng tâm thức vô hình dạng bên trong bạn là một.
Nếu Triệu đã nói "Không," thế thì mọi phát biểu sau nó sẽ không đúng. Chúng có thể đúng chỉ với sửa chữa của tôi, với "Có." Thế thì một từ này trở thành một cây dao cắt đứt cái tâm nghi sinh tử. Cái cán dao này chính người đương sự tự cầm trong tay, bảo người khác hạ thủ giùm chẳng được, phải chính mình hạ thủ mới được. Nếu xả được tính mạng thì mới có thể quyết liệt hạ thủ...
Nếu bạn sẵn sàng thậm chí bỏ cuộc sống của bạn, bạn sẽ vươn lên đỉnh tối thượng của tâm thức. Đó là lí do tại sao con đường này được gọi là lưỡi dao, vì nó mạo hiểm. Người ta phải mạo hiểm mọi thứ để tìm ra điều huy hoàng tối thượng. Nó không thể được tìm ra mà không mạo hiểm mọi thứ vì nó; bạn không thể giữ cái gì đó lại. Không giữ lại bất kì cái gì - nếu bạn sẵn sàng bỏ cuộc sống của bạn, bạn có thể tìm thấy nó chính khoảnh khắc này.
Nếu chẳng xả được thì cứ ở chỗ NGHI chẳng vỡ
Ông ấy lại đang gợi ý một cách thiền hay. Nếu bạn không thể bỏ được cuộc sống của bạn vì hoài nghi của bạn, vì - ai biết được? Nếu bạn bỏ cuộc sống của bạn và không cái gì xảy ra, không chứng ngộ, thế thì bạn thậm chí không thể phàn nàn được! Bạn thậm chí không thể đi tới cảnh sát và báo cáo rằng, "Những người này lừa dối. Họ nói, 'Bỏ cuộc sống của ông!' - Tôi đã bỏ cuộc sống của tôi và không chứng ngộ, không cái gì."
Một khi cuộc sống của bạn mất đi, nó mất rồi; bạn không thể phàn nàn được. Mạo hiểm là toàn bộ. Bạn không thể giữ lại một chút ít, để cho nếu nó không xảy ra ít nhất bạn cũng có thể thông báo cho người khác, "Đừng tin vào điều như thế. Tôi đã bỏ gần hết chín mươi chín phần trăm cuộc sống của tôi. Chỉ một phần trăm tôi đang giữ lại để thông báo cho người khác, như lời cảnh báo." Nhưng đó không phải là cách thức nó làm việc: hoặc bạn mạo hiểm một trăm phần trăm, hoặc bạn không mạo hiểm chút nào.
Nhưng nếu bạn hoài nghi, thế thì có cách khác. Không cần cảm thấy vô vọng. Nếu chẳng xả được thì cứ ở chỗ NGHI chẳng vỡ.
Cứ vẫn còn tỉnh táo với hoài nghi của bạn. Nó không thể vẫn còn mãi mãi trên màn ảnh của tâm trí bạn. Đó là cái hay của mọi cách thiền: chung cuộc chúng có thể được thu lại tính quan sát. Từ bất kì hướng nào bạn có thể đi tới tính quan sát. Chỉ quan sát hoài nghi, và liên tục nhìn vào nó. Nó sẽ không còn đó mãi mãi. Cho dù nó còn lại chỉ vài giây, điều đó sẽ là thành tựu lớn. Nó sẽ sớm tản mác trong khói, để lại không gian im lặng đằng sau nó.
Bỗng nhiên một ngày nào đó dám chịu xả mạng.. vì hoài nghi biến mất không có nỗ lực nào về phần bạn. Nếu bạn kìm nén hoài nghi nó sẽ còn lại. Không kìm nén, chỉ quan sát - và nó sẽ biến mất trong thinh không, và bạn sẽ sẵn sàng đột nhiên bỏ cuộc sống của bạn.
thì ngay đó xong việc (kiến tánh). Khi ấy, mới tin rằng lúc tĩnh lặng tức là lúc náo động, lúc náo động tức là lúc tĩnh lặng, lúc nói tức là lúc nín, lúc nín tức là lúc nói.
