Chương 32. Vô ham muốn

Chương 32. Vô ham muốn

Price:

Read more

Thiền sư lớn Đại Huệ - Tập 2 - Osho
Suy nghĩ về biến đổi từ trí thức sang chứng ngộ
Chương 32. Vô ham muốn
Osho kính yêu,
Giải thoát
Một hôm Cổ Sơn tới Tuyết Phong. Phong biết Cổ Sơn cơ duyên đã thuần thục, nên ông ấy bỗng chụp ngay ngực Cổ Sơn hỏi rằng: "Cái gì vậy?" Được mở ra, Cổ Sơn ngay đó liễu ngộ. Luôn cả cái tâm liễu cũng mất luôn, ông ấy chỉ mỉm cười và khoát tay mà thôi. Tuyết Phong hỏi: "Ông được đạo lý sao?"
Rời khỏi chỗ của Tổ thứ năm, Huệ Năng đi về phương nam trong hai tháng và tới Đại Du Lãnh. Huệ Minh đuổi theo Tổ Huệ Năng, ông này nguyên là tướng, đi cùng vài trăm người, muốn đoạt y bát (biểu tín của việc kế tục Tổ). Minh là người đầu tiên đuổi kịp. Tổ thứ sáu để y bát trên tảng đá nói: "Y này có ý nghĩa đức tín, há có thể dùng sức tranh giành ư? Ông cứ lấy đi."
Huệ Minh tận sức giở lên không nổi mới kinh hãi thưa: "Tôi nay cầu pháp chứ chẳng vì cầu y bát, xin hành giả khai thị."
Tổ nói, "Vì ông cầu pháp, ông phải dẹp mọi động lực, và không sinh ý, và ta sẽ giải thích cho ông." Sau khi im lặng, Huệ Năng nói: "Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, ngay lúc ấy cái gì là bản lai diện mục của ông?"
Huệ Minh ngay đó đại ngộ, toàn thân xuất mồ hôi, rơi lệ đảnh lễ rằng: "Ngoài mật ý mật ngữ kể trên, còn có ý chỉ nào nữa chăng?"
Huệ Năng nói: "Nay vì ngươi nói ra thì chẳng phải mật ý rồi. Ngươi nếu tự phản chiếu diện mục mình thì mật ở bên ngươi. Nếu ta nói được thì chẳng phải là mật vậy." Minh nói, "Mặc dù tôi ở Hoàng Mai, tôi chưa bao giờ thực sự có cái nhìn sâu vào mặt riêng của mình. Giờ, đương đầu với khai thị của ngài, tôi giống như người được uống nước, người biết cho bản thân mình nước là lạnh hay ấm."
"Chỉ cần biết làm Phật, chớ đừng lo Phật chẳng biết nói. Xưa nay những người đắc đạo, tự mình đã viên mãn, đều dùng cái của mình sẵn có tùy cơ tiếp vật như gương sáng trên đài, ngọc sáng trong tay, khi người ngoài đến, người ngoài hiện hình, và khi người bản xứ đến, người bản xứ hiện hình, mà chẳng cần tác ý vậy. Nếu có tác ý ắt có pháp thật cho người rồi. Ông muốn thấu rõ đại pháp ứng cơ vô ngại, hãy cứ vẫn y như trước, chẳng cần hỏi người, lâu ngày sẽ tự gật đầu vậy."
Đại Huệ vẫn tiếp tục với nghĩa của việc giải thoát. Vấn đề này là nền tảng tới mức dù nó phải được lặp lại thường xuyên, nó sẽ không bao giờ được nói một cách đầy đủ.
Có những thứ bạn chỉ có thể chỉ dẫn, và việc chỉ dẫn bao giờ cũng có khả năng bị hiểu lầm - có lẽ nhất nó sẽ bị hiểu lầm - vì việc chỉ dẫn chỉ là mũi tên. Chừng nào bạn chưa biết nhìn theo hướng đó, chừng nào bạn chưa nhận biết rằng mũi tên đang trỏ tới cái gì đó bên ngoài bản thân nó, có mọi khả năng bạn có thể bám lấy bản thân mũi tên.
