SỐNG THIỀN - Lương tâm (Phần 1): Lương tâm mà xã hội tạo ra là lương tâm giả

SỐNG THIỀN - Lương tâm (Phần 1): Lương tâm mà xã hội tạo ra là lương tâm giả

Price:

Read more


Có chút ít khó khăn về từ lương tâm, bởi vì điều bạn gọi là lương tâm thì không phải là lương tâm, và thông thường bạn chưa bao giờ đi tới biết lương tâm thực là gì.
Bạn nghĩ gì về lương tâm? Một người ăn cắp và cái gì đó bên trong người đó nói, “Đừng ăn cắp, ăn cắp là sai.” Một người ăn thịt và cái gì đó bên trong người đó nói, “Đừng ăn thịt, điều đó là xấu.” Một người bị say trong tiệm rượu và cái gì đó bên trong người đó nói, “Đừng uống rượu.” Tiếng nói này là điều bạn gọi là lương tâm. Nhưng đây không phải là điều thực: nó chỉ là tiếng nói của xã hội trong bạn, nó không phải là tiếng nói riêng của bạn. Nó không phải là tiếng nói của cái ngã bên trong riêng của bạn, nó là dạy bảo của xã hội. Cho nên nếu bạn được sinh ra trong gia đình ăn chay nơi từ chính thủa niên thiếu của mình bạn đã nghe nói rằng ăn thịt là sai, là tội lỗi, chỉ thế thì sẽ có tiếng nói bên trong bạn khi bạn ăn thức ăn mặn nói rằng, “Điều đó là ác, điều đó là tội lỗi, đừng làm điều đó.” Đây không phải là tiếng nói bên trong thực, bởi vì ai đó đã được nuôi lớn trong gia đình không ăn chay sẽ không nghe thấy tiếng nói này cho mình.
Nếu bạn nghĩ rằng đây là lương tâm, thế thì bạn sẽ phải thừa nhận rằng có nhiều loại lương tâm trên thế giới. Thế thì bạn sẽ phải thừa nhận rằng tiếng nói bên trong này về điều thiêng liêng trong bạn nói những điều khác - với người này nó nói ăn thịt, với người khác nó cấm điều đó.
Những khác biệt này là bởi vì các qui tắc khác nhau trong xã hội; nó không phải là tiếng nói của lương tâm đâu. Ngày bạn nghe thấy tiếng nói của lương tâm bạn và lương tâm thực được kinh nghiệm qua, tiếng nói đó là một và cùng một ở mọi nơi trên thế giới. Nó không phải là nhiều tiếng nói. Không có các lương tâm tách biệt - lương tâm của người Hindu hay lương tâm của người Hồi giáo hay lương tâm của người Ki tô giáo hay người Jaina giáo. Nhưng điều bạn gọi là lương tâm là khác cho người Hindu, khác cho người Jaina và lại khác cho Phật tử. Thậm chí giữa những người Hindu nó sẽ là một tiếng nói cho người brahmin, đẳng cấp cao nhất, tiếng nói khác cho người kshatriya, đẳng cấp cai trị, và tiếng nói khác nữa cho tiện dân sudra, đẳng cấp hầu hạ.
Xã hội đã từng rất láu lỉnh: trước khi bạn thậm chí có thể nghe thấy điều là tiếng nói bên trong riêng của bạn, nó áp đặt tiếng nói lên bạn và bảo bạn rằng đây là tiếng nói bên trong của bạn. Xã hội không thể làm được khác, và có nhiều lí do tại sao nó làm điều này. Thật vô ích đi trách mắng xã hội, bởi vì mọi xã hội đều có vấn đề riêng của nó. Mọi người không có khả năng phát hiện ra lương tâm bên trong thực sự của mình, và nếu xã hội không cho bạn lương tâm, thế thì con người sẽ trở thành giống như con vật. Cho nên xã hội không thể để điều đó tuỳ vào bạn được. Nó không thể để lại được chừng nào bạn còn chưa phát hiện ra nó theo cách riêng của bạn, bởi vì nỗi sợ là ở chỗ bạn sẽ cư xử giống như con vật. Nó không chắc chắn rằng bạn sẽ có khả năng tìm ra lương tâm thực riêng của bạn, và điều có thể xảy ra là ở chỗ thế thì sẽ quá muộn ngay cả cho xã hội để cho bạn lương tâm.
Đây là lí do tại sao trong các xã hội nơi tác động của tôn giáo đã trở nên chùng lỏng hơn, nơi giáo dục theo gia đình đã giảm đi, và nơi chính phủ thế tục đã nhận lấy trách nhiệm về giáo dục, không chỉ tiếng nói của lương tâm thực không nảy sinh, mà tiếng nói của lương tâm giả cũng biến mất. Con người bắt đầu sống trong sự phóng túng tới mức gần như chưa được thành người. Xã hội bất lực, bởi vì bạn không thể được tin cậy. Cho nên trước khi bạn có thể tìm kiếm lương tâm riêng của bạn, xã hội tạo ra lương tâm thay thế trong bạn. Và mọi xã hội sẽ làm điều này theo cách khác nhau, bởi vì mọi xã hội đều có hiểu biết khác nhau, hệ thống niềm tin khác nhau, truyền thống và văn hoá khác nhau.
Xã hội này không thể hình dung được ai đó lấy cháu họ riêng của mình, đơn giản không thể nghĩ được về điều đó! Nhưng xã hội khác lại có thể làm điều đó rất dễ dàng - không chỉ dễ dàng, mà họ ưa thích điều đó; họ chẳng thấy vấn đề gì trong nó cả. Tất cả đều phụ thuộc vào niềm tin của xã hội. Và hệ thống niềm tin của xã hội tới từ hàng nghìn năm theo truyền thống địa lí, lịch sử và văn hoá đặc biệt.
Có những người ở Ấn Độ, chẳng hạn ở Rajasthan, nơi có truyền thống rằng chừng nào con trai chưa là kẻ trộm tài nghệ, anh ta không thể hứa hôn trong đám cưới. Gia đình của cô dâu sẽ hỏi anh ta đã thực hiện được bao nhiêu vụ trộm rồi, anh ta đã tham gia vào bao nhiêu vụ cướp rồi, bao nhiêu lần anh ta đã bị tù rồi. Nếu anh con trai còn chưa làm vụ trộm hay vụ cướp nào hay chưa bao giờ bị tù, không gia đình nào sẽ hứa hôn trong đám cưới cho một kẻ vô tích sự thế.
Có những xã hội của kẻ cắp nơi việc đánh cắp là thực hành thông thường; có tài nghệ trong việc ăn cắp là một phẩm chất trong xã hội đó. Có những người ở Pakhtoon trên biên giới của Pakistan. Một người bạn của tôi đi tới thăm một người Pakhtoon, và khi anh ta trở về anh ta bảo tôi rằng khi anh ta vào khu vực của người Pakhtoon, anh ta đã được khuyên đừng bao giờ đi trong xe díp hở mui sau khi mặt trời lặn bởi vì con trai Pakhtoon thường bắn vào lái xe hay hành khách. Anh ta nói, “Nhưng tôi có xung đột hay đánh nhau với ai đâu, cho nên sao người nào đó lại bắn tôi?” Anh ta đã được bảo rằng vấn đề không phải là xung đột hay cãi nhau, đó chỉ là thực hành mục tiêu - đứa con trai học ngắm bắn! Họ thấy ai đó lái xe chuyển động và họ bắn vào người đó. Nếu bạn có thể bắn vào chim để học ngắm và bắn, thì có vấn đề gì về việc bắn người với cùng lí do? Hơn nữa, nếu đó là người bạn cuối cùng sẽ phải giết, sao lại đưa con chim đáng thương vào làm gì? Sao không học ngắm bắn trực tiếp, với mục tiêu thực tại? Nhưng con trai người Pakhtoon sẽ không có lương tâm xấu về điều mình đang làm bởi vì đấy không phải là vấn đề trong xã hội của anh ta.
Ở Nhật Bản, tự tử được coi như một hành động rất được đề cao. Nếu một người không hoàn thành nghĩa vụ của mình theo cách nào đó, thế thì điều được coi là đáng tôn kính là người đó tự tử. Họ nghĩ điều đó là đáng tôn kính và đạo đức. Và lương tâm người Nhật Bản thôi thúc người đó tự tử ngay lập tức. Nếu người đó không tự tử, thế thì điều đó bị coi là nhục nhã. Do đó, ở Nhật Bản, hara-kiri là hành động rất thông thường. Điều đó không xảy ra như thế này ở bất kì nơi nào khác trên thế giới. Với chúng ta, điều đó có vẻ kì lạ.