Một khi bạn sẵn sàng bỏ ngay cả cuộc sống của bạn, điều là sự khao khát sâu sắc nhất của chúng ta... Chúng ta có thể bỏ tiền, chúng ta có thể bỏ gia đình, chúng ta có thể bỏ mọi thứ - nhưng khi đi tới việc bỏ cuộc sống, đó là điều cuối cùng chúng ta muốn cứu.
Vấn đề không phải là bạn thực tế phải tự tử... chỉ sự sẵn lòng của bạn... và phép màu xảy ra. Không phải là bạn phải thực sự bỏ nó - chỉ là sự sẵn lòng của bạn, "Mình sẵn sàng bỏ nó." Nhưng đừng cố lừa dối, vì điều đó có nghĩa là sâu bên dưới bạn biết bạn sẽ không bỏ nó: bạn chỉ nói về nó vì nó không thực sự được cần tới mức bạn bỏ nó. Bạn không thể lừa dối trên điểm đó.
Nếu bạn sẵn lòng bỏ nó, thế thì đột nhiên mọi nhị nguyên trong cuộc sống sẽ biến mất; thế thì im lặng và tiếng ồn cả hai sẽ có vẻ đích xác như nhau: im lặng không có hấp dẫn nào với bạn, mà tiếng ồn cũng không gây bất kì rối loạn nào. Thế thì sống và chết là như nhau với bạn: sống không làm cho bạn níu bám lấy nó, chết không làm cho bạn chạy xa khỏi nó.
chẳng cần hỏi người, cũng tự nhiên chẳng bị bọn tà sư mê hoặc.
Trong hoạt động hàng ngày của ông hai mươi tư giờ một ngày, ông phải không nắm giữ sinh và tử và con đường của Phật là tồn tại, mà ông cũng phải không phủ nhận chúng là vô tồn tại
Điều ông ấy đang nói là mọi phân loại này của tồn tại hay vô tồn tại, sống và chết, khổ và sướng, mọi phân loại này thuộc về tâm trí. Người sẵn sàng bỏ sự sống tự nhiên sẵn sàng bỏ tâm trí, vì tâm trí chỉ là một phần nhỏ của sự sống của bạn. Nó không phải là tất cả của sự sống.
Một khi bạn sẵn sàng lấy cú nhảy, cú nhảy không còn được cần nữa. Chỉ tính sẵn sàng của bạn là được cần... nhưng tính sẵn sàng của bạn phải là toàn bộ, và trong tính sẵn sàng đó bạn có thể sống cuộc sống bình thường của bạn làm bất kì cái gì bạn bao giờ cũng đang làm. Việc làm của bạn và việc không làm của bạn sẽ không đối lập thêm nữa; việc nói của bạn và việc im lặng của bạn sẽ không đối lập; thế giới và từ bỏ sẽ không đối lập. Dù bạn ở bất kì chỗ nào, dù bạn làm bất kì cái gì, bạn sẽ làm nó mà không có bất kì rối loạn nào và không có bất kì níu bám nào - tuyệt đối được cân bằng.
Từ mà Phật dùng cho kinh nghiệm này là sammasati - 'chính niệm'. Bạn chỉ tràn đầy việc nhớ lại bản thể vĩnh hằng của riêng bạn. Khoảnh khắc bạn đã từ bỏ nhị nguyên, bạn đã đi vào con đường của vĩnh hằng, bạn đã trở thành bất tử.
Chỉ suy tư về điều này: Tăng hỏi Triệu Châu: "Con chó có phật tính hay không?" Triệu Châu đáp: "Có."
Tại sao suy tư về điều này? Nếu con chó có phật tính, hiển nhiên bạn cũng có nó; và nếu con chó một ngày nào đó sẽ trở thành phật, thế thì điểm đến của bạn không xa xôi gì. Có nhiều ngụ ý trong nó: nếu chó có phật tính, thế thì bạn có nó, thế thì kẻ thù của bạn có nó, thế thì mọi sinh linh có nó - cho nên không có vấn đề cao siêu hay thấp kém.
