Chương 25. Hai thức tỉnh

Chương 25. Hai thức tỉnh

Price:

Read more

Thiền sư lớn Đại Huệ - Tập 2 - Osho
Suy nghĩ về biến đổi từ trí thức sang chứng ngộ
Chương 25. Hai thức tỉnh
Osho kính yêu,
Hai thức tỉnh
Ngày xưa tôn giả Nghiêm Dương hỏi Triệu Châu, "Lúc một vật chẳng đem đến thì thế nào?"
Châu nói, "Buông xuống đi." Nghiêm Dương nói, "Vì không một vật nào được đem tới, buông cái gì xuống?" Châu nói, "Nếu ông không thể buông nó xuống, nhặt nó lên." Với những lời này, Nghiêm Dương đại ngộ.
Lại nữa: Một sư hỏi cổ đức, "Khi học trò không thể đối phó được thì nó giống cái gì?" Cổ đức nói, "Ta cũng giống điều này." Sư nói, "Thầy ơi, sao thầy cũng không thể đối phó được?" Cổ đức nói, "Nếu ta có thể đối phó được, ta có thể lấy đi cái không có khả năng đối phó này của ông." Với những lời này, sư đại ngộ.
Chứng ngộ của hai sư này là chính xác ở chỗ ông bị mất đi; khi ông có hoài nghi là đích xác chỗ hai sư này hỏi câu hỏi của họ. "Hiện tượng được sinh ra từ phân biệt và cũng tàn lụi đi qua phân biệt. Quét sạch mọi hiện tượng phân biệt - pháp này không sinh không diệt."
Thiền là đặc biệt theo nhiều cách so với các truyền thống khác của các nhà huyền bí. Nhưng một điều nổi bật, rất duy nhất, là những đối thoại nhỏ, kì lạ này: chỉ đọc chúng bạn không thể thấy được làm sao những đối thoại nhỏ đó có thể đem tới chứng ngộ cho ai đó.
Thứ hai, bản thân Thiền không cho giải thích. Đó là một trong các lí do truyền thống chứng ngộ sống đã không xảy ra cho toàn thế giới. Tôi muốn bạn hiểu những đối thoại nhỏ này, điều rõ ràng không ngụ ý cái gì, nhưng trong hoàn cảnh nào đó, đã được tạo ra bởi các phương pháp Thiền khác, có thể mang tới thức tỉnh. Các đối thoại này được ghi nhớ suốt nhiều thế kỉ; và những người trên con đường của Thiền thích thú chúng vô cùng. Nhưng với người ngoài chúng vẫn còn là đáng ghét, vì ngữ cảnh không bao giờ được kể; hoàn cảnh nào mà việc thức tỉnh đã xảy ra không bao giờ được thảo luận.
Đằng sau những đối thoại nhỏ này có kỉ luật thiền, việc hiểu dài lâu - có thể là nhiều năm làm việc. Nhưng chỉ đối thoại này được biết tới cho thế giới bên ngoài. Bạn không biết những người đang thảo luận với nhau; họ không phải là người thường. Việc thức tỉnh là có thể chỉ nếu họ có bối cảnh mà có thể làm ra mảnh đối thoại nhỏ - điều bản thân nó không là gì cả - có tầm quan trọng mênh mông.
Nhưng khi bạn đọc chúng, bạn không thể tin được làm sao những đối thoại này có thể làm cho ai đó chứng ngộ - vì bạn đang đọc chúng và bạn không trở nên chứng ngộ! Cái gì đó bị thiếu trong cảnh quan của bạn.
Nỗ lực của tôi sẽ là cho bạn toàn thể hoàn cảnh, và để giải thích không chỉ lời của đối thoại mà còn cả các cá nhân tham gia vào trong những đối thoại nhỏ này. Chỉ thế thì bạn sẽ thấy rằng chúng không phải là điều nhỏ bé, chúng là chính cái tốt nhất. Những người đã đạt tới điểm cuối cùng; những đối thoại này chỉ là cú đẩy nhỏ. Họ gần như đã sẵn sàng... có thể nói rằng thậm chí không có những đối thoại này họ vẫn trở nên chứng ngộ, có thể chậm hơn một tuần. Những đối thoại này đã cắt đi không nhiều hơn một tuần từ việc được chứng ngộ của họ.
Bây giờ Thiền đã trở thành thời thượng trên khắp thế giới, có nhiều thứ được viết ra về nó. Nhưng tôi đã không bắt gặp bất kì ai mãi cho tới nay... và tôi đã thấy gần như mọi thứ đã được viết về Thiền bởi những người không có chứng ngộ nào, nhưng lại bị ấn tượng bởi những người đã từng theo Thiền. Họ đã nhặt nhạnh những thứ không tạo ra nghĩa, gần như vô nghĩa, và họ không có năng lực để cho bạn bối cảnh.
Nhớ lấy, mọi thứ tuỳ thuộc vào bối cảnh: nhiều năm dài chuẩn bị có đó, nhiều năm dài chờ đợi, khao khát, nhiều năm dài của kiên nhẫn im lặng, thiền. Đối thoại này tới ở ngọn, tại chính chỗ cuối cùng. Nếu bạn có thể hiểu toàn thể quá trình này, thế thì cách đối thoại này có thể đem tới chứng ngộ cho ai đó sẽ được giải thích cho bạn.