Nhưng ở đây ở Ấn Độ nữa, người Jaina tin rằng santhara, nhịn ăn cho tới chết, là hành động đáng tôn kính. Nếu ai đó chết bởi việc nhịn ăn như một hành động tôn giáo và kỉ luật - trong khi thiền - người Jaina không gọi điều đó là tự tử. Điều này là santhara, và nó sẽ được kính trọng rất nhiều bởi vì người này đã bỏ lại thân thể mình theo cách đúng. Nhưng ở các nước khác điều này sẽ bị coi như tự tử, và người này sẽ là kẻ tội phạm trong con mắt của luật pháp.
Nếu bạn nghĩ về các tục lệ và thực hành khác nhau trên thế giới, bạn sẽ nhận ra rằng có hàng triệu và hàng triệu lương tâm. Đây không phải là lương tâm đích thực. Lương tâm đích thực là một và cùng một trong tất cả mọi người; tiếng nói đó đích xác là như nhau. Những tiếng nói kia là từ xã hội. Nhưng trẻ em còn chưa nhận biết về cái gì, và chúng ta bắt đầu đặt những tiếng nói của xã hội vào trong chúng. Và bất kì cái gì bạn dạy đứa trẻ, nó đều học điều đó.
Các nhà khoa học nói rằng con người thu nhận bẩy mươi nhăm phần trăm tri thức của mình trước bẩy tuổi - bẩy mươi nhăm phần trăm của tất cả mọi điều là bản chất trong cuộc sống! Cho nên lương tâm này gần như được tạo ra trong bẩy năm đầu tiên của cuộc sống và thế rồi việc thay đổi nó trở thành rất khó, bởi vì nó là nền tảng. Chính trên nền tảng này mà nhân cách của con người hình thành và chính dựa trên nền tảng này mà lâu đài của toàn thể cuộc sống con người được xây dựng nên. Thế rồi, bất kì khi nào con người làm bất kì cái gì, chính tiếng nói của lương tâm này nói với người đó. Nếu hành động ngược lại với lương tâm này, nó nói, “Đừng làm điều đó!”
Xã hội tạo ra lương tâm này như một phần của việc thu xếp hai mặt của nó. Nó tạo ra luật pháp ở bên ngoài để cho không ai làm điều gì sai, nhưng dù luật pháp bên ngoài có được tạo ra tinh vi thế nào, bao giờ cũng có những kẻ tội phạm thậm chí còn khéo léo hơn. Sau rốt, chính con người tạo ra luật pháp, cho nên con người cũng có thể tìm ra cách để luồn lách qua chúng và phạm tội. Dù luật pháp có chặt chẽ đến đâu ở bên ngoài cũng chẳng thành vấn đề, chúng không thể loại trừ hoàn toàn tội phạm. Cho nên xã hội làm ra cách thu xếp khác: nó tạo ra lương tâm bên trong con người để cho ở bên ngoài nỗi sợ luật pháp ngăn cản con người khỏi làm những hành động tội lỗi, và ở bên trong lương tâm con người ngăn cản người đó: “Đừng làm điều này, đây là tội lỗi.” Bạn bằng cách nào đó xoay xở để lách qua luật pháp, nhưng rất khó né tránh sự kết án của lương tâm riêng của bạn.
Đây là lí do tại sao người tuân theo lương tâm được xã hội kính trọng hơn, và người không tuân theo lương tâm bị kết án. Người tuân theo lương tâm được coi là đức hạnh còn người không tuân theo bị kết án là tội nhân. Người tuân theo lương tâm được xã hội hứa hẹn cho lên trời còn người không tuân theo thì bị đe doạ trừng phạt bằng địa ngục. Tất cả những điều này đều là thu xếp bên trong.
Một mặt chính toà án bên ngoài bạn liên tục cấm đoán, và mặt khác việc cấm đoán tới từ toà án mà xã hội đã cấy vào bên trong bạn. Con người bị giới hạn giữa hai toà án này để cho con người không thể làm được điều gì sai. Người đó có thể né tránh làm điều sai, nhưng không làm điều sai không phải là làm điều đúng. Có thể là bởi vì hai rào chắn này, con người không trở thành vô đạo đức, nhưng không trở thành vô đạo đức không phải là một với có đạo đức. Có thể là bạn không trở thành tội nhân, kẻ chống đối xã hội, nhưng không trở thành tội nhân và kẻ chống đối xã hội không phải là một với mang tính tôn giáo. Đây là thu xếp rất tiêu cực.
Không có lí do để nghĩ rằng một người không làm điều sai sẽ tự động làm điều đúng. Thực tế là người muốn làm điều sai và không thể làm được bởi vì những rào chắn bên trong và bên ngoài này - và cả hai đều là những thu xếp của xã hội - cố tìm ra cách làm điều người đó muốn từ góc độ khác nào đó. Nếu người đó không được phép mở cửa này, người đó cố mở cửa sau nào đó. Người đó tìm ra cách thức từ đây hay từ kia và phạm vào điều sai. Tất nhiên, cách biểu lộ cái sai có thể thay đổi, phương thức, cái tên cho nó có thể thay đổi, nhưng khi một người đã bị ép buộc kìm nén làm điều sai, cái sai đó liên tục tìm cách bùng ra ở đâu đó. Tại điểm nào đó, nó tụ tập lại như chất độc và trồi lên bề mặt như cái nhọt. Đây là lí do tại sao toàn thể nhân loại đã trở thành bệnh hoạn và loạn thần kinh, sâu từ bên dưới.
Người vô đạo đức phải chịu đựng bởi vì xã hội trừng phạt người đó, và nếu xã hội không trừng phạt người đó, lương tâm riêng của người đó, cái mà xã hội đã tạo ra trong người đó, trở thành đầy những tự kết án, tự coi khinh, mặc cảm, tự ti. Điều đó nữa cũng là trừng phạt. Nhưng người chúng ta gọi là đạo đức, người bằng cách nào đó né tránh làm điều sai, và do vậy có khả năng né tránh luật pháp và toà án và việc tự kết án, trở thành nạn nhân của nhiều chứng loạn thần kinh thế.
Sigmund Freud, nhà tâm thần vĩ đại nhất của thế kỉ này và có lẽ là của toàn thể lịch sử nhân loại, đã nói rằng sẽ không có cách nào né tránh loạn thần kinh chừng nào xã hội còn liên tục cố làm cho con người thành đạo đức. Đó là một phát biểu đáng kinh hoàng - nhưng nó là một phát biểu từ một người biết, người đã đi tới kết luận này sau khi nhìn, nghiên cứu, phân tích và trị liệu cho hàng nghìn bệnh nhân. Chừng nào mà nỗ lực làm cho con người thành đạo đức vẫn còn tiếp tục, dường như không có cách nào để thoát khỏi các bệnh tâm lí bởi vì bạn đè nén cái sai từ phía này, và nó bắt đầu phì ra từ phía khác. Và nhớ: khi bệnh tật thoát ra từ phía khác, nó tới theo dạng tồi tệ hơn bởi vì con đường tự nhiên của nó đã bị cắt bỏ. Nhiều lần điều xảy ra là bạn đè nén bệnh này và cả chục bệnh khác xảy ra - dường như bạn đã bịt lối đi của thác nước và nó trở thành mười dòng chảy.
Mọi người hay hỏi Freud, “Thế thì lối thoát ra là gì? Có phải bỏ đi nỗ lực làm cho con người đạo đức hơn không?” Freud sẽ nói rằng nếu bạn thôi cố làm cho con người đạo đức hơn, toàn thể nền văn minh và văn hoá sẽ bị phá huỷ. Nếu bạn muốn giữ nền văn minh và văn hoá, bạn sẽ phải dạy đạo đức. Nhưng như một hệ quả của điều này, con người sẽ liên tục trở thành nạn nhân tâm lí. Cho nên xã hội càng văn minh, bệnh tâm lí sẽ càng có nhiều hơn - tỉ lệ sẽ tăng lên cùng với việc văn minh tiến lên. Kết luận của Freud là ở chỗ nếu nền văn minh mà được gìn giữ, thế thì điều này là hệ quả không tránh khỏi và chúng ta sẽ phải chịu đựng nó.
