Read more
Osho kính yêu,
Rất gần thế
Chỉ bởi vì nó rất gần thế, ông không thể có
được chân lí này từ mắt riêng của ông. Khi ông mở mắt ra nó đập vào ông, và khi
ông nhắm mắt lại nó cũng không thiếu. Khi ông mở mồm ra ông nói nó, và khi ông
khép mồm lại, tự nó xuất hiện. Nhưng nếu ông cố nhận nó bằng việc khuấy động
tâm trí ông, ông đã bỏ lỡ nó đến mười tám nghìn dặm.
Thật hân hoan thế khi thấy Đại
Huệ đang tới ngày càng gần hơn với thực tại, với chân lí, và với thức tỉnh của
ông ấy. Chỉ thêm một bước nữa và Đại Huệ cũ sẽ không còn đó; và Đại Huệ mới sẽ
tự nhiên nói ngôn ngữ của mọi người thức tỉnh không có ngoại lệ. Lời kinh này
là một trong những lời kinh quan trọng nhất mà chúng ta đã bắt gặp cho tới giờ.
Khó khăn lớn nhất với tâm trí
con người là ở chỗ bất kì cái gì sẵn có từ lúc bắt đầu nó có xu hướng quên đi,
nó coi như điều đó là đương nhiên có đấy. Không có kẽ hở giữa bạn và chân lí của
bạn vì bạn là chân lí. Đây là hiện tượng vô cùng thế, nhưng người ta liên tục bỏ
lỡ nó bởi lí do đơn giản là mọi việc tìm kiếm đều dẫn bạn đi xa khỏi nó, mọi
câu hỏi đều dẫn sai đường cho bạn, mọi câu trả lời đều sẽ là sai.
Nếu chân lí là tách rời khỏi bạn,
mọi thứ chắc đã rất dễ dàng. Nếu chân lí ở xa xôi với bạn, bạn chắc đã đạt tới
nó từ lâu trước đây; nếu chân lí là khó, gần như không thể được, nó chắc đã
thách thức bản ngã của bạn. Bản ngã không thể bị thách thức bởi cái gì đó đã là
hoàn cảnh: không có vấn đề về bất kì thành tựu nào. Nếu chân lí ở đâu đó trên
Everest, thế thì hàng nghìn Edmund Hillarys chắc đã bắt đầu di chuyển hướng tới
Everest. Nếu chân lí ở trên mặt trăng, hàng triệu người chắc đã bị hấp dẫn.
Có một câu chuyện cổ... Thượng
đế làm ra thế giới và lúc ban đầu ngài thường sống trong thế giới, ở bãi chợ.
Nhưng cuộc sống của ngài trở thành ác mộng - không một khoảnh khắc nào nghỉ
ngơi. Mọi người đứng cả ngày và đánh thức ngài trong đêm, họ có nhiều phàn nàn
thế, nhiều thứ sai thế. Họ đem tới những gợi ý mới về cách mọi sự phải được
thay đổi, cách mọi sự phải được làm - về từng và mọi thứ.
Việc hành hạ trở thành quá nhiều,
và ngài hỏi các thiên thần thân cận nhất, "Cái gì phải được làm đây? Những
người này sẽ giết ta. Ai đó tới và nói, 'Ngài nghe đây, sáng mai phải không mưa
vì tôi sẽ đi câu cá' - và ngay sau anh ta một người đàn bà tới, 'Tôi tuyệt đối
cần phải có mưa ngày mai vì tôi đã gieo hạt mầm hôm nay và nếu mai mưa tới
chúng sẽ chìm vào trong đất.' Bây giờ, ta được giả định làm gì? Và đây chỉ là một
thí dụ."
Bạn có thể quan niệm được tình
huống của Thượng đế đáng thương. Ngài phát chán với con người tới mức ngài
không bao giờ làm bất kì cái gì sau khi ngài đã làm ra con người. Không phải là
tính sáng tạo của ngài đã bị cạn kiệt với con người; ngài có thể đã sáng tạo ra
nhiều thứ nữa, nhưng con người là quá thể! Ngài hối hận - tại sao ngài đã tạo
ra con người? Không có con người cuộc sống đã là an bình, im lặng, cây cối, con
vật và chim. Chúng tấy cả đều vui vẻ, không sợ chết, không có tôn giáo nào,
không có triết lí nào, không có bất kì thượng đế học nào, không có bất kì chiến
tranh nào. Mọi thứ đã hoàn toàn im lặng - nhưng khoảnh khắc ngài tạo ra con người,
ngài phạm phải sai lầm đầu tiên và cuối cùng của mình. Cho nên ngài hỏi,
"Giờ phải làm gì?"
Ai đó gợi ý, "Đi lên
Everest."
Ngài nói, "Ông không biết...
ta có thể thấy tương lai. Tensing và Edmund Hillary sẽ sớm lên tới đó, và nếu họ
tìm thấy ta thế thì ông có thể chắc đường sá sẽ được làm ra, sân bay sẽ được
làm ra, xe bus sẽ chạy, tầu hoả có thể lên tới, máy bay sẽ hạ cánh - và cùng rắc
rối sẽ bắt đầu ở đó."
Ai đó nói, "Thế thì tốt
hơn cả ngài chuyển lên mặt trăng đi."
Nhưng ngài nói, "Ông không
thể thấy được tương lai. Với ta, quá khứ, tương lai và hiện tại là đồng thời sẵn
có. Chẳng bao lâu họ sẽ lên tới mặt trăng. Đó chỉ là vấn đề về chút ít thời
gian - và trong vĩnh hằng của sự tồn tại, vài năm, vài trăm năm không có nghĩa
gì. Cho ta ý tưởng nào đó nơi họ sẽ không bao giờ đạt tới!"