Vì sự phức tạp này, mọi thứ đã được nói về tự do của con người đã trở thành việc cầm tù của con người. Nhà thờ, đền chùa và giáo đường của bạn là gì ngoại trừ các nhà tù của linh hồn bạn? Kinh sách linh thiêng của bạn là gì? Chúng được ngụ ý là các mũi tên trỏ tới bên ngoài lời, nhưng ngay cả cái gọi là người có học cũng bám lấy lời và quên hoàn toàn rằng những lời đó chỉ là mũi tên; chúng chỉ trỏ tới cái gì đó mà là vô lời - cái gì đó mà chúng không thể nói được, nhưng chúng có thể trỏ được. Nhưng chúng chỉ là ngón tay trỏ tới trăng.
Do đó cứ phải gõ búa đi gõ búa lại vào tâm trí bị ước định của bạn từ các mặt khác nhau, nghĩa của việc giải thoát là gì. Đại Huệ cho bạn vài ví dụ về khi nào việc giải thoát đã xảy ra. Và nó đã xảy ra một cách tuyệt đối bất hợp lí; không có sự cần thiết cho nó xảy ra - ngoại trừ rằng đệ tử đã chín chắn và sáng suốt của thầy là rõ ràng tới mức thầy không bỏ lỡ khoảnh khắc này. Thầy đánh, thầy tát, thầy hét, thầy làm cái gì đó và đột nhiên có lối mở - mây biến mất.
Một hôm Cổ Sơn tới Tuyết Phong. Phong biết Cổ Sơn cơ duyên đã thuần thục. Khi người đàn bà mang thai, cô ấy biết cô ấy đang mang thai, và khi đứa trẻ đủ chín tháng người mẹ biết rằng thời gian đã tới để nhận vị khách mới vào thế giới. Không có chỉ dẫn từ đứa trẻ, nhưng chính việc chín muồi có tác dụng riêng của nó. Ở phương Đông khi rừng xoài đầy quả xoài chín, khi đi qua đường, đột nhiên bạn nhận biết rằng toàn thể bầu không khí đầy tính ngọt của xoài.
Các nhà khoa học đã từng làm việc trong gần nửa thế kỉ về ong, vì họ ngờ rằng ong biết loại ngôn ngữ nào đó. Điều rất háo hức là tìm ra loại ngôn ngữ nào ong dùng; điều đó sẽ mở ra khu vực cực kì mới của trao đổi. Một con ong bay đi hàng dặm đường theo hướng nào đó chẳng có lí do nào cả - nhưng nó tìm thấy chỗ hoa đang nở, và nó bay thẳng tới những hoa đó, dường như nó đi theo bản đồ.
Một khi nó đã tìm thấy hoa, nó quay về, và nó múa theo cách nào đó trước cả toán ong đang ngắm nhìn điệu múa. Điệu múa có mọi chỉ dẫn - theo hướng nào, bao xa bạn sẽ thấy hoa - và đột nhiên cả nghìn con ong bắt đầu bay theo hướng đó, không sai lầm nào, không đi theo bất kì hướng khác nào.
Trong điệu múa của con ong này có những chỉ dẫn mà vẫn chưa được giải mã. Trong nửa thế kỉ, công việc đã được tiến hành, nhưng nó rất khó vì chúng ta biết ngôn ngữ, nhưng chúng ta không biết làm sao điệu múa... và cùng loại điệu múa đó với những khác biệt nhỏ có thể cho các nghĩa khác nhau. Nếu không có hoa nở điệu vũ sẽ gần như vậy, nhưng với hơi chút khác biệt tới mức chỉ ong mới có thể giải mã được nó; các nhà khoa học vẫn còn không có khả năng.... Điều chắc chắn là có khác biệt vì không con ong nào bay theo hướng đó; chúng sẽ đợi, và ngày mai lại con ong đó sẽ đi.
Con ong nào đó là ong sứ giả, người đưa thư. Ong có cấp bậc; có lính, có người đưa thư, có người lao động, và có hoàng hậu, và tất cả chúng làm các loại công việc khác nhau. Nếu có nguy hiểm... cùng điệu múa nhưng có hơi khác.
Giữa thầy và đệ tử cái gì đó xảy ra cho nên khi đệ tử chín chắn, anh ta biết anh ta chín chắn và thầy anh ta biết anh ta chín chắn. Đây là lúc cho phép anh ta có đột phá.
Có hàng nghìn sự vụ hay. Câu chuyện này là đơn giản nhưng hàm chứa thế.