Nhưng đây là thảm kịch và nó trút đầy tâm bằng nỗi buồn. Cả hai phương án này dường như không đáng để chọn. Để cho con người trở nên vô văn minh, vô văn hoá và giống như con vật không hấp dẫn tâm trí. Và điều cũng không hấp dẫn là toàn thể trái đất bắt đầu trở thành một nhà thương điên lớn, rằng dần dần mọi người sẽ đầy biết bao nhiêu bệnh tâm lí. Đây là điều đang xảy ra ngày nay.
Ngày nay, ở các nước văn minh cao, có nhu cầu lớn về các nhà tâm thần hơn là các bác sĩ chính qui. Nhiều bệnh đã trở thành thông thường và dễ trị liệu; chúng đã trở nên chữa được bởi vì y học đã được phát hiện ra vì chúng. Nhưng bệnh tâm lí lại đang trở nên phức tạp phi thường và cách chữa trị chúng dường như trở nên ngày một khó hơn. Khi bạn chữa trị chúng, tìm cách chữa lành chúng, sự phức tạp mà bạn thấy đang thành báo động.
Một kết quả của nghiên cứu do các nhà tâm lí tiến hành trong hai mươi nhăm năm qua là ở chỗ nếu một người điên mà được dự định chữa trị, trong khi trước đây họ quen chữa trị chỉ bản thân người này, bây giờ họ nói họ có thể chữa người này chỉ nếu họ có thể chữa cả gia đình người đó - bởi vì chứng điên khùng của người đó là do gia đình người đó. Bây giờ các nhà tâm lí thậm chí còn nói, “Cho dù chúng ta có chữa cho gia đình người đó, điều gì sẽ được đạt tới bởi điều đó?” - bởi vì bản thân gia đình là một phần của một nhóm lớn hơn. Toàn bộ tập thể đầy những chứng điên, và đây là lí do tại sao gia đình tích tụ điên khùng và tại sao thành viên nào đó của gia đình phát điên.
Điều đáng quan tâm nhất là họ nói rằng nếu có một nhóm, chẳng hạn, hai mươi gia đình, thế thì gia đình nhạy cảm nhất và chân thành nhất sẽ phát điên trước nhất, và cũng thế, người nhạy cảm và chân thành nhất trong gia đình đó sẽ phát điên trước hết. Người không chân thành tìm cách thức không phát điên: người đó nói điều này và làm điều gì đó khác để cho người đó không phát điên. Nhưng nếu một người rất chân thành và làm điều người đó nói, người đó sẽ lâm vào rắc rối. Bây giờ điều này là khó khăn.
Đạo đức nói rằng ý nghĩ và hành động của bạn phải là một - nhưng bạn sẽ thấy chẳng mấy người có ý nghĩ và hành động là một đâu. Không có cách thức khoa học để kiểm tra điều đó, bằng không thì chúng ta đã thấy rằng ngay cả những người chúng ta nghĩ là lương thiện, cũng không lương thiện. Nếu một người thực sự lương thiện và người đó nghe theo lương tâm xã hội của mình, người đó sẽ phát điên. Nếu người đó không phát điên, đấy chỉ là vì người đó đang xoay xở tìm lối ra đâu đó. Người đó phải có lối cửa sau nào đó trong cuộc sống của mình, qua đó người đó có thể thoát ra và xả ra chứng điên của mình.
Lương tâm xã hội này không phải là lương tâm được ngụ ý trong lời kinh này. Đây là điều thứ nhất. Lương tâm mà lời kinh này nói tới là cái còn lại khi bạn nhìn vào bên trong bản thân mình sau khi bạn đã gạt lương tâm xã hội sang bên. Bạn loại bỏ tất cả các tầng mà xã hội trao cho, bạn gạt xã hội sang bên theo mọi cách. Bạn gạt tất cả mọi điều xã hội đã áp đặt lên bạn, bó buộc lên bạn, tất cả mọi ước định nó đã tạo ra trong bạn để cho thậm chí không có cái bóng nào của chúng rơi lên bạn, và thế rồi nếu bạn nhìn vào bên trong bản thân bạn, bạn đi tới biết lương tâm thuộc vào bạn - theo cùng cách mà mắt bạn, tim bạn và não bạn thuộc vào bạn. Lương tâm này là phần bản chất của cuộc sống của bạn. Một khi sự thuần khiết của nó đi vào chú ý của bạn và bạn đã phát hiện ra nghệ thuật lắng nghe nó, thế thì sẽ không có khác biệt gì giữa ý nghĩ và hành động trong cuộc sống của bạn. Thế thì người ta sẽ không bao giờ nói, “Tôi cảm thấy điều này đúng nhưng tôi lại làm cái gì đó khác.” Thế thì người đó sẽ chỉ làm điều người đó cảm thấy là đúng.
Socrates đã nói rằng hiểu biết là hành động: ông ấy nói về hiểu biết tới từ lương tâm đúng. Thế thì sẽ không có khác biệt giữa hiểu biết của bạn và việc làm của bạn. Và nếu có, biết rõ rằng lương tâm bạn đang nói tới đó không phải của riêng bạn đâu. Kinh nghiệm về lương tâm bên trong đích thực là giống như kinh nghiệm bạn có về việc bỏng lửa; bạn không cho tay vào trong lửa bởi vì bạn biết rằng nó gây bỏng. Bạn không bao giờ nói, “Tôi biết rằng lửa gây bỏng, nhưng tôi bất lực - tôi vẫn cho tay vào lửa.” Người tuân theo tiếng nói của lương tâm riêng của mình là theo hệt cách mà một người muốn rời bỏ toà nhà bước qua cửa. Người đó không bao giờ nói, “Tôi biết chỗ có cửa, nhưng tôi bất lực. Chính điểm yếu của tôi là tôi vẫn cố bước qua tường và làm vỡ đầu mình - nhưng tôi biết chỗ có cửa.” Không, con người của lương tâm đích thực không bao giờ có thể nói, “Tôi biết cái gì là đúng, nhưng tôi vẫn liên tục làm điều sai.”
Trong trạng thái này của lương tâm đích thực, hiểu biết và hiện hữu, hiểu biết và hành động, là đồng nghĩa. Thế thì người ta không nói, rằng người đó biết giận dữ là xấu, nhưng “Phải làm gì? - nó liên tục tới,” hay rằng người đó biết rằng chửi thề và nguyền rủa là xấu và sau đó người đó hối hận về điều đó nhưng, “Phải làm gì? - nó liên tục xảy ra.” Nhớ lấy, trạng thái này của tâm trí là chỉ báo rằng hành động của bạn đang tới từ một chỗ còn hiểu biết của bạn đã không đạt tới chiều sâu của bạn.

Lương tâm hời hợt của bạn được xã hội dạy cho bạn. Nếu xã hội đã dạy bạn rằng giận dữ là xấu, thế thì bạn biết rằng giận dữ là xấu. Nhưng nhân cách của bạn còn sâu hơn điều này: nó nổi giận và bạn cảm thấy bất lực về nó, bạn không có kiểm soát nào trên nó. Vâng, bạn có thể làm một điều mà mọi người với lương tâm giả phải thường xuyên làm, và đó là hối hận. Trước hết bạn sẽ giận dữ, và thế rồi bạn sẽ hối hận.
Và điều đáng quan tâm là ở chỗ dù bạn có hối hận nhiều thế nào, nó sẽ không làm biến đổi hành động của bạn. Ban ngày bạn giận dữ, ban tối bạn hối hận, sáng mai bạn sẽ lại trở nên giận dữ và đến tối bạn sẽ lại hối hận. Hối hận chỉ trở thành một phần tích hợp của giận dữ của bạn.
Nói chung, chúng ta nghĩ rằng người hối hận là người tốt: “Ít nhất người đáng thương này đã lấy làm tiếc là mình đã giận dữ. Chẳng bao giờ để ý rằng hôm nay người đó đã giận dữ và thế rồi người đó đã hối hận. Dần dần khi hiểu biết của người đó lớn lên qua việc hối hận, giận dữ của người đó sẽ dừng lại.” Nhưng thực tế chính là điều đối lập lại: người đó không hối hận bởi vì điều đó sẽ dừng người đó khỏi giận dữ, người đó hối hận bởi vì bản ngã của người đó cảm thấy đau là người đó đã giận dữ. Người đó xoá đi cảm giác đau bằng việc hối hận và thế rồi lại đứng trên cùng mảnh đất nơi người đó đã đứng trước khi người đó giận. Bây giờ người đó sẵn sàng giận dữ lần nữa.
