Chương 36. Từ bi

Chương 36. Từ bi

Price:

Read more

Thiền sư lớn Đại Huệ - Tập 2 - Osho
Suy nghĩ về biến đổi từ trí thức sang chứng ngộ
Chương 36. Từ bi
Osho kính yêu,
Bài nói cho hội chúng (phần hai)
Phật nói, "Người ta có thể ước để làm lộ nó bằng so sánh, nhưng đến cuối không có so sánh nào có thể giải thích được điều này. Nói nó là rộng và bao la đã làm giới hạn nó - khi nói không cái gì của việc muốn đi vào cõi giới rộng và bao la này với tâm trí giới hạn. Do đó cho dù ông xoay xở đi vào, điều đó sẽ giống như lấy muôi để múc nước ra khỏi đại dương: dù muôi đầy, nó có thể giữ được bao nhiêu? Dẫu sao đi chăng nữa, nước trong muôi, trước khi đi vào đó, là đồng nhất với nước vô hạn (của đại dương). Tương tự, vì lời của ông chỉ là đao to búa lớn, và ông cảm thấy được thoả mãn với nó, thế giới vô giới hạn này thích nghi theo năng lực của ông và rót đầy nó. Không phải là nước của đại dương lớn chỉ là ngần này."
Do đó Phật đã nói, "Nó giống như đại dương lớn, không khác biệt dù muỗi hay người khổng lồ uống nước của nó - mọi người đều được làm đầy."
Đó là vấn đề luôn luôn tái diễn: những người đã biết đều đã bắt gặp kẽ hở không thể bắc cầu được giữa kinh nghiệm của họ và năng lực của họ để diễn đạt nó. Điều họ đã biết là bao la tới mức bất kì cái gì họ nói đều sẽ giới hạn nó, và giới hạn cái vô giới hạn là không thể tha thứ được. Nếu họ không nói bất kì cái gì, thế nữa họ cũng đang nói cái gì đó. Họ đang nói rằng không cái gì có thể được nói.
Nhưng kinh nghiệm này là vinh quang, nuôi dưỡng, đáp ứng tới mức nói rằng không cái gì có thể được nói về nó là chỉ ra việc không so sánh được của bạn hướng tới những người không được ân huệ thế với kinh nghiệm này. Chừng nào bạn chưa nói cái gì đó, dù bị giới hạn thế nào, hàng triệu người sẽ vẫn còn vô nhận biết rằng tiềm năng của họ là dành cho toàn thể bầu trời, và họ vẫn còn bị giới hạn trong một thế giới nhỏ bé. Họ không bao giờ giang đôi cánh của họ vào trong bầu trời, vì họ không bao giờ nghĩ rằng bên ngoài cái lồng có tồn tại bất kì cái gì.
Để mọi người vẫn còn vô nhận biết về năng lực bay của họ, và cái vô hạn của bầu trời, chắc chắn là tàn nhẫn. Đây là thế khó xử như vậy: nếu bạn nói cái gì đó nó là không đúng, còn nếu bạn không nói cái gì đó nó lại là không đúng. Bạn phải nói cái gì đó, dù nhỏ thế nào. Điều đó có thể cho ai đó một hướng dẫn; có lẽ nó không thể làm dịu cơn khát nhưng nó có thể khơi gợi việc tìm kiếm.
Nó có thể không làm dịu cơn khát nhưng nó có thể làm cho bạn nhận biết về điều đó, rằng bạn khát. Ngay cả trở nên nhận biết về cơn khát của bạn là việc bắt đầu lớn, vì người ta không thể vẫn còn khát nếu người ta biết - người ta sẽ đi tìm và kiếm theo mọi cách có thể. Và đại dương của sự sống là không xa xôi gì. Chúng ta ở trong nó, chúng ta là một phần của nó.
Đã có hai kiểu nhà huyền bí trên thế giới. Một kiểu Phật Gautam đã gọi là a la hán. Họ đã chọn vẫn còn im lặng. Họ cam kết tuyệt đối với chân lí và họ sẽ không thoả hiệp chút nào. Họ sẽ không nói cái gì đó mà không tuyệt đối đúng, họ sẽ không nói cái gì đó mà chỉ là đúng xấp xỉ, vì đúng xấp xỉ không là gì ngoài dối trá. Họ sẽ không cho ví dụ vì không có cái song song với kinh nghiệm của họ, không có khả năng nào của bất kì so sánh nào. Thấy tình huống này, người ta có thể hiểu tại sao họ đã chọn vẫn còn im lặng.