Phong biết Cổ Sơn cơ duyên đã thuần thục. Nếu bạn nhận biết, làm sao bạn có thể bỏ lỡ việc biết nó? Phong biết Cổ Sơn đã chín... nên ông ấy bỗng chụp ngay ngực Cổ Sơn hỏi rằng: "Cái gì vậy?" và có lối mở: Mở ra, Cổ Sơn ngay đó liễu ngộ. Không cái gì đặc biệt đã xảy ra; chỉ thầy biết, đệ tử biết, rằng cái gì đó đã đi tới cực đỉnh. Và thầy chụp ngay ngực của đệ tử và nói, "Cái gì vậy?" Nó không phải là câu hỏi để được trả lời; nó là câu hỏi mở ra chiều hướng mới trong đệ tử.
Khi mở ra, Cổ Sơn ngay đó liễu ngộ. Luôn cả cái tâm liễu cũng mất luôn. Kinh nghiệm này lớn lao, sự huy hoàng tràn ngập tới mức ông ấy thậm chí quên mất việc biểu lộ tôn kính thầy, hay nói lời đúng nào đó để diễn đạt lòng biết ơn của mình. Ông ấy chỉ mỉm cười và khoát tay mà thôi. Việc khoát tay này là cách diễn đạt câm rằng "Tôi đã được nó! Thầy đã làm cho tôi vào đúng khoảnh khắc - nó đã xảy ra!"
Ông ấy chỉ mỉm cười và khoát tay mà thôi. Tuyết Phong hỏi: "Ông được đạo lý sao?" Nhưng có im lặng tuyệt đối, câu chuyện đã chấm dứt. Câu hỏi của thầy - "Ông đã khoát tay, đó là phải rồi. Nhưng ông sẽ diễn đạt nguyên lí nào đó mà ông đã hiểu, đã trải nghiệm chứ?" - đệ tử đã không trả lời. Không có câu trả lời! Ông ấy phải đã đứng trước thầy, là bản thân ông ấy là câu trả lời - im lặng của ông ấy, niềm vui của ông ấy, việc mở ra bất thần của ông ấy... Cử chỉ kì dị của ông ấy về khoát tay đơn giản chỉ ra rằng nó ở bên ngoài tâm trí và bên ngoài việc hiểu thấu của ông ấy... nguyên lí gì? - chỉ có im lặng và không nguyên lí nào.
Nó là cái gì đó hiếm hoi; chỉ chuyện Thiền mới có thể kết thúc theo cách như vậy. Thầy hỏi câu hỏi, và đệ tử vẫn còn im lặng - đó là câu trả lời. Nếu như ông ấy mà nói ông ấy chắc đã bị cú đánh đau,vì trong việc nói của ông ấy chắc đã biểu lộ rằng ông ấy đã bỏ lỡ, rằng ông ấy không thể điều khiển mở bản thân ông ấy một cách toàn thể, rằng ông ấy vẫn còn trong tâm trí.
Nhưng im lặng của ông ấy chỉ ra rằng bây giờ không có câu hỏi, không câu trả lời; không có nguyên lí, không có triết lí. Không có thầy, không có tôi, mà chỉ có chân thành toàn bộ, và im lặng vĩnh hằng không bao giờ bị rối loạn.
Đây không phải là câu chuyện; câu chuyện không kết thúc theo cách như vậy. Đây là sự vụ thực tại. Im lặng này được thầy hiểu. Không cái gì được nói, nhưng mọi thứ được nghe.
Sự vụ thứ hai... chỉ để cho bạn các khía cạnh khác, từ những cánh cửa khác.
Rời khỏi chỗ của Tổ thứ năm, Huệ Năng đi về phương nam trong hai tháng và tới Đại Du Lãnh. Ông ấy bị Huệ Minh đuổi theo, ông này nguyên là tướng, đi cùng vài trăm người, muốn đoạt y bát (biểu tín của việc kế tục Tổ).
Trong Thiền, mọi tổ đều trao y và bát của mình cho người kế tục mình, và một cách tự nhiên có tranh giành lớn và nhược điểm của con người, ghen tị....
Người này, Huệ Minh, là người rất có học, theo mọi cách là rất có văn hoá. Ông ấy đã từ bỏ chức tướng, và đã trở thành đệ tử; ông ấy đã thiền trong thời gian dài. Nhưng thầy đã chọn một người rất kì lạ, Huệ Năng, làm người kế tục của thầy. Trong tu viện của thầy, đã có ít nhất mười hai nghìn sư, và không một người nào đã nghĩ rằng Huệ Năng sẽ trở thành người kế tục.