Bạn cho rằng bạn là người tốt - và mọi người đều nghĩ theo cách này - bạn cho rằng bạn không bao giờ nổi giận, và nếu thỉnh thoảng bạn quả có nổi giận, đấy chỉ bởi vì người khác đang tạo ra sự khơi gợi cực đoan thế về nó. Bằng không thì điều đó đã là không thể được. Hay bạn nói bạn nổi giận để giúp cho người khác. Theo cách này, bạn tạo ra vô hạn điều hợp lí hoá để tự an ủi mình. Thế rồi, nếu sau rốt, bạn nổi giận, điều đó gây đau đớn. Bản ngã của bạn bị teo lại chẳng còn gì trong con mắt riêng của bạn. Bản ngã cảm thấy, “Điều gì đã xảy ra cho người tốt này? Điều đó có nghĩa là mình không phải là người tốt sao? Mình đã nổi giận rồi. Bây giờ cách duy nhất để sửa chữa hình ảnh tan nát của mình là hối hận. Cho nên bây giờ mình hối hận! Điều mình đã làm sai, nó thật tồi tệ. Mình không nên làm điều đó. Nó liên tục xảy ra. Nó là điều không thể quan niệm nổi, nhưng nó đã xảy ra. Nó đã mang định mệnh theo cách này, nó đã là số phận: mình trở nên vô ý thức, mình mất mọi lí trí. Tình huống đã gây ra nó.” Bạn tìm ra cả nghìn lẻ một cớ để hối hận và thú nhận rằng bạn đã làm điều gì đó sai.
Bạn có hiểu điều này nghĩa là gì không? Nó nghĩa là bạn nghĩ, “Thực tế, mình là người tốt chứ. Một điều xấu đã xảy ra, nhưng mình không phải là người xấu. Có khác biệt lớn giữa hành động xấu và là người xấu. Một cái lá có thể đã héo trên cây, nhưng điều đó không có nghĩa là toàn thể cây bị khô héo. Mình vẫn là người tốt. Một trong hàng triệu hành động có thể xấu, nhưng điều đó chẳng làm cho mình sai hay xấu.” Bằng việc hối hận, bạn ném đi một chiếc lá khô và cây vẫn xanh rờn. Bạn lại lắng đọng vào trong ý tưởng rằng, “Mình là người tốt. Một hành động xấu không làm cho mình xấu đâu. Ai mà chẳng phạm sai lầm? Hơn nữa, mình đã cảm thấy tiếc về nó rồi. Người xấu có bao giờ cảm thấy tiếc đâu? Mình thậm chí còn có thể cầu xin tha thứ.” Nhưng từ tất cả những điều này, điều bạn đang làm là cố trở lại đích xác cùng trạng thái mà bạn đã có trước hành động giận dữ. Khoảnh khắc bạn trở lại điều đó, bạn lại ở cùng điểm mà từ đó bạn có thể giận dữ. Bạn sẽ lại giận nữa.
Hiện tượng mà bạn gọi là lương tâm chỉ đưa bạn vào trong kìm nén, mặc cảm, đạo đức giả. Nhưng nó có ích cho xã hội bởi vì thế thì xã hội có thể có loại kiểm soát nào đó lên bạn.
Lương tâm trong lời kinh này là việc tìm kiếm tiếng nói của lương tâm riêng của bạn, việc tìm tiếng nói tự phát riêng của bạn, không bị xã hội làm ô uế. Tôn giáo là việc tìm kiếm lương tâm đó.
Jesus ở bên ngoài một làng. Mọi người ép buộc một phụ nữ đi tới Jesus và bảo ông ấy, “Cô ấy mắc tội ngoại tình, và trong kinh sách chúng tôi có viết rằng kẻ ngoại tình phải bị ném đá cho tới chết. Ông nói gì nào?”
Jesus cũng biết kinh sách đó; ông ấy cũng đã đọc và nghe nói về cùng kinh sách đó từ thời rất thơ ấu của mình. Ông ấy cũng là một phần của cùng nhóm mọi người. Và những dân làng đó đã chủ định đem vấn đề này tới cho ông ấy. Họ muốn thấy liệu Jesus có nói kinh sách này là sai hay không: thế thì họ có thể ném đá vào Jesus cho tới chết. Và nếu ông ấy nói rằng kinh sách là đúng, thế thì họ sẽ ném đã cho người đàn bà này chết ngay trước ông ấy và đòi hỏi biết, “Điều gì xảy ra cho giáo huấn của ông khi ông nói rằng nếu ai đó tát má này của ông, chìa má kia ra nữa, hay yêu kẻ thù của mình, hay kháng cự không phải là ác. Điều gì đã xảy ra cho tất cả những giáo huấn đó?” Họ muốn bất chợt bắt lấy Jesus.
Jesus nhắm mắt lại một chốc, rồi mở mắt ra - trong cử chỉ nhắm mắt một chốc này ông ấy đã hạ vào lương tâm của mình - và ông ấy nói, “Kinh sách là tuyệt đối đúng khi nó nói ném đá vào kẻ ngoại tình cho tới chết. Nhưng ta nói với các ông rằng kinh sách đã bở lỡ một điểm, và đó là, chỉ người chưa bao giờ phạm tội ngoại tình, hay nghĩ tới việc phạm nó, mới được quyền ném đá. Bây giờ, nhặt hòn đá lên!”
Những người lãnh đạo của cộng đồng đang đứng ở hàng đầu chậm chạp bắt đầu lẻn ra sau. Jesus nói, “Không ai được chạy cả! Hôm nay, người đàn bà này chắc chắn phải bị chết. Để cho người có thể nói rằng mình đã không phạm tội ngoại tình hay nghĩ phạm tội đó, tiến lên với hòn đá.” Đám đông tản mác đi.
Chẳng mấy chốc không ai khác còn lại ở chỗ hoang vắng đó ngoại trừ Jesus và người đàn bà đó. Cô ấy gục đầu dưới chân của Jesus và nói, “Xin trừng phạt tôi! Với những người đó tôi có thể nói rằng tôi đã không phạm tội ngoại tình, nhưng làm sao tôi có thể nói điều này cho ông được? Với họ tôi có thể đánh nhau và nói rằng họ phạm tội tàn ác với tôi, nhưng làm sao tôi có thể nói điều đó với ông được? Cho nên xin cho tôi sự trừng phạt!”
Jesus nói, “Ta là ai mà trừng phạt cô?” Ông ấy nhắm mắt lại một chốc, rồi lại mở mắt ra và nói với người đàn bà, “Cô đi đi, bởi vì chỉ trước Đấng toàn năng cô mới có thể bị phán xử. Ta là ai mà tuyên xử phán xét?”
Đây là tiếng nói của lương tâm.
Khi Jesus nhìn đi nhìn lại vào trong bản thân mình, lương tâm của ông ấy đang nói điều gì đó với ông ấy. Bất kì ai khác trên thế giới, người có lương tâm đúng cũng sẽ nghe cùng một điều thôi: một người mà bản thân mình đã từng là kẻ ngoại tình liệu có quyền gọi ai đó khác là kẻ ngoại tình không? Jesus không phải là kẻ ngoại tình - ông ấy có quyền ném đá vào người đàn bà đó. Nhưng ông ấy đã nhìn đi nhìn lại vào lương tâm mình và nói, “Ta là ai mà tuyên xử phán xét cho cô? Ta đã không tạo ra mà ta cũng không cho cô cuộc sống mà ta cũng không kiểm soát cuộc sống của cô theo bất kì cách nào - cho nên làm sao ta có thể phán xét cô được? Mọi điều ta có thể nói với cô là đừng bao giờ phán xét bất kì ai. Bây giờ cô có thể đi.”
Đây không phải là tiếng nói của xã hội. Nó không được viết trong bất kì kinh sách nào. Điều này không được xã hội dạy cho ai đó: đây là đáp ứng tự phát, không học. Nếu bạn hỏi Phật, cùng tiếng nói đó sẽ phải nói qua ông ấy. Nếu bạn hỏi Mahavira, cùng tiếng nói đó sẽ phải nói ra qua ông ấy. Nó không phải là tiếng nói của một người: nó là tiếng nói của thực tại vô nhân xưng, phổ dụng, cái đang sống bên trong con người; tâm thức ẩn kín bên trong. Đây là điều được gọi là lương tâm.