Và một thiên thần già, người đã
nghe mọi lúc thì thào vào tai ngài, "Thế thì chỉ có một chỗ thôi. Ngài bắt
đầu sống trong bản thân con người đi; đó là chỗ duy nhất con người sẽ không bận
tâm nhìn vào. Con người sẽ đi tìm ngài trên khắp thế giới, tới các ngôi sao xa
xôi, nhưng con người sẽ không nhìn vào bên trong."
Khi nhà du hành vũ trụ Nga đầu
tiên quay về - ông ấy là người đầu tiên lên tới gần mặt trăng, bay vòng quanh
nó, nghiên cứu nó, đem những tấm ảnh từ đó về - câu hỏi đầu tiên được hỏi với
ông ấy ở Nga là, "Ông có thấy Thượng đế ở đó không?"
Và ông ấy nói, "Tôi chẳng
thấy ai cả. Thậm chí không có nước, thậm chí không có lấy một cây - không có khả
năng nào cho bất kì ai ở đó. Sự sống không thể tồn tại được. Không khí loãng thế
- ô xi là một phần tám của điều có trên trái đất, cho nên tôi không thấy có bất
kì khả năng nào. Thượng đế không có đó."
Người này Yuri Gagarin... họ đã
làm một bảo tàng ở Moscow để tưởng nhớ về Yuri Gagarin, người đầu tiên tới gần
mặt trăng. Trên nóc bảo tàng họ đã viết, "Chúng tôi đã tìm mọi nơi, chúng
tôi thậm chí đã nhìn lên trăng, và Thượng đế không có đó!"
Có lẽ thiên thần già là đúng:
"Họ sẽ đi tìm ngài ở mọi nơi. Cứ bắt đầu sống trong chính cốt lõi bên
trong nhất của bản thân con người đi." Và kể từ đó Thượng đế đã được an
bình.
Tất nhiên kể từ đó bạn đã không
trong an bình, vì ngay cả việc phàn nàn cũng cho sự giảm nhẹ lớn, và bây giờ
không có ai để phàn nàn. Trong nhà thờ, trong giáo đường, trong đền chùa, mọi
người vẫn đang làm cùng việc cằn nhằn mà họ gọi là lời cầu nguyện. Họ vẫn gợi
ý, "Làm nó theo cách này! Không làm nó theo cách kia!"
Trong thế chiến thứ hai nước Đức
đã cầu nguyện, "Thắng lợi phải thuộc về người Đức," và nước Anh đã cầu
nguyện, "Thắng lợi phải thuộc về người Anh." Nhưng bây giờ mọi lời cầu
nguyện này biến mất trong bầu trời trống rỗng; không có người nào nghe họ.
Hai tướng sau thế chiến thứ
hai, một người Anh và một người Đức, nói chuyện trong một nhà hàng ở Paris. Người
Đức nói, "Cái gì đi sai nhỉ? Năm năm chúng tôi đã liên tục chiến thắng, và
thế rồi đột nhiên sụp đổ tới."
Tướng Anh mỉm cười và nói,
"Anh bạn ơi, anh không hiểu. Chiến tranh không phải là tất cả... chúng tôi
đã liên tục cầu nguyện Thượng đế. Quân đội của chúng tôi đã cầu nguyện Thượng đế
trước khi họ hành động, mọi sáng."
Người Đức nói, "Ông nghĩ
chúng tôi làm khác sao? Chúng tôi cũng cầu nguyện mọi lúc."
Tướng Anh cười và nói,
"Các ông cầu nguyện bằng tiếng gì?"
Người Đức nói, "Hiển nhiên
là tiếng Đức."
Tướng Anh nói, "Giờ vấn đề
là rõ ràng. Thượng đế không hiểu tiếng Đức, ngài chỉ hiểu tiếng Anh!"
Mặc dầu ngài đã biến mất vào
bên trong bạn, bạn đang nhìn lên trời. Nó trống rỗng, trống rỗng vô hạn, và bạn
đang cầu nguyện Thượng đế... bạn sẽ không nhìn cho dù một khoảnh khắc vào bên
trong bản thân bạn.
Hấp dẫn về cái xa xăm là vô
cùng. Nó thách thức bản ngã của bạn. Nó sẽ làm cho bạn thành người vĩ đại nhất,
người đầu tiên lên tới đỉnh Everest, người đầu tiên bước đi trên trăng, người đầu
tiên bước đi trên sao Hoả, và tôi không thấy có vấn đề gì trong điều đó. Vấn đề
trong nó là gì? Thứ nhất hay thứ nhì hay thứ ba... một người đứng trên sao Hoả
trong vài phút có vẻ ngu xuẩn. Nhưng mọi người đang cố lên tới các ngôi sao.
Cái xa xôi có lực từ mạnh vô
cùng, đặc biệt cho bản ngã, vì nó cho bạn hứa hẹn về thành tựu lớn. Tâm lí của
bản ngã được chứa trong từ thành tựu: đạt tới cái gì đó. Chân lí đã có đó rồi,
bên trong bạn; bạn không thể đạt tới nó được, bạn không thể đánh mất nó được,
vì nó là chính bản thể bạn. Đó là lí do tại sao hàng triệu người không bao giờ
trở nên quan tâm tới nó - vấn đề là gì? Bạn không thể làm mất nó mà bạn cũng
không thể đạt tới nó - nó đã ở đó rồi.