Không biết toàn thể quá trình, Thiền sẽ vẫn còn chỉ là giải trí cho thế giới. Điều là chứng ngộ với Thiền nhân rơi xuống thành trạng thái giải trí. Những đối thoại này không phải là toàn thể quá trình. Nó giống như núi băng trôi: một mảnh nhỏ nổi lên trên biển - một phần mười của toàn thể núi băng - và chín phần mười là bên dưới. Chừng nào bạn chưa hiểu chín phần mười đó, một phần mười này sẽ không cho bạn bất kì cái nhìn sâu nào.
Ngày xưa, Đại Huệ nói, tôn giả Nghiêm Dương hỏi Triệu Châu, "Lúc một vật chẳng đem đến thì thế nào?"
Châu nói, "Buông xuống đi." Nghiêm Dương nói, "Vì không một vật nào được đem tới, buông cái gì xuống?" Châu nói, "Nếu ông không thể buông nó xuống, nhặt nó lên." Với những lời này, Nghiêm Dương đại ngộ.
Bây giờ, nếu bạn vẫn còn bị giới hạn trong giai thoại nhỏ này, bạn không thể giải thích được làm sao nó đem tới đại ngộ. Thứ nhất, trong hoàn cảnh của toàn thể cách tiếp cận Thiền: trong con mắt của Phật Gautam, Bồ đề đạt ma, Đại Huệ, thế giới không là gì ngoài trống rỗng. Và khi họ dùng từ 'trống rỗng', họ có nghĩa riêng của họ; nó không phải là nghĩa thường mà bạn có thể tìm thấy trong từ điển.
Nếu mọi thứ bị bỏ đi khỏi phòng của bạn - mọi đồ đạc, ảnh treo trên tường, đèn treo nhiều ngọn và mọi thứ - và không cái gì bị bỏ lại sau, bất kì người nào cũng sẽ nói, "Căn phòng này là trống rỗng." Đây là nghĩa bình thường của từ này. Nhưng từ cảnh quan của Phật Gautam, căn phòng này là trống rỗng đồ vật nhưng đầy không gian. Thực ra, khi mọi thứ có đó, chúng cản trở không gian. Chính từ 'phòng' nghĩa là không gian. Cho nên nó được ngập tràn bây giờ bằng không gian, không cái gì cản trở, không cái gì ngăn cản và làm chướng ngại không gian.
Không gian không phải là thứ phủ định như từ trống rỗng ngụ ý. Mọi thứ trong thế giới đã bắt nguồn từ không gian và mọi thứ biến mất vào trong không gian. Không gian dường như là kho chứa cho mọi thứ có đó....
Bây giờ, các nhà khoa học nói họ đã phát hiện ra, vài năm trước đây, lỗ đen trong không gian. Nó là câu chuyện đáng ngạc nhiên nhất mà khoa học phải nói. Bản thân họ cảm thấy bối rối, nhưng họ có thể làm gì được? Họ đã bắt gặp vài chỗ trong không gian... khoảnh khắc bất kì ngôi sao nào, ngay cả ngôi sao lớn nhất, đi vào khu vực đó, bạn không còn có thể thấy được nó: nó đã trở thành hư không thuần khiết. Sức kéo của vài chỗ này lớn khủng khiếp đến mức bất kì cái gì tới gần chúng đều lập tức bị kéo vào trong lỗ đen, và biến mất khỏi thế giới. Mọi ngày, nhiều ngôi sao liên tục biến mất vào trong lỗ đen; đó là ý tưởng cơ bản.
Nhưng thế rồi, chắc chắn, các nhà khoa học bắt đầu nghĩ: nếu có lỗ đen, phải có lỗ trắng nữa chứ. Nếu mọi thứ liên tục biến mất trong lỗ đen, một ngày nào đó mọi thứ sẽ biến mất. Nhưng mọi ngày các ngôi sao mới được sinh ra - chúng tới từ đâu vậy? Nó vẫn còn là giả định, giả thuyết, rằng từ bất kì chỗ nào chúng tới, chỗ đó phải được gọi là lỗ trắng.
Hiểu biết riêng của tôi là ở chỗ lỗ đen và lỗ trắng chỉ là hai mặt của cùng một hiện tượng; chúng không tách rời. Nó cũng giống như cánh cửa: bạn có thể đi vào, bạn có thể đi ra. Một phía của cửa được viết "Đẩy"; và phía bên kia được viết "Kéo." Lỗ đen hoá giải sáng tạo; nó là cái chết.
Không chỉ bạn bị mệt và già, bây giờ họ nói ngay cả kim loại cũng bị mệt; ngay cả máy móc, làm việc hai mươi bốn giờ một ngày là không đúng. Bạn đang tạo ra quá nhiều căng thẳng trong kim loại. Nó cần nghỉ ngơi chút ít để phục hồi bản thân nó; bằng không, nó sẽ sớm không vận hành thêm nữa. Ngay cả máy cũng trở nên già, hệt như người vậy.
Sao trở nên già, cũng giống như bất kì cái gì khác. Khi ngôi sao hay hành tinh đã trở nên quá già và không thể giữ bản thân nó cụm lại thêm nữa, nó biến mất vào trong lỗ đen. Cái chết của nó đã tới. Đó là việc hoá giải sáng tạo. Chức năng của lỗ đen là giải tán mọi thành tố của hành tinh hay ngôi sao - chúng trở về dạng nguyên thuỷ của chúng.