Nhưng đã có kiểu khác những người đã thức tỉnh, người chứng ngộ, người đã thử, mặc dầu nỗ lực của họ đã không thành công mấy. Bởi chính bản chất của nỗ lực, chúng không thể là vậy được. Nhưng cho dù một người trong cả triệu người đã trở nên thức tỉnh bởi nỗ lực của một bồ tát, loại thứ hai những người chứng ngộ, nỗ lực này là xứng đáng làm.
A la hán cũng có câu trả lời cho điều này. Họ nói rằng nếu một người trong cả triệu người trở nên thức tỉnh bằng việc nghe một bồ tát, người đó đã mang số phận trở nên chứng ngộ dù bồ tát đó có nói hay không.
Tôi đã ở trong thế khó xử. Bạn không thể phủ nhận điều a la hán nói. Họ đang nói con người đã không trở nên thức tỉnh từ việc nghe bạn, vì bất kì cái gì bạn nói đều chỉ là hướng dẫn, xa xôi; nó không thể làm cho bất kì ai được chứng ngộ. Và họ có lí do nào đó để nói điều đó, vì mọi người đã trở nên chứng ngộ khi ngồi bên cạnh họ trong im lặng nữa. Không cái gì đã được nói, không cái gì đã được chỉ dẫn, nhưng chỉ sự hiện diện của a la hán, im lặng của ông ấy, an bình của ông ấy, đã chứng tỏ lây nhiễm. Bất kì người nào nhạy cảm, mở, đã cảm thấy cái gì đó mà không được nói, và đã đi trên con đường này. Người đó không chỉ đã đi... nhiều người đã đạt tới điều tối thượng.
Do đó a la hán có lí do để nói rằng không có nhu cầu nói bất kì cái gì. Những người có thể hiểu sẽ hiểu cho dù im lặng của bạn, và những người không thể hiểu được sẽ không đi tới hiểu; bạn có thể liên tục nói hết năm nọ tới năm kia cho họ, và họ sẽ vẫn còn điếc. Bạn có thể nói về ánh sáng, nhưng họ sẽ không mở mắt ra. Bạn có thể cố gây háo hức cho họ về cái đẹp của điều tối thượng, nhưng họ sẽ liên tục trì hoãn cuộc hành trình.
Nhưng bồ tát có cách lập luận riêng của ông ấy - và có lẽ cả hai đều đúng. Bồ tát nói rằng có những người ở ngay trên bờ rồi: chỉ đẩy chút ít và họ có thể được biến đổi; chỉ chút ít chỉ dẫn - ngón tay chỉ trăng - và họ có thể có khả năng thấy. Và đằng nào đi chăng nữa, cho dù không ai hiểu, vẫn đáng làm nỗ lực; ít nhất nó chỉ ra từ bi của bạn, ít nhất nó chỉ ra bạn không phải là không quan tâm tới nhân loại bao la đang dò dẫm trong bóng tối. Bạn đã làm bất kì cái gì có thể làm về mặt nhân đạo. Nếu không ai nghe thấy nó, nếu không ai lắng nghe nó, điều đó là tuỳ ở họ - nhưng họ không thể trách bạn được. Họ không thể phàn nàn rằng bạn biết và vậy mà bạn vẫn còn im lặng, rằng bạn sẽ không làm nỗ lực nào đó để đánh thức họ dậy.
Hai phân loại này đã ở trong xung đột nhiều thế kỉ, và cả hai đã từng rõ ràng về cách tiếp cận của họ tới mức thậm chí không một a la hán nào đã được chuyển đổi thành bồ tát, hay ngược lại: không một bồ tát nào đã được chuyển đổi thành a la hán.
Hiểu biết riêng của tôi là ở chỗ chuyển đổi này đã không xảy ra vì cả hai đều có cái gì đó tuyệt đối đúng về cách tiếp cận của họ. Một bên được cam kết với chân lí tuyệt đối; một bên được cam kết với yêu, với từ bi tuyệt đối. Và cả hai đều có giá trị, chân lí và yêu, là có ý nghĩa ngang nhau.
