Chương 30. Triệt để

Chương 30. Triệt để

Price:

Read more

Thiền sư lớn Đại Huệ - Tập 2 - Osho
Suy nghĩ về biến đổi từ trí thức sang chứng ngộ
Chương 30. Triệt để
Osho kính yêu,
Là triệt để.
Vì ông đã xét tới chuyện tình này, ông phải kiên định làm triệt để bản thân ông, và ngồi thẳng trong phòng với điều ông thực sự trải nghiệm và thức tỉnh trong tiến trình cuộc sống của ông. Điều đó giống như đi qua chiếc cầu làm bằng một tấm ván vừa mang gánh nặng trăm cân: Nếu tay và chân ông trượt, ông thậm chí không thể bảo tồn được mạng sống riêng của ông, nói gì tới cứu người khác. Khi sư tới tìm kiếm đạo, Mục Châu sẽ nói, "Trường hợp hiển nhiên: Ta tha cho ông ba mươi roi."
Ngô Việt ở Phần Dương bảo những người hỏi, "Không suy nghĩ giả!" Bất kì khi nào Lu Tử thấy một sư đi vào cổng, ông ấy sẽ lập tức quay người và ngồi đối diện với tường.
Vấn đề với mọi linh hồn thức tỉnh bao giờ cũng là như nhau: trước khi thức tỉnh, chính sự kiện thức tỉnh là vấn đề của người đó. Sau thức tỉnh, lại việc thức tỉnh tới như vấn đề - làm sao diễn đạt nó?
Trải nghiệm cái gì đó là một điều, và diễn đạt nó là điều khác toàn bộ. Có thể cảm thấy thoải mái với sự tồn tại, trong tính như thế sâu sắc, nhưng làm sao nói điều đó? Có thể nghe buổi tối đẹp này, điệu vũ của mưa và niềm vui im lặng của cây, nhưng làm sao nói nó?
Lời nghèo nàn thế, và cuộc sống giầu có thế. Cuộc sống là bao la thế và lời là nhỏ nhoi thế. Chỉ cảm chính khoảnh khắc này, và bạn sẽ có khả năng thấy cái mênh mông của nó, cái đẹp vô cùng của nó, cái huy hoàng của nó, im lặng của nó, bài ca của nó. Tâm cảm nó. Bản thể được trút đầy với hoa. Toàn thể vũ trụ có tính thơ ca thế. Nó bao giờ cũng là thơ ca, nó không bao giờ là văn xuôi. Nếu bạn có mắt và nhạy cảm, cuộc sống bao giờ cũng là niềm hân hoan. Và cội nguồn sâu nhất của cuộc sống là bên trong bạn.
Toàn thể nỗ lực của người tìm kiếm là để thức tỉnh cội nguồn của bản thể bên trong - cái là vĩnh hằng, vô hạn, bất tử. Nhưng thế rồi vấn đề nảy sinh... thôi thúc sâu sắc, niềm khao khát không thể cưỡng lại được để chia sẻ nó. Mọi thầy, mọi người đã trở nên chứng ngộ, đã vật lộn vất vả theo những cách khác nhau, hợp lí, bất hợp lí. Họ thậm chí đã viện đến cả những điều ngớ ngẩn, chỉ để cho bạn một hướng dẫn.
Đại Huệ đang đối diện với cùng tình huống. Ông ấy đã về tới nhà, và bây giờ ông ấy muốn mời tất cả những người vẫn còn đang vẩn vơ trong bóng tối. Ông ấy muốn gửi lời mời, nhưng lời ở đâu? Ông ấy đang cố gắng vất vả nhất. Sáng nay ông ấy đã cho các bạn hai lời. Một là chuyện tình lớn với cái như thế - việc diễn đạt cuộc sống như nó vậy mà không mang tâm trí bạn vào - và từ thứ hai là đức tín. Đức tín là kết quả tự nhiên của kinh nghiệm về như thế. Nó chắc chắn là chuyện tình lớn.
Bây giờ ông ấy sẽ cố gắng trong những lời kinh cuối này, trong vài ngày nữa, từ các góc độ khác nhau, để tiếp cận tới chuyện tình lớn này lặp đi lặp lại. Người ta không bao giờ biết cái gì sẽ xuyên thấu vào tâm bạn. Không có gì mấy mà nói, nhưng có nhiều thứ để chỉ. Mọi nỗ lực đã được làm, chắc chắn, bởi các thầy giáo khác nhau trong tính duy nhất của họ. Đại Huệ sẽ mô tả các thầy khác nữa.
Tối nay lời kinh là triệt để. Bình thường mọi người không bao giờ triệt để. Họ bao giờ cũng hờ hững, chỉ làng nhàng, nhạt nhẽo, nửa vời, bao giờ cũng nghĩ bằng con người bị phân chia: Hiện hữu hay không hiện hữu? Người bị phân chia bước lên một bước và lập tức lấy bước lùi lại. Người đó vẫn còn gần như ở cùng vị trí như người đó bao giờ cũng vậy, mặc dầu người ấy làm mọi nỗ lực để di chuyển.