Dạng nguyên thuỷ chỉ là điện, chỉ là năng lượng, cho nên vật chất tan chảy thành năng lượng. Năng lượng không thể thấy được, bạn không thể thấy nó được. Bạn có bao giờ thấy điện không? Bạn đã thấy sản phẩm phụ của điện, như bóng đèn của bạn, nhưng bạn đã không thấy bản thân điện. Khi nó đi qua dây, bạn có thấy gì không? Và nếu bóng đèn bị bỏ đi, điện vẫn có đó - nhưng bạn có thấy nó không?
Không năng lượng nào có thể được thấy. Không năng lượng nào là thấy được, cho nên khi toàn thể khối lượng của ngôi sao bao la hay hành tinh rơi lại vào trong cội nguồn nguyên thuỷ, nó trở thành năng lượng thuần khiết. Đó là lí do tại sao bạn không thể thấy được nó: nó đã biến mất. Có lẽ đó là lúc cho nghỉ ngơi lâu dài. Và một khi nó được nghỉ ngơi, thế thì các thành tố cơ bản có thể lại tới cùng nhau, có thể lại hình thành nên thân thể mới và đi vào trong vũ trụ từ phía bên kia của lỗ đen - đó là lỗ trắng.
Điều này là rất có ý nghĩa ngày nay trong tâm trí các nhà vật lí. Nó có nghĩa vũ trụ liên tục làm mới bản thân nó theo cùng cách như mọi cá nhân được sinh ra, trở nên già đi, chết và thế rồi ở đâu đó khác được sinh ra trong dạng mới, tươi tắn, trẻ trung. Đây là quá trình làm trẻ lại.
Bản thân sự tồn tại đầy không gian. Không gian có vẻ trống rỗng với chúng ta - nhưng nó không trống rỗng, nó là tiềm năng cho mọi thứ xảy ra. Mọi thứ đã đi ra từ nó - do đó, làm sao bạn có thể gọi nó là trống rỗng được? Bạn có thể gọi bụng mẹ là trống rỗng được không? Nó có tiềm năng cho sinh ra sự sống. Nó rõ ràng trống rỗng, vì tiềm năng của nó đã không được biến đổi thành thực tại.
Phật Gautam là người đầu tiên dùng từ 'trống rỗng' theo nghĩa của tính không gian, không gian vô hạn. Mọi thứ chỉ là hình dạng và cái tạo ra hình dạng là vô hình. Chỉ hình dạng là thấy được, nhưng năng lượng làm ra nó là vô hình.
Đệ tử Thiền này liên tục thiền về trống rỗng của sự tồn tại, về tính không gian của sự tồn tại. Mọi dạng đều trống rỗng, không dạng nào có cái ngã. Duy nhất sự tồn tại có cái ngã. Mọi thứ khác chỉ là mơ kéo dài trong vài năm - và trong vĩnh hằng của thời gian, vài năm chẳng là mấy để mà ba hoa, chúng không thành vấn đề chút nào. Thiền nhân liên tục thiền và nhận ra bản chất và hương vị của hư không.
Ngày người đó hiểu ra rằng mọi thứ đều có tính chất hiện tượng, cái xuất hiện sẽ biến mất... hôm nay nó có, ngày mai nó có thể mất đi - nó không là cái gì vĩnh hằng. Và chừng nào cái gì đó không là vĩnh hằng, nó không là thật.
Đi sâu vào trong thiền này sẽ làm thay đổi toàn thể cuộc sống của bạn. Giận tới và bạn biết rằng nó chỉ là dạng năng lượng; bạn không chú ý tới người mà bạn đang giận. Thiền nhân đặt toàn thể chú ý của người đó vào bản thân cơn giận. Hình dạng biến mất, và năng lượng được chứa trong hình dạng được hấp thu bởi thiền nhân.
Khi mọi thứ liên tục biến mất - buồn, căng thẳng, bất hạnh, khổ - bạn liên tục trở nên ngày một mạnh hơn, vì mọi thứ đang rơi trở lại trong dạng năng lượng. Trong trạng thái này, cố hiểu giai thoại thứ nhất.
Nghiêm Dương hỏi Triệu Châu, "Lúc một vật chẳng đem đến thì thế nào?" Nó chỉ là theo phong tục. Cả hai đều là người tinh thông - một người đã trở nên chứng ngộ, người kia ở ngay trên bờ - và chính sự kính trọng đem tới cái gì đó như món quà cho thầy.
Nhưng Nghiêm Dương hỏi, "Lúc một vật chẳng đem đến thì thế nào?" Ông ấy đã không mang bất kì món quà nào tới cho thầy, và ông ấy hỏi bản thân thầy, "Nó giống cái gì, nó cảm thấy thế nào, khi thầy tới người thầy mà không có một thứ gì làm quà?" Châu nói, "Buông xuống đi."
Về logic điều đó là câu trả lời tuyệt đối ngớ ngẩn. Khi bạn đã không mang cái gì tới, cái gì có đó mà buông xuống? Nhưng có cái gì đó, và nó không ngớ ngẩn. Nghiêm Dương đã hỏi, "Nó giống cái gì, nó cảm thấy thế nào, khi không một vật nào được đem tới?" Và khi Châu nói "Buông xuống đi," ông ấy đang nói buông xuống bất kì cái gì nó cảm thấy thích. Ông ấy không nói buông bất kì cái gì xuống; chừng ấy là được hiểu giữa hai người này. Làm sao bạn có thể buông xuống cái gì đó mà bạn đã không mang? Nhưng bạn đang cảm thấy cái gì đó - buông cảm giác đó xuống, loại bỏ nó đi.
