Read more
Osho kính yêu,
Chuyện lớn
Việc này tỏ rõ như ban ngày, trong trẻo,
sáng sủa, không biến, không động, không thêm, không bớt, chỗ tiếp xúc hàng ngày
ở ngay mỗi người đều ứng hiện rõ ràng. Nó chiếu sáng mọi nơi. Nắm giữ nó thì
không được, buông xả nó thì thường còn lại thênh thang vô ngại, bát ngát rỗng
không, như trái hồ lô trên mặt nước, lôi kéo chẳng được, cột trói nó chẳng được.
Thiện nhân của đạo từ xưa đến nay được nó rồi,
vào trong biển sinh tử trồi lên hụp xuống toàn thể thọ dụng không thiếu, không
dư, như chiết cây chiên đàn thì mỗi nhành đều là chiên đàn.
Đã không có chỗ dính mắc thì Phật là huyễn,
pháp là huyễn, tam giới, thập nhị xứ, thập bát giới đều rỗng không. Đến được chỗ
này thì một chữ Phật còn không dính dáng. Vậy Chân Như, Phật tính, Bồ Đề, Niết
Bàn chỗ nào mà có? Nên Bố Đại Sĩ nói: "Sợ người sanh đoạn kiến, mới tạm lập
giả danh."
Trong mọi lời kinh mãi cho tới
giờ, Đại Huệ đã không có khả năng chứng minh bản thân ông ấy là người chứng ngộ.
Ông ấy đã cố gắng vất vả, ông ấy dùng hầu hết các phương pháp logic và trí tuệ,
nhưng chúng là trống rỗng; chúng không mang bất kì trọng lượng nào. Chẳng hạn,
khi ông ấy nói, "Mọi ý thức, tự tính, pháp, tất cả là ảo tưởng," người
ta phải hỏi ông ấy, "Ông đang nói cho ai vậy?" Và, "Ai đang
nói?" Ông ấy đã dùng từ 'ảo tưởng' mà không hiểu các ngụ ý của nó.
Bất kì người nào không nhận biết
về cả tiềm năng trí tuệ và bản chất của 'vô trí' sẽ không có khả năng hình dung
ra liệu người này là đích thực hay rởm.
Trước khi tôi đi vào lời kinh của
ông ấy, tôi nhớ tới một sự vụ hay về Adi Shankaracharya, Shankaracharya đầu
tiên, người đã lập ra bốn ngôi đền - bốn chỗ ngồi của các shankaracharyas cho đủ
bốn hướng. Có lẽ trên toàn thế giới, ông ấy là người nổi tiếng nhất trong các
triết gia đó, những người đang cố chứng minh mọi thứ là ảo tưởng. Không hoài
nghi gì ông ấy là nhà logic lớn, vì ông ấy liên tục chinh phục các triết gia
khác; ông ấy đi khắp nước và đánh bại mọi trường phái triết học khác. Ông ấy đã
chứng minh triết lí của ông ấy là cách nhìn đúng duy nhất, cảnh quan đúng duy
nhất: rằng mọi thứ đều là maya, ảo tưởng.
Shankaracharya ở tại Varanasi.
Một hôm, lúc sáng sớm - lúc đó trời vẫn còn tối vì theo truyền thống các sư Hindu
tắm trước khi mặt trời mọc - ông ấy đi tắm. Và khi ông ấy bước lên bậc thềm, một
người chạm vào ông ấy có chủ định, không phải ngẫu nhiên, và bảo ông ấy,
"Xin lỗi ông. Tôi thuộc đẳng cấp sudra, tôi là tiện dân. Tôi lấy làm tiếc,
nhưng ông sẽ phải tắm lần nữa để lau sạch bản thân ông."
Shankaracharya rất giận. Ông ấy
nói, "Đấy không phải là ngẫu nhiên, cách ông đã làm điều đó; ông đã làm điều
đó có chủ định. Ông sẽ bị trừng phạt ở địa ngục."
Người này nói, "Khi mọi thứ
đều là ảo tưởng, dường như chỉ địa ngục vẫn còn là thực." Điều đó làm cho
Shankaracharya giật mình lùi lại.
Người này nói, "Trước khi
ông đi tắm, ông phải trả lời vài câu hỏi của tôi. Nếu ông không trả lời tôi, mỗi
lần ông tắm xong lên, tôi sẽ lại chạm vào ông."