Bạn phải tìm kiếm nó. Bạn có nó, nhưng nó đang trong trạng thái ngủ; nó chưa được phát triển trong bạn chút nào. Nó có đó - bởi vì bạn hiện hữu, tâm thức hiện hữu. Tâm thức có tiếng nói, nhưng nó bị ẩn kín. Tiếng nói liên tục phát ra từ bạn là tiếng nói của người khác, người đã từng nuôi nấng bạn. Những tiếng nói đó giống như tiếng nói của máy quay đĩa; chúng không phải là tiếng nói của lương tâm bạn. Như đường rãnh trên đĩa hát nhựa, xã hội đã tạo ra những đường rãnh bên trong bạn, chiếc kim của trí tuệ của bạn di chuyển qua chúng và âm thanh, tiếng nói cất ra nói rằng, “Điều này là tốt, điều này là xấu.”
Người có khả năng gạt sang bên những ý tưởng này về tốt và xấu - dũng cảm đi vào bên trong và tìm mặt thuộc về mình ngay cả trước khi người đó được sinh ra; mặt vẫn còn là của người đó ngay cả khi người đó đi vào trong giấc ngủ sâu giữa đêm tối khi thậm chí không có cả mơ; mặt sẽ tiếp tục là của người đó ngay cả khi người đó chết, khi thân thể người đó tan rã và khô héo đi - đi tới khám phá ra lương tâm.
Để tôi cho bạn gợi ý về việc tìm kiếm này: bất kì khi nào bạn cảm thấy bên trong mình rằng cái này là tốt và cái này là xấu, cái này là đúng và cái này là sai, thế thì làm một quan sát nhỏ - đây có phải là nhận biết riêng của bạn không, hay là sự phản xạ của xã hội mà bạn đã được sinh ra?
Shankara trở thành sannyasin, người từ bỏ, ở tuổi rất sớm. Mẹ ông ấy già rồi; ông ấy được sinh ra khá muộn đối với bà ấy và bố ông ấy đã chết. Cho nên bà già này không có khả năng có được sự dũng cảm với việc con mình nhận tính chất sannyas.
Shankara đi bơi ở sông, một hôm thì bị cá sấu đớp lấy chân. Cả làng tụ tập để cứu ông ấy, và mẹ ông ấy cũng chạy tới. Shankara hét lên với mẹ mình, “Con có thể cầu nguyện để cá sấu thả con ra, và có cơ may là nó có thể nghe đấy - nhưng về tính chất sannyas của con thì sao? Nếu mẹ đồng ý cho tính chất sannyas của con, con có cảm giác rằng con cá sấu sẽ thả con ra.”
Thấy tình huống này, rằng tính chất sannyas còn tốt hơn là cái chết của con - và không ai đồng ý với tính chất sannyas ở mức kém hơn điều đó - bà ấy nói, “Mẹ trao lời của mẹ cho con rằng mẹ sẽ đồng ý với tính chất sannyas của con, nhưng trước hết con tự cứu mình bằng cách nào đó đi!” Ai mà biết được? Có thể đã có một loại tình bạn nào đó giữa Shankara và con cá sấu đó, mối nối nào đó từ kiếp quá khứ - bởi vì con cá cấu nhả chân của Shankara ra. Ông ấy sống sót và ông ấy đã trở thành sannyasin.
Khi ông ấy định ra đi, mẹ ông ấy đòi ông ấy phải hứa rằng ông ấy sẽ đích thân tham dự nghi lễ cuối cùng của bà ấy. Đó là vấn đề phức tạp trong những ngày đó; không ai biết nơi Shankara sẽ lang thang. Trong những ngày đó, mọi việc du hành đều bằng đôi chân, và ông ấy đã du hành trong cả nước như kẻ ăn xin - nhưng dầu vậy, ông ấy đã hứa.
Thế rồi mẹ Shankara trở nên ốm đau, và khi ông ấy nghe nói về điều đó ông ấy chạy về mẹ. Các sannyasins bạn ông ấy, các đệ tử khác, nói với ông ấy, “Ai là mẹ? Ai là bố? Với một sannyasin, liệu có mẹ hay bố không? Và ông đã hứa trong dốt nát của mình. Ông tự nói với bản thân mình rằng thế giới này là ảo tưởng, cho nên lời là gì, lời hứa là gì? Và ai có đó để hoàn thành chúng? Nó tất cả đều là mơ: bản thân ông nói vậy mà!”
Shankara ngồi xuống và nhắm mắt lại, và thế rồi ông ấy đứng lên và nói, “Không, ta sẽ phải đi. Thế giới có thể là ảo tưởng, mọi quan hệ có thể là giả, nhưng cái gì đó ở sâu bên trong ta bảo ta rằng ta sẽ phải đi.”
Chúng ta có thể hoài nghi... ai mà biết được? - điều này có thể là lương tâm thực hay nó có thể không phải vậy, bởi vì sau rốt, bà ấy là mẹ ông ấy. Ông ấy đã hứa rồi. Điều này tất cả có thể đã là vết hằn từ ước định của ông ấy. Nó rất có thể đã là vết hằn từ xã hội - rằng nếu bạn đã nói ra lời, và nói lời đó với người mẹ riêng của mình... và bà ấy có thể sắp chết, đây có thể là những khoảnh khắc cuối cùng của bà ấy. Cho nên nó rất có thể chỉ là tiếng nói từ xã hội. Nhưng rất chóng vánh bạn đồng hành của ông ấy, các đệ tử, có thể thấy rằng điều đó không phải là tiếng nói của xã hội.
Shankara về tới làng mình. Làng ông ấy là gia đình của những người brahmin Namboodripad, đẳng cấp brahmin cao nhất ở miền Nam Ấn Độ. Toàn thể dân làng đều phản đối: “Làm sao một sannyasin lại đi hoả thiêu mẹ riêng của mình được?” Cả làng đều là brahmin: “Với một sannyasin, ai là mẹ, ai là bố? Làm sao một sannyasin làm hoả thiêu cho bà ấy được? Điều này là không được. Điều này sẽ làm vẩn đục tính chất sannyas.”
Nhưng Shankara nói, “Tôi đã quyết tâm làm mọi nghi lễ cuối cùng của mẹ tôi.”
Không ai trong làng đi tới đám tang. Cái xác thì nặng, mẹ ông ấy có tầm vóc lớn, còn Shankara gầy còm và nhỏ thó. Thật khó cho ông ấy một mình mang cái xác ra chỗ hoả thiêu. Cho nên điều ông ấy làm là ông ấy lấy chiếc kiếm, nhắm mắt lại và chặt xác mẹ mình thanh ba mảnh. Ông ấy mang cái xác của mẹ mình ra dàn hoả thiêu trong ba lượt đi.
Con người này có thể đã không có lương tâm do xã hội trao cho - người nào đó có thể chặt xác mẹ mình ra thành ba được? Ngay cả bạn ông ấy, đệ tử của ông ấy, cũng phân vân. Họ tự hỏi về điều ông ấy đang làm.
Shankara nói với họ, “Thế giới là ảo tưởng. Hơn nữa, đó là cái xác chết, và chẳng có hại gì trong việc chặt nó ra bởi vì ta đã hỏi lương tâm bên trong của ta.”
Bạn sẽ phải gạt sang bên lương tâm mà xã hội trao cho - và tất cả mọi xã hội, không ngoại lệ nào, đều cho lương tâm - và thế rồi dần dần bắt đầu nhìn vào bên trong bản thân bạn. Một khoảnh khắc sẽ tới khi mọi thứ sẽ thành thấy được rõ ràng cho bạn về cái gì bắt nguồn từ xã hội và cái gì là của riêng bạn. Bất kì khi nào nó là tiếng nói riêng của bạn, đều không có tiếng nói khác mâu thuẫn với nó. Nó là nhất trí. Với tiếng nói của xã hội, tiếng nói đối lập bao giờ cũng hiện diện. Chẳng thành vấn đề cái gọi là lương tâm của bạn có thể bảo bạn bao nhiêu lần rằng ăn cắp là xấu, phần khác liên tục nói với bạn, “Làm tới đi, lấy đi! Dẫu sao thì có ai biết đâu?” Phần này nói rằng ăn mặn là xấu, phần kia nói, “Cả thế giới đều ăn mặn. Sao mình lại là người duy nhất cố là người tốt? Sao mình nhận toàn thể gánh nặng của nó?” Nó nói rằng rượu là xấu và tiếng nói khác nói, “Cả thế giới uống rượu đấy. Sao mình phí hoài cuộc sống của mình? Uống đi!”
