Read more
Osho kính yêu,
Giải thoát
Trong gia đình của chúng ta quả có vật kì
diệu tinh tế không được truyền. Nó sẽ không giúp bộc lộ chân lí, cho dù bầu trời
trở thành mồm ta, và cỏ, cây, sỏi, và đá tất cả đều phát ra ánh sáng để giúp
ta. Vậy chúng ta tin rằng điều này không thể được truyền và không thể được học:
nó yêu cầu việc nhận ra và chứng ngộ của riêng người ta.
Phải chắc nhớ lời của thời trước: "Về
nguyên tắc, nó là chứng ngộ bất thần - tận dụng ưu thế của chứng ngộ để xoá đi
mọi thứ. Trong biến cố, hiện tượng không đột nhiên bị bỏ đi nhưng bị vét cạn dần
dần." Dù ông đang bước, đứng hay nằm, ông phải không quên! Hơn nữa ông
không phải tìm sự xuất sắc đặc biệt hay diệu dụng phi thường.
Thầy Thuỷ Lạo hỏi Mã Tổ, "Thế nào là ý
của Tổ Sư từ Ấn Độ đến?" Tổ nói: Lại gần đây ta nói cho nghe. Thủy Lạo vừa
đến gần định lễ bái, bị Mã Tổ dùng chân đá nhào. Thuỷ Lạo đại ngộ, bất giác đứng
dậy vỗ tay cười ha hả và nói: "Phi thường làm sao! Kì diệu làm sao! Ngay lập
tức, trên đầu sợi tóc, ta đã hiểu được nguồn gốc sát đáy của muôn ngàn pháp
môn, vô lượng diệu nghĩa. Rồi ông ấy cúi lạy và lui. Sau đó ông ấy bảo hội
chúng, "Từ lúc bị Mã Tổ đá, mãi tới giờ, ta đã không thôi cười."
Đêm qua đã có trận mưa lớn bất
thường (it rained cats and dogs- trời mưa ra mèo và chó). Tôi bao giờ cũng tự hỏi
cụm từ này có thể đã bắt nguồn từ đâu. Chỉ có một nguồn có thể, và đó là chuyện
ngụ ngôn của Aesop: Mèo đang bước đi rất hạnh phúc, tự mình mỉm cười, và chó hỏi
nó, "Có chuyện gì vậy?"
Mèo nói, "Đêm qua trong giấc
mơ của tớ, trời mưa, và mưa toàn ra chuột!"
Chó nói, "Này, đằng ấy là
mèo ngu. Đằng ấy không hiểu một điều về tâm lí mơ. Tớ cũng ở đây đêm qua và tớ
có thể chứng nhận rằng trời mưa - nhưng nó mưa ra mèo, không ra chuột."
Điều đó dường như là đủ chính
xác. Chó có thể mơ về mưa ra mèo, nhưng câu ngạn ngữ là, "Trời mưa ra mèo
và chó." Ai sẽ mơ về chó...? Ngoại trừ giai thoại nhỏ này trong Aesop
không có tham chiếu nào trong toàn thể văn học của thế giới, nhưng dường như là
trong mọi ngôn ngữ bằng cách nào đó câu ngạn ngữ này đã bắt rễ. Một điều là chắc
chắn: dù bất kì gốc nào - hay không có gốc - câu ngạn ngữ này có tính rất diễn
đạt.
Cơn mưa đêm qua đã là niềm vui
mênh mông... không chỉ cho đất - khát, chờ đợi nó - mà còn cho cây và tất cả
các bạn. Những kinh nghiệm nhỏ này có thể giải thoát trong bạn kinh nghiệm tối
thượng... chỉ cái đẹp của chúng, sự huy hoàng, không được mong đợi, không dự
đoán được. Đột nhiên bạn được bao quanh bởi an bình, im lặng thế - và không trống
rỗng, nhưng đầy bài ca và điệu vũ, và toàn thể sự tồn tại hân hoan.
Khi người ta đi sâu hơn trong đạo,
khi người ta đưa bản thân mình ra khỏi nhà tù của tâm trí riêng của mình, những
kinh nghiệm bình thường bắt đầu lấy mầu sắc phi thường. Cũng như hoa thường được
nhìn một cách im lặng trở thành kinh nghiệm kì diệu. Kì diệu làm sao một đoá
hoa nhỏ có thể tồn tại với những mầu sắc đẹp, với chút ít hương thơm của riêng
nó, và tính cá nhân của riêng nó. Triết gia vĩ đại nhất cũng không thể thăm dò
được nghĩa của những đoá hoa nhỏ nhất.
Nhưng nhà huyền bí không phải
là triết gia; ông ấy không bận tâm thăm dò nghĩa, đo nghĩa, nghĩ về mọi thứ.
Ông ấy đơn giản hân hoan trong chúng. Khi trời mưa, ông ấy múa, ông ấy nối tay
với mưa. Khi cây đang hân hoan, trở nên tươi tắn, người ta bắt đầu cảm thấy
cùng sự tươi tắn đó. Chỉ một điều được cần, và đó là việc cúng dường lời kinh
sáng nay... giải thoát.
Đại Huệ có ý định truyền đạt một
điều đơn giản tới bạn: bạn là nhà tù, bạn là tù nhân, và bạn là người đã cầm tù
bạn. Bạn đang chơi trò chơi với bản thân bạn. Một phần của bạn vận hành như cai
tù, phần khác vận hành như nhà tù, và cốt lõi bên trong nhất của bạn bị nghiền
nát giữa hai phần. Bạn trở thành tù nhân; không phải là ai đó khác làm cho bạn
thành tù nhân.