Tôi nghĩ không cần bất kì a la hán nào phải trở thành bồ tát, hay bất kì bồ tát nào trở thành a la hán. Có lẽ cả hai đều được cần. Có lẽ mọi người được cần để hát bài ca của cái không thể được nói ra, và mọi người được cần vẫn còn im lặng, im lặng tới mức bản thân im lặng của họ trở thành lực từ. Có lẽ cả hai đều đã làm việc phục vụ vô cùng cho nhân loại, loại này bằng cách làm các nỗ lực khác nhau - qua ngôn ngữ, qua phương cách, hát, múa - và loại kia bằng việc vẫn còn tuyệt đối được định tâm, nhưng sẵn có cho bất kì ai gõ cửa người đó.
Tôi không thấy xung đột như đã được thấy suốt nhiều thời đại. Những người thấy xung đột chỉ là những người có học; họ không là a la hán không là bồ tát.
Tôi nhớ tới một thầy lớn, Mã Tổ. Tu viện của ông ấy ở ngay đối diện với tu viện khác trong núi sâu, và thầy khác là tuyệt đối đối kháng với phương pháp và giáo huấn của Mã Tổ. Một đệ tử của Mã Tổ đã có thời gian khó khăn với thầy, vì Mã Tổ thường đánh, đập...
Ai cũng biết rằng có lần Mã Tổ đã ném một đệ tử ra khỏi cửa sổ và nhảy lên trên người đó. Đệ tử này bị vài chỗ gẫy xương và Mã Tổ ngồi trên ngực anh ta hỏi, "Hiểu nó chưa?" Và điều kì lạ nhất là ở chỗ anh ta đã hiểu nó! Anh ta không bao giờ hỏi câu hỏi nữa! Điều đó đơn giản chỉ ra anh ta phải đã hiểu nó; kể từ đó anh ta trở nên tuyệt đối im lặng.
Thầy kia rất giận Mã Tổ: "Ông ấy liên tục làm cái loại việc gì vậy? Ông ấy dường như là người khùng!"
Một hôm một đệ tử đang thiền về công án bước vào. Anh ta đã tới từ nhiều ngày và cứ bị đánh. Có hàng trăm công án trong Thiền - những câu đố kì lạ. Anh ta đang thiền về công án nổi tiếng, "tiếng vỗ tay của một bàn tay." Mã Tổ đã nói, "Bất kì khi nào ông tìm ra âm thanh, tới ta."
Đệ tử này thiền trong im lặng của đêm, anh ta nghe thấy tiếng gió xào xạc qua rặng thông, và anh ta nhảy lên. Anh ta nói, "Nó đây rồi!" Âm thanh nào sao dịu dàng và tất nhiên có tính nhạc tới mức anh ta đi tới thầy và bảo thầy rằng âm thanh khi gió xào xạc qua rặng thông... Thầy đánh anh ta rõ đau và nói, "Đừng mang câu trả lời ngu ngốc tới ta, quay về và thiền đi."
Và điều này liên tục xảy ra. Có lần anh ta nghe tiếng con chim cúc cu hót trong đêm... dịu dàng, tràn ngập, cảm động tới mức anh ta quên mọi việc đánh và lại tới. Chung cuộc anh ta phát mệt. Anh ta đã mang tới đủ mọi âm thanh có thể, và không câu trả lời nào được nhận, mọi câu trả lời đều bị bác bỏ. Một ý tưởng nảy sinh trong tâm trí anh ta, "Có lẽ đây không phải là thầy - ít nhất là với mình. Mình không nói rằng thầy không phải là thầy, nhưng ít nhất ông ấy không dành cho mình. Mình phải thử sang người đối lập thầy, chỉ ngay gần đây." Và anh ta đi tới đó.
Thầy hỏi anh ta, "Ông là đệ tử của Mã Tổ phải không, tại sao ông đã tới ta?" Đệ tử này mô tả lại điều đã xảy ra trong nhiều tháng: anh ta mang âm thanh mới và anh ta chỉ bị đánh. Có giới hạn cho kiên nhẫn, và anh ta đã tới đây trong việc tìm kiếm chân lí, không phải để nghe tiếng vỗ tay của một bàn tay. "Một cách không cần thiết, tôi đã bị kìm lại bởi điều này, và bây giờ tôi đã gần vét cạn mọi âm thanh rồi, nhưng ông ấy cứ đánh hoài. Tôi đã tới thầy. Xin nhận tôi là đệ tử của thầy."