Một đặc trưng của lương tâm giả này là ở chỗ tiếng nói đối lập bao giờ cũng hiện diện. Không có tiếng nói đối lập trong lương tâm thực, nó là chỉ một tiếng nói thôi. Không có tiếng nói đối lập nó. Cho nên chừng nào bạn còn nghe thấy âm thanh của tiếng nói đối lập, biết rõ rằng nó là lương tâm do xã hội trao cho và không phải là lương tâm do điều thiêng liêng trao cho.
Vào ngày bạn thấy một tiếng nói... Shankara đã có ý tưởng chặt cái xác ra, cho nên ông ấy cầm lấy kiếm và làm điều đó! Ông ấy đã không do dự, thậm chí không một khoảnh khắc nào: “Trước hết để mình nghĩ về điều đó, liệu có nên chặt xác mẹ mình ra hay không? Có thể điều đó sẽ bị coi là bạo hành, kẻ giết mẹ. Mình đang làm gì? Điều này chưa hề có tiền lệ, không ai khác đã làm điều đó. Không người con nào đã làm điều đó - và đặc biệt là người con như mình chưa bao giờ làm điều đó.” Nhưng không, ông ấy đã làm điều đó: ông ấy đã mang và thiêu cái xác và trở về rất hạnh phúc bởi vì nhiệm vụ đã được kết thúc.
Đây là một tiếng nói. Trong cả đời của Shankara không người nào đã từng nghe nói tới một lần rằng ông ấy đã làm điều gì đó hơi chút sai.
Khi bạn đi theo lương tâm của bạn - cái gọi là lương tâm mà bạn gọi là lương tâm đó - đằng nào bạn cũng hối hận, dù bạn có theo nó hay không. Đây là đặc trưng thứ hai: nếu bạn nghe theo lương tâm giả của bạn, thế nữa bạn cũng sẽ cảm thấy nuối tiếc. Nếu bạn đã không ăn cắp hay không làm điều gì đó bởi vì bạn đã nghe theo lương tâm của bạn, trong cả đời mình bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đã bỏ lỡ cái gì đó, và rằng người khác đã làm nó: “Đó đã là khoảnh khắc, mình đã có cơ hội, nhưng mình bỏ lỡ nó. Người đó đã làm nó và người đó đã không bị bắt. Người khác đã làm nó và người đó đã trở thành bộ trưởng trong chính phủ, và người khác đã làm nó và người đó đã đạt được nhiều thế - và ở mình đang chết đói và trong nghèo khó! Mình đã thành con mồi cho chủ nghĩa lí tưởng vô nghĩa gì vậy?” Còn nếu bạn làm nó, thế nữa bạn sẽ hối hận với nó bởi vì nếu bạn làm nó bạn sẽ cảm thấy tự bác bỏ mình, ăn năn, mặc cảm: “Mọi việc đáng sẽ tốt hơn nếu mình không làm nó.”
Lương tâm do xã hội trao cho sẽ làm cho bạn cảm thấy mặc cảm dù bạn làm bất kì cái gì cũng chẳng thành vấn đề - cái gì cũng không thành vấn đề - bởi vì bao giờ cũng có hai tiếng nói. Bạn có thể đồng ý với chỉ một trong hai thôi, cho nên cái gì sẽ xảy ra cho tiếng nói kia? Phần kia sẽ chờ đợi, và nó sẽ làm cho bạn cảm thấy mặc cảm nếu bạn đã đồng ý với tiếng nói thứ nhất; nó sẽ đợi và làm cho bạn hối hận về sau. Nhưng nếu bạn nghe tiếng nói của lương tâm mà lời kinh này nói tới, sẽ không bao giờ có mặc cảm hay hối tiếc gì, không bao giờ.
Đặc trưng thứ ba là ở chỗ lương tâm mà bạn sống với, tạo ra kí ức, bởi vì không hành động nào nảy sinh từ nó là toàn bộ; nó bao giờ cũng là bộ phận bởi vì một nửa của bạn bao giờ cũng bị đối lập. Ngay cả khi bạn quyết định ăn cắp, bạn làm nó nửa vời.
Bạn đã bao giờ gặp một kẻ ăn cắp là ăn cắp toàn bộ chưa? Bạn có thể thậm chí tìm được một người bất lương toàn bộ không? Bất lương toàn bộ nghĩa là bạn thậm chí không có một ý tưởng mờ nhạt rằng bạn đang làm điều gì sai, bất kì cái gì xấu, rằng bạn không nên làm nó; thậm chí không có một tiếng nói bị kìm nén ở đâu đó nói rằng điều này là bất lương. Không, sẽ khó mà tìm ra người bất lương toàn bộ.
Và trong thế giới của những người bất lương, cũng sẽ khó tìm ra người lương thiện toàn bộ, người trong tâm mình luôn có cảm giác rằng sẽ có người hại mình nếu người đó đã làm hành động sai. Cảm giác này sẽ có đó. Nếu bạn theo lương tâm này, nó sẽ tạo ra kí ức bởi vì hành động của bạn sẽ mang tính bộ phận, nó sẽ vẫn bị mắc kẹt trong tâm trí. Một cảm giác sẽ lơ lửng: “Sao mình đã không làm nó một cách toàn bộ, toàn tâm?”
Lương tâm mà lời kinh này nói tới không tạo ra kí ức nào. Một hành động toàn bộ không tạo ra kí ức: nó được làm và nó được kết thúc, trôi qua.
Đặc trưng thứ tư và cuối cùng là ở chỗ nếu bạn sống theo lương tâm giả, bạn sẽ bị trói buộc bởi hành động của bạn bởi vì chúng sẽ tạo ra kí ức; nó sẽ mắc vào trong tâm trí bạn và nó sẽ không mất đi. Nếu hành động là toàn bộ thế thì không kí ức nào được tạo ra, không tù túng nào được tạo ra bởi vì hành động này. Tâm trí bao giờ cũng sẽ vẫn còn tự do. Bất kì điều gì bạn làm với toàn bộ tâm bạn, sẽ không trở thành gánh nặng lên tâm bạn.
Do đó, nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ nói rằng bất kì điều gì bạn làm một cách nửa vời đều là tội lỗi, còn bất kì cái gì bạn làm một cách toàn tâm đều là đức hạnh. Đây là định nghĩa của tôi về tội lỗi và đức hạnh: bất kì cái gì được làm nửa vời đều là tội lỗi - cho dù nó là việc xây đền chùa một cách nửa vời, và bất kì cái gì được làm một cách toàn tâm đều là đức hạnh - ngay cả bạn ăn cắp. Nhưng lại không thể ăn cắp được khi bạn toàn tâm, mặc dầu bạn có thể xây đền chùa theo cách nửa vời.
Cho nên từ đầu tiên là “lương tâm” và từ thứ hai là pranava - om.
Có nhiều, nhiều dạng của việc tìm kiếm tâm linh Ấn Độ và có những khác biệt lớn lao giữa tất cả chúng; mâu thuẫn, những biện luận lớn lao. Chẳng hạn, hiện có ba luồng tìm kiếm tâm linh Ấn Độ, Jaina, Phật giáo và Hindu. Có những tranh luận lí thuyết lớn lao giữa họ, bởi vì họ tất cả đều khác nhau thế. Người Hindu chấp nhận cả Thượng đế và linh hồn, người Jaina chỉ chấp nhận linh hồn mà không chấp nhận Thượng đế, còn Phật giáo không chấp nhận cả Thượng đế lẫn linh hồn. Đây là những khác biệt rất căn bản. Nhưng một điều thú vị là ở chỗ về om, cả ba đều nhất trí tán thành; về pranava không có cãi cọ gì cả. Họ cãi nhau về điều tầm thường và không có thống nhất trong họ chút nào, nhưng về từ om thì không có bất đồng. Dường như là om này không phải là cái gì đó lí thuyết, nó là cái gì đó khoa học.
Và không chỉ ở Ấn Độ, mà cả ba tôn giáo chính bên ngoài Ấn Độ, Do Thái giáo, Hồi giáo và Ki tô giáo, cũng không có sự bất đồng về om, mặc dầu họ gọi nó là “amen” - đó là khác biệt duy nhất. Ngoài ra các nhà ngôn ngữ nói rằng om và amen là một và cùng một điều. Khác biệt chỉ bởi vì khác biệt ngôn ngữ trong cách diễn đạt âm om.