Suốt nhiều thời đại, dần dần
người ta coi là đương nhiên rằng không có gì được tìm thấy ở bên trong. Và điều
đó là đúng: không có cái gì để được tìm thấy. Không cái gì được đạt tới, vì bên
trong bạn đã có toàn thể vương quốc của Thượng đế - bạn không thể thêm được bất
kì cái gì vào nó và bạn không thể lấy được bất kì cái gì đi. Nhưng bản ngã của
bạn đang đưa bạn tới điên khùng, đang đưa bạn tới mọi góc trên thế giới. Bản
ngã không quan tâm tới điều bạn đã có vì cái đó sẽ không là thành tựu lớn.
Lời kinh của Đại Huệ là, Chỉ bởi
vì nó rất gần thế, ông không thể có được chân lí này từ mắt riêng của ông. Ngay
cả nói, "Nó rất gần," là không đúng; nó là bạn. Sự gần gũi cũng có
nghĩa là chút ít khoảng cách. Khi bạn muốn nhìn mọi thứ bạn cần một cảnh quan
nào đó. Nếu bạn đặt gương ngay trên mũi, bạn sẽ không thấy được cái gì; bạn phải
để nó hơi xa khỏi bạn, thế thì bạn có thể thấy mặt bạn. Nhưng chân lí ở gần hơn
bất kì cái gì. Thực ra, từ 'gần hơn' cho ý tưởng về khoảng cách. Đó là lí do tại
sao tôi nói, Đại Huệ chỉ còn một bước xa. Một bước thêm nữa và ông ấy sẽ biến mất.
Chân lí là bạn.
Ông ấy đã gần đạt tới cuối cuộc
hành hương của ông ấy: Chỉ bởi vì nó rất gần thế, ông không thể có được chân lí
này từ mắt riêng của ông. Khi ông mở mắt ra nó đập vào ông, và khi ông nhắm mắt
lại nó cũng không thiếu. Khi bạn mở mắt ra đó thực sự là chân lí mở mắt của nó,
và khi bạn nhắm mắt lại đó là chân lí nhắm mắt nó lại. Người đã nhận ra biết rằng
bản thân người tìm kiếm là cái được tìm. Đó là rắc rối: người hành hương là bản
thân người đó, là mục đích của cuộc hành hương.
Có câu chuyện Sufi về
al-Hillaj. Ông ấy là người nghèo, nhưng rất chân thành trong tìm kiếm của mình.
Người Mô ha mét giáo nghĩ rằng nếu bạn đi tới chỗ linh thiêng của họ, Kaaba, chỉ
một lần trong đời, đó là đủ cho giải thoát của bạn. Cho nên người đó thu thập
tiền bạc, bán nhà, đất, bất kì thứ nhỏ bé nào người đó có - và dân làng cho người
đó lời chúc lên đường tốt lành.
Nhưng bên ngoài làng dưới một
cây là một thầy lớn đang ngồi, Junnaid. Al-Hillaj không có ý tưởng nào về ông ấy
là ai, nhưng Junnaid nói, "Nghe đây, ông đi đâu vậy?"
Al-Hillaj nói, "Tôi muốn hỏi
ông tôi nên đi đường nào. Tôi định đi tới Kaaba." Al-Hillaj nhìn người này
cẩn thận hơn. Ông ấy rạng ngời thế - ông ấy không phải là người thường.
Junnaid nói, "Quên mọi thứ
về Kaaba đi. Ta đang ở đây. Cứ đi bẩy vòng quanh ta, cách thức ông sẽ làm nếu ông
tới Kaaba, và để mọi tiền bạc của ông ra trước ta. Đừng lãng phí nó!"
Người này có thẩm quyển tới mức
al-Hillaj đáng thương đã đưa cho ông ấy mọi tiền bạc của mình và làm bẩy vòng
đi quanh ông ấy. Thế rồi Junnaid nói, "Ta đã tìm thấy chân lí bên trong bản
thân ta. Ở Kaaba chỉ có một tảng đá; ta là chân lí sống! Cuộc hành hương của
ông được hoàn thành, nhưng chỉ một bước thêm nữa...."
Al-Hillaj hỏi, "Bước đó là
gì?"
Ông ấy nói, "Bước này là
khi ông bắt đầu làm vòng tròn quanh bản thân ông. Dầu vậy, chân lí của ta là
chân lí của ta. Ông sẽ được ân huệ, ông sẽ cảm thấy vĩ đại, ông sẽ có những khoảnh
khắc cực lạc, nhưng dầu vậy đó là chân lí của ta. Ông phải học đi vòng tròn
quanh bản thân ông."
Al-Hillaj nói, "Điều đó dường
như là một việc làm rất khó khăn. Làm sao người ta có thể đi vòng tròn quanh bản
thân mình được?"
Và Junnaid nói, "Kiểu như
xoáy lốc... xoáy lốc ở cùng một chỗ bẩy lần, và bất kì chỗ nào ông hiện hữu đều
là chân lí."
Al-Hillaj không bao giờ rời khỏi
Junnaid. Ông ấy nói, "Bây giờ cho tôi một chỗ dưới chân thầy. Tôi cảm thấy
được hoàn thành và mãn nguyện thế, tôi không biết tại sao; thảnh thơi thế, tôi
không biết tại sao. Tôi chưa bao giờ ở trong không gian đẹp thế. Chỉ cho phép
tôi ngồi cạnh chân thầy."
Và al-Hillaj đã chứng tỏ là đệ
tử vĩ đại nhất của Junnaid - vĩ đại tới mức ông ấy đã trở thành thầy theo quyền
riêng của ông ấy. Ngày nay tình huống là ở chỗ Junnaid được nhớ tới chỉ bởi vì
al-Hillaj; bằng không Junnaid chắc đã bị quên mất.