Tôi đã nghe về một cậu bé... hôm đó phải đã là ngày mưa như hôm nay. Đứa trẻ này bao giờ cũng là đứa đến trường muộn, và nó bao giờ cũng sẵn sàng có cớ nào đó. Hôm đó cái cớ là tuyệt đối rõ ràng - trời mưa to.
Đứa trẻ nói với cô giáo, "Trước khi cô hỏi, con có thể trả lời câu hỏi hôm nay. Ít nhất hôm nay cái cớ là tuyệt đối rõ ràng. Đường bùn tới trường trơn tới mức cô sẽ không tin con, thưa cô: con tiến lên một bước, và con sẽ bị trượt lùi hai bước!" Cô giáo nói, "Nếu điều này là đúng, thế thì làm sao con xoay xở tới được đây?"
Cậu bé nói, "Con bắt đầu bước hướng về nhà con, thế rồi chung cuộc con xoay xở tới được trường."
Mọi người đều trong tìm kiếm. Có thể là tốt hơn nếu nói rằng mọi người là việc tìm kiếm, khao khát về cái gì đó; người đó không hiểu đích xác cái gì, nhưng cái gì đó bị thiếu, cái gì đó không đầy đủ, cái gì đó không toàn thể. Có kẽ hở, và kẽ hở đó không cho phép bất kì ai vẫn còn nghỉ ngơi; nó đòi được lấp đầy, và chừng nào nó chưa được lấp đầy, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy rằng bạn thực sự hiện hữu.
George Gurdjieff đã viết cuốn sách, Gặp gỡ với người đặc biệt. Một trong các đệ tử của ông ấy hỏi ông ấy, "Định nghĩa về người đặc biệt là gì?"
Ông ấy nói, "Người đặc biệt thì hiện hữu. Người bình thường vẫn còn đang cố tìm chỗ người đó hiện hữu, dù người đó hiện hữu hay không. Người đặc biệt là người đã tìm thấy."
Mọi người đều là việc tìm kiếm, cơn đói, thèm muốn, cơn khát, khao khát - khao khát biết bản thân người ta và khao khát biết qua bản thân người ta là toàn thể vũ trụ đẹp. Chắc chắn một trong những điều quan trọng nhất phải là, là triệt để. Không chạy đi mọi hướng; vẫn còn là một điểm, vẫn còn được kết tinh.
Cuộc sống là nhỏ và thời gian chuyển nhanh. Nếu bạn liên tục chỉ nghĩ và không bao giờ lấy bước đi vững chắc hướng tới biến đổi, hướng tới nhận biết, hướng tới kết tinh, nó sẽ không xảy ra theo cách riêng của nó. Nó không thể xảy ra được trong tâm trí lẫn lộn. Ngay cả vào khoảnh khắc cuối cùng khi một người sắp chết, nếu bạn hỏi người đó, "Anh có chắc chắn không, anh có thể nói cho chúng tôi điều anh muốn là trong cuộc đời anh không?", chín mươi chín chấm chín phần trăm mọi người sẽ không có khả năng trả lời điều đó.
Gertrude Stein, một người đàn bà thiên tài vô cùng, một trong những người đàn bà vĩ đại nhất trong toàn thể lịch sử, sắp chết. Những người bạn thân thiết, rất gần gũi của bà ấy đang ngồi im lặng thì đột nhiên bà ấy mở mắt ra và nói, "Câu trả lời là gì?" Bạn bè sững sờ vì câu hỏi đã không được hỏi, cho nên làm sao bạn có thể nói câu trả lời là gì? Nhưng với người đàn bà sắp chết họ không thể cứng rắn được. Im lặng lớn trùm lên họ, nhưng ai đó đã xoay xở hỏi bà ấy, "Bà đang hỏi câu trả lời là gì - nhưng bà đã không hỏi, Câu hỏi là gì?"
Gertrude Stein cười và nói, "Được, thế thì nói cho ta: Câu hỏi là gì?" Và đó là phát biểu cuối cùng của bà ấy. Bà ấy chết.
Trong sự vụ nhỏ này được hàm chứa cuộc sống của hàng triệu người. Họ không biết câu hỏi là gì và họ không biết, tất nhiên, câu trả lời là gì. Và dầu vậy họ chạy khắp nơi theo mọi hướng.
Là triệt để nghĩa là, có quyết tâm rằng bạn sẽ khám phá ra bản thân bạn, với bất kì chi phí nào. Có cuộc sống mà không biết nó điều đó gần tương đương với không có nó. Sống và không biết nó là gì, là rất bẽ mặt. Yêu và không biết nó là gì, là không thể tha thứ được.
Khi Đại Huệ nói, Là triệt để, ông ấy ngụ ý: đưa mọi giọt năng lượng của bạn ra, đánh cược mọi thứ vào một mũi tên và thế thì có lẽ bạn có thể có khả năng về nhà. Bạn có thể có khả năng khám phá ra cái bị thiếu. Thực ra, thực tại là ở chỗ khoảnh khắc bạn tuyệt đối triệt để, tập trung vào một điểm, nhất tâm, với tâm không phân chia, chính tính triệt để này là việc tới. Bạn không phải đi bất kì chỗ nào. Trong tính toàn bộ này, trong sự mãnh liệt này, hoa nở.