Lúc đó là vắng vẻ và không ai
khác có đó, cho nên Shankaracharya nói, "Ông dường như là một người rất kì
lạ. Câu hỏi của ông là gì?"
Người đó nói, "Câu hỏi thứ
nhất của tôi là: Thân thể của tôi có là ảo tưởng không? Thân thể của ông có là ảo
tưởng không? Và nếu hai ảo tưởng chạm lẫn nhau, vấn đề là gì? Tại sao ông đi tắm
lần nữa? Ông không thực hành điều ông thuyết giảng. Làm sao, trong thế giới ảo
tưởng, có thể có phân biệt giữa tiện dân và brahmin? - cái thuần khiết và cái
không thuần khiết? - khi cả hai là ảo tưởng, khi cả hai được làm từ cùng chất
liệu như mơ được làm ra? Ồn ào này là gì?"
Shankaracharya, người đã từng
chinh phục các triết gia lớn, không thể trả lời được con người đơn giản này vì
bất kì câu trả lời nào cũng sẽ chống lại triết lí của ông ấy. Nếu ông ấy nói
chúng là ảo tưởng, thế thì chẳng ích gì mà giận về nó. Nếu ông ấy nói chúng là
thực, thế thì ít nhất ông ấy chấp nhận thực tại của thân thể... nhưng thế thì
có vấn đề. Nếu thân thể con người là thực, thế thì thân thể con vật, thân thể
cây cối, thân thể hành tinh, ngôi sao... thế thì mọi thứ đều là thực.
Và người này nói, "Tôi biết
ông không thể trả lời được điều này - nó sẽ kết thúc toàn thể triết lí của ông.
Tôi sẽ hỏi ông câu hỏi khác: Tôi là sudra, tiện dân, ô uế, nhưng cái ô uế của
tôi ở đâu - trong thân thể tôi hay trong linh hồn tôi? Tôi đã nghe ông tuyên bố
rằng linh hồn là thuần khiết tuyệt đối và mãi mãi, và không có cách nào làm cho
nó thành không thuần khiết; vậy làm sao có thể có phân biệt giữa các linh hồn?
Cả hai là thuần khiết, tuyệt đối thuần khiết, và không có mức độ không thuần
khiết nào - rằng ai đó thuần khiết hơn và ai đó thuần khiết kém hơn. Cho nên có
lẽ chính linh hồn tôi làm cho ông thành không thuần khiết và ông phải đi tắm lần
nữa?"
Điều đó thậm chí còn khó hơn.
Nhưng ông ấy không bao giờ trong rắc rối như vậy - thực tế, thực hành, theo
cách thức khoa học. Thay vì tranh cãi về lời, người tiện dân này đã tạo ra tình
huống trong đó Adi Shankaracharya vĩ đại đã chấp nhận thất bại của mình. Và tiện
dân nói, "Thế thì đừng đi tắm lần nữa. Dẫu sao đi chăng nữa không có sông,
không có tôi, không có ông; tất cả là mơ. Đi vào đền - điều đó nữa cũng là mơ -
và cầu nguyện Thượng đế. Ông nữa cũng là mơ, vì ông là phóng chiếu của tâm trí,
cái là ảo tưởng, và tâm trí ảo tưởng không thể phóng chiếu bất kì cái gì thực.
Điều Đại Huệ đang nói ở đây là
cái gì đó tương tự. Ông ấy không hiểu điều được ngụ ý. Chúng ta hãy nhìn vào từng
lời kinh.
Việc này - việc chứng ngộ này -
tỏ rõ như ban ngày, trong trẻo, sáng sủa, không biến, không động, không thêm,
không bớt, chỗ tiếp xúc hàng ngày ở ngay mỗi người đều ứng hiện rõ ràng. Nó chiếu
sáng mọi nơi. Nắm giữ nó thì không được, buông xả nó thì thường còn thênh thang
vô ngại, bát ngát rỗng không, như trái hồ lô trên mặt nước, lôi kéo chẳng được,
cột trói nó chẳng được.