Đó chỉ là vấn đề về khi nào người ta quyết định thức dậy. Điều đó tuỳ vào bạn liệu bạn muốn có giấc ngủ thêm chút ít hay không - thế thì trở mình và kéo chăn lên. Nhưng ngay cả trong khi bạn ngủ trong chăn, đang tận hưởng buổi sáng đẹp, bạn là phật. Điều đó tuỳ ở bạn.
Phật đã quyết định ngồi dưới cây; bạn đã quyết định nằm trên giường - nhưng không có khác biệt bản chất. Nêu Phật có thể trở nên chứng ngộ dưới cây, bạn có thể trở nên chứng ngộ dưới chăn. Điều đó sẽ thực sự là tốt hơn, vì bạn sẽ mở ra khả năng mới cho nhân loại tương lai; bằng không mọi người sẽ nghĩ rằng bạn bao giờ cũng phải ngồi dưới cây. Và đặc biệt trong mùa đông lạnh lẽo, và trong mùa mưa, và trong mọi loại rắc rối họ sẽ liên tục trì hoãn phật tính.
Tôi nói với bạn rằng không có vấn đề gì: bạn có thể ấm hoàn hảo dưới chăn và trở thành phật ở đó. Không có vấn đề gì, vì trở thành phật không liên quan với ngồi dưới cây, nó không phải là điều kiện tiên quyết; bạn cũng không phải ngồi theo tư thế hoa sen - phật tính phải làm gì với tư thế hoa sen? Và nếu tư thế hoa sen là bản chất, thế thì chó không thể trở thành... không thể được! Làm sao chó có thể xoay xở để ngồi trong tư thế hoa sen được?
Tất nhiên điều đó là có thể dưới chăn, và tôi nghĩ phần lớn các bạn sẽ ưa thích điều đó dưới chăn. Chỉ trùng hợp tình cờ mà Phật Gautam đáng thương đã ngồi dưới cây. Ông ấy không có ý tưởng rằng cùng điều đó có thể xảy ra dưới chăn. Thực ra cùng câu hỏi đã được vợ ông ấy hỏi ông ấy...
Sau mười hai năm, khi ông ấy quay về cung điện, ông ấy biết rằng bố ông ấy sẽ rất giận. Ông ấy là con trai duy nhất, được sinh ra khi vua cha đã rất già, và mọi hi vọng của bố ông ấy đã tuỳ thuộc vào ông ấy. Ông già này chỉ đang đợi ông ấy sẵn sàng nhận trách nhiệm về toàn thể vương quốc - ông bố đã mệt mỏi và ông bố muốn nghỉ hưu - và chỉ ngay trước đó Phật Gautam đã trốn mất khỏi cung điện.
Chỉ một ngày trước khi Phật Gautam bỏ đi, đứa con đã được vợ ông ấy sinh ra. Đó là câu chuyện con người thế, hay thế: trước khi rời khỏi cung điện, ông ấy chỉ muốn ít nhất một lần nhìn mặt đứa bé, con ông ấy, biểu tượng của tình yêu của ông ấy với vợ ông ấy. Cho nên ông ấy đi vào phòng của vợ. Cô ấy đang ngủ, và đứa con được đắp dưới chăn. Ông ấy muốn bỏ chăn ra và xem mặt con, vì có lẽ ông ấy sẽ không bao giờ quay lại nữa.
Ông ấy đã đi trên cuộc hành hương không biết. Không gì có thể được biết về điều sẽ xảy ra cho đời ông ấy. Ông ấy đang mạo hiểm mọi thứ, vương quốc, vợ, con, trong việc tìm chứng ngộ - cái gì đó ông ấy chỉ nghe nói như một khả năng, điều đã xảy ra trước đây cho vài người đã đi tìm nó.
Ông ấy đã đầy hoài nghi như bất kì người nào trong các bạn, nhưng khoảnh khắc của quyết định đã tới.... Chính ngày đó ông ấy đã thấy sự chết, ông ấy đã thấy tuổi già, ông ấy đã thấy ốm bệnh và ông ấy cũng đã thấy một sannyasin lần đầu tiên. Nó đã trở thành câu hỏi tối thượng trong ông ấy: "Nếu có chết, thế thì chỉ phí thời gian ở cung điện là nguy hiểm. Trước khi chết tới ta phải tìm ra cái gì đó ở bên ngoài chết."