Vì ông đã xét tới chuyện tình này... Tôi thích việc liên tục dùng từ "chuyện tình này" của Đại Huệ.
Vì ông đã xét tới chuyện tình này, ông phải kiên định làm triệt để bản thân ông, và ngồi thẳng trong phòng với điều ông thực sự trải nghiệm và thức tỉnh trong tiến trình cuộc sống của ông. Điều đó giống như đi qua chiếc cầu làm bằng một tấm ván vừa mang gánh nặng trăm cân: Nếu tay và chân ông trượt, ông thậm chí không thể bảo tồn được mạng sống riêng của ông, nói gì tới cứu người khác.
Ở đây, từng khoảnh khắc đều rủi ro, vì từng khoảnh khắc có thể biến thành chết. Tất cả các bạn đều đang đi qua tấm ván với gánh nặng như núi trên bạn; chỉ một cái trượt nhỏ là đủ, và bạn đi đời. Bạn phải tỉnh táo, tỉnh táo tới mức không năng lượng nào bị bỏ lại trong bạn, mọi thứ đã trở thành chỉ là ngọn lửa của nhận biết.
Ngày xưa chuyện xảy ra... Một chiến binh lớn về nhà và choáng khi thấy rằng người hầu của mình đang cùng vợ mình trong phòng ngủ. Anh ta là chiến binh, và chiến binh có cách thức riêng của họ. Anh ta nói với người hầu, "Trừng phạt duy nhất phải là việc ta chặt đầu ông ngay bây giờ. Nhưng vì là chiến binh ta không thể làm được điều đó. Ông ra đi, cầm lấy chiếc kiếm, và có một cơ hội: ông sẽ phải đánh nhau với ta."
Người hầu đáng thương nói, "Tốt hơn cả là ông chặt đầu tôi đi, vì ông là chiến binh lớn còn tôi thậm chí không biết cách cầm kiếm. Tại sao ông chế giễu tôi vậy?"
Nhưng chiến binh này vẫn khăng khăng. Anh ta nói, "Nếu ông muốn có vài ngày học, ta có thể cho ông tới thầy giỏi nhất. Học đi... nhưng ông sẽ phải đánh nhau, Bất kì ai thắng sẽ được vợ của ta."
Người hầu biết rằng ông chủ của mình sẽ không đổi ý. Anh ta đi tới thầy giáo, và thầy giáo nói, "Đừng lo, và đừng cố học vì chủ của anh cũng là học trò của ta. Ta biết anh ta: khi có liên quan tới kiếm thuật, ngay cả ta cũng không thể đánh bại được anh ta. Anh ta đã đi vào rất sâu trong nghệ thuật này. Anh quên chuyện học đi. Việc học là nguy hiểm: nếu anh biết chút ít, anh bị kết thúc."
Người này nói, "Thế thì thầy gợi ý gì?"
Thầy giáo nói, "Ta gợi ý một điều. Anh cứ cầm lấy chiếc kiếm này; đây là cách nó được cầm. Đi ngay và thách thức chủ của anh ra đấu! Chắc chắn mạng sống của anh bị lâm nguy, nhưng bây giờ không có lối ra. Cho nên làm bất kì cái gì anh muốn làm: kiếm đang ở trong tay anh; đánh chủ của anh theo bất kì cách nào tới trong tâm trí anh. Theo cách này anh sẽ triệt để hơn, vì tâm trí anh sẽ không bị phân chia trong việc nghĩ cái gì là đúng, cái gì là sai, rồi anh phải lấy bước nào và anh phải tránh bước nào? Tốt hơn cả thì cứ là người dốt nát trong tình huống này.
Chỉ một điều anh phải nhớ: mạng sống của anh đang lâm nguy, cho nên phải triệt để! Và bởi vì anh không biết gì, không có cái gì sai, mọi thứ đều đúng. Và ta sẽ tới cùng anh để phán xét."
Chiến binh này lấy làm ngạc nhiên rằng người hầu đã quay lại nhanh thế - phải mất nhiều năm học chứ - và rằng thầy mình cũng đi cùng anh ta. Thầy nói, "Ta đã tới để xem hiện tượng lạ: việc đánh nhau của một chiến binh lớn với một người thậm chí không biết cách cầm kiếm. Nhưng ta muốn ông nhận biết, tỉnh táo, vì người kia sẽ triệt để hơn ông. Vì ông sẽ phụ thuộc nhiều hơn và huấn luyện của ông, vào tri thức của ông, ông sẽ không sợ về mạng sống của ông; ông sẽ cảm thấy một loại an toàn và an ninh mà người kia không có. Người kia là tuyệt đối bất an ninh; do đó, phải tỉnh táo và triệt để, vì người đó sẽ triệt để hơn ông. Ông sẽ phụ thuộc vào tri thức của ông."
Và khi họ bắt đầu, chiến binh trở nên sợ. Người hầu này đánh anh ta gần như điên cuồng, không biết phải làm gì, và anh ta cứ phải lùi dần để tự cứu mình; anh ta không bao giờ biết bất kì chiến binh nào làm những điều như thế như người hầu đang làm. Mọi chiến binh đều có kỉ luật nào đó, nhưng người dốt nát này chẳng có gì!