Cho nên om là cái duy nhất trong toàn thể lịch sử nhân loại nơi sáu tôn giáo quan trọng của thế giới nhất trí tán thành. Họ tất cả đều đồng ý rằng có cái gì đó trong nó.
Om này là gì? Bạn có thể hiểu nó theo vài cách khác nhau. Một, tâm trí con người là tuyển tập các lời. Cái gì khác có đó trong tâm trí bạn ngoài lời? Nếu bạn lấy đi tất cả các lời khỏi tâm trí, bạn sẽ không còn tâm trí nữa. Tâm trí bạn gần giống như củ hành: nếu bạn bóc đi tất cả các tầng, chẳng cái gì còn lại sau. Tâm trí bạn chỉ là các tầng lời. Cái gì sẽ còn lại đằng sau nếu bạn lấy đi tất cả các lời? - chắc chắn không phải là tâm trí, mà là cái trống rỗng. Hình dung xem: tâm trí có thể là cái gì trong bạn nếu không lời nào còn lại? Cái gì sẽ còn lại? Tâm trí chỉ là việc tích luỹ của lời, và chính là cùng với tâm trí này mà bạn làm mọi thứ - tốt hay xấu, vui hay khổ, vật chất hay tâm linh; bất kì cái gì bạn làm đều cùng với tâm trí này.
Om này không thực là lời. Gọi nó là lời là không đúng bởi vì nó không có nghĩa. Nó là âm thanh. Lời là âm thanh có nghĩa, om là lời không có nghĩa nào, chỉ là âm - nhưng âm này là bản chất của tất cả mọi âm cơ bản. a, u, m: đây là ba âm cơ bản. Như tôi đã nói với bạn hôm qua, trí huệ Ấn Độ nhận biết rất nhiều về số ba. Tôi đã nói với các bạn về Brahma, Vishnu và Shiva, ba khía cạnh của cuộc sống, và điện tử, proton và notron, ba cơ sở của vật chất theo vật lí. Theo cùng cách đó, theo trí huệ Ấn Độ, a, u và m là ba cơ sở của tất cả các ngôn ngữ, tất cả các tiếng nói, tất cả các lời. Tất cả âm thanh đều là tổ hợp của ba âm này. Ba âm thanh cơ sở đều có tất cả trong om. Hay chúng ta có thể nói điều đó theo cách này: theo quan điểm âm thanh, om là nguyên tử. Điện tử, proton và nơ trôn tạo ra nguyên tử của vật chất; nguyên tử được tạo ra bởi a, u, m là nguyên tử của tâm thức.
Om là nguyên tử của tâm trí. Và nó là nguyên tử tinh tế nhất, không nguyên tử nào còn tinh tế hơn điều này. Nếu chúng ta chẻ nó ra... Các nhà khoa học nói rằng nếu chúng ta chẻ điện tử, notron và proton ra, nguyên tử sẽ biến mất vào cái không; chẳng cái gì sẽ còn lại sau, nó sẽ trở thành vô hình dạng. Nhưng trong chính việc chẻ ra này, một năng lượng lớn vô cùng sẽ được thoát ra mà chúng ta biết tới như phản ứng phân chia nguyên tử. Vụ nổ nguyên tử là việc làm thoát ra năng lượng mạnh vô cùng được ẩn kín, cái đã gắn cả ba lại với nhau, điện tử, notron và proton. Chúng ta đã thấy điều đó bằng việc thả chỉ một quả bom nguyên tử lên Hiroshima: trong năm phút, một trăm hai mươi nghìn người bị làm thành tro. Đó là vụ nổ của một nguyên tử tí hon mà thậm chí không thấy được bằng mắt trần. Năng lượng mức đó được giữ trong nó bởi vì ba cấu phần này bị mắc kẹt lại với nhau và khoảnh khắc chúng trở nên tự do, một năng lượng mạnh vô cùng được thoát ra.
Theo đích xác cùng cách đó, trí huệ Ấn Độ đã làm việc cần mẫn trên tâm trí và đã bỏ qua vật chất.
Trí huệ Ấn Độ đã không tập trung vào vật chất chút nào, bởi vì nó cảm thấy rằng tập trung vào vật chất sẽ chẳng dẫn tới đâu cả. Nó đã thấy rằng con người chẳng thu được gì bởi việc tập trung vào vật chất; người ta chỉ ảo tưởng là có được cái gì. Bạn cảm thấy rằng thu được cái gì đó, nhưng tay bạn bao giờ cũng vẫn còn trống rỗng. Cho nên ở Ấn Độ, vật chất đã bị bỏ qua và thay vào đó họ thám hiểm tâm trí. Họ cảm thấy “Sao không biến đổi tâm trí, cái trải nghiệm mọi vui thú và đau đớn, sướng và khổ? Thay vì tích lũy mọi thứ tạo ra sướng hay khổ, sao không biến đổi chính tâm trí, cái trải nghiệm sướng và khổ?”
Cách tiếp cận này đã được phát triển ở Ấn Độ chỉ sau nhiều kinh nghiệm. Họ đã tích luỹ các thứ vật chất, nhưng họ đã khám phá ra rằng khi các thứ vật chất tích luỹ lại, chúng dừng việc cho hạnh phúc. Họ đã quan sát rằng bằng việc loại bỏ nguyên nhân của khổ, cho dù thỉnh thoảng chúng bị loại bỏ, khổ bắt đầu tới từ cái gì đó khác - nhưng nó không bao giờ thực sự chấm dứt. Chung cuộc, họ đã khám phá ra rằng sướng hay khổ chẳng liên quan trực tiếp gì tới mọi sự vật: sự vật vận hành chỉ như cái cớ, cái móc, cho sướng hay khổ. Khi chúng ta đi vào nhà, chúng ta treo áo khoác lên móc, hay nếu không có móc thì treo lên cái gì đó khác, treo lên cửa ra vào hay cửa sổ. Nhưng bạn sẽ phải treo áo khoác lên đâu đó chỗ này chỗ nọ, cái móc không phải là điều bản chất. Đây là lí do tại sao ngay cả khi bạn bẻ cái móc đi hay làm cho nó thành to hơn, vẫn chẳng có gì khác biệt - áo khoác vẫn sẽ được treo bằng cách nào đó.
Trí huệ Ấn Độ đã tìm thấy rằng những thứ vật chất đều chỉ là những cái móc, và chính tâm trí, cái treo lên những cái móc này như áo khoác, cái đó mới quan trọng. Cho nên nếu tâm trí mà khổ, nó sẽ trở thành khổ trên bất kì cái móc nào; nếu tâm trí là tâm trí sướng, nó sẽ trở nên sướng với bất kì cái móc nào. Tâm trí an bình sẽ vẫn còn an bình trên bất kì cái móc nào, tâm trí bất ổn sẽ vẫn còn bất ổn trên bất kì cái móc nào. Do đó, vấn đề không phải là thay đổi cái móc, vấn đề là biến đổi tâm trí - cho nên họ bắt đầu làm việc trên tâm trí. Và kết luận mà họ đã đi tới từ nghiên cứu của mình về tâm trí đã làm lộ ra rằng pranava, om, là nguyên tử của tâm trí.
Nguyên tử này của tâm trí cũng có thể bị nổ không? Nếu nó có thể bị nổ, thế thì nguyên tử này cũng sẽ làm thoát ra năng lượng vô cùng mạnh. Nguyên tử này có thể bị nổ không?
Khoa học về thiền, yoga, nói có, nó có thể bị nổ. Nếu phản ứng hạt nhân xảy ra, nếu nó biến mất, thế thì năng lượng sẽ được thoát ra giống như lửa được sinh ra từ bên trong. Và lửa đó sẽ đốt cháy nhân cách thành tro - bản ngã, hành động quá khứ, tội lỗi, đức hạnh, tất cả mọi thứ mà người này đã làm, tất cả quá khứ của người đó. Chính ngọn lửa này sẽ đốt cháy toàn thể tải trọng của người đó, toàn thể gánh nặng của người đó thành tro.
Bây giờ chúng ta vào lời kinh này:
Người trí huệ làm lương tâm thành arani cơ sở, gỗ được dùng để tạo ra lửa, và làm om thành arani trên chóp. Việc thực hành tạo cọ sát bằng việc đánh bóng tri thức giữa om-arani và lương tâm-arani, nhen nhóm lên ngọn lửa của việc biết. Ngọn lửa này đốt cháy tất cả mọi tù túng, làm cho người ta tự do.