Ông ấy đã quyết định ra đi. Nhưng tâm trí con người, bản tính con người... Ông ấy chỉ muốn nhìn mặt - ông ấy thậm chí đã không thấy mặt con riêng của mình. Nhưng ông ấy sợ rằng nếu ông ấy bỏ chăn ra, nếu Yashodhara, vợ ông ấy, thức dậy - có mọi khả năng cô ấy sẽ thức dậy - cô ấy sẽ hỏi, "Anh làm gì giữa đêm trong phòng em? - và anh dường như sẵn sàng đi đâu đó."
Xe đã đứng bên ngoài cổng, mọi thứ đã sẵn sàng; ông ấy sắp ra đi, và ông ấy phải nói với người đánh xe, "Đợi một phút. Để ta nhìn mặt đứa con. Ta có thể không bao giờ quay lại nữa."
Nhưng ông ấy không thể nhìn được vì sợ rằng nếu Yashodhara thức dậy, bắt đầu kêu, khóc, "Anh đi đâu? Anh làm gì? Từ bỏ này là gì? Chứng ngộ này là gì?" Người ta không bao giờ biết được về đàn bà - cô ấy có thể đánh thức cả cung điện! Ông bố già sẽ tới, và toàn thể sự việc sẽ bị hỏng. Thế là ông ấy đơn giản trốn đi...
Sau mười hai năm, khi ông ấy đã chứng ngộ, điều đầu tiên ông ấy làm là quay về cung điện để xin lỗi bố ông ấy, vợ ông ấy, con trai ông ấy, người bây giờ phải mười hai tuổi. Ông ấy nhận biết rằng họ chắc sẽ giận. Người bố rất giận - ông ấy là người đầu tiên gặp Phật, và trong nửa giờ ông ấy liên tục mắng mỏ Phật. Nhưng thế rồi đột nhiên ông ấy trở nên nhận biết rằng ông ấy nói bao nhiêu thứ và con ông ấy chỉ đứng đó trơ ra như tượng đá, dường như không cái gì ảnh hưởng tới ông ấy.
Người bố nhìn vào ông ấy, và Phật Gautam nói, "Đó là điều tôi muốn. Xin lau khô nước mắt. Nhìn vào tôi đây: tôi không phải là cùng cậu con trai đã bỏ cung điện. Con của ông đã chết từ lâu trước đây. Tôi trông tương tự như con ông, nhưng toàn thể tâm thức tôi là khác. Ông cứ nhìn xem."
Người bố nói, "Ta thấy điều đó. Trong nửa giờ ta đã mắng mỏ con, và điều đó là đủ bằng chứng rằng con đã thay đổi. Bằng không ta biết con có tính khí thế nào: con không thể đứng im lặng thế. Cái gì đã xảy ra cho con?"
Phật nói, "Con sẽ kể cho bố. Để con trước hết gặp vợ con và con con. Họ phải chờ đợi - họ phải đã nghe nói rằng con đã tới."
Và điều đầu tiên vợ ông ấy nói với ông ấy là, "Em có thể thấy rằng anh được biến đổi. Mười hai năm đã là đau khổ lớn, nhưng không phải bởi vì anh đã đi; em khổ vì anh đã không nói với em. Nếu như anh đã đơn giản nói cho em rằng anh đi tìm kiếm chân lí, anh nghĩ em sẽ ngăn cản anh sao? Anh đã xúc phạm em rất nặng nề. Đây là vết thương mà em đã mang trong mười hai năm.
Đó không phải là anh đã đi vào việc tìm chân lí - đó là cái gì đó để hân hoan; không phải là anh đã đi để trở nên được chứng ngộ - em chắc sẽ không ngăn cản anh. Em cũng thuộc vào đẳng cấp chiến binh. Anh nghĩ em yếu đuối tới mức em chắc đã kêu khóc và la hét và dừng anh lại sao?