Cuối cùng anh ta bị dồn tới tường rào - người hầu đã đẩy anh ta tới tường rào - và chiến binh này nói, "Đợi đã! Ta không muốn mất mạng vì người vợ không trung thành. Ông có thể lấy cô ấy. Nhưng ta ngạc nhiên: các chiến binh lớn đã không có khả năng đánh bại ta, còn ông đã làm cho ta sợ thế vì ông đánh theo cách này cách nọ. Ta không thể tin được vào điều đó - người này đã phát rồ hay điên hay cái gì?"
Nó đã là vấn đề sống chết cho người hầu. Nó không phải là vấn đề sống chết cho chiến binh này - và điều đó tạo ra khác biệt.
Chỉ có hai kiểu người trên thế giới: những người hiểu rằng mọi khoảnh khắc cuộc sống đều lâm nguy, do đó họ làm cái gì đó, và những người tuyệt đối vô nhận biết rằng chết có thể điểm vào bất kì khoảnh khắc nào và lấy đi toàn thể tương lai của họ - mọi mơ của họ, mọi tưởng tượng của họ, mọi thứ họ nghĩ họ sẽ làm ngày mai.
Chết chỉ làm một điều:
Nó lấy đi ngày mai của bạn.
Người đã đi vào trong chuyện tình này của việc tìm kiếm tự mình bỏ đi ngày mai; người đó không chờ đợi chết lấy nó đi. Người đó không có ngày mai. Người đó chỉ có khoảnh khắc này, và người đó phải tập trung bản thân mình vào khoảnh khắc này, không giữ lại bất kì cái gì. Trong sự kết tinh này là việc xảy ra lớn lao của chứng ngộ.
Vì ông đã xét tới chuyện tình này... Chắc chắn bạn ở đây, cho nên những lời này thực tại đề cập tới bạn; chúng không đề cập tới ai đó hư cấu. Hiện hữu cùng tôi nghĩa là bạn đã xét tới chuyện tình này, rằng bạn không còn chỉ là người bình thường mà là người tìm kiếm, rằng bạn sẵn sàng mạo hiểm mọi thứ để tìm ra bí mật của sự tồn tại.
... Ông phải kiên định làm triệt để bản thân ông. Làm mọi thứ dường như không có thời gian còn lại, dường như đây là khoảnh khắc cuối cùng để làm nó; cho nên làm nó một cách đầy đủ, hoàn toàn, không trì hoãn, không nói, "Không có vội gì. Cái gì đó có thể được làm hôm nay, cái gì đó có thể được làm ngày mai."
Không sống trong từng phần: đó là nghĩa của từ triệt để. Nó không có nghĩa là người Mĩ! Không sống trong từng phần; sống một cách toàn bộ bây giờ, dường như ngày mai không tồn tại. Thực ra nó không tồn tại; nó chỉ là ý tưởng của chúng ta, nó là lười biếng của chúng ta. Nó là ngần ngại của chúng ta để đặt lên bản thân mình toàn bộ rủi ro, bây giờ. Chúng ta nói, "Vội gì?" - chúng ta tìm ra cả nghìn lẻ một cái cớ để trì hoãn, đặc biệt là với chuyện tình lớn.
Phật Gautam sắp chết và một người chạy tới. Phật đã đi qua làng anh ta ba mươi lần trong bốn mươi hai năm lang thang; làng của anh ta là loại ngã tư đường. Phật đã qua bên cạnh nhà anh ta và đã ở lại bên ngoài làng này ba mươi lần - và người này bao giờ cũng trì hoãn. Anh ta muốn gặp Phật, anh ta đã nghe nói nhiều về ông ấy, nhưng bao giờ cũng có những cái cớ nhỏ... khách hàng tới, và anh ta đang phục vụ cửa hàng; vợ anh ta ốm và anh ta phải đi tới bác sĩ, hay cái gì đó khác.
Nhưng đột nhiên một hôm anh ta nghe nói rằng Phật Gautam ở ngoài làng và đã bảo các đệ tử của mình rằng bây giờ ông ấy sắp rời khỏi thân thể: "Nếu các ông có bất kì cái gì cần hỏi, các ông có thể hỏi. Không nên để các thế hệ sắp tới nói rằng Phật đã không trả lời một câu hỏi đã có trong tâm trí của một trong các đệ tử của ông ấy. Trong bốn mươi hai năm ta đã từng trả lời các ông, nhưng có lẽ vẫn còn có thể có câu hỏi. Trước khi ta rời khỏi thân thể, ta muốn trả lời tất cả chúng."
Các đệ tử nói với nước mắt lưng tròng, "Thầy đã trả lời nhiều hơn chúng tôi đã từng hỏi, hay ý nghĩ để hỏi. Chúng tôi không muốn làm phiền thầy. Thầy có thể im lặng rời khỏi thân thể. Đây không phải là khoảnh khắc cho bất kì câu hỏi hay câu trả lời nào; đây không phải là khoảnh khắc cho bất kì trao đổi nào bằng ngôn ngữ. Chúng tôi đơn giản muốn được im lặng, quan sát việc biến mất của thầy vào trong tâm thức vũ trụ."