Có lẽ bạn có thể đã thấy arani, gỗ bắt lửa. Chỉ bằng việc cọ sát hai mẩu gỗ này với nhau theo đúng cách, ngọn lửa được tạo ra. Vào thời cổ đại, khi Upanishad này được viết, đây là cách duy nhất làm ra lửa. Hoặc họ cọ đá lửa với nhau, một loại đá, hoặc họ cọ arani với nhau, một loại gỗ đặc biệt - và lửa được tạo ra.
Đây chỉ là biểu tượng. Trong biểu tượng này, hiền nhân này đã gọi lương tâm là arani cơ sở và om là arani trên đỉnh, và lửa được tạo ra bằng việc cọ sát hai điều này với nhau sẽ đốt cháy toàn thể quá khứ của người ta, mọi hành động của người ta, mọi dốt nát của người ta, thành tro. Người đó sẽ trở nên tự do, được giải thoát.
Cho nên om là một trong các arani. Tôi sẽ nói cho các bạn về việc tụng om bên trong, nhưng điều đầu tiên là tìm kiếm lương tâm thực, bởi vì không lửa nào có thể được tạo ra trong cái gọi là lương tâm giả của bạn; không cái gì có thể được tạo ra trong nó. Nó không thể trở thành arani được. Đây là lí do tại sao tôi đã nói với bạn nhiều thế về lương tâm. Trước hết, người ta nên tìm kiếm lương tâm, thế rồi tìm âm thanh bên trong của om.
Bạn có thể tụng om theo ba cách. Một cách là nói to, bằng giọng của bạn: đó là tụng bên ngoài. Thế rồi bạn có thể ngậm miệng và thậm chí không dùng lưỡi, vẫn tụng chỉ trong tâm trí: đây là tụng ở mức thứ hai, sâu hơn; nó là ở giữa. Thế rồi có việc tụng thứ ba, bên trong nhất: khi chúng ta không dùng mồm không dùng họng không dùng tâm trí, và âm thanh vô âm của om liên tục vang vọng mãi. Khi loại tụng thứ ba này trở thành có thể, thế thì trạng thái nguyên tử tối thượng của om đã trở thành sẵn có. Khi chúng ta có lương tâm như arani cơ sở, và trạng thái nguyên tử tối thượng này của om là như arani trên chóp, thế thì lửa được tạo ra từ việc cọ sát giữa hai điều này được gọi là lửa của việc biết.
Đầu tiên, người ta phải thực hành om bằng việc tụng to, bằng việc tụng nó qua giọng nói của bạn. Thế rồi bạn ngậm miệng lại và tụng om một cách im lặng, bên trong tâm trí. Điều đó tất cả phụ thuộc vào sự mãnh liệt của bạn, từng người sẽ cần bao nhiêu thời gian. Nếu việc cọ sát là mạnh mẽ, mức độ thứ ba sẽ xảy ra chóng hơn. Chiều sâu của bạn, khao khát của bạn, sẽ làm cho nó xảy ra nhanh chóng hơn.
Khi việc tụng im lặng đã trở thành tự nhiên tới mức nó liên tục diễn ra chẳng thành vấn đề bạn đang làm gì, nó thậm chí còn liên tục khi bạn đã quên mất nó, thế thì mức độ thứ ba xảy ra. Bạn đang bước đi và việc tụng im lặng tiếp tục, bạn đang làm việc nào đó và nó liên tục, bạn đang ăn thức ăn và nó liên tục. Dần dần bạn sẽ đi tới trạng thái ngay cả khi bạn nói, nó sẽ liên tục bên trong bạn. Nó trở thành tự phát, và nó liên tục ngay cả khi bạn ngủ. Khi bạn dậy vào buổi sáng, điều đầu tiên bạn sẽ kinh nghiệm là âm thanh im lặng này, cái đã cùng với bạn trong cả đêm.
Khi Swami Ramateertha trở về từ Mĩ, Sardar Poorna Singh đã đi cùng anh ấy tới Himalayas. Họ ngủ trong cùng một phòng và một đêm, ngay giữa đêm, Poorna Singh bị đánh thức dậy bởi việc tụng Rama Rama trong phòng. Anh ấy phân vân: “Ramateertha vẫn thức và tụng Rama Rama sao?” Anh ấy lại gần hơn, nhưng Ramateertha đang ngủ. Thực tế, anh ấy ngáy, điều này có nghĩa là anh ấy đang trong giấc ngủ say - nhưng việc tụng Rama Rama vẫn có đó. Anh ấy nghĩ, “Có ai đó khác trong nhà tạo ra âm thanh này sao?”
Sợ hãi, anh ta đi ra khỏi nhà và soi khắp xung quanh bằng bó đuốc, nhưng ra xa tới mức anh ấy có thể thấy được thì chẳng có ai ở hiên hay gần đó cả. Nhưng khi anh ấy bước ra hiên, anh ấy nhận ra rằng âm thanh này đã trở nên yếu đi và khi anh ấy quay lại trong nhà nó lại to lên. Điều đó làm cho anh ấy thấy rõ rằng âm thanh này là ở trong nhà, nhưng chỉ có mỗi một phòng. Anh ấy nhìn dưới hai gầm giường để xem có ai ở đó không.
Trong khi anh ấy nhìn xuống dưới giường của Ramateertha, âm thanh này thậm chí còn trở nên to hơn. Thế là anh ấy ghé tai gần tim Ramateertha và thấy rằng âm thanh này phát ra từ đó. Thế rồi anh ấy ghé tai gần chân của Ramateertha và thấy rằng âm thanh này cũng phát ra từ đó; anh ấy ghé tai gần tay anh ta và thấy rằng âm thanh này thậm chí cũng tới từ đó. Nó nảy sinh từ toàn thân của Ramateertha! Anh ấy thậm chí trở nên sợ hãi hơn. Anh ấy lay Ramateertha, đánh thức anh ta dậy và hỏi anh ta, “Ông ơi, cái gì diễn ra thế?”
Ramateertha nói, “Có gì mà phải hoảng hốt hay sợ hãi? Nó đã xảy ra như thế này từ lâu rồi. Bản thân tôi cũng bị hoảng sợ và tự hỏi liệu nó tới từ ai đó khác không, nhưng bây giờ nó đã trở thành tự phát. Nó liên tục tự nó diễn ra, liên tục bên trong tôi. Ông phải im lặng chút ít để có khả năng nghe thấy nó. Nhưng bây giờ, thảnh thơi và về đi ngủ đi.”
Chỉ khi bạn đã đi tới trạng thái như vậy thì khả năng thứ ba mới mở ra. Thế thì sẽ không có nhu cầu làm nó. Thế thì tâm trí cũng có thể bị gạt sang bên: “Mình sẽ không làm nó từ bên trong mình. Mình sẽ ngồi im lặng và về phần mình, mình sẽ không làm gì cả, dù với mồm hay với tâm trí hay với ý chí.” Bỗng nhiên, bạn sẽ thấy rằng việc tụng đã xảy ra: “Mình đơn giản nghe nó.” Khi bạn đã trở nên chỉ là người nghe bên trong bản thân mình và không là người làm, chỉ thế thì trạng thái nguyên tử, tối thượng của om mới được đạt tới.
Thế thì, om trở thành arani. Thế thì, việc bùng nổ của om trong cọ sát với arani cơ sở của lương tâm sẽ thiêu đốt đi tất cả những cái giả trong bạn. Sau điều này, bạn sẽ không bao giờ là cùng người như bạn đã là trước đây. Bạn sẽ trở thành người khác. Đó là lần sinh thành thứ hai, con người cũ đã biến mất. Con người mới này chẳng liên quan gì tới con người cũ cả, nó là sự gián đoạn với con người cũ. Con người cũ đã mất đi, đây là con người mới.
Chừng nào ngọn lửa bên trong này còn chưa được thắp lên, con người sẽ không trở nên tự do khỏi tù túng của thế giới.
Điều cuối cùng: sự tồn tại đã đặt chìa khoá vào bên trong bạn. Bất kì khi nào bạn chọn dùng nó, nó sẽ giải phóng bạn. Nếu bạn không dùng nó, chỉ bạn chịu trách nhiệm.
Đủ cho hôm nay.
Trích từ quyển 'Chuyến bay một mình tới một mình' - Osho

0 Đánh giá

Ads Belove Post