Vì mọi thứ là hình dạng trống rỗng, bạn không bao giờ mang bất kì cái gì, dù bạn mang chúng hay không. Nó bao giờ cũng là hư không - hoặc hư không tiềm năng hoặc hư không thực tại, nhưng nó là hư không. Cho nên đừng bận tâm về nó. Dù cảm giác của bạn là bất kì cái gì, không cần thảo luận về nó; bạn chỉ buông nó xuống, được tự do với nó.
Nghiêm Dương nói, "Vì không một vật nào được đem tới, buông cái gì xuống?" Không phải là ông ấy đã không hiểu; nó không phải là loại câu hỏi của bạn mà ông ấy hỏi. Ông ấy là con người của thiền, và ông ấy hiểu đích xác điều Châu ngụ ý khi ông này nói, "Buông nó xuống." Nhưng ông ấy đang đùa thầy; ông ấy muốn thầy nói cái gì đó không đúng, để cho ông ấy có thể bắt giữ nơi cổ thầy.
Ông ấy đã nêu ra một câu hỏi mà bất kì ai cũng có thể bị bắt. Đây là vui đùa cổ theo truyền thống Thiền. Vì không một thứ gì được đem tới, buông cái gì xuống? Ông ấy đang làm ra một phát biểu logic, biết hoàn toàn rõ điều thầy ngụ ý khi thầy nói, "Buông nó xuống." Nhưng bạn không thể đánh bại thầy được.
Châu nói, "Nếu ông không thể buông nó xuống, nhặt nó lên." - nhưng ông ấy vẫn còn trong trạng thái hư không thuần khiết. Ông ấy không chuyển động chút xíu nào. Mặc dầu đệ tử đang cố di chuyển ông ấy nói cái gì đó sai, người chứng ngộ, tâm thức thức tỉnh không thể bị lừa vào bất kì cái gì. Bạn có thể thử điều đó từ mọi góc - và có hàng nghìn câu chuyện trong đó đệ tử đã từng cố kéo chân thầy. Nhưng không người nào đã bao giờ thành công. Nếu ai đó thành công, điều đó có nghĩa là thầy chưa phải là thầy, thầy là người giả vờ.
Cho nên khi ông ấy hỏi, "Buông cái gì xuống?" ông ấy đang làm một phát biểu logic, và ông ấy đang thử chứng minh rằng điều thầy nói là ngớ ngẩn. Nhưng thầy không thể bị chuyển ra khỏi trạng thái hiện hữu của thầy. Thầy nói, "Được, nếu ông không thể buông được nó xuống, nhặt nó lên đi."
Tình huống vẫn còn như cũ. Cùng câu hỏi đó có thể được hỏi lại: "Nếu tôi đã không mang tới cái gì, làm sao tôi có thể nhặt được nó lên?" Nhưng Nghiêm Dương đã hiểu điều đó là đủ. Bạn không thể lừa thầy vào làm ra một phát biểu mà không tương ứng với kinh nghiệm của thầy về hư không. Không có gì để nhặt lên và không có gì để buông xuống, ngoài cảm giác mà ông đang mang. Hoặc buông nó xuống... hoặc, nếu bạn không thể buông nó xuống được, thế thì nhặt nó lên. Cái gì khác có thể được nói?
Phát biểu ngớ ngẩn này, mà có vẻ ngớ ngẩn cho bất kì người ngoài nào, đột nhiên lẩy cò trong đệ tử người ở ngay bên bờ chứng ngộ, cùng ánh sáng đó, cùng hiểu biết rằng không cái gì để mang, không cái gì để buông xuống, không cái gì để nhặt lên, cùng ánh sáng đó, cùng hiểu biết rằng không có cái gì để mang, không cái gì để buông, không cái gì để nhặt - rằng bạn chỉ là nhận biết thuần khiết trong đại dương của hư không.
Lắng nghe nó từ thầy Châu, nó đi thẳng như mũi tên vào bản thể ông ấy. Với những lời này, Nghiêm Dương đại ngộ.
Tôi muốn cho bạn ví dụ khác rõ ràng hơn và sẽ giúp bạn hiểu ví dụ này.
Một nhà vua lớn, Prasenjita, người đương đại với Phật Gautam, đi đón Phật Gautam bên ngoài cổng chính của thành phố. Ông ấy có một viên kim cương rất quí mà là duy nhất; mọi vua của nước này đều ghen tị về viên kim cương này. Cho nên ông ấy nghĩ, "Cái gì sẽ là quà tặng thích hợp cho việc Phật tới thành phố của ta? Ta sẽ đem viên kim cương này..."
Vợ ông ấy đã là người theo Phật Gautam từ lâu, thậm chí từ trước khi lấy Prasenjita. Thực ra, Prasenjita chỉ đi bởi vì vợ ông ấy cứ nài nỉ, "Đó là khoảnh khắc quí giá, đừng bỏ lỡ nó." Sâu bên dưới ông ấy muốn chứng tỏ cho thế giới sự hào phóng của ông ấy, bản ngã của ông ấy, bằng việc cúng dường viên kim cương lớn này.
Trên bề mặt đó là một điều: ông ấy lịch sự, tốt bụng, khiêm tốn tới mức ông ấy đã mang món quà lớn lao nhất, giá trị nhất. Nhưng sâu bên dưới trong vô thức của ông ấy nó là cái gì đó khác: Hàng nghìn sư sẽ có đó - mười nghìn sư thường di chuyển cùng Phật Gautam, bất kì chỗ nào ông ấy đi - và cả kinh thành sẽ có đó để đón Phật. Cho nên đó sẽ là cơ hội tốt để biểu lộ giầu có của ông ấy, quyền lực của ông ấy, hào phóng của ông ấy.