Ba lần ông ấy đã hỏi - đó là lệ thường của ông ấy... Nhiều lần ông ấy đã được hỏi, "Tại sao thầy hỏi ba lần?" Ông ấy nói, "Ngay cả ba lần cũng không đủ, mọi người điếc thế." Ông ấy lại nói, "Ta vẫn hỏi; nếu bất kì ai có bất kì câu hỏi nào, đừng che giấu, đừng nhút nhát" - nhưng lặp đi lặp lại họ nói họ đã không có câu hỏi nào.
Thế là Phật nói, "Thế thì ta sẽ đi vào trong bốn giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất của thiền, trong đó người ta rời bỏ thân thể; giai đoạn thứ hai, trong đó người ta bỏ lại tâm trí; giai đoạn thứ ba, trong đó người ta bỏ lại tim; và giai đoạn thứ tư, trong đó người ta bỏ lại chính cái ngã, và giọt sương biến mất vào trong đại dương."
Thế rồi ông ấy nhắm mắt lại... Vừ lúc đó dân làng này chạy tới, nói "Tôi có vài câu hỏi!"
Mọi người nói, "Đừng ngu xuẩn. Ba mươi lần Phật đã ở gần thị trấn của ông, và ông đã ở đâu?"
Người đó nói, "Lúc thì có khách hàng, lúc thì có khách thăm, lúc thì vợ ốm, lúc thì tôi dính líu vào đánh nhau với ai đó - chỉ toàn chuyện tầm thường, tôi biết. Việc trì hoãn là ngu xuẩn về phần tôi, nhưng nghe nói rằng Phật đang rời bỏ thân thể, bây giờ tôi không thể trì hoãn được."
Nhưng Ananda, đại đệ tử của Phật, nói, "Bây giờ im lặng đi. Ông ấy đã đi vào trong. Ông ấy đã nhắm mắt, và điều đó là tuyệt đối không lịch sự... bây giờ đợi kiếp khác nào đó đi. Khi ôn tìm thấy phật khác nào đó, thế thì ông có thể hỏi câu hỏi của ông. Và câu hỏi của ông cũng không quan trọng gì mấy, vì nếu ông có thể trì hoãn chúng ba mươi năm, chúng không thể có nghĩa gì mấy. Chúng không phải là ưu tiên trong đời ông."
Khi nghĩa, ý nghĩa của cuộc sống trở thành ưu tiên, mọi thứ khác trở thành phụ: bạn đã đi vào chuyện tình lớn.
Nhưng Phật mới rời bỏ tâm trí. Ông ấy quay lại, mở mắt ra và nói, "Ananda, ta không muốn được ghi lại rằng khi ta vẫn còn sống ai đó đã tới để hỏi, và ta đã không trả lời. Để người này tới. Ta mới chỉ đi ra ngoài tâm trí; nó không phải là rắc rối gì mấy cho ta quay lại, vì điều đó đã xảy ra trong cả đời ta. Khoảnh khắc ta nói với các ông, ta đã trở lại tâm trí. Khoảnh khắc ta không nói với các ông, ta đi xa khỏi nó. Không có vấn đề gì. Đừng coi nó là nghiêm chỉnh."
Người này đã có nhiều câu hỏi trong tâm trí, nhưng tình huống lại tới mức người đó quên tất cả. Người đó đơn giản nói, "Tôi quen nghĩ rằng tôi có nhiều câu hỏi, nhưng nhìn thầy, tôi chỉ muốn hỏi thầy một câu hỏi: Tôi nên hỏi thầy cái gì? Không có mấy thời gian... thầy đã vào thuyền và giờ thầy đã quay ra. Tôi không thể làm phí thời gian của thầy vào những điều không cần thiết; xin cứ bảo tôi đích xác câu hỏi là gì."
Phật Gautam nói: "Việc quay lại là xứng đáng. Ông là người có thể đã không rất tỉnh táo trong cuộc sống, người có thể đã không nhận ra tiềm năng của ông, nhưng trong khoảnh khắc này ông đang biểu lộ thông minh thuần khiết của ông. Câu hỏi này là câu hỏi duy nhất: ông là câu hỏi và ông là câu trả lời. Ông trong vô nhận biết của ông là câu hỏi; ông như nhận biết là câu trả lời."
Và tương truyền rằng người đó đã trở nên chứng ngộ. Tình huống là như thế... Phật đã quay lại. Đã có mười nghìn sư với nước mắt lưng tròng, và im lặng khắp xung quanh. Phật đã cô đọng toàn thể triết lí của ông ấy: "Ông khi dốt nát là câu hỏi, và ông khi tỉnh táo nhận biết, ông khi ý thức, là câu trả lời."
Và làm sao người ta trở nên ý thức? Chỉ bằng việc là triệt để, chỉ bằng việc là toàn bộ trong mọi hành động. "Là tỉnh táo," Đại Huệ nói "dường như ông đang... đi qua chiếc cầu làm bằng một tấm ván vừa mang gánh nặng trăm cân: Nếu tay và chân ông trượt, ông thậm chí không thể bảo tồn được mạng sống riêng của ông, nói gì tới cứu người khác."