Nếu tâm thức con người bị cầm
tù bởi ai đó khác, điều đó chắc đã là thảm hoạ lớn. Thế thì tự do sẽ không ở
trong tay riêng của bạn; thế thì tự do chắc sẽ ở trong tay của ai đó khác. Điều
tuyệt diệu là bản thân bạn đang cầm tù bản thể bạn, do đó việc giải thoát mới
có thể xảy ra tức khắc. Đó chỉ là vấn đề về chút ít hiểu biết, chỉ là chút ít
thông minh.
Lời kinh này rất hay. Nó nói,
Trong gia đình chúng ta... Đại Huệ đang nói tới ai là "gia đình chúng
ta"? Bạn được bao hàm trong nó, như tất cả những người được bao hàm trong
chuyện tình lớn của việc tìm, kiếm, cố gắng xuyên thấu vào trong những điều huyền
bí của sự tồn tại. Họ có thể đã là quá khứ, họ có thể ở hiện tại, họ có thể
trong tương lai, nhưng họ thiết lập ra gia đình duy nhất đáng gọi là gia đình.
Có gia đình vật lí, sinh học: bố
mẹ bạn, anh bạn, chị bạn, chồng bạn, vợ bạn, con bạn - nhưng đó là hiện tượng rất
hời hợt, ngẫu nhiên. Có gia đình sâu sắc hơn mà chẳng liên quan gì tới nguồn gốc
sinh học của bạn nhưng lại có liên quan với việc tìm kiếm tối thượng của bạn.
Nó là tâm linh. Nó không ngẫu nhiên - nó là rất bản chất.
Một khi bạn trở nên nhận biết,
bạn sẽ đột nhiên ngạc nhiên rằng mọi chư phật của quá khứ và mọi chư phật của
hiện tại thiết lập nên một gia đình duy nhất, vì kinh nghiệm của họ là như
nhau, chân lí của họ là như nhau, cuộc sống của họ được bao quanh bởi cùng
hương thơm. Không có cách nào để họ khác biệt với nhau. Nếu bạn đã bắt gặp một
phật, bạn đã bắt gặp tất cả họ. Người đó chứa mọi người trong số họ; người đó đại
diện cho tất cả họ.
Đại Huệ là hay vô cùng khi nói
tới nó như một gia đình... Trong gia đình của chúng ta quả có vật kì diệu tinh
tế không được truyền. Mọi người trong gia đình đều biết về nó, nhưng không ai
nói bất kì cái gì về nó. Mọi người trong gia đình đều đã trải nghiệm nó, nhưng
vẫn còn tuyệt đối im lặng về nó, vì biết điều tối thượng cũng là đồng thời biết
rằng nó là không thể diễn đạt được. Những người cố gắng diễn đạt nó là những
người không biết.
Đây là điều kì diệu: Những người
biết không cố diễn đạt nó, và những người không biết cố diễn đạt nó.
Người dốt nát rất thạo nói; họ
nói những điều về Thượng đế, về cõi trời và về địa ngục, còn người biết hoàn
toàn im lặng về những điều huyền bí của cuộc sống. Bạn có thể biết liệu một người
đã trải nghiệm cái gì đó hay không bởi bản thể người đó im lặng về vấn đề tối
thượng. Người đó có thể chỉ dẫn, người đó có thể cho vài hướng dẫn, người đó có
thể tạo ra các phương cách theo đó bạn cũng có thể thức tỉnh tới kinh nghiệm
này - nhưng người đó sẽ không nói một lời.
Vì sự kiện này, Thiền có cách
thức truyền trao kì lạ. Chân lí bao giờ cũng được truyền; nó không bao giờ được
nói. Nó giống nhiều với cử chỉ của tay, giống nhiều với nụ cười trên môi, giống
nhiều với cái nháy mắt trên mắt... nhưng nó không bao giờ là lời.
Trong gia đình của chúng ta quả
có vật kì diệu tinh tế không được truyền. Nó sẽ không giúp cho dù bầu trời trở
thành mồm ta, và cỏ, cây, sỏi, và đá tất cả đều phát ra ánh sáng để giúp ta bộc
lộ chân lí. Vậy chúng ta tin rằng điều này không thể được truyền và không thể
được học: nó yêu cầu việc nhận ra và chứng ngộ của riêng người ta.
Điều này phải được hiểu là rất
nền tảng: nếu bạn sẵn sàng, mở, cảm nhận, tỉnh táo, bạn sẽ hiểu nó. Và bạn sẽ
hiểu nó theo cách kì lạ không có mối quan hệ logic, không mối quan hệ nhân quả.
Nhiều nhà trí thức trên thế giới,
người đã trở nên nhận biết về Thiền trong thế kỉ trước, lúc ban đầu, đã đơn giản
cười vào cái điên khùng của những người này, vì nó không có nghĩa cho tâm trí
suy luận của họ. Ai đó đánh bạn và bạn trở nên chứng ngộ... tâm trí không thể
tin được điều đó. Dường như không có lí do gì tại sao việc đánh nào đó sẽ phá
huỷ mọi dốt nát của bạn.
Ngay cả ngày nay, Thiền đang được
nghiên cứu ở phương Tây trên qui mô bao la; nó đã trở thành một trong những hiện
tượng phổ quát. Nhưng chính ý tưởng về học nó là đi ngược lại nó: bạn không thể
học Thiền được. Bạn có thể có nó, nhưng bạn không thể có nó từ ai đó khác. Và
lí do đơn giản là ở chỗ bạn đã có nó rồi. Nó chỉ là vấn đề về quên lãng.
Được nhắc nhở sẽ giúp ích cho bạn...