Vợ ông ấy có thể thấy điều đó trong mắt ông ấy. Cô ấy nói, "Anh này, với Phật Gautam đây chỉ là hòn đá; đừng nghĩ rằng ông ấy sẽ bị ấn tượng bởi nó. Cảm giác của em là, trong ao trong cung điện của chúng ta, có một đoá sen đẹp - anh nên mang cái đó. Cái đó sẽ có nghĩa nhiều với ông ấy hơn là hòn đá chết."
Ông ấy nói, "Ta sẽ đem cả hai, và ta sẽ xem liệu em đúng hay ta đúng."
Ông ấy đi tới đó cùng vợ. Và ông ấy là vua, cho nên tất nhiên ông ấy đứng đầu cả cả đám đông những người đã tới đón Phật. Ông ấy mang viên kim cương ra trước Phật, và nói, "Tôi không giầu gì mấy, và tôi cúng dường nó cho thầy."
Phật nói, "Buông nó đi."
Ông ấy không thể tin được điều đó, nhưng trước cả nghìn người, khi Phật nói, "Buông nó đi," ông ấy thậm chí không thể cưỡng lại hay nói không. Ông ấy phải buông rơi nó. Ông ấy nghĩ rằng có lẽ vợ mình đúng: với Phật nó chỉ là hòn đá; với bạn nó là thứ rất quí giá.
Thế rồi ông ấy đưa ra đoá sen bằng tay kia, và Phật nói, "Buông nó đi."
Ông ấy nói, "Trời, vợ mình cũng sai!" - thế là ông ấy buông rơi đoá sen.
Bây giờ chẳng có gì để tặng. Chỉ bàn tay trống rỗng ông ấy đang đứng đó.... và Phật lại nói, "Buông nó đi!" Bây giờ, điều này là quá thể! Khi chẳng cái gì còn lại, ông ấy có thể bỏ cái gì?
Và Mahakashyapa bắt đầu cười. Mahakashyapa là khởi tổ của Thiền. Ông ấy thực sự là người sáng lập, nhưng vì ông ấy không bao giờ nói, mọi điều được nhắc tới chỉ thỉnh thoảng là tiếng cười của ông ấy.
Prasenjita nhìn Mahakashyapa. Bản thân ông này là con trai của một vị vua lớn đã từ bỏ vương quốc và đi theo Phật Gautam. Prasenjita nói, "Mahakashyap, sao ông cười?"
Ông này nói, "Tôi cười vì ông không hiểu điều Phật nói. Để hiểu ông ấy, kinh nghiệm sâu về thiền được cần tới. Ông ấy không nói buông kim cương, hay buông hoa sen; chúng chỉ là cái giả. Buông bản thân ông đi! Chừng nào ông chưa buông bản thân ông, ông không buông cái gì cả. Sụp xuống dưới chân ông ấy đi!"
Điều này là quá thể. Prasenjita đã không nghĩ về điều đó. Ông ấy đã mang quà tới... ông ấy không phải là người đi theo, vợ ông ấy mới là người đi theo. Nhưng bây giờ, trước nhiều người thế, không cúi mình xuống thật là thô thiển.
Ông ấy chạm chân Phật Gautam bằng đầu, và lần này Phật Gautam cười. Phật nói, "Ông đang giả vờ buông, nhưng không buông! Không cần giả vờ ở đây. Hoặc là đích thực, hoặc không làm điều đó. Bây giờ nhặt kim cương và hoa sen của ông lên và biến đi. Nếu ông không thể buông được bản thân ông, không có quà tặng khác mà ông có thể đem tới cho ta.
"Chừng nào ông chưa là bản thân quà tặng, không quà tặng nào là được chấp nhận. Chỉ yêu mới có thể là quà tặng. Chỉ buông bỏ sâu sắc mới có thể là quà tặng. Chỉ hội nhập với người đã đạt tới mới có thể là quà tặng. Mọi quà tặng chỉ là bình thường: ngay cả đem chúng tới là chứng tỏ ngu xuẩn của ông."
Nghe Phật, nhìn Phật - đột nhiên ông ấy thấy Phật lần đầu tiên. Cảm thấy trường năng lượng quanh Phật... ông ấy chưa bao giờ im lặng, và bây giờ lần đầu tiên ông ấy cảm thấy im lặng - và hàng nghìn người đã hoàn toàn im lặng, dường như không có người nào khác.
Prasenjita chạm chân Phật Gautam lần thứ hai, và Phật Gautam nói, "Bây giờ điều đó là đúng, nó tới từ chính tâm ông. Bây giờ ta có thể chấp nhận quà tặng của ông." Với người bình thường, câu hỏi sẽ là, "Quà tặng gì?" vì kim cương đã bị bác bỏ, hoa sen đã bị bác bỏ... và Phật chấp nhận quà tặng bây giờ. Với tâm trí bình thường, không cái gì được chuyển trao thêm nữa; nhưng với cảm nhận của người chứng ngộ, mọi thứ đã xảy ra.
Prasenjita không còn là cùng con người cũ. Ông ấy đã không về nhà. Ông ấy nói với vợ mình, "Anh phân vân: em đã là đệ tử của Phật lâu thế; thế thì tại sao em lấy chồng, tại sao em vẫn ở trong cung điện? Khi thầy của em đi chân trần trong nóng mặt trời quanh đất nước em cũng phải đi cùng thầy chứ, em phải chăm sóc thầy. Em có thể quay về nhà - xe ngựa sẵn đó - nhưng anh đã buông bản thân anh, anh đã trao bản thân anh như món quà. Anh không về nhà đâu."