Al-Hillaj đã bị đóng đinh bởi
vì ông ấy đã tuyên bố, "Ana'l haq - Ta là chân lí." Đó là tội của ông
ấy - nhưng điều đó là thực tại. Nhưng không tôn giáo nào muốn bạn biết thực tại,
vì toàn thể kinh doanh của họ sẽ phá sản. Thế thì ai sẽ bận tâm về kinh sách
linh thiêng? Ai sẽ bận tâm về nhà thời và tổ chức? Người Hindus, người Mô ha mét
giáo, người Ki tô giáo, người Do Thái - ai sẽ bận tâm với họ?
Nếu bạn đã tìm thấy chân lí của
bạn bên trong bản thân bạn không có gì thêm nữa trong toàn thể sự tồn tại để
tìm. Chân lí đang vận hành qua bạn. Khi bạn mở mắt ra, đó là chân lí mở mắt nó.
Khi bạn nhắm mắt lại, đó là chân lí nhắm mắt nó lại.
Đây là cách thiền vô cùng. Nếu
bạn có thể đơn giản hiểu phương cách này, bạn không phải làm bất kì cái gì; bất
kì cái gì bạn làm đều được làm bởi chân lí. Bạn đang bước đi, nó là chân lí; bạn
đang ngủ, nó là chân lí nghỉ ngơi; bạn đang nói, đó là chân lí nói; bạn im lặng,
đó là chân lí im lặng.
Đây là một trong những kĩ thuật
thiền đơn giản nhất. Dần dần, dần dần mọi thứ lắng đọng bởi công thức đơn giản
này, và thế rồi không có nhu cầu về kĩ thuật. Khi bạn được chữa lành, bạn ném
cách thiền đi, bạn ném thuốc đi. Thế thì bạn sống như chân lí - sống, toả sáng,
mãn nguyện, phúc lạc, bài ca lên bản thân bạn. Toàn thể cuộc sống của bạn trở
thành lời cầu nguyện mà không có lời nào, hay tốt hơn nên nói là tính cầu nguyện,
duyên dáng, cái đẹp mà không thuộc về thế giới trần tục của chúng ta, tia sáng
tới từ cõi bên kia vào trong bóng tối của thế giới chúng ta.
Khi ông mở mồm ra ông nói nó,
và khi ông khép mồm lại, tự nó xuất hiện.
Ngay cả các nhà huyền bí, người
đã chọn im lặng, đã được mọi người nghe thấy, và mọi người đã tới họ. Im lặng của
họ là lớn tiếng, có lẽ còn lớn hơn lời của họ có thể đã vậy. Cho dù họ sống
trong sa mạc hay trên núi non, mọi người đã dõi theo dấu vết của họ.
Cái gì đó vô hình nối tất cả
chúng ta trong một mạng lưới, và bất kì khi nào điểm nào đó trở nên chói sáng,
đột nhiên toàn thể mạng cảm thấy xúc động. Những người càng nhạy cảm càng cảm
thấy nhiều hơn; những người ít nhạy cảm ít cảm thấy hơn; những người là người
trí thức cảm thấy nó, nhưng diễn giải nó theo cách mà họ bỏ lỡ vấn đề. Bạn có
thấy mạng nhện không? Chỉ chạm vào nó từ bất kì chỗ nào và toàn thể mạng sẽ cảm
thấy cái chạm của bạn; mọi thớ thịt trong nó sẽ rung động.
Đại Huệ là đúng: "Ngay cả
khi mồm ông khép, nó nói." Dù bạn muốn bất kì ai nghe bạn hay không, mọi
người từ chỗ xa xôi sẽ bắt đầu du hành hướng tới bạn. Bằng không sẽ gần như
không thể nào tìm được người huyền bí im lặng.
Chuyện được kể rằng khi Jesus
được sinh ra, ba người trí huệ từ phương Đông đã đi tới Judea để bày tỏ sự kính
trọng của họ với đứa bé mới sinh. Điều được nói là, thực ra, đó là cách Jesus
có được tên của ông ấy: khi người trí huệ thứ nhất đi vào trong chuồng ngựa nơi
Jesus được sinh ra - cánh cửa là nhỏ, nó đã được làm cho lừa, không cho người -
ông ấy va đầu vào cửa và nói, "Jesus!" Mary nói với Joseph, "Điều
đó dường như là cái tên rất hay cho bé."
Câu chuyện này là huyền thoại.
Nó nói, "Một ngôi sao dẫn đường và chỉ lối cho họ" - bằng không làm
sao họ đi tìm ra nơi có bé này? Họ già rồi, họ không có thời gian chờ đợi, và họ
đã du hành hàng nghìn dặm. Họ đã đợi, và ngôi sao dẫn đường và dừng lại đích
xác trên chuồng ngựa này. Đây là huyền thoại hay có lẽ cách thức thơ ca để nói
điều đó, nhưng nó có chân lí nào đó trong nó; nó không chỉ là bịa, câu chuyện
hay.
Thứ nhất, cả ba người trí huệ
đã tới từ phương Đông. Có lẽ phương Tây đã không có khả năng nhạy cảm thế để hiểu
Jesus, và điều nữa là khi ông ấy chỉ là đứa bé mới sinh. Họ đã không hiểu ông ấy
ngay cả khi ông ấy ba mươi ba tuổi, khi họ đóng đinh ông ấy, và họ đã không hiểu
ông ấy thậm chí cả ngày nay! Họ tôn thờ ông ấy, nhưng việc tôn thờ đó chỉ có
tính xã hội; một nửa thế giới là người Ki tô giáo, nhưng điều đó đơn giản là
chính trị.