Có lẽ trong đời mọi người đều có những khoảnh khắc mà bạn biết cái tên nào đó,
người nào đó, khuôn mặt nào đó được biết với bạn. Cách diễn đạt có trong mọi
ngôn ngữ là nó ở "ngay trên đầu lưỡi tôi." Thế thì ai ngăn cản bạn, tại
sao bạn không nói được nó ra? Bạn biết hoàn toàn rõ nó có đó, nhưng nó cần việc
giải thoát nào đó - và có lẽ cú đánh có thể làm được việc đó. Bạn chỉ quên - có
lẽ cú đánh đau sẽ giúp bạn quên đi để nhớ nó, vì nỗ lực nhớ một thứ làm cho tâm
trí bạn căng thẳng, và bạn càng cố nhớ, bạn càng trở nên căng thẳng hơn.
Căng thẳng có nghĩa là làm hẹp
tâm trí. Nó trở thành hẹp tới mức không cái gì có thể đi qua được nó. Một cú
đánh đau và tâm trí mở ra... vì bạn đã quên mất rằng bạn đã cố nhớ cái gì đó,
và đột nhiên cái đang ở ngay trên lưỡi bạn không còn là bí mật nữa; bây giờ bạn
biết nó đầy đủ rõ. Cái gì đó như thế này đã xảy ra trong việc truyền từ mức cao
hơn và thấp hơn.
Nhưng Thiền không phải là học.
Không có cách nào làm cho nó thành môn học ở đại học; điều đó sẽ là rất ngu xuẩn.
Không có cách nào để tìm ra người nào đó có thể trao nó cho bạn. Không phải là
người có nó là keo kiệt hay không hào phóng - chính điều ngược lại. Họ là những
người hào phóng nhất; nếu họ có thể trao nó cho bạn họ chắc đã không bận tâm liệu
bạn có muốn nó hay không, họ sẽ trao nó cho bạn.
Nhưng chính bản chất của kinh
nghiệm này là tới mức nó không tới từ bên ngoài; nó xảy ra bên trong bạn. Những
người đã trải nghiệm nó thường xuyên tìm tình huống quanh bạn để cho cái đang
ngủ trở thành thức. Một khi bạn hiểu điều đó, Thiền sẽ không có vẻ điên khùng,
nó sẽ không có vẻ bất hợp lí. Nó chắc chắn sẽ có vẻ siêu hợp lí - bên ngoài
năng lực của tâm trí.
Vậy chúng ta tin rằng điều này
không thể được truyền và không thể được học: nó yêu cầu việc nhận ra và chứng
ngộ của riêng người ta.
Điều đó đã trở nên khó hơn vì
người Hindus, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo, người Do Thái đã tạo ra
tình huống rất khó cho hàng triệu người. Họ đã cho mọi người ý tưởng rằng điều
đó sẽ được chuyển giao cho bạn qua đấng cứu tinh, điều đó sẽ được trao cho bạn
bởi sứ giả; mọi điều bạn phải làm là tin tưởng và chờ đợi. Jesus sẽ cứu bạn -
hay Mohammed hay Krishna.
Điều tôi muốn chỉ ra rất rõ
ràng là ở chỗ ý tưởng rằng ai đó khác, không thành vấn đề ai - Jesus, Moses,
Krishna hay Mohammed... ý tưởng là ai đó sẽ làm điều đó nhân danh bạn là tuyệt
đối sai. Nhưng ý tưởng này đã thịnh hành và rất dễ chấp nhận nó, bị cầm tù bởi
nó là rất đơn giản, vì ai đó khác đang nhận trách nhiệm.
Trong thế giới này mọi người rất
dễ dàng sẵn sàng trao trách nhiệm cho ai đó khác. Họ nghĩ rằng bằng việc bỏ đi
trách nhiệm họ được tự do khỏi gánh nặng. Họ tuyệt đối sai. Trách nhiệm là tự
do, và khoảnh khắc bạn trao trách nhiệm cho ai đó khác bạn cũng đã trao tự do của
bạn nữa.
Bây giờ hai nghìn năm đã trôi
qua và người Ki tô giáo đang chờ đợi đấng cứu tinh của họ tới. Tôi bảo bạn ông ấy
không bao giờ tới đâu, bởi lẽ đơn giản điều ông ấy đã hứa ông ấy không thể chuyển
giao được. Krishna đã hứau rằng ông ấy sẽ tới, nhưng điều lạ là không ai tự hỏi
tại sao những người này đã không giữ lời với nhân loại khi họ ở đây. Phỏng có
ích gì mà trì hoãn cho tương lai, cho lần sau khi nào họ sẽ tới?
Mọi người vẫn khổ nhiều như họ
bây giờ, mọi người vẫn dốt nhiều như họ bây giờ - cho nên lí do gì để trì hoãn?
Jesus có thể đã chuộc lỗi cho toàn thế giới, Krishna có thể đã làm mọi người chứng
ngộ. Nhưng đó là trò chơi rất tinh vi: họ đã nhận trách nhiệm - và đã giúp bạn
vẫn còn là tù nhân cho tới khi họ quay lại. Cứ liên tục cầu nguyện đi... một
ngày nào đó ông ấy sẽ tới.
Điều này đã lấy đi không chỉ
trách nhiệm của bạn mà còn cả tự do của bạn. Nó đã lấy đi chính tính cá nhân của
bạn và tính duy nhất của bạn.
Tôi yêu Phật Gautam bởi lí do
đơn giản rằng ông ấy là người đầu tiên trong lịch sử lâu dài của con người đã từ
chối nhận trách nhiệm giải thoát bất kì ai. Ông ấy dường như là người dũng cảm
nhất - bởi vì dễ dàng thu được người theo sau thế nếu bạn nhận trách nhiệm, và
thay vì nhận trách nhiệm ông ấy đã nói rằng không có cách nào cho bất kì ai
khác giải thoát bạn.