Trong tình huống như thế bạn sẽ trở nên tuyệt đối nhận biết. Bạn sẽ đơn giản là nhận biết, không gì khác. Chỉ là thuần khiết, sự chói sáng... và đó là chứng ngộ, chuyện tình lớn. Việc tìm kiếm đạo của bạn thực sự không là gì ngoài việc tìm kiếm nhận biết, Đại Huệ nhắc nhở bạn.
Mục Châu ngày xưa nói: "Trường hợp hiển nhiên: Ta tha cho ông ba mươi roi." Giờ Thiền có phương pháp đặc biệt của riêng nó, không được phát triển bởi bất kì truyền thống khác nào. Mục Châu là một trong những thầy lớn thường đánh đệ tử của ông ấy bằng hèo khi họ mang tới câu trả lời cho thiền công án. Họ được yêu cầu thiền về một công án. Công án là câu đố không có câu trả lời, và họ được bảo phải tìm ra câu trả lời, "và khi ông đã tìm thấy nó, lại đây."
Một cách tự nhiên, mọi câu trả lời đều sẽ sai. Tiếng vỗ tay của một bàn tay... bây giờ câu trả lời nào sẽ là đúng? Cho nên Mục Châu không đợi câu trả lời của họ. Ông ấy sẽ đơn giản đánh họ và bảo họ, "Về đi, câu trả lời của ông là sai. Thiền lại đi; tìm ra câu trả lời đúng."
Ông ấy nổi tiếng là thầy khùng - ít nhất ông ấy phải có rộng lượng để lắng nghe câu trả lời của đệ tử đáng thương chứ. Đệ tử này đã từng thiền suốt ngày nọ sang ngày kia, và anh ta đã tìm ra câu trả lời nào đó - anh ta đã nghe tiếng gió thoảng qua rặng thông và âm nhạc... anh ta đã nghe tiếng nước chảy và anh ta nghĩ, "Có lẽ đây là nó!" - và anh ta đã chạy ngay tới thầy để nói cho thầy rằng anh ta đã nghe thấy tiếng vỗ tay của một bàn tay, với mong đợi lớn lao. Nhưng thầy thực sự là một đốc công khắc nghiệt! Thầy sẽ đánh anh ta ngay cả trước khi anh ta thốt ra một lời.
Nhiều thầy khác nói với Châu, "Thế này thì quá lắm! Ông có thể đánh... nhưng ít nhất lắng nghe câu trả lời của anh ta chứ."
Nhưng Châu hay nói, "Ngay cả nghe câu trả lời của họ là cho chỉ dẫn rằng có thể có câu trả lời đúng. Ta muốn làm cho điều đó thành tuyệt đối rõ ràng với họ rằng mọi câu trả lời đều sai. Bằng việc đánh họ lặp đi lặp lại, một ngày nào đó sự việc hừng lên ở đệ tử rằng có lẽ không câu trả lời nào là đúng, có lẽ không có câu trả lời chút nào... và thế rồi anh ta sẽ không tới, vì bây giờ phỏng có ích gì? Thế thì anh ta sẽ ngồi dưới cây trong vườn của thầy, tận hưởng."
Và khi thầy thấy rằng một đệ tử nào đó đã không tới trong nhiều ngày - đệ tử phải báo cáo mọi ngày điều anh ta tìm ra trong hai mươi bốn giờ - thế thì Châu sẽ đi tìm đệ tử này và sẽ thấy anh ta đang khúc khích dưới cây. Thầy sẽ ngồi cùng đệ tử và cười khúc khích, và thầy sẽ nói, "Vậy là ông đã tìm thấy nó!"
Đây là người có thời đã nói... Ông ấy cho đệ tử một công án nổi tiếng: "Tiếng vỗ tay của một bàn tay là gì?" Và đệ tử này, thay vì đi ra, vớ lấy chiếc gậy của thầy và đánh mạnh vào thầy. Đây là tình huống trong đó Châu đã nói với anh ta, "Trường hợp hiển nhiên: Ta tha cho ông ba mươi roi" - bằng không, nếu như ông đã đi và thiền, ông chắc đã xơi ba mươi gậy. Ông đã làm điều đúng. Ta hỏi ông cái gì đó ngớ ngẩn."
Nhưng phỏng có ích gì mà hỏi điều ngớ ngẩn? Vấn đề là ở chỗ tâm trí đi tới điểm dừng chỉ khi nó đối diện với điều ngớ ngẩn; nếu nó có thể giải được vấn đề nó tiếp tục vận hành. Khi nó không thể giải được vấn đề theo cách này hay cách nọ, nó cố gắng vất vả mọi cánh cửa và mọi thứ đều bị đóng, việc nhận ra nảy sinh rằng không có lối ra - tâm trí dừng lại.
Trong chính việc dừng đó là câu trả lời. Trong chính việc dừng đó là im lặng, siêu việt... an bình đi qua hiểu biết.
Ngô Việt, thầy khác, bảo những người hỏi, "Không suy nghĩ giả!" Đó là giáo huấn duy nhất của ông ấy. Ông ấy được hoàng đế mời tới triều đình để giảng đạo nhân dịp rất đặc biệt. Ông ấy tới với cả nghìn đệ tử của mình. Đã có im lặng lớn. Mọi binh lính và tướng sĩ và triều đình và hoàng hậu và hoàng tử và mọi người giầu của kinh thành đều được mời. Ngô Việt bước lên bục, nhìn quanh và nói, "Không suy nghĩ giả! Buổi lễ kết thúc" - và ông ấy bước xuống.