Những lời này ông ấy phải đã
vay mượn, vì đây là lời của người biết. Từng câu một đều đúng không chê vào đâu
được. Việc này - việc chứng ngộ hay giải thoát hay tự nhận ra - tỏ rõ như ban
ngày. Điều đó đã là kinh nghiệm của hàng nghìn nhà huyền bí rằng khi họ đạt tới
đỉnh cao nhất của tâm thức, có bùng nổ ánh sáng, cái gì đó như việc nổ nguyên tử.
Một trong những nhà huyền bí vĩ
đại, Kabir, nói, "Nó chói sáng nhiều tới mức dường như cả nghìn mặt trời
đã đột nhiên mọc lên quanh tôi. Bất kì chỗ nào tôi nhìn, mặt trời mà tôi thường
thấy dường như hoàn toàn nhạt nhoà... sự rực rỡ của một nghìn mặt trời này là
nhiều thế. Nó làm thuần khiết mọi thớ thịt và tế bào của con người tôi, dường
như tôi đã trải qua thử lửa theo cách vàng qua thử lửa. Mọi thứ không phải là
vàng đều bị phá huỷ bởi lửa và duy nhất vàng ròng hiện ra.
"Trải qua kinh nghiệm về một
nghìn mặt trời này, lần đầu tiên tôi biết thuần khiết nghĩa là gì - hương thơm
của nó, tươi tắn của nó, tính mới tuyệt đối của nó. Nó không bao giờ nhạt nhoà,
nó không bao giờ là quá khứ, nó không bao giờ là hiện tại, nó không bao giờ là
tương lai. Ông không thể phân chia nó thành các đoạn thời gian. Nó bao giờ cũng
hiện hữu; nó là chính bản tính của bản thân sự tồn tại."
Cho nên Đại Huệ đang trích dẫn
những lời này mà không có dấu trích dẫn, điều là một trong những chiến lược
tinh ranh của mọi người trí thức của thế giới. Họ liên tục đánh cắp từ mọi nguồn,
và giả vờ rằng nó là kinh nghiệm riêng của họ. Nhưng họ không thể xoay xở được
điều đó - sớm hay muộn cái gì đó lập tức chỉ ra ngu si của họ.
Việc này tỏ rõ như ban ngày,
trong trẻo, sáng sủa, không biến, không động, không thêm, không bớt, chỗ tiếp
xúc hàng ngày ở ngay mỗi người đều ứng hiện rõ ràng. Nó chiếu sáng mọi nơi. Nắm
giữ nó thì không được, buông xả nó thì thường còn lại thênh thang vô ngại, bát
ngát rỗng không, như trái hồ lô trên mặt nước, lôi kéo chẳng được, cột trói nó
chẳng được.
Những câu này chắc chắn được
đánh cắp từ ai đó biết. Và lí do tôi nói chúng bị đánh cắp là vì ngay khi chúng
ta đi vào lời kinh tiếp thêm, sự việc trở thành rõ ràng rằng ông ấy không nhận
biết rằng chúng đang chỉ ra dốt nát của ông ấy.
Như trái hồ lô trên mặt nước,
lôi kéo chẳng được, cột trói nó chẳng được.
Thiện nhân của đạo từ xưa đến
nay được nó rồi, vào trong biển sinh tử trồi lên hụp xuống toàn thể thọ dụng
không thiếu, không dư, như chiết cây chiên đàn thì mỗi nhành đều là chiên đàn.
Điều đầu tiên mà ông ấy sai là ở
chỗ người chứng ngộ không hiện hữu, và không thể được gọi là thiện nhân. Người
ta có thể trở thành người thiện mà không được chứng ngộ; thực ra người ta có thể
trở thành người thiện cho dù không tin rằng có tâm thức, linh hồn, hay Thượng đế.
Bạn có nghĩ người vô thần đã không tạo ra người thiện không? Epicurus ở Hi Lạp
là người vô thần lớn nhưng bạn không thể tìm thấy người tốt hơn; bạn không thể
tìm thấy bất kì cái gì để trách trong đời ông ấy.
Ở Ấn Độ đã có một trường phái lớn
những người vô thần có tên là Charvakas. Họ không tin vào bất kì thế giới khác
nào, vào Thượng đế, vào tái sinh, vào sự tồn tại của linh hồn. Họ là những nhà
duy vật thuần tuý, nhưng họ đã tạo ra những người tốt tới mức ngay cả kinh sách
hữu thần Hindu cũng nhắc tới thuỷ tổ của họ với sự kính trọng lớn như Acharya
Brihaspati, thầy lớn Brihaspati. Họ không đồng ý với ý tưởng của ông ấy, nhưng
họ không thể bất đồng về nhân cách của ông ấy, về lòng tốt của ông ấy.