Điều có ý nghĩa là cả ba ông
già này đều tới từ phương Đông. Hiểu biết của tôi là ở chỗ ánh sáng không phải
là của ngôi sao chiếu sáng phía trước họ và dẫn họ tới chỗ đó. Phương Đông có
cách giải thích riêng của nó, điều người Ki tô giáo chưa bao giờ có khả năng hiểu.
Ánh sáng này là con mắt thứ ba của ba người trí huệ già - nó cũng được gọi là
"ngôi sao" - và dẫn họ đi theo hướng đúng.
Sao không chuyển động theo cách
đó; sao đi vòng và vòng, chúng không thể đi thẳng được. Và sao ở xa xôi - cho
dù nó dừng đích xác trên chuồng ngựa này, bạn chắc không có khả năng hình dung
ra chuồng ngựa ở đâu vì sao đó ở xa xôi tới mức chuồng ngựa có thể là ở bất kì
đâu trên trái đất.
Người Ki tô giáo đã không có khả
năng giải thích ngôi sao này là gì. Họ đã hiểu nó theo nghĩa đen - rằng ngôi
sao thực dẫn đường - và họ không hiểu rằng các sao đều rất lớn. Mặt trời của
chúng ta là ngôi sao hạng xoàng; nó lớn hơn trái đất sáu nghìn lần, nhưng dầu vậy
nó là trong phân loại xoàng. So sánh với một số sao, mặt trời này chỉ là vô tồn
tại. Nhưng ngay cả mặt trời này cũng không thể dẫn đường cho bạn được. Nếu nó tới
quá gần nó sẽ thiêu cháy cả trái đất; nó phải vẫn còn ở xa xôi như nó vậy.
Các ngôi sao ở xa hàng triệu
năm ánh sáng; chắc chắn nó không phải là ngôi sao chút nào. Nó là sao chiếu
sáng trong mắt thứ ba của bạn, giữa hai lông mày của bạn, và rót đầy toàn thể bản
thể bạn bằng ánh sáng; nó có lực từ kéo bạn hướng tới người sẽ trở nên chứng ngộ
một ngày nào đó, hay người có thể đã chứng ngộ.
Câu chuyện về Phật Gautam cũng
giống vậy: Một thánh nhân lớn tới từ Himalayas. Ông ấy đã không tới thăm thế
gian trong năm mươi năm, nhưng cái chết của ông ấy đang tới và Phật đã được
sinh ra. Không sứ giả nào đã thông báo cho ông ấy, không người nào biết rằng
người này sẽ là Phật, nhưng ông già này có chắc chắn tuyệt đối. Cùng ngôi sao
đó đang hướng dẫn ông ấy nữa. Ông ấy xô nhanh tới vì ông ấy không chắc rằng ông
ấy sẽ có khả năng đạt tới đó đúng lúc không; ông ấy có thể chết trước khi tới.
Nhưng ông ấy đã tới đó và vì ông ấy đã nổi tiếng khắp nước như một trong những
người trí huệ nhất, bố của Phật Gautam chạm chân ông ấy và nói, "Tại sao
ông đã nhận rắc rối này? Cuộc hành trình là mệt mỏi; ông có thể đơn giản gửi một
thông điệp và tôi chắc đã tới. Lí do là gì?
Ông ấy nói, "Không, tôi phải
tới. Tôi muốn gặp đứa bé mới sinh trong nhà ông."
Người bố không thể tin được điều
đó, nhưng người này tỏ ý kính trọng thế nên ông ấy thậm chí không thể hỏi ông
này tại sao. Ông ấy nghĩ rằng có lẽ ông này muốn ban phúc lành cho bé - cho nên
đứa bé được mang tới và ông già này với nước mắt vui mừng chạm chân đứa bé. Người
bố nói, "Ông làm gì vậy?"
Ông già nói, "Tôi sẽ không
ở đây khi nó trở nên chứng ngộ; ngày của tôi được kết thúc rồi. Nhưng nó sẽ trở
thành người chứng ngộ vĩ đại, và ít nhất tôi sẽ được thoả mãn về việc chạm chân
nó. Và ít nhất tôi là người đầu tiên chạm chân nó - hàng triệu người sẽ chạm
chân, hàng triệu người sẽ tụ tập quanh nó, nhưng tôi là người đầu tiên nhận ra
nó, gặp nó. Ông có thể thấy chỉ đứa bé mới sinh; tôi có thể thấy ánh sáng bên
trong của nó, vì tôi có thể thấy ánh sáng bên trong riêng của tôi." Một
khi bạn thấy ánh sáng bên trong riêng của bạn, bạn bắt đầu thấy ánh sáng ở bất
kì chỗ nào nó tồn tại. Thế thì thời gian và không gian không còn là rào chắn.
Nhưng nếu ông cố nhận nó bằng
việc khuấy động tâm trí ông, ông đã bỏ lỡ nó đến mười tám nghìn dặm. Chân lí,
cái ở bên trong bạn, chân lí, cái là bạn, không thể được tìm thấy bởi tâm trí bạn.
Tâm trí là khả năng rất thấp. Cái cao hơn có thể thấy cái thấp hơn nhưng cái thấp
hơn không thể thấy cái cao hơn.
Vận hành của tâm trí là để biết
thế giới đối thể, và nó là cái máy tốt hoàn hảo cho điều đó. Nhưng nó không có
cách nào để nhìn vào bên trong bản thân nó, để nhìn ra ngoài bản thân nó; nó
đơn giản không có khả năng thực hiện hành động đó. Nó chỉ là thiết bị máy móc
được phát triển qua hàng triệu năm tiến hoá.