Hoàng đế nhìn... cả triều đình sững sờ: "Loại giảng đạo gì thế này?" Nhưng các đệ tử của Ngô Việt cười lớn, vì họ biết điều này sẽ diễn ra cho buổi giảng đạo. Đây là việc giảng đạo duy nhất họ đã từng nghe mọi ngày. Mọi ngày, không quên, với nghiêm chỉnh lớn Ngô Việt tới và nói, "Không suy nghĩ giả!"
Ông ấy là con người đơn giản. Thực ra, ông ấy đã cô đọng toàn thể triết lí của Phật vào một phát biểu đơn giản: Không suy nghĩ giả. Và nếu bạn bắt đầu nhìn vào vấn đề, mọi suy nghĩ đều là giả. Không suy nghĩ giả nghĩa là không suy nghĩ; không suy nghĩ giả nghĩa là rơi vào trong im lặng sâu sắc, trở thành vô trí.
Các đệ tử của ông ấy dần dần, dần dần đã hiểu, vì họ đã thiền. Nhưng mọi ngày việc giảng đạo có đó - và ông ấy thường tới với nghiêm chỉnh lớn lao. Ngay cả các đệ tử cũ của ông ấy đôi khi cũng mong đợi rằng có lẽ hôm nay ông ấy sẽ nói cái gì đó khác. Nhưng trong cả đời ông ấy, như tôi biết - ông ấy là con người nhất quán duy nhất - ông ấy không bao giờ nói bất kì cái gì khác.
Thầy khác mà Đại Huệ nhắc tới là Lu Tử. Bất kì khi nào Lu Tử thấy một sư vào cổng, ông ấy sẽ lập tức quay lưng và ngồi đối diện tường. Hành vi kì lạ! - ai đó tới bạn và khoảnh khắc người đó đi vào cửa, bạn lập tức quay lưng lại và bắt đầu nhìn tường!
Nhưng Lu Tử có nhiều đệ tử chứng ngộ. Đó là giáo huấn của ông ấy: không nói một lời ông ấy đang nói, "Ngồi và nhìn tường đi." Nhìn tường, bạn có thể liên tục nghĩ được bao lâu? - bạn sẽ phát chán. Cùng bức tường đó... bạn có thể vẽ lên nó nhiều lần trong tưởng tượng của bạn, nhưng bạn biết nó tất cả là tưởng tượng. Ý nghĩ sẽ tới và nổi như mây trên trời, nhưng bạn biết rằng bầu trời bao giờ cũng trống rỗng. Mây không để lại bất kì dấu chân nào và dần dần, dần dần bức tường trở thành chỉ là màn ảnh không có hình ảnh trên nó, không ý nghĩ trên nó.
Phương pháp của Lu Tử nhắc tôi nhớ tới Bồ đề đạt ma. Ông ấy phải đã học ít nhất ý tưởng về đối diện tường từ Bồ đề đạt ma, thầy cổ đại của ông ấy, người trong chín năm liên tục... Bồ đề đạt ma thậm chí đã không bận tâm đầu tiên phải đối diện với bạn và thế rồi mới quay vào tường; ông ấy thường ngồi đối diện với tường, trong chín năm liên tục! Và ông ấy đã làm điều đó được biết tới rằng ông ấy sẽ quay ra chỉ khi ai đó đã toàn bộ trong việc tìm kiếm của người đó, tới; ông ấy không dành cho đệ tử thường, chỉ dành cho những người tìm kiếm phi thường, người là toàn bộ.
Một hôm một người tới, và không nói bất kì cái gì người đó chặt tay trái bằng kiếm và ném nó xuống dưới chân của Bồ đề đạt ma và nói, "Đây chỉ là bắt đầu. Hoặc thầy quay ra hoặc tôi sẽ chặt đầu tôi."
Bồ đề đạt ma lập tức quay ra. Ông ấy nói, "Vậy là ông đã tới! Không cần chặt đầu ông. Ông đã cho đủ bằng chứng về bản thể ông là người tìm kiếm, người thực sự sẵn sàng mạo hiểm."
Đây là người được chọn lựa chung cuộc bởi Bồ đề đạt ma làm người kế tục ông ấy; người đó có khí phách, người đó có quyền là người kế tục. Khi được hỏi tại sao ông ấy đã nhìn vào tường suốt chín năm, Bồ đề đạt ma nói, "Nhìn vào người gây tổn thương, vì họ là phật và họ không biết điều đó; họ là phật và họ khổ. Nhìn vào họ làm cho người ta cảm thấy buồn thế và tiếc cho họ, và không có cách nào ông có thể giúp được họ.
"Nhìn tường là tốt, vì tường không phải là phật tiềm năng. Ông không phải bận tâm về tường. Và đằng nào đi chăng nữa, ai đó có thể hiểu ta sẽ có khả năng hiểu ngay cả khi ta đang đối diện với tường... người đó ít nhất có thể ngồi cạnh ta và bắt đầu đối diện với tường."