"Toàn bộ mười hai năm này đau khổ duy nhất của em là ở chỗ anh đã không tin cậy em. Em chắc đã cho phép anh, em chắc đã cho anh việc tiễn đưa, em chắc đã tới gần xe ngựa. Đầu tiên em muốn hỏi câu hỏi duy nhất mà đã từng ở trong tâm trí em trong cả mười hai năm này, là việc bất kì cái gì anh đã đạt tới... và dường như chắc chắn anh đã đạt tới cái gì đó.
"Anh không còn là cùng người đã bỏ cung điện này ra đi; anh rạng ngời ánh sáng khác, sự hiện diện của anh là mới mẻ và tươi tắn toàn bộ, mắt anh thuần khiết và trong trẻo như bầu trời không mây. Anh đã trở nên đẹp thế... anh bao giờ cũng đẹp, nhưng cái đẹp này dường như không của thế giới này. Ân huệ nào đó từ cõi bên kia đã giáng lên anh. Câu hỏi của em là ở chỗ bất kì cái gì anh đã đạt được, chẳng lẽ không thể đạt được nó ở đây trong cung điện này sao? Cung điện có thể ngăn cản được chân lí không?"
Đó là câu hỏi cực kì thông minh, và Phật Gautam phải đồng ý: "Anh có thể đã đạt tới nó ở đây nhưng anh đã không có ý tưởng nào vào khoảnh khắc đó. Bây giờ anh có thể nói rằng anh có thể đã đạt tới nó ở đây trong cung điện này; không có nhu cầu đi lên núi, không có nhu cầu đi bất kì đâu. Anh phải đi vào bên trong, và điều đó có thể xảy ra ở bất kì chỗ nào. Cung điện này là tốt như bất kì chỗ nào khác, nhưng bây giờ anh có thể nói rằng vào khoảnh khắc đó anh đã không có ý tưởng nào.
"Cho nên em phải tha thứ cho anh, vì đó không phải là anh đã không tin cậy vào em hay dũng cảm của em. Thực ra, anh đã hoài nghi về bản thân anh: nếu như anh đã thấy em thức dậy và nếu như anh đã thấy con, anh có thể đã bắt đầu tự hỏi, 'Mình đang làm gì thế này, bỏ lại vợ đẹp, có tình yêu toàn bộ, có sùng kính toàn bộ dành cho mình. Và bỏ lại đứa con một tuổi... nếu mình định bỏ nó thế thì tại sao mình đã cho sinh ra nó? Mình đang trốn khỏi trách nhiệm của mình.'
"Nếu bố già của anh đã thức dậy, điều đó chắc đã trở thành không thể được cho anh. Không phải là anh không tin cậy vào em; nó thực sự là việc anh đã không tin cậy vào bản thân anh. Anh biết rằng đã có lưỡng lự; anh đã không toàn bộ trong từ bỏ. Một phần của anh nói, 'Mình đang làm gì?' - và một phần của anh nói, 'Đây là lúc làm điều đó. Nếu mình không làm nó bây giờ sự việc sẽ trở thành ngày càng khó khăn hơn. Bố mình đang chuẩn bị vương miện cho mình. Một khi mình đội vương miện làm vua, nó sẽ còn khó nữa.'"
Yashodhara nói với ông ấy, "Đây là câu hỏi duy nhất mà em muốn hỏi, và em hạnh phúc mênh mông rằng anh đã tuyệt đối thực trong việc nói rằng nó có thể được đạt tới ở đây, nó có thể được đạt tới ở bất kì chỗ nào. Bây giờ con anh, nó đang đứng kia, cậu bé mười hai tuổi, đã liên tục hỏi về anh, và em đã từng bảo nó, 'Cứ đợi đi. Bố sẽ quay về; bố không thể nhẫn tâm thế, bố không thể tàn nhẫn thế, bố không thể vô nhân thế. Một ngày nào đó bố sẽ tới. Có lẽ bố đã đi để nhận ra bất kì cái gì đang lấy thời gian; một khi bố đã nhận ra nó, điều đầu tiên bố sẽ làm là quay về.'