Thầy đó chưa bao giờ đánh bất kì người nào, nhưng thầy cho đệ tử này cú đánh điếng người mà việc đánh của Mã Tổ cũng còn lâu mới đau hơn! Thầy nói, "Ông ngốc! Quay về đi, thầy của ông rất từ bi. Ông ấy chỉ đánh ông, ông đáng ra phải bị giết! Về ngay."
Đệ tử này nói, "Trời! Tôi đã từng đi tìm chân lí... Đầu tiên những người này liên tục nói về chứng ngộ, và khi ông bị mắc vào ý tưởng của họ, thế thì họ làm đủ mọi loại điều kì lạ với ông. Người này đã từng nổi tiếng là chống lại Mã Tổ, và ông ấy không bao giờ dùng phương cách đánh. Sao ông ấy đã làm điều này với mình? Nhưng chắc chắn, nếu mình phải chọn giữa hai người, Mã Tổ là tốt hơn."
Anh ta quay về, và Mã Tổ hỏi anh ta, "Ông đã ở đâu?"
Anh ta kể lại toàn thể sự việc. Anh ta nói, "Tôi đã bị đánh tệ lắm. Thầy đánh rất đau, nhưng người kia tuyệt đối điên; ông ta muốn giết tôi!"
Mã Tổ nói, "Ông ấy rất từ bi đấy."
Đệ tử này nói, "Điều này thực lạ. Các thầy là kẻ thù, các thầy đã từng cãi nhau nhiều năm. Mọi thứ được người này nói bị người kia phản bác lại - cả hai thầy đều đồng ý khi có liên quan tới việc giết đệ tử đáng thương này!"
Mã Tổ nói, "Ta chưa bao giờ nói ông ấy sai, ông ấy chưa bao giờ nói ta sai; chúng ta chỉ khác nhau. Ông ấy là a la hán; ông ấy đơn giản sống trong im lặng, và bất kì người nào tới phải ngồi trong im lặng cùng ông ấy. Nhiều năm trôi qua, và người kia cũng trở nên bị nhận chìm, bị tràn ngập, bởi im lặng của thầy. Nhưng rất ít người có khả năng chịu đựng chờ đợi lâu thế.
"Ta làm mọi nỗ lực để tạo ra lối tắt cho ông. Ta là bồ tát. Ta tin cậy rằng có khả năng là cái gì đó có thể được làm để đem ông hướng tới chân lí. Mọi phương cách này, mọi giáo huấn này, chẳng liên quan gì tới chân lí, nhưng chúng có cái gì đó liên quan tới ông. Nỗ lực là để phá huỷ việc níu bám của ông vào tâm trí, nỗ lực là để đánh bại tâm trí ông. Ngày tâm trí ông bị đánh bại, ngày ông được tự do khỏi cái lồng của tâm trí, công việc của chúng ta được hoàn thành; thế thì ông sẽ biết chân lí là gì. Không người nào trong chúng ta có thể trao nó cho ông. Nhưng dầu vậy chúng ta khác: a la hán không bao giờ làm nỗ lực nào; ta làm mọi nỗ lực có thể."
Rất khó nói rằng một loại người chứng ngộ phải biến mất. Khi có liên quan tới tôi, cả hai đều hợp thức tương đương và cả hai đều làm giầu cho sự tồn tại.
Đại Huệ đang nói rằng chân lí là bao la tới mức cho dù gọi nó là bao là vẫn là làm cho nó bị giới hạn. Nó có tính đại dương, nhưng ngay cả gọi nó là đại dương là cho nó các biên giới. Mọi từ đều sai, không từ nào là đủ lớn. Không có khả năng nào của bất kì so sánh nào; không cái gì tới đủ gần để là so sánh hay ví dụ.
Ông ấy trích dẫn Phật Gautam: Phật nói, "Người ta có thể ước để làm lộ nó bằng so sánh, nhưng đến cuối không có so sánh nào có thể giải thích được điều này.
Chẳng hạn, Jesus nói Thượng đế là yêu. Đây là so sánh, có lẽ so sánh tốt nhất. Trong kinh nghiệm con người, yêu có vị trí cực kì có ý nghĩa; trong sự thuần khiết của nó, có lẽ yêu có thể cho bạn hướng dẫn về điều xảy ra cho người trở nên nhận ra, người đi tới biết sự thiêng liêng của sự tồn tại. Nhưng ngay cả yêu cũng không là so sánh đúng theo Phật Gautam. Nó là đẹp, nhưng chứng ngộ ở xa bên ngoài. Yêu là đoá hoa đẹp, nhưng nó chỉ là hoa, sớm nở tối tàn; buổi sáng nó nở hoa, đến tối nó mất rồi. Nó đã đẹp khi nó hiện hữu, nhưng nó không vĩnh hằng, nó không tính bất tử. Nó là đẹp và tinh tế, và người ta có thể tận hưởng điệu vũ của nó trong gió.