Và thực tại nhiều đệ tử đã làm điều đó. Thầy chỉ ra con đường: bạn còn muốn gì nữa? Chỉ ngồi bên cạnh và quan sát. Quan sát tường - dần dần, dần dần ý nghĩ biến mất, suy nghĩ dừng lại, tâm trí bay hơi và cái còn lại là thực tại đích thực của bạn.
Không tìm ra thực tại đích thực này bạn sẽ không bao giờ cảm thấy cái toàn diện và toàn thể, bạn sẽ không bao giờ có khả năng có cảm giác rằng bạn là một phần của vũ trụ huyền bí, vĩ đại, tuyệt diệu này. Và không chỉ việc bạn là một phần... bạn cũng là cái toàn thể. Bạn chỉ phải biến mất vào trong cái toàn thể, thế thì bạn ở trong cây, và bạn ở trong mưa và bạn ở trong mây và bạn ở trong bầu trời và bạn là mọi thứ khắp nơi.
Chỉ quan niệm ý tưởng rằng "Mình là một với sự tồn tại" là thảnh thơi, giải thoát tới mức nếu bạn muốn trở nên khổ, bạn không thể làm được. Tôi đã thử rồi, và tôi đã thất bại. Ngồi một mình trong phòng, tôi đã thử nhiều lần để là khổ - vì mọi người liên tục bảo tôi rằng họ khổ, và tôi cũng muốn thưởng thức khổ này là gì.
Nhưng phải thẳng thắn với bạn, tôi đã liên tục thất bại. Tôi đã thử giận, tôi đã thử mọi thứ - nhưng nếu bạn đã nhận ra tính là một của bạn với sự tồn tại, không có người nào để giận, không có người nào để đánh nhau, không có người nào để ghen tị. Trạng thái này chắc chắn là chuyện tình lớn.
Nghe theo lời mời của Đại Huệ đi! Trở thành một phần của chuyện tình lớn. Trên cuộc hành hương này từ đây tới đây, chỉ cần là triệt để; tính nửa vời sẽ không có tác dụng. Và thế thì ngay cả trong một khoảnh khắc người ta có thể trở nên chứng ngộ - vì người ta đã chứng ngộ rồi.
Bạn chỉ phải thu thập bản thân bạn. Bạn đã rơi ra từng mảnh: tay bạn nằm đây, chân bạn nằm kia, ai đó đang chơi bóng đã bằng đầu bạn. Bạn chỉ phải gắn bản thân bạn lại. Và một khi bạn được gắn lại, không có gì hơn để đạt tới. Nhưng bản thân bạn liên tục chia chẻ bản thân bạn, phân chia bản thân bạn.
Tôi đã nghe... một kẻ cắp được mang ra toà. Anh ta là kẻ cắp khét tiếng, và quan toà nói, "Anh là người có kinh nghiệm thế. Lí do gì anh đi vào nhà, nấp ở đó cả đêm, không lấy bất kì cái gì, và vậy mà bị bắt?"
Anh ta nói, "Đó là câu chuyện kì lạ. Đầu tiên tôi muốn hỏi ông một điều: rằng nếu ông muốn đưa tôi tới giá treo cổ, ông có thể đưa; nhưng đừng cho tôi một bản án, và đó là có hai vợ."
Quan toà nói, "Nhưng không có trừng phạt như việc có hai vợ."
Kẻ cắp nói, "Điều đó là rất tốt. Đó là điều đã xảy ra. Tôi vào trong nhà này, và người này có hai vợ. Một vợ sống ở tầng trệt và vợ kia sống ở tầng một. Cả hai người lôi kéo người đàn ông này trên cầu thang, và vở kịch này hay tới mức tôi quên mất hoàn toàn tôi đã tới để làm gì. Nó đáng thương thế! Bằng cách nào đó người đàn bà này sẽ kéo anh ta lên gác, và khi anh ta lên tới, người đàn bà kia sẽ tới và bắt đầu lôi anh ta xuống tầng. Điều này diễn ra cả đêm, và tôi không thể nào thoát được vì tôi ở bên trong ngôi nhà và cả ba người này đều thức, và tôi không thể lấy cắp được bất kì cái gì vì cảnh này buồn cười thế."
Nhưng nếu bạn nhìn vào bản thân bạn, bạn có biết bạn có bao nhiêu vợ không? bạn có bao nhiêu chồng? bạn đã bỏ các bộ phận của bạn vào bao nhiêu chỗ? bao nhiêu ham muốn, bao nhiêu tham vọng? Bạn đã chặt bản thân bạn ra thành nhiều mảnh. Bạn đã cư xử như người hàng thịt với bản thân bạn.
Mọi giáo huấn về người thức tỉnh đơn giản là một: Được tích hợp. Gắn với nhau. Tìm ra mọi bộ phận của bạn và được kết tinh. Trở thành một.
Trong tính một này là việc nhận ra của bạn, việc chất dứt của thế giới tối tăm và việc bắt đầu của thế giới ánh sáng, chân lí, phúc lạc... và nhiều thứ nữa mà không lời nào được diễn đạt.
Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

0 Đánh giá

Ads Belove Post