Người chứng ngộ ở bên ngoài thiện
và ác. Bạn không thể giới hạn ông ấy vào chữ thiện. Ông ấy không thiện không
ác, ông ấy đơn giản nhận biết. Thiện qua trước ông ấy và ác qua trước ông ấy,
và ông ấy vẫn còn không bị ảnh hưởng. Bất kì cái gì ông ấy làm, ông ấy không
theo bất kì luật đạo đức hay bất kì luân lí nào; ông ấy đơn giản đi theo nhận
biết riêng của ông ấy. Cho nên thiện không phải là mục đích cho ông ấy, nó đơn giản
là sản phẩm phụ của nhận biết của ông ấy. Ông ấy không làm những việc đức hạnh
và ông ấy không chờ đợi bất kì phần thưởng nào. Ông ấy đơn giản ý thức; ông ấy
có mắt.
Bạn có nghĩ rằng vì bạn có mắt
và bạn có thể thấy cây và mặt trời, bạn cần phần thưởng nào đó cho điều đó
không? Hay vì bạn có thể thấy cửa và có thể đi ra hay đi vào, bạn có nghĩ bạn cần
phần thưởng nào cho điều đó không?
Con người của nhận biết đơn giản
có mắt.
Người đạo đức không có mắt của
riêng người đó. Người đó thực hành điều đã được nói theo truyền thống là thiện.
Người đó không biết đích xác liệu nó là thiện hay không; mọi người chỉ nói nó
là thiện. Người đó được sinh ra trong những người tin nó là thiện, và vì bằng
việc làm điều đó người đó được kính trọng, tôn kính - bản ngã của người đó được
đáp ứng - người đó liên tục làm điều đó. Đó là việc thu xếp hay; ở đây nó đáp ứng
bản ngã và ở kia trong thế giới khác, sau cái chết, người đó sẽ được những phần
thưởng lớn trút lên. Người đó thực sự làm việc kinh doanh tốt.
Người chứng ngộ không có phần
thưởng. Người đó có thứ vĩ đại nhất trên thế giới: nhận biết toàn bộ. Bây giờ
không cái gì có thể được thêm vào sự giầu có của người đó. Người đó không tốt
không xấu; đây là chỗ Đại Huệ biểu lộ dốt nát của ông về người chứng ngộ.
Thứ hai ông ấy nói, Họ vào
trong biển sinh tử trồi lên hụp xuống. Điều đó là tuyệt đối sai. Một khi một
người đã chứng ngộ, người đó không bao giờ quay lại trong bụng mẹ; người đó đi
ra ngoài sinh và tử. Người tốt nhất định được sinh ra, nhất định chết đi, nhưng
người chứng ngộ thì không. Chính nền tảng của chứng ngộ là được tự do khỏi bánh
xe sinh và tử, và đi vào trong cuộc sống vũ trụ - vô hình dạng, không thân thể.
Thân thể là sự lệ thuộc, nó là việc tù túng. Tâm thức không cần có thân thể; nó
có thể chỉ là không gian thuần khiết, vô hình dạng.
Một khi một người được chứng ngộ,
người đó không bao giờ quay lại trong thân thể khác. Và vì Đại Huệ đang nói
"Người đó vào trong biển sinh tử trồi lên hụp xuống," ông ấy đang biểu
lộ dốt nát của ông ấy về toàn thể việc chứng ngộ.
Câu cuối cùng chắc chắn là hay
và có ý nghĩa, nhưng nó lại bị đánh cắp; nó bị đánh cắp từ bản thân Phật
Gautam. Phật bao giờ cũng được hỏi, "Kinh nghiệm về thức tỉnh, trong những
người khác nhau, liệu có cùng vị, cùng hoa, hay nó là khác?" Và ông ấy đã
dùng hai phát biểu. Một là: "Biển là bao la, nhưng ông có thể nếm nó từ bất
kì chỗ nào và nó bao giờ cũng mặn; nó có cùng vị." Và thứ hai: "Như
chiết cây chiên đàn thì mỗi nhành đều là chiên đàn." Bạn có thể chiết cây
đàn hương thành nhiều cành, nhưng từng cành sẽ có cùng hương thơm; nó sẽ không
khác trong các cành khác nhau.