Người vợ đã không nghĩ tới khả năng như vậy. Cô ấy đã là đệ tử, nhưng điều đó không có nghĩa... Nhưng bây giờ, khi người chồng không tới... cô ấy cũng vươn lên trạng thái tâm thức cao hơn. Cô ấy nói, "Anh không thể đánh bại em được; em thuộc vào cùng đẳng cấp chiến binh mà anh thuộc vào. Thất bại đơn giản là không chấp nhận được. Chết là chấp nhận được, nhưng thất bại - không. Em cũng sẽ ở lại. Xe ngựa có thể về trống rỗng."
Việc buông này sẽ giúp bạn hiểu đối thoại giữa Nghiêm Dương và Châu. Châu đang nói, "Đừng mang bất kì căng thẳng nào. Nếu ông đã không mang cái gì, chẳng thành vấn đề. Khi ông đem cái gì đó tới, thế nữa cũng không thành vấn đề. Cho nên buông nó xuống. Toàn thể cảm giác này rằng ông đã không mang cái gì, toàn thể mặc cảm này, toàn thể bối rối này - buông nó xuống."
Nhưng khi Nghiêm Dương nói, "Khi tôi đã không mang cái gì, làm sao tôi có thể buông nó xuống được?" Thế thì Châu nói, "Điều đó là tuỳ ông. Nhặt nó lên." Vào chính khoảnh khắc đó, như cú sét bất thần, Nghiêm Dương có thể thấy điều ông ấy ngụ ý: ông ấy không nói về bất kì cái gì; ông ấy đang nói về tâm trí căng thẳng. Hoặc buông nó xuống, hoặc nếu ông không thể làm được - nó là buồn, nhưng nó là được - nhặt nó lên.
Một hiểu biết tức khắc nảy sinh trong ông ấy. Nghiêm Dương đại ngộ.
Nếu bạn có thể thấy toàn thể bối cảnh - cách thiền vận hành, cách các thầy thiền đã vận hành.... Và nhớ lấy, Châu chắc đã không nói điều này cho bất kì người nào hay cho mọi người. Chắc chắn chính trạng thái của Nghiêm Dương là rõ ràng cho Châu. Khi bạn tới trước thầy, thầy biết bạn ở đâu. Thấy rằng chỉ một ý nghĩ nhỏ đang ngăn cản ông ấy chưa đi vào hư không lớn lao, thầy đã trả lời theo cách này - bằng không chắc thầy đã không trả lời. Nếu một giáo sư tới thăm, một nhà khoa học, một nhà logic, ông ấy chắc đã không nói điều đó. Việc đó chắc đã là lạc lõng; người kia chắc không sẵn sàng cho nó.
Đó là lí do tại sao tôi đã liên tục nói với bạn, tôi không trả lời câu hỏi của bạn, tôi trả lời bạn. Câu hỏi là không liên quan; người hỏi là mục tiêu của tôi, không phải là việc hỏi của người đó. Cho nên có thể là cùng câu hỏi có thể được hỏi bởi những người khác nhau và tôi có thể trả lời khác đi, vì người hỏi là khác. Những người khác nhau có thể diễn đạt câu hỏi theo cùng cách, trong cùng lời; nhưng những người khác nhau không thể hỏi cùng câu hỏi, vì các cá nhân khác nhau đó có trạng thái tâm thức khác nhau. Tôi phải trả lời cho tâm thức của họ, không cho những rác rưởi bắt nguồn từ tâm trí họ.
Điều này tạo ra vấn đề cho bất kì ai muốn soạn ra triết lí của tôi là gì. Người đó sẽ sớm vào nhà thương điên, vì người đó sẽ thấy bao nhiêu câu trả lời cho cùng một câu hỏi tới mức người đó sẽ phát rồ, lẩn thẩn! Nó không phải là triết lí; nó không phải là hệ thống logic nhất quán. Nó là sự thân thiết, việc truyền nănglượng nào đó, ánh sáng nào đó từ cá nhân sang cá nhân.
Lại nữa: Một sư hỏi cổ đức, "Khi học trò không thể đối phó được thì nó giống cái gì?" Cổ đức nói, "Ta cũng giống điều này." Điều này là kì lạ khi có liên quan tới tâm trí - thầy nói, "Ta cũng giống điều này." Học trò không thể đương đầu được - điều đó là không thể hiểu nổi. Nhưng thầy nói, "Ta cũng giống điều này" dẫn bạn vào một chiều mà không có tính logic, nó là bản thân sự tồn tại.
Sư nói, "Thầy ơi, sao thầy cũng không thể đối phó được?" Cổ đức nói, "Nếu ta có thể đối phó được, ta có thể lấy đi cái không có khả năng đối phó này của ông." Với những lời này, sư đại ngộ.
Đầu tiên sư này hỏi về ai đó khác, từ đó thầy có thể thấy trực tiếp rằng ôg ta muốn hỏi một câu hỏi về bản thân ông ta, nhưng không đủ dũng cảm để hỏi nó.
Hàng nghìn lần tôi đã bắt gặp những người đem tới các câu hỏi như, "Bạn tôi có vấn đề này," và tôi bao giờ cũng bảo họ, "Tốt hơn cả là đưa bạn của bạn tới đi, và anh ta có thể nói rằng bạn anh ta có vấn đề. Nếu bạn thậm chí không thể chấp nhận được rằng đó là vấn đề của bạn, bạn không xứng với bất kì câu trả lời nào. Bạn không đích thực ngay cả trong câu hỏi của bạn.