"Cho nên con anh ở đây, và em muốn anh nói với em anh để lại cho con anh đồ kế thừa gì? Anh có cái gì để cho nó? Anh đã cho nó cuộc sống - bây giờ cái gì khác?"
Phật không có gì ngoài bình bát xin ăn, cho nên ông ấy gọi con trai vào, tên cậu ta là Rahul. Tôi sẽ nói cho bạn tại sao tên cậu ta là Rahul; nó đã là cái tên mà Phật Gautam đã cho cậu ta...
Ông ấy gọi Rahul tới gần mình và đưa cho cậu bé chiếc bình bát xin ăn. Ông ấy nói, "Bố không có bất kì cái gì. Đây là vật sở hữu duy nhất của bố; từ giờ trở đi bố sẽ phải dùng tay làm bình bát xin ăn để nhận thức ăn, để xin thức ăn. Bằng việc cho con bình bát xin ăn này, bố khai tâm cho con vào tính chất sannyas. Đó là kho báu duy nhất mà bố đã tìm thấy, và bố muốn con tìm thấy nó nữa."
Ông ấy nói với Yashodhara, "Em phải sẵn sàng trở thành một phần của tâm xã các sannyasins của anh," và ông ấy đã khai tâm cho vợ mình. Ông bố già đã tới và quan sát toàn thể cảnh tượng. Ông ấy nói với Phật Gautam, "Thế thì sao con bỏ bố ra? Con không muốn chia sẻ điều con đã tìm thấy cho người bố già của con sao? Cái chết của bố là rất gần... khai tâm cho cả bố nữa đi."
Phật nói, "Thực ra ta đã tới để đem tất cả mọi người đi cùng ta, vì điều ta đã tìm thấy là vương quốc lớn hơn nhiều lắm - một vương quốc sẽ kéo dãi mãi mãi, cái không thể bị chinh phục. Ta đã tới đây để cho mọi người có thể cảm thấy sự hiện diện của ta, để cho mọi người có thể cảm thấy việc nhận ra của ta, và ta có thể thuyết phục mọi người trở thành bạn lữ hành của ta." Thế là ông ấy khai tâm cho cả ba người.
Ông ấy đã cho con trai mình cái tên Rahul vì trong huyền thoại Ấn Độ khi có nguyệt thực... Huyền thoại Ấn Độ nói rằng có hai kẻ thù của trăng. Trong huyền thoại, trăng là người, một thần, và ông ấy có hai kẻ thù: một người là Rahu người kia là Ketu. Khi nguyệt thực xảy ra, điều đó xảy ra là vì Rahu và Ketu bắt giữ trăng. Họ cố gắng giết trăng, nhưng mỗi lần trăng đều thoát khỏi nắm giữ của họ.
Phật Gautam đã lấy cái tên Rahul đặt cho con trai mình vì ông ấy nghĩ, "Bây giờ đứa con trai này của mình sẽ là cản trở lớn nhất, nó sẽ là kẻ thù lớn nhất của mình. Nó sẽ ngăn cản mình không đi lên Himalayas. Tình yêu với nó, gắn bó với nó, sẽ là xiềng xích của mình." Đó là lí do tại sao ông ấy đã cho cậu bé cái tên Rahul.
Tất cả họ đều chuyển vào trong rừng bên ngoài thành phố, nơi mọi sannyasin của ông ấy ở. Trong buổi giảng đầu tiên cho các sannyasins tối hôm đó ông ấy đã bảo họ, "Vợ ta Yashodhara đã hỏi ta một câu hỏi có tầm quan trọng mênh mông. Cô ấy đã hỏi ta, 'Chẳng lẽ không thể trở nên chứng ngộ trong cung điện như một vua được sao?' Và ta đã nói cho cô ấy chân lí: 'Không có vấn đề về bất kì chỗ nào, bất kì lúc nào. Người ta có thể trở nên chứng ngộ ở bất kì chỗ nào - nhưng lúc đó không có ai ở đó để nói điều đó cho ta. Ta đã không có ý tưởng gì về điều đó được tìm ra ở đâu, ta phải hỏi ai, ta phải đi đâu. Ta chỉ nhảy vào trong cái không biết.' Nhưng bây giờ ta có thể nói rằng bất kì chỗ nào các ông hiện hữu, nếu các ông đủ dũng cảm để mạo hiểm mọi thứ cho tỉnh táo và nhận biết, chứng ngộ sẽ xảy ra."