Đây là phát biểu nổi tiếng của
Phật Gautam. Đại Huệ đã đơn giản dùng nó.
toàn thể thọ dụng không thiếu,
không dư, như chiết cây chiên đàn thì mỗi nhành đều là chiên đàn.
Đã không có chỗ dính mắc thì Phật
là huyễn, pháp là huyễn
Lí do mà ông ấy đưa ra cho tại
sao phật là ảo tưởng và tại sao pháp, bản tính của chứng ngộ, là ảo tưởng là ở
chỗ bạn không thể tìm được chỗ để định vị chúng. Bạn có thể tìm ra chỗ để định
vị không gian không? Bạn có thể tìm ra chỗ để định vị thời gian không? Thời
gian có là ảo tưởng không? Không gian có là ảo tưởng không?
Chỉ bởi vì bạn không thể định vị
được chúng... chúng là vô hình dạng, do đó vị trí là không thể được. Nếu bạn
làm thành tiêu chí rằng bất kì cái gì không thể được định vị và không thể được
trỏ ra đều là không thực, thế thì chỉ những cái có biên giới mới là thực và các
thứ không có biên giới sẽ không là thực. Thế thì thân thể bạn sẽ là thực, vì nó
có thể được định vị, và tâm thức bạn sẽ là không thực, vì nó không thể được định
vị.
Đại Huệ không hiểu ngụ ý của điều
ông ấy đang nói. Ngay lúc bắt đầu ông ấy đã nói về chuyện của chứng ngộ, và tại
đó ông ấy đã không nhắc tới chút nào rằng ông ấy đã nói về chuyện ảo tưởng. Nó
là Việc này tỏ rõ như ban ngày, trong trẻo, sáng sủa, không biến, không động,
không thêm, không bớt, chỗ tiếp xúc hàng ngày ở ngay mỗi người đều ứng hiện rõ
ràng. Nó chiếu sáng mọi nơi. Một thứ mà chiếu sáng mọi nơi, tất nhiên, không thể
được định vị. Bạn có thể định vị một thứ tồn tại ở đâu đó, nhưng thứ tồn tại ở
mọi nơi thì không thể được định vị.
... Xuất hiện trong mọi thứ. Nếu
nó xuất hiện trong cái gì đó, định vị nó sẽ là có thể được, nhưng nếu nó xuất
hiện trong mọi thứ.... Nếu đá cũng là chư phật, ngủ say, và chúng không có bất
kì khác biệt về chất nào với người chứng ngộ.... Họ là nhận biết và đá đang ngủ
say, nhưng ngủ hay thức không tạo ra khác biệt gì cho thực tại cơ bản của họ.
Trong mọi phát biểu đó... ông ấy
nói, mặc dù bạn cố hiểu thấu nó, bạn không thể hiểu được nó - bạn không thể hiểu
thấu nó vì nó là bao la thế, vô hình dạng thế. Mặc dù bạn cố gắng bỏ nó, nó bao
giờ cũng còn lại. Bạn không thể bỏ nó được vì nó ở mọi nơi; bất kì chỗ nào bạn
đi bạn sẽ thấy nó. Nó ở bên trong bạn, nó ở bên ngoài bạn. Những phát biểu đó
là tuyệt đối đúng, nhưng chúng không phải là kinh nghiệm của ông ấy.
Bạn không thể buông xả nó vì nó
ở mọi nơi; dù bạn đi bất kì chỗ nào bạn sẽ tìm thấy nó. Nó ở bên trong bạn, nó ở
bên ngoài bạn. Những phát biểu đó là tuyệt đối đúng, nhưng chúng không phải là
kinh nghiệm của ông ấy.
Lời kinh cuối cùng chỉ ra rằng
ông ấy không thể đánh lừa được, ông ấy không thể lừa dối được: Đã không có chỗ
dính mắc thì Phật là huyễn. Đột nhiên, cái đã chiếu sáng trong bầu trời xanh
như mặt trời sáng đã trở thành ảo tưởng. Và thậm chí bản chất của nhận biết,
chính là pháp, đã trở thành ảo tưởng.
tam giới - địa ngục, thế gian,
cõi trời -, thập nhị xứ, thập bát giới đều rỗng không. Ông ấy không để lại bất
kì cái gì là thực. Thế thì ông ấy đang nói với ai? Tai họ là ảo tưởng, mắt họ
là ảo tưởng, và do vậy đó là trường hợp với bản thân Đại Huệ.