Thành tựu duy nhất của Huệ Năng là ở chỗ từ khi ông ấy tới, hai mươi năm trước, ông ấy đã giã gạo cho mười hai nghìn sư từ sáng tới khuya trong đêm. Trong hai mươi năm ông ấy đã không làm bất kì cái gì khác. Ông ấy không bao giờ dự bất kì bài nói nào của thầy, ông ấy không bao giờ đọc bất kì kinh sách nào - thực ra ông ấy là người thất học. Ông ấy là một dân làng, nhưng là một người có quyết tâm vô cùng.
Ngày ông ấy được khai tâm, Huệ Năng hỏi thầy, "Thầy cần tôi làm gì?"
Thầy nói, "Xuống làm bếp, giã gạo và không bao giờ quay lại ta" - và ông ấy không bao giờ quay lại. Hai mươi năm của chờ đợi im lặng... vì thầy đã nói, "Nếu cần, ta sẽ tới ông. Nhưng ông phải không bao giờ ló mặt ra với ta. Ông đơn giản giã gạo từ sáng tới đêm, thế rồi đi ngủ; lại giã gạo, rồi đi ngủ."
Bạn có thể hiểu, hai mươi năm chỉ giã gạo và đi ngủ, tâm trí ông ấy trở nên im lặng. Không thiền nào được cần. Ông ấy không bao giờ tới dự bất kì bài giảng nào - không có thời gian. Không ai nói với ông ấy vì ông ấy bị coi là thuộc loại thấp nhất, chỉ là dân làng nghèo không biết gì, và ông ấy không bao giờ hỏi bất kì cái gì từ bất kì ai. Mọi người đi qua ông ấy dường như ông ấy không có đó. Ông ấy bị coi là đương nhiên có đó.
Ngày thầy rời khỏi thân thể mình tới, và thầy nói, "Trước khi ta rời khỏi thân thể ta muốn chọn người kế tục ta. Cách ta chọn là thế này: bất kì ai biết câu trả lời đúng phải tới trong đêm và viết nó lên cửa nhà ta; nếu câu trả lời là đúng, người đó sẽ nhận được y bát của ta."
Ông cựu tướng này, Huệ Minh, chắc chắn là người quan trọng nhất của toàn thể những người theo thầy, và mọi người tưởng rằng ông ấy sẽ là người chiến thắng. Cho nên trong đêm ông ấy tới và ông ấy viết lên cửa, "Vô trí là câu trả lời." Nhưng ông ấy sợ thầy - sợ rằng nếu nó bị thấy là sai, ông ấy sẽ bị đánh đau - tới mức ông ấy đã không kí lên nó. Ông ấy nghĩ, "Nếu nó là đúng, ta sẽ tuyên bố rằng ta đã viết nó; nếu nó là sai thế thì tốt hơn cả là giữ im lặng."
Đến sáng khi thầy thức dậy, thầy nói, "Thằng ngốc đó là ai?" Nghe thấy điều này, Huệ Minh trốn khỏi tu viện - ai đó có thể thông báo cho thầy vì vài người đã có ý tưởng này... họ đã nhìn ra xem ai định viết. Thực ra chính hiểu biết chung là đấy là do Huệ Minh!
Hai sư, sau khi ăn cơm, chỉ đi qua Huệ Năng và thảo luận, nói, "Thầy quá nghiêm. Câu trả lời này dường như đúng: "vô trí" là toàn thể triết lí của Phật Gautam. Cái gì hơn còn có thể được nói?" Mọi người đã hoàn toàn quên mất rằng Huệ Năng thậm chí có thể nói; trong hai mươi năm ông ấy đã không nói lấy một lời với bất kì ai. Ông ấy đơn giản làm công việc của mình, sẽ đi ngủ, thức dậy, lại bắt đầu công việc. Hôm đó, nghe thấy hai sư này nói rằng câu trả lời dường như đúng và thầy lại quá nghiêm, ông ấy cười. Hai sư đó dừng lại và họ nói, "Sao ông cười?"
Ông ấy nói, "Bất kì ai viết điều đó đều là kẻ ngốc." Đây đích xác là điều thầy đã nói, "Ai là kẻ ngốc đã bôi bẩn cửa nhà ta?" Các sư đó không thể tin được vào điều đó, nhưng họ thông báo lại cho thầy rằng một người có tên là Huệ Năng, người mà thầy từ hai mươi năm trước đã cho xuống làm bếp, đã nói đích xác cùng điều: "Bất kì ai đã viết điều này đều là kẻ ngốc."