Để điều đó chìm sâu và tâm bạn
đi.
Chỉ bạn có năng lực thức tỉnh.
Vì chỉ bạn có năng lực ngủ say.
Không ai khác chịu trách nhiệm
cho việc ngủ của bạn.
Làm sao ai đó khác chịu trách
nhiệm cho việc thức tỉnh của bạn được? Tất cả những người đã hứa giải thoát cho
bạn để đã làm bẽ mặt bạn; họ đã thu bạn thành kém hơn con người.
Không phải ngẫu nhiên mà Jesus
liên tục gọi bản thân ông ấy là người chăn chiên (chăn cừu) và bạn là con chiên
(cừu) và tôi đôi khi tự hỏi tại sao thậm chí không một người đứng lên và nói,
"Điều này rất xúc phạm." Không phải là mọi người phải không cảm thấy
nó, nhưng điều đó là rất rẻ mạt, và "anh chàng này đang nhận mọi trách nhiệm,
điều đó là tốt - cho nên chúng ta không cần bận tâm về nó. Chúng ta có thể đi
quanh trong những điều tầm thường của mình và ông ấy sẽ chăm nom tâm linh cho
chúng ta." Đó là cơ hội tốt để gạt bỏ toàn thể câu chuyện.
Điều đó dường như gây tổn
thương... nhưng tôi không thể nói gì mà không thực. Tất cả những người này đã
cư xử giống doanh nhân nhiều hơn; họ quan tâm nhiều tới việc có ngày càng nhiều
khách hàng hơn.
Phật Gautam dường như là người
duy nhất không quan tâm tới việc có người đi theo, không quan tâm tới việc là
người chăn chiên, không quan tâm tới việc thu bạn thành cừu. Ngược lại, toàn thể
cuộc đời mình ông ấy nhấn mạnh chỉ một điều: Các ông giống hệt ta; khác biệt là
rất nhỏ. Ngày nào đó ta đã ngủ, hôm nay ta thức. Hôm nay ông ngủ, ngày mai ông
có thể thức - và nếu ông thông minh ông có thể thức tỉnh chính khoảnh khắc này.
Một mình Phật cho sự kính trọng
tới cá nhân, tới con người - không người nào khác đã bao giờ cho sự kính trọng
đó. Ông ấy phủ nhận Thượng đế bởi lẽ đơn giản rằng Thượng đế không thể được chấp
nhận. Chính việc chấp nhận Thượng đế như đấng sáng tạo phá huỷ toàn thể cái đẹp
của nhân loại. Thế thì bạn chỉ là con rối trong tay của Thượng đế người dường
như là có tính khí bất thường. Chẳng bởi lí do gì ngài đã tạo ra bạn, và chẳng
vì lí do gì ngài có thể xoá bỏ việc tạo ra bạn.
Phật loại bỏ Thượng đế hoàn
toàn khỏi cách nhìn của những người hiểu ông ấy: Thượng đế và con người không
thể tồn tại cùng nhau. Không đồng tồn tại nào là có thể, vì Thượng đế về căn bản
là khái niệm độc tài, tuyệt đối độc tài... và con người không thể vươn đầu lên
trong tự do nếu có Thượng đế. Bạn có thể nghe mọi người nói rằng không có ý chí
của Thượng đế thì một nhành cỏ cũg không thể chuyển động được. Thế thì toàn thể
sự tồn tại này trở thành việc giam cầm, trại tập trung lớn, và Thượng đế trở
thành Adolf Hitler được khuếch đại lên cả triệu lần.
Phật Gautam, thay vì nói về những
điều vô nghĩa giả tưởng, lấy vấn đề có tính tồn tại một cách trực tiếp: vấn đề
là việc giải thoát của bạn. Và vấn đề này là đơn giản vì việc giải thoát ở
trong tay riêng của bạn: bạn chỉ quên bạn là ai. Chỉ bằng việc nói cho bạn, bạn
là ai, bạn sẽ không hiểu, và nguy hiểm là ở chỗ bằng việc nói cho bạn bạn là
ai, bạn có thể trở thành vẹt. Bạn có thể bắt đầu...
Ở Ấn Độ bạn sẽ thấy cả nước đầy
vẹt. Mọi người đều đang nói về linh hồn, chứng ngộ, thức tỉnh, niết bàn. Tất cả
họ đều lặp lại những câu hay từ kinh sách. Phật cũng không muốn làm cho bạn
thành vẹt; do đó ông ấy nói không có cách nào để cho bạn chân lí, bởi lẽ đơn giản
rằng bạn đã có nó rồi.
Cho nên mọi điều có thể được
làm là bằng cách nào đó tạo ra những tình huống để đánh thức bạn dậy và, nếu được
cần, cho bạn cái tát đau vào đúng khoảnh khắc. Tát của bất kì ai sẽ không có
tác dụng, chỉ cái tát của thầy - và chỉ đệ tử đã làm việc trên đạo trong nhiều
năm, hay có thể trong nhiều kiếp, mới đi tới điểm ở ngay trên đường biên, nơi
cú đẩy chút xíu... và anh ta đạt tới bờ bên kia. Cho nên có các kỉ luật trong
Phật giáo, nhưng những kỉ luật đó sẽ không cho bạn chân lí. Chúng sẽ chỉ mang bạn
tới điểm mà thầy từ bi sáng suốt nào đó sẽ được cần để tạo ra phương cách giải
thoát bạn.