Mọi giác quan là ảo tưởng. Giác
quan nhìn mọi người mà ông ấy đang nói cho, chính sự kiện về nói... nếu mọi thứ
là ảo tưởng, thế thì ông ấy đơn giản điên. Phỏng có ích gì mà viết ra những lời
kinh này? Ông ấy đang viết ra những lời kinh này cho ai? Và nếu mọi thứ là ảo
tưởng, bạn có cho rằng giấy mà những lời kinh này được viết lên... chỉ mực và
giấy là thực sao? - mặc dầu người đã viết là ảo tưởng.
Đến được chỗ này thì một chữ Phật
còn không dính dáng. Nhưng điều đó không làm cho phật thành ảo tưởng, nó đơn giản
làm cho lời thành không có khả năng áp dụng. Trong kinh nghiệm đó không lời nào
là áp dụng được. Mọi lời chỉ được dùng một cách có chủ ý. Khi người ta đã trở
nên thức tỉnh người ta không thể nói bất kì cái gì và kinh nghiệm thức tỉnh của
mình. Điều đó là đúng: thậm chí không có không gian để đặt từ 'phật'.
Đến được chỗ này thì một chữ Phật
còn không dính dáng. Vậy Chân Như, Phật tính, Bồ Đề, Niết Bàn chỗ nào mà có?
Và ông ấy đã nói về 'việc này'
lúc bắt đầu của lời kinh, nơi nó kéo dài suốt không gian. Bạn không thể nào hiểu
thấu nó được vì nó quá bao la, và bạn không thể bỏ nó được vì bạn sẽ bỏ nó ở
đâu? Bất kì chỗ nào bạn đi, bạn sẽ thấy nó. Bạn ở trong nó, bạn là nó.
Những phát biểu này hoàn toàn
đúng. Nhưng bây giờ ông ấy đang nói,
Đến được chỗ này thì một chữ Phật
còn không dính dáng. Vậy Chân Như chỗ nào mà có?
Bây giờ ý tưởng vĩ đại về chân
như, hay bản tính phật, hay chứng ngộ, hay niết bàn ở đâu? Bây giờ mọi thứ đều
bị phủ nhận.
Trong những lời kinh nhỏ này
ông ấy đã làm một việc lớn lao! Điều ông ấy nói lúc đầu, và nói rất rõ ràng,
ông ấy phủ nhận ở chỗ cuối. Nó chỉ là thể dục trí tuệ. Đúng là từ 'phật' là tuỳ
tiện - nhưng không phải bởi vì sự tồn tại của cái mà vì nó chúng ta dùng từ 'phật'
là ảo tưởng, mà vì kinh nghiệm này bao la tới mức ngay cả từ 'phật' không thể
chứa đựng được nó.
Không phải là kinh nghiệm về
tính như vậy là ảo tưởng; thực ra nó là một trong những kỉ luật nhận biết vĩ đại
nhất đã từng nảy sinh trong hàng nghìn năm.
Nếu người ta có thể nói và cảm
và trải nghiệm bản tính của tính như vậy, tathata, người ta sẽ không bị rối loại
bởi đau đớn, người ta sẽ không bị rối loạn bởi vui thú, người ta sẽ không bị rối
loạn bởi thất bại, người ta sẽ không bị rối loạn bởi thành công. Người ta sẽ
đơn giản nói, "Như vậy là hoàn cảnh. Như vậy là cách mọi sự xảy ra trong tự
nhiên. Tôi chỉ là nhân chứng. Ngay bây giờ thành công đang trôi qua trước tôi
như mây. Thất bại sẽ sớm theo sau, cũng như ngày được tiếp nối bởi đêm. Khoảnh
khắc này nó là vui thú, nó sẽ sớm đem tới đau đớn, nhưng tôi tuyệt đối tách rời
- chúng thậm chí không chạm vào tôi. Tôi ở bên ngoài nắm giữ của chúng."