Ông ấy nói, " Khi học trò không thể đối phó được thì nó giống cái gì?" Trên đường đạo, thời gian của thầy đã không bị phí hoài về người khác; trong những khoảnh khắc hiếm hoi này bạn nên hỏi về bản thân bạn. Ông ấy thực sự đang hỏi, "Khi tôi không thể đối phó được thì nó giống cái gì?", nhưng là hèn.
Cổ đức nói, "Ta cũng giống điều này." Bây giờ sự việc trở nên thậm chí còn thách đố hơn. Đầu tiên, người hỏi không mở tâm mình, nhưng người đó nghĩ bất kì cái gì thầy trả lời sẽ là áp dụng được cho người đó nữa. Và điều thầy trả lời là, "Ta cũng giống điều này."
Điều đó là được với đệ tử, với học trò, nhưng với thầy sao...? Thầy là thầy, thầy đã đạt tới, sao thầy không thể đối phó được?
Cổ đức nói, "Nếu ta có thể đối phó được, ta có thể lấy đi cái không có khả năng đối phó này của ông." Ông ấy không nói về học trò, ông ấy không nói về bất kì người nào khác; ông ấy đánh thẳng sư này, người ẩn đằng sau từ 'học trò'.
Thầy nói, " Nếu ta có thể đối phó được, ta có thể lấy đi cái không có khả năng đối phó này của ông." Nếu ta không thể lấy nó đi được, điều đó đơn giản nghĩa là bản thân ta không thể đối phó được, ta không là thầy thực. Trước một học trò giả, làm sao ta có thể là thầy thực được? Ta có thể phơi bầy thực tại của ta cho cho người là đích thực hướng tới ta. Thầy đã bắt giữ người này, và thầy nói, "Ta có thể lấy đi cái không có khả năng đối phó này của ông."
Điều đó phải đã là cú choáng bất thần - sư này đang hỏi về ai đó khác, và thầy trả lời anh ta. Cú choáng bất thần đó dừng vận hành của tâm trí. Bất kì cái gì bất thần và tâm trí không thể xoay xở được. Nó chỉ có thể xoay xở với cái là cũ rích và cổ, đã được biết hoàn hảo với nó; nó có thể lặp lại như vẹt câu trả lời cũ. Nhưng bây giờ, làm gì? - thầy đã bắt quả tang anh ta, đang gian lận.
Im lặng, choáng, nhưng cú choáng và im lặng đã giúp vô cùng.... Với những lời này, sư đại ngộ.
Chứng ngộ của hai sư này là chính xác ở chỗ ông bị mất đi; khi ông có hoài nghi là đích xác chỗ hai sư này hỏi câu hỏi của họ. "Hiện tượng được sinh ra từ phân biệt và cũng tàn lụi đi qua phân biệt. Quét sạch mọi hiện tượng phân biệt - pháp này không sinh không diệt."
Con đường này, giả kim thuật này của Thiền, không sinh không diệt. Nó là một trong những việc truyền trao trực tiếp nhất từ thầy sang đệ tử. Nó không đi vào việc nói dài dòng, nó không thảo luận những vấn đề không cần thiết. Thiền đã thu mọi thứ về chính điều bản chất; nó đã cắt đi mọi thứ không cần thiết.
Thiền như điện tín. Bạn có để ý rằng khi bạn viết thư, nó liên tục trở nên dài hơn và dài hơn. Dễ dàng bắt đầu thư, nhưng khó kết thúc nó. Khi bạn gửi bức điện tín, chỉ mười từ, nó là thông điệp cô đọng. Bức thư dài mười trang của bạn sẽ không có cùng hiệu quả như mười từ của bức điện tín. Nghĩa càng được cô đọng, nó càng nổi bật. Nghĩa càng trải rộng, càng ít ấn tượng.
Thiền tin vào chính điều bản chất. Nó không có điều vô nghĩa bao quanh nó, không nghi lễ, trong đó mọi tôn giáo khác đã mất hút, không tụng niệm, không mật chú, không kinh sách - chỉ những giai thoại. Nếu bạn có nhận thức đúng, chúng sẽ đánh bạn thẳng vào tâm. Nó là giáo huấn rất cô đọng và kết tinh, nhưng nó cần người được chuẩn bị cho nó. Và việc chuẩn bị duy nhất là nhận biết có tính thiền.
Bạn không thể dạy được Thiền trong đại học. Nó sẽ là khó bởi lẽ đơn giản rằng sinh viên không có nhận biết thiền, và bạn không có sách về Thiền mà có thể làm ra nghĩa, điều có vẻ ngớ ngẩn. Bạn sẽ ngạc nhiên rằng trong nhiều đại học Thiền họ đang dạy Thiền qua sách của tôi, vì sách của tôi ít nhất đang làm nỗ lực để làm cho điều ngớ ngẩn dường như có thể nhận biết được. Tôi đang cố cho hoàn cảnh, bối cảnh đúng, vì tôi đang nói cho những người không được sinh ra trong truyền thống Thiền. Bản thân sách Thiền là rất chắp vá.