Bạn có thấy những con chim nhỏ
không? Chúng thấy bố mẹ chúng bay khắp xung quanh, và chúng cũng vỗ cánh. Nhưng
chúng sợ - một cách tự nhiên, vì chúng chưa bao giờ bay - và chúng không thể
tin được rằng việc ra khỏi cái tổ ấm cúng của chúng là an toàn. Bầu trời bao
la... và không kinh nghiệm về bay - mặc dầu chúng có năng lực bay, chúng có
cánh, và chúng sẽ hân hoan bay trong bầu trời dưới mặt trời ấm.
Chung cuộc chim bố mẹ của lũ
chim nhỏ phải đẩy chúng. Đó là phương cách - đó là phương cách Thiền. Nhưng
chim bố mẹ phải đợi cho tới khi cánh của chúng đủ mạnh; chúng làm nhiều thứ mà
với tôi dường như đích xác điều Thiền sư làm cho đệ tử. Chim mẹ sẽ bay trước
chúng, chỉ ra rằng nếu nó có thể bay được, tại sao chúng không thể bay được?
Chim non vẫy cánh để thu lấy tự tin, để trở nên quen với sự kiện rằng chúng
cũng có cánh - điều đó là đúng!
Nhưng lấy cú nhảy... Chúng tới
ngay mép tổ, chúng cân nhắc mọi sự ủng hộ và chống đối. Có khao khát lớn để lấy
cú nhảy, nhưng cũng có sợ vì chúng sẽ đi vào cái không biết. Ai biết được -
chúng có thể rơi uỵch xuống đất và bị kết thúc. Chim mẹ bay sang cây khác, và từ
đó nó bắt đầu gọi các con: Lại đây! Điều đó là không cưỡng lại được. Chúng thử,
nhưng biên giới vô hình nào đó ngăn cản chúng.
Khi chim bố mẹ thấy rằng bây giờ
chúng hoàn toàn có khả năng bay, đó chỉ la do sợ ngăn cản chúng, một ngày nào
đó, không thông báo cho chúng, đột nhiên có cú đẩy Thiền...! Tất nhiên lúc ban
đầu chúng vỗ cánh theo cách loạn xạ, nhưng chúng bây giờ biết rằng mặc dầu
chúng không bay như chúng đáng phải bay, chúng có thể giữ bản thân chúng ở
trong không trung. Thế rồi chim mẹ bắt đầu gọi chúng từ cây ở xa xa. Đầu tiên
chúng bay tới cây rất gần, thế rồi chúng bắt đầu bay sang cây xa hơn, và thế rồi
một ngày nào đó chúng bau mãi mãi trong cái vô hạn; chúng không bao giờ quay lại.
Thế thì toàn thể bầu trời đã trở thành của chúng.
Tôi bao giờ cũng nghĩ rằng các
phương cách Thiền về truyền trao phải đã tới từ những nguồn như thế. Cá Thiền
viện ở trong rừng, và một số thầy thiên tài có thể đã thấy tình huống của con
chim bị đẩy. Không có nghĩa logic. Bạn không thể thuyết phục được con chim về mặt
trí tuệ, và việc đẩy không phải là cách thức hợp lí.
"Phải chắc nhớ lời của thời
trước: "Về nguyên tắc, nó là chứng ngộ bất thần." Về nguyên tắc nó chỉ
là chứng ngộ bất thần. Trong thực hành, trong thực tại, con chim nhỏ phải tăng
trưởng đôi cánh mạnh, đợi cho đúng khoảnh khắc, và phải ở dưới bảo vệ của thầy
đúng. Bất kì vội vàng nào đều có thể gây tai hoạ.
Nếu ai đó bị đánh thức trước thời
gian chín của người đó, trước sự trưởng thành của người đó, chứng ngộ đó có thể
là nguy hiểm. Người đó có thể không có khả năng sống sót qua điều đó, điều đó
có thể là quá nhiều. Người đó chưa có khả năng đạt tới nó, hấp thu nó, thưởng
thức nó. Cho nên về nguyên tắc Đại Huệ là đúng; nó là chứng ngộ bất thần.
Người trí thức trên khắp thế giới
đã hỏi, "Nếu nó là bất thần, thế thì tại sao nó không xảy ra cho chúng
tôi? Thế thì tại sao ai đó phải thiền trong nhiều năm nếu nó là bất thần?"
Họ đã không hiểu rằng về nguyên tắc nó là bất thần. Khi nó xảy ra, nó sẽ xảy ra
một cách bất thần - nhưng trước khi điều đó xảy ra, trưởng thành nào đó được cần.
Điều đó có nghĩa là chứng ngộ trong bản thân nó là bất thần, nhưng việc chuẩn bị
của nó là dần dần.
Đại Huệ đang đem tới sự tổng hợp
vô cùng của hai phái xung đột. Một phái nói nó là dần dần, một phái nói nó là bất
thần - và họ đã trải qua tranh đấu trong nhiều thế kỉ, tranh cãi chống lại
nhau. Họ không thể thấy rằng dần dần và bất thần không phải là đối lập cần thiết,
rằng dần dần có thể là chuẩn bị cho bất thần. Họ không thể thấy được rằng cả
hai có thể là bộ phận của quá trình tổng hợp.
... tận dụng ưu thế của chứng
ngộ để xoá đi mọi thứ. Trong biến cố - nhưng trong biến cố thực tại - hiện tượng
không đột nhiên bị bỏ đi nhưng bị vét cạn dần dần.
Điều đó cần thời gian, thời
gian khác nhau cho những người khác nhau. Tuỳ theo tình yêu của họ, tuỳ theo
tin cậy của họ, tuỳ theo khao khát của họ, tuỳ theo đam mê của họ, tuỳ theo sự
sẵn sàng nhận mọi mạo hiểm của họ, yếu tố thời gian sẽ khác.