So sánh yêu với Thượng đế hay chứng ngộ là mang tính thơ ca, nhưng nó không là chân lí. Không có kinh nghiệm con người nào có thể giải thích cái đi ra ngoài tâm trí con người. Nó là đơn giản, nó là số học; cái ở bên ngoài tâm trí con người chắc chắn không thể được so sánh với bất kì kinh nghiệm nào của tâm trí.
Bạn phải đã nghe câu chuyện ngụ ngôn cổ về con ếch đã tới từ đại dương - nó đã trên cuộc hành hương tôn giáo. Trên đường nó thấy một cái giếng nhỏ, và chỉ để có chút nghỉ ngơi nó nhảy vào trong giếng. Nó sung sướng tìm thấy ở đó con ếch khác, và chúng bắt đầu nói chuyện với nhau. Con ếch trong giếng hỏi nó, "Bạn từ đâu tới?"
Con ếch lạ nói, "Rất khó mô tả. Bạn sẽ phải tha thứ cho tôi, vì tôi tới từ một chỗ ở bên ngoài việc hiểu thấu của bạn. Bạn chưa bao giờ rời khỏi giếng này, còn tôi tới từ đại dương."
Con ếch trong giếng chắc chắn cảm thấy khó chịu; điều này không được mong đợi từ vị khách. Nó nhảy nửa chiều dài giếng và nói, "Đại dương của bạn lớn thế này không?"
Con ếch từ đại dương ở trong khó khăn lớn. Nó nói, "Xin bạn bỏ chủ đề này cho. Đại dương lớn tới mức không có cách nào đo được nó bằng kinh nghiệm về giếng của bạn."
Con ếch trong giếng nhảy cả chiều dài của giếng và nó nói, "Nó có lớn thế không?"
Và con ếch từ đại dương nói, "Bạn đang buộc tôi phải không tử tế với bạn một cách không cần thiết, nhưng tôi không thể nói điều ngu xuẩn như thế rằng cái giếng nhỏ này của bạn có thể được so sánh với cái vô hạn của đại dương."
Điều này là quá thể với con ếch trong giếng. Nó nói, "Bạn cút đi! Bạn nói về đại dương này chỉ để làm bẽ mặt tôi."
Đó là cách người của tâm trí bao giờ cũng phản ứng với người của thiền. Những người không bao giờ ở ngoài tâm trí họ thì bao giờ cũng khó chịu với các thiền nhân, vì thiền nhân đang nói về đại dương... và không có so sánh nếu bạn đã sống chỉ trong tâm trí. Nếu bạn đã đi ra ngoài tâm trí, không có nhu cầu về bất kì so sánh nào - tự bản thân bạn biết nó. Hoặc bạn biết nó hoặc bạn không biết. Không có cách nào giải thích cho người không bao giờ đi ra ngoài tâm trí.
Nói nó là rộng và bao la đã làm giới hạn nó - khi nói không cái gì của việc muốn đi vào cõi giới rộng và bao la này với tâm trí giới hạn. Do đó cho dù ông xoay xở đi vào, điều đó sẽ giống như lấy muôi để múc nước ra khỏi đại dương: dù muôi đầy, nó có thể giữ được bao nhiêu?
Có lần Phật Gautam đi qua một khu rừng và lúc đó là mùa thu. Rừng đầy lá khô, và Ananda thấy ông ấy một mình, bèn nói với ông ấy, "Tôi bao giờ cũng muốn hỏi, nhưng trước những người khác tôi không dám. Xin nói cho tôi chân lí: thầy đã nói cho chúng tôi mọi thứ mà thầy biết hay thầy vẫn giữ lại vài bí mật?"