Do đó tôi nói thầy Triệu Châu không thể nào nói, "Không." Điều đó không phải là câu trả lời của người chứng ngộ. Câu trả lời chỉ có thể là "Có" - và cho dù thầy Triệu Châu có đích thân nó với tôi, "Tôi đã nói 'Không'," tôi sẽ từ chối điều đó. Tôi sẽ không nghe ngay cả với Phật Gautam, vì "Không" đi ngược lại toàn thế triết lí của ông ấy. Toàn thể triết lí của ông ấy là việc tôn kính vô cùng dành cho mọi sự sống. Do đó mọi sinh linh trong mọi tình huống phải có năng lực nở hoa trong chứng ngộ.
Điều này nên là khuyến khích lớn cho bạn: nó không chỉ dành cho những người đặc biệt nào đó trở nên được chứng ngộ; ngay cả chó cũng có phật tính. Mọi tôn giáo đã từng làm chính điều đối lập. Họ đã từng kết án bạn: bạn được sinh ra trong tội lỗi; bạn không thể cứu được bản thân bạn; chừng nào người cứu rỗi chưa được Thượng đế phái tới, bạn sẽ sống trong khổ và tội lỗi và đau đớn.
Phật cho con người chân giá trị, tự do tuyệt đối, vì không người nào khác trước ông ấy đã bao giờ làm. Ông ấy bỏ ý tưởng về Thượng đế chỉ để nâng chân giá trị của bạn và tự do của bạn tới chiều cao tối thượng. Ông ấy loại bỏ Thượng đế để làm cho bạn là Thượng đế. Chưa bao giờ có người khác đã yêu con người như Phật Gautam đã yêu họ - và không chỉ con người mà mọi sinh linh. Tình yêu của ông ấy là vô hạn.
Cho nên khi tôi làm bất kì sửa chữa nào, tôi tuyệt đối chắc chắn rằng sửa chữa của tôi sẽ được chấp nhận bởi bất kì người nào đã chứng ngộ. Tôi sẽ không làm bất kì thoả hiệp nào. Đó có thể là thầy Triệu Châu, đó có thể là Đại Huệ, đó có thể là Phật Gautam - tôi sẽ không làm bất kì thoả hiệp nào vì kinh nghiệm riêng bên trong nhất của tôi nói, "Có!" Thế thì tôi không bận tâm tới bất kì người nào, bất kì lịch sử nào, bất kì kinh sách nào.
Tôi đến nói trong một cuộc hội nghị Phật giáo ở Bodhgaya. Một trong những sư Phật giáo có học thức nhất ở Ấn Độ là Bhadant Anand Kausalyayan, và ông ấy là chủ tịch hội nghị. Khi tôi đã nói xong ông ấy tới trại của tôi, và ông ấy bảo tôi, "Tôi đã nghe ông vài lần trước đây, một lần ở Nagpur, một lần ở Wardha và đây là lần thứ ba. Ông là người kì lạ: ông liên tục nói những điều mà Phật đã không nói. Tôi đã cống hiến cả đời tôi " - và ông ấy là một ông già, quãng bẩy mươi vào lúc đó. Nếu ông ấy còn sống ông ấy phải gần một trăm.
"Phật đã không nói điều đó; ông liên tục kể những câu chuyện mà tôi chưa bao giờ thấy trong bất kì kinh sách nào - và rắc rối là ở chỗ chuyện của ông dường như đúng thế và tới điểm nó cho cảm giác rằng có lẽ những người đã thu thập kinh sách đã quên mất không viết nó ra. Nó khớp, tôi không thể phủ nhận điều đó - tôi không thể nói rằng nó đi ngược lại điều tinh tuý của kinh sách - nhưng nó không có đó. Cho nên vấn đề của tôi là," ông ấy nói, "Tôi không thể phủ nhận chân lí của câu chuyện của ông, nhưng tôi không thể hỗ trợ cho tính lịch sử của nó. Ông có gợi ý nào không?"