Mahakashyapa là người đầu tiên
trở nên chứng ngộ trong các đệ tử của Phật Gautam, và ông ấy là người im lặng
nhất. Ông ấy không bao giờ hỏi một câu hỏi, thậm chí không bao giờ tới gần Phật
Gautam. Ông ấy có cây riêng của ông ấy, và ông ấy sẽ ngồi dưới cây riêng của
mình; điều trở nên được biết tới là chỗ đó được dành riêng cho Mahakashyapa.
Ông ấy đã không nói, ông ấy đã không hỏi... ông ấy đơn giản ngồi dưới cây,
không xa lắm với Phật Gautam.
Trong số mười nghìn đệ tử mọi
người đều hỏi các câu hỏi, và nhiều người đang hỏi Mahakashyapa, "Sao ông
không hỏi?" Ông ấy sẽ đơn giản mỉm cười...
Một hôm Phật Gautam tới với đoá
sen trong tay - và hôm đó là bắt đầu của Thiền. Phật được coi là sẽ cho bài nói
như thường lệ, nhưng thay vì cho bài nói ông ấy ngồi đó trong im lặng hoàn toàn
của mười nghìn đệ tử, chỉ nhìn vào đoá sen. Nhiều khoảnh khắc trôi qua... mọi
người bắt đầu trở nên bồn chồn. Cái gì đã xảy ra? Ngay điều đầu tiên ông ấy
không bao tới trước đây với bất kì cái gì trong tay; điều thứ hai, ông ấy dường
như đã hoàn toàn quên hết ông ấy tới để làm gì. Điều thứ ba, thật lạ là ông ấy
liên tục nhìn vào đoá sen đó. Nó đẹp... nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải
liên tục nhìn mãi mãi và mãi mãi.
Nhiều giờ qua đi và mọi người
trở nên thực sự bối rối. Cái gì đó phải được làm chứ... và vào chính khoảnh khắc
đó Mahakashyapa cười. Phật Gautam nhìn Mahakashyapa, gọi ông ấy lại gần và nói,
"Đoá hoa này thuộc về ông. Chăm nom nó." Đây là việc truyền trao đầu
tiên không có lời.
People mọi người có vẻ ngẩn
ngơ: "Cái gì đã xảy ra?" Ngay chỗ đầu tiên, cười trong sự hiện diện của
thầy mà không có lí do gì không phải là lịch sự, nó không phải là kính trọng.
Thứ hai, chẳng có gì để cười. Thứ ba, cái gì đã được truyền? Mọi điều mọi người
có thể thấy là đoá sen.
Nhưng Mahakashyapa đã trở thành
Thiền sư đầu tiên. Ông ấy hiếm khi được nhắc tới trong kinh sách Phật giáo vì
ông ấy hiếm khi nói. Và vì ông ấy đã nhận được việc truyền không lời, không ai
biết ông ấy đã nhận cái gì.
Khi chung cuộc bị các đệ tử
khác ép nói - người già hơn, lỗi lạc hơn - Mahakashyapa nói, "Tôi đã không
nhận, tôi chỉ nhận ra. Trong im lặng lớn lao đó khi tất cả các ông trở nên bồn
chồn tôi đã bắt đầu trở nên yên tĩnh. Im lặng của tôi trở nên sâu hợ, tới điểm
mà tôi đột nhiên thấy rằng đi tìm chân lí sao mà buồn cười thế vì tôi là chân
lí. Và chính khoảnh khắc đó tôi không thể kìm được nó, tôi phá lên cười. Đoá
hoa được trao cho tôi như việc xác nhận rằng 'tiếng cười của ông có nghĩa ông
đã giang đôi cánh vào trong bầu trời. Ông được giải thoát.'"
Khi người ta tới với thầy, người
ta có nhiều rác rưởi thế mà thầy phải loại bỏ dần đi, vì với thầy nó là rác,
nhưng với đệ tử nó là tri thức. Với thầy nó là xiềng xích; với đệ tử, đây là đồ
trang sức của anh ta. Cho nên điều đó mất thời gian... thầy liên tục ném rác ra
và đệ tử liên tục thu nó lại, và che giấu nó trong những chỗ sâu hơn nơi thầy
không thể với tới, cho tới khi có việc nhận ra rằng thầy và đệ tử đứng trong
cùng một không gian. Thế thì bất kì cái gì cũng có tác dụng, chỉ cú đẩy chút
xíu...
Dù ông đang bước, đứng hay nằm,
ông phải không quên!... Phải không quên cái gì? Đơn giản phải không quên. Đơn
giản vẫn còn tỉnh táo và nhận biết, không về bất kì cái gì đặc biệt, không về bất
kì đối thể nào, nhưng chỉ tỉnh táo, dường như cái gì đó lớn lao sắp xảy ra, bạn
không biết cái gì; dường như vị khách lớn sắp tới và bạn đang đứng ở cửa chờ đợi.
Bạn không biết ai đang tới... bạn không biết liệu người đó có tới hay không. Bạn
không có bất kì xác nhận nào - nhưng bạn đang đứng ở cửa với tỉnh táo lớn,
không biết về cái gì. Nhận biết thuần khiết...
Ông không phải tìm sự xuất sắc
đặc biệt hay diệu dụng phi thường. Trên con đường cản trở lớn nhất là ở chỗ bạn
có thể thấy các phẩm chất đặc biệt, quyền năng phi thường, phép màu, các kinh
nghiệm huyền bí, và bạn có thể mất hút trong mọi thứ đó. Nó đã không là việc
tìm kiếm của bạn; bạn đi ra khỏi con đường. Nhớ đừng tìm kiếm xuất sắc đặc biệt
hay diệu dụng phi thường bên cạnh.