Thầy nói, "Ta biết. Ông ấy là người duy nhất... Ta đã hi vọng rằng ông ấy sẽ tới và viết câu trả lời. Nhưng ta quên hoàn toàn rằng ngay điều đầu tiên ông ấy là không tham vọng; điều thứ hai ông ấy không thể viết được, ông ấy thất học; điều thứ ba ta đã cấm ông ấy: 'Bất kì khi nào thời gian tới ta sẽ tới ông, ông phải vẫn còn trong công việc ta đã trao cho ông. Không bao giờ ló mặt ra.'"
Ngay giữa đêm thầy tới, đánh thức Huệ Năng dậy, đưa cho ông ấy y bát và nói, "Bây giờ trốn đi, vì ông là người đơn giản. Có tranh giành lớn, và có những người nguy hiểm - người kia Huệ Minh đã từng là tướng, ông ấy là chiến binh. Họ sẽ cố giằng lấy y bát, cho nên ông đơn giản trốn đi xa nhất có thể được."
Huệ Năng nói, "Nhưng tôi không biết gì cả. Hơn nữa, tôi đã không phạm tội lỗi nào. Tại sao thầy làm tôi thành người kế tục của thầy? Tại sao tôi không thể được bỏ lại để sống một cách an bình? Thầy có thể tìm ra... nhiều người hăm hở, muốn là người kế tục, tại sao thầy làm phiền tôi?"
Nhưng thầy nói, "Đây là lí do tại sao ta làm phiền ông: người không quan tâm chút nào là người đúng. Người không có tham vọng là xứng đáng. Người có thể từ chối tầng cao nhất trong truyền thống của Thiền là việc làm Tổ sư, thầy của các thầy..."
Huệ Năng vẫn cố thuyết phục ông ấy, "Cứ để tôi giã gạo và đừng quấy rối giấc ngủ của tôi! Tôi mệt rồi và đến sáng tôi phải bắt đầu lại công việc của tôi, và chỉ nghĩ tới mười hai nghìn sư và cơm của họ..."
Thầy nói, "Dừng mọi điều này lại! Nếu mọi người trở nên nhận biết rằng ta đã chọn ông, họ sẽ giết ông. Cứ cầm lấy bát này và y này và chạy xa đi, vì sáng mai ta sẽ chết, và trước điều đó ta muốn ông ở xa nhiều dặm đường." Đó là cách Huệ Năng đã được chọn là người kế tục.
Những người kì lạ... và kì lạ là câu chuyện của họ, nhưng cực kì quan trọng. Huệ Năng này đã bị Huệ Minh, cựu tướng, đuổi theo với hàng nghìn người, để bắt giữ ông ấy và đoạt lấy y bát để cho Huệ Minh có thể tuyên bố bản thân mình là thầy. Đây là bối cảnh của câu chuyện.
Minh là người đầu tiên đuổi kịp Huệ Năng, và có nhiều người khác cũng đi theo. Tổ thứ sáu để y bát trên tảng đá nói: Y này có ý nghĩa đức tín, há có thể dùng sức tranh giành ư? Ông cứ lấy đi. Đức tín không thể được lấy bằng sức mạnh. Đức tín trưởng thành chỉ trong khí hậu của yêu. Đức tín là việc nở hoa cao nhất; nó không thể bị lấy đi bởi sức mạnh.
"Vậy đây là y và đây là bát. Nhưng nhớ lấy, Y này có ý nghĩa đức tín, và ông chỉ là tướng - ông biết cách thức của sức mạnh, ông không biết cách thức của yêu. Há có thể dùng sức tranh giành ư? Nếu ông có thể lấy nó bằng sức mạnh, lấy đi."
Huệ Minh tận sức giở lên không nổi. Điều đó dường như hư cấu, nhưng trong kinh nghiệm sâu sắc nhất của cái ta riêng của tôi, tôi không nghĩ nó là hư cấu. Tôi có giải thích riêng của tôi về tại sao nó đã xảy ra... Huệ Năng là con người của an bình và im lặng, con người không có ham muốn nào, và khi người như vậy nói, người đó nói với thẩm quyền, lời của người đó là sức mạnh thuần khiết. Và khi ông ấy nói, "Bát này và y này đại diện cho đức tín, và đức tín không thể bị lấy bởi sức mạnh," chính phát biểu của ông ấy đã làm yếu Huệ Minh.