Tôi chưa bao giờ tới Nhật Bản và có thể nhất là chính phủ Nhật Bản sẽ không cho phép tôi vào. Nhưng trong nhiều đại học... ở Nhật Bản, các Thiền viện có đại học gắn với nơi các sư Thiền có thể dạy. Điều đơn giản kì lạ là nó là truyền thống của họ... họ có lịch sử gần một nghìn hai trăm năm với văn học, hội hoạ, thơ ca lớn nhưng chúng tất cả đều chắp vá. Không ai đã cố gắng cho nhiều hơn chỉ kết luận; không ai đã cho toàn thể hoàn cảnh.
Điều đó là rất kì lạ. Khi tôi bị bắt ở Mĩ, bức điện tín đầu tiên phản đối tổng thống tới từ một Thiền sư từ Nhật Bản: "Điều này là tuyệt đối xấu của nước các ông - bắt một người đã không phạm bất kì tội nào và người không thể phạm bất kì tội nào. Mặc dầu chúng tôi không biết ông ấy về mặt cá nhân, chúng tôi dạy từ sách của ông ấy trong đại học của chúng tôi. Sáng suốt mà ông ấy đã mang tới cho Thiền là rõ ràng tới mức không thể nào có chuyện người này đã không đạt tới cùng không gian như Phật Gautam.
"Các ông đã bắt một Phật Gautam. Xin lập tức thả ông ấy ra, nếu không điều đó sẽ là việc kết án các ông và đất nước các ông mãi mãi." Viên cai ngục lập tức tới tôi và cho tôi xem bức điện tín. Một bản được gửi cho tôi và một bản gửi cho tổng thống Mĩ.
Ngay bây giờ họ đang có lễ hội lớn của các sannyasins ở Nhật Bản. Mọi người khác cũng được mời, và một nghìn người đang tới tụ tập; phần lớn sẽ là sư, những người đang thiền, nhưng ở đâu đó bị mắc kẹt - những người đã đọc, nhưng không thể tìm ra giải thích đúng.
Mọi phát biểu ngớ ngẩn dường như ngớ ngẩn chỉ với tâm trí trần tục. Một khi bạn đã vươn lên trên điều tầm thường trần tục, một khi bạn có thể thấy rõ ràng, cái ngớ ngẩn biến mất. Và không chỉ cái ngớ ngẩn biến mất - sự biến mất của nó sẽ là sự biến mất của bản ngã riêng của bạn nữa. Tâm trí bạn cũng sẽ biến mất cùng nó.
Những đối thoại nhỏ và câu chuyện này đã phục vụ cho nhiều người thế trong việc đạt tới chứng ngộ, điều các kinh sách lớn đã không có khả năng làm. Kinh sách lớn đã tạo ra chỉ các học giả. Không có chỗ cho học giả trong Thiền. Chẳng hạn, học giả làm gì với hai câu chuyện này?
Nhưng học giả hoàn toàn thoải mái với Vedas, với Gita, với Kinh Thánh, với Talmud, với Torah. Ông ấy cực kì thoải mái, vì những bức thư chục trang giấy đó còn những bức điện tín này - khẩn thiết, tức khắc, không cho bạn bất kì giải thích nào, nhưng đơn giản cho bạn chính điều bản chất, hương thơm của hàng nghìn hoa. Bạn chỉ phải tỉnh táo và đủ tính thiền để hấp thu chúng.
Nếu bạn có thể hấp thu chúng, trong văn đàn của toàn thế giới, không có gì quan trọng hơn các giai thoại Thiền. Trong mọi thứ chúng là duy nhất. Chúng là những bức tranh nhỏ, và chỉ quan sát chúng, bạn sẽ rơi vào trong an bình tới mức bạn không thể quan niệm được thu hoạch từ một Picasso. Xem một Picasso, bạn sẽ bị ác mộng thế... nhưng quan sát bức tranh Thiền, nó rất đơn giản; bạn sẽ có an bình lớn giáng xuống bạn.
Có những thơ ca lớn, nhưng không cùng ý nghĩa như những bài cú nhỏ từ Thiền. Tôi bao giờ cũng yêu mến Ba Tiêu, một trong các thầy về bài cú. Những bài cú nhỏ của ông ấy nói nhiều thứ tới mức ngay cả kinh sách linh thiêng nghìn trang cũng không nói - nó tất cả là văn xuôi nhiều thế. Bài cú nhỏ của Ba Tiêu là:
Ao cổ...
Và khi bạn nghe bài cú này, bạn phải quán tưởng nó. Nó nhỏ tới mức nó không phải là vấn đề hiểu, nó là vấn đề đi vào trong nó. Ao cổ... chỉ có cảm giác về ao cổ, quán tưởng nó đi.
Ao cổ.
Ếch nhảy.
Tõm.
Và bài cú là đầy đủ.
Nhưng ông ấy đã nói nhiều thế: ao cổ, cây cổ, đá cổ quanh nó.... và phải có im lặng.... và ếch nhảy vào. Trong một khoảnh khắc im lặng bị quấy rối, tõm. Và lần nữa im lặng được phục hồi.... có lẽ còn sâu hơn nó trước đó.
Ông ấy muốn nói gì trong bài cú này? Ông ấy đang nói, Thế giới cổ đại này... và sự tồn tại của bạn chỉ là tiếng tõm, một âm thanh nhỏ bé trong im lặng. Và thế rồi bạn mất đi, và im lặng sâu sắc hơn. Theo cách này ông ấy làm cho toàn thế giới thành phù du, tựa mơ - không cái gì vững chắc trong nó, ngoại trừ im lặng lớn.
Im lặng lớn đó là chính bản thể của bạn. Nó cũng là chính bản thể của toàn thể vũ trụ.
Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

0 Đánh giá

Ads Belove Post