Thầy Thuỷ Lạo hỏi Mã Tổ,
"Thế nào là ý của Tổ Sư từ Ấn Độ đến?" Đây là cách hỏi đặc biệt câu hỏi,
"Nghĩa thực của Bồ đề đạt ma tới từ phương Tây là gì?" - vì với Trung
Quốc, Ấn Độ ở phía Tây. "Lí do đặc biệt cho Bồ đề đạt ma tới Trung Quốc là
gì?" Nói cách khác câu hỏi này là, "Ông ấy đã tới để truyền cái
gì?" Ông ấy mất ba năm mới tới được, và ông ấy mất chín năm để truyền. Nó
là cái gì?
Thủy Lạo vừa đến gần định lễ
bái, bị Mã Tổ dùng chân đá nhào. Thủy Lạo đại ngộ, bất giác đứng dậy vỗ tay cười
ha hả và nói: "Phi thường làm sao! Kì diệu làm sao! Ngay lập tức, trên đầu
sợi tóc, ta đã hiểu được nguồn gốc sát đáy của muôn ngàn pháp môn, vô lượng diệu
nghĩa. Rồi ông ấy cúi lạy và lui. Sau đó ông ấy bảo hội chúng, "Từ lúc bị
Mã Tổ đá, mãi tới giờ, ta đã không thôi cười."
Nhớ rằng Thầy Thuỷ Lạo không phải
là đệ tử thường; ông ấy đã được thừa nhân là thầy lớn, mặc dầu ông ấy chỉ là thầy
giáo lớn. Nhưng khác biệt này là rất tinh tế và chỉ có thể được biết tới bởi những
người ở bên ngoài thầy và thầy giáo. Bản thân ông ấy được biết tới là thầy...
và ông ấy không chỉ là thầy giáo; ông ấy đã đi dần tới ngày càng gần hơn việc
là thầy nhưng ông ấy cần cú đẩy cuối cùng. Ông ấy đã vẫy cánh... ông ấy đã chờ
đợi, nhưng chỉ ngay trên bờ việc bay vào bầu trời.
Thầy Thuỷ Lạo hỏi Mã Tổ... Mã Tổ
là một trong những thầy kì lạ nhất trong hội chúng các thầy kì lạ của Thiền.
Thuỷ Lạo đang hỏi câu hỏi đơn giản: "Tại sao Bồ đề đạt ma đã tới Trung Quốc?
Việc truyền đặc biệt nào có đó mà ông ấy đã chuyển giao?" Thủy Lạo vừa đến
gần định lễ bái, bị Mã Tổ dùng chân đá nhào. Thuỷ Lạo đại ngộ.
Bây giờ sự vụ giống điều này làm
cho người trí thức hoang mang. Cái gì đã xảy ra? Mã Tổ đã chỉ cho ông ấy thấy rằng
Bồ đề đạt ma đã tới để giết bản ngã của bạn, để giải thoát bạn khỏi sợ chết. Mã
Tổ đã đá ông ấy vào ngực, đá ngã nhào. Điều đó kì lạ thế và bất thần thế, nó đã
không được mong đợi. Ông ấy đã hỏi một câu hỏi thường lệ đơn giản; bất kì người
trí thức nào cũng có thể đã giải thích tại sao Bồ đề đạt ma đã tới Trung Quốc -
để lan truyền Phật giáo, để lan truyền thông điệp của thầy lớn.
Nhưng không ai có thể đã nghĩ rằng
Mã Tổ sẽ làm điều này cho người hỏi đáng thương và nó bất thần và không dự đoán
được thế với chúng ta; Mã Tổ có thể đã thấy việc chín của người này, sự trưởng
thành... tới mức ông ấy cần chỉ một cú đẩy nhỏ, rằng khoảnh khắc này phải không
bị bỏ lỡ. Việc Mã Tổ đá ông này vào ngực và làm ông này ngã nhào có thể đã chấm
dứt hoàn toàn việc hỏi của tâm trí ông ấy, vì nó bất ngờ thế và kì lạ thế.
Trong việc dừng lại của tâm trí là giải thoát. Đột nhiên con ngỗng ở ngoài! Thuỷ
Lạo trở nên chứng ngộ.
Thủy Lạo bất giác đứng dậy vỗ
tay cười ha hả và nói: "Phi thường làm sao! Kì diệu làm sao! Ngay lập tức,
trên đầu sợi tóc, ta đã hiểu được nguồn gốc sát đáy của muôn ngàn pháp môn, vô
lượng diệu nghĩa. Rồi ông ấy cúi lạy - trong kính trọng sâu sắc - và lui. Sau
đó ông ấy bảo hội chúng, "Từ lúc bị Mã Tổ đá, mãi tới giờ, ta đã không
thôi cười."
Làm sao người ta có thể thôi cười
được? Chuyện lớn này nực cười thế!
Điều đó giống như con chó, vào
sáng mùa đông trong ánh mặt trời ấm, ngồi im lặng nhìn đuôi nó, trở nên quan
tâm tới việc vồ lấy đuôi. Nó thử theo nhiều cách, và nó càng thử, nó càng trở
nên bị thách thức hơn, vì cái đuôi nhảy ngay lập tức. Nó càng nhảy nhanh, cái
đuôi càng nhảy nhanh - và khác biệt vẫn còn như cũ. Đứng bên cạnh bạn sẽ cười:
"Con chó ngu này! Cái đuôi đó thuộc vào nó; không có nhu cầu bắt giữ đuôi
- và không có cách nào..."
Chứng ngộ của bạn thuộc vào bạn.
Không có nhu cầu tìm và kiếm.
Bạn là nó. Nó không phải là
thành tựu, nó chỉ là việc nhận ra - do đó có việc cười.