Huệ Minh biết hoàn toàn rõ rằng ông ấy không có đức tín, ông ấy chỉ biết sức mạnh là gì. Điều đó phải đã làm yếu toàn thể ý chí của ông ấy. Nó không phải là phép màu; nó là sự kiện tâm lí đơn giản. Ông ấy đã cố nhặt nó lên... nhưng ông ấy phải đã cố mà biết hoàn toàn rõ rằng ông ấy không thể nhặt được nó lên.
Có một chỗ gần con sông đẹp, Narmada, nơi có ngôi đền Shiva. Bên ngoài mọi ngôi đền Shiva là cận vệ của ông ấy, con bò đực; còn bò ngồi bên ngoài ngôi đền. Có câu chuyện rằng bên dưới con bò tại ngôi đền đặc biệt đó - nó là ngôi đền cổ - có một không gian nhỏ mà bạn có thể đi qua... nhưng chỉ nếu bạn có đức tín.
Tôi đã đi tới đó cùng người bạn, một giáo sư - đầy hoài nghi, mặc dầu ông ấy cũng không béo. Khi tôi bảo ông ấy, "Thử đi qua không gian nhỏ này bên dưới con bò," ông ấy nói, "Tôi không thấy có vấn đề gì. Vì tôi không phải là người béo, tôi có thể qua được."
Tôi nói với ông ấy, "Ông không thể qua được đâu, vì chừng nào ông chưa có đức tín... Vấn đề không phải là béo hay gầy; tôi đã thấy người béo đi qua nó, và tôi đã thấy người gầy bị mắc kẹt."
Ông ấy nói, "Nó toàn là vô nghĩa, tôi sẽ cho ông xem." Nhưng ngay cả khi ông ấy đang nói điều đó, sâu bên trong ông ấy đã run. Một đám đông bu lại, điều làm cho việc đó thậm chí còn đáng sợ hơn, và ông ấy bị mắc ở giữa. Ông ấy bắt đầu kêu lên - "Giúp tôi với!"
Tôi nói, "Trong vấn đề về đức tín, không ai có thể giúp được. Thử logic của ông, thử lí trí của ông, thử luận cứ của ông xem." Và mọi người cười! Họ cười vì ông ấy gầy thế, tại sao ông ấy bị mắc kẹt? Ông ấy chỉ mất dũng khí. Ông ấy biết hoàn toàn rõ ông ấy không có đức tín, ông ấy không có tin cậy, ông ấy đầy hoài nghi - ông ấy là hoài nghi và không cái gì khác. Ông ấy biết hoàn toàn rõ trong chiều sâu tâm của ông ấy rằng ông ấy không thể qua được.
Tôi phải kéo ông ấy ra - tất nhiên là từ phía sau, "vì," tôi nói, "từ phía trước tôi không thể kéo được, vì tôi không thể đi ngược lại qui tắc." Cho nên tôi phải kéo chân ông ấy, lùi lại. Ông ấy có vẻ rất kì lạ.
Ông ấy nói, "Tôi có thể thấy rằng không gian là đủ, nhưng cái gì đó bên trong tôi đơn giản chịu thua. Tôi đơn giản mất dũng khí." Bản thân tôi đã đi qua không gian nhỏ đó, và tôi ít nhất cũng gấp đôi trọng lượng của ông giáo sư này.
Có những thứ mà có thể có vẻ như hư cấu nếu bạn không hiểu con người và tâm lí con người. Với tôi đây không phải là hư cấu, đây là sự kiện lịch sử. Nó phải đã xảy ra. Lời của Huệ Năng phải đã tạo ra bầu không khí, bầu khí hậu, tới mức Huệ Minh mất sức mạnh ý chí của ông ấy. Ông ấy đã thử, nhưng ông ấy không có sức mạnh. Ông ấy đột nhiên trở nên bất lực.
Huệ Minh tận sức giở lên không nổi mới kinh hãi thưa: "Tôi nay cầu pháp chứ chẳng vì cầu y bát, xin hành giả khai thị."
Tổ nói, "Vì ông cầu pháp, ông phải dẹp mọi động lực, và không sinh ý, và ta sẽ giải thích cho ông." Sau khi im lặng, Huệ Năng nói: "Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, ngay lúc ấy cái gì là bản lai diện mục của ông?"