Và Phật Gautam cầm một nắm lá từ đất lên và nói với Ananda, "Ta đã nói cho các ông chỉ ngần này thôi - lá mà ông thấy trong tay ta. Nhưng cái mà ta biết nó là bao la như tất cả các lá trong khu rừng lớn này. Không phải là ta muốn giữ nó lại, nhưng đơn giản là không thể nói được! Ngay cả nói về vài cái lá cũng đã là nỗ lực gian nan rồi, vì nó đơn giản vượt trên đầu các ông. Ông biết các ý nghĩ, nhưng ông đã không bao giờ trải nghiệm vô ý nghĩ. Ông biết xúc động, nhưng ông đã không bao giờ biết trạng thái mà mọi xúc động đều vắng bóng, cũng dường như mọi mây trên trời đã biến mất.
"Cho nên ta đang cố hết sức đây," ông ấy nói, "nhưng nhiều hơn điều này là không thể nào truyền được qua lời. Nếu ta có thể làm cho ông hiểu chỉ chừng này thôi: rằng có nhiều thứ để sống hơn là lời có thể chứa; nếu ta có thể thuyết phục ông rằng có cái gì đó nhiều hơn tâm trí ông biết, điều đó là đủ. Thế thì hạt mầm được gieo rồi." Bằng không mọi nỗ lực của các triết gia lớn của thế giới đều giống như lấy muôi để múc nước ra khỏi đại dương.
Thực ra, một sự vụ như vậy được ghi lại. Plato, một trong những triết gia Hi Lạp vĩ đại nhất - cha đẻ của triết học phương Tây - đang bước đi trên bãi biển, và ông ấy thấy một người trần trụi đang mang nước đại dương trong bàn tay khum khum của mình và rót nó vào trong một lỗ nhỏ mà ông ấy đã làm trên cát. Plato quan sát ông ấy; ông ta không nhận biết rằng người kia không ai khác là Diogenes.
Diogenes, trong truyền thống Hi Lạp, là một người rất kì lạ. Trong thế giới Thiền ông ấy chắc đã được chấp nhận với niềm vui lớn; ông ấy chắc đã khớp hoàn hảo. Nhưng trong truyền thống Hi Lạp về lí trí, logic, triết lí, ông ấy là anh chàng kì lạ. Nhưng đó là việc đương đầu thứ nhất giữa Plato và Diogenes, cho nên ông ấy không nhận biết người này là ai. Plato hỏi ông này, "Ông làm gì vậy?"
Diogenes nói, "Tôi đã quyết định làm trống rỗng đại dương."
Plato nói, "Ông phải điên rồi! Điều này không thể làm được. Chỉ lấy tay ông khum khum chứa nước, cho dù trong cả triệu năm ông sẽ không thể nào làm trống rỗng đại dương được."
Diogenes nói, "Công việc của tôi được làm xong rồi. Tôi muốn chỉ cho ông rằng cho dù ông liên tục nghĩ về chân lí trong cả triệu năm ông sẽ không tìm thấy nó. Nỗ lực của ông để tìm ra chân lí qua tâm trí đích xác là hệt như nỗ lực của tôi để làm trống rỗng đại dương bằng việc khum tay lấy nước ra khỏi nó."
Plato ngớ người, nhưng ông ấy chẳng có gì để nói chống lại người này. Ông ấy đơn giản hỏi, "Ông có phải là Diogenes không? - vì tôi muốn gặp ông."
Một lần ở trường nơi Plato hay dạy học, ông ấy đã định nghĩa con người là "con vật có hai chân." Khi Diogenes nghe thấy điều này ông này mang một con chim biển hai chân, vặt hết lông, và gửi nó cùng một đệ tử tới viện hàn lâm của Plato: "Tôi gửi một loại theo định nghĩa của ông. Đây là con người, con vật có hai chân." Kể từ lúc đó Plato muốn gặp người đó... và hôm nay Diogenes lại đã đập tan toàn thể cách tiếp cận triết lí của ông ấy tới sự tồn tại!
Triết lí không là gì ngoài chiếc thìa trà. Bạn có thể rót đầy nó bằng nước đại dương...
Phật là đúng khi ông ấy nói, "Dù muôi đầy, nó có thể giữ được bao nhiêu? Dẫu sao đi chăng nữa, nước trong muôi, trước khi đi vào đó, là đồng nhất với nước vô hạn (của đại dương). Tương tự, vì lời của ông chỉ là đao to búa lớn, và ông cảm thấy được thoả mãn với nó, thế giới vô giới hạn này thích nghi theo năng lực của ông và rót đầy nó. Không phải là nước của đại dương lớn chỉ là ngần này."