Tôi bảo ông ấy, "Không có vấn đề gì. Bất kì khi nào tôi kể chuyện về Phật Gautam, nếu nó không có trong kinh sách thế thì để nó vào trong kinh sách của ông đi, vì nó phải ở đó. Nếu tôi nói cái gì đó mà Phật Gautam đã nói và ông không thấy nó ở bất kì đâu, xoay xở để đặt nó vào đúng chỗ đi, chỗ nó phải có và bị thiếu. Vì bất kì cái gì tôi nói... tôi không phải là nhà lịch sử và tôi không phải là học giả, nhưng tôi đang nói từ cùng không gian như Phật Gautam đã nói. Cho nên ông có thể chấp nhận lời của tôi là có thẩm quyền mà không có rắc rối nào."
Ông ấy nói, "Trời, cho dù tôi làm nó, không học giả nào sẽ chấp nhận nó! Sau hai mươi nhăm thế kỉ, kinh sách nào đó đã được chấp nhận - và ông muốn tôi thêm cái gì đó vào trong nó. Họ sẽ giết tôi."
Tôi nói, "Tốt hơn cả là bị giết; điều đó là xứng đáng nếu ông có thể làm cho kinh sách đẹp thêm một chút, thực hơn một chút, đích thực hơn một chút. Nếu ông nói rằng điều tôi đang nói là không đúng, thế thì tôi sẵn sàng tranh cãi cho nó."
Ông ấy nói, "Không, tôi không nói điều đó. Nhưng xin tha thứ cho tôi - tôi không thể thay đổi trong kinh sách được, vì điều đó là không được phép bởi bất kì tôn giáo nào."
Tôi nói, "Đây là rắc rối - rằng mọi tôn giáo đều trở thành nhà tù. Mọi tôn giáo đáng phải vẫn còn là dòng chảy chứ, và những dòng sông mới phải được phép nối tiếp. Tại sao làm cho tôn giáo của ông thành giống như ao tù đọng, chết? Để cho nó là dòng sông đi và để cho những dòng nước mới liên tục nối tiếp trong nó. Người mới sẽ trở nên chứng ngộ và họ sẽ đem tới sáng suốt tươi tắn hơn; sông sẽ trở nên ngày càng rộng hơn, và lớn hơn và nhiều giá trị hơn. Nhưng điều này chưa xảy ra, vì mọi người hướng quá khứ quá nhiều và quá sợ thay đổi bất kì cái gì. Lí do là ở chỗ họ không có kinh nghiệm về điều họ đang nói."
Tôi đã hỏi Bhadant Anand, "Ông có chứng ngộ mà Phật Gautam có không? Nếu ông không có nó, thế thì cứ nghe điều tôi nói đi, vì tôi có nó."
Đại Huệ khổ từ sai lầm quá khứ của ông ấy, và ông ấy sợ nói "Có," vì điều đó nghĩa là ông ấy đang nói rằng phật tính và bản tính của chó là một. Chính bởi vì mặc cảm của riêng ông ấy mà ông ấy không thể nói chân lí được.
Nhưng tôi không có bất kì mặc cảm nào. Thực ra tôi không có bất kì quá khứ nào. Bất kì cái gì tôi đang nói đều đích xác là đáp ứng trong khoảnh khắc này, và tôi thậm chí không cảm thấy một phần nào của tôi ngần ngại. Tôi đang nói nó với toàn thể bản thể của tôi. Điều đó để các phát biểu của tôi vào một phân loại khác toàn bộ. Chúng không có tính trí tuệ, chúng không có tính lịch sử, chúng không có tính kinh sách - chúng có tính tồn tại.
Tôi đang nói điều đó từ cùng không gian nơi Phật đã nói, từ nơi Triệu Châu đã nói, từ nơi một ngày nào đó Đại Huệ sẽ nói.
Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

0 Đánh giá

Ads Belove Post