Khi không có chuyển động của ý nghĩ, ham muốn, động lực - vào khoảnh khắc như vậy bạn hiện hữu, trong sự thuần khiết nguyên thuỷ của bạn. Và biết mặt nguyên thuỷ, bản lai diện mục là biết tất cả.
Huệ Minh ngay đó đại ngộ, toàn thân xuất mồ hôi, rơi lệ đảnh lễ rằng: "Ngoài mật ý mật ngữ kể trên, còn có ý chỉ nào nữa chăng?" Huệ Năng nói: "Nay vì ngươi nói ra thì chẳng phải mật ý rồi." - tạo ra khoảng cách.
Thân mật không phải là trao đổi.
Thân mật là truyền từ tâm sang tâm...
Trong im lặng, trong yêu, trong an bình.
Không cái gì được nói, không cái gì được nghe, nhưng mọi thứ được hiểu... đó là thân mật.
"Nay vì ngươi nói ra thì chẳng phải mật ý rồi. Ngươi nếu tự phản chiếu diện mục mình thì mật ở bên ngươi." - nó không ở ngoài ông. Ông là thân mật nhất với bản thân ông; không ai có thể gần ông hơn bản thân ông. Người nào đó có thể tới với ông dù gần bao nhiêu, sự gần gụi đó vẫn là khoảng cách. Chỉ ông mới là thân mật.
Minh nói, "Mặc dù tôi ở Hoàng Mai, tôi chưa bao giờ thực sự có cái nhìn sâu." - ông ấy đã thừa nhận rằng mặc dầu ông ấy đã ở trong tu viện trong nhiều năm nghiên cứu, lập kỉ luật cho bản thân ông ấy, ông ấy không bao giờ có bất kì sáng suốt thực nào - "vào mặt riêng của mình. Giờ, đương đầu với khai thị của ngài, tôi giống như người được uống nước, người biết cho bản thân mình nước là lạnh hay ấm."
"Chỉ cần biết làm Phật, chớ đừng lo Phật chẳng biết nói. Xưa nay những người đắc đạo, tự mình đã viên mãn, đều dùng cái của mình sẵn có tùy cơ tiếp vật như gương sáng trên đài, ngọc sáng trong tay, khi người ngoài đến, người ngoài hiện hình, và khi người bản xứ đến, người bản xứ hiện hình, mà chẳng cần tác ý vậy. Nếu có tác ý ắt có pháp thật cho người rồi. Ông muốn thấu rõ đại pháp ứng cơ vô ngại, hãy cứ vẫn y như trước, chẳng cần hỏi người, lâu ngày sẽ tự gật đầu vậy."
Đây là hai cách... liệu bạn muốn được rõ ràng hay bạn muốn là tinh khôn. Dù bạn trở nên tinh khôn thế nào, bạn sẽ vẫn còn dốt nát, và bạn có thể không biết gì, nhưng nếu bạn rõ ràng - tấm gương không có bụi nào - bạn sẽ phản xạ chính bản chất của sự tồn tại.
Có một câu chuyện kì lạ rằng trước khi Huệ Năng chết, nhiều năm sau sự vụ này, ông ấy đã chọn Huệ Minh làm người kế tục của mình. Điều Minh có thể không có được bằng sức mạnh, ông ấy đã có được bằng việc trở thành vô tham vọng, có tính thiền. Khi Huệ Năng hỏi ông ấy, "Bây giờ thời gian đã tới cho ta ra đi và, Huệ Minh, ông đã từng tham vọng thế để trở thành tổ, ông có thể có y và bát mà ông đã không thể lấy được bằng sức mạnh của ông. Ông có sẵn sàng bây giờ không?", Huệ Minh nói, "Tôi không còn quan tâm nữa. Có nhiều người khác."
Huệ Năng, người thất học, trở thành một trong những Thiền sư vĩ đại nhất, chỉ bởi tính đơn giản của ông ấy, chỉ bởi cách thức hồn nhiên của ông ấy. Ông ấy đã hấp dẫn nhiều đệ tử có phẩm chất lớn, và ông ấy có nhiều người theo sau, người có thể đã được chọn làm người kế tục của ông ấy. Nhưng đầu tiên ông ấy bảo Huệ Minh, "Ông đã ham muốn thế; ta muốn trao nó cho ông vào chính khoảnh khắc đó, nhưng điều đó không trong năng lực của ta: ta không thể trao được nó, mà nó cũng không trong năng lực của ông để nhận nó. Nhưng giờ ta có thể thấy ông chín muồi.