Đây là một trong những cách tiếp
cận vĩ đại nhất tới thực tại mà đã đưa tới hiểu biết của con người: ý tưởng về
'như thế' hay 'như vậy.' Và Đại Huệ đang nói nó là ảo tưởng! và thế rồi ngay cả
chứng ngộ là ảo tưởng, bản tính phật là ảo tưởng, niết bàn là ảo tưởng. Người
ta phải hỏi Đại Huệ, làm sao ông có thể gọi cái gì đó là ảo tưởng chừng nào
chưa có cái gì đó thực trong sự tồn tại; bằng không, làm sao ông sẽ so sánh được?
Bạn có thể gọi cái gì đó là ảo
tưởng chỉ bởi vì cái gì đó khác là thực. Nhưng nếu không có cái gì là thực, thế
thì cũng không có cái gì là ảo tưởng. Chúng phải tồn tại cùng nhau. Ông ấy
không nói về cái gì là thực; thực ra, mọi cái là vĩ đại và thực, ông ấy đang gọi
là ảo tưởng. Bây giờ cái thực là gì? Và nếu ông ấy nói không có cái gì là thực,
thế thì ông ấy không có quyền gọi bất kì cái gì là ảo tưởng.
Nên Bố Đại Sĩ nói: "Sợ người
sanh đoạn kiến, mới tạm lập giả danh."
Ông ấy liên tục trích dẫn người
chứng ngộ theo hoàn cảnh. Điều Thầy Bố Đại Sĩ đã nói không mang nghĩa điều Đại
Huệ muốn nó ngụ ý. Ông ấy đã đặt nó vào một hoàn cảnh: ông ấy đang gọi chứng ngộ,
phật tính, tính như vậy, niết bàn, tất cả đều là ảo tưởng, và thế rồi ông ấy
trích dẫn Thầy Bố, Sợ người sanh đoạn kiến, nếu họ được bảo rằng mọi thứ là ảo
tưởng....
Đó là lí do tại sao chư phật đã
không nói điều đó. Họ đã nói về chứng ngộ và tính như vậy và phật tính và niết
bàn, chỉ để cho mọi người không có cái nhìn về phủ định toàn bộ, về trống rỗng
hoàn toàn, triệt tiêu.
Mới tạm lập giả danh. Tất cả những
cái tên này đều là trống rỗng, nhưng nghĩa của Bố là khác toàn bộ. Điều Đại Huệ
muốn ông ấy ngụ ý không phải là nghĩa của ông ấy. Ông ấy nói: "Chúng ta
đang cho những cái tên trống rỗng, tạm thời - nhưng tên trống rỗng được cho các
thực tại, không cho các ảo tưởng. Chúng là tạm thời và trống rỗng vì chúng
không thể chứa được thực tại bao la của niết bàn, chứng ngộ, tính như vậy, phật
tính. Cho nên chỉ để cho một chỉ dẫn nhỏ chúng ta đã dùng những cái tên trống rỗng,
tạm thời." Nhưng một khi một người đi tới trải nghiệm bản thân mình, người
đó sẽ có khả năng thấy rằng mọi cái tên đều chỉ là tạm thời.
Nói với họ từ đầu rằng mọi thứ
là ảo tưởng.... Họ đã trong khổ rồi, họ đang trong phiền não sâu sắc, và ông ấy
bảo họ rằng không có khả năng nào đi ra ngoài nó vì mọi thứ có thể đưa người ta
ra ngoài cũng là ảo tưởng! Nhưng rất kì lạ là sự kiện rằng ông ấy không gọi khổ
của mọi người là ảo tưởng: buồn của họ là ảo tưởng, bản ngã của họ là ảo tưởng,
trí tuệ của họ là ảo tưởng, tâm trí của họ là ảo tưởng - ông ấy không nhắc tới
những điều này.
Và nếu mọi thứ thực sự là ảo tưởng,
thế thì sợ là gì? Nếu người ảo tưởng cảm thấy sợ, cái gì là sai trong nó? Người
không tồn tại, cho nên cứ để cho họ sợ đi! Người không tồn tại đang sợ triệt
tiêu; họ đã không còn nữa - cho nên triệt tiêu nào thêm nữa có thể xảy ra cho họ?