Do đó Phật đã nói, "Nó giống như đại dương lớn, không khác biệt dù muỗi hay người khổng lồ uống nước của nó - mọi người đều được làm đầy."
Bạn có thể quan sát đại dương... mọi ngày hàng triệu dòng sông đang đổ vào trong đại dương, nhưng đại dương vẫn còn như nó vậy. Hàng triệu dòng sông rót nước vào trong nó gần như không tạo ra khác biệt gì. Và mọi mây đổ mưa trên khắp trái đất được lấp đầy bởi đại dương. Các tia nắng mặt trời đang đem nước của đại dương thành mây như hơi nước. Dầu vậy điều đó không tạo ra bất kì khác biệt nào - đại dương vẫn còn như nó vậy. Dù bạn thêm cả triệu dòng sông cho nó hay bạn lấy đi mọi nước mà các đám mây đổ mưa trên trái đất, nó vẫn còn như nó vậy.
Upanishads có một phát biểu rất kì lạ nhưng rất đúng: Cái tối thượng là hoàn hảo tới mức cho dù ông lấy cái toàn thể ra khỏi nó, nó sẽ vẫn còn như nó vậy; hay nếu ông có thể thêm cái toàn thể vào trong nó, nó sẽ không lớn hơn - nó sẽ vẫn còn như nó vậy. Mọi phát biểu này chỉ để chỉ ra rằng chúng ta là một phần của sự tồn tại mà là vô hạn trong mọi chiều. Không có biên giới cho nó.
Khi bạn thoát ra khỏi tâm trí của bạn, bạn đột nhiên trở nên nhận biết về tâm thức đại dương, không bị chặn, vô giới hạn riêng của bạn. Không lời nào có thể mô tả được nó. Bạn có thể trải nghiệm nó, nhưng bạn không thể giải thích được nó. Bạn có thể có nó, nhưng bạn không thể nói bất kì cái gì về nó. Chỉ im lặng của bạn mới có thể cho chút ít chỉ dẫn về cái bao la vô cùng của sự tồn tại, của cuộc sống, của tâm thức.
Chứng ngộ chỉ là nỗ lực để làm cho bạn nhận biết về cái vô hạn của bạn, cái vĩnh hằng của bạn.
Bạn là toàn thể quá khứ.
Bạn là toàn thể hiện tại.
Bạn là toàn thể tương lai.
Khoảnh khắc người ta đi tới biết nó là khoảnh khắc phúc lạc nhất. Bạn đã hoàn thành số phận của bạn, bạn đã về tới nhà; bây giờ không có gì khác bên ngoài nó. Đây là giầu có duy nhất, đây là thắng lợi duy nhất. Mọi thứ khác là trần tục; duy nhất kinh nghiệm này là linh thiêng.
Và được rót đầy với cái linh thiêng này, không cái gì nhiều được cần về phần bạn - chỉ tâm trí im lặng, tâm an bình, sự chân thành vô lời, vô suy nghĩ. Đột nhiên bạn không còn là giọt sương; lập tức bạn đã trở thành bản thân đại dương. Biết đại dương chỉ có duy nhất một cách... trở thành nó.
Đại Huệ đang đi tới phần cuối cuộc hành trình của ông ấy. Ông ấy đã bắt đầu như một người trí thức, nhưng ông ấy là người trí thức may mắn; ông ấy đã không lạc trong lời và lí thuyết và luận cứ. Ông ấy đã xoay xở để đi ra ngoài tâm trí, và bây giờ ông ấy đang đưa ra những phát biểu thuộc về cõi bên kia, điều không phải là luận cứ mà chỉ là hướng dẫn cho những người đang đi tìm.
Toàn thể cuộc hành trình của Đại Huệ là có ý nghĩa vì nó là cuộc hành trình của mọi người đi từ dốt nát sang hồn nhiên, từ tâm trí sang vô tâm trí, từ bóng tối sang ánh sáng tối thượng.
Nó là cuộc hành trình của bạn.
Đi cùng Đại Huệ, từng bước một, sẽ giúp bạn vô cùng, vì không có cuốn sách khác mà tôi đã bắt gặp mô tả toàn thể việc biến đổi này. Mọi cuốn sách khác đều tới sau chứng ngộ; mọi người đã nói chỉ khi họ đã biết. Đây là trường hợp đặc biệt. Chúng ta bắt đầu với thầy giáo và chúng ta kết thúc với một thầy lớn.
Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

0 Đánh giá

Ads Belove Post