Và Huệ Minh tương truyền đã nói, "Đó là trò chơi kì lạ. Khi tôi muốn nó tôi không thể có được nó; giờ tôi không có một thoáng ham muốn nào, và ông lại đề nghị tôi... Ông không thể tìm được ai đó khác sao?"
Huệ Năng nói, "Đây là chỉ dẫn về người kế tục đúng."
Thiền là con đường của vô ham muốn. Không có gì để đạt tới, không có mục đích để đạt tới. Bạn đơn giản thảnh thơi, thoải mái, và bạn sẽ thấy rằng bạn bao giờ cũng ở đó, nơi bạn muốn ở đó. Bạn không bao giờ rời khỏi Vườn Eden. Câu chuyện Ki tô giáo là sai.
Tôi đã từng nói về câu chuyện Ki tô giáo từ nhiều góc độ khác nhau thế... nó là câu chuyện hay và chắc chắn có tiềm năng vô cùng. Khía cạnh này cũng phải được nhớ, rằng dù bạn ở bất kì chỗ nào, bạn vẫn trong vườn Eden. Việc đuổi bạn ra thậm chí không phải nằm trong năng lực của Thượng đế - ngài sẽ đuổi bạn đi đâu? - vì mọi nơi đều là Vườn Eden. Tôi bao giờ cũng tự hỏi tại sao không một nhà thượng đế học Ki tô giáo nào đã nêu ra câu hỏi này trong hai nghìn năm: Thượng đế đã đuổi Adam và Eve khỏi Vườn Eden, nhưng ngài đã đuổi họ đi đâu? Có cái gì đó bên ngoài sự tồn tại không?
Mọi thứ đều ở bên trong, không cái gì ở bên ngoài. Không có biên giới cho thực tại - bạn không thể bị ném ra khỏi thực tại. Nó là sự kiện đơn giản thế: bạn vẫn ở trong Vườn Eden, bạn chỉ ngủ say.
Giấc ngủ của bạn bao gồm tâm trí bạn, bao gồm ham muốn của bạn, mơ của bạn, tham vọng của bạn, động cơ của bạn. Một khi bạn bỏ tất cả những cái tào lao này, đột nhiên bạn thức dậy và bạn sẽ thấy bản thân bạn trong Vườn Eden. Và Vườn Eden không thuộc về Thượng đế, nó không phải là độc quyền của ngài. Nó thuộc về mọi người, mọi thực thể sống, vì Thượng đế chỉ là cái tên tập thể cho mọi tâm thức tồn tại trong thế giới; Thượng đế không phải là người nào đó.
Câu chuyện Ki tô giáo đã làm cho Thượng đế thành rất xấu. Nếu tôi phải viết lại câu chuyện này, chỉ dẫn đầu tiên tôi sẽ cho Adam và Eve - và đó là những chỉ dẫn tôi đang cho bạn - sẽ là: Ăn quả trí huệ, ăn quả cuộc sống vĩnh hằng. Bạn thuộc về tâm thức tối thượng, bạn thuộc về sự bất tử.
Bạn là phật.
Bạn chỉ phải được lay dậy.
Không phải là bạn phải làm nhiều khổ hạnh và gõ lên các cánh cửa và cầu xin và cầu nguyện: "Thượng đế, Cha ơi, xin mở cửa ra. Con sẽ không bao giờ ăn quả đó, con sẽ không bao giờ nhìn nó." Bạn đang ngồi dưới cây đó. Chỉ mở mắt ra, và trí huệ là của bạn, và cuộc sống vĩnh hằng là của bạn. Và đây không phải là hai cây...
Câu chuyện này sai ở nhiều điểm. Thứ nhất, Thượng đế là người cha không thể ngăn cản bạn khỏi cuộc sống vĩnh hằng, và không thể ngăn cản bạn khỏi việc là trí huệ. Thứ hai, trí huệ và cuộc sống vĩnh hằng không phải là hai; chúng là hai mặt của cùng một kinh nghiệm.
Tôi tuyên bố với bạn; đây là Vườn Eden.
Nếu bạn muốn ngủ thêm chút nữa, không có hại gì. Không có nhu cầu phải vội vàng nữa. Ngủ cho ngon; chỉ dừng việc mơ... và bạn sẽ thức dậy. Chính mơ liên tục giữ bạn ngủ.
Nói cách khác, tôi có thể định nghĩa thiền là tâm thức không mơ.
Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

0 Đánh giá

Ads Belove Post