Một cách tự nhiên, những người
đã không quen với truyền thống của Thiền sẽ sững sờ bởi hành vi như vậy. Nếu
tôi đột nhiên đánh ngã Maneesha ở đây và bây giờ, mặc dầu cô ấy còn chưa chín -
nhưng nếu tôi đánh ngã, bạn sẽ hiểu chứ? Bạn sẽ nghĩ, "Người này đã phát
điên." Bạn sẽ nghĩ, "Chúng tôi đã biết rằng ông ấy điên; bây giờ ông ấy
đã vượt qua mọi biên giới." Và từ ngày mai, những người ngồi ở hàng trước
sẽ vẫn còn tỉnh táo: vào bất kì khoảnh khắc nào...
Và điều này sẽ xảy ra, vì tôi sẽ
không rời khỏi thế giới này chừng nào tôi chưa làm cho nhiều người chứng ngộ
hơn Phật Gautam. Tôi đang quan sát ai đang tăng trưởng đôi cánh, ai đang trở
nên sẵn sàng bị đánh ngã - cho nên chớ ngạc nhiên. Và khi ai đó bị đánh ngã,
hân hoan trong việc xảy ra này đi! Người này đã trở nên chứng ngộ.
Nhưng những người không ở trong
cộng hưởng sâu với Thiền sẽ không có khả năng hiểu nó - người Hindus hay người
Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo hay người Do Thái - vì không có gì giống điều
đó trong toàn thể lịch sử của họ. Toàn thể lịch sử của họ ít nhiều chỉ là thể dục
trí tuệ.
Thiền là tuyệt đối mang tính tồn
tại. Thầy có đó không chỉ dạy bạn học thuyết nào đó; thầy phải giải thoát bạn
khỏi nhà tù mà bản thân bạn đã làm ra. Bất kì phương pháp thiết thực, tuỳ ý nào
được cần tới, thầy sẽ không lo nghĩ về điều người khác nghĩ về chúng; thầy sẽ
dùng chúng.
Không bao giờ có người từ bi
hơn các Thiền sư. Đó là từ bi lớn của Mã Tổ; bằng không, ai quan tâm? - ông ấy
có thể đã chỉ trả lời các câu hỏi và toàn thể sự việc chắc đã xong rồi. Ông ấy
lấy nhiều nỗ lực thế, đánh người này, đánh ngã người này...
Và không chỉ Mã Tổ là từ bi:
Thuỷ Lạo cũng có hiểu biết vô cùng. Nếu như điều đó đã xảy ra cho ai đó không sẵn
sàng, người đó chắc đã bắt đầu đánh nhau hay người đó chắc đã trở nên giận dữ,
nói "Điều này là tuyệt đối ngớ ngẩn! Tôi đang hỏi câu hỏi mà ông đánh
tôi." Nhưng ông ấy đã lấy cú đánh theo cùng cách như Mahakashyapa đã nhận
đoá sen - thậm chí còn đẹp hơn: "Phi thường làm sao! Kì diệu làm
sao!" - và với lòng tôn kính lớn lao, ông ấy cúi lạy và lui.
Không câu hỏi khác... mọi thứ
được giải quyết. Ông ấy đã bị đá ra khỏi cái tổ, bây giờ cánh của ông ấy giang ra
trên trời. Bây giờ ông ấy có thể bay qua mặt trời. Bây giờ không còn bất kì
biên giới nào. Và ông ấy nhớ tới biến cố này cả đời ông ấy, ngay cả khi ông ấy
trở thành thầy vĩ đại được kính trọng, nói "Điều vĩ đại nhất trong đời ta
là cú đá Mã Tổ đã cho ta. Ta đã không thôi cười kể từ đó."
Cái gì đó không thấy được với mắt
phải đã xảy ra trong khoảnh khắc đó. Khi Mã Tổ vươn tới và đá ông ấy, có lẽ -
có thể nhất - Mã Tổ có thể đã đá ông ấy ra khỏi thân thể ông ấy, và Thuỷ Lạo phải
đã chứng kiến toàn thể khung cảnh, đứng bên ngoài thân thể riêng của ông ấy.
Kinh nghiệm đầu tiên của việc ở ngoài thân thể riêng của bạn là một trong những
kinh nghiệm tuyệt diệu, dịu dàng, tuyệt vời nhất: bạn được giải thoát.
Thân thể bạn là nhà tù của bạn.
Tâm trí bạn là nhà tù của bạn.
Đại Huệ đã đặt tên cho lời kinh
này đúng là Giải thoát.
Được sẵn sàng và được chuẩn bị
đi. Nó là một thế giới khác toàn bộ với những ngày của Mã Tổ, nhưng tôi muốn
làm cho thời đại đẹp đó và những sự vụ đẹp đó thành đương đại lần nữa. Nhưng điều
đó tất cả đều phụ thuộc vào bạn. Nếu bạn bỏ dần mọi rác rưởi của bạn, trở nên tỉnh
táo hơn, không quên lấy một khoảnh khắc - bước, ngồi, làm việc, nằm, dòng chảy
ngầm thường hằng của việc nhớ lại - thế thì ngày đó không xa xôi gì khi tôi sẽ
bắt đầu đánh ngã mọi người. Không cần thực tế đánh ngã ai đó, vì giữa tôi và Mã
Tổ nhiều thời gian đã trôi qua, và tôi đã có nhiều phương pháp được cải tiến!
Theo một cách nào đó, ông ấy là nguyên thuỷ.
Tôi làm loại đá và đánh ngã
riêng của tôi, cho nên đừng chờ đợi tôi thực tế đánh vào ngực bạn. Không có nhu
cầu... Tôi đã phát triển các phương pháp tinh tế hơn - nhưng đằng nào thì bạn vẫn
phải sẵn sàng.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
0 Đánh giá