Không một người nào trong toàn
thể lịch sử đã có khả năng nói rằng người đó đã nhận ra chân lí qua tâm trí.
Những người đã nhận ra nó đều
đã nhận ra nó khi tâm trí hoàn toàn im lặng, không vận hành... không khuấy động
ý nghĩ, dường như tâm trí bị gạt sang bên. Tâm trí không phải là chiếc thang
cho bản thể bạn; nó là bức tường, không phải là chiếc cầu.
Tính tôn giáo bản chất chỉ bao
gồm một thứ; siêu việt lên trên tâm trí. Ngay lập tức mọi cánh cửa của bản thể
bên trong nhất của bạn bắt đầu mở ra theo cách riêng của nó, và mọi điều huyền
bí của cuộc sống và sự tồn tại trở thành sẵn có cho bạn. Một khi chân lí này được
nhận ra, được biết tới, bạn có thể dùng tâm trí - chỉ như một phương tiện được
huấn luyện để diễn đạt theo cách từng mảnh mẩu. Cái gì đó có thể được diễn đạt;
mặc dầu những lời này không phải tuyệt đối đúng - chúng không thể thế được,
chúng đã không được làm ra cho điều đó - chúng có thể chỉ ra. Ít nhất chúng có
thể cho bạn vài hướng dẫn.
Đã từng có hai kiểu thánh nhân,
hiền nhân: một kiểu, tôi đã nói cho bạn - là a la hán - người vẫn còn im lặng;
cần những người nhạy cảm để tìm họ. Và bồ tát - họ làm mọi nỗ lực để vươn tới
người nhạy cảm. Không có cách nào để nói ai làm tốt hơn; họ đơn giản đi theo
ánh sáng bên trong riêng của họ. Không ai cao hơn người khác.
Thế giới là kì lạ thế: đôi khi
nếu chân lí đi tới cửa nhà bạn và gõ cửa, chính việc tới cửa nhà bạn của nó có
thể trở thành rào chắn. Điều ngược lại cũng đúng: khi bạn đi trên việc tìm kiếm
và bạn gõ cửa chân lí và mọi thứ vẫn còn im lặng... có lẽ bạn có thể phải nhạy
cảm với người im lặng, với sự hiện diện của người đó, hơn là với bồ tát, người
chạy theo bạn, người cố gắng mọi nỗ lực tiếp cận thật nhiều người nhất. Nhưng cả
hai đã giúp theo cách duy nhất của riêng họ.
Bạn có năng lực này, bạn chỉ
không nhận biết về nó.
Viên kim cương đắt nhất và nổi
tiếng nhất thế giới là viên Kohinoor - từ 'kohinoor' nghĩa là ánh sáng của thế
giới - đã được tặng cho nhà vua Anh của thời đó bởi vua Sikh của Punjab, Ranjit
Singh, chỉ như một cử chỉ thân thiện. Nó vẫn ở trong vương miện của nữ hoàng
Anh, nhưng nó là viên duy nhất tới mức nó không được dùng, nó được giữ trong bảo
tàng cho mọi người xem.
Viên Kohinoor này có một câu
chuyện lớn đằng sau nó. Nó được tìm thấy ở bang Hyderabad, trong một làng nhỏ
có tên Golconda. Một người nghèo có một cánh đồng nhỏ bên con sông nhỏ ở
Golconda. Một hôm anh ta tìm thấy viên Kohinoor này: nó ba lần lớn hơn nó bây
giờ, vì nhiều việc cắt gọt và đánh bóng đã được làm đến mức chỉ một phần ba
viên còn lại, hai phần ba đã bị loại bỏ ra. Nó chói sáng trong cát của sông, và
anh ta nghĩ nó sẽ là đồ chơi tốt cho trẻ con chơi - thế là anh ta mang viên
Kohinoor về nhà và lũ con anh ấy chơi với nó.
Chỉ bởi trùng hợp ngẫu nhiên mà
một sannysin lang thang đi tới Golconda và hỏi người nghèo này cho trọ qua đêm.
Người nghèo nào vui mừng vô hạn: mặc dầu anh ta cho người đó thức ăn và bản
thân anh ta phải nhịn đói, đó là phúc lành lớn mà một người đã từ bỏ mọi thứ
trong việc tìm chân lí đã gõ cửa nhà anh ta.
Khi sannyasin đã ăn xong và trước
khi đi ngủ, họ bắt đầu nói chuyện. Sannyasin lang thang là nguồn thông tin lớn
vì người đó đã lang thang từ góc này tới góc kia của đất nước. Người đó nói với
người nghèo này, "Nhìn vào các thứ của ông, chiếc lều nhỏ của ông, quần áo
rách nát, tôi cảm thấy buồn. Tôi biết nhiều chỗ... nếu ông bán mảnh đất của ông
và nhà ông ở đây, với cùng giá đó ông có thể tìm mảnh đất ít nhất rộng gấp bốn
lần. Thế thì cuộc sống của ông sẽ giầu hơn."
Thế là người này bán đi mọi thứ,
nhưng trẻ con mang đồ chơi của chúng, viên Kohinoor. Và trên đường một số thợ
kim hoàn thấy lũ trẻ mang viên kim cương lớn tới mức hơi thở của chúng ngừng lại.
Họ không thể tin được, họ chưa bao giờ quan niệm được viên kim cương lớn thế có
thể tồn tại.