Không, người là thực, mặc dầu
quan niệm của họ về bản thân họ là không thực. Họ phải tìm ra thực tại đích thực
của họ, và thực tại đích thực đó là bao la tới mức chúng ta phải cho nó những
cái tên tạm thời - tạm thời vì một khi bạn đã đạt tới nó bạn sẽ thấy rằng những
cái tên đó chỉ là tiện dụng. Chúng không định nghĩa và chúng không giới hạn
kinh nghiệm. Đó là điều thầy Bố ngụ ý khi ông ấy nói, Mới tạm lập giả danh.
Nhưng nếu không có ai cả, nếu
thầy Bố là ảo tưởng và mọi người ông ấy quan tâm tới - người mà có thể trở nên
sợ triệt tiêu - không tồn tại, thế thì vấn đề là gì? Mọi thứ được giải quyết:
không có nhu cầu về bất kì thuyết giảng nào, không có nhu cầu về bất kì kinh
sách nào, không có nhu cầu về bất kì thiền nào, không có nhu cầu đi ra ngoài
phiền não, lo âu, khổ sở của bạn. Bản thân bạn không tồn tại; làm sao bạn có thể
khổ được? Bạn đã bao giờ nghe nói về ai đó không tồn tại mà cảm thấy rất lo
nghĩ, ai đó không bao giờ tồn tại mà trải qua đau nửa đầu không? Chính ý tưởng
này là ngu thế.
Toàn thể cách tiếp cận của Đại
Huệ là nhặt nhạnh các phát biểu vĩ đại từ các thầy khác nhau, biên soạn chúng
và tạo ấn tượng sai lầm cho mọi người rằng bản thân ông ấy đã chứng ngộ. Nhưng
chứng ngộ còn xa xôi lắm. Ông ấy đang sống trong trạng thái rất lừa dối. Ông ấy
đang lừa người khác, nhưng điều đó không quan trọng thế; ông ấy đang tự lừa
chính mình. Và đây là trường hợp không chỉ với Đại Huệ; đây là trường hợp với
chín mươi chín phần trăm cái gọi là kinh sách tôn giáo.
Tôi đang nói về mọi điều vô
nghĩa này để làm cho bạn nhận biết rằng bất kì khi nào bạn bắt gặp cùng loại vô
nghĩa này ở đâu đó khác - cảnh giác vào! Đừng bị mắc vào nó. Người chứng ngộ đã
được kính trọng lớn tới mức người trí thức đã có ghen tị lớn, và họ đã cố gắng
theo đủ mọi cách để bắt chước các phát biểu của người chứng ngộ. Có hàng nghìn
chuyên luận đã được tạo ra bởi những người trí thức - và họ đủ khéo léo. Họ có
luận cứ, logic, lí do... họ có thể lừa hàng triệu người mà không khó khăn gì.
Đại Huệ thậm chí đã lừa cả
hoàng đế Trung Quốc, người đã tôn vinh ông ta bằng việc phong cho tước: 'Đại
Thiền sư.' Thực ra, từ 'Đại Huệ' bản thân nó có nghĩa 'Đại Thiền sư.' Từ 'Đại
Huệ' không phải là tên thực của ông ấy; nó đã được hoàng đế Trung Quốc trao cho
ông ấy. Nếu ông ấy có thể lừa được hoàng đế, nói gì tới người thường?
Tôi đang nói về Đại Huệ chỉ để
làm cho bạn nhận biết. Đừng bị mắc vào. Phải rất quan sát. Khi bạn đang đọc cái
gì đó hay nghe cái gì đó, tỉnh táo và xem liệu những lời đó có tới từ không
gian của việc nhận ra không... hay chúng chỉ là trò chơi tâm trí? Và bất kì khi
nào bạn thấy bất kì loại trò chơi tâm trí nào, vứt nó đi.
Mới hôm nọ tôi xem một bức
tranh về một Thiền sư rất nổi tiếng ở Nhật Bản về hành động của ông ấy. Trong bức
tranh ông ấy đang xé kinh và ném chúng đi; kinh bay lả tả khắp nơi trong khi
ông ấy xé chúng tung lên trời. Và ông ấy trở nên nổi tiếng vì hành động này!
Nhìn vào bức tranh này, tôi đã
cố tìm ra xem liệu kinh của Đại Huệ có trong chúng hay không...
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
0 Đánh giá