Thợ kim hoàn hỏi anh ta về giá,
anh ta nói, "Không có vấn đề về giá - nó chỉ là đồ chơi cho con tôi. Ông
có thể ra bất kì giá nào ông thích và đem nó đi." Nhưng lũ trẻ ngần ngại,
chúng sẽ không từ bỏ nó. Cho nên chung cuộc người nghèo này nói, "Chúng
tôi không có bất kì cái gì khác, chỉ cái đó là đồ chơi của trẻ con. Đừng quấy rầy
chúng" - và anh ta đi tiếp.
Nhưng tới lúc anh ta đi tới chỗ
mà sannyasin đã nói, giá mọi thứ đã thay đổi. Nó đã là giá của nhiều năm trước
đây khi sannyasin này thấy giá là rất thấp ở phần đó của đất nước. Cho nên thay
vì định cư ở đó anh ta quay về nhà, và Nizam của Hyderabad, vua của bang
Hyderabad, nghe nói về viên kim cương này mà những đứa trẻ kia thường chơi. Ông
ta hỏi và được thông báo rằng nó là viên kim cương tốt nhất trên toàn thế giới,
có chất lượng tốt nhất, có nước bóng tốt nhất, không tì vết nào. Ông có thể mua
nó bằng bất kì giá nào và dầu vậy nó sẽ là rẻ.
Cho nên nhà vua đã mua nó, cho
người này vài nghìn đồng vàng, và người nghèo này rất sung sướng. Nhà mua cũng
mua cả cánh đồng của anh ta - vì nơi tìm ra viên Kohinoor, phải có các viên kim
cương khác ở phần đó của cánh đồng. Cánh đồng này trở thành Golconda, một trong
những mỏ kim cương lớn nhất, và cánh đồng của người nghèo đó và dòng sông nhỏ
đó đã tạo ra gần như mọi viên kim cương nổi tiếng của thế giới - và có hàng
nghìn. Và gia đình của người nghèo này đã sở hữu mảnh đất đó trong nhiều thế kỉ,
thế hệ nọ tới thế hệ kia, nhưng đã không nhận biết về kho báu của nó.
Bạn cũng có viên Kohinoor từ
chính lúc ban đầu của vĩnh hằng. Nhưng bạn không phải là thợ kim hoàn - bạn
không thể đánh giá được bạn đang mang cái gì bên trong bản thân bạn. Một Phật
Gautam không là gì ngoài thợ kim hoàn người có thể thấy ngay lập tức rằng bạn
đang mang viên Kohinoor cực kì giá trị bên trong bạn. Nếu bạn bắt đầu tìm nó
qua tâm trí bạn sẽ bỏ lỡ nó. Nó có thể được tìm thấy chỉ khi tâm trí bị làm im
lặng hoàn toàn.
Đó là điều thiền tất cả là gì.
Làm im lặng tâm trí: bất kì phương pháp nào bạn đi theo đều là không quan trọng.
Làm im lặng tâm trí, và bạn ở trong ngạc nhiên lớn - có lẽ ngạc nhiên lớn nhất,
vì không có gì vĩ đại hơn điều đó. Bạn sẽ tìm thấy chân lí của bạn, bạn sẽ tìm
thấy nhà của bạn, bạn sẽ tìm thấy vĩnh hằng của bạn. Bạn sẽ tìm thấy mọi thứ mà
bạn đã từng mơ tới, ham muốn, và cảm thấy thất vọng và khổ, vì cái bạn đòi hỏi
là ở bên trong bạn và bạn đang nhìn ra mọi nơi khác.
Đại Huệ là đúng: Nhưng nếu ông
cố nhận nó bằng việc khuấy động tâm trí ông, ông đã bỏ lỡ nó đến mười tám nghìn
dặm. Chỉ một khuấy động nhỏ của tâm trí và bạn ở xa xôi khỏi bản thân bạn;
không khuấy động tâm trí và bạn ở đích xác nơi bạn cần hiện hữu.
Chỉ trở nên nhận biết về kho
báu vô cùng của bạn.
Tôn giáo không phải để làm cho
bạn nghèo, tôn giáo là để làm cho bạn thành người giầu nhất thế giới. Nhưng giầu
của bạn sẽ không phải là giầu cái tầm thường; chúng sẽ là giầu cái linh thiêng,
chúng sẽ là giầu điều thiêng liêng. Được ân huệ là những người có khả năng biết
tới bản thân họ, vì không có điều này, cuộc sống vẫn còn là địa ngục, và không
có lối ra.
Jean-Paul Sartre đã viết một cuốn
sách nhỏ rất hay, sách mô tả về địa ngục. Tên cuốn sách là Không lối ra. Ở đó họ
không có kiểu tra tấn cổ, lửa địa ngục, vân vân; tất cả đều thoải mái, có điều
hoà không khí, mọi thứ họ cần đều sẵn có. Vấn đề duy nhất là không có lối ra.
Cho nên họ bị mắc kẹt trong chỗ
có điều hoà không khí, với mọi loại người lạ, không đâu mà đi; không cái gì để
làm; mọi thứ đều được cung cấp mà thậm chí không hỏi. Bạn chỉ muốn và bạn có nó
- điều này thường là mô tả cho cõi trời! Ở đó bạn chỉ muốn và bạn có nó, nhưng
không có lối ra.
Nó là ác mộng có điều hoà không
khí! Bạn không thể đi ra được; mọi người đều ngồi trên tràng kỉ đẹp - nhưng chỉ
ngồi đó. Mọi người phát chán với nhau chẳng vì lí do gì... cứ liên tục trong
con mắt công cộng, không riêng tư, và vấn đề liên tục nảy sinh, "Bây giờ
cái gì sẽ xảy ra? - vì chúng ta không thể ra được..."
Điều ông ấy đã mô tả là ác mộng
có điều hoà không khí vì không có lối ra... không biết nó đích xác, ông ấy đang
mô tả tâm trí bạn. Bạn cũng bị bao kín trong tâm trí bạn với đủ mọi loại mơ, tưởng
tượng, phóng chiếu, ý thức hệ - nhưng không có cách thoát ra.
Thiền không phải là cách thoát
ra tâm trí. Thiền nói, "Chỉ quan sát tâm trí và bạn ở ngoài. Thực ra, bạn
bao giờ cũng ở ngoài." Việc ở bên trong tâm trí của bạn là ý tưởng sai lầm
của bạn. Một khi bạn dừng tâm trí khỏi vận hành, đột nhiên ý tưởng sai lầm sẽ
biến mất và bạn sẽ thấy bạn ở ngoài trời. Thế thì toàn thể bầu trời là sẵn có
cho bạn - tự do của bạn, cuộc sống vĩnh hằng của bạn, sự tồn tại đẹp bao la này
bao giờ cũng sẵn có cho bạn, trút lên bạn đủ mọi loại phúc lành.
Chỉ một thủ thuật nhỏ... thậm
chí nó không thực là kĩ thuật, chỉ là thủ thuật. Bạn không trong tâm trí, nhưng
bạn đã từng nghĩ rằng bạn ở trong tâm trí - đó là rắc rối của bạn.
Bạn phải nhớ ác mộng nào đó:
cái đó sẽ giải thích cho bạn cách tình huống này liên tục diễn ra. Trong ác mộng,
bạn muốn mở mắt ra và bạn không thể mở mắt được; bạn di chuyển tay bạn và bạn
không thể di chuyển được. Không lối ra! - và ác mộng trở thành mãnh liệt thế...
có lẽ con sư tử đang đứng trên ngực bạn hay bạn đã bị ném từ trên núi vào bóng
tối không đáy và bạn thậm chí không thể thấy được đáy của nó.... Khi nó đi tới
sự mãnh liệt tuyệt đối, chính sự mãnh liệt đó đánh thức bạn dậy.
Bạn không thể điều khiển để
đánh thức bản thân bạn dậy nếu ác mộng mới ở mức ôn hoà; bạn không thể thoát ra
khỏi nó được. Nhưng nếu nó rất mãnh liệt thế thì chính sự mãnh liệt đó đánh thức
bạn dậy, và đột nhiên không có ác mộng. Bạn chưa bao giờ ở dưới móng vuốt của
sư tử và bạn đã không bị ném từ núi nào; bạn đã không bị nghiền nát bởi xe ủi đất
- không cái gì đã xảy ra. Nó đã chỉ là mơ, nhưng bạn đã nghĩ bạn ở trong nó. Bạn
đã không trong nó; ngay cả khi nó đang xảy ra bạn đã ở ngoài nó. Nó chỉ là bộ
phim diễn ra trước bạn. Bạn đã ở ngoài nó.
Phim ba chiều không thành công
trên thị trường. Có lẽ chỉ một hay hai phim được làm ra, vì làm việc và làm ra
chúng quá tốn kém, quá gay go, và chúng đã không thành công. Một ngày nào đó
công nghệ tốt hơn nhất định đem chúng trở lại... nhưng tôi đã xem phim đầu
tiên, và tôi ngạc nhiên về một điều. Vì phim là ba chiều, mọi người chỉ như mọi
người vậy: một người tới cưỡi trên con ngựa và cả rạp nhường đường. Mọi người ở
nửa rạp này chạy xô sang phía bên kia, nửa kia rạp chạy xô sang phía bên này -
vì con ngựa ở giữa rạp chiếu phim. Là ba chiều, nó có vẻ đích xác như ngựa.
Một người ném một vũ khí nào đó
và mọi người giấu đầu mình, vì vũ khí đó có vẻ dường như nó đi ra khỏi màn ảnh.
Mọi người biết rằng đó là phim, và mọi người cười về sau khi người đó đã làm
xong hành động, vẫn biết rõ rằng, "Nó là phim và chúng ta ở bên ngoài nó,
không cái gì có thể đi ra từ màn ảnh phim." Nó có thể chỉ là ba chiều...
nhưng khoảnh khắc con ngựa phi tới nhanh thế, bạn quên mất tất cả về phim, và vấn
đề đầu tiên là cứu lấy mạng bạn.
Bạn ở ngoài nó: tâm trí chỉ là
niềm tin của bạn rằng bạn ở trong nó. Niềm tin này phải bị phá vỡ - và cách phá
vỡ niềm tin này, tôi đã từng nói cho bạn, là rất đơn giản. Quan sát - và chỉ bằng
quan sát đột nhiên bạn ở ngoài nó, vì người quan sát không thể ở bên trong; người
đó phải đứng ra ngoài và nhìn vào toàn thể sự việc.
Và khoảnh khắc bạn được đồng nhất
với người quan sát - điều là đồng nhất thực của bạn - tâm trí mất đi mọi nắm giữ
của nó trên bạn. Tâm trí không còn khuấy động, bạn đã đạt tới chân lí.
Lời kinh nhỏ này là rất có ý
nghĩa. Có lẽ có thể Đại Huệ đã nói nó khi ông ấy nhận ra - không qua sự nhạy
bén trí tuệ mà qua thiền của ông ấy - chân lí có tính tồn tại. Điều này có thể
là điểm rẽ từ bản thể trí tuệ sang bản thể chứng ngộ.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
0 Đánh giá